Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng công trình thủy lợi tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện nam đàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 77 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả. Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ
bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn
tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy
định.
Tác giả Luận văn

Nguyễn Đình Thế

i


LỜI CÁM ƠN
Quá trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ, tác giả đã nhận được nhiều sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình và sự động viên sâu sắc của các cá nhân, cơ quan và nhà
trường, qua đó đã tạo điều kiện để tác giả trong quá trình nghiên cứu thực hiện
và hoàn thành luận văn này.
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo: PGS.TS
Nguyễn Trọng Tư, người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.
Đến nay tác giả đã hoàn thiện luận văn thạc sỹ với đề tài: “Một số giải pháp
quản lý chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi tại Phịng Nơng nghiệp &
PTNT huyện Nam Đàn” chun ngành Quản lý xây dựng.
Do hạn chế về mặt thời gian, kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế nên
trong q trình nghiên cứu để hồn thành luận văn, chắc chắn khó tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy
giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Trọng Tư, các thầy, cô giáo thuộc Bộ
môn Công nghệ và Quản lý xây dựng - Khoa Cơng trình, phịng Đào tạo Đại học
và Sau Đại học Trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác


giả hoàn thành tốt Luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
động viên, khích lệ tác giả trong q trình học tập và hồn thiện Luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2019

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ..............................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH ...................................................................................................... 5
1.1 Đặc điểm cơng trình thủy lợi........................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về cơng trình thủy lợi ................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm cơng trình thủy lợi........................................................................ 5
1.1.3 Vai trị của cơng trình thủy lợi ..................................................................... 5
1.1.4 Đặc điểm thi cơng cơng trình thủy lợi ......................................................... 7
1.2 Chất lượng và quản lý chất lượng công trình thủy lợi .................................... 9
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi ....................................... 9
1.2.2 Vai trị của quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi .................................... 10
1.2.3 Mục tiêu quản lý chất lượng ...................................................................... 11
1.3. Tình hình quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi ở nước ta trong thời gian
qua ....................................................................................................................... 11
1.3.1 Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng ........................................11

1.3.2 Những ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình thủy lợi....................16
1.3.3 Đánh giá chung về hiện trạng quản lý chất lượng cơng trình thuỷ lợi của nước ta
.......................................................................................................................................19

Kết luận chương 1 ............................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI ....................................................................................................................22

2.1 Cơ sở pháp lý quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi .................................. 22
2.1.1 Hệ thống văn bản Luật trong hoạt động xây dựng ...............................................22
2.1.2 Hệ thống văn bản dưới Luật .................................................................................23
iii


2.1.3 Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn............................................................................... 24
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình thủy lợi ...................................... 25

2.2.1 Nhóm yếu tố khách quan: ........................................................................... 26
2.2.2. Nhóm các yếu tố chủ quan: ........................................................................ 27
2.3 Công tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi ........................................... 30
2.3.1 Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng ................................................................. 30
2.3.2 Quản lý chất lượng thiết kế cơng trình thủy lợi ................................................... 31
2.3.3 Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình thủy lợi .................................. 35
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 38

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI TẠI PHỊNG
NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN HUYỆN NAM ĐÀN,
NGHỆ AN ........................................................................................................... 39
3.1 Giới thiệu chung về Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Nam Đàn, Nghệ

An ........................................................................................................................ 39
3.1.1 Tổng quan về Phịng Nơng nghiệp & PTNT ........................................................ 39
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ............................................................................................. 39
3.1.3 Bộ máy tổ chức của Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ...................... 42

3.2 Công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng các cơng trình thủy lợi trên
địa bàn huyện Nam Đàn, Nghệ An của Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng
thơn ...................................................................................................................... 43
3.2.1 Mơ hình quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi .................................................. 43
3.2.2 Các cơng trình thủy lợi do phịng quản lý qua các năm gần đây ......................... 44

3.3 Những tồn tại trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình của Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nơng thơn ............................................................................ 46
3.3.1 Trong công tác quản lý tổ chức nhân sự .............................................................. 46
3.3.2 Trong quá trình lập khảo sát thiết kế .................................................................... 47
3.3.3 Trong quá trình thẩm định thiết kế ....................................................................... 49
3.3.4 Trong việc giám sát thi công ................................................................................ 50
3.3.5 Công tác nghiệm thu ............................................................................................ 51
iv


