Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Luận văn y học (HOÀN CHỈNH) thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã tại huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 116 trang )

0

Lời cảm ơn
Hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các
thầy
giáo, cơ giáo, các anh chị và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo, và các bộ
mơn, phịng ban Trường Đại học Y tế Cơng cộng đã giúp đỡ cho tơi trong
q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Hồng Long, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và cung cấp những kiến
thức khoa học cho tôi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn:
 Ban giám đốc cơ quan Trung tâm y tế dự phịng Bắc Ninh đã ln động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tơi hồn thành luận văn.
 Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tiên Du, các cán bộ y tế tại 16 xã,
đã tạo điều kiện và giúp tơi trong q trình học tập và thu thập số liệu tại
thực địa.
 Các anh chị em và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ và ủng hộ tơi trong
suốt q trình học tập.
Cuối cùng tơi xin gửi lịng biết ơn sâu nặng tới tồn thể gia đình, những
người u q của tơi đã ln động viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời
gian và cơng sức để có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong q trình
học tập và hồn thành luận văn.
Hà nội, tháng 8 năm


1

Danh mục các chữ viết tắt
BHYT


bq
CBYT
CS & bVSKnd
cssk

Bảo hiểm y tế
Bình qn
Cán bộ y tế
Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ

csskbđ
dvyt
HgĐ
HĐBT
kcb
KHHGĐ
PKĐKKV
RHM
TMH
TTB DC
Ttyt
tyt
TyTX
TW
Ubnd
UNICEF

Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Dịch vụ y tế

Hộ gia đình
Hội đồng Bộ trưởng
Khám chữa bệnh
Kế hoạch hóa gia đình
Phịng khám đa khoa khu vực
Răng hàm mặt
Tai mũi họng
Trang thiết bị dụng cụ
Trung tâm y tế
Trạm y tế
Trạm y tế xã
Trung ương
Uỷ ban nhân dân
United Nations Children, s Fund- Quỹ nhi đông Liên hợp

YTCS
WHO

quốc
Y tế cơ sở
Tổ chức y tế Thế giới

Danh mục các bảng
Bảng 1: Cơ sở hạ tầng, TTB của trạm y tế:.................................................34
Bảng 2: Nguồn nhân lực y tế xã:..................................................................35
Bảng 3: Tình hình thu, chi kinh phí của trạm y tế năm 2004........................36
Bảng 4: Tình hình thuốc tại TYT .................................................................38
Bảng 5: Hoạt động khám chữa bệnh...........................................................39
Bảng 6: Mối liên quan giữa khoảng cách và số lượt khám của trạm:.........40



2

Bảng 7: Mối liên quan giữa xã chuẩn y tế Quốc gia và số lượt khám của
trạm:.............................................................................................................40
Bảng 8: Mối liên quan giữa các xã có khám BHYT và số lượt khám của
trạm:.............................................................................................................40
Bảng 9: Mối liên quan giữa TTB với công tác KCB:....................................41
Bảng 10: Mối liên quan giữa cung cấp thuốc thiết yếu với công tác KCB:. .41
Bảng 11:Mối liên quan giữa tình trạng nhà trạm và số lượt khám của trạm:
.....................................................................................................................42
Bảng 12:Mối liên quan giữa số bác sỹ tư ở xã và số lượt khám của trạm:. 42
Bảng 13: Tình hình ốm đau trong 4 tuần trước điều tra...............................43
Bảng 14: Tình hình ốm đau trong 4 tuần qua theo nhóm tuổi......................43
Bảng 15: Tỷ lệ mắc các chứng/bệnh của người ốm trong 4 trước điều
tra................45
Bảng 16: Phân bố cách xử trí ban đầu của người ốm trong 4 tuần qua......45
Bảng 17: Phân bố nơi mua thuốc của người ốm:........................................47
Bảng 18: Nhận xét về trình độ chun mơn cán bộ y tế nơi đến KCB........47
Bảng 19: Nhận xét về thái độ phục vụ nơi đến khám chữa bệnh................48
Bảng 20: Nhận xét về trang thiết bị nơi đến khám chữa bệnh.....................48
Bảng 21: Nhận xét về mức sẵn có thuốc nơi đến
KCB..............................................46
Bảng 22: Nhận xét về thời gian chờ đợi KCB..............................................50
Bảng 23: Nhận xét về giá cả dịch vụ KCB...................................................50
Bảng 24: Mối liên quan giữa tuổi và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT.............51
Bảng 25: Mối liên quan giữa giới và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT.............51
Bảng 26: Mối liên quan giữa nghề nghiệp sử dụng dịch vụ KCB tại TYT....52
Bảng 27: Mối liên quan giữa trình độ học vấn và sử dụng dịch vụ KCB tại
TYT...............................................................................................................52

Bảng 28: Mối liên quan giữa thu nhập và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT.....53
Bảng 29: Mối liên quan giữa BHYT và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT..........53
Bảng 30: Mối liên quan giữa khoảng cách và sử dụng dịch vụ KCB tại TYT.
.....................................................................................................................53


3

Danh mục các biểu đồ
Biểu đồ 1: Nhân lực y tế xã và y tế
tư.......................................................................37
Biểu đồ 2: Phân bố thu của TYT
xã..........................................................................39
Biểu đồ 3: Phân bố chi của TYT
xã..........................................................................39
Biểu đồ 4: Phân bố người ốm theo nhóm
tuổi...........................................................46

Biểu đồ 5: Phân bố các chứng/bệnh của người
ốm....................................................47
Biểu đồ 6: Phân bố cách xử trí ban đầu cuả người
ốm..............................................48
Biểu đồ 7: Phân bố sử dụng cách điều
trị..................................................................48
Biểu đồ 8: Phân bố nơi mua thuốc của người
ốm......................................................49
Biểu đồ 9: Nhận xét về chuyên môn nơi đến
KCB....................................................50
Biểu đồ 10: Nhận xét về TTBDC.............................................................................51
Biểu đồ 11: Nhận xét về

thuốc..................................................................................51
Biểu đồ 12: Nhận xét về thời gian chờ
KCB.............................................................52
Biểu đồ 13: Nhận xét về giá dịch
vụ.........................................................................53
Biểu đồ 14: Phân bố lý do tại sao sử dụng dịch vụ KCB tại TYT xã
(%).................56


