Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Quần thể mộ cổ quận 2 thành phố hồ chí minh hiện trạng và đề xuất bảo tồn để những tiềm năng trở thành khu du lịch văn hóa công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.92 KB, 34 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 - NĂM 2007
TÊN CƠNG TRÌNH:

QUẦN THỂ MỘ CỔ QUẬN 2 - THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
BẢO TỒN ĐỂ NHỮNG TIỀM NĂNG TRỞ
THÀNH KHU DU LỊCH VĂN HÓA

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình: . . . . . . . . . . . . . . .


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 - NĂM 2007
TÊN CƠNG TRÌNH:

QUẦN THỂ MỘ CỔ QUẬN 2 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH – HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN ĐỂ
NHỮNG TIỀM NĂNG TRỞ THÀNH KHU DU LỊCH


VĂN HÓA

THUỘC NHĨM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Nhóm tác giả : TRẦN THỊ HẢI HÀ
CAO QUANG TỔNG

Nam/nữ: Nữ
Nam/nữ: Nam

Trưởng nhóm : TRẦN THỊ HẢI HÀ
Lớp : Khảo cổ học

Năm thứ /số năm đào tạo: 2/4

Khoa : Lịch sử
Người hướng dẫn: Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ PHẠM ĐỨC MẠNH


Chữ viết tắt
ĐH KHXH VÀ NV: Đại học khoa học xã hội và nhân văn
NPHMVKCH: Những phát hiện mới về khảo cổ học
NXB: Nhà xuất bản
PGS.TS: Phó giáo sư tiến sĩ
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh


Mục lục
Trang
Mở đầu trang ............................................................................................... 5
1. Mục đích nghiên cứu trang ................................................................. 5

2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 6
3. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 6
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 6
Chương 1: Đơi nét về lịch sử hình thành Gia Định – Sài Gòn – TP HCM ... 8
Chương 2
Quần thể mộ cổ hợp chất quận 2 – Thành Phố Hồ Chí Minh
2.1 Những quần thể mộ cổ hợp chất mới phát hiện và điều tra ................... 15
2.1.1 Nhóm mộ cổ hợp chất ở Thạnh Mỹ Lợi ............................................. 16
2.1.2 Nhóm mộ cổ hợp chất ở Giồng Ơng Tố ............................................. 19
2.1.3 Nhóm mộ cổ hợp chất ở Gị Qo ..................................................... 21
Chương 3
Nhận định giá trị khoa học về kiến trúc và văn hóa mộ cổ hợp chất – giải pháp
bảo tồn và phát triển tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử.
3.1 Nhận định giá trị khoa học về kiến trúc và văn hóa mộ cổ hợp chất ..... 26
3.2 Giải pháp để bảo tồn quần thể mộ cổ theo hướng phát triển thành khu du
lịch văn hóa lịch sử..................................................................................... 29
Tài Liệu Tham Khảo .................................................................................. 32
Phụ Lục ...................................................................................................... 33


5

Mở đầu
Vấn đề về văn hóa mộ cổ ở TP HCM đang là một trong những mối
quan tâm của các cấp lãnh đạo của thành phố. Hiện nay, TP ta đang gặp một
vấn đề mâu thuẫn trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa với cơng việc
bảo tồn các loại hình các di sản văn hóa. Tốc độ phát triển nhanh của q
trình đơ thị hóa một mặt làm cho bộ mặt của TP thay đổi theo xu hướng tốt
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nhưng mặt khác nó đang từng
ngày phá hủy những di tích cổ xưa của vùng đất này. Đề tài: “QUẦN THỂ

MỘ CỔ QUẬN 2, HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BẢO TỒN ĐỂ TIỀM
NĂNG TRỞ THÀNH KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HĨA” của nhóm
chúng tơi thực hiện với mong ước nhỏ nhoi góp một lời giải cho bài tốn khó
của TP, trong việc bảo tồn di tích lịch sử văn hóa kết hợp với việc ứng dụng
thực tiễn đem lại lợi ích cho TP về kinh tế lẫn giá trị văn hóa. Vì thời gian có
hạn và có lẽ việc tìm hiểu văn hóa mộ cổ cũng như qua đó ta đi tìm bản sắc
văn hóa TP HCM, đi tìm “tiếng nói tri âm” của người xưa là phần việc đòi hỏi
rất nhiều thời gian khảo cứu tư liệu kĩ càng. Đây cũng là vấn đề khó đầy thách
thức đối với sinh viên chúng tôi, hi vọng rằng chúng tơi sẽ nhận được sự hỗ
trợ rất lớn từ phía q thầy cơ khoa Sử.

1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là thống kê lại tồn bộ những
ngơi mộ cổ cịn sót lại trên địa bàn quận 2, sau đó chúng tơi tiến hành thu thập
tư liệu về những ngôi mộ cổ chủ yếu là mộ hợp chất. Từ tư liệu mà chúng tôi
thu thập được trong quá trình khảo sát thực tế bước đầu chúng tơi sẽ tập làm
quen, tiếp cận nền văn hóa-con người Sài Gịn xưa qua loại hình văn hóa mộ
cổ. Vì tính thực tiễn của đề tài, chúng tơi có ý định kiến nghị với các cơ quan
chức năng TP cách thức bảo tồn và phát triển chúng thành khu di tích lịch sử


6

văn hóa. Hi vọng rằng đề tài này sẽ góp một chút ít tư liệu vào Bảo tàng của
Đại học Quốc Gia TP HCM.