3.4 Nguyên nhân của những tồn tại trên ............................................................. 51
3.4.1 Về chủ đầu tư ........................................................................................................51
3.4.2 Về Tư vấn khảo sát, thiết kế .................................................................................53
3.4.3 Cán bộ giám sát của chủ đầu tư ............................................................................55

3.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng các cơng trình tại phịng Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Đàn, Nghệ An .......................................... 55
3.5.1 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý Chủ đầu tư.................................................55
3.5.2 Giải pháp tăng cường quản lý chất lượng trong công tác lựa chọn nhà thầu .......56

3.5.3 Giải pháp tổ chức quản lý tốt công tác khảo sát, sản phẩm thiết kế.....................57
3.5.4 Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, thẩm định bản vẽ thi cơng, dự
tốn cơng trình thủy lợi .................................................................................................58
3.5.5 Giải pháp kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu thi công, quản lý
công tác giám sát cơng trình, quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng...60
3.5.6 Giải pháp phối hợp giữa chủ đầu tư và nhà thầu ..................................................64
3.5.7 Giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền ........................................................64

Kết luận chương 3 ............................................................................................... 66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình ..................................... 12
Hình 1.2 Đập Đá Hàn xã Nam Thanh huyện Nam Đàn ................................................ 14
Hình 1.3 Cống Đồng Chùa xã Nam Hưng bị sạt lở, hư hỏng ....................................... 15
Hình 1.4 Tràn đập Đồng Chè xã Nam Xuân huyện Nam Đàn bị hư hỏng ................... 16
Hình 3.1 Sơ đồ Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính
của huyện ....................................................................................................................... 43

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Một số cơng trình thủy lợi do phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn
quản lý qua các năm gần đây.........................................................................................45


vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐT

Chủ đầu tư

BTCT

Bê tông cốt thép

QLDA

Quản lý dự án

TVGS

Tư vấn Giám sát



Quyết định

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

ĐTPT


Đầu tư phát triển

UBND

Ủy ban nhân dân

QH

Quốc hội

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

XDCB

Xây dựng cơ bản

TT-BXD

Thông tư- Bộ Xây dựng


QĐ-BXD

Quyết định- Bộ Xây dựng

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

KS

Kỹ sư

TB

Trạm bơm

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

BTC

Bộ tài chính

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong những năm vừa qua, nhiều nguồn lực dành cho đầu tư xây dựng ngày càng
được tăng cao. Hàng loạt các cơng trình xây dựng đã được triển khai xây dựng
với công nghệ ngày càng tiên tiến, các giải pháp cơng trình ngày càng thiết thực,
tiện lợi, đạt chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời
sống dân cư, góp phần ổn định sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Vì vậy chất lượng cơng trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm, nó
có tác động trực tiếp đến sự phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế, đời sống của
con người.
Trong thời gian qua cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành xây
dựng thì cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng - yếu tố quan trọng
quyết định đến chất lượng cơng trình xây dựng - đã có nhiều tiến bộ. Với sự tăng
nhanh và trình độ được nâng cao của đội ngũ cán bộ quản lý, với việc sử dụng
vật liệu mới có chất lượng cao, việc đầu tư thiết bị thi công hiện đại, sự hợp tác
học tập kinh nghiệm của các nước có nền cơng nghiệp xây dựng phát triển cùng
với việc ban hành các chính sách, các văn bản pháp quy về tăng cường công tác
quản lý chất lượng xây dựng, chúng ta đã xây dựng được nhiều cơng trình xây
dựng công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi… đạt chất lượng cao.
Tuy nhiên bên cạnh những cơng trình đạt chất lượng, cũng cịn khơng ít các cơng
trình có chất lượng kém, không đáp ứng yêu cầu sử dụng, cá biệt ở một số cơng
trình gây sự cố làm thiệt hại rất lớn đến tính mạng, tài sản của tập thể và cá nhân,
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư.

1


Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh chung của ngành xây dựng trong cả
nước, trong những năm qua nhiều cơng trình giao thơng, nơng nghiệp và phát
triển nơng thơn được đầu tư xây dựng có tính lan tỏa, ảnh hưởng sâu rộng đến an
sinh phát triển kinh tế của cộng đồng trong vùng.

