Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Kiến thức, thực hành phòng chống HIV AIDS và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức, thành Phố Hồ Chí Minh năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.33 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG ------------*------------

NGUYỄN VĂN HUYNH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y
DƯỢC HỒNG ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG
------------*-----------

NGUYỄN VĂN HUYNH

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG
HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y
DƯỢC HỒNG ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
NĂM 2020
Chuyên ngành Y tế Cơng


cộng Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CƠNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN VĂN
HƯỞNG

HÀ NỘI - NĂM 2020


Thang Long University Library


i
v

LỜI CẢM ƠN

Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
tới Ban Giám hiệu, Phịng Đào tạo sau Đại học, Bộ mơn Y tế công cộng cùng
các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Thăng Long đã trang bị kiến thức cho
tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường để hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ long kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Văn
Hưởng người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu, những chỉ dẫn vơ cùng quan trọng trong suốt q trình
học tập và thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Y dược Hồng
Đức,Phòng Đào tạo, phịng Cơng tác Học sinh – Sinh viên và Sinh viên trường
Cao đẳng Y dược Hồng Đức đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình thu thập số
liệu.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè, những

người luôn ở bên tôi, động viên, chia sẻ, dành cho tôi những điều kiện tốt nhất
để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2020
Nguyễn Văn Huynh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các tài
liệu trích dẫn theo các nguồn đã công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và tôi chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào.

Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Huynh

Thang Long University Library


vi
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................v
DANH MỤC BẢNG............................................................................................vi
ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................3
1.1. Tổng quan về nhiễm HIV/AIDS................................................................ 3
1.2. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS................................................................ 9
1.3. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS và
một số yếu tố liên quan ở học sinh, sinh viên qua các nghiên cứu trên thế

giới và tại Việt Nam................................................................................. 11
1.4. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu...............................................................20
1.5. Khung lý thuyết nghiên cứu......................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................22
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................22
2.2. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................22
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu..........................................................22
2.4. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................24
2.4.1. Công cụ thu thập số liệu....................................................................24
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu................................................................... 24
2.5. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu....................................................... 25
2.5.1. Các biến số trong nghiên cứu............................................................25
2.5.2. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS
..................................................................................................................... 28
2.6. Phương pháp phân tích số liệu.................................................................29
2.7. Đạo đức nghiên cứu................................................................................. 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ......................................................................................31
3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 31
3.2. Kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên..............32
3.2.1 Kiến thức phòng chống HIV/AIDS của sinh viên..............................32
3.2.2 Thực hành phòng chống HIV của đối tượng nghiên cứu...................37


vii
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống
HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu...................................................... 40
3.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống HIV/AIDS.......40
3.3.2 Một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống HIV/AIDS của đối
tượng nghiên cứu......................................................................................43
3.4. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành phòng

chống HIV/AIDS ở sinh viên..................................................................47
Chương 4 BÀN LUẬN......................................................................................53
4.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu............................................. 53
4.2. Kiến thức và thực hành phòng chống HIV/AIDS của sinh viên..............54
4.2.1. Kiến thức vềphòng chống HIV/AIDS của sinh viên........................54
4.2.2 Thực hành phòng chống HIV/AIDS của đối tượng nghiên cứu........56
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống
HIV/AIDS của sinh viên...........................................................................58
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phòng chống HIV/AIDS
của sinh viên.....................................................................................58
4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành về phòng chống HIV/AIDS
của sinh viên.........................................................................................61
4.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức và thực hành phòng chống
HIV/AIDS ở sinh viên qua nghiên cứu định tính................................. 62
KẾT LUẬN.........................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ.................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................

Thang Long University Library


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
HIV

AIDS

UNAIDS


Tiếng Anh

Tiếng Việt

Human immunodeficiency

Hội chứng nhiễm virus (làm) suy

virus

giảm miễn dịch ở người

Acquired immunodeficiency

Hội chứng nhiễm virus (làm) suy

syndrome

giảm miễn dịch ở người

The Joint United Nations

Chương trình phối hợp của

Programme on HIV/AIDS

Liên
Hợp Quốc về HIV/AIDS

WHO


World Health Organization

Tổ chức y tế thế giới

TCMT

Tiêm chích ma túy

QHTD

Quan hệ tình dục


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số lượng mẫu cần lấy ở mỗi khóa......................................................23
Bảng 2.2. Các biến số trong nghiên cứu.............................................................25
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính, tuổi của đối tượng nghiên cứu............................31
Bảng 3.2. Nguồn kiến thức đúng về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên.....32
Bảng 3.3. Kiến thức về định nghĩa HIV của sinh viên.......................................33
Bảng 3.4. Kiến thức đúng về đường lây bệnh của sinh viên...............................33
Bảng 3.5. Kiến thức về khả năng nhận biết và điều trị của sinh viên.................34
Bảng 3.6. Kiến thức về cách phòng ngừa HIV/AIDS của sinh viên...................35
Bảng 3.7. Kiến thức đúng về xử trí khi bị đâm bởi vật nghi nhiễm....................35
Bảng 3.8. Kiến thức đúng về chung phòng chống HIV/AIDS...........................36
Bảng 3.9. Hành vi quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu..........................37
Bảng 3.10. Hành vi sử dụng bơm kim tiêm của Sinh viên.................................37
Bảng 3.11. Hành vi sử dụng chung vật dụng cá nhân.........................................38
Bảng 3. 12 Thực hành xử trí khi bị đâm bởi vật nhọn nghi có nhiễm HIV........39
Bảng 3.13. Thực hành đúng chung về phòng chống HIV/AIDS........................39