2. Phương pháp nghiên cứu
- Chúng tôi sử dụng phương pháp truyền thống của khảo cổ học như:
điều tra, xử lí số liệu, vẽ kỹ thuật.
- Phương pháp liên ngành cũng được nhóm chúng tơi ứng dụng trong

đề tài này như: phương pháp thống kê, sử học.
- Nghiên cứu kết cấu các hợp chất của quần thể.
- Sử dụng phương pháp duy vật lịch sử để nhìn nhận vấn đề hiện thực
khách quan nhất.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng trực tiếp chúng tôi nghiên cứu ở đây là di tích mộ cổ cịn
sót lại, bó hẹp trong phạm vi quận 2. Mục đích của đề tài là hướng đến con
người

4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề này, khơng cịn mới mẻ với các nhà khoa học trong và ngoài
nước. Nhưng cách thức người ta quan tâm và tiếp cận về văn hóa TP HCM thì
khác nhau.
Trước khi đất nước ta thống nhất, người Pháp đã khai quật một số
ngôi mộ cổ vào những năm giữa thế kỷ XX:
- Mộ Thượng thư Trần Văn Học, nhà Đồ bản học
- Mộ Lê Văn Phong em của tướng quân Lê Văn Duyệt
Sau năm 1975, các nhà KCH VN đã tìm thấy
- Mộ Huỳnh Cơng Lý Phó Tổng trấn thành Gia Định xưa ở Vườn
Chuối, Mộ ở Xóm Cải ở chung cư Đại học Y Dược TPHCM
- Mộ ở Phú Thọ Hòa trong lúc đang xây dựng 1 trung tâm bưu điện.
- Trong quá trình mở rộng đường Paster người ta tìm thấy một ngơi mộ
cổ ở đấy.


7

Hầu hết đây là những ngôi mộ được xây cất từ thế kỷ XIX đến giữa
thế kỷ XIX, thuộc thời nhà Nguyễn. Những ngơi mộ này gắn liền với q

trình lịch sử mở nước của dân tộc ta trong khoảng thời gian đó. Bởi vậy giá trị
văn hóa thể hiện qua những ngôi mộ cổ cũng làm nên bản sắc văn hóa độc
đáo của vùng đất Gia Định Sài Gịn xưa. Trước sức ép của q trình đơ thị
hóa, những ngơi mộ cổ đó đều phải trong tình trạng bị khai quật hoặc bị phá
hủy bởi thời gian và sự vơ tình lãng qn của con người.
Việc nghiên cứu và đề ra một giải pháp bảo vệ loại hình di tích này là
vơ cùng cấp bách và cần thiết song song với sự phát triển kinh tế của TP. Do
đó, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài này góp phần vào xu hướng lựa chọn giải
pháp phát triển TP HCM mang tính chất là sự phát triển bền vững, ổn định.
Hiện nay các nhà khoa học cũng chưa thực sự quan tâm đến việc
nghiên cứu loại hình di tích mộ cổ gắn liền với văn hóa lịch sử con người
mảnh đất Gia Định Sài Gịn xưa một cách có hệ thống, chi tiết một cách khoa
học. Nếu có, thì chỉ dừng lại ở phần tư liệu, ít được cơng bố thành sử liệu
hoặc cũng chỉ ở góc độ văn học, tản mạn như tác phẩm của nhà văn Sơn Nam
trong “ Đất Gia Định – Bến Nghé Xưa và Người Sài Gòn, NXB Trẻ, 2005”


8

CHƯƠNG 1
ĐƠI NÉT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GIA ĐỊNH SÀI GỊN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


9

Thành phố Hồ Chí Minh trước đây có tên là Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia
Định, là thành phố lớn nhất Việt Nam, với diện tích 2090km2, dân số
5037155 người (tính đến ngày 1 tháng 4 năm 1999). Nằm giữa ranh giới
“miệt trên”- vùng đất nâng cao “phù sa cổ” phía bắc – đơng bắc – Đơng Nam
Bộ và “miệt dưới”- vùng đất thấp sụt trũng “phù sa mới” của đồng bằng châu

thổ sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh nằm trải dài 99km theo hướng
tây bắc – đông nam, chỗ rộng nhất 45km từ đông quận IX đến tây huyện Bình
Chánh, chỗ hẹp nhất 6km ở huyện Nhà Bè. TP HCM tiếp giáp với tỉnh Đồng
Nai và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ở phía đơng, với tỉnh Long An và tỉnh Tiền
Giang ở phía tây – tây nam, với tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Dương ở phía
bắc, cịn về phía nam – đơng nam thơng ra Biển Đơng.
Trên địa bàn TP HCM có hai sơng lớn Đồng Nai và Sài Gịn, với
hàng trăm sơng nhánh, kênh rạch chằng chịch. Từ đây, hệ thống đường bộ lan
tỏa đi các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ theo dạng tỏa tia với các trục
chính là 3 quốc lộ 1A, 22 và 13.
TP HCM nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nhiệt độ trung bình
27 oC, lượng mưa hằng năm đạt 1700mm, chủ yếu tập trung vào tháng 5 và
tháng 10 (lượng mưa khoảng 1600mm). Đặc điểm chung của khí hậu là nóng
ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít có bão tố và sương muối, ngày nóng, đêm
mát, chiều hay có mưa giơng.
Về mặt địa chất, TP HCM có lịch sử lâu dài và phức tạp. Từ cổ sơ,
trong giai đoạn tạo nền móng cách nay 165 - 170 triệu năm, miền này ln có
các vận động kiến tạo nâng sụp, hình thành các hệ thống đứt gãy của địa hình
bậc thang xen khối tảng, với mạng lưới sơng ngịi uốn lượn quanh co và các
vịnh cửa sông cận biển1
Theo Nguyễn Hữu Danh, từ giai đoạn tân kiến tạo từ Miocène Đệ Tứ
(25 triệu năm BP) lấp đầy các vùng sụt lún và quyết định nền cảnh hiện đại,
với 6 chu kì vận động tạo sơn Himalaya (4 chu kỳ đầu diễn ra mạnh mẽ ở
1