Những năm gần đây nhiều công trình xây dựng đã được quan tâm đầu tư xây
dựng góp phần nâng cao phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên trong
quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơng trình vẫn còn nhiều
yếu tố bất cập, tồn tại, đặc biệt công tác quản lý chất lượng của các dự án vẫn cịn
có mặt hạn chế, dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư vẫn cịn nhiều,
các dự án chưa phát huy hiệu quả như mục tiêu để ra ban đầu.
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng cơng
trình xây dựng là một nội dung lớn đang được các cấp, các ngành quan tâm.
Cùng với những phân tích trên và những kiến thức được học tập ở nhà trường,
kinh nghiệm thực tiễn trong q trình cơng tác tại cơ quan, tác giả chọn đề
tài :“Một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi tại
Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn”
2. Mục đích nghiên cứu

Kết hợp nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích thực trạng về cơng tác quản lý chất
lượng xây dựng cơng trình thủy lợi qua một số dự án do huyện Nam Đàn làm
chủ đầu tư, đề xuất mơ hình quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi và đưa ra
một số giải pháp cụ thể nhằm hồn thiện hơn trong cơng tác quản lý chất lượng
cơng trình thủy lợi tại Phịng Nông nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình
thủy lợi vừa và nhỏ được đầu tư bằng ngân sách nhà nước tại Phịng Nơng
nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn.

2


4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu


- Cách tiếp cận
+ Tiếp cận và ứng dụng Luật Xây dựng, Nghị định, Thông tư của Nhà nước;
+ Tiếp cận mô hình quản lý thơng qua sách báo và thơng tin internet;
+ Tiếp cận các thông tin dự án;
- Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê số liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp phân tích thực trạng
5. Kết quả đạt được

- Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý chất lượng xây dựng công trình thủy lợi
trong điều kiện hiện nay. Những kinh nghiệm trong quản lý chất lượng xây
dựng cơng trình thời gian vừa qua;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi tại
Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
+ Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến cơng tác quản lý chất
lượng xây dựng cơng trình thủy lợi, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho
bản thân và những lý luận chung trong công tác quản lý chất lượng trong xây
dựng cơng trình thủy lợi tại Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Nam Đàn.
3


+ Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả đạt được làm cơ sở cho học viên có thêm kiến thức về quản
lý chất lượng xây dựng cơng trình thủy lợi từ đó phục vụ tốt hơn cho cơng việc
và giúp cho chủ đầu tư quản lý chất lượng xây dựng các cơng trình được tốt

hơn.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH
1.1 Đặc điểm cơng trình thủy lợi
1.1.1 Khái niệm về cơng trình thủy lợi
Cơng trình thuỷ lợi: là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm quản lý,
khai thác nguồn lợi của nước, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng, chống tác hại
của nước gây ra. Hệ thống cơng trình thủy lợi thường bao gồm các cơng trình
như trạm bơm, hồ đập, kênh mương, cống, đê kè,…chúng là các cơng trình thủy
lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ tài nguyên nước
trong một khu vực nhất định.
1.1.2 Đặc điểm công trình thủy lợi
Các cơng trình thường chịu tải trọng lớn cho nên kích thước kết cấu cơng trình
rất lớn, địi hỏi có phương tiện vận chuyển, cẩu lắp có cơng suất lớn, thời gian
xây dựng thường kéo dài.
Các cơng trình thường có dạng chạy dài và đơn điệu nên có thể sử dụng các kết
cấu đúc sẵn một cách dễ dàng và thuận lợi. Do có dạng chạy dài và đơn điệu
nên có thể sử dụng phương pháp thi cơng cuốn chiếu làm dứt điểm từng phân
đoạn để đưa vào sử dụng.
Các cơng trình chỉnh trị sơng thường có dạng giống nhau và kéo dài trên một
đoạn sông nên cần phải lập một trình tự thi cơng hợp lý phát huy tác dụng từng
đợt để sao cho không ảnh hưởng đến dịng chảy và khơng ảnh hưởng đến nhau
trong q trình thi cơng.
1.1.3 Vai trị của cơng trình thủy lợi
- Tăng diện tích canh tác cũng như mở ra khả năng tăng vụ nhờ chủ động về
nước, góp phần tích cực cho cơng tác cải tạo đất. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi mà

có thể cung cấp nước cho những khu vực bị hạn chế về nước tưới tiêu cho nơng
nghiệp đồng thời khắc phục được tình trạng khi thiếu mưa kéo dài và gây ra
5


