Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Quản lý chất lượng ở trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------&&&------------

LÊ HOÀNG VŨ

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------&&&------------

LÊ HOÀNG VŨ

QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN KIM DUNG


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
-&&&-

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Quản lý chất lượng ở trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM“ hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của chính bản
thân tơi và chưa được cơng bố trong bất cứ một cơng trình nào của người khác. Trong
q trình thực hiện luận văn, tơi đã thực hiện nghiêm túc các quy tắc đạo đức nghiên
cứu, khảo sát riêng của cá nhân tôi, tất cả các tài liệu tham khảo sử dụng trong luận
văn đều được trích dẫn tường minh, theo đúng quy định.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội
dung khác trong luận văn của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Lê Hoàng Vũ

năm


LỜI CÁM ƠN
&&&
Đề tài “Quản lý chất lượng ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Tp.HCM” là kết quả từ quá trình nỗ lực học tập và rèn luyện của tôi tại trường Đại học

Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh. Để hồn thành luận văn này tôi đã
nhận được sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi
trường.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những người thân, quý thầy cô,
các đồng nghiệp và tất cả bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Kim Dung, Viện nghiên cứu Giáo dục,
trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Cơ đã truyền đạt kiến thức sâu rộng, tận
tình hướng dẫn và giúp tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn GS. TS. Nguyễn Quang Toản, GS. TS. Nguyễn Lộc, Ts.
Hoàng Mai Khanh, TS. Trần Thị Tuyết Mai, Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp tại
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi
trong q trình thực hiện luận văn.
Xin cám ơn gia đình, các bạn học viên cùng khóa đã động viên, hỗ trợ tơi hồn
thành luận văn.
Sau cùng, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của Thầy/Cô để tôi
khắc phục những hạn chế của luận văn.
Trân trọng.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 11
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 11
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 12
6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 12
7. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................... 13
8. Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 13

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................ 14
1.1. Tổng quan nghiên cứu ............................................................................................ 14
1.2. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 18
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ..................................................................... 18
1.2.2. Các đặc điểm về chất lượng giáo dục đại học ..................................................... 22
1.2.2.1. Đặc điểm sản phẩm của giáo dục đào tạo ........................................................ 22
1.2.2.2. Giáo dục và đào tạo là quá trình tạo sản phẩm ................................................ 23
1.2.2.3. Sản phẩm giáo dục có đặc trưng riêng ............................................................ 23
1.3. Giới thiệu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để QLCL Giáo dục & Đào tạo ................... 24
1.3.1. ISO là gì? ............................................................................................................. 24
1.3.2. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................................... 25
1.3.3. Nội dung cơ bản của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ................................................ 25
1.3.4. Những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 áp dụng trong quản lý
Giáo dục & Đào tạo....................................................................................................... 28
Trang 1


1.4. Giới thiệu hệ thống kiểm định giáo dục Việt Nam ................................................ 35
1.4.1. Mục đích và mục tiêu của kiểm định .................................................................. 35
1.4.2. Đặc trưng của kiểm định chất lượng ................................................................... 35
1.4.3. Vai trò của kiểm định chất lượng đối với đào tạo đại học .................................. 36
1.4.4. Kết quả kiểm định ............................................................................................... 38
1.4.5. Qui trình kiểm định ............................................................................................. 38
1.5. Phương pháp sử dụng để đánh giá và QLCL Giáo dục & Đào tạo ........................ 39
1.5.1. Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ......................................................................... 39
1.5.2. Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ................................................................ 39
1.6. So sánh bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 với bộ tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo
dục & Đào tạo ............................................................................................................... 40
1.6.1. Điểm khác nhau giữa tiêu chuẩn ISO và tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ....... 52
1.6.2. Điểm giống nhau tiêu chuẩn ISO và giữa kiểm định chất lượng ....................... 53

Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................................... 56
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG Ở
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM......................... 57
2.1. Tổng quan về trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM ....................... 57
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển ................................................................. 57
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ................................................................................... 58
2.1.3. Quyền hạn và trách nhiệm .......................................................................... 58
2.1.4. Cơ cấu tổ chức nhà trường hiện nay ............................................................ 59
2.1.5. Đội ngũ công chức, viên chức ............................................................................. 60
2.1.6. Công tác đào tạo Học sinh – Sinh viên ............................................................... 61

