Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Vai trò của dao động xung ký trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi tại bệnh viện nhi đồng 2 từ tháng 12 2018 đến tháng 08 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 115 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

MAI CHIẾM ĐẠT

VAI TRỊ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ HEN
Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ THÁNG 12/2018 ĐẾN THÁNG 08/2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------



MAI CHIẾM ĐẠT
VAI TRỊ CỦA DAO ĐỘNG XUNG KÝ
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ THEO DÕI ĐIỀU TRỊ HEN
Ở TRẺ TỪ 2 ĐẾN 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
TỪ THÁNG 12/2018 ĐẾN THÁNG 08/2019

Ngành: Nhi khoa
Mã số: 8720106

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM THỊ MINH HỒNG

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu trong nghiên cứu của tơi là hồn tồn trung thực và
chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào trước đây.
Tác giả

BS. Mai Chiếm Đạt

.



.

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH – SƠ ĐỒ
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU..................................................................4
1.1. Đại cương bệnh hen .............................................................................................4
1.2. Khảo sát chức năng hơ hấp bằng IOS ................................................................18
1.3. Tóm tắt các nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................28
2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................28
2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................28
2.3. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................................28
2.4. Tiêu chuẩn chọn mẫu .........................................................................................28
2.5. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................29
2.6. Các bước tiến hành nghiên cứu ..........................................................................35
2.7. Thu thập và xử lý số liệu ....................................................................................37
2.8. Vấn đề y đức ......................................................................................................38
2.9. Khả năng khái qt hóa và tính ứng dụng .........................................................38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................39
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................40
3.2. Biểu hiện lâm sàng .............................................................................................41
3.3. Nhóm hen lâm sàng ............................................................................................43

3.4. Kết quả IOS ........................................................................................................49

.


.

3.5. Mức độ phù hợp giữa lâm sàng và IOS .............................................................52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................54
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu ..............................................................................54
4.2. Biểu hiện lâm sàng .............................................................................................55
4.3. Nhóm hen lâm sàng ............................................................................................55
4.4. Kết quả IOS ........................................................................................................66
4.5. Mức độ phù hợp giữa lâm sàng và IOS .............................................................71
4.6. Hạn chế đề tài .....................................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................76
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN MẪU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU THÔNG TIN CHO NGƯỜI THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 3: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU CỦA THÂN NHÂN
BỆNH NHÂN
PHỤ LỤC 4: ĐIỂM SỐ ĐÁNH GIÁ HÔ HẤP TRẺ EM
PHỤ LỤC 5: BIỂU ĐỒ BMI THEO TUỔI VÀ GIỚI TÍNH
PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU

.


.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ATS

American Thoracic Society

Hiệp hội lồng ngực Mỹ

AX

Reactance area

Vùng phản lực

BYTVN

Bộ Y tế Việt Nam

Co

Coherence

Fres


Resonant frequency

GINA

Global Initiative for Asthma

Chiến lược toàn cầu về hen

HFA

Hydrofluoralkane

Chất đẩy hydrofluoralkane

ICS

Inhaled Corticosteroids

Corticosteroid dạng hít

IOS

Impulse Oscillation System

Dao động xung ký

ISSAC

International study of asthma and Nghiên cứu quốc tế về hen và dị
allergies in childhood

ứng ở trẻ em

KD

Khí dung

LTRA

Leukotriene receptor antagonists Kháng thụ thể leukotriene

MDI

Metered dose inhaler

Bình hít định liều

Pre

Pre bronchodilator test

Trước thử thuốc

Pred

Predicted value

Trị số dự đoán

R


Resistance

Kháng lực đường thở

SABA

Short-Acting Beta 2 Agonists

Đồng vận beta 2 tác dụng nhanh

SaO2

Oxygen saturation in the arterial Phân áp oxy trong máu động
blood
mạch

SpO2

Pulse
oxymeter
saturation

.

oxygen Độ bão hòa oxy đo theo mạch
đập


.


Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

TCYTTG

Tổ chức Y tế Thế giới

TM

Tĩnh mạch

TrTM

Truyền tĩnh mạch

X

Reactance

Phản lực đường thở

Z

Impedance

Tổng trở hệ hô hấp


.


.

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng

Trang

1.

Bảng 1.1. Các yếu tố gợi ý khả năng hen ........................................................7

2.

Bảng 1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng ................................................................8

3.

Bảng 1.3. Các tính chất gợi ý chẩn đốn hen ở trẻ dưới 5 tuổi .......................9

4.

