Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ẢNH HƯỞNG của đa DẠNG GIỚI TÍNH TRONG hội ĐỒNG QUẢN TRỊ đến HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP – BẰNG CHỨNG tại VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.34 KB, 72 trang )

Trang 1/71

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Tồn cầu hố, hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi
bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam
đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm
“đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên
của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO, 2007) đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
Việt Nam mở rộng thị trường, dần tiếp cận được thị trường khu vực cũng như thị trường
kinh tế toàn cầu, tiếp cận thị trường dịch vụ các nước đối tác (Gillespie, J. 2002). Hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng có thể đưa các doanh nghiệp trở
thành một đối thủ lớn trên thương trường trong nước và quốc tế, để có thể tồn tại và phát
triển trong mơi trường kinh tế tồn cầu địi hỏi doanh nghiệp phải có một chiến lược kinh
doanh tốt được điều hành bởi một bộ phận quản lý chuyên nghiệp để có thể đưa đến mục
tiêu quan trọng là tối đa hóa lợi nhuận.
Trong doanh nghiệp, hội đồng quản trị đóng một vai trò quan trọng như là một cơ
quan chủ chốt trong việc điều hành và đưa ra các quyết định đối với sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế
trong và ngồi nước ngày nay.
Có nhiều ngun nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính gần đây của các công ty, tuy
nhiên một câu hỏi quan trọng đã được đặt ra: Mọi thứ sẽ khác đi nếu có nhiều phụ nữ hơn
đang điều hành các tập đoàn ở Mỹ và trên khắp thế giới (Adams và Funk, 2012)? Có
nhiều lý do để chúng ta có thể tin rằng câu trả lời có thể khẳng định. Có nhiều bằng chứng
thực nghiệm hiện tại cho thấy rằng trong công ty nữ giám đốc điều hành thận trọng hơn
giám đốc điều hành nam trong việc đưa ra quyết định quan trọng của công ty (Huang và
Kisgen, 2013; Levi và cộng sự, 2014). Giám đốc nữ là những người giám sát siêng năng
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam



Trang 2/71

hơn và có nhiều nỗ lực hơn các giám đốc nam (Adams và Ferreira, 2009; Gul và cộng sự,
2008). Ngoài ra, các đạo diễn nữ mang đến những trải nghiệm và quan điểm khác nhau
trong cuộc họp, giúp cải thiện chất lượng trong các quyết định của hội đồng quản trị
(Hillman và cộng sự, 2007). Với những lập luận này, nhiều quốc gia châu Âu đang
khuyến khích hoặc yêu cầu bổ sung thành viên nữ vào ban điều hành. Hiện nay đã có một
số nước quy định phụ nữ trong ban điều hành công ty. Cụ thể, Na Uy quy định tỷ lệ này
tối thiểu 40% và các công ty sẽ bị phạt với mức cao nhất là buộc phải ngừng hoạt động
nếu không tuân thủ quy định về tỷ lệ này. Đây là nước đầu tiên quy định trong văn bản
pháp luật (2005) về tỉ lệ giới tính trong ban điều hành công ty. Tương tự như Na Uy, tỉ lệ
này ở Tây Ban Nha là 40% từ năm 2015; năm 2016 tỉ lệ này ở Hà Lan 30% ; Pháp 20% từ
năm 2014 và năm 2017 tỉ lệ này là 40%; Canada 20% từ năm 2015 và 40% từ năm 2018;
Bỉ quy định tối thiểu 1/3 thành viên nữ trong ban điều hành công ty từ năm 2011;
Malaysia 30% từ năm 2011, và Ấn Độ quy định có ít nhất một phụ nữ trong ban điều
hành cơng ty từ năm 2012. Brazil cũng đang thiết lập quy định tỷ lệ phụ nữ trong ban điều
hành công ty là 40% từ năm 2022 (Deloitte, 2013).
Trong những năm gần đây có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về giám đốc điều
hành là phụ nữ có ảnh hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp. Ví dụ, nghiên cứu của Carter
và cộng sự (2003) và Campbell và MinguezVera (2008) đã cho thấy có mối quan hệ cùng
chiều giữa tỷ lệ giám đốc là nữ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Họ sử dụng chỉ
số vốn hóa thị trường (S&P) của 1500 doanh nghiệp. Nghiên cứu của Adams và Ferreira,
2009; Gul và cộng sự cho rằng giám đốc nữ là những người giám sát siêng năng và có
nhiều nổ lực kiểm tốn hơn là giám đốc nam. Ngồi ra, các nữ giám đốc mang những
quan điểm và kinh nghiệm khác nhau vào phòng họp, giúp cải thiện chất lượng của các
quyết định của hội đồng quản trị và tăng cường tính hợp pháp của các hoạt động của công
ty (Hillman et al., 2007). Ngược lại, Bohren và Staubo (2014) cho biết rằng sự cân bằng
giới tính bắt buộc ở Na Uy có thể tạo ra các doanh nghiệp có HĐQT khơng hiệu quả.
Adams và Ferreira (2009) cũng tìm thấy một mối liên hệ ngược chiều giữa sự đa dạng về
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của

doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 3/71

giới tính trong HĐQT và hiệu suất cơng việc ở Mỹ, một phần là do sự giám sát quá mức
của nữ giám đốc nên dẫn đến kết quả ngược chiều đối với HQHĐ của doanh nghiệp.
Những nghiên cứu trên không cung cấp bằng chứng rõ ràng trong trường hợp của
Việt Nam. Tác giả nhận thấy các nghiên cứu về đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị
ở Việt Nam cịn khá ít. Nghiên cứu của Hảo (2014) phát hiện sự đa dạng giới tính trong
HĐQT khơng có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của
Hoàng Cẩm Trang, Võ Văn Nhị (2014) nghiên cứu cho thấy phần trăm của phụ nữ trong
HĐQT có tương quan dương với hiệu quả hoạt động công ty dựa vào giá trị thị trường
nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cơng ty theo giá trị kế tốn. Nghiên cứu
của Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự (2015) cho thấy giám đốc điều hành là nữ giới có
xu hướng chấp nhận rủi ro thấp hơn so với giám đốc điều hành là nam giới, nhưng lại tạo
ra thành quả cao hơn, tỉ lệ nữ giới trong hội đồng quản trị khơng có tác động cải thiện
hiệu quả của công ty. Hiện nay, vấn đề tỉ lệ nữ giới trong HĐQT ở Việt Nam cịn chưa có
sự nhìn nhận và quan tâm đúng mực của nhà làm luật, nhà đầu tư và doanh nghiệp, trước
hết là do tàn dư của văn hóa Phương Đơng “Trọng nam, Khinh nữ” coi trọng vai trò của
nam hơn nữ trong các quyết sách từ gia đình đến kinh tế xã hội. Điều này làm hạn chế
việc phát huy vai trò và năng lực của phụ nữ, đi ngược lại xu thế của xã hội và điều đó
khơng loại trừ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhằm làm sáng
tỏ vấn đề này, đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “ Ảnh hưởng của đa dạng giới tính
trong HĐQT đến HQHĐ của doanh nghiệp – Bằng chứng tại Việt Nam”, sử dụng dữ liệu
của 541 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong giai đoạn năm 2010-2015.
Nghiên cứu của tác giả góp phần cung cấp thêm các bằng chứng rõ ràng hơn về ảnh
hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp tại Việt Nam.


Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 4/71

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

Nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả

-

hoạt động của doanh nghiệp.
Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị về việc cơ cấu chính sách, khuyến
cáo tỉ lệ quy định phù hợp về số thành viên nữ trong HĐQT các công ty niêm yết;
từ đó nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị công ty và hiệu quả hoạt động
công ty.

1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ những giả thuyết được đề cập trên, nghiên cứu của tác giả làm
sáng tỏ mối quan hệ giữa “ Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong HĐQT đến HQHĐ của
doanh nghiệp – Bằng chứng tại Việt Nam”, thông qua việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu:
-

Sự đa dạng giới tính trong HĐQT có ảnh hưởng đến HQHĐ của các doanh

-

nghiệp niêm yết tại Việt Nam?, ảnh hưởng cùng chiều hay ngược chiều?

Tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều đến HQHĐ của doanh

-

nghiệp?
Chỉ số đa dạng giới tính (Blau) trong HĐQT có tác động đến HQHĐ của doanh

-

nghiệp?
Cơng ty có ít nhất một thành viên nữ trong HĐQT giúp tăng hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp?

1.4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính trong HĐQT
và HQHĐ của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. Bài nghiên cứu sử dụng bộ dữ
liệu của 541 doanh nghiệp gồm 2.929 quan sát trên HOSE và HNX. Mẫu nghiên cứu giới
hạn trong phạm vi các doanh nghiệp được niêm yết trên SGDCK, không bao gồm các tổ
chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính như dịch vụ, ngân hàng, bảo hiểm
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 5/71

vì cách lập báo cáo tài chính của các loại hình trên khác với cách lập báo cáo tài chính của
cơng ty sản xuất và dịch vụ. Vì vậy các kết quả của mơ hình sẽ bị ảnh hưởng, bị sai lệch
do tính chất đặc thù của các doanh nghiệp trên khơng phù hợp với mục đích của bài
nghiên cứu. Để đảm bảo mức độ tin cậy cho toàn dữ liệu cũng như việc xây dựng các biến

trong mô hình thì tất cả thơng tin liên quan đến bài nghiên cứu phải được chắc chắn thu
thập đầy đủ và chính xác dựa trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX, trong giai đoạn 2010-2015. Toàn bộ dữ liệu
liên quan đến HĐQT và sở hữu nhà nước được thu thập bằng tay trên các trang web uy tín
như: www.cafef.vn, www.vietstock.vn, riêng báo cáo tài chính tác giả lấy từ công ty
StoxPlus.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu kế thừa từ các lý thuyết và các nghiên cứu trước về mối
quan hệ giữa sự đa dạng giới tính trong HĐQT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh việc kế thừa từ các nghiên cứu trước, nghiên cứu của tác giả đưa ra những bằng
chứng về sự đa dạng giới tính trong HĐQT và mối quan hệ với HQHĐ của các doanh
nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề
xuất hàm ý quản trị về việc cơ cấu chính sách, khuyến cáo tỉ lệ quy định phù hợp về số
thành viên nữ trong HĐQT của các công ty niêm yết tại Việt Nam, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Về thời gian thực hiện:
Tháng 7/2018 - tháng 10/2018: Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo
thường niên của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX.
Tháng 10/2018 – tháng 12/2018: Phân tích dữ liệu, hồn thiện nghiên cứu
Về khơng gian: Dữ liệu của 541 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX trong
giai đoạn năm 2010-2015.

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 6/71

1.5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên mục đích của nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát, tham khảo các lý

thuyết, các nghiên cứu trước liên quan đến mối quan hệ giữa sự đa dạng giới tính và
HQHĐ của doanh nghiệp. Từ đó, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cũng như tiến hành
thiết lập mơ hình phù hợp với giả thuyết của bài nghiên cứu. Tiếp sau đó là bước thu thập,
xử lý số lượng dữ liệu cần thiết cho việc ước tính mơ hình nghiên cứu. Các biến được
chọn phân thành 3 loại: biến phụ thuộc, biến giải thích và biến kiểm sốt. Mơ hình nghiên
cứu bao gồm các biến phụ thuộc đại diện cho HQHĐ của doanh nghiệp được đo lường
bởi các chỉ số tài chính SaAs, ROA trong hai trường hợp trước và sau thuế TNDN. Trong
biến giải thích, tác giả chọn tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (Rwp) và chỉ số đa dạng giới
tính (Rwb) kết hợp sử dụng biến giả giới tính với Rw1 (có ít nhất 1 thành viên nữ trong
HĐQT). Bên cạnh đó, các biến kiểm sốt được xác định bởi: Quy mô hội đồng quản trị
(LBw), tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước (Gov), địn bẩy tài chính (LEv), quy mô doanh
nghiệp (Sizes), tăng trưởng doanh thu (Grs), độ tuổi của doanh nghiệp (Age), quyền kiêm
nhiệm (Pow). Mô hình được xử lý dưới dạng bảng kết hợp với phương pháp ước lượng
bình phương nhỏ nhất Pooled OLS để tiến hành thực nghiệm. Tác giả tiến hành các kiểm
định: Hệ số tương quan, kiểm định sự khác biệt của hai mẫu phụ (có ít nhất một nữ trong
HĐQT, khơng có nữ trong HĐQT), ước lượng mơ hình hồi quy đa biến, giải quyết vấn đề
nội sinh thông qua việc hồi quy với biến công cụ. Từ kết quả thu được, chính là cơ sở để
chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, từ đó làm rõ mối quan hệ giữa đa dạng
giới tính trong HĐQT với HQHĐ doanh nghiệp.
1.6. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu đóng góp cho tài liệu văn học hiện tại về văn hóa và hiệu quả hoạt
động doanh nghiệp:
Về mặt lý thuyết:

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 7/71


Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra rằng sự đa dạng giới tính được thể hiện như một khía
cạnh quan trọng đối với HĐQT và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu sẽ cung cấp những hiểu biết về tính đa dạng trong hội đồng
quản trị tại Việt Nam và tầm quan trọng của HĐQT có thể mang lại lợi ích cho những cổ
đơng lựa chọn, phát triển HĐQT và việc xem xét thành viên HĐQT như một tín hiệu cho
sự phát triển chiến lược và sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai.
Về mặt thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà làm
luật có những chính sách, quy định khuyến khích công ty bổ sung thành viên nữ vào
HĐQT.
Nghiên cứu sẽ giúp các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn khi chọn lựa các
doanh nghiệp để đầu tư.
Thêm vào đó từ kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các doanh nghiệp, đánh giá
được hiện trạng của doanh nghiệp và giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn
về thành viên trong HĐQT, điều đó góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp.
1.7. Cấu trúc của luận văn
Bố cục bài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,
và những đóng góp của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: Dựa trên cở sở nên tảng về lý luận, nền tảng lý thuyết
cơ bản về đa dạng giới tính trong HĐQT của doanh nghiệp dựa trên một số dẫn chứng của
các nhà nghiên cứu của các quốc gia trên Thế giới và Việt Nam. Từ đó đề xuất mơ hình và
giả thuyết nghiên cứu.
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 8/71


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày phương pháp nghiên cứu, cách
thu thập và xử lý dữ liệu, trình bày mơ tả nhóm các biến trong mơ hình.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Trình bày lần lượt các kết quả kiểm định và hồi
quy, đưa ra các thảo luận mối quan hệ giữa đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị và
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Chương 5: Kết luận: Bài nghiên cứu sẽ tóm lược kết quả nghiên cứu cuối cùng dựa
trên cả lý thuyết lẫn thực tiễn, đưa ra một số hạn chế cũng như biện pháp giải quyết cho
bài nghiên cứu này.

