Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 135 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG
QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH

GVHD

: Nguyễn Thị Diệu Hà

SVTH

: Thái Thị Minh Hiền

Lớp

: 15SMN

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


i

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 3


3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................... 3
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 3
4. Giả thiết khoa học ................................................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 3
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích. ............................................... 3
6.2. Khảo sát thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 thông qua việc
cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường mầm non Hoa Ban trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. ............................................................................................... 4
6.3. Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ
làm quen với truyện cổ tích. Đồng thời tổ chức thực nghiệm nhằm xác đinh tính
hiệu quả của các biện pháp đề xuất ........................................................................ 4
7. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................... 4
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ................................................. 4
7.1.2. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết ................................................................ 4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................ 4
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm....................................................................... 4
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu ( Anket ) ..................................................... 4
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................................................. 5
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học ...................................... 5
8. Cấu trúc của khóa luận......................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 6


ii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
TRẺ 5 - 6 TUỔI THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN

CỔ TÍCH.................................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 6
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................... 6
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước ............................................................................ 6
1.2. Các khái niệm cơ bản ....................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm giáo dục ............................................................................................ 7
1.2.2. Khái niệm đạo đức ..................................................................................... 8
1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức.............................................................................. 9
1.2.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ................................................................. 9
1.3. Lý luận giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ................................................... 9
1.3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ 5 - 6 tuổi .................................. 9
1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ............................................... 10
1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ......................................... 11
1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi. ........................................ 14
1.4. Lý luận giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm
quen với truyện cổ tích. ............................................................................................ 16
1.4.1. Truyện cổ tích đối với trẻ mầm non ................................................................ 16
1.4.2. Ảnh hưởng của truyện cổ tích đối với giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi 23
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH TẠI
TRƯỜNG MẦM NON HOA BAN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
................................................................................................................................... 27
2.1. Khái quát về quá trình điều tra thực trạng .................................................. 27
2.1.1. Mục đích điều tra ............................................................................................. 27
2.1.2. Đối tượng điều tra ............................................................................................ 27
2.1.3. Phương pháp điều tra ...................................................................................... 28


iii


2.1.4. Tiêu chí và thang đánh giá .............................................................................. 29
2.1.5. Thời gian thực hiện: ......................................................................................... 33
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ..................................................................... 33
2.2.1. Kết quả nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non Hoa Ban thông qua việc cho trẻ làm
quen với truyện cổ tích. .............................................................................................. 33
2.2.2. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng
qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích ............................................................ 38
2.2.3. Kết quả mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm
non Hoa Ban thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích. ......................... 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ......................................................................................... 48
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO TRẺ 5 – 6
TUỔI THÔNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TRUYỆN CỔ TÍCH
................................................................................................................................... 49
3.1. Một số cơ sở xây dựng biện pháp giáo dục đạo đức cho cho trẻ 5 – 6 tuổi 49
3.1.1. Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý 5 -6 tuổi ..................................................... 49
3.1.2. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục Mầm non ........................................................ 50
3.1.3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động làm quen văn học ................................... 51
3.2. Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm
quen với truyện cổ tích ở trường mầm non Hoa Ban ......................................... 55
3.2.1. Biện pháp 1: Dạy trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích nhằm tạo cơ hội cho trẻ rèn
luyện hành vi đạo đức ................................................................................................ 55
3.2.2. Biện pháp 2: Sưu tầm chọn lọc thêm một số truyện cổ tích phù hợp với nội
dung giáo dục đạo đức ............................................................................................... 59
3.2.3. Biện pháp 3: Xây góc dựng góc cổ tích nhằm giúp trẻ được luyện tập các
hành vi đạo đức .......................................................................................................... 61
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức trị chơi đóng kịch để rèn luyện các hành vi đạo đức . 65
3.3. Khái quát về quá trình thực nghiệm ............................................................. 67
3.3.1. Mục đích thực nghiệm...................................................................................... 67



iv

3.3.2. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 67
3.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................. 67
3.4. Tiến trình thực nghiệm ................................................................................. 68
3.4.1. Khảo sát đầu vào .............................................................................................. 68
3.4.2 Tiến trình thực nghiệm ...................................................................................... 70
3.4.3 Kết quả thực nghiệm so sánh mức độ biểu hiện đạo đức ở trẻ nhóm đối
chứng – thực nghiệm .................................................................................................. 70
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM ............................................................. 77
1. Kết luận chung..................................................................................................... 77
2. Kiến nghị sư phạm .............................................................................................. 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80


v

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

− MG

: Mẫu giáo

− MN

: Mầm non


− LQTPVH

: Làm quen tác phẩm văn học

− HĐ

: Hoạt động

− TPVH

: Tác phẩm văn học

− TC

: Tiêu chí

− SL

: Số lượng

− ĐC

: Đối chứng

− TN

: Thực nghiệm

− ĐC TTN


: Đối chứng trước thực nghiệm

− ĐC STN

: Đối chứng sau thực nghiệm

− TN TTN

: Thực nghiệm trước đối chứng

− TN STN

: Thực nghiệm sau đối chứng


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Tiêu chí đánh giá hành vi đạo đức cho trẻ MG 5 – 6 tuổi ..................... 30
Bảng 2: Bảng tiêu chí đánh giá sự nhận thức ....................................................... 31
Bảng 3: Tiêu chí đánh giá việc thực hiện hành vi ................................................ 31
Bảng 4: Sự cần thiết của việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ..... 33
Bảng 5: Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo: ....................................... 34
Bảng 7: Nhận thức của giáo viên về mức độ sử dụng truyện cổ tích trong q
trình giáo dục đạo đức cho trẻ ............................................................................... 35
Bảng 8: Khó khăn khi giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động làm quen
với truyện cổ tích ..................................................................................................... 36
Bảng 9: Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích ở trường mầm non Hoa Ban
................................................................................................................................... 38