4

Biểu đồ 15: Phân bố lý do tại sao không sử dụng dịch vụ KCB tại TYT xã
(%)......56

Mục lục
Lời cảm ơn.....................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt.............................................................................2
Danh mục các bảng.......................................................................................3
Danh mục các biểu đồ...................................................................................3
Mục lục...........................................................................................................5
Tóm tắt nghiên cứu........................................................................................6
I. Đặt vấn đề...................................................................................................7
II. Mục tiêu nghiên cứu:..................................................................................9
chương I: Tổng quan....................................................................................10
1.1. Khái niệm về cung cấp dịch vụ y tế:......................................................10
1.2. Y tế tuyến xã:.........................................................................................11
1.3 Một số khái niệm chung về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế:...............14
chương II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:....................................27
1. Đối tượng nghiên cứu:.............................................................................27
2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:...........................................................27

3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................27
4. Kỹ thuật thu thập số liệu:..........................................................................29
5. Một số định nghĩa và biến số, chỉ số nghiên cứu:....................................30
5.1 Một số định nghĩa...................................................................................30
5.2 Các biến số và chỉ số nghiên cứu..........................................................31
6. Xử lý số liệu:.............................................................................................31
7. Khó khăn, hạn chế của đề tài và cách khắc phục:...................................31


5

8. Đạo đức nghiên cứu:...............................................................................32
Chương Iii: kết quả nghiên cứu...................................................................33
3.1 Thông tin chung về kinh tế, xã hội:........................................................33
3.2 Các nguồn lực y tế:................................................................................33
3.3 Một số yếu tố liên quan đến hoạt động KCB tại trạm:..........................40
3.4 Thông tin chung về hộ gia đình:............................................................43
3.5 Thực trạng mắc bệnh và sử dụng dịch vụ KCB:....................................43
3.6 Các yếu tố liên quan đến tình hình sử dụng dịch vụ KCB tại TYT:.......51
3.7 Kết quả nghiên cứu định tính:................................................................55
Chương iV: bàn luận....................................................................................61
Chương V: kết luận......................................................................................62
chương vi; khuyến nghị................................................................................79
tài liệu tham khảo........................................................................................80
Phụ lục:........................................................................................................86
Tóm tắt nghiên cứu
Nghiên cứu: "Thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh ở trạm y tế xã tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005.” Với
những mục tiêu cụ thể sau:



Mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở
trạm y tế xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005.



Mô tả một số yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm
2005.



Đề xuất các giải pháp để tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã trong tình hình mới.
Để đạt được những mục tiêu trên chúng tôi thiết kế một nghiên cứu mơ

tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính. Đối
tượng nghiên cứu là 16 TYT xã, cán bộ TYT, cán bộ TTYT huyện, lãnh đạo
UBND xã, hộ gia đình . Thu thập số liệu qua điều tra định lượng tại 16 TYT
và điều tra 300 hộ gia đình, điều tra định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu


6

và thảo luận nhóm. Xử lýý số liệu bằng phần mềm Epi-Infor, dùng test ữ2 để
so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhìn chung các TYT xã ở huyện Tiên Du
đã đảm bảo được về cung cấp các DVKCB, như nhân lực, TTB, thuốc thiết
yếu, cơ sở nhà trạm với 68% các nhà trạm theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, các
TYT đều có Bác sỹ và NHS hoặc YSSN, số giường bệnh TB là 5,7, lương,

BHXH của CBYT được cung cấp,...Qua nghiên cứu cho thấy một số yếu tố
ảnh hưởng đến việc cung cấp DVKCB như: Xã đạt chuẩn y tế Quốc gia về y
tế xã; xã có khám BHYT; TTB, thuốc và cơng tác KCB; xã có nhiều Bác sỹ
tư hành nghề...
Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy mặc dù được đầu tư về CBYT,
TTB.. như vậy nhưng qua điều tra hộ gia đình thì những người ốm được hỏi
chỉ có 20,7% đến TYT khi ốm đau. Và tìm thấy một số yếu tố ảnh hưởng
đến sử dụng DVKCB tại TYT như không tin tưởng chuyên môn 62%, bệnh
nhẹ 48,1%...có BHYT..

I. Đặt vấn đề
Sự tiếp cận dịch vụ y tế và quyền của mọi người được chăm sóc y tế
là một mục tiêu cần đạt được của một chính sách y tế quốc gia. Khám chữa
bệnh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của y tế cơ sở và là một trong
những tiêu chí để đánh giá chuẩn quốc gia về y tế xã.
Từ khi đổi mới cho đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, hệ
thống y tế Việt Nam có nhiều thay đổi. Một trong những thay đổi đó là người
dân phải chi trả phí dịch vụ y tế theo hai hình thức trực tiếp và BHYT. Bên
cạnh đó hệ thống y tế tư nhân được phép hoạt động cạnh tranh các cơ sở y
tế nhà nước. Người bệnh có quyền tự do lựa chọn nơi khám chữa bệnh, họ
có thể lựa chọn cơ sở y tế nào mình thích như đến thẳng bệnh viện tuyến
trung ương để khám chữa bệnh mà không cần sự giới thiệu của tuyến


7

dưới. Điều này dẫn đến hậu quả xấu cho cả người cung cấp và người sử
dụng dịch vụ khám chữa bệnh. Dẫn đến quá tải lượng bệnh nhân ở tuyến
trên, sự lạm dụng sử dụng thuốc, sự đầu tư cho y tế cơ sở khơng thích
đáng, hiệu quả sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở giảm sút. phải chăng

chính sách thu một phần viện phí đã ảnh hưởng nhất định đến khả năng
tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế xã, hay do nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân ngày càng cao ?
Để đáp ứng với những thay đổi trên nhiều chính sách y tế ra đời nhằm
đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân ngày càng cao. Đó là
Nghị quyết Trung ương IV khoá VII về nhiệm vụ cấp bách trong chăm sóc
sức khoẻ nhân dân của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Chỉ thị 06CTTW về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng [3]. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 370/2002/QĐBYT về chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001- 2010. Đặc biệt là Nghị
quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về cơng tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.
Tiên Du là một huyện đồng bằng của tỉnh Bắc Ninh với diện tích 108
km2, nằm kề ngay thị xã Bắc Ninh và cách thủ đô Hà Nội khoảng trên 20
km, dân số khoảng 13 vạn người, dân trí cao nhưng khơng đồng đều, có 15
xã và 1 thị trấn, ngành nghề chủ yếu là nông nghiệp và có một số nghề phụ
như nghề làm bún, giấy, nuôi tằm, nghề mộc và buôn bán nhỏ… Trung tâm
y tế huyện có quy mơ bệnh viện 60 giường, một phòng khám đa khoa khu
vực, 1 đội y tế dự phòng, 1 đội bảo vệ bà mẹ trẻ em. Nhân lực gồm 170
người trong đó có 20 bác sĩ. Đến hết năm 2004, huyện đã có 8/16 trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia, 100% trạm y tế có bác sỹ và nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản
nhi, khám BHYT được triển khai tại các TYT xã [41].
Cùng với cả nước và thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện đã thực
hiện về xã hội hố sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm
của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các


