Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền Nam Việt Nam và thử hoạt tính kháng khuẩn bước đầu ứng dụng để sản xuất kem trị mụn từ tinh dầu bưởi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ
bưởi ở miền Nam Việt Nam và thử hoạt
tính kháng khuẩn, bước đầu ứng dụng để
sản xuất kem trị mụn từ tinh dầu bưởi

Ngành:

Công nghệ sinh học

Chuyên ngành:

Công nghệ sinh học

Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Ngọc Hồng
Th.S Nguyễn Thị Thu Hương
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1151110307

:

Phạm Quang Thắng
Lớp: 11DSH04

TP. Hồ Chí Minh, 2015



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự cố gắng
phấn đấu khơng ngừng của bản thân, em cịn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ của
thầy cô và bạn bè,…Em xin chân thành cảm ơn.
Đặc biệt là cô Nguyễn Ngọc Hồng và Cô Nguyễn Thị Thu Hương đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, bổ ích trong suốt thời gian thực
hiện đề tài. Cùng với quý thầy cô bộ môn cơng nghệ sinh học, cán bộ phịng thí nghiệm
và ban lãnh đạo trường Đại học Cơng Nghệ đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
Cùng với tất cả các bạn lớp 11dsh04 ngành cơng sinh học đã đóng góp những ý kiến
bổ ích trong thời gian học tập và thực hiện đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến
ba mẹ những người đã tạo mọi điều kiện để em có được thành quả này.
Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn, q trình thực hiện đề tài cịn gặp nhiều khó khăn
nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành đón nhận những ý kiến
đóng góp của thầy cơ và các bạn.

Tp.HCM, ngày tháng năm

Phạm Quang Thắng


LỜI CAM ĐOAN
----- ----Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm.
Các số liệu, những kết quả thí nghiệm trong báo cáo khố luận là trung thực.

Sinh Viên Thực Hiện

Phạm Quang Thắng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 5
1.1 Tổng quan về Bưởi ................................................................................ 5
1.1.1 Vị trí phân loại ................................................................................ 5
1.1.2 Nguồn gốc ...................................................................................... 5
1.1.3 Đặc điểm thực vật ........................................................................... 6
1.1.4 Thành phần hóa học ........................................................................ 7
1.1.5 Một số giống bưởi tại Việt Nam ...................................................... 7
1.2 Tổng quan về tinh dầu ........................................................................ 12
1.2.1 Khái niệm về tinh dầu ................................................................... 12
1.2.2 Các thành phần hóa học của tinh dầu ............................................ 12
1.2.3 Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau đến thành phần và tính
chất của tinh dầu bưởi ............................................................................ 13
1.2.4 Ứng dụng của tinh dầu bưởi trong các ngành cơng nghiệp ........... 14
1.2.5 Các phương pháp trích ly tinh dầu ................................................ 15
1.3 Tổng quan về các chủng vi khuẩn thử nghiệm.................................. 20
1.3.1 Staphyllococcus aureus ................................................................. 20
1.3.2 Pseudomonas aeruginosa ........................................................... 23
1.3.3 Escherichia coli ( E.coli ) ........................................................... 24
1.4 Bệnh lý mụn trứng cá ......................................................................... 25
1.4.1 Định nghĩa ................................................................................... 25
1.4.2 Sinh bệnh học của mụn trứng cá ................................................... 26
1.4.3 Các yếu tố liên quan đến sinh bệnh học mụn trứng cá .................. 27
1.4.4 Điều trị......................................................................................... 28
1.5 Giới thiệu kem bôi trị mụn .................................................................. 29
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 31
2.1 Địa điểm ............................................................................................ 31
2.2 Thời gian nghiên cứu ......................................................................... 31

2.3 Vật liệu .............................................................................................. 31
2.3.1 Nguyên liệu................................................................................ 31
i


