Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã cát nê huyện đại từ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------  --------

NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁT NÊ, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------  --------

NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG NƢỚC
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÁT NÊ, HUYỆN ĐẠI TỪ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Khoa học mơi trƣờng

Khoa

: Mơi trƣờng

Khóa học

: 2011 – 2015

Giảng viên hƣớng dẫn


: ThS. Nguyễn Duy Hải

Thái nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một trong những giai đoạn của chương trình học tập, nó
chiếm một vị trí quan trọng vì “học đi đơi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn
sản xuất”. Đây là khoảng thời gian cần thiết để giúp cho sinh viên có điều kiện làm
quen với thực tiễn, sau khi đã hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường.
Xuất phát từ quan điểm trên được sự phân công của khoa môi trường Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá hiên
trạng chất lượng nước sinh hoạt trên đại bàn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái
Ngun”
Đến nay tơi đã hồn thành thời gian thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Môi trường – Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn thầy Ths. Nguyễn
Duy Hải đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Cát Nê đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong thời gian thu thập thơng tin, tài liệu nghiên cứu làm khóa luận.
Vì năng lực bản thân và thời gian có hạn mà kiến thức về công tác bảo vệ môi
trường hết sức phức tạp và nhạy cảm trong giai đoạn hiện nay nên khóa luận của tơi
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự tham gia đóng góp ý kiến
của thầy cơ và các bạn để khóa luận của tơi được hồn thiện hơn
Tơi xin trân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 29 tháng 12 năm 2014

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Linh


ii

DANH MỤC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT

KLN

: Kim loại nặng

VSV

: Vi sinh vật

CHC

: Chất hữu cơ

ĐV

: Động vật

DO

: Nồng độ oxi hòa tan

SV


: Sinh vật

BVTV

: Bảo vệ thực vật

BOD

: Nhu cầu oxi sinh học

COD

: Nhu cầu oxi hóa học

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

NĐ – CP

: Nghị định – chính phủ

QĐ – TTg : Quyết định – Thủ tướng
TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

BYT

: Bộ y tế

UNICEF

: Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc

LHQ

: Liên Hợp Quốc

NS- VSMT : Nước sạch – Vệ sinh môi trường
YTDP

: Y tế dự phòng


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kim loại nặng trong nước thải và ảnh hưởng của chúng tới cơ thể .............. 7
Bảng 4.1: Hiện trạng nghĩa trang ................................................................................. 25
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình nước giếng đào
giai đoạn 2012 - 2014 ................................................................................................... 28
Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình nước giếng khoan
của xã Cát Nê giai đoạn 2012 - 2014 ........................................................................... 29
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt theo loại hình nước sạch của

xã Cát Nê giai đoạn 2012- 2014 ................................................................................... 30
Bảng 4.5: Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt .................................................... 31
Bảng 4.6: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trong mẫu nước sinh hoạt tại xã ............ 32
Bảng 4.8: Khối lượng chất thải rắn chăn ni ............................................................. 39
Bảng 4.9: Hình thức đổ rác của hộ gia đình ................................................................. 40
Bảng 4.10: Thống kê nguồn tiếp nhận các chất thải từ nhà vệ sinh của người dân ..... 41
Bảng 4.11: Thống kê loại cơng trình thốt nước thải .................................................. 41
Bảng 4.12: Khoảng cách từ nhà vệ sinh, khu chăn nuôi đến ....................................... 42
giếng khai thác nước .................................................................................................... 42
Bảng 4.13: Thống kê loại nhà vệ sinh trên địa bàn xã Cát Nê, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên .......................................................................................................... 42


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu PH của mẫu với QCVN 01: 2009/BYT .............33
Hình 4.2: Biểu đồ so sánh độ cứng với QCVN 01: 2009/BYT ................................34
Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Zn của mẫu với QCVN 01: 2009/BYT .............35
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu Fe của mẫu với QCVN 01: 2009/BYT ..............36
Hình 4.5: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu NO3- trong mẫu với QCVN 01: 2009/BYT ......37
Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chỉ tiêu TDS trong mẫu với QCVN 01: 2009/BYT .......38
Hình 4.7: Mơ hình sơ đồ quy trình cơng nghệ xử lý nước sinh hoạt có chứa sắt .....46


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2. Mục đích của đề tài .............................................................................................. 2
1.3.Yêu cầu của đề tài ................................................................................................. 2
1.4.Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................. 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................................ 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 3
2.1.1. Tầm quan trọng của nước.................................................................................. 3
2.1.2. Nước và một số khái niệm liên quan................................................................. 3
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước .............................................................. 4
2.1.4. Phân loại ô nhiễm nguồn nước .......................................................................... 9
2.1.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ............................................................ 9
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ................................................................................... 11
2.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể ....................................................................... 11
2.2.2. Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất .................................................... 11
2.2.2.Tình hình nghiên cứu về nước trên thế giới và tại Việt Nam .......................... 12
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về nước tại Việt Nam ................................................... 14
2.2.4. Thực trạng quản lý chất lượng nước ............................................................... 17
2.3. Cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về tài nguyên nước……..…….…...……22
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 20
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 20
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, KTXH vùng nghiên cứu ................................... 20


