BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
NGUYỄN HỒ NGỌC
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỂN VĂN SĨ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
------------------
NGUYỄN HỒ NGỌC
GIẢI PHÁP TĂNG NGUỒN THU TỪ DỊCH VỤ PHI TÍN
DỤNG Ở CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2011
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
ACB Asia Commercial Bank Ngân hàng thương mại
cổ phần Á Châu
ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển
Châu Á
AGRIBANK Vietnam Bank for Agriculture Ngân hàng Nông nghiệp
and Rural Development và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
ANZ Australian and New Zealand Tập đoàn ngân hàng
Banking Group Limited TNHH Australia và
New Zealand
ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các Quốc gia
Asian Nations Đông Nam Á
ASEM Asia – Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á-Âu
ATM Automatic Teller Machine Máy giao dịch tự động
BIDV Bank for Investment and Ngân hàng Đầu tư và
Development of Vietnam Phát triển Việt Nam
CRM Customer Relationship Quản lý quan hệ
Management khách hàng
EIB, Eximbank Vietnam Export Import Bank Ngân hàng Thương mại
cổ phần Xuất Nhập Khẩu
Việt Nam
GATS General Agreement on Trade Hiệp định chung về
in Services Th
ương mại Dịch vụ
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
HSBC Hong Kong and Shanghai Ngân hàng Hồng Kông
Banking Corporation Thượng Hải
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ thế giới
M&A Mergers and Acquisitions Hợp nhất và sáp nhập
PG Bank Petrolimex Group Bank Ngân hàng Thương mại
cổ phần xăng dầu
Petrolimex
POS Point of sale Máy cà thẻ
SACOMBANK Sai Gon Thuong Tin Ngân hàng thương mại
Commercial Joint Stock Bank cổ phần Sài Gòn
Thương Tín
USVN-BTA United States – VietNam Hiệp định thương mại
Bilateral Trade Agreement song phương với Hoa Kỳ
VCB,Vietcombank Joint stock commercial Bank Ngân hàng Thương mại
For Foreign Trade of Vietnam cổ phần Ngoại thương
Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng Thế Giới
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại
th
ế giới
ICB, Vietinbank Industrial and commercial Ngân hàng Thương mại
Bank of Vietnam cổ phần Công thương VN
Tiếng Việt
DVNH Dịch vụ ngân hàng
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng Thương mại
TMCP Thương mại cổ phần
NHTW Ngân hàng Trung ương
TCTD Tổ chức tín dụng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Hồ Ngọc là tác giả của Luận văn thạc sĩ “Giải Pháp Tăng
Nguồn Thu Từ Dịch Vụ Phi Tín Dụng Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Việt
Nam”.
Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính tôi tìm hiểu và tập hợp các kiến
thức về mặt lý thuyết và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp để nâng cao
hiệu quả trong họat động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam.
Trân trọng
Học viên Nguyễn Hồ Ngọc.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của một số NHTM Việt
Nam từ năm 2006-2009 ........................... ................................................... 6
Bảng 1.2 Số lượng ngân hàng đại lý của một số NHTMVN năm 2010 ... 12
Bảng 2.1 So sánh hệ thống công nghệ ngân hàng cũ và mới .................... 43
Bảng 2.2 Một số hiểm họa an toàn dữ liệu và giải pháp ........................... 44
Bảng 2.3 Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo theo mô
hình ban đầu ............................................................................................... 50
Bảng 2.4 Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo chất lượng dịch vụ
ngân hàng điện tử theo mô hình SERVPERF ............................................ 51
Bảng 2.5 Hệ số Cronbach Alpha của các thành phần thang đo theo mô
hình hiệu chỉnh lần 1 ................................ ................................................. 54
Bảng 2.6 Ma trận tương quan giữa các biến.............................................. 56
Bảng 2.7 Thống kê phân tích các hệ số hồi quy ....................................... 57
Bảng 2.8 Các thông số thống kê của từng biến trong phươ
ng trình.......... 57
Bảng 2.9 Tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của
một số ngân hàng ở Việt Nam năm 2009 ................................................. 60
Bảng 2.10 Tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của
một số ngân hàng ở Việt Nam năm 2010 ................................................. 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng máy ATM và POS ở VIệt Nam từ năm 2003 đến
năm 2010…………………………………………………………… …..36
Biểu đồ 2.2 Cảm xúc chi phối quyết định (% số người đã trải qua “khoảnh
