Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu vật tư thiết bị đường sắt virasimex (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.51 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả tổng quan toàn bộ các nghiên cứu là các luận văn Thạc
sỹ, luận án Tiến sỹ, đề tài nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan đến xuất khẩu lao
động nói chung và đào tạo cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài nói riêng. Tác
giả thấy rằng, các nghiên cứu đã được thực hiện đã khái quát lý luận về xuất khẩu lao
động và thực trạng hoạt động XKLĐ và quản lý nhà nước về XKLĐ, quản lý hoạt động
xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp ở nước ta và đưa ra một số giải pháp nhằm
hoàn thiện và đổi mới hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý hoạt động XKLĐ của nước ta
như giải pháp hoàn thiện pháp luật và chính sách, phát triển thị trường lao động ngoài
nước, chấn chỉnh, sắp xếp, tổ chức lại các doanh nghiệp XKLĐ, tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra hoạt động XKLĐ, cần thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, cũng đúc rút một số kinh nghiệm của các nước
trong khu vực Đơng Nam Á trong hoạt động XKLĐ nói chung. Một số nghiên cứu cũng
đã đề cập đến công tác đào tạo cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và đề
xuất giải pháp phải nâng cao chất lượng công tác đào tạo.
Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa đi sâu làm rõ lý thuyết về đào tạo cho lao
động đi làm việc ở nước ngoài; chưa nghiên cứu chi tiết về dạy nghề, ngoại ngữ và bồi
dưỡng kiến thức cần thiết; chưa có phân tích cụ thể về công tác đào tạo nghề, những ưu khuyết điểm, những tồn tại - hạn chế của công tác đào tạo cho lao động trước khi đi làm
việc ở nước ngồi nói chung và tại các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng; chưa làm rõ
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó nên việc đưa ra đề xuất, khuyến nghị cho
công tác đào tạo cũng khá chung chung, khó thực hiện. Do đó, việc thực hiện nghiên cứu
này nhằm làm rõ cơ sở lý thuyết về đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngồi, phân
tích thực trạng công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi tại một doanh nghiệp
nhằm tìm ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó để tìm ra giải pháp
nâng cao chất lượng cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài là hết sức cần thiết.
Đồng thời, trong chương này tác giả cũng làm rõ phương pháp nghiên cứu của
toàn bộ luận văn. Phương pháp nghiên cứu của tác giả chủ yếu là tổng quan tài liệu và
khảo sát thực tế. Với phương pháp tổng quan tài liệu, tác giả tổng quan tồn bộ hệ thống
luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài



và kinh nghiệm của các nước trong việc đào tạo nâng cao chất lượng cho lao động đi làm
việc ở nước ngoài. Với phương pháp khảo sát thực tế, tác giả khảo sát một số lãnh đạo
công ty, cán bộ/giảng viên đang làm việc tai công ty và các học viên đang tham gia đào
tạo tại công ty trong khoảng thời gian 2011 – 2013 bằng công cụ phỏng vấn là các bảng
hỏi bán cấu trúc, nhằm xác định các nhân tố tác động đến công tác đào tạo và chất lượng
đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngồi tại Cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư
thiết bị đường sắt.
Tuy nhiên, đây là nghiên cứu trường hợp, chỉ tập trung vào nghiên cứu hoạt động
đào tạo tại Công ty cổ phần Vật tư thiết bị đường sắt Virasimex với số lượng mẫu hạn
chế nên các phân tích và kết luận trong báo cáo này chỉ trong phạm vi Virasimex mà
khơng có ý nghĩa suy rộng toàn bộ hoạt động đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước
ngoài; Về thu thập số liệu, nội dung khảo sát có một số vấn đề khá nhạy cảm như đánh
giá chất lượng đào tạo của công ty, tại thời điểm mà học viên đang tham gia học tập, đào
tạo cũng như cán bộ đang thực hiện công tác đào tạo tại công ty nên khi trả lời phỏng
vấn, học viên và cán bộ đào tạo có thể né tránh trả lời hay cung cấp thông tin chưa thực
sự chính xác; Về cơ cấu mẫu khơng đồng đều giữa các thị trường nên việc phân tích,
đánh giá theo thị trường không phù hợp nên trong nghiên cứu này không phân loại theo
thị trường nước đến làm việc.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÀO TẠO CHO
LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Trong chương này, tác giả làm rõ 5 nội dung cơ bản như sau:
Một là, các khái niệm về người lao động đi làm việc ở nước ngoài và hoạt động
đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:
Người lao động đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng là cơng dân Việt Nam cư
trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước
tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Hiện nay, theo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định
hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngồi có 8 nội dung, trong đó, đào tạo
cho lao động đi làm việc ở nước ngoài là nội dung thứ 3 trong hoạt động xuất khẩu lao



