Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật và khả năng đáp ứng từ phía xã hội cho họ ở những nơi công cộng tại khu vực trung tâm của tp hồ chí minh thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.35 MB, 110 trang )

C
hí Minh

Đại học Quốc gia TP.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2013

Tên đề tài: Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật và khả năng đáp
ứng từ phía xã hội cho họ ở những nơi công cộng tại khu vực trung tâm của
TP. HCM: thực trạng và giải pháp

Tham gia thực hiện
Chịu
trách
nhiệm
Chủ
nhiệm

Điện thoại

Email

098377718
1

nguyenhainguye


2. Phan Đình Bích Vân



Tham
gia

093489243
9

phandinhbichvan


3. Đồn Diệp Thùy Dương

Tham
gia

093237063
0

thuyduongdus02
@yahoo.com

4. Nguyễn Phương Nguyệt
Minh

Tham
gia

012039729
42


nguyenphuongng
uyetminh@gmail
.com

T
T

Học hàm, học vị,
Họ và tên

1. ThS. Nguyễn Hải Nguyên


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài này nhóm nghiên cứu chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ từ
nhiều phía, xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu Trường ĐH KHXH&NV, Phòng Quản lý khoa học – Dự án và
Khoa Đô thị học đã tạo điều kiện cho chúng tôi được nhận và hướng dẫn chúng tơi
hồn thành nghiên cứu này;
- Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) đã cung cấp tư liệu cho nghiên cứu;
- Các anh, chị sinh hoạt tại DRD và những anh, chị khác đã cung cấp thông tin
trong quá trình khảo sát bảng hỏi;
- Các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ chúng tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài có thể vẫn cịn nhiều thiếu sót, nhóm
nghiên cứu xin được lắng nghe những ý kiến đóng góp và nhận nơi đây lịng biết ơn
chân thành nhất.
Thay mặt Nhóm nghiên cứu
Chủ nhiệm Đề tài

ThS.Nguyễn Hải Nguyên



NỘI DUNG CHỈNH SỬA THEO YÊU CẦU HỘI ĐỒNG

STT

1.

Nội dung chưa

Nội dung đã chỉnh

chỉnh sửa

sửa theo u cầu


Mơ hình
phân tích

khung

Thêm một số tiêu chí
vào Mơ hình khung

Số trang

13

phân tích

2.

3.

Khái niệm trung
tâm chưa cụ thể
những đặc điểm cản

Làm rõ Khái niệm
trung tâm và những
đặc điểm cản trở

trở NKT

NKT

Lỗi đánh máy ở 33
trang

Đã chỉnh sửa các lối
đánh máy

31

Lời cảm ơn, 9, 11, 12,
15, 19, 20, 22, 23, 24,
27, 37, 38, 39, 44, 51,
61, 62, 68, 69, 72, 73,
80, 81, 82, 83, 84, 87,
88, 93, 95, 97, 99.


Lỗi Footnote không

Đã chỉnh Footnote

thống nhất

thống nhất

10, 22, 23, 25, 26, 27,
28, 31, 33, 44, 46, 47,
48, 57, 58, 64, 67, 70,
74, 79, 81, 90, 91, 98,
101

5.

Các bảng số liệu
tiếng Anh

Đã được dịch sang
tiếng Việt

37, 38, 41, 43, 45, 86,
78, 88, 89, 91, 92

6.

Tài liệu 5 và 10 ở
mục TLTK thiếu

thông tin

Đã bỗ sung thông tin
tài liệu 5 và 10 ở
mục TLTK

103

4.

Từ trang 1, 2, 4, 5,


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADA: Americans with Disabilities Act of 1990 (Đạo luật về người khuyết tật của
Hoa Kỳ năm 1990)
DDA: (Disability Discrimination Act – Đạo luật chống phân biệt đối xử với người
khuyết tật do Quốc hội Anh ban hành)
DRD: Trung tâm Khuyết tật và phát triển
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences
NKT: Người khuyết tật
NVS: Nhà vệ sinh
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban Nhân dân


MỤC LỤC

TÓM TẮT ......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI .............................................................. 16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 16
1.2. Các khái niệm chính sử dụng trong đề tài............................................................ 21
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ NHU CẦU HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA NGƯỜI
KHUYẾT TẬT VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TỪ PHÍA XÃ HỘI CHO HỌ Ở NHỮNG
NƠI CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC TRUNG TÂM CỦA TP. HCM ........................... 38
2.1. Thực trạng về nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật ở những nơi công
cộng tại khu vực trung tâm của TP. HCM.................................................................. 38
2.2. Khả năng đáp ứng từ phía xã hội đối với nhu cầu hòa nhập của người khuyết tật
ở những nơi công cộng tại khu vực trung tâm của TP. HCM .................................... 49
2.3. Người khuyết tật đánh giá khả năng đáp ứng của các cơng trình cơng cộng ở
khu vực trung tâm đối với nhu hịa nhập của mình ................................................... 87
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHU CẦU HÒA NHẬP XÃ HỘI CỦA
NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở NHỮNG NƠI CÔNG CỘNG TẠI KHU VỰC TRUNG
TÂM CỦA TP. HCM ...................................................................................................... 97
3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước ................................................................................. 97
3.2. Giải pháp mang tính kỹ thuật............................................................................... 98
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 104


