Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.32 KB, 25 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
à

TRẦN NGỌC TUÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN SỞI CỦA
BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI HUYỆN THƯỜNG
TÍN, HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội 10/ 2020


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN NGỌC TUÂN

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TIÊM VẮC XIN SỞI CỦA
BÀ MẸ CĨ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI HUYỆN THƯỜNG
TÍN, HÀ NỘI NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN



Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8.72.07.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HDKH: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ

Hà Nội 10/ 2020


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sởi là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do vi rút gây
ra, đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ nhỏ mặc dù có n vắc xin an tồn và hiệu quả.
Tiêm phịng sởi đã làm giảm 84% số trường hợp tử vong
do sởi giữa năm 2000 và 2016 trên toàn thế giới. Tổ chức
Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ em phải được tiêm đủ
hai mũi vắc xin sởi. Tỷ lệ tiêm chủng trong cộng đồng
cao sẽ làm ngăn chặn sự lưu hành của vi rút sởi, duy trì tỷ
lệ tiêm chủng đạt trên 95% trong nhiều năm liên tục sẽ
tiến tới loại trừ bệnh sởi [51].
Tại Việt Nam, Chương trình Tiêm chủng mở rộng
được chính thức triển khai từ năm 1985 với sáu mũi vắc
xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới một tuổi, trong đó có
vắc xin phịng bệnh sởi. Từ đó đến nay, vắc xin sởi được
triển khai tiêm chủng theo lịch cho trẻ với hai mũi vắc xin
lúc 9 tháng và lúc 18 tháng tuổi. Đồng thời triển khai các
chiến dịch phòng bệnh sởi cho trẻ ở những vùng có nguy
cơ cao và trên phạm vi toàn quốc [33].

Tổ chức Y tế khu vực Tây Thái Bình Dương, trong
đó có Việt Nam, từ năm 2005 đã đưa ra mốc thời gian
loại trừ sởi của Khu vực vào năm 2012. Do tình hình thực
tế khó khăn nên mốc thời gian đã được dịch chuyển sang


4

năm 2017 [23], tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chúng ta
vẫn chưa đạt được mục tiêu này.
Năm 2014 vụ dịch sởi tại Hà Nội đã làm 1.741
trường hợp mắc với 14 trường hợp tử vong. Đến 2017, số
mắc có xu hướng tăng so với 2 năm trước. Tính đến ngày
12/11/2017 đã có 63 trường hợp mắc, 1 trường hợp tử
vong, tăng 61 trường hợp mắc so với cùng kỳ năm 2016
(2/0). Trong 63 trường hợp mắc sởi tại Hà Nội năm 2017
có đến 85% trường hợp chưa được tiêm vắc xin và 14%
mới được tiêm một mũi vắc xin sởi [27].
Tại huyện Thường Tín vụ dịch sởi năm 2014 cũng
có tới 47 trường hợp mắc , phân bố tại 29/29 xã, thị trấn,
trong đó có 02 trường hợp tử vong có liên quan tới sởi.
Đến năm 2018, có 37 trường hợp mắc sởi (Trong đó có
10 người lớn và 27 trẻ em) [28].
Thường Tín ln là một huyện có tỷ lệ tiêm chủng
đầy đủ cao với các loại vắc xin qui định trong chương
trình tiêm chủng mở rộng, trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin sởi
mũi 1 cho trẻ đủ 9 -12 tháng tuổi luôn đạt từ 98% - 99%.
Tuy nhiên do Thường Tín là huyện ngoại thành có điều
kiện kinh tế khá nên tỷ lệ người dân đưa trẻ đi tiêm chủng
dịch vụ ngày càng cao trong khi chưa có sự thống nhất

