Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của thân rễ thổ phục linh (rhizoma smilacis)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

Ngơ Văn Cường

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA
THÂN RỄ THỔ PHỤC LINH (Rhizoma Smilacis)

Luận văn Thạc sĩ Dược học

Thành phố Hồ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

BỘ Y TẾ

Ngơ Văn Cường

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG OXY HÓA CỦA
THÂN RỄ THỔ PHỤC LINH (Rhizoma Smilacis)

Chuyên ngành: Dược liệu – dược cổ truyền
Mã số: 60.720406



Luận văn Thạc sĩ Dược học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM ĐƠNG PHƯƠNG
Thành phố Hờ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố.

Tác giả

Ngô Văn Cường


TĨM TẮT
Luận văn thạc sĩ – Khóa: 2015 – 2017
Chun ngành: Dược liệu – dược cổ truyền – Mã số: 60.720406

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC HƯỚNG TÁC DỤNG CHỐNG
OXY HÓA CỦA THÂN RỄ THỔ PHỤC LINH (Rhizoma Smilacis)
NGÔ VĂN CƯỜNG
Người hướng dẫn: TS. PHẠM ĐÔNG PHƯƠNG
Mở đầu và đặt vấn đề: Thổ phục linh từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong y học dân gian để
chữa đau xương, giang mai, giải độc cơ thể... Tại Lâm Đồng, Thổ phục linh được mua bán với
lượng rất lớn nhưng hoàn toàn chưa được nghiên cứu. Đề tài được thực hiện nhằm góp phần làm
sáng tỏ thành phần hóa học hướng tác dụng chống oxy hóa của thân rễ Thở phục linh ở Lâm Đồng.
Đối tượng: Thân rễ Thổ phục linh (Smilax sp.) tại Lâm Đồng do BV Pharma cung cấp
Phương pháp nghiên cứu:

Sàng lọc tác dụng chống oxy hóa của các cao toàn phần, các phân đoạn cao chiết và các chất phân
lập được bằng phương pháp DPPH và TBA.
Sử dụng phương pháp chiết ngấm kiệt, phân bố lỏng-lỏng, sắc ký cột cổ điển, sắc ký cột bán điều
chế và các phương pháp tinh chế khác để phân lập các hợp chất tinh khiết từ các phân đoạn có tác
dụng chống oxy hóa mạnh.
Xác định cấu trúc của các chất đã phân lập bằng phương pháp phổ học (UV, MS, NMR).
Kết quả và bàn luận:
Sàng lọc tác dụng chống oxy hóa:
Cao cờn 96% cho tác dụng chống oxy hóa mạnh hơn cao nước, cao cồn 50% và cao methanol.
Chiết ngấm kiệt bằng cồn 96%, phân bố với các dung mơi có độ phân cực tăng dần, thu được 5 phân đoạn:
cao ether, cao cloroform, cao ethyl acetat, cao n-butanol, cao nước và 2 tủa: tủa ethyl acetat, phần tủa
không tan trong nước.
Trong các phân đoạn trên, cao ethyl acetat và tủa ethyl acetat cho hoạt tính chống oxy hóa mạnh
nhất theo phương pháp DPPH, cao ether và cao n-butanol cho hoạt tính chống oxy hóa mạnh nhất
theo phương pháp TBA.
Phân lập và xác định cấu trúc:
Từ tủa cao ethyl acetat và cao n-butanol, bằng sắc ký cột cổ điển và HPLC bán điều chế đã phân
lập được 3 chất astilbin, isoengeletin và isoastilbin.
Theo phương pháp DPPH, astilbin và isoastilbin có EC50 lần lượt là 13,45 và 11,43 g/ml, thấp hơn
vitamin C (EC50 3,54 g/ml) khoảng 3 lần. Theo phương pháp định lượng MDA, astilbin có EC50 là
51,7 g/ml, thấp hơn 3 lần so với vitamin C (18,5 g/ml).
Kết luận: Từ tủa ethyl acetat và phân đoạn n-butanol của dịch chiết cồn 96% đã phân lập được 3
chất tinh khiết: astilbin, isoengeletin và isoastilbin, trong đó astilbin và isoastilbin là những chất có
hoạt tính chống oxy hóa mạnh.