Bảng 3.14. Đặc điểm giới tính, tình trạng kinh tế của sinh viên liên quan đến
kiến thức về phòng chống HIV/AIDS.........................................................40
Bảng 3.15. Đặc điểm học tập của sinh viên liên quan đến kiến thức đúng về
phịng chống HIV/AIDS.............................................................................41
Bảng 3.16. Nguồn thơng tin về phòng chống HIV liên quan đến kiến thức chung
đúng của sinh viên về phòng chống HIV/AIDS..........................................42
Bảng 3.14. Đặc điểm giới tính, tình trạng kinh tế của sinh viên liên quan đến
thực hành về phòng chống HIV/AIDS........................................................43
Bảng 3.15. Đặc điểm học tập của sinh viên liên quan đến thực hành đúng về
phịng chống HIV/AIDS.............................................................................44
Bảng 3.16. Nguồn thơng tin về phịng chống HIV liên quan đến thực hành chung
đúng của sinh viên về phòng chống HIV/AIDS..........................................45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thực hành chung và kiến thức chung (n=307)...46

Thang Long University Library


10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch AIDS đã và đang là một đại dịch nguy hiểm, HIV không chỉ tác
động tới sức khỏe, tính mạng, tinh thần bệnh nhân và gia đình mà cịn ảnh
hưởng đến tình hình kinh tế, văn hóa, phát triển của một quốc gia và thế giới [3].
Trong “Báo cáo toàn cầu về nhiễm HIV/AIDS năm 2012” thếgiới đã ghi nhận
có 35,3 triệu người nhiễm HIV, trong đó tổng số người hiện sống ở châu Á lên
tới 5 triệu người [28]. HIV là một thảm họa của thế kỉ và đây luôn là đề tài hàng
đầu của sức khỏe tồn cầu, ln chiếm vị trí đặc biệt trong các hội nghị hội thảo
quốc tế nhằm làm giảm đến mức thấp nhất có thể được tác động của HIV/AIDS
lên sức khỏe, cuộc sống của mọi người. Với các nước đang phát triển, chiến
lược hàng đầu đối phó với đại dịch AIDS là phịng bệnh, thơng qua các cơng tác
truyền thông, giáo dục sức khỏe nhằm giảm tối đa thiệt hại và tác động của HIV

lên mọi mặt từng quốc gia [29].
Tại Việt Nam, con số nhiễm HIV là đáng lo ngại, tính tới ngày 30/04/2014
tại Việt Nam có 219.163 trường hợp nhiễm HIV, tỉ lệ nhiễm là 248 người trên
100.000 dân. Qua số liệu giám sát cho thấy HIV đã xuất hiện trên 100% tỉnh
thành phố từ năm 1998, đến năm 2014 phát hiện HIV tại 78% xã/phường; 98%
quận/huyện; 100% tỉnh/thành phố [4]. Việt Nam cũng đặt mục tiêu phòng ngừa
HIV/AIDS là một trong những chiến lược hàng đầu trong việc phát triển đất
nước. Trong đó, mục tiêu cụ thể đầu tiên trong “Chiến lược phòng, chống
HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” là tăng tỷ lệ người dân trong độ
tuổi từ 15-49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về thơng tin, giáo dục, hành phi về phịng
chống lây nhiễm HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020 [3].
Vì vậy, để làm tăng tỷ lệ người dân có hiểu biết về HIV cần phải xác định tỷ
lệ hiện biết về HIV cũng như các yếu tố tác động đến sự hiểu biết của người dân
về HIV/AIDS. Năm 2013, tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi 30-39 với
45,1%, tiếp theo là nhóm tuổi 20-29 là 32,9% [4]. Điều này địi hỏi cần phải
cung cấp những thơng tin, kiến thức cần thiết về HIV/AIDS rất sớm ngay từ
trong ghế nhà trường. Ở lứa tuổi từ 20-29, đặc biệt là sinh viên, những biến đổi


về tâm sinh lí tạo cho sinh viên cảm giác tìm tịi nhưng cũng rất ngại ngùng
trong vấn đề quan hệ tình dục, điều này dẫn đến việc học sinh tiếp thu những
thơng tin chưa được chính xác, đây là điều kiện hình thành những hiểu biết sai
lệch về kiến thức sinh sản nói chung và kiến thức HIV/AIDS nói riêng của sinh
viên sau này. Vấn đề đặt ra là cần có sự phối hợp giữa giữa bộ y tế và bộ giáo
dục đào tạo trước hết là nhìn nhận những hiểu biết về tình dục và cách phịng
HIV/AIDS của sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai thành phố lớn nhất nước tập trung
nhiều ca HIV. Năm 2013, số ca HIV hiện còn sống của thành phố Hồ Chí Minh
cao nhất cả nước là 52386 ca [4]. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi tập trung
nhiều trường cao đẳng, đại học lớn trong cả nước trong đó có trường Cao đẳng

