Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố hồ chí minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.36 KB, 28 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC LUYẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2021


Cơng trình này được hồn thành tại
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Thị Lệ Hằng
PGS.TS. Nguyễn Khắc Hùng
Phản biện 1:
Đơn vị công tác:

PGS.TS. Trần Thị Tuyết Oanh
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 2:


Đơn vị công tác:

PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Học viện Quản lý giáo dục

Phản biện 3:
Đơn vị công tác:

PGS.TS. Phạm Văn Sơn
Bộ Giáo dục và Đào tạo

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội
vào hồi…….giờ…….. ngày……tháng ……năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến
thức cho sinh viên, thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ
khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ
sở để nâng cao chất lượng đào tạo.
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của
người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống
kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo trước khi tốt
nghiệp. Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học

cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói riêng bởi
những lợi ích mà q trình thực tập mang lại. Để hoạt động thực tập của
sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này
từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường.
Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng
và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa. Hiện
nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt
động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Tuy nhiên, việc quản lý quá trình
đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở
các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện
đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu.
Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành
QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại
học đào tạo. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt
Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp.
Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân
QTKD để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Để thực hiện được yêu cầu
đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung,
cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh
viên ngành QTKD. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn


đề này được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí
Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý
hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại
học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh
viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân
lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố
ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, và thử
nghiệm một giải pháp.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại
thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận
chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập

2



kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN trình độ đại
học ngành QTKD hệ chính quy ở một số CSĐT đại học tại TP.HCM: ĐH
Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Kinh tế
TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Mở TP.HCM và ĐH Văn Hiến; Nghiên
cứu hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại các loại hình doanh
nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.
3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án
Tổng số khách thể khảo sát: 722 người. Trong đó, cán bộ quản lý giáo
dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn
sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người; sinh
viên và cựu sinh viên: 400 người.
3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý
Nghiên cứu này xác định chủ thể chính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo
khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các CSĐT và các chủ thể
khác là chủ thể phối hợp.
3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian
Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm
2019, khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019.
3.2.6 Tổ chức thử nghiệm
Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa
QTKD trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại
học Kinh tế - Tài chính TP.HCM.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau: Tiếp
cận chuẩn đầu ra; Tiếp cận chức năng quản lý; Tiếp cận hoạt động; và Tiếp

cận hệ thống.
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng
trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu;

3


Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương
pháp thử nghiệm;và Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ
sở lý luận của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì?
2. Thực trạng quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại
TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao?
3. Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động
TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn
đầu ra?
4. Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất
lượng hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP. HCM
theo tiếp cận chuẩn đầu ra?
4.4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt
động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách khoa học, phù hợp với
thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD tại
các trường đại học ở TP.HCM.
5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt
động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các
trường đại học. Trong đó, gồm các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận
về hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của
sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động này. Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng
quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá những nội dung quản lý như xây dựng kế
hoạch; tổ chức hoạt động; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động
TTTN của sinh viên.

4


5.2 Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và
quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp
cận chuẩn đầu ra; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động
này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất
được 5 giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận
về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà
lãnh đạo các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo

tiếp cận chuẩn đầu ra. Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực
tập tốt nghiệp ở các trường đại học, học viện.
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án được bố cục thành 04 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình
nghiên cứu; Chương 2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra;
Chương 3. Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra; và
Chương 4. Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận
chuẩn đầu ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp
trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nội
dung và hình thức thực tập tốt nghiệp.
1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp
cận chuẩn đầu ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: lập
kế hoạch, lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, và kiểm tra đánh giá hoạt

động thực tập tốt nghiệp.
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề
Một số luận điểm chung đã được các nghiên cứu trước đây tập trung
phân tích bao gồm:
- Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trị quan trọng trong hình
thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tổ chức hoạt động thực
tập tốt nghiệp cho sinh viên là nội dung thiết yếu trong việc hồn
thiện quy trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD
cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại.
- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo
tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực tập
tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp, khung năng lực và
chuẩn đầu ra ngành học...