Trang 2


2.2. Giới thiệu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM ...................................................... 62
2.2.1. Giới thiệu chung về hệ thống ...................................................................... 62
2.2.2. Các bước xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO
9001:2008 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM .................................. 63
2.2.3. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào công tác quản lý chất lượng
của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM. .............................................. 67
2.2.3.1. Đánh giá chuyển biến của các đơn vị trước và sau khi áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2008 ...................................................................................................................... 69
2.2.3.2. Về mức độ áp dụng TC ISO 9001:2008 vào việc điều hành công việc ........... 70
2.2.3.3. Về Ý kiến viên chức về việc triển khai ISO 9001:2008 của trường ............ 72
2.2.3.4. Về lợi ích của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của trường ............... 73
2.2.3.5. Thuận lợi ......................................................................................................... 74
2.2.3.6. Khó khăn ......................................................................................................... 75
2.2.3.7. Về vấn đề duy trì hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ............................ 77
2.2.3.8. Hiệu lực của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ..................................... 78

2.2.3.9. Hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 .................................... 79
2.2.3.10. Thái độ của CC,VC đối với việc áp dụng HT QLCL .................................... 79
2.2.3.11. Một số ưu điểm và tồn tại khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO
9001:2008 tại trường ..................................................................................................... 80
Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 82
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM TP. HCM ......................................................................................................... 83
3.1. Mục đích của giải pháp .......................................................................................... 83
Trang 3


3.2. Giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý chất lượng theo
ISO 9001:2008 ............................................................................................................. 83
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng ........... 84
3.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất .................................................... 87
3.2.3. Nhóm giải pháp đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ CC,VC ......................... 89
3.2.4. Nhóm giải pháp hồn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động áp dụng ISO
9001:2008 vào hoạt động quản lý chất lượng ............................................................... 90
3.2.5. Nhóm giải pháp liên đến tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại
học của bộ Giáo dục & Đào tạo .................................................................................... 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................100
1. Kết luận .......................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ........................................................................................................ 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................105
PHỤ LỤC ...................................................................................................................108
1) Tiêu chuẩn ISO 9001:2008: Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu ..............108
2) Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học .......................................128
3) Phiếu khảo sát ý kiến cán bộ quản lý về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang áp dụng tại
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM ...................................................135

4) Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS ......................................................................140

Trang 4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

CBQL

Cán bộ quản lý

CC,VC

Công chức, viên chức

CNTT

Công nghệ thông tin

CNH

Công nghiệp hóa

ĐH CNTP TP.HCM

Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh


GDĐH

Giáo dục Đại học

GDĐT

Giáo dục và Đào tạo

ISO 9001:2008

Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu

KĐCL

Kiểm định chất lượng

MTCL

Mục tiêu chất lượng

PDCA
WTO

Lập kế hoạch (Plan), thực hiện (Do), kiểm tra(Check),
hành động cải tiến, phòng ngừa (Action)
Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5



DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu
bảng biểu
Bảng 1.1
Bảng 1.2

Bảng 1.3

Bảng 1.4

Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3

Nội dung
Các điều khoản chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2008
Điểm giống nhau và khác nhau giữa tiêu chuẩn kiểm định
và tiêu chuẩn ISO
Điểm khác nhau nội dung giữa tiêu chuẩn kiểm định chất
lượng và tiêu chuẩn ISO
Điểm giống nhau nội dung giữa 51 tiêu chí kiểm định chất
lượng và 23 yêu cầu tiêu chuẩn ISO
Thống kê đội ngũ công chức, viên chức từ năm 2010 đến
năm 2014
Thống kê kết quả tuyển sinh từ năm 2010 đến năm 2014
Lưu lượng người học qua các năm học từ năm 2010-2011
đến năm 2014 - 2015

Trang
29


40

52

53

60

61

61

Bảng 2.4

Thống kê danh sách các đơn vị thực hiện khảo sát

68

Bảng 2.5

Thống kê kết quả khảo sát theo cấp quản lý

69

Trang 6


DANH MỤC CÁC HÌNH
Ký mã hiệu

hình vẽ

Nội dung

Trang

Hình 1.1

Khách hàng trong giáo dục đào tạo

22

Hình 1.2

Sơ đồ hệ thống quản lý tích hợp

27

Hình 1.3

Bốn tiêu chuẩn của Bộ ISO 9000 và sự tương quan giữa
chúng

27

Hình 1.4

Mơ hình của hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình

29


Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của trường ĐHCNTP TP.HCM

60

Hình 2.2

Các quá trình chủ yếu của QMS ISO 9001 :2008

65

Hình 2.3

Hình 2.4

Hình 2.5

Hình 2.6

Hình 2.7

Hình 2.8

Hình 2.9

Biểu đồ mức độ chuyển biến sau khi áp dụng ISO
9001:2008
Biểu đồ mức độ áp dụng ISO 9001:2008 vào công việc ở

cấp quản lý
Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về triển khai ISO
9001:2008 của trường
Biểu đồ lợi ích áp dụng ISO 9001:2008
Biểu đồ các yếu tố quyết định sự thành công của việc áp
dụng ISO 9001:2008
Biểu đồ đánh giá của công chức, viên chức về khó khăn
của ISO 9001:2008
Biểu đồ đánh giá về điều kiện duy trì ISO 9001:2008

