Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố mỹ tho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 211 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Thoa

KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI
CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Như Thoa

KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI
CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là
cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn
Thị Tứ. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Như Thoa


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ rất tận tình. Với tấm lịng chân thành, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc đến:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, các
thầy cơ Khoa Tâm lí học và Phịng Sau Đại học đã tận tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt khóa học và hồn thành luận văn.
Q thầy cô và các em học sinh các trường THPT Chuyên Tiền Giang,
trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, trường THPT Trần Hưng Đạo, trường
THPT Phước Thạnh và trường THPT tư thục Ấp Bắc đã nhiệt tình cộng tác
cùng tơi trong q trình nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.
Nguyễn Thị Tứ – người hướng dẫn khoa học – đã trực tiếp hướng dẫn và
ân cần chỉ bảo, động viên trong suốt q trình nghiên cứu hồn thành luận văn

này.
Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn thầy cô trong Hội đồng Khoa học đã
cho tơi những đóng góp q báu để hoàn chỉnh luận văn này.
Tác giả luận văn


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cám ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ

KỸ NĂNG PHẢN HỒI CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC
TƯ VẤN TÂM LÝ

CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG .................................................................................... 10
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................ 25
1.2.1. Kỹ năng ................................................................................................. 25
1.2.2. Kỹ năng tư vấn tâm lý ........................................................................... 38
1.2.3. Người làm công tác tư vấn tâm lý ở trường THPT ............................... 42

1.2.4. Học sinh trung học phổ thông ............................................................... 45
1.2.5. Kỹ năng lắng nghe của người làm công tác tư vấn cho học sinh
THPT ..................................................................................................... 48
1.2.6. Kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học
sinh THPT ............................................................................................. 55
1.3. Các tiêu chí đánh giá kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm
công tác TVTL cho HS THPT ....................................................................... 60
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi của
người làm công tác TVTL cho học sinh THPT ............................................. 69
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................... 78


Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ PHẢN HỒI
CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ CHO
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ MỸ THO .......................................................... 80
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 80
2.1.1 Mẫu nghiên cứu ........................................................................................ 80
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 85
2.2. Thực trạng kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư
vấn tâm lý cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho ................ 92
2.2.1. Mức độ biểu hiện về mặt nhận thức của kỹ năng lắng nghe và phản
hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường
THPT tại thành phố Mỹ Tho ................................................................... 93
2.2.2. Mức độ biểu hiện về mặt thái độ của kỹ năng lắng nghe và phản hồi
của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường
THPT tại thành phố Mỹ Tho ................................................................. 110
2.2.3. Mức độ biểu hiện về mặt hành động của kỹ năng lắng nghe và phản
hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường
Trung học phổ thông tại Thành phố Mỹ Tho ........................................ 122

2.2.4. Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL cho
học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho qua các bài tập
tình huống .............................................................................................. 136
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lắng nghe, phản hồi của người
làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại thành phố
Mỹ Tho .................................................................................................. 138
2.3. Các biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người
làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ thông tại Thành
phố Mỹ Tho.................................................................................................. 141
2.3.1. Cơ sở của việc đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe
và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
trung học phổ thông............................................................................... 141


2.3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi
của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trung học phổ
thông ...................................................................................................... 142
2.3.3. Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ..................... 147
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 164
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐH

: Đại học

HS


: Học sinh

KNLN

: Kỹ năng lắng nghe

KNPH

: Kỹ năng phản hồi

KNLN và PH : Kỹ năng lắng nghe và phản hồi
THPT

: Trung học phổ thông

TVTL

: Tư vấn tâm lý

TLGD

: Tâm lý giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tỷ lệ đối tượng làm công tác TVTL cho học sinh các trường
THPT ở thành phố Mỹ Tho ................................................................... 81


Bảng 2.2.

Quy ước mã hóa điểm số thống kê........................................................ 88

Bảng 2.3.

Quy ước mức độ biểu hiện và ảnh hưởng của kỹ năng lắng nghe,
phản hồi ................................................................................................. 88

Bảng 2.4.

Quy ước điểm mã hóa của khảo nghiệm các biện pháp........................ 89

Bảng 2.5.

Quy ước mức độ đánh giá khảo nghiệm của các biện pháp.................. 89

Bảng 2.6.

Điểm quy ước các phương án trả lời của tình huống đo nghiệm .......... 91

Bảng 2.7.

Quy ước mức độ đo nghiệm biểu hiện của kỹ năng lắng nghe,
phản hồi ................................................................................................. 92

Bảng 2.8.

Điểm trung bình nhận thức của người làm công tác TVTL về nội

hàm khái niệm kỹ năng lắng nghe ....................................................... 93

Bảng 2.9.