6


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH
DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh
Chuẩn đầu ra là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề
nghiệp mà sinh viên đạt được sau khi hồn thành chương trình đào tạo, được
cơ sở đào tạo ca m kết với người học, nhà tuyển dụng và xã hội. Hay nói
cách khác, chuẩn đầu ra chính là thành quả học tập dự kiến mà chúng ta
nhìn thấy được trên đối tượng giáo dục của mình và nó phải được cụ thể

đến mức thành những nội dung có thể giảng dạy được.
Chuẩn đầu ra tiêu biểu chương trình đào tạo ngành QTKD bao gồm các
lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ gắn với các kỹ năng cụ thể.
Căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và yêu cầu thực tế
hoạt động đào tạo tại đơn vị, chủ thể quản lý hoạt động TTTN bổ sung, điều
chỉnh học phần TTTN trong khung chương trình đào tạo trong phạm vi điều
chỉnh cho phép. Vì vậy, chuẩn đầu ra học phần thực tập tốt nghiệp của sinh
viên QTKD cũng dựa trên chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của ngành,
với đầy đủ các yêu cầu về mục tiêu thực tập, kiến thức, kỹ năng, thái độ
tương ứng.
2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
2.2.1 Khái niệm
Hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra là hệ thống
các hoạt động trong môi trường làm việc thực tế của sinh viên trước khi tốt
nghiệp dưới sự hướng dẫn của GVHD và CBHD tại cơ sở thực tập nhằm hệ
vận dụng kiến thức đã được học để củng cố kiến thức, hình thành và phát
triển kỹ năng và thái độ nghề nhiệp, qua đó đáp ứng chuẩn đầu ra của
chương trình đào tạo.
2.2.2 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Hoạt động TTTN có vai trị củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng,
thái độ của sinh viên trước khi tốt nghiệp.
7


TTTN theo tiếp cận CĐR là khâu đào tạo thực hành góp phần thực hiện
nguyên lý giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong
quá trình đào tạo trình độ đại học ngành QTKD; Giúp SV vận dụng tri thức
chuyên môn, nghiệp vụ vào thực tiễn, tập làm các cơng việc chun mơn;

qua đó hình thành, rèn luyện, củng cố năng lực thực hành nghề nghiệp;
Hình thành tính kỷ luật, tự giác, thói quen và nề nếp học tập của SV, rèn
luyện phẩm chất đạo đức, tình cảm nghề nghiệp cho SV; Giúp các cơ sở
đào tạo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo.
2.2.3 Mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản
trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra được chia thành mục tiêu chung
và các mục tiêu cụ thể.
2.2.4 Nội dung hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản
trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận
chuẩn đầu ra tập trung vào những nội dung: Hệ thống lại kiến thức khoa
học quản trị kinh doanh đã học và vận dụng vào thực tiễn; Hình thành và
củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo khung năng lực nghề nghiệp, chuẩn
đầu ra; Bồi dưỡng thái độ nghề nghiệp và tác phong quản lý; và Giải quyết
các tình huống trong thực tiễn quản trị kinh doanh và xây dựng mối quan
hệ với doanh nghiệp.
2.2.5 Quy trình và hình thức thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Nhìn chung, các bước cơ bản trong quy trình thực tập tốt nghiệp bao
gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị hoạt động thực tập tốt nghiệp.
- Bước 2: Thực hiện hoạt động thực tập tốt nghiệp tại đơn vị thực tập.
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp.
Việc tổ chức thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh
thường áp dụng một trong hai hình thức: Hình thức gửi thẳng, khơng tập
trung; và Theo hình thức phối hợp. Trong đó, hình thức phối hợp có thể
được chia ra thành 2 hình thức cụ thể hơn là: Tập trung theo đồn, có trưởng
8



đoàn là GVHD trực tiếp xuống đơn vị thực tập; và Bán tập trung (tổ chức
theo nhóm, GVHD khơng xuống CSTT).
2.2.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của
sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra phải đảm
bảo các nội dung, yêu cầu sau:
- Đáp ứng được các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá TTTN;
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung hoạt động thực tập tốt
nghiệp;
- Kết quả đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp phải: Bảo đảm sự chính
xác; Bảo đảm sự cơng bằng; và Phản ánh đúng trình độ, năng lực của SV.
2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh
doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
2.3.1 Khái niệm
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh
doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra là tập hợp các tác động có tổ chức, có mục
đích, có định hướng và có kế hoạch của chủ thể quản lý hoạt động TTTN
đến khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm
đạt được mục tiêu TTTN của sinh viên QTKD, đáp ứng các yêu cầu của
chuẩn đầu ra ngành đào tạo.
2.3.2 Phân cấp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Phân cấp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại
các trường đại học được thực hiện cụ thể tới: Hiệu trưởng và Ban giám hiệu;
Các Phịng chức năng; Trưởng khoa/bộ mơn chun ngành; Giảng viên
hướng dẫn thực tập.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên ngành QTKD
đến thực tập tốt nghiệp (gọi chung là cơ sở thực tập), phân cấp quản lý được