hiện tượng mất mùa mà trước đây tình trạng này là phổ biến. Mặt khác nhờ có
hệ thống thuỷ lợi cung cấp đủ nước cho đồng ruộng từ đó tạo ra khả năng tăng
vụ, vì hệ số quay vịng sử dụng đất tăng từ 1,5 lên đến 2,0÷2,3 lần đặc biệt có
nơi tăng lên đến 2,5÷2,8 lần. Nhờ có nước tưới chủ động nhiều vùng đã sản
xuất được 4 vụ;
- Góp phần vào việc xố đói giảm nghèo và chống hiện tượng sa mạc hoá;
- Tăng năng suất cây trồng, tạo điều kiện thay đổi cơ cấu nơng nghiệp, giống
lồi cây trồng, vật nuôi, làm tăng giá trị tổng sản lượng của khu vực;
- Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân nhất là những
vùng khó khăn về nguồn nước, tạo ra cảnh quan mới;
- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như công nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ
sản, du lịch, . . . ;
- Tạo cơng ăn việc làm, góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân, giải quyết
nhiều vấn đề xã hội, khu vực do thiếu việc làm, do thu nhập thấp. Từ đó góp
phần nâng cao đời sống của nhân dân cũng như góp phần ổn định về kinh tế và
chính trị trong cả nước;
- Thuỷ lợi góp phần vào việc chống lũ lụt do xây dựng các cơng trình đê điều, .
. . từ đó bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi cho
họ tăng gia, phát triển sản xuất.
Thuỷ lợi có vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống của nhân dân, góp phần
vào việc ổn định kinh tế và chính trị, tuy nó khơng mang lại lợi nhuận một cách
trực tiếp nhưng nó cũng mang lại những nguồn lợi gián tiếp như việc phát triển
ngành này thì kéo theo rất nhiều ngành khác phát triển theo. Từ đó tạo điều kiện
cho nền kinh tế phát triển và góp phần vào việc đẩy mạnh công cuộc CNHHĐH đất nước.


6


Vì vậy để khai thác, phát huy hiệu quả bền vững các cơng trình thủy lợi sau đầu
tư cùng với việc tăng cường tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân
trong bảo vệ các cơng trình thủy lợi, việc bố trí nguồn vốn đầu tư cho việc duy
tu, bảo dưỡng trong quá trình vận hành cần được đặc biệt quan tâm. Có như
vậy, cơng trình mới thực sự góp phần đắc lực đảm bảo nước tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp, mang lại những mùa vàng bội thu.
1.1.4 Đặc điểm thi cơng cơng trình thủy lợi
Cơng trình thủy lợi là cơng trình hạ tầng kỹ thuật thủy lợi bao gồm: Đập, hồ
chứa nước, cống, trạm bơm, hệ thống dẫn, chuyển nước, kè, bờ bao thủy lợi và
cơng trình khác phục vụ quản lý, khai thác thủy lợi.
Cơng trình thủy lợi có một số đặc điểm sau:
Xây dựng trên các dịng sơng, suối, kênh rạch hoặc bãi bồi móng cơng trình
nhiều khi sâu dưới mặt đất tự nhiên của lịng sơng, suối, nhất là mực nước
ngầm, nên trong q trình thi cơng khơng tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi
của dòng nước mặt, nước ngầm và nước mưa…
Khối lượng thi cơng cơng trình thường lớn và thường phức tạp do cơng trình
trải dài qua nhiều vị trí có địa hình, địa chất khác nhau (biện pháp cơng trình
thay đổi).
Đa số các cơng trình thủy lợi là dùng vật liệu địa phương, vật liệu tại chỗ.
Trong q trình thi cơng vừa phải đảm bảo các công việc được thực hiện trong
môi trường khô ráo như công tác thi công hố móng…, vừa phải đảm bảo các
yêu cầu dùng nước để phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân vùng dự án.
- Đặc điểm thi công trong và trên mặt nước
Các cơng trình thuỷ lợi đều chịu ảnh hưởng của nước nên gặp rất nhiều khó
khăn do nước gây nên. Vì vậy khi thi cơng các cơng trình thuỷ lợi cần phải
nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thi công hợp lý để giảm bớt ảnh
7