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 9/71

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, kế thừa các nghiên cứu đã được cơng bố trong và ngồi nước, tác
giả trình bày mục tiêu nghiên cứu, trả lời câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên
cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong bài viết chủ
yếu là phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện trên mẫu gồm 541 doanh nghiệp,
gồm 2.929 quan sát trên HOSE và HNX trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015. Cấu trúc
luận văn được trình bày gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Chương 2: Cơ sở lý thuyết; Chương 3: Phương pháp nghiên cứu; Chương 4: Kết quả
nghiên cứu; Chương 5: Kết luận: Thơng qua nội dung được trình bày qua các chương, tác
giả kì vọng luận văn sẽ đóng góp những bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của đa
dạng giới tính trong hội động quản trị đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt
Nam. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất hàm ý quản trị về việc cơ cấu chính sách, khuyến
cáo tỉ lệ quy định phù hợp về số thành viên nữ trong HĐQT của các cơng ty niêm yết góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.


Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 10/71

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Các khái niệm cơ bản
2.1.1.

Khái niệm về quản trị doanh nghiệp

Theo Mathiesen (2002): Quản trị doanh nghiệp là một lĩnh vực kinh doanh học,
nghiên cứu cách thức khuyến khích q trình quản trị kinh doanh hiệu quả trong các công
ty cổ phần bằng việc sử dụng các cơ cấu động viên lợi ích, cấu trúc tổ chức và quy chế quy tắc. Quản trị doanh nghiệp thường giới hạn trong phạm vi câu hỏi về cải thiện hiệu
suất tài chính, chẳng hạn, những cách thức nào mà người chủ sở hữu doanh nghiệp
khuyến khích các thành viên, nhân viên của họ sử dụng để đem lại hiệu suất đầu tư cao
hơn cho doanh nghiệp.
Theo OECD Principles of Corporate Governance (2004): Quản trị công ty là hệ
thống được xây dựng để điều khiển và kiểm sốt tất cả hoạt động của cơng ty. Cấu trúc
quản trị công ty chỉ ra cách thức phân phối quyền và trách nhiệm trong số những thành
phần khác nhau có liên quan tới cơng ty cổ phần như Hội đồng quản trị, cổ đông, thành
viên và những chủ thể khác có liên quan. Quản trị cơng ty cũng giải thích rõ quy tắc và
thủ tục để ra các quyết định liên quan tới điều hành công ty. Bằng cách này, Quản trị công
ty cũng đưa ra cấu trúc thông qua đó người ta thiết lập các mục tiêu cơng ty và cả phương
tiện, cách thức để đạt được mục tiêu hay giám sát hiệu quả công việc.
Theo Shleifer và Vishny (1997), QTDN đáp ứng yêu cầu sinh lợi của các nhà đầu
tư trên số vốn mà họ đầu tư vào công ty, điều này phù hợp với nghiên cứu của Turnbull
(1997). QTDN là một vấn đề rất quan trọng của cả công ty lẫn các nhà đầu tư. QTDN là

một mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư, các tổ chức và đa số các nhà đầu tư sẵn sàng
chi trả phần bù cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp để đem lại
hiệu suất cho cơng ty. Vị trí của các cơng ty trong bảng xếp hạng QTDN là một tiêu chuẩn
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 11/71

cần phải cân nhắc của nhà đầu tư khi đánh giá giá trị cổ phiếu của cơng ty đó (Berthelot
và các cộng sự, 2010). Tất cả những kết quả nghiên cứu này cho thấy tác động tích cực
của QTDN lên giá trị cơng ty.
Tóm lại, quản trị doanh nghiệp là cách mà các nhà cung cấp nguồn vốn cho doanh
nghiệp, nhà đầu tư đảm bảo thu lại lợi tức từ các khoản đầu tư mà họ bỏ ra. Quản trị
doanh nghiệp được xem là tập hợp các giá trị, các đối tượng, mục tiêu nhằm đảm bảo
quyền lợi cho cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, thúc đẩy danh tiếng, vị thế của
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

2.1.2.

Khái niệm, vai trò của Hội đồng quản trị

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, HĐQT có vai trị quan trọng trong
loại hình cơng ty cổ phần, là cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động
kinh doanh của công ty, đại diện cho Đại hội đồng cổ đông đưa ra các quyết định, giải
quyết những vấn đề cấp bách và chiến lược phát triển công ty: Quyết định chiến lược, kế
hoạch phát triển trung hạn và dài hạn, kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, kiến
nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. HĐQT là người
quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại, họ là người quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác nhau. HĐQT

quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại cổ phần
theo quy định. HĐQT đóng vai trị là những người quyết định phương án đầu tư và dự án
đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định; Quyết định giải pháp phát triển thị
trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng
khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp
đồng và giao dịch không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
Căn cứ điều 134 và 139 của Luật Doanh nghiệp 2014 của công ty cổ phần quy
định: “Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh công ty để
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 12/71

quyết định các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ
đông. HĐQT chỉ có trong cơ cấu tổ chức quản lý của cơng ty cổ phần”.
HĐQT đóng một vai trị hết sức cần thiết trong việc điều hành và đưa ra các quyết
định, các quy đinh, chính sách, chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp, góp
phần nâng cao vị thế kinh tế của doanh nghiệp trên thị trường kinh tế khốc liệt Việt Nam
ngày nay. Theo Finkelsstein và Hambick (1996), thành phần của HĐQT ảnh hưởng đến
kết quả công ty theo hai hướng: Thứ nhất, HĐQT là người đưa ra các chiến lược ảnh
hưởng đến vận mệnh, sự phát triển của cơng ty. Thứ hai, HĐQT đóng vai trị như một ủy
ban giám sát đại diện cho quyền lợi của cổ đông, đưa ra những quyết định trước những
nguy cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

2.1.3.

Đặc điểm của hội đồng quản trị


2.1.3.1.

