Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

luận văn thạc sĩ kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã quang lãng, phú xuyên, hà nội năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (804.13 KB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

TRẦN HỮU TUẤN- C01105

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ

LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG
SINH CỦA NGƯỜI DÂN XÃ QUANG LÃNG, PHÚ
XUYÊN, HÀ NỘI NĂM 2019
Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8 72 07 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN QUỐC KHAM

Hà Nội – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn này tôi đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ, góp ý quý báu của nhiều nhà khoa học trong và ngồi trường.

Tơi xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo bộ môn Y tế công cộng
cùng các Thầy/Cơ các bộ mơn và khoa phịng của Trường Đại học Thăng
Long, đã trực tiếp giảng dạy, chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu.
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến GS.TS. Trần Quốc Kham, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ


tôi về kiến thức cũng như phương pháp nghiên cứu, những ý kiến quý báu
định hướng và hoàn thiện trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Trạm Y tế xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên,
thành phố Hà Nội đã cho phép và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
phỏng vấn, thu thập ý kiến của người dân trên địa bàn xã.
Xin cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động
viên, giúp đỡ tơi trong q trình hoàn thành luận văn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Tác giả

Trần Hữu Tuấn

Thang Long University Library


LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên học viên: Trần Hữu Tuấn
Luận văn thạc sỹ với tên đề tài: Kiến thức, thực hành và một số yếu tố
liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã Quang Lãng, Phú
Xuyên, Hà Nội năm 2019” này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Trần Quốc Kham. Các số liệu
và những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này hồn tồn trung
thực. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Hà Nội, ngày


tháng
Học viên

Trần Hữu Tuấn

năm 2019


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMR

Antimicrobial Resistance – Kháng kháng sinh

BHYT

Bảo hiểm y tế

CBYT

Cán bộ y tế

DDD

Defined Daily Doses - liều duy trì trung bình giả
định mỗi ngày đối với một loại thuốc

CSYT

Cơ sở y tế


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐĐNKH

Đặc điểm nhân khẩu học

ĐKKT

Điều kiện kinh tế

KCB

Khám chữa bệnh

KS

Kháng sinh

KKS

Kháng kháng sinh

LMIC

Low and Middle Income Countries - Quốc gia có thu

NC


nhập thấp và trung bình

SDKS

Nghiên cứu

TĐHV

Sử dụng kháng sinh

TT-GDSK

Trình độ học vấn

TYT

Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

WHO

Trạm y tế

HCT

World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới
học cổ truyền

Thang Long University Library



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 3
1.1. Sơ lược về thuốc kháng sinh...................................................................3
1.1.1. Khái niệm..........................................................................................3
1.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh...............................................................3
1.1.3. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý........................................................... 4
1.1.4. Tác dụng không mong muốn............................................................ 6
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh.....................................................7
1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới.......................... 7
1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam............................. 9
1.3. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn.............................................11
1.3.1. Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới....................................... 11
1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam.................14
1.4. Một số nghiên cứu về kiến thức và hành vi sử dụng kháng sinh của
người dân.................................................................................................. 16
1.4.1. Trên thế giới....................................................................................16
1.4.2. Tại Việt Nam...................................................................................18
1.5. Một số yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh........................ 18
1.6. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu............................................................... 20
1.7. Khung lý thuyết.....................................................................................22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............23
2.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu........................................................23
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.......................................................................23
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu......................................................................23


2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:....................................................................... 23
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu................................................24
2.2.3. Kỹ thuật thu thập thông tin............................................................. 25
2.2.4. Sơ đồ nghiên cứu............................................................................ 26
2.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu và cách đánh giá.........................27
2.3.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................27
2.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá........................................................................31
2.4. Sai số và biện pháp khắc phục.............................................................. 35
2.4.1. Sai số...............................................................................................35
2.4.2. Biện pháp khắc phục.......................................................................35
2.5. Phân tích và xử lý số liệu......................................................................35
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu......................................................... 36
2.7. Hạn chế của nghiên cứu........................................................................ 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 37
3.1. Kiến thức và thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân........37
3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu...............................................37
3.1.2. Kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh của người dân..................38
3.1.3. Thực hành sử dụng thuốc kháng sinh của người dân......................44
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh
của người dân............................................................................................49
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức sử dụng thuốc kháng sinh . 49
3.2.2. Một số yếu tố liên quan với thực hành sử dụng thuốc kháng sinh . 54

Chương 4: BÀN LUẬN.................................................................................60
4.1. Kiến thức, thực hành sử dụng kháng sinh của người dân..................... 60
4.1.1. Kiến thức sử dụng kháng sinh của người dân.................................60
4.1.2. Thực hành sử dụng kháng sinh của người dân............................... 66