động, được đánh giá là một trong những nội dung quan trọng nhất, quyết định đến điều
kiện làm việc, thu nhập, cuộc sống của người lao động khi làm việc ở nước ngoài.
Đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngồi bao gồm 3 nội dung chính: dạy
nghề, ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết. Dạy nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến
thức cần thiết cho người lao động nhằm tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngồi có
trình độ kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và kiến thức cần thiết khác phù hợp
với yêu cầu của thị trường lao động.
Hai là, các nội dung của đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài bao
gồm: ngành/nghề đào tạo, thời gian đào tạo, nội dung – chương trình – giáo trình đào tạo,
số lượng và chất lượng giáo viên đào tạo, cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở đào
tạo.
Ba là, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công tác đào tạo cho lao động đi làm việc
ở nước ngoài: trong phần này, tác giả chỉ rõ có 6 yếu tố chủ yếu tác động đến hoạt động
đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài của các cơ sở đào tạo, bao gồm: 1) Quan
điểm của nhà nước về hoạt động XKLĐ, 2) Hệ thống pháp luật, 3) Trình độ, cơ cấu lao
động, cơ cấu ngành nghề, 4) Sự cạnh tranh giữa các quốc gia, 5) Quan hệ chính trị, kinh
tế của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu lao động, 6) Phong tục, tập quán của các nước
nhập khẩu lao động.
Bốn là, chất lượng công tác đào tạo và một số tiêu chí đánh giá chất lượng cơng
tác đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài
Trong phần này, tác giả đã đưa ra các quan điểm về chất lượng công tác đào tạo,
bao gồm: chất lượng công tác đào tạo được đánh giá bằng “Đầu vào” và “Đầu ra”, chất
lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng”. Tuy nhiên, toàn bộ nội dung đánh giá chất
lượng đào tạo, tác giả sử dụng khái nhiệm của tổ chức Đảm bảo chất lượng giáo dục đại
học quốc tế như sau: Tổ chức đảm bảo chất lượng giáo dục đại học quốc tế đã đưa ra hai
khái niệm về chất lượng giáo dục/đào tạo là (i) Tuân theo các chuẩn quy định và (ii) Đạt
được các mục tiêu đề ra. Theo đó, tác giả đưa ra một số tiêu chí đánh giá chất lượng công
tác đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm:

i) Nguồn lực đầu vào: Học viên, chương trình đào tạo, hoạt động đầo tạo, đội ngũ
quản lý, giáo viên, tài chính


ii) Tiêu chí đầu ra: Học viên có kiến thức, kỹ năng; học viên thích ứng với mơi
trường làm việc và cuộc sống; lao động phải về nước trước hạn.
Năm là, kinh nghiệm đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngoài ở một số
nước và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Trong phần này, tác giả tổng hợp kinh nghiệm xuất khẩu lao động nói chung và
đào tạo cho lao động trước khi đưa đi làm việc ở nước ngồi nói riêng của một số nước
như Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Sri Lanka là những nước có cơng tác xuất
khẩu lao động tương tự như Việt Nam. Tác giả thấy rằng, muốn làm tốt công tác đào tạo
cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi, cần: (i) Làm tốt cơng tác thơng, (ii)
Chương trình đào tạo định hướng sẽ có hiệu quả nhất nếu được thiết kế phù hợp với nhu
cầu của từng nhóm lao động, tùy thuộc vào nước đến hoặc ngành nghề việc làm cụ thể,
(iii) Coi trọng vai trò và vị trí của các đối tác xã hội, (iv) Có chính sách quản lý tài chính
đối với đào tạo nguồn nhân lực xuất khẩu, hỗ trợ XKLĐ, (v) Có chính sách thị trường, đa
dạng hố loại hình, xác định ngành nghề mũi nhọn để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, (vi)
Chương trình đào tạo định hướng sẽ có hiệu quả nhất nếu được thiết kế phù hợp với nhu
cầu của từng nhóm lao động, tùy thuộc vào nước đến hoặc ngành nghề việc làm cụ thể.
(vii) Coi trọng vai trị và vị trí của các đối tác xã hội.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGỒI TẠI
CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ
THIẾT BỊ ĐƯỜNG SẮT (VIRASIMEX)
Trong chương này, tác giả làm rõ các nội dung cơ bản sau:
Một là, giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị
đường sắt (Virasimex) bao gồm: nguồn lực của công ty, đối tác, thị trường xuất khẩu lao
động, …