giữa lịch tiêm chủng mở rộng (tiêm vắc xin sởi đơn lúc


5

trẻ 9 tháng tuổi và tiêm vắc xin sởi – rubella khi trẻ đủ 18
tháng tuổi) và tiêm dịch vụ vắc xin sởi – quai bị - rubella
(bắt đầu khi trẻ 12 tháng tuổi và nhắc lại một mũi sau 4 –
6 năm) nên nhiều trẻ mất cơ hội tiêm đủ hai mũi sởi sớm
cho trẻ trước hai tuổi. Việc tiêm chủng đầy đủ cho trẻ phụ
thuộc rất nhiều vào kiến thức và sự hiểu biết về bệnh
cũng như vắc xin phòng bệnh của bố, mẹ và những người
trực tiếp chăm sóc trẻ. Do vậy chúng tơi thực hiện nghiên
cứu về “Kiến thức, thực hành tiêm vắc xin sởi của bà
mẹ có con dưới 2 tuổi tại huyện Thường Tín, Hà Nội
năm 2020 và một số yếu tố liên quan” nhằm mong muốn
đề xuất được những giải pháp nâng cao hơn nữa tỷ lệ tiêm
đầy đủ và đặc biệt tỷ lệ tiêm đúng lịch vắc xin sởi, đưa ra
những khuyến nghị phù hợp để tiến tới cùng Hà Nội loại
trừ bệnh sởi trong thời gian sớm nhất.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá kiến thức, thực hành của bà mẹ có con
dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ
tại huyện Thường Tín, Hà Nội năm 2020.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức,
thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ
dưới 2 của đối tượng nghiên cứu.


6


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh sởi
1.1.1 Giới thiệu về bệnh sởi
1.1.2 Tình hình bệnh sởi
1.2 Vắc xin phịng bệnh sởi và lịch tiêm chủng
1.3. Một số nghiên cứu liên quan
1.4 Thông tin về địa bàn nghiên cứu


7

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bà mẹ sinh sống tại các xã, thị trấn thuộc huyện
Thường Tín có con từ 18 tháng tuổi đến dưới 24 tháng
tuổi tính đến thời điểm điều tra.
- Phiếu tiêm chủng của trẻ, sổ tiêm chủng cá nhân,
sổ theo dõi tiêm chủng của TYT hoặc sổ ghi chép về kết
quả tiêm vắc xin sởi của trẻ để hồi cứu số liệu về lịch
tiêm phòng sởi của trẻ
2.2
2.3

Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 4/2020 – tháng
8/2020.
Địa điểm nghiên cứu: Tại các xã, thị trấn trên địa
bàn huyện Thường Tín.


Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích kết

hợp hồi cứu số liệu thứ cấp.
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức ước lượng 1 tỉ lệ trong nghiên
cứu mô tả:


8

Trong đó:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu
Z1-α/2: Hệ số tin cậy với α =0, 05 thì Z1-αa/2=1,96 với
độ tin cậy 95%.
p: Là ước đoán tỉ lệ bà mẹ có thực hành cho trẻ
tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi. Lấy p = 0,497
(Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến năm 2017 tại
quận Đống Đa, Hà Nội) [35]
d: Sai số mong muốn tuyệt đối so với p, chọn d =
0,07
Thay vào công thức, số mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
là 196 mẫu. Dự phòng 30% mẫu, tổng số mẫu nghiên cứu
là 255 trẻ. Từ 255 trẻ được chọn, chúng tôi tiến hành
chọn 255 bà mẹ tương ứng. Trên thực tế có 250 bà mẹ
tham gia vào nghiên cứu.
Phương pháp chọn mẫu: Nghiên cứu đã áp dụng
phương pháp phân tầng.

2.5
Phương pháp
2.5.1. Công cụ thu thập và công cụ thu thập số liệu thông
tin:


9

Sử dụng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Bộ câu hỏi gồm
các phần sau: (A) Thông tin chung (thông tin về trẻ và
thơng tin về bà mẹ; (B) Tình trạng gia đình; (C) Kiến
thức của mẹ; (D) thực hành của bà mẹ; (E) Dịch vụ y tế.
Bộ câu hỏi được xây dựng dưa trên quyết định số
4845/QĐ-BYT [2]; quyết định số 845/QĐ-BYT [1] và
quyết định số 1830/QĐ-BYT [3]. Sau khi được hoàn
thiện, bộ câu hỏi được gửi xin ý kiến chuyên gia, tiếp tục
chỉnh sửa và đưa vào thử nghiệm, chuẩn hố trước khi
đưa vào nghiên cứu chính thức.
2.5.2. Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng bộ
câu hỏi được thiết kế sẵn
2.5.3. Q trình thu thập thơng tin:
- Xây dựng và chuẩn hố bộ cơng cụ
- Lên danh sách trẻ đáp ứng tiêu chuẩn, lựa chọn
đưa vào nghiên cứu.
- Điều tra viên là các cộng tác viên dân số đã được
tập huấn về kỹ năng thu thập số liệu.
- Điều tra viên đến các hộ gia đình của trẻ đã được
chọn và tiến hành phỏng vấn trực tiếp bà mẹ của trẻ. Nếu
không gặp được đối tượng phỏng vấn trong lần đầu tiên,

