Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Quản lí hoạt động sáng kiến tại các trường trung học cơ sở huyện nhà bè, thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 151 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Thủy

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Thị Thu Thủy

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÚY DUNG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện:
- Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là cơng trình của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Thị Thúy Dung.
- Những kết quả nghiên cứu của các tác giả khác và các số liệu được sử dụng
trong luận văn đều có trích dẫn đầy đủ.
- Các số liệu, kết quả thống kê nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng
được ai cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thu Thủy


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Nguyễn Thị
Thúy Dung đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn thạc sĩ này. Tôi cũng xin
chân thành cảm ơn đến các thầy, cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, Phịng Sau Đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giúp đỡ, hỗ trợ trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Hai Bà Trưng,
huyện Nhà Bè đã hỗ trợ kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình
học tập.
Luận văn này được hồn thành cũng nhờ vào sự giúp đỡ và hỗ trợ quí báu
của những người thân trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp của tôi.

Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế về nội dung, thể thức
trình bày. Tác giả rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô và
quý đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các sơ đồ
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................................... 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 9
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 9
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ...................................................................... 11
1.2. Các khái niệm chính ....................................................................................... 17
1.2.1. Khái niệm hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ..................... 17
1.2.2. Khái niệm quản lí hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ......... 19
1.3. Hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ............................................ 21
1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ............ 21
1.3.2. Yêu cầu đối với hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ............ 22

1.3.3. Các giai đoạn của hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ......... 23
1.4. Quản lí hoạt động sáng kiến tại trường trung học cơ sở ................................ 24
1.4.1. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động sáng kiến tại trường trung
học cơ sở ................................................................................................. 24
1.4.2. Các chức năng quản lí của hiệu trưởng đối với hoạt động sáng kiến
tại trường trung học cơ sở ....................................................................... 25
1.4.3. Quản lí các điều kiện thực hiện hoạt động sáng kiến tại trường trung
học cơ sở ................................................................................................. 39


1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động sáng kiến tại trường trung
học cơ sở ........................................................................................................ 39
1.5.1. Các yếu tố khách quan ............................................................................. 39
1.5.2. Các yếu tố chủ quan ................................................................................. 40
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 42
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NHÀ BÈ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... 43
2.1. Khái quát về tình hình giáo dục trung học cơ sở của huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................ 43
2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng ....................................................... 44
2.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát ................................................................. 44
2.2.2. Địa bàn và khách thể khảo sát ................................................................. 44
2.2.3. Phương pháp khảo sát .............................................................................. 44
2.3. Thực trạng hoạt động sáng kiến tại các trường trung học cơ sở huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.................................................................. 47
2.3.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết của hoạt động sáng kiến .............. 47
2.3.2. Thực trạng mức độ đạt được các yêu cầu đối với hoạt động
sáng kiến.................................................................................................. 49
2.3.3. Thực trạng thực hiện các giai đoạn của hoạt động sáng kiến .................. 53

2.3.4. Thực trạng về các điều kiện hỗ trợ hoạt động sáng kiến ......................... 61
2.4. Thực trạng quản lí hoạt động sáng kiến tại các trường trung học cơ sở
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 62
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của quản lí hoạt động
sáng kiến.................................................................................................. 62
2.4.2. Thực trạng mức độ thực hiện các chức năng quản lí của hiệu trưởng
đối với hoạt động sáng kiến .................................................................... 64
2.4.3. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động sáng kiến .................. 82
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động sáng kiến tại các
trường trung học cơ sở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ................. 83


2.5.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lí hoạt động
sáng kiến ............................................................................................................ 83
2.5.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lí hoạt động
sáng kiến ............................................................................................................ 85
2.6. Đánh giá chung về thực trạng ........................................................................ 86
Kết luận chương 2 .................................................................................................... 90
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NHÀ BÈ, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................... 91
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ........................................................................ 91
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ......................................................... 91
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính lí luận .............................................................. 91
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .......................................................... 91
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .......................................................... 91
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ............................................................. 92
3.2. Các biện pháp được đề xuất ........................................................................... 92
3.2.1. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng lập kế hoạch ......................... 93
3.2.2. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng tổ chức .................................. 95

