Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mối quan tâm cho giáo dục của các hộ gia đình tại làng nghề truyền thống đồng kỵ thị xã từ sơn tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.19 KB, 5 trang )

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Các”làng nghề truyền thống từ lâu đã có vai trị quan trọng trong đời sống vật chất
cũng như tinh thần đối với người dân Việt Nam.Làng nghề truyền thống đã và đang thu
hút lao động, giải quyết việc làm,đồng thời nâng cao thu nhập và từng bước cải thiện đời
sống nhân dân, khơi dậy tiềm năng vốn có của địa phương, góp phần gìn giữ và phát huy
bản sắc dântộc.”
Đồng Kỵ là một phường thuộc thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây cũng chính là
làng nghề đồ gỗ mĩ nghệ truyền thống Đồng Kỵ nổi tiếng của Việt Nam.Hàng năm, làng
nghề Đồng Kỵ đãtạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 500 tỷ đồng, sản phẩm làm ra có
tới 65% phục vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm tại chỗ cho 5.000 lao động và trên 4.000
lao động ngoại tỉnh”(Nam Định, Thái Bình, Hà Tây...).
“Với những đóng góp về mặt kinh tế và có sẵn nghề nghiệp cho con em như vậy,
làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ có cịn coi trọng việc phát triển văn hóa – xã hội, nhất là việc
giáo dục phát triển con người. Trên thực tế, qua khảo sát và phỏng vấn sâu các bậc phụ
huynh tại phường Đồng Kỵ cho thấy, hầu hết học sinh có điều kiện vàcơ hội học tập tốt
hơn. Sự phát triển không ngừng của xã hội địi hỏi mỗi gia đình ngày càng phải đầu tư
hơn nữa cho việc học tập của con cái. Song do cuộc sống khá bận rộn, các bậc cha mẹ
luôn phải lo lắng cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình, do vậy họ ít có thời gian trực tiếp
theo dõi, liên hệ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm về tình hình học của con hay
quản lý xem con cái mình học ra sao. Chính sự hạn hẹp về thời gian nên các bậc cha mẹ
ít có điều kiện để dạy con học cũng như đốc thúc con trong quá trình học tậpdẫn đến hiệu
quả đầu tư cho việc học tập của con cái không cao.Tuy nhiên, cũng khơng ít phụ huynh
cho rằng, việc học khơng quan trọng bởi gia đình làm đồ gỗ, có sẵn việc, sau này có học
lên cao cũng về bn bán với bố mẹ. Tư tưởng này làm giảm mối quan tâm đến việc giáo
dục con cái cũng như giảm động lực học tập của các con. Chính vì vậy sự quan tâmđến
học tập của con em là một vấn đề quan trọng. “Đề tài này khơng những có ý nghĩa về mặt


lý luận mà cịn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của cha
mẹ trong việc học tập của con”cái.”
Giáo dục là vấn đề quan trọng trong nền kinh tế nên đã có nhiều đề tài nghiên cứu


về giáo dục và các vấn đề liên quan đến giáo dục trong và ngoài nước trước đây. Tuy
nhiên chưa có nghiên cứu nào cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết về mối quan tâm
cho giáo dục của hộ gia đình. Do đó, tác giả đề xuất thực hiện nghiên cứu đề tài “Mối
quan tâm cho giáo dục của các hộ gia đình tại làng nghề truyền thống Đồng Kỵ, thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh”.
Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá các vấn đề sau: (1) Các yếu tố ảnh hưởng đến
mối quan tâm cho giáo dục tác động như thế nào đến mối quan tâm cho giáo dục của các
hộ gia đình tại làng nghề đồ gỗ Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh. (2) Đánh giá sự ảnh hưởng
của mối quan tâm cho giáo dục tới kết quả học tập của học sinh. Từ đó đưa ra các khuyến
nghị về giáo dục phù hợp với gia đình, nhà trường và xã hội.
Đối với mục tiêu thứ nhất, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan tâm cho
giáo dục tác động như thế nào đến mối quan tâm cho giáo dục của các hộ gia đình, mơ
hình nghiên cứu đề nghị 3 thành phần ảnh hưởng như sau: (1) Quan điểm về giáo dục, (2)
Mức độ đầu tư tài chính cho giáo dục, (3) Nghề nghiệp và đánh giá tác động của 3 nhân
tố này đến mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình.
Đối với mục tiêu thứ hai, Mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình có tác động
như thế nào đến Kết quả học tập của con em, mơ hình nghiên cứu đề nghị đánh giá tác
động của Mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình tới Kết quả học tập của con em.
Với 4 giả thuyết tương ứng với từng thành phần được phát triển dựa trên cơ sở lý
thuyết về sự quan tâm, vốn con người, đầu tư cho nguồn vốn con người, kết quả học tập
và các nghiên cứu liên quan. Nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh, bổ
sung biến quan sát cho các thước đo. Nghiên cứu định lượng thực hiện với 169 mẫu
thông qua phiếu khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh để điều chỉnh và hồn thiện mơ hình
nghiên cứu và kiểm định thước đo.


Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach’ Alpha và phân tích nhân tố EFA đã giúp
loại bỏ đi một số biến quan sát khơng phù hợp với mơ hình. Các nhân tố độc lập và phụ
thuộc vẫn giữ nguyên nhưng có sự thay đổi về số lượng biến quan sát: Quan điểm về giáo
dục, Mức đầu tư tài chính cho giáo dục, Mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình.

