Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN PHÚC THIỆN

TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY
TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY
TRONG PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA CHÂU ÂU
VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Việt Dũng
Học viên: Nguyễn Phúc Thiện
Lớp: Cao học Luật dân sự và Tố tụng dân sự, khóa 30


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này với tiêu đề: “Tổn thất kinh tế thuần túy trong
pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và
kinh nghiệm cho Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu khoa học thực sự của cá nhân
tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Việt Dũng
nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp Thạc sĩ Luật tại trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tơi
xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Người cam đoan

Nguyễn Phúc Thiện


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGB

Bộ luật dân sự Đức

BLDS

Bộ luật dân sự

BTTH

Bồi thường thiệt hại


Nghị quyết số 03

Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao ngày 08 tháng 7 năm 2006 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN
TÚY ........................................................................................................................ 12
1.1. Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ................................................................ 12
1.1.1. Khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy ..................................................... 12
1.1.2. Đặc điểm của tổn thất kinh tế thuần túy................................................ 17
1.1.3. Vai trò của tổn thất kinh tế thuần túy .................................................... 18
1.2. Quan điểm của một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy ....
............................................................................................................................ 20
1.2.1. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu
theo cơ chế tự do............................................................................................. 21
1.2.2. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu
theo cơ chế thực dụng ..................................................................................... 27
1.2.3. Quan điểm về tổn thất kinh tế thuần túy của nhóm các quốc gia châu Âu
theo cơ chế bảo thủ ......................................................................................... 33
1.3. Sự cần thiết phải xác định tổn thất kinh tế thuần túy trong chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam ..................................................... 43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 46
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY TRONG
KHUÔN KHỔ PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT

HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ................................. 48
2.1. Các tổn thất mang bản chất tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật
dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng .............................. 48
2.1.1. Tổn thất lợi nhuận................................................................................. 52
2.1.2. Mất cơ hội đạt được lợi ích ................................................................... 55


2.1.3. Chi phí hợp lý và thu nhập thực tế bị mất, giảm sút của người chăm sóc .
........................................................................................................................ 57
2.1.4. Chi phí cấp dưỡng ................................................................................ 60
2.1.5. Chi phí hợp lý cho việc mai táng........................................................... 61
2.1.6. Tổn thất kinh tế thuần túy trong trường hợp ô nhiễm môi trường ......... 62
2.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật dân sự Việt Nam về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ...................................................................... 64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 71
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tổn thất kinh tế thuần túy (pure economic loss) là một trong những vấn đề
pháp lý được thảo luận và gây tranh cãi ở châu Âu ngày nay, đặt ra những câu hỏi
phức tạp ảnh hưởng đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách
nhiệm pháp lý về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có thể mở rộng đến mức nào
mà không tạo ra gánh nặng quá mức cho hoạt động cá nhân? Và liệu có cốt lõi
chung của các nguyên tắc, chính sách và quy tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối
với tổn thất kinh tế thuần túy ở châu Âu không?
Trong thực tiễn tư pháp quốc tế, tòa án tại một số quốc gia châu Âu đã có

những nỗ lực làm rõ giới hạn cũng như cách thức để áp đặt trách nhiệm đối với tổn
thất kinh tế thuần túy, làm rõ “vùng xám” tồn tại giữa tổn thất kinh tế thuần túy và
tổn thất kinh tế do hậu quả (consequential economic loss), những tổn thất kinh tế
thuần túy nào có thể phục hồi và khơng thể phục hồi,… nhằm giải quyết những
quan điểm khác nhau về khả năng yêu cầu bồi thường đối với các trường hợp tổn
thất kinh tế thuần túy.
Tại Việt Nam, Bộ luật dân sự có thể xem là đạo luật gốc trong hệ thống luật
tư. Các chế định trong Bộ luật dân sự trước tiên phải quy định rộng hết những vấn
đề cơ bản trong lĩnh vực dân sự, trong đó bao gồm chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Theo tiến trình lịch sử phát triển của chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, các khoản bồi thường thiệt hại ngày càng được mở rộng. Thiệt hại
giờ đây không chỉ còn là thiệt hại trực tiếp mà còn bao gồm thiệt hại gián tiếp, tổn
thất kinh tế thuần túy và tổn thất về tinh thần. Theo đó, nhóm các quy định về xác
định thiệt hại có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng. Các quy định về xác định thiệt hại của Việt Nam hiện nay khơng
bóc tách được từng loại chi phí bồi thường cũng như chưa đưa ra được cơng thức
tính mức bồi thường hợp lý. Chi phí bồi thường thiệt hại chưa đảm bảo nguyên tắc
bồi thường toàn bộ, do đó chưa đảm bảo cân bằng quyền lợi giữa các đương sự.
Ngồi ra, nó cịn gây trở ngại cho hoạt động giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng của Tịa án và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Vì vậy, việc nghiên cứu quy định về “tổn thất kinh tế thuần túy” có ý nghĩa
quan trọng trong việc hoàn thiện vấn đề xác định thiệt hại trong chế định bồi thường


2
thiệt hại ngoài hợp đồng tại Việt Nam, loại bỏ các tổn thất nhân danh tổn thất kinh
tế thuần túy nhằm tạo ra tính cơng bằng trong việc bồi thường thiệt hại và đảm bảo
nguyên tắc bồi thường toàn bộ được Bộ luật dân sự năm 2015 ghi nhận.
Chính vì những lý do trên, tôi tâm huyết chọn đề tài “Tổn thất kinh tế thuần
túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

và kinh nghiệm cho Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
(i) Tình hình nghiên cứu trong nước
Tổn thất kinh tế thuần túy là một vấn đề mới mẻ và không được giới học thuật
Việt Nam bàn luận nhiều; qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu của tác giả thì dường
như hiện nước ta chưa có bất kỳ cơng trình nghiên cứu đầy đủ tập trung về tổn thất
kinh tế thuần túy. Tuy nhiên, các vấn đề khác liên quan đến chế định bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam có số lượng cơng trình nghiên
cứu đồ sộ, Luận văn này nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu phù hợp với mục đích
nghiên cứu đặt ra, có thể kể đến các tài liệu như sau:
1. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật
về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng (tái bản lần thứ nhất, có sửa
đổi và bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Giáo trình này tập trung
làm rõ nét các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại chương V (Các
quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng) và chương VI
(Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể). Đây là tài liệu cung cấp cái nhìn tổng
quan trong pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, căn cứ phát
sinh, các nguyên tắc bồi thường, các thiệt hại được bồi thường,… Bằng cách tiếp
cận với mục đích riêng của Luận văn này, các nội dung cơ bản trong giáo trình là
điểm khởi đầu quan trọng để nghiên cứu sâu hơn các loại thiệt hại được bồi thường
trong pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
2. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học bộ luật dân
sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an nhân
dân: Cuốn sách này đã tập trung phân tích làm rõ nội dung của từng điều luật, bình
luận các nội dung tích cực và phù hợp với thực tiễn thực hiện và áp dụng các quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015, phát hiện những nội dung cịn hạn chế, chồng
chéo, trùng lặp, thiếu khuyết từ đó có định hướng hồn thiện. Luận văn này dành


3

nhiều sự chú ý đến các bình luận tại chương XX quy định về “Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng” để xác định các vấn đề chung liên quan đến bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trách nhiệm bồi thường trong các trường
hợp cụ thể. Luận văn này sử dụng nhiều phân tích về mặt nội dung liên quan đến
xác định thiệt hại trong cuốn sách để làm nền tảng trong việc nhận diện các tổn thất
kinh tế thuần túy tại chương 2.
3. Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2016), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam:
Cuốn sách này đã đóng góp đáng kể vào việc bóc tách các quy định về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ văn bản cũng như thực tiễn tư pháp tại Việt
Nam. Ngoài ra, các so sánh với pháp luật nước ngoài cũng được cuốn sách này chú
trọng từ đó cung cấp một lượng kiến thức nhất định và nâng cao sự hiểu biết cho tác
giả về quan điểm của một số quốc gia đối với các vấn đề được phân tích. Thực tế,
Luận văn này học hỏi nhiều từ các nhận định trong cuốn sách về các loại thiệt hại
được bồi thường, thực tiễn tư pháp của các quy định mở trong Bộ luật dân sự năm
2015 từ đó Luận văn này đã phát triển nghiên cứu đối với các loại thiệt hại mang
bản chất là tổn thất kinh tế thuần túy. Chương 2 của Luận văn cũng trích dẫn nhiều
quan điểm của tác giả nêu trong cuốn sách này liên quan đến việc nhận diện tổn thất
kinh tế thuần túy theo pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
4. Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận những điểm mới của Bộ luật dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Cuốn sách này cung cấp một cách
tổng quan các quy định mới nổi bật của Bộ luật dân sự năm 2015, trong đó có chế
định bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng được bình luận tại Chương 6. Tại chương
6, cuốn sách đã tập trung giới thiệu những điểm mới trong các quy định chung như
quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường, nguyên tắc bồi thường
thiệt hại cũng như năng lực bồi thường thiệt hại, xác định thiệt hại được bồi thường
và những điểm mới liên quan đến những trường hợp bồi thường cụ thể. Luận văn
này đã học hỏi cách tiếp cận cũng như cách đánh giá của các tác giả khi bình luận
nguyên tắc bồi thường thiệt hại (đặc biệt là nguyên tắc bồi thường toàn bộ) và cách
xác định thiệt hại được bồi thường.