3.2.3. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng chỉ đạo .................................. 98
3.2.4. Nhóm biện pháp liên quan đến chức năng kiểm tra ................................ 99
3.2.5. Nhóm biện pháp liên quan đến điều kiện hỗ trợ hoạt động sáng kiến .. 102
3.2.6. Nhóm biện pháp liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng quản lí
hoạt động sáng kiến............................................................................... 103
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .................................................................. 105
3.4. Tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ................................................. 106
3.4.1. Mục đích, nội dung, khách thể, phương pháp khảo sát ........................ 106
3.4.2. Mức độ cấp thiết của các biện pháp đề xuất ......................................... 107
3.4.3. Mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất ............................................ 110


3.4.4. Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các nhóm biện
pháp quản lí hoạt động sáng kiến tại các trường trung học cơ sở
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh .............................................. 113
Kết luận chương 3 .................................................................................................. 115
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 122
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BGH

:


Ban giám hiệu

CB

:

Cán bộ

CBQL

:

Cán bộ quản lí

ĐLC

:

Độ lệch chuẩn

ĐTB

:

Điểm trung bình

ĐT

:


Đối tượng

GD

:

Giáo dục

GD&ĐT

:

Giáo dục - Đào tạo

GV

:

Giáo viên



:

Hoạt động

NCKH

:


Nghiên cứu khoa học

NV

:

Nhân viên

SK

:

Sáng kiến

SKKN

:

Sáng kiến kinh nghiệm

TBC

:

Trung bình chung

TT

:


Thứ tự

XH

:

Xếp hạng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng hợp số lượng SK của CB, GV, NV các trường THCS huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh trong năm học 2018 - 2019,
năm học 2019 - 2020 ............................................................................ 43

Bảng 2.2.

Mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV về sự cần thiết của HĐSK
tại trường THCS.................................................................................... 47

Bảng 2.3.

Tình hình về số lượng, chất lượng, phạm vi áp dụng SK trong 2
năm gần đây. ......................................................................................... 49

Bảng 2.4.

Mức độ thực hiện giai đoạn đăng kí SK tại các trường THCS
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................. 54


Bảng 2.5.

Mức độ thực hiện giai đoạn viết SK tại các trường THCS huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ........................................................ 55

Bảng 2.6.

Mức độ thực hiện giai đoạn đánh giá và công nhận SK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ...................... 56

Bảng 2.7.

Mức độ thực hiện giai đoạn triển khai SK tại các trường THCS
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ............................................. 58

Bảng 2.8.

Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các giai đoạn của HĐSK tại
các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh................. 59

Bảng 2.9.

Mức độ thực hiện các điều kiện hỗ trợ HĐSK. .................................... 61

Bảng 2.10. Mức độ nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của
quản lí HĐSK ........................................................................................ 62
Bảng 2.11. Mức độ thực hiện chức năng kế hoạch hóa đối với HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ...................... 65
Bảng 2.12. Mức độ thực hiện chức năng tổ chức đối với HĐSK tại các trường

THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 69
Bảng 2.13. Mức độ thực hiện chức năng chỉ đạo đối với HĐSK tại các trường
THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ................................... 74
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện chức năng kiểm tra đối với HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. ...................... 78
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện quản lí các điều kiện hỗ trợ thực hiện HĐSK ......... 82


Bảng 2.16. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan ..................................... 84
Bảng 2.17. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan. ....................................... 85
Bảng 3.1.

Các biện pháp quản lí HĐSK tại các trường THCS. ............................ 92

Bảng 3.2.

Mức độ cấp thiết của các nhóm biện pháp quản lí HĐSK tại
trường THCS....................................................................................... 107

Bảng 3.3.

Mức độ khả thi của các nhóm biện pháp quản lí HĐSK tại trường
THCS .................................................................................................. 110

Bảng 3.4.