Bảng 1.4. Phân loại nguyên nhân khò khè theo thời gian .............................10

5.

Bảng 1.5. Các chẩn đoán phân biệt của hen thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi ....11


6.

Bảng 1.6. Đánh giá mức độ nặng cơn hen .....................................................13

7.

Bảng 1.7. Đánh giá mức độ nặng của bệnh hen.............................................14

8.

Bảng 1.8. Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu theo mức độ nặng ................15

9.

Bảng 1.9. Tiếp cận điều trị duy trì theo mức độ kiểm sốt triệu chứng ........16

10. Bảng 1.10. Đánh giá đáp ứng và điều chỉnh điều trị......................................17
11. Bảng 1.11. Liều lượng thuốc điều trị duy trì cho trẻ dưới 5 tuổi ...................18
12. Bảng 1.12. Phân mức độ tắc nghẽn theo IOS ...............................................24

13. Bảng 2.1. Liệt kê các biến số .........................................................................29
14. Bảng 2.2. Mức độ tương hợp của chỉ số Kappa .............................................34
15. Bảng 3.1. Lý do đến khám (n=73) .................................................................42
16. Bảng 3.2. Tỷ lệ các triệu chứng thực thể (n=73) ...........................................42
17. Bảng 3.3. Tiền căn bản thân ...........................................................................44
18. Bảng 3.4. Tiền căn gia đình ...........................................................................45
19. Bảng 3.5. Tình trạng kiểm sốt hen ở những trẻ được điều trị duy trì ..........47
20. Bảng 3.6. Tình trạng kiểm soát hen sau mỗi tháng ở những trẻ được đo IOS
lần 2 (n=16) ....................................................................................................48
21. Bảng 3.7. Tình trạng kiểm sốt hen sau 3 tháng ở những trẻ được đo IOS lần

2 (n=16) ..........................................................................................................48
22. Bảng 3.8. Kết quả IOS trước test giãn phế quản (n=73) ................................49
23. Bảng 3.9. Kết quả IOS sau test giãn phế quản (n=73) ...................................49

.


.

24. Bảng 3.10. Mức độ tắc nghẽn trước điều trị duy trì trên IOS ........................50
25. Bảng 3.11. Sự thay đổi giá trị IOS giữa 2 lần đo (n=16) ...............................52
26. Bảng 3.12. Mức độ phù hợp giữa chẩn đoán hen trên lâm sàng và trên IOS ...52
27. Bảng 3.13. Mức độ phù hợp giữa kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị duy trì
trên lâm sàng và trên IOS ...............................................................................53
28. Bảng 4.1. Tình trạng dinh dưỡng trong các nghiên cứu ................................58
29. Bảng 4.2. Tiền căn bản thân trong các nghiên cứu ........................................59
30. Bảng 4.3. Tiền căn bản thân trong nghiên cứu của chúng tôi và Dan Xu .....61
31. Bảng 4.4. Độ nặng cơn hen trong các nghiên cứu tại phòng khám hen ........64
32. Bảng 4.5. Kết quả IOS trước test giãn phế quản giữa nhóm hen và khơng hen
của các nghiên cứu .........................................................................................66
33. Bảng 4.6. Kết quả của IOS sau test giãn phế quản giữa nhóm hen và khơng
hen của các nghiên cứu ..................................................................................68
34. Bảng 4.7. Mức độ phù hợp giữa chẩn đoán hen trên lâm sàng và trên IOS ....71
35. Bảng 4.8. Mức độ phù hợp giữa kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị duy trì trên
lâm sàng và trên IOS ......................................................................................73

.


.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH - SƠ ĐỒ
STT Tên biểu đồ - Hình – Sơ đồ

Trang

1.

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi (n=73) .............................................. 40

2.

Biểu đồ 3.2. Phân bố theo giới tính (n=73) ................................................. 40

3.

Biểu đồ 3.3. Phân bố theo nơi cư ngụ (n=73) ............................................. 41

4.

Biểu đồ 3.4. Tình trạng dinh dưỡng (n=73) ................................................ 41

5.

Biểu đồ 3.5. Phân bố theo nhóm tuổi ở bệnh nhi hen (n=51) ..................... 43

6.

Biểu đồ 3.6. Phân bố theo giới tính ở bệnh nhi hen (n=51) ........................ 43


7.

Biểu đồ 3.7. Tình trạng dinh dưỡng của nhóm trẻ hen (n=51) ................... 44

8.

Biểu đồ 3.8. Yếu tố khởi phát cơn hen (n=51) ........................................... 46

9.