5. Lê Minh Hùng (chủ biên) (2019), Sách tình huống pháp luật hợp đồng và
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam: Tập
thể tác giả ngồi việc phân tích trực tiếp các vụ việc chọn lọc còn đưa thêm nhiều


4
bản án khác của tịa án nước ngồi có nội dung, tình tiết tương đồng để bình luận
nhằm làm rõ hơn nội dung bình luận. Tuy nhiên, cuốn sách này dành cho cả các vấn
đề thuộc về hợp đồng nên Luận văn này chỉ tập trung tiếp cận các vấn đề liên quan
đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đặc biệt là các bình luận án.
6. Nguyễn Chí Việt (2016), So sánh chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ Luật
học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội: Tác giả đã tập trung phân tích, so sánh
các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Việt Nam và Trung Quốc,
tác giả cũng chỉ ra những ưu, nhược điểm của việc xác định thiệt hại theo quy định
của pháp luật dân sự hiện hành. Đây là một trong hai tài liệu mà Luận văn này được
tiếp cận có đề cập đến tổn thất kinh tế thuần túy nhưng vì mục đích riêng của cơng
trình này nên các nghiên cứu, phân tích về tổn thất kinh tế thuần túy không mang
chiều sâu. Luận văn này chọn lọc các phân tích về ưu, nhược điểm của phương pháp
xác định thiệt hại trong tài liệu này để phục vụ cho việc nghiên cứu riêng.
7. Đỗ Nam Thắng và Đinh Đức Trường, Sổ tay hướng dẫn điều tra, khảo sát,
lượng hóa tổn thất do sự cố tràn dầu, Cục kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường – Tổng
cục môi trường: Tuy phạm vi của sổ tay này chỉ giới hạn trong sự cố tràn dầu nhưng
lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với Luận văn này, đặc biệt trong việc xác định các
loại tổn thất kinh tế thuần túy khi xảy ra sự cố tràn dầu. Luận văn này đã dựa trên sự
liệt kê tổn thất kinh tế thuần túy trong Sổ tay này làm nền tảng xác định các loại tổn
thất kinh tế thuần túy trong vấn đề ô nhiễm môi trường tại chương 2.
8. Trần Thanh Xuân và Phạm Thị Phương Anh (2019), Nhận diện tổn thất
kinh tế thuần túy trong luật bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng Việt Nam từ góc
nhìn so sánh, Cơng trình nghiên cứu khoa học sinh viên, Khoa Luật – Đại học Quốc

gia Hà Nội: Đây là cơng trình duy nhất mà Luận văn này biết đến tại Việt Nam thực
hiện việc nghiên cứu sâu về tổn thất kinh tế thuần túy. Tuy nhiên, Luận văn này
không có cơ hội tiếp cận với nội dung nghiên cứu của cơng trình, việc liệt kê ở đây
nhằm mục đích giới thiệu cơng trình.
Những cơng trình trên là nền tảng lý luận về quan điểm của pháp luật Việt
Nam về đối tượng nghiên cứu của Luận văn, tuy nhiên để giải quyết mục tiêu
nghiên cứu tác giả phải dành nhiều thời gian cho các nghiên cứu đối với các tài liệu
nước ngoài, đặc biệt điều nghiên khung pháp lý của một số quốc gia châu Âu điều
chỉnh vấn đề tổn thất kinh tế thuần túy.


5
(ii) Tình hình nghiên cứu ngồi nước
Tổn thất kinh tế thuần túy trong nhiều năm trở lại đây đã được thảo luận, nghiên
cứu khá nhiều tại châu Âu. Trong khuôn khổ Luận văn này, tác giả đã xây dựng các
nghiên cứu, lập luận của mình trên cơ sở tham khảo các tài liệu chủ yếu sau:
1. Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (eds.) (2003), Pure Economic
Loss in Europe, Cambridge University Press: Đây là cuốn sách nghiên cứu toàn
diện đầu tiên về chủ đề này, sử dụng phương pháp so sánh dựa trên thực tế và
nghiên cứu sâu về hệ thống pháp luật của 13 quốc gia tại châu Âu (Áo, Bỉ, Anh,
Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển,
Hà Lan), bao gồm phần giới thiệu lịch sử và phân tích về tổn thất kinh tế, phân tích
các nguyên tắc, chính sách và quy tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý đối với các
tổn thất không liên quan đến bất kỳ tổn thương vật chất nào đối với người hoặc tài
sản của nguyên đơn – được biết đến với tên gọi “tổn thất kinh tế thuần túy”. Luận
văn này học hỏi rất nhiều trong việc xác định khái niệm, so sánh các tổn thất, quan
điểm pháp luật của các quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy, các trường
hợp điển hình của tổn thất kinh tế thuần túy cũng như các định hướng trong tương
lai về vấn đề này. Chương 1 của Luận văn này sử dụng chủ yếu nguồn kiến thức của
cuốn sách hoặc các tài liệu được chỉ dẫn trong cuốn sách này để làm “kim chỉ nam”

để phát triển vấn đề một cách trọn vẹn nhất có thể.
2. Vernon Valentine Palmer và Mauro Bussani (2008), Pure Economic Loss:
New Horizons in Comparative Law, University of Texas at Austin Studies in
Foreign and Transnational Law: Cuốn sách này có cách tiếp cận so sánh đối với chủ
đề, khám phá các nguyên tắc, chính sách và quy tắc điều chỉnh trách nhiệm pháp lý
nghiêm trọng đối với tổn thất kinh tế thuần túy ở một số quốc gia và hệ thống pháp
luật trên thế giới. Bên cạnh việc đúc kết kết quả nghiên cứu trước đó trong quyển
“Pure Economic Loss in Europe”, cuốn sách này đã tiến hành so sánh pháp luật của
một số quốc gia châu Âu với các quốc gia khác ngồi châu Âu, đó là Mỹ, Canada,
Nhật Bản, Israel, Nam Phi, Romania, Croatia, Đan Mạch và Ba Lan, với những
người đóng góp thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên thực tế so sánh thông qua
việc sử dụng các vấn đề giả định để phân tích và sau đó tóm tắt vấn đề của từng
quốc gia tiếp cận. Sử dụng bảng câu hỏi dựa trên thực tế, phương pháp phân loại đã
được thử nghiệm và phương pháp luận luật so sánh phức tạp, các tác giả đã chứng
minh một cách thuyết phục rằng có những chế độ tự do, thực dụng và bảo thủ trên


