Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích báo cáo tài chính tại tổng công ty bảo hiểm BIDV (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.61 KB, 10 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phân tích Báo cáo tài chính là cơng cụ đắc lực giúp nhà quản trị bên trong
doanh nghiệp cũng như các đối tượng bên ngồi doanh nghiệp nhận biết được sức
mạnh tài chính, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời, dự đoán tiềm năng tài chính
trong tương lai của doanh nghiệp hay mức độ rủi ro,… trên cở sở đó có những giải
pháp hữu hiệu thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, hoặc lựa chọn các quyết định đầu
tư, cho vay,… Có thể thấy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan
trọng, nhưng hiện nay cơng tác phân tích BCTC tại các doanh nghiệp vẫn chưa thực
sự được chú trọng.
Qua tìm hiểu thực trạng tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV, tác giả nhận thấy, phân
tích Báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty vẫn cịn nhiều bất cập. Do đó, phân tích Báo cáo
tài chính vẫn chưa giúp ích nhiều trong công tác quản lý cũng như ra quyết định cho các
nhà quản trị trong doanh nghiệp. Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã chọn đề tài
“Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV”
Luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về phân tích Báo cáo tài
chính. Đồng thời thơng qua việc đánh giá thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại
Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV, luận văn đã chỉ ra những điểm cịn thiếu sót trong
q trình phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty. Trên cơ sở đó, luận văn đã
đề ra một số các giải pháp có tính khả thi nhằm hồn thiện nội dung và phương pháp
phân tích tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV.
Kết cấu luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính DN.
Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích báo cáo tài chính trong các DN.
Chương 3: Thực trạng phân tích BCTC tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV.
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài
chính tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV.



ii

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀPHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính
Hệ thống BCTC giữ một vai trị đặc biệt quan trọng trong phân tích hoạt
động tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với
cơng tác quản lý DN. Phân tích BCTC cung cấp những thông tin tổng quát về kinh
tế - tài chính, giúp các nhà phân tích có đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp,
tình hình sử dụng và huy động vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự
tốn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của
doanh nghiệp,...
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC do Bộ Tài Chính ban hành ngày
20/3/2006, quy định BCTC được lập theo các mẫu biểu bao gồm:
1. Bảng cân đối kế toán
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính
2.2. Nội dung và chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính
 Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem
xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn tài trợ tài sản hay chính là phân tích
cân bằng tài chính của DN. Số vốn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của doanh
nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tính chất khác nhau,
nhưng có thể phân làm 2 loại sau: nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tại trợ tạm thời.
 Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn
và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh
nghiệp. Để phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, nhà phân tích tiến hành phân

tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn.
 Phân tích cơng nợ và khả năng thanh toán


iii

Phân tích cơng nợ và khả năng thanh tốn là việc phân tích cơng nợ phải thu
và cơng nợ phải trả và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
 Phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh là đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào với
đầu ra, so sánh giữa đầu ra với đầu vào, so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả kinh
doanh thu được,…
- Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
- Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
 Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích rủi ro tài chính có vai trị quan trọng giúp nhà quản trị doanh
nghiệp giảm thiểu được những tổn thất kinh tế ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín
của doanh nghiệp. Do vậy, nhà quản trị doanh nghiệp thường phân tích rủi ro tài
chính thơng qua các cách tiếp cận sau :
- Phân tích rủi ro tài chính qua các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn
- Phân tích rủi ro tài chính qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
- Phân tích rủi ro tài chính thơng qua địn bẩy tài chính
-Phân tích rủi ro tài chính thơng qua các chỉ tiêu phản ánh công nợ
2.3. Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp loại trừ
- Phương pháp liên hệ cân đối
- Phương pháp Dupont