Biểu đồ 3.9. Độ nặng cơn hen tại thời điểm nghiên cứu (n=51) ................ 47

10.

Biểu đồ 3.10. Mức độ tắc nghẽn sau điều trị duy trì trên IOS (n=16) ........ 51

11.

Hình 1.1. Mơ hình máy dao động xung ký ................................................. 19

12.

Hình 1.2. Các thông số của phổ kháng trở đường hô hấp .......................... 20

13.

Hình 1.3. Kết quả mẫu của IOS .................................................................. 22

14.


Hình 1.4. Đo dao động xung ký cho trẻ em ................................................ 23

15.

Hình 1.5. Kháng lực ở một trẻ hen 6 tuổi ................................................... 25

16.

Hình 1.6. Phản lực đường thở ..................................................................... 25

17.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................... 35

18.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ về dân số nghiên cứu ....................................................... 39

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản là một bệnh hô hấp mãn tính thường gặp, đặc biệt là trẻ nhỏ [18].
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội theo hướng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa làm cho ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường, tình trạng ơ nhiễm
khơng khí, khí hậu nóng ẩm dẫn đến tỉ lệ hen tăng dần lên. Theo Tổ chức Y tế Thế

giới (TCYTTG) tính đến 2017 có khoảng 235 triệu người bị hen, khoảng 383.000 tử
vong trong năm 2015 [101]. Tần suất hen theo TCYTTG ở trẻ em 10% - 12%, 80%
trẻ đã có các triệu chứng hen trước 5 tuổi, nhưng bệnh thường chẩn đoán sai [91].
Nghiên cứu tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2005 cho thấy tỷ lệ trẻ 1314 tuổi đã từng khò khè, có cơn khị khè trong 12 tháng trước đó là 16,2% [13]. Năm
2003, theo một nghiên cứu quốc tế về hen và dị ứng ở trẻ em (ISSAC) của bệnh viện
Nhi Đồng 1 cho thấy tần suất mắc hen của trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh là 29,1%,
được đánh giá là khu vực mắc bệnh hàng đầu ở châu Á [3].
Bệnh thường xuất hiện trong giai đoạn sớm của cuộc đời. Ở trẻ dưới 5 tuổi, có
những đặc điểm về giải phẫu và chức năng của đường hô hấp có những khác biệt so
với trẻ lớn và người lớn do đó phương pháp chẩn đốn và điều trị có một vài điểm
khác biệt [4]. Khoảng 50% hen ở trẻ nhỏ biểu hiện trước 3 tuổi, và hầu hết biểu hiện
khi được 7 tuổi [80], do đó việc chẩn đốn sớm hen và can thiệp điều trị là cần thiết,
sẽ góp phần quan trọng trong phát triển thể chất, trí tuệ và tiến triển bệnh về sau.
Ở trẻ lớn hô hấp kí là một xét nghiệm thăm dị chức năng hơ hấp phổ biến để chẩn
đốn hen, tuy nhiên hơ hấp ký địi hỏi phải hít vào thở ra gắng sức, cần có sự hợp tác
nhiều của bệnh nhân nên xét nghiệm này chỉ thực hiện ở trẻ trên 5 tuổi [24], [42].
Trong khi đó dao động xung ký (IOS: Impulse Oscillation System) là một phương
pháp không xâm lấn để đánh giá chức năng hô hấp. Ưu điểm của phương pháp này
là một kỹ thuật dễ thực hiện, đòi hỏi ít sự hợp tác, bệnh nhân chỉ cần hít thở bình
thường trong khoảng 40 giây là có thể thăm dị chức năng hô hấp ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi
[43], [60]. IOS đo trực tiếp kháng lực (R: Resistance) và phản lực (X: Reactance)

.


.

2

đường dẫn khí dao động ở nhiều tần số khác nhau và đánh giá đáp ứng của test giãn

phế quản [60], [72], [88]. IOS là một phương pháp giúp đánh giá sớm tình trạng tắc
nghẽn đường dẫn khí, đánh giá mức độ kiểm soát, độ nặng và đáp ứng điều trị trong
hen [46], [84], do đó rất hữu ích trong chẩn đoán sớm và theo dõi điều trị hen ở trẻ
nhỏ [64], [89]. Để đánh giá mức độ phù hợp trong chẩn đốn và theo dõi điều trị duy
trì hen ở trẻ nhỏ dựa trên lâm sàng và dựa trên IOS, chúng tơi tiến hành đề tài “Vai
trị của dao động xung ký trong chẩn đoán và theo dõi điều trị hen ở trẻ từ 2 đến 5
tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 12/2018 đến tháng 08/2019”.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mục tiêu tổng quát:
Khảo sát mức độ phù hợp trong chẩn đoán và theo dõi điều trị duy trì hen ở trẻ 2-

5 tuổi dựa trên lâm sàng và trên IOS tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 12/2018 đến
tháng 08/2019.
2.