thực hiện như sau: Ban lãnh đạo các CSTT và Cán bộ hướng dẫn tại CSTT.
2.3.3 Lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tiếp cận chuẩn
đầu ra
Được thực hiện theo các bước: Đánh giá tình hình thực tế quản lý hoạt
động TTTN của nhà trường; Thiết lập mục tiêu hoạt động thực tập tốt
9


nghiệp; Xem xét các tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu TTTN; Xây dựng
nội dung hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Xây
dựng các biện pháp để thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp; và Xây
dựng các kế hoạch phụ trợ.
2.3.4 Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tiếp cận
chuẩn đầu ra
Công tác tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên quản trị
kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra gồm các nhóm biện pháp quản lý
sau: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN; Tổ chức nhân sự
và sắp xếp nguồn lực quản lý hoạt động TTTN; và Phối hợp hoạt động của
các bộ phận trong quản lý hoạt động TTTN.
2.3.5 Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo
tiếp cận chuẩn đầu ra
- Quyết định hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp;
- Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện thực tập tốt nghiệp;
- Ban hành các quyết định/quy định, văn bản tổ chức thực hiện kế hoạch
thực tập tốt nghiệp;
- Tổ chức phổ biến, triển khai các quyết định, quy định, tài liệu hướng
dẫn thực tập tốt nghiệp;
- Thực hiện các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực tập tốt
nghiệp;
- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, động viên khuyến

khích trong q trình quản lý hoạt động TTTN;
- Thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
2.3.6 Kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo
tiếp cận chuẩn đầu ra
- Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo suốt quy trình hoạt động
TTTN và bao hàm tất cả các thành tố của quá trình TTTN;
- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện mục tiêu hoạt động thực tập tốt
nghiệp;
- Kiểm tra việc xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức hoạt động thực
tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc lập kế hoạch thực hiện các nội dung hoạt động thực tập
tốt nghiệp;
10


- Kiểm tra việc xây dựng cơ cấu tổ chức và quy định chức năng, nhiệm
vụ cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN;
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo (các minh chứng, các
mô tả, chỉ số) kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo các khâu trong quy trình thực tập tốt
nghiệp;
- Kiểm tra hoạt động sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các
nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp;
- Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Xác định vai trò của GV hướng dẫn đối với việc đánh giá năng lực
nghề nghiệp của sinh viên.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Chương trình đào tạo
- Chất lượng giảng dạy các học phần chuyên môn nghề nghiệp

- Nhận thức và thái độ của sinh viên thực tập
- Phương pháp và hình thức hướng dẫn, cách thức đánh giá kết quả thực
tập tốt nghiệp
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên hướng dẫn
- Chủ thể quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
- Các văn bản, quy chế quy định về thực tập tốt nghiệp
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực tập
- Quan hệ giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực tập
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC
TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH
DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN
CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp của sinh viên
3.1.1 Tổ chức nghiên cứu
- Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu
- Giai đoạn điều tra chính thức: để tìm hiểu thực trạng hoạt động TTTN
và quản lý hoạt động TTTN của SV QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và
11


các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV QTKD theo tiếp
cận chuẩn đầu ra.
- Địa bàn khảo sát: tại một 6 đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh: trường
Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật, trường Đại học
Tài chính - Marketing, trường Đại học Mở TP.HCM, trường Đại học Kinh
tế - Tài chính TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến.
- Khách thể khảo sát: Giai đoạn xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là 100
người, bao gồm: 50 cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và 50 sinh viên;

Giai đoạn khảo sát thực tế là 722 người, được chia thành ba nhóm:
+ Cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy và tham gia hướng dẫn thực tập
tốt nghiệp cho sinh viên ngành QTKD tại các cơ sở đào tạo: 160 người.
+ Cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ hướng dẫn sinh viên thực tập
tốt nghiệp tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người.
+ Sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, cựu sinh viên: 400 người.
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp xử lý số liệu thống kê
3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản
trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
3.2.1 Nhận thức về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành
quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Nhìn chung các khách thể khảo sát đều đề cao vai trò của hoạt động
thực tập tốt nghiệp, khẳng định hoạt động thực tập tốt nghiệp đóng vai trị
chủ đạo trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV theo chuẩn đầu
ra. Các khách thể khảo sát khẳng định ý nghĩa của hoạt động TTTN là giúp
SV vận dụng tri thức chuyên môn, nghiệp vụ vào thực tiễn, tập làm các
công việc chun mơn; qua đó hình thành, rèn luyện, củng cố năng lực thực
hành nghề nghiệp.
3.2.2 Thực hiện mục tiêu hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận
chuẩn đầu ra
Các khách thể khảo sát chưa đánh giá cao mức độ thực hiện mục tiêu
thực tập tốt nghiệp ở cả mục tiêu chung và ở các mục tiêu cụ thể. Lý do là
thời gian dành cho hoạt động TTTN của SV chưa dài, các nội dung TTTN
12