Thang Long University Library



4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành sử dụng kháng sinh
của người dân............................................................................................73
4.2.1. Mối liên quan với kiến thức sử dụng kháng sinh............................73
4.4.2. Mối liên quan với thực hành sử dụng kháng sinh...........................76
KẾT LUẬN.................................................................................................... 79
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng....................................................... 37
Bảng 3.2. Kênh thông tin người dân tiếp cận trong sử dụng kháng sinh........38
Bảng 3.3. Kiến thức của người dân về lí do sử dụng kháng sinh....................39
Bảng 3.4. Đối tượng ảnh hưởng đến quyết định sử dụng kháng sinh của
người dân....................................................................................... 39
Bảng 3.5. Vấn đề người dân quan tâm khi sử dụng kháng sinh......................40
Bảng 3.6. Kiến thức của người dân về địa điểm mua thuốc kháng sinh.........40
Bảng 3.7. Lưu ý khi mua thuốc kháng sinh của người dân.............................41
Bảng 3.8. Kiến thức của người dân về thời gian sử dụng kháng sinh.............41
Bảng 3.9. Kiến thức của người dân về tác dụng không mong muốn của
kháng sinh......................................................................................42
Bảng 3.10. Đối tượng cần thận trọng khi sử dụng kháng sinh........................43
Bảng 3.11. Địa điểm người dân mua kháng sinh............................................ 44
Bảng 3.12. Yêu cầu người bán thuốc hướng dẫn thông tin về thuốc..............44
Bảng 3.13. Thực hành sử dụng kháng sinh theo đơn của bác sĩ..................... 45
Bảng 3.14. Lý do sử dụng kháng sinh trong 6 tháng vừa qua của người dân 46
Bảng 3.15. Thời điểm uống thuốc kháng sinh trong ngày.............................. 46
Bảng 3.16. Xử trí về thời điểm ngừng sử dụng kháng sinh............................ 47

Bảng 3.17. Xử trí sau 2 – 3 ngày sử dụng kháng sinh khơng đỡ bệnh............47
Bảng 3.18. Xử trí khi gặp tác dụng không mong muốn..................................48
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với giới tính .. 49
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với tuổi..........49
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với trình đ ộ
học vấn...........................................................................................50
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với nghề nghiệp50

Thang Long University Library


Bảng 3.23. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với điều kiện
kinh tế

51

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa kiến thức sử dụng kháng sinh với nguồn thông
tin từ cán bộ y tế địa phương

51

Bảng 3.25. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến kiến thức về sử dụng kháng
sinh theo mơ hình hồi quy đa biến

52

Bảng 3.26. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với giới tính .. 54
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với trình độ học vấn 54

Bảng 3.28. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với nghề nghiệp

.........................................................................................................................55
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với điều kiện
kinh tế

55

Bảng 3.30. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với tuổi..........56
Bảng 3.31. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với nguồn thông
tin từ cán bộ y tế địa phương

56

Bảng 3.32. Mối liên quan giữa thực hành sử dụng kháng sinh với kiến thức sử
dụng kháng sinh

57

Bảng 3.33. Đánh giá một số yếu tố liên quan đến thực hành về sử dụng kháng
sinh theo mơ hình hồi quy đa biến

58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kiến thức của người dân về thời gian sử dụng kháng sinh với
những bệnh nhiễm khuẩn thông thường

42

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ kiến thức chung về sử dụng kháng sinh của người dân.....43

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ người dân sử dụng kháng sinh theo đơn............................44
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thực hành chung về sử dụng kháng sinh của người dân....48

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Loại siêu vi khuẩn mới có khả năng chống lại loại thuốc KS
mạnh nhất 12
Hình 1.2. Bản đồ hành chính xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.....21

Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mỗi ngày trên thế giới có khoảng 1.900 người bệnh tử vong vì tình trạng
kháng kháng sinh, tương đương 700.000 người thiệt mạng mỗi năm do tình
trạng sử dụng quá nhiều kháng sinh gây kháng thuốc. Tuy nhiên, dự báo con
số này có thể lên đến 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, cao hơn cả số
người tử vong do ung thư hàng năm [50].
Kể từ năm 1928, cuộc sống của con người đã thay đổi toàn diện khi
thuốc kháng sinh được phát minh. Kháng sinh là một trong những loại thuốc
coi là vũ khí để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Dẫu vậy, việc sử dụng tràn lan,
chưa hợp lý kháng sinh trong y tế, chăn ni, nơng nghiệp đang khiến tình
hình trở nên xấu đi khi các vi khuẩn, virus bệnh bắt đầu kháng thuốc. Thuật
ngữ “đề kháng kháng sinh” đã trở nên quen thuộc và tình hình trở nên nghiêm
trọng đến mức kháng kháng sinh trở thành chủ đề chính trong cuộc họp hội
đồng thường niên của Liên Hiệp Quốc vào năm 2016 và cũng là vấn đề chủ
chốt của cuộc họp các bộ trưởng y tế G20 vào tháng 5 năm 2017.
Đã có nhiều nghiên cứu tiến hành trên Thế giới và Việt Nam cho thấy đã
xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh ngay cả những loại kháng thế hệ

mới và có xu hướng ngày càng tăng dần theo thời gian [21]. Tại Việt Nam, số
lượng vi khuẩn kháng thuốc và mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ kháng
với kháng sinh carbapenem, nhóm kháng mạnh nhất hiện nay lên đến 50%
[16].
Sự kháng thuốc không chỉ gây tác hại đến sức khỏe con người mà còn
ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Đó là
do phải tăng thời gian điều trị dẫn đến tăng chi phí cho y tế vì phải tăng liều
dùng, sử dụng thuốc kháng sinh thế hệ mới và bệnh nhân phải chấp nhận các
phản ứng có hại của kháng sinh nhiều hơn. Tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh


2

ngày càng gia tăng đã giới hạn các lựa chọn trong điều trị các bệnh nhiễm
trùng và các bệnh truyền nhiễm [24].
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do việc dùng sai và lạm dụng
rộng rãi thuốc kháng sinh trong điều trị, chăn nuôi và thất bại của các công ty
dược trong việc nghiên cứu và phát triển các nguồn dược phẩm mới cho
tương lai.
Đây là vấn đề y tế công cộng cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà của
tồn thế giới, trong đó quan trọng nhất là người dân cần có nhận thức đúng và
thực hành sử dụng thuốc kháng hợp lí để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ nguồn
kháng sinh cho thế hệ sau cũng như làm giảm thiểu tình trạng kháng thuốc
kháng sinh hiện nay.
Cho đến nay đã có một số nghiên cứu về kiến thức và thực hành sử dụng
thuốc kháng sinh trong cộng đồng tại một số phường trong nội thành Hà Nội
và một số tỉnh lân cận như Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình...
[11], [14], [23], [24]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào tại các huyện ngoại
thành của Hà Nội. Cho nên tơi chọn có chủ đích xã Quang Lãng, huyện Phú
Xuyên thành phố Hà Nội là địa điểm nghiên cứu, vì ở đây đảm bảo được

nguồn lực cho nghiên cứu đồng thời nhận được sự đồng ý và giúp đỡ của đội
ngũ cán bộ y tế xã.
Nhằm phản ánh thực tiễn việc sử dụng thuốc kháng sinh trong cộng đồng
cùng với mong muốn góp phần nâng cao kiến thức và thực hành của người
dân, tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Kiến thức, thực hành và một số
yếu tố liên quan đến sử dụng thuốc kháng sinh của người dân xã Quang
Lãng, Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019” với hai mục tiêu sau
1.

Đánh giá kiến thức và thực hành về sử dụng thuốc kháng sinh của người
dân xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, năm 2019.

2.

Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành sử dụng
thuốc kháng sinh của đối tượng nghiên cứu.

Thang Long University Library


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về thuốc kháng sinh
1.1.1. Khái niệm
Thuốc KS là những chất do vi sinh vật tiết ra hoặc những chất hóa học
bán tổng hợp, tổng hợp, với nồng độ rất thấp trong cơ thể, có khả năng đặc
hiệu kìm hãm sự phát triển hoặc diệt được vi sinh vật [5].
1.1.2. Phân loại thuốc kháng sinh

Có nhiều cách phân loại KS, tùy theo mục đích nghiên cứu và cách sử
dụng thuốc.
1.1.2.1. Dựa vào nguồn gốc


KS có nguồn gốc từ sinh vật, xạ khuẩn



Nhóm KS có nguồn gốc hóa dược hay do con người tổng hợp nên

1.1.2.2. Dựa vào cơ chế tác dụng


Thuốc ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn: họ β-lactam, vancomycin



Thuốc ức chế hoặc thay đổi tổng hợp protein của vi khuẩn:

cloramphenicol, tetracylin, macrolid, lincosamid, aminoglycosid


Thuốc ức chế tổng hợp acid nhân: quinolon, rifampicin



Thuốc ức chế chuyển hóa: Co-trimoxazol




Thuốc làm thay đổi tính thấm màng tế bào vi khuẩn:

amphotericin 1.1.2.3. Dựa vào mức độ tác dụng


Thuốc KS diệt khuẩn (bactericidial antibiotics): penicillin,

cephalosporin, aminosid


Thuốc KS kìm khuẩn (bacteriostatics antibiotics): tetracylin,

cloramphenicol, macrolid


4

1.1.2.4. Dựa vào phổ tác dụng của kháng sinh


Nhóm có phổ tác dụng hẹp: chỉ tác dụng chủ yếu lên một loại hay một

nhóm vi khuẩn nào đó
Nhóm KS có phổ tác dụng rộng: tác dụng với cả vi khuẩn Gr+, Gr-,
ricketsiea, virus cỡ lớn, đơn bào





Nhóm KS dùng ngồi hay các thuốc khơng hoặc ít được hấp thu ở

đường tiêu hóa


Nhóm KS chống lao



Nhóm KS chống nấm

1.1.2.5. Dựa vào cấu trúc hóa học


Nhóm β-lactam
-

Penicilin: benzylpenicilin, oxacilin, ampicilin…

-

Cephalosporin, cefaclor,cefotaxim …

-

Các β-lactam khác: carbapenem, monobactam, chất ức chế β-lactamase



Nhóm aminoglycosid (aminosid): streptomycin, gentamicin, tobramycin…




Nhóm macrolid: erythromycin, clarithromycin, apiramycin…



Nhóm lincosamid: lincomycin, thiamphenicol.