khắc sự thật” trong 24 tháng qua) ............................................................... 46
Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của
một số ngân hàng ở Việt Nam năm 2009 .................................................. 59
Biểu đồ 2.4 Tỷ trọng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ trên tổng thu nhập của
một số ngân hàng ở Việt Nam năm 2010 .................................................. 60
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mô hình chất lượng dịch vụ ...................................................... 48
Hình 2.2 Mô hình chất lượng dịch vụ ban đầu .......................................... 49
Hình 2.3 Mô hình chất lượng dịch vụ điều chỉnh .................................... 54
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình vẽ
Lời mở đầu ........ .......................................................................................... 1
Chương 1: Hoạt động cung ứng dịch vụ của các ngân hàng thương mại .... 4
Việt Nam
1.1 Vài nét về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............... 4
1.2 Những điểm mạnh và đi
ểm yếu của các Ngân hàng thương mại ... 5
Việt Nam
1.3 Tác động của việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ..... 10
1.3.1 Hội nhập ngân hàng là xu thế tất yếu ................................... 10
1.3.2 Hội nhập ngân hàng là một phần của phát triển kinh tế ....... 11
1.3.3 Cơ hội và thách thức ............................................................. 11
1.3.3.1 Cơ hội ....................................................................... 12
1.3.3.2 Thách thức ................................................................... 14
1.4 Hoạt động cung cấp dịch vụ của các NHTM Việ
t Nam ................ 15
1.4.1 Khái niệm dịch vụ ngân hàng ............................................... 15
1.4.2 Dịch vụ ngân hàng hiện đại .................................................. 16
1.4.3 Các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại ............................ 17
1.4.3.1 Dịch vụ thanh toán trong nước .................................... 17
1.4.3.2 Dịch vụ thanh toán quốc tế ......................................... 17
1.4.3.3 Dịch vụ thẻ ................................................................. 18
1.4.3.4 Dịch vụ hối đoái .......................................................... 19
1.4.3.5 Dịch vụ ủy thác .......................................................... 20
1.4.3.6 Dịch vụ bảo hiểm ........................................................ 20
1.4.3.7 Dịch vụ tư vấn, đầu tư, cung cấp thông tin ................. 21
1.4.3.8 Dịch vụ Phone Banking, Mobile Banking, Home ...... 21
Banking
1.4.3.9 Dịch vụ giữ hộ ............................................................ 22
1.4.3.10 Dịch vụ địa ốc ........................................................... 22
1.4.3.11 Dịch vụ lưu ký chứng khoán ..................................... 22
1.4.3.12 D
ịch vụ chi trả kiều hối ............................................ 22
1.4.3.13 Dịch vụ ngân quỹ ...................................................... 23
1.5 Việc tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ................................. 24
1.5.1 Những nhân tố tác động đến nguồn thu từ ........................... 23
dịch vụ phi tín dụng
1.5.2 Điều kiện để tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ........... 23
1.5.3 Ý nghĩa của việc tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng .... 23
1.6 Kinh nghiệm của các nước trong khu vực .................................... 24
1.6.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Bangkok – Thái Lan ......... 24
1.6.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Union- Philippine ................. 25
1.6.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Singapore ............. 26
1.6.4 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản ............................. 27
1.7 Bài học cho Việt Nam ................................................................... 29
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu phí dịch vụ của các ngân hàng ........ 32
thương mại Việt Nam
2.1 Năng lực cạnh tranh về cung ứng dịch vụ của các Ngân hàng ..... 32
thương mại Việt Nam hiện nay
2.2 Thực trạng hoạt động cung ứng dịch vụ của các Ngân hàng ........ 35
thương mại Việt Nam
2.2.1 Sản phẩm dịch vụ ................................................................. 35
2.2.2 Thái độ của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng ............. 38
2.2.2 Chất lượng dịch vụ .............................................................. 40
2.2.2.1 Các nhân tố quyết định chất lượng dịch vụ ngân hàng40