Trang 7

70

71

72

73

74

77

78


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng trong sự

phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong ngành giáo dục của nước ta
là đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương II
khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước
chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo, nhất
là chất lượng dạy – học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào
tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước” [20].
Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và đang chuyển sang một giai
đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng và các phương thức
quản lý chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực
cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối
với ngành giáo dục của nước ta cũng vậy, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và
nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính
chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá,
hiện đại hoá và xã hội hoá. Một trong những rào cản lớn nhất của sự phát triển kinh tế
ở nhiều quốc gia là sự thiếu vắng một nền giáo dục có chất lượng. Sự thất bại của nền
giáo dục bộc lộ ở việc nó khơng đến được với tất cả mọi người, không cung ứng cho
mọi người những cơ hội học tập bình đẳng, đảm bảo chất lượng học tập tốt. Cho nên
việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo đối với cơ sở giáo
dục là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận lại thực tế những gì mà
nền giáo dục của ta đã làm được để từ đó xác định hướng đi cho phù hợp. Đây cũng đã
và đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu và quản lý
giáo dục ở các cấp quan tâm, đặc biệt là chất lượng giáo dục đại học. Chất lượng giáo
dục của Việt Nam hiện nay cịn thấp vì chưa thỏa mãn được yêu cầu cung cấp nguồn
nhân lực cho xã hội. Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý
Trang 8


chất lượng, tức là việc kiểm định quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm trong giáo dục,

cũng như xác định các điều kiện cần và đủ để đảm bảo chất lượng trong giáo dục chưa
được thực thi theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Vậy phải làm thế nào để có
thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học. Đây chính là ý nghĩa và tầm quan trọng
của vấn đề cần phải được tìm hiểu và nghiên cứu [6]. Trong những năm gần đây, vấn
đề kiểm định chất lượng giáo dục ở Việt Nam đã và đang được các cấp, các ngành
quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, các bậc học kèm
theo các quyết định:
- Quyết định số: 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 ban hành tiêu chuẩn
chất lượng đánh giá giáo dục đại học.
- Thông tư số: 62/2012/TT-BGDĐT, ngày 28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục & Đào tạo ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo
dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.
- Quyết định số: 76/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 14/12/2007 ban hành qui trình và
chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục.
- Công văn số: 9098/BGDĐT/KĐCLG, ngày 13/10/2009 về hướng dẫn đánh giá
ngồi.
- Cơng văn số: 527/KTKĐCLGD, ngày 23/5/2013 của Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục về hướng dẫn sử dụng tiêu chí đánh giá chất lượng trường
đại học.
- Quyết định số: 19/2013/QĐ-TTg, Hà Nội, ngày 24/03/2013 Về việc áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước.
Kiểm định chất lượng giáo dục đã được đưa vào Luật Giáo dục và được quy
định cụ thể trong các Điều 49, 50, 51, 52, 53 của Luật giáo dục ngày 18/06/2012. Điều
này cho thấy công tác kiểm định chất lượng giáo dục đang được nhà nước quan tâm và
địi hỏi việc thực hiện theo một qui trình khoa học, nghiêm túc. Tính đến ngày
30/11/2013, theo số liệu Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đào tạo thuộc
Trang 9



