Tải bản đầy đủ (.doc) (205 trang)

Luận án Tiến sĩ Báo chí học: Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (715.48 KB, 205 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VIỆT ANH

BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN VIỆT ANH

BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG VỚI VIỆC
GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ
VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG


Chun ngành: Báo chí học
Mã số

: 62 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hồng Đình Cúc

PGS.TS Nguyễn Đức Dũng


HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những
kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong
bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Việt Anh


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1
14


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ BÁO ĐẢNG ĐỊA
PHƯƠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRUYỀN THỐNG

40

1.1. Các khái niệm cơ bản

40

1.2. Báo đảng địa phương - công cụ, phương tiện công tác tư tưởng của Đảng,
một thiết chế văn hóa

54

1.3. Vai trị của báo đảng địa phương với giữ gìn và phát huy những giá trị
văn hóa truyền thống

58

1.4. Nội dung, hình thức thơng tin về giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống trên báo đảng địa phương

63

Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG
GIỮ GÌN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

71


2.1. Vài nét về những báo đảng địa phương trong diện khảo sát

71

2.2. Nội dung thông tin giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống trên báo đảng địa phương

74

2.3. Về hình thức thể hiện

100

2.4. Đánh giá của công chúng

108

2.5. Đánh giá chung

113

Chương 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
BÁO ĐẢNG ĐỊA PHƯƠNG GIỮ GÌN, PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN
HÓA TRUYỀN THỐNG

121

3.1. Một số vấn đề đặt ra

121


3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng báo đảng địa phương giữ gìn,
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống

126

3.3. Một số kiến nghị cụ thể với các cơ quan hữu quan và báo đảng địa
phương trong diện khảo sát

148

KẾT LUẬN

160

MỘT SỐ CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN

165

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

166

PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTW

BĐĐP
CNH, HĐH
CNXH
DLXH
ĐCSVN
GCCN
GTVHTT
HNM
HNQT
HTCT
KHCN
KHXH&NV
KTTT
LLCT
NXB
PTTH
PV, BTV
PVS
QLNN
TTĐC
VHTT
VHTTĐC

:
:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Ban Chấp hành Trung ương
Báo đảng địa phương
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chủ nghĩa xã hội
Dư luận xã hội
Đảng Cộng sản Việt Nam
Giai cấp cơng nhân
Giá trị văn hóa truyền thống
Hà Nội mới
Hội nhập quốc tế
Hệ thống chính trị
Khoa học cơng nghệ
Khoa học xã hội và nhân văn

Kinh tế thị trường
Lý luận chính trị
Nhà xuất bản
Phát thanh và truyền hình
Phóng viên, biên tập viên
Phỏng vấn sâu
Quản lý nhà nước
Truyền thơng đại chúng
Văn hóa truyền thơng
Văn hóa truyền thơng đại chúng

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện các bài về nội dung giữ gìn, phát huy giá trị
văn hóa truyền thống

101

Bảng 2.2: Tổng hợp thể loại được sử dụng để thông tin về những
GTVHTT trên các BĐĐP

104


Bảng 2.3: Các thể loại báo chí được báo Hà Nội mới sử dụng nhằm
thông tin về những GTVHTT

104


Bảng 2.4: Các thể loại báo chí được báo Bắc Ninh sử dụng nhằm thông
tin về những GTVHTT

105

Bảng 2.5: Các thể loại báo chí được báo Thái Ngun sử dụng nhằm
thơng tin về những GTVHTT

105

Bảng 2.6: Các thể loại báo chí được báo Hải Phịng sử dụng nhằm thơng
tin về những GTVHTT
Bảng 2.7: Trình độ học vấn của cơng chúng BĐĐP

105
106

Bảng 2.8: Tổng hợp các thể loại được sử dụng trên các BĐĐP nhằm
thông tin về nội dung những GTVHTT

107

Bảng 2.9: Nghề nghiệp của công chúng BĐĐP

108

Bảng 2.10: Tần suất đọc báo của công chúng BĐĐP

109


Bảng 2.11: Nguồn cung cấp báo của công chúng BĐĐP

109

Bảng 2.12: Những nội dung thông tin trên BĐĐP mà độc giả quan tâm
110

Bảng 2.13: Mức độ quan tâm của công chúng đến các thông tin về giá trị
văn hóa truyền thống trên BĐĐP
Bảng 2.14: Phản ứng của công chúng trước các thông tin về giá trị

110
111

Bảng 2.15: Ảnh hưởng của các thơng tin giá trị văn hóa truyền thống đến
công chúng BĐĐP

112


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội, những thành
tựu của khoa học và công nghệ là tiền đề, điều kiện để báo chí phát triển
mạnh mẽ, trở thành phương tiện thông tin thiết yếu, tác động to lớn vào đời
sống xã hội. Ở nhiều quốc gia, điều kiện tiếp cận, khả năng hưởng thụ báo chí
của người dân được coi là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá
trình độ phát triển của xã hội.
Theo báo cáo tổng kết năm 2015 của Bộ Thông tin - Truyền thơng, tính