Nhóm tetracylin: tetracylin, doxycylin …



Nhóm peptid
-

Glucopeptid: vancomycin

-

Polypeptid: polymycin, bacitracin…



Nhóm quinolon: acid nalidixic, ciprofioxaxin, ofloxaxin…




Nhóm co-trimoxazol: co-trimoxazol [4]

1.1.3. Sử dụng thuốc an toàn hợp lý
1.1.2.6. Sử dụng thuốc hợp lý
Hội nghị Nairobi, Kenya năm 1985 đã định nghĩa về sử dụng thuốc hợp
lý như sau [3]:

Thang Long University Library


5

“Sử dụng hợp lý thuốc là việc đảm bảo cho người bệnh nhận được các
thuốc thích hợp với yêu cầu của lâm sàng, liều lượng phù hợp với từng cá thể,
trong thời gian vừa đủ và với giá thành thấp nhất cho mỗi người cũng như
trong cộng đồng của họ”.
1.1.2.7. Nguyên tắc sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý (sử dụng kháng sinh
đúng).
-

Đi khám bệnh và dùng KS theo đơn, hướng dẫn của bác sĩ.

-

Nên mua KS ở những cơ sở hợp pháp như: hiệu thuốc hoặc nhà thuốc

được cơ quản quản lý nhà nước cấp giấy phép hoạt động.
-

Khi mua KS phải yêu cầu người bán ghi rõ họ tên và hàm lượng thuốc


trên từng bao gói riêng biệt.
-

Cách dùng:
+

Không nên dùng nhiều loại KS phối hợp, trừ khi thầy thuốc có yêu

cầu cụ thể với một số bệnh.
+

Khi cần phải uống nhiều loại thuốc thì phải pha riêng từng loại,

không nên trộn chung.

-

+

Không pha KS với nước hoa quả, nước chè…

+

Khi dùng KS cho trẻ em phải nhớ chú ý liều theo tuổi hoặc cân nặng.

Khi cho trẻ em dùng KS phải chú ý sự chỉ dẫn của bác sĩ và tuân thủ

theo đúng sự chỉ dẫn đó.
-


Trong khi SDKS, nếu thấy hiện tượng khó chịu, buồn nôn, mẩn ngứa,

… phải dừng thuốc ngay và đến khám lại tại các CSYT.
-

Nếu dùng KS 2-3 ngày mà không có hiện tượng đỡ bệnh phải báo lại

cho cán bộ y tế xem xét lại, không tự ý thay thuốc khác.
- Không dùng KS theo kinh nghiệm truyền miệng hay sự mách bảo của
người khác.
- Tuân thủ đúng theo đơn của bác sĩ.


6

- Chỉ dùng KS để chữa các bệnh nhiễm khuẩn, khơng dùng KS để phịng
bệnh khi bệnh chưa xảy ra.
-

Dùng KS phải: đúng liều, đúng lúc, đủ thời gian.
+

Đúng liều: liều của 1 lần uống, liều của 1 ngày uống, liều cho trẻ.

+

Đúng lúc: trước bữa ăn, trong bữa ăn, sau bữa ăn, bất cứ lúc nào tùy

từng loại thuốc, theo hướng dẫn sử dụng.

+

Đủ thời gian: một đợt điều trị ít nhất là 5 ngày [8], [9], [10].

1.1.4. Tác dụng không mong muốn
*

Phản ứng dị ứng:

-

Sốc phản vệ: là một trong những phản ứng dị ứng nguy hiểm nhất có

thể xảy ra khi sử dụng KS, đặc biệt là các KS penicilin.
-

Hội chứng Stevens-Jhonson và Lyell: cũng là những hội chứng dị ứng

rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
-

Các phản ứng dị ứng khác: nổi ban, mày đay, viêm mạch hoại tử, viêm

da khớp, giảm bạch cầu….[5], [4], [3].
* Bội nhiễm
Bội nhiễm là hiện tượng nhiễm khuẩn trong hoặc sau khi dùng KS, đặc
biệt là các KS phổ rộng hoặc khi phối hợp nhiều loại KS mà các KS này thải
nhiều qua phân. Các KS này tiêu diệt hệ vi sinh vật có ích nên tạo điều kiện
thuận lợi cho các chủng vi khuẩn gây bệnh phát triển [4], [5].
* Các tác dụng không mong muốn khác:

-

Rối loạn tiêu hóa (erythromycin).

-

Độc với thận, thính giác (các aminoglycosid, cephalosporin).

-

Độc với hệ tạo máu (cloramphenicol).

Ảnh hưởng tới sự phát triển của răng, xương (tetracyclin)… [5],[4].

Thang Long University Library


7

1.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh
1.2.1. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trên thế giới
Tổng lượng KS được sử dụng cho con người trên toàn thế giới đã gia
tăng từ 21,1 tỷ liều xác định trong ngày vào năm 2000, lên 34,8 tỷ liều vào
năm 2015. Tốc độ gia tăng là 65% trong vòng 15 năm. Tỷ lệ tiêu thụ KS cũng
tăng 39%, từ 11,3 lên 15,7 DDD trên 1.000 người dân/ngày (Defined Daily
Doses-DDD - liều duy trì trung bình giả định mỗi ngày đối với một loại
thuốc). Đóng góp phần lớn vào xu hướng này là sự gia tăng sử dụng KS ở các
quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC). Tổng lượng KS ở các quốc
gia LMIC tăng 114%. Trong khi đó, tỷ lệ tiêu thụ trên 1.000 người dân/ngày
tăng 77% [45].