2.3.2 Dụng cụ, thiết bị......................................................................... 31
2.3.3 Hóa chất ..................................................................................... 32
2.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 33
2.4.1 Tiến hành trích ly tinh dầu và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng ....... 33
2.4.2 Phương pháp đánh giá hoạt lực kháng khuẩn ............................... 38
2.5 Phối chế kem bôi trị mụn ................................................................... 41
2.6 Các thí nghiệm khảo sát ..................................................................... 44
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 45
3.1 Kết quả khảo sát thời gian chưng cất tinh dầu của các loại bưởi .......... 45
3.2 Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu các loại bưởi ......................... 46
3.2.1 Hoạt tính kháng Pseudomonas aeruginosa của các loại bưởi ........ 46
3.2.2 Hoạt tính kháng Staphylococcus aureus của các loại tinh dầu bưởi49
3.2.3 Hoạt tính kháng E.coli của tinh dầu các loại bưởi ......................... 51
3.3 Kết quả thử nghiệm kem trị mụn ......................................................... 54
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 62
4.1 Kết luận.............................................................................................. 62
4.2 Kiến nghị ............................................................................................ 66
PHỤ LỤC………………………………………………………………………….1

ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các thông số sử dụng để khảo sát thời gian chưng cất ............................ 43
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát thời gian chưng cất tinh dầu 3 loại bưởi ....................... 44

Bảng 3.2. Kết quả kháng Pseudomonas aeruginosa của tinh dầu các loại bưởi ...... 46
Bảng 3.3. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của 3 loại tinh dầu bưởi .............. 48
Bảng 3.4. Kết quả kháng E.coli của tinh dầu 3 loại bưởi.......................................... 50
Bảng 3.5. Kết quả tìm ra tỉ lệ kem trị mụn thích hợp................................................ 53
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm ở viện Pasteur ........................................................... 54
Bảng 3.7. So sánh thời gian hết mụn của việc thoa kem và không thoa kem. ......... 55
Bảng 3.8. So sánh thời gian hết mụn của việc thoa kem và thoa kem khơng có tinh
dầu............................................................................................................................... 58
Bảng 4.1. Hàm lượng tinh dầu thu được trong thời gian chưng cất 55 phút ............ 61

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh trái bưởi Citrus maxima............................................................... 5
Hình 1.2. Bưởi Phúc Trạch ......................................................................................... 8
Hình 1.3 Bưởi da xanh ................................................................................................. 9
Hình 1.4. Bưởi Năm Roi............................................................................................ 10
Hình 1.5. Bưởi lơng cổ cị ......................................................................................... 11
Hình 1.6. Bưởi đường lá cam .................................................................................... 12
Hình 1.7. Hệ thống chưng cất hơi nước .................................................................... 15
Hình 1.8. Máy ép tinh dầu ......................................................................................... 17
Hình 1.9. Hệ thống chưng cất hơi nước dưới sự hỗ trợ của vi song ......................... 18
Hình 1.10. Staphyllococcus aureus ........................................................................... 21
Hình 1.11. Pseudomonas aeruginosa ....................................................................... 23
Hình 1.12. Escherichia coli ....................................................................................... 24
Hình 1.13. Cơ chế gây bệnh trứng cá ........................................................................ 26
Hình 1.14. Các dạng mụn trứng cá ........................................................................... 27
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 33
Hình 2.2. Sơ đồ quy trình chưng cất tinh dầu ........................................................... 34

Hình 2.3. Hình dang vỏ các loại bưởi khi thu mẫu ................................................... 35
Hình 2.4. Vỏ bưởi sau khi xay................................................................................... 35
Hình 2.5. Bộ chưng cất lơi cuốn hơi nước ................................................................ 37
Hình 2.6. Quy trình đánh giá hoạt lực kháng khuẩn của 3 loại tinh dầu ................. 38
Hình 2.7. Sơ đồ quy trình sản xuất kem trị mụn ....................................................... 42
Hình 3.1. Kết quả kháng Pseudomonas aeruginosa của tinh dầu bưởi lơng cổ cị ... 47
Hình 3.2. Kết quả kháng Pseudomonas aeruginosa của tinh dầu bưởi da xanh ..... 47
Hình 3.3. Kết quả kháng Pseudomonas aeruginosa của tinh dầu bưởi năm roi ..... 47
Hình 3.4. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu bưởi da xanh .......... 49
Hình 3.5. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu bưởi năm roi ......... 49
Hình 3.6. Kết quả kháng Staphylococcus aureus của tinh dầu bưởi lơng cổ cị ..... 49

iv


Hình 3.7. Kết quả kháng E.coli của tinh dầu bưởi năm roi ...................................... 51
Hình 3.8. Kết quả kháng E.coli của tinh dầu bưởi lơng cổ cị ............................... 51
Hình 3.9. Kết quả kháng E.coli của tinh dầu bưởi da xanh ..................................... 51
Hình 3.10. Hình ảnh trước và sau khi sử dụng kem bơi trị mụn ............................. 60
Hình 4.1. Sơ đồ quy trình chưng cất tinh dầu ........................................................... 62
Hình 4.2. Sơ đồ quy trình sản xuất kem trị mụn……………………………………64

