Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Đánh giá hiệu quả bước đầu trồng cây dược liệu ban lá dính tại hợp tác xã đông nam dược xã hà vị huyện bạch thông tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

BÀN QUYẾT ĐỊNH
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƢỚC ĐẦU TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU
BAN LÁ DÍNH TẠI HỢP TÁC XÃ ĐƠNG NAM DƢỢC XÃ HÀ VỊ,
HUYỆN BẠCH THƠNG, TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chun ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Kinh tế nông nghiệp
: Kinh tế và phát triển nông thôn
: 2014 - 2018

Thái Nguyên, 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------

BÀN QUYẾT ĐỊNH
Tên đề tài:


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ BƢỚC ĐẦU TRỒNG CÂY DƢỢC LIỆU
BAN LÁ DÍNH TẠI HỢP TÁC XÃ ĐƠNG NAM DƢỢC XÃ HÀ VỊ,
HUYỆN BẠCH THƠNG, TỈNH BẮC KẠN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính quy
Chuyên ngành
: Kinh tế nơng nghiệp
Lớp
:K46-KTNN-N02
Khoa
: Kinh tế và phát triển nơng thơn
Khóa học
: 2014 - 2018
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Đỗ Hoàng Sơn

Thái Nguyên, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Khóa Luận
này là trung thực.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi việc giúp đỡ cho việc thực hiện Khóa Luận
đã đƣợc cảm ơn và thơng tin đƣợc trích dẫn trong Khóa Luận này đã đƣợc ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngàytháng năm 2018
Sinh viên


Bàn Quyết Định


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự cố gắng nỗ lực của
bản thân tơi cịn nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình của thấy cơ, gia đình, bạn bè
và nhiều cá nhân và tập thể.
Đầu tiên tơi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Hồng Sơn – Giảng viên
khoa Kinh tế và phát triển nông thơn, trƣờng Đại học Nơng Lâm Thái Ngun
đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tơi hồn thành khóa luận này.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bác Nguyễn Văn Cƣ – Giám
đốc HTX Đông Nam Dƣợc xã Hã Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã
giúp đỡ tận tình tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Tơi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt thành của các cô, chú, anh, chị tại
HTX Đông Nam Dƣợc đã giúp đỡ tôi thực hiên tốt đề tài này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên
khích lệ trong suốt q trình thực hiện khóa luận này.
Thái Nguyên,ngàythángnăm 2018
Sinh viên

Bàn Quyết Định


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính của xã Hà
Vị huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn năm 2016 .............................................. 32
Bảng 4.2: Một số giống vật ni chính của xã Hà Vị năm 2016 .................... 32
Bảng 4.3: Tình hình dân cƣ xã Hà Vị năm 2016 ............................................ 37
Bảng 4.4: Hiện trạng trạm biến áp xã Hà Vị năm 2016.................................. 39
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất cho 1ha Ban lá dính tại HTX Đông Nam Dƣợc
năm 2017 ......................................................................................................... 44
Bảng 4.6: Hiệu quả kinh tế cho 1 ha Ban lá dính tại HTX Đơng Nam Dƣợc
năm 2017 ......................................................................................................... 45
Bảng 4.7: Chi phí sản xuất bình quân cho 1ha lúa theo số liệu điều tra tại 10
hộ thành viên của HTX Đông Nam Dƣợc năm 2017 ..................................... 47
Bảng 4.8: Hiệu quả kinh tế của 1 ha lúa theo số liệu điều tra tại 10 hộ thành
viên của HTX Đông Nam Dƣợc năm 2017 .................................................... 48
Bảng 4.9: So sánh hiệu quả kinh tế giữa cây dƣợc liệu Ban lá dính và
cây lúa ............................................................................................................. 50


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1:Sơ đồ quy trình kĩ thuật sản xuất giống cây từ hạt và hom giống ... 41
Hình 4.2: Sơ đồ quy trình kỹ thuật sản xuất dƣợc liệu theo tiêu chuẩn GACP .... 43


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BVTV

CLĐ
ĐVT
FC
GACP
GAP
GO
GS.TS
HĐND
HTX
IC
IUCN
MI
Pr

TC
TCN
ThS
UBND
USD
VA
VC
WHO

Bảo vệ thực vật
Công lao động
Đơn vị tính
Chi phí cố định
Good Agricultural and Collection Practices
Good AgriculturalPractices
Tổng giá trị sản xuất

Giáo sƣ Tiến sĩ
Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã
Chi phí trung gian
Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên
Thu nhập hỗn hợp
Lợi nhuận
Quyết định
Tổng chi phí
Trƣớc cơng ngun
Thạc sỹ
Ủy ban nhân dân
Đơla Mỹ
Giá trị gia tăng
Chi phí biến đổi
Tổ chức y tế thế giới


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
MỤC LỤC ........................................................................................................ vi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1

