Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho lưới điện huyện lệ thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.87 MB, 110 trang )

..

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHẠM ANH VĂN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN HUYỆN LỆ THỦY

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện
Mã số: 8520201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ VĂN DƯỠNG

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

PHẠM ANH VĂN



MỤC LỤC
TRANG BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
TRANG TĨM TẮT TIẾNG ANH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củađề tài .........................................................3
6. Cấu trúc củaluận văn ......................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI ĐIỆN LỰC LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH. ............................................. 4
1.1. Tổng quan về tình hình SXKD Điện lực Lệ Thủy. ..............................................4
1.2. Thực trạng tổn thất điện năng của lưới điện phân phối Điện lực Lệ Thủy. .........6
1.2.1. Tổn thất điện năng hiện trạng ...................................................................6
1.2.2. Công tác quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành để giảm TTĐN ..............8
1.2.3. Công tác quản lý kinh doanh, kiểm tra sử dụng điện để giảm TTĐN .....9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng của lưới điện phân phối Điện lực
Lệ Thủy. ....................................................................................................................10
1.3.1. Tổn thất công suất trên lưới điện phân phối. ..........................................10
1.3.2. Tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối ..........................................11
1.4. Kết luận ..............................................................................................................12
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI. .............................................................................. 14

2.1. Các phương pháp tính tốn tổn thất cơng suất và tổn thất điện năng. ...............14
2.1.1. Vai trị, ý nghĩa của bài tốn xác định TTCS, TTĐN. ...........................14
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số TTCS và TTĐN trong hệ thống cung
cấp điện .............................................................................................................15
2.1.3. Tính tốn tổn thất cơng suất trong quản lý vận hành .............................20
2.1.4. Tính tốn tổn thất điện năng trong hệ thống điện ..................................21
2.2. Phần mềm PSS/ADEPT và các bài tốn tính tốn .............................................29
2.2.1. Giới thiệu chương trình PSS/ADEPT ....................................................29
2.2.2. Mơ phỏng lưới điện trên chương trình PSS/ADEPT .............................35
2.2.3. Các bước thực hiện khi ứng dụng phần mềm PSS/ADEPT ...................35


2.3. Kết luận ..............................................................................................................36
CHƯƠNG 3. TÍNH TỐN, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA ĐIỆN LỰC LỆ THỦY. ............................ 37
3.1. Hiện trạng cấp điện khu vực huyện Lệ Thủy .....................................................37
3.1.1. Nguồn và lưới điện: ................................................................................37
3.1.2. Khối lượng quản lý kỹ thuật vận hành: ..................................................37
3.1.3. Đặc điểm kết lưới của lưới điện phân phối Lệ Thủy..............................38
3.2. Tính tốn TTĐN của lưới điện phân phối hiện trạng điện lực Lệ Thủy ............38
3.2.1. Số liệu đầu vào tính tốn TTĐN ............................................................39
3.2.2. Tính tốn TTĐN lưới điện phân phối huyện Lệ Thủy ...........................44
3.3. Kết luận ..............................................................................................................47
CHƯƠNG 4. TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT
ĐIỆN NĂNG CHO LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC LỆ THỦY - TỈNH
QUẢNG BÌNH. ........................................................................................................ 49
4.1. Đề xuất các giải pháp giảm TTĐN lưới điện Lệ Thủy ......................................49
4.1.1. Giảm tổn thất điện năng đối với tổn thất điện năng kỹ thuật .................49
4.1.2. Giảm tổn thất điện năng đối với tổn thất điện năng phi kỹ thuật ...........49
4.1.3. Phân tích các giải pháp giảm TTĐN lưới điện Lệ Thủy ........................50

4.1.4. Lựa chọn giải pháp để thực hiện nội dung đề tài ...................................54
4.2. Tính toán đánh giá hiệu quả của các giải pháp đề xuất......................................55
4.2.1. Đồ thị phụ tải và hệ số đồ thị phụ tải Kđt của 02 xuất tuyến .................55
4.2.2. Cải tạo, nâng tiết diện dây dẫn ...............................................................57
4.2.3. Chọn kết lưới vận hành hợp lý ...............................................................59
4.2.4. Tính tốn bù tối ưu cơng suất phản kháng .............................................62
4.2.5. Kiểm tra lại điểm mở tối ưu ...................................................................64
4.3. Tính tốn hiệu quả kinh tế ..................................................................................65
4.3.1. Tính lượng tổn thất điện năng giảm hàng năm ......................................65
4.3.2. Giá trị làm lợi hàng năm .........................................................................65
4.3.3. Chi phí cải tạo đường dây và chi phí bổ sung tụ bù: ..............................66
4.4. Kết luận ..............................................................................................................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 69
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)
BẢN SAO KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG, BẢN SAO NHẬN XÉT CỦA CÁC
PHẢN BIỆN.


TRANG TÓM TẮT TIẾNG ANH

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤTCÁC GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤTĐIỆN NĂNG
CHOLƯỚI ĐIỆN HUYỆN LỆ THỦY
Học viên: Phạm Anh Văn

Chuyên ngành: Kỹ thuật điện

Mã số: 8520201


Trường Đại học Bách Khoa - ĐHĐN

Khố: 34

Tóm tắt - Giảm tổn thất điện năng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong sản xuất
kinh doanh của ngành Điện. Hệ thống lưới điện huyện Lệ Thủy đã vận hành lâu năm
với việc xây dựng không đồng nhất trong khi nhu cầu về điện ngày càng tăng cao dẫn
đến tổn thất điện năng đáng kể ở nhiều khu vực. Do vậy, cần thiết phải tính tốn đưa
ra các giải pháp giảm tổn thất điện năng để nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện.
Ngoài các giải pháp về mặt tổ chức, quản lý thì các giải pháp kỹ thuật để giảm tổn thất
điện năng như: đề xuất đầu tư, sửa chữa nâng cấp lưới điện trung thế, tìm điểm mở tối
ưu cho lưới điện trung thế, tính tốn tìm vị trí đặt tụ bù tối ưu... Từ đó, tính tốn lại
tính hiệu quả của các giải pháp được đề xuất, sau đó áp dụng triển khai trên lưới điện
phân phối huyện Lệ Thủy.
Từ khóa - Tổn thất điện năng; lưới điện phân phối; tối ưu, Điện lực Lệ Thủy.
RESEARCH ON PATTERNS AND PROPOSED SOLUTIONS
TO REDUCE ELECTRICITY LOSSES LE THUY DISTRICT
POWER SUPPLY
Abstract - Reducing power loss is an important target in the business of electricity. The
grid system in Le Thuy district has been operating for a long time with heterogeneous
construction while the demand for electricity has increased, which results in significant
power loss in many areas. Therefore, it is necessary to calculate and give a number of
solutions which help to reduce power loss and improve the effect of grid operation. In
addition to the organizational and management solutions, there are a number of technical
solutions to reduce power loss such as investment proposals, repairing and upgrading
medium voltage grid, finding the optimal point for medium voltage grid, determining the
position to put capacitors optimally... From that point, the effect of solutions proposed is
recalculated. After that the solutions will be applied to the grid in Le Thuy district.
Key words - Power loss; distribution grid; Optimal, Le Thuy Electric.



