Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Ngôn ngữ phóng sự trên báo trực tuyến tiếng việt (khảo sát trên vnexpress, vietnamnet, dân trí từ năm 2007 đến nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ HẠNH VÂN

NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN TIẾNG VIỆT
(Khảo sát trên VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí từ năm 2007 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐẶNG THỊ HẠNH VÂN

NGÔN NGỮ PHÓNG SỰ
TRÊN BÁO TRỰC TUYẾN TIẾNG VIỆT
(Khảo sát trên VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí từ năm 2007 đến nay)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH



TP. HỒ CHÍ MINH - 2014


XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN VÀ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TM. HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………


…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………


…………………………………………

…………………………………………

…………………………………………


4

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tơi thực hiện. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn được rút ra từ quá trình khảo sát của cá nhân. Vì thế,
mọi sai sót tơi xin chịu trách nhiệm.
HVCH. Đặng Thị Hạnh Vân


LỜI CẢM ƠN

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô – TS. Huỳnh Thị Hồng Hạnh – người đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi về kiến thức, đã nhiệt tâm giúp đỡ tôi về tinh thần
trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trong Khoa Văn học
và Ngôn ngữ, đặc biệt là Thầy Cô trong Bộ môn Ngôn ngữ đã truyền đạt kiến thức
chuyên môn, giúp tơi có được nền tảng tốt phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
Vơ cùng biết ơn Gia đình đã luôn bên cạnh, cảm ơn những bạn bè thân u
đã ln khích lệ và giúp đỡ về nhiều mặt để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Biết ơn vô cùng những người thân quý đã đồng hành cùng tôi trong suốt thời

gian qua!
HVCH. Đặng Thị Hạnh Vân


MỤC LỤC
MỤC LỤC

6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

9

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 10
2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 11
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 15
4. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ...................................................... 16
6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 18
7. Bố cục luận văn .................................................................................................. 19
NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Báo trực tuyến tiếng Việt ................................................................................ 20
1.1.1. Thuật ngữ “trực tuyến” và “điện tử” ......................................................... 20
1.1.2. Khái niệm “báo trực tuyến”....................................................................... 21
1.1.3. Đặc điểm loại hình báo trực tuyến ............................................................ 23
1.1.4. Đặc điểm ngơn ngữ báo trực tuyến ........................................................... 26
1.1.5. Thế mạnh của báo trực tuyến so với các loại hình báo truyền thống ........ 30
1.2. Tổng quan về thể loại phóng sự báo chí ......................................................... 32

1.2.1. Một số vấn đề về thể loại báo chí .............................................................. 32
1.2.2. Phóng sự báo chí ....................................................................................... 34
Chương 2: TỪ NGỮ TRONG PHÓNG SỰ BÁO TRỰC TUYẾN
2.1. Về ranh giới từ khi xử lí văn bản phóng sự báo trực tuyến............................. 51
2.2. Đặc điểm từ ngữ trong phóng sự báo trực tuyến ............................................. 52
2.2.1. Từ ngữ xét về mặt phạm vi sử dụng .......................................................... 53
2.2.2. Từ ngữ xét về nguồn gốc ........................................................................... 67


2.3. Sự phát triển của vốn từ tiếng Việt thể hiện qua ngơn ngữ phóng sự báo
trực tuyến .................................................................................................................. 70
2.3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa trong ngôn ngữ .................................................... 70
2.3.2. Xu hướng cấu tạo từ dựa vào mơ hình kết hợp đã có................................... 72
2.3.1. Xu hướng mượn từ ngữ của các ngơn ngữ khác .......................................... 74
Chương 3: CÂU TRONG PHĨNG SỰ BÁO TRỰC TUYẾN
3.1. Cách xử lí câu trong văn bản phóng sự báo trực tuyến ...................................... 76
3.1.1. Về ranh giới câu ........................................................................................... 76
3.1.2. Về cấu trúc câu ............................................................................................. 77
3.1.3. Về ranh giới tiếng ......................................................................................... 78
3.2. Độ dài câu .......................................................................................................... 78
3.2.1. Độ dài trung bình câu theo từ và theo tiếng ................................................. 78
3.2.2. Kết quả phân tích hồi qui về độ dài câu theo từ bởi độ dài câu theo tiếng . 80
3.3. Cấu trúc cú pháp của câu ................................................................................... 81
3.3.1. Các kiểu câu cơ bản ...................................................................................... 81
3.3.2. Các kiểu câu đặc thù của ngơn ngữ phóng sự ............................................. 90
3.4. Câu theo mục đích phát ngơn ............................................................................. 96
3.4.1. Câu trần thuật ............................................................................................... 97
3.4.2. Câu cảm thán ................................................................................................ 98
3.4.1. Câu nghi vấn ............................................................................................... 100
Chương 4: KẾT CẤU VĂN BẢN PHÓNG SỰ BÁO TRỰC TUYẾN

4.1. Đặc điểm kết cấu văn bản phóng sự báo trực tuyến......................................... 103
4.1.1. Tiêu đề ........................................................................................................ 103
4.1.2. Đề dẫn......................................................................................................... 105
4.1.3. Phần nội dung văn bản ............................................................................... 107
4.2. Phương tiện liên kết trong văn bản .................................................................. 116
4.2.1. Phép nối với kiểu quan hệ thay thế ............................................................ 116
4.2.2. Phép nối với kiểu quan hệ tương phản ....................................................... 117
4.2.3. Phép nối với kiểu quan hệ liên hợp ............................................................ 117


4.3. So sánh đặc điểm đề dẫn phóng sự báo trực tuyến với báo in ...................... 118
4.3.1. Kết quả khảo sát tổng quát ...................................................................... 119
4.3.2. Số lượng câu/ đề dẫn ............................................................................... 121
4.3.3. Độ dài câu trong đề dẫn ........................................................................... 121
4.3.4. Câu theo cấu trúc ngữ pháp ..................................................................... 122
4.3.5. Câu theo mục đích phát ngơn .................................................................. 123
4.3.6. Cấu trúc đề dẫn theo câu chủ đề .............................................................. 123
KẾT LUẬN

