Tải bản đầy đủ (.doc) (184 trang)

Giao an NC 10 toan tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.08 KB, 184 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Ngày soạn: 16/8/2009


CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Phát biểu được các khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo,hệ quy chiếu.
- Lấy được ví dụ về tính tương đối của chuyển động


- Phân biệt được khoảng thời gian và thời điểm.
2. Kỹ năng:


- Biết cách xác định được thời gian bằng đồng hồ


- Biết cách xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một chất điểm trên hệ trục tọa độ.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



Hoạt động 1 (20 phút): Tìm hiểm các khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Lấy ví dụ về chuyển động cơ học trong thực tế
- Ghi nhớ khái niệm về chuyển động cơ


- Thảo luận trả lời câu hỏi của giáo viên:


+ Với các mốc khác nhau vật có thể coi là chuyển
động có thể coi là đứng yên


- Ghi nhớ về tính chất tương đối của chuyển động
- Ghi nhớ khái niệm về chất điểm


- Lấy ví dụ về chất điểm
- Ghi nhớ khái niệm quỹ đạo


- Thảo luận cả lớp trả lời câu hỏi C1, C2


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về chuyển động cơ
học.


- Thơng báo khái niệm về chuyển động cơ:


“ Chuyển động cơ là sự thay đổi vị trí của vật này
so với vật khác theo thời gian”


- Hỏi : Theo các em đang chuyển động hay đứng


n.


- Thơng báo về tính tương đối của chuyển động
- Thông báo về khái niệm chất điểm.


“ Vật có kích thứơc rất nhỏ so với phạm vi chuyển
động được coi là chất điểm”


- Yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về chất điểm
- Thơng báo về khái niệm quỹ đạo


“ Quỹ đạo là đường mà vật vạch ra trong không
gian”


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về quỹ đạo chuyển
động của chất điểm và trả lời câu hỏi C1,C2


Hoạt động 2 (15phút): Tìm hiều cách xác định vị trí của chất điểm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- thảo luận theo nhóm đưa ra phương án.


- Trả lời câu hỏi : Để xác định vị trí của một điểm
chúng t phải biết tọa độ của chúng.


- Đọc SGK tìm hiểu để xác định vị trí chất điểm ta
cần: + Một hệ trục tọa độ


- Đặt câu hỏi: Một cái xe chuyển động từ ND lên


HN làm thế nào để xác định vị trí của vật tại một
thời điểm bất kì.


- Đặt câu hỏi : Làm thế nào để xác định vị trí của
vật trong khơng gian trong tốn học


- u cầu học sinh đọc SGK trả lời: “ Làm thế nào
để xác định vị trí của một chất điểm trong không


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

+ Khi đó : x=OM
- Đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi
- Đọc SGK


- Trả lời câu hỏi : Hệ quy chiếu bao gồm:
+ Hệ toạ độ gắn với vật mốc


+ Đồng hồ và gốc thời gian.


gian”


- Yêu cầu học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi:
Thời điểm khác khoảng thời gian như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc SGK,


- Đặt câu hỏi :Thế nàolà hệ quy chiếu. Gồm những
yếu tố nào?


Hoạt động 3 (5phút): Tìm hiểu về chuyển động tịnh tiến


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Ghi nhớ về khái niệm chuyển động tịnh tiến
- Lấy ví dụ về chuyển động tịnh tiến và chuyển
động quay.


- Trả lời câu hỏi C4


- Thông báo về khái niệm chuyển động tịnh tiến
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ


- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C4


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
+ Các khái niệm


- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:


+ Kn: Chuyển động cơ, chất điểm, quỹ đạo, hệ quy
chiếu,


+ Cách xác định vị trí của vật


- Yêu cầu học sinh trả lời C1, C2 SGK
- Hướng dẫn về nhà:



+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK: C1,
+ Làm các bài tập SGK: C3


+ Ôn tập lại các nội dungvề khái niệm vận tốc
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………


Ngày soạn: 18/8/2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Phát biểu được khái niệm, tính chất của vectơ độ dời, véctơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời,
chuyển động thẳng đều


- Phân biệt được độ dời và quãng đường, độ dời; vận tốc, tốc độ.
- Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều


2. Kỹ năng:


- Vẽ được đồ thị của chuyển động thẳng đều
- Giải được những bài toán đơn giản.


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Một ống thủy tinh dài đựng một bọt khí để mơ tả chuyển động thẳng đều
- Một đồng hồ đo thời gian


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn lại các kiến thức về vận tốc đã học ở THCS
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi


Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi:


-Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểm khái niệm độ dời


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhớ lại công thức vận tốc đã học ở lớp8


- Đọc SGK phần 1a:


- Trả lời câu hỏi 1:


+ Độ dời là một đại lượng véc tơ.
+ Độ dời không phải là quãng đường
- Đọc SGK phần 1b


- Trả lời câu hỏi 2: Trong chuyển động thẳng thì:
x = x2 – x1


- trả lời câu hỏi 3: Độ dời có thể dương có thể âm,
có thể bằng không


- Trả lời câu hỏi C2


- Thảo luận theo nhóm phân biêt độ dời và quãng
đường


- Đặt vấn đề:


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần 1a


- Đặt câu hỏi 1: Thế nào là độ dời? Nó là đại lượng
vơ hướng hay đại lượng vec tơ? Độ dời có là
qng đường khơng?


-u cầu học sinh đọc SGK phần 1b:


- Đặt câu hỏi 2: Trong chuyển động thẳng thì độ


dời được xác định như thế nào?


- Đặt câu hỏi 3: Giá trị đại số của độ dời như thế
nào?Khi nào độ dời dương? Âm? Bằng không?


- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C2


- Yêu cầu học sinh phân biệt quãng đường và độ
dời.


Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểm khái niệm vận tốc trung bình và vận tốc tức thời


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK (đs)


- Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi


Giá trị vận tốc có thể âm có thể dương và có thể
bằng khơng


4. Vận tốc trung bình sẽ bằng tốc độ trung bình
khi vật chuyển động thẳng theo chiều dương.


- Yêu cầu học sinh Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
1. Vận tốc trung bình là gì? Phân biệt giữa vận tốc
trung bình và tốc độ trung bình


2. Vận tốc tức thời là gì? Phân biệt với tốc độ tức
thời?



3. Nêu đặc tính chất của vận tốc


3. Vận tốc trung bìnhsẽ có giá trị bằng tốc độ trung
bình khi nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài


- làm bài C4 tại lớp


- Ghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:


+ Khái niệm độ dời, vận tốc trung bình và vận tốc
tức thời.


+ Phân biệt quãng đường và độ dời?


+ Phân biệt giữa vận tốc trung bình và tốc độ trung
bình


- Yêu cầu học sinh làm bài C4 SGK
- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài


+ Trả lời các câu hói SGK: 1, 2, 3, 4
+ Làm các bài tập SGK1, 2,3


+ Làm các bài tâp SBT


+ Ôn tập lại các nội dung: khái niệm về chuyển
động thẳng đều đã học ở lớp 8


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 20/8/2009


Tiết 3: VẬN TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG THẲNG. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU (Tiết 2)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Phát biểu được khái niệm, tính chất của vectơ độ dời, véctơ vận tốc trung bình, véc tơ vận tốc tức thời,
chuyển động thẳng đều


- Phân biệt được độ dời và quãng đường, độ dời; vận tốc, tốc độ.
- Biết cách thiết lập phương trình chuyển động thẳng đều


2. Kỹ năng:



- Vẽ được đồ thị của chuyển động thẳng đều
- Giải được những bài toán đơn giản.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Một ống thủy tinh dài đựng một bọt khí để mơ tả chuyển động thẳng đều
- Một đồng hồ đo thời gian


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Học lại khái niệm về chuyển động thẳng đều ở THCS
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:khá)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Học sinh lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập


- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi:


+ Phân biệt giữa độ dời và quãng đường


+ Phân biệt vận tốc và tốc độ


+ Làm các bài tập 4 (tr 17 SGK)
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Nhắc lại khái niệm về chuyển động thẳng đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK


- Trả lời câu hỏi : Chuyển động thẳng đều là
chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc
tực thời khơng đổi


- Yêu cầu học sinh Đọc SGK


- - Đặt câu hỏi : Thế nào là chuyển động thẳng đều


Hoạt động 3 (5phút): Lập phương trình của chuyển động thẳng đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK


- thảo luận theo nhóm : Xây dựng cơng thức của
chuyển động thẳng đều


+ Tổng quát: x = x0 + v (t – t0 )


+ Khi chọn sao cho t0 = 0: x = x0 + v.t



- Yêu cầu học sinh Đọc SGK


- Đặt câu hỏi : Xây dựng phương trình của chuyển
động thẳng đều?


Hoạt động 4 (15phút): Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm vẽ đồ thị của vận tốc
+ v = hằng số  t


+ Đồ thị là đường song song với 0t
- Vẽ đồ thị của tọa độ theo thời gian:


- Vẽ đồ thị vận tốc:


+ Hàm của vận tốc theo thời gian
+ Dạng của đồ thị


+ Các trường hợp có thể xảy ra
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6
- Vẽ đồ thị tọa độ theo thời gian:
+ tọa độ là hàm bậc mấy theo thời gian
+ Dạng của đồ thị


+ Các trường hợp có thể xảy ra


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

-



IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài


- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:
+ Khái niệm về chuyển động thẳng đều


+ Phương trình và đồ thị của chuyển động thẳng
đều


- Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4
SGK tr 16


- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK: từ bài 1 - 8
+ Làm các bài tập SGK


+ ơn tập lại cơng thức tính vận tốc
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………


……….


Ngày soạn: 25/8/2009


Tiết 4: KHẢO SÁT CHUYỂN ĐỘNG THẲNG
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nêu được mục đích của việc khảo sát chuyển động thẳng là đi tìm hiểu được đặc tính nhanh, chậm của
chuyển động


- Nêu được cơ sở lý thuyết của việc đo vận tốc
2. Kỹ năng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

- Biết cách sử lí kết quả đo và vẽ đồ thị
- Biết cách rút ra nhận xét từ đồ thị
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị đồ dung thí nghiệm thực hành: Xe lăn, đồng hồ cần rung, máng chạy, băng giấy
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn lại cơng thức tính vận tốc


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC



Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời của bạn


-Đặt câu hỏi:


+ Thế nào là chuyển động thẳng đều?


+ Vẽ đồ thị vận tốc và tọa độ của chuyển động
thẳng đều?


+ Viết công thức tính vận tốc tức thời trong
chuyển động thẳng đều?


-Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Nắm được mục đích của thí nghiệm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và nắm được cách nghiên cưu một chuyển
động thẳng là dựa vào phương trình hoặc đồ thị
của tọa độ, vận tốc


- Trả lời câu hỏi : Muốn khảo sát một chuyển
động ta có thể đi xác định tọa độ hoặc vận tốc rồi


vẽ đồ thị của chúng.


- Thơng báo: Để xác định vị trí của vật ta xác định
vị trí, để nghiên cưu một chuyển động thẳng ta có
thể căn cứ vào đồ thị tọa độ, hoặc vận tốc.


- ĐVĐ: Khảo sát một chuyển động thẳng ta cần
phải làm những gì?


Hoạt động 3 (5phút): Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi : Cần
+ vật cần xác định


+ Đồng hồ
+Thước đo


+ Đường ray để nó chạy thẳng


- Nghe và tìm hiểu cấu tạo của từng dụng cụ


- Hỏi: Để khảo sát một chuyển động thẳng ta cần
dụng cụ gì?


- Giới thiệu từng dụng cụ:
+ Xe chạy: Vật cần nghiên cứu
+ Đồ hồ cần rung: Đo thời gian
+ Băng giấy: Xác định quãng đường


+ Máng chạy: Để giữ cho xe chạy thẳng


Hoạt động 4 (10phút): Tiến hành thí nghiệm và lấy kết quả


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


- Nghe thống nhất


- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm và lập bảng giá
trị


- Thống nhât các bước làm:
+ Bố trí thí nghiệm


+ Tiến hành thí nghiệm


+ Đo xác định tọa độ của nó qua băng giấy


- Giám sát quá trình tiến hành thí nghiệm của học
sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Hoạt động 5(15phút): Xử lí kết quả và nhận xét


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhận nhiệm vụ của nhóm


- Thảo luận theo nhóm: Vẽ đồ thị vận tốc và đồ thị
vận tốc



- trả lời câu hỏi : Chuyển động của chiếc xe không
phải là chuyển động thẳng đều


- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Vẽ đồ thị tọa độ,
vận tốc? Rút ra nhận xét


- Lấy kết quả chuẩn ghi lên bảng


- Hỏi: Từ kết quả thí nghiệm rút ra nhận xét gì?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- trả lời câu hỏi :


Khảo sát một chuyển động ta có thể xác định tọa
độ và vận tốc của vật và cịn rút ra được tính chất
của chuyển động


- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Hỏi: Khảo sát một chuyển động ta biết được
những gì?


- Hướng dẫn về nhà:


+Hồn thành báo cáo thí nghiệm
+ Làm các bài tập 1, 2 SGK



+ Ơn lại cơng thức vận tốc và chuyển động thẳng
đều.


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………


Ngày soạn: 28/8/2009


Tiết 5: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nhớ được ý nghĩa và khái niệm của vectơ gia tốc


- Phát biểu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều và từ cơng thức tính vận tốc theo thời
gian


- Nêu được mối quan hệ giữa dấu của gia tốc và dấu của vận tốc trong chuyển động nhanh dần và chuyển
động chậm dần


2. Kỹ năng:


- Biết cách vẽ được đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Giải được các bài toán đơn giản liên quan tới gia tốc


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại khái niệm vận tốc và chuyển động thẳng đều
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời của bạn


-Đặt câu hỏi :


+ Thế nào là chuyển động thẳng đều?


+ Vẽ đồ thị của chuyển động thẳng đều: tọa độ và
vận tốc?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Suy nghĩ trả lời câu hỏi


- Nghe và ghi nhớ ý nghĩa của gia tốc


- ĐVĐ:


- Thơng báo: Ý nghĩa của đại lượng gia tốc kí hiệu
là a


“ Đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến đổi nhanh
hay chậm của vận tốc gọi là gia tốc (a)”


Hoạt động 3 (10phút): Tìm hiểu khái niệm gia tốc


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm giải bài tốn
<


xe 2 tăng tốc nhanh hơn xe 1


- Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi :


- Thảo luận theo nhóm tương tự như vận tốc và tốc
độ, gia tốc tức thời được xác định bằng:





t
Δ


v
Δ
=


a (t rất nhỏ)


- Đọc bài toán:


- Vây căn cứ vào đại lượng


t
Δ


v
Δ


ta có thể biết
được sự biến đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
- Nêu định nghĩa gia tốc? Và đặc điểm của gia tốc?
Đơn vị của gia tốc?


- Vậy gia tốc tại một thời điểm tức thời được xác
định như thế nào?


- Gia tốc tức thời cũng là một đại lượng vectơ có
phương là phương của quỹ đạo chuyển động, giá
trị bằng



t
Δ


v
Δ
=
a


Hoạt động 4 (5phút): Nắm được khái niệm về chuyển động thằng đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Lấy ví dụ thêm và phân tích


Thảo luận theo nhóm và Trả lời câu hỏi:
- Vẽ đồ thị của gia tố


- Lấy ví dụ và phân tích : Cho một viên bi lăn
xuống một máng nghiêng thì ta thấy vận tốc của
xe tăng dần như nhau trong những khoảng thời
gian bằng nhau. Người ta gọi đó là chuyển động
thẳng biến đổi đều.


- Đặt câu hỏi : Thế nào là chuyển động thẳng biến
đổi đều?


- Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị gia tốc của chuyển
động thẳng biến đổi đều?



</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên
- Thảo luận theo nhóm lập cơng thức của vận tốc


của chuyển động thẳng biến đổi đều.
v = v0 + a (t – t0)


- Trả lời câu hỏi:


+ a.v > 0 chuyển động nhanh dần đều
+ a.v < 0 chuyển động chậm dần đều
- Vẽ đồ thị


- Yêu cầu học sinh lập công thức của vận tốc theo
thời gian.


- Đặt câu hỏi : Từ biểu thức của vận tốc em có
nhận xét gì về dấu của vật tốc và gia tốc trong
chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều.?
- Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị của vận tốc


- Thông báo: Dựa vào đồ thị ta thấy


IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài


- Nghi lại hướng dẫn về nhà



- Nêu lại các nội dung chính của bài:
- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK


+ Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4, 5
+ Ôn tập lại các nội dung:


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………..


Ngày soạn:28/8/2009


Tiết 6: PHƯƠNG TRÌNH CỦA CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Viết được phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
- Viết được mối liên hệ giữa độ dời, vận tốc, gia tốc


- Biết được dạng của đồ thị chuyển động thẳng biến đổi đều là đường Parabol
2. Kỹ năng:


- Áp dụng được các cơng thức để tính, giải những bài tập đơn giản


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn lại đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều, mối quan hệ giữa đồ thị vận tốc và quãng đường
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi


+ Chuyển động thẳng biến đổi đềulà chuyển động
thẳng biến đổi có vec tơ gia tốc tức thời khơng đổi
theo thời gian


+ Công thức:


- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi


+ Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều
+ Viết công thức tính vận tốc theo thời gian, nói rõ


quy ước dấu


+ Vẽ đồ thị của vận tốc theo thời gian
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (15 phút): Viết được phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Suy nghĩ và ghi tiêu đề


- Tóm tắt, vẽ hình


- Thảo luận theo nhóm
- Đọc SGK


- Nghe và biến đổi theo
- Trả lời câu hỏi :


- Thảo luận theo nhóm: các trường hợp có thể xảy
ra là:


+ Trường hợp riêng:
- Trả lời câu hỏi C1 SGK


- Thảo luận theo nhóm : Vẽ đồ thị


- ĐVĐ:


- Đọc bài toán: Xét một vật chuyển động nhanh
dần đều với gia tốc a. Tại thời điểm ban đầu t0 vật


đang có vận tốc v0 và đang đi qua toạ độ x0. Hãy
xác định tọa độ của vật tại một thời điểm bất kỳ?
- Yêu cầu học sinh đọc SGK


- Tóm tắt lại cách xây dưng trong SGK


- Hỏi: Vậy trong trường hợp tổng quát phương
trình của chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?
- Nhắc lại về quy ước dấu của các đai lượng có
trong biểu thức


- Hỏi: Xét các trường hợp riêng có thể xảy ra?
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 SGK


- Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị tọa độ của chuyển
động thẳng đều.


Hoạt động 3 (15phút): Thiết lập mối quan hệ giữa độ dời, vận tốc và gia tốc.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Suy nghĩ và viết tiêu đề


- Suy nghĩ hướng biến đổi là khử thành phần t
- Thảo luận theo nhóm


- Trả lời câu hỏi : Để đưa độ dời về quãng đường
thì ta phải chọn chiều dương trung với chiều
chuyển động khi đó ta có : S = x và



- Thảo luận theo nhóm cả lớp và trả lời câu hỏi


o


- ĐVĐ: ta đã có trong chuyển động thẳng các đại
lượng v, a, x đều xác định qua t vậy có mối quan
hệ nào giữa v, a, x mà không phụ thuộc vào t hay
không?


- Yêu cầu học sinh thiết lập mối quan hệ giữa vận
tôc, gia tốc, độ dời trong trường hợp tổng quát?


- Thơng báo trong thực tế nhiều khi chúng ta phải
tính qng đường mà ở đây chỉ có cơng thức độ
dời vậy làm thế nào để đưa độ dời về quãng
đường?


- Xét khi chiều chuyển động trùng với chiềương
thì quãng đường được xác định như thế nào?
- Hỏi : Các trường hợp riêng có thể xảy ra?
- Tổng kết lại các công thức


IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Nghi lại hướng dẫn về nhà


+ Phương trình, đồ thị của chuyển động thẳng đều
+ Các công thức liên hệ



- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK: 1,2
+ Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4
+ Làm các bài tâp SBT


+ Suy nghĩ: Muốn nghiên cứu một chuyển động thẳng
ta cần đi nghiên cứu những gì để kết luân?


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………..


<i><b>Ngày soạn: 04/9/2009</b></i>


Tiết 7: BÀI TẬP
A. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ôn tập lại các kiến thức về chuyển động thẳng đều, biến đổi đều


- Nắm được phương pháp giải bài tập liên quan đến các chuyển động của chất điểm: Lập phương trình, vẽ
đồ thị, xác định quãng đường chuyển động



2. Kỹ năng:


- Vận dụng được để giải các bài tập liên quan tới chuyển động
B. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức đã học về chuyển động thẳng đều, thẳng biến đổi đều
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi:


+ Các học sinh trả lời câu hỏi vào giấy nháp:


- Đặt câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

+ Gọi một học sinh lên bảng viết và trả lời các câu
hỏi liên quan


- Nhận xét câu trả lời của bạn



thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều?
+ Vẽ đồ thị vận tốc và đồ thị toạ độ của chuyển
động thẳng biến đổi đều ?


-Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (10 phút): Nắm các bước để lập được phương trình chuyển động, quãng đường


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm để trả lời câu hỏi - Yêu cầu học sinh thảo luận để trả lời câu hỏi


+ Câu 1: Muốn lập được phương trình chuyển động ta
phải làm những gì và vận dụng công thức nào?


+ Câu 2: Hãy nêu những bước để lập được phương
trình.


+ Câu 3: Từ phương trình chuyển động chúng ta sẽ xác
định được những gì?


+ Câu 4: Muốn xác định quãng đường ta phải áp dụng
cơng thức nào? Phải làm những gì?


Hoạt động 3 (25phút): Vận dụng vào để giải các bài tập liên quan


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề
- Tóm tắt đề bài
- Vẽ hình minh họa



- Thảo luận theo nhóm suy nghĩ hướng giải
2. Để lập được phương trình chuyển động
+ Chon hệ quy chiếu


+ Xác định giới hạn thời gian
+ Xác định giới hạn toạ độ
+ Lập phương trình


3. Xác định vị trí và thời điểm thay x hoặc t vào
phương trình phù hợp


4. Vẽ dồ thị


- Từng học sinh lên trình bày bảng
- Dưới trình bày bảng


Bài tập 1: (Chuyển động của thang máy)


Một chiếc thanh máy chuyển động đi lên chia làm
3 giai đoạn


Giai đoạn đầu: Chuyển động thẳng nhanh dần đều
với gia tốc a1 = 2m/s2<sub> trên đoạn đường là 25m</sub>
Giai đoạn 2: Chuyển động thẳng đều trong vòng
5s


Giai đoạn cuối: Chuyển động thẳng chậm dần đều
với gia tốc a2 = 2m/s2<sub> cho tới khi </sub>



1. Hãy xác định quãng đường và vận tốc trung
bình của thang máy trong từng giai đoạn, trong cả
các quá trình chuyển động


2. Lập phương trình chuyển động của thanh máy
3. Xác định vị trí của thang máy lúc 2s, 6s, 11s kể
từ lúc thang máy bắt đầu khởi hành


4. xác định lúc mà thanh máy đi lên được 20m,
30m, 50m


5. Hãy vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của thang
máy.


- Yêu cầu học sinh vẽ hình, tóm tắt, suy nghĩ
hướng giải


- Gọi từng học sinh lên bảng trình bày
- Nhận xét những sai sót của học sinh


IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:
+ Nhớ lại được các cơng thức cần áp dụng



+ Nắm được phương pháp giải các bài tập liện
quan.


- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Làm các bài tâp SBT:


+ Ôn tập lại các nội dung: Chuyển động thẳng
nhanh dần đều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

D. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………
………
………
………
……….


Ngày soạn: 06/9/2009


Tiết 8: SỰ RƠI TỰ DO
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được nguyên nhân của sự rơi nhanh hay rơi chậm của chuyển động rơi trong khơng khí


- Nêu được khái niệm rơi tự do


- Phát biểu được đặc điểm của sự rơi tự do
- Nhớ được các công thức của sự rơi tự do
2. Kỹ năng:


- vận dụng để giải các bài toán liên quan
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: hịn đá, chiếc lá, 2 tờ giấy, ống Niu tơn
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức của chuyển động thẳng biến đổi đều.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi :



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên
- Trả lời câu hỏi : Rơi là chuyển động đi xuống do


trọng lực với vận tốc ban đầu bằng khơng.


- Quan sát thí nghiệm : Hịn đá rơi nhanh hơn vì
hịn đá nặng hơn


- Quan sát thí nghiệm : Tờ giấy vo viên rơi nhanh
hơn vì có sức cản khơng khí


- Vậy khi rơi trong khơng khí các vật khác nhau sẽ
rơi nhanh chậm khác nhau và so sức cản củakhơng
khí. Nếu khơng có khơng khí thì các vật sẽ rơi
giống nhau.


- Đặt câu hỏi : thế nào là rơi? Vì sao? Phân biệt
giữa ném xuống và rơi? Ví dụ?


- Tiến hành thí nghiệm : Cho hòn đá và tờ giấy rơi
cùng một lúc yêu cầu học sinh quan sát xem vật
nào rơi nhan hơn?


- Thông báo: Vậy trongkhơn gkhí các vật rơi
nhanh chậm khác nhau. Vì sao?


- Tiến hành thí nghiệm : Cho hai tờ giấy : một để
phẳng, một vo viên rơi



- Hỏi: vật nào rơi nhanh hơn? Vì sao?


- Hỏi: vậy vì sao các vật trongkhơng khí lại rơi
nhanh chậm khác nhau? Nếu khơng có khơng khí
các vật sẽ rơi như thế nào?


- Và khi đó nguời ta gọi sự rơi khơng có khơng khí
(chân khơng) là sự rơi tự do


Hoạt động 3 (5phút): Tìm hiểu thế nào là sự rơi tự do


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK


- Trả lời câu hỏi : Sự rơi tự do là sự rơi của một
vật chỉ dưới tác dụng của trọng lực.


- Lấy ví dụ minh họa cho chuyển dộng rơi tự do
- trả lời câu hỏi : Các vật khác nhau khi rơi tự do
thì giống nhau.


- Yêu cầu Đọc SGK


- Hỏi: vậy thế nào là sự rơi trong chân khơng?
Trong thực tế khi nào chúng ta có thể coi một vật
rơi là một vật rơi do tự do?


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về sự rơi tự do.



- Hỏi các vật khác nhau khi rơi tự do có như nhau
khơng? Vì sao?


Hoạt động 3 (20phút): Các đặc điểm của chuyển động rơi tự do


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm : dự đốn đặc điểm của
chuyển động rơi tự do


+ Phương, chiều: Thẳng đứng, hướng xuống dưới,
+Chuyển động thẳng nhanh dần đều


- Thảo luận theo nhóm đưa ra phương án thí
nghiệm


- Quan sát thí nghiệm


- Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Nghe


- Xác định gia tốc của chuyển động rơi tự do từ thí
nghiệm


- Yêu cầu học sinh thảo luận: Dự đoán các đặc
điểm của chuyển động rơi tự do


+ Phương, chiều
+ Tính chất



- Tiến hành thí nghiệm :


- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận


- Thông báo: Bằng thí nghiệm người ta thấy ở
cùng một nơi và ở gần mặt đất các vật rơi với cùng
một gia tốc. g = 9,8m/s2


Hoạt động 4 (5phút): Xây dựng các cộng thức của chuyển động rơi tự do


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm Xây dựng cơng thức: - Yêu cầu học sinh xây dựng các công thức của
chuyển động rơi tự do: Quãng đường, vận tốc, vật
tốc chạm đất.


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài - Nêu lại các nội dung chính của bài:
+ Khái niệm sự rơi tự do


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Hướng dẫn trả lời các câu hỏi: C1, C2, C3 SGK
- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK



+ Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4


+ Làm các bài tâp SBT: 1.20, 1.21, 1.22, 1.23
+ Ôn tập lại các nội dung:


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………...


Ngày soạn: 10/9/2009


Tiết 9: BÀI TẬP VỀ CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hệ thống lại được các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều


- Nắm được phương pháp giải các bài toán liên quan tới phương pháp chuyển động ném
2. Kỹ năng:


- Vận dụng vào để giải các bài tập liên quan
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên



- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị những câu hỏi trắc nghiệm để học sinh làm quen
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các công thức của chuyển động thẳng biến đổi đều
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi :


+ Thế nào là chuyển động rơi tự do? Nêu những
đặc điểm của sự rơi tự do?


+ Viết các công thức đã học liên quan tới chuyển
động thẳng biến đổi đều?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (10 phút): Tổng kết lại những công thức đã học


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

động thẳng biến đổi đều công thức đã học về chuyển động thẳng nhanh dần
đều.


- Bổ sung những cơng thức cịn thiếu
- Nhắc qua về chuyển động rơi tự do:


Đó là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia
tốc g


- Thông báo về những chuyển động theo phương
thẳng đứng (Chuyển động ném thẳng đứng)


Khi chuyển động ném theo phương thẳng đứng thì
vật vẫn chuyển động với gia tốc rơi tự do là g
- Lấy ví dụ minh họa:


+ Ném viên đá lên
+ Ném viên đá xuống
Hoạt động 3 (25phút): Giải bài tập về chuyển động ném


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- 1học sinh đứng tại chỗ đọc và tóm tắt đề
- 1 Học sinh mơ tả lại hiện tượng


Bài 1:
Tóm tắt
h0 = 5m
v0 = 4m/s



1. Viết phương trình chuyển động
2. Vẽ đồ thị


3. Chuyển động của vật có hai giai đoạn
+ AM: Chậm dần đều


+ MD: Nhanh dần đều


4. Vận tốc của vật khi chạm đất:
V2 = _10,6m/s


- Thảo luận theo nhóm đưa ra những công thức để
áp dụng


( )

<sub>0</sub>


0


t

+v=

t_ta



v



( )( )


2



t_ta


+t_tv+


x=x



2


0



00


0



- 1học sinh lên bảng trình bày lời giải các học sinh
khác trình bày lời giải vào trong vở


- Vẽ đồ thị


- Dựa vào độ thị để nhận xét


- Nêu phương hướng để giải bài toán mở rộng


Chữa bài tập 1:


- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tóm tắt


- Yêu cầu một học sinh đứng tại chỗ mô tả lại
chuyển động của hòn đá, nêu rõ tính chất của
chuyển động ném đó


- Yêu cầu học sinh nêu ra những công thức để áp
dụng?


- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng trình bày lời giải về
lập phương trình


- Vẽ đồ thị


- Yêu cầu học sinh nhìn vào đồ thị để nhận xét về
chuyển động.



Mở rộng bài toán


- Giải bài tập trên trong trường hợp ném xuống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Nêu sự khác nhau của hai hiện tượng


IV. C NG C VÀ H

ƯỚ

NG D N V NHÀ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
+


+
+


- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:


+ Chuyển động ném lên hay ném xuống, rơi tự do
đều có gia tốc là g


- Hướng dẫn về nhà:


+ Làm các bài tập SGK: 1, 2,3,4.5
+ Làm các bài tâp SBT


+ Ôn tập lại các nội dung:


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………


Ngày soạn: 12/9/2009


Tiết 10: CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU. VẬN TỐC GÓC VÀ TỐC ĐỘ GÓC
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Biết được phương của vectơ vận tốc tức thời trong chuyển động cong
- Phát biểu được định nghĩa chuyển động tròn, từ đó biết cách tính tốc độ dài
- Phát biểu được ý nghĩa của của tốc độ dài


- Biết được mối quan hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc
- Phát biểu được định nghĩa chu kỳ hoặc tần số
2. Kỹ năng:


- Vận dụng vào để giải các bài tập liên quan
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
2.Học sinh:



- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại định nghĩa vận tốc tức thời


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời


- Đặt câu hỏi :


+ Nêu ý nghĩa và công thức của vận tốc tức thời?
+ Mối quan hệ giữa vận tốc tức thời và tốc độ tức
thời


+ Đổi đơn vị từ độ ra rađian.
- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểm về vận tốc trong chuyển động cong


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Nắm được phương pháp chung: chia ra những
đoạn có nhiều khoảng nhỏ



- Xây dựng về phương của vectơ của vận tốc trong
chuyển động cong.


+ Xét trong một khoảng thời gian t rất nhỏ
+ Áp dụng công từ công thức:


t
Δ


s
Δ
=
v


=> Vận tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo
cong.


Hoạt động 3 (5 phút): Nắm được khái niệm chuyển động tròn và đặc điểm của vận tốc độ dài


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và ghi lại khái niệm về chuyển động trịn
đều


- Thảo luận theo nhóm đưa ra các đặc điểm của
vectơ vận tốc của chuyển động tròn đều.


- Thơng báo khái niệm của chuyển động trịn:
“ Chuyển động tròn là đều khi chất điểm đi được


trong những cung trịn có đơ dài bằng nhau trong
những khoảng thời gian bằng nhau tùy ý”


- Vậy em có nhận xét gì về đặc điểm của vận tốc
trong chuyển động tròn đều?


Hoạt động 4 (25 phút): Nắm được các đại lượng và các mối quan hệ của chuyển động thẳng tròn đều.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK
- Trả lời câu hỏi :


+ Chu kỳ là khỏang thời gian để vật đi được một
vịng


+ Tần số là số vịng nó đi được trong một giây.
+ Tốc độ góc là góc mà bán kính quét được trong
vòng 1 giây.


+


- Trả lời câu hỏi 2: Các mối quan hệ


- Trả lời câu hỏi 3:
Đối với kim giây:


- Yêu cầu học sinh đọc SGK



- Đặt câu hỏi : Thế nào là chu kì? Tần số? Tốc độ
góc?


- Đặt câu hỏi 2: Thiết lập mối quan hệ giữa các đại
lượng T, f, , v.


- - Đặt câu hỏi : Dựa vào các mối quan hệ và định
nghĩa đó để xác định các đại lượng của đầu kim
phút, kim giờ, kim giây(R = 10cm).


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
+ Chuyển động tròn đều


+ Các đại lượng của chuyển động tròn đều
- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:
+ Định nghĩa chuyển động trịn đều?
+ Các đại lượng của chuyển động tròn đều?
- Hướng dẫn về nhà:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK:1,2,3,4
+ Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3
+ Ôn tập lại định nghĩa gia tốc.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:



………
………
………
……….


Ngày soạn: 14/9/2009


Tiết 11: GIA TỐC TRONG CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Giải thích được vì sao trong chuyển động trịn đều lại có vectơ gia tơc
- nắm được các đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều
2. Kỹ năng:


- Vận dụng vào để giải các bài tập liên quan
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


-1 học sinh lên bảng
- Trả lời câu hỏi
t câu trả lời của bạn


- Gọi 1 học sinh lên bảng
- Đặt câu hỏi:


1. Thế nào là chuyển động trịn đều?
2. Chu kì là gì? Tần số là gì?


3. Mối liên hệ giữa chu kì và tấn số? Giữa tốc độ
dài và tốc độ góc?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu phương chiều của vectơ gia tốc trong chuyển động tròn đều


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Vì chuyển động trịn vectơ vận tốc chỉ khơng đổi
về độ lớn còn thay đổi về phương chiều nên vectơ
vận tốc vẫn thay đổi có gia tốc


Trả lời câu hỏi :


t
Δ



v
Δ
=
a
-


- Nghe


- Nhận xét: Gia tốc của chuyển động tròn đều
hướng vào tâm


- Ghi chép


- Hỏi: Chuyển động trịn đều có gia tốc khơng vì
sao?


- Hỏi: Viết cơng thức gia tốc ?


- Hỏi: Hãy xây dựng công thức tính gia tốc?
- Xây dựng cơng thức:


- Hỏi : Rút ra nhận xét gì về phương chiều của gia
tốc?


- Thơng báo: Vì gia tốc của chuyển động trịn đều
có phương hướng tâm nên người ta cịn gọi gia tốc
đó là gia tốc hướng tâm


Hoạt động 3 (15phút): Xây dựng cơng thức tính gia tốc



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Theo dõi


- Tổng hợp lại các công thức:


- Thông báo: để tính được độ lớn của gia tốc
chúng ta phải xác định được


t
Δ


v
Δ


- Xây dựng:


OAB đồng dạng với M’MN


=> aht = v2<sub>/r</sub>


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi
- Trả lời câu hỏi



- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Yêu cầu học sinh liệt kê các công thức của
chuyển động tròn đều


- Yêu cầu học sinh xác định các đại lượng của
chuyển động tròn đều của đầu kìm giây của đồng
hồ có chiều dài 15cm?


- Hướng dẫn về nhà:


+ Làm các bài tập trong SGK


+ Xác định các đại lượng của chuyển động tròn
đều của Trái Đất quanh mặt trời.


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>


Ngày soạn: 16/9/2009


Tiết 12: TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG.
CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC



I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Nêu được chuyển động và các đại lượng của chuyển động trịn đều có tính chất tương đối
- Viết được công thức cộng vận tốc


2. Kỹ năng:


- Áp dụng vào giải được các bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối
2.Học sinh:


- Ôn tập lại bài đầu tiên.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- 1 học sinh lên bảng
- trả lời câu hỏi :


- Nhận xét câu trả lời của bạn



- Gọi 1 học sinh TB lên bảng
- Đọc câu hỏi:


1. Nêu các đặc điểm củavectơ gia tốc trong chuyển
động tròn đều?


2. Thế nào là chuyển động cơ? Chuyển động cơ có
tính chất gì? Lấy ví dụ?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểm các đại lượng có tính chất tương đối của chuyển động


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Lấy ví dụ - Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về quỹ đạo chuyển


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Chuyển động có tính chất tương đối nên: quỹ
đạo,vận tốc, tọa độ, gia tốc đều có tính chất tương
đối.


- Có những đại lượng cótính chất tương đối?
- Yều cầu học sinh Đọc SGK


Hoạt động 3 (15 phút): Xây dựng công thức cộng vận tốc


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và ghi



- Nghe và ghi chép


- Lấy ví dụ thêm
- Trả lời câu hỏi
- Đọc SGK


- Trình bày qúa trình xây dựng cơng thức


- Phát biểu: “ Tại mỗi thời điểm, vận tốc tuyệt đối
bằng tổng vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo”


- Thông báo về tên gọi của hệ quy chiếu:
+ Hệ quy chiếu chuyển động


+ Hệ quy chiếu đứng yên


- Thông báo về tên gọi của vận tốc:


+ Vận tốc so với hệ quy chiếu đứng yên: vận tốc
tuyệt đối


+ Vận tốc so với hệ quy chiếu chuyển động: Vận
tốc tương đối


+ vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ
quy chiếu đứng yên gọilà vận tốc kéo theo.


- Lấy ví dụ về tính tương đối của vận tốc.



- Yêu cầu học sinh gọi tên các vận tốc ở trong ví
dụ


- Yêu cầu học sinh đọc SGK


- Hỏi nêu mối quan hệ giữ vận tốc tuyệt đối, vận
tốc tương đối và vận tốc kéo theo?


- Cho bài toán minh họa:


- Yêu cầu học sinh phát biểu thành lời biểu thức
Hoạt động 4(10phút): Bài tập vận dụng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- ĐỌc đề tóm tắt và vẽ hình


- ÁP dụng cơng thức
- Trình bày lời giải


- u cầu học sinh đọc đề
-Tóm tắt đề và vẽ hình


- u cầu học sinh viết công thức
- Xây dựng công thức


-Hướng dẫn cách thức khử dấu vectơ:
+ Bình phương


+ Dùng hình học


+ Chiếu


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
- Nghi lại hướng dẫn về nhà


- Nêu lại các nội dung chính của bài:
+ Cơng thức cộng vận tốc


+ Các tên gọi của vận tốc


+ Hướng dẫn học sinh nhớ được công thức cộng
vận tốc.


- Hướng dẫn về nhà:


+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK 1 2, 3
+ Làm các bài tập SGK: 1, 2, 3, 4
+ Ôn tập lại nội dung của toàn chương?
V. RÚT KINH NGHIỆM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

………
………
………
………..



Ngày soạn: 18/9/2009


Tiết 13: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ơn tập lại các cơng thức của cộng vận tốc


- Nắm được phương pháp giải các bài tốn về cơng thức cộng vận tốc
2. Kỹ năng:


- vận dụng vào để giải các bài toán về cộng vận tốc
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi



1. CÔng thức cộng vận tốc:


“ Tại mỗi thời điểm bất kì, vectơ vận tốc tuyệt đối
ln bằng tổng vectơ vận tốc tương đối và vectơ
vận tốc kéo theo”


v13 =v12+v23


2. Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với
mốc đứng yên


Hệ quy chiếu chuyển động là hệ quy chiếu gắn với
vật mộc chuyển động


- Nhận xét câu trả lời của bạn


- Đặt câu hỏi :


1. Phát biểu nội dung của công thức cộng vận tốc?
2. Hệ quy chiều đứng yên là gì? Hệ quy chiếu
chuyển động là gi?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
Hoạt động 2 (5 phút): Nắm được các bước để giải các bài toán về cộng vận tốc


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề


Bài 1:



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

- Tóm tắt đề bài:
S = 6km


Txuôi+ ngược = 2h30’ = 2,5h
Vth – n = 5km/h


Vnc = ?
Txuôi = ?


Giải


- Các công thức cần áp dụng


- Chép đề


- Giải bài toán vào vở


tất cả 2h30’. Biết rằng vận tốc của thuyền so với
nước khi yên lặng là 5km/h. Tính vận tốc của dòng
nước và thời gina thuyền đi xi dịng.