hưởng của nước để sao cho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tiến độ thi
công và hạ giá thành xây dựng.
Đặc điểm thi công trong điều kiện tự nhiên phức tạp
- Trong điều kiện địa chất yếu
Các công trình thuỷ lợi thường nằm trên nền địa chất yếu nên khả năng chịu lực
của nền là rất nhỏ, bởi vậy khi xây dựng các cơng trình này phải quan tâm đến
sự gia tải của cơng trình trên nền đất, biện pháp thi cơng, sự ổn định của các
cơng trình lân cận.
- Điều kiện sóng gió
Sóng gió làm cho các phương tiện thi công bị chao đảo nghiêng ngả và làm việc
rất khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động neo đậu của phương tiện,
đến độ chính xác của cơng tác cẩu lắp qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và tiến
độ thi cơng cơng trình. Cho nên khi tiến hành thi công cần phải lựa chọn
phương tiện, biện pháp neo đậu, thời gian thi cơng cho thích hợp.
- Vùng thi công chịu ảnh hưởng của sự dao động mực nước
Sự dao động mực nước trên sông, trên biển là một yếu tố khách quan biến đổi
phức tạp. Vì vậy cần phải tìm hiểu để có thể lợi dụng hoặc khắc phục các ảnh
hưởng của sự dao động này trong q trình thi cơng.
- Tính chất ăn mịn
Trong mơi trường nước thường có các chất ăn mịn vì vậy các loại vật liệu xây
dựng như sắt, thép …khi thi công trong môi trường nước bị ảnh hưởng bởi tính
ăn mịn.
- Ảnh hưởng của dịng chảy
Chất lượng thi cơng cơng trình thủy lợi
8


Chất lượng thi cơng cơng trình thủy lợi có thể hiểu là tổng hợp chất lượng của

các yếu tố cấu thành khi thi cơng cơng trình thủy lợi như: Cơng nghệ thi cơng,
chất lượng máy móc thiết bị, trình độ tay nghề của cơng nhân, trình độ tổ chức
và quản lý thi công. . . Chất lượng thi công được hình thành từ các cơng việc,
kết cấu đơn lẻ đến các bộ phận, các giai đoạn xây dựng cuối cùng là cơng trình,
với mục tiêu đảm bảo cơng trình được thi cơng theo đúng thiết kế và đưa cơng
trình vào sử dụng theo đúng hợp đồng được ký kết đảm bảo chất lượng, phát
huy hết hiệu quả cơng trình.
1.2 Chất lượng và quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi
1.2.1 Khái niệm quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi
Chất lượng cơng trình xây dựng nói chung và thủy lợi nói riêng là những u
cầu về an tồn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù
hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy
phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng chỉ đảm bảo sự an tồn về mặt kỹ thuật
mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an tồn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã
hội và kinh tế. Ví dụ: một cơng trình q an tồn, q chắc chắn nhưng khơng
phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng
(an ninh, an tồn mơi trường…), khơng kinh tế thì cũng khơng thoả mãn u cầu
về chất lượng cơng trình.
Chất lượng cơng trình xây dựng được thay đổi theo vị trí, vai trị của người đứng
đầu. Các hoạt động quản lý xây dựng để hướng đến các mục tiêu, mỗi chủ thể
tham gia quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, do vậy các nội dung về lập kế
hoạch, kiểm soát sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về tổng thể chung thì đều hướng đến
việc đảm bảo chất lượng cơng trình xây dựng.
Theo quan điểm quản lý nhà nước, quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là
hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy
9


định của pháp luật có liên quan trong q trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây

dựng cơng trình khai thác và sử dụng nhằm đảm bảo các yêu cầu về an tồn và
chất lượng của cơng trình.
Như vậy, dưới góc độ chủ đầu tư - một chủ thể tham gia hoạt động xây dựng,
khái niệm về quản lý chất lượng xây dựng là các hoạt động như lập kế hoạch,
kiểm sốt, điều chỉnh, kích thích phù hợp tn thủ theo quy định của pháp luật
trong suốt quá trình từ bước chuẩn bị cho đến vận hành khai thác sử dụng nhằm
đảm bảo an tồn của cơng trình và khai thác có hiệu quả.
1.2.2 Vai trị của quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi
+ Cho phép doanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp
với những mong đợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả.
+ Sản xuất là khâu quan trọng tạo thêm giá trị gia tăng của sản phẩm hoặc dịch
vụ do đó nếu như việc quản lý chất lượng sản phẩm tốt sẽ tạo ra những sản
phẩm có lợi cho người dùng và giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao.
+ Về phía Nhà nước: Việc quản lý chất lượng là nhằm đảm bảo chất lượng hàng
hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên và lao động.
+ Về phía doanh nghiệp: Do tính chất của doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước
khác nhau cho nên việc quản trị chất lượng sản phẩm cũng nhằm mục tiêu khác
nhau.
+ Tăng cường quản lý chất lượng sẽ giúp cho việc xác định đầu tư đúng hướng,
khai thác quản lý sử dụng công nghệ, con người có hiệu quả hơn. Đây là lý do vì
sao quản lý chất lượng được đề cao trong những năm gần đây.