Y dược Hồng Đức với một lượng lớn gần 10.000 sinh viên đang theo học tập
[12]. Do đó, cơng tác truyền thơng cho sinh viên cực kỳ quan trọng việc phịng
chống HIV/AIDS. Tuy nhiên chưa tìm thấy một nghiên cứu nào về kiến thức,
tháiđộ, thực hành về phòng chống HIV từ những sinh viên đang học tập tại
trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức. Câu hỏi đặt ra là tỷ lệ kiến thức, thực hành
đúng về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên trường cao đẳng Hồng Đức là
bao nhiêu? Những yếu tố nào liên quan đến kiến thức và thực hành của sinh
viên? Để trả lời những câu hỏi đó, góp phần cho cơng tác phịng chống
HIV/AIDS, nghiên cứu “Kiến thức, thực hành phòng chống HIV/AIDS và một
số yếu tố liên quan của sinh viên trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2020” được thực hiện với mục tiêu:
1.Đánh giá kiến thức, thực hành về phòng chống HIV/AIDS của sinh viên
trường Cao đẳng Y dược Hồng Đức, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020.
2.Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống
HIV/AIDS của sinh viên trường Caođẳng Y dược Hồng Đức, thành phố Hồ
Chí Minh năm 2020.

Thang Long University Library


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nhiễm HIV/AIDS
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm HIV (Human immunodeficiency virus):
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người thuộc
họ Retro Virus, nhóm Lentivirus có giaiđoạn tiềm tàng khơng có triệu chứng
kéo dài. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể
khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người [26].
Không giống như một số loại virus khác, cơ thể con người khơng thể thốt

khỏi HIV hồn tồn. HIV tấn cơng hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là các tế
bào CD4T (tế bào T giúp hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng). Nếu không điều
trị, HIV sẽ làm giảm số tế bào CD4T trong cơ thể, làm cho người đó dễ bị
nhiễm trùng hoặc các bệnh ung thư liên quan đến lây nhiễm. Theo thời gian,
HIV có thể tiêu diệt rất nhiều tế bào CD4T.Càng có nhiều tế bào CD4T bị tiêu
diệt thì hệ miễn nhiễm càng yếu đi, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và dẫn đến
tử vong. Mặc khác, nếu bị nhiễm HIV mà không điều trị thì sẽ rút ngắn khoảng
thời giản từ HIV chuyển sang AIDS [36].
Các giai đoạn lây nhiễm HIV
Phân giai đoạn lâm sàng: Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai
đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người
nhiễm [1], [2].
 Giai đoạn lâm sàng 1: Khơng triệu chứng
- Khơng có triệu chứng
- Hạch to toàn thân dai dẳng
 Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ
- Sụt cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (< 10% trọng lượng cơ thể)
- Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa,


viêm hầu họng)
- Zona (Herpes zoster)
- Viêm khoé miệng
- Loét miệng tái diễn
- Phát ban dát sần, ngứa
- Viêm da bã nhờn
- Nhiễm nấm móng
 Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
- Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (> 10% trọng lượng cơ thể)
- Tiêu chảy không rõ nguyên nhân kéo dài hơn 1 tháng.

- Sốt không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
- Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn.
- Bạch sản dạng lông ở miệng.
- Lao phổi.
- Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ
mủ, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết)
- Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
- Thiếu máu (Hb< 80g/L), giảm bạch cầu trung tính (< 0.5x109 /L), và/hoặc giảm
tiểu cầu mạn tính (< 50x109 /L) khơng rõ ngun nhân.
 Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
- Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân >10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt
kéo dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân).
- Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP).
- Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu
môn, kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng).
- Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc
phổi).
- Lao ngoài phổi.

Thang Long University Library


- Sarcoma Kaposi.
- Bệnh do Cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
- Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
- Bệnh lý não do HIV.
- Bệnh do Cryptococcus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
- Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan toả.
- Bệnh lý


não chất trắng đa ổ

tiến triển (Progessive multifocal

leukoencephalopathy -PML).
- Tiêu chảy mạn tính do Cryptosporidia.
- Tiêu chảy mạn tính do Isospora
- Bệnh do nấm lan toả (bệnh nấm Penicillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài
phổi).
- Nhiễm trùng huyết tái diễn (bao gồm nhiễm Sallmonella không phải thương
hàn).
- U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
- Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
- Bệnh do Leishmania lan toả khơng điển hình.
- Bệnh lý thận do HIV.
- Viêm cơ tim do HIV.
Đường lây nhiễm HIV
HIV có nhiều trong máu, tinh dịch và dịch tiết âm đạo của người nhiễm và
có một số lượng ít hơn trong sữa. Ngồi ra HIV cịn được tìm thấy trong nước
miếng, đàm nhớt, nước mắt nhưng với số lượng rất ít và khơng đủ để gây bệnh.
Vì vậy HIV lây truyền qua 3 con đường:
Qua đường tình dục: Nếu quan hệ tình dục với người bị nhiễm bằng đường
âm đạo, đường hậu môn hay đường miệng mà khơng có sử dụng biện pháp bảo
vệ như bao cao su thì rất dễ dàng nhiễm bệnh HIV.
Qua đường máu: Dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ tiêm chích mà người
bệnh HIV đã sử dụng. Truyền máu phải máu của người mắc bệnh HIV. Săm trổ


bằng vật dụng đã sử dụng cho người nhiễm HIV.Tiếp xúc vết thương hở, rách da
thịt với máu, tinh dịch hay dịch âm đạo của người mắc bệnh HIV. Đối với nhân