Bảng 10: Kết quả điều tra mức độ biểu hiện hành vi đạo đức ở trẻ 5 – 6 tuổi.. 43
Bảng 11: Bảng sưu tầm các câu chuyện cổ tích …….………….…...………..…..61
Bảng 12: Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chứng trước thực nghiệm ...................................................................... 69
Bảng 13: So sánh mức độ biểu hiện đạo đức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở nhóm
đối chứng và nhóm thực nghiệm............................................................................ 70
Bảng 14: So sánh mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ MG 5 - 6 tuổi ở
nhóm đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. ................................... 72
Bảng 15: So sánh mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của trẻ nhóm thực nghiệm
trước thực nghiệm và sau thực nghiệm ................................................................. 73


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
* Biểu đồ 1: Kết quả điều tra mức độ biểu hiện hành vi đạo đức ở trẻ 5 – 6 tuổi
................................................................................................................................... 44
* Biểu đồ 2: Mức độ biểu hiện hành vi đạo đức của nhóm thưc nghiệm và
nhóm đối chứng trước thưc nghiệm ...................................................................... 69
* Biểu đồ 3: So sánh mức độ biểu hiện hành vi đạo đức ở trẻ nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm.............................................................................................. 71
* Biểu đồ 4: So sánh mức độ biểu hiện hành vi đạo đức trẻ 5 – 6 tuổi ở nhóm
đối chứng trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. ............................................. 72
* Biểu đồ 5: So sánh mức độ biểu hiện hành vi đạo đức ở trẻ nhóm thực
nghiệm trước thực nghiệm và sau thực nghiệm. .................................................. 74


viii

LỜI CẢM ƠN

Khi thực hiện nghiên cứu đề tài này tơi đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ
sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cơ
giáo cùng với sự động viên, cổ vũ của bạn bè, người thân đã giúp tơi hồn thành
được đề tài này.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Mầm non, các thầy cô thư viện đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài.
Đặc biệt, cho tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Diệu Hà, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời
cảm ơn tới ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường mầm non Hoa Ban – Tp.
Đà Nẵng đã nhiệt tình cộng tác tạo điều kiện cho tơi có thể hồn thành đề tài. Tôi
cũng xin cảm ơn tất cả bạn bè, người thân đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích tơi
nỗ lực hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Mặc dù, tôi đã cố gắng hết sức xong đây là lần đầu tiên tôi thực hiện công tác
nghiên cứu khoa học nên chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong q
thầy cơ cùng tồn thể các bạn nhận xét, đóng góp ý kiến để đề tài này được hồn
thiện hơn.
Kính chúc thầy cơ sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Thái Thị Minh Hiền


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đạo đức là cái gốc trong nhân cách toàn diện của mỗi con người. Từ xưa đến
nay vai trò của đạo đức đã được nhiều nhà giáo dục, nhiều triết gia quan tâm và
khẳng đinh: “Đạo đức như gốc của cây, ngọn nguồn của cuộc sống. Sức có mạnh
mới gánh được nặng và đi được xa”. Tất cả chúng ta muốn trở thành người cơng

dân có ích thì trước hết đều phải học làm người, học cách rèn luyện tu dưỡng phẩm
chất đạo đức cho bản thân mình.
“Uốn cây từ thuở cịn non
Dạy con từ thuở hãy cịn thơ ngây”
Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức đối với quá trình hình thành và hoàn thiện
nhân cách con người phải được tiến hành ngay từ thuở nhỏ. Trẻ Mầm non là nguồn
hạnh phúc của mỗi gia đình. Đất nước phát triển khi xã hội ta có một thế hệ trẻ vừa
có đức và có tài. Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, một xã hội công bằng văn minh. Cho nên, ngành giáo dục mầm non có
nhiệm vụ phối hợp với gia đình và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển tồn
diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất, nhân cách của con
người. Vậy chúng ta những người làm cơng tác chăm sóc giáo dục các cháu ở lứa
tuổi mầm non, những con người đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người cần phải
làm gì để giáo dục đạo đức cho trẻ một cách tồn diện và có hiệu quả.
Trong chương trình giáo dục mầm non, một trong những hoạt động được sử
dụng nhiều nhất để giáo dục đạo đức đó chính là hoạt động làm quen với tác phẩm
văn hoc. Các tác phẩm văn học là phương tiện hữu hiệu trong việc trao dồi cho trẻ
những tri thức cần thiết về cuộc sống xung quanh, giúp trẻ gắn bó với q hương,
biết u q người lao động, có ý thức bảo vệ thiên nhiên, có những hành vi văn
minh, làm giàu vốn tri thức về cuộc sống của trẻ, thơng qua các hình tượng nghệ
thuật giáo dục tình cảm về đất nước, con người, thiên nhiên, xây dựng cho trẻ
những tri thức và kinh nghiệm về đạo đức giúp trẻ nhận biết được điều tốt, điều xấu,
thúc đẩy hành vi đạo đức cho trẻ như đại văn hào M. Gorki quan niệm: “Văn học là