10


1.2.3 Mục tiêu quản lý chất lượng
Ngày nay, hầu hết các tổ chức hay cơ quan dịch vụ đều nhận thức được tầm
quan trọng của chất lượng trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Quản lý

chất lượng giúp cung cấp những công cụ và định hướng cho việc nâng cao chất
lượng. Nhằm đạt được sự phát triển của tổ chức trên cơ sở năng suất - chất
lượng - hiệu quả. Do đó, việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng
như áp dụng và vận hành hệ thống đó phải đạt được hiệu quả của tổ chức với các
mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định.
Hiệu quả của tổ chức là phải xét ở hiệu quả chung chứ không phải chỉ xét riêng
một mặt nào. Hiệu quả chung của tổ chức phải thể hiện được mục tiêu chất
lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng thoả mãn khách hàng, hoạt động
phát triển, mở rộng được thị trường, đóng góp với nhà nước, xã hội tăng, đời
sống vật chất tinh thần của người lao động được cải thiện, nâng cao, sản xuất
gắn với bảo vệ môi trường và thực hiện một sự phát triển bền vững.
1.3. Tình hình quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi ở nước ta trong thời
gian qua
1.3.1 Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng
Để tạo ra cơng trình xây dựng là sự kết hợp của nhiều yếu tố như: Từ sức lao
động của con người, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị cơng trình được liên kế
với đất, thực hiện đúng thiết kế được duyệt. Hành năm nhà nước giành nguồn lực
tương đối lớn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trung bình chiếm khoảng 30%
GDP. Cho nên vấn đề quản lý chất lượng cơng trình cần hết sức quan tâm.
Với phát triển của nền kinh tế và khoa học kỹ thuật, chúng ta đã xây dựng được
nhiều cơng trình hạ tầng kỹ thuật hiện đại, mang tầm cở quốc gia và khu vực,
đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn
khơng ít những cơng trình chưa đảm bảo chất lượng, khơng đáp ứng được yêu
cầu đặt ra như: sụt lún, nứt nẻ, đổ sập, …, gây thiệt hại rất lớn đến tính mạng, tài
sản của nhà nước và nhân dân. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là do
11


công tác quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng cịn nhiều bất cập, yếu kém.
Cơng tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình đươc thực hiện sơ đồ sau:


Hình 1.1 Các giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình
1.3.1.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Giai đạn này là ý tưởng của cơ quan quản lý nhà nước, hoặc các nhân, tổ chức,
đoàn thể, doanh nghiệp… để góp vốn, hoặc huy động vốn đầu tư vì lợi ích tập
thể hoặc lợi ích cá nhân. Đây là vấn đề chủ quan nên có nhiều dự án đầu tư dàn
trải, với nguồn vốn đầu tư lớn, xây dựng cơng trình xong khơng phát huy hiệu
quả (Trạm bơm Đai Đồng xã Nam Thượng, huyện Nam Đàn).