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TTCS

Tổn thất công suất

TTĐN

Tổn thất điện năng

EVN
EVNCPC
SXKD

Viet nam Electricity, Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Tổng Công ty Điện lực Miền Trung
Sản xuất kinh doanh

TBA

Trạm biến áp

Pmin

Công suất nhỏ nhất

Pmax


Công suất lớn nhất

TU

Biến áp đo lường

TI

Biến dòng đo lường

XT

Xuất tuyến

MC

Máy cắt

DCL

Dao cách ly

KD

Kinh doanh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kết quả SXKD 10 tháng đầu năm 2018 .....................................................5
Bảng 1.2. TTĐN toàn Điện lực Lệ Thủy 10 tháng đầu năm 2018 (phiên KD) ..........6

Bảng 1.3. Số liệu TTĐN các cấp điện áp năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018 .......7
Bảng 1.4. Số liệu tổn thất cấp điện áp 22kV năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018 ..7
Bảng 1.5. Số liệu mang tải các XT trung thế 10 tháng đầu năm 2018 .......................8
Bảng 1.6. Điện áp tại các TBA 110kV và ranh giới ...................................................8
Bảng 1.7. Số liệu về thực hiện độ tin cậy 10 tháng đầu năm 2018 .............................9
Bảng 1.8. Tỷ trọng thương phẩm 10 tháng đầu năm 2018 theo thành phần phụ tải .10
Bảng 2.1. Diễn giải các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT khi chạy CAPO .............33
Bảng 3.1. Khối lượng quản lý vận hành hệ thống điện của Điện lực Lệ Thủy ........37
Bảng 3.2. Đặc điểm các xuất tuyến đường dây 22 kV của Điện lực Lệ Thủy..........38
Bảng 3.3. TTCS và TTĐN trên các xuất tuyến vào mùa nắng .................................46
Bảng 3.4. TTCS và TTĐN trên các xuất tuyến vào mùa mưa ..................................46
Bảng 3.5. Bảng tổng hợp TTĐN Điện lựcLệ Thủy trong cả năm ............................47
Bảng 4.1. Khối lượng thực hiện cải tạo dây dẫn .......................................................57
Bảng 4.2. TTCS và TTĐN trên các xuất tuyến vào mùa nắng sau cải tạo ...............58
Bảng 4.3. TTCS và TTĐN trên các xuất tuyến vào mùa mưa sau cải tạo ................58
Bảng 4.4. TTĐN toàn bộ lưới điện sau cải tạo .........................................................59
Bảng 4.5. So sánh TTĐN trước và sau khi cải tạo. ...................................................59
Bảng 4.6. Kết quả vị trí bù và dung lượng bù của các xuất tuyến mùa khô .............63
Bảng 4.7. Tổn thất công suất giảm được trên 02XTsau khi bù vào mùa khơ ...........63
Bảng 4.8. Kết quả vị trí bù và dung lượng bù của các xuất tuyến mùa mưa ............63
Bảng 4.9. Tổn thất công suất giảm được trên 02 XT sau khi bù vào mùa mưa ........64
Bảng 4.10. Tổn thất điện năng giảm được sau khi bù...............................................64
Bảng 4.11. Chi phí tái cấu trúc lưới điện ..................................................................66


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ thuật tốn của phương pháp Newton. .............................................20
Hình 2.2. Đồ thị phụ tải chữ nhật hóa. ......................................................................22
Hình 2.3. Đồ thị phụ tải hình thang hóa. ...................................................................22
Hình 2.4. Biểu đồ TTCS và xác định TTĐN sử dụng đường cong tổn thất. ............26

Hình 2.5. Đường cong tổn thất ..................................................................................27
Hình 2.6. Dịng cơng suất thể hiện trên sơ đồ từ PSS/ADEPT .................................31
Hình 2.7. Thuật tốn xác định điểm mở tối ưu (TOPO) ...........................................32
Hình 2.8. Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế khi chạy CAPO của PSS/ADEPT ...33
Hình 3.1. Chương trình DSPM (MDMS) để lấy số liệu ...........................................40
Hình 3.2. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 471Lệ Thủy ......................................................40
Hình 3.3. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 472 Lệ Thủy .....................................................41
Hình 3.4. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 474 Lệ Thủy .....................................................41
Hình 3.5. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 476 Lệ Thủy .....................................................42
Hình 3.6. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 476 Sen Nam ....................................................42
Hình 3.7. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 478 Lệ Thủy .....................................................43
Hình 3.8. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 476 Áng Sơn.....................................................43
Hình 3.9. Đồ thị phụ tải xuất tuyến 478 Áng Sơn.....................................................44
Hình 4.1. Đồ thị phụ tải hai mùa xuất tuyến 474 Lệ Thủy .......................................55
Hình 4.2. Hệ số đồ thị phụ tải hai mùa xuất tuyến 474 Lệ Thủy ..............................56
Hình 4.3. Đồ thị phụ tải hai mùa xuất tuyến 476 Áng Sơn .......................................56
Hình 4.4. Hệ số đồ thị phụ tải hai mùa xuất tuyến 476 Áng Sơn .............................57
Hình 4.5. Các thơng số về kinh tế khi chạy CAPO ...................................................62
Hình 4.6. Sơ đồ kết lưới sau cải tạo ..........................................................................65


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lượng, đặc biệt là điện năng đóng vai trị quan trọng trong q trình phát
triển kinh tế xã hội. Quá trình truyền tải và phân phối điện năng đến hộ sử dụng làm
phát sinh tổn thất điện năng khá lớn, đây là một bộ phận cấu thành chi phí quan trọng
của giá điện.
Như vậy, giải pháp giảm tổn thất điện năng là một trong những mục tiêu hàng