đến tháng 12/2015, cả nước có 838 cơ quan báo chí in với 1.111 ấn phẩm,
trong đó các cơ quan Trung ương có 86 báo, 507 tạp chí; địa phương có 113
báo, 132 tạp chí; có 70 báo điện tử, 19 tạp chí điện tử và 265 trang thông tin
điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Về phát thanh truyền hình, cả nước
hiện có 67 đài phát thanh truyền hình Trung ương và địa phương, trong đó có
hai đài quốc gia, một đài truyền hình kỹ thuật số, 64 đài PT-TH cấp tỉnh. Đài
Tiếng nói Việt Nam đã phủ sóng 99% diện tích lãnh thổ và phủ sóng qua vệ
tinh đến nhiều nước trên thế giới. Đài Truyền hình Việt Nam phủ sóng đến
hơn 90% số hộ gia đình ở trong nước và phủ sóng qua vệ tinh đến nhiều khu
vực ở ngồi nước. Các phương tiện thơng tin đại chúng đã đóng góp quan
trọng vào công tác xây dựng Đảng, khẳng định và bảo vệ đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước, giữ gìn sự đồn kết, thống nhất trong Đảng, sự
đồng thuận trong xã hội; đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền,
xuyên tạc của các thế lực phản động, cơ hội chính trị, chống "Diễn biến hịa
bình"; phịng chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí và các tệ nạn xã hội
khác..., góp phần tích cực vào các thành tựu chung của đất nước.
Một trong những định hướng phát triển và hội nhập quốc tế của các
nước là khơi dậy và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Hàn Quốc vào
những năm 50 của thế kỷ XX còn thua kém miền Nam nước ta, nhưng từ khi


2
làn sóng văn hóa Hàn Quốc được khởi động vào những năm đầu 1980 với nhận
thức rằng hệ giá trị văn hóa chỉ có ý nghĩa thực sự khi kết hợp các yếu tố: củng
cố, quảng bá truyền thống văn hóa nổi trội nhân văn mang tính căn bản; khai
thác lợi thế địa chính trị và địa lý văn hóa, dùng mũi nhọn kinh tế để hỗ trợ văn
hóa...tích cực giao lưu, hội nhập, cạnh tranh, sàng lọc, nâng cao vị thế văn hóa
dân tộc nên Hàn Quốc có sự phát triển vượt bậc và trở thành "con rồng" ở châu
Á. Nhật Bản là nước có nền văn hóa phát triển nhanh chóng, ngày càng đa
dạng, đặc biệt sau cách mạng Duy Tân Minh Trị (1868) đến nay đã thường

xuyên phát huy những giá trị truyền thống và tiếp thu những thành quả tiến bộ
của văn hóa nước ngồi để làm nên "kỳ tích Nhật Bản".
Ở nước ta, văn hóa truyền thống là một trong những nhân tố quan trọng
góp phần giữ vững ổn định xã hội, khẳng định bản sắc dân tộc trước cơn lốc
tồn cầu hóa bởi: "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo
(của cá nhân và cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua nhiều thế
kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, truyền
thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc"
[14, tr.23]. Ngày nay, thế giới khơng cịn xem văn hóa như một thứ trang sức
mà văn hóa là chìa khóa của sự phát triển bền vững, trong đó, những giá trị
văn hóa truyền thống (GTVHTT) - cái tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi dân
tộc đóng vai trị là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa ghi dấu ấn của mình trong hoạt động sáng tạo của con người
và các quá trình sản xuất trong một xã hội nhất định. Văn hóa biểu hiện thơng
qua những hệ giá trị, chuẩn mực. Hệ giá trị và những chuẩn mực hướng dẫn
hành vi, cách ứng xử của con người trong mối quan hệ với thiên nhiên, cộng
đồng xã hội và chính bản thân con người trong hoạt động sinh tồn, phát triển.
Trước yêu cầu cấp bách ở nước ta hiện nay là "hoàn thiện các chuẩn mực giá trị
văn hóa và con người Việt Nam, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân
chủ và khoa học..khẩn trương đúc kết và xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con


3
người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế"
(CNH, HĐH và HNQT) [53, tr.50]. Điều đó địi hỏi GTVHTT phải được nghiên
cứu một cách thấu đáo, cơng phu, nghiêm túc, có trách nhiệm.
Báo đảng địa phương (BĐĐP) là bộ phận quan trọng cấu thành nên hệ
thống báo chí Việt Nam, là cơ quan ngơn luận của đảng bộ, chính quyền và
nhân dân, là cầu nối thơng tin giữa Đảng, chính quyền với nhân dân địa
phương, là diễn đàn của người dân. BĐĐP là phương tiện quan trọng nhất để

