Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Khảo sát sự thay đổi chất lượng cuộc sống sau đặt vòng nâng âm đạo ở bệnh nhân sa tạng chậu tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 123 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

HỒ MINH TUẤN

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
SAU ĐẶT VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO
Ở BỆNH NHÂN SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ MINH TUẤN


HUỲNH THỊ MAI THANH

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
SAU ĐẶT VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO
Ở BỆNH NHÂN SA TẠNG CHẬU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Chuyên ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 87 20 105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn: TS. BS. BÙI CHÍ THƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình
nào khác.

Người thực hiện

Hồ Minh Tuấn


.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. i
BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT ........................................................................ ii
DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ ...................................................................iii
ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN .................................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ SA TẠNG CHẬU ...................................................... 4
1.1.1. Giải phẫu vùng sàn chậu ..................................................................... 4
1.1.2. Định nghĩa sa tạng chậu ...................................................................... 8
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ .............................................................................. 9
1.1.4. Triệu chứng sa tạng chậu .................................................................. 10
1.1.5. Phân loại sa tạng chậu ....................................................................... 12
1.2. VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO ........................................................................ 16
1.2.1. Lịch sử của vòng nâng âm đạo.......................................................... 16
1.2.2. Các loại vòng nâng âm đạo ............................................................... 19
1.2.3. Chỉ định đặt vòng nâng âm đạo ........................................................ 21
1.2.4. Chống chỉ định đặt vòng nâng âm đạo.............................................. 22
1.3. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN SA TẠNG CHẬU
................................................................................................................. 22
1.3.1. Định nghĩa ......................................................................................... 22
1.3.2. Một số thang đo chất lượng cuộc sống trên bệnh nhân sa tạng chậu 23
1.3.3. Bộ câu hỏi PFDI và PFIQ ................................................................. 24
1.3.4. Bộ câu hỏi PFDI-20 và PFIQ-7......................................................... 24
1.4. CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC............................... 27
1..1. Các nghiên cứu ngoài nước .................................................................. 27

1..2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 28

.


.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 31
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 31
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 31
2.3. XÁC ĐỊNH CỠ MẪU ............................................................................. 31
2.4. TIÊU CHUẨN CHỌN MẪU .................................................................. 32
2.4.1. Tiêu chuẩn đưa vào ........................................................................... 32
2.4.2. Tiêu chuẩn loại ra .............................................................................. 32
2.4.3. Kiểm soát sai lệch ............................................................................. 33
2.5. THU THẬP DỮ LIỆU ............................................................................ 33
2.5.1. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................... 33
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 39
2.5.3. Liệt kê và định nghĩa biến số ............................................................ 45
2.5.4. Xử lý số liệu ...................................................................................... 50
2.6. VẤN ĐỀ Y ĐỨC..................................................................................... 51
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ............. 52
3.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội .................................................................... 52
3.1.2. Đặc điểm tiền căn .............................................................................. 54
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA SA TẠNG CHẬU LÊN SINH HOẠT VÀ CHẤT
LƯỢNG CUỘC SỐNG TRƯỚC CAN THIỆP................................................ 58
3.3. HIỆU QUẢ ĐẶT VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO .......................................... 59
3.4. SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ
LIÊN QUAN ..................................................................................................... 61

3.4.1. Yếu tố tuổi ......................................................................................... 62
3.4.2. Yếu tố nơi ở ....................................................................................... 63
3.4.3. Nghề nghiệp ...................................................................................... 63
3.4.4. Học vấn ............................................................................................. 64

.


.