đầu của ngành điện Việt Nam nhằm giảm giá thành điện năng. Giảm tổn thất điện
năng còn là một biện pháp quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế cao không chỉ đối với
ngành điện mà cịn đối với tồn xã hội. Tỷ lệ tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính
của lưới điện, phụ tải, khả năng cung cấp của hệ thống và công tác quản lý vận hành,
kinh doanh điện năng trên hệ thống điện.
Trong những năm gần đây nhu cầu về điện tăng cao, trong khi đó hệ thống lưới
điện đã vận hành lâu năm, xây dựng chắp vá chưa theo kịp quy hoạch bởi nhiều lý do
khác nhau nên chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cung cấp điện dẫn đến tổn
thất điện năng cao. Do vậy, cần thiết phải tính tốn đưa ra các giải pháp giảm tổn thất
tối ưu nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và chất lượng tốt
để phục vụ chính trị, an ninh quốc phịng, phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân cả tỉnh nói chung và trên địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng.
* Tính cấp thiết của đề tài:
Việc phân tích đánh giá tình hình tổn thất và các giải pháp khắc phục đã và đang
là vấn đề cấp bách và lâu dài đối với hệ thống điện nước ta, nhất là khi vấn đề kinh
doanh điện năng đang đứng trước ngưỡng cửa của thị trường điện cạnh tranh.
Để hoàn thành mục tiêu giảm tổn thất điện năng xuống còn 4,3% vào năm 2020
mà EVNCPC đã đề ra trong chương trình giảm tổn thất điện năng giai đoạn 20162020, thì vấn đề giảm tổn thất điện năng đã trở thành mục tiêu quan trọng hàng đầu
của trong các năm tiếp theo của EVNCPC [13].
Tại Công ty Điện lực Quảng Bình, tổn thất điện năng trong năm 2017 là 6,28%,
giảm sâu so với những năm trước đây, nhưng vẫn còn có nhiều vấn đề cần giải quyết
để giảm tổn thất điện năng. Theo lộ trình, chỉ tiêu tổn thất mà EVNCPC đã giao cho
Cơng ty Điện lực Quảng Bình năm 2018 là 5,75% và đến năm 2020 xuống 5,0% [14].
Đối với Điện lực Lệ Thủy thì Cơng ty Điện lực Quảng Bình giao năm 2018 là
4,78% và đến 2020 là 4,5% [15]. Trước các yêu cầu thực tiễn nêu trên, vấn đề giảm tỷ
lệ tổn thất điện năng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với
Cơng ty Điện lực Quảng Bình và Điện lực Lệ Thủy nói riêng là một trong những vấn
đề trọng tâm trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.



2

Trên đây là lý do học viên chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng cho lưới điện huyện Lệ Thủy” cho luận
văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu cơ sở lý thuyết, sử dụng một số phần mềm
ứng dụng (CMIS3, MDMS, PSS/ADEPT) để phân tích tổn thất hiện tại trên LĐPP của
huyện Lệ Thủy.
Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng một cách hữu hiệu nhằm giúp
Điện lực Lệ Thủy triển khai thực hiện hiệu quả hơn trong công tác giảm tổn thất điện
năng trong những năm tiếp theo
Đề tài sẽ sử dụng phần mềm tính tốn lưới điện PSS/ADEPT và tính tốn tổn thất
lưới điện trung áp chia ra mùa mưa và mùa khô để kiểm tra tính chính xác và áp dụng
vào thực tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp tính tốn tổn thất cơng
suất, tổn thất điện năng trên lưới phân phối và các giải pháp giảm tổn thất điện năng
trong công tác quản lý vận hành lưới điện phân phối.
- Phần mềm PSS/ADEPT và mơ hình tính tốn tổn thất lưới điện hạ thế chia ra
mùa mưa và mùa khô.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: lưới điện trung áp khu vực huyện Lệ Thủy.
4. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp lý thuyết với thực nghiệm
* Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tính tốn tổn thất công suất và điện năng trên
lưới phân phối
- Nghiên cứu các giải pháp giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.

* Điều tra, thu thập dữ liệu:
- Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế xã hội và kết cấu lưới điện hiện trạng trên địa bàn
khu vực Lệ Thủy.
- Thu thập dữ liệu và các thông số vận hành thực tế của lưới điện phân phối do
Điện lực Lệ Thủy quản lý qua chương trình DSPM, SPIDER, CMIS3.0...


3

* Xử lý số liệu:
- Phân tích dữ liệu phụ tải để xây dựng các dạng đồ thị phụ tải điển hình phục vụ
bài tốn tính tổn thất cơng suất bằng phần mềm PSS/ADEPT.
* Tính tốn mơ phỏng:
- Phân tích các chỉ số TTĐN của thực tế đang vận hành so với tổn thất tính
tốn.
- Tính tốn các pháp nhằm giảm TTĐN lưới điện phân phối Điện lực Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình bằng các modul LOAD FLOW, CAPO, TOPO của phần mềm
PSS/ADEPT.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn củađề tài
Giảm TTĐN là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Điện, được tập trung chỉ đạo thực
hiện, với các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho từng Đơn vị thành viên. Mục tiêu này nằm
trong nỗ lực chung của ngành Điện cũng như các đơn vị thành viên nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu cấp bách mà Tập
đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu với Tổng Công ty Điện lực Miền Trung.
Với việc nghiên cứu của đề tài đặt trọng tâm vào việc phân tích, tính tốn, đánh
giá và đưa ra các giải pháp giảm TTĐN. Đề tài sẽ góp phần quan trọng trong công tác
giảm TTĐN của Điện lực Lệ Thủy - Cơng ty Điện lực Quảng Bình, góp phần nâng cao
chất lượng điện năng, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
6. Cấu trúc của luận văn
Đề tài được phân thành 4 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan về tổn thất điện năng lưới điện phân phối Điện lực Lệ

Thủy - Tỉnh Quảng Bình.
Chương 2: Các phương pháp tính tốn tổn thất điện năng của lưới điện phân
phối.
Chương 3: Tính tốn tổn thất điện năng lưới điện phân phối hiện trạng của Điện
lực Lệ Thủy.
Chương 4: Các giải pháp nhằm giảm tổn thất điện năng lưới điện phân phối
Điện lựcLệ Thủy - Tỉnh Quảng Bình.
Kết luận và kiến nghị


4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN
PHỐI ĐIỆN LỰC LỆ THỦY- TỈNH QUẢNG BÌNH.
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SXKD ĐIỆN LỰC LỆ THỦY
Huyện Lệ Thủy có 28 đơn vị hành chính, địa bàn quản lý của Điện lực Lệ
Thủybao gồm 27 xã, trong đó 25 xã và 02 thị trấn. Do kết cấu lưới điện và phân vùng
quản lý phù hợp với thực tế địa lý nên xã Hồng Thủy ở trên địa bàn huyện Lệ Thủy
nhưng Điện lực Quảng Ninh quản lý cấp điện.