lãnh đạo, chỉ đạo công tác của đảng bộ, chính quyền địa phương và hướng dẫn
dư luận. BĐĐP có ưu thế so với báo chí ở Trung ương trong việc nắm bắt điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử, địa lý, các phong tục, tập quán của nhân dân địa
phương. BĐĐP có khả năng chuyển tải thơng tin phù hợp với đặc điểm và nhu
cầu của người dân địa phương, tác động mạnh mẽ và có hiệu quả vào tư tưởng,
tình cảm của người dân, cổ vũ, động viên kịp thời các gương điển hình tiên tiến
trong các lĩnh vực của đời sống, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi những hiện tượng
tiêu cực nảy sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của địa phương.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986), Đảng ta đã đề
ra đường lối đổi mới và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước. Đất nước ta đã
từng bước chuyển từ nền kinh tế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang
kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới
đã và đang đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Cùng với hệ thống báo chí cả nước, BĐĐP đã tham
gia tích cực vào tuyên truyền, phổ biến những quan điểm, đường lối, chính
sách, pháp luật đổi mới của Đảng và Nhà nước về các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phịng, đối ngoại…Trên lĩnh vực văn hóa,
nhất là sau khi Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII "Về xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và gần đây là Nghị quyết Trung
ương 9 khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" được ban hành, BĐĐP đã có


4
những đóng góp chung, quan trọng vào việc thơng tin, tuyên truyền đường
lối, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển
nền văn hóa, con người Việt Nam, tuyên truyền nhiệm vụ giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa tại địa phương, đấu tranh chống sự suy thối về văn hóa làm
biến dạng tài sản văn hóa của dân tộc.
Nhiều BĐĐP đã có chương trình hành động cụ thể, bám sát tình hình

xây dựng và phát triển văn hóa của địa phương, mở rộng nội dung về giữ gìn
và phát huy giá trị văn hoá, cổ vũ, khẳng định những giá trị tốt đẹp trong
truyền thống văn hóa địa phương; qua đó, góp phần xây dựng đời sống tinh
thần, tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng dân cư, trong các tổ chức, cơ quan,
đơn vị của địa phương, giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của địa phương nói riêng, của đất nước nói chung.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy: bên cạnh những thành tựu đạt được,
BĐĐP cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong thông tin, tuyên truyền,
quảng bá, giữ gìn và phát huy những GTVHTT. Một số báo chưa nhận thức
sâu sắc, đầy đủ và toàn diện về vai trị, vị trí của GTVHTT trong đời sống văn
hóa - xã hội của cộng đồng. Nhiều bài viết trên BĐĐP cịn hời hợt, hình thức,
thiếu tính hấp dẫn, thuyết phục, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu của công
chúng; thậm chí, một số bài cịn phản ánh khơng đúng với mục đích, yêu cầu,
nội dung và nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống và văn hóa dân
tộc; chưa coi trọng biểu dương, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, những
nhân tố tích cực trong học tập, lao động sản xuất, chiến đấu; xây dựng khối
đại đồn kết tại địa phương. Hiện tượng đưa những thơng tin giật gân, vi
phạm thuần phong mỹ tục, xem nhẹ q trình thẩm định nguồn tin, thơng tin
khơng đúng sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân, đến vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo của đảng bộ, chính quyền địa phương. Tính chuyên
nghiệp, tính chiến đấu của đội ngũ phóng viên, biên tập viên trên mặt trận bảo
vệ, giữ gìn và phát huy những GTVHTT, góp phần thực hiện chức năng


5
nhiệm vụ của BĐĐP còn nhiều hạn chế… Đây là những rào cản ảnh hưởng
đến sức hấp dẫn và hiệu quả tác động của tờ báo đối với công chúng, làm
giảm vai trò định hướng của BĐĐP trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở
địa phương…
Để nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP,

góp phần bồi đắp nền tảng tinh thần, động lực và mục tiêu cho quá trình xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đóng góp cơ sở thực tiễn
cho việc xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa thời kỳ CNH, HĐH và
HNQT, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tác giả luận án lựa chọn
đề tài "Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống" để làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Báo chí học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận và
thực tiễn về BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT; đánh giá thực trạng
nhiệm vụ giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP hiện nay;
đề xuất những giải pháp nhằm phát huy vai trò của BĐĐP với việc giữ gìn,
phát huy GTVHTT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận về báo đảng địa phương,bao gồm
xây dựng các khái niệm cơ bản về BĐĐP, về văn hóa, giá trị văn hóa truyền
thống…vai trị, nội dung giữ gìn và phát huy những GTVHTT của BĐĐP.
- Khảo sát và phân tích thực trạng giữ gìn và phát huy những GTVHTT
của BĐĐP thời gian qua về nội dung thơng tin, hình thức thơng tin và sự phản
hồi của cơng chúng. Qua đó đánh giá những thành cơng, hạn chế của BĐĐP
khi thực hiện nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những GTVHTT.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP thời kỳ CNH, HĐH và HNQT,