Điểm trung bình nhận thức của người làm công tác TVTL về nội
hàm kỹ năng phản hồi ........................................................................... 95

Bảng 2.10. Điểm trung bình nhận thức về biểu hiện kỹ năng lắng nghe của
người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại
thành phố Mỹ Tho ................................................................................. 96
Bảng 2.11. Điểm trung bình nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi của
người làm công tác TVTL cho học sinh các trường THPT tại
thành phố Mỹ Tho ................................................................................. 99
Bảng 2.12. Kiểm nghiệm sự khác biệt mức độ nhận thức về kỹ năng lắng
nghe của các đối tượng làm công tác TVTL cho học sinh các
trường THPT ở Mỹ Tho ...................................................................... 102
Bảng 2.13. Kiểm nghiệm T về sự khác biệt mức độ nhận thức biểu hiện kỹ
năng lắng nghe giữa những người làm công tác TVTL trên và
dưới 5 năm tại các trường THPT ........................................................ 105
Bảng 2.14. Điểm trung bình mức độ hài lịng của người làm công tác TVTL ở
các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho khi thực hiện kỹ năng
lắng nghe ............................................................................................. 111


Bảng 2.15. Điểm trung bình mức độ hài lịng của người làm công tác TVTL
cho học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho khi thực
hiện kỹ năng phản hồi ......................................................................... 114
Bảng 2.16. Kiểm nghiệm sự khác biệt mức độ hài lịng giữa các nhóm đối
tượng làm cơng tác TVTL cho học sinh các trường THPT khi thực
hiện kỹ năng lắng nghe ...................................................................... 119

Bảng 2.17. Điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hành
động kỹ năng lắng nghe của người làm công tác TVTL cho học
sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho ..................................... 122
Bảng 2.18. Điểm trung bình mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện các hành
động kỹ năng phản hồi của người làm công tác TVTL cho học
sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho ..................................... 131
Bảng 2.19. Điểm trung bình đo nghiệm kỹ năng lắng nghe, phản hồi trong các
tình huống của người làm cơng tác TVTL cho học sinh các trường
THPT tại thành phố Mỹ Tho ............................................................... 137
Bảng 2.20. Điểm trung bình mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kỹ năng
lắng nghe, phản hồi của người làm công tác TVTL cho học sinh
các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho ............................................ 138
Bảng 2.21. Điểm trung bình mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng
cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL ....... 147


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tỷ lệ các nhóm đối tượng làm công tác TVTL cho học sinh các
trường THPT ở thành phố Mỹ Tho................................................... 80

Biểu đồ 2.2.

Tỷ lệ thâm niên của người làm công tác TVTL cho học sinh
các trường THPT ở thành phố Mỹ Tho ............................................ 83

Biểu đồ 2.3.

Tỷ lệ giới tính của người làm cơng tác TVTL cho học sinh các

trường THPT ở thành phố Mỹ Tho................................................... 84

Biểu đồ 2.4.

Tỷ lệ chuyên ngành của người làm công tác TVTL cho học
sinh THPT tại thành phố Mỹ Tho ..................................................... 85

Biểu đồ 2.5.

Kiểm nghiệm khác biệt điểm trung bình nhận thức giữa các
trường THPT ở Mỹ Tho về yếu tố định kiến cản trở kỹ năng
lắng nghe ......................................................................................... 104

Biểu đồ 2.6.

Điểm trung bình nhận thức về thành kiến ảnh hưởng kỹ năng
lắng nghe giữa nam và nữ làm công tác TVTL cho học sinh
các trường THPT ............................................................................ 106

Biểu đồ 2.7.

Điểm trung bình nhận thức về biều hiện kỹ năng lắng nghe
giữa những người làm công tác TVTL khác nhau về chun
mơn ................................................................................................. 107

Biểu đồ 2.8.

Điểm trung bình nhận thức giữa các nhóm đối tượng làm cơng
tác TVTL về biểu hiện kiểm tra lại hiệu quả của kỹ năng phản
hồi ................................................................................................... 108


Biểu đồ 2.9.

Điểm trung bình nhận thức về biểu hiện kỹ năng phản hồi của
người làm công tác TVTL trên và dưới 5 năm ............................... 109

Biểu đồ 2.10. Điểm trung bình mức độ thể hiện cảm xúc của người làm công
tác TVTL khi thực hiện kỹ năng lắng nghe và phản hồi ................ 117
Biểu đồ 2.11. Điểm trung bình mức độ hài lịng giữa những nhóm đối tượng
về phản hồi cảm xúc trước những bế tắc của tình huống TVTL ... 121
Biểu đồ 2.12. Điểm trung bình mức độ thực hiện các hành động kỹ năng lắng
nghe của các nhóm đối tượng làm cơng tác TVTL cho học sinh ... 129
Biểu đồ 2.13. Điểm trung bình mức độ thực hiện khả năng thấu hiểu suy nghĩ,
cảm xúc của học sinh các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho ..... 130


