Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Gián án KH Doi moi PPDH va KTDG 20102011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.31 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN NA HANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THCS NĂNG KHẢ
Số: 23 /KH - THCS
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Năng Khả, ngày 20 tháng 9 năm 2010
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂM HỌC 2010-2011
A. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.
Những năm qua, trường THCS Năng Khả đã tích cực trong việc thực hiện đổi
mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.
- Ưu điểm:
+ Đại bộ phận giáo viên đã tích cực tìm hiểu, tham khảo để nâng cao nhận thức về
chủ trương của Bộ GD-ĐT trong việc đổi mới chương trình SGK và phương pháp giảng
dạy.
+ Thường xuyên tổ chức các chuyên đề xoay quanh vấn đề “Đổi mới phương
pháp” nhằm tìm ra một giải pháp có tính khả thi và hiệu quả.
+ Tham gia các đợt bồi dưỡng thường xuyên trong dịp hè và tổ chức thăm lớp
dự giờ để nâng cao chất lượng giảng dạy mà cơ bản là thực hiện đổi mới phương
pháp .
+ Đại đa số giáo viên không còn dạy theo lối “Đọc – chép” hoặc thiên về thuyết
minh một chiều.
+ Nhà trường thường xuyên tổ chức phong trào thao giảng, dự giờ thăm lớp để
góp ý thẳng thắn bằng những ý kiến bổ ích giúp cho thầy cô giáo tìm ra tiếng nói
chung .
-Nhược điểm:
+ Trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới chương trình, SGK và phương
pháp, một bộ phận giáo viên vẫn chưa tích cực cải tiến phương pháp, còn nặng nề


trong lối dạy cũ, chưa chịu khó học hỏi nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
+ Một số giáo viên đôi lúc còn giảng dạy nặng về thuyết minh,“đọc chép”.
+ Cơ sở vật chất của nhà trường cho nên khá nhiều thiết bị bị hư hỏng không sử
dụng được làm cho nhiều giáo viên lên lớp gặp khó khăn trong việc thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học thông qua kỹ năng thao tác thực hành.
+ GV và Học sinh chưa thật sự tự giác trong khi kiểm tra, đánh giá
B. KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NĂM 2010-2011
VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO.
I.MỤC TIÊU:
1
-Tận dụng tối đa các điều kiện cơ sở vật chất hiện có như thiết bị dạy học theo
hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá để phục vụ tích cực cho đổi mới phương pháp dạy
hpc và nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn,
về sử dụng công nghệ thông tin và có tâm huyết trong nghề nghiệp để thực hiện đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá.và nâng cao chất lượng.
- Chấm dứt lối dạy học đọc chép, tăng cường dạy học phát huy tính chủ động sáng tạo
của học sinh, dạy học theo chuẩn kiến thức và kỹ năng phù hợp với mọi đối tượng học
sinh.
II.CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CÁC ĐIỀU KIỆN.
1/ Về đội ngũ.
- Số lượng: Tham mưu và kiến nghị với Phòng GD-ĐT Na Hang về cơ cấu đội
ngũ giáo viên đủ về số lượng quy định, đồng bộ về chuyên ngành. Kiên quyết không
có giáo viên giảng dạy trái với chuyên môn được đào tạo.
- Tự học: Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia học nâng cao trình độ
chuyên môn bằng các hình thức chuyên tu, từ xa, tại chức. Đặc biệt là những vấn đề
mới về tin học, về khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Nắm bắt kịp thời những
thông tin mới về tri thức trong chương trình, sách giáo khoa mới. Năm chắc lý luận
về đổi mới phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên đều phải có hồ sơ tự học trong hồ sơ
chuyên môn.