vi


3.3.2. Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Cát Nê - huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 20
3.3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cát Nê,
huyện Đại Từ, Tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 20
3.3.4. Đánh giá nguồn tác động gây ô nhiễm và đề xuất một số giải pháp xử lý để
giảm thiểu ô nhiễm nước sinh hoạt tại xã Cát Nê, huyện Đại Từ,
tỉnh Thái Nguyên ....................................................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 21
3.4.1. Phương pháp kế thừa ....................................................................................... 21
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ............................................................. 21
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 21
3.4.4. Phương pháp lấy mẫu và phân tích trong phịng thí nghiệm .......................... 22
3.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .......................................................... 22
3.4.6. Phương pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu với QCVN ................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................... 24
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cát Nê, Huyện Đại Từ,
Tỉnh Thái Nguyên ..................................................................................................... 24
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 24
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 25
4.2. Đánh giá nguồn nước và tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Cát Nê,
huyê ̣n Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .............................................................................. 27
4.2.1. Các loại hình cung cấp nước sinh hoạt xã Cát Nê .......................................... 27
4.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cát Nê ........ 31
4.3.1. Thống kê nguồn nước phục vụ sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu ................. 31
4.3.2. Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt tại xã Cát Nê ......................................... 32
4.4. Đánh giá nguồn tác động gây ô nhiễm nguồn nước và đề xuất
một số giải pháp xử lý, cung cấp nước sạch tại xã Cát Nê ....................................... 38
4.4.1. Các nguồn có khả năng gây ơ nhiễm nước sinh hoạt tại xã Cát Nê ................ 38
4.4.2. Một số giải pháp xử lý và cung cấp nước sạch tại xã Cát Nê ......................... 43



vii

Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 49
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 49
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................ 50
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………59


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhằm thực hiện thành cơng sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa nơng
thơn của Đảng và Nhà nước đề ra thì một số yếu tố có tính then chốt là vấn đề phát
triển cơ sở hạ tầng nơng thơn.Trong đó, vấn đề cung cấp nước sạch sinh hoạt cho
người dân là một những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống của người dân nông thôn.
Nước sinh hoạt là một nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của con người, từ
lâu trong lịch sử đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân Việt nam nói chung và
người dân Thái Nguyên nói riêng đã khai thác các nguồn nước và hình thức cung
cấp nước thơ sơ để phục vụ ăn uống, sinh hoạt và sản xuất duy trì và phát triển cuộc
sống. Tuy nhiên do nhận thức của người dân chưa đúng đắn về tầm quan trọng của
nước sinh hoạt đối với sức khẻo và cuộc sống nên việc khai thác cũng như sử dụng
các nguồn nước phục vụ ăn uống, sinh hoạt và sản xuất còn hạn chế.
Hiện nay, cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức kinh tế
xã hội trong nước, nước ta đang từng bước giải quyết vấn đề nước sạch cho người
dân trên mọi vùng miền đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa triệt để nhu
cầu được hưởng nước sạch vẫn còn là điều mơ ước của người dân, đặc biệt là đối
với người dân ở khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi.

Với đặc thù là huyện miền núi nằm ở phía Nam của huyện Đại Từ nên trong
vấn đề cung cấp nước sạch sinh hoạt vẫn gặp nhiều khó khăn.Người dân trong xã sử
dụng nguồn nước chủ yếu từ giếng và lấy từ trên khe núi số hộ sử dụng nước máy
còn hạn chế. Tuy nhiên nhiều năm gần đây, do ý thức của người dân cơng tác quản
lí chưa được sát sao và cịn nhiều thiếu sót, do vậy nguồn nước tại địa bàn xã suy
giảm cả về số lượng và chất lượng không đảm bảo cho sinh hoạt. Chất lượng nước
bị suy giảm đến mức có một số nguồn nước khác không thể sử dụng làm nước sinh
hoạt vì q ơ nhiễm.
Xuất phát từ thực trạng chung của việc sử dụng nước sinh hoạt của người
dân tại các vùng nông thôn, để đánh giá chất lượng nước đang sử dụng tại địa
phương, tìm ra những nguyên nhân gây ơ nhiễm, qua đó đưa ra một số giải pháp để


2

khắc phục những nguy cơ ô nhiễm, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch tại địa
phương .Được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi
Trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S Nguyễn Duy Hải, tôi đã tiến hành
thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước sinh hoạt trên
địa bàn xã Cát Nê, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cát Nê.
- Đánh giá tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại xã Cát Nê
- Đề ra một số giải pháp cung cấp nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng
nước sạch sinh hoạt của người dân địa phương.
1.3.Yêu cầu của đề tài
- Phản ánh đúng hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại xã Cát Nê.
- Đảm bảo số liệu, tài liệu đầy đủ, chính xác và khách quan.
- Đảm bảo những kiến nghị, đề nghị phù hợp, mang tính khả thi đối với thực
tế điều kiện kinh tế xã hội địa phương.

1.4.Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công tác nghiên cứu sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức học tập và nghiên cứu
- Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu tham khảo
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Củng cố lý thuyết kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập.
- Đánh giá vấn đề thực tế về hiện trạng môi trường nước sinh hoạt, công tác
cung cấp nước sinh hoạt của xã.
- Từ việc đánh giá hiện trạng, đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm đáp
ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân địa phương.