Sự ra đời của thuốc KS vào những năm đầu của thế kỷ XX đã đánh dấu một
bước ngoặt lớn trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Nhưng thực tế việc sử
dụng thuốc KS hiện nay đã và đang là mối quan tâm lớn của toàn cầu bởi việc sử
dụng thuốc của người dân một cách bừa bãi. Nghiên cứu mô tả cắt ngang của
Katherine được thực hiện tại 3 nhà thuốc của thành phố Valdivia, phía Nam
Chile (2008) cho thấy: 75% người dân tự SDKS trong cộng đồng, và phụ nữ là
đối tượng chủ yếu SDKS không theo đơn của bác sỹ. Lý do chính cho việc sử
dụng thuốc khơng cần đến đơn là bệnh nhẹ như: đau đầu (19%), cảm lạnh thông
thường (8,8%),… và tái sử dụng đơn thuốc là 46% [33].

Việc SDKS không theo đơn của bác sỹ mà tự ý mua thuốc tại các hiệu
thuốc để điều trị là tình trạng xảy ra phổ biến ở nơng thôn. Theo Skliros và
cộng sự (2010), nghiên cứu về tự sử dụng thuốc KS tại cộng đồng nông thôn


Hi Lạp cho thấy: 44,6% người dân sử dụng thuốc không theo đơn ít nhất

một lần trong 12 tháng qua và 72,6% sử dụng thuốc không cần đơn là từ các
hiệu thuốc trong cộng đồng. Các KS được tự sử dụng thường xuyên nhất là
amoxicillin 18,3%, cefuroxime 7,9%, ciprofloxacin 2,3%. Việc SDKS không


8

có đơn với lý do thường gặp nhất là sốt 41,2%, cảm lạnh thông thường 32,0%
và đau họng là 20,6% [38].
Một nghiên cứu ở Ấn Độ cho thấy KS được bán không theo đơn chiếm
17,5% các trường hợp mua thuốc và 23% tổng chi phí mua thuốc. Các biệt dược
của penicillin, co-trimoxazol và tetracyclin chiếm 64,8%. Hầu hết các chỉ định
của KS là cho các rối loạn đường hô hấp trên, đường tiêu hóa và một số trường

hợp khác. Thời gian sử dụng thuốc thông thường là dưới 5 ngày. Có khi KS được
mua nhiều lần khác nhau nhưng cũng khơng có ý kiến của thầy thuốc [31].

Theo nghiên cứu của Nakajima và cộng sự (2010) tại Mơng Cổ tìm hiểu
việc tự SDKS của người dân trong cộng đồng cho thấy: trong 619 khách hàng
mua thuốc có 48% khách hàng mua ít nhất một loại KS, và chỉ có 42% có đơn
của bác sỹ. Trong số 67% khách hàng mua thuốc được cung cấp thông tin về
liều lượng và thời gian sử dụng thuốc thì chỉ có 9% được cung cấp các thông
tin liên quan đến ảnh hưởng bất lợi do thuốc gây ra. Nghiên cứu cũng được
tiến hành trên đối tượng là bác sỹ và cho thấy một thực tế là có một số thuốc
KS đã trở nên kém hiệu quả lâm sàng giữa năm 2001 và 2006. Và sau đó
nghiên cứu cũng đã đưa ra khuyến cáo là cần có một cơ quan pháp lý để thúc
đẩy việc thực thi của pháp luật về các qui định của thuốc tại Mông Cổ, để tạo
nhận thức về sự nguy hiểm của KS đối với người dân và các chiến dịch nâng
cao kiến thức cho người dân là điều cần thiết [35].
KS là thuốc đặc trị vi khuẩn nhưng không diệt được virus, mà virus lại là
nguyên nhân chính gây nên bệnh cúm và một số bệnh khác. Colett, Pappas,
Hayden đã nghiên cứu kiến thức của cha mẹ trẻ về nhiễm khuẩn hô hấp
thường gặp và liệu pháp KS cho thấy 46% số người được hỏi tin tưởng rằng
KS có thể tiêu diệt được virus và 60% số người được hỏi chưa từng nghe nói
đến KS [30].

Thang Long University Library


9

1.2.2. Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh ở Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 3 trong ba quốc gia có tỷ lệ sử dụng KS tăng mạnh
nhất (Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam). Trong đó, số liệu của Việt Nam mới

được thống kê trong 10 năm, từ 2005-2015 cho thấy tỷ lệ sử dụng KS trên
1.000 người dân/ngày của Việt Nam năm 2015 là hơn 30 DDD, xếp thứ 11 và
là một trong những quốc gia thuộc nhóm LMIC có tỷ lệ sử dụng KS vượt trội
so với các nước có thu nhập cao [45].
Mặc dù trong những năm qua ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong chiến
lược sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc KS. Hầu hết các cơ sở sản xuất
trong nước về cơ bản chủ yếu nhập bán thành phẩm và đóng gói một số loại
thuốc bao gồm cả một số KS thông thường như Beta- lactam, tetracyclin,
chloramphenicol và gentamicin từ bán thành phẩm nhập khẩu [16], hàng năm
vẫn còn gần 100 tấn KS các loại được nhập vào Việt Nam với khoảng 350400