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
1.1. Với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, của hệ thống thông tin
truyền thông, các yêu cầu ngày càng cao của nhà trường và cả những điều bất
cập trong thực tiễn giáo dục; việc lựa chọn khối thi, định hướng nghề nghiệp,
việc làm trong tương lai; sự kỳ vọng quá cao của cha mẹ, thầy cô đang tạo ra
những áp lực rất lớn và gây ra căng thẳng cho học sinh (HS) trong cuộc sống,
trong học tập và trong quá trình hình thành nhân cách. Sự hạn chế trong hiểu
biết về bản thân mình cũng như kỹ năng sống trước những sức ép nói trên đã
làm cho khơng ít HS trong nhà trường phổ thơng có thể có những rối loạn về
tâm lý, rối loạn phát triển và kỹ năng nhà trường (như đọc, viết, tính tốn…),
những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi

(như gây rối, bỏ học, trộm cắp…) hậu quả là ngày càng có nhiều HS gặp
khơng ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, xây dựng lý tưởng sống
cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối quan
hệ xung quanh. Vì vậy các HS rất cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn,
của các thầy cô giáo và cha mẹ, các em đều có nhu cầu cần được sự giúp đỡ
của người lớn để thoát khởi sự khủng hoảng về tâm lý trong quá trình phát
triển của mình.
1.2. Tháng7 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số
16/2017/TT-BGDĐT về hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định
mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập,
trong đó ở điều 9 (các vị trí kiêm nhiệm), khoản b có qui định về việc các cơ
sở giáo dục phổ thơng phải có giáo viên kiêm nhiệm làm công tác tư vấn học
sinh;
Tháng 12 năm 2017 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số
31/2017/TT- BGDĐT ngày 18/12/2017 về việc hướng dẫn thực hiện hoạt
động tư vấn tâm lí ở các trường trong trường phổ thơng, trong đó chương II


2
có qui định về nội dung và hình thức thực hiện hoạt động tư vấn tâm lí ở các
trường phổ thơng; cịn ở chương 3 (Điều8. Tổ chức, cán bộ) có quy định Nhà
trường cần có Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh. Thành phần Tổ Tư vấn, hỗ trợ học
sinh gồm: Đại diện lãnh đạo nhà trường làm Tổ trưởng; thành viên là cán bộ,
giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán
bộ, giáo viên phụ trách cơng tác Đồn, Đội, đại diện cha mẹ học sinh và một
số học sinh là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội. Cán bộ, giáo viên làm công tác
tư vấn cho học sinh phải là người có kinh nghiệm và được đào tạo, bồi dưỡng
về chun mơn, nghiệp vụ tư vấn tâm lý (có chứng chỉ nghiệp vụ tư vấn tâm
lý học đường theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành).
Tháng 5 năm 2018 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số

1876/QĐ-BGDĐT ngày 21/05/2018 về việc ban hành chương trình bồi dưỡng
năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm hoạt động tư vấn ở các trường,
từ tháng 05/2018 Trường ĐHSP TPHCM và một số Trường Đại học khác trên
cả nước đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ bồi dưỡng năng lực tư vấn cho
giáo viên phổ thông làm hoạt động tư vấn cho HS.
1.3. Các kỹ năng của người tư vấn là yếu tố quyết định nhất đến thành
công của ca tư vấn. Trong quá trình tư vấn người tư vấn sử dụng linh hoạt rất
nhiều kỹ năng. Các kỹ năng không tách rời nhau mà đan xen, tương hỗ nhau
trong quá trình tư vấn.
Lắng nghe trong tư vấn là một nghệ thuật. Kỹ năng lắng nghe được xem
là kỹ năng quan trọng bậc nhất, cơ bản, được coi là bí quyết thành công trong
tư vấn.
Thực tế đã cho thấy, để giao tiếp thành cơng thì chỉ nói hay, hỏi đúng
thơi chưa đủ mà còn phải biết lắng nghe. Theo kết quả nghiên cứu của giáo sư
Ralph Nichols các nhà quản lý chỉ có thể lắng nghe được 25% thơng tin được
truyền đến,75% các báo cáo miệng không được chú ý, bị hiểu sai hoặc bị lãng
quên nhanh chóng. Sau một cuộc nói chuyện dài 10 phút thì chỉ khoảng 50%


3
thơng tin truyền đạt được nhắc lại. Cịn khả năng lắng nghe và nắm bắt được
những ý sâu sắc trong lời nói của người khác lại càng hiếm hoi.
Lắng nghe còn để thỏa mãn nhu cầu của đối tượng giao tiếp, khơng có gì
tẻ nhạt bằng khi mình nói mà khơng có người nghe. Vì vậy, khi ta lắng nghe
người khác nói, chứng tỏ ta biết tơn trọng người khác và có thể thỏa mãn nhu
cầu tự trọng của họ. Qua lắng nghe ta thu thập được nhiều thông tin hơn.
Bằng cách khuyến khích người khác nói, ta sẽ có thêm được các thơng tin, từ
đó có cơ sở mà quyết định. Khi có càng nhiều thơng tin thì quyết định của ta
càng chính xác. Lắng nghe giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề. Trong
khơng ít trường hợp, mâu thuẫn khơng giải quyết được chỉ vì hai bên khơng