Hình 1.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Lệ Thủy
Điện lực Lệ Thủy là một trong 7 điện lực thuộc Cơng ty Điện lực Quảng Bình,
trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), thực hiện nhiệm vụ sản
xuất kinh doanh điện năng trên địa bàn huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình, với mục
tiêu đảm bảo cung cấp điện chất lượng, ổn định cho các hoạt động kinh tế - xã hội, an
ninh - quốc phòng trên địa bàn của huyện.
Tổng quan lưới điện Lệ Thủy, bao gồm 8 xuất tuyến trung thế 22 kV và 405
TBA phụ tải (trong đó 254 TBA cơng cộng), 423km ĐZ trung thế. Phụ tải của Điện
lực Lệ Thủy gồm nhiều thành phần từ sinh hoạt, công nghiệp xây dựng, thương
nghiệp, khách sạn, nhà hàng, nông nghiệp… với tổng số 42.580 khách hàng.



5

Hình 1.2 Bản đồ các xã thuộc huyện Lệ Thủy
Kết quả thực hiện công tác SXKD 10 tháng đầu năm 2018 như sau:
Bảng 1.1 Kết quả SXKD 10 tháng đầu năm 2018
TT

Các chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Thực hiện 2018
Lũy kế 10 tháng

Cùng kỳ 2017

1

Điện thanh cái

kWh

133.639.315

113.107.257

2


Điện thương phẩm

kWh

125.462.621

106.873.894

3

TTĐN chung

%

6,11

5,51

4

TTĐN lưới 22kV

%

2,44

2,56

5


TTĐN lưới 0,4kV

%

2,36

4,59

6

Doanh thu tiền điện

Đồng

204.419.535.724

166.649.548.194

7

Doanh thu tiền CSPK

Đồng

528.370.876

255.728.778

8


Giá bán bình quân

đ/kWh

1.629,33

1.559,31

9

Số thu tiền CSPK

Đồng

524.210.972

242.000.887

10

Số HĐMBĐ

Hợp đồng

42.608

41.811

11


Số công tơ

Cái

42.580

41.719

Ghi chú


6

1.2. THỰC TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
ĐIỆN LỰC LỆ THỦY
1.2.1. Tổn thất điện năng hiện trạng
* Tổn thất chung:
Hiện nay, trong công tác quản lý kinh doanh điện năng tại các Điện lực, việc tính
tốn tổn thất kinh doanh hàng tháng đang thực hiện theo nguyên tắc:
- Điện giao, nhận: Sản lượng điện năng giao, nhận giữa Điện lực với Công ty
được chốt vào 0h00 ngày 01 hàng tháng thông qua hệ thống đo xa.
- Thương phẩm của các khách hàng trong 1 tháng được ghi theo lịch chốt chỉ số
công tơ do Tổng Công ty Điện lực miền Trung phê duyệt từ cuối năm kế hoạch trước.
Sản lượng tiêu thụ được ghi từ một ngày nhất định của tháng trước đến cùng ngày của
tháng sau.
- TTĐN được tính: ATT = AN - AG - ATP trong đó:
+ ATT là Điện năng tổn thất
+ AN là tổng điện năng nhận
+ AG là tổng điện năng giao

+ ATP là tổng sản lượng thương phẩm.
Ưu điểm của cách tính này là đơn giản trong q trình thực hiện, không tốn thêm
nhân lực để chốt chỉ số thương phẩm vào cùng thời điểm giao nhận, thời gian lũy kế
càng dài thì sai số càng nhỏ.
Nhược điểm của cách tính này là: việc ghi sản lượng điện giao, nhận và thương
phẩm khơng cùng thời điểm nên kết quả tính tốn khơng chính xác, có sai số lớn (thậm
chí có tháng tổn thất âm) vì bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: thời tiết những ngày cuối
tháng thay đổi, phụ tải biến động, số ngày điện giao, nhận và thương phẩm khơng bằng
nhau (có khi ngày giao, nhận là 30 ngày nhưng thương phẩm là 31 ngày hoặc ngược
lại),…
Bảng 1.2 TTĐN toàn Điện lực Lệ Thủy 10 tháng đầu năm 2018 (phiên KD)
Tháng

1

2

3

4

5

6

Tỷ lệ TTĐN
(%)

17,49


-4,36

10,22

4,09

12,14

-3,67

7

8

9

10

3,85 7,21 2,41 6,25

- Tổn thất điện năng chung lũy kế 10 tháng 2017 là 6,11%.
- Tổn thất điện năng chung lũy kế 10 tháng 2018 là 5,75%, giảm so với cùng kỳ
0,36%.


7

* Tổn thất theo các cấp điện áp:
Bảng 1.3 Số liệu TTĐN các cấp điện áp năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018
TT


Điện lực Lệ Thủy

Lũy kế
10T/2018

Cùng kỳ
10T/2017

Tăng giảm
so với 2017

1

Lưới điện hạ thế 0,4kV

4,38

4,6

-0,22

2

Lưới điện trung thế 22kV

2,44

2,56


-0,12

Toàn đơn vị

5,75

6,11

-0,36

* Tổn thất cấp điện áp 22kV:
Bảng 1.4 Số liệu tổn thất cấp điện áp 22kV năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018
TT

Điện lực Lệ Thủy

Lũy kế
10T/2018

Cùng kỳ
10T/2017

Tăng giảm
so với 2017

1

XT 476 Sen Nam

2,26


2,33

-0,07

2

Xuất tuyến 471LT

3,14

2,90

0,24

3

Xuất tuyến 472LT

1,40

1,69

-0,29

4

Xuất tuyến 474LT

1,83


2,38

-0,55

5

Xuất tuyến 476AS

2,64

2,61

0,03

6

Xuất tuyến 476LT

2,71

2,97

-0,26

7

Xuất tuyến 478AS

4,35


4,39

-0,04

8

Xuất tuyến 478LT

2,99

2,76

0,23

Toàn bộ

2,44

2,56

-0,12

* Phân tích:
- Đối với lưới điện 22 kV: trong năm 2017, lưới điện trung thế do Điện lực Lệ
Thủy quản lý khơng có cải tạo, nâng cấp về tiết diện, phương thức vận hành, chỉ một
số đường dây được đưa vào SCL thay thế dây trần bằng dây bọc nên tỷ lệ tổn thất
giảm khơng đáng kể. Ngồi ra, do 110 TBA được lắp DSPM nên chuyển giờ chốt
phiên 1 hàng tháng từ 9h về 0h hàng ngày. Điều này làm hụt 101.876 kWh, tương
đương 0,15%.