1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Khái niệm cây dƣợc liệu ......................................................................... 4
2.1.2. Vai trò của cây dƣợc liệu ........................................................................ 5
2.1.3. Sự cần thiết phát triển dƣợc liệu ............................................................. 6
2.1.4. Vai trò của cây dƣợc liệu Ban lá dính ..................................................... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10
2.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây dƣợc liệu ................................................. 10
2.2.2. Thực tiễn bảo tồn cây dƣợc liệu hiện nay ............................................. 19
2.2.3. Khái quát về dự án: “Nghiên cứu phát triển trồng dƣợc liệu
tỉnh Bắc Kạn” .................................................................................................. 21


vii

PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 24
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 24
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 24
3.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu ............................................................... 24
3.4.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa ............................................................. 25
3.4.3. Phƣơng pháp thống kê và sử lý số liệu ................................................. 25

3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 25
3.5.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất .............................................. 25
3.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất .................................... 26
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 28
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hà Vị, huyện Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn .................................................................................................... 28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 32
4.2. Tình hình sản xuất cây dƣợc liệu Ban lá dính tại HTX Đơng Nam Dƣợc
......................................................................................................................... 41
4.2.1. Quy trình kĩ thuật sản xuất cây dƣợc liệu Ban lá dính .......................... 41
4.2.2. Mức đầu tƣ cho 1ha cây Ban lá dính tại HTX Đông Nam Dƣợc. ........ 43
4.2.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế cho sản xuất 1 ha Ban lá dính tại HTX
Đơng Nam Dƣợc ............................................................................................. 45
4.2.4. So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất Ban lá dính và sản xuất lúa..... 47
4.3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong q trình trồng cây dƣợc
liệu Ban lá dính tại HTX Đơng Nam dƣợc ..................................................... 52
4.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 52


viii

4.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 53
4.4. Một giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc trồng và bảo tồn cây dƣợc
liệu nói chung và cây Ban lá dính nói riêng tại HTX Đông Nam Dƣợc xã Hà
Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn ............................................................. 53
4.4.1. Những giải pháp chung ......................................................................... 53
4.4.2. Các giải pháp cụ thể .............................................................................. 54
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................... 57
5.1. Kết luận .................................................................................................... 57

5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân đang là nhu cầu
cần thiết của cuộc sống. Cùng với sự phát triển của ngành y tế, các dịch vụ y
tế đã đáp ứng tƣơng đối đầy đủ các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của ngƣời
dân. Tuy vậy, một bộ phận khơng nhỏ ngƣời dân vẫn chƣa có điều kiện tiếp
cận các dịch vụ y tế, một phần do thu nhập thấp, giá thuốc đắt, đồng thời kinh
phí cho việc phát triển các dịch vụ y tế cộng đồng còn hạn chế.
Để khắc phục tình trạng trên việc tìm hiểu, nghiên cứu ra các phƣơng
thuốc hiệu quả phù hợp về mặt kinh tế là rất cấp thiết. Các phƣơng thuốc tây
tuy cho hiệu quả nhanh nhƣng giá cả đắt đỏ, vì vậy việc phát triển các phƣơng
thuốc cổ truyền là hƣớng phát triển đúng đắn của ngành y học nƣớc nhà.Cây
dƣợc liệu là những lồi thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc bồi bổ
cơ thể khi con ngƣời sữ dụng.Việc sử dụng thuốc trong nhân dân đã có từ lâu
đời, con ngƣời khơng chỉ biết lợi dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà
còn làm thuốc chữa bệnh.
Xét về tiềm năng và kinh nghiệm thì thuốc cổ truyền của nƣớc ta có thế
mạnh để phát triển. Tuy nhiên hiện nay chúng ta đang ở trong tình trạng ngồi
trên đống thuốc mà vẫn mắc bệnh. Vấn đề là cần mở rộng phát triển các
phƣơng thuốc cổ truyền một cách hiệu quả, triển khai và sử dụng cây thuốc
một cách bền vững chƣa đƣợc quan tâm đầy đủ. Trong những thập kỷ gần
đây, sự gia tăng dân số quá nhanh, nhu cầu sử dụng cây thuốc càng nhiều, dẫn
đến nhiều loài cây thuốc nhất là những cây q hiếm đã bị tuyệt chủng,60000

lồi có thể gặp rủi ro hoặc sự tồn tại là rất mong manh.Vì vậy song song với
việc nghiên cứu về sử dụng cây thuốc, một số vấn đề cấp bách đó là bảo tồn
các loài cây thuốc cũng đƣợc đặt ra. Đặc biệt là công tác đánh giá nguồn tài