6
khắp thế giới. Khả năng phục hồi của tổn thất kinh tế thuần túy đặt ra một câu hỏi
chung cho các hệ thống pháp luật này - đó khơng chỉ là vấn đề dân luật so với thơng
luật. Nó sẽ được quan tâm đối với sinh viên và học giả nghiên cứu luật bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng và luật so sánh ở các quốc gia khác nhau được đề cập.
Luận văn này sử dụng có chọn lọc các nghiên cứu so sánh có liên quan đến một số
quốc gia châu Âu để phù hợp với phạm vi nghiên cứu đề ra.
3. Cees Van Dam (2013), European Tort Law, Oxford University Press: Cuốn
sách này cung cấp cái nhìn sâu sắc về những điểm chung khác biệt và sự xâm nhập
lẫn nhau của các hệ thống luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các khu vực
tài phán châu Âu khác nhau, tập hợp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của
các quốc gia, luật so sánh, luật EU và luật nhân quyền. Theo đó, trong phạm vi
nghiên cứu, Luận văn chỉ sử dụng các kiến thức, nhận định liên quan đến tổn thất

kinh tế thuần túy trong pháp luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, đặc biệt sử
dụng nhiều thông tin liên quan đến pháp luật của Đức, Pháp và Anh trong cuốn sách
này khi phân tích khung pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tổn thất kinh tế
thuần túy cũng như đánh giá quan điểm của các quốc gia này đối với việc phục hồi
tổn thất kinh tế thuần túy.
4. Willem H. Van Boom (2004), Pure Economic Loss - A Comparative
Perspective, Springer International: Bài báo này cung cấp cho người đọc một phân
tích so sánh về việc bồi thường thiệt hại cho tổn thất kinh tế thuần túy ở các khu vực
pháp lý lớn của Châu Âu. Tác giả kết luận rằng khơng có khu vực pháp lý châu Âu
nào đưa ra lý do thuyết phục để bao gồm đầy đủ hoặc loại trừ một số thiệt hại nhất
định từ việc bảo vệ theo luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Có lẽ đó là bởi vì
hệ thống pháp luật đã dựa vào các giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp. Tuy
nhiên, việc bãi bỏ quy tắc loại trừ vô điều kiện cũng sẽ là một giải pháp quá đơn
giản. Chương 2 của Luận văn này đã học hỏi rất nhiều các định hướng về tổn thất
kinh tế thuần túy trong tương lai của tác giả để cân nhắc đưa ra các kiến nghị hợp lý
cho Việt Nam.
5. Christian von Bar (2009), Principles, Definitions and Model Rules of
European Private Law Draft Common Frame of Reference (DCFR), European Law
Publishers: Dự thảo Khung tham chiếu chung (DCFR) một phần dựa trên phiên bản
sửa đổi của Các nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL) và chứa các Nguyên
tắc, Định nghĩa và Quy tắc Mẫu của Luật tư Châu Âu. Các khái niệm liên quan đến


7
tổn thất kinh tế thuần túy trong DCFR được Luận văn này tận dụng triệt để trong việc
nghiên cứu và trích dẫn, chủ yếu được sử dụng tại chương 1 của Luận văn.
6. Marta Santos Silva (2017), The Draft Common Frame of Reference as a
“Toolbox” for Domestic Courts - A Solution to the Pure Economic Loss Problem
from a Comparative Perspective, Springer International Publishing: Cuốn sách
này nghiên cứu xem liệu các tịa án quốc gia có thể và nên du nhập các giải pháp

sáng tạo từ nước ngoài để giải quyết các tranh chấp pháp lý phức tạp hay không.
Đặc biệt chú ý đến khái niệm “thiệt hại liên quan đến pháp lý” và tầm quan trọng
của nó trong việc khắc phục bế tắc do loại “tổn thất kinh tế thuần túy” trong hệ
thống luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bồ Đào Nha và Đức. Các hệ
thống này về cơ bản dựa trên khái niệm về tính bất hợp pháp, giới hạn việc bồi
thường tổn thất kinh tế thuần túy khi vi phạm quy tắc bảo vệ. Tuy nhiên, những
tổn thất này đã được đền bù thông qua việc giải thích rộng rãi các quy tắc và sự
hấp dẫn đối với các quy định gần hợp đồng, điều này đã gây phương hại đến sự
chắc chắn về mặt pháp lý, sự bình đẳng trước pháp luật và quyền tự do hành động
của các chủ thể. Cuốn sách này giải thích lý do tại sao các tịa án có thể và nên
đóng vai trị chủ động và áp dụng các giải pháp dựa trên DCFR để bù đắp cho mọi
tổn thất đáng được pháp luật bảo vệ.
7. D. Marshall (2016), Liability for Pure Economic Loss Negligently Caused
– French and English Law Compared, Cambridge University Press on behalf of
the British Institute of International and Comparative Law: Nghiên cứu này liên
quan đến trách nhiệm pháp lý đối với thiệt hại kinh tế ở Anh do sơ suất và ở Pháp
theo Điều 13821 và Điều 13832 của Bộ luật dân sự. Nó liên quan đến tổn thất do
sơ ý gây ra, vì trách nhiệm pháp lý do cố ý gây ra tổn thất kinh tế liên quan đến
các cân nhắc chính sách khác nhau, cả (a) vì có khả năng răn đe mạnh hơn và lý
do chính đáng hơn để áp dụng trách nhiệm pháp lý do hành động đó; và (b) vì có
giới hạn đối với những người có thể u cầu bồi thường do cố ý gây thiệt hại, tức
là những người yêu cầu bồi thường phải là đối tượng trong ý định của bị đơn. Nó
liên quan đến tổn thất kinh tế thuần túy, tức là không do hậu quả, vì tổn thất kinh
tế do hậu quả liên quan đến các cân nhắc chính sách khác nhau, cả hai (a) bởi vì
để từ chối trách nhiệm đối với tổn thất đó sẽ là từ chối phần quan trọng nhất trong
1
2

Nay là Điều 1240 Bộ luật dân sự Pháp năm 2016.
Nay là Điều 1241 Bộ luật dân sự Pháp năm 2016.



8
yêu cầu của nguyên đơn, đặc biệt trong trường hợp thương tích cá nhân, nhưng
cũng có thể trong trường hợp, ví dụ, thiệt hại cho hàng hóa được sử dụng trong
kinh doanh; và (b) bởi vì có giới hạn đối với những người bị thiệt hại kinh tế do
thiệt hại vật chất của chính họ, do thực tế là số người bị thiệt hại vật chất do sơ
suất của một người nào đó thường tương đối nhỏ. Khơng có nỗ lực nào được thực
hiện để bao gồm tất cả các loại tình huống thực tế mà tổn thất đó phải chịu, cũng
không cố gắng đưa ra quy định chi tiết của luật pháp ở cả hai quốc gia về bất kỳ
tình huống thực tế cụ thể nào. Mục đích là để xem xét những hạn chế do một trong
hai hệ thống áp đặt đối với việc thu hồi đối với tổn thất kinh tế thuần túy trong
một số tình huống này. Luận văn này đã sử dụng một số cân nhắc pháp lý của
cuốn sách để phục vụ cho việc nghiên cứu quan điểm của Pháp và Anh đối với
vấn đề tổn thất kinh tế thuần túy có nên được phục hồi hay khơng.
Và cịn rất nhiều những tài liệu khác liên quan được sử dụng trong Luận văn
này có liên quan hoặc là nền tảng kiến thức cơ bản để phát triển Luận văn. Tuy
vậy, tại Việt Nam vẫn chưa có cơng trình nào là hồn tồn tập trung nghiên cứu về
tổn thất kinh tế thuần túy, đặc biệt là tại châu Âu để từ đó rút ra được các kinh
nghiệm hữu ích cho Việt Nam trong việc xây dựng chế định bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
Trong luận văn này, tác giả đã mạnh dạn đưa ra nhiều quan điểm dựa trên
nguồn tài liệu phong phú, đa dạng nhằm đưa ra những phân tích và đánh giá về tổn
thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, sự phân kỳ của các quốc gia này đối với vấn đề tổn thất kinh tế thuần túy
có được bồi thường khơng? Từ đó, nhận diện các thiệt hại theo pháp luật Việt Nam
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang bản chất của tổn thất kinh tế thuần túy
và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Luận văn hướng đến các mục đích nghiên cứu sau:

Thứ nhất, làm rõ khái niệm “tổn thất kinh tế thuần túy” thơng qua việc tìm
hiểu và phân tích định nghĩa về “tổn thất kinh tế” (economic loss) và “tổn thất kinh
tế do hậu quả” (consequential economic loss).
Thứ hai, chỉ ra quan điểm của một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế
thuần túy dựa trên khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này.