Mục tiêu chuyên biệt:
Trên các trẻ 2-5 tuổi có yếu tố gợi ý hen đến khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong

thời gian từ 12/2018 đến 08/2019:
1. Xác định tỷ lệ bệnh nhi được chẩn đoán hen trên lâm sàng và gợi ý hen trên IOS.

2. Xác định mức độ phù hợp giữa chẩn đoán hen trên lâm sàng và trên IOS.
3. Xác định tỷ lệ các mức độ kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị duy trì dựa trên
lâm sàng và trên IOS.
4. Xác định mức độ phù hợp kiểm soát hen sau 3 tháng điều trị duy trì giữa lâm
sàng và IOS.

.


.

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương bệnh hen
1.1.1. Lịch sử
Từ năm 2700 trước công nguyên, người Trung Quốc đã sử dụng Ma hồng để chữa
cơn khó thở. Năm 400 trước công nguyên, Hippocrat khi nghiên cứu về bệnh hen đã
đề xuất và giải thích từ “asthma” có nghĩa là thở vội vã để mơ tả một cơn khó thở
kịch phát có biểu hiện khị khè. Vào thế kỉ thứ 2 sau công nguyên, những nghiên cứu
cho rằng hen là bệnh lý mạn tính có chu kì, chịu ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết
và gắng sức làm việc. Đến thế kỉ 17, y học tìm ra hen là do ảnh hưởng của phấn hoa
và là do co thắt phế quản.
1.1.2. Dịch tễ học
Theo GINA 2018, tần suất mắc hen ở mỗi quốc gia khác nhau thay đổi từ 1-18%
[48]. Tại Việt Nam, một số cơng trình nghiên cứu ở các vùng và địa phương cho thấy
hen ở trẻ em có tỷ lệ mắc khoảng 4-8% [2].
1.1.3. Định nghĩa
Theo GINA 2018, hen là một bệnh lý đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng viêm mạn
tính của đường dẫn khí, được định nghĩa bởi sự hiện diện các triệu chứng hơ hấp như

khị khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời gian và về
cường độ, và giới hạn luồng khí thở ra thay đổi [48].
1.1.4. Các yếu tố nguy cơ bệnh hen
-

Giới: có sự khác biệt rõ ràng trong tỷ lệ mắc hen ở 2 giới. Hen ở trẻ em có
khuynh hướng phổ biến ở nam [100]. Hiện nay, nguyên nhân của những sự
khác biệt này chưa được hiểu rõ, tuy nhiên có một số giả thiết được đặt ra như
trẻ nam mắc dị ứng nhiều hơn, kích thước đường dẫn khí của trẻ nam nhỏ hơn
so với trẻ nữ [99]. Kích thước đường dẫn khí nhỏ hơn cũng làm tăng nguy cơ
bị khò khè sau nhiễm siêu vi của trẻ nam so với trẻ nữ.

.


.

5

-

Bất thường chức năng phổi sơ sinh: có những bằng chứng cho thấy rằng có sự
khác biệt sinh lý ngay sau sinh ở những trẻ sau này có bệnh hen. Chức năng
phổi của trẻ sơ sinh có thể đo được bằng các phương pháp không xâm lấn. Một
nghiên cứu cắt ngang trên 802 trẻ khỏe mạnh đã được kiểm tra chức năng phổi
trong 3 ngày sau sinh. 10 năm sau, đánh giá kiểm tra lại, người ta thấy rằng có
mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa những trẻ có chức năng phổi trong 3
ngày đầu sau sinh với tỷ lệ mắc bệnh hen sau này [54].

-


Tăng đáp ứng đường thở: đáp ứng đường thở bất thường và quá mức với các
chất kích thích là một đặc điểm quan trọng trong sinh lý bệnh của hen. Tính
nhạy cảm đường thở là điều kiện cần nhưng không đủ để phát triển thành triệu
chứng lâm sàng. Bệnh nhân có tăng đáp ứng đường thở có nguy cơ cao phát
bệnh hen [77].