1

TÓM TẮT
Đề tài là nghiên cứu thực nghiệm đánh giá nhu cầu hòa nhập cộng đồng của
người khuyết tật đặc biệt chỉ tập trung nhóm khuyết tật vận động bao gồm những
người đi xe lăn, di chuyển phải dùng nạng hỗ trợ hoặc tay chân yếu. Xác định nhu
cầu tiếp cận các quận trung tâm của họ qua mức độ thường xuyên đến các quận
này.
Ngoài ra, nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các nhu cầu hòa nhập cộng đồng

từ phía xã hội chính là các hạng mục thuộc khối cơ sở hạ tầng của những cơng
trình cơng cộng như: Lối vào, đường dốc, cửa ra vào, hành lang, thang máy, nhà
vệ sinh sẽ được đánh giá qua việc quan sát các cơng trình thuộc khu vực trung tâm
của TP.HCM
Đề tài đề xuất một số giải pháp có khả năng ứng dụng vào thực tiễn giúp
người khuyết tật dễ dàng tiếp cận các cơng trình cơng cộng tại khu vực trung tâm
từ đó có thể hịa nhập cộng đồng một cách dễ dàng.


2

ABSTRACT
Project is an empirical research which assesses the mands of community
integration of disabled people focusing specifically on groups with mobility
disabilities or reduced mobility those who are in wheelchairs, or supported by
crutches or who have thier legs or hands weak. Thier integration or participation
needs is measured by the regular level they go to the centers of those districts.
In addition, the ability to meet the society’s integration needs is assessed by
the infrastructural sectors of public works, such as entrances, ramps, doors,
corridors, elevators, restrooms will be evaluated by observing the works of Ho Chi
Minh City’s central areas.
Project is going to propose some feasible solutions which can be applied into
the reality, supporting the disabilities to easily access to public buildings in the
central areas for their easier integration.


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ
người khuyết tật khá cao so với các nước khác trong khu vực với khoảng 7,8%
dân số (tương đương với 6,7 triệu người) ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên bị khuyết
tật1
Người khuyết tật được chia ra theo các dạng như sau 29% khuyết tật vận
động, 17% tâm thần, 14% tật thị giác, 9% tật thính giác, 7% tật ngơn ngữ, 7%
trí tuệ và 17% các dạng tật khác. Nguyên nhân gây nên khuyết tật có tới 36%
bẩm sinh, 32% do bệnh tật, 26% do hậu quả chiến tranh và 6% do tai nạn lao
động. Dự báo trong nhiều năm tới số lượng người khuyết tật ở Việt Nam chưa
giảm do tác động của ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của chất độc hoá học do
Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, tai nạn giao thông và tai nạn lao
động, hậu quả thiên tai… Có tới 80% người khuyết tật ở thành thị và 70% người
khuyết tật ở nơng thơn sống dựa vào gia đình, người thân và trợ cấp xã hội;
32,5% thuộc diện nghèo (cao gấp hai lần so với tỷ lệ nghèo chung cùng thời
điểm)2
Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 70.000 người khuyết tật (chưa
tính người ngoại tỉnh), theo tổ chức Y tế Thế giới số người khuyết tật chiếm
10% dân số thành phố theo số liệu của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.3

1

Ban điều phối các hoạt động hỗ người khuyết tật Việt Nam, Báo cáo thương niên năm 2012 về hoạt động trợ
giúp người khuyết tật Việt Nam, NXB Lao động-Xã hội, 2013
2
TS. Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số, Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa
gia đình, Thực trạng người khuyết tật và kết quả thực hiện chăm sóc người khuyết tật
3
Dẫn theo ThS.Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật và Phát triển TP.HCM,
/>


4

Người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn khơng chỉ về
đời sống vật chất mà còn chịu nhiều thiệt thòi từ sự kỳ thị của xã hội. Đã có
nhiều nghiên cứu của các cá nhân và tổ chức về nhóm dân cư dễ bị tổn thương
này trong đó phải kể đến đề tài của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS)
được sự tài trợ của Quỹ Ford, năm 2007 đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở
Việt Nam và đưa ra một vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng
đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế
nào, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh4

Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật

Tỉ lệ quan điểm
đồng ý

Đáng thương

98% đến 99%

Người khuyết tật là người ỷ lại

18% đến 32%

Người khuyết tật khơng thể có cuộc sống bình thường
Người khuyết tật bị như vậy là do số phận
Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như
vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước
Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen


40% đến 59,4%
56% đến 65%
14% đến 21%
17%

Đến nay những quan niệm về người khuyết tật vẫn chưa có chuyển biến
nhiều so với kết quả cuộc nghiên cứu trên. Những quan niệm này cản trở
người khuyết tật tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm,
tham gia giao thơng, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống và hoà nhập với cộng
đồng.