Tổng hợp đánh giá về tính cấp thiết của các nhóm biện pháp quản
lí HĐSK tại trường THCS. ................................................................. 113

Bảng 3.5.


Tổng hợp đánh giá về tính khả thi của các nhóm biện pháp quản lí
HĐSK tại trường THCS...................................................................... 114


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các giai đoạn của HĐSK ...................................................................................... 23
Sơ đồ 1.2. Quản lí HĐSK tại trường THCS ........................................................................ 25
Sơ đồ 1.3. Chức năng kế hoạch hóa ....................................................................................... 27


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các giai đoạn của HĐSK
tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh ......... 60


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đều coi trọng giáo dục
(GD). Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
(GD&ĐT) là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn
dân. Đầu tư cho GD là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” (Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
sản Việt Nam, Nghị quyết số 29-NQ/TW, 2013). Nhiệm vụ của GD là “nâng cao
dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Thực hiện nhiệm vụ đó,
khơng ai khác chính là đội ngũ cán bộ quản lí (CBQL) GD và giáo viên (GV). Để
đội ngũ thực hiện tốt nhiệm vụ, không ngừng nâng cao chất lượng GD, ngành GD
luôn chú trọng đến hoạt động sáng kiến (HĐSK) của đội ngũ CBQLGD và GV. Trí

tuệ và sức lực của CBQL, GV thể hiện trong nhiều sáng kiến (SK), giải pháp kinh
nghiệm, được đúc rút từ thực tiễn GD; truyền lại cho đồng nghiệp, thế hệ GV trẻ
học hỏi và vận dụng trong hoạt động GD, dạy học.
Trong thời gian vừa qua, HĐSK luôn được Nhà nước và ngành GD&ĐT
quan tâm và hướng dẫn thực hiện, cụ thể như: Điều lệ SK ban hành kèm theo Nghị
định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ; Thơng tư số
18/2013/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ về
Hướng dẫn thi hành một số quy định của Điều lệ SK được ban hành theo Nghị định
số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ.
Sáng kiến được hiểu là giải pháp kĩ thuật, giải pháp quản lí, giải pháp tác
nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kĩ thuật (gọi chung là giải pháp)
(Khoản 1, Điều 3, Điều lệ SK, 2012).
Một giải pháp mang lại lợi ích thiết thực nếu việc áp dụng giải pháp đó có khả
năng mang lại hiệu quả kinh tế (ví dụ nâng cao năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao hiệu quả kĩ
thuật) hoặc lợi ích xã hội (ví dụ nâng cao điều kiện an toàn lao động, cải thiện
điều kiện sống, làm việc, bảo vệ môi trường, sức khỏe con người) (Khoản 2,
Điều 4, Điều lệ SK, 2012).


2
“Hoạt động sáng kiến” bao gồm các hoạt động tạo ra, áp dụng sáng kiến,
công nhận sáng kiến, thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến sáng kiến
(Khoản 1, Điều 2, Điều lệ SK, 2012).

Sáng kiến là một trong các tiêu chí được quy định trong cơng tác thi đua, khen
thưởng của ngành GD của cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Sở GD&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành văn bản hướng dẫn số 407/HDGDĐT-VP ngày 15 tháng 2 năm 2017 về việc xét SK phục vụ công tác thi đua,
khen thưởng.
Nghị định số 90/CP/2020/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ

về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định:
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được
giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ
thể; đối với cán bộ, cơng chức, viên chức lãnh đạo, quản lí phải gắn với kết quả
thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lí, phụ trách
(Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 90, 2020).