Bộ Giáo dục & Đào tạo trên phạm vi cả nước đã có 168 trường đại học, học viện hồn
thành báo cáo tự đánh giá.
Các trường đại học nói chung và trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành
phố Hồ Chí Minh (ĐHCNTP TP.HCM) nói riêng đóng vai trị hết sức quan trọng trong
việc đào tạo nguồn nhân lực cho quá trình CNH – HĐH đất nước. Việc nâng cao chất
lượng đào tạo tạo thế phát triển bền vững, lâu dài của nhà trường là việc làm hết sức
cấp bách và cần thiết.
Trải qua 32 hình thành và phát triển trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước tiến rõ rệt. Trường có nhiệm vụ đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho khu vực ở phía Nam và của cả nước, đặc biệt là
nguồn nhân lực chế biến nông sản thực phẩm.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh với qui mơ
hơn 22000 sinh viên và 600 cán bộ, công nhân viên là một trong những trường đầu
tiên tiếp cận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Được chứng
nhận năm 2006 và trải qua tám lần đánh giá cũng như giám sát định kỳ hàng năm của
tổ chức chứng nhận, hệ thống quản lý chất lượng đã hỗ trợ rất nhiều trong công tác
quản lý và điều hành: trách nhiệm và quyền hạn của các đơn vị được xác định rõ ràng
hơn, các hoạt động kiểm soát chất lượng đào tạo cũng từng bước cải tiến, yêu cầu của
khách hàng nội bộ cũng như khách hàng bên ngoài được đáp ứng thỏa đáng. Với thời
gian nâng cấp từ trường cao đẳng lên thành trường đại học mới từ năm 2010 đến nay,
nhà trường đang trong giai đoạn hồn thiện chương trình đào tạo và báo cáo, nhưng
vấn đề về đảm bảo chất lượng đào tạo được nhà trường quan tâm cấp bách. Trong báo
cáo tổng kết năm học từ 2011 đến 2014 đã chỉ rõ những vấn đề còn hạn chế của Nhà
trường là “công tác thực hiện về quản lý chất lượng đào tạo của nhà trường triển khai
còn hạn chế và tồn tại nhiều điểm chưa phù hợp” [12, 13,14]. Trường đã vận hành hệ
thống ISO và hiện nay đang tiến hành kiểm định, việc so sánh và sử dụng ISO phục vụ
cho kiểm định là thật sự cần thiết và để đánh giá và đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ
thống quản lý chất lượng của trường khi áp dụng theo tiêu ISO 9001:2008, phục vụ

Trang 10



cho kiểm định chất lượng đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo tôi chọn đề tài: “Quản
lý chất lượng ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh”.
Nghiên cứu này được thực hiện với kết quả kỳ vọng là từ việc so sánh bộ tiêu
chuẩn quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 với tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của
Bộ giáo dục & Đào tạo sẽ thấy được sự giống nhau và sự khác biệt của hai Bộ tiêu
chuẩn để giúp cho trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
quản lý chất lượng của trường mình tốt hơn, từ đó có những hoạt động để Nhà trường
quản lý chất lượng và phục vụ cho công tác kiểm định chất lượng đào tạo và cải tiến
chất lượng hơn nữa trong tương lai.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài tìm hiểu thực trạng cơng tác quản lý chất lượng
của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh dựa trên các cơ
sở sau:
- Lý luận khoa học về quản lý chất lượng giáo dục đại học và mơ hình quản lý
chất lượng giáo dục các nước trên thế giới.
- Bộ tiêu chuẩn tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang áp dụng tại trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những vấn đề lý luận có liên quan đến quản lý chất lượng của các
trường đại học và thực tiễn triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 ở các đơn vị trong Nhà trường cùng với việc khảo sát thực tế,
nghiên cứu tại các quốc gia trên thế giới. Đồng thời cùng với việc so sánh tiêu chuẩn
quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 với tiêu chuẩn Kiểm định chất lượng của Bộ
giáo dục và Đào tạo. Luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng
ISO 9001:2008 vào công tác quản lý chất lượng và phụ vụ cho công các kiểm định
chất lượng; góp phần vào việc đổi mới phương thức điều hành ở trường Đại học Công
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.

Trang 11


4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên của trường Đại
học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đối tượng nghiên cứu: Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang áp dụng để quản lý
chất lượng của trường Đại học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu mang tính định tính được thiết kế theo dạng nghiên cứu
tài liệu – hồ sơ kết hợp với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp so sánh
giáo dục:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu – hồ sơ: nghiên cứu tài liệu – hồ sơ của Bộ
tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang áp dụng tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm
Thành phố Hồ Chí Minh và Bộ tiêu chuẩn/tiêu chí của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tiến hành lập 570 phiếu hỏi và gửi đến
27 đơn vị áp dụng ISO (12 khoa đào tạo, 5 trung tâm, 10 phòng ban chức năng) tại
trường để thu thập phân tích dữ liệu. Kết quả khảo sát được xử lý bằng phần mềm
SPSS và phân tích.
- Phương pháp so sánh giáo dục: đối chiếu, so sánh để tìm ra điểm tương đồng,
khác biệt, nguyên nhân của sự khác biệt, nhận xét ưu nhược điểm của bộ tiêu chuẩn
ISO 9001:2008 với tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 đang áp
dụng ở trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2010
đến năm 2014.