- u cầu học sinh tóm tắt đề bài


- Yêu cầu học sinh biểu diễn vectơ vận tốc


- Yêu cầu học sinh nêu các công thức cần áp dụng


- Yêu cầu học sinh lên trình bày lời giải
- Nhận xét:



+ Khi chuyển động xi dịng: thì vận tốc của
thuyền so với bờ là tổng độ lớn vận tốc thuyền so
với nước và vận tốc của nước


+ Khi chuyển động xuôi dịng: thì vận tốc của
thuyền so với bờ là tổng độ lớn vận tốc thuyền so
với nước và vận tốc của nước


Bài 2:
- Đọc đề:


“ Một chiếc thuyền đi từ bến A tới bến B với v
trên một dòng sống rồi quay lại về A> Biết rằng
vận tốc của thuyền trong nước yên lặng là
12km/h, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là
2km/h. Khỏang cách AB = 14km . Tính thời gian
đi tổngcộng


- Cho học sinh dùng phương pháp tương tự để
giải bài


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Củng cố


- Phương pháp giải các bài toán về cộng vận tốc


- Chu ý đến giải các bài tốn về chuyển động của dịng nước
2. Hướng dẫn về nhà



Làm các bài tập trong SBT
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Ngày soạn: 20/9/2009


Tiết 14: SAI SỐ TRONG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


-Khắc sâu các kiến thức đã học
- Biết được thế nào là sai số
2. Kỹ năng:


- Biết sử dụng một số thí nghiệm đo độ dài, lực thời gian, nhiệt độ, khối lươngk
- Biết các thu thập số liệu , tính sai số, phân tích số liệu , làm báo cáo,


- Biết cách khái quát hiện tượng


- Biết phân tích nguyên lí của một số thiết bị thí nghiệm


- Bước đầu làm quen với việc phân tích các phương án thí nghiệm, dự đốn hiện tượng, lựa chọn dụng cụ
thí nghiệm


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số thiết bị thí nghiệm: Đồ hồ. thước đo, thước kép


- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



SAI SỐ TRONG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
1. Sai số trong đo lường


a. Phép đo và sai số


b. Các loại sai số thường dùng
c. Phân loại sai số theo nguyên nhân
SGK


d. Chữ số có nghĩa
SGK


e. Hạn chế sai số


2. Biểu diễn sai số trong đồ thị
3. Hệ đơn vị. Hệ SI


+ Độ dài là : m


+ Cường độ dòng điện là: A
+ Cường độ sáng: Cd


+ …..


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (15phút): Tìm hiểu cách sử lí số liệu


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên
- Các nhóm nhận dụng cụ và nhận nhiệm vụ


- các kết quả đo hoàn toàn khác nhau
- vận dụngkiến thức để lấy


- Đọc SGK

Trong đó:


- ghi lại các loại sai số


- các phép đo có sai số vì :
+ Do dụng cụ đo


+Sai số do người đó
- Đọc SGK


- Đọc SGK


- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa


- Lấy số liệu và sử lí số liệu


- Yêu cầu học sinh dùng thước đo bán kính của
quả năng 3 lần


- Yêu cầu các nhóm nhận xét kết quả


- Thông báo : Vậy các lần đo kết quả đo có sự
chêng lệch? Vậy kết quả của phép đo được lấy như
thế nào?


- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Thông báo về hai loại sai số:
+ Sai số tuyệt đối:


+ Sai số tỉ đối:


- Hỏi: vì sao các phép đo lại có sai số?


- Thơng báo: Theo nguyên nhân có 2 loại sai số là
sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên


- Yêu cầu học sinh đọc SGK lấy Chữ số có nghĩa
- Yêu cầu học sinh Đọc SGK để biết các tính sai
số và nghi kết quả đo lường


- Yêu cầu học sinh đọc phần hạn chế sai số
- Yêu cầu học sinh lấy kết quả của phép đo
- sử lí sai số



Hoạt động 2 (10phút): Tìm hiểu cách vẽ đồ thị


Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Đọc sách giáo khoa


- Dựa vào các kết quả để sử lí và vẽ đồ thị


- Yêu cầu học sinh đọc SGK


- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập
Hoạt động 3 (10phút): Tìm hiểu một số đơn vị trong hệ SI


Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Yêu cầu học sinh Đọc SGK
+ Hệ đơn vị SI:


Độ dài: mét
Thời gian : giây
Khối lượng : kilôgam
Vận tốc: m/s


Gia tốc: m/s2


Công, năng lượng: J
Nhiệt độ : Kenvin


- Yêu cầu học sinh đọc sgk
- Yêu cầu học sinh đọc SGK 318



IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Củng cố :


- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một số dụng cụ thí nghiệm thường dùng
2. Hướng dẫn về nhà


- Hồn thành bảng kết quả thí nghiệm
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

Ngày soạn:22/9/2009


Tiết 15: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO (tiết 1)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được mục đích của thí nghiệm


- Trình bày được cơ sở lí thuyết của tphép đo có liện quan tới kiến thức lớp 10
- Thiết kế được phương án thí nghiệm


2. Kỹ năng:


- Nắm được các bước để tiến hành một thí nghiệm thực hành


- Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do theo hai cách
- Biếtcách làm một báo cáo thí nghiệm thực hành


.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị các bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do: bộ cần rung và bộ đồng hồ hiện số
- Dự kiến trình bày bảng:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Chuẩn bị thước đo và máy tính, tờ giấy để vẽ đồ thị
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi - Đặt câu hỏi


1. Nêu những đặc điểm của chuyển động rơi tự do?
2. Viết các công thức của chuyển động rơi tự do?
- Gọi 1 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm


Hoạt động 2 (10 phút): Tìm hiểu về mục đich thí nghiệm và cơ sở lí thuyết


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Để đo gia tốc rơi tự do ta có thể đo gia tốc thông
qua 2 đại lượng chung gian là quãng đường và
thời gian.


- Thơng báo mục đích thí nghiệm:
+ Đo gia tốc rơi tự do


- Yêu cầu học sinh nêu phương án đo sự rơi tự do?
Trình bày cơ sở lí thuyết?


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Cơ sở lí thuyết :


Hoặc dùng cơng thức: trong đó l là hiệu độ dời
mà vật đi được trong những khoảng thời gian liện
tiếp bằng nhau t


Hoạt động 3 (15phút): Tìm hiểu dụng cụ đo và tiến hành đo kết quả


Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Sử dụng công thức thứ 2 chúng ta cần xác định
tọa độ, từ đó suy ra độ dời trong những khỏang
thời gian bằng nhau



- Vì thế chúng ta phải sử dụng dụngcụ có khả năng
xác định vị trí của vật sau những khỏang thời gian
bằng nhau


- Theo dõi nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cần
rung


- Nêu các bước làm và lấy số liệu:


- các nhóm tiến hành thí nghiệm thực hành và lấy
số liệu


- Yêu cầu học sinh lựa chọn dụng cụ


“ Nếu sử dụng công thức thứ 2 chúng ta phải đi đo
những gì?”


- Giới thiệu hoạt động của đồng hồ cần rung
+ Luồn băng giấy vào qua kim chấm thì cư sau
1/20s kim sẽ chấm xuống băng giấy một lần giúp
ta xác định được vị trí của quả cầu cứ sau 1/20 s
- Yêu cầu học sinh nêu các bước tiến hành thí
nghiệm và lấy kết quả


- u cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và
Hoạt động 4 (15phút): Sử lí số liệu


Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Lập bảng số liệu và sử lí số liệu - Yêu cầu học sinh lấp bảng


- Sử lí số liệu


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Củng cố:


- Cách tiến hành thí nghiệm và cách lấy số liệu
- Nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cần rung
2. Hướng dẫn về nhà:


- Hồn thành báo cáo thí nghiệm
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

Ngày soạn: 25/9/2009


Tiết 16: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO (tiết 2)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được mục đích của thí nghiệm


- Trình bày được cơ sở lí thuyết của tphép đo có liện quan tới kiến thức lớp 10
- Thiết kế được phương án thí nghiệm


2. Kỹ năng:



- Nắm được các bước để tiến hành một thí nghiệm thực hành
- Tiến hành thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do theo hai cách
- Biếtcách làm một báo cáo thí nghiệm thực hành


.II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị các bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do: bộ đồng hồ hiện số
- Dự kiến trình bày bảng:


THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH GIA TỐC RƠI TỰ DO (tiết 1)
1. Mục đích:


- Xác định giá trị của gia tốc rơi tự do
2. Cơ sở lí thuyết:


+ Cơng thức:
3. Thí nghiệm 1:
a. Dụng cụ: - quả cầu


- Đồng hồ hiện số
- giá


- cổng quang điện
b.Bố trí:


c. Tiến hành


d. kết quả
e. Xử lí kết quả
3.Báo cáo thí nghiệm


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Chuẩn bị thước đo và máy tính, tờ giấy để vẽ đồ thị
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi


- Nhận xét câu trả lời


- Đặt câu hỏi


1. Nêu mục đích của thí nghiệm
2. Nêu cơ sở lí thuyết


3. Nêu dạng của đồ thị vậntốc và đồ thị toạ độ của
chuyển động rơi tự do


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Hoạt động 2 (5 phút): Thiết kế phương án thí nghiệm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Áp dụng cơng thức đó chúng ta phải đi đo thời
gian


- Ta sẽ tiến hành đo


+ Cố định thời gian như đối với đồng hồ cần rung
và đo khỏang cách


+ Cố định khoảng cách để đo thời gian


- Khi áp dụng công thức trên ta sẽ:
phải đo những đại lượng nào?


Làm thế nao điể đo được những đại lượng đó?


Hoạt động 3 (15 phút): Bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm để lấy số liệu


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Giới thiệu dụng cụ đo: Có một đồng hồ hiện số
có những tác dụng sau


+ Có khả năng đo thời gian quả cầu đi qua cổng A
hoặc cổng B


+ Có khả năng đo tổng thời gian quả cầu đi qua cả
hai cổng


+ Có khả năng đo thời gian đi từ cổng A đề cổng


B


- Giới thiệu nguyên tắc đo
+ Chúng ta điều chỉnh kiểu đo
+ Đồng hồ sẽ đo theo kiểu đó


- Yêu cầu học sinh nêu các bước thí nghiệm
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc số liệu


Hoạt động 4 (10 phút): Sử lí số liệu


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Xử lí số liệu và vẽ đồ thị - Yêu cầu học sinh tính các số liệu và vẽ đồ thì
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


1. Củng cố:


- Các tính chất của chuyển động rơi tự do
- Các cơng thức của chuyển động rơi tự do
2. Hướng dẫn về nhà


- Ôn tập lại nội dung của chương
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Ngày soạn: 28/9/2009</b>


<b>Tiết 17: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hệ thống lại kiến thức của chương


- Ổn tập lại các công thức về chuyển động của chất điểm
2. Kỹ năng:


- vận dụng vào để giải các bài tập tổng hợp về chuyển động của chất điểm.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị những bài tập trắc nghiệm để học sinh ôn tập
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại tồn kiến thức của chương
- Mang SBT


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (10 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:Khá)



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi - Đặt câu hỏi :


1. Thế nào là chuyển động thẳng đều? Các đại
lượng của chuyển động thẳng đều?


2. Thế nào là chuyển động thẳng biến đổi đều?
Viết các công thức của chuyển động thẳng đều?
3. Thế nào là chuyển động tròn đều?


- Nhận xét câu trả lời và cho điểm
C1: 3đ


C2: 4đ
C3: 3đ


Hoạt động 2 (10 phút): Hệ thống lại các kiến thức của chuyển động chất điểm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận cả lớp để liệt kê đầy đủ nhưng khái
niệm , công thức đã học


- Thông báo và hệ thống lại các kiến thức và yêu
cầu học sinh thảo luận


1. Bao gồm khái niệm nào?
2. Bao gồm những công thức nào
3. Bao mấy đồ thị?



Hoạt động 2 (20 phút): Làm các bài tập chung về chuyển động của chất điểm và chữa những bài tập trong
SGK


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và ghi lại - Hệ thống lại các bài tập trong sSBT


- Hướng dẫn làm bài 1.19


+ u cầu học sinh tóm tắt bài tốn:
+ Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

- tóm tắt bài 1.18


- trả lời câu hỏi các câu hỏi gợi ý
- Giải bài tập + Giải


thứ n


 vận dụng vào bài tóan này để lập phương
trình


- Gọi 1 học sinh lên trình bày lời giải
- Lưu ý:


Khi đã áp dụng những công thức về c quãng
đường thì phải chọn chiều chuyển động là chiều
dương



IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ\
Hướng dẫn về nhà


+ Ơn tập lại tồn bộ kiến thức của chương


+ Ôn tập lại các dạng bài tập: Lập phương trình, vẽ đồ thị, đọc đồ thị, bài tập về vận tốc và tốc độ trung
bình, bài tập về vận tốc và quãng đường đi được, bài tập về cộng vận tốc


+ Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để kiểm tra 1 tiết
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Ngày soạn: 30/9/2009


Tiết 18: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Kiểm tra và đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh
2. Kỹ năng:


- Kiểm tra và đánh giá phương pháp trình bày bài của học sinh
- Kiểm tra và đánh giá khả năng kiến thức của học sinh
II. CHUẨN BỊ



1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
- Chuẩn bị đề Phô tô
2.Học sinh:


- Ôn tập lại nội dung bài cũ


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


ĐỀ BÀI
TRẮC NGHIỆM (5 đ)


Câu 1:“ Lúc 15h 30 phút hôm qua, xe chúng tôi ang ch y trên qu c l 5 cách H i

đ

ố ộ


D

ươ

ng 10km”. Vi c xác

đị

nh v trí c a ơ tơ cịn thi u y u t n o

ế

ế ố à



A. Vật làm mốc B. Mốc thời gian C. Thước đo, đồng hồ D. Chiều dương trên đường đi
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về chuyển động cơ học?


Chuyển động cơ học là sự di chuyển của vật


Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí từ nơi nay sang nơi khác


Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian
Chuyển động cơ học là sự thay đổi khỏang cách của vật này so với vật khác
Câu3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chất điểm?


Chất điểm là những vật có kích thước nhỏ
Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ



Chất điểm là những vật có kích thước rất nhỏ sovới chiều dài quỹ đạo của vật
Chất điểm là những vật có kích thước vừa nhỏ


Câu 4: Cơng thức nào sau đây là đúng với công thức đường đi của chuyển động thẳng đều? (Trong đó S là
quãng đường đi được, v là vận tốcvà t là thời gian chuyển động)


A.


t
v
=


s B. s= vt. C. s=v t


2 <sub>D. </sub><sub>s</sub><sub>=</sub><sub>v</sub><sub>.</sub><sub>t</sub>2
Câu 5: Hãy chỉ ra câu không đúng


Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng


Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường thẳng là như nhau


Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của một vật tỉ lệ thuận với khỏang thời gian chuyển
động


<b>A.</b> Chuyển động đi lại của một pittông trong xilanh là chuyển động thẳng đều


Câu 6: Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng x = 4t- 10 (x đo bằng km, t
đo bằng h), Quãngđường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu



2km - 2km -8km 8km


Câu 7: Ph

ươ

ng trình chuy n

ể độ

ng c a m t ch t i m d c theo tr c Ox có d ng x = 5 +

ấ đ ể


60t (x o b ng km, t o b ng h), ch t i m ó xu t phát t i m n o v chuy n

đ

đ

ấ đ ể đ

ừ đ ể

à

à

ể độ

ng


v i v n t c b ng bao nhiêu

ớ ậ ố



Từ điểm O, với vận tốc 5km/h Từ điểm M cách điểm O 5km, với vận tốc 60km/h
Từ điểm O với vận tốc là 60km/h Từ điểm M cách điểm O là 5km, với vận tốc 5km/h


Câu 8: Hành khách A đứng trên toa tầu, nhìn qua cửa sổ toa sang hành khách B ở toa tàu song song với
nhau trong sân ga. Bỗng A thấy B chuyển động về phía sau. Tình huống nào chắc chắn khơng xảy ra?
Cả hai toa tầu cùng chạy về phía trước


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Cả hai toa tầu cùng chạy về phía trước. B chạy nhanh hơn
Toa tàu A chạy về phía trước. Toa tàu B đứng yên


Toa tàu A đứng yên. Toa tầu B chạy về phía sau.


Câu 9: Trên hình 1 là đồ thị tọa độ theo thời gian của một vật chuyển động thẳng. Hãy cho biết thông tin
nào sau đây là sai


Tọa độ ban đầu của vật là x0 = 10m


Vật chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ
Trong 5s đầu tiên, vật đi được 25m


Gốc thời gian chọn là thời điển vật ở cách gốc tọa độ 10m
Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về mốc thời gian
Mốc thời gian luôn luôn đựoc chọn là lúc 0h



Mốc thời gian là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian trong khi khảo sát một
hiện tượng


Mốc thời gian là một thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng
Một thời gian là thời điểm dết thúc một hiện tượng


Bài làm phần trắc nghiệm


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


II. TỰ LUẬN(5đ)


Bài 1: Một người đi dọc theo chiều dài 50m của bể bơi hết 20s rồi quay trở lại vị trí xuất phát trong 22s .
Hãy xác định vận tốc trung bình và tốc độ trung bình


a. Trong lần bơi đầu tiên


b. Trong suốt quãng đường đi và về


Bài 2: Lúc trời khơng có gió, một máy bay bay từ địa điểm A đến địa điểm B theo một đường thẳng với
vận tốc không đổi là 100m/s hết 2h20min. Khi bay trở lại, gặp gío nê từ B về A máy bay bay hết 2h
30min. Xác định vật tốc của gió.


Bài 3: Lúc 7h một ơ tơ chạy từ Hải Phịng về Hà Nội với vận tốc 60 km. Cùng lúc đó, một ơ tơ khác chạy
từ Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc là 75km/h. Coi Hải Phòng cách Hà Nội 105km và coi chuyển động là
thẳng. Xác định lúc và nơi 2 xe gặp nhau.


Bài làm phần tự luận
ĐÁP ÁN



Phần trắc nghiệm: Mỗi câu 0,5 đ


1 2 3 4 5 6 7 8 9 10


D C C B D D B B C B


Phần tự luận


(2đ)
0,5đ
0.5đ
0.5đ
0,5đ
(2đ)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
(2đ)




x(m)


10


0 t(s)


s



25


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>


0,5đ
0,5đ
IV. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 04/10/2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

CHƯƠNG II:


ĐỘNG HỌC LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM. CÁC LỰC TRONG CƠ HỌC
Tiết 19: LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Hiểu được khái niệm của lực
- Phát biểu được định nghĩa hợp lực
- Phát biểu được quy tắc tổng hợp lực
- Phát biểu định nghĩa phân tích lực
2. Kỹ năng:


- Vận dụng để tổng hợp 2 hay nhiều lực trong trường hợp đơn giản
II. CHUẨN BỊ



1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị thí nghiệm về tổng hợp lực đồng quy


- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật
này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng


- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy


b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2



1+F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:
SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Biểu điểm
3. Đặt vấn đề (3’):


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Thơng báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F
F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn khơng:



Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó khơng


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK
2


1+F
F
=
F


bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt
như tác dụng của hai canô – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?



-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


- tiến hành thí nghiệm


- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu nguyên tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- Thơng báo về quy tắc đa giác:



- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

- Theo dõi cách lam the quy tăc đa giác


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rông thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan



- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngµy soạn: 05/10/2009


Tiết 20: ĐỊNH LUẬT I NIUTƠN
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của định luật I Niu-tơn.
2. Kỹ năng


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

- Biết vận dụng định luật để giải thích một số hiện tượng vật lý.


- Biết đề phịng những tác hại của quán tính trong đời sống, nhất là chủ động phịng chống tai nạn giao
thơng.



II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



ĐỊNH LUẬT I NIUTƠN
1. Quan điểm của A- ri – xtốt


SGK


2 Thí nghiệm lịch sử của Ga – li – lê


3. Định luật I Niutơn


4. Ýnghĩa của định luật I Niu tơn


Mọi vật đề có qn tính.Gồm 2 biểu hiện
- Tính ì


- Có đà


+ Định luật Niu tơn cịn gọi là định luật Quán tính
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các tác dụng của lực


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?


C2: Thế nào là phép tổng hợp lực? Nguyên tắc tổng hợp lực?
C3: Chữa bài tập 7 SGK


3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở bài trước chúng ta đã biết hai tác dụng của lực là: Gây ra biến dạng vào gây ra gia tốc. Vậy khi lực tác
dụng bằng khơng thì chuyển động của vật có gì xảy ra?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Phủ định của A – ri – xtốt


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi : Quan điểm đó sai vì lực chỉ gây
ra 2 tác dụng là làm vật biến dạng và gây ra gia
tốc.



- Trả lời câu hỏi : Khi đi xe đạp nó dừng lại khi có
ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Nếu bỏ qua ma
sát thì xe đạp sẽ chuyển động thẳng đều


- Vậy xe đạp chỉ chuyển động thẳng đều khi lực
tác dụng vào nó bằng khơng.


- Thơng báo về quan niệm của a – ri – xtốt:


“ Muốn duy trì được vật tốc khơng đổi thì phải có
vật khác tác dụng lên nó”


- Phân tích: Có nghĩa là để vật chuyển động thẳng
đều thì phải có lực khác tác dụng lên nó


- Hỏi : Quan điểm đó đúng hai sai? VÌ sao?


- Lây ví dụ: Xe đạp chúng ta đi tại sao khi khơng
đạp nó lại dừng lại? Nếu loại bỏ ma sát thì chuyển
động của xe đạp sẽ như thế nào?


- Hỏi: Vật xe đạp chỉ chuyển động thẳng đều khi
nào?


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu thí nghiệm lịch sử của Ga – li - lê


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Tìm hiểu mục đích của thí nghiệm Gali lê



- đọc sách giáo khoa tìm hiểu các bước thí nghiệm


- Thơng báo thí nghiệm của Galilê


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

của Ga – li – lê


- Vậy nếu bỏ được tác dụng của các lực có học lên
một vật thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận
tốc v


- u cầu học sinh đọc SGK tìm hiểu thí nghiệm
- Hỏi: Từ kết quả thí nghiệm của Ga – li – lê các
em rút ra nhận xét gì?


Hoạt động2(15 phút):

Tìm hi u

ể đị

nh lu t I Niu t n

ơ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Quan sát thí nghiệm: lấy số và sử lí


- Rút ra nhận xét: vật tốc tức thời bằng nhau
- Khi một vật không chịu tác dụng của lực nào,
hoặc các lực tác dụng lên nó bằng khơng thì vật sẽ
đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều


- Giới thiệu mục đích của thí nghiệm: Tìm hiểu
khi khơng lực tác dụng vào vật bằng khơng thì vật
sẽ chuyển động như thế nào?



- yêu cầu học sinh quan sát chuyển động, ghi lại
thời gian và tính vận tốc tức thời tại hai điểm và so
sánh


- Tiến hành thí nghiệm


- Yêu cầu học sinh lấy số liệu và sử lí


- Hỏi: Khi một vật không chịu tác dụng của lực
nào thì các vật sẽ như thế nào?


- Thơng báo nội dung của định luật I Niutơn
“Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào,
hoặc các lực tác dụng lên nó bằng khơng thì vật sẽ
đứng n hoặc chuyển động thẳng đều”


Hoạt động4(5 phút): Tìm hiểu ý nghĩa của định luật I Niutơn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Nghe và hiểu thế nào là quán tính


- lấy ví dụ


Thơng báo: Mọi vật đều có xu hướng bảo tồn vật
tốc của mình:



- Lấy ví dụ: Người ngồi trên xe khi xe xuất phát
hoặc hãm phanh,


Thơng báo : Tính chất bảo tồn vận tốc của mình
được gọi là qn tính. Qn tính có 2 biểu hiện là
tính ì và có đà


- u cầu học sinh lấy ví dụ về quán tính của vật.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài : Nội dung định luật Niutơn và thế nào là quán tính
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2


2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Ngày soạn:08/10/2009


Tiết 21: ĐỊNH LUẬT II NIUTƠN


I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Hiểu được rõ mối quan hệ giữa các đại lượng gia tốc, lực, khối lượng thể hiện trong định luật II Niu-tơn.
2. Kỹ năng


- Biết vận dụng định luật II Niu-tơn và nguyên lý độc lập của tác dụng để giải các bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



ĐỊNH LUẬT II NIUTƠN
1. Định luật II Niu tơn


a. Quan sát
b. Định luật
+ Định luật:


m
F
=
a


Hay : F =m.a
2. Các yếu tố của vectơ lực


3. Khối lượng và quán tính



- KHối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho
mức quán tính của vật


4. Điều kiện cân bằng của một chất điểm


5. Mối quan hệ giữa trọnglượng và khối lượng
của một vật


)
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các tác dụng và đặc điểm của lực
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
3. Đặt vấn đề (3’):


- ở bài trước chúng ta đã biết thì lực gây ra gia tốc. Vậy gia tốc phụ thuộc vào lực như thế nào? Ngoài lực
ra nó cịn phụ thuộc vào đại lượng nào nữa khơng.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu định luật II Niutơn



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Dự đốn:


+ Khi lực kéo tăng thì hộp phấn sẽ tăng tốc nhanh
hơn


+ Khi thay đổi khối lượng của hộp phấn thì hộp
phấn nhẹ sẽ tăng tốc nhanh hơn


- Quan sát


- Gia tốc không chỉ phụ thuộc vào lực tác dụng mà
còn phụ thuộc cả vào khối lượng của vật đó


- Phân tích ví dụ


- Nghe và ghi nhớ


-


- Yêu cầu các em dự đoán:


+ Cùng hộp phấn: tác dụng vào 2 lực F1 và F2 thì
trong trường hợp nào thì vật sẽ tăng tốc nhanh hơn
+ Thay đổi khối lượng của hộp phấn thì cùng một
lực thì gia tốc của hộp phấn như thế nào?


- Tiến hành thí nghiệm với hộp phấn



- Yêu cầu học sinh nhận xét : Gia tốc của vật phụ
thuộc vào những yếu tố nào?




Hoạt động2(5 phút): Tìm hiểu về các yếu tố của lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Đọc SGK


- Hệ thống lại 4 yếu tố của lực:
- Biểu diễn vectơ lực ma sát


- Yêu cầu học sinh đọc SGK nêu đặc điểm của các
lực tác dụng lên vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Hỏi: Biểu diễn lực ma sát tác dụng lên xe
Hoạt động3(5 phút): Tìm hiểu mối quan hệ giữa vật và qn tính


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Nghe và liên hệ


- Trả lời câu hỏi : quán tính phụ thuộc vào khối
lượng của vật.



khối lượng càng lớn thì qn tính của vật càng lớn


- Quan tính là tính chất bảo tồn vật tốc của vật.
Quan tính phụ thuộc vào yếu tố nào củavật?


- Thông báo: Dựa vào định luật II thì thấy gia tốc
tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Vây khối
lượng càng lớn thì khó thay đổi vận tốc của vật.
Vậy quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào của vật?
- Thông báo: “ Khối lượng của vật là đại lượng
đặc trưng cho mức quán tính của vật”


Hoạt động4(5 phút): Tìm hiểu các trường hợp riêng của định luật II Niu tơn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Thảo luận theo nhóm :


- Gia tốc có 2 giá trị đặc biệt là 0 và g
- Hãy suy ra lực trong những trượng hợp đó


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan: Nội dung định luật II, các trường hợp riêng, KHối lượnglà gì
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi câu hỏi trong tờ trắc nghiệm


2. Hướng dẫn về nhà



- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………


Ngày soạn: 10/10/2009


Tiết 22: ĐỊNH LUẬT III NIUTƠN
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Hiểu được rằng tác dụng cơ bao giờ cũng diễn ra theo 2 chiều và lực tương tác giữa hai vật là hai lực
trực đối.


2. Kỹ năng


- Biết vận dụng định luật III Niu-tơn để giải thích một số hiện tượng liên quan đến sự bằng nhau và trái
chiều của tác dụng và phản tác dụng.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án



- Chuẩn bị thí nghiệm về tương tác giữa 2 vật : Tương tác giữa cục sắt và cục nam châm, hai lực kế


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

ĐỊNH LUẬT III NIUTƠN
1.Nhận xét


a. Ví dụ 1:
SGK
b. Ví dụ 2:
SGK


2. Định luật III Niutơn
a. Thí nghiệm


b. Định luật


3. Lực và phản lực
4. Bài tập vận dụng
Ví dụ 1:


Ví dụ 2:
Ví dụ 3:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại nội dung của định luật I, II Niu tơn
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:Khá)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật II Niutơn?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Như vậy ở 2 bài trước chúng ta đã tìm hiểu mối quan hệ phụ thuộc giữa trạng thái chuyển động của vật
khi có vật bên ngồi tác dụng vào qua 2 định luật Niu tơn.


Vậy câu hỏi là khi một vật tác dụng lực vào vật khác thì vật đó cóchịu ảnh hưởng gì khơng?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Nhận xét


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm : Khi đấm tay vào tường là
tay đã tác dụng lực vào tường nhưng tay lại bị
đau do tường đã tác dụnglực vào tay


- nam châm hút sắt và sắt cùng hút trở lại nam
châm


- Vậy khivật A tác dụng lực lên vật B thì vật B sẽ
tác dụng ngược trở lại vật A một lực


-Hỏi: Các em đấm ta vào tường thì các em tác
dụng lực vào tường hay tường tác dụnglực vào các


em? Có biểu hiện gì?


- Hỏi: Nam châm hút sắt hay sắt hút nam châm?
- Hỏi: Vậy khi vật A tác dụng vào vật B thì có
hiện tượng gì xảy r a đối với vật A không?


- Thông báo: tác dụng hai chiều giữa hai vật người
ta gọi đó là sự tương tác giữa các vật


- Phân tích ví dụ : tương tác giữa tay và tường.


Hoạt động2(15 phút): Hiểu và nắm được nội dung của định luật III Niu tơn và mối quan hệ giữa lực và
phản lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Dự đốn hình như quan hệ đó là quan hệ tỉ lệ
thuận


- Nghe


- Hỏi : Vậy hai lực tương tác giữa 2 vật có quan hệ
gì với nhau khơng?


- Thơng báo: Muốn tìm ta sẽ tiến hành thí nghiệm
+ Dụng cụ:


- Tiến hành thí nghiệm


- Thơng báo : Hai lực FABvàFBA là hai lực có


cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều và đặt tại
hai vật A và B. Người ta gọi đó là hai lực trực đối.
- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa và phát
biểu định luật III Niu tơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Quan sát và ghi lại số chỉ của hai lực kế


- Nghe


- Đọc SGK và phát biểu nội dung định luật III
Niu tơn


- Thảo luận theo nhóm : Đưa ra các mối quan hệ
giữa lực và phản lực


- Yêu cầu học sinh biểu diễn lực tác dụng lên điểm
treo của các mắc áo


- THông báo: Hai lực FABvàFBA một lực sẽ gọi
là phản lực của lực còn lại


- Hỏi : Vậy nêu các quan hệ có thể giữalực và
phản lực


- Giáo viện hệ thốnglại


Hoạt động3(15 phút): Bài tập vận dụng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Đọc SGK
- Nghe


- Thảo luận theo nhóm


Bài taäp 01


- Yêu cầu học sinh đọc từng đề bài của các ví dụ
trong SGK


- Đọc chậm lại và phân tích


Bài tập 2


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài : Nội dung và biểu thức của định luật III Niu tơn
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 1 SGK: Phân tích các lực tác dụng lên hai xe đồng thời và áp dụng 2 định luật I
và II Niutơn.


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

Ngày soạn: 15/10/2009


Tiết 23: LỰC HẤP DẪN
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được rằng : Hấp dẫn là một đặc điểm của mọi vật trong tự nhiên.
- Nắm được biểu thức, dặc điểm của lực hấp dẫn, trọng lực.


2. Kỹ năng:


- Vận dụng được các biểu thức dể giải các bài toán đơn giản.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị hình ảnh về cân soắn


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



LỰC HẤP DẪN


1. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN





II. TRỌNG LỰC
1) Định nghĩa :
SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

2) Gia tốc rơi tự do :


III. TRƯỜNG HẤP DẪN, TRƯỜNG TRỌNG LỰC
1) Trường hấp dẫn :


Xung quanh mỗi vật đều có một trường gọi là
trường hấp dẫn


2) Trường trọng lực :


Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung quanh nó
gọi là trường trọng lực.


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về trọng lực, gia tốc rơi tự do
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Câu hỏi:


Câu 1 : Phát biểu định luật III Newton ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Một trong những lực quen thuộc nhất chúng ta gặp ở tất cả các vậ trên trái đất là trọng lực. Trọng lực
chính là lực hút của Trái Đất lên vật. Vậy nó có bản chất là gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi: Khi đó lực hút sẽ càng lớn !
- Trả lời: Sẽ tỉ lệ thuận với khối lượng hai thanh
nam châm


- Nghe


- Trả lời : Lực hút của chúng sẽ yếu đi dần !


- Trả lời: Lực hút sẽ tỉ lệ nghịch với khoảng


cách giữa hai thanh nam châm !


- Phát biểu định luật Vạn vật Hấp dẫn:


- Trả lời : Vì G << 1 nên lực hấp dẫn rất nhỏ,


chính vì lẽ ấy ta khơng có cảm giác các vật hút
nhau được do lực cản của lực ma sát nghĩ sẽ học
sau !


- Hỏi: Vậy lực hút sẽ như thế nào so với khối
lượng hai thanh nam châm ?


- Thông báo: Lực hấp dẫn của hai chất điểm
cũng vậy, nó sẽ tỉ lệ thuận với khối lượng của
hai chất điểm và người ta chứng minh được rằng
lực hấp dẫn tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng
của hai chất điểm !


- Hỏi: Nếu như ta để cho hai thanh nam châm
dần dần ra xa thì lực hút của chúng như thế
nào ?


- Hỏi: Như vậy lực hút sẽ như thế nào so với
khoảng cách giữa hai thanh nam châm ?


- Thông báo: Lực hấp dẫn cũng vậy, nó cũng tỉ
lệ nghịch với khoảng cách giữa hai chất điểm và
người ta chứng minh được lực hấp dẫn tỉ lệ
nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai
chất điểm !


- Hỏi: Từ những kết luận trên ta rút ra định luật
vạn vật hấp dẫn , một em đọc định luật vạn vật
hấp dẫn trong SGK để các bạn ghi nhận ?



( Gọi HS đọc định luật vạn vật trong SGK)
- Hỏi: Vì sao ta khơng có cảm giác của lực hấp
dẫn


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu trọng lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

- Trả lời: Lúc ấy trọng lực và lực hấp dẫn như
nhau.


- Nghe


- Giải thích các đặc điểm của gia tốc rơi tự do là:
+ Không phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng
+ Phụ thuộc vào độ cao và vĩ độ địa lí


1) Định nghóa :


- Hỏi: Các em nhận thấy khi ta thả một rơi


xuống mặt đất, như vậy có phải Trái Đất hút vật
xuống mặt đất , khi ấy các em nhận xét gì về
mối liên hệ giữa lực hấp dẫn và trọng lực ?
- Thông báo: Khi ấy, trọng lực là trường hợp
của lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất .


- chứng minh cho HS :


- Hỏi: Hãy giải thích các đặc điểm của gia tốc


rơi tự do


Hoạt động3(10 phút): Tìm hiểu trường hấp dẫn và trường trọng lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời: Lực hấp dẫn sẽ giảm dần !


- Trả lời: Khi đó lực hấp dẫn khơng cịn nữa


- Nghe và ghi nhớ


Vậy : Trường hấp dẫn do trái đất gây ra xung
quanh nó gọi là trường trọng lực.


1) Trường hấp dẫn :


- Hỏi : Xét hai vật có khối lượng m1và m2 đặt


cách nhau một khoảng r, khi ấy chúng tương tác
nhau bằng lực hấp dẫn. Theo cơng thức trên, nếu
khoảng cách r tăng dần thì lực hấp dẫn sẽ như
thế nào ?


- Hỏi: Khi r tăng đến một giá trị rmax nào đó thì


lực hấp dẫn sẽ gần bằng khơng. Như vậy trong
khỗng giá trị lớn nhất các vật sẽ tương tác nhau
bằng lực hấp dẫn. Vậy khi các vật cách xa nhau
khoảng cách lớn hơn rmax thì lực hấp dẫn sẽ như



thế nào ?


- Thơng báo: Như vậy khi hai vật nằm trong
khoảng cách nhỏ hơn rmax ta nói hai vật đã nằm


trong mơi trường có lực hấp dẫn, gọi là trường
hấp dẫn.


Vậy : Xung quanh mỗi vật đều có một trường
gọi là trường hấp dẫn.


2) Trường trọng lực :


- Thông báo : Trong trường hợp lực hấp dẫn là
trọng lực thì trường hấp dẫn cũng được gọi là
trường trọng lực.


- Hỏi: Thế nào là trường hấp dẫn?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


1/ Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn ?
2/ Thế nào là trọng lực ?


3/ Thế nào là trường hấp dẫn ?
4/ Thế nào là trường trọng lực ?


2. Hướng dẫn về nhà


- Làm các bài tập SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

………
………
………
……….


Ngày soạn: 15/10/2009


Tiết 24: CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được nội dung của phương pháp tọa độ
2. Kỹ năng:


- Học sinh biết cách dùng phương pháp tọa độä để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném


xiên, ném ngang.


- Học sinh biết vận dụng các công thức trong bài để giải bài tập về vật bị ném.
3. Thái độ


- Học sinh có thái độ khách quan khi quan sát các thí nghiệm kiểm chứng bài học.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên



- Đọc SGK, soạn giáo án


- Tranh ; Vòi phun nước; Nước màu; Giấy Carơ


- Dự kiến trình bày bảng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


Câu 1 : Phát biểu định luật vạn vật hấp daãn ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- ở trong bài trước chúng ta đã học về lực hấp dẫn và cụ thể là trọng lực. Vậy dưới tác dụng của lực hấp
dẫn vật sẽ chuyển động như thế nào? Chúng ta đã xét chuyển động của vật khi vật tham gia chuyển động
ném lên thẳng đứng và ném xuống. Vậy trong trường hợp ném ngang và ném xiên vật sẽ chuyển động như
thế nào?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Lập phương trình quỹ đạo của chuyển động



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời: Quỹ đạo là 1 Parabol


- Trả lời: : Quỹ đạo của vật ném thẳng đứng là
đường thẳng đứng


- Trả lời:: Khi vật được ném khơng thẳng đứng
- Trả lời: : Có


- Trả lời:: ta có thể chọn hệ trục toạ độ đềcác
Ox , Oy vng góc


- Chọn hệ trục: 1 vật được ném xiên góc  so


với mặt phẳng ngang với vận tốc ban đầu vo


- Hỏi : Các em quan sát 2 hình ảnh trong sách
GK và cho biết quỹ đạo của 1 vật bị ném có
dạng gì ?


- Hỏi : Quỹ đạo của 1 vật được ném lên trên
theo phương thẳng đứng có dạng gì ?


- Hỏi : Vậy khi nào vật mới có quỹ đạo
Parabol ?


- Hỏi : Đồng ý ; khi vật được ném xiên góc so
với phương thẳng đứng



- Hỏi: Quỹ đạo là 1 Parabol có nằm trong 1 mặt
phẳng không ?


-,Hỏi : Vậy để khảo sát chuyển động của 1 vật
dược ném xiên người ta phải chọn hệ quy chiếu
như thế nào ?




CHUYỂN ĐỘNG CỦA VẬT BỊ NÉM


I. QUỸ ĐẠO CỦA VẬT BỊ NÉM XIÊN
- Chọn hệ trục tọa độ như hình vẽ


II. TẦM BAY CAO
1) Định nghĩa :
2) Biểu thức :


III. TAÀM BAY XA
1) Định nghóa :


2) Biểu thức


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

- Trả lời: : Vật chuyển động thẳng đều trên trục
Ox


- Trả lời: : Vật chuyển động nhanh dần đều trên
trục Oy



- Thảo lunậ theo nhóm t
- Trả lời: : Ta thế t = <sub>cos</sub><sub></sub>


0


<i>v</i>
<i>x</i>


vào y
- Thảo luận xây dựng công thức:


- Đưa ra kết luận: Như vậy quỹ đạo của chuyển
động là 1 hàm số bậc II của y theo x đó là 1
đường cong Parabol.


- Thông báo về phương pháp tọa độ : Xét
chuyển động của hai vật theo hai trục oxõ và oy.
Bằng cách xác định các đại lượng của a, v, x
trên hai trục


- Xây dựng: Ta có : x0 = 0 , y0 = 0


v0x = v0 cos  ; v0y = v0 sin 


Gia toác a = 0 a = - g


- Hỏi : Vật chuyển động như thế nào trên trục
Ox ?



- Hỏi : Vật chuyển động như thế nào trên trục
Oy ?


- Hỏi : Em hãy viết phương trình chuyển động
trên 2 trục


- Hỏi : Để tìm quỹ đạo của chuyền động ta phải
làm sao ?


- Hỏi: Vậy quỹ đạo là đường gì


Hoạt động2(10 phút): Xác định tầm cao của vật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và ghi lại


-Trả lời: Khi vật lên độ cao cực đại thì vận tốc
của vật bằng 0


-Trả lời: Khi đó vy = 0 , vx = vox như vậy vectơ


vận tốc khi đó nằm ngang
- Thảo luận xây dựng công thức:
- Khi vật đạt độ cao cực đại :
vy = 0


v0sin - gt = 0  <i><sub>g</sub></i>


<i>v</i>


<i>t</i> <sub></sub> 0sin


Thế t vào (2), ta có tầm bay cao :
<i>H</i> <i>v</i> <i><sub>g</sub></i>


2
sin2
2


0 




- Thông báo về định nghóa tầm cao:


Tầm bay cao là độ cao cực đại mà vật đạt tới.
- Hỏi : Khi vật lên độ cao cực đại thì vận tốc của
vật như thế nào ?


- Hoûi : Sai , vận tốc của vật nói chung là khác
không , ta cần xác định vx và vy ?


- Gợi ý hướng dẫn : Từ vy = 0 ta lần ra cơng thức


tính được tầm bay cao.


Hoạt động3(10 phút): Xác định tầm xa của vật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Nghe


Trả lời : Khi vật chạm đất thì vật có tung độ
bằng 0 , y = 0


Trả lời : Từ y = 0 ta tính ra x


- Thông báo về định nghóa taàm xa:


Tầm bay xa là khoảng cách giữa điểm ném và
điểm rơi.


- Hỏi : Khi vật bay đến vị trí chạm mặt đất, từ
khoảng cách từ hình chiếu gốc tọa độ đến vị trí
vật chạm đất ta gọi là tầm bay xa. Như vậy các
em cho biết khi vật chạm đất thì giá trị của x và
y như thế nào ?


- Hỏi : Khi đó x = ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Họat động ca nhân xây dựng công thức :
- Thảo luận xây dựng công thức:


- Khi vật chạm đất :
y = 0


(v0sin).t -


2
1



gt2<sub> = 0 </sub>


t = 2<i>v</i>0<i><sub>g</sub></i>sin


Thế t vào (1), ta có taàm bay xa :
L = <i>v</i>02sin<i><sub>g</sub></i> 


- Hỏi : Hãy phân tích các giá trị động học như
toạ độ , vận tốc , gia tốc của vật trên 2 trục Ox ,
Oy


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


+/Viết phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên ?
+/ Thế nào là tầm bay cao ?


+/ Theá nào là tầm bay xa ?


2. Hướng dẫn về nhà


- Trả lời các câu hỏi : 1, 2, 3
- Làm bài tập : 1, 2, 3, 4, 5, 6.


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………


……….