- Đối với lưới điện 0,4 kV: nhờ các cơng trình XDCB, cải tạo lưới điện trong
năm 2017; thay thế 7.858 công tơ điện tử các loại; công tác kiểm tra lưới điện, cân
pha, san tải… được thực hiện thường xuyên nên tỷ lệ TTĐN giảm khá sâu.


8

1.2.2. Công tác quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành để giảm TTĐN
* Tiến độ lắp tụ bù năm 2018:
Năm 2018, Điện lực chỉ có kế hoạch bù hạ thế, khơng có bù trung thế. Tiến độ sẽ
lắp lên lưới trong tháng 12/2018.
Tổng dung lượng bù hạ thế năm 2018: 33 cụm với tổng dung lượng 970 kVAr.
* Tình hình vận hành lưới điện năm 2017 và 10 tháng đầu năm 2018:
Công suất tải: Pmax, Pmin; số lượng các đường dây, trạm biến áp mang tải cao,
thấp. Toàn Điện lực có 08 xuất tuyến trung thế chính:
Bảng 1.5 Số liệu mang tải các XT trung thế 10 tháng đầu năm 2018
TT

Điện lực Lệ Thủy

Pmax
(MW)

Pmin
(MW)

1

XT 476 Sen Nam


12,2

3,8

2

Xuất tuyến 471LT

2,3

1,3

3

Xuất tuyến 472LT

1,3

0,4

4

Xuất tuyến 474LT

5,9

3,8

5


Xuất tuyến 476AS

1,7

0,7

6

Xuất tuyến 476LT

2,9

1,2

7

Xuất tuyến 478AS

2,1

0,5

8

Xuất tuyến 478LT

1,9

0,4


Tồn bộ

30,3

12,1

Ghi chú

* Điện áp:
Cơng tác đảm bảo điện áp nút tại thanh cái trung áp tại các TBA 110 kV luôn
được đảm bảo, cụ thể:
Bảng 1.6 Điện áp tại các TBA 110kV và ranh giới
TT

TBA 110kV

22kV

1

Lệ Thủy

23,0÷23,8

2

Áng Sơn

23,5÷23,9


3

Ranh giới Sen Nam

22,5÷23,8


9

* Độ tin cậy cung cấp điện:
Bảng 1.7 Số liệu về thực hiện độ tin cậy 10 tháng đầu năm 2018
SỰ CỐ
Số liệu

MAIFI

SAIDI

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG
SAIFI

MAIFI

SAIDI

SAIFI

Thực hiện

9,840


150,814

3,263

-

434,691

4,237

Kế hoạch 2018

2,991

109,940

2,645

0,034

519,114

4,006

328,948

137,179

123,362


-

83,737

105,773

Cùng kỳ 2017

3,341

55,306

0,895

-

458,842

2,846

Tăng/giảm

6,499

95,508

2,368

-


(24,151)

1,391

194,528

172,691

264,572

-

(5,263)

48,885

% thực hiện

% tăng, giảm

Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho thấy: các chỉ số về độ tin cậy tăng cao so
với năm trước, tuy nhiên bản chất do năm nay hệ thống SCADA đi vào hoạt động nên
100% số sự cố được ghi nhận đầy đủ về trung tâm điều khiển so với trước đây các sự
cố máy cắt tự đóng lại nên số liệu lịch sử trước khi có trung tâm điều khiển thường
khơng truy xuất đầy đủ. Thực tế, theo ghi nhận của Điện lực Lệ Thủy thì sự cố năm
2018 đã giảm nhiều so với trước.
1.2.3. Công tác quản lý kinh doanh, kiểm tra sử dụng điện để giảm TTĐN
- Khối lượng công tơ mua bán điện tới thời điểm 31/10/2018: Tổng số công tơ
42.848 cái. Công tơ 1 pha 40.619 cái, công tơ 3 pha 1.961cái, trong đó:

+ Cơng tơ điện tử 1 pha 24.454 cái.
+ Công tơ điện tử 3 pha 1 biểu giá 1101 cái.
+ Công tơ điện tử 3 pha nhiều biểu giá 252 cái.
- Kết quả thay thế định kỳ TBĐĐ: thực hiện tốt theo luật đo lường, không để
thiết bị đo đếm bán điện hết hạn kiểm định vận hành trên lưới. Kết quả thay thế thiết bị
đo đếm đến hạn kiểm định cụ thể:
+ Năm 2017: 7869 công tơ 1 pha, 1101 công tơ 3 pha (91 công tơ nhiều biểu
giá), 48 cái TI, 3 TU.
+ Năm 2018: 9029 công tơ 1 pha, 689 công tơ 3 pha (51 cơng tơ nhiều biểu giá),
63 cái TI.
- Tình hình sử dụng cơng tơ 3 giá: Đến thời điểm hiện tại, Điện lực Lệ Thủy có
252 cơng tơ điện tử nhiều biểu giá bán điện cho hầu hết các khách hàng trạm chuyên
dùng và một số khách hàng lớn sau trạm công cộng.
- Từ cuối năm 2017 đến đầu năm 2018, Điện lực đã thay thế công tơ tổng trạm
công cộng, chuyên dùng bằng công tơ điện tử và lắp đo thiết bị đọc dữ liệu từ xa cho


