Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm hiv để tự lập và tự tin hòa nhập cộng đồng (điểm cứu tại mái ấm mai tâm, số 23 đường 15, phường hiệp bình chánh, quận thủ đức, thành phố hồ chí minh) c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌ
ỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG
NG ĐẠI
Đ HỌC KHOA HỌC XÃ HỘII VÀ NHÂN VĂN
KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI

CƠNG TRÌNH NGHIÊN C
CỨU KHOA HỌC
C SINH VIÊN C
CẤP
TRƯỜNG NĂM 2014

Tên cơng trình:

NHU CẦU
U GIÁO DỤC
D
KỸ NĂNG SỐNG
NG CHO CÁC EM NHI
NHIỄM
HIV ĐỂ TỰ LẬP
L
VÀ TỰ TIN HÒA NHẬP CỘNG
NG Đ
ĐỒNG
(Điểm cứu tại mái ấm
m Mai Tâm, số
s 23 đường 15, phường Hiệpp Bình Chánh,

quận


qu Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh)

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Trần Thị Mỹ
ỹ Duyên

Lớp K5

Khóa học:
c: 2011 - 2015

Thành viên: Lê Thị Ngọ
ọc Huyền

Lớp K5

Khóa học:
c: 2011 - 2015

Lớp K5

Khóa học:
c: 2011 – 2015

Vũ Thị Liệu
u

Người hướng dẫn: Ts. Cao Thị
Th Huyền Nga – Khoa Cơng Tác Xã Hộội


Thành ph
phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2014


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................ 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước ...................................... 2
2.1. Trên thế giới ....................................................................................................... 2
2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................................ 2
3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài .................................................... 4
3.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 4
3.2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 6

3.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 6
3.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 6
3.3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................ 6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................. 7
4.1. Cơ sở lý luận....................................................................................................... 7
4.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow ......................................................................... 7
4.1.2. Thuyết hành vi.............................................................................................. 8
4.1.3. Thuyết nhận thức .......................................................................................... 8
4.1.4. Thuyết xã hội hóa ......................................................................................... 9
4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 10
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ................................................................. 10
4.2.2. Phương pháp định lượng............................................................................. 10
4.2.3. Phương pháp định tính................................................................................ 10
4.2.4. Phương pháp quan sát ................................................................................. 11

4.2.5. Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................... 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài.............................................. 11
5.1. Đối tượng của đề tài .......................................................................................... 11
5.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 11
5.3. Giới hạn của đề tài ............................................................................................ 11
6. Đóng góp mới của đề tài.......................................................................................... 12
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ..................................................................................... 12
7.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................. 12
7.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 12
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 13


9. Kết cấu của đề tài .................................................................................................... 13
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................. 14
1.1. Các khái niệm ................................................................................................... 14
1.1.1. Kỹ năng ...................................................................................................... 14
1.1.2. Nhu cầu ...................................................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm HIV ........................................................................................... 14
1.1.4. K ỹ năng sống............................................................................................. 14
1.1.5. Phân loại kỹ năng sống ............................................................................... 16
1.1.6. Đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên ............................................................... 16
1.1.7. Đặc điểm tâm lý trẻ HIV............................................................................. 17
1.1.8. Giáo dục kỹ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống ............. 18
1.2. Tổng quan cơ sở ............................................................................................... 19
1.2.1. Lịch sử hình thành ...................................................................................... 19
1.2.3. Cơ cấu, cơ sở vật chất trang thiết bị ............................................................ 20
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................... 22
2.1. Qui mô mẫu ...................................................................................................... 22
2.2. Xác định những vấn đề thường gặp của các em tại mái ấm ................................ 23

2.3. Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV tại mái ấm........ 26
2.4. Đánh giá sự hiểu biết của các em tại mái ấm về kỹ năng sống ........................... 31
2.5. Nhu cầu trang bị kỹ năng sống của các em tại mái ấm Mai Tâm........................ 34
2.6. Mơ hình thực nghiệm ........................................................................................ 40
2.6.1. Thử nghệm về kỹ năng giải quyết vấn đề ................................................... 41
2.6.2. Thử nghiệm về kỹ năng suy nghĩ sáng tạo ................................................. 43
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 46
KIẾN NGHỊ ................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 52
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
A. DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ độ tuổi và số lượng các em trong mẫu nghiên cứu