Trần Văn Giàu chủ biên, Địa chí văn hóa Thành Phố Hồ Chí Minh, NXB TP HCM,1987


10


miền Bắc, về sau vào cuối Đệ Tam – đầu Đệ Tứ phát triển ở miền Nam), TP
HCM ghi nhận chu kì V tác động mạnh nhất thời Pleistocene đầu Kỷ Đệ Tứ
(QI). Sau giai đoạn tân kiến tạo, Thành phố bình ổn căn bản về nền cảnh mơi
trường sinh thái, địa hình, khí hậu, thủy văn, với ba dạng đồi gò trên thềm phù
sa cổ từ bắc Củ Chi đến quận 9; đồng bằng từ Hốc môn, quận 12 về nội thành
và nền đất trũng ở Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ.
Nơi đây cũng là vùng đất từ lâu đã có con người sinh sống và họ cịn
để lại rất nhiều dấu tích tiền sử có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu
nguồn gốc văn hóa của TP HCM như: Bến Đò, Hội Sơn (quận 9), Gò Sao
(quận 12), Rỏng Bàng (huyện Hóc mơn), Gị Cát (Gị Qo), Láng Le Bàu Cị
(huyện Bình Chánh) cách Dun Hải cách khoảng 2500 – 1500 năm cách
nay2
Đã có nhiều dân tộc sinh sống và tồn tại trên mảnh đất này và tại đây
cũng đã chứng kiến bao cảnh đổi dời thế sự của các tộc người cũng như sự
chuyển biến trong văn hóa, cụ thể là vương quốc Phù Nam tồn tại trong lịng
văn hóa Ĩc Eo từ thế kỉ I trCN đến nửa đầu thế kỉ VII sCN, tiếp theo là Thủy
Chân Lạp và đến giữa thế kỉ XVII thì người Việt đến khai phá lập quốc. Thật
khó để có thể định dạng được cái mốc xác đáng đánh dấu bước chuyển biến
văn hóa của các cộng đồng người. Bởi lẽ, đó là cả q trình sinh sống giao lưu
của nhiều thế hệ các tộc người nối tiếp nhau và từ trong chiều sâu nền văn hóa
đó có đủ mạnh để tồn tại trên mảnh đất này hay không lại phụ thuộc vào khả
năng ứng biến với tình hình thực tiễn của tộc người đó. Đất Nam Bộ cũng
vậy, cuộc chiến giữa Chân Lạp và Chăm pa đã đẩy nhanh sự tan rã của cộng
đồng cư dân bản địa, đồng thời sự tranh chấp địa bàn sinh sống và sau đó là
sự cộng cư giữa các tộc người bản địa và tộc người Chăm, người Khơmer đã
làm cho sắc thái văn hóa nơi đây càng ngày càng đa dạng, phong phú và tính

2

Đặng Văn Thắng và nhiều tác giả, Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Thành Phố Hồ

Chí Minh, NXB Trẻ,1991


11

dung hịa trong văn hóa của vùng cũng rất là cao3. Vào năm 1620, con gái
chúa Nguyễn Sãi Vương – công chúa Ngọc Vạn lấy vua Chân Lạp Chey
Chetta II, mở đầu cho phong trào di dân của người Việt vào khẩn hoang vùng
đất mới của Nam Bộ. Tới năm 1642, theo G.Naudin, chúa Nguyễn cho
khoảng 300000 người vào xứ Gia Định – Đồng Nai4.Sau năm Mậu Tuất 1658,
khi chúa Nguyễn Phước Yến đem 3000 quân dẹp loạn đến Mô Soài (Mỗi
Suy) và vua Nặc Ong Chân thuần phục chúa Nguyễn, dịng người di cư càng
đơng hơn. Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, chúa
Nguyễn Phúc Châu (1675 – 1725) sai tướng mở đất phương Nam, lấy đất
Đồng Nai là chỗ đất tốt đặng làm phủ, lập ra hai dinh Trấn Biên và Phiên
Trấn; mở đất nghìn dặm, thu được hơn 4 vạn hộ. Chúa mới cho chiêu mộ
“chiêu mộ những người có vật lực ở Điện Bàn, Quãng Nghĩa, Qui Nhơn thuộc
Quãng Nam di cư vào đấy. Họ chặt cây, vỡ đất hoang thành ra bằng phẳng,
đất tốt nước nhiều, tùy sức dân ai làm bao nhiêu thì làm”
Vào tháng 5 năm Kỷ Tỵ (1679), khoảng 3000 người Hoa trên 50
chiến thuyền từ Quảng Đông theo nhóm di thần nhà Minh do Trần Thượng
Xuyên (Trần Thắng Tài), Hồng Tiến, Trần An Bình và Dương Ngạn Địch
lánh nạn Mãn Thanh vào cửa bể Tư Dung (Đà Nẵng) xin định cư Việt Nam.
Chúa Nguyễn chấp thuận và sai các tướng Vân Trình, Văn Chiêu hướng đạo
vào Nam. Nhóm Long Mơn của Dương Ngạn Địch theo Cửa Đại, Cửa bể Cần
Giờ lập nghiệp ở Bàng Lân xứ Đồng Nai từ 1679. Vào mùa xuân năm Mậu
Dần (năm 1698) đời vua Hiển Tông Hiếu Minh, thống suất Chưởng cơ Lễ
Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh phụng mệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào Nam
kinh lược, tổ chức hành chính mới nối liền bản đồ nước Đại Việt, lấy đất
Nông Nại đặt làm Gia Định Phủ, lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long,