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Tầm quan trọng của nước
Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, bao phủ 3/4 bề mặt Trái Đất. trong đó, 97%
nước trên Trái Đất là nước mặn, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3
lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần cịn lại
khơng đóng băng được tìm thấy ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên
mặt đất và trong khơng khí.
Nước là tài ngun vật liệu quan trọng nhất của loài người và vi sinh vật trên
Trái Đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500 lít nước cho
hoạt động cơng nghiệp và 2.000 lít nước cho hoạt động nơng nghiệp. nước chiếm
99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể
con người. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước và

1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước.
Tài ngun nước ở trên thế giới theo tính tốn hiện nay là 1,39 tỷ km 3, tập
trung trong thủy quyển 97,2 % (1,35 tỷ km3), cịn lại trong khí quyển và thạch
quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai
cực, 0,6% là nước ngầm, cịn lại là nước sơng và hồ. Lượng nước trong khí quyển
khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong song suối 0,00007% tổng lượng
nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa
(lượng mưa trên trái đất 105.000 km3/năm). Lượng nước cho con người sử dụng
trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công
nghiệp và 63% cho hoạt động nơng nghiệp). Hiện nay trong q trình khai thác và
sử dụng con người đã làm cạn kiệt và ô nhiễm các nguồn nước ( Nguyễn Việt Phổ
và cộng sự, Tài nguyên nước Việt Nam, 2004, Nxb nông nghiệp Hà Nội). [6]
2.1.2. Nước và một số khái niệm liên quan
- Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng rắn, lỏng, khí, nước đóng băng ở
00C và 40C nước có khối lượng riêng lớn nhất.
- Nước tham gia vào rất nhiều phản ứng hóa học, ở nhiệt độ bình thường
nước khơng màu, khơng mùi, khơng vị.


4

- Nguồn nước: Là dùng để ăn uống, vệ sinh của con người “nước sạch” là
nước đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam
- Nguồn nước sinh hoạt: Là nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước
có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
- Ô nhiễm nguồn nước: Là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học,
thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
- Suy thoái cạn kiệt nguồn nước: Là sự suy giảm về chất lượng và số lượng
của nguồn nước.
- Phát triển tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác

sử dụng bền vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị tài nguyên nước.
- Bảo vệ tài nguyên nước: Là biện pháp nhằm phòng chống suy thối, cạn
kiệt nguồn nước, bảo đảm an tồn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển nguồn
nước (Dư Ngọc Thành, 2010). [8]
2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
a. Chỉ tiêu vật lý
* Màu sắc
- Nước tự nhiên sạch: Trong suốt, không màu, ánh sáng mặt trời chiếu được
các tầng nước sâu.
- Nước ô nhiễm: Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, các loại tảo…kém thấu
quang với ánh sáng và mất mỹ quan, giảm chất lượng sử dụng nước; hạn chế
quá trình tổng hợp diệp lục của thực vật thủy sinh; khi khử trùng bằng Cl những
hợp chất hữu cơ này tạo ra chất độc.
* Mùi và Vị
- Nước tự nhiên sạch: khơng có mùi vị
- Nước ơ nhiễm: Mùi vị khó chịu làm giảm giá trị sử dụng của nước.
* Độ đục
- Nước tự nhiên sạch: Trong suốt không màu
- Nước ô nhiễm: Đục do chứa các hạt sét, mùn, vsv, các hóa chất kết tủa. Các
chất lơ lửng thường hấp phụ các KLN và các VSV gây bệnh; làm giảm sự xuyên
sâu của ánh sáng dẫn đến giảm q trình quang hợp do đó giảm oxi hòa tan.


5

* Nhiệt độ
- Nước ơ nhiễm: Thường có nhiệt độ cao hơn
- Nước tự nhiên sạch: Nhiệt độ phụ thuộc vào khí hậu thời tiết
Ơ nhiễm nhiệt gây nên:
+ Nồng độ oxi hòa tan trong nước bị giảm gây nên hiện tượng yếm khí

+ Lượng tiêu thụ oxi của động vật, thực vật trong nước tăng lên khi nhiệt độ tăng
Nước nóng có thể thay đổi các q trình sống và có thể thay đổi các quần thể
động thực vật. Cá và các sinh vật thủy sinh khác cũng chịu tác động mạnh nhiệt độ
tăng làm cho trứng cá khó nở và tăng các hợp chất có tính độc chẳng hạn như: Độ
độc của Kalixianua tăng lên hai lần đối với cá khi nhiệt độ tăng lên 10 độ.
* Hàm lượng các chất rắn
- Các chất vô cơ là dạng các muối hịa tan hoặc khơng tan như đất, đá ở dạng
huyền phù lơ lửng.
- Các CHC như xác của các VSV, tảo, ĐV nguyên sinh, động thực vật phù
du, phân bón, các chất thải cơng nghiệp.
Chất rắn ở trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu truyền nước, làm
giảm chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất.
Chất rắn ở trong nước phân thành 2 loại (theo kích thước hạt)
- Chất rắn qua lọc có đường kính hạt nhỏ hơn 1 μm, trong đó có chất rắn dạng keo
có kích thước hạt từ 10-6 đến 10-9m và chất rắn hòa tan (các ion và phân tử hòa tan)
- Chất rắn khơng qua lọc có đường kính trên 10-6m: Các hạt là xác rong tảo,
vi sinh vật có kích thước hạt từ 10-5m đến 10-6m ở dạng lơ lửng; các hạt sạn, cát nhỏ
có kích thước trên 10-5m có thể lắng cặn.
* Độ cứng
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi, magie có
trong nước. Trong xử lý nước thường phân biệt ba loại độ cứng: Độ cứng tạm thời,
độ cứng toàn phần và độ cứng vĩnh cửu. Dùng nước có độ cứng cao có tác hại là các
ion canxi, magie phản ứng với axit béo tạo ra các hợp chất khó hồ tan, trong sinh
hoạt gây lãng phí sà phịng, trong sản xuất các muối canxi, magie kết tủa gây trở
ngại quá trình sản xuất.