2

nhân học”. Trong đó truyện cổ tích là một trong các thể loại giúp trẻ dễ cảm nhận
được giá trị tinh thần của con người thông qua nội dung cốt truyện hấp dẫn, các yếu
tố thần kì bí ẩn, đa số các nhân vật trong truyện cổ tích có tính cách đối kháng nhau

rõ rệt như các nhân vật trung tâm đại diện cho cái đẹp, cái thiện cái cao cả. Các
nhân vật ác luôn đại diện cho cái ác, các xấu đến tận cùng. Và truyện cổ tích là một
trong một vài thể loại chủ yếu của văn học dân gian, thông qua sáng tạo nghệ thuật,
tác giả dân gian đã gửi vào đó quan niệm nghệ thuật về thế giới nhân sinh thể hiện ý
thức thẩm mỹ gắn liền với tinh thần nhân văn của mình. Mà trẻ thơ thì rất nhạy cảm
, dễ rung động, dễ đặt mình vào hồn cảnh của người khác để thơng cảm và bộc lộ
thái độ một cách rõ ràng dứt khoát giữa hai mặt xấu – tốt, yêu – ghét… Chính vì
vậy khi được trải nghiệm với các hoạt động làm quen với văn học nói chung và
truyện cổ tích nói riêng như đóng kịch, kể chuyện diễn cảm, nghe kể chuyện. Thì trẻ
sẽ dễ cảm nhận được các giá trị nhân văn tốt đẹp do truyện cố tích đem lại.
Hiện nay việc giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua việc cho trẻ làm quen với
truyện cổ tích ở trường mầm non đã được quan tâm nhưng chưa thực sự chú trọng.
Trong khi đó, kho tàng truyện cổ tích dành cho trẻ rất nhiều và đa dạng đồng thời
mang ý nghĩa giáo dục đạo đức rất lớn. Việc giáo dục ở trường mầm non cịn mang
nặng tính hình thức, rập khuôn, chưa khai thác triệt để nhằm phát huy vai trị của
truyện cổ tích đối với sự phát triển đạo đức của trẻ. Vì vậy để trẻ phát huy được tối
đa những đạo đức, tính tích cực, sáng tạo, tư duy tưởng tượng, các nhà giáo dục cần
có biện pháp và phương pháp giúp trẻ phát triển đạo đức thông qua việc cho trẻ làm
quen với truyện cổ tích.
Là một giáo viên mầm non tương lai, tôi cho rằng: Việc lựa chọn đề tài này
để nghiên cứu sẽ giúp tôi nâng cao được trình độ của mình, tìm ra những phương
pháp hữu hiệu trong việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích, phát huy tối đa tác
động của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Tất cả nhằm tạo cho trẻ một nền
tảng vững chắc, thuận lợi cho sự phát triển toàn diện ở trẻ.Với những lí do trên,
bằng sự hiểu biết của mình đồng thời dựa trên sự học hỏi, tiếp thu những thành tựu
của các cơng trình nghiên cứu khoa học khác, tơi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Biện


3


pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5-6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với
truyện cổ tích” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề ra một số biện pháp giáo dục đạo
đức cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen
với truyện cổ tích.
4. Giả thiết khoa học
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thơng qua
việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích, đề tài đã đề xuất 1 số biện pháp. Nếu sử
dụng các biện pháp “Dạy trẻ kể sáng tạo truyện cổ tích nhằm tạo cơ hội cho trẻ rèn
luyện hành vi đạo đức”, “Sưu tầm chọn lọc thêm một số truyện cổ tích phù hợp với
nội dung giáo dục đạo đức”, “Xây dựng góc cổ tích nhằm giúp trẻ được luyện tập các
hành vi đạo đức”, “Tổ chức trò chơi đóng kịch để rèn luyện các hành vi đạo đức” tổ
chức một cách phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của truyện cổ tích
trong việc hình thành đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm non Hoa Ban nói
riêng và phát triển nhân cách cho trẻ nói chung.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Phạm vi không gian
Trường mầm non Hoa Ban – Quận Hải Châu – Thành Phố Đà Nẵng
5.2. Phạm vi về thời gian
Từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 11năm 2018
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi
thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích.



4

6.2. Khảo sát thực trạng của việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 thông qua
việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường mầm non Hoa Ban trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
6.3. Đề xuất biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho
trẻ làm quen với truyện cổ tích. Đồng thời tổ chức thực nghiệm nhằm xác đinh tính
hiệu quả của các biện pháp đề xuất
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
7.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như luận văn, khoá luận
tốt nghiệp, các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí, giáo trình…nhằm phân
tích và tổng hợp tài liệu.
7.1.2. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết
- Hệ thống hố lý thuyết nhằm sắp xếp thơng tin lý luận thu được thành những
đơn vị kiến thức có cùng bản chất, từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát giáo viên tổ chức các giờ kể truyện nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ 5 –
6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường mầm non Hoa Ban
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Quan sát biểu hiện của trẻ về giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường mầm non Hoa Ban trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu ( Anket )
Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của GVMN về:
- Nhận thức của GVMN về truyện cổ tích trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ
5 - 6 tuổi.