lập xứ Sài Gịn làm huyện Tân Bình dựng Dinh Phiên Trấn, chia lập thôn ấp
3

Nguyễn Thi Hậu, Một thế kỉ nghiên cứu khảo cổ học Lịch sử TP HCM, Miền Đông Nam

Bộ - Lịch sử và phát triển, tạp chí Xưa và nay, tr 178
4

Phan Khoang, Lịch sử đàng trong,1970


12

cùng sổ đinh, sổ điền và đất huyện Tân Bình (TP HCM) đi vào đời sống ổn
định, nhân lực ngày càng đơng, đồng ruộng thêm phì nhiêu, sản vật có phần
phong phú hơn so với vùng khác trong cả nước, có nhiều ngành nghề nổi
danh (dệt chiếu, đúc đồng, nấu đường, trồng dâu nuôi tằm dệt vải, nghề mộc,
pháp thăng thiên…) tạo nên những sản phẩm đặc trưng hấp dẫn thu hút sự chú
ý của các thương thuyền ngoại quốc, đánh đấu sự phồn thịnh một thời xa xưa
của mảnh đất này. Bằng chứng là từ đầu thế kỉ XVII, Sài Gịn lần lượt trở
thành bến sơng – phố chợ – nơi thu thuế – trung tâm thương mại giao lưu –
khu vực chiến lược rồi trung tâm hành chánh cho xứ Đàng trong của các chúa
Nguyễn và Triều Nguyễn. Vị trí quân sự – kinh tế – xã hội của Sài Gịn ngày
càng được khẳng định khơng chỉ đối với nước ta mà cả các nước khác trong
khu vực Đông Nam Á. Các nhà khảo cổ học trong những năm qua đã tiến
hành khảo sát khu vực đường Tôn Đức Thắng, đoạn sơng Bến Nghé gần Ba
Son đã tìm thấy hàng ngàn mảnh gốm, gồm đồ gia dụng đất nung của người
Việt, người Hoa, người Chăm (nồi đất kiểu nồi đồng, ấm nấu nước, siêu nấu
nước, nồi tay cầm, bình vơi sành, hũ sành, ghè hình ống…) nhiều hơn là đồ
gốm có men xanh trắng, nguồn gốc gốm Bát Tràng, gốm Phúc Kiến, Quảng

Đông…Khu vực này chỉ là một phần của cảng Bến Nghé xưa – một hệ thống
các bến – chợ dọc rạch Thị Nghè – đoạn sông Sài Gịn (qng cơng xưởng Ba
Son) kéo dài rạch Bến Nghé vào tận Chợ Lớn, và có thể cịn theo cả kênh
Ruột Ngựa nối liền với hệ thống sông Vàm Cỏ. Sài Gòn là trung tâm thương
mại, giao lưu hàng hóa sản phẩm chính là nơng sản vựa lúa lớn nhất cả nước,
cùng với mặt hàng thủ công nghiệp thực sự đã có các phường hội tập trung ở
các khu vực tương đối ổn định như: Xóm Chiếu, Xóm Chỉ, Xóm Lị Vơi,
Xóm Lị Gốm…
Trải qua bao cuộc “dâu bể”, những dấu tích về các cơng trình qn
sự cũng như các cơng trình mang âm hưởng văn hóa vẫn cịn ẩn hiện đâu đó
trên mảnh đất này, có khi những dấu tích ấy “nằm” lại trong lịng đất, có khi


13

chúng vẫn còn sừng sững như thách thức sự lãng qn của thời gian và sự vơ
tình của nhịp đời hối hả.


14

CHƯƠNG 2
QUẦN THỂ MỘ CỔ HỢP CHẤT QUẬN 2
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


15

2.1 Những quần thể mộ cổ hợp chất mới phát hiện và điều tra
Ở quận 2 cũng như nhiều quận khác trong TP HCM có rất nhiều ngơi

mộ cổ có niên đại từ giữa thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX. Chuyên
ngành khảo cổ thuộc trường Đại học KHXH và NV TP HCM đã nhận lời giúp
UBND TP HCM khảo sát và thống kê lại những ngôi mộ cổ cịn sót lại trong
TP, trong những lần đi khảo sát cùng thầy cô và các bạn chuyên ngành khảo
cổ, chúng tôi đã nảy ra ý định sẽ thực thi đề tài nghiên cứu về quần thể mộ cổ
hợp chất ở quận 2. Quận 2 là quận mới thành lập tách ra từ quận Thủ Đức
cách đây 10 năm tức là vào năm 1996. Chúng tôi tiến hành khảo sát ở phường
Thạnh Mỹ Lợi; Giồng Ông Tố, ấp Tây B, phường Bình Trưng Tây; ở Gị
Qo, ấp Đơng, phường Bình Trưng Đơng.
Được sự giúp đỡ của phịng VHTT quận 2 và sự giúp đỡ hướng dẫn của
giảng viên Nguyễn Công Chun, chúng tơi đã có bảng thống kê các mộ cổ ở
TP HCM trong đó có quận 2, sơ đồ vị trí các ngơi mộ cổ phường Bình Trưng
Đơng, sơ đồ vị trí các ngơi mộ quận 2, bản đồ quận 2. Dựa vào số tài liệu đó,
nhóm chúng tơi đã tiến hành khảo sát những ngôi mộ hợp chất và trong q
trình khảo sát và làm tư liệu nhóm đã phát hiện thêm số mộ hợp chất trên thực
tế cịn tồn tại mà trong bản thống kê cịn sót.
Nhằm mục đích phục vụ yêu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng,
góp phần vào cơng cuộc CNH – HĐH của Quận 2 nói riêng và TP nói chung,
Ban thực hiện đề án xây dựng Bảo tàng và bộ môn khảo cổ học – Trường Đại
học KHXH và NV – Đại học Quốc Gia TP HCM đã tiến hành khai quật khảo
cổ ngôi mộ tại số 1/134 tổ 7, khu phố 1, phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP
HCM, giải phóng mặt bằng về mặt văn hóa theo đề nghị của công ty cổ phần
May – Xây dựng Huy Hồng và Ban quản lí di tích – Danh lam thắng cảnh
TP HCM từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 5 năm 2007.
Đặc điểm chung của các ngôi mộ cổ ở Quận 2 đều tọa lạc trên những
gò đất – đụn cao được gọi là Gò như: Gò Giồng, Gị Ơng, hay Gị Giồng Ơng
Tố. Các Gị – Giồng cao như gị đất sở hữu của Cơng ty Huy Hồng (phía tây


16


nam) nằm chung trong một chuỗi gò trải dài theo hướng đơng nam – tây bắc
và mộ cụm gị phía đơng nam thuộc ấp Đơng, Tân Lập và Mỹ Hịa – phường
Bình Trưng Đơng. Nằm ở vị trí trung tâm, là xương sống của nền cảnh địa –
sinh thái: địa thế thuận lợi, cao ráo, uốn cong hướng theo sông Sài Gịn rồi
hịa vào dịng Đồng Nai ở phía đơng nam nên trong dân gian cho rằng chuỗi
gò – giồng tại Quận 2 tựa thế rồng thiêng (Gị Ơng – Gị Rồng) mà đầu rồng
chính là khu mộ hợp chất rất có giá trị bảo tồn của gia tộc họ Nguyễn, cịn
đi rồng được xem là khu gị mộ cổ Gị Qo (phường Bình Trưng Đơng) và
tương ứng là mắt rồng ở phía tây và đơng nam (thuộc ấp Đơng, Tân Lập và
Mỹ Hịa – phường Bình Trưng Đơng và gị đất thuộc dự án của Cơng ty Huy
Hồng). Cùng trải dọc trên những gò đất cao ở Quận 2 cịn có những ngơi
chùa lâu năm cũng khá nổi tiếng gắn liền với lịch sử hình thành cụm dân cư ở
đây.