6

* Độ dẫn điện

- Do có sự hiện diện của ion các muối như NaCl, KCl, Na2 SO4, KNO3 …tác
động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của
các ion tan trong nước. Độ dẫn điện cao thì khơng tốt.
* PH
Nước bình thường PH = 7, PH < 7 nước có tính axit, PH > 7 nước có tính kiềm. PH
có ảnh hưởng đến điều kiện sống bình thường của các sinh vật thủy sinh. Cá thường
khơng sống được trong nước có PH từ 4 – 10.
* Nồng độ oxi tự do tan trong nước (DO)
Yếu tố quyết định các quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm trong nước diễn
ra theo điều kiện yếm khí hay háo khí. Nồng độ này trung bình khoảng 8 - 10 ppm.
Khi nồng đơ DO thấp các lồi SV thiếu oxi sẽ giảm hoạt động hoặc chết.
Các yếu tố ảnh hưởng:
- Sự khuếch tán oxi từ khơng khí vào nước
- Sự tiêu hao oxi do quá trình phân hủy sinh học chất hữu cơ
* Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD)
Là lượng oxi cần thiết cung cấp để VSV phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện
tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian cần dùng để oxi hóa các chất hữu cơ trong nước
theo phản ứng:
CHC + O2 Vi Khuẩn CO2 + H2O + TB mới + Sản phẩm trung gian
* Nhu cầu oxi hóa học (COD)
Là lượng oxi cần thiết để oxi hóa tồn bộ các hợp chất hữu cơ trong nước. Như vậy
COD là lượng oxi cần để oxi hóa toàn bộ các chất hữu cơ trong nước, trong khi đó
BOD là lượng oxi cần thiết để oxi hóa 1 phần các hợp chất hữu cơ phân hủy bởi VSV.
b. Chỉ tiêu hóa lý
Các hợp chất vơ cơ:
* Kim loại nặng: Hg, Cd, Pb, Cr, Cd, Zn, Mn… Có trong nước với nồng độ
lớn sẽ làm cho nước ô nhiễm. Nó khơng tham gia vào q trình sinh hóa mà tích lũy
trong cơ thể sinh vật nên rất độc hại. Nguồn từ nước thải công nghiệp, sinh hoạt,
giao thông, y tế, nơng nghiệp và khai thác khống sản.



7

Bảng 2.1: Kim loại nặng trong nƣớc thải và ảnh hƣởng của chúng tới cơ thể
Nguyên tố Nguồn
Tác động đến cơ thể
Có khả năng gây ung thư. Trong cơ thể
Cơng nghiệp thuộc da, sành động vật và người làm giảm sự ngon miệng,
Asen (As) sứ, nhà máy hóa chất, thuốc giảm trọng lượng cơ thể, gây hội trứng dạ
trừ sâu, luyện kim.
dày và ngồi da. Trong đất có nhiều asen
dẫn đến thiếu Fe cho thực vật.
Rối loạn vai trị hóa sinh của enzyme, gây
Công nghiệp luyện kim, lọc
Cacdimi
cao huyết áp, gây hỏng thận, pha hủy các
dầu, khai khống, mạ kim
(Cd)
mơ và hồng cầu, có tính độc đối với thủy
loại, ống dẫn nước.
sinh vật.
Công nghiệp nhuộm len, mạ, Cr6+ độc với động vật, thực vật, làm vàng
Crom (Cr) thuộc da, sản xuất đồ gốm, cây lúa mì và lúa. Gây ung thư đối với
sản xuất chất nổ.
người.
Tác động đến tủy xương, hệ thần kinh, giảm
Cơng nghiệp mỏ, than đá,
trí thơng minh, máu, thận, các hệ enzym liên
Chì (Pb)
sản xuất ắc quy, xăng, hệ