8

ngành, các đoàn thể và các tổ chức xã hội. Mạng lưới y tế xã không ngừng
được củng cố cả về cơ sở cũng như trang thiết bị, thuốc thiết yếu, lương và
chế độ bảo hiểm cho cán bộ y tế, cũng như chủ trương đưa bác sỹ về xã

trong những năm qua được chú trọng rất nhiều. Tuy nhiên, qua số liệu lưu
trữ cho thấy số người đến khám chữa bệnh tại một số trạm y tế còn thấp
0,3 lần/người/năm (chuẩn y tế quốc gia là 0,6 lần) [41]. Trong khi đó việc
khám chữa bệnh ở tuyến trên thì quá tải, những bệnh thông thường chỉ cần
điều trị ở tuyến xã là khỏi thì lại phải lên tận bệnh viện huyện, tỉnh , ngược
lại những trường hợp cần phải có hướng dẫn của y bác sỹ thì lại tự mua
thuốc điều trị Câu hỏi đặt ra là liệu củng cố trạm y tế xã đã thực sự có hiệu
quả chưa?, có những giải pháp nào khác?
Cùng với đó trong tình hình hiện nay với nền kinh tế ngày càng phát
triển, nhu cầu khám chữa bệnh của người dân ngày càng cao, với việc triển
khai khám chữa bệnh bằng BHYT cho người nghèo tại TYT xã [41] và với
sự cạnh tranh của y tế tư nhân, liệu sự đầu tư, cung cấp dịch vụ y tế cho
trạm y tế xã đã phù hợp chưa? Sự đầu tư đó theo chức năng nhiệm vụ của
TYT xã, hay theo nhu cầu KCB của người dân, hay theo khả năng hoạt
động của từng trạm. Câu hỏi đặt ra là sự cung cấp các dịch vụ y tế như vậy
đã đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân chưa? Hiện tại ở Tiên Du
chưa có đề tài nào tìm hiểu về vấn đề này.
Để trả lời cho các câu hỏi trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng
cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã tại huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005.”

II. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung:


9

Mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của trạm
y tế xã, mô tả các yếu tố liên quan và đề xuất các giải pháp tăng cường
sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở trạm y tế xã trong tình hình mới tại

huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1 Mô tả thực trạng cung cấp và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở
trạm y tế xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2005.
2.2 Mô tả một số yếu tố liên quan đến cung cấp và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm
2005.
2.3 Đề xuất các giải pháp để tăng cường cung cấp và sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh tại trạm y tế xã trong tình hình mới.


10

chương I: tổng quan
1.1. Khái niệm về cung cấp dịch vụ y tế:
Khả năng cung cấp DVYT của TYT cơ sở gồm: nhân lực, CSVC, TTB,
thuốc thiết yếu cũng như nguồn tài chính của cơ sở [9].
1.1.1. Nhân lực y tế:
* Nhân lực y tế: là một trong những nhân tố quyết định chất lượng
các hoạt động trong tất cả các cơ sở của ngành y tế. Việc thực hiện các DV
CSSK cơ bản phụ thuộc vào nguồn nhân lực y tế. Trong tình hình phát triển
KT-XH ở nước ta hiện nay, do thay đổi cơ chế kinh tế nên tác động rất
nhiều đến nhu cầu CBYT về chất lượng và số lượng, để có thể đáp ứng
được nhu cầu CSSK cho nhân dân hiện tại cũng như trong tương lai. Theo
quyết định số 58 TTg của Thủ tướng Chính phủ về y tế cơ sở [17], biên chế
cán bộ của TYT cơ sở tùy theo số dân và địa bàn hoạt động, một trạm y tế
cơ sở được bố trí từ 3 đến 6 cán bộ, trong đó 1 đến 2 bác sỹ.
1.1.2. Tài sản, vật tư thiết bị y tế:
* Tài sản ( nhà trạm, vật tư, trang thiết bị) đóng vai trị rất quan trọng
trong cơng tác KCB cho nhân dân. TTB y tế là những phương tiện kỹ thuật

giúp cho người thầy thuốc nâng cao chất lượng trong cơng tác chẩn đốn,
chữa bệnh, phịng bệnh, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học.
Phân loại tài sản theo thời gian sử dụng:


Loại tài sản cố định và vật tư, TTB lâu hỏng: nhà cửa, giường tủ, bàn
ghế, ống nghe, panh, kéo....( Sử dụng trong thời gian 1 năm trở lên).



Loại vật tư tiêu hao: bông băng, cồn gạc....
Phân loại theo thông dụng:



Vật tư -TTB thông dụng: bàn ghế, giường tủ, ấm chén, phích đựng
nước, đồng hồ treo tường......



Vật tư -TTB chuyên dụng: nồi hấp, panh, kéo, ống nghe, dụng cụ
tiểu phẫu, ống hút điều hòa kinh nguyệt....


11

1.1.3. Tài chính:
* Tài chính: là một yếu tố rất quan trọng trong các nguồn lực y tế. Tài
chính đảm bảo cho các cơ sở y tế thực hiện nhiệm vụ CSSK cho nhân dân,
các nguồn kinh phí của TYT bao gồm:



Kinh phí do trên cấp



Kinh phí do xã cấp: thường bằng khoảng 10% ngân sách xã



Quỹ y tế xã



Tiền thu từ các DVYT



Các nguồn thu khác: tiền do các chương trình, dự án hỗ trợ, tiền
qun góp, từ thiện...