4

/>

5

Chính phủ Việt Nam đã thơng qua và thực thi nhiều Luật, chính sách, quy
định và sáng kiến liên quan đến người khuyết tật, trong đó có quyền tiếp cận
các cơng trình xây dựng để hịa nhập cộng đồng bền vững và hiệu quả. Trong
đó phải kể đến những văn bản chủ yếu sau:
i) Hiến pháp Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc Hội
thông qua năm 1992 và sửa đổi năm 2001. Việc bảo vệ người khuyết tật được
nêu tại Điều 59 và 67;
ii) Pháp lệnh Người tàn tật (1998) đã quy định tại điều 26;
iii) Luật Xây dựng (2003), điều 52. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng cơng
trình: …“đối với những cơng trình công cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu
chuẩn cho người tàn tật”.
iv) Luật Người khuyết tật (Luật số 51/2010/QH11) có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2011 quy định tại Điều 39 về việc tuân thủ Quy chuẩn xây dựng

kỹ thuật quốc gia về xây dựng cơng trình trong hoạt động xây dựng và Điều
40 quy định lộ trình cải tạo cơng trình xây dựng;
v) Quyết định phê duyệt Đề án Trợ giúp người tàn tật giai đoạn 2006-2010
số 239/2006/QĐ-TTg ngày 24/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ trong đó
giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc
xây dựng các cơng trình mới, nâng cấp các cơng trình hiện có theo bộ quy
chuẩn xây dựng cơng trình cơng cộng.
Bộ Xây dựng cũng đã ra Quyết định số 01/2002/QĐ-BXD, ngày
17/01/2002 về ban hành bộ Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật:
QCXDVN 01:2002, Quy chuẩn xây dựng cơng trình để đảm bảo người
tàn tật tiếp cận sử dụng;


6

TCXDVN 264:2002, Nhà và cơng trình – Ngun tắc cơ bản xây dựng
cơng trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
TCXDVN 265:2002, Đường và hè phố – Ngun tắc cơ bản xây dựng
cơng trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
TCXDVN 266:2002, Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người
tàn tật tiếp cận sử dụng.
Đây là các văn bản quy định các yêu cầu bắt buộc tuân thủ và các hướng
dẫn kỹ thuật nhằm kiểm soát các hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình. Trên
cơ sở đó, theo phân cấp, các địa phương tổ chức kiểm soát các dự án thông
qua công tác thẩm định dự án và nghiệm thu cơng trình theo quy định của
pháp luật về xây dựng đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng.5
Ngoài ra 05 tháng 8 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định Số:
1019/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 –
2020 với những chỉ tiêu cụ thể đặc biệt là “Ít nhất 50% cơng trình là trụ sở
làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh,

chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, cơng trình văn hóa, thể dục thể thao;
nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật; Ít nhất
50% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thơng được sử dụng phương
tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch
vụ trợ giúp tương đương”. Tiến dần đến giai đoạn 2016 – 2020 con số là
100% cho cơng trình và 80% cho nhu cầu tham gia giao thông6

5

Trần Hữu Hà Vụ, Khoa học Công nghệ &Môi trường - Bộ Lao động thương binh xã hội, trang thông tin hỗ
trợ người khuyết tật,
6
Quyết định Số: 1019/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020


7

Có thể thấy Chính phủ đã có nhiều nỗ lực mang đến cuộc sống bình đẳng
cho người khuyết tật, nâng cao khả năng tiếp cận các cơng trình cơng cộng
cho họ. Tuy nhiên, người khuyết tật có nhu cầu tiếp cận các cơng trình ấy hay
khơng? Mức độ như thế nào? Và khả năng đáp ứng sự hòa nhập cho họ ra sao
từ những cơng trình cơng cộng tại các quận trung tâm TP.HCM? Đề tài: “Nhu
cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật và khả năng đáp ứng từ phía xã
hội cho họ ở những nơi cơng cộng tại khu vực trung tâm của TP.HCM:
Thực trạng và Giải pháp” sẽ trả lời các câu hỏi ấy.
Đánh giá nhu cầu hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật được giới
hạn trong đề tài chỉ dừng lại ở việc đo mức độ họ đến các cơng trình cơng
cộng ở những quận trung tâm như thế nào? Khả năng đáp ứng từ phía xã hội
sẽ được đánh giá về các hạng mục cơng trình như: vỉa hè, lối vào, cửa, hành
lang, thang máy, nhà vệ sinh của không gian cứng và khơng gian mềm ở các