quan đến sự tạo máu và liên kết với Fe trong
thống dẫn.
máu.
Hoạt đơng khai khống, mạ
Độc, gây thiếu máu, thận, rối loạn thần
Đồng (Cu) kim loại, hóa chất bảo vệ
kinh, mơi trường sống bị phá hủy.
thực vật.
Mangan
Khai khống, sản xuất bin, Cần thiết ở nồng độ thấp, gây độc ở nồng độ
(Mg)
đốt nhiên liệu hóa thạch.
cao.
Cơng nghiệp luyện kim, sản
Thủy ngân xuất pin, tế bào thủy ngân,
Độc đối với động vật và thực vật.
(Hg)
đèn huỳnh quang, nhiệt kế,
thuốc bảo vệ thực vật.
(Nguồn: Giáo trình ơ nhiễm mơi trường – Trần Yêm, Trần Thị Thanh [14]
* Các hợp chất của nitơ:
Các hợp chất của nitơ có trong nước là kết quả của quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ trong tự nhiên, trong các chất thải và trong các nguồn phân bón mà
con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nguồn nước các hợp chất này thường
nằm dưới dạng: NH3, NO3-, NO2- và các dạng nguyên tố nitơ (N2). Có thể mơ tả q
trình sinh thành các hợp chất nitơ trong sinh quyển theo sơ đồ dưới đây:


8


Q trình oxy hóa
Nitrosomonas
Protein

NH3

Nitrobacter

NO2-

NO3-

N2

Q trình khử nitơ
Dựa vào sơ đồ trên ta có thể nói rằng, tùy theo mức độ có mặt của các hợp
chất nitơ mà ta có thể biết được mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Khi nước mới bị ơ
nhiễm bởi phân bón và nước thải trong nguồn nước có NH3, NO3-, NO2-. Sau một thời
gian NH3 và NO2- sẽ bị oxi hóa thành NO3* Các hợp chất vô cơ khác
- Phốtphát (H2PO4-, HPO42-): Nguồn phân bón, nước thải các nhà máy sản xuất
phân lân và thực phẩm.
- Cl-: Từ các thành phần clo có trong đất, từ biển, các tinh thể mịn của NaCl
được gió mang vào đất liền, sự xâm nhập mặn, phân, nước tiểu của người. Clo cao
làm giảm giá trị sử dụng của nước, yếu tố lựa chọn nguồn nước cấp.
- CO2: Ở dạng tự do và HCO3-: Có nhiều trong nước biển và có vai trị
quan trọng với q trình quang hợp của SV thủy sinh.
*Các hợp chất hữu cơ:
- Các chất Prôtêin: Prôtêin dễ phân hủy bởi VSV. Tạo các chất trung gian:
axit amin, các axit béo và axit thơm, nhiều bazơ hữu cơ, các hợp chất hữu cơ chứa
lưu huỳnh và phôtpho. Rất nhiều chất được tạo ra là các chất độc hại và có mùi hơi.

- Chất béo: Mỡ, dầu động thực vật. Nguồn chủ yếu từ các xí nghiệp sản xuất
dầu, mỡ thực phẩm, sản xuất sà phịng, các xí nghiệp tẩy len và tẩy giặt…vi khuẩn
phân hủy các chất béo thành Glyxerin và axit béo tạo mạch ngắn hơn (axit axetic,
butyric, valeric…), có mùi hơi, PH giảm.
c. Chỉ tiêu sinh học
Sinh vật có mặt trong nước dưới nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh những sinh
vật có ích còn nhiều loại sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và động vật.
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là do phân, nước
và rác thải sinh hoạt, bệnh viện, xác chết sinh vật...để đánh giá mức độ ô nhiễm sinh


9

học dùng chỉ số E.coli. Đây là chỉ số phản ánh số lượng vi khuẩn E.coli trong nước.
Thường gây bệnh cho người và động vật.
2.1.4. Phân loại ô nhiễm nguồn nước
Có nhiều loại phân loại ơ nhiễm nguồn nước: Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm
gồm, ô nhiễm do công nghiệp, nơng nghiệp hay sinh hoạt. Dựa vào mơi trường
nước có ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương.Dựa vào tính chất của ơ
nhiễm gồm ơ nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý.
- Ơ nhiễm sinh học của nước: Ơ nhiễm do các nguồn thải đơ thị hay công
nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường…
- Ơ nhiễm hóa học do các chất vô cơ: Do thải vào nước các chất nitrat, photphat
dung trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và công nghệ khác như Zn,
Mn, Hg.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: Do hydrocacbon, nơng dược, chất tẩy
rửa...
- Ơ nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng
lượng chất lơ lửng, làm tăng mức độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vơ cơ
hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật

khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng
(Thu Trang, 2006). [9]
2.1.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Môi trường nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau gồm có nguyên
nhân khách quan (thiên tai, lũ lụt…) và nguyên nhân chủ quan (do các hoạt động
của con người). Tuy nhiên có thể liệt kê một số nguyên nhân cơ bản gây ô nhiễm
môi trường nước như sau:
2.1.5.1. Ô nhiễm do rác thải sinh hoạt
Mỗi ngày có một lượng lớn rác thải sinh hoạt ra môi trường mà không qua
xử lý, bên cạnh đó dao dân số ngày càng tăng. Tính từ 1970- 1990 dân số thế giới
đã tăng 40% tương đương với 1,6 tỷ người, mỗi năm thế giới tăng 120 triệu người.


