Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có văn trong chuong trình Toán lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.76 KB, 11 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
GIẢI TỐN CĨ VĂN TRONG
CHƯƠNG TRÌNH TỐN LỚP BA.


I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Tầm quan trọng , thực trạng và lí do chọn đề tài:
Chương trình tốn 3 là một bộ phận của chương trình tốn tiểu học. Chương trình này
tiếp tục thực hiện những đổi mới về giáo dục toán học ở các lớp 1và 2; khắc phục những
tồn tại của dạy tốn lớp 1,2,3 theo chương trình cũ; góp phần thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông, nhằm đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai
đoạn đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Trong chương
trình dạy-học tốn ở tiểu học, thì chương trình tốn lớp 3 đóng một vai trị trọng yếu. Lớp
3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, do vậy cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến
thức cơ sở để học sinh học tốt giai đoạn cuối của bậc tiểu học và làm nền tảng cho các
cấp học sau này.
Ở lớp ba cùng với việc học các phép tính cộng trừ nhân, chia trong phạm vi 100,
1000,10000,100000 học sinh bắt đầu làm quen và giải loại toán hợp Bài tốn giải bằng
hai phép tính( cộng, trừ, nhân, chia) từ những loại tốn đơn nên các em cịn ngỡ ngàng
Qua 7 năm dạy thay sách lớp 3, trên thực tế của lớp tơi có một số em giỏi tốn và một số
em học toán chậm, nhất là loại toán giải có văn.Trong từng tiết học, để những học sinh
yếu này tiếp thu, giải được những bài tốn có lời văn là cả một vấn đề khó khăn. Các em
thường rất ngại làm bài, sợ giải tốn vì khả năng tư duy (phân tích, tổng hợp) của các em
có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi, các em cịn vội
vàng, hấp tấp, đơn giản hố vấn đề nên đơi khi chưa đọc kĩ đề, chưa hiểu kĩ đề đã vội
vàng làm bài, dẫn đến kết quả còn nhiều khi sai, thiếu hoặc đúng nhưng chưa đủ.Với
mong muốn được góp phần nhỏ bé của mình vào việc giáo dục, phát triển nhân cách cho
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng học tập của các em đồng thời nâng cao năng lực
sư phạm cho bản thân, trong q trình giảng dạy tơi đã đúc kết Một số biện pháp giúp học
sinh giải toán có văn trong chương trình tốn 3.
2. Giới hạn nghiên cứu:


- Chương trình tốn ba, phương pháp dạy tốn.
- Giáo viên và học sinh khối ba trường Tiểu học Lương Thế Vinh

II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Điều tra và phân loại học sinh yếu kém ở lớp và có biện pháp giúp đỡ:
Sau đợt khảo sát chất lượng đầu năm, đối với học sinh yếu kém trong mơn tốn, tơi tiến
hành phân loại từng em. Đối với những em kém loại tốn giải có văn, tơi có kế hoạch
kèm cặp, hướng dẫn phương pháp giải toán kịp thời cho từng em.
Lớp tơi có em Minh Huy, Minh Quang, Vân, Khang, Bắc ,Trung ,Phước, Hưng... là
những em giải tốn có văn cịn yếu. Các em thường sợ loại tốn này. Các em khơng biết
giải, thường trả lời sai, làm tính khơng đúng. Tôi luôn quan tâm động viên các em chăm


học, tích cực làm bài để các em tự tin vào khả năng của mình để suy nghĩ, tìm cách giải
đúng.
Trong các giờ lên lớp, tôi luôn động viên các em đọc đề kỹ, phân tích đề suy nghĩ tìm
ra mối quan hệ giữa dữ kiện đã cho và dữ kiện phải tìm bỏ qua những chi tiết thứ yếu,
những chi tiết không cần thiết mà tập trung vào những chi tiết chủ yếu bản chất để tìm ra
cách giải. Tôi dành nhiều thời gian hơn trong việc kiểm tra bài làm của các em này trên
lớp, thường xuyên chấm, chữa trực tiếp với học sinh để củng cố kiến thức. Tuyên dương
khen thưởng kịp thời bằng điểm số nếu các em có cố gắng để các em phấn khởi học tập,
xoá dần đi ấn tượng sợ giải toán.
Vào buổi học thứ hai (buổi chiều), tôi yêu cầu các em làm lại bài toán vừa giải ở buổi
thứ nhất (buổi sáng) để các em nắm vững cách giải, lần sau gặp lại loại bài như thế là có
thể làm được ngay. Tơi cịn u cầu phụ huynh kết hợp chặt chẽ với giáo viên, có trách
nhiệm hướng dẫn con em học ở nhà, giúp các em ôn lại vững kiến thức, làm lại thuần
thục các bài tập trên lớp. Ngoài ra tơi cịn tổ chức đơi bạn học tập, gồm 01 em giỏi tốn
kèm 01 em yếu mơn tốn đồng thời duy trì thường xuyên nền nếp truy bài đầu giờ. Nếu
bạn giải sai thì hướng dẫn giải lại cho bạn nắm được phương pháp giải toán.
2. Rèn kỹ năng giải tốn từ dễ đến khó, từ kiến thức cũ đến kiến thức mới:

a/ Hệ thống lại kiến thức ở lớp 1:
Hệ thống lại kiến thức đã học ở lớp 1,2 là tối cần thiết. Ở lớp 1,các em đã học các bài
tốn đơn giản giải bằng một phép tính cộng hoặc một phép chủ yếu là các bài toán thêm
bớt một số đơn vị trừ . Loại toán này đơn giản nhưng cũng phải củng cố cho các em nắm
vững thì mới làm được các bài tốn trên.

-

Ví dụ:
Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi nhà An có mấy con gà?
Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con?
Lớp 1B có 35 bạn,trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh nam?
Nhà An có 9 con gà ,mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An cịn mấy con gà?

Đây là những bài tốn có dữ kiện cụ thể. Các em cần suy nghĩ làm tính cộng hay tính trừ
là đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng.
b/ Hệ thống lại kiến thức ở lớp 2:
Ở lớp hai các em được ôn lại các dạng toán lớp một và luyện thêm các dạng toán mới.
Giải các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ hoặc nhân hoặc chia (trong đó có
các bài tốn về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị; bài tốn nhân, chia).
Ví dụ:
- Con lợn to cân nặng 92kg, con lợn bé nhẹ hơn con lợn to 16kg. Con lợn bé cân nặng
bao nhiêu kg?
- Lan hái được 24 bông hoa, Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa. Hỏi Liên hái


được bao nhiêu bơng hoa?
-Có 15 kg gạo chia đều vào 3 túi. Hỏi mỗi túi có mấy kg gạo?
- Có 35 quả cam xếp vào các đĩa mỗi đĩa 5 quả cam. Hỏi xếp được vào mấy đĩa?
- Mỗi can đựng 3 lít dầu. Hỏi 5 can như thế đựng được bao nhêu lít dầu?

Đây là các bài tốn cũng có dữ kiện cụ thể. Cho học sinh nhận xét dữ kiện, tóm tắt đề
tốn, tìm ra cách giải, suy nghĩ làm tính cộng hay tính trừ hay tính nhân hay tính chia là
đúng và chú ý dựa vào câu hỏi mà trả lời cho đúng.Với cách làm này, học sinh mạnh dạn
tự tin vào bản thân, dần ham thích giải tốn, để thể hiện khả năng của chính mình.
Vai trị của người thầy cũng rất quan trọng. Lời phát biểu của các em dù đúng hay sai,
giáo viên cần phải có lời động viên hợp lí. Nếu học sinh phát biểu sai hoặc chưa đúng,
giáo viên động viên: "gần đúng rồi, em cần suy nghĩ thêm tí nữa sẽ tìm ra lời giải chính
xác ...", giúp các em cố gắng suy nghĩ làm bằng được, khích lệ các em "khơng thua
cuộc", chứ khơng nên nói "sai rồi, khơng đúng..." gây mất hứng thú cho học sinh, làm
cho các em tự ti, chán học.
Đây là bước rất quan trọng, giúp các em khơng sợ giải tốn, thích thi nhau làm để khẳng
định mình, từ đó tạo dựng dần kỹ năng giải tốn vững chắc với lời giải thơng thường ở
lớp 1, 2.
3. Định hướng cho học sinh giải toán ở lớp 3:
Ở lớp 3, giáo viên cần định hướng cho các em giải được các bài tốn từ có dữ kiện cụ
thể sang bài toán giải bằng 2 phép tính; bài tốn liên quan đến rút về đơn vị; bài toán gấp
1 số lên nhiều lần, giảm 1 số đi nhiều lần; bài toán so sánh 2 số hơn kém nhau bao nhiêu
đơn vị; bài toán so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, số bé bằng một phần mấy số lớn; các
bài tốn có nội dung hình học (tính chu vi, tính diện tích...)
Hướng dẫn học sinh đọc đề, phân tích đề:
Đọc đề phân tích đề là một khâu rất quan trọng của bài tốn giải. Trình trạng phổ biến
hiện nay trong phần lớn học sinh là đọc đề khơng kĩ, chưa chịu phân tích đề nên dẫn đến
làm bài bị sai sót nhiều.
Yêu cầu Học sinh đọc đề nhiều lần, phân tích mối quan hệ giữa dữ kiện đã biết và dữ
kiện chưa biết để giải đúng, bằng cách phân tích đề theo hướng tổng hợp... Và trong bài
soạn cũng như trong mỗi tiết học giáo viên dạy theo từng nhóm học sinh, nêu câu hỏi phù
hợp với từng nhóm đối tượng.