3.4.5. BMI ................................................................................................... 64
3.4.6. Số lần sinh và số lần sinh ngả âm đạo............................................... 65
3.4.7. Tiền căn sinh con nặng nhất ≥3500g ................................................ 66
3.4.8. Tiền căn phẫu thuật vùng chậu.......................................................... 66
3.4.9. Thời gian xuất hiện triệu chứng ........................................................ 67
3.4.10. Độ sa và số tạng sa ............................................................................ 67
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.................................................................................. 69
4.1. BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ...... 69
4.1.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội của đối tượng tham gia nghiên cứu ........... 69
4.1.2. Đặc điểm về tiền căn ......................................................................... 71
4.1.3. Đặc điểm triệu chứng sa tạng chậu ................................................... 74
4.2. BÀN LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG, HIỆU QUẢ CỦA
PHƯƠNG PHÁP ĐẶT VÒNG NÂNG ÂM ĐẠO VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN ............................................................................................................... 76
4.2.1. Điểm số chất lượng cuộc sống trước khi đặt vòng nâng âm đạo ...... 76
4.2.2. Sự thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống sau khi đặt vòng nâng âm
đạo
........................................................................................................... 79
4.2.3. Hiệu quả của đặt vòng nâng âm đạo ................................................. 81
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống sau can

thiệp ........................................................................................................... 82
4.3. BÀN LUẬN VỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 83
4.3.1. Bàn luận về tính ứng dụng của đề tài ................................................ 83
4.3.2. Bàn luận về ưu điểm và hạn chế của đề tài ....................................... 84
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN.................................................................................. 87
CHƯƠNG 6. KIẾN NGHỊ................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................

.


.

i

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BBUSQ

Birmingham Bowel and Urinary Symptoms
Questionnaire
Bristol Female Lower Urinary Tract
Symptoms Questionnaire
Body Mass Index
Bệnh nhân
Chất lượng cuộc sống
Colorectal-Anal Distress Inventory
Colorectal-Anal Impact Questionnaire
Chỉ số khối cơ thể
Genital hiatus
International Diabetes Institute

Nghiên cứu
Nữ hộ sinh
Perineal body
Pelvic Floor Distress Inventory
Pelvic Floor Impact Questionnaire
Pelvic organ prolapse
Pelvic Organ Prolapse Distress Inventory
Pelvic Organ Prolapse Impact Questionnaire
Pelvic Organ Prolapse Quantification system
Pelvic organ support study
Prolapse Quality of Life
Short Form -36
Sheffield prolapse symptoms questionnaire
Trước công nguyên
Total vaginal length
Urinary Distress Inventory
Urinary Impact Questionnaire
World Health Organization
Western Pacific Regional Office - World
Health Organization

BFLUTS-Q
BMI
BN
CLCS
CRADI
CRAIQ
CSKCT
Gh
IDI

NC
NHS
Pb
PFDI
PFIQ
POP
POPDI
POPIQ
POP-Q
POSST
P-QOL
SF-36
SPS-Q
TCN
Tvl
UDI
UIQ
WHO
WPRO
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] [25] [26] [27] [28] [29] [30] [31] [32] [33] [34] [35] [36] [37] [38] [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] [46] [47] [48] [49] [50] [51] [52] [53] [54] [55] [56] [57] [58] [59] [60] [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69] [70] [71] [72] [73] [74] [75] [76] [77] [78] [79] [80] [81] [82] [83] [84] [85] [86] [87] [88]

.


. ii

BẢNG ĐỐI CHIẾU ANH – VIỆT
TIẾNG ANH
American Urogynecologic Society
Colorectal-anal

Distress inventory
Estrogen receptor
Hormone
Pelvic organ prolapse
Pelvic Organ Support Study
Pessary
Progesterone receptor
Quality of life
Questionnaire
World Health Organization

.

TIẾNG VIỆT
Hội Niệu phụ khoa Hoa Kì
Đại trực tràng-hậu mơn
Đánh giá mức độ lo âu
Thụ thể estrogen
Hc-mơn
Sa tạng chậu
Nghiên cứu về nâng đỡ cơ quan vùng
chậu
Vòng nâng âm đạo
Thụ thể progesterone
Chất lượng cuộc sống
Bảng câu hỏi
Tổ chức Y tế Thế giới