10

Ở các nước phát triển, dân số hiện nay chỉ tăng 0,5% năm trong khi đó tỷ lệ
tăng dân số ở ở các nước đang phát triển là hơn 2%.
Ở Việt Nam mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào hạng thứ 12
trong số các quốc gia có dân số đơng nhất thế giới. Trong vịng 70 năm gần đây
(1921 – 1992), dân số nước ta tăng gần 4 lần, từ 15,5 triệu lên tới 70 triệu. Với mức
tăng dân số như hiện nay là 2% mỗi năm tăng 1,4 triệu người và dự báo đến năm
2015 sẽ là 100 triệu người. Dân số tăng nhu cầu dùng nước cho mọi sinh hoạt và
phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng lên, sự ô nhiễm mơi trường
nước cũng tăng lên.
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỷ lệ người chết do các bệnh
liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư ngày càng tăng
lên. Ngoài ra tỷ lệ trẻ e tử vong tại các khu vực bị ô nhiễm nguồn nước là rất cao
(Thu Trang, 2006). [9]
2.1.5.2. Ơ nhiễm do các hoạt động cơng nghiệp và dịch vụ
Tốc độ đơ thị hóa ngày càng phát triển kéo theo hàng loạt các khu công

nghiệp được thành lập. Do vậy, lượng rác thải do các hoạt động công nghiệp ngày
càng nhiều và chưa được xử lý triệt để, ví dụ: tại các khu vực Hà Nội mỗi ngày có
khoảng 260.000m3 rác thải cơng nghiệp và chỉ có 10% được xử lý đều được đổ trực
tiếp ra các con sơng vùng Châu thổ sơng Hồng và sơng Mê Kơng.
Ơ nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví như ở các ngành cơng
nghiệp dệt may, ngành cơng nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH
trung bình từ 9- 11, chỉ số nhu cầu ơxy sinh hóa (BOD), nhu cầu ơxy hóa học
(COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1, hàm lượng chất rắn lơ lửng… cao
gấp nhiều lần giới hạn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước bề
mặt trong vùng dân cư.
2.1.5.3. Ơ nhiễm do các hoạt động nơng nghiệp
Các hóa chất sử dụng trong nơng nhiệp như phân bón hóa học, thuốc trừ cỏ,
thuốc trừ sâu gây ơ nhiễm nguồn nước. Theo ông Descleary cố vấn về dự án hỗ trợ
kỹ thuật đánh giá nguồn nước Việt Nam cho biết: Hiện nay ao, hồ và kênh rạch ở


11

các khu đô thị đang bị ô nhiễm một cách trầm trọng. Đặc biệt ô nhiễm nước do việc
sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học đến mức báo động. Ngồi ra, ơ nhiễm
nguồn nước cịn do một số nguyên nhân khác như: Thiên tai, sự cố tràn dầu(Thu
Trang, 2006). [9]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Vai trò của nước đối với cơ thể
Nhiều người trong chúng ta lầm tưởng khơng được ăn thì sẽ chết nhưng nếu
thiếu nước khơng thể chết, đó là một sai lầm. Đối với cơ thể nước còn quan trọng
hơn cả chất đạm, chất đường và muối khoáng. Nếu một người khơng ăn gì cả, chỉ
uống nước thơi sẽ có thể sống được hai tháng nhưng nếu không uống nước chỉ sống
được không quá một tuần.
Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ lệ nhiều nhất, khoảng 60 – 70%

thể trọng. Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa… là do nước và một số
chất khác tạo nên, đã trở thành những dịng sơng, kênh rạch vận chuyển chất dinh
dưỡng đến từng bộ phận của cơ thể.Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu
hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng
trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là một dung mơi, nhờ đó tất cả
các dinh dưỡng được đưa vào cơ thể. Sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung
dịch, nước còn giúp các phế nang ln ẩm ướt, có lợi cho việc hơ hấp. Nước cịn là
dầu bơi trơn của các xương khớp trong cơ thể, là một chất hoãn xung của hệ thống
thần kinh.
Vì vậy nước uống khơng chỉ đơn thuần là giải khát. Hàng ngày, nếu lượng
nước nạp vào cơ thể không đủ, hoặc bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa sốt cao,
xuất huyết…. sẽ sinh ra chủng mất nước. Nước được coi là một phần tất yếu của
cuộc sống( Vũ Quang, 2010). [7]
2.2.2 Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất
+ Đối với đời sống sinh hoạt: Nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm
giặt, hoạt động vui chơi giải trí (bơi lội, lướt ván…).


12

+ Đối với công nghiệp: Nước được sử dụng trong các khâu của q trình sản
xuất như cơng nghiệp sản xuất giấy, cơng nghiệp hóa chất và kim loại xử lý rác thải.
+ Đối với hoạt động nông nghiệp: Trồng lúa, hoa màu… nước là yếu tố
không thể thiếu. Dân gian có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
+ Nước có vai trị đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, giao
thông vận tải, thủy điện.
2.2.2.Tình hình nghiên cứu về nước trên thế giới và tại Việt Nam
2.2.2.1. Tình hình sử dụng nước trên thế giới
Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển và chỉ có 2,5%
nước ngọt. Trong 2,5% này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sơng ngịi, ao hồ và hơi