Ví dụ1:
Một cuộn vải dài 81 m, người ta đã bán cuộn vải. Hỏi cuộn vải còn lại mấy m?
Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề tốn
Đề bài cho biết gì?( cuộn vải dài 81 m, đã bán được cuộn vải)
Đề bài hỏi gì?( cuộn vải cịn mấy m?)
Muốn tìm cuộn vải cịn mấy m ta làm như thế nào?(lấy số vải có – số vải đã bán)
Cuộn vải có mấy m? ( có rồi, 81m)
Số vải đã bán có chưa?(Chưa có)
Ta làm thế nào?( đi tìm số vải đã bán)


• HSTB: Số vải đã bán quan hệ thế nào với số vải trong cuộn vải?(đã bán được cuộn
vải)
Đi tìm cuộn vải tức là tìm một phần mấy của một số ta làm thế nào?(lấy số vải
trong cuộn chia 3)
+ Gọi HS nêu bài giải theo hướng ngược lại.
Bài giải:
Số vải đã bán là:
81: 3 = 27(m)
Số vải còn lại là:
81- 27 = 54(m)
Đáp số: 54m
Ví dụ 2:
Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển
sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, phân tích tách riêng từng câu của đề bài theo
hướng từ đầu đến cuối.
Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ ta tìm được gì?( Số sách mỗi tủ là 240:2 = 120
(quyển))
Mỗi tủ có 120 quyển mà mỗi tủ có 4 ngăn ta tìm được gì?( Số sách mỗi ngăn là
120:4=30(quyển))
Bài giải:
Số sách mỗi tủ là
240:2=120 (quyển)
số sách mỗi ngăn là:
120:4=30(quyển)
Đáp số:30 quyển
*Với bài tốn có nhiều câu hỏi:
Ví dụ:
Năm nay em 6 tuổi, chị 12 tuổi. Hỏi:
a. Chị hơn em bao nhiêu tuổi?
b. Tuổi chị gấp mấy lần tuổi em?
c. Cả hai chị em có bao nhiêu tuổi?
Đối với bài này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh giải tương ứng với yêu cầu của
từng câu hỏi:
Bài giải:
Số tuổi chị hơn em là:
12 - 6 = 6 (tuổi)
Tuổi chị gấp tuổi em một số lần là:
12 : 6 = 2 (lần)
Cả hai chị em có số tuổi là:
12 + 6 = 18 (tuổi)
Đáp số: a. 6 tuổi



b. 2 lần
c. 18 tuổi
Giáo viên phải nhấn mạnh cho học sinh một lời giải, một phép tính. Có bao nhiêu câu
hỏi, có bấy nhiêu đáp số (chú ý cả tên đơn vị).
*Với u cầu giải tốn thơng thường:
- Nhiều hơn một số đơn vị :
- Ít hơn một số đơn vị
:
- Gấp một số lên nhiều lần :
- Giảm đi một số lần
:

Làm tính cộng
Làm tính trừ
Làm tính nhân
Làm tính chia

- So sánh số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị: Làm tính trừ
- So sánh số bé ít hơn số lớn bao nhiêu đơn vị: Làm tính trừ
- So sánh số lớn gấp mấy lần số bé: Làm tính chia
- So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn: Làm tính chia như “So sánh số lớn gấp mấy
lần số bé” và thêm một câu kết luận
-Các bài toán về ý nghĩa của phép nhân phép chia
Sau khi rèn luỵên một số bài toán cơ bản, để phát triển tư duy của học sinh, tôi nâng cao
hơn một bước bằng cách thơng qua bài tốn "gốc"có dạng trên tôi cho học sinh nâng cao
tư duy lên một bước với những dữ kiện trên mà cách giải lại làm ngược lại với phép tính
trên( vì người ta cho số bé, u cầu tìm số lớn)
- Ít hơn một số đơn vị :
Làm tính cộng
- Nhiều hơn một số đơn vị: Làm tính trừ