2

nguyên cây dƣợc liệu chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển
thuốc đông y. Để phát huy truyền thống văn hố tốt đẹp cũng nhƣ góp phần
bảo tồn đa dạng sinh vật, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm
phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc, bên cạnh đó thì việc kiểm kê, bổ
sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc là việc làm cần thiết nhằm
sử dụng một cách khoa học và có hiệu quả trong tƣơng lai.
Xét về tiềm năng thì cây dƣợc liệu Ban lá dính là một trong những loại
cây dƣợc liệu quý hiếm có giá trị kinh tế cao và có nhiều cơng dụng đƣợc sử
dụng nhiều trong y học. Tuy nhiên, đây là loài cây dại rất khó xác định thời
gian sinh trƣởng và rất khó trồng. Hiện nay, tại hợp tác xã (HTX) Đơng Nam
Dƣợc xã Hà Vị, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đang cho tiến hành nghiên
cứu, trồng và bảo tồn một số loại cây dƣợc liệu quý hiếm nhƣ: Hà thủ ô đỏ,
Đẳng sâm, Ba kích…và thực hiện trồng thử nghiệm cây dƣợc liệu Ban lá dính
nhằm mục đích duy trì và bảo tồn nguồn cây dƣợc liệu quý hiếm phục vụ cho
y học bản địa.
Từ những vấn đề trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả
bước đầu trồng cây dược liệu Ban lá dính tại hợp tác xã Đông Nam Dược
xã Hà Vị,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn”.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu chung
Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, mức độ thành công của việc trồng cây dƣợc
liệu Ban lá dính, xác định những thuận lợi và khó khăn làm cơ sở đề xuất các giải
pháp nâng cao hiểu quả việc trồng và bảo tồn cây dƣợc liệu Ban lá dính tại HTX

Đơng Nam Dƣợc xã Hà Vị,huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây dƣợc liệu Ban lá dính tại HTX
Đơng Nam Dƣợc.


3

- Đánh giá đƣợc những điều kiện thuân lợi và khó khăn trong q trình
trồng cây dƣợc liệu Ban lá dính tại HTX Đơng Nam Dƣợc.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc trồng và bảo tồn
cây dƣợc liệu nói chung và cây Ban lá dính nói riêng tại HTX Đơng Nam
Dƣợc xã Hà Vị, huyện Bạch Thông,tỉnh Bắc Kạn.
1.3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
1.3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là sự đánh giá khái quát về hiệu quả sản xuất cây
dƣợc liệu quý Ban lá dính Tại HTX Đông Nam Dƣợc, làm cơ sở cho việc
trồng và bảo tồn các loại cây dƣợc liệu quý hiếm phục vụ cho y học nƣớc nhà.
1.3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tàicó ý nghĩa quan trọng cho khai thác và bảo tồn nguồn
cây dƣợc liệu quý hiếm cho y học bản địa. Kết quả nghiên cứu góp phần đảm
bảo sản xuất vùng nguyên liệu và đóng góp cho phát triển bền vững kinh tế xã
hội vùng núi Việt Nam.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận

2.1.1.Khái niệm cây dược liệu
Theo Vũ Tuấn Minh (2009) [8].
Cây dƣợc liệu là những lồi thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh
hoặc bồi bổ cơ thể khi con ngƣời sử dụng. Việc dùng thuốc trong nhân dân ta
đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức
ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nơn mửa hoặc rối loạn tiêu hố, hoặc
hơn mê có khi chết ngƣời, do đó cần có nhận thức phân biệt đƣợc loại nào ăn
đƣợc, loại nào có độc khơng ăn đƣợc.
Kinh nghiệm dần dần tích lũy, khơng những giúp cho lồi ngƣời biết lợi
dụng tính chất của cây cỏ để làm thức ăn mà còn dùng để dùng làm thuốc chữa
bệnh, hay dùng những vị có chất độc để chế tên thuốc độc dùng trong săn bắn
hay trong lúc tự vệ chống ngoại xâm. Lịch sử nƣớc ta cho biết ngay từ khi lập
nƣớc nhân dân ta đã biết chế tạo và sử dụng tên độc để chống lại kẻ thù.
Nhƣ vậy, việc phát minh ra thuốc đã có từ thời thƣợng cổ, trong q
trình đấu tranh với thiên nhiên, tìm tịi thức ăn mà có đƣợc. Nguồn gốc tìm ra
thức ăn, thuốc và cây có chất độc chỉ là một. Về sau dần dần con ngƣời mới
biết tổng kết và đặt ra lý luận. Hiện nay đi sâu và tìm hiểu những kinh nghiệm
trong nhân dân Việt Nam cũng nhƣ nhiều dân tộc khác trên thế giới, con
ngƣời đã sử dụng hàng vạn loài thực vật để làm thuốc. Trong quá trình chữa
bệnh bằng kinh nghiệm và hiểu biết của con ngƣời, đến ngày nay đã hình
thành các khuynh hƣớng khác nhau, chúng ta có thể phân biệt hai loại ngƣời
làm thuốc. Một loại chỉ có kinh nghiệm chữ a bệnh, khơng biết hoặc ít biết lý
luận. Kinh nghiệm đó cứ cha truyền con nối mà tồn tại, mà phát huy. Những


