Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn-mot so bien phap thuc hien cong tac lao dong ve sinh truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.93 KB, 13 trang )

1. lý do chọn đề tài:
Trường học là nơi đào tạo thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai cho đất nước.
Nhưng vấn đề vệ sinh môi trường ở trường học cũng là những điểm nóng làm
cho các cấp lãnh đạo đau đầu, các bậc phụ huynh băn khoăn lo lắng, học sinh thì
phải chịu cảnh sinh hoạt học tập trong môi trường không đảm bảo vệ sinh.
Nhiều trường học để nhà vệ sinh xuống cấp trầm trọng, rác thải xung quanh, bụi,
tiếng ồn...cộng thêm ý thức giữ gìn vệ sinh của học sinh quá kém dẫn đến nhiều
nơi “nhà vệ sinh trường học là mối kinh hoàng của học sinh”, nhiều em không
dám đi vệ sinh ở trường phải nhịn tiểu về nhà, học sinh phải học trong các lớp
học xuống cấp, thiếu điện, thiếu nước, thiếu ánh sáng, chật chội... từ những
nguyên nhân trên dẫn đến bệnh học đường, bệnh lây nhiễm trong trường học
ngày càng gia tăng đến mức báo động, gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ
học sinh.
Như chúng ta đã biết con người là vốn quý nhất của xã hội, sức khỏe là
vốn quý nhất của con người. Vấn đề vệ sinh trường học là một vấn đề ảnh
hưởng rất lớn tới sức khoẻ của học sinh, ảnh hưởng việc học tập và ảnh hưởng
tới giống nịi tương lai đất nước. Chính vì thế phát động đẩy mạnh phong trào
thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng trường
lớp “Xanh – sạch – đẹp - an toàn” là một phong trào có ý nghĩa thiết thực trong
cơng tác giáo dục, bảo vệ sức khoẻ học sinh, tạo điều kiện tốt cho học sinh học
tập và rèn luyện sức khoẻ.
Trường ................................... là ngôi trường nuôi dạy chủ yếu là con em
đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Xã Bản liền, học sinh học tập, ăn, ở phần
nhiều là học sinh ở bán trú tại trường nên công tác vệ sinh có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho các em.
Đầu năm tôi được giao phụ trách công tác lao động vệ sinh trường học.
Trong những năm học trước đây vấn đề vệ sinh luôn là trở ngại lớn nhất trong
công tác của tôi. Từ năm học 2016 -2017 và 2017-2018, tôi đã đã suy nghĩ tìm
tịi và áp dụng một số biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học, những
biện pháp của tơi bước đầu đã có những hiệu quả nhất định, công tác vệ sinh và
cho học sinh trong nhà trường có chuyển biến rõ rệt. Năm học 2017-2018 nhà


trường được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nên toàn bộ cơ sở vật chất, khuôn
viên nhà trường được sửa chữa và nâng cấp mới. Bước vào năm học mới, thật
vui và tự hào khi thầy và trò nhà trường được làm việc, học tập, sinh hoạt trong
một ngôi trường mới.
Vấn đề thực hiện “công tác vệ sinh môi trường” là một giải pháp mà Ban
giám hiệu nhà trường đặt ra. Đây cũng là vấn đề mà tôi rất tâm huyết, tôi luôn
trăn trở suy nghĩ trong suốt thời gian công tác tại trường, bởi vì cơng việc này
gắn liền với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ học sinh nội trú. Vệ sinh
trường lớp gắn liền với phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khoẻ, trí tuệ cho
học sinh.

1


Được sự nhất trí của Ban giám hiệu và hội đồng sư phạm nhà trường, tôi
quyết tâm chọn đề tài: “Các biện pháp thực hiện công tác lao động vệ sinh
trường học” để áp dụng triệt để trong năm học mới này, mong muốn góp phần
làm tốt hơn ngơi trường PTDTBT thực sự là “Ngôi trường thân thiện” với học
sinh. Hơn thế nữa, mong ước của tôi cũng như tập thể cán bộ giáo viên, công
nhân viên nhà trường làm thế nào để thế hệ học sinh do nhà trường đào tạo nuôi
dạy sẽ yêu trường, yêu lớp, mãi mãi nhớ về ngơi trường mến u, những thế hệ
học trị ấy sẽ trở thành người công dân sống văn minh, lịch sự, sống có ích cho
xã hội.
2. Phạm vi và thời gian áp dụng.
a. Phạm vi áp dụng.
Tìm hiểu và nghiên cứu trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy
tình trạng vệ sinh trường học là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ học
sinh. Trên thực tế cứ mỗi mùa dịch đến trường học luôn là những “điểm nhạy
cảm” với dịch bệnh làm cho hàng loạt học sinh phải nghỉ học, nhập viện, thậm
chí trường học phải đóng cửa. Mà nguyên nhân chủ yếu là tình trạng để mất vệ