ABSTRACT
Master’s thesis – Academic course: 2015 – 2017
Speciality: Pharmacognosy – Traditional Pharmacy Speciality code: 60.720406
BIOACTIVITY-GUIDED ISOLATION OF ANTIOXIDANT CONSTITUENTS FROM

THE RHIZOMES OF SMILAX SP. (Rhizoma Smilacis)
NGO VAN CUONG
Supervisors: Dr. PHAM DONG PHUONG
Introduction: Smilax sp. has been used widely for a long time in folk medicine to treat rheumatics,
syphilis, to detoxify, etc. In Lam Dong, a large amount of Smilax sp. have been sold and purchased,
but there is no research yet. This thesis is carried out to isolate the components which have
antioxidant activities on DPPH and MDA assay in rhizomes of Smilax sp.
Materials: rhizomes of Smilax sp. in Lam Dong were provided by BV Pharma.
Methods:
In vitro screening of extracts, fractions and isolated compounds for the antioxidant activity on
DPPH and TBA assay.
Using percolation, liquid-liquid distribution, column chromatography, semi-prep HPLC and other
purification methods.
Structure determination was based on UV, MS and NMR spectrometric methods.
Results and Discussion:
Screening the antioxidant activity:
The ethanol 96% extract shows the highest activity in 4 extracts (water, ethanol 50%, ethanol 96%
and methanol).
The ethanol 96% extract was distributed into 5 fractions: petroliumether, chloroform, ethyl acetate, nbutanol and water fraction. 2 precipitations (ethyl acetate and water’s precipitation) were collected.
Ethyl actetate fraction and it’s precipitation have the most potent antioxidant activities on the DPPH
method; ether and n-butanol fraction show the strongest antioxidant activities on the TBA method.
Isolation and structural determination:
From ethyl acetate’s precipitation and n-butanol fraction, by column chromatography and semiprep HPLC, 3 substances were obtained: astilbin, isoengeletin and isoastilbin.
According to the DPPH method, astilbin and isoastilbin have EC50 values 13.45 and 11.43 μg/ml
respectively, about three times lower than vitamin C (EC50 3.54 g/ml). According to the TBA
method, astilbin has EC50 value 51.7 μg/ml, 3 times lower than vitamin C (18.5 μg/ml).
Conclutions: 3 compounds: astilbin, isoastilbin and isoengeletin were isolated from the ethylacetate’s
precipitation and n-butanol fraction, in which astilbin and isoastilbin are potent antioxidants.



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ..................................................................................2

1.1. Tởng quan về chi Smilax ..................................................................................2
1.1.1. Vị trí phân loại chi Smilax ........................................................................2
1.1.2. Tổng quan về thực vật chi Smilax ............................................................2
1.1.3. Tởng quan về thành phần hóa học chi Smilax ..........................................3
1.1.4. Tổng quan tác dụng dược lý chi Smilax ...................................................3
1.2. Tổng quan về Thổ phục linh ............................................................................4
1.2.1. Tổng quan về thực vật Thổ phục linh .......................................................4
1.2.2. Tổng quan thành phần hóa học Thở phục linh .........................................5
1.2.3. Tởng quan tác dụng dược lý Thổ phục linh............................................12
CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................16

2.1. Đối tượng .......................................................................................................16
2.1.1. Nguyên liệu.............................................................................................16
2.1.2. Dung mơi – hóa chất...............................................................................16
2.1.3. Thiết bị và dụng cụ .................................................................................17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................18

2.2.1. Soi bột dược liệu .....................................................................................18
2.2.2. Xác định độ tinh khiết ............................................................................18
2.2.3. Nghiên cứu thành phần hóa học .............................................................18
2.2.4. Thử tác dụng dược lý ..............................................................................20
CHƯƠNG 3.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..........................................................22

3.1. Soi bột dược liệu .............................................................................................22
3.2. Kết quả thử tinh khiết.....................................................................................23


ii

3.3. Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật .......................................................23
3.4. So sánh Thổ phục linh tại Lâm Đồng và Thổ phục linh miền Bắc bằng sắc ký
lớp mỏng ...............................................................................................................25
3.5. Hoạt tính chống oxy hóa cao tồn phần.........................................................25
3.5.1. Phương pháp DPPH ................................................................................26
3.5.2. Phương pháp định lượng MDA (phương pháp TBA) ............................27
3.6. Hoạt tính chống oxy hóa các cao phân đoạn .................................................29
3.6.1. Chiết xuất và phân bố cao dược liệu ......................................................29
3.6.2. Hoạt tính chống oxy hóa các cao phân đoạn ..........................................31
3.7. Phân lập hoạt chất có hoạt tính chống oxy hóa .............................................33
3.7.1. Phân lập ..................................................................................................33
3.7.2. Xác định độ tinh khiết các chất phân lập được.......................................38
3.7.3. Xác định cấu trúc ....................................................................................42
3.7.4. Hoạt tính chống oxy hóa các chất phân lập được ...................................50
3.8. Bàn luận .........................................................................................................51
CHƯƠNG 4.