10

hầu hết các trạm. Đến nay điện lực theo dõi, khai thác qua phần mềm 253 điểm đo
TBA Công cộng; 1 điểm đo Khách hàng sau TBA công cộng; 141 điểm đo Khách
hàng trạm chuyên dùng. Các khách hàng trạm chuyên dùng được theo dõi biểu đồ phụ
tải và thông số vận hành thường xuyên trên phần mềm đo xa.
- Cơng tác xử lý sai sót, cơng tơ kẹt, cháy, truy thu điện năng: qua kiểm tra, các
trường hợp công tơ hỏng hóc, cháy đều được tính tốn truy thu sản lượng không qua
đo đếm theo quy định. Trong 10 tháng đầu năm 2018, thực hiện truy thu 273 trường
hợp công tơ cháy hỏng với tổng số 163.504 kWh và 353.761.697 đồng.
- Kết quả kiểm tra sử xử lý vi phạm sử dụng điện và truy thu điện năng:
+ Trong năm 2017: Thực hiện 9.942 lượt kiểm tra sử dụng điện, phát hiện 394
vụ vi phạm sử dụng điện, trong đó có 4 vụ trộm cắp điện, truy thu 4.997 kWh và

46.451.775 đồng. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính 29.000.000đ. Số cịn lại là 82
vụ vi phạm giá và 308 vụ vi phạm khác.
+ Tính đến ngày 31/10/2018, đã thực hiện 10.317 lượt kiểm tra, phát hiện và xử
lý 484 vụ vi phạm sử dụng điện, trong đó 7 vụ trộm cắp điện (thực hiện truy thu
11.496 kWh), 70 vụ vi phạm giá điện và 394 vụ vi phạm khác. Tổng số tiền thu được
là 98.129396 đồng.
Bảng 1.8 Tỷ trọng thương phẩm 10 tháng đầu năm 2018 theo thành phần phụ tải
Thành phần phụ tải

TT
1

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

2

Công nghiệp, Xây dựng

3

Thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng

4

Quản lý, tiêu dùng

5

Hoạt động khác
Cộng


Sản lượng (kWh) Tỷ trọng (%)
7.751.553

6,18

72.206.527

57,55

1.437.946

1,15

40.937.200

32,63

3.129.425

2,49

125.462.651

100

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG CỦA LƯỚI
ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC LỆ THỦY
1.3.1. Tổn thất công suất trên lưới điện phân phối.
Tổn thất công suất bao gồm tổn thất công suất tác dụng và tổn thất công suất

phản kháng. Tổn thất công suất phản kháng do từ thơng rị và gơng từ trong các máy
biến áp và cảm kháng trên đường dây. Tổn thất công suất phản kháng chỉ làm lệch góc
và ít ảnh hưởng đến tổn thất điện năng. Tổn thất công suất tác dụng có ảnh hưởng đáng
kể đến tổn thất điện năng. Mỗi phần tử của lưới điện có đặc điểm riêng, do đó tổn thất


11

trong chúng là không như nhau, chúng ta chỉ xét các q trình xảy ra với lưới phân
phối có cấp điện áp 22kV trở xuống.
1.3.2. Tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối
Tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền
tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận đến các hộ tiêu thụ điện. Tổn
thất điện năng còn được gọi là điện năng dùng để truyền tải và phân phối điện. Trong
hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính của mạch điện, lượng điện
truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trị của cơng tác quản lý.
Tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối bao gồm tổn thất điện năng phi kỹ
thuật (tổn thất thương mại) và tổn thất điện năng kỹ thuật:
1.3.2.1. Tổn thất điện năng phi kỹ thuật (tổn thất thương mại)
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật phụ thuộc vào cơng tác quản lý, quy trình quản lý
hành chính, hệ thống cơng tơ đo đếm và ý thức của người sử dụng, tổn thất điện năng
phi kỹ thuật cũng một phần chịu ảnh hưởng của năng lực và công cụ quản lý của bản
thân Điện lực, trong đó có phương tiện máy móc, máy tính, phần mềm quản lý.
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật bao gồm các dạng tổn thất như sau:
- Các thiết bị đo đếm như công tơ, TU, TI không phù hợp với tải hoặc khơng đạt
cấp chính xác u cầu, hệ số nhân của hệ thống đo không đúng, các tác động làm sai
lệch mạch đo đếm điện năng, gây hỏng hóc cơng tơ, các mạch thiết bị đo lường…
- Sai sót khâu quản lý: TU mất pha, TI, công tơ hỏng chưa kịp xử lý, thay thể kịp
thời, không thực hiện đúng chu kỳ kiểm định và thay thế công tơ định kỳ theo quy
định của pháp lệnh đo lường, đấu nhầm, đấu sai sơ đồ đấu dây… là các nguyên nhân

dẫn đến đo đếm khơng chính xác gây tổn thất điện năng.
- Sai sót trong nghiêp vụ kinh doanh: đọc sai chỉ số cơng tơ, thống kê tổng hợp
khơng chính xác, bỏ sót khách hàng…
- Sai sót thống kê phân loại và tính hóa đơn khách hàng.
- Sai sót trong khâu tính tốn xác định tổn thất kỹ thuật.
1.3.2.2. Tổn thất điện năng kỹ thuật
Tổn thất điện năng kỹ thuật trên lưới điện phân phối chủ yếu trên dây dẫn và các
máy biến áp phân phối. Tổn thất kỹ thuật có các nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Đường dây quá dài, bán kính cấp điện lớn, tiết diện dây dẫn quá nhỏ, đường
dây bị xuống cấp, không được cải tạo nâng cấp, trong quá trình vận hành làm tăng
nhiệt độ dây dẫn, điện áp giảm dưới mức cho phép và tăng tổn thất điện năng trong
dây dẫn.


12

- Máy biến áp vận hành non tải hoặc không tải lớn hơn so với điện năng sử dụng.
Máy biến áp vận hành quá tải do dòng điện tăng cao làm phát nóng cuộn dây và dầu
cách điện của máy dẫn đến tăng tổn thất điện năng trong máy biến áp đồng thời gây
sụt áp và làm tăng tổn thất điện năng trên lưới điện phía hạ áp.
- Tổn thất do thiết bị cũ, lạc hậu: Các thiết bị cũ thường có hiệu suất thấp, máy
biến áp loại có tỷ lệ tổn thất cao hoặc vật liệu lõi từ không tốt dẫn đến sau một thời
gian vận hành tổn thất có xu hướng tăng lên. Nhiều thành phần sóng hài của các phụ
tải công nghiệp tác động vào các cuộn dây máy biến áp làm tăng tổn thất.
- Tổn thất dòng rò: Sứ cách điện, chống sét van và các thiết bị không được kiểm
tra, bảo dưỡng hợp lý dẫn đến dịng rị, phóng điện.
- Đối với hệ thống nối đất trực tiếp, nối đất lặp lại không tốt dẫn đến tổn thất điện
năng sẽ cao. Các điểm tiếp xúc, các mối nối tiếp xúc kém nên làm tăng nhiệt độ, tăng
tổn thất điện năng.
- Hành lang tuyến không đảm bảo: Không thực hiện tốt việc phát quang, cây mọc