Hai là, đánh giá thực trạng chất lượng công tác đào tạo cho lao động đi làm
việc ở nước ngồi tại cơng ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị đường sắt
(Virasimex)


Về thời gian đào tạo, công ty đã thực hiện theo đúng quy định pháp luật về đào
tạo nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài; khá phù hợp với yêu cầu thực tế dạy và
học tại Virasimex. Tuy nhiên, thời gian đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần
thiết nên được điều chỉnh theo hướng tăng thời gian thực hành nhiều hơn nữa.
Về nội dung và chương trình đào tạo được thiết kế khá chuẩn so với quy định của
Nhà nước. Chương trình được thiết kế khoa học và đầy đủ. Nội dung đào tạo chi tiết,
giúp cho người học nhanh chóng thích ứng được với công việc và đạt kết quả cao.
Về đội ngũ giáo viên đã đủ về số lượng, tuy nhiên, vẫn chưa đảm bảo về mặt cơ
cấu giữa dạy lý thuyết và thực hành.
Về chất lượng giáo viên: chất lượng giáo viên được đánh giá khá tốt.
Về cơ sở vật chất tại trường đào tạo Virasimex đáp ứng khá tốt với việc học nghề
và sinh hoạt của học viên.

Ba là, các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công tác đào tạo cho lao động đi
làm việc ở nước ngoài tại Virasimex
Phần này, tác giả cũng đã phân tích và chỉ ra tác động của 6 yếu tố vĩ mô đến công
tác đào tạo cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm: (1) Quan điểm của
nhà nước về hoạt động xuất khẩu lao động; (2) Hệ thống pháp luật; (3) Trình độ, cơ cấu
lao động, cơ cấu ngành nghề; (3) Cung – cầu của thị trường lao động quốc tế; (4) Sự cạnh
tranh giữa các quốc gia; (5) Quan hệ chính trị, kinh tế của nước xuất khẩu và nước nhập
khẩu lao động và (6) Phong tục, tập quán của các nước nhập khẩu lao động.