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................53

4.1. Kết luận ..........................................................................................................53
4.2. Đề nghị ...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................55


iii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Vị trí phân loại chi Smilax...........................................................................2
Hình 2.1. Dược liệu Thở phục linh ...........................................................................16
Hình 3.1. Hình soi bột dược liệu Thở phục linh (vật kính 40X) ...............................22
Hình 3.2. So sánh các loại Thổ phục linh bằng sắc ký lớp mỏng .............................25
Hình 3.3. Sơ đờ chiết xuất và phân bố cao cờn 96% ................................................30
Hình 3.4. Sắc ký đờ kiểm tra các phân đoạn tủa EA.................................................34
Hình 3.5. Sắc ký đồ phân lập tủa EA bằng sắc ký điều chế. .....................................35
Hình 3.6. Sắc ký đờ kiểm tra các phân đoạn cao n-butanol ......................................36
Hình 3.7. Sắc ký đờ phân lập tủa BU1 bằng sắc ký điều chế. ..................................37
Hình 3.8. Độ tinh khiết trên SKLM của SG01, SG02 và SG05 ...............................38
Hình 3.9. Sắc ký đờ SG01 trên UPLC ......................................................................39
Hình 3.10. Sắc ký đờ của SG02 ................................................................................40
Hình 3.11. Sắc ký đờ SG05 .......................................................................................41
Hình 3.12. Cấu trúc SG01 .........................................................................................43
Hình 3.13. Phở UV của SG02 ...................................................................................45
Hình 3.14. Phở MS của SG02. ..................................................................................45
Hình 3.15. Cấu trúc SG02 .........................................................................................46
Hình 3.16. Phở UV của SG05 ...................................................................................48
Hình 3.17. Phở MS của SG05 ...................................................................................48

Hình 3.18. Cấu trúc của SG05 ..................................................................................49
Hình 3.19. Hoạt tính chống oxy hóa của SG01 và SG05 phương pháp DPPH ........51
Hình 3.20. Hoạt tính chống oxy hóa vitC và SG01 phương pháp TBA ...................51


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả tro toàn phần, tro không tan trong acid .......................................23
Bảng 3.2. Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật. ................................24
Bảng 3.3. Hiệu suất chiết của các cao toàn phần từ thân rễ Thở phục linh ..............26
Bảng 3.4. HTCO cao tồn phần phương pháp DPPH ...............................................26
Bảng 3.5. EC50 cao toàn phần phương pháp DPPH ..................................................27
Bảng 3.6. HTCO cao toàn phần phương pháp TBA .................................................28
Bảng 3.7. HTCO cao toàn phần theo phương pháp TBA .........................................28
Bảng 3.8. Bảng tởng hợp hoạt tính chống oxy hóa của các cao toàn phần ...............28
Bảng 3.9. Các cao phân đoạn Thổ phục linh ............................................................29
Bảng 3.10. HTCO các cao phân đoạn theo phương pháp DPPH ..............................31
Bảng 3.11. HTCO các cao phân đoạn thep phương pháp DPPH ..............................31
Bảng 3.12. HTCO các cao phân đoạn theo phương pháp MDA...............................32
Bảng 3.13. Giá trị EC50 các cao phân đoạn theo phương pháp TBA ........................32
Bảng 3.14. HTCO các cao phân đoạn Thổ phục linh. ..............................................33
Bảng 3.15. Kết quả phân lập trên SKC của tủa EA ..................................................34
Bảng 3.16. Bảng tổng kết các phân đoạn cao n-butanol ...........................................37
Bảng 3.17. Độ tinh khiết SG01 .................................................................................40
Bảng 3.18. Độ tinh khiết của SG02 ..........................................................................41
Bảng 3.19. Độ tinh khiết SG05 .................................................................................42
Bảng 3.20. Phổ NMR của SG01 ...............................................................................44
Bảng 3.21. Phổ NMR của SG02 ...............................................................................47
Bảng 3.22. Phổ NMR của SG05 ...............................................................................50