chưa được thực hiện đầy đủ, hình thức tổ chức hoạt động TTTN chưa theo

kịp với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh, với sự phát triển của văn
hóa - giáo dục, kinh tế - xã hội…
3.2.3 Thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu
ra
Chất lượng thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV được
đánh giá đạt được ở mức khá với điểm trung bình chung 2,48. Sinh viên
ngành QTKD khá năng động trong xử lý công việc, khéo léo trong giao tiếp
với khách hàng, xử lý tình huống khá tốt trong thời gian TTTN tại doanh
nghiệp. Tuy vậy, một số bạn SV còn khá lúng túng, thiếu tự tin khi xử lý
công việc được giao tại doanh nghiệp.
3.2.4 Quy trình và hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp
3.2.4.1 Thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập
tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Chất lượng thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động TTTN
nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo theo chuẩn đầu ra tại các CSĐT đạt được ở
mức trung bình tiệm cận mức tốt. Có hai bước trong giai đoạn chuẩn bị hoạt
động thực tập tốt nghiệp được đánh giá chung ở mức “Tốt” là “Thông báo
cho sinh viên đủ điều kiện thực tập tốt nghiệp đăng ký học phần thực tập
tốt nghiệp” và “Phân nhóm sinh viên thực tập tốt nghiệp”. Khâu có mức
đánh giá chung thấp nhất là “Liên hệ cơ sở tiếp nhận sinh viên thực tập tốt
nghiệp”. Điều này phản ánh công tác hợp tác với doanh nghiệp của các
CSĐT cịn nhiều hạn chế.
3.2.4.2 Hình thức tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp
Hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp “Gửi thẳng, không tập trung”
được các đáp viên đánh giá là phương thức hợp lý nhất. Trong hai hình thức
cịn lại, hình thức “Bán tập trung (tổ chức theo nhóm, GVHD khơng xuống
CSTT)” được đánh giá cao hơn. Phần lớn khách thể khảo sát cho rằng một
nhóm SV thực tập tốt nghiệp nên giới hạn ở mức 1-3 SV.
3.2.5 Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp
cận chuẩn đầu ra

Chất lượng thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động TTTN của
SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học trên địa
13


bàn TP.HCM đạt mức khá tốt. Trong đó, điểm đánh giá các nội dung về
hoạt động kiểm tra đánh giá phản ánh được kết quả hoạt động TTTN có giá
trị cao hơn cả. Tuy vậy, việc kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN hiện nay
cịn chung chung, định tính, chưa hồn tồn khách quan, trung thực, cịn
phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, cảm tính người đánh giá.
3.2.6 Mức độ đáp ứng của hoạt động thực tập tốt nghiệp với chuẩn đầu
ra của ngành học
Bảng 3-1 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt
động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Các yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp
Mục tiêu thực tập tốt nghiệp
Thực hiện nội dung thực tập tốt nghiệp
Quy trình và hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp
Kiểm tra, đánh giá thực tập tốt nghiệp

ĐTB
ĐLC
2,27
0,678
2,42
0,620
2,37
0,640
2,40

0,628
2,37
0,641
Trung bình chung
Nhìn chung, mức độ đáp ứng của các yếu tố thực tập tốt nghiệp hiện
nay đối với chuẩn đầu ra ngành QTKD mới ở mức khá. Yếu tố có điểm
đánh giá chung thấp nhất là: “Mục tiêu thực tập tốt nghiệp”.
Thực hiện phân tích phương sai một yếu tố (One way ANOVA) để kiểm
tra xem liệu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong đánh giá mức độ đáp
ứng của hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể khảo sát hay khơng. Kết
quả phân tích ANOVA cho thấy, chưa đủ điều kiện để khẳng định có sự
khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các
yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận
chuẩn đầu ra giữa các nhóm khách thể khảo sát.
3.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
3.3.1 Thực trạng phân cấp quản lý trong quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh
Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra
của các chủ thể quản lý được đánh giá với điểm số bình quân ở mức trung
bình.
14


Cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập được đánh giá thực hiện tốt vai trị
của mình. Hiệu trưởng và Ban giám hiệu các trường đại học cũng nhận được
sự đánh giá cao từ các khách thể khảo sát về mức độ thực hiện vai trị của
mình trong quản lý hoạt động TTTN. Các phòng chức năng và khoa/bộ môn
quản lý nhận được điểm số đánh giá việc thực hiện vai trị quản lý của mình

trong phân cấp quản lý hoạt động TTTN thấp nhất, chỉ đạt mức trung bình.
3.3.2 Lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tiếp cận chuẩn
đầu ra
Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp
cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra được đánh giá ở mức trên
trung bình. Các biện pháp/nhóm biện pháp quản lý hoạt động “Đánh giá
tình hình thực tế quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của nhà trường”,
“Thiết lập mục tiêu thực tập tốt nghiệp” và “Xây dựng các nội dung thực
tập tốt nghiệp” chưa được thực hiện tốt, điểm đánh giá bình quân thấp hơn
so với các biện pháp quản lý các hoạt động còn lại. Các biện pháp quản lý
thuộc nhóm biện pháp quản lý việc xây dựng các kế hoạch phụ trợ được
đánh giá thực hiện ở mức độ từ khá tốt tới tốt với điểm đánh giá bình quân
cao hơn so với các hoạt động còn lại. Hoạt động “Xây dựng lịch công tác
thực tập tốt nghiệp” được đánh giá mức độ thực hiện tốt nhất so với các
hoạt động khác.
3.3.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo
tiếp cận chuẩn đầu ra
Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý tổ chức hoạt động thực tập tốt
nghiệp đạt mức độ trung bình khá. Nhóm các biện pháp quản lý xây dựng
cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN được đánh giá ở mức độ thực hiện
khá tốt. Trong đó, các biện pháp “Xác định và xây dựng quan hệ đối tác
chiến lược của trường với cơ sở thực tập trong quản lý hoạt động TTTN”
và “Thành lập Ban chỉ đạo TTTN” có điểm đánh giá cao nhất, gần tiệm cận
mức tốt.
Nhóm các biện pháp thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động của các bộ
phận trong quản lý hoạt động TTTN có điểm đánh giá bình qn thấp hơn
so với các nhóm biện pháp quản lý hoạt động khác cũng như so với điểm
đánh giá bình quân chung.
15



Nhóm các biện pháp tổ chức nhân sự và sắp xếp nguồn lực quản lý hoạt
động TTTN được đánh giá khá cao. Trong đó, các hoạt động “Phân cơng
thành viên ban giám hiệu phụ trách quản lý TTTN” và “Chuẩn bị điều kiện
hỗ trợ cho hoạt động thực tập tốt nghiệp” được đánh giá gần tiệm cận với
mức thực hiện tốt.
3.3.4 Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn
đầu ra
Mức độ thực hiện các biện pháp quản lý trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt
động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra được đánh giá ở mức
trung bình. Biện pháp quản lý “Quyết định hình thức tổ chức thực tập tốt
nghiệp” được đánh giá có mức độ thực hiện yếu nhất, phần nào cho thấy
thực tế hiện nay các CSĐT vẫn còn lúng túng khi lựa chọn phương thức tổ
chức thực tập tốt nghiệp cho SV. Các biện pháp quản lý “Xây dựng quy
trình tổ chức thực hiện thực tập tốt nghiệp” và “Ban hành các quyết
định/quy định, văn bản tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp”
cũng được đánh giá thực hiện chưa tốt bằng các hoạt động khác.
3.3.5 Kiểm tra đánh giá trong quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo
tiếp cận chuẩn đầu ra
Kết quả cho thấy, mặc dù từ lâu công tác kiểm tra, đánh giá trong quản
lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đã quen thuộc với chủ thể quản lý hoạt
động thực tập tốt nghiệp của sinh viên nhưng mức độ thực hiện vẫn chưa
cao. Một số biện pháp quản lý có điểm đánh giá bình quân khá thấp như:
“Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện mục tiêu hoạt động thực tập tốt
nghiệp” và “Kiểm tra việc xây dựng cơ cấu tổ chức và quy định chức năng,
nhiệm vụ cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN”.
Các quy chế/quy định/tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của các
CSĐT đang thực hiện cho thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá cịn chung
chung, định tính, thiếu cụ thể và chưa mang đặc trưng ngành nghề đào tạo.
Khâu chuẩn bị cho hoạt động thực tập tốt nghiệp được chuẩn bị chu đáo tại

các CSĐT nhưng khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện
tại CSTT chưa hiệu quả: chưa thường xun, mang tính hình thức và thiếu
sự phối hợp giữa CSĐT với CSTT, chưa theo sát tiến trình của hoạt động
thực tập tốt nghiệp.
16


3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt
nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn
đầu ra
Nhìn chung, các yếu tố được đưa ra khảo sát đều có mức độ ảnh hưởng
nhất định đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD.
- Bốn yếu tố được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất đến
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD thuộc nhóm các
yếu tố chủ quan, bao gồm: “Chất lượng giảng dạy các học phần chuyên
môn nghiệp vụ”, “Các phương pháp và hình thức hướng dẫn, cách thức
đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp”; “Chương trình đào tạo”; và “Nhận
thức, trình độ, phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV hướng dẫn”.
3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu
ra
Bảng 3-2 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu
cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Nội dung quản lý
ĐTB
ĐLC
Phân cấp quản lý hoạt động TTTN
2,06
0,720

Xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
2,00
0,670
Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
2,29
0,744
Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp
2,11
0,705
Kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp
1,95
0,709
Trung bình chung
2,08
0,710
Mức độ đáp ứng của các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
so với yêu cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra chưa
cao. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng của các nội dung quản lý phù hợp,
nhất quán với những nhận định, đánh giá từ kết quả khảo sát thực trạng
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp. Các nội dung quản lý hoạt động
TTTN chưa đạt hiệu quả cao chủ yếu dựa vào trình độ, kinh nghiệm và thói
quen của các trường; sự cập nhật đổi mới trong công tác quản lý còn chậm,
chưa rõ nét; chất lượng thực tập tốt nghiệp của SV chưa được như mục tiêu,
mong muốn của các CSĐT và các đơn vị sử dụng lao động. Đổi mới quản
lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra, nâng cao hiệu quả và chất
lượng rèn luyện kỹ năng nghề cho SV ngành QTKD là vấn đề cấp thiết,
xuất phát từ những hạn chế trong hoạt động và các yêu cầu của xã hội, môi
trường kinh doanh, thế giới việc làm hiện nay.
17



Chương 4
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH
DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN
CHUẨN ĐẦU RA
4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp
Việc đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra dựa trên các nguyên tắc
sau đây: Bảo đảm tính mục tiêu; Bảo đảm tính hệ thống và kế thừa; Bảo
đảm tính thực tiễn; Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi.
4.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các
trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh
4.2.1 Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng
viên, cán bộ hướng dẫn và sinh viên về quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cán
bộ hướng dẫn và SV về vị trí, vai trị, tầm quan trọng của hoạt động thực
tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1. Lãnh đạo cơ sở đào tạo chỉ đạo thực hiện giải pháp và triển
khai trong nhà trường đối với cán bộ, giảng viên và SV.
Bước 2. Chỉ đạo các khoa, bộ môn chuyên ngành QTKD phổ biến
những nội dung cần thiết cho sinh viên các nhóm thực tập mà khoa mình
phụ trách để sinh viên có tâm thế tốt trước khi đến cơ sở thực tập.
Bước 3. Chỉ đạo các khoa, bộ môn chuyên ngành QTKD cử cán bộ
chuyên trách, giảng viên liên hệ các cơ sở tiếp nhận SV thực tập, phối hợp
các CSTT khảo sát tình hình thực tế, phổ biến cho sinh viên trước khi đến

cơ sở thực tập.
Bước 4. Lãnh đạo Khoa, bộ môn chuyên ngành phối hợp, đề nghị lãnh
đạo các CSTT chỉ đạo cán bộ hướng dẫn thực tập tại CSTT quán triệt chế
độ trao đổi thông tin với giảng viên hướng dẫn của CSĐT trong quá trình
tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên.
18


Bước 5. Chỉ đạo cán bộ hướng dẫn thực tập phổ biến kỹ tình hình, đặc
điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị cho sinh viên thực tập; nội quy, nhiệm
vụ thực hiện trong quá trình thực tập để sinh viên hoàn thành tốt các hoạt
động thực tập được giao.
4.2.2 Đổi mới xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành
quản trị kinh doanh dựa trên chuẩn đầu ra
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm đảm bảo cho hoạt động xây dựng
kế hoạch TTTN được thực hiện theo một quy trình khoa học, chặt chẽ, quy
củ, có chất lượng hơn, giúp cho hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD đáp ứng được các chuẩn đầu ra có liên quan của chương trình
đào tạo.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1. Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo thực hiện giải pháp và triển khai
trong nhà trường đối với các chủ thể quản lý hoạt động TTTN.
Bước 2. Phòng quản lý đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo tổng thể
hàng năm, từng học kỳ, làm căn cứ cho các hoạt động đào tạo cụ thể của
các khoa/bộ môn chuyên ngành.
Bước 3. Các khoa/bộ môn chuyên ngành xây dựng kế hoạch TTTN cho
sinh viên từng ngành trên cơ sở kế hoạch đào tạo tổng thể từng năm học,
từng học kỳ.
Bước 4. Xin ý kiến thẩm định và hồn thiện kế hoạch TTTN theo tiếp
cận CĐR đã hình thành và Ban hành kế hoạch để sử dụng.