Ngày soạn: 20/10/2009


Tiết 25: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Học sinh biết cách dùng phương pháp tọa độä để thiết lập phương trình quỹ đạo của vật bị ném
xiên, ném ngang.


2. Kỹ năng:


- Học sinh biết vận dụng các công thức trong bài để giải bài tập về vật bị ném.
3. Thái độ:


- Học sinh có thái độ khách quan khi quan sát các thí nghiệm kiểm chứng bài học.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
- Chuẩn bị tờ phôtô bài tập


- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



BÀI TẬP



I. LÍ THUYẾT II. BÀI TẬP


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

+ Giải
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ơn tập lại các cơng thức chuyển động ném
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


1/Viết phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Bài trước chúng ta đã học về chuyển động ném, dùng phương pháp tọa độ để giải các bài tốn về chuyển
độngném xiên, và đã xây dựng được cơng thức về chuyển động ném xiên.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(35phút): Giải các bài tập về chuyển động ném


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Ví dụ 1:


- Trả lời : Ta dùng hai trục tọa độ , Ox và Oy ;


Gốc tọa độ tại mặt đất.


- Xây dựng công thức:


- lên bảng viết phương trình tọa độ chuyển động
của vật :


- Lên bảng trình bày: - Học sinh hồn thành các
câu cịn lại:


- Các học sinh dưới lớp trình bày lời giải vào
trong vở


Ví dụ 1:
- Đọc đề:


Một vật được ném từ một điểm M ở độ cao h =
45 m với vận tốc ban đầu v0 = 20 m/s theo


phương nằm ngang. Hãy xác định :


<b>a.</b> Dạng quỹ đạo của vật.


<b>b.</b> Thời gian vật bay trong khgơng khí


<b>c.</b> Tầm bay xa của vật ( khoảng cách tư2 hình
chiếu của điểm nén trên mặt đất đến điểm
rơi ).


<b>d.</b> Vận tốc của vật khi chạm đất.



<b>e.</b> Lấy g = 10 m/s2<sub>, bỏ qua lực cản của không </sub>


khí.


- Hỏi : Để giài bài tập trên các em dùng mấy hệ
trục tọa độ và chọn hệ trục tọa độ như thế nào ?
- hướng dần HS vận dụng công thức vận tốc của
vật ném xiên để tính vận tốc vật


- Thơng báo : Nhự các em nhận thấy rằng muốn
giải bất kỳ một bài toán chuyển động ném xiên
hay ném ngang nào thì việc trước tiên các em
phải viết phương trình tọa độ và phương trình
vận tốc của vật theo hệ trục xOy




IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Phương pháp giải các bài toán liên quan ném


- Các công thức của chuyển động ném xiên, áp dụng vào trong trường hợp đặc biệt
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập 2.10, 2.12
V. RÚT KINH NGHIỆM:



</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

………
……….


Ngày soạn: 22/10/2009


Tiết 26: LỰC ĐÀN HỔI
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được khái niệm về lực đàn hồi, nắm vững các đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo và dây căng.
- Từ thực nghiệm thiết lập được hệ thức giữa lực đàn hồi và độ biến dạng của lò xo.


2. Kỹ năng:


- Biết vận dụng hệ thức đó để giải các bài tập đơn giản.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Lò xo, quả cân, Thanh cao su, Ròng rọc, dây, và lực kế và quả bóng


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



LỰC ĐÀN HỔI


I. KHÁI NIỆM VỀ LỰC ĐAØN HỒI
1. Khái niệm: SGK



2. Ví dụ:


II. MỘT VÀI TRƯỜNG HỢP THƯỜNG GẶP
1) Lực đàn hồi ở lò xo :


Fđh = - k l
 Trong đó :


2) Lực căng của dây


- Điểm đặt : là điểm mà đầu dây tiếp xúc với
vật.


- Phương : Trùng với chính sợi dây.


- Chiều : Hướng từ đầu dây vào phần chính giữa
của sợi dây.


* Lưu ý :


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

+ Fđh: Lực đàn hồi (N)


+ k : Hệ số đàn hồi hoặc độ cứng (N/m)
+ l : Độ biến dạng của lò xo (m)


+ Dấu “-“ : Chiều của lực đàn hồi luôn luôn
ngược với chiều biến dạng.


III. LỰC KẾ :



2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về lực, ném ngang và ném xiên.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


Câu 1 : Viết phương trình quỹ đạo của vật bị ném xiên ?


Caâu 2 : Thế nào là tầm bay cao ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Trong nội dung bài trước chúng ta đã tìm hiểu được lực cơ học đầu tiên là lực hấp dẫn, hôm nay chúng ta
sẽ tiếp tục tìm hiểu 1 loại lực nữa đó là lực đàn hồi. Vậy thế nào là lực đàn hồi? Lực đàn hồi có những đặc
điểm gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Nhắc lại khái niệm về lực đàn hồi


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Trả lời : Quả bóng sẽ trở lại hình dạng như ban


đầu.


Trả lời : Thưa Thầy không !


Trả lời : Vì quả bóng xuất hiện một lực kéo nó
trở lại hình dạng ban đầu !


Nghe và nhớ: Khái niệm lực đàn hồi


Tiến hành thí nghiệm: , dùng tay ép lên quả
bóng , sau đó buông tay ra !


Hỏi: Ta giả sử như dùng tay ép lên một quả
bóng làm cho nó bị biến dạng, khi bng tay ra
thì quả bóng sẽ như thế nào ?


Hỏi : Lúc ấy ta có tác dụng lên quả bóng một
lực nào làm nó trở lại hình dạng ban đầu
khơng ?


Hỏi : Vậy thì tại sao quả bóng lại trở lại hình
dạng ban đầu ?


Thơng báo : Lực ấy được gọi là lực đàn hồi ! 


Khái niệm lực đàn hồi


Hoạt động2(30 phút): Tìm hiểu về các lực đàn hồi của lò xo và lực căng dây


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



Quan saùt thí nghiệm:


Trả lời : Lực đàn hồi có phương trùng với
phương trục của lò xo !


1) Lực đàn hồi ở lò xo :


Tiến hành thí nghiệm : Treo một quả cân vào lị
xo khi đó lị xo giãn ra một đoạn .


Giới thiệu nguyên tắc xác định : Hỏi : Qua hình
vẽ trên các em cho biết phương của lực đàn hồi
như thế nào ? ( Để gợi ý phần này GV có thể vẽ
trục của lị xo trước )


Hỏi : Qua hình vẽ này các em cho Thầy biết lực
đàn hồi có chiều như thế nào ?


Tiến hành treo thêm quả cân thứ hai, rồi quả
cân thứ ba: Khi ta lần lượt treo thêm hai quả
cân , hệ vật vẫn đứng yên, các em cho biết độ


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Trả lời : Lực đàn hồi ngược chiều với hướng
biến dạng của lò xo.


Trả lời : Độ lớn của lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến
dạng.


Trả lời : Lị xo khơng thể trở lại hình dạng ban


đầu !


Trả lời : Khi đó lực đàn hồi càng lớn .


Trả lời : Lực đàn hồi sẽ tỉ lệ với độ biến dạng
của vật đàn hồi


Phát biểu nội dung định luật Húc : “ Trong giời
hạn đàn hồi, lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng
của vật đàn hồi” : F ~ l


Fñh = -k l


Với : l : Độ biến dạng của vật bị biến dạng (m)


k : Độ cứng của vật bị biến dạng (N/m) hay
hệ số đàn hồi, phụ thuộc vào kích thước ban
đầu, bản chất vật đàn hồi.


Fđh : Lực đàn hồi (N)


Quan sát thí nghiệm:


Trả lời: Quả cân đang ở trạng thái đứng yên !
Trả lời : Chỉ có trọng lực P !


Trả lời : Quả cân sẽ rơi xuống !


Trả lời : Vì lúc ấy sợi dây đã tác dụng lên quả
cân một lực cân bằng với trọng lực !



Trả lời : Sợi dây có thể bị giãn ra nếu treo quả
cân nặng vào


lớn lực đàn hồi như thế nào khi trọng lực các vật
tác dụng lên nó tăng hay nói đúng hơn là độ
biến dạng của vật càng tăng?


Hỏi : Nếu ta cứ tăng lực kéo lị xo lên rồi lại
bng, lị xo trở lại hình dạng ban đầu, rồi ta lại
tăng lực kéo lị xo lên rồi lại bng, lị xo trở lại
hình dạng ban đầu, cứ tăng lực kéo lên


mãi như thế cho đến một lúc nào đó, khi bng
tay ra lị xo có trở lại hình dạng ban đầu khơng ?
Thơng báo : Khi đó ta nói giá trị mà lực kéo đạt
được để làm lị xo khơng trở lại hình dạng ban
đầu gọi là giới hạn đàn hồi


HỎi : Khi ta kéo giãn lị xo ra thì khi đó lực đàn
hồi xuất hiện, khi ta tăng lực kéo lên thì vật
càng biến dạng nhiều, khi đó lực đàn hồi như thế
nào ?


Hỏi : Như vậy lực đàn hồi và độ biến dạng sẽ
như thế nào ?


Hỏi: Dấu trừ cho biết ý nghĩa gì vậy các em ?


Thông báo : Dấu trừ cho lực đàn hồi luôn ngược


với hướng của lực tác dụng lên vật .


2) Lực căng của dây


Tiến hành thí nghiệm: Móc quả cân vào sợi dây
trên giá treo


Hỏi : các em nhận xét gì về trạng thái quả cân ?
Hỏi : Các em cho biết những lực nào tác dụng
lên quả cân ?


Hỏi : Quả cân ở trạng thái cân bằng thì quả cân
phải chịu những lực tác dụng lên nó cân bằng
nhau ! Nếu như ta cắt đứt sợi dây thì quả cân sẽ
như thế nào ?


Hỏi : Như vậy thì tại sao khi ta khgơng cắt đứt
dây thì quả cần ở trạng thái cân bằng


Hỏi : Theo các em có bị giãn ra hay không ?
Thông báo :


Hỏi : Qua hình vẽ trên đây các em cho biết điểm
đặt của lực căng dây ?


Hỏi : Phương của sợi dây như thế nào ?
Hỏi : Chiều của sợi dây như thế nào ?


Hướng dẫn cho HS về trường hợp dây vắt qua
ròng rọc.



III. LỰC KẾ


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Nghe:


Trả lời : Điểm đặt : là điểm mà đầu dây tiếp xúc
với vật.


Trả lời : Phương của sợi dây trùng với chính sợi
dây.


Trả lời: Chiều của sợi dây hướng từ hai đầu dây
vào phần chính giữa của sợi dây.


Hướng dẫn cho Học sinh tác dụng của lực kế , và
giá trị giới hạn lò xo trong lực kế


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


1/Thế nào là lực đàn hồi ?


2/ Nêu các đặc điểm của lực đàn hồi ?
3/ Nêu các đặc điểm của lực căng dây ?


2. Hướng dẫn về nhà


- Trả lời các câu hỏi : 1, 2, 3, 4
- Làm bài tập : 1, 2, 3



V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

Ngày soạn: 22/10/2009


Tiết 27: LỰC MA SÁT
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được đặc điểm của lực ma sát nghỉ và ma sát trượt.


2. Kỹ năng:


- Biết vận dụng kiến thức để giải các hiện tượng thực tế có liên quan tới ma sát và giải bài tập.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị : - Lực kế ; tấm ván ; Khúc gỗ.

- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



LỰC MA SÁT



I. LỰC MA SÁT NGHỈ :
1) Điều kiện xuất hiện :
2) Phương và chiều
3) Độ lớn :


II. LỰC MA SÁT TRƯỢT
1) Điều kiện xuất hiện :


Lực ma sát trượt xuất hiện khi có hai vật tiếp
xúc nhau trượt trên bề mặt của nhau.


2) Phương và chiều
- cùng phương với vận tốc


- ngược chiều với chiều chuyển động
3) Độ lớn :


III. LỰC MA SÁT LĂN
1) Điều kiện xuất hiện :


Lực ma sát lăn xuất hiện khi có hai vật tiếp
xúc nhau lăn trên bề mặt của nhau.


2) Phương và chiều
- cùng phương với vận tốc


- ngược chiều với chiều chuyển động
3) Độ lớn :


Độ lớn của Fms tỉ lệ với áp lực N tác dụng lên



mặt tiếp xúc
Fmst = l.N


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Độ lớn của Fmst tỉ lệ với áp lực N tác dụng lên


mặt tiếp xúc
Fmst = t.N


IV VAI TRÒ CỦA MA SÁT TRONG ĐỜI
SỐNG




2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các loại lực


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo
C2: Phát biểu nội dung của định luật Húc
+ Biểu điểm: C1: 5đ; C2: 3đ


3. Đặt vấn đề (3’):



- Khi một vật này chuyển động lên vật kia luôn xuất hiện một lực là lực ma sát. Vậy lực ma sát có những
đặc điểm gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu về điều kiện xuất hiện và các đặc điểm của lực ma sát nghỉ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Quan sát thí nghiệm và nhận xét


- Đứng tại chỗ phát biểu : “ Định luật I Newton”
- Trả lời: Theo định luật I Newton , nếu khúc gổ
chịu một lực tác dụng nhưng vẫn đứng n thì
chắc chắn phải có một lực nào đó tác dụng lên
miếng gổ cân bằng với lực kéo.


-Trảû lời : Chính mặt bàn đã tác dụng lên khúc
gổ.


- Nghe


- Trả lời : Lực kéo và lực ma sát nghỉ tác dụng
lên khúc gổ cân bằng nhau.


- Trả lời : Lực ma sát nghỉ tác dụng lên một vật
có phương nằm trong mặt phẳng tiếp xúc giữa
hai vật và có chiều ngược chiều với thành phần
ngoại lực song song với mặt tiếp xúc



1) Điều kiện xuất hiện


Tiến hành thí nghiệm 1: theo mơ hình như hình
vẽ sau, qua mơ hình trên các em thấy khúc gổ
vẫn chịu tác dụng của lực kéo do trọng lượng
củaquả cân m , nhưng khúc gỗ vẫn đứng yên
Hỏi: Một em HS có thể nhắc lại định luật I
Newton


Hỏi: Khúc gỗ chịu lực tác dụng, nhưng vẫn đứng
yên, như vậy có đúng định luật I Newton
không ?


Hỏi : Thế vật nào đã tác dụng lên khúc gổ một
lực đó ?


2) Phương và chiều


Hỏi : Khúc gổ chịu hai lực kéo và Lực ma sát
nghỉ, nhưng khúc gổ vẫn đứng yên . Vậy lực kéo
và lực ma sát nghỉ tác dụng lên khúc gổ như thế
nào ?


HỎi: Vậy lực ma sát nghỉ luôn luôn cân bằng
với ngọai lực đặt vào vật, hướng song song với
mặt tiếp xúc . Vậy các em cho biết phương và
chiều của lực ma sát nghĩ ?


3) Độ lớn



Tiến hành thí nghiệm: Treo thêm một quả cân
lên, nhưng vật vẫn đứng yên .


Hỏi : Nếu ta tăng lực kéo lên thì lực ma sát nghĩ
như thế nào ?


Tiến hành: treo thêm một quả cầu nữa, một quả
cầu nữa cho đến khi khúc gổ bắt đầu chuyển
động.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Trả lời : Vì độ lớn lực ma sát nghỉ bằng lực kéo
nên lực ma sát nghỉ tăng lên


Quan sát thí nghiệm


Hỏi : Khi khúc gổ bắt đầu chuyển động, lúc này
lực ma sát nghỉ cịn nữa khơng các em ?


Hỏi : Lực ma sát nghỉ cịn tăng nữa khơng các
em ?


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về điều kiện xuất hiện và các đặc điểm của lực ma sát trượt


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Quan saùt thí nghiệm:


Nhận xét : Khúc gỗ chuyển động chậm dần đều
rồi dừng lại !



Trả lời: Lực đã truyền gia tốc cho vật
Trả lời: Mặt bàn tác dụng lực lên khúc gổ.


Nghe


Nghe


Trả lời : Lực ma sát trượt luôn luôn xuất hiện ở
mặt tiếp xúc


Trả lời : Lực ma sát trượt luôn ngược với hướng
chuyển động của vật .


Trả lời : Lực ma sát trượt không phụ thuộc vào
diện tích tiếp xúc giữa hai vật.


Trả lời : Lực ma sát trượt có phụ thuộc vào áp
lực tác dụng lên bề mặt tiếp xúc.


- Nghe


1) Điều kiện xuất hiện :


HỎi: Khúc gỗ chuyển động chậm dần nghĩa là
khúc gỗ thu gia tốc, khi đó đại lượng nào truyền
gia tốc cho khúc gổ ?


Hỏi : Khi khúc gổ đang trượt , tay ta không cịn
chạm vào khúc gổ, vậy vật gì đã tác dụng lực


lên khúc gổ làm cho nó dừng lại ?


Nhấnmạnh : Đúng rồi ! Khúc gổ đang trượt trên
mặt bàn , thì xuất hiện một lực làm cản trở
chuyển động trượt của khúc gổ , lực ấy gọi là lực
ma sát trượt !  Lực ma sát trượt


Đưa ra phương án đo lực ma sát : Để đo lực ma
sát trượt, người ta dùng lực kế kéo vật sao cho
nó chuyển động thẳng đều, khi đó số chỉ trên lực
kế bằng lực ma sát trượt .


( GV tiến hành đo lực ma sát trượt bằng lực kế )
2) Phương và chiều


Hỏi: Qua thí nghiệm trên, các em cho biết lực
ma sát trượt luôn xuất hiện ở đầu ?


Hỏi : Thế lực ma sát trượt có hướng như thế
nào ?


Tiến hành thí nghiệm dùng lực kế kéo một vật
để đo lực ma sát trượt như hình vẽ bên :


Hỏi : Qua thí nghiệm mà các em vừa quan sát,
hãy cho biết lực ma sát trượt có phụ thuộc vào
diện tích tiếp xúc giữa hai vật hay khơng ?
Tiến hành thí nghiệm dùng lực kế kéo một vật
để đo lực ma sát trượt như hình vẽ bên :



3) Độ lớn


Hỏi : Qua thí nghiệm mà các em vừa quan sát,
hãy cho biết lực ma sát trượt có phụ thuộc vào
áp lực tác dụng lên bề mặt tiếp xúc hay không ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Hoạt động3(10 phút): Tìm hiểu về điều kiện xuất hiện và các đặc điểm của lực ma sát lăn và ứng dụng của
lực ma sát trong đời sống


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Thảo luận theo nhóm để nhận xét điều kiện


xuất hiện đặc điểm của lực ma sát lăn:


- Yêu cầu học sinh dùng phương pháp tương tự


để nhận xét


- Yêu cầu học sinh đọc SGK nêu những tác


dụng, tác hại của lực ma sát trong thực tế và lấy
ví dụ minh họa


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về điều kiện, các đặc điểm của 3 loại lực ma sát
2. Hướng dẫn về nhà



- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 24/10/2009


Tiết 28: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được cách xác định các lực tác dụng lên vật
2. Kỹ năng:


- Biết cách xác định các lực tác dụng lên vật
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị tở bài tập cho học sinh


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à




BÀI TẬP
I. LÍ THUYẾT VỀ CÁC LOẠI LỰC CƠ HỌC


1. Lực hấp dẫn
2. Lực đàn hồi
3. Lực ma sát


II. BÀI TẬP VỀ CÁC LOẠI LỰC
Ví dụ 1: Lực hấp dẫn:


Ví dụ 2: Lực đàn hồi


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật vạn vật hấp dẫn?
3. Đặt vấn đề (3’):


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

- Ta đã học về các lực cơ học, chúng ta sẽ đi vận dụng các lực cơ học đó để giải các bài tập về các lực cơ
học



4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10 phút): Hệ thống lại kiến thức


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Lần lựợt 3 học sinh đứng tại chỗ hệ thống lại các
kiến thức


- Yêu câ 3 học sinh đứng tại chỗ nhắc lại các kiến
thức về 3 loại lực:


+ Lực hấp dẫn:


Xuất hiện khi nào? Các yếu tố của lực hấp dẫn?
Định luật của lực hấp dẫn? Cơng thức tính lực hấp
dẫn? Giá trị của lực hấp dẫn?


+ Lực đàn hồi:


Xuất hiện khi nào? Các yếu tố của lực đàn hồi?
Định luật của lực đàn hồi? Cơng thức tính lực đàn
hồi?


+ Lực ma sát:


Có mấy loại lực ma sát? Xuất hiện khi nào? Các
yếu tố của lực ma sát? Công thức tính lực đàn
hồi?



- Giáo viên viết các cơng thức của các lực lên trên
bảng.


Hoạt động2(15 phút): Các bài tập về lực hấp dẫn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề


- Nêu hướng giải


- Giáo viên đọc đề bài: “ Cho khối lượng của trái
đất là: M, bán kính của trái đất R = 6400km. Hãy
xác định gia tốc rơi tự do của một vật ở :


a. Gần mặt đất
b. Ở độ cao h = 2km
c. ở độ sầu: h = 2km


- Yêu cầu học sinh nêu hướng giải


- Hướng dẫn giải phầnc


+ Không phải cảkhối trái đất đều tác dụng lực lên
vật mà chỉ phía trong của trái đất tác dụng lực lên
vật.


- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải bài tập


- Theo dõi trợ giúp phần trình bày ở dưới.


Hoạt động2(10 phút): Các bài tập về lực

đà

n h i



</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên
- Chép đề


- Nêu hướng giải


- 1 học sinh lên bẳng trình bày lời giải các học
sinh khác hoàn thành bài giải của mình


- Giáo viên đọc đề bài: “Một vật có khối lượng m
= 200g được gắn với một lò xo có chiều dài tự
nhiên là l0 = 20cm, độ cứng k = 40N/m. Hãy xác
định chiều dài của lò xo khi vật cân bằng?”


- Yêu cầu học sinh nêu hướng giải


- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải bài tập


- Theo dõi trợ giúp phần trình bày ở dưới.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh làm các bài tập 2,34, 2.35 SBT
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài



- Yêu cầu học sinh làm các bài tập 2,34, 2.35 SBT
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Ngày soạn: 28/10/2009


Tiết 29: HỆ QUY CHIẾU CĨ GIA TỐC. LỰC QN TÍNH
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được lí do đưa ra và lập luận dẫn đến khái niệm lực quán tính, biêu thức và đặc điểm của lực


quán tính.


2. Kỹ năng:


- Biết vận dụng khái niệm quán tính để giải một số bài tóan tron hệ quy chiếu phi qn tính.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à




HỆ QUY CHIẾU CĨ GIA TỐC. LỰC QN TÍNH


I. HỆ QUY CHIẾU CÓ GIA TỐC
SGK


II. LỰC QN TÍNH
a) Khái niệm :


<i>Fq</i> <i>ma</i>








* Lực qn tính khơng có phản lực.


b) Bài tập áp dụng :
Bài 1 : Bài giải :
Bài 2 :


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức định luật Niu tơn


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)



2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu nội dung của định luật I, II, III
3. Đặt vấn đề (3’):


- Giáo viên đưa ra ví dụ về hiện tượng xe ơ tô đang đi và dừng lại? Vậy tronghệ quy chiếu gia tốc thì
chuyển động của vật khơng cịn phụ hợp nữa?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu thế nào là hệ quy chiếu phi quán tính


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Quan saùt thí nghiệm


- Trả lời: Quả cầu chuyển động ngược lại so với
xe lăn.


- Trả lời: Khi có vật khác tương tác lên vật đó
một lực.


- Trả lời :Thưa Thầy không !
- Nghe


- Hỏi: Ta thả cho hệ thống chuyển động bất chợt
hay nói đúng hơn là xe lăn chuyển động bất chợt
thì xảy ra hiện tượng gì cho quả cầu?



- Hỏi: Điều đó có nghĩa là quả cầu m thu gia tốc.
Theo định luật II Newton, một vật chỉ thu gia tốc
khi nào ?


- Hỏi: Trong trường hợp này các em thấy có vật
nào tương tác lên quả cầu không ?


- Thông báo : Như vậy thì đối với xe lăn, khi
chuyển động làm quả cầu bị giựt lùi lại mà
khơng có sự tương tác  Trái với định luật II


newton  Heä quy chiếu có gia tốc.


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về các đặc điểm của lực quán tính


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời : Quả cầu ở trạng thái đứng yên !


a) Khái niệm :


- Thơng báo: Mặt dù khơng có sự tương tác giửa
các vật lên quả cầu, nhưng quả cầu vẫn chuyển
động  Như vậy ta có thể xem quả cầu đã chịu


một lực ( hệ quy chiếu phi quán tính) gọi là lực
quán tính.



- Hỏi : nếu đứng trên mặt đất quan sát các em
thấy xe lăn chuyển động với gia tốc a<sub>, còn quả </sub>


cầu sẽ ở trạng thái như thế nào ?


- Hỏi : Theo bài công thức cộng vận tốc, các em
hãy tính xem quả cầu chuyển động với gia tốc
như thế nào so với chiếc xe lăn ?


Hoạt động2(15 phút):

Gi i các b i t p v n d ng

à ậ



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Bài 1:


- Đọc đề và tóm tắt đề bài
- Liên hệ hiện tượng với thực tế
!


- Trả lời : Vật sẽ chịu thêm lực quán tính F


-Trình bày lời giải


Bài 2:


- Đọc đề bài và suy nghĩ hướng giải
- Nghe


- Trả lời : Thưa Thầy khơng ?


- Nghe


Bài 1 :


- u cầu học sinh đọc đề bài và tóm tắt


- phân tích hiện tượng : Ta treo một con lắc đơn
vào trần xe đang chuyển động với gia tốc a


Hỏi : Như vậy vật phải chịu thêm lực nào nữa
không ?


- GV hướng dẫn cho các em HS vẽ vật m chịu
3 lực P, T và Fqt


Sau đó GV gọi HS lên tính góc  ( Gọi ý cho


HS về tan )


tg =


P
Fq <sub> = </sub>


g
a


 T =


cosα


m.g


Baøi 02 :


- yêu cầu học sinh đọc đềbài tóm tắt.


- Tương tự bài tập trên, ở BT này người ta treo
một vật vào một lực kế, dĩ nhiên là số chỉ lực kế
chính là trọng lực của vật rồi !


Bây giờ ta treo toàn bộ hệ thống trên vào
buồng thang máy


- Hỏi : Khi thang máy đứng yên thì các em thử
nghĩ xem giá trị lực kế có gì thay đổi khơng?
- Thơng báo : Thật vậy, ta có F = P = m.g
-


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Giải bài tập ví dụ 2 bằng cách gắn với hệ quy chiếu quán tính là mặt đất
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:



………
………
………
……….




</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

Ngày soạn:01/11/2009


Tiết 30: LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM. HIỆN TƯỢNG TĂNG GIẢM MẤT
TRỌNG LƯỢNG


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Học sinh hiểu rõ khái niệm, biểu thức của lực hướng tâm, lực quán tính li tâm.
2. Kỹ năng:


- Biết vận dụng nhửng khái niệm trên để giải thích được hiện tượng tăng, giảm, mất trọng lượng.


- Biết vận dụng kiến thức để giải được một số bài tóan động lực học về chuyển động tròn đều


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị: Sợi dây, quả cầu, viên bi, bàn quay.



- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QUÁN TÍNH LI TÂM. HIỆN TƯỢNG TĂNG GIẢM MẤT TRỌNG
LƯỢNG


I. LỰC HƯỚNG TÂM VÀ LỰC QN TÍNH
LY TÂM


1) Lực hướng tâm :


2) Lực quán tính ly tâm :


II. HIỆN TƯỢNG TĂNG – GIẢM VAØ MẤT
TRỌNG LƯỢNG


1) Khái niệm về trọng lực :


2) Khái niệm về trọng lượng :


3) Hiện tượng tăng và giảm trọng lượng :


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về định luật I, II lực quán tính


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nếu khái niệm hệ quy chiếu phi quán tính?


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

3. Đặt vấn đề (3’):


- Đa phần là chúng ta xét những bài tốn trong đó vật chuyển động thẳng vậy trong chuyển động trịn, trịn
đều thì có gì mới khác với chuyển động thẳng?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút):Tìm hiểu vể lực hướng tâm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời : Vật sẽ thu gia tốc hướng tâm
- Nghe


- Trả lời : Lực hướng tâm có phương chiều cùng
với phương chiều của gia tốc




- - Trảlời: Lực hướng tâm không phải là 1 loại
lực cơ học



- Phân tích
- Nghe


- Hỏi : Khi vật chuyển động trịn đều thì vật có


thu gia tốc hay không các em ?


- Thông báo : Theo định luật II Newton , vật sẽ
thu một lực được gọi là lực hướng tâm


- Hỏi : các em có thể cho biết phương, chiều và
độ lớn lực hướng tâm


- Hỏi: Lực hướng tâm có phải là loại lực mới
khơng?


- u cầu học sinh phân tích bản chất của lực


hướng tâm trong các ví dụ trong SGK


- Thơng báo: Vậy lực hướng tâm là hợp lực của
tất cả các lực tác dụng lên vật gây ra chuyển
động trịn đều.


Hoạt động 2(5 phút):Tìm hiểu về lực quán tính li tâm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời : Hệ quy chiếu phi quán tính



- Trả lời : Quả cầu ở trạng thái đứng yên


- Trả lời : Lực này cùng phương, cùng độ lớn
nhưng ngược chiều với lực hướng tâm và tác
dụng lên quả cầu !



- Nghe


- Một học sinh lên bảng vẽ và viết biểu thức của


lựcn quán tính li tâm.


- Hỏi : Đối với hệ quy chiếu này “hay đối với
chú ong” thì quả cầu ở trạng thái như thế nào ?
- Hỏi : Hiện tại các em đã biết, quả cầu chịu tác
dụng của một lực hướng tâm, đối với hệ quy
chiếu này, muốn vật đứng yên “chú ong nhìn
thấy quả cầu m đứng yên” thì quả cầu phải chịu
thêm một lực có phương – chiều – và độ lớn như
thế nào ?


- Kết luận và thông báo : Lực này được gọi là
lực quán tính li tâm.


- GV gọi HS lên bản vẽ Fq và viết cơng thức


tính độ lớn lực qn tính li tâm.



Hoạt động 3(20 phút):Tìm hiểu khái niệm về trọng lực biểu kiến và hiệnt ượng tăng giảm và mất trọng
lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1) Khái niệm trọng lực :


- Trả lời : Trọng lực là lực hấp dẫn của Trái Đất
tác dụng lên vật.


- Trả lời : Hệ quy chiếu này là hệ quy chiếu phi
qúan tính.


- Trả lời : vật chịu tác dụng của lực quán tính ly
tâm.


2) Khái niệm về trọng lượng


Trả lời : Vật sẽ ép lên sàn thang máy một
-Trả lời : Lực qn tính có chiều hướng xuống!
- Biểu diễn P và Fqt


- Trả lời : Vật ép lên thang máy một lực bằng
tổng trọng lực và lực quán tính


3) Hiện tượng tăng và giảm trọng lượng :


- Trả lời : Áp lực mà vật tác dụng lên thang máy
sẽ lớn hơn lực hấp dẫn tác dụng lên vật.



- Nghe


1) Khái niệm trọng lực :


- Hỏi : Ở bài học trước các em cho biết trọng lực
là gì ?


- Hỏi : Ta xét một vật đặt trên mặt đất, ngoài lực
hấp dẫn tác dụng lên vật, khi Trái Đất quay
quanh trục thì vật cũng quay theo trục quay của
Trái Đất. Nếu xét hệ quy chiếu trên Trái Đất tại
vị trí vật thì hệ quy chiếu này gọi là hệ quy
chiếu gì ?


- Hỏi : Như vậy khi Trái Đất quay, ngoài việc
vật chịu tác dụng của lực hấp dẫn, vật còn chịu
thêm lực nào nữa hay không ?


GV hướng dẫn HS vẽ các lực tác dụng lên vật.


 Định nghĩa trọng lực một cách tổng quát.


2) Khái niệm về trọng lượng


- Hỏi: Chúng ta cùng nhau trở lại thí dụ về một
vật được đặt trong thang máy mà các em đã học
ở bài trước ! Khi thang máy khơng chuyển động
thì vật sẽ tác dụng lên sàn thang máy một lực
như thế nào so với trọng lực của nó ?



- Hỏi : Nếu như thang máy chuyển động sao cho
có gia tốc hướng lên ( chuyển động nhanh dần
đều ). Nếu chọn hệ quy chiếu đặt trong thang
máy thì vật sẽ chịu thêm lực nào nữa ?


- Hỏi : Lực quán tính có chiều như thế nào ?
GV yêu cầu HS lên vẽ hai lực P và Fqt


3) Hiện tượng tăng và giảm trọng lượng :


- Hỏi : Cũng trong thí dụ trên các em nhận thấy
áp lực vật của vật như thế nào so với lực hấp
dẫn mà trái đất tác dụng lên vật ?


- Thông báo : Đây chính là hiện tượng tăng trọng
lượng


-


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Làm các bài tập trong SBT về hiện tượng tăng giảm và mất trọng lượng
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK



V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

………
……….




Ngày soạn: 05/11/2009


Tiết 31: BÀI TẬP VỀ ĐỘNG LỰC HỌC
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được phương pháp động lực học
2. Kỹ năng:


- Biết cách phân tích lực tác dụng lên vật.
- Biết vận dụng định luật II Newton.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à




BÀI TẬP VỀ ĐỘNG LỰC HỌC


I. PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG LỰC HỌC
II. VÍ DỤ:


Bài 1: Bài giải :


Bài 2: Bài giải :
)


Bài 3: Bài giải :


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các công thức các định luật Niutơn và các lực cơ học
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật I, II Niutơn
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở chương trước để nghiên cứu được chuyển động của chuyển động người ta đã dùng một phương pháp
đó là phương pháp động học chất điểm. Vậy để giải các bài toán liên quan tới chuyển động của các vật
dưới tác dụng của các lực ta sẽ sử dụng phương pháp mới gọi là phương pháp động lực học. Vậy phương


pháp đó như thế nào?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10 phút): Giới thiệu về phương pháp động lực học


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Hoạt động2(25 phút): Bài toán về chuyển động của vật trên mặt phẳng nghiêng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài 01
- Chép đề


Baøi 1 :


- Đọc đề bài: “Một vật đặt ở chân mặt phẳng
nghiêng một góc  = 300 so với phương nằm


ngang. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Các học sinh vẽ hình biểu diễn các vectơ lực ra


vở nháp.


* Các lực tác dụng lên vật


- Trả lời: Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực
ma sát.



- Trả lời


- Trả lời : - Px – Fms = ma


- mgsin - .mgcos = ma
 a = - g(sin - cos) = - 6,6 m/s2


- Trình bày lời giải vào vở
Bài 02 :


- Chép đề:


- làm vào vở : Gia tốc của vật :
a = 2


2


<i>t</i>
<i>s</i>


= <sub>4</sub>2


2
,
1
.
2


= 0,15 m/s2



Theo định luật II Newton ta có :
T – Fms = m.a


T = m(a + .g) = 1,24 (N)


Bài 3:
- Chép đề:


- Tính Lực căng dây tác dụng lên vật :
T =




cos
.<i>g</i>
<i>m</i>


= <sub>cos</sub><sub>45</sub>0


8
,
9
.
25
,
0


= 3,46 N



nghiêng là  = 0,2 . Vật được truyền một vận tốc


ban đầu v0 = 2 (m/s) theo phương song song với


mặt phẳng nghiêng và hướng lên phía trên.
1) Sau bao lâu vật lên tới vị trí cao nhất ?
2) Quãng đường vật đi được cho tới vị trí cao


nhất là bao nhiêu ?”


- Yêu cầu HS vẽ hình và các vectơ lực tác dụng
lên vật  Chọn O, Ox, MTG


- Hỏi : Vật chịu tác dụng của những lực nào?
- Hỏi : Các em hãy tình độ lớn của các lực này
- Hỏi : Ở bộ mơn tốn học các em đã học qua
phép chiếu một vectơ lên một phương nhất định,
bậy giờ các em hãy chiếu phương trình trên lên
chiều chuyển động của vật ? Đồng thời các em
suy ra gia tốc mà vật thu được.


- yêu cầu HS vận dụng các công thức cơ bản
trên để tình thời gian và quãng đường vật
chuyển động đến vị trí cao nhất.


Bài 2 :


- Đọc đề: “Một vật có khối lượng m = 400 (g)
đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát trượt
giữa vật và mặt bàn là  = 0,3. Người ta kéo vật



với một lực nằm ngang không đổi qua một sợi
dây. Biết rằng sau khi bắt đầu chuyển động được
4 (s), vật đi được 120 (cm). Tính lực căng dây”
- yêu cầu HS từng bước vận dụng phương pháp
động lực học để giải bài toán này !


Baøi 3 :


-Đọc đề: “Quả cầu khối lượng m = 250 (g) buộc
vào đầu một sợi dây l=0,5 (m0 được làm quay
như vẽ bên. Dây hợp với phương thẳng đứng một
góc  = 450 . Tính lực căng của dây và chu kỳ


quay của quả cầu.”


- yêu cầu HS vẽ hình các lực tác dụng lên vật
mà các em đã học rồi !


- Gợi ý : Các em có thể tính lực căng dây tác
dụng lên vật trong bài toán này :


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh làm bài tóan chuyển động của vật khi đi lên mặt phẳng nghiêng
2. Hướng dẫn về nhà



- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………




</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Ngày soạn:08/11/2009


Tiết 32: CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được các khái niệm về hệ vật


- Nắm được nôi dung của định luật II viết cho hệ vật
2. Kỹ năng:


- Vận dụng vào để giải các bài tập vê hệ vật
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án



- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT
I. KHÁI NIỆM HỆ VẬT


1. Hệ vật:


- Hệ vật gồm 2 hay nhiều vật liên kết với nhau
2. Khái niệm ngoại lực và nội lực


II CHUYỂN ĐỘNG CỦA HỆ VẬT
1. Phương pháp:


- ÁP dụng phương pháp động lực học cho từng
vật.


2. Biểu thức định luật II cho hệ vật:
- Fngl =Σm.ahe


3. Bài tốn ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:



C1: Nêu các bước của phương pháp động lực học để giải các bài toán thuận?
3. Đặt vấn đề (3’):


- ở bài trước chúng ta với vận dụng phương pháp động lực học vào để giải một số những bài tập về chuyển
động của một vật. Vậy với nhiều vật thì bài toán sẽ được giải quyết thế nào?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu các khái niệm về hề vật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời: Hệ vật là bao gồm từ 2 vật trở lên có
tương tác với nhau.


- Nghe


- Hỏi: Từ các kiến thức đã biết, căn cứ vào tên gọi
các em hiểu thế nào là hệ vật?


- Thông báo: Trong hệ vật người ta phân ra các lực
cơ học thành ngoại lực và nội lực.


- Hỏi: Vậy thế nào là ngoại lực và nội lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

-Thông báo: Trong hệ vật : ΣFnl = 0
Hoạt động 2(20 phút): Xây dựng phương pháp giải bài toán về hệ vật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



Bài 1:
- ĐỌc SGK


- Biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên từng vật vào
trong nháp


- Trả lời:


- Việt biểu thức và chiếu phương trình định luật II
cho từng vật


- Nghe


Bài 1:


- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Biểu diễn hệ vật và tóm tắt đề bài
Yêu cầu học sinh gấp SGK


- Yêu cầu học sinh biểu diễn tất cả các lực tác
dụng lên vật


- Hỏi: tác dụng lên các vật gồm những lực nào?
Cơng thức tính của từng lực


- Yêu cầu học sinh áp dụng phương pháp động lực
học cho từng vật


- Yêu cầu học sinh giả phương trình


- Yêu cầu học sinh nhận xét về giá trị của a


- Thông báo : Vậy để giải các bài toán về chuyển
động của hệ vật


+ Nếu tìm gia tốc: Xác định ngoại lực tác dụng lên
hệ và áp dụng cơng thức


1
ngl
m
Σ


F
Σ
=
a


+ Nếu tìm nội lực: Thì phải áp dụng định luật II
Niutơn cho từng vật.


Hoạt động 3(10 phút): Vận dụng phương pháp giải bài toán về hệ vật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài 2:
- ĐỌc SGK


- Biểu diễn tất cả các lực tác dụng lên từng vật vào
trong nháp



- Vận dụng phương pháp là bài tóan:


Bài 2:


- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Biểu diễn hệ vật và tóm tắt đề bài
Yêu cầu học sinh gấp SGK


- Yêu cầu học sinh biểu diễn tất cả các lực tác
dụng lên vật


- yêu cầu học sinh vận dụng phương pháp để giải
các bài toán hệ vật


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về chuyển động của hệ vật: Về phương pháp làm bài
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….



</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Ngày soạn: 15/11/2009


Tiết 33: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT (tiết 1)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ôn tập lại các kiến thức về lực ma sát


- Ôn tập lại các kiến thức về chuyển động của vật trên mặt phẳng nhiêng.
2. Kỹ năng:


- Biết thiết kế, thao tác, lấy kết quả, xử lí số liệu
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Mặt phẳng nghiêng, đồng hồ hiện số; bảng đo góc; vật nặng và các dụng
cụ đi kèm.


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


SGK



II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT


+ Cơng thức a = g (sin- cos)
=> = tan- a/g.cos
III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM


IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM


SGK


V. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
VI: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:khá)
+ Câu hỏi:


C1: Lực ma sát xuất hiện khi nào? Biểu thức?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Học sinh thảo luận: có thể dùng lực kế khi vật chuyển động thẳng đều.
4. Nội dung bài mới



Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu về mục đích và cơ sở lí thuyết.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Thảo luận và trả lời:
- Trả lời:


- Trả lời:


- Trả lời: Chúng ta kéo vật bằng lực kế để cho vật
trượt đều trên mặt phẳng ngang, khi đó lực kéo
chính bằng lực ma sát trượt.


- Thơng báo mục đích thí nghiệm: Xác định hệ số
ma sát  trượt và hệ số ma sát nghỉ cực đại.


- Hỏi: Vậy để xác định hệ số ma sát nghỉ cực đại
chúng ta phải dựa vào công thức nào?


- Hỏi : vậy nếu dựa vào công thức này ta sẽ xác
định lực ma sát như thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

- Nghe


- Trả lời: a=g(sinα_μcosα)


=> μ=tanα_<sub>g</sub><sub>.</sub><sub>cos</sub>a <sub>α</sub>
Trong đó:



2
t
.
a
=
S


2


- Nghe và ghi lại


nào đã học?