- Thực trạng sử dụng truyện cổ tích nhằm giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi.


5

- Thực trạng biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho
trẻ làm quen với truyện cổ tích.
7.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Nhằm kiểm chứng hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp giáo dục dục đạo
đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích đã đề ra.
7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Thu thập, xử lý và phân tích các kết quả nghiên cứu.
8. Cấu trúc của khóa luận
Phần mở đầu
Phần nội dung
• Chương 1: Cơ sở lí luận về biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
thông qua việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích.
• Chương 2: Thực trạng về việc giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua
việc cho trẻ làm quen với truyện cổ tích tại trường Mầm Non Hoa Ban.
• Chương 3: Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho
trẻ làm quen với truyện cổ tích và thực nghiệm sư phạm.
Phần kết luận chung và kiến nghị sư phạm
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục


6

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC

CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI THƠNG QUA VIỆC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI
TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Giáo dục đạo đức ln được coi là vấn đề rất được quan tâm và chú ý của toàn
xã hội, ở mọi quốc gia, mọi khu vực. Do vậy, đến nay đã có rất nhiều cơng trình
khoa học nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể đến như: Francois Jullien với Xác lập cơ
sở cho đạo đức đã tìm ra những nguyên liệu để tạo nền tảng, cơ sở cho sự hình
thành đạo đức của con người.
Trong cuốn Đạo đức học, G. Ban-đê-lát-de đã chỉ ra những quan diểm, luận
điểm khoa học về đạo đức, mối quan hệ giữa đạo đức với khoa học khác, sự hình
thành, phát triển và vị trí của nó trong giáo dục nói chung…
Tác giả A.N.Leonchiép lại nói về tác động của giá trị đạo đức về hoạt động, ý
thức với sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong cuốn Hoạt động, ý
thức, nhân cách.
Ngồi ra cịn nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu về vấn đề này như: Những
xúc cảm của con người của K.Izard, Tâm lí học tình cảm của P.M.Iacovson, Trí tuệ
xúc cảm của Daniel Goleman…Mỗi tác giả tìm hiểu cụ thể từng khía cạnh, nội dung
của giáo dục đạo đức.
1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về đạo đức
cho trẻ mầm non nói riêng như: Giá trị đạo đức và giáo dục đạo đức cho trẻ lứa
tuổi mầm non của Ngơ Cơng Hồn, tìm hiểu về phạm trù giá trị đạo đức, giá trị đạo
đức và giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi mầm non, thực trạng của nó tại một số
trường mầm non khu vực phía bắc Tổ quốc.
Trong cuốn Trị chơi phân vai theo chủ đề và việc hình thành nhân cách trẻ
mẫu giáo, tác giả Lê Minh Thuận đã tìm thấy được vai trò của trò chơi trong việc


7


giáo dục đạo đức cho trẻ để hình thành nên nhân cách ở trẻ, cách thức tiến hành
hoạt động, tổ chức trị chơi cho trẻ đạt hiệu quả hình thành nhân cách…
Trong cuốn 88 cách rèn luyện thói quen tốt cho trẻ của Lê Đức Trung, tác giả
đã đưa hàng loạt phương pháp hình thành những thói quen tốt cho trẻ, cách thức
thực hiện…để các bậc cha mẹ và thầy cơ tham khảo như: rèn luyện thói quen trong
học tập, rèn luyện thói quen trong sinh hoạt, rèn luyện thói quen trong giao tiếp.
Tác giả Bùi Thị Việt đã có bài “Dạy trẻ lòng yêu thương cha mẹ” trong tạp chí
Giáo dục mầm non (số 1- 2008) đã nói đến tầm quan trọng của giáo dục tình yêu
thương đối với cha mẹ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ và một số ví dục để bạn đọc
tham khảo. Cùng tạp chí, trong (số4-2008) có bài “ Giáo dục đạo đức cho trẻ lứa
tuổi mầm non” của TS Tạ Ngọc Thanh cũng đề cập việc hình thành đạo đức cho trẻ,
những yếu tố tác động đến việc hình thành đó và một số cách thực hiện…, còn rất
nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này nhưng chưa có một tác giả nào đề cập cụ thể
đến việc giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen với
truyện cổ tích. Do đó đây là một vấn đề còn mới.
1.2. Các khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm giáo dục
Hiểu theo nghĩa rộng: Giáo dục là một hoạt động có mục đích, có tổ chức, có
kế hoạch giữa nhà giáo dục và người được giáo dục, nhằm hình thành ở người được
giáo dục một cách tự giác, tích cực, độc lập, những quan điểm, niềm tin, định hướng
giá trị lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những động cơ, thái độ, kĩ năng, kĩ xảo, thói quen
đối xử trong các quan hệ chính trị, đạo đức, pháp luật…thuộc các lĩnh vực đời sống
xã hội.
Hiểu theo nghĩa hẹp: Giáo dục là bộ phận của q trình sư phạm tồn vẹn,
chức năng của giáo dục là xây dựng ý thức, tình cảm, hành vi đạo đức đúng đắn cho
người được giáo dục.