Trang 12



7. Những đóng góp mới của giải pháp và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Những đóng góp mới của giải pháp
- Áp dụng được hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
trong giai đoạn phát triển, mở rộng quy mơ và văn hóa chất lượng trong trường học để
hội nhập khu vực và thế giới.
- Đánh giá khách quan thực trạng hệ thống quản lý chất lượng tại trường Đại
học Cơng nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phát hiện những điểm
yếu và điểm mạnh của hệ thống và cơ sở chiến lược cho hệ thống quản lý chất lượng
của trường trong giai đoạn tới.
- Đánh giá được khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 phục vụ cho công tác kiểm định để quản lý chất lượng của Nhà trường.
Đồng thời dựa trên kết quả so sánh giữa hai hệ thống về các tiêu chuẩn/tiêu chí xây và
các giải pháp từng bước hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng ở trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Có ý nghĩa thực tiễn trong việc quản lý, giám sát, đảm bảo và nâng cao chất
lượng đào tạo và hoàn thiện hơn trong việc đảm bảo chất lượng bên trong Nhà trường
khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; đồng thời
giúp Nhà trường có những giải pháp thực hiện đồng bộ và hoàn chỉnh về các hồ sơ
minh chứng để được đánh giá và chứng nhận của các tổ chức kiểm định dựa trên 10
tiêu chuẩn 61 tiêu chí kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giúp các khoa đào tạo, các trung tâm, các phòng ban chức năng xây dựng
chương trình hoạt động và làm cơ sở dữ liệu để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát
triển Nhà trường trong tương lai. Đồng thời cũng phục vụ tốt cho công tác Kiểm định
chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cung cấp thông tin cho các đối tượng khác có nhu cầu áp dụng hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 để quản lý chất lượng đào tạo và chuẩn
Trang 13



bị hồ sơ minh chứng cho công tác kiểm định chất lượng và những định hướng cải tiến
trong tương lai của Nhà trường.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
luận văn có ba chương chính sau:
Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chất lượng ở trường Đại học Cơng
nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Đề xuất những giải pháp để nâng cao công tác quản lý chất lượng ở
trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh.
Các nội dung trên được trình bày trong các phần tiếp theo của luận văn.

Trang 14


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Để cung cấp một cái nhìn tổng thể về vấn đề được nghiên cứu, tác giả sẽ trình
bày tóm tắt một số bài báo, sách, tư liệu có liên quan.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Ở nước ta thời gian qua đã có một số nhà khoa học nghiên cứu và có một số cơng
trình về “Đảm bảo chất lượng”, “Quản lý chất lượng”, “Đánh giá và nâng cao chất
lượng” trong lĩnh vực giáo dục đại học của các tác giả như: năm 2006, Bùi Đức Tài có
đề tài “phân tích và giải pháp ứng dụng QMS ISO 9001:2000 để nâng cao chất lượng
quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM”, đề tài chỉ tập
trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo đặc thù của Khoa cơng
nghệ hóa học điểm hình và nêu khái qt về quá trình áp dụng ISO 9001:2000. Năm
2007, Trần Thị Thùy có tên đề tài “Phân tích và đánh giá cơng tác kiểm định chất
lượng ứng dụng tại trường Cao đẳng Cơng nghiệp Thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh”, đề
tài tập trung vào các cơ sở lý luận về công tác tự đánh giá chất lượng và công tác triển

khai để thu thập hồ sơ minh chứng cho các tiêu chuẩn/tiêu chí kiểm định. Năm 2007,
Phạm Xuân Thanh đã viết bài báo khoa học “Đánh giá chất lượng các cơ sở giáo dục
(phần 2)”. Năm 2009, tại Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Nguyễn Lộc đã viết dự
thảo về “quản lý chất lượng giáo dục”. Trong bài báo khoa học Vai trị của tiêu
chuẩn/tiêu chí trong đánh giá giáo dục (2009)[5], v..v... Trong thời đại hội nhập kinh tế
quốc tế, thời kỳ khoa học công nghệ và công nghệ thông tin, nền kinh tế tri thức phát
triển, vấn đề “chất lượng, quản lý chất lượng, nâng cao chất lượng...” nói chung và
trong các Giáo dục và Đào tạo nói riêng đang được đặt ra hàng đầu, vì vậy được nhiều
nhà khoa học lưu tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo
có ban hành Quyết định số 65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục
trường đại học và Thông tư số: 37/2012/TT-BGDĐT, ngày 30/10/2013 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
65/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban
Trang 15


hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Đại học; Quyết định
số: 66/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 01/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường Cao đẳng; là
những cơ sở, tiền đề để thực hiện đảm bảo chất lượng trong các trường Đại học. Như
vậy có rất nhiều quyết định, văn bản hướng dẫn, nhóm các nhà khoa học, các đề tài
nghiên cứu khác nhau đề cập đến vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng, kiểm định
chất lượng, nâng cao chất lượng.v..v.. Mặt khác trong giáo dục, nhất là đối với các cơ
sở giáo dục rất cần phải thực hiện “Quản lý chất lượng” đặc biệt tại một trường có áp
dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 như trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 quy
định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi nhà trường cần chứng tỏ khả
năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
cũng như các yêu cầu của luật định và chế định thích hợp; và muốn nâng cao sự thoả

mãn của khách hàng thơng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá
trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách
hàng, yêu cầu luật định và chế định được áp dụng.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Ở Mỹ vào năm 1950 của thế kỷ XX, W.E. Deming là người có nhiều cơng trình
về quản lý chất lượng, trong đó có sơ đồ quản lý “Vịng tròn Deming” tập trung vào
POLC (Plan, Organize, Lead, Control) [4].
Ở Đài Loan trong năm 1998, các trường Đại học của Đài Loan đã đăng ký tuân
thủ và áp dụng HT QLCL tiêu chuẩn ISO 9000. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000 do tự bên trong nội bộ các trường Đại học vận hành mà không cần sự hỗ trợ
và giúp đỡ của chuyên gia tư vấn của các tổ chức bên ngoài. Tháng 04/1998 Học viện
Kao Hsiung công nghệ của Đại học Quốc gia Đài Loan là trường đầu tiên áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Tiếp theo sau đó là các trường:
Đại học Yuan Ze, Đại học Công nghệ miền Nam Đài Loan, Đại học Công nghệ KunSen và Đại học Công nghệ Cheng Kung đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn ISO 9000 [23]. Thống kê áp dụng ISO 9001 của Đài Loan: theo số liệu
Trang 16


thống kê mới nhất từ cuộc khảo sát của Tổ chức ISO thế giới (The ISO survey), cho
đến cuối tháng 12 năm 2013, chứng chỉ được phát hành ở Đài Loan là 11118. Tổng số
chứng chỉ năm 2013 tăng 30% (2.578) so với năm 2012 là 8540 [24].
Ở Thái Lan, đảm bảo chất lượng được giới thiệu qua hệ thống kiểm tra của nhà
trường, kiểm tốn chất lượng bên ngồi và kiểm định công nhận. Chú trọng các mục
tiêu GDĐH, sự thực hiện, các kết quả hay chỉ số học tập và cải tiến chất lượng. Cơ cấu
đảm bảo chất lượng gồm hai mảng độc lập nhưng gắn kết chặt chẽ với nhau: đảm bảo
chất lượng bên trong do Bộ Công tác đại học (MUA-the Ministry of University
Affairs) quản lý, cịn đảm bảo chất lượng bên ngồi do Cục tiêu chuẩn giáo dục và
đánh giá chất lượng quốc gia (ONESQA-Office for National Educational Standards
and Quanlity Assessments) quản lý. Hệ thống đảm bảo chất lượng ở các trường đại
học của Thái Lan dựa trên ngun tắc là một mơ hình “đầu vào-quá trình-đầu ra” và

đều phải tập trung vào việc dạy và học. Điểm chủ yếu trong hệ thống đảm bảo chất
lượng ở đây là các trường phải thành lập, có dẫn chứng bằng tài liệu, thực hiện, duy trì
và liên tục cải tiến hệ thống của mình. Hệ thống đảm bảo chất lượng gồm: Đánh giá
trong (do các trường đại học chịu trách nhiệm) 2 năm đánh giá một lần và đánh giá
ngoài (do ONESQA thực hiện năm năm một lần, nếu đạt sẽ được cấp giấy chứng
nhận). Trường Đại học Chulalongkorn (lớn nhất Thái Lan, xếp hạng 78 của hệ thống
các trường đại học trên thới giới), hệ thống đảm bảo chất lượng có ý tưởng từ năm
1996, việc tự đánh giá được thông qua các cuộc thăm viếng của các chuyên gia trên cơ
sở ba kiểu hoạt động căn bản (được coi là cơ sở cho hệ thống ĐBCL của trường): kiểm
soát, hỗ trợ và thanh tra chất lượng giáo dục. Tiêu chuẩn ĐBCL của trường cơ bản là:
“Giảng dạy-học tập, nghiên cứu, điều hành và hỗ trợ, các dịch vụ học thuật”. Điều này
thể hiện quan điểm của trường trong việc đảm bảo chất lượng ở cấp trường, khoa và
bộ môn ở cả ba giai đoạn: đầu vào, quá trình, đầu ra. Trong tiêu chuẩn ĐBCL giảng
dạy - học tập thì phải hình thành các hoạt động dạy-học, bao gồm: chương trình đào
tạo, đội ngũ, quá trình giảng dạy - học tập, sinh viên, các yếu tố hỗ trợ cần thiết cho
các hoạt động giáo dục nhằm tạo những sinh viên tốt nghiệp có chất lượng cao [8].