5

ngƣời có khuynh hƣớng này chiếm chủ yếu tại các vùng dân tộc ít ngƣời.
Khuynh hƣớng thứ hai là những ngƣời có kinh nghiệm và có thêm phần lí
luận, những ngƣời này chiếm chủ yếu ở thành thị và những ngƣời có cơ sở lí

luận cho rằng vị Thần Nơng là ngƣời phát minh ra thuốc. Truyền thuyết kể
rằng: “Một ngày ơng nếm 100 lồi cây cỏ để tìm thuốc, ơng đã gặp phải rất
nhiều lồi cây có độc nên có khi một ngày ngộ độc đến 70 lần”, rồi soạn ra
sách thuốc đầu tiên gọi là “Thần Nông bản thảo”. Trong bộ này có ghi chép
tất cả 365 vị thuốc và là bộ sách thuốc cổ nhất Đông Y (chừng 4000 năm nay).
2.1.2. Vai trò của cây dược liệu
Thuốc phòng bệnh và chữa bệnh hầu hết đƣợc điều trị từ hai nguồn dƣợc
liệu và hóa dƣợc. Riêng thảo dƣợc, theo thống kê của tổ chức y tế thế giới con
số lên đến 20.000 lồi. Khơng chỉ ở các nƣớc Đông Nam Á mà các nƣớc
phƣơng Tây cũng tiêu thụ một lƣợng rất lớn dƣợc liệu. Ngƣời ta thống kê thấy
rằng ở các nƣớc có nền cơng nghiệp phát triển thì ¼ số thuốc thống kê trong
các đơn thuốc đều có chữa hoạt chất từ thảo mộc, chỉ riêng ở Mỹ nắm 1980
giá trị số thuốc đo lên đến 8 tỉ USD. Trong những năm gần đây xu hƣớng trên
thế giới dung thuốc thảo mộc tự nhiên( khơng tách hóa chất) ngày càng nhiều,
chỉ tính thị trƣờng Châu Âu cũng lên đến 2,3 tỉ USD, riêng cộng hòa liên
bang Đức là 1,7 tỉ USD. Nhiều loại thuốc đông dƣợc của Trung Quốc đƣợc
tiêu thị mạnh ở các nƣớc Châu Âu. Gần đây ta cũng có một số mặt hàng đơng
dƣợc xuất khẩu có tín nhiệm trên thị trƣờng nƣớc ngồi.
Dƣợc liệu là nguồn cung cấp nguyên liệu cho việc bán tổng hợp cho một
số hóa dƣợc. Chỉ riêng nhu cầu để bán tổng hợp các thuốc steroid, hàng năm
thế giới cần khoảng 100 tấn củ mài có chứa Diosgenin. Nhiều hoạt chất quan
trọng nhƣ quinine, morphin, ajmalin, vincaluecoblastin, emetin, strychnine
…đều phải triết ra từ dƣợc liệu mà chƣa có thể đi bằng con đƣờng tổng hợp.
Dƣợc liệu còn mở đƣờng cho hóa dƣợc phát triển.


6

Về mặt kinh tế, nƣớc ta xếp cây thuốc vào lại cây công nghiệp cao cấp
cần đƣợc phát triển nhƣ những cây công nghiệp khác.

Đối với nƣớc ta dƣợc liệu có vị trí quan trọng. Nƣớc ta nằm trong vùng
nhiệt đới, chịu ảnh hƣởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là
25oc, độ ẩm khá cao tạo điều kiện cho cây cối phát triển. Diện tích rừng chiếm
2/3 diện tích đất. Hệ thực vật rất đa dạng và phong phú, cả nƣớc có khoảng
20.000 lồi trong đó có trên 1000 lồi cây thuốc nƣớc ta lại có một sơ vùng có
độ cao trên 1.000 m nhƣ SaPa, Đà Lạt nên thuận lợi cho việc di nhập một số
cây nhƣ artichaut, dƣơng địa hồng… Nƣớc ta lại có đƣởng bờ biển trên
3.200 km chạy từ Bắc vào Nam nên có nhiều hải sản quý hiếm dùng làm
thuốc. Nếu chúng ta biết cách khai thác và nuôi trồng một cách hợp lý thì sẽ
có nhiều đóng góp cho ngành dƣợc nƣớc ta. Dân tộc ta cũng nhƣ Trung Quốc,
Đài Loan, Nhật và một số nƣớc Đơng Nam Á khác có truyền thống chữa bệnh
theo lối y học cổ truyền từ lâu đời, đòi hỏi cung cấp một số lƣợng lớn về dƣợc
liệu. trong những năm gần đây lƣợng thuốc bắc của chúng ta nhập từ Trung
Quốc khá nhiều, nếu có kế hoạch đẩy mạnh việc trồng trọt và di thực thêm
các cây thuốc của Trung Quốc thì sẽ hạn chế đƣợc sự lệ thuộc.
Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ƣơng Đảng trình bày ở đại hội
lần thứ năm đã chỉ rõ “…một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn
có trong nước nhằm tạo cho được các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng công
nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để khắc phục tình
trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. Qua đó chúng ta càng thấy
vai trò quan trọng của dƣợc liệu trong ngành y tế và trong nền kinh tế.
2.1.3.Sự cần thiết phát triển dược liệu
Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dƣợc cổ truyền, chúng ta cần có
nguồn dƣợc liệu đảm bảo về chất lƣợng và đa dạng về chủng loại.