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO

129


9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thể loại báo chí

Hình 1.2. Bố cục bậc thang theo diễn biến sự kiện
Hình 1.3. Bố cục hình tam giác ngược
Hình 1.4. Bố cục hình viên kim cương
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ văn bản báo chí của T. A. van Dijk
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ văn bản báo chí hình bánh xe Wheel-O-Rama của D. Conley
Bảng 2.2. Các lớp từ ngữ trong phóng sự báo trực tuyến
Bảng 3.2.1. Độ dài câu theo từ và theo tiếng
Bảng 3.2.2. Kết quả phân tích ANOVA theo từ
Bảng 3.2.3. Kết quả phân tích ANOVA theo tiếng
Bảng 3.3.1. Câu theo cấu trúc ngữ pháp
Bảng 3.4. Câu phân theo mục đích phát ngơn
Bảng 4.3.1. Kết quả so sánh trong nội bộ báo in và báo trực tuyến
Bảng 4.3.2. Số lượng câu trong đề dẫn
Bảng 4.3.3. Độ dài câu trong đề dẫn
Bảng 4.3.4. Câu trong đề dẫn phân theo cấu trúc ngữ pháp
Bảng 4.3.5. Câu trong đề dẫn phân theo mục đích phát ngơn
Bảng 4.3.6. Cấu trúc đề dẫn theo câu chủ đề


10

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại, báo chí là một trong những phương tiện truyền thơng
có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất đến đời sống văn hóa - xã hội, là “món ăn tinh
thần” khơng thể thiếu của đơng đảo cơng chúng. Bên cạnh đó, sự phát triển vượt
bậc của công nghệ thông tin, mạng internet đã giúp thế giới định hình lại nhiều hoạt
động của mình. Lĩnh vực báo chí cũng khơng nằm ngồi tầm ảnh hưởng đó, kết quả
là báo trực tuyến hình thành và ngày một phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, mười năm trở lại đây, báo chí đã ghi nhận sự ra đời của hàng

trăm trang mạng chính thống lẫn phiên bản. Trong đó, một số trang báo trực tuyến
đã thực sự chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong đời sống báo chí hiện đại, tiêu biểu
như: VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí… Song hành với tốc độ phát triển nhanh
chóng và ngày càng phổ biến của loại hình truyền thơng mới, các trang báo trực
tuyến tiếng Việt đã có những cách tân về thể tài và định hình lại cách thức xây dựng
tác phẩm báo chí sao cho phù hợp với đặc điểm loại hình, cũng như đáp ứng tốt
nhất nhu cầu tiếp nhận của công chúng.
Trong xu thế đó, với tư cách là thể loại mang tính xung kích của hoạt động
báo chí, phóng sự cũng cố gắng thay đổi, sáng tạo hơn nhằm phản ánh đầy đủ nhất
những biến động phức tạp, đa dạng của hiện thực đời sống. Vì thế, trong ngơn ngữ
báo chí, ngơn ngữ phóng sự giữ vị trí quan trọng, thể hiện rõ nhất sự năng động và
tính sáng tạo của người viết về mặt ngôn từ. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay,
báo trực tuyến không chỉ đảm nhiệm chức năng truyền đạt thơng tin nhanh nhạy,
chính xác mà ngay sau đó phải cung cấp cho người đọc những chi tiết có chiều sâu,
giải đáp được thắc mắc của cơng chúng đang dõi theo sự kiện, vấn đề đã đưa tin. Do
đó, như các loại hình báo chí truyền thống, báo trực tuyến rất xem trọng vai trò của
thể loại phóng sự.


11

Với vị trí chủ lực trong nền báo chí hiện đại như thế, thể loại phóng sự đã
nhận được sự quan tâm của các nhà lí luận báo chí với nhiều cơng trình đã được
xuất bản. Tuy nhiên, trên bình diện ngôn ngữ học, thành tựu nghiên cứu về sự hành
chức của tiếng Việt trong hoạt động báo chí vẫn cịn khiêm tốn. Đặc biệt, tài liệu về
ngơn ngữ báo trực tuyến nói chung cũng như về thể loại phóng sự nói riêng lại càng
hiếm hoi hơn nữa. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tơi lựa chọn “Ngơn ngữ phóng sự
trên báo trực tuyến tiếng Việt (khảo sát trên VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí từ
năm 2007 đến nay)” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu

2.1.

Tài liệu giáo khoa về báo chí

Với tư cách là thể loại quan trọng nhất ở tất cả các loại hình báo chí, phóng
sự ln nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà lí luận báo chí. Đây cũng là thể
loại được nghiên cứu với lượng cơng trình được xuất bản nhiều nhất so với các thể
loại báo chí khác ở nước ta. Có thể kể ra ở đây các cơng trình tiêu biểu như:
Tác giả Trần Thế Phiệt trong “Tác phẩm báo chí” (1995), Tạ Ngọc Tấn với
“Từ lý luận đến thực tiễn báo chí” (1999), “Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung
và phong cách” (2000) của tác giả Hà Minh Đức, “Các thể loại báo chí chính
luận” (2005) của tác giả Trần Quang, bên cạnh những kiến thức chung nhất về lí
luận báo chí, trình bày quan điểm về cách phân loại các thể loại báo chí, ít nhiều đã
đề cập đến thể loại phóng sự nhưng chỉ dừng lại ở các nội dung như quan niệm, vai
trò, phân loại và đặc trưng của thể loại phóng sự.
“Các thể loại báo chí” (2005) của tập thể tác giả Khoa Báo chí Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Dương Xuân
Sơn trong “Các thể loại báo chí chính luận – nghệ thuật” cũng nêu định nghĩa về
phóng sự với các đặc trưng nổi bật của thể loại này.
Tác giả Đức Dũng trong “Các thể ký báo chí” (1996) đã chỉ ra đặc trưng của
các thể loại báo chí và đi sâu vào nghiên cứu đặc điểm của phóng sự báo chí hiện
đại; đến cơng trình “Phóng sự báo chí hiện đại” (2004), nhà nghiên cứu này đã nêu