viên y tế thì nhiễm HIV khi chọc phải kim tiêm đã tiêm cho người nhiễm HIV
vào người.
Qua mẹ truyền sang con: Mẹ bị nhiễm HIV có thể truyền sang cho con trong
lúc mang thai, trong quá trình chuyển dạ và lúc sanh hoặc lúc cho con bú [35].
Ba đường lây hội đủ 2 điều kiện: số lượng HIV đủ ngưỡng lây và tạo ngõ vào
thẳng trong máu.
Các con đường khơng lây:
- Đường tiêu hóa: dùng chung chén đĩa, ăn chung
- Qua đường hô hấp
- Qua tiếp xúc thông thường: bắt tay, ôm hôn xả giao
- Muỗi, con trùng đốt, súc vật cắn
Các con đường không lây với điều kiện: số lượng HIV không đủ ngưỡng để
gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các dịch nước mắt, nước tiểu, mồ hơi của người
nhiễm HIV.
1.1.2. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới và tại Việt Nam
Trên thế giới
HIV/AIDS khơng cịn là vấn đề xa lạ với nhân loại, tuy nhiên nó vẫn là một
vấn đề sức khỏe cơng cộng tồn cầu lớn. HIV/AIDS được các nhà nghiên cứu
phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 và nhanh chóng lan rộng trên toàn cầu, trở
thành một đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.
Kể từ khi khởi đầu của đại dịch, trên thế giới khoảng 80 triệu người đã bị
nhiễm virus HIV và khoảng 40 triệu người đã chết vì HIV tính đến năm 2014.

Thang Long University Library


Hình 1.1. Tnh hình nhiễm HIV qua các năm. Nguồn UNAIDS , 2013 và
2014 (đơn vị triệu người) [28], [29]
Trên tồn cầu, ước tính có 36,9 triệu người (31,1–43,9 triệu người) đang
sống chung với HIV trong năm 2017, và 1,8 triệu (1,3–2,4 triệu) trong số này là

trẻ em. Đại đa số những người sống chung với HIV ở các nước thu nhập thấp và
trung bình. Ước tính có khoảng 1,8 triệu người (1,4–2,4 triệu người) mới nhiễm
HIV vào năm 2017. Ước tính có khoảng 35 triệu người đã tử vong do các
nguyên nhân liên quan đến HIV cho đến nay, bao gồm 940 000 (670 000–1,3
triệu) vào năm 2017.
Năm 2019, HIV tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn trên toàn cầu,
đã cướp đi hơn 32 triệu sinh mạng cho đến nay. Tuy nhiên, với khả năng tiếp
cận, chẩn đốn, điều trị và chăm sóc HIV hiệu quả, bao gồm cả nhiễm trùng cơ
hội, nhiễm HIV đã trở thành một tình trạng sức khỏe mãn tính có thể kiểm sốt
được, cho phép những người nhiễm HIV có được cuộc sống lâu dài và khỏe
mạnh. Có khoảng 37,9 triệu người nhiễm HIV vào cuối năm 2018. Do kết quả
của các nỗ lực quốc tế phối hợp để đối phó với HIV, phạm vi bảo hiểm của các
dịch vụ đã tăng lên đều đặn. Năm 2018, 62% người lớn và 54% trẻ em nhiễm


HIV ở các nước thu nhập thấp và trung bình được điều trị bằng thuốc kháng virút suốt đời (ART) [34].
Phần lớn (82%) phụ nữ mang thai và cho con bú nhiễm HIV cũng được điều
trị ARV, điều này không chỉ bảo vệ sức khỏe của họ, mà còn đảm bảo ngăn
ngừa lây truyền HIV cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khơng phải ai cũng có thể tiếp
cận xét nghiệm, điều trị và chăm sóc HIV. Đáng chú ý, các mục tiêu siêu nhanh
năm 2018 để giảm nhiễm HIV ở trẻ em mới xuống cịn 40 000 đã khơng đạt
được. Các mục tiêu tồn cầu cho năm 2020 có nguy cơ bị bỏ lỡ trừ khi hành
động nhanh chóng được thực hiện [34].
Do các lỗ hổng trong dịch vụ HIV, 770 000 người đã chết vì các nguyên
nhân liên quan đến HIV vào năm 2018 và 1,7 triệu người mới bị nhiễm bệnh.
Năm 2018, lần đầu tiên, các cá nhân từ các nhóm dân số chính và bạn tình
của họ chiếm hơn một nửa số ca nhiễm HIV mới trên tồn cầu (ước tính 54%)
vào năm 2018. Đối với các khu vực Đông Âu, Trung Á, Trung Đông và Bắc Phi,
những nhóm này chiếm khoảng 95% các trường hợp nhiễm HIV mới. Các quần
thể chính bao gồm: những người đàn ơng có quan hệ tình dục với nam

giới; người tiêm chích ma túy; người trong các nhà tù và các cơ sở khép kín
khác; gái mại dâm và khách hàng của họ; và người chuyển giới. Ngoài ra, do
hoàn cảnh sống của họ, một loạt các quần thể khác có thể đặc biệt dễ bị tổn
thương và có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn, chẳng hạn như các cô gái vị thành
niên và phụ nữ trẻ ở miền nam và miền đông châu Phi và người dân bản địa ở
một số cộng đồng [34].
Từ năm 2000 đến 2018, nhiễm HIV mới giảm 37% và tử vong liên quan đến
HIV giảm 45%, với 13,6 triệu người được cứu sống do điều trị ARV. Thành tựu
này là kết quả của những nỗ lực to lớn của các chương trình HIV quốc gia được
hỗ trợ bởi xã hội dân sự và các đối tác phát triển quốc tế [34].
Tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên phát hiện ở Việt Nam vào cuối tháng
12/1990, cho đến ngày 31/5/2015, số người nhiễm HIV phát hiện mới là 3.204,