v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa

Chữ nguyên

13

13

Cộng hưởng từ hạt nhân 13C

1

1

Cộng hưởng từ hạt nhân proton

aa

Acetic acid

Acid acetic

CF


Chloroform

Cloroform

COSY

Correlated Spectroscopy

Phổ tương quan 1H – 1H

d

Doublet

Đỉnh đôi

dd

Doublet of doublets

Đỉnh đôi kép

DĐVN

Dược điển Việt Nam

Dược điển Việt Nam

DEPT


Distortionless Enhancement by Polarization
Transfer

Phổ DEPT

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Dimethyl sulfoxid

DPPH

2,2-Diphenil-1-Picrilhidrazile

2,2-Diphenil-1-Picrilhidrazil

EA

Ethyl acetate

Ethyl acetat

EC

Effective Concentration

Nờng độ có hiệu quả


HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation

Phổ HMBC

HPLC

High-performance Liquid Chromatography

Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HSCCC

High speed Counter-Current Chromatography

Sắc ký phân bố ngược dòng tốc độ cao

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Correlation

Phở HSQC

HTCO

Hoạt tính chống oxy hóa

Hoạt tính chống oxy hóa


IC

Inhibitor Concentration

Nờng độ ức chế

J

Coupling constant

Hằng số ghép J

m

Multiplet

Nhiều đỉnh, đỉnh bội

MDA

Malonyl dialdehyde

Malonyl dialdehyd

MeOH

Methanol

Methanol


MS

Mass Spectrometry

Khối phổ

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Cộng hưởng từ hạt nhân

OD

Optical Density

Mật độ quang

C-NMR

H-NMR

C-Nuclear Magnetic Resonance

H-Nuclear Magnetic Resonance


vi

ppm


Parts per million

Phần triệu

s

Singlet

Đỉnh đơn

SC

Stimulation Concentration

Nờng độ kích thích

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

Sắc ký lớp mỏng

TBA

Thiobarbituric acid

Acid thiobarbituric

TT


Thuốc thử

Thuốc thử

UPLC

Ultra Performance Liquid Chromatography

Sắc ký lỏng siêu hiệu năng

UV

Utra Violet

(Phổ) tử ngoại

VS

Vanilin-sulfuric

Thuốc thử Vanilin-sulfuric


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi các thuốc tởng hợp hóa dược ngày càng bộc lộ nhiều tác dụng khơng
mong muốn thì con người lại quay về với y học cổ truyền, sử dụng các thảo dược,
an tồn nhưng khơng kém phần hiệu quả.

Rất nhiều loại dược liệu đã và đang được sử dụng để điều trị nhiều bệnh khác nhau
tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Trong số đó, phải kể đến các loài thực vật
thuộc chi Smilax.
Ở Việt Nam, Thổ phục linh (Smilax glabra) được sử dụng rộng rãi để làm thuốc
chữa giang mai, đau xương, lợi tiểu, giải độc cơ thể [10], [13]. Tại Trung Quốc, Thổ
phục linh được dùng trị các chứng viêm như: viêm gan, viêm thận, viêm da và điều trị
các bệnh nhiễm khuẩn... [53].
Tuy được sử dụng rộng rãi nhưng ở Việt Nam đến nay mới chỉ có một vài nghiên
cứu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý tập trung vào Thổ phục linh ở miền
Bắc (Bắc Giang, Thái Nguyên) [6], [8]. Ở một số tỉnh khu vực Tây Nguyên, chủ
yếu là Lâm Đồng, Thổ phục linh đang được khai thác tự nhiên với trữ lượng khá lớn
(khoảng 200 tấn/năm) nhưng lồi này chưa được nghiên cứu. Để bở sung cơ sở
khoa học, làm sáng tỏ tác dụng của lồi Thở phục linh này, đề tài “Nghiên cứu hóa
học hướng tác dụng chống oxy hóa của thân rễ Thổ phục linh (Rhizoma
Smilacis)” được tiến hành với các mục tiêu sau:
- Khảo sát tác dụng chống oxy hóa của thân rễ Thở phục linh.
- Khảo sát thành phần hóa học và phân lập, xác định cấu trúc một số hợp chất ở các
phân đoạn có tác dụng chống oxy hóa.


2
TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Smilax
1.1.1. Vị trí phân loại chi Smilax
Theo hệ thống phân loại Takhtajan (2009) [16], chi Smilax có vị trí phân loại như sau:

Giới Thực vật
Plantae


Ngành Ngọc lan
Magnoliophyta

Lớp Hành
Liliopsida

Bộ Khúc khắc
Smilacales

Họ Khúc khắc
Smilacaceae

Chi Smilax

Hình 1.1. Vị trí phân loại chi Smilax

1.1.2. Tổng quan về thực vật chi Smilax
Smilax cùng với Heterosmilax là 2 chi của họ Khúc khắc (Smilacaceae), một số tài
liệu cũ và hiện tại có thể xếp Smilax vào họ Liliaceae. Tuy nhiên khác với các thực
vật họ Liliacaeae có gân lá song song, họ Smilacaceae có gân lá hình mạng [54].
Trong họ Smilacaceae, Smilax phân biệt với Heterosmilax bởi đặc điểm của hoa.
Hoa của Smilax tràng rời, còn tràng hoa của Heterosmilax dính thành ống [54].