điều tra viên phải quay lại đến lần thức ba mới dừng điều


10

tra và thay thế. Các bà mẹ tham gia nghiên cứu được giới
thiệu đầy đủ mục đích nghiên cứu và được tư vấn về tiêm
chủng nếu cần.
2.6
Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh
giá
2.6.1 Các biến số, chỉ số nghiên cứu
- Nghiên cứu có 7 nhóm biến số, gồm:
+ Nhóm thơng tin trẻ: có 7 biến số
+ Nhóm thơng tin nhân khẩu học của mẹ: có 5
biến số
+ Nhóm tình trạng gia đình: có 7 biến số
+ Nhóm kiến thức của bà mẹ về bệnh sởi và tiêm
chủng vắc xin sởi: có 12 biến số
+ Nhóm thực hành tiêm vắc xin sởi cho trẻ: có 6
biến số
+ Nhóm dịch vụ y tế: có 6 biến số
+ Nhóm truyền thơng: có 4 biến số
2.6.2. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức: Nội dung về bệnh
sởi bao gồm từ câu C1 đến câu C6, tổng điểm tối đa đạt
được là 15 điểm. Bà mẹ được coi là có kiến thức đạt về
bệnh sởi khi đạt từ 7,5 điểm trở lên, dưới 7,5 điểm coi là
không đạt. Nội dung về tiêm vắc xin sởi cho trẻ bao gồm từ



11

câu C7 đến C12, tổng điểm tối đa đạt được là 10 điểm. Bà
mẹ được coi là có kiến thức đạt về tiêm vắc xin sởi cho trẻ
khi đạt từ 5 điểm trở lên, dưới 5 điểm coi là không đạt.
Tổng điểm kiến thức chung tối đa của mẹ là 25
điểm, kiến thức chung của bà mẹ được coi là đạt khi từ
12,5 điểm trở lên, dưới 12,5 điểm coi như không đạt.
Tiêu chuẩn đánh giá thực hành
- Khái niệm tiêm đầy đủ vắc xin sởi: Trẻ được tiêm ít
nhất 2 liều vắc xin sởi đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 1
tháng trong giai đoạn từ 9 tháng đến 18 tháng tuổi.
- Khái niệm tiêm đúng lịch vắc xin sởi: trẻ được tiêm
mũi 1 lúc 9 – 10 tháng tuổi, mũi 2 lúc trẻ 18 tháng.
- Trẻ được tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi là trẻ
thỏa mãn cả 2 điều kiện trên.
2.7. Xử lý, phân tích số liệu
- Số liệu thu thập được làm sạch, nhập vào máy
tính bằng phần mềm Epidata 3.1. Sau đó áp dụng phần
mềm thống kê SPSS 20.0 để xử lý số liệu thu thập được
qua phiếu khảo sát cũng như trong việc kiểm tra xác định
độ tin cậy.
2.8. Sai số và cách khắc phục
Sai số có thể gặp

Biện pháp khắc phục


12


Xin ý kiến chuyên gia, tham khảo
bộ câu hỏi có sẵn của của các cơng
Sai số trong xây trình nghiên cứu...
dựng bộ câu hỏi
Thử nghiệm phiếu điều tra trước
khi tiến hành nghiên cứu để chuẩn
hóa các nội dung.
Sai số nhớ lại

Hạn chế các câu hỏi nhớ lại, thông
tin cần hỏi không quá xa so với
hiện tại.

Sai số do điều tra
viên khơng giải Tập huấn cho người thu thập thơng
thích chính xác nội tin các kỹ năng phỏng vấn và điều
dung câu hỏi trong tra thử.
phiếu điều tra


13

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Kiến thức, thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc
xin sởi cho trẻ của mẹ
3.1.1. Kiến thức về tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch vắc
xin sởi cho trẻ của mẹ

Biểu đồ 3.1. Đánh giá kiến thức chung của bà

mẹ về bệnh sởi (n=250)
Biểu đồ 3.1 cho thấy số người mẹ có kiến thức đạt
về bệnh sởi chiếm tỷ lệ 57,6%. Tỷ lệ không đạt là 42,4%.