Trang 17


1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Trong đề tài khoa học Xây dựng các tiêu chí kiểm định cho các chương trình đào
tạo tại các trường đại học sư phạm (2009)[6], tác giả đã nghiên cứu và chọn lọc ra một
số khái niệm tiêu biểu có ý nghĩa khoa học, liên quan đến đề tài của Nguyễn Kim
Dung như sau:
- Chất lƣợng (Quality)
Theo tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Organization for Quality
Control) cho rằng: “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của
người tiêu dùng ” [18].

Theo W.E. Deming: “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng đều và
có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận” [4].
Theo J.M. Juran: “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích hoặc sự sử dụng” [22].
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 8402:1999, “chất lượng là tập hợp các đặc tính của
một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những
nhu cầu nêu ra hoặc tiềm ẩn” [31].
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000:2000, “Chất lượng là mức độ của một tập hợp
các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu của
khách hàng và các bên liên quan” [32].
Theo quan niệm của INQAAHE (Mạng lưới quốc tế các tổ chức ĐBCL GDĐH):
tuân theo các chuẩn quy định: Cần có các bộ tiêu chí đánh giá chất lượng; đạt được các
mục tiêu đề ra: Mục tiêu được xác lập dựa trên yêu cầu của xã hội và điều kiện của nhà
trường. Quan niệm của Việt Nam (phù hợp với INQAAHE) : “Chất lượng giáo dục
trường” là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của CSGD, đáp ứng các yêu cầu của Luật GD,
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GD, Luật GDĐH, phù hợp với nhu cầu sử
dụng nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [30].

Trang 18


Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa: Chất lượng được xem như là
“phù hợp với mục tiêu” – là đáp ứng các tiêu chuẩn đuợc thiết lập của một cơ quan
kiểm định chất lượng hoặc một cơ quan đảm bảo chất lượng [7].
- Chất lƣợng (giáo dục trƣờng đại học): (Việt Nam)
Là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu
giáo dục đại học của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước [5].
- Yêu cầu (Requirement)
Nhu cầu hay mong đợi đã được cơng bố nghĩa là những gì thực hành mang tính
thơng lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng của tổ chức và các bên quan

tâm khác. Có thể sử dụng một định nghĩa để chỉ rõ loại yêu cầu cụ thể, ví dụ: yêu cầu
đối với sản phẩm, yêu cầu đối với hệ thống chất lượng, yêu cầu của khách hàng
[11, tr.41].
- Điều khoản (Provisions)
Điểm, khoản trình bày trong văn bản có tính chất pháp luật để diễn đạt rõ ràng,
cụ thể hơn nội dung được quy định [31].
- Nguyên tắc (Principle)
Là một quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức, nhằm cải
tiến liên tục hoạt động của tổ chức trong một thời gian dài bằng cách tập trung vào
khách hàng trong khi vẫn chú trọng đến nhu cầu của các bên liên quan: Định hướng
khách hàng, vai trò lãnh đạo, sự tham gia của mọi người, tiếp cận theo quá trình,
phương pháp quản lý theo hệ thống, liên tục cải tiến, ra quyết định dựa trên thực tế,
quan hệ đa bên cùng có lợi [29].
- Tiêu chuẩn (Standards)
Là mức độ yêu cầu và điều kiện cần phải đạt được của một cơ sở hoặc một
chương trình đào tạo để được một cơ quan kiểm định hay đảm bảo chất lượng công
nhận kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận. Các điều kiện này bao gồm các mong đợi
Trang 19