nước trong khơng khí, 30,1% nước ngầm và phần cịn lại là những tảng băng trải
rộng ở Bắc và Nam cực và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó có 67,4% nước ao hồ,
1,6% nước sơng ngịi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong khơng khí
và phần còn lại gồm các vùng đất ngập nước
- Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển càng ngày càng cao của
nền cơng nghiệp trên tồn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt với một
số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất…, chỉ 5
ngành sản xuất này đã tiêu thụ ngót 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp.
- Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông
nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi
một lượng nước ngày càng cao.
- Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo ước tính thì đến năm 2000, nhu
cầu về nước sinh hoạt và giải trí đã tăng gần 20 lần so với năm 1900, tức là chiếm
7% tổng nhu cầu nước trên thế giới. Ngồi ra, cịn rất nhiều nhu cầu khác về nước
trong các hoạt động khác của con người như giao thơng vận tải, giải trí ở ngồi trời
như đua thuyền, trượt ván, bơi lội… nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát
triển ( Nguyễn Thanh sơn và cộng sự, 2003). [13]


13

2.2.2.2. Hậu quả của việc khan hiếm và ô nhiễm nguồn nước
Nguồn nước khan hiếm và ô nhiễm kéo theo hậu quả về bệnh tật: Theo giám
đốc điều hành UNICEF, bà AnnH.Veemam cho biết: “cứ 15 giây lại có một trẻ em
tử vong bởi các bệnh do nước không sạch, và nước không sạch là thủ phạm của hầu
hết các bệnh và nạn suy dinh dưỡng trên toàn cầu”.
Trẻ em là đối tượng phải trả giá cao nhất cho một thế giới vệ sinh,nơi có
một tỷ người phải vật lộn với cuộc sống khơng có nước sạch và cứ 3 người là có
một người khơng có cả đến một nhà vệ sinh đơn giản để sử dụng. Trẻ em dưới 5
tuổi dễ bị mắc bênh tiêu chảy nhất và căn bệnh này đã gây tử vong cho 4.500 trẻ em

mỗi ngày (tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ở trẻ em dưới 5 tuổi dễ bị
mắc bệnh tiêu chảy nhất và căn bệnh này đã gây tử vong cho 4.500 trẻ em mỗi ngày
(Tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2 ở trẻ dưới 5 tuổi). Và số trẻ em bị
nguy hiểm đến tính mạng do căn bệnh này lớn hơn gấp nhiều lần. Theo báo cáo của
WHO, hiện nay nạn thiếu nước và ô nhiễm môi trường tác động đến hơn 1 tỷ người
dân trên thế giới. Mỗi năm hành tinh của chúng ta có hơn 3 triệu người chết vì các
căn bệnh lien quan đến nước. Tuy nhiên, WHO cho rằng ngay cả khi nước trở thành
một vấn đề nóng bỏng ở một số nơi thì vẫn có nhiều quốc gia trên thế giới có rất
nước. Có điều nước này thường khơng an toàn trong thực tế, 90% trường hợp tử
vong do mắc các bệnh lien quan đến nước là xuất phát từ việc dung nước ô
nhiễm(G.Tyler Miler.Jr, 1998). [16]
Ủy ban kiểm sốt ơ nhiễm bang Punjab( Ấn Độ) vừa cơng bố một kết quả làm
rùng mình: Hóa chất độc hại trong nguồn nước đang làm biến đổi gen của dân
chúng. Theo nhật báo New York TUNES (Mỹ), kết quả ban đầu của nghiên cứu
cũng cho thấy hàm lượng thạch tín, và hàm lượng thủy ngân trong nước máy ở
Punjab rất cao. Punjab nằm ở phía tây bắc Ấn Độ, được ví như vành đai xanh của
nước này. Đây cũng là bang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài thiết lập xưởng
sản xuất vì có cơ sở hạ tầng thuộc loại tốt nhất Ấn Độ. Gần đây, một số ngôi làng ở
Punjab đã bắt đầu có những biểu hiện như tocw bạc, già trước tuổi… các nhà khoa
học nghi ngờ bệnh lý này có liên quan đến hàm lượng hóa chất nguy hiểm trong


14

nước uống. Hiện nay, giới chức trách Ấn Độ đang điều tra mối lien hệ giữa những
căn bệnh trên với hóa chất dung trong nơng nghiệp và cơng nghiệp ở Punjab. Vào
ngày 25/11, các nhà khoa học về đất ở trường đại học Nông Nghiệp Punjab công bố
80% nước ngầm ở Punjab khơng thích hợp cho người sử dụng, một số nguồn nước
có hàm lượng thạch tín cao, có nguy cơ chết người. Theo ông J.S.Thakus, người
đứng đầu cuộc nghiên cứu trên, khi con người bị phơi nhiễm thuốc trừ sâu và khi