3
TỔNG QUAN

Chi Smilax có khoảng 300 lồi, phân bố rộng rãi ở cả vùng nhiệt đới, cận nhiệt và
ôn đới [19]. Theo Võ Văn Chi, ở Việt Nam có khoảng 14 lồi [5], cịn Phạm Hồng

Hộ đã thống kê được 33 loài [7]. Một số loài ở Việt Nam như: S. pottingeri, S.
riparia (Kim cang bờ), S. china, S. davidiana, S. petelotii, S. feros, S. aberrans
subsp. aberrans (Kim cang lạc), S. aberrans subsp. retroflexa (Kim cang dội), S.
mernispermoides, S. poilanei, S. piumpellata (Kim cang hai tán), S. glabra (Thổ
phục linh), S. corbularia subsp. corbularia (Kim cang thúng nhỏ), S. corbularia
subsp. syandra (Kim cang liên hùng), S. elegantissiama, S. gagnepainii, S.
ovalifolia (Kim cang lá xoan), S. bracteata, S. luzonensis, S. megacarpa (Kim cang
gai to), S. banhinioides, S. inversa (Kim cang đảo), S. aspericaulis, S. cambodiana,
S. verticalis, S. lanceifolia (Kim cang thon), S. prolifera, S. cuculloides, S.
perfoliata, S. zeylanica, S. melaganthera, S. syphillitica.

1.1.3. Tổng quan về thành phần hóa học chi Smilax
Theo thống kê của Li-Wen Tian và cộng sự, từ năm 1967 đến 2016 đã có khoảng
104 saponin steroid được phân lập từ 20 loài khác nhau của chi Smilax, chủ yếu từ
S. china, S. officinalis, S. menispermoides...[31].
Flavonoid cũng được tìm thấy nhiều trong chi Smilax: pelargonidin 3-O-rutinosid,
một anthocyanidin được tìm thấy trong S. aspera; kaempferol, kaempferol-7-O-βD-glucopyranosid, quercetin, isorhamnetin, (+)-dihydrokaempferol, engeletin,
isoengeletin... được phát hiện có trong S. bockii; resveratrol, rutin...được phát hiện
trong S. china... [35].
Ngồi ra, trong chi Smilax cịn có nhiều hợp chất phenol, lignan... khác [25], [35].

1.1.4. Tổng quan tác dụng dược lý chi Smilax
Có nhiều lồi thuộc chi Smilax được sử dụng trong y học dân gian ở các nước châu
Á, Mỹ Latin cũng như tại Việt Nam.
Y học cổ truyền các nước Nam Mỹ và Mỹ Latin sử dụng nhiều cây thuộc chi Smilax
để điều trị bệnh như S. officinalis ở Brazil được sử dụng điều trị gout [38]; S.
medica ở Mexico được dùng để chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm [34].


4

TỔNG QUAN

Ở Trung Quốc: phần dưới mặt đất của loài S. sieboldii được sử dụng làm thuốc
chữa viêm khớp, đau lưng và điều trị u nhọt [33];

phần củ của loài S.

menispermoidea được sử dụng làm thuốc giải độc, hỗ trợ điều trị ung thư [48]; thân
rễ của S. riparia và S. china được dùng làm thuốc lợi tiểu, chống viêm [49].
Người dân một số nước châu Á khác như Đài Loan, Philippin và Nhật Bản dùng củ
của loài S. bracteata để chữa bệnh giang mai [39].
Ở nước ta, củ cây Kim cang lá bắc to (S. bracteata) được sắc hoặc ngâm rượu có tác
dụng lợi tiểu, tiêu độc, chữa đau nhức xương. Thân củ Kim cang Campuchia (S.
cambodiana) dùng làm thuốc chữa thấp khớp, đau nhức xương, lá chữa bỏng [2].
Lá non Dây muôn hay Dây gạo (S. corbularia) được dùng làm rau ăn, lá già làm
chè uống bổ gân cốt, phần củ chữa ngã bị thương, thấp khớp [3].