7

Việt Nam là nƣớc có nền y dƣợc cổ truyền lâu đời. Nền y dƣợc đó có
tiềm năng và vai trị to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân

dân. Tuy nhiên để kế thừa, bảo tồn và phát triển, khơng những chúng ta cần
có một đội ngũ thầy thuốc giỏi mà cịn phải có nguồn dƣợc liệu đảm bảo về
chất lƣợng và đa dạng về chủng loại [16].
Hiện nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hƣớng “Trở về
thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dƣợc liệu của ngƣời dân ngày càng
gia tăng bởi nó ít có những tác động có hại và phù hợp với qui luật sinh lý của
cơ thể. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 80% dân số hiện nay trên
thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng. Trong tuyên ngôn Alma Alta năm 1978 và “Hướng dẫn đánh giá
y học cổ truyền” năm 1991, WHO luôn khuyến nghị dùng các thuốc cổ truyền
vào chăm sóc sức khỏe ban đầu, đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả cũng
nhƣ bảo đảm nguồn cung cấp những thuốc này [16].
Dƣợc liệu nói chung, cây thuốc nói riêng có giá trị kinh tế có thể cao hơn
trồng cây lƣơng thực , thực phẩm. Trong mấ y thâ ̣p niên qu a, hàng chục ngàn
tấn dƣợc liệu đã đƣợc khai thác tự nhiên và trồng trọt hàng năm , đem la ̣i lợi
nhuận lớn. Cây thuốc đƣợc phát triển có thể giúp cho nhiều vùng nơng thơn,
miền núi xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo
vệ mơi trƣờng [16].
Dƣợc liệu nói chung, cây thuốc nói riêng tồn tại cùng với thế hệ sinh thái
rừng, nơng nghiệp và nơng thơn, lại có mối tƣơng quan chặt chẽ giữa đa dạng
sinh học cây thuốc và đa dạng văn hóa, y học cổ truyền, gắn với tri thức y
dƣợc học của 54 dân tộc, là bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam [16].
Trong tình hình hiện nay chúng ta thấy tỷ lệ dƣợc liệu nhập khẩu ngày
càng nhiều, nhất là nhập qua đƣờng tiểu ngạch, điều đó làm cho việc quản lý


8

chất lƣợng dƣợc liệu rất khó khăn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng điều trị và uy tín
của y dƣợc cổ truyền Việt Nam [16].

Để chủ động trong lĩnh vực phát triển y dƣợc cổ truyền và đảm bảo y dƣợc
cổ truyền giữ đƣợc thế mạnh của y học Việt Nam so với các nƣớc trong khu vực
và trên thế giới thì chúng ta phải chủ động đƣợc nguồn dƣợc liệu. Hơn bao giờ
hết, lúc này phát triển dƣợc liệu nên đƣợc coi là an ninh quốc gia [16].
Phát triển nuôi trồng dƣợc liệu còn là giải pháp quan trọng hạn chế tối
đa việc khai thác tự nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ động,
thực vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng [16].
2.1.4. Vai trị của cây dược liệu Ban lá dính
Định danh thực vật
- Tên thƣờng gọi: Ban lá dính
- Tên khoa học: Hypericum sampsonii Hance
Lớp: Equisetopsida C. Agardh.
Phân lớp: Magnoliidae Novák ex Takht.
Bộ: Malpighiales Juss. ex Bercht. & J. Presl
Họ: Hypericaceae Juss.
(Nguồn: yhocbandia.vn)[17]
- Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao từ 50-70cm, thân trịn nhẵn. Lá
mọc đối, khơng cuống, dính liền với nhau ở gốc, mặt dƣới màu nhạt và có
điềm tuyến đen. Hoa nhỏ, màu vàng, mọc thành sim ngù ở nách và ngọn. Đài
5, hình bầu dục, có điềm tuyến màu đen. Tràng 5 cùng dạng với đài. Nhị hợp
thành 3 nhóm, mỗi nhóm 12-15 nhị. Bầu 3 ơ, 3 vịi nhụy. Quả nang hình nón
có 3 mảnh vỏ, chứa nhiều hạt hình trứng nhọn, có 10-12 cạnh lồi dọc. Hoa
tháng 4-5. Quả tháng 6, quả khơ thì cây lụi.
-Phân bố: Cây mọc dại ở những nơi ẩm thấp, thƣờng gặp ở ven rừng,
chân ruộng nƣớc, bãi cỏ… Loại cây này hiện còn mọc hoang tại một số vùng


9

dọc bờ sông Năng (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) trữ lƣợng rất ít, là 1 lồi cây