12

quan điểm đánh giá rõ ràng hơn: “Phóng sự được xem là thể loại trọng yếu của báo
chí hiện đại”. [18, 4]. Cũng trong cơng trình này, Đức Dũng đã có cái nhìn tổng
quan về đặc điểm, đặc trưng và xu hướng phát triển của phóng sự trong bối cảnh
hiện nay, đồng thời xác định được những yêu cầu đặt ra trong q trình sáng tạo tác

phẩm phóng sự báo chí hiện đại và đề cập những điều cơ bản về lí luận nghiệp vụ
phóng sự.
Hai cơng trình “Phóng sự - Từ giảng đường đến trang viết” (2006) của nhà
báo Huỳnh Dũng Nhân và “Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí” (2000) của
Hồng Minh Phương đã nêu lên những đặc điểm của thể loại phóng sự dưới góc
nhìn của một nhà báo chun viết phóng sự. Hai cơng trình này cũng cung cấp
những “chuyện bếp núc” của nhà báo khi thực hiện một tác phẩm phóng sự. Vì thế,
đọc hai cơng trình này, chúng ta sẽ có cái nhìn đầy đủ hơn về thể loại phóng sự báo
chí.
Bên cạnh đó, tủ sách “Nghiệp vụ báo chí” của nhà xuất bản Thông Tấn đã
cung cấp cho những ai quan tâm đến thể loại xung kích này các đầu sách như: “Các
thể loại báo chí” (2004) của A. A. Chertưchơnưi, “Hướng dẫn cách viết báo” của
Jean-Luc Martin-Lagarclette, “Phóng sự - tính chuyên nghiệp và đạo đức” (2003)
của M. I. Sostak, hai tác giả Brigitte Besse và Didier Desormeaux đề cập đến
“Phóng sự truyền hình” (2004).
Thơng qua các cơng trình nghiên cứu kể trên, có thể thấy phóng sự được giới
nghiên cứu lí luận báo chí dành cho sự quan tâm đặc biệt trong những năm vừa qua.
Các tài liệu đã cung cấp kiến thức lí luận khái quát về thể loại phóng sự báo chí nói
chung. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có phóng sự trên báo in, báo hình là nhận được
sự quan tâm của giới nghiên cứu, cịn phóng sự trên báo nói và báo trực tuyến vẫn
chưa có cơng trình nào đề cập đến một cách chun sâu.
2.2.

Tài liệu ngôn ngữ học

So với các phong cách ngôn ngữ khác, phong cách báo chí được nhìn nhận
khá muộn. Việc nghiên cứu và cơng nhận phong cách báo chí là một phong cách
chức năng độc lập được khởi đầu từ cơng trình “Phong cách học tiếng Việt” (1982)



13

của Nguyễn Thái Hoà. Khởi đi từ nghiên cứu này, nhiều cơng trình quan tâm đến
phong cách ngơn ngữ báo chí lần lượt ra đời: nội dung “Phong cách báo chí – cơng
luận” trong “Phong cách học tiếng Việt” (1993) của Đinh Trọng Lạc, phần “Phong
cách báo chí” trong “Phong cách học và phong cách học chức năng” (2000) của
Hữu Đạt.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Báu với tác phẩm “Biên tập ngơn ngữ sách
và báo chí” (2001) đã đề cập đến đặc điểm ngơn ngữ báo chí một cách thấu đáo
trên các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất
những nguyên tắc biên tập đối với từng cấp độ ngôn ngữ cụ thể và trong toàn bộ
một bản thảo. Tác giả Hồng Anh trong “Một số vấn đề sử dụng ngơn ngữ trên báo
chí” (2003) đã trình bày những kiến thức bổ ích, thú vị trong việc vận dụng tiếng
Việt trên báo chí: sự đan xen khn mẫu và biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí, một
số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngơn ngữ báo chí, ngơn ngữ nhân
vật – ngôn ngữ tác giả trong ngôn ngữ báo chí…
Tác phẩm “Ngơn ngữ báo chí” (2001) của Vũ Quang Hào đã xác định những
đặc điểm chung về ngôn ngữ báo chí; trong đó, tác giả làm rõ đặc điểm của phong
cách ngơn ngữ chính luận, phong cách ngơn ngữ hành chính, phong cách ngơn ngữ
khoa học – ba kiểu phong cách được xem là thường được sử dụng trong báo chí.
Ngồi ra, cơng trình này cũng đề cập đến cách viết tên riêng, cách đặt tiêu đề/ tít
báo, sử dụng thuật ngữ khoa học trong tác phẩm báo chí,… Giới nghiên cứu đánh
giá đây là giáo trình nghiệp vụ báo chí đầu tiên đề cập đến nhiều vấn đề của ngơn
ngữ báo chí.
Đến năm 2003, tác giả Nguyễn Tri Niên cơng bố tác phẩm “Ngơn ngữ báo
chí”. Tác phẩm này đã xác định rõ ba đặc điểm của ngơn ngữ báo chí và xem xét
ngơn ngữ báo chí thông qua các mối quan hệ như: quan hệ phản ánh, quan hệ đối
xứng, quan hệ liên tưởng. Tác giả Nguyễn Đức Dân với cơng trình “Ngơn ngữ báo
chí – Những vấn đề cơ bản” (2007) đã trình bày đầy đủ những vấn đề cơ bản nhất
của ngôn ngữ báo chí: đặc điểm của ngơn ngữ báo chí, cấu trúc bài tin, một số kĩ