sinh mơi trường, rác, nhà vệ sinh ô nhiễm, chất thải không được xử lý đúng
cách....
Đi sâu vào thực tế một số trường học trên địa bàn Xã ......nhận thấy vấn
đề vệ sinh trường học, học sinh có chỗ vui chơi, có nhà vệ sinh tương đối sạch,
có nơi rửa tay, nơi uống nước hợp vệ sinh, mơi trường có nhiều cây xanh, thống
đãng sạch sẽ bước vào năm học mới, trường PTDTBT TH&THCS Xã Bản liền
có một cơ ngơi khang trang sạch, đẹp. Tồn bộ sân chơi đường đi được bê tơng
hố, có vườn hoa cây cảnh, lớp học, phòng ở được nâng cấp sửa chữa mới. Có
nhà ăn thống đãng sạch sẽ phục vụ cho đủ 217 học sinh, đặc biệt mỗi dãy nhà ở
của giáo viên được xây mới và các phòng hoc sinh ở được tu sửa mới hồn tồn
có điện nước đầy đủ đáp ứng được với điều kiện học sinh ở nội trú.
Để duy trì và giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp, tạo ra môi trường tốt
cho học sinh học tập, để bảo quản cơ sở vật chất sử dụng lâu dài cho những năm
học sau, đây quả là một thách thức lớn đối với nhà trường. Bởi vì học sinh ở bán
trú, lứa tuổi từ nhỏ đang chuyển giai đoạn tuổi dậy thì, tính cách ngang bướng,
thích làm theo ý mình, chưa biết bảo quản và giữ gìn tài sản, hơn nữa nhận thức
về vệ sinh của học sinh người dân tộc vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Các em
thường có thói quen như ở bản làng xả rác, khạc nhổ bừa bãi, đi vệ sinh tự do
không biết sử dụng nhà vệ sinh tự hoại, khơng dội nước sau khi đi, thậm chí đi
vệ sinh còn dùng cây, que, đá để lau chùi ( hiện tượng này còn xuất hiện ở
những ngày đầu năm học khi học sinh lớp 6 mới nhập trường). Chính vì thế
cơng tác vệ sinh mơi trường, trường học địi hỏi sự nỗ lực hợp tác và cố gắng
tìm các biện pháp tối ưu để thực hiện có hiệu quả trong nhà trường của cả thầy
và trò.
b. Thời gian áp dụng.
Sáng kiếm này áp dụng từ tháng 10 năm 2017 đến nay
2


3. Thực trạng trước khi áp dụng sáng.

Nhìn chung các em học sinh đang học tại trường điều là con em dân tộc
thiểu số do vậy ý thức tự giác cịn chưa cao Trường PTDTBT TH&THCS Bản
liền là ngơi trường nuôi dạy con em đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Xã
Bản liền, học sinh học tập, ăn, ở nội trú nên cơng tác vệ sinh có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ cho các em. Trong những năm học trước
đây vấn đề vệ sinh của nhà trường luôn là vấn đề hết sức phức tạp. Hệ thống
cống rãnh thoát nước, nhà vệ sinh của nhà trường xuống cấp trầm trọng, gây tắc
nghẹt, cộng thêm ý thức nhiều học sinh quá kém như đi vệ sinh không dội nước,
xả rác, khạc nhổ bừa bãi...Lãnh đạo nhà trường cùng thầy cô giáo và đội ngũ
nhân viên phục vụ đã tìm nhiều biện pháp nhưng chưa có biện pháp tối ưu nhất,
do đó mà dịch bệnh thường xuyên xuất hiện gây ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ học
sinh và việc học tập cũng như công tác nuôi, dạy của nhà trường.
4.Những giải pháp, biện pháp áp dụng sáng.
Thực trạng tình hình vệ sinh mơi trường ở trường học hiện nay, đặc biệt là
công tác vệ sinh ở trường .................................... , tơi xin trình bày một số nội
dung, biện pháp để thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học như sau:
a. Công tác tham mưu lập kế hoạch, phân công, phân nhiệm khu vực
lao động vệ sinh cho từng đơn vị lớp và các cá nhân.
Bước vào đầu năm học tôi được giao nhiệm vụ phụ trách lao động vệ
sinh. Trước hết tôi đã thực hiện kiểm tra, rà sốt tồn bộ khn viên nhà trường,
xác định các khu vực vệ sinh trọng điểm, xác định những việc cần làm ngay,
xác định cần trang bị dụng cụ như thế nào cho phù hợp. Qua quan sát tơi nhận
thấy tồn bộ khn viên được bê tơng hố ở đường đi, các sân chơi, phần đất
cịn lại là vườn được trồng cây hoa cỏ, cây xanh. Các dãy phòng học và phòng
chức năng, phòng ở đều là nhà kiên cố, ở mỗi dãy đều có nhà vệ sinh có đầy đủ
nước sạch phục vụ đội ngũ giáo viên và học sinh. Với những điều kiện này tôi
xác định khu vực trọng điểm là các nhà vệ sinh khu bán trú, cầu thang phòng ở
bán trú, bếp ăn tập thể, và sân cờ... Đây là những nơi thường xun có đơng
người qua lại và sử dụng nhiều, chính vì thế cần phải bỏ nhiều cơng sức để đảm
bảo vệ sinh sạch sẽ.

Căn cứ tình hình cụ thể như trên tôi đã tham mưu cho lãnh đạo nhà
trường lập kế hoạch tổ chức lao động vệ sinh hàng ngày, hàng tuần và hàng
tháng. Tham mưu cho lãnh đạo mua sắm trang bị những dụng cụ lao động vệ
sinh và chất tẩy rửa để tổ chức tốt công tác vệ sinh hàng ngày. Căn cứ tình hình
học sinh các lớp tôi tham mưu cho lãnh đạo phân công từng khu vực có danh
giới cụ thể cho các lớp, các bộ phận chịu trách nhiệm trong suốt năm học.
Ví dụ: Đối với khu vực sân bê tơng thì diện tích sân cờ và đường đi xung
quanh trước dãy học, cổng vào, đường xuống nội trú... đây là khu vực có nhiều
lá cây rụng hàng ngày, phải quét dọn thường xuyên thì phân cho các khối lớp
6,7,8,9 khu vực sân bê tông khối THCS, bên khối TH sân chơi bê tông các lớp
2,3,4,5, mỗi lớp một khoảnh riêng có danh giới là gốc cây hoặc bờ bê tông làm
3