rất khó trồng và phát triển, cần phải vận dụng kĩ năng của ngành nơng nghiệp
để gieo trồng thì mới có đủ ngun liệu cho sản xuất và phát triển nhân rộng.
-Bộ phận sử dụng: Toàn cây-Herbar Hyperci hoặc rễ, ở Trung Quốc gọi
là Nguyên bản thảo. Tiêu chuẩn chất lƣợng dƣợc liệu: Áp dụng theo Dƣợc
điển Việt Nam in năm 2007.
Theo Võ Văn Chi (2012)[3]. Tƣ̀ điể n cây thuố c Việt Nam . Cây thƣờng
dùng trị:
1. Kinh nguyệt không đều;
2. Chảy máu cam, thổ huyết, đái ra máu;
3. Phong thấp đau nhức. Cịn đƣợc dùng trị lỵ, ho, ra mồ hơi trộm. Ngày
dùng 12-20g toàn cây hay 10-12g rễ sắc uống.
-Đặc điểm sinh sản và kĩ thuật sử dụng: Ban lá dính đƣợc trồng từ hạt
nhƣng thời vụ gieo khác hẳn với các loài cây dƣợc liệu khác: tháng 10 (âm
lịch) thì ƣơm trong cát ẩm khi hạt vỡ thì gieo lên luống tại vƣờn ƣơm có phủ
rơm rạ, sau 1 tháng cây mọc. Khi cây mọc cao khoảng 10cm thì đem trồng ở
chỗ vƣờn sản xuất. Trƣớc đây do chƣa phát hiện thời vụ gieo trồng chính xác
nên hiệu quả trồng cây Ban lá dính rất thấp.
Là loại cây dƣợc liệu bản địa chỉ có tại Bắc Kạn với trữ lƣợng rất ít và
chỉ mọc hoang dại tại vùng sơng Năng thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, Ban
lá dính thực sự là loại cây dƣợc liệu cần đƣợc bảo tồn và phát triển.
Ban lá dính là vị thuốc nam quý, đƣợc sử dụng rộng rãi trong y học cổ
truyền Việt Nam để chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Ngoài ra, đây còn là loại
cây đem lại hiệu quả kinh tế rất cao nếu có thể phát triển trồng rộng rãi, có
hiệu quả nhƣ vậy một phần là do đây là loại cây dƣợc liệu quý hiếm, một
phần là do đây là loại cây rất khó trồng. Tuy nhiên, hiện nay loại cây này
đang có nguy cơ mất dần do hậu quả của việc khai thác không hợp lý, nạn phá


10


rừng… Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu, bảo tồn và phát triển cây Ban lá
dính một cách có hiệu quả.
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.2.1.Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu
2.2.1.1.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên thế giới
Từ ngàn xƣa, trong quá trình hái lƣợm các loại cây cỏ để làm thức ăn, con
ngƣời đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh; những cây cỏ ăn đƣợc thì sử
dụng làm lƣơng thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn vào khỏi bệnh thì dần
đƣợc tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm thuốc và đƣợc truyền tụng từ đời
này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến
thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú.
Năm 2838 TCN, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách “Thần nơng bản
thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách sử dụng. Đây là cuốn
sách nền tảng cho sự phát triển của ngành y học dƣợc thảo Trung Quốc cho
đến ngày nay.
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây
thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây là
cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dƣợc liệu, mô tả 1094 cây
thuốc và vị thuốc từ cây cỏ.
Năm 348 – 322 TCN , Aristote ngƣời Hy Lạp đã có những ghi chép về
cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với tác phẩm “Lịch sử vạn
vật” đã giới thiệu gần 480 lồi cây cỏ và cơng dụng của chúng. Tuy tác phẩm
chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm của cây cỏ, nhƣng nó đã đặt nền tảng
cho các khoa học nghiên cứu về thực vật sau này.
Năm 60 – 20 TCN, thầy thuốc Dioscorides ngƣời Hy Lạp đã mơ tả 600
lồi cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ơng cũng là ngƣời đặt nền móng cho y
dƣợc học Hy Lạp.


11


Năm 79 – 24 TCN, nhà tự nhiên học Plinus ngƣời La Mã đã soạn thảo
bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000 loài thực vật có ích.
Ngay từ những năm 1950 các nhà khoa học nghiên cứu về cây thuốc của
Liên Xơ đã có các nghiên cứu về cây thuốc trên quy mô rộng lớn. Năm 1952
các tác giả A.I.Ermakov, V.V.Arasimovich, …đã nghiên cứu thành cơng cơng
trình “Phương pháp nghiên cứu hố sinh – sinh lý cây thuốc”. Cơng trình này
là cơ sở cho việc sử dụng và chế biến cây thuốc đạt hiệu quả tối ƣu nhất, tận
dụng tối đa công dụng của các loài cây thuốc. Các tác giả A.F.Hammerman,
M.D.Choupinxkaia và A.A.Yatsenko đã đƣa ra đƣợc giá trị của từng loài cây
thuốc (cả về giá trị dƣợc liệu và giá trị kinh tế) trong tập sách “Giá trị cây
thuốc”. Năm 1972 tác giả N.G.Kovalena đã công bố rộng rãi trên cả nƣớc
Liên Xô (cũ) việc sử dụng cây thuốc vừa mang lại lợi ích cao vừa không gây
hại cho sức khoẻ của con ngƣời. Qua cuốn sách “Chữa bệnh bằng cây thuốc”
tác giả Kovalena đã giúp ngƣời đọc tìm đƣợc lồi cây thuốc và chữa đúng
bệnh với liều lƣợng đã đƣợc định sẵn (Dẫn theo Trần Thị Lan, 2005)[7].
Năm 1952, A.Petelot đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de
médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới thiệu về
các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dƣơng.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1985, trong tổng số
khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng nhƣ bậc cao đã biết, khoảng
20.000 loài đƣợc sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn Độ
đƣợc biết trên 6000 lồi; Trung Quốc trên 5000 lồi; riêng về thực vật có hoa
ở một vài nƣớc Đơng Nam Á đã có tới 2000 lồi là cây thuốc.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hƣớng dẫn thực
hành nơng nghiệp tốt đối với cây thuốc (Good Agricultural and Collection
Practices - GACP). Tài liệu đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể từ chọn cây
thuốc, chọn vùng trồng trọt thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và