chịu lắng nghe để hiểu nhau. Bằng sự cởi mở của mình và bằng cách khuyến
khích người khác nói, hai bên sẽ phát hiện ra những nguyên nhân dẫn đến
mâu thuẫn và cùng nhau đưa ra những giải pháp để giải quyết những mâu
thuẫn đó.
Khi lắng nghe đầy đủ thơng tin từ người cần tư vấn, người tư vấn cần
phải có phản hồi trở lại. Phản hồi là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc
lại lời của thân chủ một cách cô động hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy
và đạt được sự tán thành của thân chủ” (Trần Thị Minh Đức, 2012, p. 309).
Để có thể phản hồi chính xác, người tư vấn cần có kỹ năng quan sát tốt,
lưu ý đến những từ khóa mà thân chủ dùng, diễn giải lại nội dung thân chủ
nói bằng từ ngữ của người tư vấn, và điều quan trọng là phản hồi được cái
nhìn của thân chủ về thế giới, sự việc, chứ khơng phải là cái nhìn của người
tư vấn.
Kỹ năng phản hồi là một phần rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày
nói chung và trong mơi trường học tập nói riêng. Khi một người nhận được
những phản hồi mang tính xây dựng nó sẽ giúp cho họ sẵn sàng thay đổi để
hồn thiện mình hơn và tối đa hóa khả năng của mình.


4
1.4. Thực tế tại các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn
Thành phố Mỹ Tho hiện nay có lập các tổ, nhóm tư vấn nhưng hoạt động
chưa có hiệu quả cao do công tác quản lý và do bất cập về đội ngũ tham gia
hoạt động tư vấn chưa qua trường lớp đào tạo hoặc chưa được bồi dưỡng
chuyên sâu về chuyên môn. Đa số HS khi gặp khó khăn đều tự mình giải
quyết hoặc chỉ tham khảo ý kiến qua các hình thức khác thay vì đến gặp thầy
cô tư vấn của nhà trường.
1.5. Hiện tại đã có một số nghiên cứu khoa học có liên quan đến kỹ năng
tư vấn tâm lý như: “Kỹ năng tham vấn của người tham vấn học đường ở
trường Trung học phổ thông” (Trần Cao Phương Diễm, 2008); “Kỹ năng tư

vấn tâm lý của giáo viên Giáo dục đặc biệt tại thành phố Hồ Chí Minh” (Trần
Nguyễn Nguyên Phương, 2008)... Tuy vậy, các nghiên cứu khoa học về kỹ
năng lắng nghe và phản hồi chưa được quan tâm nghiên cứu sâu. Đặc biệt là ở
thành phố Mỹ Tho chưa có đề tài nghiên cứu về kỹ năng lắng nghe và phản
hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý (TVTL) cho học sinh ở trường
THPT.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn tìm hiểu,
phân tích thực trạng và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hai trong những
kỹ năng tư vấn cơ bản cho giáo viên làm công tác tư vấn ở trường THPT, tác
giả lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Kỹ năng lắng nghe và phản hồi của
người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Trung học phổ thơng tại
Thành phố Mỹ Tho”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu KNLN và KNPH của người làm công tác TVTL cho HS
THPT. Khảo sát thực trạng KNLN và KNPH của người làm công tác TVTL ở
các trường THPT tại Thành phố Mỹ Tho. Từ đó, đề xuất các biện pháp nâng
cao KNLN và KNPH cho người làm công tác TVTL ở các trường THPT.


5
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn
tâm lý ở các trường THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THPT
4. Giới hạn nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung xác định thực trạng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản
hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT tại Thành phố

Mỹ Tho thông qua 3 mặt: Nhận thức, thái độ, hành vi.
4.2. Giới hạn khách thể nghiên cứu
Ban Giám hiệu nhà trường; giáo viên chuyên trách; giáo viên kiêm
nhiệm công tác TVTL; nhân viên y tế trường học; giáo viên phụ trách cơng
tác Đồn ở các trường THPT tại Thành phố Mỹ Tho.
4.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Trường THPT Chuyên Tiền Giang; Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu;
Trường THPT Trần Hưng Đạo; trường THPT Phước Thạnh và Trường THPT
tư thục Ấp Bắc.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác biệt về mức độ biểu hiện KNLN và KNPH trên lĩnh vực
thâm niên công tác của người làm công tác TVTL cho HS ở các trường THPT
tại Thành phố Mỹ Tho.
- Có sự ảnh hưởng lớn của các yếu tố tính tích cực, chủ động và năng lực
của người làm công tác TVTL đến KNLN và KNPH.
- Những biện pháp đề xuất nhằm nâng cao nhận thức và tạo điều kiện hỗ
trợ cho người làm cơng tác tư vấn tâm lý mang tính cần thiết và khả thi.