Bước 5. Tổ chức thực hiện kế hoạch TTTN cho sinh viên theo tiếp cận
chuẩn đầu ra.
4.2.3 Điều chỉnh hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo hình
thức và quy trình phù hợp với yêu cầu chuẩn đầu ra
Mục tiêu của giải pháp là nhằm xây dựng, tổ chức và chỉ đạo hoạt động
thực tập tốt nghiệp theo hình thức và quy trình phù hợp với sự hình thành,
phát triển kỹ năng nghề nghiệp của SV ngành QTKD ở trường đại học và
đặc điểm hoạt động thực tập tốt nghiệp của ngành QTKD.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1. Cơ sở đào tạo thống nhất chủ trương và quan điểm tổ chức hoạt
động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo hình thức Phối hợp – Bán tập
trung.
19


Bước 2. Tổ chức xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý thực tập tốt
nghiệp cho sinh viên.
Bước 3. Tổ chức hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo hình
thức phối hợp với quy trình phù hợp được chuẩn hoá.
Bước 4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở thực tập trong quá trình tổ
chức, hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho sinh viên.
Bước 5. Phối hợp đánh giá kết quả thực tập của sinh viên; tiến hành sơ
kết, tổng kết thực tập, đề xuất biểu dương, khen thưởng, kỷ luật đối với cán
bộ, giáo viên và sinh viên thực tập.
4.2.4 Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh
viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Mục tiêu của giải pháp là nhằm xây dựng phương pháp kiểm tra đánh
giá thực tập tốt nghiệp toàn diện, khách quan, tin cậy theo khung năng lực
và chuẩn đầu ra, góp phần đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt
động thực tập tốt nghiệp, phù hợp với yêu cầu rèn luyện kỹ năng nghề cho

SV trong bối cảnh hiện nay, giúp cho việc đánh giá thực tập chính xác.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1. Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo đổi mới phương pháp kiểm tra,
đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp
cận chuẩn đầu ra.
Bước 2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, đánh giá nội dung
hoạt động thực tập tốt nghiệp, đánh giá Báo cáo tổng kết thực tập và Chuyên
đề tốt nghiệp/Khoá luận tốt nghiệp
Bước 3. Thực hiện nguyên tắc đánh giá theo khung năng lực và chuẩn
đầu ra (tích hợp 3 yếu tố: kiến thức, thái độ và kỹ năng).
Bước 4. Tổ chức chỉ đạo phối hợp thực hiện quy trình kiểm tra, đánh
giá kết quả thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo bộ tiêu chuẩn xác
định.
4.2.5 Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả thực tập tốt nghiệp và
quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Mục tiêu của giải pháp này là thông qua việc thực hiện đồng bộ một số
biện pháp quản lý khác, tạo hiệu ứng cộng hưởng về tác dụng của các biện
20


pháp, nhằm đảm bảo các điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Cách thực hiện giải pháp:
Bước 1. Ban giám hiệu chỉ đạo các Phòng, Ban, Khoa đào tạo phối hợp
rà soát, chỉnh sửa, xây dựng, hồn chỉnh các quy chế, quy trình, chương
trình đào tạo, chuẩn đầu ra các ngành đào tạo.
Bước 2. Đảm bảo các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất, tài liệu hỗ
trợ hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Bước 3. Xây dựng môi trường văn hóa học đường thân thiện gắn với

điều kiện của CSTT, khuyến khích tinh thần trách nhiệm trong cơng việc
của các thành viên tham gia tổ chức, thực hiện hoạt động thực tập tốt nghiệp
theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Bước 4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên, cán bộ
hướng dẫn thực hành - thực tập.
4.2.6 Quan hệ giữa các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
cho sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Để quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo
tiếp cận chuẩn đầu ra, đề tài đề xuất 5 giải pháp cơ bản, ngồi ra có thể tồn
tại những giải pháp khác tác động đến hiệu quả quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp nhưng chưa được đề cập đến trong luận án này. Mỗi giải pháp
được đề xuất có vị trí, vai trị và chức năng khác nhau nhưng chúng có mối
quan hệ khăng khít, tác động qua lại và hỗ trợ nhau nhằm nâng cao hiệu
quả công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
Ngoài mối liên hệ giữa mục đích - nội dung - phương pháp trong hệ giải
pháp, các giải pháp cịn có mối liên hệ chức năng trong khoa học quản lý.
Theo cách tiếp cận chức năng trong quản lý, có thể coi giải pháp 2 và 5
thuộc chức năng lập kế hoạch; giải pháp 1 và 3 thuộc chức năng tổ chức;
giải pháp 4 thuộc chức năng kiểm soát; các giải pháp 3 và 4 cũng đồng thời
cịn có chức năng lãnh đạo trong quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của
SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Quan hệ biện chứng giữa các
giải pháp thể hiện tính hệ thống, đồng bộ, nhằm đổi mới căn bản, toàn diện
và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành
QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
21