Kết quả phân tích tương quan cho thấy 3 biến độc lập có tương quan với biến phụ
thuộc và các biến độc lập không tương quan với nhau.
Bên cạnh các biến độc lập chính, tác giả đưa thêm vào mơ hình nghiên cứu các biến
kiểm sốt bao gồm Giới tính, Trình độ học vấn và Thu nhập hộ gia đình.
Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 1 cho thấy 2 biến độc lập (1) Quan điểm về giáo
dục, (2) Mức độ đầu tư tài chính có tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc Mối quan
tâm cho giáo dục của hộ gia đình cịn biến Nghề nghiệp có tác động nghịch chiều đến
Mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình. Trong đó, nhân tố Nghề nghiệp tác động
mạnh nhất tới Mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đìnhvới hệ số hồi quy là

-0.44

nghĩa là nếu như ảnh hưởng của các nhân tố khác đến mối quan tâm cho giáo dục của hộ
gia đình khơng đổi thì khi nhân tố Nghề nghiệp tăng lên 01 điểm theo thang đo sẽ tác
động đến mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình giảm 0.440 điểm theo thang đo.
Điều này giải thích rằng những hộ gia đình làm nghề truyền thống một phần quan niệm
gia đình đã có sẵn nghề nghiệp cho con sau này nên việc học khơng quan trọng, do đó
khơng quan tâm tới việc học tập của con; một phần do mải mê làm ăn nên khơng có thời
gian quan tâm con cái, phó mặc việc dạy dỗ, giáo dục con cho nhà trường và xã hội. Do
đó, những hộ gia đình làm nghề truyền thống ít quan tâm tới giáo dục hơn hộ gia đình
khơng làm nghề truyền thống.
Ngồi ra khi đưa thêm các biến kiểm sốt, kết quả phân tích hồi quy cho thấy các
biến kiểm sốt khơng có tác động đến biến phụ thuộc.
Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 2 cho thấy biến độc lập Mối quan tâm cho giáo
dục của hộ gia đình có tác động thuận chiều đến Kết quả học tập của con em.


Về mặt thực tiễn, nghiên cứu giúp cho hộ gia đình, nhà trường và cơ quan chức
năng thấy được rằng khi xem xét về chất lượng giáo dục thể hiện qua kết quả học tập của
học sinh thì mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả

học tập của con em. Và khi quay lại xem xét vấn đề quan tâm tới giáo dục của hộ gia
đình thì nghiên cứu cho thấy yếu tố Nghề nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, để từ đó
đưa ra các khuyến nghị cần thiết và phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục tại địa
phương.
“Bên cạnh những kết quả đã đạt được và những nỗ lực của tác giả trong quá trình
thực hiện luận văn, luận văn vẫn không thể tránh khỏi một số hạn chế:”
Thứ nhất: Luận văn nghiên cứu về mối quan tâm cho giáo dục của các hộ gia đình
nhưng chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các kết quả theo quan điểm của cha mẹ về sự quan
tâm đến con cái mà chưa đi sâu vào cách thức và hành động cụ thể về sự quan tâm giáo
dục con cái. Do đó, vẫn cịn nhiều vấn đề liên quan đến lý luận về việc quan tâm đến giáo
dục của các hộ gia đình.
Thứ hai:Kết quả hồi quy cho thấy, trong mơ hình 1, với biến độc lập đang nghiên
cứu đã giải thích được 42% sự biến thiên của biến phụ thuộc Mức quan tâm tới giáo dục
của hộ gia đình, trong mơ hình 2, biến độc lập giải thích được 65.8% sự biến thiên của
biến phụ thuộc Kết quả học tập của con em. Điều này cho thấy vẫn còn những nhân tố tác
động khác chưa được bổ sung vào mơ hình. Đây cũng là định hướng cho nghiên cứu mới
theo hướng nghiên cứu về mối quan tâm tới giáo dục của hộ gia đình tồn diện hơn có sự
bổ sung các nhân tố liên quan để nâng cao Kết quả học tập của con em.
Thứ ba: Do điều kiện thu thập thơng tin cịn hạn chế nên đối với các biến quan sát
nhằm đo lường mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình chủ yếu dựa trên ý kiến chủ
quan của chính người tham gia khảo sát, chưa có được nhiều ý kiến khách quan hoặc
đánh giá thực tế của giáo viên chủ nhiệm về mối quan tâm của cha mẹ tại nhà trường và
thực tế kết quả học tập, đạo đức của học sinh.


Thứ tư: mối quan tâm cho giáo dục của hộ gia đình cũng như kết quả học tập của
con em sẽ thay đổi theo yếu tố thời gian với sự thay đổi của quan điểm, mục tiêu và kỳ
vọng của cha mẹ từ những hồn cảnh khác nhau. Do đó, những kết quả của nghiên cứu
này chỉ áp dụng cho địa phương trong một giai đoạn nhất định.
Thứ năm: Tác giả xây dựng thước đo các nhân tố dựa trên việc khảo sát và thu thập

ý kiến của các bậc phụ huynh mà chưa thông qua nghiên cứu nào được cơng bố chính
thống trước đó. Do đó, các thước đo trong nghiên cứu này cần được tiếp tục chuẩn hóa
trong các nghiên cứu sau.
“Do hạn chế về mặt thời gian và nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp nên
những nhận xét, đánh giá cịn đơi chút mang tính chủ quan, có những nội dung chưa đi
sâu vào mặt lý luận. Những hạn chế trên cũng chính là những gợi mở để tác giả có định
hướng khắc phục, mở rộng đề tài và phạm vi áp dụng cho những nghiên cứu tiếp theo.”



×