6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kỹ năng lắng nghe và kỹ năng phản hồi
của người làm công tác tư vấn tâm lý.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng
phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT tại Thành
phố Mỹ Tho.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe và kỹ năng
phản hồi cho người làm công tác tư vấn tâm lý ở các trường THPT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu

7.1.1. Quan điểm hoạt động
Con người là một thực thể của xã hội, tồn tại và phát triển thông qua hoạt
động và các mối quan hệ giao tiếp. Sự tác động đa dạng của môi trường xã
hội là điều kiện cần thiết để cá nhân tương tác, nhận thức, đánh giá và lựa
chọn những giá trị văn hóa, kinh nghiệm lịch sử, chuyển hóa chúng trở thành
đặc điểm riêng của cá nhân. Hoạt động tư vấn của cán bộ, giáo viên được thể
hiện qua quá trình giao tiếp và hòa nhập vào cuộc sống thực của học sinh,
nhằm lắng nghe, thấu hiểu, phản hồi những định hướng giúp học sinh tự mình
giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, học tập. Hiện nay, bối cảnh xã
hội thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra trên các lĩnh vực, trong đó học
sinh là đối tượng với nhân cách đang trưởng thành, chịu ảnh hưởng nhiều nhất
đến lý tưởng, niềm tin, thế giới quan, phong cách sống, kỹ năng ứng xử với
con người và thế giới bên ngồi. Chính vì vậy, nhu cầu tư vấn của học sinh
rất đa dạng từ việc học tập, việc định hướng nghề nghiệp, các áp lực từ cha
mẹ và thầy cô, sự tác động của môi trường xã hội…Do vậy người cán bộ,
giáo viên làm công tác tư vấn phải lắng nghe, thấu hiểu học sinh chính trong
các hoạt động mà học sinh tham gia, ứng xử của học sinh cùng các bạn đồng
trang lứa, với thầy, cô và mọi người xung quanh.


7
7.1.2. Quan điểm tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Trong quá trình thực hiện hoạt động tư vấn cho học sinh, người cán bộ,
giáo viên cần xem xét và nhìn nhận sự phát triển nhân cách của học sinh ở cả
ba phương diện: nhận thức, tình cảm và hành vi ứng xử đối với các vấn đề
xảy ra trong cuộc sống. Bên cạnh đó, khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả của quá trình lắng nghe, phản hồi trong hoạt động tư vấn, chúng ta
cần xét đến toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy trong nghiên
cứu này sẽ xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng tư vấn của giáo viên
như nhận thức, thái độ, hành động của chính chủ thể và học sinh; đặc điểm

tính cách, khí chất cá nhân; sự nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng cá
nhân: các chương trình tập huấn kiến thức tăng cường kỹ năng; mơi trường
giáo dục gia đình và nhà trường; sự phối hợp trong công tác tư vấn tâm lý cho
học sinh; chính sách ưu tiên, hỗ trợ...
7.1.3. Quan điểm tiếp cận liên ngành
Hoạt động tư vấn của cán bộ, giáo viên khơng thể tách rời với q trình
thấu hiểu tâm lý, các kỹ năng tương trong lĩnh vực Tâm lý học. Hoạt động
này đồng thời diễn ra trong mơi trường học đường, có mối liên hệ biện chứng
với các vấn đề trong giáo dục, định hướng nghề nghiệp. Bên cạnh đó, dưới
góc độ Xã hội học, nhiều nghiên cứu mang tính chất hỗ trợ cho cán bộ, giáo
viên làm cơng tác này thấu hiểu ảnh hưởng văn hóa, xã hội đến nhận thức,
thái độ và hành vi ứng xử của giới trẻ, đặc biệt là học sinh – thực thể đang
trưởng thành. Ngày nay, chúng ta cũng nhìn thấy rõ vai trị của khoa học cơng
nghệ, nhất là công nghệ 4. 0, thông qua các kênh thông tin truyền thông, tác
động hai mặt đến nhân cách của học sinh mà nhà trường cần phát hiện, điều
chỉnh kịp thời cho người học. Do vậy phải có hướng tiếp cận liên ngành khoa
học trong nhìn nhận, phân tích và đánh giá các kỹ năng tư vấn.


8
7.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
nhằm làm rõ cơ sở lý luận của đề tài.
- Cách thực hiện: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai,
nghiên cứu thực tiễn.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp chính của
đề tài

- Mục đích: Thu thập thơng tin và đánh giá thực trạng kỹ năng lắng
nghe và kỹ năng phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
THPT thông qua 3 mặt: nhận thức, thái độ và hành vi. Từ đó tìm ra biện pháp
nhằm nâng cao kỹ năng lắng nghe và phản hồi của người làm công tác TVTL
cho học sinh THPT mang tính cần thiết và khả thi.
- Cách thực hiện
Giai đoạn 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận và ý kiến chuyên gia để xây
dựng phiếu thăm dò, phiếu hỏi.
Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thử và kiểm nghiệm.
Giai đoạn 3: Hoàn thiện bảng hỏi chính thức và tiến hành khảo sát.
 Phương pháp phỏng vấn
- Mục đích: Tìm hiểu sâu hơn, làm rõ, bổ sung, kiểm tra những vấn đề
liên quan đến thực trạng thu được từ phương pháp bảng hỏi.
- Cách thực hiện:
+ Soạn các câu hỏi phỏng vấn làm rõ thêm các vấn đề: nhận thức về
công tác TVTL cho HS ở các trường THPT hiện nay, nhận thức về kỹ năng
lắng nghe và phản hồi của người làm công tác tư vấn tâm lý ở trường THPT.
Kỹ năng lắng nghe và phản hồi (KNLN và PH) có những ưu điểm, hạn chế