TRANG
22

Bảng 2: Những vấn đề thường gặp trong cuộc sống và học tập của các em
tại mái ấm

24

Bảng 3: Hiểu biết về kỹ năng sống của các em tại mái ấm

33

B. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu nghiên cứu


22

Biểu đồ 2: Vấn đề khó khăn trong giao tiếp của các em tại mái ấm

23

Biểu đồ 3: Cách giải quyết những vấn đề của các em tại mái ấm

25

Biểu đồ 4: Mức độ tổ chức các buổi sinh hoạt, tập huấn tại mái ấm

27

Biểu đồ 5: Tỷ lệ tham gia các buổi sinh hoạt ở trường của các em

30

Biểu đồ 6: Thể hiện cảm nhận của các em qua các buổi sinh hoạt tại trường học 31

Biểu đồ 7: Việc sử dụng thời gian sau buổi học của các em tại mái ấm

32

Biểu đồ 8: Ý kiến của trẻ em về việc giáo dục kỹ năng sống

35

Biểu đồ 9: Đánh giá về mong muốn trang bị các loại kỹ năng sống của

các em ở mái ấm

37

Biểu đồ 10: Đánh giá mong muốn phương pháp dạy kỹ năng sống của
các em ở mái ấm

39


TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Cơng trình nghiên cứu của chúng tôi bao gồm các nội dung như sau:
Phần mở đầu, nhóm chúng tơi nghiên cứu nhìn nhận vấn đề theo hướng phát triển kinh
tế - xã hội, đặc biệt là sự phát triển và chú trọng đầu tư vào ngành giáo dục. Giáo dục là quốc
sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Đào tạo và trang bị các kiến thức, kỹ năng cho thế hệ tương
lai là trách nhiệm chung của xã hội. Ngày nay, giáo dục ngày càng chú trọng hơn yếu tố thực
tế, thực hành với những trải nghiệm cho học viên. Nhu cầu về việc trang bị các kỹ năng sống
ngày một cao trong giới trẻ.
Đặc biệt là đối với trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn thì lại càng quan trọng và cần thiết. Đó
là lý do nhóm chúng tơi quyết định thực hiện đề tài. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đưa ra
mục tiêu tổng quát là “Tìm hiểu nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV tại
mái ấm Mai Tâm”. Từ đó, đánh giá vai trị của gia
đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em để làm cơ sở đưa ra
những khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em
để tự lập hòa nhập cộng đồng”. Với bốn mục tiêu cụ thể là : Tìm hiểu về thực trạng giáo dục
kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV tại mái ấm Mai Tâm; Đánh giá mức độ hiểu biết của các
em về các kỹ năng sống; Tìm hiểu nhu cầu học kỹ năng sống của các em nhiễm HIV tại mái
ấm; Tìm hiểu các kỹ năng sống mà các em mong muốn được học và trang bị để có thể hỗ trợ
và giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống. Dựa trên cơ sở lý luận gồm (thuyết nhu cầu
Maslow, thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết xã hội hóa). Và các phương pháp nghiên cứu

chính: nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phương pháp định lượng (phát 40 bảng hỏi), phương pháp
phỏng vấn sâu (phỏng vấn 6 em và giám đốc mái ấm), phương pháp xử lý số liệu để làm rõ
vấn đề. Điểm cứu của đề tài là tại mái ấm Mai Tâm số 23

đường 15, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí
Minh. Phần nội dung bao gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu gồm hai phần. Phần một là các
khái niệm (kỹ năng, nhu cầu...), phần hai là tổng quan cơ sở.
- Chương 2: Kết quả nghiên cứu. Trong chương này nhóm chúng tơi sử dụng các phương
pháp để xử lí kết quả từ bảng hỏi và rút ra kết luận từ kết quả thu thập
về thực trạng cũng như nhu cầu giáo dục kỹ năng sống của các em tại mái ấm Mai


Tâm. Đồng thời nhóm chúng tơi cũng tiến hành làm mơ hình thực nghiệm với hai kỹ năng
sống là kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng suy nghĩ sáng tạo. Qua các hoạt động thực
nghiệm chúng tôi cung cấp các kiến thức cơ bản về các cách giải quyết những vấn đề
thường gặp, khuyến khích sự tư duy sáng tạo trong các em.

Sau khi phân tích, đánh giá nhóm chúng tơi rút ra kết luận và đưa ra một số kiến
nghị tới mái ấm, nhà trường, các ban ngành có trách nhiệm và quan tâm tới việc giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nhân loại đang từng bước chinh phục các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật để tạo ra
những sản phẩm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Thế nhưng đời sống của con
ngày càng được nâng cao thì các vấn đề xã hội lại tăng nhanh chóng. Đặc biệt là ở các thế hệ
trẻ như sống cuộc sống không mơ ước, thỏa mãn các dục vọng, gia tăng các tệ nạn xã hội…

Từ những vấn đề ấy khiến cho con người phải nhìn lại các giá trị của cuộc sống, về vai trò của
đạo đức trong việc định hướng phát triển nhân cách con người trong hoàn cảnh hiện tại. Điều
đó đặt ra nhu cầu bức thiết cho việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ ngày nay.

Ở nước ta có rất nhiều thanh niên đã nhiễm phải căn bệnh HIV, họ đã cho ra đời
những đứa trẻ cũng mang căn bệnh thế kỉ rồi vì nhiều lý do khác nhau họ đã vứt bỏ con
của mình ở một nơi nào đó, những đứa trẻ này được các trung tâm bảo trợ xã hội, mái ấm,
nhà mở… nhận ni, các em đã gặp phải mn vàn khó khăn trong cuộc sống của mình,
để có thể tự tin hịa nhập vào cuộc sống như người bình thường thì các em rất cần được
giáo dục kỹ năng sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng hai thập niên
nay, song đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Tuy
nhiên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ HIV để tự tin hòa nhập vào cuộc sống lại là một đề
tài còn khá mới mẻ và hiệu quả của công tác giáo dục kỹ năng sống cho đối tượng đặc biệt
còn chưa đạt được hiệu quả cao.

Cuộc sống ln có nhiều mối nguy hiểm mà chúng ta khơng thể ngờ trước
được, những khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta phải biết cách đương đầu và vượt qua. Việc
trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng là điều cần thiết của mỗi người, nhất là đối với các em
nhiễm HIV, các em rất cần được học và trang bị các kiến thức và kỹ năng sống để có thể tự lập và
tự tin hòa nhập vào cộng đồng. Khi được trang bị tốt các kỹ năng sống thì các em có thể nhận thức
được bản thân, kiểm soát được hành vi cùa mình, sự kiềm chế về mặt cảm xúc, có thêm cơ hội tư
duy sáng tạo… để các em có thể đương đầu và giải quyết các tình huống khác nhau, từ đó các em
có được niềm vui trong cuộc sống, từng bước trở thành một thành viên trong xã hội. Đó chính là
lý do mà nhóm chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhu cầu giáo dục kỹ
1


năng sống cho các em nhiễm HIV để tự lập và tự tin hòa nhập vào cộng đồng”,
điểm cứu tại mái ấm Mai Tâm, số 23 đường 15, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ


Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
2.1. Trên thế giới
Hiện nay, đề tài “ Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” đang trở thành một đề tài nóng
của xã hội. Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho việc giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ và
đâu là biện pháp giáo dục tốt nhất khi mà cịn có q nhiều cản trở cho việc giáo dục các
em. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những điều kiện tiên quyết để giúp trẻ có
thể sống tự lập, tự tin hơn trong việc giao tiếp và tự ý thức bản thân, hành vi của mình, các
em có thể xử lý các được các tình huống bất ngờ trong chính cuộc sống hằng ngày của các
trẻ.

Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã trở
thành mối quan tâm hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng Liên
Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục của Liên Hiệp Quốc
(UNESCO) với các đối tượng khác nhau nhằm trang bị những kỹ năng sống giúp đối
phó với những vấn đề trong cuộc sống như sức khỏe, bảo vệ môi trường, phòng chống
HIV/AIDS,…
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia – BCA) và Phòng
thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry – ACCI) với
sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education, Science and
Training – DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National Training Authority
– ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm 2002). Cuốn sách cho
thấy các kỹ năng và kiến thức mà người sử dụng lao động yêu cầu bắt buộc phải có. Đó là các kỹ
năng cần thiết khơng chỉ để có được việc làm mà còn để tiến bộ trong tổ chức thông qua việc phát
huy tiềm năng cá nhân và đóng góp vào định hướng chiến lược của tổ chức.

2.2. Ở Việt Nam
Việc giáo dục trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của nước ta. Vì thế, có

nhiều quyển sách, cơng trình nghiên cứu liên quan đến kỹ năng sống là cơ sở quan
trọng để tìm hiểu vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2


5

Cuốn sách “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên” (2006) của tác giả Nguyễn Thị Oanh
đề cập đến việc trang bị các kỹ năng sống từ nhà trường. Cuốn sách đem lại một số thông tin cơ
bản để bạn đọc, nhất là các nhà giáo dục có cách tiếp cận thống nhất về mặt nội dung, đặc biệt là
phương pháp giáo dục kỹ năng sống. Cuốn sách
“Dạy con kỹ năng sống” của Liêm Trinh (2007) đề cập đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con
trẻ trong gia đình. Cuốn sách là cẩm nang cần thiết dành cho các bậc cha mẹ trong việc nhận ra
các trục trặc tâm lý của trẻ, nghệ thuật dạy con cách sống tự chủ,

độc lập, thận trọng, dạy con biết cảm thông, chia sẻ và sống tử tế, đối phó với những

ảnh hưởng xấu từ bạn bè.
Tác giả Huỳnh Văn Sơn với cuốn “Bạn trẻ và kỹ năng sống” (2009) mang đến
cho độc giả, đặc biệt là các bạn trẻ những hành trang cần thiết để bước vào đời. Những
hành trang ấy là những tri thức, kinh nghiệm sống không thể thiếu, các kỹ năng sống
cần thiết như kỹ năng tự đánh giá mình và tự tin để đối diện với khủng hoảng, kỹ năng
phát huy nội lực cá nhân, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng lắng nghe để thành công…
Cuốn sách là tài liệu tham khảo thú vị trong hướng tiếp cận kỹ năng sống cho bạn trẻ
ngày nay.
Bên cạnh đó cịn có một số đề tài nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Năm 2010, Nguyễn Kim Châu Hương đã tiến hành đề tài “Nhu cầu hình
thành kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thơng tại Biên Hịa – Đồng Nai”.

Đề tài đã tìm hiểu khá rõ nhu cầu cấp thiết của việc hình thành kỹ năng sống cho học

sinh trung học phổ thông. Tuy mục đích của bài nghiên cứu chỉ tập trung vào nhu cầu
hình thành kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông nhưng kết quả của bài
nghiên cứu cũng giúp ích cho chúng tơi rất nhiều nhờ việc kế thừa những thành quả
nghiên cứu của đề tài này.
Tất cả những cuốn sách và các đề tài trên đều đề cập đến việc giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ trong hai mơi trường chính là gia đình và nhà trường, song chưa nhấn
mạnh đặc biệt đến các em có hồn cảnh khó khăn cũng như mức độ ảnh hưởng của
giáo dục kỹ năng sống khi các em hòa nhập cộng đồng. Điều đó cho thấy xã hội chúng
ta chưa thật sự quan tâm và đảm bảo quyền “con người” đối với các đối tượng có hồn
cảnh đặc biệt, nhất là các trẻ em nhiễm HIV. Có thể, có một số người trong xã hội nghĩ
rằng một khi đã nhiễm căn bệnh thế kỷ thì sẽ khơng sống được bao lâu, nên việc giáo
3


dục cho trẻ nhiễm HIV các kỹ năng sống là không cần thiết? Đây là một suy nghĩ sai
lầm, trẻ nhiễm HIV cũng cần được trang bị các kỹ năng sống để giúp các em có thể tự
tin và tự lập hơn trong cộng đồng. Bài báo “Mơ hình Giáo dục trẻ bị nhiễm hoặc bị
1

ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” có nhấn mạnh về vấn đề giáo dục cho trẻ bị nhiễm hoặc
bị ảnh hưởng HIV/AIDS là rất quan trọng. Giáo dục sẽ giúp trang bị cho các em kiến
thức để các em có kinh nghiệm thơng qua các hoạt động thực tiễn, chính điều đó sẽ
giúp xã hội giảm bớt đi tệ nạn xã hội - một trong những vấn nạn mà toàn thế giới đang
phải đương đầu.
Giáo dục kỹ năng sống cho các em đóng vai trị quan trọng trong việc đào tạo các thế hệ
tương lai, đặc biệt là các em có hồn cảnh khó khăn, nhất là các trẻ nhiễm

HIV để các em khơng chỉ có được những kỹ năng cần thiết để ứng phó với những
nguy cơ của bệnh tật, của kì thị... mà cịn là hành trang để bước vào tương lai và cùng
hòa nhập vào cộng đồng.