mốc. Khu vực nhà ăn bộ phận cấp dưỡng phụ trách, khu vực nhà hành chính
nhân viên tạp vụ phụ trách. Tất cả những khu vực trên quét lá nhặt rác hàng
ngày và phải đảm bảo sạch sẽ khơng có lá và rác trên sân. Các khu vực được
phân công cho các lớp và các bộ phận phải chịu trách nhiệm lao động vệ sinh và
bảo quản tài sản, cây xanh trên vị trí đó xun suốt năm học.
Đối với khu vườn hoa, cây cảnh được phân chia liền với vị trí khu vực
sân bê tơng để tiện kiểm sốt và dễ thực hiện, khu vực này các em tổ chức nhặt
lá, rác hàng ngày và nhổ cỏ chăm sóc cây, hoa một tuần một lần.
Các khu vực nhà vệ sinh phân công luân phiên, đối với khu vực lớp học
thì mỗi lớp trực nhật một tuần, đối với nhà vệ sinh khu bántrú thì trực nhật theo
phịng ở, nam riêng, nữ riêng, mỗi phòng một ngày. Nhiệm vụ trực nhật nhà vệ
sinh bao gồm: rội nước rửa bồn cầu, bồn tiểu, quét sạch nền, gom rác và đổ rác,
rửa sạch thùng rác, lau rửa , sau mỗi ca trực các em thực hiện bàn giao với nhau,
nếu lớp nào, phòng nào làm chưa tốt phải làm lại thật sạch theo u cầu thì lớp
hoặc phịng kế tiếp mới nhận, trong khi trực nhật việc bảo quản giữ gìn tài sản
và dụng cụ lao động vệ sinh phải gắn liền trách nhiệm với các lớp, các phòng,

nếu làm mất, hư hỏng bất cứ thứ gì thì ca trực phải chịu trách nhiệm bồi thường
mới cho nhà trường. Ràng buộc trách nhiệm như thế cho nên các em đều cố
gắng thực hiện lao động vệ sinh và bảo quản tài sản rất tốt.
Đối với phịng ở của các em, thì từng phịng ở phải tự phân cơng làm vệ
sinh hàng ngày, mỗi em phải tự biết sắp xếp gọn gàng đồ dùng cá nhân của mình
như: ngủ dậy gấp mùng, mền theo đúng quy cách đã hướng dẫn, tham gia trực
nhật theo phân công như quét dọn, lau chùi sắp xếp đồ đạc gọn gàng ngăn nắp
đẹp mắt. Hàng tuần tổng vệ sinh, lau cửa kính, quét mạng nhện, lau các vết dơ
trên tường, rửa thùng rác, rửa sạch kệ dày dép, kệ và bình, ly uống nước...
Đối với từng lớp học, giáo viên chủ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm giáo dục,
phân công lao động, dọn vệ sinh cho từng từng tổ, từng cá nhân mỗi vị trí, việc
phải làm, kèm theo bảng phân công cụ thể giao cho quản lý bán trú cùng cờ đỏ
theo dõi đôn đốc và chấm điểm thi đua hàng ngày, hàng tuần. Trên cơ sở bảng
phân cơng đó học sinh sẽ biết việc phải làm trong thời gian nào và thực hiện tự
giác đúng giờ kèm theo việc bảo quản tài sản, chăm sóc cây xanh của lớp mình.
Hàng tháng sẽ có một buổi giáo viên phụ trách phòng sinh hoạt tập thể
với các em học sinh trong phịng ở, sau đó sẽ hướng dẫn học sinh tổ chức tổng
vệ sinh những tồn tại trong tháng như giặt dũ mùng, mền, chiếu, gối, quét mạng
nhện, lau cửa kính, lau các vết dơ trên tường...
Việc phân công lao động vệ sinh ở nhà trường là việc làm tự phục vụ bản
thân, phục vụ học tập và sinh hoạt của học sinh. Đây là việc làm hết sức có ý
nghĩa trong mơi trường giáo dục học sinh bán trú, vì mục đích của nhà trường là
đào tạo học sinh thành những cán bộ tương lai sau này quay về phục vụ bản
làng. Với xuất thân của các em đều là con nhà lao động nghèo vùng sâu vùng xa,
lao động vệ sinh tự phục vụ bản thân là những việc làm vừa với lứa tuổi các em,
từ lao động vệ sinh các em sẽ ý thức được hành động của mình, biết yêu quý và
4


trân trọng thành quả lao động, không ỷ lại “ngồi chơi ăn sẵn”... Từ lao động vệ

sinh phục vụ bản thân, sẽ giáo dục các em biết yêu lao động, gắn bó với lao
động, gắn bó với bản làng và hơn thế nữa lao động vệ sinh làm cho trường lớp
sạch đẹp, phòng chánh bệnh tật nâng cao sức khoẻ. Trước đây cũng vì thấy các
em nhỏ dọn nhà vệ sinh, làm cỏ vườn đất rất tội nghiệp nên nhà trường tổ chức
mướn lao công dọn nhà vệ sinh, song việc làm ấy trong thời gian dài khơng có
kết quả. Nguyên nhân do tính trây lười và thiếu ý thức, các em ỷ lại có người
dọn cho rồi nên sinh hoạt rất bừa bãi, đi tiêu, đi tiểu không dội nước, đi khơng
đúng vị trí, rác khơng bỏ vào thùng đựng, cây que, đá, giấy cứng bỏ luôn xuống
bồn cầu gây thường xuyên tắc nghẽn, làm cho lao công rất vất vả, mà không cải
thiện được vấn đề vệ sinh, nhà vệ sinh thường xuyên ô nhiễm, ảnh hưởng trực
tiếp tới cuộc sống hàng ngày của các em. Chính vì thế biện pháp phân công
trách nhiệm lao động vệ sinh tự phục vụ cho học sinh các lớp đã tạo cho các em
có trách nhiệm hơn với trường, với lớp và nhắc nhở giám sát nhau cùng thực
hiện tốt hơn công tác vệ sinh cũng như bảo quản tài sản cơ sở vật chất nhà
trường.
b. Tuyên truyền giáo dục lao động vệ sinh, bảo vệ môi trường.
Để luôn luôn tác động ý thức học sinh từng ngày, từng giờ, tôi đã tham
mưu cho lãnh đạo làm các hình ảnh trực quan như các biển, pano, áp phích,
khẩu hiệu đặt cạnh những thùng rác, ví dụ như hãy bỏ rác vào thùng rác, tuyên
truyền giáo dục cho các em vào buổi chào cờ một tuần một lần. Trong buổi
tuyên truyền giáo dục đó tơi sẽ tổng hợp nhận xét từng khu vực vệ sinh tồn bộ
khn viên nhà trường, của từng lớp, từng phòng, tuyên dương những điểm,
những lớp các em đã thực hiện tốt, đồng thời nêu những nơi những chỗ còn hạn
chế để các lớp, các phòng rút kinh nghiệm làm tốt hơn trong tháng tới.
Một hình thức tuyên truyền mà theo tơi rất có hiệu quả đó là: ngay từ đầu
năm học Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thống nhất việc giáo dục học sinh
giữ gìn vệ sinh theo phương châm: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen
sẽ gặt tính cách”, để thực hiện tốt phương châm này mọi người cùng đồng lòng
thực hiện, nếu thấy có rác tự các thầy cơ đều nhặt bỏ vào thùng nêu gương cho
học sinh, thấy học sinh đang ăn quà, tắm giặt... thì nhắc nhở nhẹ nhàng: “Nhớ bỏ