1.2. Tổng quan về Thổ phục linh
1.2.1. Tổng quan về thực vật Thổ phục linh
1.2.1.1. Danh pháp
- Tên khoa học: Smilax glabra Roxb.
- Tên khác: Thổ phục linh, Khúc khắc, Kim cang [4], [10], [13].
- Họ: Khúc khắc (Smilacaceae)

1.2.1.2. Mô tả thực vật
Cây có thân leo dài 4 – 5 m, nhỏ, nhẵn, khơng có gai. Lá trái xoan thn, đỉnh nhọn,
gốc nhọn, có 3 – 5 gân chính xuất phát từ gốc đến đỉnh lá. Lá nhẵn, mặt dưới lá
thường có lớp sáp trắng, cuống lá dài 1 – 1,5 cm. Lá kèm biến thành 2 tua cuốn.
Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa tán mọc ở nách lá, cuống chung dài 2 – 5 mm,
cuống hoa nhỏ dài 1 – 1,5 cm. Cây ra hoa vào mùa hạ (tháng 5 - 6). Quả mọng, hình

cầu đường kính 6 – 8 mm, màu đỏ [4], [10], [13].

1.2.1.3. Đặc điểm sinh thái – phân bố
Ở nước ta Thổ phục linh Smilax glabra mọc hoang ở các vùng đồi núi, cây ưa sáng
và chịu hạn tốt.


5
TỔNG QUAN

Cây có thể nhân giống bằng đầu mầm thân rễ hoặc hạt vào đầu xuân. Thu hoạch vào
cuối thu, sang đông [4], [10], [13].

1.2.1.4. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Thân rễ cắt bỏ rễ nhỏ, rửa sạch, thái thành lát mỏng hoặc để nguyên phơi khô [4],
[10], [13].

1.2.2. Tổng quan thành phần hóa học Thổ phục linh
Trong Thở phục linh có nhiều flavonoid, các hợp chất phenol, lignan, acid hữu cơ,
saponin… [41], [53]

1.2.2.1. Nhóm flavonoid
- Các flavan 3-ol

(-)-Epicatechin

(+)-Catechin

Cinchonain Ia


Cinchonain Ib

Smiglabron A R= OCH3
Smiglabron B R = H


6
TỔNG QUAN

- Các flavanon

- Naringenin

R1 = R2 = R3 = H;

2S

- Sakuranetin

R1 = R3 = H, R2= CH3; 2S

- Nhóm flavanonol
- Nhóm taxifolin và dẫn chất: các flavonoid trong nhóm này là taxifolin và các
dẫn chất (glycosid) của taxifolin, bao gồm:

Tên chất

R1

R2


R3

Cấu dạng

- Taxifolin

OH

H

OH

2R, 3R

- Astilbin

O-rhamnose

H

OH

2R, 3R

- Neoastilbin

O-rhamnose

H


OH

2S, 3S

- Neoisoastilbin

O-rhamnose

H

OH

2S, 3R

- Isoastilbin

O-rhamnose

H

OH

2R, 3S

OH

H

O-glucose


2R, 3R

O-glucose

H

OH

2S, 3S

- Taxifolin 3′-O-β-Dglucopyranosid
- Glucodistylin

Trong các flavonoid trên, astilbin được coi là thành phần chính
- Nhóm dihydrokaempferon và các dẫn chất: Các flavonoid trong nhóm này
bao

gờm

dihydrokaempferon

dihydrokaempferon, gờm:



các

dẫn


chất

(glycosid)

của


7
TỔNG QUAN

Tên chất

R1

R2

R3

Cấu dạng

- Dihydrokaempferol

OH

H

H

2R, 3R


O-rhamnose

H

H

2R, 3R

O-glucose

H

H

2R, 3R

OH

glc

H

2R, 3R

- Engeletin
- Arthromerin
- Sinensin

- Các flavon


Apigenin

Luteolin

- Các flavonol

Quercitrin

R1 = OH, R2 = rhamnose

Quercetin

R1 = OH, R2 = H

Kaempferol

R1 = H, R2 = H

Myricetin

- Chalcon

Kukulkanin B


8
TỔNG QUAN

- Auron


- Aureusidin

R = OH

- 4,4′,6-Trihydroxyauron

R=H

- Isoflavonoid

Smilachromanon

7,6’-Dihydroxy-3’-methoxyisoflavon [50]

1.2.2.2. Nhóm lignan

(-)-Secoisolariciresinol

4-Ketopinoresinol

Aiphanol
Smiglabranol


9
TỔNG QUAN

(+)-Lyoniresinol
Kompasinol A


1.2.2.3. Nhóm stilben

Trans-resveratrol R1 = R2 = H
Trans-piceid
R1 = glc, R2 = H
Piceatannol
R1 = H, R2 = OH