3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển của kĩ thuật công nghệ trong thời gian qua đã làm cho nền kinh tế
nhân loại có những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt là các vùng đơ thị của từng nước.
Chính sự phát triển và hội nhập nhanh chóng đó đã thu hút một số lượng lớn người dân
nhập cư vào các thành phố lớn. Đặc biệt, sự xói mịn nghiêm trọng các giá trị đạo đức,
cuộc sống không ước mơ, lý tưởng của một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên... kéo
theo bao tệ nạn xã hội như mại dâm, hút chích, ma túy, HIV/ADIS. Căn bệnh thế kỷ
trở thành nỗi kinh hoàng cho toàn nhân loại nói chung và nó mang theo nhiều hệ lụy
khác nhau đối với từng khu vực và từng quốc gia nói riêng. Hậu quả của nó gây ra
được thể hiện ngay trên những thế hệ tương lai của chúng ta, sự lây nhiễm HIV/ADIS
từ mẹ sang con đã và đang trở thành một nỗi lo cho toàn xã hội. Ở Việt Nam, số lượng
người bị nhiễm HIV ngày một tăng, trong đó có cả các trẻ em. Các em cịn nhỏ khơng
đủ sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật và khơng đủ khả năng để ứng phó với
những khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, việc trang bị những kĩ năng sống là nhu cầu
vô cùng cần thiết, nhằm mục đích giúp cho các em có đầy đủ kỹ năng để tự tin hòa
4


nhập cộng đồng, và tự lập để ứng phó với những nguy cơ trong cuộc sống.
1

/>
Một trong những mục tiêu quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước bền
vững là phải phát triển về con người. Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu
con người được giáo dục, học tập và trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng sống thì sẽ
giảm đi các tệ nạn trong xã hội, đất nước đó sẽ phát triển và tiến bộ. Nước ta đang từng
bước nâng cao và hoàn thiện hơn hệ thống giáo dục của cả nước. Bên cạnh việc cung
cấp cho thế hệ trẻ các kiến thức về mặt lý thuyết thì Nhà nước cũng đề cao việc trang

bị cho các em những kỹ năng sống. Vì nếu khơng có thực hành, khơng có những kỹ
năng sống thì các em khó mà ứng xử trong các tình huống bất ngờ. Thực tế cho thấy
việc ứng dụng các lý thuyết vào cuộc sống là một điều rất khó, đa phần các em không
thể ứng dụng được kiến thức lý thuyết vào trong thực tế cuộc sống. Đó chính là một
trong những nguyên nhân mà các em dễ sa vào các tệ nạn xã hội. Do đó địi hỏi chúng
ta phải giáo dục cho trẻ các kiến thức, các kỹ năng sống để các em có thể ý thức và
sống tốt hơn.
Đối với đất nước chúng ta, việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ em vẫn còn khá
mới mẻ. Hiện nay nhiều trung tâm, cơ sở xã hội, lớp học tình thương được thành lập
để ni dưỡng, giáo dục cho các em mồ côi và trẻ em nhiễm HIV. Tại đây, họ đã tổ
chức dạy kĩ năng sống, trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản nhất định. Ngồi
ra, các tình nguyện viên, sinh viên thực tập cũng thường xuyên tổ chức các buổi tập
huấn kĩ năng sống cho các em ở cơ sở xã hội. Nhưng thực chất kĩ năng sống là gì?
Việc dạy kĩ năng sống như thế nào, hình thức dạy như thế nào để đạt được hiệu quả
cao hình như vẫn còn mơ hồ. Việc dạy là một chuyện nhưng việc học, tiếp thu và áp
dụng vào thực tế cuộc sống sinh hoạt của các em lại một chuyện khác và gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là khơng được kiểm tra và áp dụng thường xuyên.
Trong xã hội, có nhiều nguy cơ, rủi ro ảnh hưởng tới các em và đòi hỏi các em
phải biết cách để ứng phó, giải quyết và bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cũng như tránh
sự lây lan cho người khác... Trên thực tế, một số em đã khơng biết chăm sóc bản thân
như khơng ăn, uống thuốc đầy đủ và khơng biết cách phịng tránh cho người khác...
5


Điều đó chứng tỏ, các em cịn thiếu q nhiều kĩ năng, hay việc học các kĩ năng khơng
có hiệu quả. Do đó, chúng ta cần phải trang bị những kĩ năng sống cho các em. Ngoài
ra, sự phổ biến các loại sách, tạp chí, internet... có thể giúp các em tiếp cận với những
kiến thức tốt. Xuất phát từ tình hình thực tiễn và mong muốn nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục kỹ năng sống cho các em, nhóm chúng tơi đã tìm hiểu và thực hiện đề tài:
“Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV để tự lập và tự tin hòa

nhập cộng đồng” với mong muốn tìm hiểu nhu cầu của các em về vấn đề trang bị kỹ
năng sống cũng như thực trạng dạy và học kĩ năng sống ở mái ấm Mai Tâm. Thơng
qua nghiên cứu này, nhóm cũng muốn đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao khả
năng dạy và học kĩ năng sống cho các em tại mái ấm Mai Tâm.
3.2.

Mục tiêu nghiên cứu
3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Thông qua bài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm hiểu nhu cầu giáo dục kỹ

năng sống cho các em nhiễm HIV tại mái ấm Mai Tâm. Từ đó, đánh giá vai trị của gia
đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục kỹ năng sống cho các em để làm cơ sở đưa ra
những khuyến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho các
em để tự lập hòa nhập cộng đồng.

3.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu về thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV tại mái

ấm Mai Tâm.
Đánh giá mức độ hiểu biết của các em về các kỹ năng sống.
Tìm hiểu nhu cầu học kỹ năng sống của các em nhiễm HIV tại mái ấm.
Tìm hiểu các kỹ năng sống mà các em mong muốn được học và trang bị để có
thể hỗ trợ và giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài

Tìm hiểu và làm rõ vấn đề “Nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhiễm
HIV để tự lập và tự tin hòa nhập cộng đồng” thông qua việc khảo sát bằng bảng
hỏi, phỏng vấn sâu và quan sát các em tại mái ấm Mai Tâm. Từ đó đánh giá được
vai trị của việc giáo dục kỹ năng sống đối với các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt
6



khó khăn.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận

4.1.1. Thuyết nhu cầu của Maslow
Theo thuyết nhu cầu của Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia
thành các thang bậc khác nhau từ “đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ “cơ bản” của
nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên vừa là
một thực thể xã hội.
Theo Maslow nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ
bản (liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có thức ăn, nước
uống, được ngủ nghỉ…) và nhu cầu bậc cao (bao gồm nhiều nhân tố tinh thần sự
địi hỏi cơng bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá
nhân…).