6
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và những kiến nghị cụ thể đối
với các BĐĐP trong diện khảo sát.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề báo đảng địa phương giữ
gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
3.2. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Hiện cả nước có 63 BĐĐP ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Tuy nhiên, tác giả luận án tập trung khảo sát BĐĐP (báo in) tại một số
tỉnh phía Bắc trong 03 năm, từ 2010 - 2012 bao gồm:
+ Báo Thái Nguyên
+ Báo Hà Nội mới
+ Báo Bắc Ninh
+ Báo Hải Phòng
Sự lựa chọn của tác giả về phạm vi và thời gian khảo sát trên bởi các lý
do sau:
Thứ nhất, 03 năm 2010-2012 là thời điểm chuẩn bị cho Đại hội XI và
triển khai nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
5 khóa X về cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới. Cũng
trong giai đoạn này, nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của Hà Nội, Bắc
Ninh đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới; nhiều tài liệu,
tư liệu về bản sắc văn hóa dân tộc, về vai trị, nhiệm vụ của báo chí giữ gìn,
phát huy văn hóa truyền thống; nhiều bài viết về bảo tồn, giữ gìn, phát huy
những GTVHTT trên BĐĐP được khảo sát…để NCS có thể tham khảo, sử
dụng cho đề tài nghiên cứu của mình. Mặt khác, đây cũng là thời gian nghiên
cứu viết luận án của nghiên cứu sinh.


7
Thứ hai, bốn tỉnh, thành phố trên đại diện cho bốn khu vực: Báo Hà
Nội mới là tờ báo của Thủ đơ Hà Nội nghìn năm văn hiến; báo Bắc Ninh đại

diện cho địa phương mang những đặc trưng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ; Báo
Hải Phịng đại diện cho địa phương mang những đặc trưng văn hóa biển, ven
biển và báo Thái Nguyên, đại diện cho địa phương có những đặc trưng văn
hóa trung du, miền núi. Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, trong đó
mỗi vùng, miền, địa phương có những đặc điểm văn hóa riêng. Lựa chọn
khảo sát đại diện BĐĐP của các vùng, miền khác nhau giúp tác giả có sự so
sánh, đánh giá một cách khách quan những điểm tương đồng và khác biệt
trong thực thi những nhiệm vụ chung.
Những BĐĐP trên đều có bề dày phát triển, có số lượng phát hành lớn
trong hệ thống BĐĐP khu vực phía bắc và có tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối
với độc giả địa phương. Ở những địa phương này, nhiều GTVHTT được giữ
gìn và lưu truyền tương đối nguyên vẹn, có tầm ảnh hưởng lớn trong đời sống
xã hội cũng như trong xây dựng văn hóa, con người. Với những GTVHTT
phong phú, báo đảng các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phịng, Thái
Ngun có nguồn thơng tin, tư liệu dồi dào để tác nghiệp, qua đó phát hiện và
chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Thứ ba, BĐĐP hoạt động theo Luật Báo chí, trong đó Nhà nước thống
nhất quản lý (về tơn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, phạm vi phát hành, thể
thức…) và Quyết định 338-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X
về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan báo chí của đảng bộ
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. GTVHTT của dân tộc là cái chung
phổ biến. Giữ gìn và phát huy những GTVHTT là sự nghiệp của toàn dân do
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí
thức giữ vai trị quan trọng, trong đó khơng thể khơng nói đến vị thế của


8
BĐĐP. Các BĐĐP đều có một số điểm chung cơ bản như trên nên việc

khoanh vùng đối tượng khảo sát khơng làm giảm tính khái qt của luận án.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên những cơ sở lý luận sau đây:
- Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta
về bản chất, vài trò, chức năng, nhiệm vụ, các nguyên tắc hoạt động của báo chí
cách mạng; về bản chất, chức năng, quy luật vận động và phát triển của văn hóa,
về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở nước
ta hiện nay trước yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
- Lý thuyết báo chí truyền thơng về bản chất hoạt động của báo chí truyền
thơng, cơ chế tác động, các chức năng xã hội của báo chí truyền thơng; vai trò xã
hội của nhà báo. Các lý thuyết nghiên cứu văn hóa truyền thơng: nghiên cứu văn
hóa; lý thuyết xã hội học (hệ thống cấu trúc - chức năng; lý thuyết tâm lý
học...nhằm phân tích, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, vai trị, nội dung, hình thức
thơng tin...của BĐĐP, cơ sở khoa học để khảo sát thực trạng BĐĐP giữ gìn, phát
huy những GTVHTT thời gian qua.
Lý thuyết Truyền thơng phát triển hay Truyền thơng vì sự phát triển bền
vững. Phát triển bền vững bao hàm phát triển kinh tế phải gắn với giữ gìn, phát
huy giá trị văn hố và bảo vệ mơi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Truyền thơng
phát triển có vai trị, trách nhiệm xã hội quan trọng trong việc giáo dục, động
viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức,
nhận thức, thái độ của nhân dân để thúc đẩy phát triển kinh tế, phát triển văn
hố, bảo vệ mơi trường, giữ gìn, giáo dục truyền thống và kích thích sự sáng tạo
giá trị văn hóa mới.
- Lý luận văn hóa Việt Nam: lịch sử hình thành và phát triển hệ giá trị văn
hóa truyền thống Việt Nam để tìm hiểu các đặc trưng cơ bản thể hiện bản sắc
văn hóa Việt Nam, cơ sở để phân tích vai trị của BĐĐP giữ gìn phát huy
GTVHTT trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.