Theo Nghị định trên, có thể hiểu rằng việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán
bộ, cơng chức, viên chức khơng cịn quy định liên quan đến SK. Vậy HĐSK có cịn
tồn tại trong thực tế hay không? Tuy Nghị định 90/CP/2020/NĐ-CP quy định như
vậy nhưng Nghị định 91/2017/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng vẫn cịn hiệu
lực; trong đó, khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9 quy định căn cứ xét tặng danh hiệu
Chiến sĩ thi đua cấp toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành; Chiến sĩ thi đua cấp
cơ sở có căn cứ vào SK hoặc đề tài nghiên cứu khoa học. Tại huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh, cơng văn số 974/ KH-GDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Phòng GD&ĐT huyện Nhà Bè về kế hoạch tổ chức phong trào thi đua và sinh hoạt
khối thi đua năm học 2020 – 2021 vẫn còn quy định “tổ chức thẩm định SK, giải
pháp kinh nghiệm (SKKN) và thực hiện trình xét phạm vi ảnh hưởng SK, giải pháp
kinh nghiệm các cấp”. Do đó, có thể khẳng định HĐSK vẫn rất cần thiết trong
thực tế.


3
Tại các trường trung học cơ sở (THCS) của huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí
Minh, HĐSK được triển khai cho toàn thể CBQL, GV và nhân viên (NV) thực hiện
hằng năm, phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng, thi GV dạy giỏi, xét nhà giáo
tiêu biểu có cơng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục huyện Nhà Bè, xét giải thưởng
Võ Trường Toản. Về ưu điểm, HĐSK thể hiện tinh thần lao động sáng tạo, kinh
nghiệm tích lũy nhiều năm của CBQL, GV, NV trong những lĩnh vực công việc cụ

thể. Tuy nhiên, HĐSK tại các trường THCS trên địa bàn huyện Nhà Bè cũng tồn tại
những hạn chế: Một số SK được hội đồng khoa học cấp trường duyệt không được
phổ biến áp dụng trong thực tiễn; việc áp dụng SK vào thực tiễn dường như khơng
được sự kiểm tra của các cấp quản lí; cịn hiện tượng sao chép SK trên internet hay
sao chép từ địa bàn này sang địa bàn khác; việc chấm sáng kiến cịn có sự “cả nể”;...
Trong thời gian vừa qua, đã có một số cơng trình nghiên cứu về quản lí HĐSK
tại các cơ sở GD của các bậc học khác nhau tại một số địa phương. Tuy nhiên, chưa
có tác giả nào nghiên cứu về quản lí HĐSK tại các trường THCS trên địa bàn huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Với những lí do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Quản lí hoạt động sáng
kiến tại các trường trung học cơ sở huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh” là
cần thiết, nhằm tìm ra các biện pháp quản lí hoạt động này, góp phần nâng cao chất
lượng HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí HĐSK tại trường THCS và khảo sát,
đánh giá thực trạng quản lí hoạt động này tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lí HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí các hoạt động trong trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.


4
4. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh
đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, việc quản lí HĐ này vẫn cịn một số
hạn chế trong cơng tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra; do ảnh hưởng bởi

nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.
Nếu xây dựng hệ thống lí luận đầy đủ về quản lí HĐSK tại trường THCS và
làm sáng tỏ được thực trạng về quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh, thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lí HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh có tính cấp thiết và khả thi
cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí HĐSK tại trường THCS.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh và khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
được đề xuất.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lí HĐSK tại trường THCS cơng lập của
chủ thể quản lí là hiệu trưởng nhà trường.
6.2. Về địa bàn khảo sát
Khảo sát tại 8 trường THCS (trên tổng số 8 trường THCS cơng lập) ở huyện
Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm:
- Trường hạng 1 (quy mô từ 28 lớp trở lên): Trường THCS Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Trường THCS Lê Văn Hưu, Trường THCS Hai Bà Trưng, Trường THCS
Hiệp Phước.
- Trường hạng 2 (quy mô dưới 28 lớp): Trường THCS Lê Thành Công,
Trường THCS Phước Lộc, Trường THCS Nguyễn Văn Quỳ, Trường THCS Nguyễn
Thị Hương.