Smiglastilben

1.2.2.4. Phenylpropanoid

Trans-caffeic acid
Acid 5-O-caffeoylshikimic

Acid 3-O-p-coumaroylshikimic

Smiglycerol

1-O-p-coumaroylglycerol

Juncusyl ester B


10
TỔNG QUAN

R1

R2


R3

R4

R5

R6

Smiglasid A

X

X

Ac

H

Ac

Ac

Smiglasid B

X

X

Ac


H

H

Ac

Smiglasid C

H

X

Ac

H

Ac

Ac

Smiglasid D

Y

X

Ac

H


Ac

Ac

Smiglasid E

Y

X

Ac

H

H

Ac

Heloniosid A

H

X

H

H

H


H

H

X

H

Ac

H

Ac

-(3,6-Di-O-feruloyl)-β-Dfructofuranosyl-(3,
6-di-O-acetyl)-α-Dglucopyranosid
Cấu trúc của nhóm thế X

Cấu trúc của nhóm thế Y

1.2.2.5. Các hợp chất phenolic khác

Vanillin

Hydroxytyrosol

p-hydroxy-benzaldehyd

Acetovanillon


(+)-Scytalon


11
TỔNG QUAN

Glucosyringic acid
Protocatechuic acid
3-Methoxygallic acid

R1 = CH3,R2 = glc,R3 = OCH3
R1 = R 2 = R 3 = H
R1 = CH3,R2 = H,R3 = OH

1.2.2.6. Các acid hữu cơ và acid béo

2-Methylbutanedioic acid-4-ethyl ester

Butan diacid

Acid isoselachoceric

Acid 2,2-dimethylsuccinic

Acid palmitic

1.2.2.7. Một số dẫn chất khác
Trong cây cịn có triterpen (acid acetyl-11-keto-β-boswellic), các sterol
(stigmasterol, β-sitosterol, daucosterol), saponin (smilagenin)...


Smilagenin
Acid acetyl-11-keto-β-boswellic

Smiglanin

Smiglacton

Smiglabrol

Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về Thổ phục linh miền Bắc đã phân lập được:
- Flavonoid: astilbin, engeletin, smitilbin [6].


12
TỔNG QUAN

astilbin

- Hợp chất phenolic: acid 3-O-caffeoyl-shikimic [8]; acid betulinic [9].
- Phytosterol: β-sitosterol [6]

1.2.3. Tổng quan tác dụng dược lý Thổ phục linh
Ở Trung Quốc, Thở phục linh có tác dụng giải độc, trừ thấp và lợi tiểu, được sử
dụng làm thuốc trị các bệnh viêm da, giang mai, kiết lỵ, viêm thận cấp và mạn tính,
vẩy nến, chàm...[53]. Tại Việt nam, dân gian dùng chữa giang mai, đau xương, giải
độc cơ thể... [10], [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy Thở phục linh có các tác dụng
dược lý sau:

1.2.3.1. Tác dụng chống oxy hóa

Theo nghiên cứu của Gunhyuk Park và cộng sự, dịch chiết từ thân rễ Smilax glabra
có tác dụng ngăn chặn sự oxi hóa và lão hóa da bởi tia UVB. Nghiên cứu bằng cách
cho các mẫu tế bào bình thường, mẫu có tiếp xúc với dịch Trà xanh và mẫu có tiếp
xúc với dịch chiết Thở phục linh phơi nhiễm với tia UV và H2O2 thì thấy mẫu tế bào
có tiếp xúc với dịch chiết Thở phục linh 200 g/ml cho kết quả bảo vệ tương đương
Trà xanh ở nồng độ 100 g/ml. Kết quả nghiên cứu cho thấy dịch chiết Thổ phục
linh Smilax glabra làm giảm các tác nhân gây oxy hóa và lão hóa da, giảm điện thế
màng ti thể, đồng thời làm tăng glutathion, NAD(P)H dehydrogenase và heme
oxygenase-1 [23].

1.2.3.2. Tác dụng chống viêm
Các hợp chất phenol và polysaccharid của Thở phục linh có tác dụng chống viêm


13
TỔNG QUAN

nhờ ngăn chăn sự tạo ra các yếu tố tiền viêm như nitric oxid (NO), α-TNF,
interleukin-6 (IL-6)... Thử nghiệm cho thấy phần cao giàu phenol tồn phần của
Thở phục linh ở nờng độ 40 g/ml cho hoạt tính thấp hơn 2 lần khi so sánh với
dexamethazol nồng độ 0,25 g/ml [20], [32].