Hoạt động2(20hút): Giới thiêu dụng cụ thí nghiêm và thiết kế thí nghiệm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Thảo luận theo nhóm: Đưa ra phương án
- Nghe và nghi lại


- Thảo luận theo nhóm thiết kế phương án thí
nghiệm


- Nghe và nghi lại.


- Giới thiệu các dụng cụ:



- Yêu cầu học sinh thiết kế phương án thí nghiêm
đo hệ số ma sát nghỉ cực đại?


- Tổng kết và phân tích các phương án:


- Yêu cầu học sinh thiết kế phương án thí nghiệm:
- Tổng kết và phân tích các phương án thí nghiệm:
+ Cho mặt phẳng nghiên một góc lớn là cho vật có
thể trượt


+ Dùng đồng hồ hiện số xác định gia tốc
+ DÙng thước đo góc nghiêng


α
cos
.
g


a
_
α
tan
=
μ


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Hướng dẫn là báo cáo thí nghiệm


2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- làm mẫu báo cáo thí nghiệ


- Chuyển bị thước, máy tính lên để thực hành
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….




Ngày soạn: 17/11/2009


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Tiết 34: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT (tiết 2)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ôn tập lại các kiến thức về lực ma sát


- Ôn tập lại các kiến thức về chuyển động của vật trên mặt phẳng nhiêng.
2. Kỹ năng:


- Biết thiết kế, thao tác, lấy kết quả, xử lí số liệu
II. CHUẨN BỊ



1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm: Mặt phẳng nghiêng, đồng hồ hiện số; bảng đo góc; vật nặng và các dụng
cụ đi kèm.


- Dự kiến trình bày bảng


THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MA SÁT (tiết 1)
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM


II. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
III. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM


IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Xác định hệ số ma sát trượt:
V. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
VI: BÁO CÁO THÍ NGHIỆM
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:khá)
+ Kiểm tra việc chuẩn bị báo cáo thí nghiệm
3. Đặt vấn đề (3’):



- Học sinh thảo luận: có thể dùng lực kế khi vật chuyển động thẳng đều.
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15phút): Đo hệ số ma sát trượt


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Quan sát dụng cụ


- Quan sát dụng cụ thí nghiệm
- Theo dõi


- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thu thập số
liệu.


- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, chức măng từ
dụng cụ


- Giới thiệu vật cần xác định:


- Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm


Hoạt động 1(15phút): Đo hệ số ma sát nghỉ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Quan sát dụng cụ


- Quan sát dụng cụ thí nghiệm



- Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, chức măng từ
dụng cụ


- Giới thiệu vật cần xác định:


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

- Theo dõi


- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và thu thập số
liệu.


- Giới thiệu các bước thí nghiệm
- Cho các nhóm tiến hành thí nghiệm


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Hướng dẫn là báo cáo thí nghiệm


- Rút kinh nghiệm qua trình làm thí nghiệm
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- làm mẫu báo cáo thí nghiệ


- Ôn tập lại các bài toán và phương pháp động lực học
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………


………
………
……….


Ngày soạn: 22/11/2009


Tiết 35: BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

1. Kiến thức:


- Hệ thống lại các kiến thức liên quan tới phương pháp động lực học
2. Kỹ năng:


-Vận dụng các bài toán để giải các bài toán động lực học
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- D ki n trình b y b ng:

ự ế

à



BÀI TẬP
Bài 1:


Bài 2:
M= 50 tấn
m1 = m2 = 20 tấn
a = 0,2m/s2



a. Tính lực phát động của tầu
b. Lực căng dây


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về phương pháp động lực học và các lực cơ học
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu các bước giải các bài toán thuận và bài toán nghich
3. Đặt vấn đề (3’):


- Vận dụng các kiến thức đã học và động lực học để giải các bài toán sau
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Bài toán thuận


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề


- - Nghe



- Tính gia tốc:
- Nghe


- Đọc đề: “ Người ta vắt qua ròng rọc nhẹ một
đoạn dây, ở 2 đầu có treo hai vật A và B có khối
lượng là mA = 260g và mB = 240g. Thả nhẹ cho hệ
bắt đầu chuyển động.


a. Tính vận tốc của hệ ở cuối dây thứ nhất.


b. Tính quãng đường mà từng vật đã đi được trong
dây thứ nhất.


Bỏ qua ma sát ở rịng rọc và coi dây khơng dãn”
- Hướng dẫn: Đây là bài toán thuận về hệ vật,
muốn xác định các thơng số của bài tốn chúng ta
sẽ phải đi xác định gia tốc của hệ vật này.


- Yêu cầu học sinh lên tính gia tốc




m



1


M



K




F



MS
F

T


1


MS
F


m



2


T


2


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

- Yêu cầu học sinh lên trình bày các câu hỏi cịn
lại của bài:


Hoạt động2(15 phút): Giải các bài toán nghịch


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề


- Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên vật, xác
định rõ đâu là nội lực đâu là ngoại lực


- Nghe



- Trình bày lời giải


- Đọc đề: “ Một đầu tầu có khối lượng 50 tấn được
nối với hai toa tàu, mỗi toa có khối lượng 20 tấn.
Địan tàu bắt đầu chuyển động với gia tốc s = 0,2
m/s2<sub>. Hãy tính:</sub>


a. Lực phát động tác dụng lên đoàn tau
b. Lực căng ở những chỗ nối toa


- yêu cầu học sinh vẽ hình biểu diễn tất cả các lực
tác dụng tronghệ vật chỉ rõ đâu là ngoại lực đâu là
nội lực


- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải
- Nhận xét phần trình bày của học sinh


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,


ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 28/11/2009


Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Kiểm tra và đánh giá khả năng nắm kiến thức, phân tích sự giống và khác nhau của các kiến thức.
2. Kỹ năng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

- Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức của học sinh .
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
- Dự kiến trình bày bảng
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại kiến thức



III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Đề bài:
Câu 1:


Người ta treo 1 vật có trọng lượng là 4N vào một lò xo chiều dài tự nhiên là 20cm, độ cứng k =
200N/m, khi đó chiều dài của lị xo là:


A. 22cm B. 18cm C. 2cm D. 20,2cm
Câu 2:


Một máy bay bổ nhào xuống mục tiêu rồi bay vọt lên theo một cung trịn bán kính R = 500m với
vận tốc 720km/h. Tính gia tốc hướng tâm của máy bay. Chọn câu đúng:


A. 1036,8m/s2<sub> B. 80m/s</sub>2<sub> C. 0,4m/s</sub>2<sub> D. 1,44m/s</sub>2<sub> </sub>
Câu 3:


Hai vật có khối lượng m1 và m2, bắt đầu chuyển động thẳng dưới tác dụng của 2 lực giống hệt nhau.
Hỏi tỉ số giữa quãng đường đi được trong cùng một khỏang thời gian S1/S2 thỏa mãn điều kiện nào sau
đây:
A.
2
1
2
1
m
m
=
S


S
B.
1
2
2
1
m
m
=
S
S
C.
2
1
2
1
m
m
=
S
S


D. 2
2
1
2
1
)
m
m


(
=
S
S
Câu 4:


Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 6N, 8N, 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và 8N bằng
bao nhiêu? Chọn phương án đúng:


A. 300<sub> B. 45</sub>0<sub> C. 60</sub>0<sub> D. 90</sub>0
Câu 5:


Hợp lực của 2 lực F1 và F2 hợp với nhau một góc 1200 và có độ lớn F1= F2 = F là:
A. Fhl = 2F B. Fhl = F. 2 C. Fhl = F D. Fhl = F. 3


Câu 6:


Một vật được thả rơi từ độ cao 4,9m xuống đất. Bỏ qua lực cản của khơng khí. Lấy gia tốc g =
9,8m/s2<sub>. Vận tốc v của vật khi chạm đất bằng bao nhiêu?</sub>


A. v = 9,8m/s B. v  9,9 m/s C. v = 1,0 m/s D. v  9,6 m/s
Câu 7:


Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình là x = 20 – 5t + 2t2 <sub>(x đo bằng m, t đo bằng</sub>
s). Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động nói trên


<b>A.</b>Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 4m/s2
<b>B.</b>Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 4m/s2
<b>C.</b>Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2
<b>D.</b>Vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 2m/s2


Câu 8:


Hãy chọn câu đúng: Nếu vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng
tác dụng:


<b>A.</b> vật lập tức dừng lại


<b>B.</b> vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại


<b>C.</b> vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều
<b>D.</b> vật chuyển sang trạng thái chuyển động thẳng đều.


Câu 9:


Một giọt nước rơi từ độ cao 45m xuống.Bỏ qua sức cản của khơng khí. Nếu lấy g = 10m/s2<sub> thì sau bao</sub>
lâu giọt nước rơi tới mặt đất?


A. 2,1 s B. 4,5 s C. 3 s D. 9 s
Câu 10:


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

Trong các chuyển động sau chuyển động nào được coi là chuyển động rơi tự do?


A. Chuyển động của người phi công nhảy dù B. Chuyển động rơi của hòn đá
C. Chuyển động rơi của chiếc lá D. Chuyển động của chiếc máy bay đang hạ cánh
Câu 11: Câu nào sau đây là đúng:


<b>A.</b>Độ lớn của vận tốc trung bình bằng tốc độ trung bình
<b>B.</b>Độ lớn của vận tốc tức thời bằng tốc độ tức thời


<b>C.</b>Khi chất điểm chuyển động thẳng chỉ theo một chiều thì vận tốc trung bình ln bằng tốc độ trung


bình


<b>D.</b>Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động, do đó bao giờ cũng có giá trị dương.
Câu 12:


Điều nào sau đây là phù hợp với đặc điểm của vật chuyển động thẳng biến đổi đều?
<b>A.</b> Vận tốc tỉ lệ thuận với gia tốc


<b>B.</b> Gia tốc thay đổi theo thời gian


<b>C.</b> Vận tốc biến thiên được những lượng bằng nhau trong những khỏang thời gian bằng nhau bất kì
<b>D.</b> Gia tốc là hàm số bậc nhất theo thời gian.


Câu 13:


Biểu thức nào sau đây cho phép tính lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm có khối lượng m1, m2 ở cách nhau
một khoảng r:


A.
r
m
m
.
G
=


F<sub>hd</sub> 1 2 B. <sub>hd</sub> 1 <sub>2</sub>2


r
2


m
m
.
G
=


F C. <sub>hd</sub> 1<sub>2</sub> 2


r
m
m
.
G
=


F D. <sub>hd</sub> 1 <sub>2</sub> 2


r
m
+
m
.
G
=
F
Câu 14:


Một vật có khối lượng m = 1kg đang trượt trên mặt phẳng nghiêng, hợp với phương nằm ngang một
góc  = 300<sub>. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 0,5. Lấy g = 10m/s</sub>2<sub>. Lực ma sát</sub>
giữa vật và mặt phẳng nghiêng là:



A. Fms = 5N B. Fms = 2,5N C. Fms  4,33 N D. Fms = 10N
Câu 15:


Khối lượng của một vật không ảnh hướng đến:
<b>A.</b> Gia tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực
<b>B.</b> Vận tốc của vật khi vật chịu tác dụng của một lực


<b>C.</b> Độ lớn của lực (không phải là lực hấp dẫn) tác dụng lên vật
<b>D.</b> Mức quán tính của vật


Câu 16:


Một xe lửa bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2<sub>. Khỏang thời gian t</sub>
để xe lửa đạt được vận tốc 36km/h là:


A. t = 360s B. t = 200s C. t = 300s D. t = 100s
Câu 17:


Tính chất nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?


A. Gia tốc tức thời không đổi B. Vận tốc tức thời không đổi


C. Giá trị tuyệt đối của vận tốc tăng đều theo thời gian D. Vận tốc là hàm bậc nhất của thời gian
Câu 18:


Một đĩa trịn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên vành
đĩa nhận giá trị nào sau đây:


A. v  314m/s B. v  31,4m/s C . v  3,14m/s D. v  0,314m/s


Câu 19:


Nếu lấy vật làm mốc là chiếc xe ơtơ đang chạy thì vật nào sau đây được coi là chuyển động


A. Người lái xe B. Cột đèn bên đường C. Chiếc ô tô D. Cả người lái xe lẫn chiếc
ôtô


Câu 20: Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm thay đổi như thế nào khi tăng gấp đôi khỏang cách giữa 2 chất
điểm?


A. Tăng lên 2 lần B. Giảm đi 2 lần C. Tăng lên 4 lần D. Giảm đi 4 lần
Câu 21:


Buộc dây vào quai của một chiếc xơ nhỏ đựng nước, rồi cầm đầu dây cịn lại quay trịn xơ trong mặt
phẳng thẳng đứng. Vì sao khi quay nhanh thì ở vị trí lộn ngược, nước không bị rớt khỏi xô?


Chọn câu trả lời đúng:


<b>A.</b> Vì lực hướng tâm cân bằng với lực li tâm


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>C.</b> Vì trọng lực của nước cân bằng với lực hướng tâm
<b>D.</b> Vì trọng lực của nước cân bằng với lực li tâm
Câu 22:


Một ô tô khởi hành lúc 9giờ (theo đồng hồ treo tường). Nếu chọn mốc thời gian là lúc 9 giờ thì
thời điểm ban đầu đúng với thời điểm nào trong các thời điểm sau


A. t0 = 9giờ B. t0 = 18 giờ C. t = 0 giờ D. t = 1giờ
Câu 23:



Công thức nào sau đây là đúng với cơng thức tính đường đi của chuyển động thẳng đều? (Trong đó S
là quãng đường, v là vận tốc, t là thời gian)


A.


t
v
=


S B. S = v.t C. <sub>S</sub><sub>=</sub> <sub>v</sub><sub>.</sub><sub>t</sub>2<sub> D. </sub><sub>S</sub><sub>=</sub><sub>v</sub>2<sub>.</sub><sub>t</sub>
Câu 24:


Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát nghỉ?


<b>A.</b> Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của ngoại lực có xu hướng làm cho vật chuyển
động nhưng thực tế vật vẫn đứng yên.


<b>B.</b> Lực ma sát nghỉ luôn luôn nhỏ hơn ngoại lực tác dụng vào vật.
<b>C.</b> Lực ma sát nghỉ ln có hướng vng góc với mặt tiếp xúc
<b>D.</b> Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật đứng yên.


Câu 25:


Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên một vật chuyển động trịn đều?
<b>A.</b> Ngồi các lực cơ học ra, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm


<b>B.</b> Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trị là lực hướng tâm
<b>C.</b> Vật khơng chịu tác dụng của lực nào ngồi lực hướng tâm


<b>D.</b> Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo


sát


Câu 26:


Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật:


A. Đứng yên. B. Chuyển động thẳng đều.


C. Chuyển động có gia tốc. D. Chuyển động theo một quy luật xác định
Câu 27:


Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 36 km/h thì đột ngột hãm phanh chuyển động chậm dần
đều với gia tốc 2m/s2<sub>. Quãng đường xe đi được cho tới khi dừng lại là:</sub>


A. S = - 25m B. S = 25m C. S = 648 m D. S = -648m
Câu 28:


Điều nào sau đây là đúng với vật chuyển động tịnh tiến
<b>A.</b> Quỹ đạo của vật luôn là đường thẳng


<b>B.</b> Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau
<b>C.</b> Vận tốc của vật khơng thay đổi


<b>D.</b> Mọi điểm của nó có quỹ đạo giống hệt nhau và có thể chồng khít lên nhau được
Câu 29:


Một người đi bơi dọc theo chiều dài 60m của bể bơi hết 15s rồi quay trở lại vị trí xuất phát trong 10s .
Tốc độ trung bình và vận tốc trung bình trong cả quá trình bơi là


A. 4m/s và 6m/s B. 4,8 m/s và 4m/s C. 0m/s và 4,8 m/s D. 4,8m/s và 0 m/s


Câu 30:


Điều nào sau đây là sai khi nói về lực tác dụng và phản lực
<b>A.</b>Lực và phản lực luôn xuất hiện, mất đi đồng thời


<b>B.</b>Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại
<b>C.</b>Lực và phản lực luôn không thể cân bằng nhau
<b>D.</b>Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
Câu 31:


Một vật bắt đầu xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc a = 2m/s2<sub>. Quãng đường vật</sub>
đi được trong giây thứ 2 là:


A. 1m B. 4m C. 3m D. 2m
Câu 32:


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N.
Hỏi khi bị nén và lực đàn hồi của nó bằng 10N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?


A. 12 cm B. 22cm C. 28cm D. 40cm
Câu 33:


Hãy chọn câu đúng: Khi so sánh số chỉ của lực kế trong thang máy với trọng lượng P = mg của vật
treo vào lực kế ta có thể biết được


<b>A.</b>Thang máy chuyển động chậm dần hay nhanh dần
<b>B.</b>Thang máy chuyển động lên hay xuống


<b>C.</b>Chiều của vectơ gia tốc thang máy



<b>D.</b>Thang máy đang chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu.
Câu 34:


Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục 0x có dạng :x = 4t – 10 (x đo bằng km
và t đo bằng h).Quãng đường đi được của chất điểm sau 2 h chuyển động là bao nhiêu?


A. -2km B. 2km C. 8km D. - 8km
Câu 35:


Tác dụng lực F lên một vật có khối lượng 250g, làm vật chuyển động với gia tốc
2m/s2<sub>. Lực F có độ lớn là: A. 500N B. 50N C. 5N D. 0,5N</sub>


Câu 36:


Một khối gỗ hình chữ nhật có khối lượng m = 5kg đang đứng yên trên một mặt sàn
nằm ngang, người ta kéo khối gỗ đó với một lực F = 10N theo phương ngang. Biết hệ số
ma sát trượt giữa khối gỗ và sàn là 0,3. Lấy g = 10m/s2<sub>. Lực ma sát giữa khối gỗ và sàn là:</sub>
A. Fms = 15N B. Fms = 5N C. Fms = 10N D. Fms = 2N


Câu 37:


Trên hình vẽ bên biểu diễn đồ thị vận tốc theo thời gian của một chuyển động
thẳng.Đoạn nào biểu diễn chuyển động thẳng chậm dần đều


A. Chỉ đoạn AB B. Chỉ đoạn CD
C. Chỉ đoạn DE D. Đoạn AB và DE
Câu 38:


Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn có chung đặc điểm nào sau đây?



A. Độ lớn của lực cân bằng với ngoại lực B. Lực xuất hiện khi 2 vật trượt trên nhau


C. Hai lực có hệ số ma sát xấp xỉ bằng nhau D. Lực có tác dụng cản trở lại chuyển động của vật
Câu 39:


Một vật rơi tự do từ độ cao h=20m xuống đất. Lấy g=10m/s2<sub> .Thời gian để vật rơi được 5m cuối</sub>
cùng là:


A. t  0,27s B. t = 1s C. t  1,73s D. t = 2 s
Câu 40:


Một chiếc xe tải có khối lượng m = 1 tấn xuất phát chuyển động thẳng nhanh dần đều với lực kéo
của động cơ là 2700N. Biết hệ số ma sát giữa xe và mặt đường là 0,02. Hãy xác định quãng đường mà xe
đi được cho tới khi đạt được vận tốc v = 54km/h. Lấy g = 10m/s2<sub>.Chọn phương án đúng:</sub>


A. S = 45m B. S = 90m C. S  42m D. S  39 m
……….Hết ………


Đề bài gồm 40 câu trong 03 trang


áp án:



Đ



Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20


ĐA A B C D C C D B A D C D D A A B C D D C


C



Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40


ĐA C D D A A A B B D B C A D C D B A C A B


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………




v
(m/s)


0
A


B


C D


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

………
……….


<b>Ngày soạn: 30/12/2008</b>


<b>CHƯƠNG III: TĨNH HỌC VẬT RẮN</b>


<b>Tiết 39: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC. TRỌNG TÂM</b>
I. MỤC TIÊU



1. Kiến thức:


- Nêu được điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định
- Hiểu được cách dịch chuyển lực khơng là thay đổi tác động của nó
- Nêu được thế nào là trong tâm


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

2. Kỹ năng:


- Biết cách xác định trọng tâm của một vật phẳng


- Vận dụng điều kiên cân bằng để giải thích một số hiện tượng
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án, thí nghiệm


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2. Đặt vấn đề (3’): - Trong nội dung của học kì 1 chúng ta đã tìm hiểu về điều kiện cân bằng, chuyển động
của một chất điểm. Trong nội dung của chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về điều kiện cân bằng của một
vật rắn.



3. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút):Điều kiện cân bằng của một vật rắn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1. Khảo sát thí nghiệm cân bằng
- Nghe


- Nghe


- nghe, hiểu tác dụng của từng bộ phận
- Quan sát và rút ra nhận xét:


.


2. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác
dụng của 2 lực.


- Vậy muốn cho vật cân bằng thì hai lực tác dụng
vào vật phải thỏa mãn điều kiện sau:


+ Cùng giá
+ Ngược chiều
+ cùng độ lớn


- Trả lời: Vậy tác dụng của lực phụ thuộc vào 3
yếu tố: giá, chiều và độ lớn.



1. Khảo sát thí nghiệm cân bằng


- Giới thiệu mục đích: Một vật rắn chịu tác dụng
của 2 lực thì 2 lực đó phải thỏa mãn điều kiện gì
vật đó mới cân bằng


- Giới thiệu dụng cụ :


- Tiến hành thí nghiệm yêu cầu học sinh nhận xét
về mối quan hệ của 2 lực khi vật cân bằng?


2. Điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác
dụng của 2 lực.


- yêu cầu h/s khái quát điều kiện cân bằng của một
vật rắn dưới tác dụng của 2 lực.


- Nhắc lại : Hai lực thỏa mãn điều kiện trên là hai
lực trực đối.


- Lấy ví dụ: Vật rắn khi nào vật sẽ cân bằng? Vì
sao?


- Vậy khi biểu diễn lực, tác dụng của lực liên quan
những yếu tố nào?


- Yêu cầu học sinh nêu kết luận.


Hoạt động2(10 phút): Điều kiện cân bằng của một vật được treo vào một đầu dây



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- ĐỌc SGK: Hiểu thế nào là trong tâm của vật
- Một vật rắn được treo ở đầu dây sẽ chịu tác
dụng của 2 lực là: T và P


- Trả lời: T và P phải:


3. Trọng tâm của vật rắn
- Yêu cầu học sinh đọc SGK


4. Cân bằng của vật rắn chụ tác dụng của vật treo
ở đầu dây.


- Hỏi: vật được treo ở đầu dây chịu tác dụng của
mấy lực? Đó là những lực nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

- kết luận: - Hỏi: Điều kiện cân bằng của một vật rắn treo ở
đầu dây?


- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận


Hoạt động3(10 phút): Điều kiện cân bằng của một trên giá đỡ


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Một vật rắn được treo ở đầu dây sẽ chịu tác
dụng của 2 lực là: N và P


- Trả lời: N và P phải:


+ N, P phải cùng gía:
+ N và P phải ngược chiều
+ N = P


- kết luận:


5. Cân bằng của vật rắn đặt trên giá đỡ


- Hỏi: vật được treo ở đầu dây chịu tác dụng của
mấy lực? Đó là những lực nào? Các đặc điểm của
lực đó?


- Hỏi: Điều kiện cân bằng của một vật đó là gì?


- Yêu cầu học sinh rút ra kết luận


Hoạt động4(10 phút): Các dạng cân bằng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Hỏi: Có mấy dạng cân bằng


- Lây những ví dụ về các dạng cân bằng
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan



- Yêu cầu học sinh nhắc lại về điều kiện cân bằng của các vật
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 4/1/2009</b>


<b>Tiết 40: CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Biết cách tổng hợp lực đồng qui tác dụng lên cùng một vật rắn.


- Nêu được điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song.
2. Kĩ năng


- Biết cách suy luận dẫn đến điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song.
- Trình bày được thí nghiệm minh hoạ.


- Vận dụng điều kiện cân bằng để giải một số bài tập,
B. CHUẨN BỊ



</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

2. Học sinh


- ơn tập qui tắc hình bình hành lực tác dụng lên chất điểm.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:C1: - Nêu qui tắc hình bình hành lực?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta hợp 3 lực thì cần thỏa mãn yếu tố nào?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10phút):Tìm hiểu qui tắc hợp hai lực đồng quy


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Đọc SGK phần 1, xem H 27.1, trả lời các câu hỏi: -Yêu cầu HS đọc SGK , trả lời các câu hỏi. Có thể
cho HS thảo luận.


- Hướng dẫn HS vẽ hình.
- Nhận xét các câu trả lời.


Hoạt động 2(15phút): Tìm hiểu cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song.


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Xem H 27.3, trình bày cách suy luận trong SGK để


đưa ra điều kiện cân bằng của mộtvật rắn chiu tác
dụng của ba lực không song song.


- Ghi nhận công thức (27.1), chứng minh rằng ba lực
này phải đồng phẳng?


- Quan sát thí nghiệm theo H 27.1, kiểm nghiệm lại
kết quả ở trên:


ba lực đồng qui, đồng phẳng và thoả mãn công
thức(27.1).


- Trả lời câu hỏi C1 SGK.


- Xem phần 3, tìm cách biểu diễn các lực tác dụng lên
vật hình hộp nằm trên mặt phẳng nghiêng? đưa ra
nhận xét.


- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK, xem hình vẽ.
- Gợi ý cách trình bày đáp án.


- Gợi ý cách chứng minh, nhận xét kết quả.
- Làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, kiểm tra
lại các kết quả vừa thu được ở trên.


- Nêu câu hỏi, yêu cầu HS xem h 27.5.


- Cho HS xem phần 3. Gợi ý cách biểu diễn và
chú ý.



Hoạt động 3(10phút): Ví dụ


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
theo n ội dung c âu1-3 (SGK); Bài tập 1,2(SGK).
- L àm việc cá nhân, giải bài tập 3(SGK).


- Ghi nhận kiển thức: qui tắc tổng hợp hai lực, ba lực
đồng qui, đồng phẳng.


- Nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các nhóm.
- u cầu: HS trình bày đáp án.


- Đánh giá, nhận xét kết quả giờ dạy
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

………
………
………
……….



<b>Ngày soạn: 6/1/2009</b>


<b>Tiết 41: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ôn tập lại kiến thức về điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định
2. Kỹ năng:


- Vận dụng điều kiện cân bằng của một vật rắn dưới tác dụng của các lực đồng quy.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
3. Đặt vấn đề (3’):



</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

- Vận dụng bài toán để giải các bài tập về điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của các lực đồng
quy


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(35 phút): Vận dụng tìm điều kiện của vật để vật cân bằng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Học sinh chép đề bài nghe hướng dẫn của giáo
viên


- Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên


- Trình bày lời giải


- Nhận xét lời giải của bạn
Bài 2:


- Học sinh chép đề bài nghe hướng dẫn của giáo
viên


- Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên
- Trình bày lời giải


- Nhận xét lời giải của bạn


Bài 1:


Một chiếc quạt có khối


lượng m = 2kg được treo bằng
một sợi dây có thể chịu được
sức kéo tối đa là 15 N. g =
10m/s2


1. Hỏi có thể treo vật vào một đầu dây hay khơng/
2. Người ta bố trí như hình vẽ. Hãy xác định sức
căng của mỗi sợi dây khi vật cân bằng


- Hướng dẫn giải:


gồm những lực nào? ĐIều kiện cân bằng của nó?


Bài 2:


Một khối hình trịn có khối lượng m = 1kg
được treo bằng một sợi dây như hình vẽ. Biết dây
treo hợp với phương thẳng đứng một góc 300<sub>. Hãy</sub>
xác định lực căng của mỗi sợi dây


Hướng dẫn giải:


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK



V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
……….




2k


g


12


0

0


<b>A</b>

<b>B</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

<b>Ngày soạn: 10/1/2009</b>


<b>Tiết 42: QUY TẮC HỢP LỰC SONG SONG. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT RẮN</b>
<b>DƯỚI TÁC DỤNG CỦA BA LỰC SONG SONG</b>


I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức


- Nắm được qui tắc hợp hai lực song song cùngchiều và trái chiều cùng đặt lên vật rắn.
- Biết phân tích một lực thành hai lực song song tuỳ theo điều kiện của bài toán.


- Nắm được điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song và hệ quả.
- Có khái niệm về ngẫu lực và momen của ngẫu lực.


2. Kĩ năng



- Vẽ hình tổng hợp và phân tích lực.
- Rèn luyện tư duy logic


II. CHUẨN BỊ


1. Giáo viên:- Biên soạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội
dung câu hỏi 1-3 SKG.


- Chuẩn bị các thí nghiệm H 28.1SGK.
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


C1: - Điều kiện cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực không song song.
3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đã học về điều kiện cân bằng của một vật rắn có chịu tác dụng của các đồng quy vậy khi vật
nếu vật chịu tác dụng của các lực song song thì các lực đó phải thỏa mãn điều kiện gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1

(10phút): Tìm hi u qui t c h p hai l c song song cùng chi u



Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên



- Quan sát thí nghiệm H 28.1.
- Lập bảng kết quả.


- Vẽ H 28.2.


- Trình bày qui tắc hợp hai lực song song cùng
chiều.


- Thảo luận đưa ra qui tắc tìm hợp lực của nhiều
lực song song cùng chiều, áp dụng giải thích trọng
tâm của vật rắn?


- Thảo luận: phân tích một lực thành hai lực song
song.


- Làm việc cá nhân: bài tập vận dụng phần 2.e
SGK, Thực hiện câu hỏi C1.


- Cùng HS làm thí nghiệm.
- Hướng dẫn : lập bảng kết quả.
- Gợi ý rút ra kêt luận.


- Yêu cầu HS trình bày qui tắc.


- Cho HS thảo luận, hướng dẫn giải thích trọng tâm
của vật rắn.


- Cho HS xem hình vẽ.
- Hướng dẫn phân tích.



- Hướng dẫn giải bài tập SGK.
- Nhận xét kết quả.


Hoạt động 2(15

phút): Tìm hi u i u ki n cân b ng c a v t r n d

ể đ ề

ủ ậ ắ

ướ

i tác d ng c a ba l c


song song. Qui t c h p hai l c song song trái chi u.



Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Xem H 28.6, đọc phần 3 SGK, thảo luận rút ra
điều kiện cân bằng:


Tổng hợp lực?


Chứng minh hệ ba lực đồng phẳng?
Phân tích điểm đặt của chúng?
- Trình bày kết quả


- Xem phần 4 SGK, xem hình 28.7,tìm cách suy
luận để đưa ra quy tắc hợp hai lực song song trái
chiều.


- Xem hình H 28.8.


- Thảo luận về tác dụng của ngẫu lực.


- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay
momen ngẫu lực?


- Lấy ví dụ minh hoạ.



- Yêu cầu: HS xem hình vẽ, đọc phần 3 thảo luận về
điều kiện cân bằng.


- Gợi ý cách suy luận.
- Nhận xét kết quả.


- Cho HS xem hình, hướng dẫn suy luận tìm hợp lực
của hai lực song song trái chiều.


- Cho HS tìm hiểu phần 5.


- Hướng dẫn thảo luận đưa ra khái niệm ngẫu lực và
momen ngẫu lực.


- Nhận xét các ví dụ.


Hoạt động 3(10phút): Bài tập


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
theo nội dung câu 1-3 SGK


- Làm việc cá nhân giải bài tập 2(SGK).


- Ghi nhận kiến thức: Tổng hợp hai lực song song


- Yêu cầu: nêu câu hỏi. Nhận xét câu trả lời của các
nhóm.



- Yêu cầu: HS trình bày đáp án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

cùng chiều và trái chiều. Điều kiện cân bằng của
vật rắn chịu tác dụng của ba lực song song.
Mômen ngẫu lực.


- Đánh giá nhận xét kết quả giờ dạy.
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhớ được quy tắc hợp lực song song cùng chiều và ngược chiều
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 13/1/2009</b>


<b>Tiết 43 : MOMEN CỦA LỰC. ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG</b>


<b>CỦA MỘT VẬT RẮN CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH</b>
I. MỤC TIÊU


1.Kiến thức


- Biết được định nghĩa momen lực, cơng thức tính momen lực trong trường hợp lực vng góc với trục
quay.


- Biết điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định.


- Vận dụng giải thích một số hiện tượng vật lí và một số bài tập đơn giản.
2 Kĩ năng


- Phân tích lực tác dụng lên vật rắn.


- Vận dụng giải thích các hiện tượng và giải bài tập.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Biên so ạn các câu hỏi để kiểm tra bài cũ; củng cố bài giảng dưới dạng trắc nghiệm theo nội dung câu
hỏi 1-4 SKG.


- Chuẩn bị các thí nghiệm H 29.3 SGK.
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các kiến thức đòn bẩy


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu quy tắc hợp lực song song cùng chiều? Ngược chiều?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở các bài khác chúng ta đã học điều kiện cân bằng của những vật khơng có chuyển động quay. Vậy khi
vật có chuyển động quay thì điều kiện của vật là gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10phút):Tìm hiểu tác dụng của một lực lên một vật rắn có trục quay cố định.


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Đọc phần 1, xem hình H 29.1.


- Thảo luận: Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc
vào yêu tố


+ Giá của lực


+ khỏang cách từ giá đến trục quay
+ Độ lớn của lực


- Trình bày kết quả.


- Cho HS đọc SGK, xem hình vẽ, thảo luận trả lời
câu hỏi.” Tác dụng làm quay của lực phụ thuộc vào


yêu tố nào?”


- Nhận xét cách trình bày.
- Rút ra kết luận.


Hoạt động 2(10.phút):Tìm hiểu định nghĩa momen của lực đối với trục quay. Điều kiện cân bằng của một
vật có trục quay cố định


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Quan sát thí nghiệm hình H 26.3.
- Theo dõi kết quả thí nghiệm.


- Nhận xét kết quả về tác dụng làm quay của lực để
đưa ra. - Trả lời cau hỏi C1.


- đọc phần 2.b, trình bày định nghĩa momen của lực.


- Đọc phần 4, mô tả hoạt động của cân đĩa, cuôc
chim hình H 29.5, H 29.6.


- Trả lời câu hỏi C2.


- Cùng HS làm thí nghiệm, ghi kết quả thí nghiệm.
- Hướng dẫn HS rút ra kêt luận.


- Yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của mômen.


- Yêu cầu học đọc SGK phần công thức của
mơmen



- vẽ hình h 29.4, nêu câu hỏi C1.
- Nhận xét các câu trả lời.
- Cho HS đọc SGK.


- Yêu cầu HS trình bày định nghĩa.
- Nêu ý nghĩa vật lý của momen.
- Cho HS xem hình, thảo luận.
- Nêu câu hỏi C2.


- Nhận xét kết quả.


- Thơng báo về quy ước dấu mơmen lực
Hoạt động 2(10.phút):Tìm hiểu điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định


Hoạt động của học sinh Sự trợ giúp của giáo viên


- Quan sát thí nghiệm


- Nhận xét điều kiện cân bằng của một vật rắn
có trục quay cố định


- Vận dụng kiến thức


-Tiến hành lại thí nghiệm


-Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét về điều kiện cân
bằng của vật rắn có trục quay cố định


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

+ Bập bênh


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nêu lại định nghĩa của mômen lực, quy tắc mômen lực
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 13/01/2009</b>


<b>Tiết 44: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Ôn tập lại điều kiện cân bằng của một vật có ctrục quay cố định


- Ơn tập lại quy tắc hợp lực song song cùng chiều và song song ngược chiều
2. Kỹ năng:



- Vận dụng để là bài tập về xác định trong tâm.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- D ki n trình b y b ng

ự ế

à



BÀI TẬP
I. PHƯƠNG PHÁP:


1. Tìm trọng tâm:


2. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố
định


3. Điều kiện cân bằng tổng quát


- Hợp lực tác dụng lên vật phải bằng không
- Phải thỏa mãn quy tắc mômem lực


II.BÀI TẬP


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ



III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

3. Đặt vấn đề (3’):


- Vận dụng kiến thức để giải quyết những bài toán
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10phút): Tìm hiểu về phương pháp làm bài


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Học sinh nghe và vận dụng - Giáo viên thơng báo:
1. Tìm trọng tâm:


- Chia nhỏ hình thành những phần có kích thước
có thể xác định được trọng tâm


- Đưa bài toán về xác định giá của hợp lực của hai
lực song song.


2. Điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố
định


- Xác định trục quay


- Xác định các lực gây ra chuyển động quay và giá


của chúng


3. Điều kiện cân bằng tổng quát


- Hợp lực tác dụng lên vật phải bằng không
- Phải thỏa mãn quy tắc mômem lực


Hoạt động2(10 phút): vân dụng để làm bài tập


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài 1:
- Chép đề
- Vẽ hình
- Nghe gợi ý


- Trình bày lời giải theo 2 cách


- nhận xét :


Trong bài toán này cách chie khoét đơn giản hơn


Bài 2:
- Chép đệ


- Trả lời các câu hỏi gợi ý theo đứng trình từ bài
tốn:


Bài 1:



- Giáo viên đọc đề bài
- Tóm tắt đề bài


. Đưa về tìm hợp lực của 2 lực
song song ngược chiều.


- Nhận xét bài trình bày của học
sinh


- Tổng kết: Các bước tịm trọng tâm:
+ Chia hình đơn giản nhất’


+ Xác định trọng tâm các phần
+ Tìm hợp lực của các trọng lực
Bài 2:


- Giáo viên đọc đề bài
- Tóm tắt đề bài


- Hương dẫn học sinh làm bài


- Nhận xét bài trình bày của học sinh
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- ghi nhớ cách làm bài tốn tìm trong tâm


- làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………




<b>A</b> <b>B</b> <b>C</b>


<b>D</b>
<b>E</b>
<b>G</b>
<b>H</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>Ngày soạn: 18/1/2009</b>


<b>Tiết 45: THỰC HÀNH: TỔNG HỢP HAI LỰC (tiết 1)</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Biết cách xác định hợp lực của hai lực đồng qui và hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm kết quả.


2. Kĩ năng


- Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: lực kế.



- Tính cẩn thận trong làm thí nghiệm, xử lí các sai số.
- Trình bày báo cáo thí nghiệm.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu quy tắc hợp lực đồng quy?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đã học về quy tắc hợp lực đồng quy và quy tắc hợp lực song song. Hôm nay chúng ta sẽ đi
kiểm nghiệm chúng có đúng như thực tế hay không?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút): Giới thiệu mục đích thí nghiệm, tìm hiểu cơ sở lí thuyết.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Nghe


- Thảo luận theo nhóm đưa ra nội dung lí thuyết
áp dụng:


+ Thế nào là hợp lực của 2 lực?
+ Quy tắc hợp lực đồng quy
+ Quy tắc hợp lực song song
- Thảo luận theo nhóm:
1. Hợp lực đồng quy:
2. Hợp lực song song


- Thơng báo mục đích bài: Kiểm nghiệm quy tắc
hợp lực đồng quy và hợp lực song song.


- Hỏi: Vậy muốn làm được bài nay chúng ta sẽ
dựa trên những kiến thức nào?


- Hỏi: Vậy ta sẽ phải làm gì ở bài này?


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

- Ta tác dụng vào vật 2 lực F1 và F2


- Thay thế 2 lực đó bằng một lực F gây ra tác dụng
giống hệt


- Kiểm tra phương chiều và độ lớn của F có phù
hợp với lí thuyết khơng?


Hoạt động2(15 phút): Xây dựng phương án thí nghiệm



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- các nhóm thảo luận đưa ra phương án thí nghiệm
1. thí nghiệm tổng hợp 2 lực đồng quy


2. Thí nghiệm 2 lực song song


- Các nhóm trình bày phương án thí nghiệm


- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ có yêu cầu học
sinh thiết kế phương án thí nghiệm


- yêu cầu các nhóm trình bày phương án thí
nghiệm


- Thống nhất phương án thí nghiệm (như SGK


Hoạt động3(5 phút): Hướng dẫn làm báo cáo thí nghiệm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời: Cần các thông số


1. Tổng hợp 2 lực đồng quy: F1, F2, , và F


2. tổng hợp 2 lực song song cùng chiều: F1, F2,d1
và d2


- Thảo luận để trả lời



- Ke bản để nghi kết quả thí nghiệm và sử lí số
liệu


- Hỏi: Trong thí nghiệm ta có những thông số nào?


- Hỏi: Khi đo ta cần xác định những đại lượng
nào?


- Hỏi: Trên bảng kết quả đo ta cần có những đại
lượng nào?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Ơn tập lại các phương án thí nghiệm cách sử dụng dụng cụ và thiết kế
- Chuẩn bị báo cảo thí nghiệm


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<b>Ngày soạn: 19/1/2009</b>


<b>Tiết 46: THỰC HÀNH: TỔNG HỢP HAI LỰC (tiết 2)</b>


. MỤC TIÊU


1. Kiến thức


- Biết cách xác định hợp lực của hai lực đồng qui và hợp lực của hai lực song song cùng chiều.
- Biết cách tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm kết quả.


2. Kĩ năng


- Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm: lực kế.


- Tính cẩn thận trong làm thí nghiệm, xử lí các sai số.
- Trình bày báo cáo thí nghiệm.


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên:- Đọc SGK, soạn giáo án


2.Học sinh: - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu mục đích bài thực hành và cơ sở lí thuyết.
3. Đặt vấn đề (3’):


- Hơm nay chúng ta sẽ đi tiến hành kiểm nghiệm các quy tắc hợp lực đồng quy và song song
4. Nội dung bài mới



Hoạt động 1(15 phút): Thực hành kiểm nghiệm lại quy tắc hợp lực đồng quy


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe lại


Nhớ được tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ
thí nghiệm


- Bố trí thí nghiệm


- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã xây dựng
- Lấy số liệu và sử lí


- Giáo viên nhắc lại phương án thí nghiệm


- yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm


- Kiểm tra các bước tiến hành của học sinh


- Yêu cầu các nhóm thu thập số liệu và hoàn thành
phần 1 của bản báo cáo.


Hoạt động 2(20 phút): Thực hành kiểm nghiệm lại quy tắc hợp lực song song


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe lại



Nhớ được tác dụng và cách sử dụng các dụng cụ
thí nghiệm


- Bố trí thí nghiệm


- Tiến hành thí nghiệm theo các bước đã xây dựng
- Lấy số liệu và sử lí


- Giáo viên nhắc lại phương án thí nghiệm


- yêu cầu học sinh bố trí thí nghiệm


- Kiểm tra các bước tiến hành của học sinh


- Yêu cầu các nhóm thu thập số liệu và hoàn thành
phần 1 của bản báo cáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Yêu cầu học sinh ôn tập lại các định luật Niutơn
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


<b>Ngày soạn: 1/2/2009 CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN</b>
<b>Tiết 47: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG</b>


I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


-Có khái niêm thế nào là hệ kín.