rác vào thùng”. Sau các tiết học thầy cô quan sát lại lớp và nhắc các em thực
hiện nhặt rác bỏ vào thùng, không xé giấy bỏ ngăn bàn, sắp xếp lại sách vở gọn
gàng...Đây là một hình thức nêu gương tác động trực tiếp tới hành động của học
sinh, các em sẽ có suy nghĩ mọi hành động việc làm của mình đều có sự theo dõi
giám sát, có sự đồng hành của thầy cơ, từ đó dần dần các em sẽ hình thành một
thói quen tốt trong sinh hoạt là khơng xả rác bừa bãi.
Ngồi các hình thức trên để công tác tuyên truyền thay đổi không nhàm
chán, phát huy tính sáng tạo năng động của học sinh tơi đã phối hợp với Tổng
phụ trách, Đồn thanh niên, Quản sinh...thực hiện tuyên truyền qua các chương
trình phát thanh măng non: cho học sinh tự sưu tầm, hoặc tự viết bài về thực
hiện công tác vệ sinh của lớp học và tự nói lên những suy nghĩ của bản thân về
những việc làm hàng ngày, cùng thực hiện tốt cơng tác vệ sinh. Qua các trị chơi
ở buổi sinh hoạt ngoại khố: như tổ chức trị chơi phân loại rác, gom rác...và qua
5


các hội thi vui để học với các câu hỏi tìm hiểu vệ sinh mơi trường, mơi trường
với sức khoẻ, bảo vệ nguồn nước sạch, thi tìm hiểu về “Sống xanh”...
Với các trị chơi và các hình thức tun truyền giáo dục đã thổi vào tâm
hồn các em một luồng tư tưởng mới mẻ, những hiểu biết nhận thức về vệ sinh
mơi trường từ đó các em ý thức được việc làm của chính mình. Đồng thời chính
các em cũng là những hạt nhân tuyên truyền viên giỏi có hiệu quả cao trong
công tác tuyên truyền vận động bạn bè, cha mẹ, anh, chị, em, bà con hàng xóm ở
cộng đồng tham gia bảo vệ mơi trường, giữ gìn vệ sinh nơi ăn ở tại bản làng,
cùng hướng tới một xã hội văn minh sạch đẹp.
c. Hướng dẫn kỹ năng thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Đối với học sinh các lớp khối 6,7,8,9 các em đã được học tập sinh hoạt
trong nhà trường ít nhất là một năm, song việc hướng dẫn cho các em thực hiện
công tác vệ sinh hàng ngày với cơ sở vật chất mới, hiện đại cũng phải được chỉ
dẫn tỉ mỉ, chặt chẽ để đảm bảo tính khoa học và giữ được cơ sở vật chất bền lâu.

Đầu năm học nhà trường đã thực hiện phân công cho mỗi giáo viên phụ trách
một phòng ở, mỗi lớp học được tăng cường một đồn viên thanh niên phụ giúp
cơng tác chủ nhiệm lớp. Đây là một điều kiện tốt để hướng dẫn, giáo dục học
sinh thực hiện mọi nền nếp sinh hoạt nhà trường trong đó có cơng tác vệ sinh.
Các giáo viên phụ trách ở các vị trí khác nhau có trách nhiệm cùng làm và
hướng dẫn học sinh một vài lần để các em biết cách thực hiện. Ví dụ: các vị trí
sân trường bằng bê tơng chủ yếu qt lá, nhặt rác thì hướng dẫn các em quét,
phân loại rác lá cây bỏ vào thùng mang phơi khô để đốt, bọc ni lon gom bỏ
thùng riêng để xe chuyên dụng chuyển đi đổ rác, các chai nhựa còn tái chế được
gom lại để bán bỏ ống tiết kiệm. Đối với lớp học và các phòng thực hành, phòng
chức năng, phịng ở có nền gạch bơng, tường sơn nước, muốn cho sạch thì phải
lau chùi thường xuyên, nhưng nếu lau nền mà để nhiều nước đi lại thì càng bẩn
hơn, vậy phải hướng dẫn các em trước khi lau nhà phải quét thật sạch cát, bụi,
gom mảnh giấy vụn bỏ thùng rác riêng để tiết kiệm quỹ lớp, dùng cây lau nhà
giặt nước thật sạch vắt thật khô rồi mới lau, trong thời gian lau hạn chế đi lại chờ
nền nhà khơ. Tường sơn có vết bẩn dùng khăn lau thấm xà bông hoặc chất tẩy
rửa thông thường lau sạch...Đối với nhà vệ sinh tôi xây dựng mẫu “nhà vệ sinh
thân thiện”: trước tiên yêu cầu phải đảm bảo đủ nước sạch, các thiết bị vòi nước,
bệ cầu, labovo, sọt rác có nắp... hệ thống thốt nước tốt, nội dung này được nhà
trường đáp ứng đầy đủ. Những nội dung tiếp theo do học sinh phải thực hiện
như: dọn vệ sinh sạch sẽ, đổ rác hàng ngày, vận động học sinh chích tiền học
bổng mua giấy vệ sinh, xà bơng rửa tay và khi đi vệ sinh phải sử dụng giấy vệ
sinh, sử dụng xà bông rửa tay.... hướng dẫn các em phải thực thực hiện như thế
nào để giữ được nhà vệ sinh luôn sạch, luôn mới và thân thiện với học sinh. Tôi
đề xuất lãnh đạo nhà trường trang bị các câu khẩu hiệu trong nhà vệ sinh như:
“Giữ gìn vệ sinh chung, hãy bỏ rác vào thùng!”, “Đi vệ sinh xong nhớ dội nước,
nhớ rửa tay, nhớ tắt nước”...mục đích để ln nhắc nhở, hướng dẫn học sinh đi
cầu, đi tiểu phải xả nước, dội nước thật sạch, dùng giấy vệ sinh bỏ vào bồn cầu
hoặc thùng rác, đi vệ sinh song phải rửa tay và tắt nước tránh lãng phí. Để thực
hiện làm vệ sinh khu vực này tốt, tôi trực tiếp hướng dẫn các em tỉ mỉ như lau