14

thuật liên quan đến cách sử dụng đúng tiếng Việt trên báo chí, cách viết văn bản
mạch lạc, có hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin.
Chúng ta nhận thấy các cơng trình về ngơn ngữ báo chí nêu trên cũng chỉ tập
trung nghiên cứu đến ngôn ngữ báo in, hồn tồn khơng đề cập đến ngơn ngữ trên
báo hình, báo nói và báo trực tuyến. Có thể nói, cho đến nay, thành tựu nghiên cứu
về ngôn ngữ báo trực tuyến nói chung, ngơn ngữ thể loại phóng sự nói riêng trên cứ
liệu tiếng Việt vẫn còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, trên các tạp chí hữu quan và một
số giáo trình chun ngành báo chí, chúng ta có thể tìm thấy một số bài viết. Trong
tình hình tài liệu về vấn đề này chưa nhiều, đây thật sự là nguồn tham khảo vơ cùng
hữu ích: “Sự hấp dẫn của ngơn ngữ phóng sự”, “Một số kiểu kết thúc cơ bản trong
phóng sự” (2003) của tác giả Hồng Anh; Trịnh Bích Liên (2003) với “Xử lý ngơn
ngữ nhân vật khi viết phóng sự”, Tạp chí Người làm báo, (số 1); Tác giả Trần Văn
Quang với“Tính hấp dẫn đặc biệt của phóng sự” in trên Tạp chí Nghề báo, số 16.
Bên cạnh đó, cịn có các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp chun ngành
Ngơn ngữ học, Báo chí Truyền thơng như: “Đặc điểm ngơn ngữ của thể loại phóng
sự trên báo chí Việt Nam hiện đại” (khảo sát trên các báo: Lao Động, Thanh Niên,
Tuổi Trẻ từ năm 2000 đến nay) (2007) của tác giả Đỗ Thị Kim Oanh; Lê Thị Phong
Lan với luận văn thạc sĩ “Phóng sự trên báo Lao Động từ năm 1986 đến nay”
(2000); Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) với “Hàm ý trong phóng sự trên báo Tuổi Trẻ
và Lao Động năm 2008-2009”; luận văn “Đặc điểm ngơn ngữ của dẫn đề báo chí
tiếng Việt” (2012) của tác giả Trịnh Vũ Hoàng Mai; luận án “Ngơn ngữ báo chí Sài
Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh” (2012) của Trần Thanh Nguyện.
Có thể nói, thành tựu nghiên cứu ngơn ngữ báo chí nói chung, ngơn ngữ báo
trực tuyến, ngơn ngữ phóng sự nói riêng trên cứ liệu tiếng Việt vẫn còn khá khiêm
tốn. Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các cơng trình đi trước, luận văn cố
gắng tiến hành nghiên cứu thể loại phóng sự trên báo trực tuyến tiếng Việt một cách

có hệ thống và khách quan hơn.


15

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ngôn ngữ của các văn bản phóng sự
được đăng tải trên báo chí trực tuyến tiếng Việt (chỉ khảo sát văn bản (text), khơng
xét đến hình ảnh và các video clip đi kèm).
Theo thống kê của trang Alexa (một trang mạng có uy tín lớn trên tồn thế
giới), VnExpress, Vietnamnet và Dân Trí là ba tờ báo trực tuyến tiếng Việt có
lượng bạn đọc nhiều nhất, ln nằm trong nhóm 10 trang web có lượng truy cập
nhiều nhất tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến nay. Đây là ba tờ
báo mang tính phổ thơng, ổn định về nội dung và có khả năng tác động sâu rộng đến
độc giả. Luận văn tiến hành khảo sát trên ba tờ báo mạng này xuất phát từ lý do đó.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu

Đặc điểm ngơn ngữ của thể loại phóng sự bao gồm nhiều cấp độ, nhiều bình
diện (trong và ngồi ngôn ngữ) nhưng do giới hạn về phạm vi và dung lượng nên
trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung chú ý các cấp độ: từ ngữ, câu và tổ chức
văn bản.
Luận văn không khảo sát các vấn đề liên quan đến ngữ âm, chữ viết. Nguyên
nhân là hiện nay trong trình bày văn bản báo chí vẫn chưa có sự thống nhất hồn
tồn về một số vấn đề thuộc bình diện này. Đồng thời, ngay trong bản thân mỗi

trang báo vẫn chưa có sự nhất quán trong cách viết, cách phiên chuyển tên riêng…
Tuy nhiên, để bảo đảm tính khách quan, chúng tơi vẫn giữ ngun hình thức cách
viết của trang báo khi dẫn ngôn liệu và phân tích.
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chung của luận văn là trên cơ sở tìm hiểu những đặc điểm cơ bản
về ngơn ngữ của các tác phẩm phóng sự trên ba báo trực tuyến tiếng Việt
(VnExpress, Vietnamnet, Dân Trí), qua đó sẽ rút ra được những đặc điểm của thể
loại phóng sự trên báo trực tuyến hiện nay. Cụ thể, luận văn hướng đến việc làm
sáng tỏ một số vấn đề sau:


16

- Đặc điểm sử dụng từ ngữ trong phóng sự trên báo trực tuyến tiếng Việt:
thông qua việc khảo sát các lớp từ vựng (từ toàn dân, từ địa phương, từ mới, từ
chuyên ngành, từ Hán - Việt, từ thuần Việt, từ ngữ hội thoại) để thấy được sự đa
dạng của ngơn ngữ phóng sự. Kết quả khảo sát sẽ chứng minh đặc tính linh hoạt và
sáng tạo trong việc lựa chọn từ ngữ để truyền đạt thông tin của thể loại phóng sự
trên báo trực tuyến.
- Đặc điểm sử dụng câu trong phóng sự trên báo trực tuyến tiếng Việt: khảo
sát cách lựa chọn sử dụng và tổ chức câu trong văn bản phóng sự báo trực tuyến
tiếng Việt. Kết quả khảo sát cho thấy câu trong phóng sự rất đa dạng, sử dụng hầu
hết tất cả các loại câu (câu phân theo cấu trúc cú pháp, và câu phân theo mục đích
phát ngơn); đặc biệt, trong thể loại phóng sự, chúng ta nhận thấy có nhiều kiểu câu
mang tính đặc thù thể loại khác với các thể loại báo chí khác.
- Việc làm sáng tỏ hai vấn đề nêu trên sẽ giúp chúng ta củng cố nhận định về
tính năng động, sáng tạo của thể loại phóng sự báo trực tuyến tiếng Việt. Đồng thời
khẳng định: trong ngôn ngữ báo chí, ngơn ngữ phóng sự giữ vị trí quan trọng nhất,
do nó thể hiện rõ nhất sự năng động, linh hoạt và sáng tạo của người viết về mặt
ngơn từ. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu của luận văn cũng chứng minh báo trực tuyến

không chỉ khác biệt về loại hình, về hình thức truyền tin so với các loại hình báo chí
truyền thống mà cịn có những đặc điểm riêng biệt cả về mặt sử dụng ngôn ngữ.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
5.1.

Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh những thủ pháp nghiên cứu quen thuộc như sưu tập và phân loại,
luận văn sử dụng ba phương pháp chính sau:
5.1.1. Phương pháp thống kê
Chúng tơi khảo sát 520 bài phóng sự của 3 báo: VnExpress, Vietnamnet và
Dân Trí. Trong mỗi báo (VnExpress, Vietnamnet), chúng tơi khảo sát 160 bài từ
năm 2010 đến 2012; theo đó, mỗi năm chúng tôi chọn khảo sát 53 đến 54 bài bằng
cách chọn ngẫu nhiên 4-5 bài/ tháng. Riêng đối với báo Dân Trí, chúng tơi khảo sát


17

200 bài từ năm 2007 đến 2013. Như vậy, đối với báo Dân Trí, mỗi năm sẽ có 28
đến 29 bài được khảo sát bằng cách chọn ngẫu nhiên 2-3 bài/tháng. Với mỗi bài
được chọn, căn cứ vào bố cục của bài phóng sự (4 phần: đề dẫn, mở bài, thân bài,
và kết bài), chúng tôi chọn 1 câu/ phần làm đơn vị khảo sát (câu được chọn nằm ở
vị trí chính giữa của phần đó). Trong trường hợp số câu của phần đó là câu chẵn,
chúng tơi chọn câu ở vị trí số lẻ (chính giữa).
Trong mỗi đơn vị khảo sát, chúng tơi phân tách:
• Đối với từ: từ phân theo phạm vi sử dụng, từ phân theo nguồn gốc.
• Đối với câu: phân loại câu theo cấu trúc cú pháp, câu phân theo mục đích
phát ngơn, khảo sát độ dài của câu theo từ/ theo tiếng.
Sau đó, sử dụng gói (package) Rcmdr phiên bản 2.0-3 trong phần mềm thống
kê R1 phiên bản 3.0.0 để xử lí số liệu, cụ thể:

-

So sánh sự phân bố các lớp từ bằng test Chi - bình phương, hoặc bằng
test chính xác Fisher;

-

So sánh sự phân bố câu giữa ba báo theo cấu trúc và theo chức năng bằng
test Chi - bình phương hoặc bằng test chính xác Fisher;

-

So sánh độ dài trung bình câu theo từ/ theo tiếng (phân tích Anova);

-

Xét mối tương quan giữa độ dài câu theo từ và độ dài câu theo tiếng (mơ
hình hồi qui).

Các kết quả được xem là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trị số p < 0,05
và ngược lại.
5.1.2. Phương pháp miêu tả - phân tích
Căn cứ vào kết quả thu được về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành miêu tả
kết hợp với phân tích ngữ liệu cụ thể nhằm làm sáng tỏ đặc điểm ngôn ngữ của thể
loại phóng sự trên báo trực tuyến tiếng Việt. Những nhận xét về phương diện định
tính giúp chúng ta có cái nhìn tồn diện hơn về đối tượng nghiên cứu. Hơn nữa, từ
đây, chúng ta xác định được những yêu cầu mang tính đặc trưng của thể loại phóng
sự trên báo trực tuyến nói riêng và của cả loại hình báo trực tuyến nói chung.
1


Xem http://www. cran.r-project.org


18

5.1.3. Phương pháp so sánh
Trong quá trình làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu, chúng tơi cịn sử dụng
phương pháp so sánh nhằm làm rõ đặc trưng của phóng sự trên báo trực tuyến.
Đồng thời, để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, luận văn đã vận dụng phương pháp
này trên một số chủ điểm nhất định.
Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp được vận dụng kết hợp, tuỳ
vào từng nội dung nghiên cứu, tuỳ vào đối tượng cụ thể ở mỗi chương mà sử dụng
ưu tiên một phương pháp thích hợp.
5.2.

Nguồn ngữ liệu

Từ năm 2007 đến 2013, chúng tơi đã thu thập được 1351 bài phóng sự.
Trong đó, số lượng tác phẩm phóng sự của từng báo trực tuyến cụ thể như sau:
Báo VnExpress: 201 bài (từ 2010 đến 2012)
Báo Vietnamnet: 395 bài (từ 2010 đến 2012)
Báo Dân Trí: 755 bài (từ 2007 đến 2013)
Tuy nhiên, như đã nêu ở nội dung 5.1.1. (Phương pháp thống kê), để phục vụ
cho các mục đích nghiên cứu đề ra trong luận văn, chúng tôi đã tiến hành chọn lọc
520 phóng sự trên tổng số 1351 bài trong nguồn ngữ liệu để khảo sát: 160 bài/ báo
đối với báo VnExpress và Vietnamnet, 200 bài phóng sự trên báo Dân Trí (cách
chọn lọc được làm rõ trong nội dung 5.1.1.).
6.

Đóng góp của luận văn


6.1.

Ý nghĩa khoa học

Trên cơ sở phân tích những đặc điểm ngơn ngữ của thể loại phóng sự, luận
văn mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc xác định rõ hơn đặc điểm ngơn ngữ
phóng sự trên báo trực tuyến. Qua đó, phần nào chỉ ra được xu thế vận động và quá
trình chuyển biến sinh động của tiếng Việt trong thời đại hội nhập vào kỉ nguyên
công nghệ như hiện nay.