5
6.3. Về khách thể khảo sát

Khảo sát các khách thể sau đây:
- Cán bộ quản lí trường THCS (17 CBQL gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng).
- Giáo viên trường THCS: 141.
- Nhân viên trường THCS: 35.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quản lí HĐSK tại các trường THCS là một HĐ trong quản lí nhà trường
THCS. Trong đó, HĐSK có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau với
quản lí nhân sự trong nhà trường. Quản lí HĐSK tại các trường THCS là một chỉnh
thể thống nhất từ mục tiêu quản lí, chủ thể và khách thể quản lí, chức năng quản lí,
phương pháp quản lí, đối tượng quản lí.
7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Khảo sát thực trạng HĐSK và quản lí HĐSK tại các trường THCS đánh giá ưu
điểm, hạn chế, nguyên nhân thực trạng, luận văn đề xuất biện pháp quản lí HĐSK
phù hợp thực tế địa phương, trình bày cơng trình nghiên cứu theo một trật tự logic.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Dựa trên kết quả khảo sát thực trạng về HĐSK và quản lí HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất biện pháp quản lí
HĐSK phù hợp thực tế địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả GD.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống
hóa các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến HĐSK và
quản lí HĐSK tại trường THCS để xây dựng khung lí luận cho đề tài.


6
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
* Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

- Mục đích: Dành cho CBQL nhà trường, GV, NV, để tìm hiểu thực trạng
HĐSK và quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí
Minh; khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
- Khách thể khảo sát: 17 CBQL, 141 GV, 35 NV.
- Nội dung:
+ Khảo sát nhận thức của CBQL, GV, NV về sự cần thiết của HĐSK và tầm
quan trọng của quản lí HĐ này tại trường THCS.
+ Khảo sát thực trạng HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Khảo sát thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Khảo sát thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐSK tại các trường
THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách tiến hành: Xây dựng bảng hỏi chung cho 3 loại khách thể (CBQL, GV,
NV) dựa trên cơ sở lí luận liên quan đến các nội dung nêu trên; phát và thu
bảng hỏi.
* Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn một số CBQL, một số GV, một số NV tại các trường
THCS được khảo sát để làm rõ hơn kết quả thu nhận được từ bảng hỏi.
- Khách thể phỏng vấn: 16 CBQL, 08 GV, 08 NV trường THCS.
- Nội dung:
+ Phỏng vấn về nhận thức của CBQL, GV, NV về sự cần thiết của HĐSK và
tầm quan trọng của quản lí HĐ này tại trường THCS.
+ Phỏng vấn về thực trạng HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Phỏng vấn về thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh.


7

+ Phỏng vấn về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách tiến hành: Xây dựng các câu hỏi phỏng vấn theo nội dung nêu trên, tiến
hành phỏng vấn và tổng hợp kết quả phỏng vấn.
* Phương pháp nghiên cứu hồ sơ
- Mục đích: Nghiên cứu các hồ sơ, văn bản của các trường THCS được khảo
sát liên quan đến HĐSK và quản lí HĐSK tại các trường THCS đó, để làm rõ hơn
thực trạng.
- Sản phẩm nghiên cứu: Hồ sơ thi đua, hồ sơ SK của các trường THCS được
khảo sát.
- Nội dung:
+ Thực trạng HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí
Minh.
+ Thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Cách tiến hành: Đọc và phân tích hồ sơ.
7.3. Phương pháp xử lí dữ liệu
7.3.1. Phương pháp xử lí dữ liệu định lượng
- Mục đích: Xử lí và phân tích thơng tin được thu thập nhằm đánh giá về mặt
định lượng, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.
- Nội dung: Số liệu về thực trạng HĐSK, quản lí HĐSK, các yếu tố ảnh hưởng
đến quản lí HĐSK, tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lí HĐSK tại các
trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Nhập liệu vào phần mềm Excel, tính tốn, phân tích thống
kê mơ tả và phân tích thống kê suy luận các số liệu sau khi thu thập được từ việc
nghiên cứu thực trạng, nghiên cứu thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
7.3.2. Phương pháp xử lí dữ liệu định tính
- Mục đích: Xử lí và phân tích thơng tin được thu thập nhằm đánh giá về mặt
định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được.