2.1.1 Nhóm mộ cổ hợp chất ở Thạnh Mỹ Lợi
Đầu tiên chúng tôi tới khảo sát các ngôi mộ ở địa chỉ Đường số 18 tổ
21- KP2 phường Thạnh Mỹ Lợi – quận 2. Ở đây có tất cả 13 ngơi mộ, phân
bố bên một gị đất cao mà dân địa phương quen gọi là gò Miu, tạo nên một
khu mã nhỏ. Hiện tại, chúng bị phân cách và xâm lấn bởi khu dân cư. Cách
đây khơng lâu đó là khu vực hoang vắng, ít người sinh sống, chỉ có lau sậy,
tre nhưng đến những năm 90 của thế kỉ XX và cho đến bây giờ nhà cửa mọc
lên san sát, chen chúc nhau đến ngạt thở. Như vậy, chỉ trong một thời gian
ngắn, q trình đơ thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ mà chủ yếu là tự phát, những
ngôi nhà mọc lên không ngay hàng thẳng lối, điều quan trọng là những ngôi
mộ cổ hợp chất ở đây cũng biến thành sân trước của nhà, các vách tường tạo
thành hành lang bao quanh lấy khu mộ chật hẹp (h1. Sơ đồ phân bố các mộ
hợp chất ở Thạnh Mỹ Lợi) chỉ có một con hẻm nhỏ khoảng chừng 1m để vào
khu mộ và đó cũng là cổng chung của những ngơi nhà có hướng quay vào khu
mộ và xem như là sân trước của họ.



17

Mười ba ngôi mộ được xây bằng hợp chất ô đước, kiểu voi phục hướng
về phía Đơng Nam. Khi mà những ngôi mộ này chưa bị che khuất bởi những
ngôi nhà này thì phía trước mặt khu mộ là sơng Bến Dốc chảy ngang qua một
cách hiền hịa, phía sau khu mộ là những gò đồi cao hơn tạo thành thế “thủy,
hỏa” hai bên tả hữu khu mộ là những gò đồi nhỏ tạo thành thế “rồng cuộn”,
“hổ ngồi” của hai hành “kim, mộc” còn khu mộ là hành thổ trung tâm của tiểu
vũ trụ và nơi đó sẽ là là nơi hấp thụ những linh khí của đất trời để rồi khi tổ
tiên an vị tại nơi đây con cháu họ sẽ được thịnh đạt và có cuộc sống an lành,
ấm no. Trong dân gian kiểu chôn cất này được giản đơn hóa với cách gọi là
“đầu gị nhiều ruộng”.
Ngồi 13 ngơi mộ kể trên, trong một chương trình khảo sát trước đó,
chúng tơi cịn thấy thêm một ngơi mộ hợp chất nữa nằm ở phía chân của gị
đất phân bố của 13 ngôi mộ, mộ trên cách khu mộ khoảng 200km về phía
Nam, ngơi mộ này được xây băng đá tổ ông cùng xoay về hướng Tây Nam và
ở trong tình trạng xuống cấp trầm trọng, điều dị biệt nó là ngơi mộ khơng theo
kiểu hình voi phục mà được xây theo bình đồ hình con nhện, rất lạ mắt H2 –
M14. Cả phần nấm mồ và nhà bia đều làm bằng hợp chất, văn bia khơng cịn
nhưng dựa vào hiện trạng có thể đốn định được, đây là ngơi mộ cũng khá
xưa. Hiện tại nó đang nằm trong sân ngôi nhà số 69 đường 18 phường Thạnh
Mỹ Lợi. Chúng tôi đã sắp xếp vào bản thống kê sơ bộ về 14 ngơi mộ ở Thạnh
Mỹ Lợi.
Nhìn chung cả khu mộ có hình voi phục gần giống nhau làm người ta
liên tưởng chúng xây dựng khoảng cùng thời hoặc của một dịng họ nào đó.
Trong q trình khảo sát, chúng tôi dựa vào văn bia, kiểu kiến trúc và hiện
trạng chúng tôi chia các ngôi mộ ở Thạnh Mỹ Lợi thành 4 nhóm khác nhau
với những đặc điểm như sau:

- Nhóm 1: gồm các mộ M8, M9, M13, các ngơi mộ này có qui mơ nhỏ
bé, xây bằng hợp chất tồn bộ, kiến trúc đơn giản với bình độ hình chữ nhật,
có 4 góc giật tam cấp với phần trên là nhà bia và nấm mồ. Nhà bia nhỏ nhưng