quận trung tâm có dễ dàng để người khuyết tật tiếp cận.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với việc sử dụng bảng khảo sát chúng tôi hướng đến việc đánh giá nhu
cầu hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật đặc biệt chỉ tập trung nhóm
khuyết tật vận động bao gồm những người đi xe lăn, di chuyển phải dùng
nạng hỗ trợ hoặc tay chân yếu. Xác định nhu cầu tiếp cận các quận trung tâm
của họ qua mức độ thường xuyên đến các quận này.
Ngoài ra, nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các nhu cầu hòa nhập cộng
đồng từ phía xã hội chính là các hạng mục thuộc khối cơ sở hạ tầng của
những cơng trình công cộng ở khu vực trung tâm của TP.HCM như: lối vào,
cửa, hành lang, thang máy, nhà vệ sinh sẽ được đánh giá qua việc quan sát các
cơng trình trong địa bàn nghiên cứu;


8

Từ thực trạng nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp có khả năng ứng
dụng vào thực tiễn giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng một cách dễ
dàng.
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Nhu cầu hòa nhập xã hội của người khuyết tật và khả năng đáp ứng từ phía
xã hội cho họ ở những nơi công cộng tại khu vực trung tâm của TP. HCM
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người khuyết tật tập trung vào nhóm khuyết tật vận động gồm những
người đi xe lăn, xe lắc, di chuyển phải dùng nạng hỗ trợ hoặc tay chân yếu,
những người được chúng tôi đánh giá là năng động, có tính tự lập cao và chủ
động hịa nhập.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu

4.1.1. Phân tích tư liệu có sẵn
Phân tích tư liệu sẵn có từ báo cáo tổng kết, các tài liệu nghiên cứu về
người khuyết tật từ trước đến nay, các cơng trình nghiên cứu trước đó về
những vấn đề có liên quan đến người khuyết tật, sách, báo, tạp chí, nguồn số
liệu thống kê về tình hình kinh tế - văn hóa – xã hội tác động trực tiếp đến vấn
đề nghiên cứu. Đặc biệt là chúng tôi phân tích lại một phần kết quả dự án
“Bản đồ tiếp cận” của Trung tâm Khuyết tật và phát triển (DRD) tháng
8/2011-2012, và trích một số số liệu từ đề tài luận văn thạc sĩ Xã hội học của


9

học viên Đỗ Trần Phan “Thực trạng và giải pháp về cơ sở hạ tầng đối với
người khuyết tật tại thành phố Hồ chí Minh trong q trình hội nhập xã hội”.
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp định lượng với công cụ điều tra bảng hỏi: 100 mẫu
những người khuyết tật tập trung vào nhóm khuyết tật vận động. Bảng hỏi
được thiết kế bao gồm câu hỏi đóng (các câu hỏi có sẵn các phương án lựa
chọn). Bằng việc sử dụng bảng hỏi, thông tin thu được bao gồm những đặc
điểm về nhân khẩu: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp,… những câu hỏi
đánh giá về nhu cầu hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật ở mức độ
thường xun đến các cơng trình cơng cộng và những nhận định của họ đối
với việc tiếp cận các công trình cơng cộng ở các quận trung tâm TP.HCM.
Bảng hỏi hồn tất sẽ được đọc sốt, kiểm tra về độ tin cậy của thông tin.
4.1.3. Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp định tính với cơng cụ điều tra lập bảng quan sát: 50 mẫu tiến
hành tại các quận trung tâm TP.HCM (xem định nghĩa các quận trung tâm ở
mục 1.2. Các khái niệm chính sử dụng trong đề tài) khu vực 930 ha gồm quận
1, quận 3, quận 4 và một phần quận Bình Thạnh để đánh giá về khả năng đáp
ứng nhu cầu hòa nhập xã hội dành cho người khuyết tật của TP.HCM

Các cơng trình sẽ được quan sát những hạng mục gồm: lối vào, cửa, hành
lang, lối đi, thang bộ, thang máy, nhà vệ sinh. Những tiêu chí để đánh giá xem
cơng trình có đạt chuẩn hay không căn cứ vào những văn bản pháp lý sau:
QCXDVN 01:2002, Quy chuẩn xây dựng cơng trình để đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng;