- Gấp một số lần:
Làm tính chia
- Giảm một số lần:
Làm tính nhân
Ví dụ 1:
Tùng có 15 hịn bi ,Tùng có nhiều hơn Bình 2 hịn bi. Hỏi hai bạn có bao nhiêu hịn bi?
Hướng dẫn HS: Đề bài cho biết gì? Đề bài hỏi gì?
Để tìm số bi hai bạn, trước tiên ta phải tìm số bi của ai?(của bạn Bình)
Số bi của bạn Bình liên hệ với số bi của bạn Hùng như thế nào? (Tùng nhiều hơn Bình 2
hịn bi)
Vậy số bi của bạn Bình như thế nào với số bi của bạn Tùng? (ít hơn)
Bài giải:
Số bi của Bình có là: 15 - 2 = 13 (hòn bi)
Số bi của hai bạn có là: 15 + 13 = 28 (hịn bi)
Đáp số:
28 hịn bi
Ví dụ 2:
Thuỳ có 30 que tính, Thuỳ có gấp 3 lần Hà. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu que tính.
Bài giải:
Số que tính của Hà là: 30 : 3 = 10 (que tính)
Số que tính của hai bạn là: 30 + 10 = 40 (que tính)
Đáp số: 40 que tính


Ví dụ 3:
Lớp 3/2 có số học sinh của lớp tham gia lao động, biết số học sinh tham gia lao động
là 7 em. Hỏi lớp 3/2 có tất cả bao nhiêu em?
Với biện pháp này, các em được nâng cao trình độ tư duy lên một bước. Từ đó các em
chọn cách giải đúng, chính xác để hình thành kĩ năng giải tốn có lời văn rõ ràng, chính
xác.

*Đối với các bài tốn có nội dung hình học:
u cầu HS trước tiên phải hiểu và thuộc cơng thức tính chu vi, diện tích và biết vận
dụng vào từng trương hợp kết hợp với vốn sống, vốn hiểu biết của mình.
Ví dụ1:
Mỗi viên gạch hình vng có cạnh 20cm. Tính chu vi hình chữ nhật ghép bởi 3 viên gạch
như thế?
Muốn tìm được chu vi hình chữ nhật ghép bởi ba viên gạch hình vng cạnh 20 cm, ta
phải tìm chiều dài , và chiều rộng là bao nhiêu?
Chiều rộng ? ( Chiều rộng chính là cạnh hình vng)
Chiều dài ? (Chiều dài chính là chiều dài 3 cạnh viên gạch hình vng)
Từ đó ta tìm được chu vi hình chữ nhật.
Ví dụ 2:
Tính chiều dài hình chữ nhật , biết nửa chu vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là 20m.
Sau khi hướng dẫn học sinh giải, để những học sinh có năng khiếu về tốn phát huy khả
năng của mình, giáo viên có thể nâng cao thêm một bước bằng bài tốn.
Tính chiều dài hình chữ nhật , biết chu vi hình chữ nhật là 60m và chiều rộng là10m.
Những học sinh giỏi sẽ phát hiện ra cần phải tìm nửa chu vi hình chữ nhật trước rồi tiếp
tục giải như bài toán trên.
4. Giúp học sinh trình bày bài giải đúng:
Từ tư duy đúng, các em tìm được lời giải phép tính, cách ghi tên đơn vị và ghi đáp số
đúng.
Bước này tuy đơn giản nhưng vẫn tương đối khó với học sinh lớp 3. Lời văn ngắn gọn,
chính xác, đúng nội dung bài để trả lời theo thứ tự: Lời giải - phép tính - đáp số.
Cần lưu ý: Phép tính trong giải tốn có lời văn khơng ghi tên đơn vị đó là phép tính
trên số nên đặt tên đơn vị trong ngoặc đơn để giải thích mục đích thực hiện phép tính.
Ví dụ: Có 70 tập giấy, gói đều thành 7 bọc. Hỏi có 100 tập giấy sẽ gói được bao nhiêu
bọc như thế.