-

Tiền sử gia đình: hiện nay người ta đã biết được hen là bệnh có yếu tố di truyền,
cha hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ con bị hen là 20%, còn trong trường hợp cả cha
và mẹ đều bị hen thì nguy cơ của con là 60% [80]. Và cùng với sự phát triển
của các kĩ thuật sinh học phân tử, người ta đã xác định được một số gen và
nhiễm sắc thể liên quan đến khả năng mắc bệnh hen. Cơ địa dị ứng: là một tình
trạng tăng nhạy cảm quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên, đã được chứng
minh bởi sự gia tăng nồng độ IgE huyết thanh.

-

Mơi trường: có mối liên quan giữa mức độ ô nhiễm không khí và bệnh phổi,
tuy nhiên giữa mức độ ơ nhiễm khơng khí và hen thì chưa rõ ràng. Một nghiên
cứu được thực hiện ở 8 thành phố ở Bắc Mỹ trên 990 trẻ em cho thấy có mối
liên quan giữa nồng độ khí CO, NO2 với triệu chứng của hen [83]. Một nghiên
cứu tiền cứu trong 8 năm, đã chứng minh nguy cơ tăng mắc bệnh hen và mức
độ phơi nhiễm với khí NO2 và mức độ sống gần các trục đường lớn [67].

-

Nhiễm trùng hô hấp: nhiễm vi rút hô hấp hợp bào RSV và human rhinovirus
(HRV) có thể dự đốn sự phát bệnh hen ở lứa tuổi thiếu nhi. Một nghiên cứu ở

Đài Loan cho thấy nhiễm vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae có liên quan đến
sự phát triển hen sau này [104].

.


.

6

-

Thuốc lá: ở trẻ em việc phơi nhiễm với khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ với bệnh
cũng như việc thúc đẩy sự khó kiểm sốt triệu chứng của hen phế quản.

-

Béo phì: tần suất mắc hen gia tăng cùng với trẻ bị béo phì và khó kiểm sốt.
Điều này có thể do béo phì ảnh hưởng đến cấu trúc đường thở làm ảnh hưởng
đến hoạt động, chức năng của phổi, tăng đáp ứng phản ứng viêm cũng như có
liên quan đến di truyền, sự phát triển, nội tiết và thần kinh [48].

-

Thuốc: aspirin và các kháng viêm NSAID, thuốc ức chế beta…thường liên
quan đến cơn hen cấp do cơ chế tăng tạo các hóa chất trung gian gây co thắt
đường thở.

1.1.5. Chẩn đoán hen ở trẻ dưới 5 tuổi
Hiện nay, có thể khó chẩn đốn chính xác hen ở trẻ dưới 5 tuổi bởi vì các triệu

chứng hơ hấp như khị khè và khó thở từng đợt cũng thường gặp ở trẻ khơng có hen.
Hơn nữa khơng thể đánh giá một cách thường quy giới hạn luồng khí trong nhóm tuổi
này. Chẩn đốn hen ở trẻ dưới 5 tuổi, cần đánh giá dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết
hợp với về tiền sử bản thân và gia đình. Tiền sử gia đình của các rối loạn dị ứng dương
tính hoặc sự hiện diện của cơ địa dị ứng hoặc nhạy cảm cơ địa dị ứng cho thêm sự
ủng hộ chẩn đoán hen [48].
Theo GINA 2018, chẩn đoán hen ở trẻ nhỏ hơn 5 tuổi thường dựa vào:
 Triệu chứng lâm sàng (ho, khị khè, khó thở) và các triệu chứng về đêm
hoặc thức giấc.
 Sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ hen.
 Đáp ứng với điều trị thử.

.


.

7

1.1.5.1. Lâm sàng [2]
Bảng 1.1. Các yếu tố gợi ý khả năng hen
Yếu tố gợi ý hen
Có khị khè kèm 1 trong các triệu chứng:
- Ho

Yếu tố ít gợi ý hen
Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
- Các triệu chứng chỉ có khi cảm

- Khó thở


lạnh.


Bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:
- Triệu chứng tái phát thường xuyên.
- Nặng hơn về đêm và sáng sớm.
- Xảy ra khi gắng sức, cười, khóc hay tiếp
xúc với khói thuốc lá, khơng khí lạnh, thú
ni…

- Ho đơn thuần khơng kèm khị
khè, khó thở.
- Nhiều lần nghe phổi bình thường
dù bệnh nhi có triệu chứng.
- Có dấu hiệu/triệu chứng gợi ý
chẩn đốn khác.
- Khơng đáp ứng với điều trị hen
thử (thuốc giãn phế quản, các

- Xảy ra khi khơng có bằng chứng nhiễm
khuẩn hơ hấp.
- Có tiền sử dị ứng (viêm mũi dị ứng, chàm
da).
- Tiền sử gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột)
hen, dị ứng.
- Có ran rít/ngáy khi nghe phổi.
- Đáp ứng với điều trị hen.