Các giải pháp có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau, hỗ trợ
cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau thành một hệ thống giải pháp đồng bộ thống

nhất. Do đó trong q trình thực hiện, chủ thể quản lý hoạt động thực tập
tốt nghiệp cần phải vận dụng, phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và đồng bộ các
giải pháp mới có thể đi đến sự thống nhất cao và đạt hiệu quả quản lý. Nếu
thực hiện riêng lẻ từng giải pháp thì hiệu quả quản lý sẽ khơng cao, chưa
mang lại tác dụng thiết thực. Tùy thuộc vào điều kiện của từng CSĐT, từng
thời điểm, và từng yêu cầu cụ thể để vận dụng các giải pháp.
4.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Thực hiện khảo sát ý kiến của tổng cộng 232 khách thể khảo sát là các
cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp, cán bộ
quản lý doanh nghiệp, cán bộ hướng dẫn thực tập tốt nghiệp của một số đơn
vị thường xuyên tiếp nhận SV thực tập tốt nghiệp.
Kết quả khảo sát về mức cần thiết cho thấy các giải pháp đề xuất được
các đáp viên đánh giá cao, chứng tỏ các giải pháp được đề xuất là cần thiết
cho việc quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD hiện
nay. Giải pháp “Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được
đánh giá là cần thiết nhất. Tiếp đến là giải pháp “Đảm bảo các điều kiện để
nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được xếp bậc 2.
Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp quản lý cũng ở mức
cao, điểm trung bình chung là 2,67, trong đó tất cả các biện pháp cũng đều
có điểm trung bình > 2,5. Giải pháp 4 “Đổi mới kiểm tra đánh giá hoạt động
thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận
chuẩn đầu ra” tiếp tục là giải pháp có tính khả thi cao nhất. Tiếp đến là các
giải pháp 2 “Đổi mới xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên
ngành quản trị kinh doanh dựa trên chuẩn đầu ra” và 5 “Đảm bảo các điều
kiện để nâng cao hiệu quả TTTTN và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được đánh giá khả
thi thứ hai.
Kiểm định tương quan Spearman cho thấy có sự tương quan thuận và

chặt chẽ giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất.
22


Như vậy có sự phù hợp cao giữa mức độ cần thiết và khả thi ở các giải pháp
quản lý, nghĩa là các giải pháp vừa có tính cần thiết vừa có tính khả thi cao.
4.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề
xuất
Tác giả lựa chọn thử nghiệm giải pháp 4 “Đổi mới kiểm tra đánh giá
hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo
tiếp cận chuẩn đầu ra”.
Kết quả thử nghiệm cho thấy điểm trung bình chung các kỹ năng của
sinh viên sau thử nghiệm được GVHD, CBHD cho điểm cao hơn so với
trước khi thử nghiệm ở tất cả các nội dung đánh giá. Điều này cho thấy SV
đã cải thiện được các kỹ năng nghề nghiệp, đặc biệt là các kỹ năng: Kỹ năng
quản lý thời gian và nguồn lực; Khả năng thực hiện các chức năng của nhà
quản trị; Khả năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề; Khả năng
nghiên cứu và khám phá kiến thức khoa học xã hội; và Kỹ năng làm việc
nhóm… Sinh viên tham gia thử nghiệm đã đánh giá cao giải pháp thử
nghiệm, cho rằng giải pháp thử nghiệm này góp phần nâng cao tính khách
quan, chính xác, công bằng trong đánh giá kết quả TTTN của sinh viên.
Như vậy, giải pháp thử nghiệm là hoàn toàn hợp lý và đã có ảnh hưởng
tốt đến hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD
theo tiếp cận chuẩn đầu ra. Các nội dung kiểm tra, đánh giá hoạt động thực
tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD đều được tổ chức bài bản, khoa học
hơn. Nếu duy trì thực hiện tốt các giải pháp đề xuất, hệ thống kỹ năng nghề
nghiệp của SV ngành QTKD sẽ liên tục được cải thiện, nâng cao và đáp
ứng tốt mục đích, yêu cầu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV
ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1.1. Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò chủ đạo trong việc rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV nói chung và SV ngành QTKD nói
riêng. Hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra là hệ thống
các hoạt động trong môi trường làm việc thực tế của sinh viên trước khi tốt
nghiệp dưới sự hướng dẫn của GVHD và CBHD tại cơ sở thực tập nhằm hệ
23


×