9
Thứ ba, sự cần thiết trong việc xác định tổn thất kinh tế thuần túy trong cả pháp
luật một số quốc gia châu Âu và Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Thứ tư, chỉ ra các thiệt hại trong quy định của pháp luật Việt Nam về bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng có mang bản chất là một tổn thất kinh tế thuần túy.
Thứ năm, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về nội dung: Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu quan điểm của
một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy và thực tiễn áp dụng để từ đó
đánh giá một số thiệt hại được bồi thường theo pháp luật Việt Nam mang bản chất
của tổn thất kinh tế tế thuần túy và kiến nghị hồn thiện pháp luật.
Giới hạn về khơng gian: Mối quan tâm chính của Luận văn này giới hạn trong
phạm vi các quốc gia thành viên EU (bao gồm Anh và Scotland) và Việt Nam.
Giới hạn về thời gian: Các vụ việc ở nước ngoài được nghiên cứu trong Luận
văn này khơng có giới hạn về mặt thời gian. Mặc dù vậy, hai tiêu chí quan trọng
được tác giả sử dụng để lựa chọn vụ việc trong phân tích của mình là tính đại diện
và tính mới của vụ việc. Đối với các quy định tại Việt Nam, giới hạn thời gian được
áp dụng từ khi Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực pháp luật cho đến nay.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, cụ
thể là:

Phương pháp luận
Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng
của chủ nghĩa Marx – Lenin.
Phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội
(i) Phương pháp phân tích: được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm làm rõ các
vấn đề được nghiên cứu, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về những nội dung liên
quan đến tổn thất kinh tế thuần túy.


10
(ii) Phương pháp tổng hợp: được tác giả áp dụng khi đúc kết các nội dung
trọng tâm để đưa ra kết luận cho từng chương của luận văn và cả luận văn.
(iii) Phương pháp so sánh: được vận dụng để làm rõ những điểm tương đồng
và khác biệt giữa tổn thất kinh tế thuần túy và tổn thất kinh tế do hậu quả trong nội
tại pháp luật một số quốc gia Châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên
cạnh đó, cũng có sự so sánh quan điểm giữa các quốc gia châu Âu được nghiên cứu
về tổn thất kinh tế thuần túy, giữa tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số
quốc gia châu Âu về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và thiệt hại thực tế trong
pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Phương pháp này được
sử dụng xuyên suốt toàn bộ Luận văn.
(iv) Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu và rõ
ràng nhất trong việc hệ thống hoá các quan điểm của các quốc gia châu Âu về tổn
thất kinh tế thuần tuý, được sử dụng chủ yếu tại chương 1 của Luận văn này.
Phương pháp viết
Luận văn này kết hợp việc sử dụng nhiều phương pháp lập luận để viết rõ
ràng nhưng cũng đảm bảo sự trôi chảy và mạch lạc như phương pháp diễn dịch và
quy nạp.
5. Tính mới và đóng góp của nghiên cứu
Về lý thuyết, Luận văn này làm rõ khái niệm và đặc điểm của tổn thất kinh tế
thuần túy. Ngoài ra, Luận văn này cũng chỉ ra khung pháp lý điều chỉnh vấn đề này

tại một số quốc gia châu Âu.
Về thực tiễn, Luận văn này hệ thống một số thiệt hại theo pháp luật Việt Nam
về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng mang bản chất là tổn thất kinh tế thuần túy
và đề xuất các giải pháp cho Việt Nam theo quan điểm của tác giả.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì
Luận văn được chia thành hai chương:
Chương 1 với tiêu đề “Những vấn đề cơ bản về tổn thất kinh tế thuần túy”
trình bày khái niệm, đặc điểm và vai trị của tổn thất kinh tế thuần túy. Tiếp đó,
phân tích quan điểm của một số quốc gia châu Âu về tổn thất kinh tế thuần túy.


11
Chương 2 với tiêu đề “Vấn đề tổn thất kinh tế thuần túy trong khuôn khổ pháp
luật dân sự Việt Nam về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và kiến nghị giải
pháp” sẽ hệ thống hóa một số thiệt hại theo pháp luật Việt Nam về bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng có mang bản chất của tổn thất kinh tế thuần túy. Từ đó, đưa ra
các kiến nghị cho Việt Nam trong tương lai đối với việc hoàn thiện pháp luật về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bao gồm: (1) ghi nhận sự tồn tại của tổn thất kinh
tế thuần túy trong tương lai; (2) nên tập trung vào những”tình huống nhất định”
thay vì bác bỏ hồn toàn hoặc cho phép hoàn toàn các yêu cầu về tổn thất kinh tế
thuần túy; (3) nên cân nhắc giải pháp của Quỹ IOPC và; (4) thừa nhận rằng khơng
có một loại tổn thất kinh tế thuần túy duy nhất và quy tắc loại trừ do đó khơng có
nền tảng loại trừ;


12
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TỔN THẤT KINH TẾ THUẦN TÚY
1.1. Tổn thất kinh tế thuần túy trong pháp luật một số quốc gia châu Âu

về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
1.1.1. Khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy
Tổn thất kinh tế thuần túy3 (Pure Economic Loss) là một trong những chủ đề
được thảo luận nhiều nhất trong giới học giả khi nhắc đến pháp luật một số quốc gia
châu Âu về BTTH ngoài hợp đồng4. Đây cũng được xem là một trong những vấn đề
chính trong việc mở rộng pháp luật BTTH ngoài hợp đồng5 và là một trong những
chế định pháp lý truyền thống, mang tính kinh điển trong q trình lập pháp lẫn
thực tiễn tư pháp ở một số quốc gia châu Âu, nhưng thực tế hiện nay vẫn tồn tại
nhiều khía cạnh gây tranh cãi6. Một số học giả cho rằng, trong những thập kỷ qua,
các học giả pháp lý, luật sư, các tòa án và các cơ quan lập pháp đã cảm thấy bản
thân ngày càng phải đối mặt với những thách thức đặt ra bởi hiện tượng tổn thất
kinh tế thuần túy7. Tuy nhiên, việc đưa ra được một khái niệm về tổn thất kinh tế
thuần túy không phải là vấn đề đơn giản.
* Tổn thất kinh tế
Theo định nghĩa của Bộ từ điển luật pháp của Henry Campbell Black (thường
được gọi là “Black’s Law Dictionary”): “Tổn thất kinh tế có nghĩa là một tổn thất
tiền tệ như tiền lương bị mất hoặc lợi nhuận bị mất. Thuật ngữ này thường đề cập
Trong một số nghiên cứu khác gọi là “thiệt hại kinh tế thuần túy”, “thiệt hại thuần kinh tế”, “tổn thất tài
chính thuần túy”, đây chỉ đơn thuần là sự khác nhau về mặt thuật ngữ.
4
Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), Pure Economic Loss in Europe, Cambridge University
Press, tr.3; Xinbao Zhang trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng “tổn thất kinh tế thuần túy đã trở thành
một chủ đề nóng trong những năm gần đây; đặc biệt là các học giả châu Âu quan tâm đến chủ đề này”,
Xinbao Zhang (2018), Legislation of Tort Liability Law in China, Springer Singapore, tr.459.
5
Wiliem H. Van Boom, “Pure economic loss – A comparative perspective”, ResearchGate, [https:// www.
researchgate.net/publication/228140814_Pure_Economic_Loss_-_A_Comparative_Perspective] (truy cập
ngày 29/04/2020).
6
Các tranh cãi này xảy ra khi mà khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy được xem là mấu chốt của nhiều câu

hỏi: rằng trách nhiệm dân sự có thể mở rộng đến mức nào để không áp đặt gánh nặng quá mức đối với hoạt
động cá nhân hay làm thế nào để luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của thế kỷ hai mươi mốt - hoặc các
quy định của một dự luật châu Âu - tiếp cận vấn đề này? Là một vấn đề chính sách, liệu việc bồi thường cho
tổn thất kinh tế thuần túy có phải là vấn đề chủ yếu của luật hợp đồng? Đối với những học giả nghiên cứu về
vấn đề này và cả những người khác, một câu hỏi cũng được đặt thêm: có một yếu tố chung của các nguyên
tắc, chính sách và quy tắc chi phối trách nhiệm ngoài hợp đồng đối với tổn thất kinh tế thuần túy ở châu Âu
hay không? Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.3.
7
Trong nghiên cứu của mình, Van Boom cũng cho rằng: “Trong hai mươi lăm năm qua, khơng có lĩnh vực
trách nhiệm dân sự nào tỏ ra rắc rối hơn tổn thất kinh tế thuần túy”, Wiliem H. Van Boom, tlđd (5), (truy cập
lần cuối ngày 29/4/2020).
3