18

có bia chính và 2 cánh nhỏ hai bên, có đắp chỉ viền xung quanh và chặt góc rõ
nét nhằm tạo thẩm mỹ, có lẽ 2 cánh dùng để trang trí hoa văn và tạo tính cân
xứng nhưng hiện nay khơng cịn dấu tích trên, phần nấm mồ được đắp cao lên
như mình con voi nằm với phần cổ, vai thấp và lưng nhô cao. Trùm lên cả
phần hông của con voi là những đường vẽ chỉ như những sóng nước rẽ theo
hình tượng búp sen tả thực, có phần duyên dáng, mền mại. Phần tiếp giáp với
phần đầu là hình vng có 3 hình lồng vào nhau nhỏ dần. Riêng ngơi mộ đơi
M13 có cấu trúc tương tự nhưng mỗi mộ đều có nhà bia riêng (hình 2 bản vẽ
M8). Căn cứ vào hiện trạng và kiểu kiến trúc, ta có thể đốn định được đây là
những ngơi mộ được xây cùng thời thuộc loại sớm hơn các ngôi mộ ở đây.
- Nhóm 2: Là các ngơi mộ M10AB và M11AB về qui mơ và kiểu kiến
trúc khơng có gì khác mấy mộ nhóm 1 cũng xây bằng hợp chất nhưng ở phần
nhà bia xuất hiện bia đá non nước được mài rất nhẵn, trên đó khắc chữ, dễ
đọc, đặc biệt lối viết văn trong văn bia rất giống nhau. Điều thú vị là bia mộ
11 có khắc quốc hiệu “Đại Nam”, còn bia mộ 10 lại khắc hiệu “Minh Hương”
là tên của người Việt gốc Hoa được lập cùng thời với dinh Trấn Biên (Biên
Hòa) và Phiên Trấn Gia Định vào cuối thế kỉ XVII. Nhưng căn cứ vào chữ
Hương có nghĩa là là hương hỏa trước thời Minh Mạng trong chữ Minh
Hương ta có thể xác định rằng hai ngôi mộ này cùng xây sau thời Đại Nam –
Minh Mệnh. Hơn nữa, hai ngơi mộ đơi có nhà bao chung, và mỗi bên tả hữu
được giật 2 cánh, cánh sát bia chính đắp khung chỉ viền hình chữ nhật có lẽ để
trang trí hoa văn, cịn cánh tiếp theo được mơ phỏng theo hình tam giác, rìa
cạnh có đắp nổi hoa văn cách điệu hình con phượng đơn giản.(hình 3, bản vẽ

M10). Điều đặc biệt là cho dù hai ngơi mộ có phần bệ thờ lớn nhưng ở phía
trước mộ bên trái (đối diện mộ) tồn tại một khối hợp chất vng kích thước
40cm x 50cm, cao gần bằng bệ thờ, có lẽ liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên. M13 có thể là mộ của người Việt gốc Hoa, chữ “Trần” ghi họ ở bia
mộ chắc có liên quan đến gì đến với dịng họ Trần của nhóm người Hoa do


19

Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Định lãnh đạo, đã di cư về miền Nam
khai phá năm xưa.
- Nhóm 3: Gồm M2, M3, M4, M5, M6 và M12, đây là những ngôi mộ
đơn voi phục được xem là kiểu mẫu ở đây bởi chúng chiếm số lượng nhiều,
qui mô vừa phải, các kiến trúc theo một mơtíp chung. Về chất liệu, thông qua
những chỗ bị nứt nẻ, bong lở của mộ phần, chúng tơi thấy được mộ có phần
cốt được xây bằng đá tổ ong, bên ngồi được tơ phủ lớp hợp chất theo thứ tự
nhiều lớp. Tuy mộ phần khơng có tường bao, bình phong tiền và bình phong
hậu chỉ với bình đồ hình chữ nhật có góc, giật cấp (2 loại ba cấp tùy mộ) bên
trên là phần nhà bia (tạo hình đầu voi) và nấm mồ (tạo hình lưng voi) tạo nên
kiểu voi phục cân đối và vững chắc, nhà bia không cao lắm khoảng 1,1m –
1,3m so với mặt đất, bia chú là tấm đá granit màu xanh hình chữ nhật, màu
khơng nhẵn lắm và gắn chặt và thụt sâu vào trong nhà bia là những gờ chỉ nổi
lên hình vng để có sự phân ranh rõ ràng. Viền bìa đá granit có chạm khắc
hình “song long chầu mặt trời” hoặc “dơi ngậm cuốn thơ” xen kẽ với hoa văn
hình học chạy theo đường vng góc, khắc nổi. Trong lòng bia, kiểu chữ chân
cũng tương đối dễ đọc, chữ được khắc lõm vào đá có dùng cọ tô thêm một lớp
mực màu đỏ thắm, chữ rất rõ nét và đến nay vẫn còn đọc được dễ dàng. Hai
bên bia chính là hai cánh bia phục, được bao khung chỉ hợp chất hình chữ
nhật trên đó đắp nổi bằng hợp chất hình chim phượng hồng cách điệu đối
xứng ở hai bên. Kế tiếp hai bên là hai cuốn thư, đường kính chỗ to nhất là

20cm, bọc lấy nhà bia tạo thành sự trang trọng trong thế vững chắc, cân đối
cho nhà bia. Phần nấm mồ gắn liền với phần lưng nhơ cao, cổ vai thấp, trên
có đắp hình xốy trơn ốc kiểu sóng nước thật lạ.(hình 4 bản vẽ mộ M3). Cả
sáu ngôi mộ này đều được xây dựng từ thời Minh Mạng bởi về sau trên bia
mộ có khắc quốc hiệu Đại Nam hoặc khắc trên bia cho ta biết.
- Nhóm 4: gồm các ngơi mộ M1,M7 và M14 là những ngôi mộ đặc
biệt, nhất là ngơi mộ M14 được trình bày ở trên ngơi mộ M1 thì có qui mơ
đơn giản, bình đồ hình chữ nhật được xây bằng bia đá tổ ong làm thành mộ,


20

đá tổ ong được cắt làm 4 khối liền tạo thành 4 cạnh của mộ, dày 20cm, cắt rất
sắc góc, tấm cuối được được cắt lượn, giả bình phong hậu. Nhà bia đơn giản
không chạm khắc dày, bao gồm một bia chính bằng hợp chất, phía trong là bia
đá granit, khắc chữ nhưng khó đọc, có đề quốc hiệu là Đại Nam.
Mộ M7 thì lại có qui mơ lớn hơn các ngơi mộ trong nhóm với kích
thước lớn, nhà bia được trang trí có phần cơng phu hơn và khác với các ngôi
mộ khác tuy cùng là kiểu voi phục. Về chất liệu xây dựng, nhóm quan sát chỗ
phần mộ bị hư hỏng, xuống cấp thấy bao quanh khu ngôi mơ và phần giật cấp
xuất hiện loại giặc vồ, kích thước 8 x 16 x 30 cm còn phần nấm mồ có cốt là
đá tổ ong, bên ngồi tất cả được phủ hợp chất.
Nhà bia có một khố đồ sộ cao 1,9m so với mặt đất, có giỏ 2 mái bằng
hợp chất, mái có đắp hợp chất giả ngồi, bốn góc là 2 con lưỡng long có đầu
chầu về bốn hướng, nhà bia được đắp chỉ trang trí hình học và đắp nổi hình
chim và cây vải, nhà bia khơng có quấn thơ nhưng hai bên có nhà bia tạo mặt
phẳng kẻ những đường ngang dọc tạo thành lưới vuông kích thước 10 x10cm
chính là một khối đá granit hình chữ nhật khá lớn, viên bia đá là dải hoa văn
hình học vng góc được chạm trổ, chạy quanh bục, trong lịng bia khắc chữ
lớn, đễ đọc, bia khơng ghi quốc hiệu nhưng có ghi rõ năm và người. Nằm ở