Bốn là, đánh giá chung về chất lượng công tác đào tạo ở Công ty
Mặt được

Công tác đào tạo nghề tại trường nghề Virasimex khá phù hợp và đáp ứng được
với yêu cầu của thị trường, Công tác dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết
được đánh giá khá cao, học viên sau khi hồn thành khóa học có thể nhanh chóng hội
nhập được với mơi trường, văn hóa và cơng việc mới.
Tồn tại/hạn chế
Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên tại trường nghề Virasimex mới chỉ đáp ứng được
ở quy mô học viên nhỏ, theo từng đơn hàng. Trong khi chiến lược xây dựng trường nghề
Virasimex trở thành một trong những trường đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu và đào
tạo nghề cho lao động trong nước. Do đó, phải nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất
lượng giáo viên và phân bổ hợp lý giữa dạy lý thuyết và thực hành là điều cần thiết.
Bên cạnh đó, Virasimex phải chịu trách nhiệm hầu hết các khâu trong quy trình
XKLĐ, từ tuyển chọn, đào tạo lao động đến khai thác thị trường, quản lý lao động ở nước
ngoài, đưa người lao động về nước. Điều này gây ra hạn chế trong công tác đào tạo. Việc đào
tạo, giáo dục hướng nghiệp bị phiến diện, khơng chun sâu đào tạo lao động có trình độ
chun môn kỹ thuật cao, không đảm bảo về thời gian và nội dung giảng dạy, nhất là về đào
tạo ngoại ngữ và pháp luật ở nước NKLĐ; đồng thời cũng sẽ không tập trung được vào việc
khai thác thị trường. Do đó, các khâu trong quy trình XKLĐ đều khơng được quan tâm đúng
mức và hiệu quả thực hiện không cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp
XKLĐ.
Nguyên nhân: (1) Công tác tuyển chọn lao động chưa được quan tâm đúng mức,
(2) Cơ chế, chính sách của Nhà nước có khi chưa kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình
hình thực tế, (3) Việt Nam vẫn là nước đang phát triển về trình độ kinh tế, kỹ thuật, khoa
học và cơng nghệ cịn lạc hậu so với các nước có nhu cầu tiếp nhận lao động. Hệ thống cơ
sở dạy nghề và giáo dục quốc dân chưa được đổi mới theo kịp phát triển của các nước
tiếp nhận, (4) Văn hoá nghề (truyền thống, văn hoá, gia đình và bản thân người lao động)
của LĐ Việt Nam cịn thấp, (5) Địa lý và trình độ phát triển kinh tế của địa phương, công
tác y tế.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CHO LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC
Ở NƯỚC NGOÀI
Trong chương này, căn cứ vào bối cảnh trong và ngoài nước, chiến lược phát triển
xuất khẩu lao động của quốc gia và của công ty, tác giả đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng cơng tác đào tạo cho lao động đi làm việc ở nước ngồi, cụ thể như
sau:
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách của nhà nước
- Hồn thiện, bổ sung, điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách
hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu.
+ Cần có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cơ sở dạy nghề đầu tư mở rộng
quy mô, đổi mới trang thiết bị để tham gia đào tạo lao động xuất khẩu;
+ Chính sách kết nối doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
với các cơ sở đào tạo nghề, trong đó quy định rõ việc hỗ trợ cho doanh nghiệp và các cơ
sở đào tạo;
+ Bổ sung chính sách cho vay/hỗ trợ người lao động kinh phí học nghề, ngoại ngữ
để đi làm việc ở nước ngoài;
+ Ban hành quy định riêng, cụ thể đối với việc dạy ngoại ngữ cho lao động đi làm
việc ở nước ngoài.
+ Cho phép các doanh nghiệp phối hợp với cơ sở dạy nghề thí điểm tổ chức tuyển
chọn, đào tạo lao động nguồn để cung cấp theo các đơn hàng với đối tác nước ngoài;
+ Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút nguồn lực cho XKLĐ từ: Nguồn
vốn ngân sách Nhà nước, nguồn vốn của doanh nghiệp, tín dụng, nguồn vốn của nhân
dân và đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài.
- Nâng cao công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động:
- Hoạt động tổ chức thực hiện:
+ Tổ chức thực hiện các nội dung hỗ trợ đào tạo thông qua việc thành lập, quản lý
và sử dụng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước;


+ Xây dựng mạng lưới các trường dạy nghề (theo nghề..) để đầu tư xây dựng một

số cơ sở dạy nghề mạnh có thương hiệu và năng lực cạnh tranh, cung cấp ổn định nguồn
lao động có chất lượng cho các thị trường tiềm năng;
+ Công khai và minh bạch về số lượng, yêu cầu chất lượng lao động đối với từng
loại TTLĐ ở nước ngoài;
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về XKLĐ;
+ Tổ chức đào tạo nghề cho LĐ đi làm việc ở nước ngoài, xây dựng nội dung
chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của phía tiếp nhận LĐ;
+ Triển khai kiểm định chất lượng cơ sở dạy nghề;
+ Triển khai đánh giá cấp chứng chỉ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và ký kết
các hiệp định công nhận chứng chỉ tương đương tạo điều kiện thuận lợi trong việc di
chuyển LĐ trong khu vực và quốc tế;
+ Quy hoạch, củng cố và thống nhất quản lý nhà nước lại hệ thống các trường dạy
nghề, chọn lựa và tập trung đầu tư toàn diện cho một số trường trọng điểm mang tính khu
vực để đảm nhận công tác dạy nghề cho người lao động, củng cố và phát triển các trường
đào tạo chuyên ngành cho các ngành đặc thù như thuyền viên, dầu khí, cơ khí chất lượng
cao…, ;
+ Tăng cường mơ hình liên kết giữa DN XKLĐ và chính quyền địa phương trong
công tác đào tạo, thông qua các Quỹ giải quyết việc làm, Quỹ xóa đói giảm nghèo, ngân
sách địa phương hỗ trợ tối đa cho người lao động, tổ chức đào tạo ngay tại địa phương để
giảm chi phí, tạo mọi điều kiện cho người lao động tham gia học nghề và ngoại ngữ được
tốt nhất.
Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp
- Phân bổ lại thời gian đào tạo giữa lý thuyết và thực hành. Ưu tiên thời gian
thực hành và thực hiện tốt công tác kiểm tra.
- Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề.
- Tập trung bồi dưỡng kiến thức cần thiết, nhấn mạnh các nội dung sau:
+ Giáo dục về lòng tự hào dân tộc. Khuyến cáo những phát sinh họ gây ra sẽ là ấn
tượng không tốt về lao động Việt Nam cũng như con người Việt Nam;