-Nắm vững định nghĩa động lượng và nơi dung định luật bảo toàn động lượng áp dunï g cho cơ hệ kín.


2. Kỹ năng: Biết vận dụng định luật để giải một số bài toán.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ơn tập lại các cơng thức các địnhn luật Niuton
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


C1: Phát biểu Nội dung định luật II, định luật III Niu tơn
3. Đặt vấn đề (3’):


Trong chương trình này chúng ta sẽ đin tìm hiểm vể một cách khác để nghiên cứu các chuyển động, đó là
dựa vào các định luật bảo tồn?


4. Nội dung bài mới



Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu về hệ kín


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời : Là một hệ thống gồm có nhiều
vật, trong đó các vật tương tác với nhau
và tương tác với các vật ở ngoài hệ .
- Trả lời : Hệ kín là hệ mà các vật trong


hệ chỉ tương tác lực với nhau mà không
tương tác với các vật ngoài hệ.


- Nghe


- Hỏi : Trước khi vào hệ kín, các em cho biết hệ vật là gì
?


- Hỏi : Xét bàn billard, ngoài sự tương tác lẫn nhau giữa
các quả bi, cịn có lực ma sát của mặt bàn. Bây giờ ta
xét một hệ vật là các hịn bi đang lăn trên mặt bàn,
ngồi sự tương tác của các quả bi, chúng ta coi như lực
ma sát mặt bàn khơng đáng kể , như vậy khơng có lực
nào tác dụng lên quả bi ngoài sự tương tác giữa chúng.
Khi đó ta nói hệ vật trên là một hệ kín. Vậy hệ kín là gì
các em ?


- Nhấn mạnh : Hay nói đúng hơn là các vật trong hệ chỉ


chịu tác dụng của nội lực mà không chịu tác dụng của
ngoại lực.



Hoạt động2(5 phút): Tìm hiểu thế nào là định luật và đại lượng bảo toàn


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

- Trả lời : Tổng khối lượng các chất tham
gia phản ứng bằng tổng khối lượng các
chất tạo thành .


- Nghe và liên hệ


- Dẫn dắt và đặt câu hỏi : Trong thế giới vật chất, khi
xét đến hệ kín từ vi mơ đến vĩ mơ, mọi thứ đều biến đổi
thời gian trong khơng gian vì bản chất của thế giới là sự
vận động. Ta hãy xét xem thí dụ sau :


Xét phản ứng hoá học sau :
HCl + NaOH = NaCl + H2O


Các em cho biết trong phản ứng trên có đại lượng nào
khơng thay đổi ?


- Thơng báo : Đó chính là định luật bảo tồn khối lượng
các chất trong hoá học. Trong các hiện tượng vật lý xảy
ra chung quanh ta , cũng vẫn có các đại lượng được bảo
tồn, chúng ta sẽ lần lượt tìm các đại lượng khơng thay
đổi đó qua các định luật bảo tồn .


Hoạt động3(25 phút): tìm hiểu về động lượng và định luật bảo toàn động lượng



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1/ Tương tác giữa hai vật trong hệ kín :
- Hoạt động theo nhóm xây dựng cơng
thức:


- Các nhóm trình bày kết quả của mình
- Nhận xét kết quả


2/ Động lượng


- Quan sát chuyển động của hai hòn bi
trước và sau va chạm.


- Trả lời: Bi m0 sẽ chuyển động


- Trả lời : Bi m0 sẽ chuyển động nhanh


hơn nữa


- Trả lời : Bi m0 sẽ chuyển động nhanh


hôn .


3/ Định luật bảo toàn động lượng :
- Trả lời : Tổng động lượng của hai vật
bằng nhau


- Nghe và nghi nhớ nội dung của định
luật bào tồn động lượng



4/ Dạng khác của định luật II Newton
- : “ Phát biểu định luật II Newton”


1/ Tương tác giữa hai vật trong hệ kín


- Đọc bài tốn: “Xét hai vật có khối lượng m1 và m2


chuyển động với vận tốc v1 và v2 đến va chạm vào với


nhau. Sau khi va chạm có vận tốc v1’ và v2’. Hãy thieát


lập mối quan hệ giữa các đại lượng trên”


- Yêu câu học sinh hoạt động theo nhóm để giải bài


tốn trên.


- Nhận xét kết quả: Thấy tổng m.v của hệ vật này trước
và sua khi tương tác được bảo toàn. Và người ta đặt đại
lượng này là động lượng.


2/ Động lượng


- Tiến hành thí nghiệm : Làm thí nghiệm cho một hịn bi
có khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm


vào hòn bi khối lượng m0 đứng n


- Hỏi : Sau va chạm các em quan sát bi m0 sẽ như thế



nào ?


- Hỏi : Nếu như ta cho hòn bi m1 đó chuyển động với


vận tốc lớn hơn vận tốc ban đầu va chạm hòn bi m0 , bi


m0 sẽ chuyển động như thế nào ?


- Hỏi : Nếu như ta cho một hòn bi m2 > m1 chuyển động


với vận tốc v2 = v1 va chạm vào bi m0 thì bi m0 chuyển


động như thế nào?


3/ Định luật bảo toàn động lượng :


- Yêu cầu học sinh : Các hãy xem lại biểu thức :


- Thơng báo : Đó chính là nội dung của định luật Bảo
Toàn Động Lượng :


, tương tác thì khơng thay đổi”


4/ Dạng khác của định luật II Newton


- Hỏi : HS nào có thể phát biểu lại định luật II Newton
đa học ?


- Hỏi : Biểu thức định luật II Newton ?


- Biến đổi :


- Thông báo:


F
t.


 : Xung của lực


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

- Đứng tại chỗ trả lời :


m
F
a







- Nghe và nghi nhớ


Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời
gian bằng xung lực tác dụng lên vật trong khoảng thời
gian ấy


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức về động lượng và định luật bảo toàn động lượng


2. Hướng dẫn về nhà: Học các nội dung chính của bài, Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 2/2/2009</b>


<b>Tiết 48: CHUYỂN ĐỘNG BẰNG PHẢN LỰC. BÀI TẬP VỀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN</b>
<b>ĐỘNGLƯỢNG</b>


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Nắm được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực, Hiểu đúng thuật ngữ chuyển động bằng
phản lực trong bài này từ nội dung định luật bảo toàn động lượng.


- Hiểu và phân biệt hoạt động của động cơ máy bay phản lực và tên lửa vũ trụ.


2. Kỹ năng:


- Từ lời giải của các bài tập mẫu, hiểu cách vận dụng và giải những bài tập về định luatä bảo
toàn động lượng.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số tranh ảnh về chuyển động phản lực


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các cơng thức định luật bảo tồn động lượng
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


C1: Nêu khái niệm hệ kín? Đại lượng bảo tồn? Động lượng?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong bài trước chúng ta đã học về định luật bảo toàn động lượng? Vậy định luật bảo toàn động lượng
dùng để giải quyết những vấn đề gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu về chuyển động phản lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- ĐoÏc SGK và rút ra kết luận thế nào là chuyển
động bằng phản lực.


- Thông báo: Chuyển động bằng phản lực là
chuyển động của vật tự tạo ra phản lực bằng


cách phóng về một hướng một phần của chính
nó, phần cịn lại tiến về hướng ngược lại
- u cấu học sinh đọc SGK


Hoạt động 2(10 phút): Tìm hiểu về động cơ phản lực và tên lửa


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe 1/ Động cơ phản lực :


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

- Nghe vaø theo dõi tranh vẽ


- Thơng báo: Động cơ phản lực của máy bay chỉ
có thể hoạt động trong mơi trường khí quyển vì
cần hút khơng khí từ bên ngoài để đốt cháy
nhiên liệu.


- Thơng báo : Khơng khí bị lùa và nén trong
phần đầu của động cơ. Cuối phần đó có các kim
phun ét xăng , ét xăng trộn với khơng khí , cháy
trong phần sau động cơ và phụt ra sau.


Hoạt động3(20 phút): Giải các bài tập về định luật bảo toàn động lượng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và ghi nhớ các bước để giải bài tốn
Bài 1:


- Chép đề:


- Tóm tắt đề bài


Bài 02 :
Bài giải


Ta chọn chiều dương là chiều <i>v</i>1


Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho hệ
hai vật ( hệ kín ) :


m1v1 – m2v2 = - m1v1’ + m2v2’


Chia cả vế cho m2 :




2
1
<i>m</i>
<i>m</i>


.6 -2 =


2
1
<i>m</i>


<i>m</i>



.4 + 4


2
1
<i>m</i>
<i>m</i>


= 0,6


- Thông báo về các bước giải các bài tập về định
luật bảo toàn động lượng:


Bài 1:
- Đọc đề bài:


- Theo dõi và tóm tắt để bài
- Trình bày mẫu:


- Các bài tốn khác u cầu học sinh tự giải:


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước để giải các bài tốn về hệ kín?
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài


- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

<b>Ngày soạn: 5/2/2009</b>


<b>CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN</b>
<b>Tiết 49: CƠNG VÀ CÔNG SUẤT</b>


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Phân biệt được khái niệm công trong ngôn ngữ thông thường và cơng trong vật lí. Nắm vững
cơng cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời của điểm đặt của lực theo phương của
lực : A = F.s.cos 


- Hiểu rõ công và đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với công phát
động hoặc công cản.


2. Kỹ năng:


- Nắm được khái niệm công suất, ý nghĩa của công suất trong thực tiễn kĩ thuật và đời sống. Gỉai
thích được ứng dụng trong hộp số của động cơ otô, xe máy.


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bi: Vật nặng ; sợi dây ; ròng rọc và tranh vẽ


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về công cơ học đã học ở lớp 8.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Câu 01 : Trình bày nguyên tắc chuyển động bằng phản lực ? Cho ví dụ ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở lớp 8 chúng ta đã một đặi lượng đặc trưng cho khả năng của lực là công? Vậy thế nào là công cơ học?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10 phút): Tìm hiểu về khái niệm cơng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời : Thưa Cơ khơng ! Vì con bị khơng kéo
xe đi được một đoạn đường s.



- Trả lời :
- Nghe
- Nghe


- Trả lời câu hỏi : Lực F được phân tích thành 2


- Dẫn dắt và hỏi : Bò dùng hết sức kéo xe ra
khỏi bùn lầy nhưng khơng kéo được. Vậy bị có
thực hiện cơng khồng ?


- Hỏi: Như vậy công cơ học phụ thuộc vào các
yếu tố nào ?


- Thơng báo : Có một vật đang chuyển động
dưới tác dụng của lực Fcó phương hợp với


phương ngang một góc  như hình vẽ :


- Hỏi : Lúc bây giờ lực F được phân tích thành
mấy thành phần ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

thành phần là Fx và Fy .


- Nghe


- Hỏi: Nêu tác dụng mỗi thành phần ?


- Thơng báo : Giả sử như có một chiếc xe khách
đang chuyển động với vận tốc v



- Thông báo: Đơn vị công là Jun (J)
( 1J = 1N/m ; 1kJ = 1000J )
Thông báo: :


- Cơng là đại lượng vơ hướng , có giá trị (+)
hoặc (-)


Hoạt động 2(10 phút): Tìm hiểu về khái niệm công suất


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi : Người thứ ba thực hiện công
lớn nhất !


- Trả lời câu hỏi : Em tính cơng thực hiện của
mỗi người trong thời gian 1 giây


- Nghe và rút ra thế nào là công suất


- Dạy học sinh theo tiến trình quy nạp , ta đưa ra
ví dụ như phần trên, ta có thể đưa thêm ví dụ :


- Hỏi : Qua thí dụ trên các em cho biết người nào
thực hiện công lớn hơn ?


- Hỏi : tại sao em có thể kết luận Người thứ ba


thực hiện cơng lớn nhất ?


- Thông báo : Đúng rồi !


Muốn so sánh công thực hiện của mỗi người
trong thí dụ trên ta quy về cùng thời gian A/t là
1s  Đưa ra khái niệm công suất  Định nghĩa


và đơn vị


Hoạt động 3(5 phút): Tìm hiểu về khái niệm hiệu suất


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe - Thông báo : Ta giả sử để kéo một vật lên mặt
phẳng nghiêng, ta cần phải thực hiện công A,
nhưng trên thực tại ta không thể loại bỏ đi lực
ma sát , nên ta cần phải thực hiện công lớn hơn
công dự định để chống lại lực ma sát. Từ đó
người ta đưa ra khái niệm hiệu suất :


Hiệu suất của máy : x100%
A'


A


H


Với : A = F.S : Cơng có ích
A’ = F’.S’ : Cơng thực hiện



Hoạt động4(10 phút): Giải bài tập ứng dụng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài giải : - Giáo viên đọc đề bài
- Gợi ý:


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nêu các bước để tính được cơng.
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

………
………
………
……….



<b>Ngày soạn: 8/2/2009</b>


<b>Tiết 50: BÀI TẬP</b>


I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Phân biệt được khái niệm công trong ngôn ngữ thông thường và công trong vật lí. Nắm vững
cơng cơ học gắn với hai yếu tố: lực tác dụng và độ dời của điểm đặt của lực theo phương của
lực : A = F.s.cos 


- Hiểu rõ công và đại lượng vô hướng, giá trị của nó có thể dương hoặc âm ứng với cơng phát động
hoặc công cản.


2. Kỹ năng:


- Hiểu rõ cách xác định góc  để từ đó giải quyết các bài tập về công cũng như về công suất.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)



2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 1/ Định nghĩa công cơ học và đơn vị cơng ? Viết biểu thức tính cơng trong trường hợp tổng
quát ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Bài trước chúng ta đã học về cơng thức tính công, công suất, hiệu suất. Hôm nay chúng ta vận dụng
chúng để đi giải quyết những bài tập liên quan.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút):Bài 1:


“Một vật có khối lượng 0,3 kg nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang khơng có ma sát. Tác dụng lên vật
lực kéo 10 N hợp với phương ngang một góc  = 300


a) Tính cơng do lực thực hiện sau thời gian 5 giây ?
b) Tính cơng suất tức thời tại thời điểm cuối ?


c) Giả sử vật và mặt phẳng có ma sát trượt với hệ số <sub></sub>1

= 0,2 thì cơng tồn pha n có giá

à


trị bằng bao nhiêu ?”



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề
- Tóm tắt đề bài



m = 0,3 kg
F = 10 N


 = 300


a) A ? ( t = 5s)


- Giáo viên đọc đề bài


- Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

b) P ?


c)  = 0,2 A ?
- Ghe gợi ý làm bài


- Trình bày lời giải:


Câu a :
Caâu b :


Vận tốc tốc tức thời tại thời điểm cuối :
v = at = 28,86.5 = 144,3 m/s


Công suất tức thời tại điểm cuối :


P = F.v.cos = 10. 144,3. cos300 = 1250 W
- Nhận xét lời giải của bạn


- Gợi ý học sinh :



+ Các em cho biết cách tính công trong baøy
naøy ?


+ Đại lượng nào ta chưa biết trong công thức
trên ?


+ Em sẽ tìm đại lượng s như thế nào ?
- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải


- Nhận xết lời giải:
Hoạt động 2(10 phút):Bài 2:


“Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản khơng khí. Hỏi
sau thời gian 1,2 s trọng lực đã thực hiện được một công bằng bao nhiêu ? Công suất trung bình của
trọng lực trong thời gian 1,2 s và cơng suất tức thời tại thời điểm 1,2 s khác nhau ra sao ?”


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề
- Tóm tắt đề bài
- Trình bày lời giải:


Bài giải :


- Giáo viên đọc đề bài


- Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài
- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải



IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học lại các các công thức về công và công suất
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

<b>Ngày soạn: 9/2/2009</b>


<b>Tiết 51: ĐỘNG NĂNG. ĐỊNH LÍ ĐỘNG NĂNG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu rõ khái niệm động năng là một dạng năng lượng cơ học mà mọi vật có khi chuyển động.


- Nắm vững hai yếu tố đặc trưng của động năng: dộng năng phụ thuộc cả khối lượng và vận tốc của
vật.



- Hiểu được mối quan hệ giữa công và năng lượng thể hiện cụ thể qua nội dung định lý động năng.


2. Kỹ năng:


- Vân dụng thành thạo biểu thức tính cơng trong định lí động năng để giải một số bàitoán liên quan
đến động năng: xác định động năng( hay vận tốc) của vật trong quá trình chuyển động khi có cơng
thực hiện, hoặc ngược lại, từ độ biến thiên động năng tính được cong và lực thực hiên cơng đó.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị Vật nặng ; sợi dây và ròng rọc
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Định nghĩa công cơ học và đơn vị cơng ? Viết biểu thức tính cơng trong trường hợp tổng
quát ?


3. Đặt vấn đề (3’):



- Ở trong chương trình lớp 8 chúng ta đã học và biết được những vật có khả năng sinh cơng người ta gọi là
những vật đó tồn tại năng lượng. Và Năng lượng của vật tích trữ dưới dạng cơ học người ta gọi đó là cơ
năng. Một trong những loại cơ năng đó là động năng.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (15phut): Tìm hiểu về khái niệm động năng.


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hoạt động theo nhóm: Trả lời câu hỏi 1:


+ Động năng là năng lợng mà vật có đợc do
chuyển động


+ Động năng phụ thuộc vào khối lợng và vận tốc.
- Ghi nhớ cơng thức tính động năng.


W® = m.v2/2


- Hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi 2: Wđ =


1kg.m2<sub>/s</sub>2


- Hoạt động cá nhân: Trả lời câu hỏi 3


+ Động năng là đại lợng vô hớng ln khơng
âm.


+ Động năng có tính tơng đối (Thơng thờng nếu


khơng đề cập gì thì động năng thờng c tớnh
trong h quy chiu trỏi t)


- Đặt câu hỏi 1: Động năng theo các em hiểu là gì? Nó
sẽ phụ thuộc vào những yếu tố nào?


- Gii thiệu cơng thức tính động năng
- Đặt câu hỏi 2: Đơn vị của động năng là gì?
- Đặt câu hỏi 3: Nêu đặc điểm của động năng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

- Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK - Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi 1 ,2 SGK
Hoạt động 2 (15 Phút): Xây dựng định lý động năng.


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Hoạt ng theo nhúm:


Giải bài toán


- Hot ng cỏ nhõn: Trả lời câu hỏi 6


Ta thấy công của ngoại lực bằng độ biến thiên động
năng.


- Ghi nhớ nội dung định lý động năng:


“ Độ biến thiên động năng của một vật bằng công
của ngoại lực tác dụng lên vật”


- Ghi nhớ phạm vi áp dụng của định lý động năng.
- Trả lời câu hỏi C3 SGK



- Hoạt động theo nhóm giải bài tập ví dụ.


- Đặt câu hỏi 6: Dới tác dụng của lực F một vật có
khối lợng đang chuyển động với vận tốc v1 đã đạt


đợc vận tốc v2 sau khi đi đợc quãng đờng S. Xác


định công của lực theo m,v.


- Đặt câu hỏi 6: Từ kết quả xây dựng đợc các em
có nhận xét gì về mối quan hệ giữa công của
ngoại lực và động năng?


- Khái quát lên định lý động năng.
- Nêu chú ý:


+ Định lý động năng có thể áp dụng cả với trờng
hợp lực thay đổi, khi đó thì cơng của ngoại lc
hiu l cụng trung bỡnh ca ngoi lc.


- Yêu cầu học Trả lời câu hỏi C3SGK và làm bài
tập ví dô


Hoạt động 3 (5 phút): Bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


Baøi 1:
Baøi giải



Bài 2:
Tóm tắt :
Fms ?


Bài giải :


Áp dụng định lí động năng
A = Fms.S = Wđ - Wđ0


= - 50’000 N


Bài 1:


Một xe tải có khối lượng M = 10 tấn chuyển
động với vận tốc 60 km/h.


a) Tìm động năng của xe ?


b) Một ôtô đua khối lượng 400 kg sẽ có vận tốc
v bằng bao nhiêu nếu khi chuyển động có cùng
động năng với xe tải nói trên ?


Bài 2:


Một xe ơtơ có khối lượng 5 tấn đang chạy với
vận tốc 36 km/h thì người lái xe hãm phanh. Xe
trượt một đoạn 5 m thì dừng lại. Tìm lực ma sát,
coi như lực này khơng đổi trong q trình hãm
phanh.



IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 12/2/2009</b>


<b>Tiết 52: THẾ NĂNG. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


-Nắm vững cách tính cơng do trọng lực thực hịên khi vật dịch chuyển, từ đó suy ra biểu thức của thế
năng trong trọng trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

-Nắm vững mối quan hệ công của trọng lực bằng độ giảm thế năng : A12 = Wt1 – Wt2


-Có khái niệm chung về thế năng trong cơ học, là dạng năng lượng của một vật chỉ phụ thuộc vị trí
tương đối giữ vật với Trái đất, hoặc phụ thuộc độ biến dạng của vật so với trạng thái chưa biến dạng
ban đầu. Từ đó phân biệt hai dạng năng lượng động năng và thế năng và hiểu rõ khái niệm thế năng
luôn gắn với tương tác từ lực thế.



2. Kỹ năng:


- Vận dụng được cơng thức xác định thế năng trong đó phân biệt:


+ Công của trọng lực luôn làm giảm thế năng. Khi thế năng tăng tức là trọng lực đã thực hiện
một công âm.


+ Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ. Từ đó nắm
vững tính tương đối của thế năng và biết chọn gốc thế năng cho phù hợp trong việc giải các bài tóan
có liên quan đến thế năng


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án, Chuẩn bị Tranh và thước
2.Học sinh: Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Câu 01 : Viết biểu thức động năng của vật có khối lượng m chuyển động tịnh tiến với vận tốc v. 3.
Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu thế nào là thế năng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : Quả cầu rơi xuống và làm
chiếc cọc bị lún sâu vào mặt đất !



- Trả lời câu hỏi : Dây cung bị biến dạng có thể
thực hiện cơng làm mũi tên bay xa, như vậy dây
cung bị biến dạng cũng có năng lượng


- Trả lời : Khi vật có vị trí ở một độ cao h so với
mặt đất.


- Trả lời câu hỏi : Khi vật bị biến dạng so với
lúc đầu


GV  Đặc điểm của thế năng


1/ Khái niệm


- Giới thiệu : Giả sử có một quả cầu nặng được


treo ở một độ cao h so với mặt đất. Dưới mặt đất
có một cái cọc như hình vẽ sau


- Hỏi : Các em cho biết khi ta cắt đứt dây thì


hiện tượng gì sẽ xảy ra ?


- Nhấn mạnh : Như vậy quả cầu có khả năng sinh


cơng, ta nói quả cầu mang năng lượng


- Hỏi : Trường hợp một cây cung có dây cung
biến dạng, khi đó dây cung có thể thực hiện
cơng hay khơng các em ?



- Thơng báo : Dạng năng lượng nói đến trong
hai trường hợp trên được gọi là thế năng.


2/ Đặc điểm


- Hỏi : Qua thí dụ thứ nhất ta thấy vật có thế
năng khi nào ?


_ Hỏi : Qua thí dụ thứ hai ta thấy vật có thế năng
khi nào ?


Hoạt động 2(10 phút): Tính cơng của trọng lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : A = F.s.cos


- Trả lời câu hỏi : A = P.h.cos


- Trả lời :  = 0 nên cos = 1, khi đó


A = P.h


- Trả lời câu hỏi : h = h1 – h2


- Trả lời câu hỏi : A = P.h = mg(h1 –


h2 )



- Hỏi : Em nào có thể nhắc lại cho Thầy biết cơng thức tính
cơng của một lực ?


- Hỏi: Bây giờ ta xét một vật bắt đầu rơi tự do dưới tác dụng
của trọng lực . Giả sữ vật rời từ độ cao h1 xuống h2 khi đó


cơng của trọng lực như thế nào ?
- Hỏi :  bằng bao nhiêu ?


- Hỏi : h được tính như thế nào ?


- Hỏi : Vậy cơng thức tính cơng trọng lực tổng quát sẽ như
thế nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

- Trả lời câu hỏi : Thưa Cô không !
- Trả lời câu hỏi : Công của trọng
lực phụ thuộc vào độ lớn trọng lực
và hiệu độ cao hai đầu quỹ đạo


- Xây dựng : Nếu vật chuyển động trên mặt phẳng nghiêng
không ma sát trọng lực sẽ thực hiện cơng. Trường hợp này ta
thấy chỉ có thành phần P2 thực hiện công ( GV tự cm cho


HS )


A = P2. SBC = P. sin. h/sin = P.h


- Hỏi : Qua ví dụ trên các em cho biết công của trọng lực
phụ thuộc vào dạng quỹ đạo vật chuyển động không ?
- Hỏi : Vậy công của trọng lực phụ thuộc vào những yếu tố


nào ?


Hoạt động 3(10 phút): Xây dựng biểu thức tính thế năng trọng trường


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời : Khi vật rơi từ độ cao h1 rơi


xuống vị trí h2 so với mặt đất thì cơng


trọng lực mang giá trị dương và khi đó
thế năng giảm .


- Trả lời câu hỏi : Khi ta ném vật độ
cao h2 bay lên vị trí h1 so với mặt đất


thì cơng trọng lực mang giá trị âm và
khi đó thế năng tăng


- Trả lời câu hỏi : Khi đó cơng trọng
lực bằng 0 và khi đó thế năng không
đổi


1/ Thế năng trong trọng trường


- Đặt vấn đề : Ta giả sử thả vật từ độ cao h1 rơi xuống vị trí


h2 so với mặt đất


- Hỏi : Khi vật rơi từ độ cao h1 rơi xuống vị trí h2 so với mặt



đất thì cơng trọng lực mang giá trị như thế nào và khi đó thế
năng tăng hay giảm ?


- Hỏi : Giả sử như ta ném vật độ cao h2 bay lên vị trí h1 so


với mặt đất thì cơng trọng lực mang giá trị như thế nào và
khi đó thế năng


tăng hay giảm ?


- Hỏi : Giả sử như ta ném vật độ cao h2 bay lên vị trí h1 rồi


vật lại rơi từ độ cao h1 xuống vị trí h2 so với mặt đất thì cơng


trọng lực mang giá trị như thế nào và khi đó thế năng tăng
hay giảm ?


- Nhấn mnạh : Đây là trường hợp vật chuyển động có quỹ
đạo là quỹ đạo khép kính : A12 = 0 : Tổng đại số cơng thực


hiện bằng 0.


- Đơn vị thế năng là Jun, kí hiệu J.


Hoạt động 4(10 phút): Tìm hiểu lực thế và thế năng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


_ nghe và theo dõi SGK Thông báo



1/ Lực thế : Cơng của những lực khơng phụ thuộc vào hình dạng đường đi
mà chỉ phụ thuộc các vị trí đầu và cuối. Những lực có tính chất như thế
gọi là lực thế . Thí dụ : Trọng lực, lực vạn vật hấp dẫn, lực đàn hồi, lực
tĩnh điện …


2/ Thế năng


Thế năng là năng lượng dự trữ của một hệ có được do tương tác giữa
các phần của hệ thống qua lực thế


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


Bài 1: Một người đứng n trên cầu ném một hịn đá có khối lượng 50 g lên cao theo phươngf thẳng


đứng. Hòn đá lên đến độ cao 6m ( tính từ điểm ném ) thì dừng và rơi trở xuống mặt nước thấp hơn
điểm ném 2 m


1/ Tìm thế năng của vật trong trọng trường ở vị trí cao nhất nếu chọn :
a) Điểm ném vật làm mốc.


b) Mặt nước làm mốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

2/ Tính cơng do trọng lực thực hiện khi hịn đá đi từ điểm ném lên đến điểm cao nhất và khi nó rơi từ
điểm cao nhất tới mặt nước. Cơng này có phụ thuộc vào việc chọn hai mốc khác nhau ở câu 1 hay
không ?


2. Hướng dẫn về nhà



- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

<b>Ngày soạn: 15/2/2009</b>


<b>Tiết 53: THẾ NĂNG ĐÀN HỒI</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm được khái niệm thế năng đàn hồi nhu là một năng lượng dự trữ để sinh công của vậ khi biến
dạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

- Biết cách tính cơng do lực đàn hồi thực hiện khi vật biến dạng, từ dó suy ra biểu thức tính thế năng
đàn hồi.


- Nắm vững mối quan hệ công của lực đàn hồi bằng độ giảm thế năng đàn hồi.


- Hiểu bản chất của thế năng đàn hồi là do tương tác lực đàn hồi- lực thế- giữa các phần tử của vật
biến dạng đàn hồi.


2. Kỹ năng:


- Nắm vững và áp dụng thành thạo phương pháp đồ thị để tính cơng của lực đàn hồi. Hiểu rõ ý nghĩa
của phương pháp này. Liên hệ các thí dụ thực tế để giải thích được khả năng sinh công của vật (hoặc


hệ vật) biến dạng đàn hồi.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Tranh và Thước


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Nêu các đặc điểm của thế năng ? Thế năng và động năng có gì khác nhau ?




3. Đặt vấn đề (3’):


Ta trở lại thí dụ ở bài học trước, khi dây cung bị biến dạng, nó có thể sinh ra công tác dụng lên mũi
tên làm mũi tên bay xa. Khi đó ta nói dây cung bị biến dạng có mang năng lượng, năng lượng được
gọi là thế năng đàn hồi. Để tìm hiểu về dạng năng lượng này, trước hết chúng ta hãy tính cơng của lực
đàn hồi !



4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Xây dựng biểu thức tính cơng của lực đàn hồi


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : Fđh = k.l


- Nghe


- Trả lời câu hỏi : AAB = A


=  F.x =  - kx x


- Trả lời câu hỏi : Cơng của lực đàn hồi khơng
phụ thuộc hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc
các vị trí đầu và cuối.


- Hỏi : Em hãy nhắc lại công thức tính lực đàn
hồi ?


- Dẫn dắt : Xét một con lắc lò xo gồm một quả
cầu nhỏ khối lượng m gắn ở đầu một lò xo nằm
ngang, đầu kia của lò xo được giữ cố định, di
chuyển từ điểm B có tọa độ x1 đến vị trí C có toạ


độ x2 so với gốc toạ độ O là vị trí cân bằng của


đầu tự do của lị xo khi lị xo khơng biến dạng.
- Hỏi : các em cho biết công do lực đàn hồi tác


dụng lên vật khi nó dịch chuyển từ B đến C ?
- Kết luận : AAB = -


2
2


1
1
2


2<i>x</i> <i>kx</i> <i>x</i>
<i>kx</i>




=


2
2


2
2
2
1 <i>kx</i>
<i>kx</i>




- Hỏi : Qua biểu thức trên các em nhận xét như
thế nào về công của lực đàn hồi ?



</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

Hoạt động2(10 phút): Rút ra công thức tính thế năng đàn hồi


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1/ Thế năng đàn hồi :


- Trả lời : Công của lực đàn hồi bằng hiệu thế
năng tại vị trí đầu và vị trí cuối, tức là bằng độ
giảm thế năng.


- Nghe


1/ Thế năng đàn hồi :
- Biến đổi : .


- HỎi : Từ biểu thức trên các em nhận xét như
thế nào về công của lực đàn hồi.


2/ Đặc điểm :


Thơng báo : - Thế năng đàn hồi được xác định
sai kém một hằng số cộng tùy theo cách chọn
gốc thế năng.


- Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực
đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.


- Đơn vị thế năng là Jun. Ký hiệu : J.




IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Yêu cầu học sinh tra lời câu C2, C3
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….




<b>Ngày soạn: 17/2/2009</b>


<b>Tiết 54: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN CƠ NĂNG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:- Nắm vững khái niêm cơ năng gồm tổng động năng và thế năng của vật.


2.Kỹ năng:Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là


trọng lực và lực đàn hồi.Từ đó mở rộng thành định luật tổng quát khi lực tác dụng làlực thế nói chung.



II. CHUẨN BỊ


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

1.Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án, Tranh ; Thước ; Con lắc đơn và con lắc lò xo.
2.Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


-Ôn tập lại kiến thức về định lí động năng và thế năng đàn hồi và thế năng hấp dẫn
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Câu 01 : Nêu các đặc điểm của lực đàn hồi và cơng thức xác định nó ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Khi vật chuyển động có sự biến thiên qua lại giữa động năng và thế năng. Vậy giữa động năng và thế
năng có quan hệ gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Xây dựng định luật bảo toàn cơ năng.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1/ Trường hợp trọng lực :


- Trả lời câu hỏi : công do trọng lực thực hiện
bằng độ tăng động năng của vật :



A12 = Wd2 – Wd1 =


2
2
2
1
2
2 <i>mv</i>
<i>mv</i>


 (1)


- Trả lời câu hỏi : công do trọng lực thực hiện
bằng độ giảm thế năng của vật trong trọng
trường :


- Trả lời câu hỏi : Trong quá trình chuyển động,
nếu vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực, động
năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại,
nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng của vật
được bảo toàn.


- Trả lời câu hỏi : Theo định lí động năng, công
do lực đàn hồi thực hiện bằng độ tăng động
năng của vật : A12 = Wd2 – Wd1 =


2
2
2


1
2
2 <i>mv</i>
<i>mv</i>


 (1)


- Trả lời câu hỏi : công do lực đàn hồi thực hiện
bằng độ giảm thế năng của vật :


A12 = Wt1 – Wt2 =


2
2
2
2
2
1 <i>kx</i>
<i>kx</i>


 (2)


- Trả lời câu hỏi : Trong quá trình chuyển động,
nếu vật chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi, động
năng có thể chuyển thành thế năng và ngược lại,
nhưng tổng của chúng, tức là cơ năng của vật
được bảo toàn.


1/ Trường hợp trọng lực :



- Hỏi : Xét một vật có khối lượng m rơi tự do, lần


lượt qua hai vị trí A và B tương ứng với các độ
cao h1 và h2, tại đó vật có vận tốc tương ứng là v1


và v2.


Theo định lý động năng, các em hãy cho biết
công do trọng lực thực hiện như thế nào ?


- Hỏi : Mặt khác trọng lực là lực thế , các em cho


biết công do trọng lực thực hiện được tính như
thế nào ?


A12 = Wt1 – Wd2 = mgh1 – mgh2 (2)


GV hướng dẫn HS so sánh (1) và (2)
 Wdh + Wt = const  W = const.


- Hỏi : Ở đây cần biết rằng khái niệm cơ năng.


Cơ năng là năng lượng cơ học bằng tổng động
năng và thế năng : W = Wđ + Wt


Như vậy các em có nhận xét như thế nào về sự
biến đổi năng lượng của một vật chuyển động
chỉ chịu tác dụng của trọng lực ?


2/ Trường hợp lực đàn hồi.



- Hỏi : Xeùt một con lắc lò xo gồm một quả cầu


nhỏ khối lượng m dao động quanh vị trí cân
bằng, lần lượt qua hai vị trí A và B tương ứng với
các tọa độ x1 và x2, tại đó vật có vận tốc tương


ứng là v1 và v2 .


Theo định lí động năng, cơng do lực đàn hồi
thực hiện được tính như thế nào ?


- Hỏi : Lực đàn hồi là lực thế, công do lực đàn


hồi thực hiện được tính như thế nào ?
GV hướng dẫn HS so sánh (1) và (2)


 Wdh + Wtn = const  W = const


- Hỏi : Như vậy các em có nhận xét như thế nào
về sự biến đổi năng lượng của một vật chuyển
động chỉ chịu tác dụng của lực đàn hồi ?


3/ Định luật bảo toàn cơ năng


- Hỏi : Chúng ta cũng biết rằng trọng lực hay lực


đàn hồi được gọi là lực thế, qua hai trường hợp


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

- Trả lời câu hỏi : khi một vật chuyển động chỉ


dưới tác dụng của lực thế thì cơ năng của chúng
có giá trị khơng thay đổi.


 Định luật bào tồn cơ năng.


trên các em cho biết khi một vật chuyển động
chỉ dưới tác dụng của lực thế thì cơ năng của
chúng có gí trị như thế nào ?


Hoạt động2(10 phút): Bài tập ứng dụng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài 1:


Bài giải


Vì chuyển động khơng có ma sát nên phãn lực


<i>N</i>của mặt dốc tác dụng lên vật luôn vuông góc


với phương chuyển dời và do đó khơng thực
hiện cơng.


+ Tại vị trí xuất phát :
Wđ1 = 0 ; Wt1 = mgh


+ Tại chân dốc :
Wñ2 =



2


2


<i>mv</i>


; Wt2 = 0


Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng :
Wđ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt2


 mgh =


2


2


<i>mv</i>


 v = 2<i>gh</i> = 29,81= 4,4 m/s


Bài 01 : Một vật bắt đầu chuyển động trên một
mắc dốc có hình dạng bất kỳ từ độ cao 1m so với
mặt nằm ngang chọn làm mốc. Tìm vận tốc của
vật khi nó tới chân dốc. Bỏ qua mọi ma sát.
Bài giải


Vì chuyển động khơng có ma sát nên phãn lực


<i>N</i>của mặt dốc tác dụng lên vật luôn vuông góc



với phương chuyển dời và do đó khơng thực hiện
cơng.


+ Tại vị trí xuất phát :
Wñ1 = 0 ; Wt1 = mgh


+ Tại chân dốc :
Wñ2 =


2


2


<i>mv</i> <sub> ; W</sub>


t2 = 0


Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng :
Wđ1 + Wt1 = Wđ2 + Wt2


 mgh =


2


2


<i>mv</i>


 v = 2<i>gh</i> = 29,81= 4,4 m/s


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


1/ Thế nào là cơ năng của một vật ? Ví dụ ?


2/ Thành lập định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp trọng lực ?
3/ Thành lập định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp đàn hồi ?


2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 18/2/2009</b>


<b>Tiết 55: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm vững khái niêm cơ năng gồm tổng động năng và thế năng của vật.


2. Kỹ năng:



- Biết cách thiết lập định luật bảo toàn cơ năng trong các trường hợp cụ thể lực tác dụng là trọng lực
và lực đàn hồi. Từ đó mở rộng thành định luật tổng quát khi lực tác dụng là lực thế nói chung.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ơn tập lại các cơng thức định luật bảo toàn cơ năng
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Thế nào là cơ năng của một vật ? Ví dụ ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đã học định luật bảo tồn cơ năng. Hơm nay chúng ta sẽ vận dụng định luật bảo toàn cơ năng
vào giải các bài tập.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Xây dựng phương pháp giải



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- trả lời: Biểu thức:
Wđ1+ Wt1 = Wđ2+ Wt2


)
2
kx
(
mgh
+
2
m.v
=
)
2
kx
(
mgh
+
2
v
.


m 2<sub>2</sub>


2
2


2


2


1
1
2


1


- Trả lời:


+ Khi chỉ có trọng lực , lực đàn hồi sinh công.
+ Khi chúng ta biết được các giá trị liên quan tới 3
trong số 4 thơng số v1, v2, h1, h2 và tìm thơng số
còn lại.


- Nghe và vận dụng


-Hỏi: Hãy nêu biểu thức của định luật bảo toàn cơ
năng.


- Hỏi: Vậy khi nào áp dụng định luật bảo tồn cơ
năng?


- Thơng báo: Vậy muốn áp dụng định luật bảo
toàn cơ năng chúng ta phải làm các bước sau:
+ Bước 1: Xét các lực tác dụng lên vật
Chọn mốc tính thế năng
+ Bước 2: Lập biểu thức cơ năng trước
+ Bước 3: Lập biểu thức cơ năng sau
+ Bước 4: Thay vào biểu thức:


Wđ1+ Wt1 = Wđ2+ Wt2


Hoạt động2(30 phút): Vận dụng giải các bài tốn về định luật bảo tồn cơ năng.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Baøi 1


- Chép đề và tóm tắt đề bài


- Tự tính : Tính : Wđ ;Wt ; W


- Suy nghó và áp dụng:
Bài 2


- Chép đề và tóm tắt đề bài.
l = 1 m


 = 450


a) v1 ( 1 = 300 )


Bài 1 : Một hòn bi có khối lượng 20 g được ném
thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao
1,6 m so với mặt đất.


a) Tính trong hệ quy chiếu Trái Đất các giá trị
động năng, thế năng và cơ năng của hịn bi tại
lúc ném vật.



b) Tìm độ cao cực đại mà bi đạt được.
Câu a)


- Yêu cầu: : Các em hãy tính giá trị động năng,
thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật.


Bài 2 : Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m.


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

b) v0 ( Vò trí cân bằng )


- Tự trình bày : Áp dụng định luật bảo toàn cơ
năng :


a) Khi con lắc qua vị trí ứng với góc 300


Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng :
W2 = W1


½ mv22 + mgh2 = ½ mv12 + mgh1


½ mv22 + mgl(1 – cos300) = mgl(1 – cos450)


½ mv22 = mgl(cos300 – cos450)


 v = 2 (cos300 cos450)


<i>gl</i> = 1,76 m/s


- p dụng : Khi con lắc qua vị trí cân bằng :  =



0


Kéo cho dây làm với đường thẳng đứng góc  =


450<sub> rồi thả tự do. Tìm vận tốc của con lắc khi nó</sub>


đi qua :


a) Vị trí ứng với góc 300<sub>. </sub>


b) Vị trí cân bằng.
Câu a)


- Gợi ý : Các em Áp dụng định luật bảo toàn cơ
năng cho cả hai vị trí !




Câu b)


- Gợi ý: Tương tự các em Áp dụng định luật bảo
toàn cơ năng cho hai vị trí ban đầu và vị trí cân
bằng ? Khi con lắc qua vị trí cân bằng giá trị  là


bao nhieâu ?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:



- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lại các lưu ý khi giải bài toán
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 24/2/2008


Tiết 54: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Kiểm tra khả năng nắm kiến thức
2. Kỹ năng:


- Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng kiến thức
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên- Đọc SGK, soạn giáo án
- Chuẩn bị đề phôtô



2.Học sinh:- Ôn tập lại nội dung bài cũ
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


ĐỀ BÀI:


Câu 1 (0,5đ) : Khi một vật chuyển động có vận tốc tức thời biến thiên từ vận tốc v<sub>1</sub> đến vận tốc v2 thì


cơng của các ngoại lực tác dụng lên vật đợc tính bằng cơng thức nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

a. m v1_m2.v2=A


c.

.m

_v

mv

=

A



2
1


b.

m

v.