Cấu trúc của tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó những nhu cầu con người được
liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình kim tự tháp.
Những nhu cầu căn bản ở phía đáy tháp phải được thỏa mãn trước khi nghĩ đến các nhu
cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thỏa mãn ngày càng mãnh liệt
khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.

Con người cá nhân chủ yếu hành động theo nhu cầu. Chính sự thỏa mãn nhu
cầu làm họ hài lòng và khuyến nghị hành động. Đồng thời việc tác động vào nhu cầu
cá nhân sẽ thay đổi được hành vi con người.
7


Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow để xem xét các nhu cầu của các em

HIV sống tại mái ấm Mai Tâm là gì? Ngồi nhu cầu về ăn uống, chăm sóc trẻ HIV cịn
có những nhu cầu được học gì khác? Các em mong muốn gì từ việc học của các buổi
học kĩ năng sống và phương pháp giáo dục kỹ năng sống ra sao? Để từ đó sẽ thay đổi
tích cực được hành vi của trẻ nơi đây bằng những hình thức phù hợp với tình hình của
mái ấm.
4.1.2. Thuyết hành vi
Lý thuyết hành vi của Pavlov, ông chỉ cho ta thấy rằng tất cả chúng ta đều được
điều kiện hóa để hành động theo một cách khác nếu chúng ta muốn có những thay đổi
hiệu quả.
Thuyết hành vi của Watson (1912), theo ơng thì tâm lí học hành vi khơng mơ
tả, khơng giảng giải các trạng thái ý thức, mà quan tâm đến hành vi tồn tại của người.
Mọi hành vi tạo ra đều được biểu đạt theo cơng thức kích thích – phản ứng (S - R), và
hành vi chỉ còn lại là các cử động bề ngồi, hồn tồn khơng liên quan gì với ý thức
được coi là cái bên trong.
Skinner là người xây dựng thuyết hành vi xã hội. Thuyết này xây dựng trên
nguyên tắc phản ứng, lấy các khái niệm củng cố, thích nghi, cân bằng với mơi trường
làm các khái niệm cơ bản.
Việc áp dụng thuyết này vào bài nghiên cứu sẽ cho chúng tôi thấy và biết được
sự thay đổi hành vi của các em trước và sau khi học các kĩ năng sống. Những bài học
kĩ năng sống có tác động đến hành vi tâm lý nhận thức của trẻ hay khơng? Từ đó điều
kiện hóa được hoạt động của trẻ để hình thành nên tính cách mong đợi ở các em.
4.1.3. Thuyết nhận thức
Thuyết nhận thức chủ trương mỗi cá nhân có một suy nghĩ và hiểu biết riêng về
sự vật, cách thu nhận và diễn giải các thơng tin, đánh giá các kinh nghiệm, các phán
đốn, và quyết định cách ứng xử.
Từ các khái niệm, Piaget gọi là “Cấu trúc nhận thức”. Cấu trúc nhận thức được
hình thành và phát triển bằng học hỏi qua kinh nghiệm sống của bản thân và qua sự
quan sát, học hỏi từ ngoại cảnh. Những kinh nghiệm mới phù hợp với cấu trúc nhận
thức được sát nhập vào nó; ngược lại, khi gặp những kinh nghiệm mới trái ngược thì
8



người ta sẽ chỉnh sửa lại cấu trúc nhận thức để chứa đựng được kinh nghiệm mới.
Beck (1995) mô tả mối quan hệ giữa niềm tin, cảm xúc, và ứng xử như sau: sự
vật diễn ra (A - activating event) dẫn đến tư tưởng hay niềm tin (B - belief); tư tưởng
hay niềm tin dẫn đến cảm xúc hay hành động (C - emsequences).
Thuyết nhận thức chủ trương khi cá nhân gặp khó khăn vì rơi vào một trong ba
trường hợp: khơng có nhận thức/cognitive deficit; nhận thức cứng nhắc/cognitive
rigidity: trắng đen, có khơng, đúng sai…; nhận thức lệch lạc/cognitive distortion: tức
là những tin tưởng sai, dựa trên một cấu trúc nhận thức tiêu cực.
Ứng phó nhận thức: Giúp cá nhân chuẩn bị sẵn một phương thức mới để ứng
phó với những hoàn cảnh tiêu cực.
Từ thuyết nhận thức chúng tơi thấy rằng các em ở mái ấm vì chưa được giáo
dục những kỹ năng cần thiết thế nên rất thường thấy những hành vi tiêu cực khi các em
bị rơi vào những vấn đề khó khăn của mình. Vì vậy trong bài nghiên cứu, nhóm áp
dụng thuyết nhận thức để thấy được sự khác nhau trong cách nhận thức về các vấn đề
của các em tại mái ấm Mai Tâm. Và cũng như tìm hiểu nhận thức của các em về việc
học kỹ năng sống, có cần thiết hay không cần thiết, nhu cầu của các em về việc học và
trang bị kỹ năng sống cũng như mong muốn của các em trong các phương pháp giảng
dạy là gì?
4.1.4. Thuyết xã hội hóa
GS. Bruce. J. Cohen đã khẳng định: “Xã hội hóa là q trình mà qua đó cá nhân
học hỏi được cách sống của xã hội và phát triển khả năng đóng vai trị xã hội vừa với
tư cách một cá thể vừa với tư cách là thành viên của nhóm”.
Xã hội hóa sẽ mang đến cho cá nhân các kỹ năng cần thiết mà xã hội đòi hỏi,
nhờ có kỹ năng đó mà cá nhân có đủ khả năng hịa nhập vào trong xã hội mà chính anh
ta đang sống và làm việc. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở 3 giai đoạn: giai đoạn gia
đình, giai đoạn nhà trường và giai đoạn mà người ta thực sự bước vào đời.
Q trình xã hội hóa cũng cần phải xem xét từ khía cạnh “tiểu sử cá nhân” của
một cá thể. Tiểu sử cá nhân đó khơng chỉ phụ thuộc vào mơi trường xã hội mà cịn phụ

thuộc vào lịch sử cuộc sống của bản thân cá nhân đó, cá nhân lớn lên như như thế nào?
Trải qua những biến cố nào trong cuộc đời? Do đó, xã hội hóa diễn ra với cá nhân khác