8


1.2.2. Khái niệm đạo đức
Dưới góc độ xã hội: đạo đức là một hình thái xã hội đặc biệt được phản ánh
dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh (chi phối) hành vi của
con người trong các mối quan hệ xã hội, đạo đức phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp
sự tồn tại xã hội, do đó đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của tồn tại xã hội.
Đạo đức là phương thức điều chỉnh hành vi con người. Nếu pháp luật điều
chỉnh hành vi của con người bằng sức mạnh của dư luận xã hội.
Dưới góc độ cá nhân: đạo đức chính là phẩm chất, nhân cách của con người
phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi thói quen và cách ứng xử của họ trong mối
quan hệ giữ con người với tự nhiên, với xã hội; giữa bản thân họ với người khác,
với chính bản thân mình.
Nguồn gốc của đạo đức
Đạo đức là một hiện tượng xã hội, xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu tiên khi lồi
người mới hình thành. Theo quan điểm triết học Mac- Lenin: Đạo đức là hình thái ý
thức xã hội, phát triển cùng với sự biến đổi của tồn tại xã hội, các điều kiện sinh
hoạt vật chất, hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nhau. Nhưng đạo đức khác với các
hình thức xã hội khác ở chỗ đạo đức điều chỉnh hoạt động của con người trong mối
quan hệ xã hội, giúp con người tự hồn thiện nhân cách của mình.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử, khi điều kiện kinh tế xã hội sinh ra nó thay
đổi thì tất yếu các quan hệ xã hội và quan hệ đạo đức cũng thay đổi theo. Đạo đức
cá nhân được hình thành và phát triển trong quá trình con người hoạt động, giao
lưu, giao tiếp với những người xung quanh. Đạo đức được biểu hiện ra bên ngoài ở
tri thức, hiểu biết của cá nhân về các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức và
thói quen đạo đức trong quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con
người với môi trường xung quanh trong cuộc sống hằng ngày.
Chức năng của đạo đức:
+ Đạo đức có chức năng giáo dục
+ Đạo đức có chức năng điều chỉnh hành vi
+ Đạo đức có chức năng kiểm tra đánh giá



9

Tóm lại, ta có khái niệm về đạo đức như sau:
Đạo đức là tổng hợp các nguyên tắc, qui tắc, tiêu chuẩn sinh hoạt chung trong
xã hội nhằm điều chỉnh sự ứng xử của con người trong mọi lĩnh vực của cuộc sống,
đảm bảo cho xã hội một trật tự nhất định cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của nó.
1.2.3. Khái niệm giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ
thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục để bồi dưỡng cho
họ những phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội.
Theo Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, “Giáo dục đạo đức là quá trình biến các
chuẩn mực đạo đức từ những địi hỏi bên ngồi của xã hội đối với cá nhân thành
những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người
được giáo dục".
Giáo dục đạo đức là quá trình hai mặt, mặt tác động của nhà sư phạm và mặt
tiếp nhận tích cực của người được giáo dục, đó là sự chuyển hóa những nhu cầu của
xã hội thành những phẩm chất bên trong của cá nhân. Giáo dục đạo đức được thực
hiện trong gia đình, nhà trường và trong mơi trường xã hội, với những hình thức đa
dạng và những phương pháp phong phú, trong đó giáo dục trong nhà trường có một
vị trí đặc biệt quan trọng. Giáo dục đạo đức là bộ phận hợp thành của hoạt động
giáo dục con người đạt tới nhân cách hài hịa, tồn vẹn, bao gồm: Giáo dục kiến
thức đạo đức: Giáo dục thái độ đạo đức; Giáo dục kỹ năng - hành vi đạo đức.
1.2.4. Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Từ những khái niệm trên có thể đưa ra khái niệm về giáo dục đạo đức cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi như sau: “Giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi là một q trình
tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi những
hành động, cách ứng xử phù hợp với u cầu xã hội. Trên cơ sở đó hình thành cho
trẻ những phẩm chất đạo đức, những nét tính cách của con người Việt Nam mới.”

1.3. Lý luận giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
1.3.1. Ý nghĩa của việc giáo dục đạo đức đối với trẻ 5 - 6 tuổi
Giáo dục đạo đức là một phần không thể thiếu trong giáo dục nhân cách con


