Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Quản lý chi bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.48 KB, 6 trang )

Thất nghiệp là vấn đề nan giải của mọi quốc gia có nền kinh tế thị trường,
thất nghiệp có thể gây ra những hậu quả khôn lường cả về kinh tế, chính trị và xã
hội. Hiện nay do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, xu hướng toàn cầu hoá và hội
nhập, ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, thất nghiệp có chiều hướng gia tăng. Giải
quyết tình trạng thất nghiệp ln là vấn đề khó, các quốc gia đã và đang áp dụng
nhiều chính sách và biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng thất nghiệp. Có
những chính sách và biện pháp mang tính tình thế như: giảm tuổi nghỉ hưu, ngăn
cản di cư từ nông thôn ra thành thị… nhưng cũng có những chính sách chiến lược
mang tính lâu dài như trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Trên thực tế, BHTN là một trong những công cụ để thực hiện đảm bảo an
sinh xã hội có tính bền vững. BHTN góp phần hỗ trợ người thất nghiệp thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm. Quan
trọng hơn, BHTN sẽ hỗ trợ người thất nghiệp được học nghề, tư vấn tìm việc làm
để sớm có lại việc làm, thu nhập và ổn định cuộc sống.
Ở Việt Nam, chính sách BHTN đang dần được hồn thiện và đi vào cuộc
sống của người dân, số người tham gia BHTN thuộc đối tượng bắt buộc tham gia
ngày càng tăng. Trước đây, khi chưa có chính sách BHTN, người lao động bị mất
việc làm hoặc bị thôi việc chỉ nhận được một chế độ là trợ cấp thôi việc. Hiện nay,
nhờ chính sách BHTN ra đời nên khi người lao động mất việc làm, họ không
những được hưởng chế độ trợ cấp thơi việc mà cịn được hỗ trợ tìm việc làm mới,
được hưởng BHYT trong thời gian người lao động khơng có việc làm. Đặc biệt họ
được hỗ trợ học nghề, đào tạo nghề mới để có nhiều cơ hội kiếm việc làm trong xã
hội.
Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong hai thành phố có
lượng lao động lớn và cũng là nơi có số người thất nghiệp cao. BHXH Thành phố
Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHTN thuộc


diện bắt buộc theo các văn bản quy định của Nhà nước, đảm bảo số người tham gia
BHTN liên tục tăng qua các năm. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã bắt đầu
đưa các hoạt động thu chi BHTN đi vào nề nếp và giúp nhiều người thất nghiệp


nhận được trợ cấp thất nghiệp (TCTN). Tuy nhiên, do thời gian triển khai chưa lâu,
chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan bảo hiểm và cơ quan lao động để nắm
chắc số lượng người thất nghiệp, chưa nắm chắc tình trạng thất nghiệp thật sự của
người lao động dẫn đến việc chi trả BHTN thất nghiệp không đúng đối tượng, trục
lợi BHTN... Những thiếu sót này khơng những làm cho người lao động bị thiệt thòi
mà còn làm cho cơ quan bảo hiểm hoạt động thiếu minh bạch. Việc lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “ Quảnlý chi Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố
Hà Nội” cho phép học viên nghiên cứu chi tiết công tác chi và quản lý chi BHTN
tại một trong những thành phố có số lao động cũng như số người thất nghiệp đông
nhất cả nước, làm rõ các hạn chế từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hồn thiện cơng
tác chi và quản lý chi, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong việc thực hiện BHTN.
Các phương pháp nghiên cứu luận văn sử dụng bao gồm: Phương pháp tổng
hợp, phân tích, thống kê, so sánh để thấy được biến động, kết quả của công tác chi
trả BHTN trong 5 năm 2010 – 2014 kết hợp với các phương pháp của toán học và
nghiệp vụ kế toán để thu được thơng tin phục vụ cho việc tổng hợp, phân tích,
thống kê, so sánh. Luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được công bố của
Trung tâm Giới thiệu việc làm Hà Nội, cơ quan Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
và một số cơ quan quản lý khác.
Luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý chi Bảo hiểm thất nghiệp
Chương 2: Thực trạng quản lý Chi BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong giai đoạn 2010-2014
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi BHTN trên địa bàn
thành phố Hà Nội.


Trong chương một của luận văn đãđề cập đến những vấn đề lý luận chung về
công tác quản lý chi BHTN. Khác với nền kinh tế kế hoạch, bất kỳ một quốc gia
nào có nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp, đó ln là
nỗi lo và gánh nặng bởi nó gây ra rất nhiều hậu quả cho người lao động cũng như

cả xã hội. Để hạn chế phần nào những hậu quả do thất nghiệp gây ra, chính sách
BHTN ra đời như một “chiếc phao cứu sinh” nhằm giúp đỡ người lao động giảm
bớt phần nào khó khăn trong thời gian khơng có việc làm và có thể sớm quay lại
thị trường lao động.
Chính sách BHTN là một chính sách nằm trong hệ thống các chính sách
kinh tế- xã hội quốc gia, có vai trò to lớn đối với NLĐ, NSDLĐ và cả nền kinh tế.
Một trong những khâu thực hiện chính sách BHTN là công tác chi trả trợ cấp thất
nghiệp và chế độ khác cho người lao động. Vấn đề quản lý chi trả BHTN đóng vai
trị hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch, an tồn, hạn chế
tình trạng gian lận, trục lợi quỹ BHTN. Nội dung quản lý chi BHTN bao gồm: thực
hiện đúng thủ tục đăng ký hưởng BHTN, xác định đối tượng và điều kiện hưởng
BHTN, thực hiện chi trả các chế độ, xác định các điều kiện tạm dừng hoặc chấm
dứt hưởng BHTN, hoạt động thanh tra, kiểm tra. Công tác chi và quản lý chi cũng
chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố do đó cần thực hiện theo một quy trình chuẩn.
Một trong những đóng góp của luận văn là đã thiết lập được bộ chỉ tiêu để đánh giá
hiệu quả cơng tác chi trả thực hiện chính sách.
Chương hai của luận văn đề cập đến thực trạng quản lý chi BHTN trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014. Với vai trị là Thủ đơ của cả
nước, thành phố Hà Nội luôn chịu áp lực về vấn đề dân số và việc làm. Tỷ lệ thất
nghiệp của thành phố luôn ở mức cao đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh
hưởng bởi khủng hoảng tài chính tồn cầu, rất nhiều các tập đồn, tổng cơng ty
thực hiện tái cơ cấu theo chủ trương của Chính phủ, vấn đề giải quyết việc làm còn