19

6.2.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn khơng có tham vọng giải quyết những vấn đề lí thuyết. Thơng qua
kết quả khảo sát được trình bày trong luận văn này, chúng tơi chỉ hi vọng nêu lên
được những gợi ý nhỏ cho những ai quan tâm đến ngơn ngữ báo chí nói chung,
ngơn ngữ phóng sự nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm bốn chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết liên quan đến nội dung luận văn. Đó là những vấn
đề khái quát về sự hình thành, phát triển và đặc điểm của báo trực tuyến tiếng Việt;
đặc điểm ngôn ngữ báo trực tuyến; những vấn đề lí luận về thể loại phóng sự báo
chí.
Chương 2: Tìm hiểu việc sử dụng các lớp từ ngữ trong phóng sự trên báo
trực tuyến tiếng Việt. Từ kết quả khảo sát, chúng tơi phân tích những đặc điểm sử

dụng từ ngữ tiêu biểu trong ngôn ngữ phóng sự của loại hình báo chí này.
Chương 3: Chương 3 khảo sát và phân tích cách lựa chọn, sử dụng các loại
câu trong văn bản phóng sự trên báo trực tuyến tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận văn
tập trung tìm hiểu các cấu trúc câu đặc biệt chuyên dùng trong ngơn ngữ phóng sự
báo trực tuyến nói riêng và ngơn ngữ báo chí nói chung.
Chương 4: Trình bày đặc điểm khái quát về kết cấu văn bản phóng sự báo
trực tuyến tiếng Việt, những phương thức liên kết trong văn bản phóng sự. Đặc biệt,
trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy ngơn ngữ phóng sự báo trực tuyến có
nhiều điểm khác biệt nếu so với báo in. Vì vậy, với nỗ lực tìm kiếm sự khác biệt
giữa hai loại hình báo chí này, chúng tơi thí điểm so sánh đặc điểm ngơn ngữ đề dẫn
phóng sự trên báo trực tuyến với đề dẫn phóng sự trên báo in.


20

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Báo trực tuyến tiếng Việt

1.1.1. Thuật ngữ “điện tử” và “trực tuyến”
Mặc dù có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm (tính từ thời điểm tờ tạp chí trực
tuyến Quê hương dành cho Việt kiều xuất hiện trên mạng vào ngày 31/12/19972)
nhưng đến nay, loại hình báo chí phát hành trên mạng internet3 (International
Network) vẫn chưa được định danh thống nhất. Cho đến nay, ở nước ta vẫn tồn tại
song song nhiều cách gọi đối với loại hình báo chí mới mẻ này, có thể kể ra ở đây
các cách gọi: báo điện tử (electronic journal, electronic newspaper), báo mạng
(cyber newspaper, networked journal, networked newspaper), báo trực tuyến
(online newspaper, online journal), báo online, báo internet (internet newspaper,

internet journal), báo web (web newspaper, web journal) và báo mạng điện tử.
Tình trạng trên thể hiện sự lúng túng trong việc định danh cho loại hình báo
chí này. Trong khi đó, thực tiễn ln đặt ra u cầu gọi tên chính xác loại hình báo
chí nhằm hướng đến cách hiểu thống nhất, giúp cho việc nghiên cứu và trao đổi
thuận lợi hơn. Để thực hiện điều này, chúng ta cần phải hiểu đúng khái niệm của hai
thuật ngữ “điện tử” (electronic) và “trực tuyến” (online).
Thuật ngữ “trực tuyến” được sử dụng lần đầu tiên tại Hoa Kỳ - quê hương
của internet, trong Tiêu chuẩn của Liên Bang 1037C có tiêu đề “Viễn thơng: Thuật
ngữ viễn thơng” (Telecommunications: Glossary of Telecommunication Terms), do
Cục Quản lý Dịch vụ (General Services Administration) ban hành dựa theo Đạo luật
“Federal Property and Administrative Services Act” năm 1949 đã được sửa đổi.

2

Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu
tiên vào ngày 6/2/1997, chính thức khai trương ngày 31/12/1997.
3
Theo quy ước của Wired, The Economist, The Financial Times cũng như phần lớn người dùng trên thế giới,
internet không được viết hoa. [39]


21

Theo tiêu chuẩn này, để được xem là đang trong tình trạng trực tuyến, thiết bị hoặc
“đơn vị chức năng” nào đó phải đáp ứng một trong những điều kiện sau:


Chịu sự kiểm sốt trực tiếp của các thiết bị khác;




Chịu sự kiểm sốt trực tiếp của hệ thống mà nó có liên quan hay kết nối;



Có sẵn để sử dụng ngay lập tức theo yêu cầu của hệ thống mà khơng cần sự

can thiệp của con người;


Kết nối với một hệ thống, và đang hoạt động;



Chức năng hồn hảo và sẵn sàng cho dịch vụ. [75]
Theo định nghĩa của Từ điển Tin học, khái niệm “trực tuyến” hiểu theo nghĩa

phổ biến nhất dùng để chỉ trạng thái của một máy tính khi đã kết nối với mạng máy
tính và sẵn sàng hoạt động. Chúng ta có thể khái quát, “trực tuyến” (online) là
trạng thái kết nối hoạt động với mạng truyền thơng internet tồn cầu hoặc liên kết
trong mạng cục bộ (trái với thuật ngữ “ngoại tuyến” (offline) chỉ trạng thái ngắt
kết nối hay không liên kết). dùng để chỉ cách thức phát hành thông tin thông qua
mạng internet. [75]
Trong khi đó, khái niệm “điện tử” khơng thể hiện đúng tính chất, đặc trưng
của loại hình báo chí này. Khái niệm “điện tử” có ngoại diên rộng, dùng để chỉ
những hình thức lưu trữ thơng tin dưới nhiều chất liệu khác nhau như: băng từ, đĩa
nhựa, đĩa CD, VCD, DVD,…
Như vậy, thuật ngữ “trực tuyến” diễn đạt chính xác hơn nội hàm của hình
thức báo chí mới này. Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất sử dụng thuật ngữ
“trực tuyến”, từ đó sẽ gọi tên loại hình báo chí thứ tư là báo trực tuyến.