14

Biểu đồ 3.2. Kết quả đánh giá kiến thức của bà
mẹ về tiêm vắc xin phòng sởi (n=250)
90,8% số người mẹ có kiến thức đạt về tiêm vắc
xin phịng sởi (Biểu đồ 3.2).
Bảng 3.1. Đánh giá kiến thức của bà mẹ về tiêm
chủng vắc xin sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ (n=250)
Số lượng

Tỷ lệ %

Đạt

192

76,8

Không đạt

58

23,2

Kiến thức về tiêm

chủng đầy đủ, đúng
lịch vắc xin sởi

76,8% số người mẹ có kiến thức đạt về tiêm
chủng đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ.


15

3.2.2 Thực hành của người mẹ về tiêm vắc xin sởi đầy
đủ và đúng lịch cho trẻ
Bảng 3.2 Thực hành của bà mẹ về tiêm vắc xin sởi
mũi một cho trẻ (n=250)
Tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ

Số lượng

Tỷ lệ
%

Tỷ lệ trẻ có tiêm vắc xin sởi mũi 1

250

100,0

Loại vắc xin

Miễn phí


250

100,0

Nơi tiêm

TYT địa phương

250

100,0

Đúng lịch

226

90,4

Quá lịch

24

9,6

Trẻ ốm chưa tiêm

24

100,0


Sổ tiêm chủng cá
nhân

201

80,4

Sổ quản lý của
TYT

49

19,6

Lịch tiêm
Lý do tiêm quá
lịch (24 trẻ)

Nguồn thông tin

100% trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 1. Loại vắc xin
được tiêm là vắc xin miễn phí sử dụng trong chương trình
TCMR (100%). 100% trẻ tiêm tại các TYT địa phương.
Có 90,4% trẻ được tiêm đúng lịch theo lịch qui định của


16

CTTCMR. Lý do của việc trẻ không tiêm đúng lịch là do
trẻ ốm.

Bảng 3.3 Thực hành tiêm vắc xin sởi mũi hai
cho trẻ của người mẹ (n=250)
Tiêm vắc xin sởi mũi 2 cho trẻ

Số lượng

Tỷ lệ %

Trẻ có tiêm Có
vắc xin sởi mũi Không

249

99,6

1

0,4

Lý do chưa Trẻ ốm
tiêm (1 trẻ)

1

Loại vắc xin
(249 trẻ)

Miễn phí

249


100,0

Nơi tiêm (249

TYT địa phương

248

99,6

trẻ)

TYT nơi khác

1

0,4

Lịch tiêm (249
trẻ)

Đúng lịch

217

87,2

Quá lịch


32

12,8

Quên lịch

11

34,4

Có phản ứng sau
mũi tiêm 1

4

12,5

Trẻ ốm

17

53,1

Sổ tiêm chủng cá
nhân

199

79,9


Lý do tiêm quá
lịch (32 trẻ)

Nguồn thông
tin (249 trẻ)


17

Sổ quản lý của
xã/ phường

50

Số trẻ được tiêm vắc xin sởi mũi 2 là 99,6% do 1
trẻ chưa được tiêm do ốm Trong số trẻ được tiêm, 100%
trẻ được tiêm vắc xin miễn phí, 99,6% trẻ được cho đi
tiêm tại TYT địa phương, 87,2% trẻ được tiêm đúng lịch.

Biểu đồ 3.3. Kết quả đánh giá thực hành tiêm
vắc xin phòng sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ của
người mẹ (n=250)
Biể 78,8% số người mẹ đã có thực hành đạt về tiêm vắc
xin phòng bệnh sởi đầy đủ và đúng lịch cho trẻ, số còn lại
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành
tiêm đầy đủ vắc xin sởi cho trẻ của người mẹ

20,1



18

Nghiên cứu khơng tìm thấy các yếu tố liên quan
đến kiến thức tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho
trẻ của người mẹ.
Bảng 3.4 Một số yếu tố liên quan đến thực hành
tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ của người
mẹ (n=250)
Thực hành tiêm vắc xin
sởi đầy đủ, đúng lịch

Yếu tố

Không đạt
SL

OR (95%CI), p

Đạt

%

SL

%

Mẹ đã từng mắc sởi:
44,

5,026


4

1,3 – 19,43

193

80,
1

0,019

Đã từng mắc

5

55,6

4

Khơng mắc,
khơng nhớ

48

19,9

Trình độ học vấn:


35

18,3

156

81,
7

0,511
(0,262-0,993)

≥THPT

18

30,5

41

69,
5

0,048

Thời gian chờ được tiêm:
> 30 phút

13


35,1

24

64,9

≤ 30 phút

40

18,8

173

81,2

2,34
1,098-4,996


19

0,028
Những người mẹ đã từng mắc bệnh sởi có khả năng
có thực hành đạt về tiêm chủng cho trẻ thấp hơn khoảng
5,03 lần so với nhóm người mẹ có tiền sử mắc sởi hặc
không nhớ (OR=5,026; 95%CI: 1,3-19,43; p<0,05).
Những người mẹ có trình độ học vấn ≥ THPT có khả
năng thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho
trẻ cao gấp 0,51 lần so với nhóm có trình độ dưới THPT

(OR=0,511; 95%CI: 0,262-0,993; p<0,05). Thời gian chờ
tiêm cho trẻ ≤30 phút được xác định có liên quan đến
thực hành (OR=2,34; 95%CI: 1,098-4,996; p<0,05)


20

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1 Thực trạng kiến thức, thực hành của bà mẹ có con
dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi cho
trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020
Kết quả đánh giá chung kiến thức của người mẹ
về bệnh sởi cho thấy số người mẹ có kiến thức đạt về nội
dung này chiếm tỷ lệ 57,6%, số không đạt là 42,4%. Tuy
so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến
(53,1%) thì tỷ lệ người mẹ tại huyện Thường Tín có kiến
thức đạt cao hơn [35].
Kết quả đánh giá kiến thức chung của người mẹ
về tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ cho thấy 90,8% số
người mẹ có kiến thức đạt. Kết quả này hồn tồn phù
hợp với tỷ lệ tiêm vắc xin phịng sởi đầy đủ cao cho trẻ
tại Thường Tín và hợp lý khi công tác tư vấn tiêm chủng
ở địa phương này rất tốt. 247 trong tổng số 250 người mẹ
tham gia nghiên cứu (98,8%) ghi nhận đã được cán bộ
trạm y tế cung cấp các thông tin về tiêm chủng sởi và vắc
xin.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá tổng thể kiến thức
của người mẹ về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho
trẻ cho thấy 76,8% số người mẹ có kiến thức đạt, vẫn cịn



21

23,2% số người mẹ có kiến thức hạn chế về nội dung
này. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thuý Diễm năm 2010
(5,3%) [24]
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ được
tiêm đầy đủ 2 mũi vắc xin sởi trong nghiên cứu của
chúng tôi là 99,6%. Tỷ lệ này cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang và cộng sự
năm 2017 (93,3%) [25]. Trước đây, Thường Tín từng là
điểm nóng về số trường hợp mắc và tử vong do sởi trên
địa bàn Hà Nội. Kể từ đó, ngành y tế địa phương ln
quan tâm, chú trọng tuyên truyền, nâng cao ý thức người
dân trong việc đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng. Các hoạt
động cụ thể có thể kể đến là cộng tác viên dân số đến
từng nhà trẻ trong độ tuổi tiêm chủng mở rộng để phát
giấy mời khi có lịch tiêm. Cán bộ y tế tại điểm tiêm trong
mỗi buổi tiêm luôn chủ động tư vấn kiến thức về tiêm
chủng cho bà mẹ. Điều này cũng được phản ánh rõ ở kết
quả khảo sát về nguồn thông tin về bệnh sởi, về tiêm
chủng sởi và vắc xin được người dân tiếp cận chủ yếu là
cán bộ y tế (97,6% và 98,8%) và đây cũng là nguồn
thơng tin có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định cho trẻ đi
tiêm của bà mẹ (93,2%).