nhiều hạn chế. Do đó khi chính sách BHTN được áp dụng, các đối tượng tham gia
không ngừng được mở rộng, đối diện với đó là cơng tác chi trả trợ cấp và các chế
độ khác của cơ quan BHXH thành phố Hà Nội cũng gặp rất nhiều khó khăn.
BHTN được triển khai từ năm 2009 nhưng đến năm 2010 mới bắt đầu thực hiện
chi trả, việc giải quyết chế độ BHTN được thực hiện bởi hai cơ quan quản lý Nhà
nước là Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và cơ quan BHXH thành phố. Trong

khoảng thời gian 5 năm đó, các số liệu liên quan đến việc thực hiện chính sách như
số đối tượng tham gia, số thu BHTN, số chi trả chế độ có sự tăng trưởng đáng kể.
Điều này cho thấy chính sách đã đi vào cuộc sống của người dân tuy nhiên tình
trạng nợ đóng BHTN vẫn rất lớn, chủ yếu tập trung ở khu vực doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Hiện nay tại BHXH thành phố Hà Nội đang thực hiện chi trả trợ cấp
thất nghiệp và hỗ trợ học nghề theo quy trình được quy định tại Quyết định số
488/QĐ-BHXH ngày 32/5/2012 của BHXH Việt Nam ban hành quy định quản lý
chi trả các chế độ BHXH và các văn bản quy định khác của Nhà nước. So sánh quy
mô người thất nghiệp trên địa bàn Hà Nội với quy mô người thất nghiệp được
hưởng BHTN cho thấy, số người được thụ hưởng chính sách này cịn q ít, mới
chiếm khoảng 25% số người thất nghiệp tuy nhiên tỷ lệ người được giải quyết
hưởng trợ cấp thất nghiệp so với số người nộp hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất
nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao. Chỉ tiêu này chứng tỏ mức độ hiểu biết của người dân
thủ đơ khi tham gia chính sách tương đối cao, việc tuyên truyền chính sách, thủ tục
để được hưởng chế độ của BHXH thành phố Hà Nội cho người tham gia đạt hiệu
quả tốt.
Đánh giá hoạt động chi trả BHTN của BHXH thành phố Hà Nội có thể thấy
được các mặt sau:
- BHXH thành phố Hà Nội luôn chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến chế
độ chính pháp luật về BHTN.


- Quản lý và thực hiện tốt quy trình chi trả.
- Giải quyết được mục tiêu mà chính sách đề ra là hỗ trợ một phần khó khăn
cho người lao động khi bị mất việc, giúp họ có nguồn thu nhập tối thiểu để đảm
bảo cuộc sống.
Bên cạnh đó hoạt động chi trả chế độ cũng còn nhiều hạn chế như: việc triển
khai các văn bản quy định còn chậm, sự phối hợp với các cơ quan liên quan chưa
kịp thời, vấn đề chi hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm chưa được thực hiện do chưa
có văn bản hướng dẫn, số nợ đóng BHTN lớn ảnh hưởng đến quyền lợi của người

lao động mà chưa có chế tài xử phạt, hệ thống công nghệ thông tin chưa đáp ứng
được yêu cầu quản lý,…
Chương ba của luận văn mở đầu bằng việc đánh giá một số những biến động
về tình hình hình kinh tế- xã hội của thành phố có thể ảnh hưởng đến cơng tác quản
lý chi trong thời gian tới như dự báo xu hướng thất nghiệp, chủ trương phát triển
của thành phố, và đặc biệt là Luật Việc làm 2013 quy định về BHTN sẽ được áp
dụng sắp tới. Kết hợp với việc phân tích các hạn chế tồn tại của chương hai, luận
văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoạn thiện công tác quản lý chi như:
- Không ngừng nâng cao năng lực quản lý, tinh thần phục vụ của đội ngũ cán
bộ thực hiện chi trả BHTN trên địa bàn Thành phố;
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết chế độ
BHTN cũng như các chế độ chính sách khác của nhà nước;
- Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hiện đại hố cơng nghệ quản lý;

- Tăng cường cơng tác truyền truyền chính sách, nâng cao nhận thức cho
người dân;
- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan liên quan, đẩy mạnh hoạt động
kiểm tra, hoàn thiện chế tài xử phạt đối với hành vi trục lợi BHTN;


- Thiết lập cơ chế quản lý lao động, việc làm và giải quyết BHTN.
Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ nhẳm hồn
thiện chính sách BHTN đặc biệt khi Luật Việc làm mới đi vào cuộc sống, kiến
nghị với cơ quan BHXH Việt Nam về hồn thiện quy trình chi trả BHTN. Bên
cạnh những đóng góp đạt được, luận văn vẫn cịn hạn chế về vấn đề số liệu do đặc
thù đối tượng nghiên cứu là cơ quan quản lý nhà nước nên vấn đề tiếp cận số liệu
có một số khó khăn.




×