10

TCXDVN 264:2002, Nhà và cơng trình – Ngun tắc cơ bản xây dựng
cơng trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
TCXDVN 265:2002, Đường và hè phố – Ngun tắc cơ bản xây dựng
cơng trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng;
TCXDVN 266:2002, Nhà ở - Hướng dẫn xây dựng để đảm bảo người tàn
tật tiếp cận sử dụng.
4.2. Phương pháp chọn mẫu
Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất (non-probability sampling) với cách lấy mẫu thuận tiện (convenience,
accidental sampling).
Chúng tôi phát phiếu khảo sát cho những người khuyết tật vận động, đa số
đang sinh hoạt, làm việc hoặc là tình nguyện viên tại Trung tâm Khuyết tật và
phát triển (DRD) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào ngày 03 tháng 12 năm 2005 dưới sự
hỗ trợ ban đầu của quỹ Ford. Trung tâm với mục tiêu hoạt động là thúc đẩy
bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật, khuyến khích và tạo điều kiện để người
khuyết tật tham gia vào tất cả các hoạt động và đóng góp cho cộng đồng giống
như những thành viên khác của xã hội. Các hoạt động của DRD bao gồm cung
cấp các dịch vụ hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và thông tin về các vấn đề liên quan
đến người khuyết tật vận động và chậm phát triển trí tuệ tại Việt Nam. Có rất
nhiều hoạt động và tập hợp được một số lượng lớn những người khuyết tật, đặc

biệt là khuyết tật vận động.
Ngồi ra, chúng tơi cịn phát phiếu khảo sát cho những người khuyết tật vận
động ở khu vực các quận trung tâm theo cách chọn mẫu nói trên.


11

Đối với phương pháp quan sát, như đã đề cập ở trên, chúng tôi sử dụng thêm
những số liệu quan sát của dự án “Bản đồ tiếp cận” Trong 1 năm, hơn 50 tình
nguyện viên của Trung tâm Khuyết tật và phát triển đã khảo sát 1.800 cơng
trình cơng cộng (bệnh viện, trường học, nhà hàng,…) trên địa bàn quận 1 và 3
của TP.HCM, kết quả là chỉ có 78 cơng trình xây dựng đúng quy chuẩn, có thể
tiếp cận cho người khuyết tật7 chúng tôi đã khảo sát lại 10 trong số 78 cơng
trình ở quận 1 và quận 3 được phân chia cụ thể như sau:
STT

Cơng trình

Số lượng

1

Trường học, trường dạy nghề (cơng trình giáo dục)

2

2

Trung tâm y tế bệnh viện (Cơng trình y tế)


2

3

Các UBND, sở ban ngành (Cơng trình hành chính)

2

4

Nhà văn hóa chùa (Cơng trình văn hóa)

2

5

Ngân hàng trung tâm thương mại nhà hàng khách sạn

2

sân vận động (Cơng trình dịch vụ)
Tổng cộng:

10

Cùng với 30 cơng trình khơng thuộc danh mục khảo sát của Bản đồ tiếp
cận tập trung ở 2 quận còn lại của khu vực trung tâm như quận 4 và một phần
quận Bình Thạnh cũng được phân chia theo 5 nhóm cơng trình như trên để có
sự đồng bộ trong dữ liệu.
Ngồi ra, để đánh giá mức độ tiếp cận của người khuyết tật chúng tơi cịn

mở rộng khảo sát tại 10 công viên và vườn dạo ở khu vực trung tâm (những
cơng viên này khơng có trong danh mục nghiên cứu của Bản đồ tiếp cận) vì
theo đánh giá của chúng tơi người khuyết tật có nhu cầu cao trong việc tiếp
cận các không gian công cộng này. Danh sách các công viên, vườn dạo được

7

/>

12

đưa vào khảo sát bao gồm: công viên 23 tháng 9, công viên 30 tháng 4, công
viên Lam Sơn, công viên Bách Tùng Diệp, công viên Lê Văn Tám, công viên
Tao Đàn, công viên cảng du lịch Bạch Đằng, vườn dạo trước UBND Thành
phố, vườn dạo dưới chân cầu Tân Thuận, Thảo Cầm viên Sài Gịn,
Tổng cộng có 50 cơng trình cơng cộng được khảo sát trong đề tài nhằm trả
lời câu hỏi khả năng đáp ứng sự hòa nhập của người khuyết tật ở các cơng
trình cơng cộng tại các quận trung tâm của TP.HCM ra sao?
4.3. Phương pháp xử lý thông tin
4.3.1. Xử lý kết quả thu thập thơng tin từ tư liệu có sẵn
Hầu hết các tài liệu tác giả tìm kiếm được đều liên quan đến vấn đề nghiên
cứu. Từ đó tiến hành tổng hợp tài liệu, sắp xếp, đánh giá, so sánh theo tiến
trình thời gian, các chương mục của đề tài nhằm đảm bảo tính khoa học.
4.3.2. Xử lý kết quả nghiên cứu định lượng
Để xử lý 100 bảng hỏi chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS for windows
phiên bản 11.5 và phân tích chủ yếu theo phương pháp thống kê mô tả về tần
số, phần trăm lũy tiến. Mặc dù nhóm nghiên cứu có khả năng phân tích chéo,
kiểm định mối liên hệ giữa các biến tuy nhiên chúng tôi nhận thấy với số mẫu
là 100 và cách lấy mẫu thuận tiện thì khơng đủ mang tính đại diện nên việc
kiểm định mối quan hệ giữa các biến và phân tích hồi quy tuyến tính là khơng

cần thiết vì sẽ khơng đảm bảo tính đại diện của mẫu là tồn bộ những người
khuyết tật vận động tại TP.HCM.