Thành viên nữ trong hội đồng quản trị

Nhiều nghiên cứu trong những năm gần đây đã nghiên cứu ảnh hưởng của giám đốc
là phụ nữ lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên có những bằng chứng thực
nghiệm chưa thuyết phục, các nghiên cứu tập trung ở Hoa kì và các nền kinh tế phát triển,
Carter et al. (2003) và Campbell và Minguez-Vera (2008) ghi nhận mối quan hệ đáng kể
và cùng chiều giữa tỷ lệ nữ giám đốc đến chỉ số Tobin’s Q. Một nghiên cứu của Wilson và
Altanlar (2009) cũng chỉ ra rằng HĐQT có ít nhất một thành viên nữ giúp các cơng ty
giảm chi phí phá sản. Sử dụng giá thầu chuyển đổi của 1500 công ty, Levi và cộng sự.
(2014) cho thấy rằng giám đốc nữ giúp tạo ra giá trị cổ đông thông qua việc giảm giá thầu
và giá thầu phí bảo hiểm. Theo nghiên cứu của Levi và cộng sự (2014) hay Huang và
Kisgen (2013), kết quả thực nghiệm cho thấy so với các giám đốc nam thì nữ giám đốc
thường thận trọng hơn trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của doanh nghiệp.
Ngược lại, cũng tồn tại một số kết quả trái chiều như Ahern và Dittmar (2012) thấy rằng
áp đặt một mức hạn ngạch 40% nữ giám đốc trên các công ty truyền thông dẫn đến giá trị

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 13/71

doanh nghiệp thấp hơn, nghiên cứu Farrell and Hersch (2005) khơng tìm thấy mối quan
hệ đáng kể giữa đa dạng giới tính và hiệu quả của cơng ty.

2.1.3.2.

Quy mơ HĐQT


Căn cứ điều 150 của Luật Doanh nghiệp Viêt Nam năm 2014 “Nhiệm kì và số
lượng thành viên hội đồng quản trị” quy định: HĐQT có từ 03 đến 11 thành viên. Pháp
luật ưu tiên điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên HĐQT, thành viên HĐQT
độc lập khơng q 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số
lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên HĐQT phải thường trú ở Việt Nam do
Điều lệ mỗi công ty quy định”.
Theo Trương Thị Nam Thắng (2012) đã thống kê tại Việt Nam, quy mơ trung bình
của HĐQT là 5,5 người, trong đó HĐQT của các cơng ty niêm yết tại Việt Nam có 86% là
nam và 14% là nữ. Trong đó số thành viên là nam trong HĐQT của các công ty niêm yết
tại sàn HOSE của TPHCM cao hơn sàn HNX của Hà Nội.
Ảnh hưởng của quy mô HĐQT đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
đúc kết thành hai khía cạnh. Thứ nhất, nghiên cứu của Lipton và Lorsch (1992), Jensen
(1993), Yermack (1996) cho rằng quy mơ của HĐQT càng nhỏ thì đóng góp càng nhiều
vào thành cơng của doanh nghiệp. Khía cạnh thứ hai chỉ ra quy mô HĐQT càng lớn sẽ
làm tăng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Klein (1998) chỉ ra rằng,
quy mô HĐQT lớn sẽ hỗ trợ quản lý DN hiệu quả hơn do sự phức tạp của mơi trường
kinh doanh và văn hóa DN đó. Quy mơ HĐQT lớn hơn sẽ giúp doanh nghiệp có được
nhiều thông tin hơn. Theo Trương và cộng sự (1998) cho rằng có sự khác biệt lớn giữa
văn hóa quản lý của Việt Nam và thế giới. Theo đó, cơng tác quản lý ở Việt Nam khơng
có sự phân chia quyền lực. Triết lý này phản ánh văn hóa “khoảng cách quyền lực” tại các
cơng ty Việt Nam và hồn tồn khác với ngun tắc làm việc theo nhóm và phân cấp quản
lý của các nước phát triển.
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 14/71

2.1.3.3.


Quyền kiêm nhiệm

Các nghiên cứu thực nghiệm trước đay chưa thể cung cấp bằng chứng về ảnh
hưởng tính kiêm nhiệm của giám đốc điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
hay khơng, dự đốn được một dấu hiệu kết luận về mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của ban
giám đốc và sự lựa chọn tài chính của công ty, nhưng hầu hết các bài nghiên cứu cho rằng
vấn đề kiêm nhiệm vị trí của HĐQT và giám đốc điều hành không nên là một. Theo
nghiên cứu của Hewa- Wellalage và Locke (2011) chỉ ra rằng hoạt động quản trị tốt nhất
trong hệ thống quản trị doanh nghiệp ở Sri Lanka nhấn mạnh sự cân bằng về quyền lực
trong doanh nghiệp, tối thiểu hóa tầm ảnh hưởng của cá nhân đến các quyết định của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Fana và Jensen (1983) cũng kết luận rằng việc kiêm nhiệm
của giám đốc điều hành sẽ làm giảm đi chuyên môn và sự chuyên nghiệp của HĐQT khi
đưa ra các quyết định cho tài chính của cơng ty. Mâu thuẫn với lập luận này, việc HĐQT
độc lập với vị trí Giám đốc điều hành tạo ra hiệu quả thấp trong việc theo dõi q trình kế
tốn tài chính của doanh nghiệp (Klein, 2002). Mặt khác, Heidrick và Struggles (2009)
thấy rằng tại các quốc gia phát triển, 84% các doanh nghiệp có sự phân chia rõ ràng vai
trị giữa HĐQT và Giám đốc điều hành, đưa ra một mối quan hệ tích cực và quan trọng
giữa tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (Fosberg, 2004;Hovey, 2010).

2.2.3.

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Đứng trên gốc độ khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau về hiệu quả hoạt
động, nhiều nhà quản trị học cho rằng hiệu quả hoạt động là vấn đề phức tạp trong quá
trình quản trị kinh doanh. Vì vậy muốn đạt hiệu quả phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố đó
là lợi nhuận và chi phí. Hiệu quả hoạt động được hiểu là đại lượng đo lường giữa chi phí
bỏ ra và lợi nhuận thu được. Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp cao khi lợi nhuận thu được
cao hơn chi phí bỏ ra.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp, trong đó đa dạng giới
tính trong HĐQT được đánh giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 15/71