13
đến một loại thiệt hại có thể thu hồi được trong một vụ kiện. Ví dụ, trong vụ kiện
trách nhiệm sản phẩm, tổn thất kinh tế bao gồm chi phí sửa chữa hoặc thay thế tài
sản bị lỗi, cũng như tổn thất thương mại đối với giá trị không thỏa đáng của tài sản
và hậu quả là mất lợi nhuận hoặc giá trị sử dụng”8. Trong nghiên cứu của mình,
Von Bar ghi nhận thuật ngữ “tổn thất kinh tế” bao gồm mất thu nhập hoặc lợi
nhuận, gánh nặng phát sinh và giảm giá trị tài sản9.
* Tổn thất kinh tế thuần túy
Trong các hệ thống pháp lý mà khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy được cơng
nhận, khơng có định nghĩa thống nhất nào tồn tại10; chỉ có Thụy Điển – quốc gia
duy nhất ở châu Âu đã xây dựng định nghĩa pháp lý về khái niệm này11. Theo đó,
Điều 2 Luật trách nhiệm dân sự năm 1972 của Thụy Điển định nghĩa chính xác khái
niệm này như sau: “Tổn thất kinh tế thuần túy trong luật này được hiểu là tổn thất
kinh tế phát sinh mà không liên quan đến thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản
cho bất cứ ai”12. Định nghĩa này nêu rõ về cả “thuật ngữ” lẫn “nội hàm” một cách
minh thị về khái niệm tổn thất kinh tế thuần túy .

Nguyên văn tiếng Anh: A monetary loss such as lost wages or lost profits. The term usu. Refers to a type of
damages recoverable in a lawsuit. For example, in a products liability suit, economic loss includes the cost of
repair or replacement of defective property, as well as commercial loss for the property’s inadequate value
and consequent loss of profits or use.
9
Von Bar (2008), Principles, Definitions and Model Rules of European Private Law Draft Common Frame
of Reference, European Law Publishers, tr.250, 396, 559.
10
Các nghiên cứu so sánh cho thấy có sự khác biệt đáng kể trong các định nghĩa về tổn thất kinh tế thuần túy.
Mặc dù khơng cần định nghĩa chính xác về thiệt hại kinh tế thuần túy khi giải quyết các vấn đề cụ thể về
trách nhiệm pháp lý, nhưng việc trình bày các đặc điểm chính và phân biệt của thiệt hại đó sẽ cung cấp cơ sở
hữu ích.
11
Marta Silva Santos (2017), The Draft Common Frame of Reference as a “Toolbox” for Domestic Courts:
A Solution to the Pure Economic Loss Problem from a Comparative Perspective, Springer Nature, tr.139.
Xinbao Zhang cùng quan điểm này khi cho rằng “khơng có định nghĩa chính xác về tổn thất kinh tế thuần
túy”, xem Xinbao Zhang (2018), Legislation of Tort Liability Law in China, Springer Singapore, tr.459.
Trong nghiên cứu của mình Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer cũng khẳng định: “Chưa có một
định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về “tổn thất kinh tế thuần túy”, xem Mauro Bussani và Vernon
Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.3. Theo ý kiến của một số học giả, không có sự đồng thuận nào đạt được
về định nghĩa của tổn thất kinh tế thuần túy. Lý do rất đơn giản cho tình huống này là nhiều khu vực pháp lý
đã từ chối khái niệm này hoặc không công nhận nó là một hình thức độc lập của quyền u cầu bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, trong luật Đức và các khu vực pháp lý chung nơi khái niệm này được chấp nhận, nó
dường như có liên quan đến trách nhiệm khơng có lỗi và do đó có thể xác định định nghĩa của nó, Xinbao
Zhang (2018), Legislation of Tort Liability Law in China, Springer Singapore, tr.460.
12
Nguyên văn tiếng Anh: “By pure economic loss in this Act is to be understood such economic loss arising
without connection with anybody suffering bodily injury or property damage”. Xem tại: [https://ec.
europa.eu/competition/antitrust/actionsdamages/national_reports/sweden_en.pdf] (truy cập lần cuối ngày
29/10/2020).

Bussani và Palmer trong nghiên cứu của mình cũng có nhận xét tương tự: “Ở Thụy Điển, nơi các nhà lập
pháp nói rằng chỉ những nạn nhân của tội phạm mới có thể phục hồi vì tổn thất kinh tế thuần túy, Đạo luật
Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Điều 2, định nghĩa chính xác khái niệm này trong các điều khoản sau:
8


14
Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, một tổn thất kinh tế thuần túy
thường có thể được định nghĩa là tổn thất tài chính khơng phải là ngun nhân gây
ra thương tích vật lý cho nguyên đơn hoặc tài sản của anh ta hoặc sự xâm phạm
quyền tuyệt đối khác13 và có lẽ một cách khác để mơ tả tổn thất kinh tế thuần túy là
nói rằng nó không phát sinh do hậu quả của một số tổn thất vật chất trước đó và nó
khơng phải là giá trị thay thế của tòa án đối với tổn thất vật chất14.
Theo đó, có thể nhìn nhận một vấn đề là tổn thất kinh tế thuần túy là thiệt hại
tài chính phải chịu do hậu quả của hành vi sơ suất của một bên khác không đi kèm
với bất kỳ thiệt hại vật chất nào đối với một người hoặc tài sản15. Christian von Bar
trong nghiên cứu của mình cũng cho rằng: “Đối với tổn thất kinh tế thuần túy là gì,
đã có những quy định khác nhau ở các quốc gia khác nhau, có thể được tóm tắt
“Trong luật này, “tổn thất kinh tế thuần túy” có nghĩa là thiệt hại kinh tế phát sinh mà không liên quan đến
thương tích cá nhân hoặc thiệt hại tài sản cho bất cứ ai””. Ngồi ra, các tác giả này cịn kết luận thêm: “Kết
quả của nghiên cứu khái niệm cơ bản về “tổn thất kinh tế thuần túy” có thể được nêu ngắn gọn như sau: Đó
là một tổn thất mà khơng có thiệt hại trước đây đối với người hoặc tài sản của nguyên đơn”, xem thêm:
Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2008), tlđd (4), tr.3, 11.
Xinbao Zhang ghi nhận tương tự: “Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Thụy Điển đã
định nghĩa tổn thất kinh tế thuần túy tại Điều 2: 4, “Tổn thất kinh tế thuần túy trong Luật này sẽ được hiểu là
tổn thất kinh tế xảy ra không liên quan đến bất kỳ thương tích cá nhân hoặc tài sản nào””, Xinbao Zhang
(2018), Legislation of Tort Liability Law in China, Springer Singapore, tr.459.
Marta Silva Santos cũng khẳng định: Theo Đạo luật Thiệt hại của Thụy Điển (Chương 1, 2) “[…] tổn thất
kinh tế thuần túy có nghĩa là một tổn thất kinh tế hồn tồn khơng liên quan đến một người chịu tổn thương
cá nhân hoặc thiệt hại đối với tài sản của người đó”. Ý kiến hiện tại cho thấy, tổn thất kinh tế thuần túy như