2.2.2.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng .................... 48
2.2.2.3 Hi
ệu quả hoạt động .................................................... 59
2.3 Thực trạng về điều kiện, nhân tố tác động đến nguồn thu từ dịch vụ
phi tín dụng .................................................................................... 61
2.3.1 Điều kiện ............................................................................... 61
2.3.2 Nhân tố tác động ................................................................... 64
2.3.2.1 Hành lang pháp lý chưa hoàn thiện và đồng bộ .......... 64
2.3.2.2 Hạ tầng cơ sở viễn thông kém phát triển .................... 68
2.3.2.3 Thói quen sử dụng tiền mặt ........................................ 69
2.3.2.4 Tâm lý ngại để người khác biết thu nhập ................... 71
2.3.2.5 Giá cả của dịch vụ ngân hàng .................................... 71
2.3.2.6 Bề dày kinh nghiệm .................................................... 72
Chương 3: Giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ở ....... 73
các ngân hàng thương mại Việt Nam
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện nay ....................... 73
3.1.1 Thị trường ............................................................................. 73
3.1.2 Kênh phân phối ..................................................................... 73
3.1.3 Dịch vụ .................................................................................. 74
3.1.4 Chi phí .................................................................................. 74
3.2 Giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ ở các NHTM Việt Nam ....... 74
3.2.1 Tái cấu trúc ngân hàng theo đối tượng khách hàng .............. 74
3.2.2 Xây dựng hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng, tích ............. 75
hợp các sản phẩm hiện có thành gói sản phẩm cung
ứng cho từng loại đối tượng khách hàng
3.2.3 Phát triển công nghệ nhằm phục vụ cho việc quản lý .......... 77
và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, an toàn
3.2.4 Xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống quản lý .......... 80
quan hệ khách hàng (CRM)
3.2.5 Xây dựng và quảng bá thương hiệ
u, lựa chọn các sản ........ 81
phẩm “lõi” của từng NHTM để tạo sự khác biệt trong
thương hiệu và hấp dẫn riêng
3.2.6 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, nâng cao tiềm lực ............ 82
tài chính thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng,
3.2.7 Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................ 83
3.2.8 Thực hiện việc liên kết với các công ty cung cấp ................ 84
dịch vụ khác
3.2.9 Chủ động tham gia thị trường tài chính khu vực ................. 85
và thế giới
3.2.10 Mở r
ộng các dịch vụ ngân hàng trực tuyến ........................ 86
3.2.11 Phát triển các dịch vụ ngân hàng được cung cấp tận nhà,
trụ sở khách hàng ........................................................................... 89
3.3 Các giải pháp hỗ trợ ....................................................................... 90
3.3.1 Đối với Chính Phủ ................................................................ 90
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước ............................................. 91
3.3.3 Các giải pháp khác ................................................................ 92
Kết luận ... ......................................................................................... 95
Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Hà Nam Khánh Giao và ThS. Phạm Thị Ngọc Tú (2010),
Đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam
,
Tạp chí Ngân hàng số 16.
2. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê.
3. Frederic S.Mishkin (1994), Tiền Tệ Ngân Hàng và Thị Trường
tài Chính, NXB Khoa Học Kỹ Thuật 1994.
4. Chủ biên PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, NXB Thống Kê.
5. ThS. Nguyễn Hương Giang (2010),
Sự độc lập của Ngân hàng
Trung ương và một số gợi ý chính sách cho Việt Nam
,
Tạp chí
Ngân hàng số 23.
6. TS Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương
Mại, NXB Thống kê.
7. TS Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại,
NXB Thống kê.
8. Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2006), Giáo Trình Nghiệp
Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Tài Chính.
9. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính
trị
.
10. Sông Hương (2004), Dịch vụ ngân hàng các nước Đông Nam Á
trên con đường đổi mới, Tạp chí ngân hàng số 09
11. Chủ biên PGS.TS.Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị ngân hàng
thương mại, NXB Lao Động Xã Hội.