9
nào. Cũng như những khó khăn, những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kỹ
năng KHLN và PH, các biện pháp cần thiết để nâng cao KNLN và PH.
+ Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên kiêm nhiệm làm công
tác tư vấn, giáo viên chủ nhiệm, Ban giám hiệu nhà trường, cán bộ y tế, giáo
viên phụ trách cơng tác Đồn, các học sinh là cán bộ lớp, học sinh là cán bộ
Đoàn ở các trường THPT tại thành phố Mỹ Tho. Thời gian phỏng vấn khoảng
5 đến 10 phút. Người nghiên cứu nói rõ mục đích phỏng vấn, nội dung phỏng
vấn được ghi chép lại trong phiếu phỏng vấn. Những thông tin thông qua
phỏng vấn nhằm nâng cao chất lượng công tác TVTL ở các trường THPT

hiện nay.
 Phương pháp nghiên cứu bài tập đo nghiệm
- Mục đích: Kiểm chứng khả năng vận dụng của người làm công tác tư
vấn tâm lý giải quyết mốt số tình huống thực tiễn.
- Cách thực hiện: Thiết kế một số tình huống thực tế dạng trắc nghiệm
có 4 đáp án để người làm công tác tư vấn tâm lý lựa chọn, trên cơ sở đó đo
được mức độ vận dụng thực tiễn.
7.2.3. Phương pháp thống kê Toán học
- Mục đích: Xử lý và mã hóa các thơng số thống kê cần dùng trong đề
tài nghiên cứu.
- Cách thực hiện: Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 23. 0. Cụ thể:
+ Sử dụng các phép phân tích thống kê mơ tả (độ lệch chuẩn, giá trị
trung bình, tần suất).
+ Phân tích thống kê suy diễn (so sánh, tương quan).
+ Phân tích hệ số Alpha để xác định độ tin cây của bảng hỏi.


10

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ KỸ NĂNG LẮNG NGHE VÀ KỸ NĂNG PHẢN HỒI
CỦA NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
 Các cơng trình nghiên cứu về tư vấn tâm lý cho học sinh trường trung
học phổ thông ở nước ngồi.
Trong hoạt động TVTL ở trường học có sự nghiên cứu về hoạt động
hướng nghiệp bắt nguồn từ cơng trình nghiên cứu: “Tổng quan thị trường
nghề nghiệp trên thế giới” vào đầu thế kỷ XVII của Tomaseo Gazoni (người

Ý) và được dịch ra nhiều thứ tiếng.
Năm 1631, người Anh là Poowell đã xuất bản quyển sách gồm các hình
ảnh thơng tin về các ngành nghề có tên là The Plain Pathaway to preferment.
Năm 1747 xuất bản quyển London Tradesman liệt kê tổng hợp tất cả các
ngành nghề đang phát triển ở Luân Đôn làm kim chỉ nam cho những người
lao động bước vào đời.
Với phương châm quan tâm và tôn trọng cá nhân, quan tâm đến quyền
dân chủ, ngành khoa học tâm lý phát triển với sự nghiên cứu về tâm lý thực
nghiệm, về tâm lý nhân cách, xã hội và sự phát triển các ngành thống kê học.
Đặc biệt phát triển ngành tâm lý trị liệu, tâm thần học.
Năm 1909, William Healy thành lập trung tâm chuyên khoa điều hướng
giáo dục, hướng nghiệp. Nghề tham vấn học đường bắt đầu như một xu
hướng giúp định hướng nghề nghiệp vào đầu thế kỷ XX. Tư vấn học đường
thực sự xuất phát và lớn mạnh ở Mỹ, từ công tác hướng nghiệp trong học
đường, chủ yếu là tư vấn hướng nghiệp. Có ba người được xem là những
người đầu tiên khởi xướng và hệ thống hóa nghiệp vụ tư vấn học đường là


11
Jesse B. Davis, Frank Parsons và Cliffort Beer, chủ yếu là tư vấn hướng
nghiệp. Jesse B. Davis được xem là người đầu tiên đề xuất một chương trình
hướng nghiệp trong trường học có hệ thống. Năm 1907, với vai trị là hiệu
trưởng trường THPT, ơng đã khuyến khích các giáo viên dạy tiếng Anh sử
dụng các bài luận văn, các bài học liên quan mơ tả nghề nghiệp, nói lên những
hứng thú, những đặc điểm cần phát triển và những vấn đề tư tưởng, hành vi
khơng thích hợp cần hạn chế với một số nghề nghiệp. Với Frank Parsons- cha
đẻ của hướng nghiệp, để hỗ trợ thanh niên từ lúc ra trường đến khi làm việc
đã thành lập văn phòng tư vấn hướng nghiệp ở Boston năm 1908. Ông cho
xuất bản tác phẩm “Chọn nghề” (Bemak, 2000) vào tháng 5 năm 1909 là kim
chỉ nam cho các hoạt động TVTL và hướng nghiệp thời đó và ảnh hưởng đến

