Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Quản lý thu bảo hiểm y tế hộ gia đình của bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.43 KB, 8 trang )

i

Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế là một hình thức rất riêng của Việt Nam,
nó phù hợp với truyền thống Á đông với mối liên hệ bền chặt các thành viên trong
gia đình và vai trị của gia đình trong cộng đồng. Thực hiện BHYT theo hộ gia đình
có vai trị quan trọng trong thực hiện thành cơng mục tiêu BHYT tồn dân đến 2020
theo nghị quyết của Đảng. Nó ngày càng quan trọng trong bối cảnh nguồn tài chính
cho y tế từ ngân sách nhà nước có hạn và xu thế giảm hỗ trợ mua BHYT từ ngân
sách nhà nước, tăng tự đóng góp BHYT từ phía người tham gia. BHXH tỉnh Lào
Cai nếu khơng thực hiện tốt thu BHYT hộ gia đình sẽ khó hồn thành mục tiêu tỷ lệ
bao phủ BHYT theo lộ trình Chính phủ giao cho tỉnh Lào Cai đến 2020 là 98,8%
dân số tham gia BHYT. Đó là các lý do chủ yếu để tác giả chọn đề tài "Quản lý thu
bảo hiểm y tế hộ gia đình của Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai” cho luận văn thạc sỹ
của mình.
Luận văn được thực hiện hướng tới các mục tiêu sau: Xác định được khung
nghiên cứu về quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh. Phân tích được thực
trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ
năm 2015 đến 2016, từ đó chỉ rõ những điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của
những điểm yếu về quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai. Đề xuất
được một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH
tỉnh Lào Cai cho giai đoạn 2017 đến năm 2020. Trong phạm vi luận văn chỉ đi sâu
vào số liệu của nhóm đối tượng tự đóng 100% tiền mua thẻ BHYT theo diện hộ gia
đình với mã đối tượng ghi trên thẻ là "GD".
Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đặt ra và được trình bày
trong 3 chương.
Chương 1: Xây dựng cơ sở lý luận về BHYT bắt buộc theo hộ gia đình. Xây
dựng khung lý thuyết về nội dung quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh
theo quy trình quản lý.
Luận văn đã nêu sự khác nhau về khái niệm hộ gia đình giữa các Luật. Làm
rõ nội hàm hộ gia đình tham gia BHYT và người tham gia BHYT theo diện tự đóng



ii

100% theo hộ gia đình. Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung quản lý thu
BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh theo quy trình quản lý gồm: Lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện kế hoạch và kiểm soát sự thực hiện kế hoạch thu BHYT hộ gia đình.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu thuộc về mơi trường bên ngồi BHXH
tỉnh và các nhân tố ảnh hưởng cơ bản thuộc về BHXH tỉnh. Luận văn cũng đã nêu
một số bài học kinh nghiệm của các tỉnh bạn và rút ra các bài học kinh nghiệm cho
BHXH tỉnh Lào Cai.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu BHYT hộ gia đình, chỉ
ra được các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân điểm yếu.
Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH
tỉnh Lào Cai được đánh giá qua 5 chỉ tiêu và được làm rõ hơn qua việc sử dụng dữ
liệu điều tra tổng thể hộ gia đình tồn tỉnh tham gia BHYT năm 2016 để thống kê
một số đặc trưng, so sánh các thuộc tính có tác động đến thu BHYT hộ gia đình địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai tồn tại các điểm yếu
ở cả chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát thực hiện. Nhưng yếu
nhất là chức năng lập kế hoạch, từ đó dẫn đến các điểm yếu của tổ chức thực hiện
và kiểm soát thực hiện. Nguyên nhân của các điểm yếu trong quy trình quản lý thu
BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai đã được phân tích và làm rõ như sau.
- Nguyên nhân thuộc về BHXH tỉnh Lào Cai:
+Về bộ máy thực hiện. Chưa ưu tiên bố trí đủ số viên chức làm thu BHYT hộ
gia đình cho các bộ phận liên quan (các phòng, BHXH các huyện); Công tác đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức thu còn hạn chế.
+Về lập kế hoạch. BHXH tỉnh Lào Cai chưa thực sự quan tâm công tác này
trong giai đoạn 2015-2016. Khơng có văn bản hướng dẫn lập kế hoạch cho BHXH
các huyện trực thuộc.



