Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.6 KB, 9 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Sự cần thiết của đề tài:
Theo quyết định số 4645/QĐ-UBND về việc phê duyệt Chương trình phát triển
Công nghiệp Công nghệ thông tin Hà Nội đến năm 2015, định hướng đến năm 2020,
thành phố Hà Nội xác định công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phần mềm và
công nghiệp nội dung số là ngành kinh tế trọng điểm mà Thành phố có tiềm năng và lợi
thế, được đặc biệt khuyến khích, ưu đãi, tập trung nguồn lực, tạo mọi điều kiện thuận lợi
để thu hút đầu tư và phát triển, đưa ngành công nghiệp CNTT Thủ đơ khơng chỉ chiếm
lĩnh thị trường trong nước mà cịn từng bước vững chắc chiếm lĩnh thị trường quốc tế.
Hiện tại thành phố có khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần
mềm trong đó có nhiều doanh nghiệp nằm trong nhóm đơn vị cung cấp dịch vụ phần
mềm hàng đầu Việt Nam như Công ty phần mềm FPT, Công ty cổ phần phần mềm CMC,
Công ty cổ phần Misa, Công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân…Trong thời gian qua, các
doanh nghiệp này luôn đạt được tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp khơng nhỏ cho sự phát
triển ngành cơng nghiệp phần mềm của thành phố nói riêng và kinh tế thành phố nói
chung. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn Hà Nội vẫn cịn có
những hạn chế. Các doanh nghiệp phần mềm đa phần có quy mơ doanh nghiệp vừa và
nhỏ, điều này kiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường, quảng bá
sản phẩm, thu hút nguồn nhân lực chất lượng và ổn định… Nguồn nhân lực chất lượng
cao có khả năng đáp ứng các dự án lớn cịn thiếu. Ngồi ra, các doanh nghiệp Việt Nam
đang gặp phải sự cạnh tranh rất gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài mà tiêu biểu là
Ấn Độ và Trung Quốc - các nước có nguồn nhân lực dồi dào, mơi trường phát triển ổn
định, năng suất lao động bình quân ở mức cao.
Xuất phát từ thực tế đó, việc “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
công nghiệp phần mềm trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là hết sức cần thiết để nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp góp phần đưa các ngành cơng nghiệp phần mềm
trờ thành ngành kinh tế trọng điểm theo đúng định hướng của Thành phố.


Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp phần mềm,


phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành công
nghiệp phần mềm trên địa bàn Hà Nội từ đó xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp này. Căn cứ thực tế doanh nghiệp và xếp hạng năng lực cạnh tranh đề ra các nhóm
giải pháp phát triển các doanh nghiệp phần mềm.
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp phần mềm:
Năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp, hoặc một ngành, một quốc
gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế. Khi nghiên
cứu năng lực cạnh tranh người ta thường xem xét, phân biệt năng lực cạnh tranh theo 4
cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh ngành, năng lực cạnh tranh
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, trong đó năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng
tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra
thu nhập cao và phát triển bền vững.
Doanh nghiệp công nghiệp phần mềm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
hoạt động thiết kế, sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ phần mềm, bao gồm sản
xuất phần mềm đóng gói; sản xuất phần mềm theo đơn đặt hàng; sản xuất phần mềm
nhúng; hoạt động gia công phần mềm và hoạt động cung cấp, thực hiện các dịch vụ phần
mềm.
Một số yếu tố chủ yếu thường được xem xét khi đánh giá về năng lực cạnh tranh
của một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm:
 Doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ
sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Doanh thu tăng có nghĩa là doanh nghiệp đã có chỗ đứng vững trên thị trường, đã chiếm
được thị phần thu lợi nhuận, tạo vị thế và uy tín của mình trên thương trường. Ngoài


doanh thu, tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng thường được dùng để đánh giá và so sánh
giữa các doanh nghiệp.
 Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại sau khi trừ đi thuế