là một sự tổn thất kinh tế tự nhiên không vi phạm các quyền tuyệt đối của người chịu thiệt hại. Tuy nhiên,
một vị trí thiểu số mơ tả nó là một tổn thất gây ra cho bên thứ ba không tham gia vào một mối quan hệ hợp
đồng hoặc tương tự hợp đồng có liên quan, và khơng vi phạm bất kỳ nghĩa vụ chung nào, xem thêm: Marta
Silva Santos (2017), tlđd (11), tr.139-141;
Một tổn thất kinh tế thuần túy thường có thể được định nghĩa là tổn thất tài chính khơng phải là nguyên nhân
gây ra thương tích cho nguyên đơn hoặc tài sản của anh ta hoặc sự xâm phạm quyền tuyệt đối khác của anh ta
(nghĩa là được bảo vệ bởi tất cả), Giuseppe Dari‐Mattiacci và Hans-Bernd Schäfer, The Core of Pure
Economic Loss, International Review of Law and Economics, Vol. 27, No. 1, March 2007, tr.11.
13
Giuseppe Dari-Mattiacci and Hans-Bernd Schäfer, The Core of Pure Economic Loss, International Review
of Law and Economics, Vol. 27, No. 1, March 2007, fn.1, tr.9.
14
Vernon Valentine Palmer và Mauro Bussani (2008), Pure Economic Loss – New Horizons in Comparative
Law, University of Texas at Austin Studies in Foreign and Transnational Law, fn.8, tr.11.
Tuy nhiên, khi chúng ta nói về tổn thất kinh tế thuần túy, chúng ta thường đề cập đến các tình huống trong đó
ngun đơn khơng bị thương tích cá nhân cũng như thiệt hại đối với tài sản hữu hình. Đây là một hình thức
tổn thất mà nguyên đơn phải chịu mà không phải do hậu quả của thiệt hại vật chất đối với một người hoặc tài
sản, xem thêm: Herbert Bernstein, Civil Liability For Pure Economic Loss Under American Tort Law,
[ (truy cập
lần cuối ngày 19/05/2020).
Ngoài ra, nhiều ý kiến hiện tại cho thấy, tổn thất kinh tế thuần túy như là một sự tổn thất kinh tế tự nhiên
không vi phạm các quyền tuyệt đối của người chịu thiệt hại. Tuy nhiên, một vị trí thiểu số mơ tả nó là một
tổn thất gây ra cho bên thứ ba không tham gia vào một mối quan hệ hợp đồng hoặc tương tự hợp đồng có liên
quan, và khơng vi phạm bất kỳ nghĩa vụ chung nào, Marta Silva Santos (2017), tlđd (11), tr.140-141.
15
“Pure economic loss”, [ (truy
cập lần cuối ngày 19/05/2020.


15

thành hai nhóm chính: thứ nhất, cái gọi là tổn thất kinh tế thuần túy là tổn thất xảy
ra không phụ thuộc vào thiệt hại vật chất hoặc thiệt hại cá nhân cũng như thiệt hại
về sức khỏe; thứ hai, nó đề cập đến kết quả tổn thất gây ra cho lợi ích được bảo vệ
khơng phải là quyền cũng như lợi ích”16.
Bằng phương pháp chiết tự cũng như điều nghiên quy định về tổn thất kinh tế
thuần túy có thể dễ dàng nhận thấy rằng, từ “thuần túy” trong khái niệm này đóng
vai trị trung tâm vì nếu có tổn thất kinh tế liên quan đến thiệt hại nhỏ nhất đối với
người hoặc tài sản của nguyên đơn (với điều kiện là tất cả các điều kiện trách nhiệm
khác đều được đáp ứng) thì được gọi là “tổn thất kinh tế do hậu quả17” và tồn bộ
thiệt hại có thể được phục hồi mà khơng có nghi vấn18. Theo đó, thiệt hại về kinh tế
được định nghĩa là “thuần túy” khi nó khơng phải là do tổn thương cơ thể đối với
nguyên đơn hoặc thiệt hại vật chất đối với đất đai hoặc vật sở hữu trong đó nguyên
đơn có lợi ích19. Ngồi ra, thuật ngữ “thuần túy” gợi ý một tổn thất không được đại
diện hoặc tự đại diện ngồi những tổn thất khác như thương tích cá nhân20. Tổn thất
kinh tế thuần túy không phải là kết quả của thiệt hại vật chất cho một người hoặc tài
sản của họ21.

16

Xinbao Zhang (2018), Legislation of Tort Liability Law in China, Springer Singapore, tr.460.
Tổn thất kinh tế do hậu quả (consequential economic loss) có thể phục hồi được vì nó giả định sự tồn tại
của các tổn thất vật lý, Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.5-6.
Tổn thất kinh tế do hậu quả xảy ra sau tổn thất kinh tế chính và được đặc trưng chủ yếu với mối liên hệ của
nó với thương tích chính đối với tài sản và quyền cá nhân. Nếu một thiệt hại kinh tế liên quan đến thương
tích cho người hoặc tài sản của nguyên đơn (giả sử rằng tất cả các yêu cầu khác về trách nhiệm pháp lý đều
được đáp ứng), thì loại tổn thất này là do mất mát và do đó chắc chắn là trong phạm vi thiệt hại có thể phục
hồi, xem thêm: Xinbao Zhang (2018), tlđd (16), tr.462.
Liên quan đến vấn đề thuật ngữ “tổn thất kinh tế thuần túy” và “tổn thất do hậu quả” cũng cần làm rõ một
vấn đề, nhìn chung, các cân nhắc trên khiến chúng ta nói rằng tổn thất do hậu quả và tổn thất kinh tế “thuần
túy” không khác nhau về bản chất hay nguyên tắc, nhưng chỉ có thể phân biệt được bởi các trường hợp mà

chúng bắt nguồn và các giới hạn kỹ thuật về khả năng có thể phục hồi, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon
Valentine Palmer (2008), tlđd (14), tr.14.
Một tổn thất kinh tế thuần túy là rất hiếm, nhưng nó có thể phát sinh từ những sơ suất bất cẩn. Ngược lại, tổn
thất kinh tế do hậu quả bắt nguồn trực tiếp từ thiệt hại tài sản hoặc thương tích cá nhân, vì vậy nó phổ biến
hơn nhiều, xem tại: [ (truy cập lần cuối ngày
28/4/2020).
Bên cạnh đó, tổn thất kinh tế do hậu quả, về nguyên tắc, có thể phục hồi trong mọi hệ thống pháp lý, xem
thêm: Marta Silva Santos (2017), tlđd (11), tr.140 – 141.
Đặc điểm đầu tiên là tổn thất kinh tế do hậu quả, chỉ mô tả mối quan hệ nhân quả trong cùng một tài sản (của
nguyên đơn), xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.5.
18
Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.5.
19
Wiliem H. Van Boom, tlđd (5), fn.11 (truy cập lần cuối ngày 29/04/2020).
20
Quan điểm này hàm ý rằng, tổn thất kinh tế thuần túy là một tổn thất không tồn tại độc lập, xem Mauro
Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.5.
21
Nguyên văn tiếng Anh: “The term “pure” suggests an untainted or self-representative loss apart from
other losses like personal injuries. Pure economic loss does not result in physical damages to a person or
17


16
Thực tiễn tại một số quốc gia châu Âu cho thấy, tuy không phải quốc gia nào
cũng ghi nhận khái niệm “tổn thất kinh tế thuần túy” một cách minh thị22 trong các
đạo luật nhưng vơ hình trung, đều thừa nhận sự tồn tại của khái niệm này23, đặc biệt
là trong thực tiễn tư pháp24.
Từ các phân tích trên, theo quan điểm của tác giả, có thể hiểu khái niệm “tổn
thất kinh tế thuần túy” như sau: “Tổn thất kinh tế thuần túy là một tổn thất kinh tế

phát sinh khơng do hậu quả của một thương tích cá nhân hoặc đối với tài sản tài
sản của người chịu tổn thất kinh tế”.
Như vậy có thể thấy, tổn thất kinh tế thuần túy liên quan đến ba yếu tố chính.
Thứ nhất, tổn thất kinh tế thuần túy đề cập đến thiệt hại do hậu quả gây ra không
liên quan đến bất kỳ loại thương tích cá nhân hoặc tài sản nào. Thứ hai, tổn thất
kinh tế thuần túy có thể được hiểu là thiệt hại gây ra đối với lợi ích không được bảo
vệ kể cả quyền và lợi ích. Thứ ba, tổn thất kinh tế thuần túy về nguyên tắc là không
thu hồi được. Căn cứ vào ba yếu tố này, tổn thất kinh tế thuần túy được coi là thiệt
hại: không phải do tài sản, người hoặc quyền của người bị thiệt hại gây ra; nó đề
cập đến một phi lợi ích tiền tệ áp đặt cho nạn nhân trong những trường hợp đặc biệt;
ở các khu vực pháp lý nơi chấp nhận tổn thất kinh tế thuần túy, khoản phi lợi ích
thường khơng được pháp luật bảo vệ và do đó khơng thể thu hồi được25.