12


1.3.1.2 Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
Đây là giai đoạn phân tích sự cần thiết đầu tư dự án, cơng trình, quy mơ đầu tư,
cách thức đầu tư, địa điểm xây dựng cơng trình, lựa chọn phương án, xác định
sơ bộ tổng mức đầu tư nên giai đoạn này vai trò của tư vấn là hết sức quan
trọng. Hiện nay, bên cạnh những đơn vị tư vấn có chất lượng vẫn cịn khơng ít
đơn vị tư vấn năng lực, kinh nghiệm hạn chế, việc ứng dụng, đổi mới công nghệ
còn chậm, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư chưa đạt yêu cầu nên các nhà đầu và
nhà thầu phải chụi rủi ro cao.
1.3.1.3 Giai đoạn nghiên cứu khả thi
Giai đoạn này cần kiểm tra, phân tích kỹ lượng các căn cứ, sự cần thiết, hình
thức đầu tư, phương án địa điểm, đư ra phương án giải phóng mặt bằng, giải
pháp ký thuật, vốn, tổng mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án chủ đầu tư chưa
chú trọng các khâu này nên đẫn đến dự án chậm tiến độ, đội vốn phải điều chỉnh
tổng mức dự án nhiều lần. Ví dự như dự án: Xây dựng cống Ba Ra Nam Đàn,
do phải điều chỉnh tổng mức nên dự án bị chậm tiến độ, kéo dài nhiều năm.
1.3.1.4 Giai đoạn thiết kế
Giai đoạn này là đưa các ý tưởng thành hiện thực, cho nên cần chú trọng công
tác khảo sát và hiện trạng, địa chất, thủy văn để đưa ra phương án thiết kế phù

hợp. Một số tư vấn không đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm, nhưng do có
quan hệ thân thiết với Chủ đầu tư nên vẫn nhận được hợp đồng đẫn đến thiết kế
mắc lỗi, sai sót nhiều. Hơn nữa q trình khảo sát qua loa, thiếu số liệu, chưa
tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, thơng đồng với chủ đầu tư gây thất thốt tiền
của nhà nước dẫn đến gây khó khăn trong thi cơng và quyết tốn cơng trình.
Cơng trình hồ chứa nước Đá Hàn xã Nam Thanh bị sự cố nước thấm, rị rỉ qua
thân đập, phải phá tràn, sau đó sửa lại theo đạng phai chắn, khi cần thiết thì tháo
phai cho nước tràn qua.

13


Hình 1.2 Đập Đá Hàn xã Nam Thanh huyện Nam Đàn
1.3.1.5 Giai đoạn đấu thầu
Trong khâu lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư không đánh giá kỹ năng lực của nhà
thầu (bỏ qua khâu kiểm tra năng lực thực tế của nhà thầu). Nhiều nhà thầu năng
lực thực tế kém vẫn trúng thầu (do có quan hệ thân thiết với CĐT) dẫn đến q
trình thực hiện thi khơng đảm bảo chất lượng, thay đổi biện pháp thi công, thi
công không đúng quy trình kỹ thuật, bớt xén vật tư, vật liệu để giảm chi phí,
tăng lợi nhuận.
1.3.1.6 Giai đoạn thi công
Giai đoạn này là từ thiết kế được duyệt triển khai thi cơng cơng trình ngồi thực
địa, đây là giai đoạn hết sức quan trọng quyết định chất lượng công trình và có
sự tham gia của bên liên quan như Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát,
nhà thầu, ngoài đảm bảo chất lượng xây dựng phải ln gắn liền với đảm bảo an
tồn trong q trình thi công. Hiện nay trong quản lý nhà nước, công tác thanh
kiểm tra của cơ quan nhà nước còn bị xem nhẹ. Khi cơng trình xảy ra sự cố liên
quan đến chất lượng có vấn đề thì việc quy trách nhiệm cá nhân, tập thể khơng
rõ ràng, cịn chung chung.
Các cơ quan quản lý xây dựng số lượng cịn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, công

tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức thanh tra, kiểm tra trong

14


thực hiện quản lý chất lượng công trinh chưa nhịp nhàng, thiếu đồng bộ. Các
quy định về vẫn còn bất cập, dù năng lực không đáp ứng yêu cầu vẫn được làm
chủ đầu tư, dẫn đến việc quản lý chất lượng cơng trình khơng đảm bảo
Ngồi ra vai trị cue tư vấn giám sát là rất quan trong. Tuy nhiên việc quan tâm đào
tạo đội ngũ Tư vấn giám sát chưa được quan tâm đúng mức, nên chất lượng tư vấn
chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác phối hợp giữa các đơn vị giám sát
như: Tư vấn giám sát, giám sát của chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát cộng đồng
chưa đồng bộ, chặt chẽ.
Công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng cơng trình xây dựng chưa sâu sát,
thường xuyên, ít quan tâm trong giai đoạn thi công dự án, mà chỉ quan tâm đến
q trình hậu kiểm khi cơng trình đã thi cơng xong, xử lý các sự cố thì qua lao.
Chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, xử lý chưa nghiêm các hành vi vị
phạm về chất lượng xây dựng cơng trình. Các sự cố cơng trình thủy lợi vẫn
thường xuyên xảy ra như: Cống Đồng Chùa xã Nam Hưng bị sạt lở, hư hỏng;
Tràn đập Đồng Chè xã Nam Xuân bị hư hỏng.