1.1.2. Khái niệm “báo trực tuyến”
Báo trực tuyến là hình thức báo chí được sinh ra từ sự kết hợp những ưu thế
của báo in, báo nói, báo hình, sử dụng yếu tố cơng nghệ cao như một nhân tố quyết
định, quy trình sản xuất và truyền tải thông tin dựa trên nền tảng mạng internet
toàn cầu. [11, 205]
Báo trực tuyến là một trang web được thiết kế và ứng dụng trên nền internet,
thông qua việc sử dụng công nghệ world wide web (WWW hay Web) và ngôn ngữ


22

siêu văn bản HTML (Hybertext Markup Language). Trong đó, việc xử lý thông tin
được thực hiện tại máy chủ và trả về cho độc giả kết quả xử lý thông qua các phần
mềm trình duyệt Web (như Internet Explorer, Nestcape, Google Chrome,
Firefox…). Về mặt này, rõ ràng báo trực tuyến rất tiện lợi, vì độc giả có thể truy cập
và đọc tin tức ở bất kỳ đâu không phụ thuộc vào mơi trường làm việc, miễn là máy
tính của họ có kết nối internet và có cài đặt một trình duyệt web tuân thủ tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, do nền lí luận báo chí Việt Nam vẫn cịn sơ sài, thiếu tính hệ
thống nên việc xác định tiêu chuẩn thế nào là một tờ báo trực tuyến vẫn còn để mở.
Trước tình hình đó, nhiều nhà nghiên cứu đã tạm xác định một số tiêu chuẩn cho
loại hình báo chí thứ tư. Tác giả Phan Văn Tú [75] căn cứ Luật Báo chí và các quy
định khác của Nhà nước về báo chí, dựa trên thực tiễn phát triển báo chí trên mạng
ở Việt Nam đã xác định một số tiêu chuẩn cho “tờ báo online” như sau:
1. Chủ thể của nội dung thông tin phải là các tổ chức được phép hoạt động
như một cơ quan báo chí theo Luật Báo chí hiện hành. Hay nói cách khác, yếu tố
quan trọng đầu tiên là yếu tố pháp lý cho hoạt động báo chí của bản thân tổ chức đó.
Khi một tổ chức được phép ra báo thì website của tổ chức đó được coi là một tờ báo
trực tuyến.
2. Báo trực tuyến phải có sự độc lập tương đối trên mạng internet so với bản
báo in, hoặc chương trình phát thanh - truyền hình của cùng cơ quan chủ quản, hoặc

phải có ranh giới giữa thơng tin của báo trực tuyến với thơng tin của trang web mà
nó cùng chung tên miền.
3. Nội dung thông tin phải được truyền bá tới đông đảo công chúng sử dụng
internet, nghĩa là bất kỳ ai sử dụng mạng internet đều có thể truy cập.
4. Nội dung thông tin phải được cập nhật liên tục.
Theo đó, chỉ có những báo trực tuyến độc lập với báo in (về mặt tổ chức,
nhân sự, tài chính…), hoặc những tờ báo trực tuyến độc lập hoàn toàn (nghĩa là
khơng có bản in tương ứng) như VnExpress, VietnamNet, Dân Trí, VTC media…
mới được xem là báo trực tuyến. Bản phát hành trên mạng của một tờ báo in như


23

laodong.com.vn, nhandan.com.vn, tuoitre.vn, thanhnien.com.vn… không phải là
báo trực tuyến mà chỉ được xem là trang tin trực tuyến của tờ báo đó.
1.1.3. Đặc điểm loại hình báo trực tuyến
1.1.3.1. Tính đa phương tiện (Multimedia)
Tính đa phương tiện của báo trực tuyến thể hiện ở việc sử dụng tổng hợp các
phương tiện biểu đạt của báo chí (báo in, báo hình, báo nói): văn bản (text), âm
thanh (audio), hình ảnh động (animation và video), hình ảnh tĩnh và hình ảnh đồ hoạ
(still image và graphic), các chương trình tương tác (interactive programs). Cơng
nghệ web và sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật lập trình đã giúp cho các
phương tiện được tích hợp trên các trang báo trực tuyến ngày một nhiều. Với sự trợ
giúp của công nghệ thông tin, báo trực tuyến đã cho phép chuyển tải những thông
tin tới người đọc gần như tức thời bằng cả chữ viết, âm thanh và hình ảnh. Đặc biệt,
ở mỗi phương tiện biểu đạt, loại hình báo chí thứ tư này đã khắc phục được những
hạn chế mà loại hình báo chí truyền thống chưa làm được. Đồng thời, nhờ việc đa
dạng hố các phương thức truyền tải thơng tin, báo trực tuyến thật sự đã mang đến
cuộc cách mạng trong việc tiếp nhận của cơng chúng truyền thơng. Điều này có
nghĩa là khi tiếp cận với báo trực tuyến, độc giả đồng thời thực hiện nhiều cách tiếp

cận, bên cạnh việc đọc báo còn kết hợp cả việc nghe và xem. Đây chính là điểm
mạnh của báo trực tuyến so với các loại hình báo chí khác.
1.1.3.2. Tính tương tác cao (Interactive)
Nhờ tích hợp các chương trình tương tác, báo trực tuyến đã có được ưu điểm
tuyệt vời so với các loại hình truyền thơng khác, đó là tính tương tác cao. Tính
tương tác là đặc điểm chính của cơng nghệ mới, làm thay đổi đáng kể khả năng tiếp
cận cũng như nhận thức về truyền thơng của cơng chúng, có khả năng lôi kéo độc
giả thực hiện các hành vi mang tính cộng tác khi tiếp cận thơng tin.
Các phương tiện tương tác được thêm vào tờ báo trực tuyến nhằm ghi nhận,
lưu giữ sự tham gia thảo luận, phản hồi của độc giả đối với trang báo. Khác với báo
chí truyền thống là thơng tin đến với độc giả chỉ một chiều, ở báo trực tuyến, sự