9
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin:
Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử như phương
pháp logic và lịch sử, cái chung và cái riêng, nguyên nhân và kết quả...các
quan điểm: khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển, thực tiễn, tồn tại
xã hội quyết định ý thức xã hội…
- Các phương pháp tiếp cận của báo chí học, văn hóa học, xã hội học,
tâm lý học...
Phương pháp tiếp cận xã hội học - tiếp cận hệ thống cấu trúc, chức
năng của văn hóa nhằm tạo nên sự ổn định của hệ thống trong quá trình vận
động và phát triển. Vận dung nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP.
Phương pháp tiếp cận tâm lý học để tìm hiểu hoạt động sáng tạo của
nhà báo và tâm lý tiếp nhận của công chúng với các yếu tố: nhu cầu, động cơ,
mục đích, nội dung, phương phức, phương tiện tiếp nhận...Nắm vững và thấu
hiểu yếu tố tâm lý học của công chúng, BĐĐP mới có thể sáng tạo những tác
phẩm báo chí về GTVHTT thỏa mãn như cầu của công chúng.
- Phương pháp phân tích tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu, văn kiện,
nghị quyết, pháp luật có liên quan của Đảng và Nhà nước, các giáo trình,
sách, các bài nghiên cứu trên các tạp chí nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho
BĐĐP thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, về giữ gìn và phát huy những
GTVHTT. Qua nghiên cứu các văn kiện, tài liệu trên, tác giả vận dụng những
quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước, kế thừa những kết quả đã được
nghiên cứu, góp phần làm cho luận án sâu sắc hơn, đồng thời là cơ sở khoa
học để nhận định, đánh giá các kết quả nghiên cứu, khảo sát nhằm tìm ra
những giải pháp, kết luận khoa học cho đề tài nghiên cứu, từ đó khẳng định
những đóng góp mới của luận án.
- Phương pháp phân tích nội dung: dùng để phân tích nội dung các tác
phẩm báo chí được đăng tải trên BĐĐP liên quan đến vấn đề nghiên cứu của



10
luận án; những câu trả lời thu được qua trưng cầu ý kiến, phỏng vấn sâu. Kết
quả phân tích nội dung giúp tác giả khái quát được những ưu điểm, hạn chế
và đề ra những kiến nghị khoa học nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP giữ gìn
và phát huy những GTVHTT.
- Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi: Mục đích sử dụng
phương pháp này nhằm thu nhận các ý kiến nhận xét, đánh giá của công
chúng BĐĐP và cán bộ, phóng viên, các nhà lãnh đạo, quản lý cơ quan báo
chí. Nghiên cứu sinh đã tiến hành trưng cầu ý kiến với hai loại đối tượng sau:
Một là, công chúng báo đảng ở các địa phương tại 04 tỉnh, thành phố
là Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Phòng (với 400 phiếu, mỗi tỉnh,
thành phố 100 phiếu), theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Các nội dung
trưng cầu ý kiến của cơng chúng liên quan đến hình thức tiếp cận BĐĐP, tần
suất tiếp cận, mức độ quan tâm, thái độ và hành vi sau tiếp cận thông tin về
GTVHTT… trên BĐĐP
Hai là, cán bộ, phóng viên, các nhà lãnh đạo, quản lý, của những báo
trong diện khảo sát nhằm thu thập ý kiến về thực trạng, những ưu, nhược
điểm về nội dung thơng tin, hình thức thể hiện của BĐĐP về vấn đề giữ gìn
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống (với tổng số 200 phiếu)
Trong phương pháp này, tác giả sử dụng phần mềm xử lý thông tin định
lượng SPSS nên kết quả thu được là đáng tin cậy.
- Phương pháp thu thập ý kiến chuyên gia được thực hiện để thu thập
những ý kiến nhận xét, đánh giá chuyên sâu của các nhà khoa học chuyên
ngành (trực tiếp hoặc gián tiếp) nhằm làm sâu sắc thêm lý luận và thực tiễn
của đề tài.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với cán bộ lãnh đạo, quản
lý báo chí, ban tuyên giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học về những vấn đề
liên quan để thu thập thơng tin định tính, cơ bản, có hệ thống và chiều sâu

nhằm đánh giá ưu điểm, nhược điểm, xác định giải pháp, nâng cao chất lượng
thông tin giữ gìn phát huy GTVHTT của BĐĐP.


11
5. Đóng góp mới của luận án
- Luận án là một trong những cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách
có hệ thống về BĐĐP giữ gìn, phát huy những GTVHTT.
Trong luận án, nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những GTVHTT của
BĐĐP được nhìn nhận, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, nhiều góc
độ khác nhau, qua đó làm rõ thực trạng, bao gồm những thành cơng, hạn chế
của BĐĐP trong hoạt động giữ gìn, phát huy những GTVHTT. Trên cơ sở đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP giữ gìn và phát
huy những GTVHTT thời kỳ CNH, HĐH và HNQT.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định sức mạnh, hiệu
quả của hệ thống BĐĐP trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo tinh thần
các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định vị thế của
BĐĐP trong bảo vệ, gìn giữ, phát huy những GTVHTT.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Luận án xây dựng khung lý thuyết về vấn đề BĐĐP giữ gìn và phát
huy GTVHTT, làm cơ sở khoa học cho khảo sát thực trạng BĐĐP giữ gìn,
phát huy GTVHTT, góp phần định hướng hoạt động của BĐĐP trong giữ gìn,
phát huy GTVHTT giai đoạn hiện nay.
Lý luận về BĐĐP giữ gìn và phát huy những GTVHTT đảm bảo tính
khoa học và độ tin cậy cao bởi sự nghiên cứu nghiêm túc, có trách nhiệm về
thực trạng nội dung thơng tin, hình thức thể hiện và sự đánh giá khách quan
của công chúng BĐĐP.
- Luận án có đóng góp, bổ sung nhất định vào việc làm rõ cơ sở lý luận
và thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong điều