.


thuốc phòng ngừa hen).


.

8

1.1.5.2. Cận lâm sàng [2]
Bảng 1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
Ý nghĩa

Xét nghiệm

Không khuyến cáo thực hiện thường quy.
X-quang ngực

Chỉ định trong trường hợp hen nặng hay có dấu hiệu lâm sàng
gợi ý chẩn đốn khác.

Những thăm dị có thể thực hiện nếu có điều kiện
Xét nghiệm lẩy da Sử dụng để đánh giá tình trạng mẫn cảm với dị nguyên. Xét
hay định lượng nghiệm dị ứng dương tính giúp tăng khả năng chẩn đoán hen.
IgE đặc hiệu

Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính cũng khơng loại trừ được hen.

Hơ hấp ký hay đo Hội chứng tắc nghẽn đường dẫn khí có đáp ứng với nghiệm
lưu lượng đỉnh pháp giãn phế quản (FEV1, PEF tăng ít nhất 12% và 200ml) (trẻ
(nếu trẻ có khả dưới 5 tuổi thường khơng thể thực hiện được).

năng hợp tác)
Dao động xung Đo kháng lực đường thở chuyên biệt, góp phần vào việc đánh
ký (IOS)

giá giới hạn luồng khí.
Đánh giá tình trạng viêm đường thở, khơng khuyến cáo thực

Đo FeNo

hiện thường quy.

Lưu ý: chức năng phổi bình thường khơng loại được hen, đặc biệt trong trường
hợp hen gián đoạn hay hen nhẹ. Nghiệm pháp giãn phế quản âm tính cũng khơng loại
trừ được hen.
1.1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán [2]
Theo Bộ Y Tế Việt Nam, hiện nay chẩn đoán hen ở trẻ em khi thỏa mãn 5 tiêu
chuẩn dưới đây:

.


.

9

1. Khò khè ± ho tái đi tái lại.
2. Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy (± dao động xung
kí).
3. Có đáp ứng thuốc giãn phế quản hoặc đáp ứng với điều trị thử (4-8 tuần) và xấu
khi ngưng thuốc.

4. Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng ± có yếu tố khởi phát.
5. Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác.
Bảng 1.3. Các tính chất gợi ý chẩn đốn hen ở trẻ dưới 5 tuổi [48]
Đặc điểm gợi ý hen

Tính chất

Ho khan tái đi tái lại hoặc dai dẳng có thể trở nặng về đêm
hoặc đi cùng với một số khị khè hoặc khó thở.
Ho

Ho xảy ra với vận động, cười khóc hoặc phơi nhiễm khói
thuốc lá mà khơng có nhiễm trùng hơ hấp xảy ra.
Khị khè tái đi tái lại, bao gồm lúc ngủ hoặc với các yếu
tố kích phát như hoạt động, cười khóc hoặc phơi nhiễm

Khị khè

khói thuốc lá hoặc ơ nhiễm khơng khí.
Khó thở hoặc thở
nặng hoặc thở hụt hơi

Không chạy, chơi hoặc cười ở cùng cường độ với trẻ em

Giảm hoạt động

khác, mệt sớm hơn trong lúc đi bộ (muốn được bồng).

Bệnh sử hoặc tiền sử
gia đình

Điều

trị

thử

với

corticoid hít liều thấp
và SABA khi cần

.

Xảy ra với vận động, cười hoặc khóc.

Bệnh dị ứng khác (viêm da dị ứng hoặc viêm mũi dị ứng).

Cải thiện lâm sàng trong 2-3 tháng điều trị với thuốc kiểm
soát và trở nặng khi bỏ điều trị.


.

0

Bảng 1.4. Phân loại nguyên nhân khò khè theo thời gian [50]
Cấp

Mãn hoặc tái phát


Suyễn

Bất thường cấu trúc

Viêm phế quản

Mềm sụn khí quản

Viêm tiểu phế quản

Vịng nhẫn mạch máu

Viêm thanh khí phế quản

Hẹp khí quản

Viêm khí quản vi trùng

U/bệnh lí hạch bạch huyết

Dị vật đường thở

Chứng tim to

Dị vật thực quản

Bất thường chức năng
Hen
Trào ngược dạ dày thực quản
Hít tái phát

Bệnh xơ nang
Suy giảm miễn dịch
Rối loạn hoạt động lông chuyển
Loạn sản phế quản phổi
Dị tật bỏ quên (đường thở hay thực
quản)
Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
Phù phổi
Bệnh phổi mô kẽ

.