thu nhập doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động
của doanh nghiệp. Ngoài lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu cũng thường được dùng để đánh giá và so sánh giữa các doanh nghiệp.
 Thị phần: Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm
lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp đối với các đối
thủ cạnh tranh trong ngành.
 Năng suất lao động: Năng suất lao động là chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng lao
động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) với lao
động để sản xuất ra nó. Năng suất lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác
động tới sức cạnh tranh, đặc biệt, năng suất lao động lại phản ánh yếu tố chất lượng
người lao động.
 Các tiêu chí khác: Ngồi các tiêu chí định lượng trên, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp phần mềm còn được đánh giá qua một số tiêu chí định tính khác. Đơi khi
các tiêu chí này rất khó xác định nhưng lại có một ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp; hệ
thống quy trình quản lý chất lượng...
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh qua việc đánh giá xếp hạng cho diểm
sử dụng mơ hình đánh giá các yếu tố nội bộ của Thompson và Strickland thông qua Ma
trận đánh giá các yếu tố nội bộ. Theo đó, cách đánh giá được thực hiện theo phương pháp
ma trận và qua 06 bước:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trị quyết định đến năng lực của doanh
nghiệp
Bước 2: Xác định hệ số quan trọng bằng cách đặt ra hệ số từ 0,00 (không quan
trọng) đến 1,00 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố.


Bước 3: Phân loại từ 1 đến 10 cho mỗi yếu tố đại diện, từ yếu nhất (1 điểm) đến
mạnh nhất (10 điểm).
Bước 4: Tính giá trị cho từng yếu tố bằng cách nhân hệ số quan trọng của yếu tố
đó với điểm phân loại tương ứng.

Bước 5: Tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng
cách cộng điểm số các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng số điểm
này cho thấy năng lực tuyệt đối của doanh nghiệp.
Bước 6. Xếp hạng các doanh nghiệp theo kết quả đánh giá năng lực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp
phần mềm: Gồm các yếu tố bên ngồi như các yếu tố thuộc mơi trường vĩ mơ: chính trị,
pháp luật, kinh tế, chính sách phát triển...; các yếu tố thuộc môi trường ngành như từ phía
khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn... và các yếu tố bên trong doanh nghiệp
như quy mơ, năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành, nguồn nhân lực, hoạt động
marketing, nghiên cứu và phát triển sản phẩm...
Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp phần mềm trên
địa bàn thành phố Hà Nội:
Qua gần 20 năm phát triển, ngành công nghiệp phần mềm đã trở thành một ngành
kinh tế - kỹ thuật có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững của Thủ đơ với tốc độ tăng
trưởng bình qn đạt trên 20%/năm, chiếm khoảng 30% doanh số của cả nước với trên
1.200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phần mềm với tổng số nhân lực khoảng
19.000 người.
Tác giả sử dụng số liệu của các phiếu điều tra doanh nghiệp CNTT năm 2013 của
Sở Thông tin và truyền thông để đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các tiêu chí
cũng như so sánh các tiêu chí với trung bình của toàn quốc và doanh nghiệp nước ngoài
là Infosys của Ấn Độ.


 Doanh thu: Doanh thu bình quân một doanh nghiệp là 25 tỷ, hơn mức trung bình
của cả nước là 11,8 tỷ; tốc độ tăng trường doanh thu trung bình đạt 10,67% hơn rất nhiều
so với mức trung bình cả nước đạt 3,01%. Tốc độ tăng trưởng so với Infosys (5,8%) ở
mức cao tuy nhiên về doanh thu còn thua rất xa doanh nghiệp này.
 Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế bình quân của một doanh nghiệp là 4,37
tỷ, cao hơn mức trung bình của cả nước (2,1 tỷ) tuy nhiên còn rất thấp so với Infosys. Tốc
độ tăng trưởng lợi nhuận đạt bình quân 7,6% và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE đạt 21% ở mức tốt so với doanh nghiệp nước ngoài được so sánh cùng.
 Thị phần: Tập trung vào một nhóm các doanh nghiệp lớn, chỉ có 8 cơng ty đạt thị
phần trên 1%.
 Năng suất lao động bình quân đạt 412 triệu/người/năm cao hơn so với mức trung
bình của cả nước (~330 triệu/người/năm) tuy nhiên còn kém vài lần so với năng suất của
Ấn Độ và Trung Quốc.
 Một số tiêu chí khác: Một số doanh nghiệp vừa và lớn đã xây dựng được thương
hiệu và thị trường, xây dựng được hệ thống quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
quốc tế...
Xếp hạng năng lực cạnh tranh qua phương pháp đề xuất ở chương 1: có 51 doanh
nghiệp được đánh giá xếp hạng và chia làm ba nhóm cụ thể như sau:
STT

Nhóm

Điểm số trung bình

1

Nhóm cơng ty có NLCT cao (10 DN đầu)

7,06

2

Nhóm cơng ty có NLCT khá (31 DN tiếp theo)

3,31

3


Nhóm cơng ty có NLCT trung bình (10 DN cuối)

1,48

Có sự khác biệt rất lớn về điểm số giữa các nhóm thể hiện sự chênh lệch trong
năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này. Một số công ty lớn nhưng có NLCT chỉ
ở mức khá, thể hiện qua một số tiêu chí về doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động
không được tốt và ngược lại, một vài doanh nghiệp vừa và nhỏ tuy quy mô không cao
nhưng với kết quả hoạt động ổn định vẫn được đánh giá năng lực cạnh tranh ở mức khá.


Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
 Yếu tố bên ngoài: Một số yếu tố tác động lớn như tình hình kinh tế, các chính sách
phát triển ngành, chính sách ưu đãi doanh nghiệp, chính sách đào tạo nguồn nhân lực, hỗ
trợ nghiên cứu và phát triển...
 Yếu tố bên trong:
- Về quy mô: Quy mô của các doanh nghiệp đa phần ở mức vừa và nhỏ, thấp về vốn
chủ sở hữu và ít về nguồn nhân lực chất lượng. Do đó, doanh nghiệp phần mềm Hà Nội
vẫn chỉ dừng lại ở mức thực hiện các dự án nhỏ, chưa tăng về quy mô để có đủ khả năng
thực hiện các dự án có quy mơ lớn, có mức độ khó đem lại doanh thu – lợi nhuận lớn.
- Về năng lực tài chính: năng lực tài chính của các doanh nghiệp phần mềm ở mức
trung bình thể hiện ở nhu cầu về vốn lớn tuy nhiên việc huy động và tiếp cận với các
nguồn vốn của các doanh nghiệp còn hạn chế, đồng thời việc quản lý dòng tiền doanh
nghiệp còn yếu. Điều này hạn chế khả năng mở rộng sản xuất của doanh nghiệp.
- Về năng lực quản lý điều hành: ở mức khá khi trên 90% các doanh nghiệp có giám
đốc đạt trình độ đại học trở lên. Tuy nhiên chỉ có 38% các doanh nghiệp có định hướng
và kế hoạch phát triển dài hạn.
- Nguồn nhân lực: nguồn nhân lực của các doanh nghiệp phụ thuộc vào đầu vào mà
không có quy trình đào tạo cụ thể, được đánh giá ở mức khá khi có trình độ khá đồng đều

khi 87% có trình độ đại học trở lên, 5,2% là các chuyên gia có chứng chỉ trong nước và
quốc tế. Tuy nhiên kỹ năng mềm và tiếng anh còn được đánh giá thấp. Chỉ có hơn 1/3 số
doanh nghiệp có thực hiện đầu tư phát triển nguồn nhân lực qua các chương trình đào tạo.
- Marketing: các doanh nghiệp đã chú trọng việc marketing thơng qua nhiều hình
thức quảng bá, phát triển thương hiệu gần một nửa các doanh nghiệp có bộ phận nghiên
cứu thị trường, bán hàng tiếp thị và chăm sóc khách hàng và tập trung quảng bá chủ yếu
qua các kênh Internet, triển lãm hội thảo và xúc tiến thương mại, tuy nhiên chưa có định
hướng và chiến lược rõ ràng.


- Hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cịn chưa được quan tâm khi chỉ có
1/3 số doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu riêng và chỉ 7% số lượng cán bộ thực hiện
công tác phát triển sản phẩm.
Qua nghiên cứu, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hà Nội ở được đánh giá ở
mức khá khi so sánh các tiêu chí đánh giá về năng lực cạnh tranh. So sánh với cả nước,
phần lớn các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh ở mức khá thậm chí cao với tốc độ
tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận, năng suất lao động ổn định và ở trên mức trung bình so với
cả nước. Tuy nhiên có sự chênh lệch rất lớn giữa các doanh nghiệp cũng như các nhóm
doanh nghiệp với 03 nhóm cụ thể cao, khá và trung bình. Ngồi yếu tố quy mơ, năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp trong 03 nhóm này cịn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác như năng lực quản lý điều hành, nguồn nhân lực, marketing...
Giải pháp phát triển doanh nghiệp phần mềm trên địa bàn thành phố Hà Nội:
Căn cứ trên 03 nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khác nhau, tác giả đề
xuất một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp cho từng nhóm cụ thể:
Nhóm có năng lực cạnh tranh ở mức cao:
 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nâng cao hiệu quả công tác
tuyển dụng thông qua xây dựng quy chế, chính sách về tuyển dụng lao động và hoạch
định chiến lược nguồn nhân lực để chủ động cho những chiến lược phát triển lâu dài. Tạo
môi trường làm việc chuyên nghiệp và văn hóa doanh nghiệp tạo mơi trường vui vẻ, đoàn
kết, đồng thời sẽ khiến người lao động gắn bó hơn với cơng ty. Đầu tư xây dựng hệ thống