. iii


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ
A. BẢNG
Bảng 1.1. Cấu trúc của bộ câu hỏi PFDI-20 và PFIQ-7 ...................................... 27
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm kinh tế-xã hội .............. 52
Bảng 3.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo chỉ số khối cơ thể ....................... 54
Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tiền căn sản phụ khoa ................. 55
Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm sa tạng chậu ................ 56
Bảng 3.5. Điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 của dân số nghiên cứu trước can thiệp . 58
Bảng 3.6. Đặc điểm của bệnh nhân sau khi đặt vòng nâng âm đạo..................... 59
Bảng 3.7. Điểm số trung bình PFDI-20 và PFIQ-7 trước và sau đặt vòng nâng
âm đạo .................................................................................................................. 60
Bảng 3.8. Thay đổi điểm số PFDI-20, PFIQ-7 sau khi đặt vòng nâng âm đạo ... 61
Bảng 3.9. Tỉ lệ cải thiện triệu chứng sau khi đặt vòng nâng âm đạo ................... 62
Bảng 3.10. Liên quan giữa tuổi và sự thay đổi CLCS sau đặt vòng nâng âm đạo
.............................................................................................................................. 62
Bảng 3.11. Liên quan giữa nơi ở và tỉ lệ cải thiện triệu chứng............................ 63
Bảng 3.12. Liên quan giữa nghề nghiệp và tỉ lệ cải thiện triệu chứng ................ 63
Bảng 3.13. Liên quan giữa học vấn và tỉ lệ cải thiện triệu chứng ....................... 64
Bảng 3.14. Liên quan giữa BMI và tỉ lệ cải thiện triệu chứng ............................ 64
Bảng 3.15. Liên quan giữa số lần sinh và tỉ lệ cải thiện triệu chứng ................... 65
Bảng 3.16. Liên quan giữa số lần sinh ngả âm đạo và tỉ lệ cải thiện triệu chứng
.............................................................................................................................. 65
Bảng 3.17. Liên quan giữa tiền căn sinh con nặng nhất và tỉ lệ cải thiện triệu
chứng .................................................................................................................... 66

.


. iv


Bảng 3.18. Liên quan giữa tiền căn phẫu thuật vùng chậu và tỉ lệ cải thiện triệu
chứng .................................................................................................................... 66
Bảng 3.19. Liên quan giữa thời gian xuất hiện triệu chứng và tỉ lệ cải thiện triệu
chứng .................................................................................................................... 67
Bảng 3.20. Liên quan giữa độ sa và tỉ lệ cải thiện triệu chứng............................ 67
Bảng 3.21. Liên quan giữa số tạng sa và tỉ lệ cải thiện triệu chứng .................... 68
Bảng 4.1. Điểm số PFDI-20 trước khi đặt vòng nâng âm đạo qua một số NC ... 77
Bảng 4.2. Điểm số PFIQ-7 trước khi đặt vòng nâng âm đạo qua một số NC ..... 78
Bảng 4.3. Điểm số PFDI-20 và PFIQ-7 trước và sau can thiệp qua một số NC . 80
B. HÌNH
Hình 1.1. Giải phẫu định khu vùng chậu ............................................................... 4
Hình 1.2. Phân vùng các khoang giải phẫu của vùng chậu nữ .............................. 5
Hình 1.3. Giới hạn đáy chậu nữ ............................................................................. 8
Hình 1.4. Hệ thống phân loại Baden-Walker Halfway ........................................ 12
Hình 1.5. Các điểm mốc và giới hạn trong hệ thống POP-Q............................... 15
Hình 1.6. Vịng nâng âm đạo “quả lựu” được mơ tả bởi Hippocrates ................. 17
Hình 1.7. Các lại vịng nâng âm đạo được mơ tả bởi Van Deventer ................... 18
Hình 1.8. Một số loại vòng nâng âm đạo khác nhau............................................ 20
Hình 2.1. Ví dụ về đo lường mức độ sa tạng chậu sử dụng hệ thống POP-Q ..... 41
C. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu .......................................................... 44

.