triệu USD, còn trong nước sản xuất khoảng 200 triệu USD trong đó tỷ lệ

KS chiếm 30-40% [22].
Thị trường cung ứng thuốc đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy
nhiên việc SDKS chưa hợp lý vẫn là một thách thức của ngành y tế Việt Nam
hiện nay. Theo Nguyễn Quang Trung và cộng sự (2006): thói quen tự mua thuốc
của người dân tại các hiệu thuốc tây trước khi đến khám và điều trị tại các CSYT
còn khá phổ biến, người dân tự đi mua thuốc điều trị các bệnh thơng thường mà
khơng cần đi khám. Điều đó khiến cho bệnh nhiễm trùng tiến triển nặng hơn, tốn
kém hơn mà lẽ ra có thể điều trị hiệu quả nếu được chỉ định đúng ngay từ ban
đầu. Như vậy bán thuốc không cần đơn ở các hiệu thuốc là rất phổ biến. Hơn nữa
sự tuyên truyền giáo dục người dân về SDKS còn hạn chế nên họ đã tự mua KS
và sử dụng mà không cần đến đơn thuốc [25].

Kết quả khảo sát về việc bán thuốc KS ở các hiệu thuốc vùng nông thôn
và thành thị các tỉnh phía Bắc cho thấy nhận thức về KS và KKS của người


10


bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nơng thơn. Phần lớn KS
được bán mà khơng có đơn: 88% thành thị và 91% ở nông thôn. Mua KS để
điều trị ho 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại KS được bán
nhiều nhất là ampicillin/amoxicillin (29,1%), cephalexin (12,2%) và
azythromycin (7,3%). Người dân thường yêu cầu được bán KS mà khơng có
đơn: 49,7% (thành thị) và 28,2% (nông thôn) [6].
Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu lí do SDKS khơng hợp
lý trong cộng đồng như thế nào và các loại thuốc KS thường dùng nhiều nhất.
Nghiên cứu cắt ngang của Đặng Thị Hường và Trịnh Hữu Vách (2005) trên
800 đối tượng có vai trị quyết định việc dùng thuốc trong gia đình tại 2 xã của
tỉnh Thái Bình cho thấy: 31,85% cho rằng KS để điều trị nhiễm trùng, 34% dùng
KS điều trị cảm cúm, 58,3% để điều trị ho kèm theo có sốt, 74,8% dùng KS khi
bị mụn nhọt. Tỷ lệ SDKS khơng có đơn chiếm gần một nửa đối tượng nghiên
cứu (49%), thời gian SDKS từ 1-3 ngày chiếm 42,6% nơi mua thuốc chủ yếu của
người dân là quầy thuốc tư (46,2%) và trạm y tế (47,6%). Nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ người dân sử dụng thuốc KS không hợp lý cịn rất cao và cũng nói lên được
kiến thức về KS của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế [13].
Năm 2013, nghiên cứu về thực trạng SDKS của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại huyện Khối Châu, tỉnh Hưng Yên, Nguyễn Thị Quỳnh Trang cho thấy tỷ
lệ các bà mẹ có kiến thức về sử dụng thuốc KS an tồn, hợp lý cịn khá hạn chế
(58,6%) và biết tác hại khi sử dụng thuốc không hợp lý chỉ chiếm 21,4%. SDKS
chiếm chủ yếu là các bệnh liên quan đến đường hơ hấp (91,1%) và chỉ có 20,9%
bà mẹ SDKS cho trẻ theo đơn của bác sỹ: 13,3% tuân thủ đúng theo đơn, trong
đó lý do SDKS không theo đơn của bác sỹ là do bệnh nhẹ chiếm chủ yếu (84%),
75% ngừng dùng thuốc sau 2- 3 ngày bệnh thuyên giảm [24].

Trong kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn từ
2013-2020, Bộ Y tế đã ban hành tài liệu “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, tài


Thang Long University Library


11

liệu này cung cấp những kiến thức và kỹ năng cơ bản, cập nhật đồng thời phù
hợp với thực tế của Việt Nam về việc sử dụng kháng sinh hợp lý, an tồn để
ứng dụng trong cơng tác phịng bệnh, khám, chữa bệnh, bảo vệ chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần hạn chế tình trạng kháng kháng sinh
đang có nguy cơ gia tăng hiện nay [6].
1.3. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn
1.3.1. Tình hình kháng kháng sinh trên thế giới
KKS là tình trạng các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng
thay đổi cách thức hoạt động, làm cho các thuốc trị bệnh do chúng gây ra trở nên
vô hiệu [26]. Vi khuẩn kháng cự với mọi loại kháng sinh đang xuất hiện và lan
rộng trên toàn cầu, đe dọa khả năng điều trị các bệnh truyền nhiễm phổ biến, dẫn
đến kéo dài bệnh tật, khuyết tật, và tử vong. Nếu khơng có thuốc KS hiệu quả để
phịng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm trùng, thủ thuật y khoa như ghép tạng,
hóa trị liệu ung thư, bệnh tiểu đường và phẫu thuật lớn trở nên rủi ro rất cao. Sự
kháng thuốc làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe với thời gian lưu trú dài hơn
trong các bệnh viện và chăm sóc đặc biệt hơn yêu cầu. Đứng trước dự báo tương
lai phải đối mặt với khả năng không có thuốc để điều trị hiệu quả bệnh nhiễm
trùng, từ năm 2011, WHO đã kêu gọi các quốc gia khẩn cấp có kế hoạch để đối
phó tình trạng kháng thuốc. Tháng 5-2015, WHO đã thơng qua Kế hoạch hành
động tồn cầu về chống kháng thuốc. Mục tiêu đầu tiên của Kế hoạch hành động
là “nâng cao nhận thức và hiểu biết về kháng thuốc thông qua truyền thông, giáo
dục và đào tạo hiệu quả”. Để đạt được mục tiêu này, WHO công bố chiến dịch
với khẩu hiệu “KS: Sử dụng có trách nhiệm” trong Tuần lễ thế giới nâng cao
nhận thức về KS nhằm thức tỉnh cộng đồng về vấn đề vi sinh vật kháng thuốc
đang đe dọa toàn cầu.