6


chùi, bệ cầu, gương soi, cửa kính, cửa nhơm, lau nền, lau tường...dùng thuốc tẩy
rửa, xà bông, nước sao cho hợp lý và tiết kiệm, đảm bảo nhà vệ sinh ln khơ
ráo và tuyệt đối khơng có mùi hơi. Khi làm vệ sinh song phải hướng dẫn cách
bảo quản đồ dùng dụng cụ lao động vệ sinh được trang bị như rửa lại chổi, gắp
rác, đặc biệt phải rửa thùng rác cho sạch để khơ ráo đúng vị trí, hợp vệ sinh sau
đó hướng dẫn các em vệ sinh cá nhân như tắm, rửa tay chân bằng xà bông thật
sạch sẽ. Đối với các đồ dùng vật dụng trong phòng ở phục vụ sinh hoạt phải
hướng dẫn các em lau chùi hàng ngày, sắp xếp gọn gàng ngay ngắn, những dụng
cụ lao động vệ sinh có sạch sẽ, có gọn gàng thì lần sau khi các em làm sẽ khơng
có cảm giác e ngại, sợ bẩn. Khi phát hiện nhà vệ sinh, ống thốt nước có biểu
hiện tắc, bán tắc, đồ dùng dụng cụ hư hỏng tôi đề xuất sửa chữa khắc phục kịp
thời. Bởi vì khi bị tắc, bị hư hỏng thì cảm giác khơng an tồn mất vệ sinh, khơng
thân thiện các em sẽ khơng có ý thức bảo quản....Trong lao động vệ sinh một
điểm cũng cần chú ý đó là khâu an tồn, lứa tuổi các em rất hiếu động do đó
trong khi tổ chức dọn vệ sinh cần nhắc nhở các em không đùa giỡn nhau, tránh
bị trơn trượt do nước với gạch bông rất trơn, quét chỗ bụi phải mang khẩu
trang, vẩy nước mới quét, lau cửa kính, lau quạt phải chú ý kê ghế cho vững, tắt
điện rồi lau...
d. Thực hiện tốt công tác quan sát kiểm tra thường xuyên
Quan sát và kiểm tra, đây là việc làm rất quan trọng và phải thực hiện
thường xuyên, liên tục. Bởi vì khi ta quan sát, kiểm tra thì sẽ thấy được những
việc cần làm, phát hiện được cái hay, cái dở từ đó điều chỉnh, động viên khích
lệ, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt. Đối với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
các em rất hiếu động, mau quên, sự tự giác rất kém, nếu phân công phân nhiệm,
hướng dẫn thực hiện rồi mà không thực hiện kiểm tra giám sát kịp thời thường
xun thì thời gian trơi qua các em sẽ lơ là làm không đến nơi đến chốn, làm cho
xong việc, dễ dẫn đến rác thải tồn đọng, nhà vệ sinh ô nhiễm xuống cấp, đồ

dùng dụng cụ vất bừa bãi gây lãng phí....và đặc biệt sẽ làm nản lịng những em
có tinh thần tích cực.
Quan sát kiểm tra lúc học sinh tắm gội, tơi thấy đa số học sinh có cả các
em nữ thích tắm bên ngồi khơng thích vào trong nhà tắm và để nguyên cả quần
áo tắm, như vậy thì khơng thể sạch được nên tơi u cầu các em học sinh nữ vào
nhà tắm hướng dẫn các em tắm rửa vệ sinh. Khi tắm gội đa số các em dùng bịch
dầu gội, bịch sữa tắm nhỏ, khi tắm gội song sơ ý quên đi, xả ra nền chảy xuống
cống và gây tắc nghẽn nên tôi vận động các em mua chai sữa tắm hoặc chai dầu
gội để sử dụng vừa tiết kiệm, vừa có ý thức bảo vệ môi trường. Đối với học sinh
nam khi tắm gội hay đùa nghịch dễ bị té ngã, giặt đồ không dùng thau ca, chỉ xả
nước rất lãng phí mà khơng sạch, nên tôi đề xuất mua thau, ca, sô đựng nước để
tắm, giặt đồng thời phối hợp với quản sinh theo dõi sát việc tắm giặt và bảo
quản sử dụng đồ dùng, tiết kiệm nước của học sinh.
Hàng ngày, khi quan sát học sinh tôi phát hiện được một số học sinh đặc
biệt là các em lớp 6, lớp 7, vệ sinh cá nhân chưa sạch. Ví dụ như: quần áo cáu
bẩn, chân tay đen do đất, bụi, nhựa điều bám, đầu tóc rối bù, bốc mùi khét...tơi
7