iii

+ Về tạo động lực. Chưa đưa chỉ tiêu phát triển thu BHYT hộ gia đình vào hệ
thống chỉ tiêu thi đua với BHXH huyện hằng năm. Chưa xây dựng chế độ khen
thưởng cho các đại lý thu hằng năm.
+ Về kiểm soát thực hiện. Trong giai đoạn 2015-2016 chưa được BHXH tỉnh
Lào Cai ưu tiên nguồn lực thỏa đáng cho BHYT nói chung và BHYT hộ gia đình
nói riêng. Số lượng và chất lượng hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn hạn
chế.
- Nguyên nhân do các nhân tố bên ngoài BHXH tỉnh Lào Cai:
+ Nguyên nhân thuộc về các cơ quan trung ương. Luật BHYT quy định toàn
dân bắt buộc phải tham gia BHYT, toàn bộ thành viên hộ gia đình bắt buộc phải
tham gia BHYT, nhưng chưa có chế tài với các thành viên hộ gia đình chưa tham
gia BHYT. Khái niệm hộ gia đình tham gia BHYT trong Luật BHYT sửa đổi khác
với hộ gia đình, hộ dân cư trong các Luật và các chính sách khác (ví dụ chính sách
hỗ trợ hộ nghèo) dẫn đến triển khai Luật BHYT khó khăn. Thơng tư
41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/12/2014 của Bộ Y tế hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật BHYT 2014 (Thông tư 41) quy định 100% thành viên hộ phải tham
gia BHYT ngay từ 1/1/2015, khơng có lộ trình phù hợp đến 2020 là chưa hợp lý. Đã
dẫn đến việc cơ quan BHXH phải yêu cầu hộ gia đình nộp rất nhiều loại giấy tờ khi
tham gia và hiện tại vẫn chưa sửa Thông tư 41. Quy định điều kiện giảm trừ mức
đóng từ người thứ 2 trong thông tư 41 không phù hợp với thực tiễn, khó khăn cho
những hộ gia đình thu nhập cận trên mức trung bình.
+ Ngun nhân thuộc về chính quyền tỉnh Lào Cai. Các huyện trong tỉnh
phát triển không đồng đều. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa các
huyện, xã trong tỉnh khá cao. Triển khai Chính sách giảm nghèo chưa thực sự bền
vững. Phương pháp đánh giá chỉ tiêu 15.1 về bao phủ BHYT của Chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới ở một số xã chưa chính xác. Sở Y tế,
UBND cấp huyện, xã là cơ quan quản lý nhà nước về BHYT ở địa phương chưa

thật sự quan tâm quản lý, điều hành thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình. Sự


iv

phối hợp của các cơ quan truyền thông, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trên
địa bàn tỉnh với BHXH tỉnh Lào Cai về truyền thông BHYT hộ gia đình chưa
thường xun. Đội ngũ cơng chức của UBND cấp xã cịn thiếu và trình độ hạn chế.
+ Ngun nhân thuộc về BHXH Việt Nam. Chưa xây dựng vị trí việc làm
quản lý thu BHYT hộ gia đình và vị trí việc làm giám sát đại lý thu ở BHXH tỉnh và
BHXH huyện. Chế độ đãi ngộ cho viên chức làm quản lý thu còn thấp. Quy định
thủ tục tham gia, đổi lại thẻ BHYT hộ gia đình vẫn còn rườm rà. Chưa triển khai
giao dịch điện tử tham gia BHYT hộ gia đình đến người tham gia. Phần mềm quản
lý thu chưa hồn thiện dẫn đến khó kiểm sốt tình trạng tham gia của các hộ gia
đình và từng thành viên hộ. Chưa giao kế hoạch chi tiết chỉ tiêu thu BHYT hộ gia
đình cho BHXH tỉnh và chưa chỉ đạo BHXH tỉnh giao chi tiết chỉ tiêu này cho
BHXH huyện.
+ Nguyên nhân thuộc về hộ gia đình. Thu nhập bình qn đầu người tỉnh Lào
Cai cịn thấp. Chênh lệch thu nhập thành thị, nông thôn rất cao. Vẫn còn tâm lý chỉ
tham gia BHYT cho người già yếu hoặc ỷ lại sự trợ giúp của nhà nước.
Từ các nguyên nhân trên, luận văn đã đề xuất mục tiêu, phương hướng và
một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh
Lào Cai giai đoạn 2017-2020 trong chương 3.
Chương 3: Xác định mục tiêu dài hạn, xác định phương hướng hoàn thiện,
đề xuất một số giải pháp với BHXH tỉnh, đưa ra một số kiến nghị với các bên liên
quan để hoàn thiện quản lý thu BHYT hộ gia đình của BHXH tỉnh Lào Cai giai
đoạn tiếp theo.
Mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu: tăng tiền thu BHYT hộ gia đình mỗi năm
12%-14%, tăng số người tham gia BHYT hộ gia đình bình quân mỗi năm trên 6%,
đến năm 2020 đạt tối thiểu 98,8% số người tham gia thuộc diện này trên tổng số