10

người, một bộ phận nền tảng của giáo dục.
- Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người. Bậc học
mầm non là bậc học đầu tiên trong các bậc học của nền giáo dục và đào tạo - bậc
học mà sự phát triển của trẻ được chứng minh là quan trọng nhất, quyết định sự
phát triển sau này của trẻ. Do vậy, nếu ngay từ tuổi mầm non nhất là ở lứa tuổi 5 – 6
tuổi nếu chúng ta chú trọng giáo dục trẻ những khái niệm, hành vi đạo đức đúng
đắn thì sẽ đặt cơ sở nền tảng cho bộ mặt đạo đức mai sau của trẻ. Đồng thời, tạo cho
trẻ một động lực quan trọng giúp trẻ phát triển và hành động đúng hướng trong quá
trình trưởng thành.
- Giáo dục đạo đức là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục nhân cách
tồn diện. Nó ln có mối quan hệ chặt chẽ với các mặt giáo dục khác.
+ Đối với giáo dục trí tuệ: Nó là tiền đề cần thiết để mở rộng hiểu biết về các
quan hệ đạo đức (quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tập thể). Hình
thành phát triển kĩ năng nhận xét, đánh giá các thái độ, hành vi đạo đức của bản
thân và người khác.
+ Đối với giáo dục thẩm mỹ: Trình độ phát triển đạo đức có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến giáo dục thẩm mĩ. Những xúc cảm, tình cảm đạo đức tích cực , những hành
vi văn minh là cơ sở của giáo dục thẩm mĩ. Chẳng hạn trẻ thích sạch sẽ, gọn gàng
trong sinh hoạt cá nhân, tập thể, thích làm được nhiều việc tốt giúp đỡ cơ giáo, cha
mẹ, bạn bè…Đó chính là giúp trẻ biết hướng tới cái đẹp, thích cái đẹp và có mong
muốn được tạo ra cái đẹp.
+ Đối với giáo dục thể chất và lao động: Việc giáo dục cho trẻ những thói
quen hành vi sạch sẽ, văn minh, thích làm cơng việc vừa sức như tự xúc cơm ăn,

giúp đỡ bạn bè, cha mẹ, cơ giáo lấy thìa, rổ đồ chơi, cất bát khi ăn xong…chính là
góp phần phát triển thể lực và giáo dục thói quen lao động cho trẻ.
1.3.2. Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
- Hình thành những tình cảm đạo đức có vị trí quan trọng đầu tiên đối với trẻ.
Bởi lẽ, ở lứa tuổi này mọi hành động của trẻ đều bị chi phối bởi tình cảm. Khi trẻ
yêu mến ai thì trẻ ln nghe theo lời người đó và sẵn sàng làm mọi việc để người đó


11

vui lịng và u q trẻ. Mặt khác, tình cảm đạo đức là cơ sở, động lực thúc đẩy trẻ
có những hành vi, việc làm tốt.
- Hình thành các kĩ xảo và thói quen hành vi đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình đức dục. Đặc điểm đặc trưng của
trẻ mẫu giáo là khả năng bắt chước. Khi bắt chước hành vi của người khác, nhiều
trẻ chưa hiểu được nội dung đạo đức hành vi của mình, do vậy dễ dẫn đến hành vi
sai. Bởi vậy, cần hình thành ở trẻ những thói quen hành vi khác nhau trong quan hệ
ứng xử với người lớn, bạn bè, nơi công cộng, với chính bản thân mình,…
- Hình thành ở trẻ những biểu tượng về chuẩn mực hành vi đạo đức và động cơ
đạo đức đúng đắn. Trên cơ sở có tình cảm đạo đức đúng đắn, đứa trẻ tích cực, tự giác
thực hiện những hành vi phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực hành vi đạo đức,
dần dần nhận ra được các yêu cầu của chuẩn mực hành vi (thế nào là ngoan, thế nào
là hư, là xấu…).
- Các nhiệm vụ giáo dục tình cảm đạo đức, hình thành kĩ xảo và thói quen
hành vi đạo đức được thực hiện thống nhất trong quá trình giáo dục đạo đức cho trẻ
5 – 6 tuổi.
1.3.3. Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi
Giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
❖ Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đối với bản thân
• Trẻ biết thật thà nhận lỗi khi làm sai, không tham lam.

• Trẻ biết sắp xếp và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.
• Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân như: tự đánh răng, rửa mặt, lau miệng, tự đi vệ
sinh.
❖ Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đối với những người xung quanh
- Giáo dục tình u thương gia đình
• Trẻ biết kính trọng, vâng lời, lễ phép, u q ơng bà, cha mẹ, anh chị…
• Trẻ biết giúp đỡ ông bà, cha mẹ, anh chị…, tự nguyện làm những việc tốt
cho người thân vui lòng.


12

• Trẻ biết vâng, dạ, biết cảm ơn khi người lớn cho quà hay giúp đỡ, biết xin lỗi
khi mình có lỗi.
• Biết quan tâm đến ơng bà, cha mẹ…khi ốm đau, không quấy rầy la hét ồn ào
khi mọi người đang bận việc.
- Giáo dục tình yêu thương và thái độ quan tâm, giúp đỡ và gần gũi đến mọi
người xung quanh
• Đối với cơ giáo: Giáo dục trẻ biết u thương, kính trọng, lễ phép. Nkhi được cơ
hỏi phải biết thưa gửi, đi thưa, về chào, nghe lời cơ dạy, trung thực, thật thà.
• Đối với bạn cùng tuổi: Trẻ thân ái, đoàn kết với bạn bè; sẵn sàng nhường đồ
chơi hay quà bánh cho bạn; giúp đỡ, nhường nhịn bạn trong khi chơi và trong học
tập; thông cảm, chia sẻ với bạn khi bạn có chuyện buồn; khơng trêu chọc, gây gổ
với bạn…
• Đối với em bé hơn mình: Biết chơi hịa thuận và bày cho em bé chơi cùng;
biết nhường nhịn, dỗ dành em bé…
• Đối với người tàn tật hay những người gặp hoàn cảnh khó khăn: Biết u
thương, tơn trọng, thơng cảm với những người tàn tật hay những người gặp hồn
cảnh khó khăn; không trêu chọc hay nhại tật của họ, biết giúp đỡ họ phù hợp với
khả năng của bản thân.