9


nhau là khác nhau. Có cá nhân xã hội hóa nhanh hơn, có cá nhân xã hội hóa chậm hơn,
đó là đo điều kiện, hoàn cảnh của mỗi cá nhân.
Từ cơ sở lý thuyết của xã hội hóa trên đây đã giúp cho việc phân tích và áp
dụng đề tài của nhóm, cụ thể việc dạy kỹ năng sống cho trẻ có HIV. Từ đó nhóm đi
đến phân tích và làm rõ vấn đề trẻ có HIV ở mái ấm Mai Tâm đã thích ứng như thế
nào trong hồn cảnh riêng của mình khi bước vào cuộc sống.
Q trình hịa nhập, q trình xã hội hóa của đối tượng trẻ ở đây cần được đặt
trong một bối cảnh rộng lớn là hồn cảnh bản thân, hồn cảnh gia đình, mơi trường
sống, những biến cố trong cuộc đời… Mỗi bối cảnh đều có những tác động riêng đến
việc hịa nhập vào cuộc sống. Ngược lại, những điều tiêu cực, những diễn biến xấu sẽ
là cản trở khơng nhỏ cho chính các em khi các em hòa nhập cộng đồng và thực tế, đây
cũng chính là khó khăn chung của đối tượng trẻ ở đây.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tơi dựa vào việc phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu, đề tài nghiên cứu và
thông tin từ các bài báo, sách, website... sẵn có để thu thập các dữ liệu, thông tin cùng với
việc áp dụng các lý thuyết nhu cầu, thuyết hành vi.... để phân tích và làm rõ hơn nhu cầu
học và được trang bị các kỹ năng sống của các em nhiễm HIV để các em có thể tự lập và
tự tin hòa nhập vào cộng đồng.

4.2.2. Phương pháp định lượng
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm thu thập thơng tin về nhu cầu học và

được trang bị kỹ năng sống của các em nhiễm HIV. Với phương pháp này, chúng tôi

sử dụng công cụ là bảng hỏi.
4.2.3. Phương pháp định tính
Nhằm mục đích khai thác sâu hơn nội dung nghiên cứu về nhu cầu và các yếu tố ảnh
hưởng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho các em tại mái ấm để tự lập và tự tin hòa nhập
cộng đồng, nhóm chúng tơi sẽ tiến hành phỏng vấn giám đốc mái ấm, đồng thời phỏng vấn
sâu 6 em để có được những thơng tin cụ thể về nhu cầu và thực trạng việc dạy, học kỹ năng
10


sống cho các em tại mái ấm Mai Tâm.

4.2.4. Phương pháp quan sát
Để đảm bảo tính khách quan, nhóm chúng tôi áp dụng phương pháp quan sát mà cụ thể là
các em, thông qua các biểu hiện, cách ứng xử và các hoạt động hằng ngày

để có thể được kết quả khách quan nhất trong bài nghiên cứu của nhóm.
4.2.5. Phương pháp xử lí số liệu
Đối với những thơng tin định tính: chúng tơi xử lý theo phương pháp phân tích
nội dung.
Đối với những thơng tin định lượng: chúng tơi tiến hành xử lý thủ công và sử
dụng công cụ hỗ trợ Excel.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài
5.1. Đối tượng của đề tài
Nhu cầu giáo dục kĩ năng sống cho các em nhiễm HIV để tự tin và tự lập hòa

nhập cộng đồng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ 9/2013 đến 3/2014
Địa điểm nghiên cứu: Mái ấm Mai Tâm, số 23 đường 15, phường Hiệp

Bình Chánh, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Giới hạn của đề tài
- Do đặc thù của mái ấm, các em với những mức độ nhận thức khác nhau
nên chúng tôi lựa chọn cách chọn mẫu xác suất kết hợp với phi xác suất. Bảng
hỏi sẽ được
phát đến các em theo từng độ tuổi mà khơng có sự lựa chọn tính tốn trước.
Độ tuổi phát bảng của các em tại mái ấm như sau:
11


Tuổi

10

11

12

13

14

15

16

17

18


19

Số

7

6

9

4

1

2

5

3

2

1

lượng

6. Đóng góp mới của đề tài
- Nghiên cứu của đề tài góp phần làm rõ nhu cầu giáo dục kỹ năng sống ở
nhóm trẻ có hồn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Kết quả của đề tài nghiên cứu có thể áp dụng cho các nhà mở, các cơ sở và

các trung tâm xã hội dành cho các đối tượng có hồn cảnh đặc biệt tương tự.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận và
thực tiễn về giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
để việc giáo dục kĩ năng sống cho các em đạt hiệu quả.
Đồng thời kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để các mái ấm, các trung
tâm xã hội, các nhà quản lí giáo dục, những người quan tâm tham khảo trong
việc đưa ra các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho đối tượng có hồn cảnh
đặc biệt khó khăn để có thể giúp họ tự tin hơn vào bản thân và tự tin hòa nhập
vào cộng đồng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua bài nghiên cứu này chúng tôi mong muốn nắm bắt được nhu cầu giáo dục kĩ
năng sống của các em tại mái ấm nói riêng cũng như các em có hồn cảnh

đặc biệt khó khăn nói chung, từ đó đưa ra những đề xuất để việc giáo dục kỹ năng
sống cho các em tại mái ấm Mai Tâm đạt hiệu quả.