Trước tiên phải hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài:



Tóm tắt: 70 tập: 7 bọc giấy
100tập: bọc giấy ?
Hướng dẫn học sinh giải tốn có lời văn chính xác:
Số tập giấy 1 bọc có là: 70 : 7 = 10 (tập)
Số bọc giấy của 100 tập là: 100 : 10 = 10 (bọc)
Đáp số: 10 bọc
Lưu ý: Đây là bài toán hợp, liên quan đến việc rút về đơn vị. Tên đơn vị của hai phép tính
khác nhau. Phép tính trên có tên đơn vị đại lượng 1. Phép tính dưới có tên đơn vị của đại
lượng 2(đại lượng phải đi tìm chính là đáp số bài tốn).
5. Giúp học sinh tư duy, sáng tạo
Vào buổi thứ hai trong ngày để phát huy tính sáng tạo, óc quan sát sự suy nghĩ và cũng để
kiểm tra kiến thức của học sinh. Giáo viên có thể cho học sinh tự nêu câu hỏi trong đề
toán mà những dữ kiện giáo viên đã cho sẵn
Ví dụ 1: Gà có 18 con , vịt có 6 con. Hỏi....?
Cho học sinh tự nêu câu hỏi, mỗi em một câu không trùng nhau để bài tốn giải bằng một
phép tính, sau đó nêu cách giải ứng với từng câu hỏi.
HSA: Gà hơn vịt bao nhiêu con?
HSB: Gà ít hơn vịt bao nhiêu con?
HSC: Số gà gấp số vịt bao nhiêu lần?
HSD: Số vịt bằng một phần mấy số gà?
HSE: Gà và vịt có bao nhiêu con?
HSG: Số vịt bằng số gà giảm đi mấy lần?
Tương ứng với mỗi câu hỏi là một bài toán đơn và bắt buộc học sinh suy nghĩ tìm ra
cách giải, như vậy ta vừa kiểm tra được kiến thức của học sinh vừa ơn tập các dạng tốn
đã học qua cho các em.
Ví dụ 2:
Cửa hàng có 369 chiếc xe, người ta đã bán số xe. Hỏi...?
Để bài toán giải bằng 1 phép tính thì đặt câu hỏi như thế nào? Học sinh sẽ tự nêu câu hỏi.
VD: Người ta đã bán bao nhiêu xe?

Để bài toán giải bằng 2 phép tính thì đặt câu hỏi như thế nào? Học sinh sẽ tự nêu câu hỏi.
VD: Cửa hàng còn bao nhiêu xe?
Tương tự với những dạng toán khác.
6. Giúp học sinh tìm nhiều cách giải:
Tính cách giải đúng là chưa đủ, giáo viên còn cần phải giúp học sinh tìm nhiều cách giải.
Từ đó chọn cách giải hợp lý, ngắn gọn nhất, phát huy trí lực học sinh, tạo điều kiện cho
tư duy toán phát triển.
Bước này đối với học sinh trung bình hoặc yếu là rất khó khăn. Vì vậy giáo viên phải tìm
cách hướng dẫn, gợi mở, kể cả động viên kịp thời để giúp học sinh từng bước rèn luyện
kĩ năng giải tốn của mình.


Ví dụ1:
Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 6 xe đạp, ngày thứ hai bán được số xe đạp gấp đôi
số xe đạp trên. Hỏi cả hai ngày, cửa hàng đó đã bán được bao nhiêu xe đạp?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài và tóm tắt bằng cách vẽ sơ đồ (nếu vẽ được) để
tìm ra cách giải đúng và nhiều cách khác:
Tóm tắt: Ngày thứ nhất:
? xe
Ngày thứ hai:
Bài giải:
Cách 1:
Số xe đạp bán trong ngày thứ hai là:
6 x 2 = 12 (xe)
Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
12 + 6 = 18 (xe)
Đáp số: 18 xe đạp
Cách 2:
Giáo viên cho học sinh nhìn vào sơ đồ và hướng dẫn: Nếu coi số xe đạp ngày thứ nhất
bán được là 1 phần thì số xe đạp ngày thứ hai bán là 2 phần như thế. Mỗi phần đều là 6

xe đạp.
Sau đó cho học sinh tự giải:
Bài giải:
Tổng số phần bằng nhau là:
1 + 2 = 3 (phần)
Số xe đạp bán trong cả hai ngày là:
6 x 3 = 18 (xe)
Đáp số: 18 xe đạp
Ví dụ 2:
Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn. Hỏi mỗi ngăn có bao nhiêu quyển
sách, biết rằng mỗi ngăn có số sách như nhau?
Cách 1:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, phân tích tách riêng từng câu của đề bài theo
hướng từ đầu đến cuối.
Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ ta tìm được gì?( Số sách mỗi tủ là
240:2=120 (quyển))
Mỗi tủ có 120 quyển mà mỗi tủ có 4 ngăn ta tìm được gì?( Số sách mỗi ngăn là
120:4=30(quyển))
Bài giải:
Số sách mỗi tủ là
240:2=120 (quyển)
số sách mỗi ngăn là:
120:4=30(quyển)
Đáp số:30 quyển