vươn cao chạm vào đường dây gây dòng rò hoặc sự cố.
- Hiện tượng quá bù, thiếu bù hoặc vị trí và dung lượng bù không hợp lý. Vận
hành với hệ số cosφ thấp do phụ tải có hệ số cosφ thấp, thực hiện lắp đặt và vận hành
tụ bù không phù hợp, cosφ thấp dẫn đến tăng dòng điện truyền tải hệ thống và tăng tổn
thất điện năng.
- Tính tốn phương thức vận hành không hợp lý, để xảy ra sự cố để dẫn đến phải
sử dụng phương thức vận hành bất lợi dẫn đến tổn thất điện năng cao. Vận hành không
đối xứng liên tục dẫn đến tăng tổn thất trên dây trung tính, dây pha và cả trong máy
biến áp, đồng thời cũng gây quá tải ở pha có dịng điện lớn.
- Chế độ sử dụng điện khơng hợp lý: Công suất sử dụng của nhiều phụ tải có sự
chênh lệch quá lớn giữa giờ cao điểm và thấp điểm gây khó khăn cho cơng tác vận
hành.
1.4. KẾT LUẬN
Giảm TTĐN bao gồm các biện pháp giảm tổn thất kỹ thuật và giảm tổn thất phi
kỹ thuật. Việc đầu tư phát triển mới nguồn điện, lưới điện, cải tạo nâng cấp lưới điện,
đổi mới phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, ... nhằm thực hiện tốt công tác giảm
TTĐN trên toàn hệ thống, đảm bảo hàng năm đều giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp hơn
kế hoạch, đảm bảo chất lượng điện năng cung cấp, tất cả đều nhằm mục tiêu nâng cao
hiệu quả kinh tế hệ thống.
Mức độ TTĐN kỹ thuật lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào cấu trúc lưới điện, chất lượng
thiết bị và phương thức vận hành hệ thống điện. Tổn thất thương mại phụ thuộc vào cơ
chế, năng lực quản lý hành chính, hệ thống đo đếm và ý thức của người sử dụng.Qua


13

phân tích có thể thấy thực hiện tốt cơng tác giảm TTĐN sẽ mang lại giá trị làm lợi to
lớn, ảnh hưởng đáng kể về mặt kinh tế và góp phần giảm áp lực cung cấp điện trong
điều kiện hiện nay.
Từ các thông số và số liệu thực hiện giảm TTĐN trên lưới điện phân phối khu

vực Lệ Thủy cho thấy tổn thất vẫn đang ở mức khá cao. Vì vậy cần nghiên cứu các
giải pháp cụ thể để áp dụng nhằm giảm TTĐN cho khu vực này.


14

CHƯƠNG 2 : CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI.
2.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TỐN TỔN THẤT CƠNG SUẤT VÀ TỔN
THẤT ĐIỆN NĂNG
2.1.1. Vai trị, ý nghĩa của bài tốn xác định TTCS, TTĐN.
2.1.1.1. Tính tốn, phân tích TTCS và TTĐN trong quản lý vận hành hệ thống
cung cấp điện
Lưới điện được xây dựng trên cơ sở bài toán quy hoạch thiết kế, các phần tử của
lưới được lựa chọn đồng thời trong cơ sở đảm bảo của yêu cầu kinh tế - kỹ thuật. Tuy
nhiên trong quá trình vận hành, do sự biến động của phụ tải theo thời gian làm cho các
thông số lưới thiết kế khơng cịn phụ hợp, dẫn đến các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của
lưới có thể không đạt được mong muốn.
Sự khác biệt của bài toán vận hành so với bài toán thiết kế là trên cơ sở cấu trúc
lưới điện có sẵn, biết được các thơng số vận hành, tiến hành tính tốn kiểm tra lại các
thông số chế độ của lưới đề xác định xem lưới đó có đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và
vận hành kinh tế nữa hay không. Trên cơ sở tính tốn cho phép phân tích tình trạng kỹ
thuật của lưới điện, đề xuất các giải pháp kỹ thuật đề nâng cao hiệu quả kinh tế.
2.1.1.2. Những tồn tại trong các phương pháp tính tốn TTCS và TTĐN
a. Đặc điểm tính tốn TTCS và TTĐN trong các bài toán quy hoạch thiết kế và
các bài toán quản lý vận hành
- Đặc điểm tính tốn TTCS, TTĐN trong thiết kế:
+ Khơng địi hỏi độ chính xác cao.
+ Thiếu thơng tin khi thực hiện tính tốn (chưa có biểu đồ phụ tải, khơng có
phương thức vận hành cụ thể…)

+ Phương pháp tính cần được sử dụng một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Do đó có thể áp dụng các phương pháp đơn giản, độ chính khơng cao.
- Đặc điểm tính tốn TTCS, TTĐN trong quản lý vận hành:
+ Yêu cầu độ chính xác cao.
+ Có đủ thơng tin đề tính tốn như biểu đồ phụ tải, trạng thái các trang thiết bị
bù, đầu phân áp làm việc của các máy biến áp.
+ Có thời gian nghiên cưú tính tốn so sánh với các số liệu thống kê đo lường.
- Do đó cần áp dụng các phương pháp chính xác, xét được đầy đủ các yếu tố.
b. Lựa chọn và xây dựng phương pháp tính tốn TTCS và TTĐN


15

Trong quá trình tư vấn thiết kế, do thiếu hoặc không đầy đủ số liệu đầu vào như
đồ thị phụ tải, thời gian sử dụng công suất cực đại T max, thời gian tổn thất công suất
cực đại , mật độ dòng điện kinh tế, các quy định về chất lượng điện áp, giá trị giới
hạn, nên thường lấy theo số liệu từ khâu thiết kế. Mặt khác, do chưa chủ động được
vấn đề tài chính nên khó giải quyết đồng bộ các yêu cầu kỹ thuật, điều đó có thể làm
xấu chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật khi đưa lưới điện vào vận hành.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số TTCS và TTĐN trong hệ thống cung
cấp điện
2.1.2.1. Quan hệ giữa các phương pháp tính tốn TTCS và TTĐN
Có hai nội dung khi phân tích tổn thất, tính tốn TTCS và TTĐN đều cùng phải
lựa chọn cách tính thích hợp, tính tốn đúng TTCS chỉ mới là điều kiện cần để có thể
tính được TTĐN. Sự phụ thuộc phi tuyến (gần như bậc hai) giữa tổn thất công suất với
trị số công suất phụ tải làm cho việc xác định tổn thất điện năng tương đối phức tạp, để
đạt độ chính xác cao cần phải có thêm các thông tin về biểu đồ vận hành, các đặc trưng
của phụ tải và cách xử lý tính tốn.
Khi tính tốn thiết kế, với u cầu độ chính xác khơng cao, có thể áp dụng nhiều
cách tính cần đúng ngay cả khi rất thiếu thông tin, trên cơ sở giả thiết đã xác định được

Pmax là TTCS ứng với chế độ phụ tải cực đại khi đó tính tốn TTĐN sẽ là:

A

Pmax.