1.1.4. Thuốc:
* Thuốc thiết yếu: Bộ y tế đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc
thiết yếu ( cứ 3-5 năm một lần) dựa trên tiêu chuẩn phù hợp với mơ hình
bệnh tật, tình hình KT-XH cũng như các tiến bộ về công nghệ trong điều trị
của Việt Nam. Các loại thuốc trong danh mục thuốc thiết yếu phải có hiệu
quả cao, đảm bảo tính an tồn, dễ sử dụng và phù hợp với yêu cầu điều trị
ở từng tuyến [12].
Bộ y tế đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ
ba vào ngày 28/11/1995. Danh mục thuốc này xây dựng cho 3 mức độ

chăm sóc sức khỏe khác nhau dựa trên tình trạng có người có trình độ
chun mơn cao nhất ở nơi đó.


Mức 1: Những nơi có bác sỹ: 255 loại



Mức 2: ở những nơi chỉ có y sỹ: 197 loại



Mức 3: Những nơi khơng có cả y sỹ, bác sỹ: 83 loại.

1.2. Y tế tuyến xã:
1.2.1. Tình hình nhân lực trạm y tế xã.


12

Điều tra ở 61 tỉnh (gồm 9.181 xã) năm 1996 bình qn mỗi trạm y tế có
khoảng 4 cán bộ, nhân viên [7].
Năm 2000, 51% số TYTX đã có bác sỹ [17]. Phấn đấu 2010, 80%
TYTX có bác sỹ [18]. Thực hiện mục tiêu chiến lược về bác sỹ xã ngồi các
lớp chính qui , Bộ y tế chủ trương mở các lớp chuyên tu để chuyển y sỹ
trung học, y sỹ cao đẳng hiện đang làm việc ở xã thành bác sỹ xã [11].
Năm 2000: 87,9% TYTX có NHS hoặc YSSN trung học và cơ sở. Bộ y
tế chủ trương đến 2005, 100% TYTX có NHS trong đó 60% là NHS trung
học và đến 2010, 80% là NHS trung học [18].
* Kết quả nghiên cứu tại 32 trạm y tế phường thuộc thành phố Hà Nội

năm 2002 [26].
Đa số các trạm y tế phường được điều tra có số cán bộ từ 5-6 người,
trung bình của 32 trạm là 5,3 CBYT/trạm. 17 TYT phường có 5 CBYT chiếm
tỷ lệ cao nhất (53,1%), chỉ có 4 TYT phường (12,5%) có 4 cán bộ, cịn lại có
6 đến 7 cán bộ.
Về mặt chất lượng cán bộ, nhiều trạm y tế có đề nghị bổ túc, đào tạo
lại để nâng cao trình độ chun mơn nói chung, năng lực khám chữa bệnh
nói riêng (9/32=28,1%). Các trạm y tế phường ở Hà Nội hầu như khơng
được biên chế dược tá, chỉ có 3,1% số trạm có. Chức năng dược tá có thể
khơng biên chế riêng mà được kiêm nhiệm do một cán bộ y tế khác.


Thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm KCB theo chế độ BHYT.



Chính sách đãi ngộ chưa thoả đáng đối với cán bộ y tế KCB tại trạm
y tế cơ sở [6].



Cán bộ y tế tại trạm y tế, nhiều xã cịn thiếu cả về số lượng và chất
lượng.



Chưa có chính sách khuyến khích về vật chất, tinh thần một cách
phù hợp đối với cán bộ làm công tác y tế cơ sở [5].

1.2.2. Cơ sở vật chất, trang thiết bị.



13

Cơ sở vật chất trang thiết bị của TYTX đã được chính quyền dịa
phương quan tâm xây dựng. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn nên vẫn cịn rất
nhiều trạm y tế xã có trụ sở là nhà xây dựng cấp 4 (chiếm 90%), diện tích
sử dụng cịn rất hạn chế (có nơi chỉ có 3 phịng).
Các trang thiết bị y tế tại trạm y tế đã được đầu tư từ nguồn kinh phí
của các chương trình quốc gia hoặc do kinh phí địa phương. Mỗi trạm đều
có: Bàn sản khoa, dụng cụ khám bệnh thông thường (ống nghe, huyết áp),
nồi hấp, bộ tiểu phẫu. Một số trạm y tế liên xã còn được trang bị dụng cụ
làm xét nghiệm máu, nước tiểu..., một số xã được cơ quan BHYT trang bị
một số thiết bị y tế chuyên dụng thiết yếu từ quỹ phát triển sự nghiệp
nhưng còn rất hạn chế. Tuy nhiên, có một thực trạng là nhiều y dụng cụ
không được dùng đến do thiếu cán bộ đủ trình độ sử dụng [6] .
* Kết quả nghiên cứu tại 32 trạm y tế phường thuộc thành phố Hà Nội
năm 2002 [26], cho thấy:


Trang thiết bị y tế của trạm y tế phường rất thiếu thốn và xuống cấp
nghiêm trọng.



Dụng cụ khám chữa bệnh chung chỉ có trung bình 22,2/53 khoản
mục quy định (thiếu gần 60% khoản mục theo quy định), thiếu dụng
cụ chuyên dùng quy định cho các trạm có bác sĩ cơng tác, thiếu cáng
tay, dụng cụ chun khoa (chỉ có trung bình 0,6/11 khoản theo quy
định), trang thiết bị tiệt khuẩn (hiện có 31,4% theo quy định) và các

thiết bị khác thiếu rất nhiều [26].



Nhiều trạm y tế cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn [5], [6].



Hầu hết các trạm y tế xã khơng có các phương tiện xét nghiệm cận
lâm sàng [5] và hầu hết các TYTX nội thành không thực hiện KCB
cho các đối tượng BHYT.