Thang Long University Library


số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS là 1.326, số người tử vong do
nhiễm HIV là 438. Lũy tích đến tháng 5/2015, số người nhiễm HIV hiện đang
cịn sống là 227.114 người, số bệnh nhân AIDS là 71.115 và đã có 74.442
trường hợp tử vong do AIDS [8].
Số lượng người nhiễm HIV còn sống đang tập trung nhiều tại 10 tỉnh,
thành phố sắp xếp theo thứ tự như sau: thành phố Hồ Chí Minh là 54.705 người,
thành phố Hà Nội là 21.316 người, tỉnh Thái Nguyên là 7.502 người, tỉnh Sơn
La là
7.326 người, thành phố Hải Phòng là 7.282 người, tỉnh Nghệ An là 6.521 người,
tỉnh Đồng Nai là 6.156 người, tỉnh Thanh Hóa là 5.493 người, tỉnh An Giang là
5.240 người và tỉnh Quảng Ninh là 5.230 người [9].
Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo số báo cáo là 253 người trên 100.000 dân,
tỉnh Điện Biên vẫn là địa phương có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000 dân cao nhất

cả nước (883 người), tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh (712 người), thứ 3 là
tỉnh Thái Nguyên (652 người), tiếpđến là tỉnh Sơn La (646 người), tỉnh Lai
Châu (535 người), tỉnh Yên Bái (470 người), tỉnh Bắc Kạn 641 (người), tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu (459 người), tỉnh Quảng Ninh (444 người), thành phố Cần Thơ
(419 người),[9]…
Tính đến ngày 18/12/2019, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là
210.051 người, số bệnh nhân AIDS hiện tại là 97.015 người, số người nhiễm
HIV tử vong 98.512 trường hợp. So với tháng 11/2019, số trường hợp nhiễm
HIV tăng 23 trường hợp, số bệnh nhân AIDS được báo cáo tăng 20 trường hợp,
số tử vong báo cáo tăng 25 trường hợp. Tồn quốc đã có 330 cơ sở điều trị
methadone tại 63 tỉnh, TP với 52.089 bệnh nhân [16].
Như vây, có thể thấy HIV/AIDS xuất hiện hầu hết các tỉnh thành của nước ta
với mật độ cao ở các thành phố lớn và thấp ở các tỉnh thành khác. Tỷ lệ người
nhiễm HIV/AIDS ở các tỉnh khác nhau có sự chệnh lệch lớn ở các thành phố
lớn.
1.2. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
Phịng lây nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục


- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng hoặc chỉ quan hệ với một bạn
tình duy nhất
- Ln sử dụng bao cao su đúng phương pháp trong khi quan hệ tình dục
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Phịng lây nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu
- Khơng tiêm chích ma túy.
- Không dùng chung bơm kim tiêm và dụng cụ tiêm chích với người khác.
- Thực hiện an tồn truyền máu chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi
thật ần thiết.
- Chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...

- Không tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV.
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
Phịng lây nhiễm HIV/AIDS lây qua đường mẹ sang con
- Phụ nữ không nên mang thai khi bị nhiễm HIV vì tỷ lệ lây truyền HIV sang
con là 30%, nếu đã có thai thì khơng nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách
phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ không nên cho trẻ bú mẹ [27].
Xử lý khi bị phơi nhiễm ngồi mơi trường nghề nghiệp
- Phơi nhiễm HIV ngồi mơi trường nghề nghiệp rất đa dạng và nguy cơ khác
nhau. Vì vậy người bị phơi nhiễm HIV cần đến ngay các cơ sở tư vấn
HIV/AIDS gần nhất để:
- Đánh giá về tình trạng nhiễm HIV: phạm vi, tần suất và thời gian phơi
nhiễm, nguồn lây nhiễm.
- Tư vấn trước khi xét nghiệm HIV.
- Tiến hành các xét nghiệm ban đầu như: HIV, viêm gan B, C và nếu có thể xét
nghiệm tình trạng HIV của người gây phơi nhiễm cho người phơi nhiễm nếu
chưa biết tình trạng nhiễm HIV.

Thang Long University Library


- Tiến hành điều trị dự phòng bằng ARV nếu thấy cần thiết.
Điều trị dự phòng bằng ARV
- Chỉ điều trị ARV khi có chỉ định của thầy thuốc sau khi đã được tư vấn về nguy
cơ lây nhiễm HIV và có nguy cơ nhiễm HIV. Khơng tự mua thuốc để dùng theo
người khơng có chun mơn mách bảo.
- Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, tối
ưu nhất trong vòng 72 giờ.
- Sử dụng phác đồ ba thuốc uống hàng ngày và điều trị dự phòng 28 ngày cho tất