13

4.3.2. Xử lý kết quả nghiên cứu định tính
Với 50 bảng quan sát chúng tôi cũng thống kê theo dạng hạng mục các
cơng trình nhấn mạnh vào những nơi khó tiếp cận, được lập thành bảng với
các hạng mục như: Lối vào, đường dốc, cửa, hành lang, thang máy, nhà vệ
sinh để thấy cơng trình nào có khả năng đáp ứng cho người khuyết tật vận
động.
Ngồi ra, hình ảnh của nghiên cứu quan sát được nhóm nghiên cứu chụp
trong quá trình thu thập thơng tin cũng được chèn vào báo cáo để minh họa
cho việc tiếp cận các cơng trình công cộng của người khuyết tật.


14

5. Mơ hình khung phân tích

NGƯỜI

NHU CẦU HỊA

KHẢ NĂNG

KHUYẾT

NHẬP CỦA


ĐÁP ỨNG TỪ

TẬT

NGƯỜI KHUYẾT

XÃ HỘI

HỊA NHẬP

TẬT

XÃ HỘI

KHƠNG
GIAN MỀM
(Khơng gian
cơng cộng)

KHƠNG
GIAN CỨNG

Cơng
trình
giáo
dục

Cơng
trình

y tế

Cơng
trình
hành

Cơng
trình
văn

Cơng
trình
dịch

chính

hóa

vụ

Cơng
viên

Vườn
dạo


15

6. Ý nghĩa của đề tài

Những đề xuất của nghiên cứu dựa trên các số liệu thực nghiệm có thể được
dùng để tư vấn cho các cơ quan chức năng trong việc ra quyết định phát triển
đô thị TP.HCM. Đặc biệt, với việc UBND Thành phố phê duyệt mở rộng các
quận trung tâm thành khu vực 930 ha sẽ có rất nhiều cơng trình mới được xây
dựng, với mục tiêu đem lại sự bình đẳng trong cơ hội tiếp cận cho mọi nhóm
dân cư nhất là nhóm yếu thế như: Người khuyết tật, người già, phụ nữ mang
thai và trẻ em thì các cơ quan như Sở Giao thơng cơng chánh, Sở Qui hoạch
Kiến trúc… có thể sử dụng số liệu của đề tài.
Báo cáo là tài liệu tham khảo cho các cán bộ, giảng viên, sinh viên quan
tâm đến người khuyết tật;
Báo cáo sẽ bổ sung tư liệu cho khoa Đô thị học, khoa Xã Hội Học và khoa
Công tác xã hội, trường ĐH KHXH&NV TP.HCM;


16

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đời sống của người khuyết tật
Nghiên cứu về đời sống của người khuyết tật được sự quan tâm khá lớn từ
nhóm ngành Khoa học xã hội và Nhân văn. Riêng tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn đã có khá nhiều luận văn thạc sĩ thuộc các nhóm
ngành văn hóa học, xã hội học, Thư viện thơng tin học… quan tâm đến vấn đề
người khuyết tật như: Luận văn thạc sĩ của Hoàng Tố Uyên “Mở rộng dịch vụ
thư viện cho người khiếm thị trong hệ thống thư viện công cộng ở Việt Nam”
(2006); luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Long “Q trình hịa nhập cộng
đồng của người khiếm thị dưới nhãn quan văn hóa” (2009); luận văn thạc sĩ
của Bùi Việt Thành “Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do bom
mìn sau chiến tranh tại Triệu Phong Quảng Trị hiện nay” (2011); Luận văn

Thạc sĩ của Nguyễn Thị Từ An, “Những vấn đề về tình dục của người khuyết
tật ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” (2012).
Đa số các đề tài luận văn trên đều tiến hành nghiên cứu thực nghiệm và
phân tích các vấn đề liên quan đến đời sống của người khuyết tật với rất nhiều
hướng tiếp cận khác nhau. Đặc biệt phải nhắc đến đề tài luận văn thạc sĩ của
học viên Bùi Việt Thành “Tìm hiểu đời sống của các nạn nhân thương tật do
bom mìn sau chiến tranh tại Triệu Phong Quảng Trị hiện nay” (2011). Luận
văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp thu
thập thông tin; phương pháp nghiên cứu định tính; định lượng; đo lường các
biến số; phương pháp xử lý dữ liệu và phân tích bao gồm phương pháp xử lý
số liệu, phương pháp phân tích cụ thể với mục đích là tìm hiểu cuộc sống vật