.1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Sa tạng chậu là một sự rối loạn chức năng sàn chậu mãn tính, khi mà các cơ
quan trong vùng chậu sa xuống, như bàng quang, âm đạo, tử cung, trực tràng. Bệnh
có ngun nhân từ tình trạng khiếm khuyết sa bản nâng và các cấu trúc nâng đỡ
khác của vùng chậu (bẩm sinh, tổn thương kéo dài trong quá trình lao động hoặc
sinh đẻ nhiều qua đường âm đạo, tiền sử có trải qua các phẫu thuật vùng chậu, q
trình lão hóa…). Những phụ nữ bị sa tạng chậu phải chịu đựng nhiều triệu chứng
khó chịu gây ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày, công việc, cũng như gây
ảnh hưởng đến tâm lý và trở ngại chức năng tình dục. Sa tạng chậu có tần suất cao
ở các phụ nữ lớn tuổi [21], gây nhiều triệu chứng khác nhau của vùng chậu, đường
tiết niệu, đường tiêu hóa, rối loạn chức năng quan hệ tình dục [45].
Tùy mức độ nặng nhẹ, điều trị sa tạng chậu có thể là phương pháp phẫu
thuật hoặc không phẫu thuật. Phẫu thuật có thể thực hiện qua ngả bụng hoặc ngả
âm đạo. Điều trị không phẫu thuật gồm nội tiết tại chỗ, tập bàng quang, tập cơ sàn
chậu, vòng nâng âm đạo. Dùng vòng nâng âm đạo là một phương pháp điều trị
bảo tồn tốt đối với phụ nữ bị sa tạng chậu. Theo một khảo sát của Cundiff và cộng
sự trong Hội Niệu phụ khoa Hoa Kì báo cáo rằng gần hai phần ba các bác sĩ sẽ
chọn vòng nâng âm đạo thay vì phẫu thuật như là điều trị đầu tay cho sa tạng chậu
[20]. Trong điều trị sa tạng chậu, chất lượng cuộc sống là một yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của điều trị. Để có cái nhìn trực diện hơn về hiệu quả
của vịng nâng âm đạo đối với cải thiện chất lượng cuộc sống ở những trường hợp
này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Sự thay đổi chất lượng cuộc sống sau đặt
vòng nâng âm đạo ở bệnh nhân sa tạng chậu tại bệnh viện Từ Dũ” với câu hỏi

.


.2

nghiên cứu là “Đặt vòng nâng âm đạo giúp cải thiện chất lượng cuộc sống như thế
nào đối với các trường hợp sa tạng chậu tại bệnh viện Từ Dũ?”.


.


.3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU CHÍNH
Đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của phụ nữ sau 6 tháng đặt
vòng nâng âm đạo theo bộ câu hỏi PFDI-20 và PFIQ-7.

MỤC TIÊU PHỤ
Đánh giá tỉ lệ thành công của phương pháp đặt vòng nâng âm đạo đối với
các trường hợp sa tạng chậu tại bệnh viện Từ Dũ.
Khảo sát một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống ở phụ nữ sa
tạng chậu đặt vòng nâng âm đạo.

.


.4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN

1.1.

TỔNG QUAN VỀ SA TẠNG CHẬU

1.1.1. Giải phẫu vùng sàn chậu
Khung xương chậu gồm 2 khoang chậu ngăn cách nhau bởi viền chậu chia

thành khoang chậu lớn ở trên (hay khoang chậu giả) chứa tạng bụng và khoang
chậu bé ở dưới (hay khoang chậu thật) chứa các tạng chậu (Hình 1.1).
Vùng chậu gồm 3 thành phần: tạng chậu, sàn chậu và đáy chậu. Hoành chậu
thuộc lớp sâu của sàn chậu [6].

Đáy chậu

Hình 1.1. Giải phẫu định khu vùng chậu [6]

.

a


.5

1.1.1.1. Tạng chậu
Các tạng chậu nằm trong khoang chậu bé, chứa 3 tạng chậu: bàng quang, tử
cung và trực tràng; từ trước ra sau nằm trong 2 khoang [6] (Hình 1.2): khoang niệu
dục và khoang hậu môn trực tràng.
- Khoang niệu dục chia làm
o Khoang trước: thành trước âm đạo, khiếm khuyết gồm sa bàng quang,
sa niệu đạo.
o Khoang giữa: vùng đỉnh và vùng đỉnh sau âm đạo, các khiếm khuyết
có thể là sa tử cung, sa túi cùng Douglas và sa mỏm cắt âm đạo.
- Khoang hậu môn trực tràng (khoang sau): khiếm khuyết có thể là sa trong
trực tràng, sa hậu mơn, sa ngồi trực tràng.

