Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan việt nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.51 KB, 3 trang )

Lời mở đầu
1

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, đất nước ta ổn định về kinh tế, chính trị và xã

hội, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơng cuộc cải cách hành chính đạt
được những thành tựu nổi bật. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới WTO và là thành viên không thường trực của Hội đồng
Bảo an liên hợp quốc. Những bước tiến quan trọng đó đã mở ra cho Việt Nam
nhiều cơ hội lớn trong việc nâng tầm quan hệ ngoại giao, mở rộng thị trường và
xoá bỏ các rào cản trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hội nhập sâu rộng vào nền
kinh tế quốc tế cũng đồng nghĩa với trách nhiệm chúng ta phải thực hiện một loạt
các cam kết về thuế quan, phi thuế quan, hài hồ và đơn giản hố thủ tục hành
chính…
Sức ép phải cải cách trong khi thể chế hành chính trong nước đang quá độ,
chưa theo kịp tiến trình hội nhập đã gây khơng ít khó khăn cho các cơ quan quản lý
nhà nước trong đó có Ngành Hải quan.
Trong những năm gần đây, với tốc độ phát triển nhanh chóng của kinh tế đối
ngoại (khoảng 20%/năm), lưu lượng hàng hố xuất nhập khẩu rất lớn tình hình
gian lận thương mại trên phạm vi cả nước phát triển nhanh chóng, đáng chú ý là
tập trung vào những mặt hàng như: hàng chuyển tiếp, hàng đầu tư-gia công, hàng
có chế độ riêng, hàng tạm nhập-tái xuất… Trước tình trạng đó, để có những biện
pháp can thiệp kịp thời, Tổng cục Hải quan đã tiến hành kiểm soát chặt chẽ các
loại hàng hoá, hành lý, ngoại hối, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua các Chi
cục do Tổng cục Hải quan quản lý. Tuy nhiên, phạm vi quản lý của Tổng cục Hải
quan rất rộng, phức tạp với đủ loại hình của hơn 6.000 doanh nghiệp trong và
ngồi nước. Hơn nữa các hoạt động gian lận thương mại và những hành vi vi phạm
pháp luật Hải quan ngày càng tinh vi và khó kiểm sốt, vì vậy việc đẩy mạnh công



tác phòng chống gian lận thương mại trở thành vấn đề hết sức cấp bách đối với cơ
quan Hải quan Việt Nam.
Chính vì những đặc điểm nêu trên mà đề tài được chọn là: “Phòng chống
gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh
tế quốc tế”.
2.

Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống thực trạng của cơng tác phòng

chống gian lận thương mại tại Tổng cục Hải quan, luận văn làm rõ các nguyên
nhân chủ quan và khách quan trong việc dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của
gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, để từ đó đề ra một số giải
pháp phịng chống các loại hình gian lận này trong khi nó đang ngày càng bùng
phát một cách phức tạp và tinh vi.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Để việc nghiên cứu được tập trung và có trọng điểm, tác giả xin

chỉ đề cập đến vấn đề gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan, qua công tác
kiểm tra, giám sát và quản lý của Tổng cục Hải quan có tham khảo kinh nghiệm
chống GLTM của một số nước tiên tiến.
Phạm vi về thời gian: Từ năm 2002 đến nay.

4.

Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật


biện chứng, phương pháp mơ tả, so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp …
5.

Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo và mục lục,

nội dung của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về gian lận thương mại (GLTM) và phòng
chống GLTM trong lĩnh vực Hải quan.


Chương 2: Thực trạng cơng tác phịng chống gian lận thương mại tại Tổng
cục Hải quan Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh phòng chống gian lận thương mại của
Tổng cục Hải quan trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.



×