về chất lượng, sự đạt được chất lượng đó, sự hiệu quả, khả năng tài chính, kết quả đầu
ra và tính bền vững của các kết quả đó. Ở Việt Nam, khái niệm “Tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng giáo dục trường đại học” được hiểu như là mức độ yêu cầu và điều kiện mà
trường đại học phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Tiêu chí (Criterion)
Là các tiêu chuẩn được chi tiết hóa, dùng để kiểm định hay cấp giấy chứng nhận
cho một trường hoặc một chương trình đào tạo bao gồm các mong đợi về chất lượng,
mức độ hiệu quả, khả năng tài chính, tuân thủ các qui tắc và Qui định Quốc gia, kết
quả đầu ra và tính bền vững của các kết quả đó. Tiêu chí là những u cầu (về mức độ
và những điều kiện) chất lượng được chi tiết hóa của một hoạt động cụ thể trong lĩnh

vực hay một mảng của hoạt động giáo dục (trong tiêu chuẩn) [25].
- Đánh giá (Assessment)
Là hình chuẩn đốn của việc xem xét chất lượng, hiệu quả của việc giảng dạy,
học tập và xem xét chương trình đào tạo dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương
trình học, cơ cấu và hiệu quả của một cơ sở đào tạo, xem xét bên trong và các cơ chế
kiểm soát chất lượng của cơ sở đó. [19].
- Đánh giá chất lƣợng (Quality Assessment)
Là một xem xét có tính chuẩn đốn và đánh giá việc giảng dạy, học tập và các
kết quả dựa vào việc kiểm tra chi tiết các chương trình học, cơ cấu và hiệu quả của
một cơ sở hoặc một chương trình đào tạo. Đánh giá chất lượng được thiết kế nhằm
quyết định xem một cơ sở hoặc một chương trình đào tạo có đáp ứng được các tiêu
chuẩn xuất sắc đã được chấp nhận chung hay không [7].
- Đảm bảo chất lƣợng (Quality Assurance)
Là một qui trình có tính hệ thống và được hoạch định dùng để đánh giá một cơ
sở hoặc một chương trình đào tạo nhằm xem xét các tiêu chuẩn giáo dục đã được chấp
nhận từ trước, tính chun mơn và cơ sở hạ tầng có được duy trì và củng cố hay
khơng. Thường đảm bảo chất lượng còn được xem là các mong đợi rằng các cơ chế
kiểm soát chất lượng được vận hành và hiệu quả [7].
Trang 20


- Quản lý chất lƣợng (Quality Management)
Quản lý chất lượng là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả các phương pháp
hoặc quy trình nhằm kiểm tra, đánh giá các sản phẩm có đảm bảo được các thơng số
chất lượng theo u, mục đích đã định sẵn khơng. Trong đào tạo nói chung và đào tạo
đại học nói riêng, quản lý chất lượng đào tạo là quá trình tổ chức thực hiện có hệ thống
các biện pháp quản lý tồn bộ q trình đào tạo nhằm đảm bảo và không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu người sử dụng lao động (từ khâu tìm hiểu nhu
cầu thị trường lao động, thiết kế chương trình đào tạo đến công tác tuyển sinh, tổ chức
đào tạo và kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo) [11].

- Kiểm định chất lƣợng (Education Accreditation)
Kiểm định chất lượng là một q trình xem xét chất lượng từ bên ngồi, được
GDĐH sử dụng để khảo sát, đánh giá các cơ sở giáo dục và các ngành đào tạo nhằm
đảm bảo và cải tiến chất lượng" (CHEA, 2003). “Kiểm định chất lượng là một q
trình đánh giá ngồi nhằm đưa ra một quyết định công nhận một trường đại học hay
một chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng các chuẩn mực quy định”
(SEAMEO, 2003). “Kiểm định chất lượng CSGD là hoạt động đánh giá và công nhận
mức độ CSGD đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục về mục tiêu, nội dung, chương trình
giáo dục” [33].
Kiểm định chất lượng khơng những mang lại cho cộng đồng bằng chứng về chất
lượng đào tạo đại học mà còn mang lại cơ hội và động cơ để nâng cao chất lượng cho
các trường đại học qua kiểm định. Một trường đại học chỉ được cơng nhận đáp ứng
được các u cầu và tiêu chí của hội đồng sau khi nhà trường chịu sự kiểm tra của các
cán bộ đánh giá giàu kinh nghiệm và hiểu các yêu cầu kiểm định của giáo dục đại học.
Quá trình kiểm định cũng mang lại cho các trường đã qua kiểm định cơ hội tự phân
tích đánh giá để có những cải tiến về chất lượng [2].
- Cải tiến chất lƣợng liên tục (Continuos Quality Improvement)
Là những hoạt động liên tục được thực hiện trong toàn bộ tổ chức nhằm nâng
cao hiệu lực (effectiveness) và hiệu suất (productiveness) của các hoạt động và quá
Trang 21


×