- Các phương pháp phân tích khác:phương pháp xác định giá trị theo thời
gian của tiền, phương pháp hồi quy, phương pháp đồ thị,…


iv

CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠITỔNG CƠNG TY BẢO HIỂM BIDV
3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Lilama 10
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
ra đời trên cơ sở chiến lược thành lập Tập đồn tài chính mang thương hiệu BIDV
thông qua việc BIDV mua lại phần vốn góp của Tập đồn Bảo hiểm Quốc tế QBE
(Australia) trong liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (là doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi, được thành lập và hoạt động ở Việt Nam từ năm 1999) và chính thức đi
vào hoạt động với tên gọi mới (BIC) kể từ 01/01/2006.
BIC hiện là một trong 10 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu về thị phần
doanh thu phí bảo hiểm gốc và là một trong những cơng ty bảo hiểm có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất trên thị trường. BIC cũng là công ty bảo hiểm đầu tiên có mạng
lưới hoạt động phủ kín tại thị trường Đông Dương. Hiện BIC đang là cổ đông lớn
nhất (sở hữu 65% cổ phần) trong công ty Liên doanh Bảo hiểm Lào Việt (LVI) và
đang tiến hành các thủ tục cần thiết để sở hữu trực tiếp Công ty Bảo hiểm
Campuchia Việt Nam (CVI). BIC cũng đang xúc tiến gia nhập thị trường Myanmar
với việc thành lập Văn phòng đại diện tại nước này trong năm 2015.
Từ ngày 01/10/2010, BIC chính thức chuyển đổi sang mơ hình Tổng cơng ty
cổ phần và chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố
Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khốn BIC từ 06/09/2011.
Có thể khái qt bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty qua sơđồ sau:



v

Sơđồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của BIC


3.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV
3.3.1. Phân tích về tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn
Để đánh giá tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn, Tổng công ty tiến hành
nghiên cứu chi tiết các khoản phải thu, các khoản phải trả sẽ tác động đến khả năng thanh
tốn của Tổng cơng ty như thế nào. Cùng kết hợp với phương pháp so sánh giữa các chỉ
tiêu tại các thời điểm khác nhau, trên cơ sở đó, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại
và tương lai của Tổng cơng ty.
Việc phân tích tình hình cơng nợ và khả năng thanh tốn được thực hiện thơng qua
phân tích các khoản phải thu và các khoản phải trả. Tổng cơng ty lập bảng phân tích tỷ
trọng của từng khoản nợ phải thu, nợ phải trả trong tổng nợ phải thu và nợ phải trả, so
sánh giữa số đầu năm và số cuối kỳ, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trong tổng nợ
phải thu và xem xét nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu đó.
Bên cạnh việc phân tích tình hình các khoản phải thu và phải trả, tại Tổng cơng ty
cịn tiến hành phân tích, đánh giá khả năng thanh tốn của Tổng cơng ty, chủ yếu được
thực hiện thơng qua việc tính toán, so sánh và đưa ra các nhận xét dựa trên các chỉ tiêu cơ
bản như: Hệ số khả năng thanh toán tổng quát; Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn; Hệ số khả
năng thanh nhanh.
3.3.2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Tổng công ty tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, qua đó các
nhà quản lý nắmđược tình hình phân bổ tài sản và nguồn vốn của Tổng công ty. Từđó,
giúp các nhà quản lý ra các quyếtđịnhđiều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của
mình, đảm bảo tình hình hoạtđộng của Tổng cơng ty, tránh được rủi ro trong kinh doanh.
Căn cứ vào Báo cáo tài chính, Tổng cơng ty tiến hành phân tích sự biến động về cơ cấu
tài sản và cơ cấu nguồn vốn cả về số tuyệt đối và tương đối, đồng thời xem xét từng loại

tài sản chiếm tỷ trọng bao nhiêu trong tổng số tài sản. Qua việc phân tích này sẽ đánh giá
quá trình biến động của tài sản diễn ra trong năm.


3.3.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một trong những chỉ tiêu quan trọng được mọiđối tượng
quan tâm. Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thướcđo chất lượng trình độ quản lý, tổ chức
kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là vấnđề sống còn. Doanh nghiệp có mở mang hay
phát triển hay khơng được thể hiện rõ nét nhất trên các chỉ tiêu phảnánh hiệu quả kinh
doanh.
Trên thực tế, có khá nhiều cách thức tiếp cận hiệu quả kinh doanh, do vậy cũng có
nhiều chỉ tiêu khác nhau phản ánh hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, tại Tổng cơng ty bảo
hiểm BIDV, việc phân tích hiệu quả kinh doanh được phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất
sinh lời (Lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuân trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu)
3.4. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng cơng ty bảo
hiểm BIDV
3.4.1. Về phương pháp phân tích
Cơng tác phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV chủ yếu là
sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu cơ bản được tính tốn qua báo cáo tài chính và
được thể hiện trên Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Khi sử dụng phương pháp so sánh
chủ yếu so sánh ở dạng đơn giản (so sánh ngang và so sánh dọc dưới dạng số tuyệt đối và
số tương đối), hầu như chưa so sánh liên hệ các chỉ tiêu, do vậy chưa thể hiện bản chất
của đối tượng phân tích, kết quả mang tính rời rạc, chắp vá, chưa hệ thống.
3.4.2. Về nội dung phân tích
Hiện nay, nội dung phân tích BCTC của Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV bao gồm
nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn; nhóm các chỉ tiêu phản ánh
tình hình và khả năng thanh tốn; nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh.