Hình 1.2. Phân vùng các khoang giải phẫu của vùng chậu nữ [6]


.

b


.6

1.1.1.2. Sàn chậu
Sàn chậu là một phức hợp bao gồm [6]:
- Hệ cơ: cơ nâng hậu môn (lớp sâu), cơ mu tạng (lớp giữa), các cơ thắt ngoài
niệu đạo và cơ thắt ngồi hậu mơn (lớp nơng).
- Các bó mạch thần kinh: thần kinh thẹn (thân thể), thần kinh tạng chậu (đối
giao cảm), đám rối thần kinh hạ vị (giao cảm).
- Các dây chằng vùng chậu:
o Ở cổ bàng quang-niệu đạo gần: dây chằng mu niệu đạo, dây chằng
niệu đạo chậu.
o Ở cổ tử cung: dây chằng tử cung cùng, dây chằng chính.
o Ở cổ bóng trực tràng: dây chằng trực tràng bên.
Các dây chằng này có chức năng treo nâng và giữ các tạng trên đường
giữa.
- Mạc nội chậu: mạc mu cổ nâng đỡ bàng quang; mạc/vách trực tràng âm đạo
nâng đỡ thành sau âm đạo và thành trước trực tràng.
- Màng đáy chậu hay hoành niệu dục.
Các cấu trúc giải phẫu sàn chậu có chức năng nâng đỡ và co thắt (lưu trữ/tống
xuất, đóng/mở) các tạng chậu. Chúng có thể được phân làm 3 lớp:
- Sàn chậu sâu: Hồnh chậu gồm bản cơ nâng hậu mơn và cơ cụt, đường giữa
hậu môn cụt, cung gân cơ nâng (đường trắng cơ).
- Sàn chậu giữa: gồm các dây chằng vùng chậu và mạc nội chậu; các cơ thắt
vân niệu dục và màng đáy chậu; cơ mu tạng (gồm cả cơ mu trực tràng), cơ


.


.7

ngang đáy chậu sâu, phần sâu cơ thắt ngoài, ống cơ nâng hậu mơn với thành
phần chính là lớp cơ dọc kết hợp.
- Sàn chậu nông (đáy chậu).
1.1.1.3. Đáy chậu
Đáy chậu che phủ lối ra của khung chậu được phân làm 2 vùng bởi đường nối
2 ụ ngồi đi qua thể đáy chậu [6] (Hình 1.3).
- Đáy chậu trước (tam giác niệu dục): có các cơ hành xốp, cơ ngồi hang, cơ
ngang đáy chậu nông.
- Đáy chậu sau (tam giác hậu mơn trực tràng): phần nơng cơ thắt ngồi hậu
mơn, dây chằng hậu môn cụt (bản sau hậu môn).
Các cấu trúc của đáy chậu có chức năng nâng đỡ và góp phần đóng/ mở các
trục đáy chậu: niệu đạo, âm đạo và hậu môn.

.


.8

Hình 1.3. Giới hạn đáy chậu nữ [6]

c

1.1.2. Định nghĩa sa tạng chậu
Sa tạng chậu là sự tụt xuống của tử cung hoặc mỏm cắt sau cắt tử cung,
bàng quang, trực tràng, thành trước, thành sau âm đạo ra khỏi vị trí giải phẫu bình

thường vào trong âm đạo hay vượt ra ngoài âm đạo [35].
Sa tạng chậu được phân loại dựa vào vị trí sa [35]:
- Sa thành trước: Thoát vị thành trước âm đạo thường đi kèm với thoát vị
bàng quang.
- Sa thành sau: Thoát vị thành sau âm đạo thường đi kèm với thoát vị trực
tràng.

.