ngày nay. Ông đã phát hiện và triển khai định hướng cơ chế tài năng phù hợp
của một người đối với nghề nghiệp, là sự phù hợp nghề. Với văn phòng
TVTL về nghề nghiệp, Frank Parsons đã sử dụng các khái niệm của tâm lý
học như những đặc điểm khí chất, tính khí của mỗi người và đối chiếu với
những nhân tố được xem như những yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp để đánh
giá sự phù hợp (đặc điểm của người, của nghề), các lý thuyết tâm lý về những
xung động của vơ thức và sau đó phát triển các ngành học. Từ những khái
niệm về thống kê của Francis Galton và Karl Person, từ cách tính tốn về xác
suất, di truyền, độ lệch chuẩn, hệ số tương quan… của khoa học thống kê
trước đó, Fank Parsons đã sử dụng để thiết lập và tiến hành trắc nghiệm, chẩn
đoán tâm lý nghề nghiệp trong tư vấn hướng nghiệp. Với Cliffort Beer, với
tác phẩm nổi tiếng “Một tâm hồn tự tìm thấy” (A Mind That found itself,
1908) đã gây ảnh hưởng lớn trong tâm lý trị liệu và tâm lý lâm sàng. Ông đã
có đóng góp lớn cho ngành TVTL ở Mỹ, đã đẩy mạnh trào lưu hoạt động vì
sức khỏe tâm thần tại đây. Tư vấn tâm lý và hướng nghiệp đã sử dụng các
quan điểm triết lý của K. Jaspers, Jean, Paul Sartre, Maurice Merleau Ponty
như việc sử dụng khái niệm để phân tích các hiện tượng tâm lý xã hội, sự phù


12
hợp nghề, sử dụng các khái niệm về những dự phóng, về tưởng tượng…
Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào hướng nghiệp và tư vấn nghề nên
có sự mở rộng của phong trào trắc nghiệm trên nhiều nước thuộc Châu Âu và
Bắc Mỹ.
Ở Mỹ những năm 1920 -1930 tư vấn tâm lý và hướng nghiệp phát triển
theo đà tiến bộ của nền giáo dục học đường, quan tâm đến sự phát triển cá
nhân xã hội và luân lý đạo đức trong cuộc sống. Năm 1930 K. Q Williamson
đã cho ra đời một lý thuyết hoàn chỉnh về tư vấn với tên gọi “Tiếp cận đặc
điểm của nhân tố”. Năm 1940 quân đội Mỹ sử dụng các nhà tâm lý và tư vấn
để tuyển quân và huấn luyện nhân sự. Lúc này tư vấn học đường có động cơ

thúc đẩy tiến hành các trắc nghiệm tìm hiểu khả năng, năng lực tinh thần, thể
chất học sinh. Trong giai đoạn này các nhà tư vấn học đường chịu ảnh hưởng
quan điểm chú trọng mối quan hệ hỗ trợ thân chủ, thân chủ trọng tâm của Carl
Rogers. Ông đã tham gia nghiên cứu về trẻ em bị lạm dụng, sau đó xuất bản
quyển “The Clinical Treatment of the Problem Child” (1939), “Counseling
and

Psychotherapy”(1942),

“Clinet

Centered

Therapy”

(1951),

“Psychotherapy andPersonality Chang” (1954), “On Becoming a Person”
(1961), “Carl Rogeron Personal Power” (1977), “Freedom to Learn for80’s”
(1983)…Lý thuyết của Carl Rogers là lý thuyết về Tự thân, được coi là triết lý
nhân bản luận và hiện tượng luận. Hai giả thuyết cơ bản của lý thuyết “Thân
chủ trọng tâm” được coi là quan điểm chủ yếu về vũ trụ quan và nhân sinh
quan (xu hướng hình thành và xu hướng hiện thực). Theo ơng giao tiếp con
người muốn khuyến khích sự phát triển tâm lý bình thường, tạo mối quan hệ
tương giao lành mạnh với người khác, người đó cần phải đáp ứng ba phẩm
chất cần và đủ của tư vấn viên tâm lý trị liệu. Đó là: thật tâm (chân thành,
thành thật, trung thực), tôn trọng (tôn trọng con người vô điều kiện), thấu cảm
(biểu hiện rõ qua giao tiếp). Chỉ có mối quan hệ tương giao phù hợp các điều
kiện trên mới động viên được sự phát triển, trưởng thành tâm lý con người.