kiện mới, xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội, mục tiêu, động lực phát
triển bền vững đất nước, xây dựng các chuẩn mực giá trị văn hóa và con
người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH và HNQT.


12
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Nội dung nghiên của luận án là tư liệu tham khảo cho công tác lãnh
đạo của cấp ủy, chỉ đạo của chính quyền, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành
với BĐĐP; đặc biệt là các BĐĐP được khảo sát để đổi mới, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động trong lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp nhằm giữ gìn,
phát huy những GTVHTT.
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế, thiếu sót của đội ngũ
phóng viên, biên tập viên (PV, BTV) báo đảng địa phương, những người đang
trực tiếp sáng tạo các tác phẩm báo chí về đề tài văn hóa truyền thống. Từ đó,
luận án đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP về giữ gìn,
phát huy những GTVHTT, xây dựng hệ thống BĐĐP ở nước ta ngày càng
phát triển vững mạnh, hiện đại.
- Luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho quá trình học tập,
nghiên cứu và giảng dạy đối với sinh viên các chuyên ngành báo chí, cho các
học viên cao học, nghiên cứu sinh và những ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết thứ nhất: Trong bối cảnh tồn cầu hóa, khu vực hóa và sự
bùng nổ các phương tiện truyền thông mạng xã hội, hệ thống BĐĐP vẫn đang
phát huy những ưu thế và khẳng định vai trị của mình trong cơng tác thơng
tin, tun truyền, định hướng dư luận xã hội, xây dựng văn hóa, con người ở
địa phương, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
- Giả thuyết thứ hai: Phản ánh sự nghiệp đổi mới về văn hóa do Đảng
ta khởi xướng và lãnh đạo, hệ thống BĐĐP ở nước ta đã có những đóng góp
quan trọng vào xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, giữ gìn

và phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Trong giai đoạn cách mạng mới,
Đảng bộ, chính quyền phương lãnh đạo, chỉ đạo tốt, có hiệu quả BĐĐP nhằm
đem lại những thành tựu trên lĩnh vực văn hóa, giữ gìn và phát huy những
GTVHTT tương xứng với những thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị...


13
- Giả thuyết thứ ba: Xây dựng và phát triển văn hóa, giữ gìn và phát huy
những GTVHTT trong điều kiện CNH, HĐH, phát triển KTTT và HNQT, báo
đảng địa phương đã và đang bộc lộ những thiếu sót, nhược điểm, đòi hỏi phải
được nghiên cứu một cách hệ thống, đề xuất những giải pháp có tính khả thi để
báo đảng địa phương nâng cao chất lượng giữ gìn và phát huy những
GTVHTT, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam.
8. Bố cục của luận án
Ngồi các phần Mở đầu, Tổng quan nghiên cứu, Kết luận và Tài liệu
tham khảo, phụ lục, những nội dung chính của luận án được bố trí trong
3 chương, 12 tiết.


14
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Vấn đề truyền thơng văn hóa, báo chí với văn hóa, bản sắc và giá trị
văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc,
quốc gia... liên quan đến đề tài đã được nhiều nhà nghiên cứu dành thời gian,
cơng sức, tâm huyết, thể hiện dưới những hình thức khác nhau như các sách
chuyên khảo, các đề tài khoa học; các cơng tình nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước, bộ, ngành, các hội thảo khoa học từ Trung ương đến địa phương, các
bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chun ngành. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nghiên cứu sâu, trực tiếp, toàn diện về BĐĐP giữ gìn và phát huy
những GTVHTT. Để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, NCS đã nghiên

cứu, tiếp cận các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và Đảng ta về báo chí, văn hóa, các cơng trình nghiên cứu và các tài
liệu cơ bản sau:
1. Những cơng trình, tài liệu định hướng nghiên cứu chức năng,
nhiệm vụ, vai trị, nội dung, hình thức, của báo đảng địa phương
Đối với chun ngành báo chí, có thể kể đến Cơ sở lý luận báo chí
[164], [41]; Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng [133]; Giáo trình cơ sở lý
luận báo chí [66]; Truyền thơng - lý thuyết và kỹ năng cơ bản [42]...Tác
phẩm báo chí [179], Tác phẩm chính luận báo chí [116]. Đây là những cuốn
sách đóng vai trị cơ sở lý luận, phương pháp luận của báo chí khi nghiên
cứu về BĐĐP - cơ quan ngôn luận của đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương và vận dụng vào quá trình nghiên cứu vấn đề BĐĐP giữ gìn,
phát huy những GTVHTT.
Xem xét dưới góc độ thực hiện chức năng văn hóa, để thực hiện tốt
chức năng này, báo chí cần phải: "tích cực tham gia bảo tồn hệ thống giá trị
văn hoá” nhằm “cổ vũ, khích lệ năng lực sáng tạo giá trị mới, truyền bá,
nhân rộng nhân tố mới, động viên tính tích cực của con người...phê phán