their property”, xem thêm tại: [ (truy cập ngày
28/4/2020).
Trong vụ HEDLEY BYRNE & COMPANY LIMITED v. HELLER & PARTNERS LIMITED, Thượng Nghị
viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland (HOUSE OF LORDS) cũng khẳng định: “Nguyên tắc này đã
được áp dụng cho các trường hợp do sơ suất không gây ra thiệt hại cho người hoặc tài sản và thiệt hại do
hậu quả là hồn tồn về tài chính”, xem thêm: [ (truy
cập ngày 31/8/2020).
22
Chưa có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về “tổn thất kinh tế thuần túy”. Có lẽ lý do đơn giản nhất
là một số hệ thống pháp lý không công nhận phạm trù pháp lý cũng như khơng phân biệt nó là một hình thức
thiệt hại chủ động. Tuy nhiên, ở nơi khái niệm được thừa nhận như ở Đức và các hệ thống thông luật, rõ ràng
có sự liên kết với quy tắc khơng có trách nhiệm pháp lý và dường như có một định nghĩa có thể được tìm
thấy. Các cách tiếp cận đối nghịch ở đây rõ ràng không tuân theo sự phân chia thơng luật/ dân luật, vì dân
luật tự nó được chia ở một mức độ nào đó cho vấn đề này, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine
Palmer (2003), tlđd (4), tr.5.
23
Điều mà các quốc gia tranh luận là: (1) tổn thất kinh tế thuần túy có nên được bồi thường hay khơng? Nếu

có thì phạm vi bồi thường được xác định như thế nào; (2) khi bồi thường tổn thất kinh tế thuần túy thì cần áp
dụng quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng (hoặc mở rộng phạm vi hợp đồng).
24
Trên thực tế, các tòa án đã khéo léo tác động đến khái niệm này thông qua việc sử dụng các điều khoản
chung và một mặt, mở rộng khái niệm, và thông qua việc áp dụng tư duy của luật hợp đồng sang lĩnh vực
trách nhiệm phi hợp đồng. Sự phái sinh từ các phát triển pháp lý đã đưa việc áp dụng khái niệm này ra khỏi ý
định của cơ quan lập pháp nhằm cung cấp sự sàng lọc nghiêm ngặt về trách nhiệm của tổn thất kinh tế thuần
túy, xem thêm: Marta Silva Santos (2017), tlđd (11), tr.xi.
25
Xinbao Zhang (2018), tlđd (16), tr.460.


17
1.1.2. Đặc điểm của tổn thất kinh tế thuần túy
Dựa trên khái niệm đã được nêu, có thể thấy tổn thất kinh tế thuần túy có các
đặc điểm sau:
Thứ nhất, tổn thất kinh tế thuần túy chỉ đơn thuần là sự thiệt hại về tài chính:
Điều này được hiểu đơn giản là, ngồi việc tác động đến lợi ích là tài chính của
người bị thiệt hại thì khơng cịn gì khác, nó xảy ra khi hành vi sơ suất của bị đơn
khơng gây ra gì khác ngồi tổn thất tài chính. Loại tổn thất như vậy có thể được
định lượng như một số tiền nhất định26.
Thứ hai, tổn thất kinh tế thuần túy khơng liên quan đến thương tích cá nhân
hoặc thiệt hại tài sản của người chịu tổn thất kinh tế: Tổn thất kinh tế thuần túy luôn
tương phản với thiệt hại do tử vong hoặc thương tật hoặc thiệt hại cho các vật thể hữu
hình27. Tuy nhiên, trong thực tế, tất cả các loại lợi ích được liên kết với nhau theo
nhiều cách khác nhau và gần như vơ tận. Một thiệt hại khơng liên quan đến thương
tích cá nhân hoặc tài sản phải được hiểu là một sáng tạo về mặt khái niệm. Ví dụ như
một người cha đã qua đời, những đứa con của anh ta mất đi nguồn tài chính (có thể là
khoản tiền cấp dưỡng) hay vì một người chồng bị thương, vợ anh ta phải chăm sóc
anh ta và do đó mất việc. Trong hồn cảnh đó, tổn thất phải chịu bởi “đứa trẻ” và

“người vợ” bắt nguồn từ tài sản hoặc thương tích cá nhân của nạn nhân chính từ quan
điểm thực tế nhưng tổn thất mà họ phải gánh chịu chỉ đơn thuần là vấn đề tài chính.
Rõ ràng, tài sản hoặc kết nối cá nhân giữa các chủ thể dân luật khác nhau bị cắt đứt.
Điều đó có nghĩa là, tổn thất kinh tế thuần túy là một thiệt hại, xảy ra mà khơng liên
quan đến thương tích cá nhân hoặc tài sản của nạn nhân (ở đây là “nguyên đơn”).
Thứ ba, về mặt nguyên tắc, tổn thất kinh tế thuần túy không được bồi thường,
trừ những trường hợp điển hình28: Ở mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau
Đặc điểm này được đúc kết dựa trên việc tổn thất kinh tế do hậu quả (đơi khi cịn được gọi là tổn thất ký
sinh) có thể phục hồi được vì nó giả định sự tồn tại của các tổn thất vật lý, trong khi tổn thất kinh tế thuần túy
tấn cơng vào ví của nạn nhân mà khơng cịn gì khác, xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer
(2003), tlđd (4), tr.6.
27
Wiliem H. Van Boom, tlđd (5) (truy cập lần cuối ngày 29/04/2020).
28
Một số vụ việc chuẩn được đưa ra và được xem như những trường hợp điển hình của tổn thất kinh tế thuần
túy. Theo đó, Bussani và Palmer đưa ra bốn trường hợp điển hình của tổn thất kinh tế thuần túy bao gồm: (1)
Tổn thất phản xạ (ricochet loss): Tổn thất phản xạ phát sinh khi thiệt hại vật chất gây ra cho tài sản hoặc
người của một bên; sự mất mát đó gây ra sự suy yếu quyền của nguyên đơn. Trong trường hợp này là ba bên
và một số học giả gọi đó là “tổn thất kinh tế liên quan”. Một nạn nhân trực tiếp phải chịu thiệt hại vật chất
dưới một số hình thức, trong khi nguyên đơn là nạn nhân thứ cấp, người chỉ bị thiệt hại về kinh tế; (2)
Chuyển tổn thất (transfer loss): A là người thuê tàu theo thời gian, tàu thuộc sở hữu của B. Một ngày trước
khi điều khoản thời gian có hiệu lực và trong khi tàu thuộc sở hữu của B, C đã vô tình làm hỏng chân vịt của
26


18
về việc cho phép phục hồi tổn thất kinh tế thuần túy nhưng về nguyên tắc, tổn thất
kinh tế thuần túy sẽ bị từ chối phục hồi. Cơ sở lý thuyết của nó nằm ở chỗ, nếu sự cố
tổn thất khơng liên quan đến tài sản hoặc thương tích cá nhân của nạn nhân, thì sự tổn
thất đó có thể khơng lường trước được và khơng thể kiểm sốt được trong hầu hết các