Hình 1.1 Cống Đồng Chùa xã Nam Hưng bị sạt lở, hư hỏng
15


Hình 1.2 Tràn đập Đồng Chè xã Nam Xuân huyện Nam Đàn bị hư hỏng
1.3.2 Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình thủy lợi
Các ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình gồm: ngun nhân trực
tiếp (thuộc về các bên tham gia thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơng trình),
ngun nhân gián tiếp (thuộc về các cơ quan quản lý Nhà nước):

1..3.3.1 Nguyên nhân trực tiếp
a. Chủ đầu tư
Bộ máy quản lý của Ban quản lý dự án chưa đảm bảo điều kiện, năng lực, chủ
yếu đang phó mặc cho cán bộ tư vấn giám sát. Rất nhiều chủ đầu tư không thue
tư vấn quản lý dự án, các bán QLDA khi thành lập, các thành viên chủ yếu là
kiêm nhiệm, chưa đúng chuyên ngành. Đặc biệt là các cơng trình do xã làm chủ
đầu tư, ban QLDA khơng có cán bộ chun mơn phù hợp lĩnh vực xây dựng, ít
hiểu biết về các quy định của nhà nước về xây dựng, công tác quản lý nhà nước
về chất lượng cơng trình xây dựng còn nhiều yếu kém, hạn chế.

16


b. Đối với các tổ chức tư vấn xây dựng
Các nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế đôi khi khơng hồn thành hết trách nhiệm
do trình độ năng lực của tư vấn còn hạn chế và đạo đức nghề nghiệp của một số
tư vấn còn chưa cao, cụ thể:
Hiện nay, đơn vị Tư vấn khảo sát và thiết kế thường là một, đây đều là những
đơn vị có đầy đủ năng lực cả khảo sát và thiết kế, đơn vị thường nhận được gói
thầu gồm cả khảo sát, thiết kế của Chủ đầu tư nên rất tiện lợi trong việc trao đổi
xử lý thông tin, tài liệu, nhưng ngược lại lại gặp phải bất cập ở chỗ người thiết
kế không nhận ra lỗi của người khảo sát và ngược lại.
Do năng lực hạn chế, thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, đơn vị khảo sát đã thực
hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, khi giám sát, nghiệm thu
kết quả khảo sát chưa đúng trình tự quy định, lập phương án kỹ thuật khảo sát
chưa hợp lý.
Đối với năng lực của đơn vị tư vấn thiết kế, đội ngũ cán bộ trẻ đông, năng động,
sáng tạo trong công việc, có trình độ đáp ứng được nhu cầu hiện nay, nhưng cịn
thiếu kinh nghiệm, mà trong cơng việc vẫn cần những cán bộ có kinh nghiệm để
xử lý những cơng việc phức tạp thì lại thiếu. Hơn nữa, hiện nay rất nhiều phần

mềm các đơn vị Tư vấn thiết kế đang sử dụng khơng có bản quyền nên độ tin
cậy của các kết quả tính tốn
khơng cao.
Trách nhiệm của tư vấn thẩm tra thiết kế cũng chưa được quy định một cách rõ
ràng. Trường hợp phát hiện thiết kế tính thừa, thậm chí gây lãng phí nhưng đơn
vị thiết kế vẫn giữ nguyên. Cần làm rõ trách nhiệm của đơn vị tư vấn thẩm tra và
đặc biệt chi phí tư vấn thẩm tra, nên được xem xét lại đảm bảo phù hợp với công
việc và trách nhiệm thực tế của đơn vị tư vấn. Để giảm thiểu những bất cập cho
đơn vị mình, nhiều đơn vị thiết kế chọn những đơn vị thẩm tra chủ yếu từ sự
quen biết để dễ được thông qua.
Về đạo đức nghề nghiệp của tư vấn cơ bản cán bộ ở các đơn vị tư vấn có ý thức
17


×