1.2.3.3. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
Nghiên cứu của Shuo Xu và cộng sự cho thấy Thổ phục linh có tác dụng kháng
khuẩn Gram (+), Gram (-) và kháng nấm. Trong đó smiglabron A cho tác dụng
kháng nấm Candida albicans với MIC 0,146 mM. Smilachromanon, smiglastilben
cho tác dụng ức chế Staphylococcus aureus với MIC tương ứng là 0,003 mM và
0,205 mM [41].

1.2.3.4. Tác dụng ức chế khối u, chống ung thư

Ngiên cứu của Sameera R Samarakoon và cộng sự cho thấy cao chiết của hỗn hợp
hạt N. sativa, rễ H. indicus, và thân rễ S. glabra ở liều 75 g/ml có tác dụng tăng
hoạt động gen p53 (ức chế khối u) và và p21 (ức chế cyclin kinase) ở tế bào gan
người (HepG2) in vivo và tế bào gan chuột in vitro qua đó gián tiếp thể hiện tác
dụng chống ung thư tế bào gan [40].
Một nghiên cứu khác của Tiantian She và cộng sự cũng cho thấy dịch chiết nước
Thổ phục linh cho tác dụng ức chế tăng trưởng của tế bào ung thư bằng cách dừng
pha S của chu kỳ phân bào hoặc gây ra quá trình tự diệt cho tế bào ung thư [44].

1.2.3.5. Tác dụng bảo vệ gan
Nghiên cứu của Daozong Xia và cộng sự cho thấy phần dịch chiết giàu flavonoid
của Thổ phục linh ở nồng độ 100, 300 và 500 mg/kg có tác dụng chống oxy hóa, hạ
men gan (ALT, AST), bảo vệ gan đáng kể khi thử nghiệm tác nhân gây độc gan
CCl4 trên chuột [21].

1.2.3.6. Tác dụng kháng virus
Một protein trong Thở phục linh, có tên là Smilaxin, được chứng minh có tác dụng
ức chế enzym phiên mã ngược HIV-1 (HIV-1-reverse transcriptase) [27]. Ngoài ra


14
TỔNG QUAN

Thở phục linh có tác dụng kháng virus hợp bào hô hấp (RSV) với (IC50) là 62,5
μg/ml, Herpes simplex virus type 1 (HSV-1) với IC50 31,3 μg/ml [29], [30].

1.2.3.7. Tác dụng hạ acid uric máu và điều trị Gout
Nhóm nghiên cứu của Wen-Ai Xu và cộng sự cho thấy dịch chiết Thở phục linh cho
chuột có nờng độ uric máu cao có tác dụng làm giảm nờng độ acid uric máu đáng kể
thông qua ức chế hoạt động của enzym xanthin oxidase [45].


1.2.3.8. Tác dụng chống dị ứng
Nghiên cứu của Kamonmas Srikwan và Arunporn Itharat cho thấy dịch chiết
ethanol 95% với hàm lượng flavonoid cao cho tác dụng chống dị ứng cao hơn cao
cồn 50%, cao nước cho hoạt tính chống dị ứng thấp nhất, IC50 lần lượt là 5,74 
2,44, 23,54  4,75 và  100 μg/ml [28].

1.2.3.9. Tác dụng trên tim mạch và hệ tuần hoàn
Nghiên cứu cho thấy Thở phục linh cịn có tác dụng gây đông máu [29], [51].
Nghiên cứu của Yueqin Cai và cộng sự cho thấy các flavonoid trong Thở phục linh
có tác dụng chống phì đại cơ tim. Phân đoạn cao chiết giàu flavonoid liều 0,5 đến
1,0 mg/ml có tác dụng đảo ngược sự phì đại cơ tim gây ra bởi Ang II tốt hơn so với
verapamil [52].

1.2.3.10. Độc tính
Các nghiên cứu cho thấy dịch chiết nước Thổ phục linh hầu như khơng có độc tính
trên chuột, khơng gây ra sự thay đởi nào về chức năng gan, thận, hình ảnh mơ học
ngay cả với liều dùng rất cao [11], [47].
Ở Việt Nam, một số nghiên cứu về tác dụng của Thổ phục linh miền Bắc như:
- Tác dụng chống oxy hóa: nghiên cứu của Trịnh Thị Thanh Vân và cộng sự cho
thấy dịch chiết ethyl acetat của S. glabra có thành phần astilbin chiếm 41,5%, có tác
dụng chống oxy hóa cao với kết quả SC50 24,9 µg/ml (phương pháp DPPH), IC50
9,45 µg/ml (phương pháp TBARS) và ED50 25,25 µg/ml (phương pháp MTT) [43].


×