13
Từ đây, tư vấn tâm lý học đường bắt đầu được nâng lên từ mục tiêu tập
trung phát triển nghề nghiệp sang tập trung vào các vấn đề cá nhân và xã hội
của học sinh, sinh viên...
Từ những năm 1960, tư vấn học đường tiếp tục lớn mạnh và trở thành
nghề nghiệp mới được pháp luật thừa nhận. Những năm 1960 nghề tham vấn
học đường, tư vấn tâm lý phát triển như một pháp chế mới và sự phát triển
của nghề mới đã được tạo điều kiện phát triển chuyên môn cao hơn và cải
thiện giáo dục.
Những năm 60 -70, Norrm Gysbers và các cộng sự, tiểu bang Missouri,
qua các cơng trình nghiên cứu chứng minh mối quan hệ thiết thực giữa tư vấn
học đường và sự thành đạt của học sinh, sinh viên. Nhóm nghiên cứu của
Norm Gysbers đã đưa được tư vấn học đường từ một nghề ít ai chú ý trở
thành một hoạt động thiết yếu mang tính chiến lược và có mục tiêu hệ thống
trong chương trình tư vấn học đường cho học sinh từ tiểu học đến trung học.
Campbell và Dahir (1997) đã có sáng kiến đưa ra Tiêu chuẩn Quốc Gia
về Tư vấn học đường với 3 lĩnh vực: trình độ bằng cấp, quá trình nghề
nghiệp, nhân thân và xã hội; 9 tiêu chuẩn và các năng lực tiêu chí chi tiết cho
tư vấn học đường. Năm 2002, Hiệp hội tư vấn học đường Mỹ (ASCA) cho ra
khung chuẩn quốc gia chương trình đào tạo tư vấn học đường.
Ngày 1 tháng 1 năm 2006 Nghị viện Hoa Kỳ đã chính thức lấy ngày 6
đến ngày 10 là tuần lễ Quốc Gia Tham vấn học đường. Người làm công tác
TVTL đáp ứng nhu cầu của học sinh ở ba lĩnh vực cơ bản: phát triển học tập,
phát triển hướng nghiệp và phát triển cá nhân, xã hội. Hiểu biết kiến thức và
kỹ năng cho những lĩnh vực này được thông qua việc dạy trên lớp, đánh giá,
tham vấn, tư vấn, điều phối và cộng tác. Nhà TVTL ở trường THPT dành
nhiều thời gian cho việc giúp đỡ học sinh kiểm sốt q trình để tốt nghiệp và
chuẩn bị cho các lựa chọn sau khi học xong. Họ giúp học sinh tìm các thơng



14
tin đúng đắn và có ý nghĩa để đáp ứng được các yêu cầu, trợ giúp về tài
chánh, thư giới thiệu, chuẩn bị cho các bài kiểm tra và các vấn đề khác.
Năm 2008, tổ chức các cuộc thi đua tư vấn học đường dựa trên các tiêu
chuẩn đã ban hành.
Bên cạnh đó, ở Châu Âu như Plander (thuộc Vương Quốc Bỉ) trong những
năm 1970 đã thành lập hệ thống các trung tâm hỗ trợ tâm lý- y tế- xã hội
(PMS), hỗ trợ học sinh từ mẫu giáo đến trung học. Năm 1999, thành lập trung
tâm tư vấn giáo dục do nhà nước cấp ngân sách hoạt động. Từ đây, có sự kết
hợp giữa giáo viên và chuyên viên tư vấn học đường trong công tác chăm lo
mặt học tập, hướng nghiệp, y tế và tình hình phát triển tâm lý xã hội cho từng
học sinh. Ở Pháp, Hiệp hội tư vấn định hướng tâm lý Pháp, có chức năng
hướng dẫn tư vấn viên, nhà tâm lý trao đổi thông tin, phát triển sự nghiệp tư
vấn, tổ chức và tham gia các hội thảo quốc gia, quốc tế về tư vấn và tâm lý và
năm 1991, chính thức cơng nhận bằng cấp tâm lý học. Ở Pháp và Canada tồn
tại hai mơ hình hoạt động của tư vấn hướng nghiệp và tư vấn học đường. Họ
quan tâm đến sự phát triển hệ thống tài liệu, sách báo, tạp chí phục vụ công
tác tư vấn, soạn theo hướng lấy kỹ năng tư vấn và hỗ trợ phát triển kỹ năng
của khách hàng, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với đối tượng để dễ hiểu, để
học sinh, thầy cô, nhà trường, phụ huynh có thể tham gia tham khảo sử dụng.
Tại Áo hướng nghiệp được xem là môn học phụ trợ, chiếm 32 giờ/ năm. Các
nhà tư vấn là giáo viên đã thơng qua những khóa đào tạo đặc biệt có thể giúp
hay hỗ trợ học sinh, sinh viên trong việc ra quyết định về giáo dục hay nghề
nghiệp. Tại Singapore, đây là một trong những quốc gia Đông Nam Á đã đi
đầu trong lĩnh vực tư vấn nói chung, tư vấn tâm lý, hướng nghiệp trong nhà
trường nói riêng. Theo Trịnh Chiến (2006), ở Singapore đã thành lập Trung
tâm tư vấn từ năm 1966, năm 1976 thì thành lập trung tâm dịch vụ chăm sóc
học sinh (SCS). Dịch vụ chăm sóc học sinh cung cấp những dịch vụ xã hội
trực tiếp cho học sinh và gia đình các em. Theo thời gian, thành lập các trung



×