Tăng cường dự giờ thăm lớp để rút kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.
- Tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ trong hè.
2/ Vê Cơ sở vật chất:
- Xây dựng phòng học, phòng thực hành bộ môn “ Lý, Hóa , Sinh” và phòng
học chung, phòng Tin hợp lý, có chất lượng.
- Tham mưu với các cấp xây phòng học theo quy định 30% để tăng cường
công tác dạy phụ đạo, dạy học tự chọn và bồi dưỡng HSG., HĐGDNGLL, dạy
hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.
- Phát huy tối đa hiệu quả của các phòng thực hành thí nghiệm, phòng học
chung đã có nhằm rèn luyện cho học sinh những kỹ năng thực hành cần thiết để nâng
cao hiệu quả giảng dạy theo hướng đổi mới phương pháp.
- Quy hoạch khu giáo dục thể chất bãi tập để tiến hành các hoạt động giáo dục,
rèn luyện sức khoẻ cho học sinh theo hướng đổi mới PPDH.
-Thiết bị dạy học: Nhà trường lập kế hoạch bổ sung các thiết bị đang còn thiếu
nhất là hoá chất phục vụ các thí nghiệm, xin với các cấp lãnh đạo tăng cường thiết bị
giảng dạy ƯDCNTT như máy chiếu prọjector để nâng số lượt giáo viên được sử
dụng CNTT cho ĐMPPDH.
3/ Về các hoạt động chuyên môn:
- Mỗi giáo viên coi việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh
giá học sinh trong quá trình đổi mới giáo dục là nội dung cơ bản trong công tác thực
hiện nhiệm vụ chuyên môn.
2
- Chuyên môn nhà trường trực tiếp quán triệt đến tận mỗi giáo viên: Tăng cường
dạy học phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. Thực hiện đổi mới gắn với
khai thác, sử dụng các thiết bị trên cơ sở bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng từng bộ
môn.
Đi đôi truyền thụ kiến thức bộ môn cần chú trọng tích hợp kiến thức đa môn.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đổi mới chương trình,
sách giáo khoa đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, công tác
sử dụng thiết bị dạy học.

- Chỉ đạo ba tổ chuyên môn khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để phục vụ
một cách hiệu quả việc dạy học theo phương pháp mới, sử dụng các phần mềm dạy học
và sáng tạo các phần mềm dạy học phù hợp với đắc điểm đối tượng học sinh của nhà
trường.
- Chỉ đạo một cách tích cực việc giáo viên mượn và sử dụng đồ dùng dạy học,
cấm giáo viên dạy chay dạy không có thiết bị trong khi phòng thực hành có những
thiết bị đó đối với những tiết học cần sử dụng các thiết bị thực hành.
4/ Công tác thư viện:
Để thực hiện tốt ĐMPPDH, thư viện nhà trường thực hiện những nhiệm vụ cơ bản:
- Lên kế hoạch mua nhiều tài liệu tham khảo liên quan đến ĐMPPDH.
- Sưu tầm trong học sinh và giáo viên những bài làm tốt, những giáo án mẫu,
những đề kiểm tra 1 tiết, học kỳ để làm tư liệu cho thầy và trò tham khảo.
- Phát động ba tổ chuyên môn: Mỗi tổ có hai bài soạn giáo án điện tử/năm
được đưa vào đĩa CD và nộp về thư viện làm tư liệu.
5/ Hội thi giáo viên dạy giỏi và thao giảng có ƯDCNTT.
Từ năm học 2010-2011, trường chú trọng tổ chức hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp
trường và chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học vào trong Hội thi để động viên khuyến khích phong trào, đúc rút kinh nghiệm
trong công tác chỉ đạo chuyên môn thực hiện chương trình, sách giáo khoa và đổi mới
phương pháp dạy học.
6/ Tổ chức chuyên đề:
Tập trung vào các vấn đề trọng tâm, có tác dụng thiết thực đối với giáo viên
trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trên cơ sở chỉ đạo của Sở,
của Phòng. Cụ thể theo kế hoạch sau:
- Tổ Tự Nhiên: Xây dựng chuyên đề “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy toán, lý THCS”.
- Tổ Xã hội: Xây dựng chuyên đề “Dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin
nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh qua giảng dạy Ngữ văn, môn
Lịch sử…
- Tổ Ban chung: Xây dựng chuyên đề “Dạy học Ứng dụng công nghệ thông tin

nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh qua giảng dạy Anh văn, môn
Sinh, Hóa, Công nghệ, Mĩ thuật…
3
Tiếp tục thực hiện các chuyên đề:
+ Dạy Ngữ văn thông qua các hoạt động học tập của học sinh.
+ Thông qua dạy Vật lý để bồi dưỡng phương pháp tự học của học sinh
+ Giảng dạy Toán phù hợp với từng đối tượng học sinh.
+ Ứng dung CNTT trong giảng dạy Lịch sử và minh hoạ Video Clip
như thế nào để có hiệu quả.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học,
chuyên môn nhà trường sẽ tìm ra những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình dạy
học để hình thành các chuyên đề mới vừa thiết thực, vừa hiệu quả hơn trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục.
7/ Tổ chức thao giảng:
- Ngoài các chuyên đề, chuyên môn nhà trường chỉ đạo giáo viên dự giờ đúc rút
kinh nghiệm giảng dạy theo phương pháp mới đạt 10 tiết/HK.
- Thực hiện chương trình chính khoá, mỗi giáo viên thực hiện ít nhất 2 tiết lên
lớp/năm ứng dụng CNTT và đổi mới phương pháp dạy học.
- Hàng năm tổ chức thao giảng theo kế hoạch : Mỗi giáo viên thực hiện hai tiết
trong đó có 1 tiết ứng dụng CNTT.
8/ Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH:
- Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận đông “Nói không với tiêu cực trong thi cử” tiến
tới đánh giá đúng thực chất chất lượng học tập của học sinh. Trên cơ sở đó các em
thấy được khả năng của mình để có các giải pháp tốt trong quá trình học tập và nhà
trường có những biện pháp quản lý tổ chức ra đề, coi và chấm thi nghiêm túc,
khách quan, công bằng, chính xác.
- Hình thức kiểm tra, đánh giá:
Thực hiện nghiêm túc kế hoạch và các hình thức kiểm tra: phối hợp kiểm tra
miệng với kiểm tra thực hành, kết hợp kiểm tra tự luận với kiểm tra trắc nghiệm.
Đổi mới cách ra đề theo hướng người học phải hiểu bài biết vận dụng kiến thức

vào trong bài làm. hạn chế lối học vẹt, ghi nhớ máy móc.
Đối với các môn xã hội ra đề “Mở” nhằm kiểm tra sự thông hiểu và vận dụng của học
sinh.
Tất cả các môn học đều ra đề tự luận, riêng ngoại ngữ vừa tự luận vừa trắc
nghiệm.
Mỗi năm học nhà trường sẽ tổ chức một lần hội thảo về đổi mới phương pháp
dạy học trong toàn trường nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH và KTĐG có hiệu
quả cao hơn.
9/ Tổ chức thanh tra:
Ngoài việc thanh tra của Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT, nhà trường tổ chức
thanh tra toàn diện ít nhất 60% tổng số giáo viên/năm thực hiện ĐMPPDH. Tiến
hành dự giờ đột xuất đạt 40% tổng số giáo viên/năm.
10/ Tổ chức sơ kết, tổng kết đổi mới PPDH và đánh giá giáo viên:
4
- Thực hiện đánh giá giáo viên một cách nghiêm túc, thẳng thắn cuối học kỳ và
năm học chú trong đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG.
- Cuối mỗi học kỳ, chuyên môn sẽ tổ chức sơ kết nhằm đúc rút kinh nghiệm
đồng thời có sự chỉ đạo, điều chỉnh kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG thích hợp.
- Cuối năm học, tổ chức tổng kết việc đổi mới PPDH và KTĐG một cách trung
trực thẳng thắn, tìm ra những nguyên nhân, những bài học trong quá trình thực hiện
ĐMPPDH và KTĐG để có hướng bổ sung cho kế hoạch năm học sau.
Trên đây là kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học của trường THCS Năng
Khả thành năm học 2010-2011 và những năm tiếp theo, kế hoạch là sự định hướng
cho cán bộ giáo viên trong việc thực hiện đổi mới PPDH và KTĐG, là cơ sở để các
tổ chuyên môn đề ra các chỉ tiêu và triển khai thực hiện, là căn cứ để nhà trường
đánh giá đúng thực chất quá trình ĐMPPDH hàng năm.
Nơi nhận :
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- Chi bộ trường (báo cáo)
- Các PHT, tổ trưởng CM, CBGV (thực hiện);

- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG

Bùi Công Thành
5

×