đồng ruộng được tưới tiêu bằng nước ô nhiễm thì nguy cơ mắc các bệnh về gen, hệ
thần kinh và đường sinh sản cao. Đáng lo ngại hiện nay là chỉ có một nhà máy xử lý
nước thải hoạt động ở Punjab, theo nguồn tin của ủy ban kiểm sốt ơ nhiễm bang
này ( Chias.Daniel D,1991). [15]
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về nước tại Việt Nam
2.2.3.1. Tình hình sử dụng nước
Việt Nam là một quốc gia được ưu đãi về tài nguyên nước, đặc biệt về nước
ngọt( lượng mưa 2000mm/năm bằng 2,6 lần mức trung bình trên thế giới) nhưng
nguồn nước dồi dào cũng có giới hạn, nguồn nước cạn kiệt, chất lượng nước đang
bị báo động đỏ, thiếu nước sạch để sử dụng đang là áp lực chung của nhiều quốc gia
trên thế giới, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tiêu chuẩn cấp nước đối
với đơ thị trung bình và nhỏ là ở mức 75-80 lít/ người/ngày, đối với các đơ thị lớn là
100 – 150 lít/người/ngày. Tại Việt Nam, khoảng 60% đơ thị có hệ thống nước tập
trung, khoảng 40% dâ số thành thị bị thiếu nước, 40-60% người dân nông thôn được
cấp nước sạch và ở thành thị là 70% ( Báo điện tử Thái Nguyên, 2013). [17]
Tình trạng thiếu nước đang diễn ra do việc khai thác bừa bãi và sử dụng lãng
phí, đó là ngun nhân làm biến đổi chất lượng, số lượng tài nguyên nước trên thế
giới và vùng lãnh thổ(37% nguồn nước đã bị thất thốt trên tồn quốc, tại một vài
địa phương nguồn nước thất thoát lên tới 50%). Thiếu nước sạch chính là nguyên
nhân chủ yếu gây nguy hại cho sức khỏe con người ( 80% bệnh tật tại Việt Nam là
do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nhất là tại các khu vực sinh sống của người dân
nghèo) (Đặng Ngọc, 2007). [5]


15

2.2.3.2. Hiện trạng môi trường nước
Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ mơi trường, nhưng tình trạng ơ nhiễm
nước vẫn là vấn đề đáng lo ngại.

Tốc độ cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp
lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường
nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và nhiều làng nghề ngày càng ô nhiễm bởi
nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn hang trăm cơ sở sản xuất
công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do khơng có cơng trình và thiết bị
xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
Ví dụ: Ở ngành cơng nghiệp dệt may, ngành cơng nghiệp giấy và bột giấy,
nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11. BOD, COD có thể lớn đến 700mg/l
và 2500mg/l; hàm lượng chất thải rắn lơ lửng… cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất
giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; tổng lượng nươc sthair khu
vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4 – 9 và hàm lượng NH4 là 4mg/l, hàm lượng chất hữu cơ
cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu (Báo điện tử Thái Nguyên, 2013). [17]
Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc
Ninh cho thấy lượng nước thải hàng ngàn m3/ngày không qua xử lý gây ô nhiễm
nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ơ nhiễm nước ở các đơ thị cho
thấy rõ nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, ở các thành phố này
nước thải sinh hoạt khơng có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả vào nguồn
tiếp nhận (song, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử
lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và các cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý
nước thải; một lượng lớn rác thải rắn trong thành phố không thu gom hết được…. là
những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm. Hiện nay mức độ ô nhiễm trong các kênh,
mương, ao, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng (Đỗ Đình Khơi và cộng sự, 1991). [4]


16

Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000 –
400.000 m3/ngày. Hiện mới chỉ có 55/31 bệnh viện có hệ thống xử lý rác thải,

chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở xử lý rác thải, khoảng
1200m3/ngày có chỉ số BOD, oxy hòa tan các chất NH4, NO2, NO3 ở các song, hồ,
mương nội thành đều vượt quy định cho phép. Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng
rác thải lên đến 4000 tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải,
khoảng 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm buộc phải di dời.
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đơ thị như Hải Phịng,
Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử
lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá chuẩn cho phép
(TCCP) các thông số chất lơ lửng SS, BOD, COD, DO đều vượt 5-10 lần, thậm chí
20 lần TCCP.
2.2.3.3. Tình hình cung cấp nước sạch
Với sự nỗ lực của Đảng, nhà nước, các tổ chức và đặc biệt là sự hỗ trợ của
quỹ nhi đồng liên hiêp quốc (UNICEF) chương trình nước sạch và vệ sinh môi
trường đã đạt một số hiệu quả.
Từ năm 1982, quỹ nhi đồng LHQ hỗ trợ chính phủ Việt Nam thực hiện dự án cấp
nước sạch nông thôn. Qua hơn 20 năm thức hiện chương trình đã mang lại hiệu quả
thiết thực cho đời sống người dân.
Dự án cung cấp nước sạch nơng thơn là một phần của chương trình hợp tác
giữa Việt Nam và UNICEF, được triển khai từ năm 1982, với mục đích giúp Việt
Nam giải quyết nhu cầu nước sạch và vệ sinh môi trường (NS-VSMT) của cư dân
nông thôn. Từ năm 1991 đến năm 2000, dự án nước sạch UNICEF được mở rộng
đến 53 tỉnh, thành phố trên cả nước. Giai đoạn này, dự án ưu tiên xây dựng các
cơng trình cấp nước sạch tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, hộ
nghèo. Củng cố bộ máy quản lý nhà nước về NS-VSMT nông thôn từ trung ương
đến địa phương; nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức tiếp nhận thực hiện
dự án; tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án, đa dạng hóa các loại hình cấp


×