• Quan tâm đến người lao động: Biết yêu thương, tôn trọng, lễ phép với mọi
người lao động như bác sĩ, chú công nhân, cô cấp dưỡng…
❖ Giáo dục hành vi đạo đức cho trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi.
• Đồ dùng: là những đồ vật, vật dụng có những chức năng, lợi ích nhất
định phục vụ cho đời sống của con người.
• Đồ chơi: là những đồ vật được mơ phỏng lại từ các đồ dùng và được
biến hóa một cách sáng tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.
Đồ dùng đồ chơi được tạo ra nhờ lao động, bằng sự hao tổn thần kinh, bắp thịt,
bằng mồ hôi và cả nước mắt. Hơn nữa đồ dùng đồ chơi là những người bạn thân
thiết và nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của trẻ. Vì vậy, cần hình
thành ở trẻ cách ứng xử thích hợp với chúng. Cần dạy trẻ sử dụng hợp lý đồ chơi


13

trong trị chơi mà trẻ lựa chọn, khi chơi khơng phá hoại làm bẩn đồ đồ dùng, đồ
chơi, không tranh giành đồ chơi của nhau khi cơi xong cất đồ chơi vào nơi qui định,
không vứt rác bừa bãi…
Đây là những hành vi đạo đức cần thiết trong một lối sống đẹp. Tuy những
việc này khơng khó đối với trẻ nhưng nếu không được giáo dục từ độ tuổi này thì
lớn lên sẽ rất khó hình thành những thói quen và ý thức tốt đẹp.
❖ Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên
Thiên nhiên khơng chỉ ưu đãi cho con người những thứ cần thiết để sống
mà nó cịn hấp dẫn chúng ta bởi điều kì diệu về nó. Thiên nhiên cần cho đời
sống cả thể chất lẫn tinh thần của con người. Vì vậy chúng ta cần dẫn dắt trẻ
thơ đến với thiên nhiên càng sớm càng tốt và đặc biệt là cần dạy trẻ các hành vi
đạo đức đối với thiên nhiên.
Trước hết cần dạy trẻ gắn bó, hịa mình với thiên nhiên. Người lớn khơng
nên có hành động ngăn cấm, tách trẻ ra khỏi thiên nhiên mà nên khuyến khích
trẻ chơi với cát, với nước để giúp trẻ nhận thức được nhiều điều trong thế giới

thiên nhiên kì diệu và giúp trẻ có tình cảm gắn bó với thiên nhiên.
• Đối với vật ni: Trẻ thương u, chăm sóc, khơng đánh mắng chúng.
• Đối với cây trồng: Trẻ nâng niu, chăm sóc cây cối trong vườn; không hái hoa
bẻ cành; trẻ yêu thích ngắm cảnh thiên nhiên đẹp…
Tóm lại, việc giáo dục đạo đức cho trẻ là tác động của nhận thức, tình cảm và
hành động của trẻ đối với thiên nhiên. Những nội dung trên được các nhà giáo dục
học mầm non truyền tải thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Tuy nhiên, vì thời
gian khơng cho phép nên với đề tài này tơi chỉ đi sâu tìm hiểu và phân tích một vài
nội dung cụ thể sau:
• Đối với bản thân
-

Trẻ biết mặc quần áo gọn gàng, biết chải tóc, biết tự mang giày, dép.

-

Trẻ biết sắp xếp và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định.

-

Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân như: tự đánh răng, rửa mặt, lau miệng, tự đi vệ
sinh.


14

• Đối với những người xung quanh
-

Biết kính trọng, u q ơng bà, cha mẹ, anh chị.


-

Biết u mến, kính trọng, sẵn sàng giúp đỡ cô giáo và những người lớn
tuổi.

-

Biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè và nhường nhịn em nhỏ.

• Đối với đồ dùng, đồ chơi
-

Sử dụng hợp lý đồ dùng, đồ chơi trong trò chơi mà trẻ lựa chọn.

-

Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, khi chơi xong phải cất đúng nơi qui định

• Đối với thiên nhiên
-

Biết chăm sóc và bảo vệ cây, hoa trong vườn, không hái hoa, bứt lá, bẻ
cành.

-

Biết yêu thương chăm sóc các con vật ni.

1.3.4. Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ 5 - 6 tuổi.

- Phương pháp dùng tình cảm
Đối với trẻ nhỏ, trong việc giáo dục đạo đức dùng mệnh lệnh hay lí lẽ sẽ khơng
có tác dụng tích cực, trẻ giai đoạn này có sự phát triển mãnh liệt của những xúc cảm,
tình cảm, trẻ có nhu cầu được yêu thương và cũng dễ yêu thương lại mọi người. Vì
vậy, những tác động giáo dục đến trẻ trước hết là bằng con đường tình cảm.
Phương pháp dùng tình cảm trong giáo dục đạo đức cần được hiểu theo hai
chiều: Chiều thứ nhất là bằng tình yêu thương của mình người lớn hết lịng dạy dỗ
bảo ban trẻ, chiều ngược lại là tạo ra những tình huống để trẻ có cơ hội đáp lại tình
cảm của người lớn bằng những hành vi đạo đức tốt đẹp. Đây là phương pháp chủ
đạo xuyên suốt quá trình hình thành hệ thống thái độ và hành vi ứng xử có đạo đức
cho trẻ. Vì ngay trong bản thân phương pháp này đã chứa đựng cả một nội dung sâu
sắc của GDĐĐ đó là lịng nhân ái.
- Phương pháp dùng nghệ thuật
Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra chủ yếu theo quy luật của tình
cảm. Đặc điểm của các tác phẩm nghệ thuật là giàu hình tượng, sinh động, dễ gợi
cảm, được con người cảm thụ một cách trực tiếp. Vì vậy mà nghệ thuật rất gần với