24

tương tác địi hỏi phải có mơ hình đa chiều về truyền thông. Thông qua các trang
báo trực tuyến, chúng ta nhận thấy có hai cấp độ tương tác: bạn đọc – toà soạn báo/
tác giả (bạn đọc viết, phản hồi, Like (thích), Vote (bình chọn),…), bạn đọc – bạn
đọc (giao lưu trực tuyến, comment (bình luận), game (trị chơi),…). Ngồi ra, so với
các loại hình báo chí khác, báo trực tuyến dễ dàng thực hiện các cuộc thăm dò dư
luận, lấy ý kiến đánh giá (thông qua diễn đàn tranh luận trực tuyến (forum), các
mục thảo luận (discussion), xin ý kiến bạn đọc khi khảo sát bằng bảng hỏi/ trắc
nghiệm) ngay trên mặt báo của mình. Rõ ràng, tính tương tác của báo trực tuyến đã
góp phần làm cho bộ mặt của loại hình báo chí này trở nên sinh động hơn, gần
gũi hơn trong đời sống xã hội, là minh chứng rõ nét cho sự đòi hỏi cũng như đáp
ứng ngày càng cao về tính dân chủ trong hoạt động báo chí. Lúc này, báo trực tuyến
khơng đơn thuần làm nhiệm vụ cung cấp thơng tin mà cịn tạo điều kiện giúp độc
giả chủ động trong việc tận hưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả
vào những hành vi mang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin
một cách tích cực.

1.1.3.3. Khả năng lưu trữ, tìm kiếm và truyền tải thơng tin khơng hạn chế
Báo trực tuyến có được khả năng này là nhờ có các phương tiện được tích
hợp trên trang báo như: các liên kết (đường links, kết nối trích dẫn, kết nối từ khố,
xuất file PDF, máy in, email), kết nối với trang mạng xã hội (Facebook, Google
Share, Twitter…). Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ đã giúp các tờ báo lưu
trữ thông tin một cách hệ thống, điều này giúp bạn đọc dễ dàng truy vấn lại thông
tin thông qua thao tác đơn giản, đó là nhập từ khố vào ơ tìm kiếm và nhấp chuột
vào ơ “Tìm” hay “Search”/ “Go” đã được đặt sẵn trên (thường ở góc trái) trang chủ
của mỗi tờ báo trực tuyến. Bạn đọc có thể tìm kiếm theo từ khố nội dung, hoặc tìm
tin tức theo ngày, theo bài hoặc theo chủ đề,… Nếu khơng có thời gian để đọc ngay
lúc đó, độc giả cịn có thể lưu lại để đọc sau hoặc để đọc lại nhiều lần tuỳ theo sở
thích. Quả thật, việc này đối với truyền hình và phát thanh là điều hết sức khó khăn,
cịn với báo in thì ta cũng gặp trở ngại nếu chúng ta muốn tìm tin bài đã được in từ
các số báo trước đó.


25

Ngồi ra, ngơn ngữ của internet là ngơn ngữ siêu văn bản. Báo trực tuyến
cịn có khả năng liên kết vô cùng lớn nhờ vào các siêu liên kết (hyberlinks), các từ
khố, web link… Thơng tin được làm sâu và rộng hơn bởi các đường link đặt ngay
trong bài, hoặc cuối bài. Từ bài báo đang đọc, độc giả dễ dàng tìm kiếm những
thơng tin liên quan thơng qua các liên kết đó để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề đang
được đề cập. Chính khả năng liên kết của báo trực tuyến đã mở ra kho thông tin vô
hạn đối với người đọc. Do đó, chúng ta có thể xem các trang báo trực tuyến chính là
hệ thống thơng tin mở, vì nó ln có đường kết nối với vơ vàn các trang báo, trang
tin khác. Bên cạnh đó, đối với báo trực tuyến, người ta có thể đưa lên tất cả những
gì mà báo in, phát thanh, truyền hình khơng có điều kiện đăng tải vì những hạn chế
về thể loại, mà chi phí cho phát hành thì lại vơ cùng kinh tế.
1.1.3.4. Tính thời sự và phi định kỳ

Trên cơ sở phát minh tích hợp cơ sở dữ liệu trong ngôn ngữ world wide web,
các phần mềm quản lí online đã được xây dựng để làm phương tiện phát hành.
Phương tiện này nhanh chóng tạo nên đặc trưng phi định kì của báo trực tuyến. Nhờ
đó, báo trực tuyến cho phép cập nhật thông tin tức thời, thường xuyên và liên tục
nên tính thời sự rất cao, thông tin diễn tiến sự kiện được cập nhật từng phút, từng
giờ, thậm chí là từng giây. Nếu bạn đọc vào cùng một trang báo ở những thời điểm
khác nhau trong ngày thì có thể dễ dàng nhận ra một kết cấu trang hồn tồn mới
(mục tin nóng nhất, tin mới nhất, tin đọc nhiều nhất) vì thơng tin ln được cập nhật
thường xuyên nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu tiếp nhận thơng tin của cơng chúng.
Đây chính là sức hút to lớn của báo trực tuyến. Đồng thời, chính đặc điểm phi định
kỳ đã giúp cho báo trực tuyến vượt trội hơn hẳn so với báo chí khác về tốc độ
truyền tin, lượng thơng tin, đảm bảo tính thời sự và thoả mãn tâm lí của độc giả.
Ngồi ra, do hồn tồn khơng phụ thuộc vào khâu in ấn, phát hành hay dựng phim,
ghi hình nên khả năng cập nhật thông tin của báo trực tuyến vô cùng linh động và
tốc độ nhanh hơn hẳn các loại hình báo truyền thống.


×