động của doanh nghiệp. Nghiên cứu Brammer và cộng sự (2007) đối với các doanh
nghiệp tại Anh, cho rằng nơi nào có tỷ lệ các thành viên nữ càng cao thì có thể dễ dàng
kết nối được với các nhà đầu tư đối tác, các nhà kinh doanh bán lẻ, truyền thơng, ngân
hàng, từ đó tạo mối quan hệ gần gũi trong việc đưa doanh nghiệp đến gần khách hàng,
người tiêu dùng hơn cũng như mang người tiêu dùng hiểu rõ về doanh nghiệp, từ đó nâng
cao được chất lượng hoạt động cũng như vị thế của doanh nghiệp trong mơi trường kinh
tế ngày nay. Đa dạng giới tính trong HĐQT có thể nâng cao khả năng giải quyết vấn đề
(Robison và Dechant, 1997). Tuy nhiên, nhiều ý kiến trái chiều trong cuộc tranh luận về
mối quan hệ ngược chiều giữa sự đa dạng giới tính trong HĐQT và HQHĐ của doanh
nghiệp. Ahern và Dittmar (2012) nhận thấy rằng việc áp đặt một hạn ngạch 40% giám đốc
nữ vào HĐQT tại các doanh nghiệp ở Na Uy dẫn đến hiệu quả doanh nghiệp bị giảm sút.
Kết quả nghiên cứu của Lau và Murnighan (1998) thì sự đa dạng giới tính trong HĐQT dễ
dàng gây ra nhiều bất đồng ý kiến do sự khác nhau về quan điểm, cũng như nhận thức,
đánh giá, khả năng giải quyết vấn đề giữa các thành viên HĐQT, nảy sinh mâu thuẫn tạo
nên các cuộc tranh luận nảy lửa, xung đột lẫn nhau và HQHĐ của doanh nghiệp cũng bị
tác động theo chiều hướng xấu đi. Đồng quan điểm với ý kiến trên, việc một nhóm giống
nhau tồn tại trong một HĐQT về tổng thể sẽ dễ dàng thảo luận, hợp tác đưa ra ý kiến, hạn
chế được những cuộc tranh luận mang tính chất cảm tính hơn (Earley và Mosakowski,
2000). Các cuộc tranh luận về mối tương quan giữa sự đa dạng giới tính trong HĐQT và
HQHĐ của doanh nghiệp ln chứa đựng tác động tích cực đồng thời cũng tồn tại yếu tố
tiêu cực, nó có thể nâng cao hay cản trở sự phát triển của doanh nghiệp bởi nó được ví
như “một con dao hai lưỡi”. Những nhà nghiên cứu trước cho rằng việc loại bỏ sự xuất

hiện của thành viên nữ ra khỏi HĐQT là khơng hợp lí, họ khuyến khích việc tạo sự đa
dạng giới tính để đạt được sự công bằng hơn. Trái lại, ý kiến của các nhà kinh tế học lại
cho rằng việc khơng tìm ra người quản lí chuyên nghiệp sẽ dễ dàng làm giảm đi hiệu quả
của doanh nghiệp.
Tóm lại, các nghiên cứu về ảnh hưởng của đa dang giới tính trong HĐQT đến
HQHĐ của doanh nghiệp có nhiều quan điểm đối lập nhau, điều đó phụ thuộc vào nhiều
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 16/71

phương pháp lập luận khác nhau. Các kết quả nghiên cứu khác nhau phản ảnh khác nhau
về thời điểm, quốc gia khác nhau, dữ liệu, phương pháp nghiên cứu và mơ hình nghiên
cứu khác nhau, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính khác nhau. Do đó, chưa có một
bằng chứng nghiên cứu nào có thể kết luận rõ ràng cho mối quan hệ giữa đa dạng giới
tính trong HĐQT và HQHĐ của doanh nghiệp.

2.2.

Các lý thuyết về đa dạng giới tính và HQHĐ của doanh nghiệp

2.2.1. Lý thuyết về sự phụ thuộc tài nguyên và sự đa dạng giới tính của HĐQT
Lý thuyết phụ thuộc nguồn lực quan niệm công ty là một thị trường mở và nó phụ
thuộc vào nguồn lực bên ngồi (Pfeffer và Salancik (1978). Lý thuyết này nhấn mạnh ban
điều hành công ty đóng vai trị quan trọng trong việc quản lí nguồn lực bên ngồi, giảm sự
khơng chắc chắn và rủi ro liên quan đến môi trường kinh doanh. Pfeffer & Salancik
(1978) làm rõ ba nguồn quan trọng nhất do ban điều hành mang lại là sự tư vấn, tính tuân
thủ pháp luật, và kênh thông tin giữa công ty và các tổ chức bên ngồi. Theo lập luận này,
sự có mặt của phụ nữ trong ban điều hành công ty được mong đợi vì họ đem lại nguồn lực

dồi dào cho cơng ty chẳng hạn như uy tín, sự tn thủ pháp luật, kĩ năng, kiến thức, sự kết
nối với những nguồn lực phụ thuộc từ bên ngoài tốt hơn so với nam giới. Điều này mang
lại lợi ích cho cơng ty trong việc giảm rủi ro liên quan đến từ môi trường kinh doanh.
Hillman & cộng sự (2007) làm rõ một cơng ty có khuynh hướng chắc chắn chọn thành
viên nữ trong HĐQT không những để họ đưa ra lời khun và tư vấn mà cịn bởi tính hợp
pháp và những nguồn lực mà các thành viên này mang lại cho cơng ty, việc khuyến khích
bổ nhiệm các thành viên nữ vào HĐQT sẽ giúp doanh nghiệp đạt được tính hợp pháp như
bình đẳng giới ngày càng trở thành một trong những tiêu chuẩn xã hội được chấp nhận
rộng rãi (Hillman, Cannella và Harris, 2002).
2.2.2. Lý thuyết đại diện, quản trị doanh nghiệp và sự đa dạng về giới tính của
HĐQT

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 17/71

Lý thuyết đại diện đề cập đến vấn đề xung đột lợi ích giữa các nhà quản trị và các
cổ đông. Vấn đề này xuất hiện khi các nhà quản lý đưa ra những quyết định nhưng khơng
vì lợi ích của cổ đông dẫn đến tồn tại sự xung đột lợi ích của cổ đơng và doanh nghiệp.
Theo Fama và Jensen (1983) cho rằng sự quản lý và kiểm sốt của hội đồng quản trị sẽ là
nhân tố chính giúp giảm thiểu những xung đột đó. Jensen và Meckling (1976) cho rằng
chức năng giám sát của HĐQT đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giảm bớt
các tác nhân xung đột, mà cuối cùng ảnh hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp. Dựa trên
lý thuyết này, Hampel (1998) phát hiện rằng sự gia tăng số lượng phụ nữ trong hội đồng
quản trị sẽ giúp các quyết định của HĐQT không bị chi phối bởi các cá nhân riêng rẻ từ
đó làm giảm chi phí đại diện và tăng giá trị của doanh nghiệp. Nhiều bằng chứng thực
nghiệm đã cho thấy sự đa dạng giới tính trong HĐQT có tiềm năng phát triển chức năng
giám sát này. Ngoài ra, Gul và cộng sự (2008) hay Adams và Ferreira (2009) cho thấy

rằng sự đa dạng giới tính trong HĐQT địi hỏi nhiều nỗ lực kiểm tốn và trách nhiệm
quản lí cao hơn. Đối với các doanh nghiệp có cơ cấu quản lí tốt thì sự đa dạng về giới
trong HĐQT có thể gây bất lợi cho giá trị doanh nghiệp do sự giám sát quá mức cần thiết
của doanh nghiệp. Mặt khác, Gul và cộng sự (2011) cho rằng các doanh nghiệp có thể
khắc phục phần nào sự quản lí yếu kém của họ bằng cách bổ sung sự đa dạng hóa giới
tính trong HĐQT.
2.3. Tổng hợp các nghiên cứu liên quan đa dạng giới tính và hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp
2.3.1. Nghiên cứu nước ngồi
• Nghiên cứu của Yu Liu, Zuobao Wei, Feixue Xie (2014)
Kết quả của nghiên cứu này xem xét tác động của sự đa dạng giới tính đối với
HQHĐ của doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc, giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2011.
Từ kết quả đó, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với mơ hình tác động cố
đinh FEM thơng qua mơ hình nghiên cứu thực nghiệm:

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 18/71

Performanceit = γ Board_GenderDiversityit + β1Board_Chaiit +β2Ownership_Chaiit +
β3Firm_Chaiit + αj+ λt +εit
Các biến đại diện cho đo lường sự đa dạng giới tính thể hiện thơng qua các biến tỉ
lệ giới tính nữ trên tổng thành viên trong hội đồng quản trị Rwp, chỉ số đa dạng giới tính
Blau (RWB) kết hợp với các biến giả giới tính ít nhất 1 thành viên nữ trong HĐQT (Rw1)
để cho thấy kết quả cụ thể hơn trong mơ hình. Nghiên của Yu Liu, Zuobao Wei,
FeixueXie (2014) sử dụng 16.964 quan sát của gần 2000 doanh nghiệp niêm yết trên
SGDCK sau khi đã loại bỏ đi những doanh nghiệp tài chính, dịch vụ và ngân hàng. Kết
quả ghi nhận mối quan hệ tích cực và quan trọng giữa sự đa dạng về giới tính và hiệu quả

doanh nghiệp. Các nữ giám đốc điều hành có mối tương quan dương tới giá trị doanh
nghiệp so với các nữ giám đốc độc lập, tác động của điều hành vượt trội hơn hiệu suất
giám sát. Đồng thời, HĐQT có ba hoặc nhiều thành viên nữ đều có ảnh hưởng mạnh mẽ
hơn đến hoạt động của doanh nghiệp so với các HĐQT có hai hoặc ít hơn giám đốc nữ,
phù hợp với lý thuyết khối lượng quan trọng (Kramer và cộng sự, 2007). Bài nghiên cứu
khẳng định rằng, ảnh hưởng của thành viên nữ đối với hoạt động của doanh nghiệp là rất
quan trọng trong các doanh nghiệp được kiểm sốt bởi pháp nhân nhưng khơng đáng kể
trong các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát, đồng thời cung cấp được những hướng
dẫn thực nghiệm hữu ích cho các nhà quản lý Trung Quốc về vấn đề này.
• Nghiên cứu của Campbell và cộng sự (2008)
Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị và
hoạt động tài chính ở các công ty của Tây Ban Nha, một đất nước với lịch sử pháp luật
dân sự đặc trưng bởi tập trung, sở hữu gia đình, người phụ nữ bị giới hạn trong việc chịu
trách nhiệm trong các hoạt động kinh doanh, nhưng bây giờ đã có những thay đổi pháp lý
và cải cách trong quản trị doanh nghiệp, tạo cơ hội để nâng cao quyền bình đẳng giới. Tác
giả sử dụng phương pháp dữ liệu bảng gồm các số liệu được thu thập từ tháng 1 năm
1995 đến tháng 12 năm 2000. Do một số hạn chế trong tính sẵn sàng của dữ liệu, mẫu bao
gồm 68 công ty và 408 quan sát. Ngày bổ nhiệm giám đốc được lấy từ sổ đăng ký giám
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 19/71

đốc của ủy ban chứng khoán Tây Ban Nha. Tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa giá trị
công ty với thành viên nữ trong hội đồng quản trị thông qua sự tồn tại của một hoặc nhiều
thành viên nữ trong hội đồng quản trị, tỷ lệ thành viên nữ, chỉ số đa dạng giới tính Blau,
Nghiên cứu đo lường giá trị công ty thông qua chỉ số Tobin Q. Để xác định mối quan hệ
giữa thành viên nữ trong hội đồng quản trị và giá trị công ty, với mơ hình gồm biến phụ
thuộc là Tobin Q, biến độc lập là các yếu tố đại diện cho giới tính nữ với các biến kiểm

sốt như là địn bẩy và chỉ số ROA. Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng sự hiện diện
của phụ nữ vào ban giám đốc ảnh hưởng đến giá trị công ty. Tuy nhiên, tác giả thấy rằng
sự đa dạng của hội đồng quản trị (đo bằng tỷ lệ phần trăm phụ nữ và các chỉ số Blau và
Shannon) có một tác động tích cực đối với giá trị công ty. Điều này ngụ ý rằng vấn đề
quan trọng nhất đối với các công ty Tây Ban Nha nên có sự cân bằng giữa phụ nữ và nam
giới chứ không phải chỉ đơn giản là sự hiện diện của phụ và tác giả thấy rằng giá trị công
ty không ảnh hưởng đến sự hiện diện của phụ nữ và đa dạng giới tính.
• Nghiên cứu của carter và cộng sự (2003)
Nghiên cứu đã tìm ra tác động tích cực của sự đa dạng hóa giới tính trong hội đồng
quản trị và giá trị của doanh nghiệp, nghiên cứu quan sát 638 doanh nghiệp từ danh sách
Fotune (1997). Tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để kiểm tra sự đa dạng
giới tính và giá trị của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu tác giả thấy được mối quan hệ
tích cực giữa sự hiện diện của nữ đạo diễn, quy mô của doanh nghiệp, quy mô hội đồng
quản trị và Tobin’s Q. Bên cạnh đó, han chế của nghiên cứu là việc sử dụng 1 năm duy
nhất của dữ liệu để thực hiện cho nghiên cứu. Các nghiên cứu sau có thể mở rộng thu thập
dữ liệu ở nhiều năm hơn nữa để có cái nhìn khách quan hơn. Với mơ hình gồm biến phụ
thuộc là Tobin Q, biến độc lập là các yếu tố đại diện cho giới tính nữ với các biến kiểm
sốt như là địn bẩy và chỉ số ROA.
2.3.2. Nghiên cứu trong nước
• Theo nghiên cứu của Tuan Nguyen, Stuart Locke, Krishna Reddy (2015)

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 20/71

Nghiên cứu đã điều tra về mối quan hệ giữa sự đa dạng về giới tính của hội đồng quản
trị và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp trong bối cảnh của một nền kinh tế chuyển tiếp
được đặc trưng bởi các doanh nghiệp kém phát triển (nền kinh tế truyền thống) trong hệ