1.2.3. Hoạt động của TYTX, phường và việc sử dụng DVYT của người
dân:


14

* Chức năng nhiện vụ của TYTX, phường: TYTX, phường là đơn vị
đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm trong hệ thống y tế nhà nước, phối hợp
các ngành, các đoàn thể trong xã, phường tham gia vào các hoạt động
chăm sóc và bảo vệ SKND, có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ CSSKBĐ
cho nhân dân trên địa bàn. Do đó TYTX, phường có vị trí chiến lược quan
trọng, vì đây là đơn vị gần dân nhất, phát hiện những vấn đề sức khỏe sớm
nhất, có thể giải quyết tại chỗ 80% sức khỏe của địa phương. Đây cũng là
nơi thể hiện sự công bằng trong CSSK rõ nhất, nơi trực tiếp thực hiện
những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về y tế và là bộ phận
quan trọng nhất của ngành y tế tham gia ổn định chính trị- xã hội [11].
TYTX, phường có 11 nhiệm vụ. Liên quan đến cơng tác KCB có một số
nhiệm vụ sau: Tổ chức sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng

trong khu vực mình phụ trách; Tổ chức sơ cứu ban đầu, KCB thông thường
cho nhân dân tại TYT và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình;
Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc TTYT huyện
chỉ đạo nội dung CSSKBĐ.....”[15]
Tính đến 2000 cả nước có 10.511 xã, phường, thị trấn. Hiện tại có
10.424 xã có TYT, chiếm tỷ lệ 99,17%, chỉ có 86 xã chưa có TYT chiếm
0,83%[16]
* Thực trạng của việc sử dụng và cung cấp DVYT tại TYTX,
phường:
Tại cuộc điều tra mức sống dân cư 1998 cho thấy tình trạng mua thuốc rất
phổ biến đối với tất cả các nhóm thu nhập, dịch vụ tại quầy thuốc chiếm xấp
xỉ 2/3 số lần sử dụng dịch vụ, [39],[59].
Xu hướng sử dụng các DVYT có phần giảm sút trong những năm gần
đây. Lý do người dân ít đến TYT là do thiếu tin tưởng vào trình độ chuyên
môn của cán bộ y tế tại trạm. Bên cạnh đó các yếu tố về gần nhà tiện lợi về


15

thời gian, thuốc, thái độ CBYT, giá cả, giầu nghèo cũng là những yếu tố ảnh
hưởng tới việc lựa chọn sử dụng DVYT của người dân [1].
1.3 Môt số khái niệm chung về tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế:
1.3.1 khái niệm về tiếp cận dịch vụ y tế:
Tiếp cận dịch vụ y tế là khả năng mà người sử dụng y tế khi cần có thể
đến sử dụng DVYT tại nơi cung cấp [47],[[53].
Khả năng tiếp cận DVYT tuỳ thuộc vào 4 nhóm yếu tố chính:


Nhóm các yếu tố về khoảng cách từ nơi ở đến cơ sở y tế:
Nhóm này bao gồm khoảng cách đường đi, chất lượng đường xá,


phương tiện giao thông thông thường và các biến động thời tiết theo mùa.
Tổng hợp lại có thể đo bằng thời gian,... (km/m) đi bằng phương tiện thông
thường từ nhà đến cơ sở y tế (càng xa, càng tốn thời gian để đến được cơ
sở y tế, càng khó tới đó thì sự tiếp cận về khoảng cách càng thấp).


Nhóm các yếu tố về kinh tế:
Thơng thường càng nghèo càng bị hạn chế đến với cơ sở y tế. Mức

nghèo cũng có thể tuyệt đối và cũng có thể tương đối với mức chi phí cho
tồn bộ đợt ốm phải đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh. Sự chênh lệch về
thu nhập dẫn đến sử dụng DVYT giữa người giàu và người nghèo ở thành
thị cũng như ở nông thôn không giống nhau. Hộ gia đình có thu nhập cao,
người ta sẽ dễ dàng quyết định đi KCB kể cả nơi xa nhất, nhưng có chất
lượng nhất, ngược lại những người nghèo thường có xu hướng tự chữa ở
nhà hoặc đến thày thuốc gần nhà để giảm bớt chi phí hoặc hạn chế đến cơ
sở y tế có chất lượng cao, thu phí cao...[46],[48].
Đối với các nước đang phát triển thì yếu tố kinh tế có quyết định rất
quan trọng tới khả năng tiếp cận DVYT của người dân.


Nhóm các yếu tố về DVYT:
Trong nhóm này đề cập đến tính thuận tiện về giờ giấc, thời gian mở

của, tính thường trực, tính sẵn sàng của các DVYT mà người dân cần, đạo


16


đức thái độ người cung ứng dịch vụ và chất lượng các dịch vụ theo yêu cầu
của người dân [45].


Nhóm các yếu tố văn hố:
Đó là các tập qn về chữa bệnh, như coi trọng chữa bệnh cho nam

hơn nữ, coi trọng trẻ em hơn người già, ngại đến thầy thuốc nam giới, ngại
phải thổ lộ bệnh tật của mình... Các yếu tố về trình độ hiểu biết, văn hố
của người ốm và chủ hộ cũng ảnh hưởng tới quá trình quyết định tới sự
tiếp cận DVYT [46].
1.3.2 Quan hệ giữa tiếp cận và sử dụng DVYT với các yếu tố ảnh
hưởng:
Tiếp cận và sử dụng DVYT là hai vấn đề có quan hệ với nhau, ví dụ
như khoảng cách ngắn (gần nhà,...) giữa người có nhu cầu sử dụng dịch vụ
y tế và nơi khám chữa bệnh thể hịên tính tiếp cận cao, cịn việc đến hay
khơng đến đó KCB thì cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá cả, tính sẵn
có, tính liên tục chọn lọc và sự hiểu biết về dịch vụ [45].


Về khoảng cách:
Đối với y tế xã, nếu tính khoảng cách bằng Km, nói nên khả năng tiếp

cận dịch vụ. Tuy nhiên nếu cùng một cộng đồng, khoảng cách như nhau thì
nhà giàu tiếp cận được dễ hơn (do có phương tiện đi lại dễ dàng hơn...)
cịn nhà nghèo khơng oặc khó tiếp cận được (do phải đi bộ, đạp xe, mất
thời gian hơn...) [43].




Về kinh tế:
Kinh tế HGĐ được đo lường, đánh giá qua phỏng vấn chủ hộ về thu

nhập (các khoản), tính theo thu nhập bình qn đầu người / tháng tính bằng
đồng. vì thế khi nghiên cứu kinh tế HGĐ ở nơng thơn thường sử dụng cách
tính thu nhập để phân loại giàu nghèo [31].