người bắt buộc phải tham gia BHYT hộ gia đình. Số thu BHYT hộ gia đình tăng
trưởng hằng năm. Hồn thành kế hoạch thu BHYT hộ gia đình hằng năm trong giai
đoạn 2017-2020. Trong giai đoạn khơng có sai phạm lớn, gây hậu quả nghiêm trọng


v

về thu BHYT hộ gia đình. Với 5 nội dung về phương hướng hoàn thiện quản lý thu
bảo hiểm y tế hộ gia đình luận văn đã đề xuất một số giải pháp như sau.
- Lập kế hoạch dài hạn về thu BHYT hộ gia đình giai đoạn 2017-2020. Xây
dựng quy trình lập kế hoạch chi tiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, phổ biến
và hướng dẫn đến BHXH các huyện. Quy trình phải có sự gắn kết chặt chẽ kế hoạch
thu BHYT hộ gia đình, kế hoạch tun truyền thu BHYT hộ gia đình, kế hoạch
kiểm sốt thu BHYT hộ gia đình, kế hoạch kinh phí hỗ trợ thu BHYT hộ gia đình.
Phương thức lập kế hoạch cần kết hợp tốt 2 chiều từ dưới lên và trên xuống. Xây
dựng phương pháp lập kế hoạch thu BHYT hộ gia đình khoa học. Xác định đủ các
nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê theo nhân tố ảnh
hưởng, tổ chức thu thập số liệu từ BHXH huyện lên BHXH tỉnh, ứng dụng rộng rãi
cơng tác dự báo trong lập kế hoạch, có mơ hình dự báo phù hợp cho các nhân tố. Kế
hoạch quý phải phản ánh tính thời vụ. Giao chỉ tiêu kế hoạch thu BHYT hộ gia đình
cho BHXH huyện làm cơ sở đánh giá mức độ thực hiện.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức làm quản lý thu, khai thác
đối tượng. Đến 2020, hoàn thiện việc bổ nhiệm, điều động, tuyển dụng đủ biên chế
các các bộ phận liên quan. Tăng cường đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà
nước, lý luận chính trị, rèn luyện đạo đức, tác phong phục vụ cho cán bộ, viên chức
quản lý thu.
- Tham mưu UBND các cấp ra các văn bản chỉ đạo tăng cường vận động
nhân dân tham gia BHYT hộ gia đình. Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu phát
triển BHYT hộ gia đình đến từng UBND huyện và UBND huyện giao đến từng
UBND xã, phường, thị trấn.

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng các cuộc tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ lãnh đạo BHXH huyện, viên chức làm quản lý thu, khai thác thu nợ của BHXH
tỉnh và BHXH huyện. Đặc biệt kỹ năng truyền thông cho nhân viên Đại lý thu.
- Nâng cao hiệu quả phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ truyền thơng
sâu, rộng chính sách BHYT hộ gia đình đến từng hội viên, từ đó lan tỏa ra quần