cùng một số chị em trong tổ đã gọi những em đó lại thân mật nói chuyện song
lấy bàn chà, chà chân tay, giặt, tẩy quần áo cho các em, hướng dẫn chải tóc gội
đầu, tắm cho sạch sẽ...sau đó nhắc các em lần sau không được để quần áo, tay
chân bẩn, phải tắm giặt, chà chân tay hàng ngày như cô đã làm cho, sau một vài
lần theo dõi các em có tiến bộ rõ rệt, các em thay đổi hẳn, biết ăn mặc sạch sẽ,
đầu tóc gọn gàng khơng cịn mùi hơi...
Đối với vệ sinh lớp học và các khu vực được phân công, khi kiểm tra tôi
thấy các em có hiện tượng xả giấy rác bừa bãi, nhiều ngày sau các tiết học nền
lớp trắng xoá giấy vụn. Mỗi khi kiểm tra các thùng rác thì thấy một lượng giấy
vụn và các loại rác lẫn lộn rất lãng phí. Qua đó tơi đề xuất với lãnh đạo và phối
hợp với tổng phụ trách đội tuyên truyền giáo dục phong trào thực hành tiết kiệm,

tổ chức gom giấy vụn với hình thức làm “kế hoạch nhỏ”. Tơi đề nghị nhà trường
trang bị cho mỗi lớp hai sọt rác, một chiếc dành riêng để gom giấy vụn, nếu có
mẩu giấy nào rơi vãi hoặc không sử dụng nữa các em sẽ bỏ vào đó gom lại hàng
tuần nộp cho Tổng phụ trách, một chiếc để đựng các loại rác khác đổ đi sau mỗi
ngày. Số tiền bán giấy vụn của từng lớp sẽ bỏ vào ống tiết kiệm của lớp đó gây
quỹ phục vụ cho sinh hoạt của tập thể lớp. Từ khi hình thức này được tổ chức
nhân rộng trong toàn trường mọi người đều nhận thấy hiệu quả rất tốt, sau mỗi
giờ học các lớp đều sạch, hành lang, sân chơi khơng cịn giấy rác xả bừa bãi, mà
các lớp lại có khoản tiền tiết kiệm phục vụ chính bản thân các em, hơn nữa các
em ý thức được hành động tiết kiệm làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và ý thức việc phân loại rác, nhặt rác bỏ rác vào thùng.
e. Thực hiện tốt công tác thi đua và phối kết hợp.
Công tác vệ sinh trường lớp là một nhiệm vụ quan trọng, không của riêng
ai, nó địi hỏi tính tập thể cao, tinh thần tự giác và ý thức của mỗi cá nhân, do đó
cơng tác phối kết hợp phải hài hồ, đồng tâm, cộng lực của toàn đội ngũ và học
sinh mới có kết quả tốt.
Để đẩy mạnh phong trào “Xây dựng khung cảnh trường lớp, học sinh
tích cực”, nhà trường đã thống nhất xây dựng những phong trào nhỏ như: xây
dựng “Lớp học tiên tiến”, “Phòng ở tiên tiến”, “Bàn ăn văn minh lịch sự”... các
phong trào này tiêu chí đánh giá thực hiện vệ sinh hàng ngày là một tiêu chí
quan trọng. Qua các phong trào, nhà trường đã chọn ra khen thưởng những cá
nhân, tập thể tiêu biểu tích cực và nhân điển hình tiên tiến. Bên cạnh việc khen
thưởng tôi mạnh dạn đề xuất các vấn đề xử phạt học sinh không thực hiện tốt
công tác vệ sinh được phân công như: không trực nhật hoặc làm không sạch lần
đầu thì phạt làm lại ngay sau buổi đó và làm thêm ngày hơm sau, vi phạm lần
hai thì phạt một tuần tiếp, lớp trực nhật nhà vệ sinh làm khơng sạch một ngày thì
phạt làm thêm một tuần kế tiếp và trừ điểm thi đua của lớp trong tuần đó. Tiếp
theo là hình thức phạt bằng tiền: Nếu học sinh làm dơ bẩn tường, nền, hư hỏng
tài sản, học sinh khơng có ý thức tắm gội xả rác gây tắc nghẹt cống thốt nước
thì tuỳ mức độ sẽ phạt bằng tiền để lấy tiền đó sửa chữa, lau chùi lại các chỗ dơ

bẩn hoặc bị hư hỏng. Phòng ở, lớp học và các khu vực khác đã được phân cơng
lao động vệ sinh, giữ gìn và bảo quản tài sản ngay từ đầu theo suốt năm học cho
8