12. Websites
-
-
-
-
-
-
-
-
-
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang trong kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn
cầu hóa diễn ra rộng khắp. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, các yếu tố của quá
trình tái sản xuất hàng hóa và dịch vụ được chuyển dịch tự do từ nước này
sang nước khác thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực trong
đó có lĩnh vực ngân
hàng, đem lại nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức.
Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng cung ứng cho cá
nhân và doanh nghiệp đã và đang chứng minh sự tiện ích trong quá trình phát
triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm này cũng là nguồn thu an
toàn và ổn định cho các NHTM, mặc dù vậy tỷ trọng thu nhập từ các sản
phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam còn khá thấ
p so với hệ thống các
NHTM của các nước khác. Để có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn cạnh
tranh gay gắt hiện nay, các NHTM phải tìm cách phát huy những thế mạnh,
khắc phục những điểm yếu, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng,
tìm ra giải pháp nhằm nâng tỷ lệ phí dịch vụ trên tổng doanh thu, đem lại sự
phát triển bền vững cho chính các NHTM Việt Nam, rút ngắn khoảng cách
trong trình độ kinh doanh giữa mình và các ngân hàng n
ước ngoài đang gia
nhập ngày càng nhiều vào thị trường kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi chọn đề tài “Giải pháp tăng nguồn thu
từ dịch vụ phi tín dụng ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, khó khăn, thuận
lợi của các NHTM Việt Nam trong quá trình hội nhập và đánh giá tình hình
thực tế ho
ạt động cung ứng dịch vụ phi tín dụng của các để từ đó đề xuất một
2
số giải pháp cho việc gia tăng tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ phi tín dụng ở
các Ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê kết hợp
phương pháp so sánh dựa trên các số liệu thứ cấp đã thu thập được để phân
tích và làm rõ những vấn đề cơ bản của luận văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đố
i tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các ngân hàng
thương mại Việt Nam, đánh giá thực trạng, chất lượng, mức độ hiệu quả của
hoạt động cung ứng dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng so với yêu cầu
của khách hàng. Từ đó đưa ra các kiến nghị, đề xuất nhằm để gia tăng tỷ lệ
thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập của ngân hàng.
5. Ý nghĩa củ
a đề tài
Luận văn đã đưa ra được nhận xét về những tồn tại và khó khăn của các
NHTM Việt Nam, nêu ra thực trạng của hoạt động cung cấp dịch vụ phi tín
dụng của các NHTM Việt Nam. Bên cạnh đó luận văn còn cho thấy vai trò và
tầm quan trọng của việc gia tăng tỷ trọng phí dịch vụ trong tổng thu nhập của
các NHTM trong xu thế hội nhập, đồng thời đư
a ra các giải pháp phù hợp với
tình hình thực tế nhằm giúp cho hệ thống các NHTM Việt Nam có thể phát
triển bền vững dựa trên các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hữu ích, hiện đại, an
toàn, hiệu quả.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục
các từ viết tắt, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Hoạ
t động cung ứng dịch vụ của các Ngân hàng thương mại
Việt Nam.
3
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu phí dịch vụ của các Ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng ở các
Ngân hàng thương mại Việt Nam.
4
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1.1 Vài nét về hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam đã được hình thành từ năm
1951 với sự ra đời của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, hoạt động theo mô
hình ngân hàng một cấp. Đến thời điểm hiện tại, ngành ngân hàng đã phát
triển vượt bậc cả lượng và chất, thực sự là mạch máu của nền kinh tế
.
Hiện
nay hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam là hệ thống ngân hàng đa
năng, kinh doanh tổng hợp, được định hình và phát triển mạnh kể từ khi thực
hiện việc cải cách hệ thống tài chính ngân hàng – từ năm 1990. Tính đến hết
Quý 1/2011 hệ thống này hiện đang bao gồm:
Ngân hàng thương mại quốc doanh
Ngân hàng thương mại quốc doanh là ngân hàng thương mại được
thành lập bằng 100% vốn ngân sách nhà nướ
c.