thống quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng một mẫu dữ liệu trong vòng 4 năm, từ
năm 2008 đến năm 2011 gồm 120 doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK tại Việt Nam, với
tổng cộng 479 quan sát sau khi đã loại bỏ những quan sát trong phân vị đầu tiên và phân
vị vượt quá phân vị thứ 99 để tránh việc dẫn dắt của các giá trị sai lệch của Tobin’Q (Kuo,
Lin, Lien, Wang và Yeh, 2014). Họ xem xét mối quan hệ này trong một mơ hình động,
kiểm sốt các nguồn tiềm năng của các vấn đề nội sinh, tác giả sử dụng các biến đại điện
cho hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp (Tobin’Q), đại diện cho sự da dạng giới tính (tỷ
lệ thành viên nữ trong HĐQT, biến giả giới tính d1, d2 và các chỉ số đa dạng giới tính
Blau) và bốn biến kiểm soát. Kết quả hồi quy dữ liệu bảng thể hiện thơng qua ba mơ hình
(Pooled OLS, FEM, REM) kết hợp với q trình xử lí các vấn đề nội sinh bằng phương
pháp GMM. Bài nghiên cứu kết luận rằng sự đa dạng về giới tính của HĐQT có ảnh
hưởng đến hiệu suất của doanh nghiệp. Phát hiện này còn mạnh mẽ hơn khi các phương
pháp thay thế cho đa dạng giới tính được sử dụng phù hợp với quan điểm của lý thuyết cơ
sở. Tỷ lệ các nữ giám đốc trong thành viên HĐQT cũng rất quan trọng khi tỷ lệ này ngày
càng tăng lên, nó hỗ trợ quan điểm cho rằng nếu thành viên HĐQT nữ đại diện có ảnh
hưởng đến HQHĐ của doanh nghiệp. Thêm vào đó, mối quan hệ giữa hiệu hoạt động
doanh nghiệp và sự đa dạng giới tính trong HĐQT sẽ chấm dứt khi khi tỷ lệ thành viên nữ
trong HĐQT đạt điểm 20%. Phát hiện này cho thấy có một sự mâu thuẫn tiềm ẩn giữa chi
phí và lợi ích của sự đa dạng hóa trong HĐQT. Phát hiện đóng góp đáng kể cho văn học
ngày càng tăng các nghiên cứu không dựa vào Hoa Kỳ, bằng cách cung cấp bằng chứng
thực nghiệm mạnh mẽ từ một nền kinh tế chuyển tiếp ở Đơng Á.
• Nghiên cứu của Hồng Thị Phương Thảo và cộng sự (2015)
Nghiên cứu nhằm tìm mối quan hệ giữa đa dạng giới tính trong bộ máy quản trị
doanh nghiệp và thành quả của công ty. Tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng được thu thập từ
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 21/71


các báo cáo tài chính đã được kiểm tốn của 699 của cơng ty phi tài chính được niêm yết
trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) và sở giao dịch chứng khoán Hà nội (HNX) giai
đoạn 2007-2013. Nghiên cứu loại bỏ các công ty báo cáo về ban quản trị, ngoài ra các giá
trị bất thường của mỗi biến được sử dụng thông qua Winsorize. Tác giả sử dụng 4 thước
đo thành quả khác nhau đại diện cho hiệu quả hoạt động của công ty gồm: ROA, Tobin’s
Q, tỉ suất sinh lời thô và tỉ suất sinh lời điều chỉnh thị trường. Kết quả cho thấy CEO nữ
chấp nhận rủi ro thấp hơn CEO là nam nhưng lại tạo ra thành quả cao hơn, tuy nhiên kết
quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nữ trong hội đồng quản trị không có tác động cải thiện thành
quả của cơng ty và sở hữu nhà nước đóng vai trị quan trọng trong mối quan hệ giữa đa
dạng hóa giới tính và hiệu quả của cơng ty. Tuy nhiên nghiên cứu cịn một vài hạn chế,
trước hết là thước đo thành quả dựa trên tỉ suất sinh lời cổ phiếu, do hạn chế về thời gian
và dữ liệu, tác giả chưa đưa vào được các thước đo tỉ suất sinh lời điều chỉnh rủi ro sử
dụng các phương pháp khác như mơ hình nhân tố thị trường hay mơ hình 3 nhân tố của
Fama-French, ngoài ra về hành vi chấp nhận rủi ro, tác giả chỉ xem xét được hai trong rất
nhiều biến đại diện cho hành vi chấp nhận rủi ro. Đây là hướng phát triển cho đề này
trong những nghiên cứu trong tương lai.
• Nghiên cứu của Hồng Cẩm Trang và võ Văn Nhị (2014).
Nghiên cứu này sử dụng mẫu gồm 100 công ty niêm yết trên HOSE và HNX, đại

diện cho 89,74% tổng giá trị vốn hóa thị trường của Việt Nam tại thời điểm 31/12/2013.
Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của thành viên nữ trong HĐQT đến hiệu quả hoạt động
cơng ty. Kết quả tìm thấy phần trăm của thành viên nữ trong HĐQT có quan hệ dương với
hiệu quả hoạt động công ty theo giá thị trường (Tobin’s Q) nhưng khơng có ý nghĩa thống
kê trong mối quan hệ với hiệu quả hoạt động công ty đo lường theo giá trị kế tốn (ROA,
ROE, và ROCE). Do đó lý thuyết phụ thuộc nguồn lực chỉ giải thích được một phần trong
việc xem xét mối quan hệ giữa phần trăm của thành viên nữ trong HĐQT và hiệu quả hoạt
động công ty. Thành viên nữ trong HĐQT được đo lường bởi 2 thước đo gồm thành viên
nữ trong hội đồng quản trị và 01 biến giả nhận giá trị là 1 nếu từ 3 thành viên trở lên trong
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam



Trang 22/71

HĐQT và ngược lại nhận giá trị là 0. Nghiên cứu của tác giả một lần nữa khẳng định cơng
ty khi có sự hiện diện từ 3 thành viên nữ trở lên trong HĐQT thì hiệu quả hoạt động cơng
ty theo giá thị trường và giá trị kế tốn sẽ tăng lên. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng lý
thuyết mức tới hạn giải thích được đầy đủ mối quan hệ giữa sự hiện diện từ 3 thành viên
nữ trở lên trong HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty. Mặc dù số liệu sử dụng trong
nghiên cứu lấy ngày 31/12/2013 là thời điểm gần nhất cho việc có đầy đủ báo cáo tài
chính năm 2013 và báo cáo thường niên năm 2013 của Top 100 công ty niêm yết trong
mẫu nghiên cứu (theo quy định tại Thông tư 52/2012/TT-BTC, thời hạn công bố thông tin
báo cáo tài chính năm đã được kiểm tốn khơng q 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài
chính và cơng bố thông tin về báo cáo thường niên chậm nhất là 20 ngày sau khi cơng bố
báo cáo tài chính năm được kiểm toán). Tuy nhiên, nếu chỉ xem xét mối quan hệ giữa
thành viên nữ trong HĐQT và hiệu quả hoạt động cơng ty cho năm 2013 thì chưa có cái
nhìn trong dài hạn về mối quan hệ này. Các nghiên cứu sau có thể phát triển mở rộng
nghiên cứu với khoảng thời gian nhiều năm để có cái nhìn trong dài hạn về mối quan hệ
giữa thành viên nữ trong HĐQT và hiệu quả hoạt động công ty.
2.4. Mô hình nghiên cứu
Để kiểm tra sự đa dạng giới tính trong HĐQT có nâng cao được HQHĐ của các
doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và HNX. Có một sự tương đồng giữa Thị trường
chứng khoán Việt Nam và Trung Quốc, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết trên SGDCK
đều có nguồn vốn góp từ Nhà nước, với số cổ phần khơng có khả năng mua bán trên thị
trường thứ cấp. Dựa vào đặc điểm về văn hóa và cùng là đất nước phát triển theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Tác giả nhận thấy mơ hình nghiên cứu của Yu Liu, Zuobao Wei,
Feixue Xie (2014) nghiên cứu tại Trung Quốc phù hợp với nghiên cứu của tác giả khi
nghiên cứu tại Việt Nam, bên cạnh đó cùng với các nguồn dữ liệu có thể thu thập được,
tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu như sau:
Performanceit = γ Board_GenderDiversityit + β1Board_Charit +β2Ownership_Charit