cả các trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ.Theo dõi và xử trí tác dụng phụ của
ARV; tư vấn và hỗ trợ tâm lý cũng như xét nghiệm lại HIV sau 3 tháng.v.v. [13].
1.2.2.
1.3.Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS và
một số yếu tố liên quan ở học sinh, sinh viên qua các nghiên cứu trên
thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Modiba và cs (2015) về kiến thức và thái độ của 2.970
học sinh lớp 10-12 được tiến hành tại Nam Phi ghi nhận: 87% có kiến thức đúng
về HIV; 98,6% có kiến thức đúng về đường lây truyền HIV và 73% kiến thức
đúng về kiến thức phòng lây nhiễm HIV. Cũng theo nghiên cứu này ghi nhận:
25,4% biêu hiện thái độ tiêu cực với người nhiễm HIV; 13,9% học sinh có thái
độ nên cô lập người nhiễm HIV và 75% không làm quen người nhiễm HIV.
Nghiên cứu còn cho thấy mối liên quan giữa lớp, giới với kiến thức thái độ về
phòng chống HIV của học sinh [30].
Theo tác giả Gemeda T.T và cs (2017), tỷ lệ ngày càng tăng của các tổ chức
giáo dục và dân số sinh viên ở cấp độ đại học ở Ethiopia là đáng chú ý; điều này
có thể dẫn đến sự gia tăng tương ứng đối với phơi nhiễm HIV / AIDS. Dựa trên
định hướng này, nghiên cứu này đã ước tính mức độ kiến thức , thái độ và thực
hành về HIV / AIDS ở các sinh viên đại họcở Ethiopia. Có 441 sinh viên đã


được chọn thông qua kỹ thuật lấy mẫu xác suất nhiều giai đoạn. Dữ liệu được
thu thập thông qua thang đo năm điểm. Một mẫu thử nghiệm t và mô hình
phương trình cấu trúc dựa trên phân tích nhân tố khẳng định (CFA) đã được sử
dụng để phân tích dữ liệu. Nó đã được tìm thấy rằng mức độ kiến thức , thái
độ của HIV / AIDSvà thực hành là 53%, 95% CI = -.03- .06, p = .55; 58%, KTC
95% = .01- .10, p <.05; và = 92%, KTC 95% = .37- .42, p <.001 tương
ứng. Ngoài kiến thức , giá trị quan sát của thái độ và thực hành còn cao hơn giá
trị mong đợi tương ứng của chúng với kích thước hiệu ứng, d = 0,12 cho thái

độ và d = 0,82 cho thực tiễn. Ý nghĩa đã được thảo luận để hỗ trợ sinh viên phát
triển kiến thức toàn diện và thái độ mong muốn đối với các kỹ năng tự bảo vệ
chống lại nhiễm HIV [31].
Nghiên cứu của Tiotsia A và cs (2018) báo cáo kết quả của một cuộc khảo
sát được thực hiện giữa các sinh viên của Đại học Dschang, về STI / HIV /
AIDS. Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trong tháng 1 và
tháng 2 năm 2017. Các tác giả đã thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi trực tiếp
được quản lý cho sinh viên Đại học Dschang. Việc mã hóa, xử lý và phân tích đã
được thực hiện bằng phần mềm EPI-Info 7.3.1.1, với ngưỡng ý nghĩa được đặt ở
0,05. Tổng cộng có 520 cá nhân tham gia vào cuộc khảo sát này, với hơn một
nửa (62,7%, n = 326/520) trong độ tuổi từ 20-30, với tỷ lệ giới tính nam / nữ là
1.031. Đại đa số (83%, n = 418/520) trong số họ đang trong chu kỳ đại học. Các
phương thức truyền dẫn chính được trích dẫn bao gồm: sự kết hợp của các vật
phẩm như truyền máu / vật bẩn / lây truyền từ mẹ sang con / quan hệ tình dục
khơng an toàn cho 36,3% số người được hỏi (n = 186/516) mặc dù 21,9% (n =
112/516 ) trong số họ thừa nhận không biết bất kỳ phương thức lây truyền STI /
HIV nào. Ngoài ra, 74,2% (n = 386/520) số người được hỏi đã hoạt động tình
dục, với độ tuổi ước tính giới tính là trên 18 tuổi (53,9%; 208/386) cho một nửa
trong số họ. Trong số 36,2% (n = 186/514) những người được hỏi cho biết đã
biết ai đó mắc STI / HIV và AIDS, cảm giác đầu tiên họ có liên quan đến họlà
sự thương hại (86,6%). Các tác giả kết luận rằng sự kỳ thị và phân biệt đối xử

Thang Long University Library


trong môi trường sinh viên vẫn là một rào cản lớn đối với sự phát triển của sinh
viên, những người trở nên hoạt động tình dục ở độ tuổi rất sớm, có nhiều nguy
cơ mắc STI / HIV. Các hành động nhạy cảm nên được thực hiện trong các
trường đại học và các khóa học về sức khỏe sinh sản cho thanh niên, bao gồm
trong chương trình giảng dạy để giảm đáng kể số lượng nhiễm trùng mới [32].