12

bảo quản sau thu hoạch. Đây là một hƣớng dẫn và là thƣớc đo chất lƣợng sản
phẩm dƣợc liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc
và Nhật Bản là hai nƣớc đã dựa trên tài liệu hƣớng dẫn này để xây dựng
khung quy định chung cho sản xuất cây dƣợc liệu, nhằm đƣa cây dƣợc liệu và
các sản phẩm dƣợc liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên tồn Thế giới [15].
Trong vài thập kỷ gần đây, các nƣớc trên thế giới đã đẩy mạnh việc
nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn thuốc đƣợc
pha chế tại các cửa hàng dƣợc gồm các chất chiết từ cây cỏ, 13% từ các loài
vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/ năm. Ở Trung Quốc, có
940 xí nghiệp và xƣởng sản xuất thuốc từ cây cỏ với 6266 mặt hàng; doanh
thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị trƣờng thuốc năm 1995; tổng giá trị
xuất khẩu dƣợc liệu và thuốc cổ truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD. Hiện
nay, Trung Quốc có chủ trƣơng đầu tƣ mạnh cho công tác nghiên cứu dƣợc
liệu, đã tự túc đƣợc khoảng 90% nhu cầu thuốc trong nƣớc, trong đó thuốc
sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ƣu thế.
Nhƣ vậy, con ngƣời đã nghiên cứu về các loại cây thuốc từ rất lâu đời.
Ban đầu, những nghiên cứu về cây thuốc chỉ dừng lại ở mức mô tả các đặc
điểm và cách sử dụng theo kinh nghiệm cổ truyền. Ngày nay, khi khoa học kỹ
thuật phát triển, đã có nhiều nghiên cứu sâu hơn về hoạt chất chính có tác
dụng trong cây thuốc, tạo sự tin tƣởng cho ngƣời bệnh khi sử dụng các sản
phẩm thuốc có nguồn gốc từ cây cỏ.
2.2.1.2.Tình hình nghiên cứu cây dược liệu trong nước
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nƣớc ta có nguồn tài
ngunthực vật vơ cùng phong phú và đa dạng. Theo GS.TS. Phạm Hoàng Hộ
và GS.TSNguyễn Nghĩa Thìn, số lƣợng thực vật bậc cao có mạch đã thống kê
đƣợc ở nƣớc takhoảng 10.500 loài, dự đốn khoảng 12.000 lồi. Trong đó các



13

loài cây đƣợc sửdụng làm thuốc khoảng trên 3.900 loài thuộc 307 họ thực
vật[6].
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Cộng
đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong việc sử dụng
các loài cây cỏ để làm thuốc. Từ xa xƣa, ông cha ta đã biết sử dụng các lồi
cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các phƣơng pháp bào chế khác nhau để sử
dụng chữa bệnh cho mọi ngƣời. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ
trƣớc truyền cho thế hệ sau đã đúc kết đƣợc các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm
sàng, xây dựng nên lý luận về các phƣơng pháp phòng và chữa bệnh. Đồng
thời còn dựa vào hệ thống Triết học phƣơng Đông, vận dụng vào y học để
chữa bệnh phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của con ngƣời Việt Nam.
Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879 – 257 TCN), ngƣời dân đã
có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích bảo vệ răng, làm chắc răng.
Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu
hóa tốt, phòng trừ các bệnh đƣờng ruột.
Cuối thế kỷ III TCN, ở Nam Việt Giao Chỉ đã phát hiện và sử dụng các
loại cây thuốc để chữa bệnh nhƣ sắn dây, gừng, riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt,
sả, quế, vông nem….
Dƣới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành để
chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dƣới triều Trần, danh y Tuệ Tĩnh
(Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề xuất việc
trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên soạn cuốn sách
“Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các phƣơng thuốc để chữa 184
bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh
tư y thư” gồm 590 vị thuốc.
Dƣới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nƣớc nhà là danh y Hải
Thƣợng lãn ông – Lê Hữu Trác. Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu



14

trong sử dụng các loại dƣợc liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải Thượng y tông
tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển.
Theo kết quả điều tra của Viện dƣợc liệu Bộ Y tế năm 1985, nƣớc ta có
1863 lồi cây thuốc thuộc 236 họ thực vật. Theo giáo sƣ Võ Văn Chi trong
cuốn “Từ điển cây thuốc” số loài cây thuốc ở Việt Nam là trên 3000 loài.
Trên 3/4 cây trong số này là những cây mọc tự nhiên, phần lớn sinh sống ở
rừng. Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu ở rừng một số tỉnh miền bắc cho thấy tỷ
lệ cây làm thuốc thƣờng chiếm khoảng 25-55% số cây điều tra và vùng có xen
núi đá vơi thƣờng có tỷ lệ cây làm thuốc rất cao.
Ở nƣớc ta số loài cây làm thuốc đƣợc ghi nhận trong thời gian gần đây
khơng ngừng tăng lên:
Theo Lã Đình Mới (2003) [9]:
Năm 1952: Tồn Đơng Dƣơng có 1.350 lồi;
Năm 1986: Việt Nam đã biết có 1.863 lồi;
Năm 1996: Việt Nam đã biết có 3.200 lồi;
Năm 2000: Việt Nam đã biết có 3.800 lồi.
Theo thống kê, ở nƣớc ta hiện có 3.948 loài cây đƣợc dùng làm thuốc
với khoảng trên dƣới 300 loài thƣờng xuyên đƣợc khai thác sử dụng cho thị
trƣờng trong và ngoài nƣớc. Nhu cầu về thị trƣờng dƣợc liệu ở nƣớc ta hiện
nay khoảng 50.000 - 60.000 tấn dƣợc liệu mỗi năm, trong đó khoảng 2/3 đƣợc
khai thác tự nhiên và trồng trọt. Có khoảng 20.000 - 30.000 tấn dƣợc liệu cho
nhu cầu thuốc y học cổ truyền, bao gồm cả số lƣợng nhập khẩu qua nhiều con
đƣờng. Mặc dù Việt Nam là một nƣớc có tiềm năng lớn về nguồn nguyên liệu
làm thuốc nhƣng theo điều tra của Viện dƣợc liệu, nhiều lồi cây thuốc có giá
trị chữa bệnh và kinh tế cao trƣớc đây có trữ lƣợng lớn cho khai thác thì nay
đã bị giảm sút và trở nên hiếm nhƣ: Hà thủ ô đỏ, Vàng đắng, Hồng liên, Ngũ
gia bì gai, Ba kích, Cốt tối bổ, Đảng sâm, Hồng tinh… Đã có 123 lồi thuộc



15

53 họ đƣợc đƣa vào Danh lục đỏ, Sách Đỏ Việt Nam và Danh mục thuộc
Nghị định 48 CP/2002 của Chính phủ. Trong đó có tới 55 lồi đƣợc phân
hạng theo IUCN ở mức bị đe dọa tuyệt chủng. Nhiều cây thuốc trƣớc những
năm 90 đã di thực thành công và đã trồng đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng
trong nƣớc thì nay đã phải nhập lại nhƣ: Đƣơng qui, Bạch truật, Xuyên
khung, Ngƣu tất, Huyền sâm… Đây là những vị thuốc chiếm một tỷ trọng rất
lớn trong điều trị bằng y học cổ truyền. Chỉ tính riêng mức sử dụng một vị
dƣợc liệu của một bệnh viện y học cổ truyền cũng phải tới 4 - 5 tấn mỗi năm.
Mặc dù hiện nay, thuốc tân dƣợc đƣợc phát triển mạnh ở hầu khắp các nƣớc
trên Thế giới nhƣng 18 đại bộ phận dân cƣ các nƣớc đang phát triển vẫn ƣa sử
dụng thuốc cổ truyền, đặc biệt trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Cùng với sự
phát triển không ngừng của những tiến bộ khoa học, ngƣời ta càng nhận biết
nhiều hơn những giá trị của thảo dƣợc trong phịng và chữa bệnh. Theo đánh
giá của WHO, có khoảng 70 - 80% dân số các vùng nông thôn các nƣớc đang
phát triển (Ethiopia 90%, India 70%, Tanzania 60%, Uganda 60%) dựa chủ
yếu vào sử dụng thuốc cổ truyền cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Với dân số
chiếm tới hơn 1/6 nhân loại, thị phần thuốc có nguồn gốc tự nhiên của Trung
Quốc cũng vào khoảng 30 - 50%. Doanh thu từ sản xuất thuốc Đông dƣợc đạt
1,8 tỷ USD mỗi năm. Ngay tại một số quốc gia phát triển, nhu cầu chăm sóc
sức khỏe bằng thảo dƣợc cũng tăng lên nhiều trong hơn thập niên trở lại đây.
Nhật Bản có tổng giá trị thuốc từ thảo dƣợc trong năm 2000 là 2,4 tỷ USD.
Mỹ thu khoảng 1,5 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm từ thảo dƣợc. Các nƣớc phát
triển khác nhƣ Canada, Đức, Pháp, Úc, Bỉ…cũng ngay càng tăng xu thế sử
dụng thuốc có nguồn gốc tự nhiên nhƣ là các liệu pháp bổ trợ (Canada là
70%, Úc là 48 %, Pháp 49%, Mỹ 42%, Bỉ 31%). Theo đánh giá của WHO
tổng giá trị dƣợc liệu và thuốc từ dƣợc liệu sử dụng hiện nay vào khoảng 80

tỷ USD mỗi năm. Các nƣớc phát triển đồng thời cũng là những nƣớc có


×