.9

- Sa đỉnh: Sự sa của đỉnh âm đạo đến phần thấp âm đạo, đến màng trinh hay
vượt khỏi lỗ âm đạo. Đỉnh âm đạo có thể là tử cung (sa tử cung), hoặc mỏm
cắt (sa mỏm cắt) tùy thuộc vào người phụ nữ đó có từng trải qua phẫu thuật
cắt tử cung hay chưa.
Thực tế, các thuật ngữ sa thành trước âm đạo hay sa thành sau âm đạo thường
được dùng hơn là sa bàng quan hay sa trực tràng vì sự định vị trong âm đạo khơng
đáng tin cậy để dự đoán cơ quan bị sa tương ứng [17] [40].
1.1.3. Các yếu tố nguy cơ
Tiền căn sản khoa: Số lần sinh con, sinh ngả âm đạo, sinh con to, sinh thủ
thuật không đúng kĩ thuật làm tăng khả năng bị sa tạng chậu [2] [32]. Đặc biệt,
nguy cơ sa tạng chậu tăng gấp 1,2 lần ứng với mỗi lần sinh [68]. Trong số phụ nữ
sinh nhiều lần, ước tính rằng 75% sa tạng chậu có liên quan đến việc mang thai và
sinh con [58]. Sa tạng chậu cũng có thể phát triển trong thời gian mang thai trước
khi sinh. Sinh ngả âm đạo làm tăng nguy cơ sa tạng chậu hơn so với mổ lấy thai.
Một nghiên cứu trên 1011 phụ nữ cho thấy sinh ngả âm đạo làm tăng nguy cơ sa
cơ quan vùng chậu đến màng trinh trở xuống gấp 5,6 lần so với sinh mổ [32]. Tuy
nhiên sa tạng chậu cũng xảy ra ở người chưa sinh lần nào, với tần suất thấp hơn
[23].

Tuổi: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng tỉ lệ sa tạng chậu gia tăng cùng với
tuổi tác [55] [56] [68]. Theo nghiên cứu POSST, trong nhóm phụ nữ từ 20-59 tuổi,
khi tuổi tăng lên 10 năm thì tỉ lệ sa tạng chậu tăng lên gấp đôi [68], do hậu quả của
sự lão hóa và giảm dần tác dụng của hormone sinh dục. Hormon sinh dục có vai
trị duy trì sự bền vững mô liên kết và chất nền ngoại bào cần thiết cho sự nâng đỡ
các cơ quan vùng chậu. Thụ thể estrogen và thụ thể progesterone đã được xác định

.


.10

trong nhân của mô liên kết và tế bào sợi cơ trơn của cơ nâng hậu môn và dây chằng
tử cung cùng [66] [67]. Sự sụt giảm estrogen theo tuổi là vấn đề quan trọng và còn
gây nhiều tác dụng bất lợi khác lên tâm lý, sinh lý của người phụ nữ.
Béo phì: Theo nghiên cứu POSST, phụ nữ thừa cân và béo phì (chỉ số khối
cơ thể > 25) có nguy cơ bị sa tạng chậu gấp đơi so với phụ nữ có BMI thấp hơn
[68]. Một nghiên cứu gộp của 22 nghiên cứu cũng cho thấy tác động của cân nặng
lên sa tạng chậu, phụ nữ thừa cân và béo phì tăng nguy cơ sa tạng chậu từ 40-50%
so với nhóm có cân nặng bình thường [29].
Chủng tộc: Phụ nữ Mỹ gốc Phi có tỉ lệ bị sa tạng chậu có triệu chứng thấp
hơn các chủng tộc khác ở Hoa Kì [63]. Trong một nghiên cứu đồn hệ tiến cứu
trên 2270 phụ nữ, nguy cơ bị sa tạng chậu của phụ nữ La tinh và phụ nữ da trắng
cao gấp 4-5 lần phụ nữ Mỹ gốc Phi [82].
1.1.4. Triệu chứng sa tạng chậu
Bệnh nhân sa tạng chậu có thể có các triệu chứng cụ thể liên quan đến các
khối sa, chẳng hạn như một khối phình hay cảm giác chèn ép ở âm đạo hoặc có
các triệu chứng rối loạn tiết niệu, đại tiện hoặc rối loạn chức năng tình dục [38].
Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng không tương quan nhiều với độ
sa [27] [68]. Những triệu chứng này thường liên quan đến tư thế, thường nhẹ vào