.

1

Bảng 1.5. Các chẩn đoán phân biệt của hen thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi [48]
Nhiễm vi rút đường Chủ yếu là ho, chảy mũi, nghẹt mũi <10 ngày, khị khè
hơ hấp tái đi tái lại

thường nhẹ, khơng có triệu chứng giữa các đợt nhiễm trùng.

Trào ngược dạ dày Ho khi ăn, nhiễm trùng phổi tái đi tái lại, dễ ói nhất là sau
khi ăn no, đáp ứng kém với các thuốc hen.

thực quản

Đợt ho đột ngột, nặng và co kéo cơ hô hấp trong lúc ăn
hoặc chơi, nhiễm trùng phổi tái đi tái lại và dấu hiệu khu


Hít dị vật

trú.
Hơ hấp ồn ào khi khóc hoặc ăn, hoặc trong lúc nhiễm trùng
Xẹp sụn khí quản

hơ hấp trên (hít vào ồn ào nếu ở ngoài ngực, thở ra ồn ào
nếu ở trong ngực), ho dữ dội, co kéo hít vào hoặc thở ra,
các triệu chứng có từ lúc sinh, đáp ứng kém với thuốc hen.
Hô hấp ồn ào và ho dai dẳng, sốt khơng đáp ứng với kháng
sinh bình thường, hạch bạch huyết to, đáp ứng kém với

Lao

thuốc giãn phế quản hoặc corticosteroid dạng hít, tiếp xúc
với ai đó mắc bệnh lao.
Bệnh tim bẩm sinh

nhanh, gan to, thở nhanh, không đáp ứng với thuốc hen.
Ho khởi phát sớm sau sinh, nhiễm trùng phổi tái đi tái lại,

Xơ nang

Loạn

Âm thổi ở tim, tím tái khi ăn, khơng phát triển, nhịp tim

khơng phát triển, tiêu phân nhiều, lỏng, có mỡ.


động

lơng

chuyển ngun phát
Vòng mạch máu

Ho và nhiễm trùng phổi tái đi tái lại, nhiễm trùng tai mạn
tính và chảy mủ mũi, đáp ứng kém với thuốc hen, nội tạng
nghịch chuyển trong 50% trẻ mắc bệnh này.
Hô hấp thường ồn ào dai dẳng, đáp ứng kém với thuốc hen.

Loạn sản phế quản Trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh rất thấp, cần phải thở máy
phổi

hoặc thở oxy lâu dài, khó thở từ lúc sinh.

Suy giảm miễn dịch

.

Sốt và nhiễm trùng tái đi tái lại (bao gồm nhiễm trùng
không phải hô hấp) chậm phát triển.


.

2

1.1.6. Đánh giá hen [48]

Theo GINA 2018, việc đánh giá hen hiện nay có 2 vấn đề cần đánh giá chính: một
là kiểm sốt triệu chứng trong 4 tuần vừa qua và nguy cơ tương lai. Việc đánh giá
kiểm soát triệu chứng và nguy cơ tương lai luôn được khuyến cáo đề nghị theo dõi.
Việc kiểm soát triệu chứng dựa vào 4 nội dung: Trong 4 tuần qua
 Các triệu chứng ban ngày xuất hiện > 1 lần/tuần?
 Có hạn chế hoạt động nào do hen hay khơng? (chạy/chơi ít hơn trẻ khác, dễ
mệt trong lúc đi bộ/chơi)
 Cần thuốc giảm triệu chứng > 1 lần/tuần?
 Có lần nào thức giấc ban đêm hoặc ho ban đêm do hen không?
Hen kiểm sốt tốt khi khơng trả lời có bất kì nội dung nào trên.
Hen kiểm soát một phần khi trả lời có 1-2 nội dung trên.
Hen khơng kiểm sốt khi trả lời có 3-4 nội dung trên.
Việc đánh giá nguy cơ tương lai đối với kết quả hen xấu:
 Các yếu tố nguy cơ đối với cơn kịch phát hen trong vòng vài tháng sắp tới:
 Các triệu chứng hen khơng kiểm sốt.
 Một hoặc hơn cơn kịch phát nặng trong năm qua.
 Bắt đầu mùa kịch phát thông thường của trẻ.
 Phơi nhiễm: khói thuốc lá, ơ nhiễm trong nhà hoặc ngoài trời, dị nguyên
trong nhà (con mạt nhà, bụi nhà, con gián, thú nuôi, nấm mốc), nhất là khi
kết hợp với vi rút.
 Các vấn đề tâm lý hoặc xã hội – kinh tế chính đối với trẻ hoặc gia đình.
 Tn thủ kém với thuốc kiểm sốt hoặc kĩ thuật hít khơng đúng.
 Yếu tố nguy cơ đối với giới hạn luồng khí cố định:
 Nhập viện nhiều lần vì cơn hen nặng.
 Tiền sử bị viêm tiểu phế quản.