trường hợp và nếu tổn thất như vậy có thể phục hồi được, thì hành động tự do của các
chủ thể xã hội sẽ bị hạn chế quá mức và hoạt động tự do của đời sống xã hội cũng sẽ
bị cản trở. Cơ sở lý thuyết này đặt nền tảng trong mối quan tâm về trách nhiệm pháp
lý của những người không chắc chắn tại thời điểm không chắc chắn và trong sự cân
bằng giữa tự do hành vi và cuộc sống bình thường của các chủ thể xã hội.
Thứ tư, tổn thất kinh tế thuần túy là tổn thất theo nghĩa lợi ích tiền tệ, và
không liên quan đến tổn thương tâm lý: Loại tổn thất như vậy có thể được định
lượng như một số tiền nhất định; tuy nhiên, việc tính tốn tổn thất là khơng chắc
chắn vì tính khơng chắc chắn của phạm vi trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn, một con
đường bị kẹt vì tai nạn giao thơng; do đó, ai đó đã bỏ lỡ máy bay của họ, đàm phán
kinh doanh hoặc điều trị khẩn cấp trong bệnh viện. Loại sự kiện này xảy ra vô tận
mỗi ngày, và tổn thất tiềm năng của nó cũng rất khó tính tốn.
1.1.3. Vai trò của tổn thất kinh tế thuần túy
Vai trò thiết yếu của tổn thất kinh tế thuần túy bao gồm chức năng có thể loại trừ
những thiệt hại mà theo quan điểm tiên đề của pháp luật là không phù hợp để được
phục hồi từ phạm vi bảo vệ pháp lý. Bên cạnh đó, tổn thất kinh tế thuần túy cũng có thể
tàu, do đó cần phải sửa chữa và trì hỗn hai tuần , khiến A mất hết thời gian sử dụng tàu. Ở đây, B bị thiệt hại
về tài sản, và thông thường B là chủ sở hữu sẽ phục hồi do tổn thất do hậu quả sử dụng tàu, nhưng quyền sử
dụng đã được chuyển cho A bởi điều lệ thuyền. Vì vậy, tổn thất của A hồn tồn bằng tiền vì anh ta khơng bị
mất tài sản trước đây. Một tác động tương tự có thể dẫn đến một hợp đồng mua bán bảo lưu quyền sở hữu
trong B (người bán) trong khi hàng hóa đang được vận chuyển, nhưng có nguy cơ mất mát khi vận chuyển
cho người mua A. Nếu hàng hóa (vẫn thuộc sở hữu của B) bị hư hỏng trong quá cảnh do sơ suất của người
vận chuyển, sau đó một khoản lỗ mà chủ sở hữu thường phải chịu đã được chuyển sang A. Tổn thất hồn
tồn là tài chính do anh ta khơng có lợi ích về tài sản đối với hàng hóa. Theo von Bar, khái niệm về chuyển
tổn thất nhằm mục đích ngăn chặn ai đó chống lại các quy tắc mà mục đích của họ khơng phải là để bảo vệ
người đó, mà là để bảo vệ những người khác. (3) Đóng cửa thị trường cơng cộng, hành lang giao thông và cơ
sở hạ tầng công cộng: Ở đây, tổn thất kinh tế phát sinh mà không gây tổn hại trước đó cho bất kỳ tài sản hoặc
người. Có thể có thiệt hại vật chất, nhưng đó là lợi tức vô chủ, nằm trong phạm vi công cộng. Một hành động
bất cẩn có thể cần phải đóng cửa thị trường, đường cao tốc và đường vận chuyển mà khơng ai sở hữu, nhưng
việc đóng cửa gây thiệt hại kinh tế trực tiếp cho các cá nhân có sinh kế phụ thuộc chặt chẽ vào việc sử dụng

các cơ sở này. (4) Sự phụ thuộc vào dữ liệu thiếu sót, tư vấn hoặc dịch vụ chuyên nghiệp: Những người cung
cấp khuyến nghị, chuẩn bị dữ liệu hoặc cung cấp dịch vụ liên quan đến các vấn đề tài chính thường hiểu rằng
thơng tin sẽ được cung cấp cho khách hàng và sau đó dựa vào người thứ ba mà họ khơng có quan hệ hợp
đồng. Nếu khuyến nghị, dữ liệu hoặc dịch vụ được biên soạn hoặc thực hiện một cách bất cẩn, điều này có
thể khơng nhất thiết vi phạm hợp đồng của nhà cung cấp với khách hàng của họ (ngay cả khi có vi phạm,
thiệt hại thường sẽ là tài chính nghiêm trọng) nhưng bên thứ ba tin cậy sẽ chịu tổn thất kinh tế thuần túy.
Xem thêm: Mauro Bussani và Vernon Valentine Palmer (2003), tlđd (4), tr.15 – 30.


19
góp phần đưa ra đánh giá cơng khai về phi lợi ích tiền tệ cần được bảo vệ, do đó xác
định liệu phi lợi ích đó có hợp lý để đạt được biện pháp pháp lý hay khơng. Ý nghĩa
chính của sự tồn tại của tổn thất kinh tế thuần túy là loại trừ tất cả các loại tổn thất nhân
danh tổn thất kinh tế thuần túy khỏi phạm vi bồi thường, có ý nghĩa lớn như một cơng
cụ kỹ thuật. Như các học giả châu Âu đã nhìn nhận, việc không xác định rõ đâu là tổn
thất kinh tế thuần túy và trong những phạm vi nào thì được bồi thường tổn thất kinh tế
thuần túy sẽ dẫn đến nhiều hệ quả pháp lý nghiêm trọng29 có thể kể đến như:
(1) các nguồn lực tư pháp bị hạn chế và các vụ kiện quá nhiều có thể sẽ gây
ra tình trạng q tải cho tịa án, do đó sẽ không thể giải quyết các vụ kiện
cấp bách hơn;
(2) gánh nặng kiện tụng sẽ cản trở sự tự do hành vi của các chủ thể trong xã
hội và ngăn cản họ khỏi sự chủ động trong cuộc sống, điều này không tốt
cho sự phát triển của cá nhân và sự tiến bộ của đời sống xã hội; và
(3) tổn thất kinh tế thuần túy là một trách nhiệm pháp lý trong kỷ nguyên
hiện đại của luật bồi thường BTTH ngoài hợp đồng, cần được hạn chế để
tránh mở rộng trách nhiệm quá mức (hay nói cách khác là áp đặt trách
nhiệm quá mức đối với người có hành vi xâm quyền).
Chính vì các lý do trên mà các quốc gia châu Âu ngày càng dành nhiều thời
gian hơn cho việc nghiên cứu tổn thất kinh tế thuần túy và đặt ra giới hạn bồi
Sáu trong số các lý do chính cho việc Anh từ chối gia hạn trách nhiệm pháp lý đối với tổn thất kinh tế thuần

túy thành một nguyên tắc chung: (1) Nguy cơ xảy ra nhiều yêu cầu bồi thường, điều này sẽ (a) gây khó chịu cho
tịa án và (b) khơng cơng bằng đối với bị đơn, những người có thể đơn thuần đã đưa ra một sơ suất vơ ý hồn
tồn trái ngược với phạm vi rộng của các vấn đề kinh tế. (2) Số tiền thiệt hại lớn mà bị đơn có thể phải chịu. (3)
Lo ngại về việc bóp nghẹt thương mại và doanh nghiệp. (4) Những gì liên quan đến tổn thất thường là: lợi
nhuận, tức là, được hiểu là khoản lợi bị mất (lucrum cessans) – những khoản lợi mà bên bị thiệt hại đáng lẽ có
được chứ khơng phải là tổn thất thực tế mà bên bị thiệt hại phải gánh chịu (damnum emergens), và khoản lợi
nhuận bị mất không được ưu tiên phục hồi cao như tổn thất thực tế. (5) Thiệt hại kinh tế ít quan trọng hơn thiệt
hại vật chất. (6) Sự nguy hiểm của những yêu cầu giả định. Đối với (4), tổn thất kinh tế không phải lúc nào cũng
liên quan đến mất lợi nhuận, và ngay cả khi đúng như vậy, cả luật của Pháp và Anh đều cam kết về nguyên tắc
sẽ bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc này đối với tổn thất kinh tế do hậu quả. Đối với (5): (a) quan điểm như
vậy là khơng thể hịa giải với việc thu hồi do hậu quả thiệt hại kinh tế, (b) tài sản có thể là tài sản thương mại
thuần túy, được tạm giữ, ví dụ, bởi một người bảo lãnh, và (c) theo một quan điểm, thiệt hại trong trường hợp
thương tích cá nhân về bản chất là bồi thường cho hậu quả bằng tiền của thương tích, khơng phải cho chính
thương tích. Đối với (6), vị trí của nghĩa vụ chứng minh đối với nguyên đơn phải đủ để đảm bảo rằng bất kỳ yêu
cầu thành công nào là xác thực. Ba vấn đề đầu tiên phụ thuộc vào sự thật của giả định rằng việc loại bỏ các hạn
chế cụ thể về trách nhiệm pháp lý đối với tổn thất kinh tế thuần túy sẽ tự động cho phép một số lượng lớn các
nguyên đơn có yêu cầu bồi thường đầy đủ. Nếu luật của Pháp trên thực tế tránh được điều này, và làm như vậy
với sự nhất qn và cơng bằng, thì việc làm sai giả định như vậy sẽ đặt cả sự cần thiết và tính mong muốn của
luật Anh vào câu hỏi. Xem thêm: D. Marshall (2016), Liability for Pure Economic Loss Negligently Caused –
French and English Law Compared, Cambridge University Press on behalf of the British Institute
ofInternational and Comparative Law, tr.4 – 5.
29


×