Theo tác giả Seraphine M. Dzah và cộng sự (2019), tại Ghana, thanh niên từ
15-24 tuổi là nhóm dễ bị nhiễm HIV nhất. Kiến thức không đầy đủ , thái độ tiêu
cực và thực hành rủi ro là những cản trở lớn trong việc ngăn chặn sự lây lan của
HIV. Tác giả đã thực hiện nghiên cứu để điều tra về kiến thức, thái độ và thực
hành về phòng chống HIV / AIDS trong cộng đồng học sinh trung học phổ
thông tại Sekondi-Takoradi, Ghana. Một thiết kế mô tả cắt ngang đã được thông
qua, sử dụng bảng câu hỏi tự điền được xác thực, để thu thập dữ liệu từ một mẫu
phân tầng của 294 học sinh cuối cấp được chọn từ ba trường trung học tham gia
vào tháng 8 năm 2017. Dữ liệu được thu thập được phân tích bằng Stata phiên
bản 12. Mô tả và thống kê suy luận ở mức ý nghĩa 0,05. Kết quả nghiên cứu cho
thấy trong số những người tham gia, 61,6% có kiến thức tốt về HIV / AIDS, 172
(58,5%) cho thấy thái độ tích cực đối với người nhiễm HIV (PLHIV) và 79,1%
báo cáo các hành vi nguy cơ liên quan đến HIV. Có mối liên quanđáng kể giữa
tuổi và thái độ (p <0,05). Kiến thức kém có liên quan đến việc theo đạo Hồi
(aOR = 1,51 và 1,93; CI 1,19-1,91; p = 0,00) và là học sinh từ trường trung học
phổ thông 'F' (F SHS) (aOR = 1,93; CI 1,71-2,18; p = 0,00). Thái độ xấuđối với
người nhiễm HIV và HIV có liên quan đến độ tuổi 15-19 (aOR = 3,20 2,583,96; p = 0,03) p được xác nhận; và tình trạng hơn nhân đơn lẻ (aOR = 1,79
1,44-2,23; p = 0,00). Các tập quán xấu có liên quan đến độ tuổi 15-19 (aOR =
1,72 1,41- 2,11; p = 0,08), thuộc nhóm dân tộc Akans (aOR = 1,57 1,26-1,97;
p = 0,00) hoặc độc thân (aOR = 1,79 1,44-2,23; p = 0,00). Mối liên quan giữa
quan niệm sai lầm và lây truyền HIV đã được tìm thấy: HIV có thể lây truyền
qua một cái bắt tay (aOR = 3,45 2,34-5,68; p = 0,000), HIV có thể được chữa
khỏi (aOR = 2,01 2,12-5,04; p = 0,004) và HIV / AIDS có thể lây truyền qua
phù thủy (aOR


= 3.12 3.21-7.26; p = 0,001). Tác giả kết luận rằng những người tham gia
thường có kiến thức khơng đầy đủ về HIV / AIDS, biểu hiện thái độ tiêu cực đối
với người nhiễm HIV và cũng tham gia vào các hoạt động rủi ro có thể khiến họ
lây truyền HIV. Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải có thơng

tin về HIV cơ bản phù hợp với văn hóa và độ tuổi đối với thanh thiếu niên ở
vùng đô thị về những quan niệm sai lầm về lây truyền HIV, thái độ tiêu
cực của học sinh đối với người nhiễm HIV cũng như các hành vi nguy hiểm
của học sinh đối với HIV.
Tác giả Stella Regina Taquette (2019) đã phân tích quan niệm của những
người trẻ tuổi huyết thanh về cách ngăn ngừa nhiễm HIV. Đây là một nghiên
cứu định tính sử dụng các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với những người trẻ tuổi
nhiễm HIV có chẩn đốn được thực hiện ở tuổi vị thành niên 5 năm trước hoặc ít
hơn. Nghiên cứu đã theo dõi một kịch bản bán cấu trúc có chứa dữ liệu xã hội
học và một câu hỏi mở về phòng chống HIV / AIDS. Các cuộc phỏng vấn đã
được ghi lại và sao chép đầy đủ, sau đó được phân tích với sự hỗ trợ của phần
mềm webQDA. Nghiên cứuđã sử dụng các danh mục cấu thành khái niệm về lỗ
hổng làm cơ sở lý thuyết cho phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứu đã phỏng
vấn 39 người trẻ, 23 cô gái và 16 chàng trai. Một số người nhận thức rằng việc
ngăn ngừa nhiễm HIV chỉ là một vấn đề cá nhân, tóm tắt nó là việc sử dụng bao
cao su và tự chăm sóc. Hầu hết những người đối thoại chỉ ra các chiến lược giáo
dục là phù hợp nhất để phòng ngừa nhưng được sử dụng một cách lâu dài và
không đúng giờ. Trong các trường học, họ tin rằng cần phải bao gồm những học
sinh nhỏ tuổi hơnvà gia đình của họ. Hướng dẫn nên được đưa ra bởi những

người có thể sử dụng ngơn ngữ của những người trẻ tuổi và tốt nhất là những
người nhiễm HIV, để cho thấy thực tế của những người bị AIDS. Trong lĩnh vực
lập trình, họ đề nghị tăng cường các chiến dịch trên các phương tiện truyền
thông, phân phối bao cao su ở quy mô lớn, sản xuất vắc-xin và thuốc chữa
bệnh. Không ai đề cập đến bao cao su nữ, xét nghiệm nhanh, cũng khơng có sự
chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục. Các tác giả kết luận rằng trình độ và mở