_

mv

2

=

A



1
2


2 d. A


mv
_
v
.
m



=
2
2


2
1
2
2


Câu 2 (0,5đ): Điều nào sau đây là sai khi nói về các trờng hợp của hệ có động lợng bảo tồn?
a. Hệ khơng chịu lực tác dụng của lực ma sát.


b. Hệ không kín nhng tổng hình chiếu các ngoại lực theo một phơng nào đó bằng khơng, thì theo phơng đó
tổng động lng cng c bo ton


c. Các vật trong hệ hoàn toàn không tơng tác với các vật ngoài hệ


d. Tơng tác của các vật trong hệ với các vật ngoài hƯ chØ diƠn ra trong mét kho¶ng thêi gian rÊt ng¾n


Câu 3(0,5đ): Gọi  là góc hợp bởi phơng của lực và phơng dịch chuyển. Trong trờng hợp nào sau đây ứng
với cơng phát động


a.  lµ gãc nhän c.  b»ng 
b.  lµ gãc tï d.  b»ng /2


Câu 4(0,5đ): Gọi v là vận tốc tức thời của vật, F là độ lớn của lực theo phơng dịch chuyển, cơng suất có thể
tính bằng biểu thức nào sau đây:


a. P = F/v b. P = F.v c. P = v/F d. F.v2



C©u 5: Lực nào sau đây không phải là lực thế


a. trọng lực b. lực cản c. lực đàn hồi d. lực hấp dẫn
Câu 6(0,5đ): Trong trờng hợp nào sau đây cơ năng của vật không thay đổi


a. Vật chuyển động dới tác dụng của ngoại lực
b. Vật chuyển động dới tác dung của trọng lực
c. Vật chuyển động dới tác dụng của lực hấp dẫn
d. Vật chuyển động thẳng đều


Câu 7(0,5đ):Động năng của vật sẽ thay đổi trong trờng hợp nào sau đây:


a. Vật chuyển đông thẳng đều c. Vật chuyển động biến đổi đều
b. Vật chuyển động tròng đều d. Vật đứng yên


Câu 8(0,5đ):Phát biểu nào sau đây là chính xác với định lý biến thiên động năng:
a. Công của ngoại lực tác dụng lên vật bằng độ giảm động năng của vật.


b. Công của lực tác dụng lên vật bằng độ giảm động năng của vật.
c. Công của lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật.
d. Công của ngoại lực tác dụng lên vật bằng độ biến thiên động năng của vật.
II. Bài tập


Bài 1(1,5đ): Hệ hai vật có khối lợng m1 = m2 = 1kg. Vận tốc của vật 1 có độ lớn là v1 = 3m/s, vận tốc của


vật 2 có độ lớn là v2 = 4m/s.


Tr¶ lời các câu hỏi sau


1. Khi 2 vt chuyn ng cùng hớng thì tổng động lợng của hệ có độ lớn



a. p = 1kgm/s b. p = 7kgm/s c. p = 0.75kgm/s d. p = 12kgm/s
2. Khi 2 vật chuyển động nguợc hớng thì tổng động lợng của hệ có độ lớn


a. p = 1kgm/s b. p = 7kgm/s c. p = 0.75kgm/s d. p = 12kgm/s
3. Khi 2 vật chuyển động theo hai hớng vng góc với nhau thì tổng động lợng của hệ có độ lớn


a. p = 2kgm/s b. p = 5kgm/s c. p = 7kgm/s d. p = 9kgm/s


Bài 2(1đ): Một tên lửa có khối lợng tổng cộng 100 tấn đang bay với vận tốc 200m/s đối với Trái Đất thì
phụt ra ( tức thời) về phía sau 20 tấn khí với vận tốc 500 m/s so với tên lửa. Vận tốc của tên lửa sau khi
phụt khí là:


a. v = 325m/s b. v = 175m/s c. v = 375m/s d. v = 125m/s


Bài 3(1đ): Một ngời kéo một thùng nớc có khối lợng 15kg từ giếng sâu 8m lên, chuyển động nhanh dần
đều trong 4s. Nếu lấy g = 10m/s2<sub> thì </sub>


1. Cơng mà ngời đó thực hiện là:


a. A = 1200J b. A = 1320J c. A = 1080J d. A = 1260J
2. Cơng suất của ngời đó là:


a. P = 330 W b. P = 300 W c. P = 315 W d. P = 270 W


Bài 4(1đ): Một vật có khối lợng 100kg chịu tác dụng bởi 2 lực F1 = F2 = 600N chuyển động thẳng trên mặt


ph¼ng ngang. Lực kéo <sub>F</sub><sub>1</sub> có phơng hợp với phơng ngang một góc 1 = 450, lực đẩy F<sub>2</sub> có phơng hợp víi


phơng ngang một góc 2 = 300. Cơng của lực F1, F2 khi vật chuyển động đợc quãng đờng 20m l:



1. Công của F1 là:


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

a. A1 8485J b. A1 - 8485J c. A1 = 12000J d. A1 = -1200J


1. Công của F1 là:


a. A2 10392J b. A2 - 10392J c. A2 = 6000J d. A2 = -600J


Bài 5(2đ): Một vật ném lên thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s. Lấy g = 10m/s2<sub>.</sub>


1. Độ cao cực đại của vật nhận giá trị nào sau đây:


a. h = 2,4m b. h = 2m c. h = 1,8m d. h = 0,9m
2. ở độ cao nào sauđây thì động năng bằng thế năng


a. h = 0,45m b. h = 0,9m c. h = 1,2m d. h = 1,5m
3. ở độ cao nào sauđây thì thế năng bằng một nửa động năng


a. h = 0,6m b. h = 0,75m c. h = 1m d. h = 1,25m

ÁP ÁN:



Đ



Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20


Đáp
án


A B D A D D B C C D B C D A A B B C D D



IV. RÚT KINH NGHIỆM:
<b>Ngày 22/2/2009</b>


<b>Tiết 56: VA CHẠM ĐÀN HỒI VÀ KHƠNG ĐÀN HỒI </b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


- Có khái nịêm chung về va chạm và phân biệt được va chạm đàn hồi và va chạm không đàn hồi.


2. Kü năng


- Bit vn dng cỏc nh lut bo ton ng lượng và bảo tồn cơ năng cho cơ hệ kín để khảo sát
va chạm của hai vật.


- Tính được vận tốc các vật sau va chạm đàn hồi và phần động năng của hệ bị giảm sau va chạm
không đàn hồi.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về các định luật bảo toàn?
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)



2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Phát biểu định luật bảo tồn và chuyển hố năng lượng ?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đa học các định luật bảo toàn bào gồm bảo toàn về khối lượng, bảo toàn về năng lượng, bảo
toàn về động lượng, bảo tồn về cơ năng. Hơm nay chúng ta sẽ đi vận dụng định luật bảo toàm cơ năng
vào để giải các bài toán về va chạm.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động1(35 phút): Tìm hiểu về va chạm xuyên tâm đàn hồi


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : Ghi lên bảng :


m1v1 + m2v2 = m1v1’ + m2v2’ (1)


- Trả lời: ghi leân baûng ghi :


2


2
1
1<i>v</i>
<i>m</i>



+


2


2
2
2<i>v</i>
<i>m</i>


=


2
'2


1
1<i>v</i>
<i>m</i>


+


2
'2


2
2<i>v</i>
<i>m</i>


(2)
- Học sinh tự biến đổi



- Đọc đề : Xét hai quả cầu có khối lượng m1 và


m2 đang chuyển động với vận tốc v1 và v2 đến va


chạm trực diện với nhau, sau va chạm vận tốc
của chúng lần lượt là v1’ và v2’. Các em hãy lên


bảng viết định luật bảo toàn động lượng trong
trường hợp này ?


- Hỏi : Cũng trong trường hợp trên, bây giờ các


em hãy viết định luật bảo toàn động năng ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

+ Biến đổi (1) thành :


m1(v1 – v1’) = m2(v2’ – v2) (3)


+ Biến đổi (2) thành :


m1(v12 –v’12 ) = m2(v’22 – v2) (4)


+Giả thiết rằng v1 v’1, lập tỉ số (4)/(3) ta coù:


v1 + v1’ = v2 + v2’


 v2’ = v1 + v1’ – v2 (5)


 v1’ = v2 + v2’ – v1 (6)



+ Lần lượt thế (5) và (6) vào (3) ta được :

2
1
2
2
1
2
1
1
2
)
(
'
<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>





2
1


1
1
2
1
2
2
2
)
(
'
<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>





GV lần lượt hướng dẫn Hs biến đổi (1) và (2)
thành các biểu thức (3), (4), (5) và (6) cùng với
v’1 và v’2 .






Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu bài tốn về va chạm mềm


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe u cầu


- ghi lên bảng ghi :
Wñ = Wñ2 – Wñ1


Wñ =


2
2


)


(<i><sub>m</sub></i> <i><sub>M</sub></i> <i><sub>V</sub></i>2 <i><sub>mv</sub></i>2





Wñ = ( <sub>2</sub> ). <sub>2</sub>
2
2
<i>mv</i>
<i>M</i>
<i>m</i>
<i>mv</i>
<i>M</i>
<i>m</i>












Wñ =


2
)
(


2
)


( 2 <i><sub>mv</sub></i>2


<i>M</i>
<i>m</i>


<i>mv</i>



Wñ =



2
1
2
<i>mv</i>
<i>M</i>
<i>m</i>
<i>m</i>









Wñ =


<i>M</i>
<i>m</i>


<i>M</i>


 .W<sub>ñ1 </sub>< 0


- Đọc đề : Xét viên đạn có khối lượng m được


bắn theo phương nằm ngang và con lắc là một
thùng cát có khối lượng M được treo ở đầu một


sợi dây. Vận tốc của viên đạn ngay trước khi
xuyên vào thùng cát là v và vận tốc của hệ đạn
– thùng cát ngay sau khi va chạm là V. Các em
hãy lên bảng viết định luật bảo toàn động lượng
trong trường hợp này ?


mv = ( M + m)V 


<i>m</i>
<i>M</i>
<i>mv</i>
<i>V</i>



- Hỏi : Cũng trong trường hợp trên, bây giờ các


em hãy viết định luật bảo tồn động năng ?
- Nhấn mạnh : Đã có một phần động năng giảm


đi trong va chạm. Phần động năng này chuyển
hố thành các dạng năng lượng khác, ví dụ như
tỏa nhiệt.


Hoạt động2(10 phút): Giải bài toán vận dụng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Chép đề



- Yêu cầu học sinh giải


Ta chọn chiều dương là chiều chuyển động của
v1 :



<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
<i>m</i>
<i>m</i>
<i>v</i>
3
)
3
(
' 1
1


 =
2
1
<i>v</i>


<i>m</i>
<i>m</i>
<i>mv</i>
<i>v</i>


3
2
' 1
2

 =
2
1
<i>v</i>


- Nhận xét bài của bạn


- Đọc đề:Bắn một bi ve có khối lượng m với vận
tốc v1 vào một hịn bi thép đứng n có khối


lượng 3 m. Tính các vận tốc của hai hòn bi sau
va chạm ? Biết sự va chạm là trực diện và đàn
hồi.




- Nhấn mạnh : Sau va chạm hòn bi ve bậc ngược
trở lại, hòn bi thép bị đẩy đi, cả hai vận tốc đều
có giá trị tuyệt đối bằng


2


1
<i>v</i>



.


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh so sánh cách giải bài toán về va chạm đàn hồi và va chạm mềm.
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 23/2/2009</b>


<b>Tiết 57: BÀI TẬP VỀ CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TỒN</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hệ thơng lại nội dung của các định luật bảo toàn
2. Kỹ năng:


- Vân dụng linh hoạt các định luật bảo tồn để giải các bài tốn
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên



- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về định luật bảo toàn
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:khá)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu tên các đại lượng đã học trong chương?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các định luật bảo toàn đã học để giải quyết những bài tập
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10 phút): Bài tốn về định luật bảo tồn động lượng


“Một chiếc thuyền có chiều dài L = 5,6 m, khối lượng 80 kg chở một người có khối lượng
52 kg, cả hai ban đầu đứng yên trên mặt hồ phẳng lặng. Nếu người bước đều từ mũi
thuyền đến đuôi thuyền thì thuyền dịch chuyển so với mặt nước được độ dời bằng nhiêu
và theo chiều nào ? Bỏ qua sức cản của nước.



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : v + V



- Trả lời câu hỏi : M(v + V) + MV = 0
- Biến đổi: 


<i>m</i>
<i>M</i>


<i>m</i>
<i>v</i>


<i>V</i>






Chúng ta biết rằng thời gian để người đi từ
đầu đến cuối thuyền cũng là thời gian để thuyền
dịch chuyển được độ dời s : t =


<i>V</i>
<i>s</i>
<i>v</i>
<i>L</i>




- Gợi ý : Ta xem hệ người – thuyền là hệ kín (P


và FA cân bằng nhau )



Ta goïi :


v : Vận tốc người đối với thuyền.
V : Vận tốc thuyền đối với nước.


- Hỏi : Các em cho biết vận tốc người đối với


nước ?


- Hỏi : Em hạy viết định luật bảo tồn động


lượng cho hệ kín cho bài tốn này ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

Từ đó ta tìm được :
s = <i>V<sub>v</sub></i> L = – <i><sub>M</sub>m<sub>m</sub></i>


 . L


s = –


52
80


52


 .5,6 = – 2,2 m


_ Trả lời câu hỏi : Dấu “–“ chứng tỏ thuyền


chuyển động người chiều với người. <sub>- H</sub><sub>ỏi</sub><sub> : các em có nhận xét như thế nào về dấu</sub>


“-“ trong trường hợp này ?


Hoạt động 2(10 phút): Bài tốn về va chạm


“Một quả cầu có khối lượng M = 300 g nằm ở mép bàn. Một viên đạn có khối lượng 10 g bắn theo
phương ngang đúng vào tâm quả cầu, xuyên qua nó và rơi cách mép bàn ở khoảng cách nằm ngang s2


= 15 m, cịn quả cầu thì rơi cách mép bàn ở khoảng cách s1 = 6m. Biết chiều cao của bàn so với mặt


đất là h = 1m. Tìm :


a) Vận tốc ban đầu của viên đạn ?


b) Độ biến thiên động năng của hệ trong va chạm ? ”


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Trả lời câu hỏi : t = 2<i><sub>g</sub>h</i>


- Trả lời câu hỏi : s = v.t = v. 2<i><sub>g</sub>h</i>
hay v = s. <sub>2</sub><i>g<sub>h</sub></i>


- Biến đổi tiếp : m.u = M.v1 + mv2


 u =


<i>m</i>
<i>M</i>


v1 + v2



= <sub>0</sub>0<sub>,</sub>,<sub>01</sub>3 13,3 + 33,2 = 432 m/s
- Trả lời câu hỏi : Wđ = Wđ2 – Wđ1


=


2
2
2


2
2
2
2


1 <i>mv</i> <i>mu</i>
<i>Mv</i>





= 26,5 + 5,5 – 933 = - 901 (J)


Caâu a)


- Hỏi : các em có thể nhắc lại cơng thức tính


thời gian của một vật ném xiên ?


- Hỏi : Từ đó các em hãy tính qng đường vật



đi được sau va chạm ?


- Biến đổi : Vận tốc của quả cầu và viên đạn sau


va chaïm ?
v1 = s1.


<i>h</i>
<i>g</i>


2 = 6. 2.1
8
,


9 <sub>= 13,3 m/s </sub>


v2 = s2.
<i>h</i>
<i>g</i>


2 = 15. 2.1
8
,
9


= 33,2 m/s


: Gọi u là vận tốc ban đầu của đạn, các em hãy
áp dụng định luật bảo toàn động lượng theo


phương ngang cho hệ đạn và quả cầu !


b) Hỏi : Em hãy tính độ biến thiên động năng


của hệ trong quá trình va chạm ?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Khi nào áp dụng định luật bảo toàn
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

………
……….


<b>Ngày soạn: 24/2/2009</b>


<b>Tiết 58: CÁC ĐỊNH LUẬT KEPLE. CHUYỀN ĐỘNG CỦA VỆ TINH</b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


- Nắm đợc nội dung chính của hệ nhật tâm.



- Nắm đợc nội dung của ba định luật Kê - ple và hệ quả suy ra từ nó.
2. Kỹ năng


- Biết cách giải thích chuyển động của các hành tinh và vệ tinh
- Giải một số bài tập liên quan.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về định luật II Niu tơn và định luật vạn vật hấp dẫn.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Caâu 01 : Va chạm là gì ? Tại sao hệ hai vật va chạm có thể coi là hệ kín ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đều biết xung quanh chúng ta có các hành tinh ln chuyển động. Vậy Các hành tinh và vệ tinh
đó chuyển động tuân theo quy luật nào?


4. Nội dung bài mới



Hoạt động 1 (5’): Nắm đợc nội dung của hệ nhật tâm


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Nghe


- Ghi nhí nội dung chính của thuyết nhật tâm:
+ Các hành tinh quay xung quanh mỈt trêi


+ Trái đất cũng là một hành tinh quay xung quay mặt
trời.


DÉn d¾t:


Để giải thích đợc các hiện tợng về mặt trời
mọc va mặt trời lặn, trăng trịn trăng khuyết
ngời ta đã đi tìm hiều va nghiên cứu về vũ
trụ. Chính vì thế ngành thiên văn học đã ra
đời.


Ban đầu ngời ta coi trái đất là chung tâm
của vũ trụ. Tuy nhiên cùng với phát triển
của khoa học thì quan điểm đó đã bị bác bỏ
và thay vào đó là quan điểm của Cơ-pec- níc
thì Trái đất chỉ là một trong nhiều hành tinh
quay xung quanh mặt trời.


Hoạt động 2(13’): Tìm hiểu về 3 định luật Keple


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


-Nghe


- §äc SGK


+ Định luật I: Mọi hành tinh đều chuyển động theo
quỹ đạo elip m mt tri l mt tiờu im.


+ Định luật II: Đoạn thẳng nối Mặt Trời và một hành


- Dn dắt: Dựa vào những số liệu quan sát
đ-ợc Keple đã tìm ra đđ-ợc 3 định luật mơ tả
chính xác về vị trí của các hành tinh


- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa nội
dung của 3 định luật


- Giới thiệu về mơ hình của hệ mặt trời và nội
dung, ý nghĩa các đại lợng trong 3 định luật
Giải thích định luật:


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

tinh bÊt kì quét những diÖn tÝch b»ng nhau trong
những khoảng thời gian nh nhau


+ Định luật III: Tỉ số giữa lập phơng bán trục lớn và
bình phơng chu kì quay là giống nhau cho mọi hành
tinh quanh xung quanh mặt trời.


2
1



3
1


T
a


2
2
3
2


=


T
a


2
3
3
3


=


T
a


=...


Hot ng theo nhúm : Dựa vào định luật II Niu tơn
và định luật vạn vật hấp dẫn để chứng minh



+ Định luật 1: Theo định luật vạn vật hấp dẫn
thì mọi vật đều chịu tác dụng của lực hấp dẫn,
mà mặt trời và các hành tinh có khối lợng rất
lớn lên lực hấp dẫn cũng là rất lớn. Lực hấp
dẫn này đóng vai trò là lực hớng tâm nên làm
cho các hành tinh này chuyển động tròn xung
quang mặt trời. Mặt khác các hành tinh cũng
tự hút nhau và … nên quỹ đạo đó chỉ là một
hình elíp gần trịn.


- u cầu học sinh chứng minh định luật 3
Keple


Hoạt động 3 (10’): Giải các bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Bài tập 1:


- Đọc đề bài
- Tóm tt bi


- Trả lời câu hỏi gợi ý và nêu hớng giải


- Trình bày lời giải


Bài tập 1:


- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu học sinh tóm tắt đề bài


- Yêu cầu học sinh nêu hớng giải:
Gợi ý:


Các yếu tố đề bài đã cho tng ng vi ni
dung no?


Đại lợng cần tìm có liên quan tới công thức
nào?


- Yêu cầu học sinh trình bày lêi gi¶i
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 8/3/3/2009 CHƯƠNG V: CƠ HỌC CHẤT LỎNG</b>



<b>Tiết 62: ÁP SUẤT THỦY TĨNH. NGUYÊN LÍ PA-XCAN</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức: Hiểu được trong lịng chất lỏng áp suất hướng theo mọi phương và phụ thuộc độ sâu ; độ


tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền ngun vẹn lên tất cả mọi điểm
và lên thành bình chứa.


2. Kỹ năng: vận dụng vào để làm bài tập
II. CHUẨN BỊ


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

1.Giáo viên: Đọc SGK, soạn giáo án


2.Học sinh: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu áp suất tĩnh


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- HS : Chúng ta không thể nghiên cứu chất lỏng
qua hai phương diện này vì chất lỏng khơng có
hình thù xác định nên ta khơng thể quan tâm
đến khối lượng hay lực tác dụng mà chỉ quan
tâm đến khối lượng riêng và áp suất gây ra bởi
chất lỏng.



- HS : Khối lượng riêng của chất lỏng là một đại
lượng vật lý được đo bằng khối lượng của một
đơn vị thể tích chất đó.


- HS : Có nghĩa là 1 m3 nước cân nặng 1000 kg.
2) Áp suất


- HS : Khi đưa khi đưa tay xuống nước, ta thấy
nước ép lên bao sốp, bao sốp ép vào bàn tay.
- HS : Chất lỏng có có đặc tính là nén lân các
vật nằm trong nó.


- HS : Lực mà chất lỏng nén lên vật có phương
vng góc với bề mặt của vật.


- HS : Khi ta càng nhúng sâu vào nước thì độ
nén lị xo càng nhiều  Độ nén của lò xo tỉ lệ


với lực mà chất lỏng tác dụng lên pittơng.
- HS : Áp suất trung bình của chất lỏng :
S


F


p 


HS : Nước ép đều lên diện tích pittơng


HS : Càng nhúng sâu vào lịng nước thì lị xo


càng bị nén vào


HS : Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau
thì khác nhau.


HS : Đơn vị áp suất là N/m2


- GV : Khi nghiên cứu chuyển động của vật rắ`n,
ta quan tâm đến khối lượng của vật và lực tác
dụng lên vật. Đối với chất lỏng, chúng ta có thể
nghiên cứu đến hay phương diện này hay
không ?


- GV : Em nào có thể cho biết khối lượng riêng
là gì ?


GV : Thí dụ như khối lượng riêng của nước ở 20
0C và 50 at là 1000 kg/m3. Em có thể cho biết ý
nghĩa của số khối lượng riêng này ?


GV : Ngoài khối lượng riêng ta cần bàn đến áp
suất của nước.


2) Áp suất


( GV tiến hành cho HS làm thí nghiệm nhỏ sau
: Đưa bàn tay vào bao sốp, sau đó từ từ nhúng
xuống nước )


GV : Các em nhận thấy như thế nào ?



GV : Như vậy qua thí nghiệm trên, các em cho
biết chất lỏng có đặc tính như thế nào ?


GV : Theo các em lực mà chất lỏng nén lên vật
có phương như thế nào ?


GV : Trình bày thí nghiệm như hình vẽ dưới đây
GV : Qua thí nghiệm trên, các em nhận thấy độ
nén của lò xo như thế nào ?


GV : Gọi F là lực mà chất lỏng nén lên pittơng,
diện tích pittơng là S, khi đó áp suất trung bình
của chất lỏng được tính như thế nào ?


GV : Qua thí nghiệm nhúng pittơng vào nước,
các em nhận thấy nước ép lên diện tích pittơng
có đều khơng ?


GV : Tại mọi điểm của chất lỏng , áp suất theo
mọi phương là như nhau.


GV : Nếu nhứng sau pittông vào nước hơn nữa,
các em sẽ thấy lò xo như thế nào ?


GV : Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau
sẽ như thế nào ?


GV : Qua cơng thức tính áp suất các em có thể
cho biết đơn vị của áp suất ?



GV : Ngồi ra ta cịn có đơn vị áp suất :
1 Pa = 1 N/m2


GV : Ngồi ra cịn dùng các đơn vị khác :
1 atm = 1,013.105 Pa.


1 Torr = 133,3 Pa


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

1 atm = 760 mmHg


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về nội dung của ngun lí Paxcan


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : Áp suất của chất lỏng truyền đi khắp mọi
điểm trên thành bình.


II. NGUYÊN LÍ PAXCAN


GV : Các em hạy quan sát hình vẽ thí nghiệm
sau đây :


GV : Qua hình vẽ trên các em cho biết áp suất
của chất lỏng có truyền đi khắp mọi điểm trên
thành bình không ?


GV  Nguyên lí Paxcan


p = png + gh


Hoạt động3(10 phút): Tìm hiểu về cácứng dụng của định luật Becnuli


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe và theo dõi hình vẽ <sub>III. MÁY ÉP DÙNG CHẤT LỎNG </sub>


GV : Ngun lí Paxcan được áp dụng nhiều trong kĩ thuật và
đời sống, như máy ép dùng chất lỏng, máy nâng vật có trọng
lượng lớn, phanh thủy lực trong các xe máy, ôtô …


Nguyên tắc chung của các loại máy này mơ tả như hình vẽ
sau :


2
1
2
1


S
S
F
F




 1


2
1
2



S
.S
F
F 


Nếu cho F1 di chuyển một đoạn bằng d1xuống dưới thì lực
F2 di chuyển ngược lên trên một đoạn d2 :


1
2
2
1


d
d
S
S




 Cơng được bảo tồn
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài


- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 10/3/2009</b>


<b>Tiết 63: SỰ CHẢY THÀNH DỊNG CỦA CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ. ĐỊNH LUẬT BECNULI</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được các khái niệm chất lỏng lí tưởng, dịng, ống dịng.
2. Kỹ năng:


- Nắm được công thức liên hệ vận tốc và tiết diện trong một ống dịng, cơng thức định luật Becnuli, ý
nghĩa các đại lượng trong công thức như áp suất tĩnh, áp suất động ( chưa cần chứng minh )


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.



III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Nêu cơng thức tính áp suất của chất lỏng lên thành bình ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta hơm nay sẽ đi tìm hiểu xem chất lỏng chuyển động tuân theo nguyên lí nào?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu thế nào là chất lỏng lí tưởng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe <sub>I. CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT LỎNG LÍ</sub>


TƯỞNG


GV : Diễn giảng : Chuyển động của chất lỏng
chia thành hai loại :


+ Chảy ổn định ( hay chảy thanh dịng)
+ Chảy khơng ổn định ( hay chảy cuộn xốy)
Chuyển động của chất lỏng lí tưởng thoả mãn
các điều kiện :


Hoạt động2(5 phút): Tìm hiểu thế nào là đường dòng và ống dòng



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : Các đường dịng khơng cắt nhau.




HS : Lên vẽ vectơ <i>v</i><sub>tại A </sub>


HS : Vận tốc của phần tử chất lỏng tại một điểm
có phương tiếp tuyến với đường dịng tại điểm
đó và chiều hướng theo dịng chảy.


HS : Vận tốc của chất lỏng khác nhau.


II. ĐƯỜNG DỊNG – ỐNG DỊNG


GV : VẼ hình ảnh sau đầy ( Hình 4.9 SGK)
GV : Khi chất lỏng chảy ổn định, mỗi phân tử
của chất lỏng chuyển động theo một nhất định,
gọi là đường dòng. Quan sát hình ảnh trên các
em cho biết các đường dịng này có cắt nhau hay
khơng ?


GV : Bây giờ ta hãy xét một điểm A trên đường
dòng, một em lên vẽ vectơ chuyển động của
chất lỏng tại điểm này ?


GV : Qua hình vẽ trên các em cho biết phương
và chiều của vận tốc chất lỏng đang chảy ?


GV : Bây giờ dựa vào hình ảnh trên các em cho
biết tại những điểm khác nhau trên đường dịng
thì vận tốc của chúng có bằng nhau khơng ?


Hoạt động3(10 phút): Tìm hiểu về mối quan hệ giữa vận tốc dòng và tiết diện


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : l = v1.t III. HỆ THỨC GIỮA VẬN TỐC VAØ TIẾT


DIỆN TRONG MỘT ỐNG DÒNG


GV : Xét một phần ống dòng giữa hai mặt S1 và


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

HS : Do chất lỏng không nén nên thể tích của
chúng bằng nhau.


S2 . Một phân tử của chất lỏng khi qua S1 có
vận tốc v1. Sau khoảng thời gian t, phân tử đó


dịch chuyển được một đoạn l được tính như thế
nào ?


Hoạt động4(10 phút): Định luật Becnuli cho ống dòng nằm ngang.


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : Áp suất ở những điểm này bằng nhau
p = hằng số



IV. ĐỊNH LUAÄT BECNULI


GV : Khi chất lỏng đứng yên áp suất ở những
điểm trên cùng một mặt phẳng nằm ngang như
thế nào ?


GV : Khi chất lỏng đang chuyển động ta có áp
suất tại những điểm khác nhau của ống dịng
phụ thuộc vào vận tốc tại điểm đó và được xác
định bởi phương trình Becnuli


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 11/3/2009</b>


<b>Tiết 64: ỨNG DỤNG CỦA ĐỊNH LUẬT BÉC – NU – LI </b>


I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:- Hiểu được cách đo áp suất tĩnh và áp suất động và giải thích được một vài hiện tượng


bằng định luật Becnuli


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên- Đọc SGK, soạn giáo án


2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1.Kiểm tra bài cũ : Trình bày hệ thức liên hệ giữa vận tốc và tiết diện trong một ống dòng ?
2. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(15 phút): Tìm hiểu các ứng dụng của định luật trong phép đo


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu các ứng dụng khác của định luật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : Biết tiết diện của ống
và độ cao của cột chất
lỏng , ta tính được áp lực
nước tác dụng lên một đơn
vị diện tích ống dựa vào
công thức p = <i>S</i>



<i>g</i>
<i>h</i>
<i>S</i>. .
.




=


gh , đó cũng chính là áp


suất tónh.


- đọc SGK


I. ĐO ÁP SUẤT TĨNH VAØ ÁP SUẤT TOAØN PHẦN


1) Đo áp suất tónh : GV trình bày các dụng cụ như hình vẽ !


GV : Đặt một ống hình trụ hở hai đầu , sao cho miệng ống song song
với dòng chảy. Để xác định áp xuất tĩnh chất lỏng ta làm thế nào ?
2) Đo áp suất toàn phần


GV trình bày các dụng cụ như hình vẽ !


GV : Dùng một ống hình trụ hở hai đầu , một đầu được uống vng
góc . Đặt ống sao cho miệng ống vng góc với dịng chảy


GV : Ở đây khi biết tiết diện của ống và độ cao của cột chất lỏng , ta


tính được áp suất tồn phần tại điểm đặt ống, phần này khơng nói đến
vận tốc chảy của nước trong ống


II. ĐO VẬN TỐC CHẤT LỎNG – ỐNG VĂNGTUYRI


Phần này GV yêu cầu HS nghiên cứu và tự giải thích ở nhà !


GV: Ống Văngtuyri được đặt nằm ngang, gồm một phần tiết diện S
và một phần có tiết diện s. Một áp kế hình chữ U , có hai đầu nối với
hai ống đó , cho biết hiệu áp suất tĩnh giữa hai tiết diện. Biết hiệu áp
suất p và các tiết diện S, s ta có thể tính vận tốc :


( )
2
2
2
2
<i>s</i>
<i>S</i>
<i>p</i>
<i>s</i>
<i>v</i>



 <sub>: </sub>


III. ĐO VẬN TỐC MÁY BAY NHỜ ỐNG PITÔ


Phần này GV yêu cầu HS nghiên cứu và tự giải thích ở nhà !



GV : Ống ptiô được gắn vào cánh máy bay, dịng khơng khí bao xung
quanh ống. Vận tốc khí “chảy” vng góc với tiết diện S của một ống
nhánh chữ U . Nhánh kia thông qua một buồng bằng áp suất tĩnh của
một dịng khơng khí bên ngoài. Độ chênh của hai mực chất lỏng trong
ống chữ U cho phép ta tính được vận tốc của dịng khí tức là vận tốc
của máy bay.


<i>kk</i>
<i>gh</i>
<i>v</i>


2

:


Hoạt động2(10 phút): Chứng minh biểu thức của định luật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


IV. MỘT VAØI ỨNG DỤNG KHÁC
CỦA ĐỊNH LUẬT BECNULI
1) Lực nâng máy bay


HS : Vận tốc dịng khí phía trên
cánh máy bay lớn hơn so với vận tốc
dịng khí phía dưới


HS : Vận tốc dòng khí phía trên


cánh máy bay nhỏ hơn so với áp suất


IV. MỘT VAØI ỨNG DỤNG KHÁC CỦA ĐỊNH LUẬT
BECNULI


1) Lực nâng máy bay


GV : Trong quá trình máy bay chuyển động, ta coi như máy
bay đứng yên và khơng khí chuyển động thành dịng theo
chiều ngược lại với cùng vận tốc. Ta thấy ở bên trên , các
đừơng dịng xít vào nhau hơn phía dưới cánh. Các em hãy so
sánh vận tốc dịng khí phía trên và dưới cánh máy bay ?
GV : Các em hãy so sánh áp suất dịng khí phía trên và dưới
cánh máy bay ?


2) Bộ chế hồ khí ( Cacbuaratơ )


GV: Là bộ phận trong các động cơ đốt trong dùng để cung
cấp hỗn hợp nhiên liệu – không khí cho động cơ. Trong


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

dịng khí phía dưới tạo nên một lực
nâng máy bay.


buồng phao A, xăng được giữ ở mức ngang với miệng vòi
phun G nhờ hoạt động của phao P. Ống hút khí có một đoạn
thắt lại tại P. Ống hút khí có một đoạn thắt lại tại B. Ở đó áp
suất giảm xuống, xăng bị hút lên và phân tán thành những
hạt nhỏ trộn lẫn với khơng khí tạo thành hỗn hợp đi vào
xilanh.



( Xem hình ảnh SGK Tr 164 ):


Hoạt động2(10 phút): Chứng minh biểu thức của định luật


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Học sinh theo dõi <sub>GV Theo định lí động năng ta có : </sub>Wđ = A


Wñ = ½ mv22 + ½ mv12 = ½ V2v22 + ½ V1v12


Vì khối chất lỏng không chịu nén nên ta có : V1 = V2 = V


nên : Wđ = ½ Vv22 + ½ Vv12


+ Ở đầu S1 , áp suất p1 hướng theo chiều dòng chảy nên gây ra áp lực F1
= p1S1 ; Công của lực F1 là


A1 = F1. x1 = p1S1x1 = p1V


A2 = F2. x2 = p2S2x2 = p2V


A = A1 + A2 = p1V + p2V


Khi đó : p1V + p2V = ½ Vv22 + ½ Vv12
 p1 + ½v12 = p2 + ½v22 = hằng số
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 15/3/2009</b>


<b>CHƯƠNG VI: CHẤT KHÍ</b>


<b>Tiết 65: THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ. CẤU TẠO CHẤT</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:- Có khái niệm về lượng chất, hiểu rõ ràng và chính xác khái niệm mol , số Avơgađrơ, có


thể tính tốn tìm ra một số hệ quả trực tiếp.


2. Kỹ năng:- Nắm được thuyết động học phân tử về chất khí và một phần về chất lỏng và chất rắn.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên- Đọc SGK, soạn giáo án


2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở - Ôn tập lại các công thức cộng vectơ
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Nội dung bài mới



Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về Các khái niệm mở đầu


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


I. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT KHÍ I. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT KHÍ


GV mơ tả thí nghiệm bình kín dưới đây :


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

- HS : Khơng khí lan tỏa đều đặng trong bình


HS : Thể tích không khí trung bình sẽ giảm.


HS : Chất khí có khối lượng riêng rất nhỏ hơn so
với chất rắn và chất lỏng


II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ
HS : Được gọi là hạt nguyên tử




HS : Các hạt phân tử


HS : Một phân tử bao gồm một hay nhiều hạt
nguyên tử


HS : Phân tử H2 có 2 nguyên tử
III. LƯỢNG CHẤT VAØ MOL


HS : TD : Khối lượng mol H2 bằng 2 g/mol
Thể tích mol của một chất khí được đo bằng


thể tích của 1 mol chất ấy.


Ở điều kiện chẩn thể tích mol chất khí bằng
22,4 lít/mol


Khối lượng của 1 phân tử khí :


<i>A</i>


<i>N</i>
<i>m</i><sub>0</sub>  


HS : TD : Phân tử O2 có khối lượng :
0 6,02.1023


32


<i>A</i>
<i>N</i>
<i>m</i> 


= 5,3.10-23 g


Số mol n chứa trong khối lượng m của một chất :



<i>m</i>
<i>n</i> 



HS : TD : Trong 24 g N2 chứa :
 24<sub>28</sub>



<i>m</i>


<i>n</i> <sub>= 0,86 mol </sub>


Số phân tử (hay nguyên tử ) N có trong khối
lượng m của một chất :


N = n.NA = <i>m</i><sub></sub> .NA


GV : Qua bình kính trên, các em cho biết khơng
khí ( chất khí) tập trung ở vị trí nào trong bình ?
GV : Đó là tính “bành trướng” của khơng khí
GV : Nếu như ta nén khơng khí lại để áp kế tăng
lên, nghĩa là áp suất tăng thì thể tích khơng khí
như thế nào ?


II. CẤU TRÚC PHÂN TỬ


GV : Như các em đã biết chất khí là một dạng
vật chất, no1 được hình thành từ những hạt vi mơ
gọi là gì ?


GV : các nguyên tử tương tác và liên kết với
nhau thành các hạt gì ?


GV :Một phân tử bao gồm mấy nguyên tử ?


GV : Phân tử khí H2 có mấy nguyên tử ?


GV : Cùng một loại chất khí sẽ có cấu tạo phân
tử như thế nào ?  Lượng chất – mol


III. LƯỢNG CHẤT VAØ MOL


GV : 1 mol là lượng chất trong đó có chứa một
số phân tử hay nguyên tử bằng số nguyên tử
chứa trong 12 g cacbon 12.


Số phân tử hay nguyên tử chừa trong 1 mol của
mọi chất đều có cùng 1 giá trí gọi là số
Avôgađrô :


NA = 6,02.1023 mol -1


Khối lượng mol của một chất được đo bằng
khối lượng của một mol chất ấy ( khối lượng
nguyên tử hay khối lượng phân tử )


IV. MỘT VÀI LẬP LUẬN


GV : Chất khí có khối lượng riêng nhỏ  mật độ


phân tử nhỏ  có nhiều khoảng trống giửa các


phân tử  Chất khí có thể nén lại được


GV : Các em đã học ở lớp dưới, khi ta xít nước


hoa lên bình hoa, một lát sau cả gian phịng tràn
ngập mùi hương, đây là hiện tượng gì của chất
khí ?


GV : Chính hiện tượng này đã dẫn đến tình bành
trướng của chất khí


GV : các em đã học qua tính chất của phân tử
lớp dưới, phân tử ở trạng thái đứng yên hay
chuyển động ?


GV : Phân tử khí chuyển động hổn độn do sự va
chạm lẫn nhau


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

HS : Hiện tượng khếch tán


HS : Phân tử chuyển động hổn độn


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về thuýet động học phân tử


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


HS : Vận tốc chuyển động nhiệt
của chúng càng cao


HS : Hướng của vận tốc phân tử
thay đổi


HS : Phân tử va chạm với thành
bình và va chạm trở lại



HS : Vật chất được cấu tạo từ
những phân tử ( hoặc nguyên
tử ), các hạt phân tử ( nguyên
tử )


HS : Các phân tử vật chất ở
trạng thái chuyển động nhiệt
không ngừng


HS : Chuyển động chậm dần


GV : Chất khí được cấu tạo từ những hạt phân tử rất nhỏ, trong một
số trường hợp đặc biệt ta có thể xem chúng là chất điểm


GV : Các phân tử khí chuyển động nhiệt hỗn loạn , khi nhiệt độ càng
cao thì vận tốc của chúng như thế nào ?


GV : Do chuyển động hỗn loạn nên tại mọi thời điểm vận tốc của
chúng có hướng phân bố đều.


GV : Khi chuyển động các phân tử này va chạm với nhau và va
chạm vào thành bình. Giữa hai thời điểm 2 va chạm, phân tử gần như
tự do và chuyển động thẳng đều.


GV : Khi va chạm với nhau, các em cho biết hướng và vận tốc của
phân tử như thế nào ?


GV : Phân tử có va chạm với thành bình khơng ?



GV : Khi va chạm thành bình, phân tử bị bật trở lại và truyền cho
thành bình một động lượng  Áp suất chất khí lên thành bình.


GV : Vật chất được cấu tạo như thế nào ?


GV : Các phân tử vật chất ở trạng thái chuyển động hay đứng yên ?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


2. Hướng dẫn về nhà- Học các nội dung chính của bài - Làm các bài tập SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 16/3/2009</b>


<b>Tiết 66: ĐỊNH LUẬT BÔI – LƠ – MA – RI - ỐT </b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Quan sát và theo dõi thí nghiệm, tứ đó suy ra định luật Boyle Mariotte. Biết vận dụng định luật để
giải thích hiện tượng khi bơm khí ( bơm xe đạp) và giải bài tập.


2. Kỹ năng:


- Biết vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của áp suất và nhiệt độ trên đồ thị


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Có thể bỏ qua kích thước phân tử của chất lỏng và chất rắn không ? Tại sao ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

3. Đặt vấn đề (3’):


- Chất khí được đặc trưng bởi các thông số P, V và T. Vây giữa các thơng số này có quan hệ gì với nhau?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (18’): Thí nghiệm


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Nghe


- Dự đoán mối quan hệ là: Khi V giảm thì P tăng,
Khi V tăng thì P giảm


- Dự đoán: Chúng tỉ lệ nghịch



- Thảo luận theo nhóm: Thiết kế thí nghiệm
và trình bày kết quả của nhóm mình


- Quan sát và lấy kết quả thí nghiệm


La n 1 2 3


V (m3<sub>)</sub> <sub>20</sub> <sub>10</sub> <sub>5</sub>


P (N/m2<sub>)</sub> <sub>1</sub> <sub>2</sub> <sub>4</sub>


p.V 20 20 20


- Sử lí số liệu và vẽ đồ thị P ,V
- Nhận xét:


P1. V1 = P2. V2= P3. V3 = …


Đặt vấn đề: Với một lợng khí xác định đợc đặc
tr-ng bởi 3 thơtr-ng số trạtr-ng thái đó là P, V, T. Vậy giữa
chúng có mối quan hệ gì? Chúng ta sẽ cùng
nghiên cứu và đầu tiên là mối quan hệ giữa P, V
khi nhiệt độ là không đổi.