17

chất, tinh thần nạn nhân thương tật bom mìn sau chiến tranh, qua đó tìm hiểu
những thuận lợi và khó khăn trong cuộc sống mà họ gặp phải. Đời sống kinh
tế, xã hội, chính trị văn hóa và những vấn đề xã hội nảy sinh trong giai đoạn
hiện nay ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ. Chính sách của Đảng
và Nhà nước phù hợp sâu sát đối với cuộc sống của họ hay không. Dựa vào
kết quả trong quá trình nghiên cứu, tác giả cho rằng các điều kiện về vật chất
và tinh thần cũng như các dịch vụ xã hội của đối tượng nghiên cứu tại huyện
Triệu Phong vẫn còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cần thiết cho
cuộc sống của họ, đồng thời các nạn nhân vẫn chưa có sự quan tâm sâu sắc từ
các chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp
nhằm thu hút hơn sự quan tâm của các cấp chính quyền, địa phương và cộng
đồng, cũng như nâng cao cuộc sống đối với các nạn nhân thương tật do bom
mìn sau chiến tranh tại Triệu Phong nói riêng và cả nước nói chung.
Nghiên cứu về người khuyết tật cịn có những cơng trình của Viện Nghiên
cứu phát triển xã hội. “Người khuyết tật ở Việt Nam: Kết quả điều tra xã hội

tại Thái Bình, Quảng Nam, Đà Nẵng và Đồng Nai”, NXB Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 2008; Nguyễn Thị Từ An “Quan niệm của người khuyết tật tại Thành
phố Hồ Chí Minh về tình u - hơn nhân - gia đình” : cơng trình dự thi giải
thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008 TP. Hồ Chí Minh: Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh),
2008; Cơng trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS);
“Bảo trợ xã hội cho những nhóm bị thiệt thịi”, NXB Thế giới, 2005, đã chia
sẻ một số kinh nghiệm quý báu về vấn đề phát triển con người, nhất là các
nhóm bị thiệt thịi, trong đó có người khuyết tật trong việc hội nhập cuộc sống,
cũng như những thuận lợi, khó khăn và bài học rút ra từ kinh nghiệm hỗ trợ
các nhóm xã hội bị thiệt thịi này. Bên cạnh đó, cũng cho chúng ta những nhận


18

diện về các nhóm dễ tổn thương trong xã hội để có các biện pháp hỗ trợ họ
phát triển bền vững.
Ngồi ra, cịn một số cơng trình nghiên cứu như: TS. Hồng Mai Khanh
“Tác động của gia đình và nhà trường đến việc hội nhập của trẻ khuyết tật”
(2011), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn. Và sách đã xuất bản
về “Giáo dục học trẻ khuyết tật” (2009), nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam của
tác giả Nguyễn Xuân Hải; GS.TS. Vũ Dũng “Thích ứng xã hội của các nhóm
xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay” (2012), nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
Đặc biệt cuốn sách của GS.TS Vũ Dũng “Thích ứng xã hội của các nhóm xã
hội yếu thế ở nước ta hiện nay” bằng những phương pháp tiếp cận nghiên cứu
vấn đề như: tiếp cận trên cơ sở quan điểm chung, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, các cơng ước quốc tế về các nhóm xã hội yếu thế; tiếp cận
mang tính liên ngành và mang tính hệ thống, cùng những phương pháp nghiên
cứu định tính, định lượng,… đề tài nghiên cứu giúp mọi người hiểu sâu hơn,
đầy đủ hơn về đời sống vật chất, tâm lý của các nhóm xã hội yếu thế, trong đó

có nhóm ngươi khuyết tật ở nước ta hiện nay, những thuận lợi và đặc biệt là
những khó khăn mà họ đang gặp phải trong sự hòa nhập vào cuộc sống xã hội.
Nghiên cứu này có ý nghĩa khoa học cao do đã đề cập đến sự thích ứng của
các nhóm xã hội yếu thế dưới lăng kính của tâm lý học trong bối cảnh hội
nhập của nước ta hiện tại. Đây được xem là tính mới của đề tài khác với các
nghiên cứu khác trong nước chủ yếu tìm hiểu đối tượng nghiên cứu từ góc độ
kinh tế, xã hội. Hiểu được tâm lý, suy nghĩ của nhóm người yếu thế như người
khuyết tật là công việc cần thiết khi thực hiện đề tài về nhu cầu của người
khuyết tật trong việc hòa nhập cộng đồng.