Thuộc loại này trước đây gồm 5 ngân hàng nhưng hiện nay chỉ còn 3
ngân hàng đó là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Phát
triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam (chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một
thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo quyết định của NHNN
ngày 30/01/2011) còn Ngân hàng Công thương Việt Nam và Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện cổ phần hóa như
ng Nhà nước vẫn chiếm
tỷ lệ sở hữu vốn khá cao.
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại được thành
lập dưới hình thức cổ phần giữa Nhà nước và nhân dân. Trong đó, một cá
nhân hay pháp nhân được sở hữu một số cổ phần nhất định theo quy định của
5
Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Hiện nay có khoảng 39 NHTM cổ phần
(trong đó có 2 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa)
đang hoạt
động.
Ngân hàng thương mại liên doanh
Là ngân hàng được thành lập bằng vốn liên doanh giữa một bên là
Ngân hàng Việt Nam và một bên khác là ngân hàng nước ngoài có trụ sở tại
Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Hiện ở Việt Nam có 5 ngân hàng liên doanh: Indovina Bank, VID
Public Bank, Shinhanvina Bank, Vinasiam Bank, Vina Russia Bank.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Là ngân hàng được lập theo pháp luật nước ngoài, được phép mở chi
nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Hiện nay có khoảng
53 chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt độ
ng tại Việt Nam.
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ở Việt Nam hiện đang có 5 ngân hàng đó là: Standard Chartered,
HSBC, ANZ, Shinhan, Hong Leong.
Ngoài hệ thống NHTM như đã nói ở trên, còn có 2 ngân hàng của
Chính Phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách cho
vay ưu đãi: Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.2 Những điểm mạnh và điểm yếu của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam
Hệ thống NHTM Việt Nam đ
ã có những đóng góp đáng kể vào quá
trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các NHTM không chỉ tiếp tục khẳng định là một
kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần ổn định sức mua
đồng tiền. Cùng với quá trình cải cách và đổi mới, số lượng các NHTM Việt
Nam đã tăng nhanh và đang từng bước chuyển dần hướng tới việc hình thành
6
một hệ thống tương thích với một nền kinh tế đang phát triển. Tuy vậy bản
thân các NHTM Việt Nam cũng có những điểm mạnh và điểm yếu.
Điểm mạnh
- Các NHTM Việt Nam trong những năm qua không những gia tăng
mạng lưới hoạt động mà tốc độ tăng vốn điều lệ cũng rất cao
Tăng nhanh vốn điều lệ không chỉ
tăng uy tín của ngân hàng đối với
khách hàng mà còn là cơ sở quan trọng giúp các NHTM Việt Nam phát triển,
mở rộng kinh doanh an toàn và hiệu quả chẳng hạn như có nhiều ngân hàng
trong thời gian vừa qua đã có tốc độ tăng vốn rất cao: Eximbank vốn điều lệ
2010 là 10.560 tỷ đồng tăng 20 %
so với năm 2009; Sacombank vốn điều lệ
năm 2010 là 9.179 tỷ đồng tăng 37% so với 2009. Việc mở rộng mạng lưới
rộng khắp cũng giúp cho các ngân hàng có thể tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Bảng 1.1 Số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của một số NHTM
Việt Nam từ năm 2006-2009.
Ngân hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Eximbank 24 66 111 140
BIDV 297 331 383 420
VCB 146 208 273 319
Nguồn: Báo cáo thường niên của EIB, VCB, BIDV [12]
- Các NHTM Việt Nam đều đang từng bước hiện đại hóa, ứng dụng
công nghệ hiện đại trong quản lý ngân hàng.
- Tích cực trong việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đa tiện ích và
đã được xã hội chấp nhận như máy ATM, internet banking, home banking…
- Am hiểu khách hàng trong nước và có một lượng lớn khách hàng
truyền thống.
- Phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam là tương đối thấp so vớ
i các
ngân hàng nước ngoài.
7
. - Có được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt từ phía Ngân hàng trung ương.