+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nước sở tại, nghiêm túc thực hiện kỷ
luật lao động.
+ Hướng dẫn họ kỹ về quy trình an tồn lao động;
+ Hướng dẫn họ các phương pháp xử lý trong trường hợp phải đối mặt với những
phát sinh, rủi ro ở nước ngoài để họ chủ động về mặt tâm lý và xử lý tốt.
- Rà soát và tập trung chỉnh sửa, đổi mới các giáo trình đã lạc hậu và xây dựng
chương trình giáo trình mới cho các nhóm ngành nghề đào tạo mũi nhọn.
- Xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp phân tích nghề, từng bước
chuyển sang chương trình dạy nghề theo mơ đun.
- Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý XKLĐ
(i) Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
đào tạo, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đảm bảo cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề.
(ii) Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với giáo viên
dạy nghề, dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết.
(iii) Đối với cán bộ quản lý cần nâng cao năng lực tổ chức, điều hành, năng lực sáng tạo,
tính chuyên nghiệp trong quản lý. Cơng việc quản lý đóng vai trị then chốt, quan trọng của trong
mỗi tổ chức, cơ sở, quyết định đến hiệu quả, chất lượng đào tạo của mỗi cơ sở. Thực tế hiện nay,
hầu hết các cán bộ quản lý xuất khẩu lao động chưa được đào tạo cơ bản về kiến thức quản lý, do
vậy hiệu quả quản lý hiện nay được đánh giá chưa cao. Bên cạnh đó cũng có một phần đơng cán
bộ quản lý giữ vai trò kiêm nhiệm. Do vậy, việc bổ sung thêm đội ngũ cán bộ quản lý là điều cần
thực hiện trong tương lai gần, cùng với công việc bổ sung về số lượng cần thực hiện việc bồi
dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho các cán bộ hiện nay.

(iv) Xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý về
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng, năng lực biên soạn chương trình, giáo
trình dạy nghề, tin học, ngoại ngữ và phương pháp giảng dạy. Định kỳ hàng năm đưa
giáo viên đi thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đa dạng hoá phương thức
tổ chức bồi dưỡng theo hướng mềm dẻo và linh hoạt; tăng cường phương thức bồi dưỡng
từ xa; đào tạo giáo viên ở nước ngoài đối với những ngành nghề đào tạo mới và những

nghề có kỹ thuật, cơng nghệ hiện đại. Thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng giáo viên
của trường.


(v) Đổi mới phương thức tuyển dụng giáo viên dạy nghề theo hướng khách quan,
cơng bằng và có yếu tố cạnh tranh; mở rộng việc tuyển chọn những người đã đạt chuẩn
trình độ đào tạo, ưu tiên những người đã có kinh nghiệm thực tế để bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm dạy nghề và trình độ tay nghề để làm giáo viên dạy nghề. Tổ chức việc tuyển
chọn hiệu trưởng theo hình thức thi tuyển.
- Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị: .
- Tăng cường nguồn tài chính cho Đào tạo – giáo dục hướng nghiệp
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tìm các giải pháp hỗ trợ học phí cho
người lao động như: kêu gọi sự trợ giúp của tỉnh có lao động đi xuất khẩu lao động, Quỹ
quốc gia giải quyết việc làm và Quỹ giải quyết việc làm ở tỉnh cho người đi lao động vay vốn
ngân hàng người nghèo 50% chi phí đi xuất khẩu lao động. Mặt khác có thêm chế độ khuyến
khích cho các học viên như học bổng cho học viên giỏi.
- Tăng cường quản lý chất lượng dạy và học thơng qua đánh giá kết quả học tập,

Nhóm giải pháp đối với người lao động
- Tự đào tạo, trau dồi kỹ năng học và thực hành nghề nghiệp, học và sử dụng thành
thạo ngoại ngữ giao tiếp.
- Tìm hiểu, tự trang bị kiến thức cơ bản nhất liên quan đến văn bản, chính sách
pháp luật của nhà nước về xuất khẩu lao động cũng như các văn bản, chính sách pháp
luật của nước muốn tới làm việc.
- Tăng cường trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi xuất khẩu
lao động trước, đặc biệt là những người đã từng làm việc tại nước mà mình muốn đến
làm việc.
- Tập trung học tập và thực hiện đúng các yêu cầu, quy định trong học tập của các
doanh nghiệp, cơ sở đào tạo.
- Thực hiện tốt nội quy làm việc, sinh hoạt tại nơi đến làm việc.

- Nâng cao sức khỏe.



×