15

tuổi thơ. Những bài thơ, câu chuyện, điệu hát bằng sức truyền cảm mãnh liệt của
mình đã để lại những dấu ấn đẹp đẽ, sâu đậm trong tâm hồn tuổi thơ. Nghệ thuật
sáng tạo theo quy luật của tình cảm nên nghệ thuật chứa trong đó những nội dung
giáo dục đạo đức sâu sắc. Phải kể đến những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với trẻ
thơ như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm tạo hình… Tại trường mầm
non, hàng tuần trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật. Đây là điều kiện
tốt để giáo dục đạo đức cho trẻ. Thông qua việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, thông qua hoạt động tạo hình và hoạt động âm nhạc trẻ lĩnh hội được những
tình cảm, thói quen, hành vi đạo đức đúng đắn. Do vậy, phương pháp dùng nghệ
thuật là phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ một cách nhẹ nhàng mà đạt hiệu quả

rất cao.
- Phương pháp dùng trò chơi
Chơi đối trẻ nhất là trẻ mẫu giáo thường gây nhiều hứng thú và say mê nhất.
Trò chơi tác động mạnh vào đời sống tình cảm của trẻ. Chơi là người bạn đồng
hành của trẻ thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển
được. Khi tham gia vào trò chơi trẻ học được cách nhường nhịn, giúp đỡ, hỗ trợ,
hợp tác với nhau một cách tích cực, trẻ được trải nghiệm những thái độ đạo đức và
tập dượt được những hành vi ứng xử đối với mọi người xung quanh.
- Phương pháp luyện tập
Đây là những phương pháp chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ của công tác
giáo dục đạo đức, nhằm biến những khái niệm đạo đức thành những hành vi, thói
quen đạo đức. Chỉ trong hoạt động thực tiễn, trong mối quan hệ với mọi người trẻ
mới lĩnh hội được qui tắc hành vi trong cuộc sống, mới tập hành động theo các tiêu
chuẩn đạo đức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo, thói quen đạo đức, trên cơ sở đó trẻ
tích lũy được những kinh nghiệm thực tế phong phú cho bản thân, nhờ vậy mà có
những thái độ, những hành vi đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày như lễ phép, tơn
trọng người lớn, đồn kết với bạn bè, nhường nhịn, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, giữ gìn
đồ dùng đồ chơi…


16

- Phương pháp nêu gương, giải thích
Phương pháp nêu gương và giải thích rất thường xuyên được sử dụng trong
việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Trong đó, giải thích là phương pháp giáo viên dùng
lời nói giúp trẻ hiểu được ý nghĩa hoặc lý do của một hành vi đạo đức, qui tắc đạo
đức, phân biệt được điều tốt, điều xấu nhằm hướng trẻ vào thực hiện một cách tự
giác những yêu cầu đạo đức. Còn nêu gương là dùng những tấm gương tốt, điển
hình về những hành vi, phẩm chất đạo đức để giáo dục trẻ noi theo.
- Phương pháp đánh giá

Nhóm phương pháp đánh giá gồm có phương pháp khen ngợi và chê trách.
Trong đó, khen ngợi là phương pháp tác động đến trẻ nhằm xác nhận, đánh giá biểu
dương những tiến bộ mà trẻ đã đạt được. Ngược lại, chê trách là một hình thức đánh
giá hành vi giúp trẻ tránh được những hành động xấu. Dùng phương pháp chê trách
nhằm gây cho trẻ phạm sai lầm một cảm xúc hối hận, từ đó giúp trẻ ngăn ngừa được
những hành động xấu.
- Phương pháp thống nhất tác động giáo dục
Trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ, khi mà mọi nét tính cách đang ở thời
điểm ban đầu của sự hình thành nhân cách thì những tác động cần tập trung về một
hướng. Những tác động không chỉ thống nhất trong trường Mầm non mà phải thống
nhất tư tưởng và hành động giáo dục giữa trường Mầm non với gia đình, giữa cơ
giáo với cha mẹ trẻ. Đây là một đảm bảo bằng vàng cho việc hun đúc nên một tính
cách đạo đức ở trẻ, khơng những ở giai đoạn đầu tiên mới được hình thành mà ở cả
những bước phát triển sau này.
1.4. Lý luận giáo dục đạo đức cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua việc cho trẻ làm quen
với truyện cổ tích.
1.4.1. Truyện cổ tích đối với trẻ mầm non
a. Khái niệm truyện cổ tích
Cổ có nghĩa là cũ, tích là dấu vết cịn để lại. Như vậy, cổ tích là những truyện
từ xưa còn truyền lại. Trức cách mạng tháng 8 năm 1945, một số nhà nghiên cứu đã


×