19

Nghiên cứu về người khuyết tật với cơ sở hạ tầng đơ thị
Trái ngược với việc có rất nhiều những bài viết được đăng tải trên báo giấy
và báo điện tử phản ánh về việc người khuyết tật khó khăn trong việc tiếp cận
các cơng trình thuộc cơ sở hạ tầng đô thị tại TP.HCM cho thấy thực trạng hiện
nay người khuyết tật vẫn rất khó khăn trong việc hịa nhập xã hội bởi có rất
nhiều rào cản từ các cơng trình khơng quan tâm đến việc tiếp cận của họ thì
các cơng trình nghiên cứu về cơ sở hạ tầng cho người khuyết tật tại TP.HCM
cũng chưa phải là nhiều. Có thể kể ra sau đây tên và nội dung các cơng trình
mà nhóm nghiên cứu chúng tơi đã thu thập được như sau:
Đề tài "Khảo sát các công trình cơng cộng phục vụ người khuyết tật tại
TP.HCM", do ThS. Võ Thị Hồng Yến cùng nhóm cộng sự thực hiện năm
2007; đề tài đã khảo sát 453 mẫu với các cơng trình cơng cộng bao gồm cơng
trình y tế - giáo dục, cơng trình hành chánh các cấp, cơng trình văn hóa – thể
thao, cơng trình dịch vụ cơng cộng, cơng trình nhà chung cư, cơng trình giao
thơng, đường phố… có đúng với tiêu chuẩn xây dựng của nhà nước ban hành
năm 2003 hay không.
Tham luận: “Thực trạng các cơng trình xây dựng tại TP.HCM dành cho

người khuyết tật sau khi ban hành qui chuẩn xây dựng năm 2003” (tác giả Bùi
Việt Thành - Hội thảo Những vấn đề phát sinh trong q trình đơ thị hố tại
TP.HCM do Bộ môn Đô thị học tổ chức tháng 11/2008) tập trung khảo sát
thực trạng các cơng trình xây dựng tại TP.HCM sau khi ban hành qui chuẩn
xây dựng năm 2003, cho thấy, người khuyết tật vẫn bị gạt ra bên lề trong việc
tiếp cận hệ thống cở sở hạ tầng đơ thị dù đã có qui chuẩn xây dựng ban hành
và có hiệu lực. Dù chính phủ và chính quyền có chú trọng hơn trong việc hỗ
trợ cho người khuyết tật tiếp cận các cơng trình nhưng chủ yếu cịn nhỏ lẻ, tự
phát hoặc chỉ các cơng trình quốc gia. Lề đường và hè phố bị hàng quán xâm


20

chiếm, xây dựng không đúng qui chuẩn, thiếu các biển báo dành cho người
khuyết tật … Tóm lại, các thiết kế xây dựng hiện nay, hầu như không dành cơ
hội cho người khuyết tật tiếp cận. Cũng với tham luận này, đã cho thấy các
vấn đề mang lại rào cản về văn hố, kinh tế - xã hội đang góp phần gây nên sự
khó khăn trong việc hịa nhập xã hội đối với người khuyết tật hiện nay.
Đặc biệt phải kể đến luận văn và dự án được nhóm nghiên cứu rất chú ý vì
có thể kế thừa những số liệu tương thích, và so sánh đối chiếu các kết quả của
đề tài:
Luận văn thạc sĩ Xã hội học của Học viên cao học Đỗ Trần Phan - Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, “Thực trạng và giải pháp về cơ sở hạ
tầng đối với người khuyết tật tại thành phố Hồ chí Minh trong q trình hội
nhập xã hội” dựa trên số liệu mà tác giả thu thập được từ tất cả các quận trong
thành phố đánh giá về cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội của
người khuyết tật cho thấy thực trạng tình hình các hạng mục cơ sở hạ tầng của
TP.HCM sau năm 2003, đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã được
đầu tư rất mạnh với tốc độ xây dựng khá nhanh, trong đó các hạng mục được
xây mới chiếm một con số không nhỏ khoảng 2/3 trên tổng số 300 cơng trình

mà luận văn tiến hành đo đạc khảo sát. Tuy nhiên, các hạng mục thuộc cơ sở
hạ tầng kỹ thuật TP. HCM hiện nay vẫn chưa đủ để cho người khuyết tật có
thể sử dụng, một số cơng trình được xây dựng đầy đủ nhưng do chất lượng thi
công kém và không được bảo quản thường xuyên nên các hạng mục dành cho
người khuyết tật thường bị hư hỏng và xuống cấp, mất chức năng sử dụng.
Một số cơng trình được xây mang tính hình thức, khả năng sử dụng thực tế
khơng cao. Luận văn kết luận thêm một vấn đề gây nhiều khó khăn cho người
khuyết tật trong q trình hồ nhập đời sống xã hội không chỉ là cơ sở hạ tầng


×