.


.


3

 Yếu tố nguy cơ với tác dụng phụ của thuốc:
 Toàn thân: các đợt corticosteroid uống thường xuyên, corticosteroid hít
thường xuyên, kéo dài.
 Tại chỗ: corticosteroid hít liều trung bình/cao hoặc mạnh, kĩ thuật hít thuốc
khơng đúng; khơng bảo vệ da hoặc mắt khi sử dụng corticoid phun sương
hoặc buồng hít có mặt nạ mặt.
1.1.7. Đánh giá mức độ nặng cơn hen [2]
Bảng 1.6. Đánh giá mức độ nặng cơn hen
Nhẹ

Trung bình

Nặng

- Kích thích vật vã - Lơ mơ, hơn mê

- Tỉnh

- Tỉnh

- Khó thở khi

- Khó thở rõ, thích - Khó thở liên tục,
ngồi hơn nằm

gắng sức, vẫn
nằm được


- Chỉ nói cụm từ

- Thở nhanh,

ngắn

Nguy kịch

phải nằm đầu
cao

- Thở chậm, cơn
ngưng thở
- Rì rào phế nang

- Nói từng từ

giảm hoặc không

- Thở nhanh, rút

- Thở nhanh, rút

nghe thấy

lồng ngực

lõm lồng ngực


lõm lồng ngực

- SpO2 > 95%

- SpO2 : 92 – 95%

khơng rút lõm


- SpO2 < 92%

.

- Tím tái, SpO2 <
92%


.

4

Bảng 1.7. Đánh giá mức độ nặng của bệnh hen
Dai dẳng
Độ nặng

Gián đoạn
Nhẹ

Triệu


Vừa

Nặng

> 2 lần/tuần

chứng

≤ 2 lần/tuần

ban ngày

nhưng

không Hằng ngày

Cả ngày

phải hằng ngày

Thức giấc về

Không

đêm

1-2 lần/tháng

3-4 lần/tháng


> 1 lần/tuần

Dùng thuốc cắt
cơn tác dụng

> 2 lần/tuần

nhanh để cải ≤ 2 lần/tuần

nhưng

thiện

phải hàng ngày

triệu

không Hàng ngày

Vài lần mỗi
ngày

chứng
Ảnh

hưởng

Ảnh

đến hoạt động Không


Đôi khi

hằng ngày

hưởng

khơng thường
xun

Ảnh

hưởng

thường xun

1.1.8. Điều trị duy trì [2]
1.1.8.1. Chỉ định
-

Trẻ có gợi ý chẩn đốn hen và những triệu chứng này khơng được kiểm sốt
hoặc trẻ có nhiều đợt khị khè (≥ 3 lần trong một mùa).

-

Trẻ có những đợt khị khè nặng khởi phát do virus dù ít thường xuyên (< 3
lần trong một mùa).

-


Trẻ được theo dõi hen và cần phải dùng SABA hít (>1-2 lần/tuần).

-

Trẻ vào viện vì cơn hen nặng/nguy kịch.

.


.

5

1.1.8.2. Tiếp cận
Khám lần đầu
Đánh giá mức độ nặng của hen

Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu

Tái khám
Đánh giá theo mức độ kiểm soát

Điều chỉnh điều trị tùy theo mức độ
kiểm soát

1.1.8.3. Điều trị theo mức độ nặng của bệnh hen
Bảng 1.8. Chọn lựa biện pháp điều trị ban đầu theo mức độ nặng
Mức độ nặng

Gián đoạn


Thuốc chọn lựa

Thuốc thay thế

- SABA hít khi cần
- LTRA

Dai dẳng nhẹ

ICS liều thấp

LTRA

Dai dẳng trung bình

ICS liều trung bình

ICS liều thấp + LTRA

Dai dẳng nặng

ICS liều cao

ICS liều trung bình +
LTRA

- Đối với hen gián đoạn dùng LTRA trong đợt bắt đầu có triệu chứng
nhiễm virus đường hơ hấp trên và duy trì 7 – 21 ngày.


.


×