từng lớp, từng phòng, từng cá nhân nên khi vi phạm, làm không tốt mà không
phát hiện được cá nhân nào gây nên thì tập thể đó phải chịu chung hình thức
phạt. Cịn học sinh hoặc tập thể phát hiện tố giác được cá nhân nào thì bản thân
em vi phạm sẽ chịu hình thức phạt này. Những ý kiến trên được tập thể nhất trí
và thực hiện nghiêm túc, được phụ huynh và học sinh đồng tình hưởng ứng. Các
em học sinh đã tích cực tố giác những em thiếu ý thức trong việc thực hiện vệ
sinh để nhà trường xử phạt. Nếu trường hợp các em cố tình làm dơ bẩn, hư hỏng
tài sản ngoài việc sử phạt bằng tiền hoặc phạt làm thêm lần nữa còn ghi nhận lại,
nếu không cố gắng sửa chữa sẽ hạ hạnh kiểm trong học kỳ hoặc năm học. Hàng
tháng, hàng tuần việc thực hiện công tác vệ sinh đều được tổng phụ trách và
quản lý nội trú sơ kết đánh giá, nhận xét kết quả trong các buổi chào cờ, sau mỗi
học kỳ sẽ khen thưởng cá nhân tập thể tiêu biểu cho phong trào.
Để phong trào thi đua có hiệu quả, việc sử phạt học sinh cơng bằng mang
tính giáo dục, tôi luôn chủ động phối hợp chặt chẽ với đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm, và giáo viên đứng lớp, tôi thực hiện biện pháp cùng phối hợp trong công
tác tuyên truyền giáo dục vệ sinh môi trường qua các bài dạy trên lớp như: tôi
cung cấp cho giáo viên tình hình thực hiện vệ sinh mơi trường từng phịng, từng
lớp, thậm chí từng cá nhân “đặc biệt” để giáo viên kịp thời nắm bắt giáo dục
trong các tiết sinh hoạt, tích hợp trong bài dạy. Hàng ngày, sau kiểm tra vệ sinh
tơi ghi lên bảng tin những phịng ở, lớp học và cá nhân nào chưa thực hiện tốt vệ
sinh trong ngày để giáo viên chủ nhiệm nắm bắt giáo dục, sử phạt kịp thời.
Đối với các giáo viên phụ trách các phòng ở của ở của hoc sinh là người
trực tiếp quản lý học sinh trong các hoạt động ngồi giờ nên tơi ln bám sát
phối hợp để thực hiện đôn đốc nhắc nhở học sinh thực hiện tốt cơng tác vệ sinh
nhà ăn, phịng ở, nhà vệ sinh và vệ sinh trong hoạt động vui chơi ngoài giờ như:

theo dõi đôn đốc các em lao động vệ sinh buổi sáng, vệ sinh sau các giờ nghỉ,
giờ tắm giặt, vệ sinh cá nhân, phụ giúp cấp dưỡng theo dõi đôn đốc vệ sinh trong
các giờ ăn, dọn vệ sinh nhà ăn sau các bữa cơm... Khi học sinh sinh hoạt ngoài
giờ ở nội trú cũng là lúc các em dễ vi phạm những lỗi như xả rác, đùa nghịch
làm dơ bẩn, hư hỏng tài sản nên Quản sinh phải là người theo sát, giáo dục nhắc
nhở và trực tiếp xử phạt những em vi phạm ở nội trú.
Trong các cuộc họp tổ, họp hội đồng sư phạm nhà trường tôi luôn báo
cáo, phản ánh kịp thời thực trạng công tác vệ sinh trong nhà trường để tập thể
cùng thảo luận và đưa ra các biện pháp khắc phục hạn chế, tồn tại. Qua đó lãnh
đạo nhà trường cũng nắm bắt được những giáo viên, công nhân viên thực hiện
tốt công tác giáo dục vệ sinh cho học sinh và chỉ đạo kịp thời những vướng mắc
trong công tác vệ sinh trường học.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau một năm nhìn lại thành quả lao động, dạy và học của thầy và trị
trường PTDTBT TH&THCS Xã Bản Liền, tơi thấy bản thân đã đóng góp một
phần sức lực cho thành cơng ấy. Nhìn trường lớp khang trang sạch đẹp, nhìn
những nụ cười rạng rỡ trên gương mặt sáng sủa của học sinh, niềm vui ấy như
lan toả khắp mọi người trong chúng tôi, những người thầy, người cô và cả các
9


em học sinh đã khơng quản khó khăn trong học tập, tích cực rèn luyện, chăm chỉ
lao động vệ sinh và yêu trường yêu lớp mới có được kết quả này.
Đến trường bán trú hôm nay, mọi người sẽ cảm nhận được sự thay đổi,
thu hút bởi vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc nhưng cũng không kém phần hiện
đại. Những hàng cây cao vút xanh tươi, Sân trường sạch sẽ , Những dãy nhà ở,
phòng học phòng làm việc, nhà ăn được kiến trúc theo kiểu nhà rông của đồng
bào các dân tộc nổi bật giữa một vùng, rất lạ và rất quen. Bước vào các phòng
học mọi người sẽ nhận thấy đây là lớp học thực sự thân thiện với học sinh, trong
lớp được trang bị đầy đủ tiện nghi, có trang trí cây xanh, bình bơng rất vui mắt,