CHƢƠNG 4
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CƠNG TY BẢO HIỂM BIDV
4.1. Phƣơng hƣớng hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty
bảo hiểm BIDV
Mở rộng áp dụng phương pháp phân tích: Tổng cơng ty nên sử dụng tổng hợp các
phương pháp phân tích bao gồm cả phương pháp truyền thống và các phương pháp hiện
đại.
Mở rộng nội dung phân tích: Hệ thống chỉ tiêu phân tích phải bảo đảm đầy đủ,
đồng bộ, phù hợp. Nghĩa là các chỉ tiêu phải được tính tốn, phân tích cụ thể, chính xác,
đầy đủ và kịp thời nhằm cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng.
4.2. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính Tổng cơng ty bảo hiểm
BIDV
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại Tổng
cơng ty bảo hiểm BIDV vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót. Sự thiếu sót thể hiện cả trong
phương pháp và nội dung phân tích. Để việc phân tích báo cáo tài chính mang lại hiệu
quả, phát huy tác dụng của một công cụ quản lý trong điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh,Tổng công ty nên thực hiện một số giải pháp như sau:
4.2.1. Hồn thiện và bổ sung phương pháp phân tích
Thứ nhất: Áp dụng phương pháp Dupont trong phân tích.
Thứ hai: Áp dụng phương pháp so sánh xác định xu hướng hay nhịp điệu tăng trưởng
của một số đối tượng nghiên cứu.
Thứ ba: Cơng ty có thể áp dụng thêm phương pháp loại trừ để đánh giá mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập đến các chỉ tiêu phân tích.
4.2.2. Hồn thiện và bổ sung nội dung phân tích
- Hồn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
- Hồn thiện phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp


- Hồn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài

hạn, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở
hữu, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hồn thiện phân tích báo cáo tài chính
tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV
Từ thực trạng công tác phân tích BCTC tại Tổng cơng ty bảo hiểm BIDV, ta thấy,
bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác phân tích của Tổng cơng ty vẫn cịn hạn
chế. Những hạn chế một mặt do yếu tố chủ quan từ phía Tổng cơng ty, mặt khác do yếu
tố khách quan chung từ phía Nhà nước. Để khắc phục những hạn chế trong phân tích
BCTC, Tổng cơng ty cần thực hiện các giải pháp đã đề xuất trên đây. Tuy nhiên, để các
giải pháp mang tính khả thi, cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Cụ thể như sau:
4.3.1. Về phía Nhà nước
- Hồn thiện các quy định về chế độ kế tốn hiện hành.
- Hồn thiện phân tích báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp.
- Ban hành các chế tài xử lý vi phạm đối với các đơn vị liên quan trong việc công
bố thông tin.
- Thống nhất và nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm tốn với tất cả các DN.
4.3.2. Về phía Cơng ty
Tổng công ty cần tổ chức, hướng dẫn, cập nhật cho cán bộ quản lý nói chung và
cán bộ phân tích tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến
lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty mới được ban hành.
Tổng công ty cần trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho cơng tác phân tích báo cáo tài
chính như: kịp thời ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống phần
mềm phân tích chuyên dụng trong q trình phân tích, kết hợp với tư vấn chun gia,
trước khi đưa ra những quyết định mang tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển của
Cơng ty.
Tổng cơng ty cần cơng khai hố thơng tin tài chính.


Hội đồng quản trị cần hiểu rõ tầm quan trọng của phân tích báo cáo tài chính, từ đó
đưa ra các cách quản lý nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán cũng như yêu cầu bộ

phận kế toán cung cấp thơng tin nhanh chóng, chính xác.



×