Thang Long University Library



rộng các chiến lược truyền thơng về tình dục trong trường học là cấp thiết và
thiết yếu trong phòng chống HIV và AIDS ở tuổi thiếu niên, trái với xu hướng
hạn chế thảo luận về các chủ đề này trong các chính sách giáo dục [37].
Tác giả Loconsole D và cs (2020) đã điều tra kiến thức, thái độ và thực hành
về nhiễm HIV trong số các sinh viên theo học các khóa học đại học liên quan
đến ngành y tế, nhằm nhắm mục tiêu tốt hơn cho các chiến dịch phịng ngừa và
thơng tin về HIV trong tương lai dành cho giới trẻ. Một nghiên cứu về kiến thức,
tháiđộ và thực hành đã được thực hiện giữa các sinh viên đại học tham dự các
khóa học đại học sau đây ở Bari (miền Nam nước Ý): Y học và phẫu thuật (MS),
Nha khoa và Nha khoa, Hỗ trợ sức khỏe, Hoạt động thể thao và Khoa học thể
thao, Khoa học và Công nghệ thảo dược và các sản phẩm y tế, điều dưỡng, kỹ
thuật phịng thí nghiệm y sinh và chế độ ăn kiêng. Sinh viên đã hoàn thành một
bảng câu hỏi tự quản lý được thiết kế để đánh giákiến thức / thái độ của họ /
HIV và thực hành tình dục của chính họ. Phần chung của bảng câu hỏi yêu cầu
thông tin về tuổi tác, giới tính, quốc tịch, tơn giáo và tình trạng hơn nhân. Phần
thứ hai bao gồm các câu hỏi về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan đến
HIV, trong đó yêu cầu câu trả lời đúng / sai hoặc câu trả lời tốt nghiệp (được báo
cáo là đồng ý, khá đồng ý, khá không đồng ý và không đồng ý). Kết quả cho
thấy 400 sinh viên được mời để điền vào bảng câu hỏi. Tỷ lệ phản hồi là 91,2%
(n = 365). Hầu hết tất cả các sinh viên đều biết rằng HIV lây truyền qua quan hệ
tình dục và máu, nhưng chỉ 34% biết rằng cho con bú là một con đường lây
truyền. Trong số những người được hỏi, 86,8% đề cập đến quan hệ tình dục
trước đó (25,8% báo cáo sử dụng bao cao su trong tất cả các trường hợp quan hệ
tình dục, 43,5% trong hầu hết các trường hợp, 18,6% hiếm khi và 12,1 không
bao giờ). Quan hệ tình dục với bạn tình bình thường được báo cáo bởi 37,5% số
sinh viên này và 63,9% trong số họ không phải lúc nào cũng sử dụng bao cao su.
Các tác giả kết luận rằng kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về một số khía
cạnh của HIV là không đủ mặc dù các sinh viên tham gia vào nghiên cứu hiện
tại là sinh viên theo học các khóa học đại học liên quan đến các ngành nghề



chăm sóc sức khỏe. Hơn nữa, các hành vi nguy cơ cao do thiếu sử dụng bao cao
su khi quan hệ tình dục với bạn tình thơng thường cũng phổ biến ở các sinh viên
được phỏng vấn. Các chương trình nhằm cung cấp thơng tin có thể ngăn ngừa /
giảm lây truyền HIV ở người trẻ tuổi và các chiến lược mới để cải thiện kiến
thức nên được nhấn mạnh là ưu tiên y tế công cộng [38].

Tác giả Xu F. và cs (2020) đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về
AIDS và các yếu tố liên quan cũng như nhu cầu về các chương trình giáo dục
sức khỏe liên quan đến AIDS, trong số các học sinh năm nhất từ ba trường trung
học phổ thông ở Thiên Tân, Trung Quốc. Một nghiên cứu cắt ngang sử dụng cả
phương pháp phân tầng và phương pháp lấy mẫu thuận tiện đã được tiến
hành. Các câu hỏi ẩn danh bao gồm các đặc điểm nhân khẩu học xã hội, kiến
thức và nhu cầu liên quan đến AIDS cho giáo dục sức khỏe AIDS đã được phân
phát cho các học sinh từ hai trường trung học cơ sở và một trường trung học dạy
nghề ở Thiên Tân. Tổng cộng có 1 082 sinh viênđã trả lời các câu hỏi. Trong số
đó, tỷ lệ nhận thức chung về kiến thức liên quan đến AIDS là 34,3 % (371/1
082), 71,9 % (778/1 082) trong số các học sinh đã nhận được kiến thức về AIDS
và 59,4%(643/1 082) của học sinh đã nhận được kiến thức về sức khỏe tình dục
trong quá khứ, từ ba trường. Có sự khác biệt thống kê giữa hai loại trường. 7,0%
(76/1 082) trong số các học sinh cho biết họ có hành vi tình dục. Kết quả từ
phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy, ở trường trung học cơ sở dạy nghề,
tỷ lệ nhận thức về kiến thức về AIDS thấp hơn (so với trung học phổthông,
OR = 0,41, KTC 95%: 0,29-0,59) và trong các mục sau, bao gồm không cần
nhận kiến thức về sức khỏe tình dục an tồn (so với nhu cầu về kiến thức sức
khỏe tình dục an tồn, OR = 0,62, 95 % CI : 0,43-0,91), không quan tâm đến
việc đọc tài liệu giáo dục sức khỏe liên quan đến AIDS (so với chú ý đến tài
liệu giáo dục sức khỏe AIDS, OR = 0,41, KTC 95 % : 0,30-0,56), không biết
về hành vi tình dục an tồn(so với nhận thức về hành vi tình dục an tồn, OR
= 0,55, KTC 95 %: 0,39-0,77), không biết sử dụng bao cao su đúng cách, so

với nhận thức về việc sử dụng bao cao su đúng cách (OR = 0,33, KTC 95 % :
0,24-0,46). Các tác giả


×