Điểm yếu:
- Tuy tốc độ tăng vốn cao nhưng quy mô vốn của các NHTM Việt Nam
còn quá thấp so với yêu cầu hội nhập, thiếu vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng. Năm
2011 các ngân hàng nhỏ cần phải đảm bảo vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng theo
đúng Nghị định 141 củ
a Chính phủ còn các ngân hàng lớn tăng vốn để đảm
bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR trên 9% theo quy định của NHNN. Việc
tăng vốn điều lệ là cần thiết nhằm cải thiện hệ số an toàn vốn của Ngân hàng,
tiến dần đến chuẩn mực quốc tế.
- Cấu trúc của khu vực ngân hàng hiện nay đã đa dạng về hình thức sở
hữu và loại hình hoạt động, vai trò chủ đạo của NHTM quốc doanh đang dần
lu mờ đi, thị phần của các NHTM cổ phần đã có sự phân chia rõ nét. Một số
NHTM cổ phần có quy mô lớn về vốn, năng lực cạnh tranh tốt, chiếm thị
phần đáng kể tuy nhiên vẫn tồn tại m
ột số NHTM cổ phần có quy mô rất nhỏ,
khó có thể cạnh tranh hoạt động và trụ vững về mặt tài chính trong dài hạn.
- Mức phát triển công nghệ của các NHTM Việt Nam chưa đồng đều.
Điều này gây khó khăn trong triển khai các sản phẩm dịch vụ đòi hỏi sự liên
minh liên kết cao như kết nối sử dụng thẻ, đại lý bao thanh toán, kinh doanh
ngoại tệ…
- Năng lực quản trị nói chung và k
ỹ năng quản trị rủi ro nói riêng chưa
được phát triển đầy đủ để giải quyết một cách có hiệu quả các rủi ro về thị
trường và hoạt động. Đây cũng chính là lý do mà một số NHTM Việt Nam
chỉ tập trung vào các sản phẩm dịch vụ truyền thống và thiếu mạnh dạn đầu tư
vào các sản phẩm dịch vụ mới. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có l
ịch sử
phát triển chỉ khoảng 20 năm (khoảng thời gian quá non trẻ so với con số 158
năm tuổi của Lehman Brothers – ngân hàng Mỹ vừa bị phá sản).
8
- Chế độ báo cáo tài chính của các TCTD nội địa và công khai các báo
cáo tài chính đó vẫn còn một khoảng cách khá xa so với các chuẩn mực quốc
tế nên khó đánh giá chính xác và minh bạch về sự lành mạnh của các TCTD.
- Chất lượng nguồn nhân lực trong khu vực ngân hàng còn nhiều bất
cập, số lượng cán bộ có kỹ năng nghiệp vụ cũng như quản trị điều hành và
hoạch định chính sách tốt còn ít, các chương trình đào tạo còn chư
a thật sát
với yêu cầu thực tế. Bên cạnh đó đạo đức nghề nghiệp cũng đang là một thách
thức lớn.
- Sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn mang tính truyền thống, vẫn nghèo
nàn về chủng loại, chất lượng dịch vụ thấp, tính tiện ích chưa cao, chưa định
hướng theo nhu cầu khách hàng, thủ tục giao dịch chưa thuận lợi, một số quy
định và quy trình nghiệp vụ
còn nặng về bảo đảm an toàn cho ngân hàng,
chưa thuận lợi cho khách hàng; vấn đề bảo mật thông tin chưa đáp ứng được
yêu cầu, nguy cơ rủi ro còn tiềm ẩn với cả khách hàng và ngân hàng.
- Chưa có chiến lược tiếp thị cụ thể trong hoạt động ngân hàng, thiếu
đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về tiếp thị dịch vụ ngân hàng, chính sách xây
dựng thương hiệu còn kém.
- Kênh phân phối không đa dạng, hiệ
u quả thấp, phương thức giao dịch
và cung cấp các dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các hình
thức giao dịch từ xa dựa trên nền tảng công nghệ thông tin chưa phổ biến.
- Thiếu sự liên kết giữa các NHTM với nhau.
- Hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn trung và dài hạn cho
nền kinh tế là chủ yếu.
- Điểm yếu phổ biến và nổi b
ật của các NHTM Việt Nam là sự đơn
điệu trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới
dạng tiền gửi, doanh thu của các NHTM phần lớn là từ cho vay trong khi hoạt
động cho vay là một lĩnh vực nhiều rủi ro. Đối với thị trường thẻ - một lĩnh
9
vực được đánh giá là có bước phát triển vượt bậc thời gian qua nhưng vẫn
mang tính rời rạc do có sự khác biệt trong quan điểm giữa các NHTM, các
liên minh. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ mới tập trung chủ yếu ở một số
tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp
đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, các khu công nghiệp, khu
chế xuất và g
ần đây là đối tượng được hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
- Các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô mạng lưới để huy động
nhiều vốn (phát triển theo chiều rộng). Việc này dẫn đến tình trạng cạnh tranh
quyết liệt với nhau trong hoạt động tín dụng mà quên mất các sản phẩm và
dịch vụ tiện ích kèm theo (chiều sâu).
- Vấn đề mua bán - sáp nhập (M&A) trong ngành ngân hàng. Nhiều
năm nay, chứng kiến sự yế
u ớt thanh khoản và tình hình tài chính thiếu lành
mạnh của không ít ngân hàng mà nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là tăng trưởng
nóng, cho vay dưới chuẩn mực, hệ số an toàn kém..., nhiều ý kiến mong muốn
đối với những trường hợp này phải tiến hành mua bán, sáp nhập, mua bán lại,
phá sản... để trả lại sự lành mạnh cho thị trường, nhưng đến nay điều đó vẫn
chưa xảy ra.
- Sau mấy năm thị trường ngoại t
ệ biến thiên gây loạn tỷ giá, bằng một
loạt hành động cương quyết, trật tự thị trường đã được lập lại. Nhưng ẩn sâu
trong thành công đó vẫn là dấu ấn của bàn tay hành chính, thay vì các công cụ
điều tiết mang tính thị trường.
Như lời Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã tâm sự: “Trong những năm
qua, chính sách tiền tệ luôn theo đuổi mục tiêu điều hành c
ủa Chính phủ.
Chẳng hạn, 2008: chống lạm phát, 2009: chống suy giảm kinh tế, 2010: phục
hồi tăng trưởng và 2011: tiếp tục chống lạm phát”.
Có thể, đó là “công quả” của Ngân hàng Nhà nước với đất nước nhưng
điều đó cũng nói lên, vai trò của một ngân hàng Trung ương ngày càng lún
10
sâu vào phụ thuộc thay vì độc lập như bất kỳ mô hình một ngân hàng tiên tiến
trên thế giới.
1.3 Tác động của việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng
1.3.1 Hội nhập ngân hàng là xu thế tất yếu
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của hầu hết các nền kinh tế trên thế
giới. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, quá trình toàn cầu hóa
đã và đ
ang tạo nên sự liên kết thị trường hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia
trên thế giới. Dưới tác động của toàn cầu hóa, các chính sách kinh tế của các
quốc gia cũng dần thay đổi theo xu hướng tự do hóa, giảm sự can thiệp của
Nhà Nước cũng như thúc đẩy quá trình tư nhân hóa. Với Hiệp định thương
mại song phương đã ký với Hoa Kỳ (USVN-BTA), các nghĩa vụ trong khuôn
khổ hiệp định khung về dị
ch vụ ASEAN và Hiệp định chung về Thương mại
Dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO – GATS), Việt Nam cam kết
nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Chẳng
hạn như, trong hiệp định thương mại Việt – Mỹ cho phép ngân hàng và chi
nhánh ngân hàng nước ngoài được phép huy động tiền vốn bằng đồng Việt
Nam. Với tư cách là thành viên của WTO, không chỉ
ngân hàng Mỹ mà các
ngân hàng nước ngoài cũng có quyền tự do đó và có thể cung cấp dịch vụ
ngân hàng tại Việt Nam. Việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng cũng
mở ra nhiều khả năng hội nhập ở những lĩnh vực khác. Một khi đã mở cửa
thương mại, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu được cung cấp dịch vụ tài chính tốt
hơn đặc biệt là các công ty đ
a quốc gia - lực lượng có sức mạnh về tài chính
góp phần giúp cho quá trình sản xuất, phân phối được quốc tế hóa thông qua
mối quan hệ chặt chẽ giữa đầu tư, sản xuất, thương mại và tài chính.