Mới đây các nhà khoa học Mỹ cho biết một trường hợp đầu tiên tại nước
này mắc phải siêu vi khuẩn có thể khiến mọi loại thuốc KS mất tác dụng.


12

Theo Washington Post, một loại E.coli có khả năng kháng loại KS colistin,
được tìm thấy trong nước tiểu của một phụ nữ 49 tuổi, bang Pennsylvania.
Colistin là loại KS gần như mạnh nhất, thường được các bác sĩ sử dụng trong
trường hợp các loại KS khác thất bại [36].

Hình 1.1. Loại siêu vi khuẩn mới có khả năng chống lại loại thuốc KS
mạnh nhất [36]
Sự phát triển của kháng thuốc (AMR) là một hiện tượng tự nhiên. Tuy
nhiên, những hành động của con người gia tăng sự xuất hiện và lan tỏa của
AMR. Sử dụng không phù hợp thuốc KS đã dẫn đến sự phát triển của các vi
khuẩn gây bệnh, dẫn đến khoảng 700.000 người chết mỗi năm. Đến năm
2050, nếu xu hướng hiện nay tiếp tục, con số này dự kiến sẽ tăng lên đến 10
triệu. Việc giảm hiệu quả của thuốc KS sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc và
tạo thành một mối đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe con người [40].
Một báo cáo mới về tình hình kháng của Streptococus pneumonia từ Ấn
Độ cho biết các chủng kháng thuốc của Streptococus pneumonia kháng
Penicillin đã được biết đến trên tồn thế giới và đến nay nó đã kháng với
nhiều loại thuốc: kháng với cotrimoxazole và tetracyclin là 24% tiếp theo là
kháng với erythromycin và ciprofloxacin là 14% [34].

Thang Long University Library



13

Vi khuẩn lao kháng thuốc đang nhanh chóng nổi lên trên toàn thế giới.
WHO báo cáo sự gia tăng đáng báo động không chỉ của bệnh Lao đa kháng
thuốc mà cịn siêu kháng thuốc của bệnh Lao trên tồn cầu. Hiện đã có khoảng
0,5 triệu trường hợp lao siêu kháng thuốc. Tỷ lệ tử vong trong trường hợp lao đa
kháng thuốc cao (50 -60%) và thường gắn liền với một khoảng ngắn của bệnh (4
-16 tuần). Một trong số các yếu tố đã được xác định cho sự phát triển của các
trường hợp đa kháng thuốc là sử dụng thuốc chống Lao phổ biến và rộng rãi mà
không cần đơn thuốc của bác sĩ. Vì vậy sự hiểu biết tốt hơn về tỷ lệ kháng thuốc
chống bệnh Lao là một trong những yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát bệnh
Lao trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển [41].

Việc tỷ lệ KKS ngày càng gia tăng đã giới hạn các lựa chọn trong điều trị
các bệnh nhiễm trùng và các bệnh truyền nhiễm, và làm tăng kinh phí của các
quốc gia nhằm tăng lợi ích xã hội từ phịng bệnh. Chính vì vậy KS cần được
quản lý nghiêm ngặt. Hiệu quả của một loại thuốc kháng khuẩn mang lại lợi
ích chung tồn cầu. Nghiên cứu cho rằng cần sử dụng nhiều hơn nguồn kinh
tế như là một sự đầu tư cho việc đề ra các chính sách để quản lý tình hình
KKS, trong đó bao gồm cả sự hiểu biết về các hành vi sức khỏe chính gây ra
KKS và bổ sung thêm các phương pháp khác để tìm ra sự tiến hóa đa dạng
của KKS trên thế giới [32].
Sử dụng thuốc kháng sinh của người dân còn chưa hợp lý, tự ý mua và
sử dụng thuốc không theo đơn của bác sỹ. Tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh
không theo đơn dao động từ 48% ở Saudi Arabia đến 78% tại Yemen,
Uzbekistan. Những nguyên nhân phổ biến nhất mà sử dụng kháng sinh không
theo đơn là bệnh ho (40%), và cúm (34%), 49% số người được hỏi ngưng
thuốc kháng sinh khi họ cảm thấy tốt hơn [27] và các loại kháng sinh được tự
sử dụng thường xuyên nhất là amoxicillin (18,3%), cefuroxime (7,9%),
ciprofloxacin (2,3%) [26].