phía trước và vào 2 bên bia đá là hai hình chữ nhật được đắp nổi bằng hợp
chất theo kiểu liễn chắc để viết câu đối … nhưng vết tích khơng cịn, ngồi ra
nhiều chỗ khác nhà bia và phần nấm mồ được được kẻ trang trí đường diềm
hoa lá, hoa văn sóng nước rất đẹp (hình5 M7) về phần văn bia qua khảo sát
chúng tôi chỉ thấy 10 ngôi mộ cịn văn bia có thể đọc được, chúng tơi trên
hình dập, vẽ, sưu tập lại văn bia, dịch có sự tham khảo của tài liệu của phịng
văn hóa thơng tin quận 2 cung cấp và thành lập được bản thống kê văn bia ở
các ngôi mộ ở Thạnh Mỹ Lợi.

2.1.2 Nhóm ngơi mộ ở Giồng Ơng Tố
Ngay trong khn viên nghĩa địa Nam Đào cũ, địa chỉ Ấp Bình Tây B
phường Bình Dương Tây quận 2 có 5 ngơi mộ hợp chất có hướng quay về


21

phía Đơng Bắc. Trước đây 3 ngơi mộ này nằm trong nghĩa địa Nam Đào cùng
với ngôi mộ hiện đại khác nhưng do nằm gần khn viên trường Tiểu học
Bình Trưng Tây nên hiện tại thuộc phần đất qui hoạch của trường và các ngôi
mộ hiện đại khác đã được di dời chỉ cịn sót lại 3 ngơi mộ cổ đang bị xuống
cấp (hình 7 sơ đồ phân bố 3 mộ ở Giồng Ơng Tố). Ngơi mộ thứ nhất được kí
hiệu là 07GOT- M1AB, là một mộ đơi có kiến trúc khá lớn, chiều dài tổng
cộng là 8,6m, có tường dày bao xung quanh gắn liền là 2 tấm bình phong tiền
và bình phong hậu to lớn, các tường bao được xây trụ sen ở cổng vào tiền
sảnh và cổng vào mộ phần. Cả ngơi mộ được xây hồn tồn bằng hợp chất,
hiện tại đang bị xuống cấp trầm trọng, một đoạn tường bao phía trước cùng
với trụ sen bị lật đổ nấm mồ bên trái, phần lộ trên mặt đất bị mất quá nửa, cả
hai nấm mồ hiện không cịn bia nhưng theo phịng văn hóa thơng tin quận 2
cung cấp thì một trong hai người được chơn ở đây là “cung nhân Nguyễn Thị”
được ghi lại trên bia mộ bằng đá Non nước bị vỡ ra làm 4 mảnh (một mảnh bị

thất lạc).
Cịn hai ngơi mộ bên cạnh một đơi và một đơn có kích thước khá khiêm
tốn. Ngơi mộ 07 GƠT- M2 là 1,5m x 1,6m và mộ đơi 07- GƠT- M3AB là
1,1x 2,5m. Hiện tại đang bị che phủ nhất là phần chân mộ, khơng cịn bia mộ
chỉ nổi lên phần mộ được đắp nổi hình con rùa, điều thú vị khi quan sát kĩ ta
thấy nấm mộ được trang trí theo hình con rùa đang bơi với hai chân trước
trong tư thế bơi xòe rất rõ, cịn phần đầu của nó chắc là phần nhà bia nhưng
đã mất. Hiện tại cả 3 khu mộ bị phần cây cối xâm thực, phần thì bị xuống cấp
theo thời gian. Trên con đường chạy trước mặt khu mộ đi thêm khoảng 100m
nữa chúng tôi thấy thêm một ngôi mộ hợp chất nữa và kí hiệu là 07- GƠTM4 nằm ngay trước nhà số 41, tổ 38, đường Nguyễn Tư Nghiêm- Ấp Tây Bphường Bình Trưng Tây- quận 2. Đây là ngôi mộ lớn chiều rộng mặt trước
1,7m, phần bia mộ bằng hợp chất khơng cịn chữ và bị mất một nữa, phấn
nấm mồ bị đất lấp, hiện tại nó là ngơi mộ bị xuống cấp trầm trọng.

2.1.3 Nhóm ngơi mộ hợp chất ở Gị Qo


22

Gò Quéo là tên nhân dân địa phương tự đặt cho nó, đó là một gị đất cát
nổi lên vùng đầm lầy tọa lạc tại Ấp Đơng B phường Bình Trưng Đơng của
quận 2, theo khảo sát chúng tơi có tất cả 18 ngôi mộ hợp chất, phân bố xen kẻ
cùng voiứ những ngô mộ đá tổ ong và những ngôi mộ mới, hiện đại trên
những Giồng Cát cao ráo, tổng diện tích phân bố khoảng 0,5ha hiện tại khu
vực này thưa thớt dân cư, những phần chứa các ngôi mộ đang bị tranh chấp.
Nhìn chung ngơi mộ ở Gị Quéo rất đa dạng về quả mộ lẫn kiểu kiến trúc
nhưng tất cả đều xuống cấp trầm trọng, có những ngơimộ mưa bị nước xâm
lấn, sóng nước xơ vào chân mộ gây sụt lở lớn. Ở đây có những ngơi mộ rất
lớn đồ sộ với đầy đủ cấu trúc bình phong tiền gắn liền với tiền sảnh, tường
bao gắn liền với bình phong hậu ơm lấy mộ phần, có những ngôi mộ rất đơn
giản với một nấm mồ đắp nổi hình mai rùa kích thước nhỏ bé, lại có cả những