vi

chúng nhân dân. Đẩy mạnh truyền thơng đại chúng. Có nội dung tuyên truyền bằng
tiếng 3 dân tộc Mông, Tày, Dao. Phát huy vai trò của cán bộ Lao động -Văn hóa Xã hội của UBND xã và đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp thôn, bản, tổ dân.
Đưa chỉ tiêu phát triển thu BHYT hộ gia đình vào hệ thống chỉ tiêu thi đua
hằng năm của BHXH các huyện trực thuộc. Ban hành văn bản quy định và hướng
dẫn chế độ khen thưởng cho các đại lý thu trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền.
- Tăng cường kiểm sốt quản lý thu BHYT hộ gia đình bằng cả 3 hình thức.
giám sát, kiểm tra và thanh tra. Đặc biệt chú ý kiểm soát chấp hành quy định của
BHXH huyện, đại lý thu. Ứng dụng Internet trong thiếp thu thông tin phản hồi của
nhân dân. Quan tâm nhân lực, kinh phí hoạt động cho phịng Thanh tra - Kiểm tra.
- Luận văn cũng đề xuất một số giải pháp khác như: Hỗ trợ kinh phí hội nghị,
truyền thơng cho UBND xã. Khen thưởng cho tập thể, cá nhân cấp xã, thôn, bản, tổ
dân tiêu biểu và các đại lý thu. Chia sẻ dữ liệu điều tra hộ gia đình với UBND xã,
các trưởng thôn bản, tổ dân, các đại lý thu.
Cũng trong chương này, luận văn đưa ra một số kiến nghị.
Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Xây dựng bổ sung các vị trí việc
làm liên quan quản lý thu BHYT hộ gia đình. Quan tâm tăng biên chế cho BHXH
tỉnh. Cải thiện chế độ đãi ngộ cho viên chức làm quản lý thu cao hơn 15%-20% so
với mặt bằng chung của ngành. Cải cách thủ tục hành chính về tham gia, cấp, đổi thẻ
BHYT hộ gia đình. Nghiên cứu giải pháp thẻ BHYT điện tử. Cải tiến ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý thu BHYT. Triển khai giao dịch điện tử đến hộ gia đình.
Giao kế hoạch chi tiết chỉ tiêu BHYT hộ gia đình hằng năm cho BHXH tỉnh.

- Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai: Triển khai hiệu quả các
chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế bền vững. Nâng cao thu
nhập nhân dân. Tăng cường quản lý nhà nước về BHYT. Nâng cao nhân lực và chất
lượng đội ngũ cán bộ xã. Nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ Nơng,
Lâm, Ngư, Diêm nghiệp có mức sống trung bình và đối tượng học sinh, sinh viên từ
30% lên 50%. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông của tỉnh tăng thời lượng, đa dạng


vii

nội dung truyền thơng về BHYT hộ gia đình. Thành lập quỹ hỗ trợ tham gia BHYT
hộ gia đình từ nguồn xã hội hóa.
- Kiến nghị với Nhà nước: Quốc Hội sửa Luật BHYT làm rõ định nghĩa hộ
gia đình trong quan hệ BHYT phù hợp với thực tiễn hơn, nhất là phù hợp với khai
niệm hộ gia đình của các chính sách bảo trợ xã hội khác đang triển khai. Bổ sung
chế tài với công dân Việt Nam không tham gia BHYT bắt buộc. Kiến nghị liên Bộ
Y tế - Bộ Tài chính sửa thơng tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 về
điều kiện giảm trừ mức đóng từ người thứ 2 theo hướng cho phép giảm trừ kể cả khi
chưa đủ 100% thành viên hộ tham gia BHYT. Kiến nghị Bộ y tế chỉ đạo các cơ sở y
tế ứng dụng hệ thống tin học hóa quản lý khám, chữa bệnh BHYT do BHXH Việt
Nam và Bộ Y tế đồng triển khai để giám sát chặt chẽ chi phí KCB; tăng cường chất
lượng khám, chữa bệnh, nâng cao y đức qua đó tạo niềm tin của nhân dân vào chính
sách BHYT.
Do thời gian có hạn, luận văn cịn có một số vấn đề chưa giải quyết triệt để,
là gợi mở để tác giả có hướng khắc phục, mở rộng cho các nghiên cứu sau này. Cụ
thể: Chưa đi sâu phân tích tâm lý, hành vi của hộ gia đình với BHYT theo đặc điểm
các dân tộc và văn hóa từng vùng, làm cơ sở cho hồn thiện cơng tác truyền thơng
BHYT hộ gia đình. Chưa xây dựng được mơ hình dự báo phù hợp cho các nhân tố
ảnh hưởng trong lập kế hoạch. Chưa đánh giá đầy đủ mức độ ảnh hưởng của các
quy trình quản lý nghiệp vụ khác có liên quan đến quản lý thu BHYT hộ gia đình./.



8



×