nhưng điều đáng nói là vệ sinh rất sạch và gọn gàng ngăn nắp, nền gạch bông
sạch, sáng bóng, tường sơn được lau chùi có rất ít những vết dơ nhỏ, bàn ghế
gọn gàng, ngay ngắn sạch sẽ . Xuống thăm phòng ở, nhà ăn của học sinh mọi
người sẽ cảm nhận được cuộc sống của các em học sinh dân tộc được quan tâm,
chăm sóc chu đáo. Mọi người sẽ nhận thấy sự tiến bộ vượt bậc của các em học
sinh qua cuộc sống sinh hoạt nền nếp, vệ sinh, văn minh . Trong phòng ở sắp
xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ được trang trí những đồ dùng tiện lợi cho sinh
hoạt, toát lên một vẻ đẹp gần gũi thân thiện với học sinh. Nhà vệ sinh ở cuối các
dãy phịng ở hơm nay khác xa so với trước đây, rất sạch sẽ và thoải mái, khơng
có mùi hơi, khơng có rác thải tồn đọng, nền khô dáo.
Quan trọng hơn nữa thành công các biện pháp trên thể hiện “sự thân thiện
của Người thầy, sự tích cực của học sinh”. Rèn luyện cho học sinh có nhân cách
và thói quen tạo một nếp sống văn minh lịch sự. Vâng! để có một kết quả tốt đẹp
như trên, bản thân tôi cũng như tập thể sư phạm nhà trường và các em học sinh
đã nỗ lực hết mình. Riêng với cá nhân tơi đã tích cực chủ động tìm những biện
pháp phù hợp đưa ra thuyết phục tập thể bằng kết quả tiến bộ của học sinh từng
ngày. Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường là sự cố gắng
nỗ lực, không quản khó khăn ln gắn bó với học sinh, sẵn sàng lăn sả vào công
việc, cùng dạy dỗ các em. Chúng tôi luôn đồng hành cùng các em trong cuộc
sống hàng ngày như quan tâm sâu sát các em từng ngày, từng giờ, ngồi hướng
dẫn các em, chúng tơi cịn cùng làm, cùng vui chơi, cùng chia sẻ với các em,
giúp đỡ tận tình các em trong mọi hồn cảnh. Đối với các em học sinh đã cảm
nhận sự tận tâm của thầy cô nên các em luôn cố gắng. Cứ năm giờ sáng, sau khi
tiếng kẻng báo thức, các em thức dậy thì tiếng chổi quét lao sao trên sân trường,
mỗi em mỗi việc, cứ thế, như một nhịp điệu sống để có một ngày thật mới mẻ và
đầy niềm vui.
Công sức của thầy cô và công sức của học sinh đã được đền đáp sứng
đáng. Trong năm học vừa qua, nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học,
thầy và trò nhà trường được sống, học tập, lao động trong một môi trường khang
trang sạch đẹp, các em học sinh đều có sức khoẻ tốt hơn để tham gia học tập rèn

luyện đạo đức. Nhờ thực hiện tốt công tác vệ sinh trường học mà trong năm qua
tình hình dịch bệnh đã giảm hẳn, các dịch bệnh sảy ra trong địa bàn nhiều nhưng
rất ít bệnh xâm nhập được vào nhà trường. Một điều quan trọng thành công của
công tác này là rèn luyện cho học sinh ý thức tự giác tích cực, yêu lao động, yêu
10


trường yêu lớp, có trách nhiệm với mọi người tạo nên môi trường giáo dục lành
mạnh, thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà Nước đã giao phó.
Bản tổng hợp trước và sau khi áp dụng sáng kiến
Nội dung tổng hợp

Trước khi thực hiện
đề tài

Rác trên sân trường Còn nhiều rác sau buổi
chiều

Sau khi thực hiện đề tài

Ghi
chú

Còn rác không đáng kể
sau buổi chiều

Vết dơ bẩn tường,
nền lớp học. Phịng
ở, các phịng khác.


Nhiều vết vẽ bẩn, nền,
đen

Tường sạch ít vết vẽ bẩn;
nền sạch,

Cửa kính, cửa ra
vào và đồ dùng
trong phòng

Nhiều vết dơ, bụi bám,
mạng nhện, tài sản hư
hỏng nhiều

Sạch sẽ hơn. Khơng có
vết bẩn, khơng có mạng
nhện, tài sản bảo quản tốt
hơn.

Tình trạng nhà vệ
sinh

Thường xun có mùi
hơi do tắc nghẽn, đi vệ
sinh khơng đúng vị trí,
xả rác bừa bãi

Khơng có mùi hơi, khơ
ráo, sạch, rác bỏ gọn vào
thùng đổ đi hàng ngày.


Các biện pháp thực hiện công tác vệ sinh trường học nêu trên đã thực sự
có hiệu quả cao trong phong trào xây dựng Trường học qua thực hiện đề tài này,
một điều mà tôi tâm đắc nhất đó là sự đồng thuận, sáng suốt của tập thể lãnh
đạo, sự tận tâm, hiệp lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà
trường và sự cố gắng nỗ lực của tập thể học sinh cùng đưa nhà trường vững
bước đi lên, xây dựng một ngôi trường luôn sạch đẹp.
Trong khi thực hiện đề tài bản thân tơi gặp khơng ít khó khăn như: Ý thức
học sinh giữ gìn vệ sinh và bảo quản tài sản cịn rất kém, một số ít đội ngũ GV,
CNV chưa thực sự gắn bó với cơng việc, cịn lơ là trách nhiệm. Cơ sở vật chất
nhà trường được trang bị sửa chữa mới nhưng còn những điểm chưa phù hợp
với mơ hình trường bán trú như phịng ở, nhà vệ sinh hệ thống thoát nước nhỏ
dễ gây tắc nghẽn, thấm nước khi học sinh sử dụng nhiều.
Để thực hiện tốt hơn nữa công tác vệ sinh trường học tôi mạnh dạn đề
xuất một số nội dung sau:
-Đối với nhà trường tiếp tục tăng cường hơn nữa trong công tác thực hiện
vệ sinh trường học cả về con người cũng như cơ sở vật chất.
-Các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đối với công tác vệ sinh trường học
nhất là những trường có học sinh bán trú. Khi xây dựng mới, thiết kế nhà ở, nhà
vệ sinh cho học sinh bán trú phải phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo vệ
sinh ăn ở sinh hoạt hàng ngày.
-Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục học sinh cũng như
cộng đồng toàn dân về việc tham gia bảo vệ môi trường sống.
11


Với đề tài này, tơi khơng có tham vọng làm cho tình tình chuyển biến
tốt ngay ở mọi trường học khác, mà chỉ mong đóng góp một phần cơng sức nhỏ
cho việc giáo dục học sinh biết giữ gìn vệ sinh, yêu quý thành quả lao động, yêu
trường, yêu lớp, có sức khoẻ tốt để tham gia học tập. Vậy tơi rất mong được sự

đóng góp chân tình của các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để thực hiện tốt
hơn công việc này.
Bản liền, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Người thực hiện

Thào Seo Sếnh

12


ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.........................................................................................................................
13



×