14

1.3.2. Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Việt Nam
Tại Việt Nam, phần lớn kháng sinh được bán mà khơng có đơn 88%
(thành thị) và 91% (nơng thơn). Mua kháng sinh để điều trị ho 31,6% (thành
thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Ba loại kháng sinh được bán nhiều nhất là
ampicilin/amoxicillin (29,1%), cephalexin (12,2%) và azythromycin (7,3%) và
thời gian sử dụng thuốc kháng sinh từ 1-3 ngày chiếm 42,6% nơi mua thuốc
chủ yếu của người dân là quầy thuốc tư (46,2%) và trạm y tế (47,6%)
[13].

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng

kháng thuốc kháng sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng, gia tăng
chi phí, thời gian điều trị, là mối đe dọa nghiêm trọng và là thách thức cho
điều trị trong tương lai.
Tình trạng KKS ở Việt Nam đang ở mức báo động, xuất hiện nhiều loại
siêu vi khuẩn kháng tất cả loại thuốc, phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram
âm đường ruột.
Tại sự kiện cơng bố báo cáo Thực trạng KS thế giới 2015 diễn ra ở Hà
Nội chiều 29/10, Nguyễn Vũ Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
Trung ương cảnh báo về tình trạng KKS của Việt Nam đang ở mức báo động.
Số lượng vi khuẩn kháng thuốc, mức độ kháng ngày càng gia tăng. Tỷ lệ
kháng với KS carbapenem, nhóm KS mạnh nhất hiện nay lên đến 50%, đặc
biệt là các vi khuẩn gram âm. Bà Đỗ Thúy Nga, đại diện đơn vị nghiên cứu
lâm sàng Oxrford Mỹ cũng thông báo tỷ lệ vi khuẩn E.coli kháng với KS
carbapenem cao nhất tại Ấn Độ 11%, Việt Nam đứng thứ hai với 9%, sau đó
đến Bulgaria trong số 26 nước báo cáo. Tỷ lệ khuẩn kháng với KS

cephalosporin thế hệ ba lên đến hơn 60% [49].
Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở TP Hồ Chí Minh cho thấy trong 10 năm, tỉ
lệ các chủng Pneumococcus kháng penicilin phân lập từ máu và dịch não tủy
tăng từ 8% (1993 – 1995) lên 56% (giai đoạn 1999 – 2002). Năm 2000 –

Thang Long University Library


15

2001, Việt Nam có tỉ lệ kháng penicilin (71,40%) cao nhất trong 11 nước khu
vực Châu Á [18], [22]. Trong khoảng năm 2000 – 2002, tỷ lệ Haemophillus
influenzae kháng ampicilin đã được ghi nhận là khoảng 57% [37].
Một nghiên cứu khác của Trần Quốc Kham (2003) về tình hình kháng lại
KS của một số loại vi khuẩn thường gặp tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình
cho thấy: 78,4% vi khuẩn S. pneumonia đã kháng với co – trimoxazol và 36%
kháng với gentamycin. Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy thực tế các vi
khuẩn thường gặp đã kháng với KS rất mạnh [15].
Theo chương trình nghiên cứu quốc gia về KKS (ANSORP), Việt Nam
có mức độ kháng cao với penicillin (71,4%) và erythromycin (92,1%) [39].
Hơn nữa, 75% phế cầu khuẩn kháng với ít nhất 3 loại KS trở lên. Tỉ lệ kháng
của Shigella với thuốc KS cao cũng được ghi nhận, cụ thể là: trimethoprimsulfamethoxazole (81%), tetracycline (74%), ampicillin (53%), ciprofloxacin
(10%), và ceftriaxone (5%) [44]. Một nghiên cứu khác tại khu vực phía Nam
Việt Nam (2006-2008) chỉ ra rằng 15,3% vi khuẩn kháng ceftriaxone [47]. Ở
Việt Nam, tỉ lệ các chủng Salmonella typhi đã KKS vẫn chiếm tỉ lệ tương đối
cao với khoảng 50% năm 2004. Mức độ kháng axit nalidixic tăng rõ rệt trong
vòng 12 năm, từ 4% lên 97% năm 2005 [42].
Kháng sinh là một nhóm thuốc đặc biệt vì việc sử dụng chúng khơng chỉ
ảnh hưởng đến người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng. Với những
nước đang phát triển như Việt Nam, đây là một nhóm thuốc quan trọng vì

bệnh lý nhiễm khuẩn nằm trong số những bệnh đứng hàng đầu cả về tỷ lệ mắc
bệnh và tỷ lệ tử vong. Sự lan tràn các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh là vấn
đề cấp bách nhất hiện nay. Sự xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng ảnh hưởng
đến hiệu quả điều trị và sức khỏe người bệnh. Việc hạn chế sự phát sinh của vi
khuẩn kháng kháng sinh là nhiệm vụ không chỉ của ngành Y tế mà của cả
cộng đồng nhằm bảo vệ nhóm thuốc này.


×