ngơi mộ có kích thước trung bình với qui mơ vừa phải. Có ngơi mộ ở đây
được xây hồn bằng hợp chất nhưng cũng có những ngơi mộ được xây phần
cốt bằng đá tổ ong, theo dạng kiểu voi phục , một số khác lại có hình dạng
bình thường với phần nấm mồ đắp nổi thành khối hình chữ nhật, ở đây tồn tại
cả loại mộ đơn vf mộ đôi, nhà bia đa số có phần bia chính hoặc làm bằng hợp
chất nhưng cũng có mộ gắn bia đá granit hoặc bằng đá non nước nhưng văn
bia hầu hết không cịn nên khó xác định chúng xây dựng ở thời kì nào.
- Mộ kí hiệu 07- GQ- M1 kiểu mộ đơn 4,8 nhân 8,9m. Chân móng xây
bằng đá tổ ong, phần trên tồn hợp chất có tiền sảnh bình phong tiền, tường
bao dày, trụ sen bình phong hậu khắc chữ, bia đá non nước được lưu giữ, cịn
có chỗ có thể đọc được, đang bị xuống cấp. Đây là ngôi mộ khá to.
- Mộ có kí hiệu 07-GQ-M2 4,7 X 8,5m, mộ đơn. Tồn bộ bằng hợp chất,
có bình phong tiền, bình phong hậu, tường bao dày, bia đá non nước được lưu
giữ, một số chữ dễ đọc, đang bị xuống cấp.
- Mộ có kí hiệu 07- GQ-M3 1,5 X 2m, mộ đơn. Cốt đá bằng tổ ong, phủ
hợp chất, bia đá cịn lưu bia chữ nhưng khó đọc, xuống cấp trầm trọng, chỉ
cịn một phế tích đổ nát.


23

- Mộ kí hiệu 07- GQ-M4, mộ đơn 1,7 x 2,5m. Cốt đá tổ ong phủ hợp chất,
khơng cịn bia mộ phế tích đổ nát.
- Mộ kí hiệu 07- GQ-M5 mộ đơn kiểu dáng voi phục, 1,8 x 2,8m, xây
bằng hợp chất, khơng cịn bia mộ, xuống cấp trầm trọng. Bây giờ chỉ cịn lại
là đống đổ nát.
- Mộ kí hiệu 07- GQ-M6 mộ đơn, 2,5 x 3,5m, xây bằng hợp chất có dấu
tích tường bao, cịn bình phong tiền và bình phong hậu, bia bằng hợp chất,
văn bia khơng cịn.
Tương tự như trên, lần lượt chúng tơi đều kí hiệu những ngôi mộ này

như sau: 07-GQ- M7, 1,2 x 2,2m, hình chữ nhật; Mộ 07-GQ-M8, 0,9 x 1,6m;
Mộ 07- GQ-M9, mộ đơn kiểu voi phục 2 x 4,5m; Mộ 07- GQ-M10, mộ đơn
kiểu voi phục 1,5 nhân 3,5m, bia khơng cịn; Mộ 07- GQ-M11, mộ đơn kiểu
voi phục 3 x 4,9m; Mộ 07- GQ- M12, 3 nhân 4,9m đơn kiểu voi phục, bia
khơng cịn, hợp chất là vật liệu chính; Mộ 07-GQ- M13, đơn kiểu voi phục
2,1 x 4m, cốt bằng đá tổ ong, nhà bia chung, khơng cịn văn bia; Mộ 07-GQM14 4,1 x 4,5m, có bình phong hậu, bình đồ hình chữ nhật, mộ đơi, kiểu voi
phục; Mộ 07- GQ- M15 mộ đôi hợp chất kiểu voi phục 3,5 x 3,9m, bình đồ
hình chữ nhật, nhà bia chung, khơng cịn văn bia; Mộ 07- GQ-M16 mộ đơn
kiểu voi phục, 1,8 x 3,1m, khơng cịn văn bia; Mộ 07- GQ-M17 mộ đơn kiểu
voi phục, 2,3 x 3,6m; Mộ 07- GQ- M18 mộ đơn kiểu voi phục, 1,8 nhân
2,8m.
Về phần văn bia, hiện tại ở Gò Quéo chỉ còn 2 bia đá non nước có khắc
chữ của M1 và M2 tuy nhiên chúng khơng cịn ở hiện trường mà được bảo
quản tại bảo tàng lịch sử Việt Nam TP HCM từ năm 1998.
Chúng tơi đã có bản dịch chữ Hán các văn bia và chúng tôi để sau phần
phụ lục, tất cả các bản vẽ phân bố các khu mộ cổ chúng tơi cũng đã hồn tất,
các bạn có thể xem ở sau phần phụ lục. Nhìn chung, nhưng ngơi mộ cổ đều
trong tình trạng xuống cấp trầm trọng,hư hỏng nặng cần phải có chính sách
gìn giữ kịp thời để hạn chế phần nào sự phá hủy của thời gian cũng như của


24

con người. Trong ba khu mộ trên, chúng tôi khảo sát thấy có 3 ngơi mộ có qui
mơ khá lớn đó là mộ 07-GƠT-M1AB, mộ 07-GQ-M1, mộ 07- GQ-M2. và
vùng đất ở Giò Quéo do dân cư chưa đến sinh sống nhiều trong khu vực này,
đất còn khá rộng và hoang sơ cho nên việc cứu vãn những ngôi mộ này kết
hợp với kế hoạch tập trung các ngôi mộ cổ trong khu vực quận 2 về đây để
bảo quản và trở thành khu du lich văn hóa mộ cổ ở đây là rất thiết thực đối
với sự phát triển của thành phố



25

CHƯƠNG 3
GIÁ TRỊ KHOA HỌCVỀ KIẾN TRÚC VÀ VĂN HÓA
MỘ CỔ HỢP CHẤT – GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA LỊCH SỬ


×