15
các thói hư tật xấu, các biểu hiện bảo thủ, trì trệ, đấu tranh chống các hiện
tượng phi văn hố... giao lưu văn hoá với các dân tộc, cộng đồng trên thế
giới" [41, tr.194].
Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động báo chí ở nước ta từ
sau đổi mới đến nay là nội dung của cuốn sách Những vấn đề của báo chí
hiện đại [24]. Xuất phát từ những vấn đề lý luận báo chí như: sự hình thành tư
tưởng triết học gắn với hoạt động báo chí của C.Mác; Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý báo chí; về một nền báo chí trong cơ chế thị trường… Các tác
giả phân tích tính thực tiễn của hoạt động báo chí nước ta hiện nay như:
Những bài học từ di sản truyện, ký và tiểu phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh;

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; Nhận diện hệ thống thể loại báo chí
ở nước ta… Nghiên cứu BĐĐP giữ gìn và phát huy GTVHTT trong giai đoạn
hiện nay không thể tách rời việc xem xét các hoạt động của báo đảng trong
bối cảnh và tình hình mới. Nội dung của cuốn sách Những vấn đề của báo chí
hiện đại là sách tham khảo quan trọng đối với quá trình thực hiện luận án.
Cuốn Xã hội học báo chí của Trần Hữu Quang [123] trình bày những nội
dung tiếp cận xã hội đối với các q trình truyền thơng, đối với nghề làm báo và
hoạt động của nhà báo; những quan điểm và những phương pháp phân tích xã
hội học về cơng chúng truyền thơng và nội dung truyền thông, các tác động xã
hội của truyền thông đại chúng…Thông qua các kênh thông tin này mà các giá
trị xã hội, các quy tắc, luật lệ thành văn cũng như bất thành văn của xã hội được
phổ biến. Truyền thơng đại chúng là phương tiện có khả năng làm cho xã hội trở
nên đoàn kết, gắn bó nhau, hội nhập cá nhân vào xã hội, góp phần giải quyết
những vấn đề lớn của xã hội. Nội dung cuốn sách là tài liệu tham khảo về
phương pháp tiếp cận xã hội học đối với BĐĐP.
Sách chuyên khảo Báo chí và thơng tin đối ngoại [12] nhằm cung cấp
lý luận chung về công tác đối ngoại và thông tin đối ngoại của Đảng, Nhà
nước. Ngoài ra, các tác giả còn giúp độc giả phân biệt các thể loại báo chí,


16
đánh giá vai trị của báo chí đối với thơng tin đối ngoại, phương hướng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cơng tác thơng tin đối ngoại trong tình hình
mới. Mặc dù nội dung của cuốn sách hướng tới độc giả chuyên ngành ngoại
giao, văn hoá đối ngoại song rất có ý nghĩa với Luận án khi đề xuất vấn đề
"chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại"
để làm phong phú thêm những GTVHTT.
Góp phần làm rõ bản chất của mối quan hệ giữa báo chí và dư luận xã
hội, tác giả Nguyễn Văn Dững đã cho ra mắt độc giả cuốn Báo chí và dư luận
xã hội [40]. Nội dung của cuốn sách đã chỉ ra rằng: báo chí là nhân tố cơ bản

khơi nguồn DLXH, phản ánh, truyền dẫn DLXH, định hướng DLXH và điều
hoà DLXH. Với đề tài luận án: Báo đảng địa phương với việc giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hố truyền thống, tác giả đã tham khảo được nhiều
thơng tin bổ ích từ "Báo chí và dư luận xã hội". Đó là việc đánh giá, ứng xử
của nhà báo với dư luận xã hội, mà ở đề tài Luận án là sự phản hồi của công
chúng đối với BĐĐP khi tiếp nhận những thơng tin về GTVHTT; đó là cơ chế
tác động của báo chí vào cơng chúng, làm thay đổi nhận thức, thái độ và điều
chỉnh hành vi của con người và các nhóm cơng chúng xã hội phù hợp…
Luận án tiến sĩ Vai trị của truyền thơng đại chúng trong việc giáo dục
thẩm mỹ cho nhân dân ở nước ta hiện nay [105] của Trần Ngọc Tăng. Trên cơ
sở phân tích sức mạnh của truyền thơng đại chúng, báo chí nói chung và khả
năng thâm nhập, ảnh hưởng sâu sắc của nó đến các mặt của đời sống xã hội,
tác giả khẳng định truyền thông đại chúng là một phương thức giáo dục thẩm
mỹ, nâng cao và làm phong phú vốn văn hóa của cơng chúng. Luận án của
Trần Ngọc Tăng nghiên cứu vai trị của hệ thống báo chí nói chung trong việc
hình thành và phát triển nhân cách, hình thành và phát triển năng lực thẩm
mỹ, song, là luận án tiến sĩ triết học. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận án
không trùng lặp với đối tượng nghiên cứu của đề tài Báo đảng địa phương với
việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.