12


8. Giả thuyết nghiên cứu
Các em nhiễm HIV còn thiếu hiểu biết về các kỹ năng sống.
Các chương trình về kỹ năng sống đã tác động không nhỏ đến việc hình thành
nhân cách, sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ có HIV tại mái ấm.
Các em nhiễm HIV mong muốn được học và trang bị các kiến thức về kỹ năng
sống từ mái ấm (gia đình), nhà trường và cộng đồng.

9. Kết cấu của đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.

Các khái niệm liên quan

1.2.

Tổng quan cơ sở

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.

Qui mô mẫu

2.2.

Xác định những vấn đề thường gặp của các em tại mái ấm

2.3.

Thực trạng việc giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV tại mái ấm Mai

Tâm
2.4.

Đánh giá sự hiểu biết của các em tại mái ấm về kỹ năng sống

2.5.


Nhu cầu được trang bị kỹ năng sống của các em tại mái ấm Mai Tâm

2.6.

Mơ hình thực nghiệm

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1. Các khái niệm
1.1.1. Kỹ năng
Kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay
một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết
quả mong đợi.2
1.1.2. Nhu cầu
Nhu cầu (Needs): là trạng thái thiếu hụt một điều gì đó cần được thỏa mãn. Đây
có thể là các yêu cầu thiết yếu (ăn, ở, mặc, đi lại, yêu thương…) hay các yêu cầu cao
cấp (giáo dục, thể thao, giải trí, làm đẹp, tự hồn thiện…)3
1.1.3. Khái niệm HIV
HIV (tiếng Anh: human immunodeficiency virus, có nghĩa virus suy giảm
miễn dịch ở người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có khả năng gây hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một


tình trạng làm hệ miễn dịch của con

người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện

cho những nhiễm trùng cơ hội và ung

thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người bị nhiễm.4
1.1.4. K ỹ năng sống
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều khái niệm về kỹ năng sống nhưng chưa có
một khái niệm nào thống nhất trên tồn thế giới. Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo
dục của liên hợp quốc (UNESCO) định nghĩa “kỹ năng sống là năng lực cá nhân để
thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra định nghĩa dựa trên lý thuyết học tập xã
hội của Bandura (1997) nó nhấn mạnh sự học tập qua q trình trải nghiệm, tích lũy
kinh nghiệm sống. Theo WHO định nghĩa “kỹ năng sống là những năng lực giao tiếp
14


2

3

4

/> />
/>
15


và đáp ứng những hành vi tích cực của cá nhân có thể giải quyết có hiệu quả những

yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày”.
Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì “kỹ năng sống là những
kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể
hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu
quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống”.

1.1.5. Phân loại kỹ năng sống
Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) thì kỹ năng sống được
phân thành 3 loại nhóm: kỹ năng xã hội, kỹ năng phát triển nhận thức, cuối cùng là kỹ
năng đối phó với cảm xúc và làm chủ bản thân.
Theo một số tài liệu của UNICEF thì kỹ năng sống được chia làm 2 loại: kỹ
năng cơ bản và kỹ năng nâng cao
Kỹ năng cơ bản gồm: kỹ năng ghi chép, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng đọc, kỹ
năng đọc nhanh, viết tốc ký, kỹ năng nói, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng trả lời, kỹ năng
viết, Kỹ năng ghi nhớ, kỹ năng nêu khái niệm, kỹ năng phân tích, kỹ năng tổng hợp,
kỹ năng sáng tạo, học quên, học thất bại.
Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dưới một dạng
thức mới hơn. Nó bao gồm: các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều,
phân tích…
Kỹ năng làm cha mẹ: Bảo vệ trẻ em, chăm sóc trẻ em, dinh dưỡng, đời sống gia

đình, đời sống online, giai đoạn mang thai, giáo dục trẻ em, kiến thức làm cha mẹ, tình
dục an tồn.
Kỹ năng khai thác thơng tin; Kỹ năng sáng tạo; Kỹ năng làm việc độc lập; Kỹ năng
trình bày; Kỹ năng quản lý thời gian; Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng nghề nghiệp…

1.1.6. Đặc điểm tâm lý trẻ vị thành niên
5

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành


niên.
Hoạt động chủ đạo: giao lưu trong hệ thống các hoạt động cơng ích. Đó là các
hoạt động: học tập mang tính chất nghề nghiệp, lao động, hoạt động xã hội, thể dục thể
thao… nhưng trong đó học tập vẫn đóng vai trị quan trọng.
16


5

/>
Tuổi vị thành niên có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích thử nghiệm, thích
khám phá năng lực bản thân, năng động, sáng tạo.
Trong quá trình hoạt động này tuổi vị thành niên lĩnh hội các kỹ xảo, giao lưu
trong những tình huống khác nhau. Bên trong hoạt động giao lưu này tuổi vị thành niên
học trở thành một công dân của xã hội, học định hướng nhân cách của những người đặc
biệt. Cũng trong giai đoạn này tuổi vị thành niên hình thành những hứng thú nghề nghiệp,
hình thành tư duy lý luận, có những dấu hiệu về năng lực nghiên cứu. Thế giới quan được
đặt nền móng như là động cơ. Học tập kế hoạch trong cuộc sống, hệ thống “cái tơi” được
hình thành.

Cấu tạo tâm lý mới:
-

Hình thành năng lực tự đánh giá.

-

Thái độ có tính phê phán những người xung quanh.


-

Khuynh hướng được làm người lớn và được tự lập.

-

Biết phục tùng các quy chế (chuẩn mực) của đời sống tập thể.

-

Thế giới quan, ước mơ, lý tưởng, hứng thú nghề nghiệp.