8
- Nội dung: Các thông tin thu được về thực trạng HĐSK và quản lí HĐSK tại
các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cách thực hiện: Phát phiếu phỏng vấn cho CBQL, GV, NV; mã hóa phiếu
các phiếu phỏng vấn cho từng nhóm đối tượng (16 CBQL được mã hóa CB1 đến
CB8; 08 GV được mã hóa từ GV1 đến GV8; 08 NV được mã hóa từ NV1 đến
NV8). Danh sách phỏng vấn được lập thành bảng danh sách gồm 3 cột, trong đó cột
1 là “Trường”, cột 2 là “Người được phỏng vấn”, cột 3 là “Mã hóa”. Đồng thời, tác
giả tiến hành nghiên cứu hồ sơ thi đua và hồ sơ SK của các trường. Từ đó, tác giả
tiến hành tổng hợp, phân tích thơng tin định tính thu được từ phỏng vấn sâu và
nghiên cứu hồ sơ.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về lí luận
Luận văn hệ thống hóa các vấn đề lí luận và hình thành khung lí thuyết về
quản lí HĐSK tại trường THCS.
8.2. Về thực tiễn
Luận văn làm rõ thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà
Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
Luận văn đề xuất được một số biện pháp quản lí HĐSK tại các trường THCS
huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lí HĐSK tại trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lí HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè,
Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Biện pháp HĐSK tại các trường THCS huyện Nhà Bè, Thành phố
Hồ Chí Minh.



9

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG
SÁNG KIẾN TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong thực tế, SK cịn có cách gọi quen thuộc khác là sáng kiến kinh nghiệm
(SKKN) đó là một HĐ được triển khai hàng năm tại các trường THCS nhằm phục
vụ cho công tác thi đua, khen thưởng, là điều kiện tham gia thi GV giỏi các cấp.
Trong khía cạnh khác, HĐSK cịn có tính tương đồng với HĐ nghiên cứu khoa học
(NCKH). Do đó, trong phần tổng quan nghiên cứu vấn đề, tác giả của luận văn này
đã tìm hiểu một số tài liệu, luận văn nghiên cứu, bài viết của các tác giả khác bàn về
HĐ SKKN, NCKH làm cơ sở để nghiên cứu các nội dung của đề tài.
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Một số tác giả nước ngồi có các nghiên cứu liên quan đến HĐSK, quản lí
HĐSK, tuy nhiên về tên gọi cũng như về cấp học thì khơng giống hồn toàn với vấn
đề mà luận văn đang hướng đến nhưng mang rất nhiều nét tương đồng.
John Taylor (2014), trong bài viết Quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học
tại các trường đại học nghiên cứu thì HĐSK tại các trường THCS có nhiều nét
tương đồng với HĐ NCKH ở các trường đại học nghiên cứu. Tác giả bài viết đã làm
một cuộc khảo sát với 6 trường đại học nghiên cứu nổi tiếng (1 trường của nước
Canada, 1 trường của nước Mĩ, 2 trường của nước Anh, 2 trường của nước Úc) về
tầm quan trọng của quản lí NCKH ở các trường này rất rõ ràng. Tuy nhiên, qua
cuộc khảo sát này, tác giả Jonh Taylor thu nhận được hai luồng ý kiến khác nhau về
quản lí HĐ NCKH đó là quản lí theo cách thụ động và quản lí theo cách chủ động.
Tại sao quản lí NCKH theo cách thụ động? Bởi vì bản chất của nghiên cứu là
“khơng thể nào dự đốn trước được” và “mang lại những hệ quả có thể ta khơng
ngờ tới hay khơng mong đợi” nên khơng thích hợp với việc quản lí. Cịn quản lí
NCKH theo cách chủ động thì sao? Theo cách này, các trường sẽ tập trung nguồn

lực phát triển thế mạnh nghiên cứu của mình trong sự cạnh tranh cao giữa các
trường. Tuy nhiên, quản lí theo cách này thì có “những SK đề xướng đó có thể sẽ bị
dập tắt và kế hoạch nghiên cứu sẽ gặp nguy cơ trở thành phản tác dụng”. Ta thấy