buổi sáng hoặc khi nằm ngửa và nặng hơn vào cuối ngày hay khi vận động nhiều.
Một số phụ nữ khơng có triệu chứng lâm sàng.
Khối phình âm đạo: Phụ nữ bị sa tạng chậu thường mô tả cảm giác nặng ở
âm đạo hay vùng chậu kèm hoặc không kèm cảm giác một khối ở trong âm đạo
hay đôi khi thị ra ngồi. Mốc giải phẫu cho triệu chứng sa là màng trinh. Khối

.


.11

phình ra ngồi âm đạo có thể dẫn đến tình trạng tiết dịch âm đạo mạn tính hoặc
chảy máu từ vết loét [27] [70].
Triệu chứng tiết niệu: Sa thành trước hoặc đỉnh âm đạo có thể ảnh hưởng
đến bàng quang hoặc chức năng niệu đạo. Các triệu chứng của tiểu khơng kiểm
sốt khi gắng sức thường cùng tồn tại với sa tạng chậu độ I hoặc II [49]. Khi sa
tạng chậu càng nhiều, người phụ nữ có thể giảm triệu chứng tiểu khơng kiểm sốt
khi gắng sức nhưng lại tăng tình trạng khó đi tiểu. Sa thành trước hay sa vùng đỉnh
nhiều, khối sa có thể làm gập góc niệu đạo, do đó dẫn đến các triệu chứng tiểu tắc
nghẽn, như dòng nước tiểu chậm, cần phải thay đổi tư thế hoặc dùng tay đẩy khối
sa lên, cảm giác tiểu khơng hết, và trong trường hợp hiếm hoi là bí tiểu hồn tồn
[38]. Phụ nữ với sa tạng chậu có nguy cơ bị bàng quang tăng hoạt gấp 2-5 lần so
với dân số nói chung [60]. Ngồi ra, một số phụ nữ với sa tạng chậu có thể bị tiểu
dầm hoặc tiểu khơng tự chủ khi quan hệ tình dục [74].
Triệu chứng đại tiện: Các triệu chứng đường ruột phổ biến nhất liên quan
đến sa tạng chậu là táo bón và đi tiêu không hết [27]. Các triệu chứng khác bao
gồm đi tiêu gấp, tiêu không tự chủ và các triệu chứng tắc nghẽn, ví dụ như: cảm
giác căng căng tức trực tràng, hoặc phải dùng ngón tay ấn vào âm đạo hoặc đáy
chậu để tống phân, một số phụ nữ có thể bị tiêu khơng kiểm sốt khi quan hệ tình
dục [38]. Triệu chứng rối loạn đại tiện có thể thấy ở bất kỳ vị trí sa nào mặc dù

thường gặp hơn ở các trường hợp sa thành sau hay sa vùng đỉnh [27].
Ảnh hưởng đến chức năng tình dục: Sa tạng chậu dường như không liên
quan tới giảm ham muốn tình dục hoặc giao hợp đau, nhưng có nhiều báo cáo cho
thấy sa tạng chậu làm giảm cực khoái và sự thỏa mãn khi quan hệ [81]. Một số

.


.12

phụ nữ cho biết họ tránh hoạt động tình dục vì sợ cảm giác khó chịu hay xấu hổ,
đặc biệt là những người có tiểu hoặc tiêu khơng tự chủ trong khi quan hệ [54].
1.1.5. Phân loại sa tạng chậu
1.1.5.1. Hệ thống Baden-Walker Halfway
Hệ thống Baden-Walker Halfway gồm có 4 độ [9]:
o Độ 1: Sa đến giữa chiều dài âm đạo.
o Độ 2: Sa từ dưới điểm giữa chiều dài âm đạo đến màng trinh.
o Độ 3: Sa dưới màng trinh ra đến nửa chiều dài âm đạo.
o Độ 4: Sa toàn bộ hay quá đến nửa chiều dài âm đạo ra ngồi.