Đặt câu hỏi: Dựa vào các hiện tợng thực tế các
em thấy V phụ thuộc vào V nh thế nào?


Vậy cơ thĨ chóng liªn hƯ víi nhau nh thÕ nµo
chóng ta cïng tiÕn hµnh thÝ nghiƯm?



Giíi thiƯu dơng cơ thÝ nghiƯm:


- Một ống đựng khí có gắn thớc đo đợc thơng với
một ống đựng chất lỏng


- Một bơm để hút và bơm khí vào ống A và B
- Một áp kế


Bè trí thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm
- Ban đầu cho
- Hút khí ống B ra
- Bơm khí vào ống B


t câu hỏi: Từ kết quả thu đợc các em có nhận
xét gì?


Hoạt động 2 (5’): Nắm đợc nội dung của định luật Bôilơ - Mariốt
Hoạt động 3 (10’): Bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đọc đề bài


- Tóm tắt đề bài
- Nêu hớng giải
- Giải bài tập:


a) V0 = 0,1 thể tích mol = 2,24 l



Điểm A có toạ độ V0 = 2,24l ; p0 = 1 atm
b) Theo định luật Boyle – Mariotte


p1V1 = p0V0  p1= p0 1
0
<i>V</i>
<i>V</i>


= 2 atm


- Yêu cầu học sinh đọc SGK
- Yêu cầu học sinh tóm tt bi


- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và nêu hớng giải
Gợi ý:


+ Trong iu kin chun thỡ th tích liên quan gì
đến số mol


+ Q trình biến đổi của chất khí là q trình gì?
Cơng thức liên hệ?




Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- đọc nội dung định luật


- Thảo luận nhóm để vẽ đợc đờng đẳng nhiệt
- Trình bày kết quả hoạt động của nhóm



u cầu học sinh đọc SGK


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

Điểm B có toạ độ : V1 = 1,12l ; p1 = 2 atm
c) Theo định luật Boyle – Mariotte


pV = hằng số = p0V0 = 2,24 l.atm, từ đó suy ra :
p = <i>V</i>


24
,
2


(p tính ra atm ; V tính ra lít )


 Đường biểu diễn quá trình nén đẳng nhiệt là


moät cung hyperbol AB


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………


………
………
……….


<b>Ngày soạn: 17/3/2009</b>


<b>Tiết 67: ĐỊNH LUẬT SÁC LƠ. NHIỆT ĐỘ TUYỆT ĐỐI</b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


- Nắm đợc khái niệm nhiệt độ tuyệt đối, hiểu đợc định nghĩa nhiệt độ
- Nắm đợc khái niệm khí lý tởng.


- Nắm đợc nội dung định luật Sáclơ.
2. Kỹ năng


- Quan s¸t thÝ nghiƯm rót ra nhËn xÐt.


- Biết cách vận dụng vào để giải quyết những bài tập đơn giản.
- Giải thích đợc định luật bằng thuyết động học phân tử
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:



2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật Boilơ-Mariôt.


- Để đặc trưng cho trại thái của một chất khí người ta đưa ra 3 thơng số P. V. T. CHúng ta đã có mối liên
hệ giữa 3 thông số là P và V. Vậy giữa P và T có mối quan hệ gì?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (18’): Quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận


Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Đặt vấn đề: Khi V khơng đổi thì P v nhit


quan hệ với nhau nh thế nào? Liên hƯ thùc tÕ?


- Thảo luận theo nhóm: Liên hệ thực tế để đa ra
kết luận


Khi nhiệt độ tăng thì áp sut tng va ngc li.



</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

Đặt câu hỏi 1: VËy cơ thĨ chóng cã mèi quan hƯ
nh thÕ nào (có phải là tỉ lệ thuân không?)


Gii thiu mc đích thí nghiệm: Tìm mối quan
hệ giữa P và t


Bè trÝ thÝ nghiƯm:


Nêu mục đích của từng dụng cụ
Tiến hành thớ nghim


Đặt câu hỏi2: Từ kết quả thí nghiệm thì em cã
nhËn xÐt g×?


Biến đổi để đa về mối quan hệ cụ thể:
t)


p
B
(
p
p


0
0 1+
=


- Suy nghÜ


- Nắm đợc mục đích của thí nghiệm



- Thảo luận để đa ra phơng án bố trí thí nghiệm:
+ Một bình đựng khí


+ Một thiết bị để làm nóng khí
+ Nhiệt kế


+ Cột chất lỏng để đo áp suất


- Quan sát thí nghiệm và thu thập số liệu và sử lí
số liệu (Hoạt động theo nhóm )


- §a ra kÕt ln vỊ mèi quan hƯ :
<sub>H</sub><sub>»</sub><sub>ngsè</sub>


t
Δ
p
Δ


=


Hoạt động 2 (5): Nắm đợc nội dung của định luật Sáclơ


Họat động của học sinh Hot ng ca giỏo viờn


- Nghe Thông báo:


+ H s đẳng áp: dộ
p



B
γ


273
1
=
=


0


+ Biểu thức của định luật Sác lơ:


Với một lợng khí xác định thì áp suất p phụ
thuộc vào nhiệt độ t của khí nh sau:


p = p0 (1+ t)


Hoạt động 3 (5’): Nắm đợc thế nào là khí lí tởng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đọc SGK để nắm đợc thế nào là khí lí tởng:


Khí lí tởng theo quan điểm vĩ mô là khí tn
theo định luật Bơilơ- Mariôt và định luật Sáclơ.


- yêu cầu học sinh đọc SGK


Hoạt động 4 (5’): Nắm đợc thế nào là Nhiệt độ tuyệt đối



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Nghe - Thông báo: Mối quan hệ giữa nhiệt độ tuyệt
đối Kenvin và độ c


- Biến đổi để đa ra mối quan hệ giữa P và T
Thông báo mối quan hệ


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị của đường đẳng tích
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>



<b>Ngày soạn: 23/3/2009</b>



<b>Tiết 68: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI CỦA KHÍ LÍ TƯỞNG. ĐỊNH LUẬT GAYLUYXAC</b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


- Xây dựng đợc phơng trình khí lý tởng từ các định luật đã học
- Biết cách rút ra đợc định luật Gayluyxc


2. Kỹ năng


- Vn dng nh lut gii cỏc bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại định luật Bơi lơ và Mariốt


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Mối quan hệ giữa t và T? Các cách phát biểu của định luật Sáclơ theo hai nhiệt độ
3. Đặt vấn đề (3’):



- Chúng ta đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa P, V và P và T. Vậy giữa 3 thông số trạng thái này có liên hệ
với nhau như thế nào?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(13’): Xây dựng phơng trình trạng thái


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Nhắc lại mối quan hệ


- Nghe


- Rót ra nhËn xét:


ngsố

H
T


V
.
P


=


- Yêu cầu học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa P và V ,
giữa P và T


- Thit lp phơng trình trạng thái:
+ Thực hiện 2 quá trình biến đổi:



1. Quá trình đẳng nhiệt : P1,V1,, T1 sang P2’,V2 , T1


2. Q trình đẳng tích: P2’,V2, T1sang P2,V2, T2


+ Biến đổi: P1.V1 = P2’.V2




Hoạt động 2 (10’): Rút ra định luật GayLuy-xac


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- thảo luận theo nhóm để rút ra mối quan hệ giữa


V vµ T


- Vẽ đờng đẳng áp trên hệ trục T,V


- Từ phơng trình trạng thái hãy rút ramối quan hệ giữa
V và T khi áp suất không đổi?


Hoạt động 3 (10’): Bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

- Đọc và tóm tắt đề bài


Một quả bóng thám không có thể tích V1 =


200 l ở nhiệt độ t1 = 270 C trên mặt đất. Bóng



được thả ra và bay lên đến độ cao mà ở đó áp
suất khí quyển chỉ cịn bằng 0,6 áp suất khí
quyển ở mặt đất và nhiệt độ t2 = 50C. Tính thể


tích của quả bóng ở độ cao đó ( Bỏ qua áp
suất phụ gây ra bởi vỏ bóng)


- Suy nghĩ hớng giải
- Giải bài tập


Ap duùng phửụng trỡnh trạng thái


2
2
2
1


1
1


T
V
P
T


V
P





 V2 = V1 1


2
2
1 <sub>.</sub>


<i>T</i>
<i>T</i>
<i>p</i>


<i>p</i>


= 200. 27 273
273
5
.
60


1





= 309 lít


- u cầu học sinh đọc và tóm tắt đề bi
- Suy ngh hng gii



- Nêu lời giải


IV. CNG C VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu hệ thống lại mối quan hệ giữa 3 thông số
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….




<b>Ngày soạn: 24/3/2009</b>


<b>Tiết 69: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

- Nắm đợc phơng pháp làm các bài tập liên quan tới phơng trình trạng thái và 3 định luật về chất khớ:


Bụil- Mariụt, Sỏcl, Gayluyxc


2. Kỹ năng


- Vn dng để giải các bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các cơng thức chất khí đã học
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Viết biểu thức của 3 định luật về chất khí và phơng trình trạng thái của khí lý tởng
3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đã học về mối quan hệ giữa các đại lượng P, V và T. Hôm nay chúng ta vận dụng nó vào để
giải một số bài tập


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (25’): Xây dựng phơng pháp giải các bài tập về chất khí



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Bài tập 1:


- Chép đề
- Tóm tắt đề bài
- Trả lời câu hỏi gi ý:


+ Khi bọt khí ở dáy hồ thì áp st lín, thĨ tÝch cđa bät
khÝ nhá


+ Khi bät khÝ nổi lên mặt nớc áp suất giảm dần, thể
tích của bọt khí tăng dần.


Vy quỏ trỡnh ny l quỏ trỡnh đẳng nhiệt
- Thảo luận theo nhóm đa ra hớng giải:
- Trình bày lời giải


- Nh vật việc quan trọng ở đây là phân tích để biết đợc
q trình.


- Nghe vµ ghi nhí


Bài tập 1: Một bọt khí ở dới đáy hồ sâu 5m, nổi
lên mặt nớc. Hỏi thể tích của bọt khí sẽ tăng
lên bao nhiêu lần? Biết áp suất khơng khí là
1atm?


- Đọc đề bài


- Yêu cầu học sinh tóm tắt, suy nghĩ hớng giải


- Gợi ý: Khi bọt khí nổi từ mặt nớc lên thì sẽ có
hiện tợng gì xảy ra với bọt khí đó? Vậy q
trình đó là q trình gỡ?


- Yêu cầu học sinh nêu hớng giải


- Yêu cầu học sinh trình bày lời giải


Hot ng2(10 phỳt): lm cỏc bài tập tương tự


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


Bài giải :
p = 105<sub> Pa </sub>


V = 0,2 m3


T = t + 273 = 27 + 273 = 3000<sub>K </sub>


Theo pt : <i>pV</i> <i>mRT</i>


.


- Đề bài: “ Tính khối lượng khí trong bóng thám


khơng có thể tích 200l, nhiệt độ t = 270<sub>C. Biết</sub>


rắng khí đó là Hyđrơ có khối lượng mol 2 g/mol
và áp suất khí quyển ở mặt đất là 100kPa”



</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

 m = 


<i>RT</i>
<i>pV</i>


= 2.<sub>8</sub>10<sub>,</sub><sub>31</sub>5.<sub>.</sub>0<sub>300</sub>,2 = 16g


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Yêu cầu nhắc lại phương pháp làm bài
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 25/3/2009</b>


<b>Tiết 70: PHƯƠNG TRÌNH CLA-PÊ-RƠN – ME-ĐÊ-LÊ-ÉP</b>
I. MỤC TIÊU



1. Kiến thức:


- Nắm được cách tính hằng số trong vế phải của phương trình trạng thái, từ đó dẫn đến phương trình
Mendekêep – Clapêrơn.


2. Kỹ năng:


- Biết vận dụng phương trình Mendekêep – Clapêrơn để giải bài tốn đơn giản.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các phương trình trạng thái


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


+ Câu 01 : Hai phương trình trạng thái của hai lượng khác nhau thì có khác nhau khơng ?


3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong nội dung bài trước chúng ta đã tìm hiểu về phương trình trạng thái thể hiện mối quan hệ đồng
thời giữa 3 thông số là P, V, T là P.V/T = hằng số. Vậy khi lượng khí thay đổi hằng số đó có thay đổi


khơng? Nói cách khác hằng số của phương trình trạng thái được xác định như thế nào?


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (15’): Xây dựng phơng trình Clapêrôn- Menđêleep


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Suy nghĩ


- Th¶o luËn nhãm


Đặt vấn đề: Ta đã học thì khí một lợng chất khí biến
đổi trạng thái thì P.V/T = hằng số. Vậy hằng số đó phụ
thuộc vo lng khớ ú?


- Bài toán: Xét một khí bất k×


+ Có lợng là 1 mol thì P.V/T đợc xác định nh thế nào?
+ Với mol thì nó sẽ đợc xác định nh thế nào?


Hoạt động 2 (5’): Rút ra phơng trình C- M


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
-


 p.V = nRT
 <i>pV</i> <i>m</i> <i>RT</i>






.


- Đặt câu hỏi : Từ đó em có thể rút ra phơng
trình nào?


- u cầu học sinh nêu đơn vị của R
Hoạt động 3 (10’): Bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giỏo viờn
B i 1:


- Đọc, tóm tắt, Suy nghĩ
- Trả lời câu hỏi :
- Trình bày lời giải:
p = 105<sub> Pa </sub>


V = 0,2 m3


T = t + 273 = 27 + 273 = 3000<sub>K </sub>


Theo pt : <i>pV</i> <i>mRT</i>


.
 m = 


<i>RT</i>
<i>pV</i>
= 2.


300
.
31
,
8
2
,
0
.
105
= 16g
Bµi 2:


Xét n mol khí, lượng khí này chứa số phân tử N : N
= n0 .NA


Áp suất p : <i>pV</i> <i>mRT</i>



. <sub> = </sub><i><sub>nRT</sub></i>


 p =


<i>V</i>
<i>n</i>


RT = .T


N


R
.
V
nN
A
A


p = <i>T</i>
<i>N</i>
<i>R</i>
<i>V</i>
<i>N</i>
<i>A</i>
.
.


<i><sub>V</sub>N</i> : Số phân tử n trong đơn vị thể tích


B i 1:à


- Yêu cầu học sinh đọc SGK


- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung
- Yêu cầu học sinh nêu hớng giải


Gi ý: Quỏ trỡnh qu bóng thám khơng thì u
cầu tìm đại lợng nào? Phải áp dụng công thức
nào?


- Yêu cầu học sinh giải bài tập nhng lu ý là


phải chú ý về đơn vị trong phơng trình


- Më réng cho häc sinh h»ng sè Bôxơman: k =
R/NA


p = nkT


B i 2: Yêu cầu h c sinh giải tơng tự


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Đặt k = <sub>6</sub><sub>,</sub><sub>02</sub><sub>.</sub><sub>10</sub>23


31
,
8




<i>A</i>


<i>N</i>
<i>R</i>


= 1,38.10-23<sub> J/K </sub>


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng nhắc lại các kiến thức về các phương trình chất khí đã học


2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 30/3/2009</b>


<b>Tiết 71: BÀI TẬP VỀ CHẤT KHÍ</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Xây dựng đợc phơng pháp giải các bài tốn về chất khí đặc biệt là các bài toán liên quan đến đồ thị.
2. Kỹ năng:


- Vận dụng để giải các bài tập đơn giản
- Rèn luyện kĩ năng đọc đồ thị, vẽ đồ thị
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:



- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Phát biểu nội dung và viết biểu thức của 3 định luật về chất khí
3. Đặt vấn đề (3’):


- Vận dụngnhững phương trình đã học về chất khí để giải các bài tập
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (5): t vn


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

-


- Thông báo: Dạng tổng quát của bài tập về chát
khí có thể viết nh sau: Biết các thông số trạng thái
p1, V1, T1, ở trạng thái ban đầu của một lợng khí;


sau quá trình biến đổi , ở trạng thái sau các thông
số là p2 , V2 , T2 mà một trong s ú l cha bit ,


cần phải tính.


- dng công thức nào?


Hoạt động 2 (10’): Bài tập vận dụng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Đọc bài , túm tt:


Trạng thái 1: p1=15MPa = 15.106Pa


t1=370C => T1=273+37 K


M1=50kg ; m1 cha biết


Trạng thái 2: p2=5MPa


t2=70C => T1=273+7 K


M2=49kg ; m2 cha biÕt


a. T×m m2 .


b. T×m V biÕt =32g/mol
- Trả lời


a. Muốn tìm m2 ta phải dùng phơng trình C- M .


b. Tìm V và m2 bằng cách giải hệ 2 phơng trình


- Trình bày lời giải:


- Yờu cầu học sinh đọc đề bài, tóm tắt, suy nghĩ hng
gii



- Hớng dẫn giải:


a) Tìm m2, ta phải dùng công thøc nµo? Trong


cơng thức đó đại lợng nào cha biết?
b) Tìm V nh thế no?


- Yêu câu học sinh giải


- Liờn h thc t
Hot động 3 (10’): Vẽ đồ thị


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
*Đọc bài , tóm tắt:


Th¶o ln, tr¶ lêi: V0=0,0624m3=62,4 l


+ <i>V</i> <i>mRT</i> 2,08.104<i>T</i>


+Đồ thị p-V :


+Đồ thị p-T :


+Đồ thị V-T :


Bài tập 2, 3
- Đọc và so sánh



Thụng bỏo:Bi tập về vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ
giữa 2thụng s trng thỏi no ú.


Yêu cầu: Thảo luận theo nhóm tìm phơng pháp giải?
Bài tập 1:


Yêu cầu : Đọc bài , tóm tắt
Y.C giải quyết:


+ Xác định sự biến thiên V theo T
+Vẽ đồ thị p-V




+Vẽ đồ thị p-T


+Vẽ đồ thị p-T


Bµi tËp 2, 3 :


- Yêu cầu học sinh đọc và so sánh
Hoạt động 4 (5’): Bài tập trắc nghiệm


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đọc bài và làm bài - Yêu cầu học sinh đọc, làm bài tập
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:





p
105


Pa


0 62,4 <i>l </i> V


P
105


Pa
0


300K T


V
62,4 <i>l</i>


0


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp làm bài
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Ơn tập kiểm tra 1 tiết


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 30/3/2008


CHƯƠNG VI: CHẤT KHÍ
Tiết 69: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc


- Kiểm tra, đánh giá khả năng nắm kiến thức của học sinh
2. Kỹ năng


- Kiểm tra, đánh giá khả năng vận dụng các phơng pháp vào giải các bài tập cụ thể.
- Kiểm tra đánh giá khả năng vận dụng làm các bài tập tổng hợp


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị đề phơ tơ trắc nghiệm
2.Học sinh:


- Ơn tập lại nội dung bài cũ



- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sỏch v.
III.T CHC HOT NG DY HC


bi


Câu 1: Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất cđa chÊt khÝ lµ:
A. Do chÊt khÝ thêng cã khèi lợng riêng rất nhỏ.


B. Do chất khí thờng có thể tÝch lín


C. Do khi chuyển động, các phân tử khí va chạm với nhau và va chạm với thành bình
D. Do chất khí thờng đựng trong bình kín.


C©u 2: Điều nào sau đây là sai khi nói về các là khối lợng mol. NA là số Avôgađrô, m là khối lợng. Biểu


thc no sau õy cho phộp xỏc định số phân tử (hay nguyên tử) chứa trong khối lợng m của chất đó.
A. N = μ.m.N<sub>A</sub>


B. N =


A


N
.
m


μ


C. N =



A


N
.
μ
m


D. N =


A


N
.
m
.
μ
1


Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa áp suất và nhiệt độ trong quá trình đẳng
tích


A. Trong q trình đẳng tích, áp suất của chất khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.


B. Trong q trình đẳng tích, áp suất của một khối lợng khí xác định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
C. Trong q trình đẳng tích, áp suất của một khối lợng khí xác định tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt


đối.


D. Trong q trình đẳng tích, áp suất của một khối lợng khí xác định tỉ lệ thuận với bình phơng nhiệt


độ tuyệt đối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

O


V



T



p<sub>2</sub>


p1


A. R


μ
m
T
.
V
.


p = B. mR


T
V
.
p
μ
=
C. μR



T
V
.
p


m


= D. R


T
V
.
p
m.μ
1
=


Câu 6: Trong các đồ thì trên đồ thị nào khơng biểu diễn q trình đẳng nhiệt


A.


B.


C.


D.
Câu 7: Trên hình bên là đờng đẳng áp ủa hai lợng khí


giống hệt nhau nhng có áp suất giống hệt nhau. Thông
tin nào là đúng khi so sánh áp suất p1 và p2?



A.

p1 p2

B.

p1 p2


C.

p2 p1

D.

p2 p1


Câu 8: Trên hình bên là đờng đẳng nhiệt của hai lợng
khí giống hệt nhau nhng có nhiệt độ giống hệt nhau.
Thơng tin nào là đúng khi so sánh nhiệt độ T1 và T2?


A.

T1 T2

B.

T1 T2


C.

T2 T1

D.

T2 T1


Câu 9: Trong hệ toạ độ (p,T) thông tin nào sau đây là
phù hợp với đờng đẳng tích.


A. Đờng đẳng tích là một đờng thẳng
B. Đờng đẳng tích là một đờng Hypebol


C. Đờng đẳng tích là nửa đờng thẳng có đờng kéo dài đi qua gốc toạ độ.
D. Đờng đẳng tích có dạng parabol


Câu 10 : Chất khí ở 00<sub>C có áp suất 5atm. áp suất của nó ở nhiệt độ 273</sub>0<sub>C là giá trị nào sau đây:</sub>


A. 10atm B. 17,5atm C. 5atm D. 2,5atm


Một cột khơng khí chứa trong một ống nhỏ, dài, tiết diện đều. Cột khơng khí đợc ngăn cách với khí
quyển bởi một cột thuỷ ngân có chiều dầi d= 150 mm. áp suất khí quyển là p0 = 750mmHg. Chiều dài cột


khơng khí trong ống nằm ngang là l0 = 144mm (Giả sử ống đủ dài để cột thuỷ ngân luôn ở trong ống va



nhiệt độ là không đổi). Trả lời các câu 11, 12, 13, 14


Câu11: ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên, khi đó chiều dài cột khơng khí nhận giá trị nào sau đây:


A. 150mm B. 75mm C. 300mm D. 120mm


Câu 12. ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở phía dới, khi đó chiều dài của cột khơng khí nhận giá trị nào sau
đây:


A. 120mm B. 140mm C. 160mm D. 180mm


Câu 13. ống đặt thẳng nghiêng một góc  =300<sub>so với phơng nằm ngang, miệng ống ở phía dới, khi đó</sub>


chiỊu dài của cột không khí nhận giá trị nào sau ®©y:


A. 140mm B. 150mm C. 160mm D. 180mm


Câu 14. ống đặt thẳng nghiêng một góc  =300<sub>so với phơng nằm ngang, miệng ống ở phía trên khi đó</sub>


chiỊu dài của cột không khí nhận giá trị nào sau đây:


A. 140mm B. 131mm C. 121mm D. Một giá trị kh¸c


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Câu 15 : Một khối khí lí tởng có thể tích 10lit , nhiệt độ 270<sub>C, áp suất 1atm biến đổi qua hai quá trình:</sub>


+ Quá trình 1: Đẳng tích, áp suất tăng gấp 2
+ Q trình 2: Đẳng áp, thể tích sau cùng là 15 lít
Nhiệt độ sau cùng của khí là giá trị nào sau õy:


A. 900<sub>K</sub> <sub>B. 900</sub>0<sub>K</sub> <sub>C. 900</sub>0<sub>K</sub> <sub>D. Một giá trị kh¸c</sub>



Câu 16: Một lợng khí có áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270<sub>C va thể tích 40cm</sub>3<sub> . Thể tích khí iu kin tiờu</sub>


chuẩn là giá trị nào sau đây(00<sub>C, 760mmHg)</sub>


A. 22,4cm3 <sub>B. 78cm</sub>3 <sub>C. 68,25cm</sub>3 <sub>D. 88,25cm</sub>3


Câu 17: Một lợng khí có áp suất 750mmHg, nhiệt độ 270<sub>C và thể tích 76cm</sub>3<sub> . Thể tích khí ở áp suất</sub>


720mmHg, nhiệt độ 170<sub>C là</sub>


A. 40cm3 <sub>B. 43cm</sub>3 <sub>C. 40,3cm</sub>3 <sub>D. 403cm</sub>3


Biểu điểm:


IV. RÚT KINH NGHIỆM:


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: 31 /3/2008


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

<b>Ngày soạn: 5/4/2009</b>


<b>CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN THỂ</b>
<b>Tiết 74: CHẤT RẮN</b>


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:


- Phân biệt đợc chất rắn kết tinh và chất rắn vơ định hình dựa vào hình dạng bên ngồi, hiện tợng nóng
chảy và cấu trúc vi mô của chúng.



- Hiểu thế nào là chất rắn đơn tinh thể, chất rắn đa tinh thể.
- Hiểu đợc chuyển động nhiệt ở chất rắn kết tinh và vơ định hình.
- Hiểu đợc thế nào là tính dị hớng, đẳng hớng.


2. Kỹ năng:


- Giải thích đợc tính dị hớng và tính đẳng hớng của các vật rắn.
- Vận dụng để giải thích các hiện tợng đơn giản.


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến về thuyết động học phân tử
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2. Đặt vấn đề (3’):


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

- Vật chất được tồn tại ở 3 thể là rắn, lỏng khí. Chúng ta đã tìm hiểu về thể lỏng ở chương trước. Trong nội
dung của chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về thể rắn.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (10’): Phân biệt chất rắn kết tinh và chất rắn vơ định hình



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Đề xuất phơng án: (thảo luận chung tồn lớp)
Quan sát hình dạng của chất rắn đó khi ở kích
th-ớc lớn, khi đạp nhỏ ra.


- Thực hiện giải pháp( làm việc theo nhóm)
+ Quan sát hình dạng muối ăn và nhựa thông ban
đầu.


+ Đập nhỏ muối ăn, nhựa thông dùng kính lúp
quan sát.


Rút ra kết luận trình bày trớc lớp.
+ Muối ăn: Là chÊt r¾n kÕt tinh


+ Nhựa thơng: Là chất rắn vơ nh hỡnh


- Đặt câu hỏi khái quát: Ta có thể phân chia chất
rắn thành mấy mấy loại


- Đặt câu hỏi và giao nhiệm vụ


Lm th no xét xem một chất rắn có phải là
chất rắn kt tinh khụng?


Tiến hành với muối ăn, nhựa thông


Hot ng 2 (10’): Nắm đợc khái niệm tinh thể và mạng tinh thể



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đọc sách giáo khoatìm câu trả lời


Chất rắn kết tinh cấu tạo mạng tinh thể vì vậy đợc
gọi l tinh th.


Đọc sách và tìm câu trả lời
- Mạng tinh thể là một mạng lới


Mô tả cách phân bổ trong không gian của các hạt
cấu tạo nên tinh thể.


- Quan sát


(Thảo luận chung cả lớp)
- Suy nghĩ tìm câu trả lời )


Kim cng v than chỡ c cu tạo từ các bon nhng
mạng tinh thể đợc cấu tạo khác nhau.


- KÕt ln.


Mét chÊt r¾n cã thĨ kÕt tinh theo nhiều kiểu cấu
trúc tinh thể khác nhau.


+ Nêu câu hỏi khái quát


Vậy chất rắn kết tinh có cấu tạo nh thế nào?



Nêu câu hỏi:
Mạng tinh thể là gì?


Đa ra và mô tả mô hình của:
- Mạng tinh thể muối ăn
- Mạng tinh thể than chì
- Mạng tinh thể kim cơng
Đa ra câu hỏi:


Mng tinh th đợc cấu tạo nh thế nào?


Hoạt động 3 (5’): Phân biệt đợc chất rắn đơn tinh thể và đa tinh thể



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Đọc SGK tìm câu trả lời


Gåm 2 lo¹i


+ Vật rắn đơn tinh thể : Đợc cấu tạo từ một tinh
thể .


+ Vật rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể
con gắn kết hỗn độn với nhau.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK và đặt câu hỏi : Chất
rắn kết tinh đợc chia làm mấy loại?


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:



- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- u cầu học sinh ơn tập lại thuyết động học phân tử
2. Hướng dẫn về nhà


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Ôn tập lại các kiến thức về định luật Húc
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 10/4/2009</b>


<b>Tiết 75: BIẾN DẠNG CÓ CỦA VẬT RẮN</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Nắm đợc tính đàn hồi, tính dẻo, biến dạng kéo, biến dạng nén.
- Biết đợc thế nào là biến dạng lệch


- Nắm đợc khái niệm về giới hạn bền.


2. Kỹ năng: - Phân biệt đợc tính đàn hồi và tính dẻo
- Giải thích đợc các hiện tợng liên quan.



- Giải đợc các bài tập đơn giản.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên:- Đọc SGK, soạn giáo án


2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các kiến thức về định luật HÚc
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Cõu hỏi:C1: Chất rắn đợc phân chia thành mấy loại? So sánh giữa các loại đó?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Khi tác dụng lực vào một vật rắn thì vật rắn ln có xu hướng biến dạng. Vậy biến dạng là gì? Có mấy
loại biến dạng? Sự biến dạng của vật rắn phụ thuộc vào các yếu tố nào


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (5’): Giới thiệu các loại biến dạng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


- Nghe và hỡnh dung Thơng báo: Khi có lực tác dụng lên vật có thể làm cho vật bị thay đổi hình
dạng- bị biến dạng


Cã rÊt nhiỊu c¸ch chia c¸c lo¹i biÕn d¹ng



+ Nếu dựa vào hình dạng sau khi ngừng tác dụng lực lên vật ngời ta có thể
chia thành hai loại: Biến dạng đàn hồi và biến dạng do


+ Nếu dựa vào hình dạng của vật khí tác dụng lực thì ngời ta chia thành:
Biến dạng kéo, biến dạng nén, biến dạng lệch, biến dạng trợt.


Hot ng 3 (10’): Biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên


a. ThÝ nghiÖm: a. ThÝ nghiƯm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

- Nghe


- Quan s¸t thÝ nghiệm:


+ TH1: Lực tác dụng lực nhỏ, vật biến dạng nhá,
sau khi ngõng t¸c dơng lùc th× vËt trë vÒ hình
dạng ban đầu.


+ TH2: Lực tác dụng lực lớn, vật biến dạng lớn,
sau khi ngừng tác dụng lực thì vật không trở về
hình dạng ban đầu.


b. Khái niệm:
- Đọc SGk
- Trả lời câu hỏi :


+ Bin dạng đàn hồi là biến dạng mà sau khi
ngừng tác dụng lực thì vt tr v hỡnh dng ban


u.


+ Biến dạng dẻo: là biến dạng mà sau khi ngừng
tác dụng lực thì vật không trở về hình dạng ban
đầu.


- Giới thiệu mục dích thí nghiệm: Quan sát hình
dạng cđa vËt sau khi dõng lùc t¸c dơng


- Thí nghiệm: Kéo 2 lị xo bằng hai lực có độ lớn
khác nhau. Nhận xét hình dạng sau khi ngừng tác
dụng lực vo?


- Hỏi: Vì sao có 2 hiện tợng nh vậy?
b. Kh¸i niƯm:


Thơng báo: Ngời ta gọi biến dạng của vật trong th1
là biến dạng đàn hồi, trong TH2 là biến dạng dẻo.
Vậy thế nào là biến dạng đàn hồi, biến dạng dẻo?


Hoạt động 3 (10’): Nắm đợc nội dung định luật Húc



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viờn
a. Thớ nghim


- Quan sát hình dạng của vật khi kéo và khi nén
- Trả lời câu hỏi :


+ Biến dạng kéo là biến dạng mà chiều dài của vật
lơn hơn



+ Biến dạng nén là biến dạng mà chiều dài của vật
ngắn hơn.


- Ly vớ d v bin dng kéo và biến dạng nén.
Ghi nhớ nội dung định luật Húc


So sánh với nội dung định luật Húc ban đầu


a. ThÝ nghiƯm:


- TiÕn hµnh thÝ nghiƯm kÐo vËt vµ nÐn vËt


- Yêu cầu học sinh nêu định nghĩa biến dạng kéo và
biến dạng nén?


- Thông báo nội dung định luật Húc

Hoạt động 4 (5’): Nắm đợc và phân biệt đợc các loại biến dạng khác



Họat động của học sinh Hoạt ng ca giỏo viờn
- c SGK


- Trả lời câu hỏi
+ Biến dạng uốn
+ Biến dạng trợt
+ Biến dạng xoắn


- Yờu cu hc sinh c SGK


- Đặt câu hỏi : Thế nào là biến dạng uốn, biến dạng


tr-ợt, biến dạng xoắn? Liên hệ chúng với biến dạng kéo
và biến d¹ng nÐn.


Hoạt động 5 (5’): Nắm đợc giới hạn bền



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Đọc SGK


- Trả lời câu hỏi


- Yờu cu hc sinh đọc SGK


- Hỏi: Thế nào là giới hạn bền? Giới hạn đàn hồi?
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh phát biểu tổng hợp về định luật HÚc
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….



</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

<b>Ngày soạn: 2/4/2009</b>


<b>Tiết 76: SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA VẬT RẮN</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


-Nắm được các công thức về sự nở dài, nở khối.


-Biết được vai trị của sự nở vì nhiệt trong đời sống và kỹ thuật.


2. Kĩ năng: -Vận dụng các công thức về sự nở dài, nở khối để giải một số bài tập và tính tốn trong một số
trường hợp.


- Biết giải thích và sử dụng những hiện tượng đơn giản của sự nở vì nhiệt.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên:- Đồ dùng thí nghiệm về sự nở dài, nở khối như SGK.
- Nhiệt kế, băng kép.


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)



+ Câu hỏi:C1: Biến dạng đàn hồi? Biến dạng dẻo? Các loại biến dạng? Định luật Húc
3. Đặt vấn đề (3’):


- Trong nội dung của bài trước chúng ta đã học về biến dạng cơ của vật rắn. Muốn cho vật rắnbiến dạng ta
có thể tác dụng lực vào nó. Vậy ngồi ra, cịn có ngun nhân nào cũng gây ra biến dạng của vật rắn?
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về sự nở dài


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- HS : Vì quả cầu nở ra vì nhiệt
 Sự nở vì nhiệt


- HS : Khi nhiệt độ tăng thì vật rắn nở ra ( thể
tích tăng ) và khi nhiệt độ giảm thì vật rắn co lại
( thể tích giảm ).


- HS dựa vào thuyết động học phân tử để giải
thích sự nở vì nhiệt của chất rắn


- HS : Khi một vật nở ra hay co lại theo một
hướng nhất định nào đó ta nói vật rắn mang tính
dị hướng


- HS lên chứng minh : l = .l0.t


l = l2 – l1 = l0 (1 + .t2 ) - l0 (1 + .t1 )


SỰ NỞ VÌ NHIỆT



- GV tiến hành thí nghiệm nung nóng thanh sắt
và qủa cầu


- GV : tại sao quả cầu nung nóng không lọt qua
lổ tròn ?


I/ SỰ NỞ DÀI:


- GV : Đối với vật rắn, khi nhiệt độ tăng và khi
nhiệt độ giảm thì vật rắn sẽ như thế nào ?


- GV : Em có thể dựa vào thuyết động học phân
tử để giải thích sự nở vì nhiệt của chất rắn ?
- GV : các có thể nhắc lại thế nào là tính dị
hướng ?


- GV : Giả sử ta có một thanh vật rắn mang tính
dị hướng theo trục khi nhiệt độ tăng, khi đo
thanh sẽ nở dài ra  Sự nở dài


 l2 = l1 ( 2
1
1+α.t


1+α.t ) = l1 ( 1 + ( t2 – t1))


 l2 = l1(1 + .t)


Áp dụng công thức gần đúng :



</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

= .l0.t


1
2
1+ε


1+ε = 1 + 1 – 2 ; (1, 2 : là những con số


rất nhỏ )


- GV : Giảng giải cho HS phân biệt l0 ( Chiều dài


của thanh ở 00<sub>C ) khác l</sub>


0 ( chiều dài ban đầu)


của bài trước


Hoạt động2(15 phút): Tìm hiểu về sự nở khối


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- HS : Thưa Thầy : Khi vật rắn nở ra đều đặn
theo mọi hướng ta nói vật rắn mang tính đẳng
hướng.


- Nghe


- Nghe



- Chứng minh


II/ SỰ NỞ THỂ TÍCH:


- GV : Các em cho biết thế nào là tính đẳng
hướng ở vật rắn ?


- GV : Đối với vật rắn đẳng hướng, khi nhiệt độ
tăng, thanh sẽ nở khối .


GV thuyết giảng về sự nở khối :
V = V0 ( 1 + .t ) với  = 3


- GV : Chứng minh  = 3




GV gọi HS chứng minh công thức :
V2 = V1( 1 + . t)


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh thế nào là nở dài nở khối
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài


- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 3/4/2009</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

<b>Tiết 77: CHẤT LỎNG. HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được cấu trúc của chất lỏng và chuyển động nhiệt trong chất lỏng.


- Hiểu được hiện tượng căng bề mặt và lực căng bề mặt theo quan điểm năng lượng.


2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng thuộc hiện tượng căng bề mặt và tính lực căng mặt ngồi
trong một số trường hợp.


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên:- Đọc SGK, soạn giáo án


- Một số dụng cụ thí nghiệm biểu diễn hiện tượng căng bề mặt của chất lỏng bằng màng xà phòng.
- Một số bài tập SGK và SBT.



2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:C1:Thế nào là sự nở dài? Sự nở khối?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Trong nội dung của đầu chương chúng ta đã tìm hiểu về hiện tượng liên quan tới chất rắn. Trong nội
dung những bài ta sẽ tìm hiểu về chất lỏng.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(10 phút): Tìm hiểu cấu trúc phân tử của chất lỏng


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe 1) Mật độ phân tử


- Thuyết giảng: Mật độ phân tử ở chất lỏng lớn gấp nhiều lần mật
độ phân tử ở chất khí và gần bằng mật độ phân tử chất rắn.


2) Cấu trúc trật tự gần


- Thông báo:Chất lỏng có cấu trúc trật tự gần nghĩa là đối với một
hạt nào đó thì các hạt khác gần kề nó được phân bố có trật tự , càng
đi xa hạt nói trên thì tính trật tự càng mất dần.


Phân bố trật tự gần này không cố định vì các hạt ở chất lỏng có thể
dời chỗ do chuyển động nhiệt.



3) Chuyển động nhiệt ở chất lỏng :


GV thuyết giảng : Trong chất lỏng các phân tử ở gần nhau sắp xếp
theo một trật tự nhất định , nhưng chỉ được giữ trong một nhóm phân
tử , các nhóm nhỏ phân tử có trật tự này lại kết hợp với nhau một
cách hỗn độn trong chất lỏng. Với cách sắp xếp này thì có những lỗ
trống khơng có phân tử . Như vậy cấu trúc phân tử chất lỏng có
phần giống cấu trúc của chất kết tinh trong phạm vi nhỏ ( khỏang vài
ba lần kích thước phân tử ) cịn trong phạm vi lớn thì cấu trúc này
khơng cịn giữ được trật tự đều đặn như chất kết tinh nữa. Chất lỏng
có cấu trúc phân tử giống chất vơ định hình. Do đó sự chuyển từ
trạng thái vơ định hình sang trạng thái lỏng được thực hiện một cách
liên túc.


4) Thời gian cư trú


GV thuyết giảng : Mỗi phân tử chất lỏng luôn luôn dao động hỗn
độn quanh một vị trí cân bằng xác định. Sau một khỏang thời gian
nào đó phân tử chuyển dời tới một lổ trống, dao động quanh vị trí
cân bằng mới và để lại ở vị trí cân bằng cũ một lỗ trống mới … Đây
chính là cơ chế của tính lỏng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

Hoạt động2(20 phút): Tìm hiểu về lực căng mặt ngồi


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


1) Thí nghiệm


- Quan sát thí nghiệm



- Nghe kết luận


- Nghe


HS : Lực F có phương tiếp tuyến
với mặt thóang và vng góc
đường giới hạn mặt thóang .
Chiều làm giảm diện tích mặt
thóang.


Thí dụ : Một cái đinh ghim nhờn mỡ có thể nổi trên mặt nước
1) Thí nghiệm


GV : tiến hành hay mơ tả thí nghiệm trên tranh vẻ. Nhúng khung
chữ nhật làm bằng thép mảnh có cạnh AB có thể di chuyển dể
dàng vào nước xà phịng , rồi lấy ra nhẹ nhàng.


Nếu để mặt khung nằm ngang thì thanh AB bị di chuyển tới vị trí
A’B’ do màng xà phòng bị co lại


- Hiện tượng này chứng tỏ rằng : Từ mặt thoáng của chất lỏng có
lực tác dụng lên thanh AB  những lực này gọi là căn mặt


ngoài.


B


A



B'


A'


P


2 F A
A


B


P
P


2) Lực căng mặt ngoài


GV : Hiện tượng thanh AB dịch chuyển có thể giải thích được
nếu ta cơng nhận từ mặt thóang của chất lỏng có những lực tác
dụng lên thanh AB gọi là lực căn mặt ngịai F. Nhì hình vẽ trên
các em cho biết phương và chiều của F ?


- GV : Trình bày phần độ lớn lực căn mặt ngòai và P = 2F. Ở thí
nghiệm trên : Đối với lớp có HS giỏi – khá. GV có thể thuyết
giảng giải thích hiện tượng căn mặt ngòai theo phương pháp cấu
trúc .


Khi phân tử ở sâu trong lòng chất lỏng thì lực hút của các phân
tử khác lên nó cân bằng nhau. Khi phân tử ở gần mặt thóang thì
hợp lực các lực hút phân tử lên nó không cân bằng nhau mà
hướng vào trong chất lỏng. Các phân tử sát mặt thóang có xu


hướng bị kéo vào trong lịng chất lỏng, nghĩa là có xu hướng làm
cho diện tích mặt thóang giảm và căng ra. Một khối lỏng bao giờ
cũng có mặt thóang ở dạng sao cho diện tích có giá trị nhỏ nhất
có thể có được. Nếu khơng có ngọai lực tác dụng thì mặt thóang
là mặt cầu.