22


Một lý do nữa khiến tỷ lệ tiêm đầy đủ và đúng
lịch trong nghiên cứu của chúng tôi cao bởi các địa điểm
tiêm (TYT) gần với nhà dân 86,8% từ 5km trở xuống,
trong đó có tới 45,6% là dưới 1 km, và thời gian chờ để
được tiêm ngắn, thường từ 30 trở xuống (80%). Tuy
nhiên, vẫn còn 21,2% số người mẹ có thực hành khơng
đạt về nội dung này, dù lí do là do trẻ ốm nhưng đây vẫn
là điểm yếu đòi hỏi cán bộ y tế chú trọng gia tăng truyền
thơng, tư vấn và có kế hoạch thơng báo nhắc lịch tiêm
một cách chu đáo, sao cho thông tin đến được tận các hộ
gia đình để mọi người dân đều biết lịch tiêm của trẻ.
4.2 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực
hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ dưới
2 tuổi của đối tượng nghiên cứu.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, những người mẹ
có trình độ học vấn dưới trung học phổ thơng lại có khả
năng có thực hành đạt về tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc
xin phòng bệnh sởi hơn so với nhóm người mẹ có trình
độ học vấn từ phổ thông trung học trở lên (OR = 0,511;
95%CI = 0,262-0,993; p=0,048). Kết quả này của chúng
tôi khác với nhận xét của Vũ Duy Kiên và cộng sự khi
thực hiện nghiên cứu về các xu hướng của tỷ lệ bao phủ
vắc xin sởi và mối liên hệ với các đặc điểm kinh tế xã hội


23

ở trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi ở Việt Nam từ năm 2000
đến năm 2014 (2016).
Nghiên cứu của chúng tôi xác định được yếu tố tiền

sử mắc sởi của người mẹ và thời gian chờ đợi để được
tiêm có liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch
vắc xin sởi cho con của người mẹ. Cụ thể nhóm người
mẹ khơng mắc và khơng nhớ đã từng mắc sởi có thực
hành đạt gấp 5,026 lần so với nhóm đã từng mắc sởi
(OR=5,026; 95%CI: 1,3-19,43; p<0,05). Kết quả này
tương đồng với nhận xét của Nguyễn Thị Hải Yến và
cộng sự năm 2017 là những trẻ được chăm sóc bởi những
người chưa bị mắc sởi hoặc khơng nhớ có khả năng tiêm
đủ 2 mũi cao hơn 3,1 lần so với nhóm cịn lại (p<0,01)
[35]..
Về thời gian chờ đợi để được tiêm cho trẻ, kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra, nhóm bà mẹ có thời gian chờ
tiêm cho trẻ ≤ 30 phút có khả năng thực hành đạt gấp
2,34 lần so với nhóm đối tượng phải chờ lâu hơn 30 phút
(OR=2,34; 95%CI: 1,098-4,996; p<0,05). Đây là điều dễ
hiểu vì thời gian chờ đợi càng lâu, người mẹ càng sốt
ruột và càng ngại đưa con đến tiêm lần sau tại điểm tiêm
đấy.


24

KẾT LUẬN
1. Thực trạng kiến thức, thực hành của người mẹ có
con dưới 2 tuổi về tiêm đầy đủ, đúng lịch vắc xin sởi
cho trẻ tại huyện Thường Tín năm 2020
Người mẹ có con dưới 2 tuổi tại Thường Tín có
kiến thức và thực hành đạt về tiêm chủng đầy đủ và đúng
lịch vắc xin sởi cho trẻ với tỷ lệ khá cao (76,8% và

78,8%).
Thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin
phòng sởi cho trẻ của người mẹ cao đối với mũi 1
(90,4%) và thấp hơn đối với mũi 2 (87,2%).
2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành tiêm đầy đủ
và đúng lịch vắc xin sởi cho trẻ dưới 2 của đối tượng
nghiên cứu
Các yếu tố như trình độ học vấn [OR=0,511
(0,262-0,993); p<0,05], tiền sử mắc sởi của người mẹ
[OR=5,026 (1,3-19,43); p<0,05] và thời gian chờ tiêm
[OR=2,34 (1,098-4,996; p<0,05] được xác định có liên
quan đến thực hành tiêm đầy đủ và đúng lịch vắc xin sởi
cho trẻ dưới 2 tuổi của người mẹ.


25

KHUYẾN NGHỊ
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tơi có một số
khuyến nghị sau
1.
Đối với ngành y tế địa phương (TTYT
huyện, TYT xã) cần tiếp tục tuyên truyền các nội dung về
bệnh sởi, kiến thức về tiêm vắc xin phòng sởi đặc biệt các
nội dung về biến chứng của bệnh; loại vắc xin tiêm phịng
sởi; ngun nhân trẻ có thể bị mắc sởi mặc dù đã được
tiêm một mũi sởi.
2.
Đối với bà mẹ: Cần chủ động tiếp cận các
thông tin về tiêm phòng vắc xin cho trẻ.



×