Hình 1.4. Hệ thống phân loại Baden-Walker Halfway [61]

.

d


.13

1.1.5.2. Hệ thống POP-Q

Hệ thống POP-Q đã được giới thiệu đến các nhà lâm sàng và nghiên cứu từ
năm 1996 bởi Hiệp hội Tiêu tiểu có kiểm sốt Quốc tế (ICS), Hiệp hội Niệu phụ
khoa Hoa Kì (AUGS) và Hiệp hội Các nhà phẫu thuật phụ khoa (SGS) [17] [35].
Sự ra đời của hệ thống này nhằm mục đích:
- Định danh và định lượng bao nhiêu cơ quan bị sa.
- Đánh giá được kết quả điều trị sau phẫu thuật.
- Tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ khi trình bày nghiên cứu khoa học và xuất
bản tài liệu.
- Các bác sĩ chuyên khoa có thể hiểu được nhau và hiểu được tình trạng người
bệnh khi được gởi đến mặc dù họ khơng cần trực tiếp gặp nhau.
Theo qui ước có 9 điểm mốc cần đo [17] [80]:
- Điểm A:
o Điểm Aa: Nằm ở đường giữa của thành trước âm đạo, cách lỗ niệu
đạo ngoài 3 cm. Điểm Aa tương ứng xấp xỉ với điểm nối bàng quangniệu đạo. Aa có giá trị từ -3 cm đến +3 cm từ mặt phẳng màng trinh
tùy thuộc vào độ sa thành trước.
o Điểm Ap: Nằm ở đường giữa của thành sau âm đạo cách màng trinh
phía sau 3 cm. Ap có giá trị từ -3 cm đến +3 cm.
- Điểm B:
o Điểm Ba: Là vị trí xa nhất của bất kì phần nào của thành trước âm
đạo giữa điểm Aa và cùng đồ trước hoặc mỏm cắt (nếu đã cắt tử
cung). Nếu khơng có sa, điểm Ba là -3 cm theo định nghĩa. Ở một

.


.14

người sa mỏm cắt sau cắt tử cung, điểm Ba có giá trị bằng với khoảng
cách từ đỉnh âm đạo đến mặt phẳng màng trinh.
o Điểm Bp: Là vị trí xa nhất của bất kì thành phần nào của thành sau

âm đạo giữa điểm Ap và cùng đồ sau hay mỏm cắt.
- Điểm C: Vị trí của cổ tử cung đến mép màng trinh.
- Điểm D: Vị trí của túi cùng sau đến mép màng trinh.
- Gh: Khe niệu dục, được đo từ điểm giữa của lỗ tiểu ngoài đến điểm giữa
màng trinh phía sau.
- Pb: Thể hội âm, bề dày của tầng sinh môn, là khoảng cách từ mép màng
trinh đến lỗ hậu môn.
- Tvl: Tổng chiều dài âm đạo.
Đơn vị đo tính bằng centimet (qui ước trên mép màng trinh có giá trị “-” và dưới
mép màng trinh có giá trị “+”). Bệnh nhân ở tư thế sản phụ khoa, đầu cao 45o, rặn
nhẹ trong quá trình đánh giá.

.


.15

Hình 1.5. Các điểm mốc và giới hạn trong hệ thống POP-Q [61]

e

Phân độ sa tạng chậu theo POP-Q: có 4 mức độ
- Độ 0: Khơng có sa tạng chậu.
o Các điểm Aa, Ba, Ap, Bp đều ở vị trí -3 cm.
o Các điểm C hay D nằm giữa tvl và < tvl -2 cm.
- Độ 1: Phần xa nhất còn nằm cao cách mép màng trinh > 1 cm.
- Độ 2: Còn ≤ 1 cm đoạn gần hay đoạn xa thì đến mép màng trinh, các điểm
có giá trị nằm trong khoảng từ -1 đến +1 cm.
- Độ 3: Sa ra > 1 cm dưới mép màng trinh nhưng khơng q 2 cm.
- Độ 4: Sa tồn bộ ra ngồi, đoạn xa ít nhất 2 cm.


.


×