10
rằng, hai mơ hình quản lí trên đều có ưu điểm, nhược điểm của nó. Trong bài viết
của mình tác giả đã dẫn lời của Hogan and Clark: “Cách thông thường vượt qua
những mâu thuẫn ấy là thử làm cả hai – đặt ra một ít lĩnh vực ưu tiên và duy trì kinh
phí phát triển cho những SK đề xướng tốt nhất nảy sinh ngoài những lĩnh vực được
coi là ưu tiên – chừng nào khả năng tài chính cịn cho phép làm thế”. Tức là “khơng
thể bỏ mặc HĐ nghiên cứu mà khơng quản lí”. Tóm lại, hai cách quản lí khác nhau
nhưng mục đích đạt được là giống nhau là muốn khuyến khích những sáng kiến đề
xuất, tạo động lực cho các nhà nghiên cứu (John Taylor, 2014).
Theo Thought Leaders (2018), trong bài viết Đánh giá các SK GD: Làm thế
nào để tơi biết những gì đang hoạt động? đề cập đến thực trạng của việc viết SK.
Viết SK là công việc hàng năm của GV, ở hầu hết các trường và gần như quá tải.
Vấn đề đặt ra trong bài viết là “Làm thế nào để biết những SK nào đang HĐ?”. Tác
giả đã đặt ra yếu tố quản lí trong HĐSK. Để biết SK nào đang HĐ thì phải dựa vào
đánh giá. Tác giả đưa ra ba cấp độ của SK: SK học thuật; SK ngoại khóa, mơi
trường học đường; SK văn hóa. Tùy theo cấp độ SK mà có cách đánh giá khác
nhau. Theo tác giả, SK về học thuật thì đánh giá tương đối dễ, dựa vào kết quả
trước và sau khi áp dụng SK. Đối với các SK rộng hơn, việc đánh giá thành cơng
khó hơn. SK ở cấp độ này phải trả lời các câu hỏi sau của các nhà lãnh đạo GD:
(1) Kết quả cụ thể nào mà chúng tôi hy vọng đạt được với SK này?
(2) Làm thế nào kết quả mong đợi của chúng tơi có thể được đo lường tốt nhất?
(3) Những hành vi có thể quan sát được từ GV, HS hoặc NV sẽ chỉ ra rằng sáng
kiến đang được áp dụng thành công?
(4) Những công cụ nào khác tơi có thể sử dụng để thu thập bằng chứng cho sự
trung thực và thành công? (Thought Leaders, 2018).


Như vậy, có thể thấy rằng các tác giả trên đều đồng quan điểm là HĐ NCKH,
HĐSK đều cần có sự quản lí, có thể là quản lí cách chủ động hoặc quản lí một cách
thụ động. Trong cơng tác quản lí để có hiệu quả thì cần phải có sự linh hoạt, uyển
chuyển với mục đích duy trì mơi trường làm việc để các HĐ nghiên cứu có thể
thăng hoa góp phần phát triển nhà trường. Đồng thời, các tác giả cũng đã bàn về


11
việc đánh giá các SK trong GD để biết SK nào đang hoạt động (tức là đang được áp
dụng). Theo các tác giả, tùy vào cấp độ SK mà có những cách đánh giá khác nhau.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao
quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”.
GD phải luôn đổi mới để phù hợp với sự phát triển của xã hội, của khoa học cơng
nghệ đó là điều tất yếu. Do đó, nhà giáo cũng như những người làm trong ngành
GD phải ln đổi mới, phải có nhiều giải pháp hay và sáng tạo để đáp ứng yêu cầu
đó. HĐSK ở các trường THCS là một trong các HĐ thể hiện rõ nhất sự sáng tạo của
nhà giáo trong việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn giảng dạy.
HĐSK được quy định trong nhiều văn bản, tài liệu khác nhau của Ngành GD
& ĐT cụ thể như sau:
Thông tư số 12/2019/TT-BNV ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nội vụ về
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31
tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi
đua, khen thưởng. Theo Thông tư, “Điều 6. Về công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu
quả áp dụng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét, tặng danh
hiệu thi đua, hình thức khen thưởng”.
Việc đánh giá, công nhận phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng của sáng kiến
để làm căn cứ xét, tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng do Người
đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, công nhận (Khoản