Cách tính này chỉ cần xác định hai đại lượng Pmax và , trị số Pmax có thể xác
định chính xác theo các chương trình tính tốn đã nêu, thường trong tính tốn của
chúng ta hiện nay giá trị của được xác định theo các biểu thức sau:
- Công thức kinh nghiệm:
(0,124 Tmax 104 ).8760

- Công thức Kenzevits:
2.Tmax 8760

8760 Tmax
p
1 min
Tmax 2 pmin
Pmax
1
8760 Pmax

- Công thức Vanlander:
T
8760. 0,13. max
8760

- Tra đường cong tinh toán:


T
0,87. max
8760

2


16

f (Tmax , cos )
Các công thức trên chỉ là gần đúng, lấy theo thực nghiệm và tiệm cận hóa, nhất
là được xác định trên những lưới điển hình, có cấu trúc tiêu chuẩn của nước ngồi,
điều này khơng phụ hợp cho lưới điện nước ta.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến trị số TTCS
Mỗi phần tử của hệ thống có đặc điểm riêng, do đó tổn thất trong chúng là khơng
giống nhau, bằng phương pháp tính tốn sẽ xác định được TTCS trong từng phần tử,
trong phần này chỉ xét các quá trình xảy ra với lưới phân phối có cấp điện áp 35kV trở
xuống tổn thất chủ yếu do tỏa nhiệt hoặc quá trình biến đổi điện từ gây nên.
a. Đường dây tải điện
Thông số của đường dây gồm: điện trở, điện kháng, điện dẫn và dung dẫn hầu
như phân bố đồng đều dọc theo đường dây, đối với LPP trên khơng khi tính tốn
thường bỏ qua thành phần tổng dẫn mà không gây nên sai số đáng kể.
Đối với LPP thường tiết điện dây nhỏ nên có giá trị điện trở lớn, do đó tổn thất
trên phần tử này là đáng kể và chiếm tỷ trọng lớn trong TTCS và TTĐN việc xác định
tiết diện dây dẫn hợp lý sẽ làm giảm đáng kể tổn thất trong LPP.
Đặc điểm của LĐPP là giá trị điện kháng Xo biến đổi không lớn, thường nằm
trong khoảng 0,36-0,42 Ω/km, do đó thành phần tổn hao trên điện kháng của dây dẫn
sẽ thay đổi không đáng kể khi tiết diện dây dẫn thay đổi.
TTCS trên đường dây được xác định theo biểu thức:
Pđd


p 2 Q2
Rđd
U đm

Qđd

P2 Q2
X đd
2
U đm

3I 2 Rđd

3I 2 X đd

TTCS phụ thuộc vào giá trị điện áp và công suất đầu hay cuối đường dây, nếu
S[KVA], U[kV], R[Ω], thì P[kW].
b. Máy biến áp
Trong máy biến áp tồn tại hai thành phần tổn thất cơng suất đó là: tổn thất tải và
tổn thất không tải, đước xác định theo biểu thức:


17

- Scu = Pcu + j Qcu : tổn thất tải thuộc công suất đi qua máy biến áp
- Pfe = Pfe + j Qfe : tổn thất không tải phụ thuộc cấu tạo máy biến áp.
c. Thiết bị bù
TTCS trong tụ điện gồm tổn thất trong phần cách điện và phần kim loại, các tụ
điện được chế tạo với điện dung không lớn, công suất cần thiết những bộ tự điện được

lựa chọn bằng cách nối tiếp hay song song các tụ riêng biệt, tổn thất CSTD trong tụ
điện có thể lấy tỷ lệ thuận với cơng suất định mức của chúng, tức là:
Ptụ = Prtụ . Qđmtụ
Ở đây Prtụ là suất TTCS trong tụ tính bằng [KW/KVAr].
- Đối với tụ 6-10 kV

:

Prtụ = 0,003[KW/KVAr].

- Đối với tụ ≤ 1000kV

:

Prtụ = 0,0004[KW/KVAr].

Ngày nay với kỹ thuật và công nghiệ cao, các tụ điện được chế tạo có suất TTCS
rất nhỏ, nhiều khi trong tính tốn cho phép bỏ qua thành phần này mà gây nên sai số
không đáng kể.
d. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi tính tốn TTCS và TTĐN xem điện trở tác dụng của đường dây là không
đổi, nhưng thực tế, điện trở thay đổi theo nhiệt độ của dây dẫn:

R0

R0[1

(

đm


20)]

Trong đó:
- R0: điện trở của dây dẫn ở 200C
- α: hệ số nhiệt điện trở, đối với dây nhôm lõi thép α = 0,0004
Giá trị thực tế của điện trở có thể tăng hoặc giảm so với giá trị điện trở tính tốn,
sự thay đổi của điện trở dẫn đến TTCS thay đổi, nhiệt độ dây dẫn đường dây trên
không được xác định theo 3 điều kiện cơ bản: dịng điện tải, nhiệt độ khơng khí và tốc
độ gió, khi phụ tải của dây dẫn cao (lớn hơn 60 – 70% phụ tải cho phép theo điều kiện
đốt nóng), TTCS và TTĐN có thể tăng khoảng 6 – 10%.
e. Ảnh hưởng của sự thay đổi phụ tải khi có độ lệch điện áp đến TTCS
Khi tính tốn chế độ xác lập của mạng điện phân phối tiến hành với điện áp định
mức của mạng hoặc theo giá trị điện áp ở những điểm nút của phụ tải tìm được trong
q trình tính tốn. Xác định theo biểu thức:
Sđm

2
Pđm
Uđm2 Z.10 3 (1 tg 2

đm

)


×