17
Luận án tiến sĩ Báo chí học với đề tài “Báo điện tử với vấn đề xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Sơn Minh,
đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí, báo điện tử và văn hóa,
phân tích thực trạng và đánh giá vai trò của báo điện tử trên cơ sở khảo sát
các tin, bài trong chuyên trang văn hóa của báo điện tử: Nhân dân,
Vietnamnet, Dân trí, Tuổi trẻ online (chun trang Văn hóa - Giải trí). Trong
luận án này, nội dung về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện
nay chỉ tập trung vào thơng tin lĩnh vực khá hẹp, đó là thơng tin về Văn hóa nghệ thuật. Luận án “Báo điện tử với vấn đề xây dựng và phát triển nền văn

hóa Việt Nam hiện nay” có nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu không
trùng với đề tài của NCS. Tuy nhiên, tham khảo các giải pháp chung, các kết
luận và kiến nghị có giá trị nhất định trong quá trình đề xuất giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao chất lượng BĐĐP giữ gìn, phát huy những GTVHTT.
Cuốn sách Nhà báo, bí quyết kỹ năng - nghề nghiệp (kinh nghiệm nghề
nghiệp của báo chí phương Tây) [38] lại tập trung phân tích hoạt động nghề
nghiệp của phóng viên, biên tập viên từ việc đặt tiêu đề, mào đầu cho tác
phẩm báo chí đến nguyên tắc và dạng thức rút ngắn tin tức, văn bản đến trách
nhiệm, tính khách quan của báo chí và nhà báo; từ đặc trưng ngơn ngữ báo chí
đến cơng nghệ biên tập; sự tác động của thơng báo tin tức vào độc giả, tính
hiệu quả của sự tác động của thông tin vào độc giả... Cuốn sách không những
là cẩm nang nghề nghiệp đối với phóng viên, biên tập viên đang hành nghề
mà cịn là tài liệu tham khảo quan trọng, là cơ sở để NCS đánh giá nội dung,
hình thức và chất lượng thơng tin của báo đảng địa phương giữ gìn, phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống.
Cũng đề cập đến kỹ năng làm báo, đào tạo nhà báo trên cơ sở tiếp cận từ
thực tiễn báo chí Thuỵ Điển, cuốn Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển [69].
Tác giả đã phân tích, đánh giá nền báo chí Thuỵ Điển với tư cách là một đại
diện điển hình của trường phái báo chí Bắc Âu - trường phái báo chí thứ ba:


18
"Hoạt động theo phương châm ơn hồ và uyển chuyển, giàu tính nhân văn, ít
thấy giọng điệu phê phán gay gắt cũng như ca ngợi hùng hồn, hầu như khơng
có cái gọi là "bôi đen" hay "tô hồng"... chăm lo tôn tạo những giá trị chung
như chống bạo lực, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường sinh thái, phổ biến
tri thức khoa học, những giá trị văn hoá, nghệ thuật" [69, tr.47]. Những kỹ
năng làm báo như: kỹ năng làm tin, phỏng vấn, ảnh báo chí, quảng cáo báo là
những tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiện luận án, giúp tác giả luận án
đánh giá, nhận xét các tác phẩm báo chí về nội dung giữ gìn và phát huy những

giá trị văn hóa truyền thống của BĐĐP.
Cuốn Editorial Guidelines do BBC phát hành, được chủ tịch BBC giới
thiệu là một trong những tài liệu quan trọng nhất dành cho đội ngũ phóng
viên, biên tập viên của mình. Một số nguyên tắc được đưa ra là tiêu chí quan
trọng góp phần đánh giá hoạt động tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên
như: tính chính xác, tính khách quan, trung thực; không thiên vị, không ảnh
hưởng đến đời tư...phù hợp với những nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp của
báo chí nước ta. Tham khảo nội dung cuốn sách có giá trị trong đánh giá q
trình hoạt động tác nghiệp, xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ phóng
viên, biên tập viên BĐĐP.
Chủ động đón nhận thời cơ, khắc phục những thách thức để phát triển
văn hóa khi nước ta tham gia hội nhập quốc tế, nhiều cuộc hội thảo khoa học
liên quan đến tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã được tổ chức,
như: “Tính chuyên nghiệp của báo chí,hiện đại - Những vấn đề lý luận và thực
tiễn”, “Báo chí với phát triển bền vững”. Gần đây, Hội thảo khoa học cấp Nhà
nước Văn hóa truyền thơng trong thời kỳ hội nhập do Hội nhà báo Việt Nam và
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội tổ chức tháng 2/2012. Có
57 bài tham luận với hai chủ đề: Lý luận về văn hóa truyền thơng và Văn hóa
truyền thơng trong hoạt động tác nghiệp của báo chí. Đáng chú ý là các bài
“Một số vấn đề về truyền thông đại chúng, văn hóa đại chúng và Văn hóa


×