+ β3Firm_Charit + αj+ λt +εit (1)
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 23/71

Trong đó:
Performanceit đại diện cho sự đo lường HQHĐ của doanh nghiệp i tại năm t. Việc chỉ
sử dụng một thước đo duy nhất thì rất khó đo lường chính xác hiệu quả của mơ hình. Để
tạo tính vững chắc cho việc chạy mơ hình, tác giả sử dụng hai thước đo dại diện cho
HQHĐ của doanh nghiệp: SaAs, ROA được xét trong hai trường hợp trước và sau thuế
TNDN.
Board_GenderDiversityit đại diện các biến đo lường sự đa dạng giới tính trong HĐQT
thể hiện thơng qua các biến tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (RWP), chỉ số đa dạng giới
tính Blau (PWB) kết kợp sử dụng thêm các biến giả giới tính có ít nhất 1 thành viên nữ
trong HĐQT (Dw1) để cho thấy kết quả rõ ràng hơn trong mơ hình.
Hội đồng quản trị có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nên để đảm bảo chính
xác, mơ hình cịn có thêm các biến kiểm soát như :
-

Board_Charit đại diện cho quyền kiêm nhiệm (POW) quy mô HĐQT (LBW), chủ

-

tịch hội đồng quản trị là nữ (Chairw), tổng giám đốc là nữ (CEOW)
Ownership_Charit đại diện cho tỷ lệ sở hữu vốn của Nhà nước (GOV)
Firm_Charit đại diện cho các đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm biến địn bẩy tài
chính (LEV), quy mơ doanh nghiệp (SIZES), độ tuổi của doanh nghiệp (AGE),


tăng trưởng doanh thu (Grs)
- εit là sai số ngẫu nhiên trong mơ hình
- αj đại diện cho ngành J
Nhóm các biến giải thích
- λt đại diện cho năm t
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
Board_GenderDiversityit
(Rwp, PWB, DW1)
Nhóm các biến kiểm soát
Board_Charit &CEO
(POW, LBw, Charw,
CEOw)
Ownership_Charit
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệpbằng chứng tại Việt Nam
(GOV)

Firm_Charit
(LEV, SIZES, AGE, Grs)


Trang 24/71

Performanceit
(ROAs, ROA, SaAs)

(Nguồn: nghiên cứu của Liu, Y., Wei, Z., & Xie, F. (2014))
Giả thuyết nghiên cứu:
Một trong các đặc trưng đại diện cho sự đa dạng giới tính được sử dụng rộng rãi
đó là tỷ lệ phụ nữ trong HĐQT (RWP). Nghiên cứu của (Yu Liu, Zuobao Wei, Feixue Xie,

2014), được đo lường bằng số thành viên nữ trên tổng số thành viên trong HĐQT. Thành
viên nữ trong HĐQT là đối tượng được nhắc đến nhiều đến trong nhiều bài nghiên cứu
của Adams và Ferria, 2009; Ahern and Dittmar, 2012. Các nhà nghiên cứu nhận định
rằng: “Sự xuất hiện thành viên nữ trong HĐQT phản ánh sự đa dạng và đặc trưng của quy
mơ thành viên có trong HĐQT (Dutta và Bose, 2006). Theo nghiên cứu của Smith và
cộng sự (2006) cho rằng thành viên nữ trong HĐQT sẽ tạo nên hình ảnh tốt hơn về doanh
nghiệp và có tác động dương đến HQHĐ doanh nghiệp vì thành viên nữ có hiểu biết sâu
rộng hơn thành viên nam. Trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vọng có mối tương quan
giữa thành viên nữ trong HĐQT và HQHĐ doanh nghiệp.
Giả thuyết chính:
H1: Đa dạng giới tính trong HĐQT tác động cùng chiều đến HĐQT của doanh
nghiệp.
Từ giả thuyết chính, để có thêm bằng chứng về ảnh hưởng của đa dạng giới tính
trong HĐQT đến HQHĐ của doanh nghiệp, tác giả đưa ra 3 giả thuyết bổ sung cho giả
thuyết chính.
Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


Trang 25/71

Dựa vào lý thuyết về sự phụ thuộc tài nguyên và sự đa dạng giới tính của HĐQT, tác
giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu
H1a: Tỉ lệ thành viên nữ trong HĐQT có tác động cùng chiều đến HQHĐ của
doanh nghiệp
Theo Blau (1977) chỉ số đa dạng giới tính Blau (RWB), được tính bằng cơng thức:
1-[ được đề cập trong bài nghiên cứu của Harrison và Klein (2007) là một trong những chỉ

số được sử dụng thường xuyên khi nói về sự đa dạng giới tính. Nó được tính bằng phần
trăm của mỗi giới tính trong HĐQT, Blau có giá trị từ 0 đến 0.5. Nếu chỉ số Blau đạt giá

trị là 0.5, tồn tại sự cân bằng giới tính trong HĐQT, số lượng giữa nam và nữ ngang bằng
nhau. Khi tăng số lượng phụ nữ trong HĐQT thì chỉ số đa dạng giới tính cũng tăng từ 0
đến 0.5, nhưng khi số lượng phụ nữ trong HĐQT tăng vượt mức cân bằng giới tính thì chỉ
số đa dạng giới tính cũng sẽ giảm giá trị từ 0.5 xuống 0. Dựa vào đó, tác giả đưa ra giả
thuyết nghiên cứu được kì vọng như sau:
H1b: Chỉ số đa dạng giới tính (Blau) trong HĐQT có tác động đến HQHĐ của
doanh nghiệp
Trong phân tích hồi quy có một vấn đề quan trọng là các biến số đưa vào trong mơ
hình phải được lượng hóa bằng các con số. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều biến có mối
quan hệ với rất nhiều các yếu tố trong đó có những biến khơng có thể hiện trực tiếp bằng
con số. Như vậy, làm thế nào để lượng hóa được ảnh hưởng của các đặc điểm khơng có
biểu hiện bằng con số đến giá trị của biến phụ thuộc?. Trong phân tích hồi quy, việc sử
dụng các biến số đại diện cho các đặc điểm như vậy được gọi là kỹ thuật biến giả. Kế thừa
từ kết quả nghiên của Yu Liu, Zuobao Wei, FeixueXie (2014) đã sử dụng biến giả giới
tính ít nhất 1 thành viên nữ trong HĐQT (Rw1) để thể hiện mối quan hệ của đa dạng giới
tính đến HQHĐ của doanh nghiệp. Dựa vào đó, tác giả đưa ra giả thuyết nghiên cứu được
kì vọng như sau:

Tên đề tài LVThS: Ảnh hưởng của đa dạng giới tính trong hội đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp- bằng chứng tại Việt Nam


×