-

Năng lực tự ý thức: hình ảnh “cái tơi ”

1.1.7. Đặc điểm tâm lý trẻ HIV
Nếu được sống và điều trị hợp lý, trẻ em nhiễm HIV có thể sống và phát
triển bình thường như mọi trẻ khác. Tuy nhiên, trẻ phải chịu một số tác động
6

liên quan đến nhiễm HIV như:

- Gánh nặng trong tuân thủ uống thuốc và đến bệnh viện (hàng tháng).
- Phải chú ý và thực hành một số hành vi dự phịng an tồn trong sinh
hoạt và học tập.
- Có thể bị người khác xa lánh (do kỳ thị và phân biệt đối xử).
- Mất mát và buồn sầu (vì mất cha hoặc mẹ) do nhiễm HIV.
- Tác động của nhiễm HIV lên cơ thể, não và sự phát triển cả về thể chất,
trí tuệ…

- Các trẻ thường tự ti, mặc cảm đôi khi là hận những người làm lây HIV cho
mình.

17


6

ttps://www.google.com.vn/?gws_rd=cr&ei=Dl97Us7cMIPJiAfCgoHQCQ#q=dac+diem+tam+ly+cua+t re+hiv

- Các tác động của HIV lên trẻ có thể dẫn tới tình trạng trẻ phải chịu cảnh
mồ cơi nên phải lao động sớm, đời sống bấp bênh, tinh thần dễ bị tổn thương và có thể
làm gián đoạn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và khả năng hội nhập xã hội
của trẻ về sau.
Vì vậy nhu cầu về tình yêu thương, được chia sẻ, được tham gia, đồng hành và chăm
sóc về mặt tâm lý - xã hội của trẻ như đối với mọi trẻ đồng trang lứa khác là vô cùng thiết yếu
nhằm giúp trẻ có được sự cân bằng, ổn định về mặt tinh thần, vững vàng tự tin hơn trong cuộc
sống. Ngoài ra, nên giáo dục đầy đủ khi trẻ ở tuổi vị thành niên về sức khoẻ sinh sản, sức
khoẻ tình dục, cách đối phó với các áp lực từ cuộc sống… để trẻ có những định hướng tốt cho
cuộc sống của mình.

1.1.8. Giáo dục kỹ năng sống và sự cần thiết phải giáo dục kỹ năng sống
1.1.8.1.

Giáo dục kỹ năng sống là gì?
Giáo dục kỹ năng sống là mơn học trang bị những tri thức giúp người học

hình hành những kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với từng giai đoạn tồn tại và phát
triển của con người với môi trường sống.
Giáo dục kỹ năng sống là một quá trình với những hoạt động cụ thể nhằm tổ chức,

hướng dẫn để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức đã được học, được biết (các em
suy nghĩ, cảm thấy tin tưởng được) thành hành động thực tế một cách tích cực và mang
tính chất xây dựng. Giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV không phải là đưa ra
những lời giải đơn giản cho những câu hỏi đơn giản, mà giáo dục kỹ năng sống là việc
hướng đến làm thay đổi các hành vi của các em. Có nghĩa là, giáo dục cho các em có cách
sống tích cực trong xã hội, là xây dựng và thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích
cực, phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp
7

các em nhiễm HIV có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp.

Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho các em nhiễm HIV không dừng lại ở việc làm
thay đổi nhận thức cho các em bằng cách cung cấp thông tin, tri thức mà còn tập trung vào
mục tiêu xây dựng hoặc làm thay đổi hành vi của các em theo hướng tích

7

/>
18


trang-bi-ky-nng-song-cho-gii-tre-hien-nay&catid=49:k-nng-thc-hanh-xa-hi

cực, mang tính xây dựng đối với các vấn đề đặt ra trong cuộc sống mà buộc các em
phải đương đầu và giải quyết để vượt qua nó.
1.1.8.2.

Sự cần thiết của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ nhiễm HIV

Cuộc sống ln có nhiều mối nguy hiểm mà chúng ta khơng thể ngờ trước

được, những khó khăn và thách thức đòi hỏi chúng ta phải biết cách đương đầu và vượt
qua. Việc trang bị cho mình các kiến thức và kỹ năng là điều cần thiết của mỗi người.
Nhất là đối với các em nhiễm HIV, các em rất cần được học và trang bị các kiến thức, kỹ
năng sống để có thể tự lập, tự tin hịa nhập vào cộng đồng. Trang bị cho các em các kỹ
năng sống để các em có thể nhận thức được bản thân, kiểm sốt được hành vi cùa mình và
khả năng tư duy sáng tạo, sự kiềm chế về mặt cảm xúc… để các em có thể đương đầu và
giải quyết các tình huống bất ngờ trong cuộc sống, từ đó các em có được niềm vui, sống
lạc quan.

1.2. Tổng quan cơ sở
1.2.1. Lịch sử hình thành
Nhìn thấy hiện trạng trẻ em bị bỏ rơi ngày một tăng, đặc biệt trẻ bị nhiễm HIV bị bỏ rơi,
không nơi nương tựa đang chết dần chết mịn vì căn bệnh thế kỷ, một số bà mẹ nhiễm HIV đau
đớn không chỉ về thể xác mà còn suy sụp tinh thần do sự miệt thị, hất hủi của cộng đồng, người
thân, nên các linh mục Dịng Camelo đã thấu cảm và mong muốn có một cơ sở qui tụ những con
người khốn khổ ấy để giúp họ có một cuộc sống qn bình hơn. Sau một thời gian suy nghĩ, chạy
vạy tìm kiếm địa điểm và mãi

đến cuối tháng 5 đầu tháng 6 năm 2005, mái ấm Mai Tâm được thành lập, từ một
nhóm nhỏ gồm 2 nhân viên, 3 bé và 3 mẹ tại 27/84/19 Đồn Thị Điểm quận Phú
Nhuận.
Đến ngày 20/11/2009 vì một số khó khăn mái ấm được chuyển đến số 23 đường

15, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức.
Tháng 10/2007 mái ấm mở rộng thêm một cơ sở may tại Gò Vấp, nơi đây dành
cho những người mẹ có con bị nhiễm HIV sống và làm việc tại đây.
Tháng 10/2011 mái ấm được Nhà nước cấp giấy phép công nhận là một cơ sở
có tư cách pháp lý.

19



×