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh các đặc điểm của lực căng mặt ngoài
2. Hướng dẫn về nhà: - Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
<b>Ngày soạn: 15/4/2009</b>


<b>Tiết 78: HIỆN TƯỢNG DÍNH ƯỚT VÀ KHƠNG DÍNH ƯỚT. HIỆN TƯỢNG MAO DẪN</b>
I. MỤC TIÊU


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

1. Kiến thức:


- Hiểu được hiện tượng dính ướt và khơng dính ướt: hiểu được ngun nhân của các hiện tượng này.
- Hiểu hiện tương mao dẫn và nguyên nhân của nó.


2. Kĩ năng:


- Giải thích được hiện tượng mao dẫn đơn giản thường gặp trong thực tế.



- Biết sử dụng cơng thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hiện tượng mao dẫn để giải một số bài tập
trong một số trường hợp.


II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên:- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ôn tập lại các kiến thức về lực căng mặt ngoài
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)


+ Câu 01 : Trình bày về mật độ phân tử và chuyển động nhiệt của các phân tử chất lỏng.


3. Đặt vấn đề (3’):


- Chúng ta đã biết bài trước vì có lực căng mặt ngồi lên chất lỏng có hình dạng xác định. Chúng ta
thường có câu “ Nước đổ đầu vịt” Vậy vì sao khi nước nhỏ trên lá khoai thì giọt nước lại có dạng hình cầu
cịn trên kính thì nước lại tràn ra


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1

: Nắm đợc khái niệm, nguyên nhân, ứng dụng của hiện tợng dính ớt và khơng


dính ớt




Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
a. Khái niệm


- Quan sát thí nghiệm
- Đa ra kt qu quan sỏt c


- Trả lời câu hỏi :


+ Hiện tợng dính ớt là hiện tợng chất lỏng bị
tràn ra trên bền mặt của một vật rắn.


+ Hiện tợng không dính ớt là hiện tợng chất lỏng
bị tràn ra trên bền mặt của một vật rắn.


b. Giải thích


- c SGK va tho luận theo nhóm để đa ra đợc
+ Nguyên nhân gây ra hiện tợng dính ớt là: F
l-l<FR- l


+ Nguyên nhân gây ra hiện tợng không dính ớt
là: Fl-l>FR- l


c. ứng dụng
- Đọc SGK


d. Dạng bề mặt của chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với
thành bình


- Thảo luận nhóm và đa ra kết luận về hình dạng


của bề mặt chất lỏng ở phần tiếp xúc với thành
bình.


a. Khái niệm


- Tiến hành thí nghiệm giỏ nớc trên lá khoai và
trên thuỷ tinh


- Yêu cầu học sinh quan sát


-Thụng bỏo: Hiện tợng nớc đọng lại trên lá khoai
là hiện tợng khơng dính ớt, hiện tợng nớc tràn ra
thuỷ tinh gọi l hin tng dớnh t


- Đặt câu hỏi : Thế nào là hiện tợng dính ớt và
hiện tợng không dÝnh ít?


b. Gi¶i thÝch


- u cầu học sinh đọc SGK và tóm tắt


c. øng dơng


- u cầu học sinh đọc SGK


d. Dạng bề mặt của chất lỏng ở chỗ tiếp giáp với
thành bình


- Cho học sinh quan sát hình vẽ vµ rót ra kÕt
ln



Hoạt động 2 (20’): Hiện tợng mao dẫn



</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
a. Thí nghiệm:


- Nghe


- Quan sát thí nghiệm


- Nêu nhận xét: Độ cao của níc trong nh÷ng èng
nhá so víi mùc chÊt láng trong bình: có thể cao
hơn hoặc thấp hơn


b. Định nghĩa


- c định nghĩa SGK
- Lấy ví dụ minh họa


c. Cơng thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng
do mao dẫn


- §äc SGK và thảo luận nhóm xây dựng công
thức


a. Thí nghiệm:


- Nêu mục đích thí nghiệm: Nghiên cứu về độ
cao của nớc trong những ống nhỏ so với mực
chất lỏng trong bình



- TiÕn hµnh thí nghiệm


- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét


b. Định nghÜa


- u cầu học sinh đọc SGK


c. Cơng thức tính độ chênh lệch mực chất lỏng
do mao dẫn


- yêu cầu học sinh đọc SGk và xây dựng công
thức


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lại thế nào là dính ướt và khơng dính ướt, hiện tượng mao dẫn
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


………
……….


<b>Ngày soạn: 16/4/2008</b>


<b>Tiết 79: SỰ CHUYỂN THỂ. SỰ NĨNG CHẢY VÀ SỰ ĐƠNG ĐẶC</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Có khái niệm chung về sự chuyển qua lại giữa ba thể rắn, lỏng và khí khi thay đổi nhiệt độ, áp suất bên
ngoài.


- Hiểu được nhiệt chuyển thể và sự biến đổi thể tích riêng khi chuyển thể và vận dụng các hiểu biết này
vào hiện tượng nóng chảy.


- Phân biệt được hiện tượng nóng chảy của chất rắn kết tinh và chất rắn vơ định hình.
- Hiểu được nhiệt độ nóng chảy và nhiệt nóng chảy riêng .


- Nắm được công thức Q = m, các đại lượng trong công thức.
2. Kỹ năng:


- Phân biệt được các q trình: nóng chảy, hố hơi, ngưng tụ, thăng hoa, ngưng kết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

- Giải thích được sự cần nhiệt lượng cung cấp khi nóng chảy, hố hơi và nhiệt lượng tở ra với các quá tình
ngược lại.


- Vận dụng các hiểu biết về hiện tượng nóng chảy để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản trong
đời sống và trong kĩ thuật.



- Vận dụng công thức Q = m để giải bài tập và để tính toán trong một số vấn đề thực tế.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Một số dụng cụ thí nghiệm về sự nóng chảy: cốc thuỷ tinh, nước nóng, nước đá.
- Tranh vẽ các hình trong SGK. Đèn chiếu.


2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi: Hiện tượng dính ướt? Khơng dính ướt?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Trong nội dung bài trước chúng ta đã đi tìm hiểu về các trạng thái riêng rẽ của vật chất. Trong nội dung
của bài hôm nay chúng đã sẽ nghiên cứu sự chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác.


4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1

(5): Nắm đợc thế nào là sự chuyển thể



Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Lờn bảng tiến hành thớ nghiệm


- Trả lời câu hỏi


Tái hiện những kiến thức và kinh nghiệm


về chuyển thể, ghi phiếu


-Lắng nghe,nhận thức được khái niệm
chung về sự chuyển qua lại giữa 3 thể


-Gọi h/s A cầm cốc nhựa ,bỏ miếng nước đá vào sau
đó đặt cốc lên bàn giáo viên


-Kín đáo đặt viên băng phiến lên góc bàn
-Phát phiếu học tập cho học sinh


-Câu hỏi định hướng:


+ Các thể vật chất có thể chuyển đổi cho nhau khơng?
+ Có thể có bao nhiêu quá trình chuyển giữa các thể?
-Giới thiệu hình 55.1 ;


- Thụng bỏo tổng quan về sự chuyển thể
Hoạt động 2 (15’): Nắm đợc đặc trng của quá trình chuyển thể


Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
- Đặt cõu hỏi :Khi chuyển từ thể rắn sang thể lỏng,từ thể


lỏng sang thể khí cấu trúc của vật biến đổi như thế nào ?
Khối lượng riêng của vật có biến đổi ?


Vậy thể tích riêng có biến đổi khơng ?


Với lớp kém có thể gợi ý học sinh về mật độ phân tử
-Hỏi: Trong các q trình chuyển thể có điều kiện gì


chung ?


- Năng lượng có liên quan gì đến đột biến cấu trúc ?(Gợi
ý:Từ cấu trúc chặt chẽ của trật tự xa,tuần hoàn đến cấu
trúc lỏng lẻo hơn của trật tự gần chẳng hạn)


-Có thể coi hiện tượng gì đặc trưng cho quá trình chuyển
thể?


Gọi học sinh A lên bảng cầm cốc nước đá lúc nãy cho cả
lớp xem và trả lời câu hỏi:


- Nhiệt độ của cốc so với lúc đầu ?


- Có phát hiện mùi gì ?(Câu này có thể hỏi học sinh ngồi



-Ghi phiếu Trả lời


Dự đoán,ghi phiếu.Trả lời
Dự đoán ,ghi phiếu




Suy luận.Thảo luận.Ghi phiếu
-Thảo luận.Ghi phiếu
Phát biểu kết quả thảo luận


Chỉ ra được hai hiện tượng đặc trưng:


Nhiệt chuyển thể và biến đổi thể tích
riêng


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

bàn đầu)


-Hỏi :Nhận xét gì về thể tích của nước và mỡ rán khi ở
thể lỏng và thể rắn ?


:Tại sao khi đổ rựợu ra tay thì thấy mát lạnh?


thích ngun nhân .


- Tái hiện kinh nghiệm, trả lời câu hỏi.


Hoạt động 3(15): Nắm đợc thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc


Hoạt động của giáo viên Họat động của học sinh
Yờu cầu học sinh đọc sỏch giỏo khoa lần lượt


phần 3.a; b; c; d;


u cầu mỗi nhóm trình bày kiến thức thu được
của một phần (a; b; c; d ). Giáo viên chỉnh sửa
nếu cần thiết.


Hỏi: ý nghĩa các đại lượng trong công thức
Q = .m ?



- Hãy nêu phương án tạo thành hợp kim của hai
kim loại có sẵn.


Phương án đúc một sản phẩm kim loại ?


Học sinh tự đọc sách giáo khoa


- Thảo luận xem thế nào là nhiệt độ nóng chảy?
Nhiệt độ nóng chảy có đặc điểm gì?


Thế nào là nhiệt nóng chảy riêng? Cách xác
định nhiệt nóng chảy riêng?


Thế nào là sự đông đặc? Nhiệt độ đông đặc?
Phân biệt hiện tượng nóng chảy của chất rắn kết
tinh và chất rắn vơ định hình.


Thảo luận tìm phương án,ghi phiếu; qua đó nắm
được ứng dụng của sự nóng chảy và đông đặc và
những chú ý khi ứng dụng.


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nắm được thế nào là sự chuyển thể? Các quá trình chuyển thể?
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài


- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 24/4/2008</b>


<b>Tiết 80: SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiết 1)</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:- Hiểu được thí nghiệm về sự ngưng tụ, trong đó chú ý đến q trình ngưng tụ, hơi bão hoà
và áp suất hơi bão hoà.


- Biết được ý nghĩa của nhiệt độ tới hạn. - Biết được độ ẩm tuyệt đối, cực đại và tương đối của khơng khí
và điểm sương. - Biết xác định được độ ẩm tương đối dùng ẩm kế khô và ướt.


2. Kỹ năng:


- Giải thích được tốc độ bay hơi, áp suất hơi bão hồ.


- Giải thích được những ứng dụng của sự hoá hơi hay ngưng tụ trong thực tế (như việc làm lạnh ở tủ lạnh,
việc chưng cất chất lỏng, nồi áp suất hay nồi hấp ở bệnh viện).


- Tìm nhiệt hoá hơi, về các độ ẩm, biết sử dụng các hằng số vật lý.
II. CHUẨN BỊ



1.Giáo viên:- Một số thí nghiệm nhiệt độ sơi phụ thuộc áp suất, sự bay hơi, ngưng tụ.


- Một số hình vẽ trong SGK và một số bảng số liệu trong SGK.- Một số ẩm kế (hình vẽ ẩm kế).
2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

+ Câu hỏi: Nhiệt chuyển trạng thái dùng để làm gì ?
2. Đặt vấn đề (3’):


- Bài hôm trước chúng ta đã nghiên cứu được 2 quá trình chuyển thể là q trình nóng chảy và đơng đặc.
Hơm nay chúng ta sẽ nghiên cứu 2 quá trình tiếp theo là Sự hóa hơi và sự ngưng tụ


3. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (5’): Nắm đợc khái niệm chung thế nào là sự hoá hơi sự ngng tụ


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Trả lời câu hỏi


Nớc trong bát sẽ cạn bớt, bởi vì nc
ó b bay hi.


- Trả lời câu hỏi
- Nghe


t câu hỏi 1 : Nếu để một bát nớc phơi ngồi trời nắng thì sau
một thời gian bát nớc có cũn nguyờn khụng? Ti sao?


Đặt câu hỏi 2: Sự bay hơi là gì?


Thuyt trỡnh: lp 6 cỏc em khơng chỉ học về sự bay hơi mà cịn


học về sự ngng tụ. Tuy nhiên các em mới chỉ học ở mức độ biết,
hôm nay thầy và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu kĩ hơn về những
kiến thức này


Hoạt động 2 (15’): Tìm hiểu q trinh hố hơi


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- HS tiếp nhận thơng tin


- HS tiÕp nhËn nhiƯm vơ
- Th¶o luËn nhãm


1 HS đại diện cho một nhóm nào đó lên
trình bày câu trả lời, các hs khác nghe và
nhận xét, góp ý


HS tiếp nhận nhiệm vụ.Thảo luận nhóm.1
HS đại diện cho một nhóm nào đó lên trình
bày câu trả lời, các hs khác nghe và nhận
xét, góp ý


- Nghe


-Nghe


- Thảo luận theo nhóm: trả lời câu hỏi
Nhiệt hóa hơi riêng là nhiệt lợng cần truyền
cho một đơn vị khối lợng chất lỏng để nó
chuyển thành hơi ở một nhiệt độ xỏc nh.
(L)



- Thảo luận nhóm và tìm câu trả lời
Q= L.m


- Trả lời câu hỏi 5:Nhiệt hóa hơi phụ thuộc
vào bản chất chất lỏng và phụ thuộc vào
nhiệt độ mà ở đó khối chất lỏng bay hơi
- Nghe


- Thơng báo: Trớc tiên chúng ta nhắc lại sự bay hơi và
giải thích hiện tợng này dới cái nhìn từ góc độ vi mơ
- Đặt câu hỏi 1: Giải thích hiện tợng bay hơi của chất
lỏng


- NhËn xÐt, chuÈn hãa kiÕn thøc


- Yêu cầu hs thảo luận và trả lời câu hỏi C1 trong
skg_271


- NhËn xÐt, chuÈn hãa kiÕn thøc


- Thông báo: Nh bài 53 chúng ta đã biết các phân tử
chất lỏng ở bề măt do liên kết với các phân tử trong
khối chất lỏng va liên kết với nhau tạo thành lực căng
mặt ngoài. Vậy muốn thốt ra khỏi khối chất lỏng thì
phân ử đó phải có đợc một năng lợng nhất định. Tức
muốn hóa hơi một khối lợng chất lỏng, ta phải cung cấp
cho nó một năng lợng gọi là nhiệt hóa hơi.Ta vào phần
b.Nhiệt hóa hơi



- Thơng báo: Nh vậy, nhiệt hóa hơi (ẩn nhiệt hóa
hơi)của một khối lợng chất lỏng là nhiệt lợng cần
truyền cho khối chất lỏng đó để chúng bay hơi hết.
- Thơng báo: Và nếu khối chất lỏng đó có khối lợng là 1
đơn vị khối lợng thì nhiệt hóa hơi lúc ny gi l nhit
húa hi riờng.


- Đặt câu hỏi 2:Nhiệt hóa hơi riêng là gi?


-t cõu hi 3: Da vo định nghĩa nhiệt hóa hơi riêng,
các em hãy suy nghĩ và cho thầy biết nhiệt hóa hơi
riêng có đơn vị là gì?


- Đặt câu hỏi 4:Nhiệt lợng Q để làm cho một khối chất
khối lợng m có nhiệt hóa hơi L ở một nhiệt độ xác định
hóa hơi ht c tớnh nh th no?


- Đặt câu hỏi 5: L phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tại
sao?


Hot ng 3(15’): Tìm hiểu về sự ngng tụ


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
Ghi đề mục vào vở


a.ThÝ nghiƯm vỊ sù ngng tơ
- §äc SGK


- Thảo luận nhóm.1 HS đại diện cho một nhóm
nào đó lên trình bày câu trả lời, các hs khác nghe


và nhận xét, góp ý


- Ghi vào vở: Quá trình ngng tụ vừa đẳng nhiệt
vừa đẳng áp toả ra nhiệt hóa hơi.


Hơi bão hoà là hơi ở trạng thái cân bằng động
với chất lỏng của nó


Trạng thái cân bằng động là trạng thái mà số
phân tủ bay ra khỏi chất lỏng trong sự bay hơi
bằng số phân tử bay vào chất lỏng trong sự ngng
tụ


b. áp suất hơi bÃo hòa
- Nghe


- Thảo luận và Trả lời câu hỏi :


Thông báo: Trớc tiên ta nc phÇn
a.ThÝ nghiƯm vỊ sù ngng tơ


- u cầu học sinh đọc SGK: a.Thí nghiệm về sự
ngng tụ


- Đặt câu hỏi 1: Các em hãy cho thầy biết thí
nghiệm về sự ngng tụ có dụng cụ là gì? Bố trí nh
thế nào, tiến hành ra sao? Và kết quả thu đợc là
gì?





b. áp suất hơi bÃo hòa


- Thụng bỏo: Nh trên ta nói thì áp suất hơi ở trạng
thái cân bằng động với chất lỏng của nó gọi là áp
suất hơi bão hoà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

áp suất hơi bÃo hoà không phụ thuộc vào thể
tích hơi


Với cùng một chất lỏng, áp suất hơi bão hoà
Pbh phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng lờn


thì áp suất hơi bÃo hoà tăng


ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hoà của
các chất lỏng khác nhau là khác nhau.


c. Nhiệt độ tới hạn


- Nghe và nắm đợc thế nào là nhiệt độ tới hạn:
Đối với mỗi chất, tồn tại một nhiệt độ gọi là nhiệt
độ tới hạn. ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tới hạn của
mỗi chất, thì chất đó chỉ tồn tại ở thể khí và khụng
th húa lng bng cỏch nộn


những yếu tố nào?


c. Nhiệt độ tới hạn



Thông báo: Nh chúng ta đã biết các phân tử luôn
chuyển động nhiệt hỗn loạn. Và nhiệt độ càng cao
thì chuyển động đó càng mạnh. Vì vậy với một
khối chất hơi khi chúng ta nén thì nó sẽ chuyển
dần sang thành chất lỏng, nhng nếu nhiệt độ của
khối chất đạt một giá trị nào đó thì chuyển động
nhiệt đủ mạnh để khi chúng ta nén chúng vẫn
khơng chuyển sang trạng thái lỏng đợc. Nhiệt độ
đó gọi là nhiệt độ tới hạn


IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


2. Hướng dẫn về nhà- Học các nội dung chính của bài; - Làm các bài tập SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 27/4/2009</b>


<b>Tiết 81: SỰ HÓA HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (tiết 2)</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:


- Hiểu được thí nghiệm về sự ngưng tụ, trong đó chú ý đến q trình ngưng tụ, hơi bão hoà và áp suất hơi


bão hoà.


- Biết được ý nghĩa của nhiệt độ tới hạn.


- Biết được độ ẩm tuyệt đối, cực đại và tương đối của khơng khí và điểm sương.
- Biết xác định được độ ẩm tương đối dùng ẩm kế khơ và ướt.


2. Kỹ năng:


- Giải thích được tốc độ bay hơi, áp suất hơi bão hoà.


- Giải thích được những ứng dụng của sự hố hơi hay ngưng tụ trong thực tế (như việc làm lạnh ở tủ lạnh,
việc chưng cất chất lỏng, nồi áp suất hay nồi hấp ở bệnh viện).


- Tìm nhiệt hố hơi, về các độ ẩm, biết sử dụng các hằng số vật lý.
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Một số thí nghiệm nhiệt độ sôi phụ thuộc áp suất, sự bay hơi, ngưng tụ.
- Một số hình vẽ trong SGK và một số bảng số liệu trong SGK.


- Một số ẩm kế (hình vẽ ẩm kế).


2.Học sinh:- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)



+ Câu hỏi: Thế nào là quá trình bay hơi? Quá trình ngưng tụ?


3. Đặt vấn đề (3’): - Chúng ta hôm nay xét thêm một q trình nữa là sự sơi
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (10): Nắm đợc thế nào là sự sôi


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
3. Sự sụi


- 1 hs trả lời câu hỏi.
- Các hs khác nghe và nx
- Ghi vào vở (đn)


- Trả lời câu hỏi 2:


Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra không chỉ ở mặt
thoáng khối lỏng mà còn từ trong lòng khối lỏng


3. Sự sôi


- Đặt câu hỏi 1: Mô tả hiện tợng nớc sôi khi đun nớc?
- Nhận xét.


- Đặt câu hỏi 2: Thế nào là sự sôi?


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

- Nghe


- Đọc SGK định luật về sự sơi:



- Dới áp suất ngồi xác định, chất lỏng sơi ở nhiệt độ
mà tại đó áp suất hơi bão hịa của chất lỏng bằng áp
suất ngồi tác dụng lên mặt thống khối lỏng


- Trong q trình sơi, nhiệt độ ca khi lng khụng
i


Thông báo: Nghiên cứu sự sôi của chất lỏng, ngời ta
tìm ra các đinh luật.


- Yờu cu học sinh đọc SGK


Hoạt động 2 (10’): Nắm đợc thế nào là độ ẩm khơng khí


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
a. Độ ẩm tuyệt đối


- Nghe


- Thảo luận nhóm, 1 hs trả lời, các hs khác nghe
vµ nhËn xÐt


Độ ẩm tuyệt đố là khối lợng hơi nớc tính theo
gam có trong một m3<sub> khơng khí</sub>


Ghi vë


b.Độ ẩm cực đại
- Thảo luận nhóm
- Trả lời câu hỏi 2


- Nhận xét câu trả lời 2


Độ ẩm cực đại (A) của khơng khí ở một nhiệt độ
nào đó là đại lợng có giá trị bằng khối lợng tính ra
g của hơi nớc bão hồ chứa trong 1m3<sub> khơng khí ở</sub>


nhiệt độ ấy
- ghi vở


- Th¶o ln nhãm tìm câu trả lời


m cc i ph thuc nhit độ, nhiệt độ càng
cao thì độ ẩm cực đại càng cao.


c.Độ ẩm tỉ đối
- Nghe


- Nghe và ghi nhớ: Khái niệm độ ẩm tỉ đối: Độ
ẩm tỉ đối (f), đo bằng tỉ số: f = a/A; độ ẩm tỉ đối
tính ra phần trăm, trong đó a và A lấy cựng mt
nhit


d. Điểm sơng
- Đọc SGK


e. Vai trũ của độ ẩm


- Làm việc cá nhân đọc SGK và trả lời câu hỏi


a. Độ ẩm tuyệt đối



Đặt vấn đề: Các em đã biết trong khơng khí các em
hít thở hàng ngày ln có hơi nớc. Và trong 1m3


không khí có a(gam) hơi nớc, thế thì ngời ta gọi đại
lợng a là độ ẩm tuyệt đối


- Đặt câu hỏi 1: Vậy theo em độ ẩm tuyệt đối là gì?
- Nhận xét câu trả lời


b.Độ ẩm cực đại


Yªu cầu hs thảo luận trả lời câu hỏi sau:


- t câu hỏi 2: Các em hãy cho biết độ ẩm tuyệt đối
a đạt giá trị cực đại bằng A khi nào? Từ đó em hãy
định nghĩa độ ẩm cực đại A?


- NhËn xÐt


- Đặt câu hỏi 3: Theo em thì độ ẩm cực đại A phụ
thuộc vào yếu tố nào?


- Nhận xét
c.Độ ẩm tỉ đối


Dẫn dắt: Nh các em đã biết, độ ẩm tuyệt đối cho
chúng ta biết lợng hơi nớc chứa trong khơng khí, độ
ẩm cực đại cho chúng ta biết lợng hơi nớc cực đại
trong khơng khí. Nhng cả hai đại lợng này đều không


cho chúng ta biết nớc có cịn có thể bay hơi vào trong
khơng khí tiếp đợc không.


Thông báo: Để đặc trng cho trạng thái hơi nớc đã gần
trạng thái bão hoà cha ngời ta dùng độ ẩm tỉ đối (f),
đo bằng tỉ số: f = a/A; độ ẩm tỉ đối tính ra phần trăm,
trong đó a và A lấy ở cùng một nhiệt


d. Điểm sơng


- Yờu cu hc sinh c SGK
- t câu hỏi 4: Điểm sơng là gì?
e. Vai trị của độ ẩm


- Yêu cầu học sinh đọc sgk


- Đặt câu hỏi 5: Độ ẩm có vai trị ntn?
Hoạt động 3 (5’): Nắm đợc tác dụng và cấu tạo của ẩm kế


Họat động của học sinh Hoạt động ca giỏo viờn
- c SGK


- Thảo luận theo nhóm tìm câu trả lời


- Yờu cu hc sinh c SGK


- Đặt câu hỏi 1: Có mấy loại ẩm kế?


- t câu hỏi 2: Nêu cấu tạo và hoạt động của ẩm kế
tóc và ẩm kế khơ ớt?



IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Độ ẩm tỉ đối là gì? Điểm sơng là gì?
- Trình bày các xác định độ ẩm tỉ đối bằng ẩm kế khô ớt?


- Trình bày vai trị của độ ẩm khơng khí
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

………
……….


<b>Ngày soạn: 3/5/2009</b>


<b>Tiết 82: BÀI TẬP</b>
I. MỤC TIÊU


1. KiÕn thøc



- Nắm đợc phơng pháp giải các bài tập liên quan đến lực căng mặt ngoài.
2. Kỹ năng


- Vận dụng để giải các bài tập đơn giản
II. CHUẨN BỊ


1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: - Độ ẩm tuyệt đối là gì? Độ ẩm cực đại là gì? Độ ẩm tỉ đối là gì? Điểm sơng là gì?
3. Đặt vấn đề (3’):


- Vận dụng các kiến thức đã học để làm các bài tập về chất rắn, chất lỏng và chất khí
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1 (20’): Bài tập về hiện tợng biến dạng của vật rắn


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Nghe



- Ghi nhí


- Chép đề


- Tóm tắt đề và suy ngh hng gii


+ áp dụng công thức: l<sub>t</sub><sub>1</sub> =l<sub>0</sub>(1+t<sub>1</sub>) tìm l0


+ áp dụng công thức: l<sub>t</sub> =l<sub>0</sub>(1+t) tìm lt2


+ tìm l= l2- l1


- Học sinh lên trình bày bài giảng


- Chép bài và tóm tắt đề bài
- Nêu hớng giải


+ ¸p dơng c«ng thøc: Δl
l
S
.
E
l
Δ
.
k
F
0
=


=


+ Trong đó: l1= 2l2; S1 = S2/2; E1= 1,6E2


- trình bày lời giải


GV: Hệ thèng l¹i


- Có 2 cách để làm biến dạng vật rắn : Tác dụng
lực và thay đổi nhiệt độ


- Có 2 công thức liên quan:


+ Định luật Húc: l


l
S
.
E
l

.
k
F
0
=
=


+ Công thức nở dài, nở khối:
)


t

1
(
l
lt = 0 +


)
t

1
(
V
V<sub>t</sub> = <sub>0</sub> +


- Giáo viên đọc bài tập 1:


Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là
10m khi nhiệt độ ngoài trời là 100<sub>C. Độ dài</sub>
của thanh dầm cầu sẽ tăng thêm bao nhiêu khi
nhiệt độ ngoài trời là 400<sub>C? Hệ số nở dài của</sub>
sắt là 12.10-6<sub> K</sub>-1<sub>. </sub>


- Gợi ý: Yêu cầu học sinh Suy nghĩ hớng giải bài
toán


+ Sẽ áp dụng công thức nào?


+ Trong cơng thức đó những đại lợng nào đã biết
đại lợng nào cha biết?



- Đọc đề bài bài tập 2:


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

dây đồng
Hoạt động 1 (15’): Bài tập về chất lỏng


Họat động của học sinh Hoạt động của giáo viên
- Nhớ lại các công thức


- Chép đề


- Phân tíchcác lực tác dụng lên vòng


- Để vòng dây có thể lên khỏi vòng dây:
F = Fc + P = mg+ 2l


Giáo viên hệ thống lại:


- Cỏc kin thc liờn quan n bi tp v cht lng
l:


+ Lực căng mặt ngoàiF =l
+ Hiện tợng mao dẫn:


gd



4
h =


- c đề bài:


Một vịng nhơm mỏng có đờng kính là 50mm và
có trọng lợng P = 68.10-3<sub> N đợc treo vào một lực</sub>


kế lò xo sao cho đáy của vòng nhôm tiếp xúc với
mặt nớc. Lực F để đểkéo bứt vịng nhơm ra khỏi
mặt nớc bằng bao nhiêu, nếu biết hệ số căng bề
mặt của nớc là 72.10-3<sub> N/m</sub>


- Gỵi ý:


+ Có mấy mặt thoáng
+ áp dụng công thức nµo


+ để vịng có thể lên khỏi mặt chất lỏng
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh nhắc lạic các công thức về chất rắn, lực căng mặt ngoài
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


V. RÚT KINH NGHIỆM:



………
………
………
……….






<b>Ngày soạn: 4/5/2009</b>


<b>Tiết 83: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết 1)</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ



III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F


F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn khơng:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó khơng



- Thơng báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


+ Lấy ví dụ: Ví dụ như chiếc bè được kéo bởi 2
cano (hai lực kéo) người ta thay thế hai lực đó
bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt
như tác dụng của hai canơ – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

+ TH1:



+ TH2:
+ TH3:
+ TH4:


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK
2


1+F
F
=
F


- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu nguyên tắc tìm hợp lực: Nếu có


hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ
Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)



1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


<b>Ngày soạn: 5/5/2009</b>


<b>Tiết 84: THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG (tiết 2)</b>
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên



</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ôn tập lại các công thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):



- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F


F
=



F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn khơng:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó khơng


+ TH1:
+ TH2:


- Thông báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


+ Lấy ví dụ: Ví dụ như chiếc bè được kéo bởi 2
cano (hai lực kéo) người ta thay thế hai lực đó
bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt
như tác dụng của hai canơ – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để


xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

+ TH3:
+ TH4:


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK
2


1+F
F


=
F


- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu ngun tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ
Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục



- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan
- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Ngày soạn: 5/9/2007


CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Tiết 81: NGUYÊN LÍ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


- Dự kiến trình bày bảng


LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật
này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng


- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy



b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2


1+F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:
SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?



+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Thơng báo về phép tổng hợp lực



+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F
F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn không:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó không


+ TH1: F1↑↑F2⇒Fhl =F1+F2
+ TH2:



2
1
hl
2


1

F

F

=

F

_

F



F



+ TH3: 2<sub>2</sub>


1
2
hl


2


1

F

F

=

F

+

F


F



+ TH4:

(

)

0 <sub>hl</sub> <sub>1</sub> <sub>2</sub>


2


1,F =120 ⇒F =F =F


F


- Quan sát thí nghiệm



- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK


2
1+F
F
=
F


hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng không?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm



- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu ngun tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.



- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thông báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………


………
……….


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007
Ngày soạn: 5/9/2007


CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Tiết 82: ÁP DỤNG NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CHO KHÍ LÍ TƯỞNG (tiết 1)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


- Dự kiến trình bày bảng


LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật
này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng



- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy


b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2


1+F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:
SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ



III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F
F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn khơng:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó khơng


+ TH1: F1↑↑F2⇒Fhl =F1+F2


+ TH2:

F

<sub>1</sub>

F

<sub>2</sub>

F

<sub>hl</sub>

=

F

<sub>1</sub>

_

F

<sub>2</sub>


+ TH3: 2<sub>2</sub>


1
2
hl


2


1

F

F

=

F

+

F


F



+ TH4:

(

)

hl 1 2


0
2


1,F =120 ⇒F =F =F


F


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm



- Thông báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


+ Lấy ví dụ: Ví dụ như chiếc bè được kéo bởi 2
cano (hai lực kéo) người ta thay thế hai lực đó
bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt
như tác dụng của hai canô – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?



- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu nguyên tắc tìm hợp lực: Nếu có


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK
2


1 +F
F
=
F


hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- u cầu học sinh lấy ví dụ


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực



Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK



- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007
Ngày soạn: 5/9/2007


CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Tiết 83: ÁP DỤNG NGUYÊN LÍ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC CHO KHÍ LÍ TƯỞNG (tiết 2)
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:



- Dự kiến trình bày bảng


LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật
này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng


- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy


b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2


1 +F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:


SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):



- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Thơng báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên


2


1+F


F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn không:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó không


+ TH1: F1↑↑F2⇒Fhl =F1+F2
+ TH2:

F

<sub>1</sub>

F

<sub>2</sub>

F

<sub>hl</sub>

=

F

<sub>1</sub>

_

F

<sub>2</sub>
+ TH3:

F

<sub>1</sub>

F

<sub>2</sub>

F

<sub>hl</sub>

=

F

2<sub>1</sub>

+

F

2<sub>2</sub>


+ TH4:

(

)

hl 1 2


0
2


1,F =120 ⇒F =F =F


F


- Quan sát thí nghiệm



- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK


2
1 +F
F
=
F


như tác dụng của hai canô – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm



- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu nguyên tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng


giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………


………
………
……….


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007
Ngày soạn: 5/9/2007


CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Tiết 84: NGUYÊN TÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY LẠNH NGUYÊN LÍ II
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (tiết 1)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:


- Dự kiến trình bày bảng


LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật


này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng


- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy


b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2


1 +F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:
SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.


- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):


- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới



Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên
2


1+F


F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn khơng:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó khơng



+ TH1: F1↑↑F2⇒Fhl =F1+F2
+ TH2:

F

<sub>1</sub>

F

<sub>2</sub>

F

<sub>hl</sub>

=

F

<sub>1</sub>

_

F

<sub>2</sub>


+ TH3: 2<sub>2</sub>


1
2
hl


2


1

F

F

=

F

+

F


F



+ TH4:

(

)

0 <sub>hl</sub> <sub>1</sub> <sub>2</sub>


2


1,F =120 ⇒F =F =F


F


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực



- Thơng báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


+ Lấy ví dụ: Ví dụ như chiếc bè được kéo bởi 2
cano (hai lực kéo) người ta thay thế hai lực đó
bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt
như tác dụng của hai canô – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


- tiến hành thí nghiệm


- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK


2
1+F
F
=
F


- Hỏi: Phát biểu nguyên tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng
hợp từng cặp lực một


- u cầu học sinh lấy ví dụ


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên



- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu
IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)


1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan


- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,


ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007
Ngày soạn: 5/9/2007


CHƯƠNG VIII: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC


Tiết 85: NGUYÊN TÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘNG CƠ NHIỆT VÀ MÁY LẠNH NGUYÊN LÍ II
NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (tiết 2)


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án


- Chuẩn bị một số những tranh ảnh minh họa cho chuyển động tương đối, đồng hồ đo thời gian
- Dự kiến trình bày bảng:



- Dự kiến trình bày bảng


LỰC. TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC
1. Nhắc lại về lực


- Lực là đạilượng đặc trưng cho tác dụng của vật
này lên vật khác làm cho vật đó thay đổi vật tốc
hoặc làm cho vật đó bị biến dạng


- Lực là đại lượng Vectơ
2. Tổng hợp lực


a. Định nghĩa:


- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng
thời vào vật bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tịanbộ những lực ấy


b. Thí nghiệm


c.Quy tắc hợplực đồng quy
2


1+F
F
=
F


3. Phân tích lực:
a. Định nghĩa:


SGK


b. Ví dụ:
2.Học sinh:


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
- Ơn tập lại các cơng thức cộng vectơ


III.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức: (2’)


2.Kiểm tra bài cũ : (5’)(Đối với học sinh:TB)
+ Câu hỏi:


C1: Nêu khái niệm lực? Đặc điểm của lực?
C2: Hãy biểu diễn vectơ trọng lực?


+ Biểu điểm
C1: 5đ


+ lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác


+ Lực có thể gây ra 2 tác dụng: Làm cho vật biến dạng hoặc làm cho vật thay đổi vật tốc
+ Lực là một đại lượng vec tơ


C2: 3đ


+ Trọng lực là một vectơ có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống dưới
3. Đặt vấn đề (3’):



- Ở trong chương trình cơ học lớp 8 chúng ta đã học về lực và biết được khái niệm, tác dụng của lực, đặc
điểm của lực và cùng tìm hiểu về các loại lực cơ học. Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể xem
lực có ảnh hưởng tới chuyển động như thế nào? Tìm hiểu kĩ hơn về cácloại lực cơ học


- Bài đầu tiên ta đi tìm hiểu các phép tính về lực: Phép tổng hợp và phân tích lực
4. Nội dung bài mới


Hoạt động 1(20 phút): Tìm hiểu về phép tổng hợp lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Phân tích ví dụ


- Thơng báo về phép tổng hợp lực


+ Khi một vật chịu nhiều lực tác dụng thì thường
để phép tính được đơn giản thì người ta thay thế
nhiều lực đó bằng một lực có tác dụng giống hệt
như tác dụng của tất cả các lực đấy. Và người ta
gọi đó là phép tổng hợp lực.


</div>
<span class='text_page_counter'>(182)</span><div class='page_container' data-page=182>

- Phát biểu thế nào là phép tổng hợp lực:


“ Tổng hợp lực là phép thay thế hai hay nhiều lực
bằng một lực, có tác dụng giống hệt như tác dụng
của tất cả các lực đó”


- Suy luận: Vì lực là một vectơ nên


2


1+F


F
=


F là tổng vectơ của hai lực F1 và F2
- Để kiểm tra ta sẽ đi tiến hành thí nghiệm như
tính tốn không:


Tác dụng hai lực F1 và F2 vào một dây chun. Sau
đó thay thế lưc đó bằng một lực có các giá trị như
sau xem tác dụng của lực này có đúng giống như
tác dụng của hai lực đó không


+ TH1: F1↑↑F2⇒Fhl =F1+F2
+ TH2:

F

<sub>1</sub>

F

<sub>2</sub>

F

<sub>hl</sub>

=

F

<sub>1</sub>

_

F

<sub>2</sub>


+ TH3: 2<sub>2</sub>


1
2
hl


2


1

F

F

=

F

+

F


F




+ TH4:

(

)

hl 1 2


0
2


1,F =120 ⇒F =F =F


F


- Quan sát thí nghiệm


- Rút ra nhận xét: Kết quả thí nghiệm phù hợp với
lí thuyết


- Phát biểu quy tắc tìm hợp lực


“ Hợp lực của hai lực tác dụng vào một chất điểm
là đường chéo của hình bình hành có hai cạnh là 2
lực đó”


- Trả lời câu hỏi trong SGK


2
1+F
F
=
F


cano (hai lực kéo) người ta thay thế hai lực đó
bằng một lực sao cho lực đó có tác dụng giống hệt


như tác dụng của hai canơ – lực đó gọi lực tổng
hợp của hai lực kéo.


- Yêu cầu học sinh trả lời thế nào là phép tổng hợp
lực?


-Thông báo: Lực là một đại lượng vectơ nên để
xác định được lực tổng hợp thì nó là tổng vectơ
của hai lực.


- Đưa ra thí nghiệm: Điều đó có đúng khơng?
CHúng ta sẽ cùng làm thí nghiệm


- Hỏi: Thí nghiệm đó sẽ làm thế nào?


- Hỏi: Theo lí thuyết trên thì thí nghiệm sẽ có kết
quả thế nào?


- tiến hành thí nghiệm
- Hỏi: Nhận xét kết quả?


- Hỏi: Nêu nguyên tắc tìm hợp lực?


- Hỏi: Phát biểu ngun tắc tìm hợp lực: Nếu có
hai lực F1 và F2 cùng tác dụng vào một chất điểm
thì hợp lực sẽ được xác định như thế nào?


- Yêu cầu học sinh làm ví dụ trong SGK


- Mở rộng trong trường hợp có nhiều lực: Thì tổng


hợp từng cặp lực một


- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ


Hoạt động2(10 phút): Tìm hiểu về phép phân tích lực


Hoạt động của học sinh Hỗ trợ của giáo viên


- Nghe


- Trả lời câu hỏi: Phép phân tích lực là phép thay
thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng
giống hệt như tác dụng của những lực đó.


- Yêu cầu học sinh đọc SGK phần mục lục


- Thơng báo: Phân tích lực là phép ngược lại với
phép tìm hợp lực


- Hỏi: Thế nào là phép phân tích lực?


- Mở rơng thêm về phép chiếu


+ Phép phân tích lực gần giống như phép chiếu


</div>
<span class='text_page_counter'>(183)</span><div class='page_container' data-page=183>

IV. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (5’)
1. Củng cố:


- Nhắc lại các kiến thức về bài tóan



- Yêu cầu học sinh tổng hợp lực trong bài 5, 6 SGK
2. Hướng dẫn về nhà


- Học các nội dung chính của bài
- Làm các bài tập SGK


- Hướng dẫn làm bài tập 7 SGK: Khi treo dây áo thì tổng hợp lực của hai lực kéo phải có cùng phương,
ngược chiều, cùng độ lớn với trọng lực của mắc áo


V. RÚT KINH NGHIỆM:


………
………
………
……….


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007
Ngày soạn: 5/9/2007


Tiết 87: KIỂM TRA HỌC KÌ
Lớp dạy : 10B9, 10B10


Ngày soạn: 5/9/2007
I. MỤC TIÊU


1. Kiến thức:
-


2. Kỹ năng:


-


II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên


- Đọc SGK, soạn giáo án
- Chuẩn bị thí nghiệm
2.Học sinh:


- Ơn tập lại nội dung bài cũ


- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ , sách vở.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động 1 (5 phút): Kiểm tra bài cũ (Đối với học sinh:TB)


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


- Đặt câu hỏi:
+


-Nhận xét câu trả lời và cho điểm


- Trả lời câu hỏi
+


- Nhận xét câu trả lời của bạn
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểm khái niệm chuyển động cơ


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh



- Đặt vấn đề:
- Hỏi:


- Đọc SGK (đs)


- Thảo luận theo nhóm (thl)
- Trả lời câu hỏi(trl)


Hoạt động 3 (5phút): Củng cố và hướng dẫn về nhà


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


- Nêu lại các nội dung chính của bài:
+


- Hướng dẫn về nhà:


- Nhắc lại những nội dung chính của bài
+


</div>
<span class='text_page_counter'>(184)</span><div class='page_container' data-page=184>

+ Học các nội dung chính của bài
+ Trả lời các câu hói SGK


+ Làm các bài tập SGK
+ Làm các bài tâp SBT
+ Ôn tập lại các nội dung:


+



- Nghi lại hướng dẫn về nhà


IV. RÚT KINH NGHIỆM:


Phê duyệt giáo án
Ngày duyệt: …… /……/2007


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×