17

Cách thứ hai là tính mức chi tiêu của gia đình trong một tháng để phân
loại kinh tế HGĐ. Nhược điểm lớn nhất cho tới nay là khơng có mức chính
thức phân loại giàu nghèo qua chi tiêu ở Việt Nam. nhược điểm thứ hai là
các chi tiêu có thể rất khác nhau giữa các tháng trong năm.
Dù cách tính qua thu nhập hay chi tiêu đều có thể dẫn tới sai số, vì vậy
ngân hàng thế giới gần đây đề xuất cách phân loại tình trạng kinh tế của
một cộng đồng dựa theo mức thu nhập bình quân đầu người của từng
thành phần cấu thành cộng đồng đó. Mỗi nhóm gồm 20% số hộ trong diện
điều tra được chia đều. Mức giàu, trung bình hay nghèo được đối chiếu với
nhau trong cùng một cộng đồng sẽ cho phép nhận định ảnh hưởng của điều
kiện kinh tế ( nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất) tới khả năng chi trả,
nguyện vọng chi trả của người dân khi đi KCB. Qua đó biết được tiếp cận
của họ với cơ sở y tế [58][52].


Về yếu tố DVYT:
Thường không được đo lường bằng các biến định lượng như trên mà

bằng các biến định tính, thể hiện nguyện vọng, ý kiến của người dân đối với
cơ sở y tế [19].



Các yếu tố về văn hố:
Có thể dùng trình độ văn hố (học hết cấp nào hay học hét lớp mấy)

để làm biến số định lượng. Các yếu tố khác được thể hiện qua các biến
định tính.
Tóm lại: Để đo lường cách tiếp cận cần rất cẩn thận, nhất là các đo
lường tính tốn. Tiêu chuẩn nhận định khác nhau sẽ dẫn đến suy luận khác
nhau. Việc dùng các biến số về định lượng có phần thuyết phục hơn song
cũng dễ bị đánh giá thấp hơn hoặc cao hơn thực tế. Việc áp dụng các kỹ
thuật nghiên cứu định tính một cách nghiêm ngặt sẽ cho chúng ta những
kết quả chính xác hơn [45].


18

Năm 1968 Anderson và Rosentock đã đưa ra mơ hình sử dụng DVYT
ở Mỹ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn DVYT như sau [53][50]:
Nhóm yếu
tố cơ bản

Yếu tố đặc
trưng của

Cấu trúc
xã hội

Nhóm
yếu tố

khả năng
Nguồn
lực của

Nguồn
lực cộng
đồng

Nhucầu
KCB

Sử
dụng
DVYT

Tình
trạng sức
khoẻ bản
thân
Tình trạng sức
khoẻ do người
cung cấp DVYT
đánh giá

Lịng tin vào y tế
Sơ đồ 1: Mơ hình sử dụng DVYT
Như vậy mơ hình có ba nhóm yếu tố ảnh hưởng tới việc sử dụng các
DVYT của người dân. Theo các tác giả nhận xét thì khi tách riêng từng yếu
tố không thấy ảnh hưởng rõ rệt. Nhưng khi tác động tổng hợp của cả ba
yếu tố thì lại có ảnh hưởng. Năm 1981, Fiedler đã sửa lại mơ hình này. Cho

đến nay hai mơ hình của Anderson và Rosentock vẫn thường được sử
dụng để thiết kế nghiên cứu về sử dụng DVYT [46][49].
1.3.3 Những hướng nhằm tăng cường khả năng tiếp cận sử dụng dịch
vụ y tế xã:
Trước hết cần phân tích những nguyên nhân nào dẫn tới sự tiếp cận
dịch vụ y tế thấp trước khi muốn nâng cao khả năng tiếp cận cộng đồng,
một địa phương. Việc phân tích từng nhóm các yếu tố riêng lẻ và sau đó
tổng lượng các yếu tố sẽ cho phép nhìn nhận nguyên nhân hợp lý hơn. Khi
nghiên cứu tiếp cận hướng về các giải pháp trong tương lai cũng phải có


19

những cứ liệu để dự đoán sự tiếp cận, sử dụng dịch vụ KCB sẽ thay đổi
theo hướng nào.
Trước đây khi đồng thời xảy ra tình trạng người dân ít đến trạm y tế xã
để KCB cùng với tình trạng xuống cấp của trạm y tế cơ sở (vì trang thiết bị
KCB, thuốc thiếu, tổ chức lỏng lẻo...) thì nhiều người cho rằng cần phải
củng cố TYTX thì người dân mới đến. Trong thực tế việc nâng cấp, xây
dựng TYTX, cung cấp dụng cụ thuốc thiết yếu, lương thường xuyên cho
CBYT và đào tạo CBYT về chuyên môn, về quản lý đã dược chú trọng rất
nhiều. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư cho các trạm y tế xã đã tăng,
nhất là sau khi có Nghị định 58 của Chính phủ (1995) ban hành, hoạt động
của y tế xã đã đi vào nề nếp rõ rệt. Tuy nhiên khi đối chiếu với số người đến
KCB, mua thuốc và các dịch vụ y tế khác thì thấy khơng tương xứng với
mức đầu tư. Trước đây, mỗi ngày có 2-3 người dân đến KCB tại trạm/ngày
thì nay tăng lên 4-5 người bệnh/trạm/ngày và tỷ lệ người dân đến trạm vẫn
còn rất thấp 0,3% [14]. Câu hỏi đặt ra là: liệu giải pháp củng cố TYTX đã
thực sự có hiệu quả hay chưa ? có những giải pháp nào hiệu quả hơn?
Nhìn lại cách đề cập này trong cơ chế thị trường, chúng ta có thể thấy

ngay những yếu điểm của nó. Sự cạnh tranh của y tế xã với y tế tư nhân là
một sự thật tất yếu, vì vậy nếu TYTX không cung ứng dịch vụ mà cộng
đồng yêu cầu về cả chất lượng , tiện nghi và tính sẵn sàng thì người dân
vẫn khơng đến đó. Như vậy, tất yếu phải củng cố y tế cơ sở sao cho cơ sở
này đáp ứng được yêu cầu của cộng đồng.
Việc xem xét toàn diện trong xu thế phát triển của cộng đồng về các
yếu tố giúp tăng cường khả năng tiếp cận cũng như hạn chế các yếu tố cản
trở tiếp cận giúp cho người quản lý y tế địa phương tìm được các giải pháp
có hiệu quả nhất và được cộng đồng chấp nhận. Đây cũng là cách đề cập
dựa trên cấu trúc hệ thống và động thái phát triển [28].
1.3.4 Tác động của đổi mới kinh tế ở Việt Nam đến sử dụng dịch vụ
khám chữa bệnh:


20

Từ sau đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta chuyển sang giai
đoạn mới, đổi mới sâu sắc toàn diện trên mọi mặt kinh tế - xã hội. Những
chính sách mới của Đảng và nhà nước đã đưa đất nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế và ổn định chính trị, đồng thời đẫ tác động sâu sắc đến hoạt
động y tế [10][43]
Những chính sách đó ngày càng tạo điều kiện cho ngành y tế phát
triển theo hướng của dân, do dân và vì dân, đảm bảo cơng bằng trong
chăm sóc sức khoẻ nói chung và nhất là trong KCB nói riêng [10][43]. Bên
cạnh đó xuất hiện nhiều mối tác động qua lại giữa đổi mới y tế và đổi mới
kinh tế. Các tác động này bắt đầu từ những thành tựu và khó khăn mà
chúng ta mà chúng ta đã đạt được trong lĩnh vực kinh tế. Tốc độ phát triển
kinh tế tính theo thu nhập người dân tăng trung bình 5% hàng năm, giá trị
đồng tiền Việt Nam được ổn định, kim ngạch xuất khẩu đã tăng dần từng
bước. Việc khủng hoảng về lương thực, thực phẩm dần dần được ổn định

và tăng dần 8,3 % hàng năm. Sản xuất phát triển, thu nhập/ người dân tăng
có tác dụng tốt đến sức khoẻ. Người nơng dân có khả năng trang trải các
khoản chi tiêu hàng ngày, chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, cơng
cuộc đổi mới cũng tạo nên một sự phân hoá rất sâu sắc trong xã hội, những
người có điều kiện về công cụ sản xuất, về kinh tế, về đất đai thì ngày càng
trở nên giàu có, cịn những người khơng có điều kiện thuận lợi thì trở nên
nghèo đi và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Sự chuyển đổi về kinh tế và các yếu tố xã hội trong giai đoạn quá độ
đã tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển đổi về sức khoẻ. Sự phát triển kinh
tế kéo theo là tình trạng ơ nhiễm mơi trường và và tình hình bệnh tật thay
đổi. Nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên, trong khi chúng ta đang cố gắng
khống chế các bệnh nhiễm trùng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và giảm thiểu
các yếu tố nguy cơ cho bà mẹ và trẻ em thì chúng ta lại phải khắc phục và
giải quyết các bệnh mạn tính của xã hội phát triển như tiểu đường, tim
mạch, ung thư... đồng thời với việc giải quyết lối sống không lành mạnh,


21

vấn đề người có tuổi và các vấn đề ơ nhiễm môi trường do xã hội phát triển
[10].
Năm 1980, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy
định mọi người dân được khám chữa bệnh không phải trả tiền. Các hoạt
động của ngành y tế là dựa vào ngân sách nhà nước và một số nguồn viện
trợ từ nước ngoài. Tuy nhiên ngân sách nhà nước đầu tư cho ngành y tế
lúc đó chỉ đủ chi lương cho cán bộ y tế, chi phí hành chính, duy tu, sửa
chữa nhỏ nên các cơ sở y tế ngày càng bị xuống cấp cả về cơ sở hạ tầng
và trang thiết bị y tế. Người bệnh phải tự lo mua ngoài phần lớn thuốc và
vật tư kỹ thuật y tế để chữa bệnh theo chỉ định của thày thuốc. Nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, đòi hỏi phải nâng cao chất

lượng phục vụ cả về tinh thần thái độ phục vụ và trang thiết bị hiện đại.
Chính vì để khắc phục tình trạng khó khăn về tài chính, cho nên Luật
BVSKND ra đời năm 1989 và được Hiến pháp năm 1992 khẳng định trách
nhiệm của người bệnh khi đi KCB là phải chi trả một phần viện phí. Để thể
chế hố điều luật đó, ngày 24/4/1999, Chính phủ đã ra Nghị định số 45/ CP
cho phép ngành y tế thu một phần viện phí để cải thiện điều kiện phục vụ
bệnh nhân. Bên cạnh đó Nghị định số 299/HĐBT (ngày 15/8/1992) về thực
hiện BHYT trên phạm vi cả nước theo hai hình thức bắt buộc và tự nguyện
cũng đã hỗ trợ rất nhiều kinh phí cho các hoạt động y tế. Đối với Việt Nam,
một nước có mức chi ngân sách bình qn đầu người cho y tế vào hàng
thấp nhất trên thế giới (5 USD/người/năm) [33][34] thì chính sách thu một
phần viện phí là rất cần thiết và đóng vai trị hết sức quan trọng để hỗ trợ
kinh phí hoạt động cho các CSYT đáp ứng nhu cầu KCB của nhân dân [25].
Sau gần mười năm thực hiện chính sách thu một phần viện phí, chúng ta
đã thu được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn tồn
tại một số vấn đề cần đổi mới, việc thu viện phí cịn nhiều điểm chưa hợp
lý, chưa dựa trên khả năng chi trả của người dân, gây khó khăn cho người
nghèo, người khơng có khả năng chi trả hoặc chỉ có khả năng chi trả một


22

phần [33][43]. Thực tế ngành y tế vẫn phải tiếp tuc đổi mới, đặc biệt hình
thức thu một phần viện phí và hoạt động KCB để đáp ứng nhu cầu CSSK
của nhân dân, đảm bảo mặt bằng KCB cho mọi đối tượng theo định hướng
công bằng và hiệu quả, đặc biệt KCB cho người nghèo [33][40].
1.3.5 Thực trạng công tác CSSK ở nước ta trong quá trình cải cách
kinh tế:
Sau khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo
định hướng XHCN, nguồn ngân sách cho y tế, giảm nhiều do quỹ tập thể