tiêu chuẩn cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo làm việc có tác phong và hiệu
quả. Triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng
làm việc của nhân viên ở mỗi bộ phận.
 Nhóm giải phát phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường: Quan tâm hơn nữa tới
việc phát triển sản phẩm riêng và cũng như xây dựng thị trường trong nước vững mạnh.
Tham gia tích cực các chương trình hỗ trợ, xúc tiến thương mại và tìm hiểu thị trường,
mở các văn phòng đại diện, chi nhánh tại các nước là đối tác chiến lược. Tập trung đầu tư


cho mảng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tập trung đầu tư theo chiều sâu. Liên
doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển sản phẩm và
thị trường nước ngồi.
Nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh khá:
 Các giải pháp nâng cao năng lực tài chính: Tăng vốn điều lệ thơng qua việc niêm
yết và huy động vốn trên thị trường chứng khoán; Liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước; nâng cao năng lực quản trị về dòng tiền thơng qua việc trang
bị thêm kiến thức về tài chính đối với các chủ doanh nghiệp và các bộ phận liên quan.
 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực: Có chế độ thỏa đáng đối với nguồn
nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng tốt nhằm thu hút và giữ chân nhân tài.
Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng thơng qua xây dựng quy chế, chính sách về tuyển
dụng lao động và hoạch định chiến lược nguồn nhân lực để chủ động cho những chiến
lược phát triển lâu dài. Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho đội ngũ cán bộ cơng nhân viên,
xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
 Nhóm giải pháp phát triển hoạt động marketing và xây dựng thương hiệu: Thay
đổi nhận thức về marketing, quảng bá thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tiến hành khảo sát khách hàng và khảo sát nội bộ để định vị thương hiệu, xây dựng sổ
tay thương hiệu; sớm triển khai xây dựng và phát triển các hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật...
 Xây dựng định hướng phát triển lâu dài: tập trung nguồn lực đầu tư phát triển
tránh tình trạng đầu tư ngồi ngành; quan tâm hơn nữa đến các chính sách hỗ trợ khách
hàng, hậu mãi, chính sách giá cả...

Nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trung bình:
 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính: Giải thể, mua bán sát nhập cơng ty;
Liên kết với các công ty lớn làm dịch vụ triển khai, phát triển ý tưởng; Tiếp cận các
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm..
 Xây dựng định hướng phát triển lâu dài: thay đổi nhận thức của những người điều
hành; hoạch định chiến lược nguồn nhân lực để chủ động cho những chiến lược phát triển


lâu dài; quan tâm phát triển thương hiệu; quan tâm tới các chính sách ưu đãi đối với các
doanh nghiệp để nhận được các ưu đãi hỗ trợ từ cơ quan nhà nước...
Kiến nghị với cơ quan nhà nước:
Hoàn thiện hệ thống pháp luật: đảm bảo vấn đề bản quyền/ sở hữu trí tuệ giúp tạo
động lực và mơi trường thuận lợi cho sáng tạo.
Phát triển khu CNTT tập trung: Cải tạo nâng cấp hạ tầng của khu; Xây dựng và
triển khai các cơ chế chính sách; Mở rộng và thu hút các doanh nghiệp CNTT vào Khu
CNTT tập trung...
Thực hiện các chương trình phát triển cơng nghiệp phần mềm: Hỗ trợ các doanh nghiệp
áp dụng các quy trình quản lý sản xuất tiên tiến; Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương
hiệu; Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia các
triển lãm, hội thảo, hội nghị ở trong và ngoài nước...
Nâng cao chất lượng đánh giá, khảo sát hiện trạng các doanh nghiệp: mẫu phiếu
điều tra cần được thiết kế chi tiết hơn, đặc biệt là các phần về tài chính, nguồn nhân lực,
phát triển thị trường và chi phí cho đầu tư phát triển sản phẩm; xây dựng một cơ sở dữ
liệu doanh nghiệp ngành công nghiệp công nghệ thông tin kết nối với cơ sở dữ liệu của
ngành thống kê và ngành thuế, hải quan, đăng ký doanh nghiệp để mỗi doanh nghiệp tự
khai báo, kết quả tổng hợp cũng có thể được cập nhật và chia sẻ với doanh nghiệp ngay
hoặc sau thời gian khảo sát để doanh nghiệp có những định hướng phát triển và kinh
doanh sản phẩm, dịch vụ của mình một cách hiệu quả và cạnh tranh.




×