Mức độ hội nhập kinh tế mạnh mẽ của ngành ngân hàng Việt Nam hòa
chung vào xu hướng hội nhập của các ngành nghề khác đã góp phần làm cho
nền kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng khá trong ba năm vừ
a qua, đặc biệt
11
là năm 2010 mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP là 6.78%, Việt
Nam vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế
giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn
so với năm trước.
1.3.2 Hội nhập ngân hàng là một phần của phát triển kinh tế
Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp các
dịch vụ tài chính cho m
ột quốc gia và sự tham gia vào thị trường quốc tế của
các ngân hàng trong nước đều tạo động lực và điều kiện để chuyển giao công
nghệ giữa các quốc gia với nhau. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển và
tăng trưởng kinh tế, mở ra nhiều cơ hội kinh doanh. Việc cho phép các nhà
cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài hoạt động ở thị trường trong nước
thường là m
ột cách hiệu quả để tăng tính cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển
tài chính. Cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ thúc đẩy hiệu quả không chỉ trong
huy động, phân bổ các nguồn vốn mà còn hiệu quả trong hoạt động kinh
doanh của mỗi ngân hàng.
1.3.3 Cơ hội và thách thức
Việc gia nhập WTO đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung
và hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng nhiều thuận lợi nhưng
cũ
ng có không ít khó khăn. Sự mở cửa hệ thống ngân hàng với những quy
định nới lỏng nhất là về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ
hạn chế về huy động tiền gửi bằng đồng Việt Nam và một lộ trình giảm dần
sự bảo hộ của Chính phủ sau năm 2010 đang và sẽ tạo điều kiện cho các Ngân
hàng nước ngoài tham gia, mở rộ
ng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đồng
thời đây cũng được coi như “cú hích” về cạnh tranh để các NHTM Việt Nam
tiến lên.
12
1.3.3.1 Cơ hội
- Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ làm tăng uy tín và vị thế của các
NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới, tạo điều kiện cho nền kinh tế nói
chung và ngành Ngân hàng nói riêng có những bước phát triển nhanh chóng.
Các NHTM Việt Nam có nhiều cơ hội tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên
doanh, liên kết với các Ngân hàng nước ngoài, tạo uy tín, xây dựng thương
hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều qu
ốc gia trên thế giới. Điều đó
thể hiện ở số lượng ngân hàng đại lý của một số ngân hàng tăng đều qua các
năm.
Bảng 1.2 Số lượng ngân hàng đại lý của một số NHTMVN năm 2010
Ngân hàng Vietcombank Vietinbank Agribank Eximbank
Số lượng ngân hàng
đại lý
1300 850 1040 750
Nguồn www.bidv.com.vn, www.vcb.com.vn, www.icb.com.vn,
www.agribank.com.vn
, www.eximbank.com.vn [12]
- Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng phát triển và
đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã phát triển
mạnh mẽ hoạt động đối ngoại hai chiều với hầu hết các tổ chức tài chính, tiền
tệ quốc tế và khu vực gồm: WB, IMF, ADB, Hiệp Hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN), Asean + 3, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM)… Phát triển quan hệ song
phương với hơn 170 Ngân hàng Trung ương các nước, góp phần thu hút vốn
đầu tư nước ngoài và thúc đẩy quá trình tiếp cận với công nghệ, dịch v
ụ ngân
hàng hiện đại và các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về ngân hàng.
- Trong thời gian qua, nhiều ngân hàng trong nước đã có những cơ hội
trong việc hợp tác với các ngân hàng nước ngoài trong việc góp vốn, mở rộng
thị trường, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Chẳng hạn như Sacombank