giảm sút làm cho hàng loạt TYTX bị ảnh hưởng, dẫn đến làm việc hoạt
động cầm chừng do thiếu nguồn lực. Có lúc, có nơi nhiều tháng liền CBYT
xã khơng có tiền lương, hoạt động thất thường. Nhiều TYTX xuống cấp,
nhiều xã không còn trạm y tế [43].
Trong những năm gần đây, nhà nước tăng cường đầu tư qua các
chương trình y tế, mặt khác tình hình kinh tế xã hội có nhiều thay đổi tiến
bộ, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn trước, mối quan
hệ giữa người cung cấp và sử dụng các dịch vụ theo phương thức bên
cho... bên nhận khơng cịn tiếp tục như trước nữa. Song song với việc tồn
tại theo phương thức dịch vụ y tế theo kiểu cũ, thì trong dịch vụ y tế hình
thành một quan hệ phục vụ theo kiểu cơ chế thị trường, giữa một bên là
người bán và một bên là người mua. Trong mối quan hệ này thì cả người
cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ đều tương đối tự do, mọi người
dân đều có quyền quyết định sự lựa chọn dịch vụ theo ý muốn. Theo quy
luật cung cầu, trong cơ chế thị trường, người cung cấp phải đưa ra những
dịch vụ có chất lượng và được người dân chấp nhận, người dân sử dụng
DVYT sẽ lựa chọn thứ dịch vụ nào cần thiết nhất cho sức khỏe của mình và
phù hợp với t tiền của họ [28][31].
Đến nay, mọi người đều có quyền lựa chọn dịch vụ KCB như nhau,
nhưng phải trả tiền. Khả năng lựa chọn DVYT theo nhu cầu lại phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, trong đó điều kiện kinh tế, khoảng cách tới cơ sở y tế, các


23

yếu tố tập quán... Đây là vấn đề khó khăn đối với người nghèo, vùng sâu,
vùng xa [21].
Sự mấy công bằng trong tiếp cận với DVYT giữa người giàu và người
nghèo, nông thôn và thành thị, miền xuôi và miền núi. Chỉ có thể giải quyết
thơng qua hệ thống y tế công cộng [14].

Do vậy, đối với khu vực y tế Nhà nước cần được tăng cường để giữ
vững vai trò chủ đạo trong việc CS & BVSKND, tập trung ưu tiên vào những
dịch vụ y tế mà y tế tư nhân và cộng đồng khơng có khả năng thực hiện, hỗ
trợ cho những người có cơng với nước, vùng sâu, vùng xa và người nghèo
[21].
Các cơ sở tuyến tỉnh và tuyến huyện cũng cần được đầu tư để nâng
cao chất lượng và khả năng để hỗ trợ cho tuyến xã và nhân dân.
Đối với khu vực y tế tư nhân cần có cơ chế, chính sách khuyến khích,
mặt khác phải tăng cường quản lý bằng pháp luật, tập hợp họ thành các tổ
chức nghề nghiệp, khuyến khích và yêu cầu tư nhân tham gia vào công tác
CS & BVSKND, dưới sự chỉ đạo của y tế địa phương [21][34].
Do vậy, cần cải tiến hệ thống quản lý, tổ chức CSSKND, tiếp tục phục
hồi và củng cố, bảo đảm cho sự phát triển cân đối và năng động, nâng cao
hiệu suất hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở, bằng cách hợp lý hóa cán
bộ, đảm bảo đời sống cho CBYT, tăng cường trang thiết bị, cung cấp thuốc
men, nâng cao tay nghề và tạo nguồn kinh phí.
1.3.6 Hệ thống y tế Việt Nam và sự tiếp cận với DVYT:
1.3.6.1 Hệ thống y tế ở Việt Nam:
Hệ thống y tế Việt Nam được phân bố rộng rãi khắp đất nước, có cả y
tế Nhà nước và y tế tư nhân cùng tồn tại và phát triển.
Cơ cấu tổ chức của hệ thống y tế cơng là cơ cấu hình kim tự tháp,
được chia làm 4 cấp, cấp cao nhất- đỉnh kim tự tháp là Bộ Y tế, các bệnh


24

viện trung ương và các bệnh viện chuyên khoa. Chức năng chính của các
bệnh viện trung ương là thực hiện chuyên môn sâu và kỹ thuật cao [4].
Tầng thứ 2 của kim tự tháp là bệnh viện tuyến tỉnh, mỗi bệnh viện
tuyến tỉnh có thể biên chế từ 500 đến 1000 giường. Đây là các cơ sở KCB

được trang bị kỹ thuật tốt tập trung hầu hết các bác sỹ có chun mơn cao,
đặc biệt là tuyến tỉnh, thành phố và nhất là tuyến trung ương, có khả năng
chẩn đốn và đièu trị những trường hợp bệnh phức tạp [8].
Tầng thứ 3 của kim tự tháp là y tế tuyến huyện, gọi là TTYT huyện, mỗi
một huyện có một bệnh viện đa khoa và 1-2 phòng khám đa khoa khu vực.
Y tế tuyến huyện là nơi cứu chữa cơ bản phục vụ nhân dân, đồng thời là
tuyến hỗ trợ trực tiếp cho tuyến xã. Củng cố y tế tuyến huyện không những
nâng cao chất lượng cứu chữa cơ bản tại chỗ mà cịn hỗ trợ cho cơng tác
CSSKBĐ của tuyến xã, đồng thời có tác dụng giảm bớt gánh nặng cho y tế
tuyến tỉnh và trung ương, để các tuyến này tập trung vào nghiên cứu khoa
học và cứu chữa có chất lượng những trường hợp nặng và phức tạp. Hơn
một nửa số bệnh viện ở Việt nam (64%) là bệnh viện huyện [8]
Mức thấp nhất trong hệ thống y tế Việt Nam đó là TYT xã, là đơn vị
đầu tiên tiếp xúc với nhân dân nằm trong hệ thống y tế nhà nước có nhiệm
vụ thực hiện các nội dung CSSK như là thực hiện các chương trình y tế
quốc gia, cung cấp thuốc điều trị thiết yếu. Tuy nhiên, 77% các TYT xã
khơng có bác sỹ. Vì vậy chất lượng KCB tại TYT xã bị ảnh hưởng [4][8][14].
Mặc dù hệ thống y tế công được phân bố khắp đất nước nhưng những
cơ sở này lại không được sử dụng nhiều nhất. Các cơ sở y tế công chỉ
chiếm 14% trong tổng số các trương hợp KCB. Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế
công tại Việt Nam là thấp nhất trong số các nước Đông Nam á . ở
Campuchia, mặc dù y tế cơng được nhìn nhận là thấp kém hơn ở Việt Nam,
24% trường hợp KCB của người dân được thực hiện tại cơ sở KCB công.


×