Cách 2:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề bài, phân tích tách riêng từng câu của đề bài từ
giữa.
2 tủ, mỗi tủ 4 ngăn ta tìm được gì? ( Số ngăn của hai tủ là 2 4 = 8 ngăn)

Có 240 quyển sách xếp đều vào 2 tủ (8 ngăn) ta tìm được gì?( Số sách mỗi ngăn là
240:8=30(quyển))
Bài giải:
Số ngăn sách hai tủ là
2 4 = 8( ngăn)
số sách mỗi ngăn là:
240:8=30(quyển)
Đáp số:30 quyển
` Để thực hiện được nhiều cách giải, giáo viên phải yêu cầu các em thật chú ý đến yêu
cầu của đề, hiểu kỹ đề, tên đơn vị của mỗi phép tính; phải gợi ý dần dần, từng bước để
các em suy nghĩ tìm ra cách giải. Động viên kịp thời những em có ý tưởng, cách giải hay.
Phân tích, điều chỉnh lại những cách giải khơng phù hợp.

7. Rèn luyện kỹ năng tính tốn, tránh nhầm lẫn khi tính tốn:

Trong thực tế, nhiều em học sinh tiếp thu, hiểu đề nhanh và biết chọn cách giải đúng,
tuy nhiên lại hay tính tốn sai, dẫn đến khơng đúng đáp số. Vì vậy giáo viên phải nhắc
nhở học sinh khi làm bài phải ln tính tốn thật cẩn thận, khơng chủ quan; phần trình
bày phải khoa học, rõ ràng. Nếu là các phép tính cộng, trừ, nhân, chia nằm trong bảng,
phải học thuộc lòng để vận dụng nhanh. Nếu ở ngoài bảng, các em phải thận trọng đặt
phép tính theo cột dọc. Làm ngồi giấy nháp, kiểm tra kết quả, nếu tự tin là đúng mới
chép vào vở.
Bên cạnh, đó giáo viên cần rèn luyện kỹ năng tính nhẩm, từ đơn giản đến phức tạp để
giúp các em thực hiện nhanh hơn quá trình giải toán đồng thời trang bị thêm một số kinh
nghiệm trong việc kiểm tra lại kết quả sau khi hoàn thành bài toán. Điều này sẽ giúp các
em hạn chế sai sót trong q trình làm bài và cũng là điều kiện để rèn luyện kỹ năng tính
tốn, tính cách cẩn thận cho học sinh.
IV/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên cơ sở kết quả đạt được của học sinh, tôi rút ra một số kinh nghiệm bước đầu như
sau:

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải xác định chính xác năng lực, trình độ của
học sinh từ đó phân loại học sinh để dạy theo hướng phân hóa đối tượng, chú trọng nhiều
đến đối tượng học sinh trung bình, khá. Trong mỗi tiết học giáo viên cần quan tâm đến
từng đối tượng HS tùy theo trình độ, tố chất của các em. Giáo viên cần nêu những câu
hỏi, bài toán vừa với sức học, tránh những yêu cầu quá dễ hoặc quá khó làm cho HS
giỏi, khá thấy nhàm chán, hoặc ngược lại tạo tình trạng căng thẳng cho HS trung bình,


yếu kém từ đó dễ nảy sinh tâm lý chán nản, lười biếng trong HS.
- Dạy học sinh các bài tập từ dễ đến khó, nhất là phân tích các bài toán hợp thành các
bài toán đơn trong các mối quan hệ để học sinh tự giải.
- Chú trọng rèn luyện kĩ năng đọc kỹ đề, phân tích, tìm ra yêu cầu một cách đầy đủ và
chính xác
- Rèn kĩ năng tính tốn chính xác, những em chưa thuộc bảng nhân, chia, cộng, trừ thì
GV qui định thời gian cho các em học và thường xuyên kiểm tra .
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc sử dụng các biện pháp để
giúp học sinh giải toán có văn trong chương trình tốn 3. Rất mong nhận được sự tham
gia đóng góp ý kiến chân thành của lãnh đạo và các đồng nghiệp
Người viết

Huỳnh Thị Việt



×