1, Điều 6, Thông tư số 12/2019/TT-BNV, 2017).
Căn cứ quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, thành tích đạt được và phạm vi ảnh
hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học, Người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị có thẩm quyền khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng
các hình thức theo quy định (Khoản 3, Điều 6, Thông tư số 12/2019/TT-BNV,
2017).

Hướng dẫn số 29/HĐ-HĐXCNSKCTP ngày 18 tháng 10 năm 2018 của Hội
đồng xét công nhận SK cấp Thành phố về việc xét công nhận phạm vi ảnh hưởng
của SK, đề tài khoa học phục vụ công tác thi đua, khen thưởng trên địa bàn Thành


12
phố Hồ Chí Minh. Theo Hướng dẫn, mục II. Cơng nhận SK và đánh giá phạm vi
ảnh hưởng của SK có quy định cụ thể về nguyên tắc đánh giá, cơng nhận phạm vi
ảnh hưởng của SK; trình tự xét công nhận phạm vi ảnh hưởng của SK.
Kế hoạch số 794/KH-GDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2019 của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức phong trào thi đua
và sinh hoạt khối thi đua 2019 – 2020 Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Nhà Bè
quy định cụ thể về việc tổ chức thẩm định SK, giải pháp kinh nghiệm (SKKN) và
thực hiện trình xét phạm vi ảnh hưởng SK, giải pháp kinh nghiệm các cấp.
Tác giả Phạm Viết Vượng (2013) trong Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực
nghề nghiệp của GV chỉ ra rằng việc viết SK GD của GV là tổng kết lại việc nghiên
cứu ứng dụng lí thuyết mới, những SK mới của GV vào thực tế đã cho kết quả tốt.
Tác giả cũng cho rằng, HĐ này của GV vừa là hình thức nghiên cứu vừa là hình
thức tự học để phát triển chun mơn, hồn thiện năng lực sư phạm. Trong tài liệu
này, tác giả tiếp cận NCKH theo hai cấp độ:
+ Cấp độ 1: “NCKH là HĐ tìm tịi, khám phá, giải thích, kiểm nghiệm các sự
kiện, hiện tượng trong hiện thực khách quan một cách có hệ thống”. HĐ NCKH ở
cấp độ 1 là của các nhà khoa học chuyên nghiệp tại các viện.

+ Cấp độ 2: “Thuật ngữ nghiên cứu còn được sử dụng để nói về các HĐ khảo
sát thực tế, thu thập thơng tin, tổng kết kinh nghiệm, tìm phương án giải quyết các
vấn đề vướng mắc trong chuyên môn, nghề nghiệp”. HĐ NCKH ở cấp độ 2 chính là
HĐSK của GV.
Theo Trần Thị Tuyết Mai và cộng sự (2013) trong Tài liệu học tập bồi dưỡng
CBQL trường phổ thông có nêu khái niệm về SKKN, trong đó các tác giả dựa vào
khái niệm “SK” theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của
Chính phủ về việc Ban hành Điều lệ sáng kiến và khái niệm “kinh nghiệm” theo từ
điển Tiếng Việt để từ đó đưa ra khái niệm “SKKN”. Trong tài liệu này, các tác giả
đã so sánh sự giống và khác nhau giữa NCKH sư phạm ứng dụng và SKKN. Theo
tác giả, hai HĐ này giống nhau về mục đích: “Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay đổi
hiện trạng, mang lại hiệu quả cao. Khác nhau về căn cứ, quy trình và kết quả.
SKKN xuất phát về thực tiễn, được lí giải bằng lí lẽ mang tính chủ quan cá nhân,


×