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
-

ĐC: Đối chứng


-

E.Coli: Escherichia coli

-

TSA: Trytone casein soy agar

-

TSB: Tryptic soy broth

-

TCVS: Tiêu chuẩn vi sinh

vi


Đồ án tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài
Vỏ các loài cây citrus: cam, chanh, bưởi… từ lâu đã được sử dụng để sản
xuất tinh dầu ở các nước công nghiệp trên thới giới như Mỹ, Ý. Tinh dầu citrus
có mùi thơm dễ chịu, hàm lượng limonen cao được sử dụng rộng rãi trong thực
phẩm và mỹ phẩm. Trong các nghiên cứu gần đây còn cho thấy limonen cịn có
tác dụng tán sỏi, phá khối u, khả năng chống ăn mòn kim loại… Ở nước ta, đặc
biệt là phía Nam, bưởi một lồi cây thuộc lồi Citrus được trồng khắp nơi với
diện tích tương đối lớn. Từ xa xưa, trong dịp lễ tết người ta đã sử dụng quả bưởi

để chưng, trang trí. Khơng chỉ để trang trí mà những quả bưởi còn được sử dụng
làm các vị thuốc trong y học cổ truyền hay kinh nghiệm dân. Theo Đông y cho
rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua,
tính mát, khơng độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh
dầu (vỏ trong thường dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dùng trị
ho, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thốt
vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán
khí, thơng kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu
viêm. Quả bưởi được thu hái quanh năm vỏ có thể ở dạng tươi, khô hay đông
lạnh để tách lấy tinh dầu. Các nghiên cứu về tinh dầu bưởi được thực hiện khá
nhiều trên thới giới nhưng tại Việt Nam cịn rất hạn chế, gần đây mới có một số
ít cơng trình nghiên cứu về tinh dầu bưởi. Tuy nhiên tất cả chỉ tập trung nghiên
cứu thành phần hóa học của tinh dầu, các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của
tinh dầu bưởi ít được quan tâm. Đặc biệt việc nghiên cứu tách chiết các hợp chất
có dược tính cao ngoài tinh dầu từ quả bưởi là vấn đề mới mẻ, chưa được quan
tâm nghiên cứu. Việc nghiên cứu tách chiết tinh dầu và các hợp chất ngoài tinh
dầu có dược tính cao đồng thời thử hoạt tính sinh học của tinh dầu bưởi là việc
làm cần thiết góp phần vào việc sử dụng các hợp chất thiên nhiên trong các lĩnh
vực thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm. Qua nghiên cứu của đề tài sẽ làm tăng

1


Đồ án tốt nghiệp

giá trị kinh tế của cây bưởi ở khu vực miền Nam. Chính vì vậy chúng tơi chọn
đề tài: “Nghiên cứu trích ly tinh dầu một số loại vỏ bưởi ở miền Nam Việt Nam
và thử hoạt tính kháng khuẩn, bước đầu ứng dụng để sản xuất kem trị mụn từ
tinh dầu bưởi”
2) Mục tiêu nghiên cứu

-

Tìm ra loại bưởi nào cho hàm lượng tinh dầu nhiều nhất trong 3 lọai: bưởi
năm roi, bưởi da xanh, bưởi lơng cổ cị.

-

Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu.

-

Điều chế thử nghiệm kem bôi trị mụn.

3) Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
- Tiến hành thực nghiệm ly trích tinh dầu từ các loại vỏ quả bưởi bằng phương
pháp chưng cất lơi cuốn hơi nước.
- Thử hoạt tính sinh học về khả năng kháng khuẩn của tinh dầu các loại bưởi
từ phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu các loại bưởi.
- Điều chế thử nghiệm kem bôi trị mụn.
4) Các phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu.
- Thực nghiệm:
✓ Các phương pháp tách chiết các hợp chất hợp cơ: Phương pháp chưng
cất lơi cuốn hơi nước cổ điển.
Phương pháp sinh hóa: Thử hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu các loại bưởi
trên 3 lọai: Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus, E.coli.
✓ Sản xuất kem trị mụn.
- Xử lý số liệu bằng phần mềm Statgraphics và Excel.

5) Đối tượng nghiên cứu
-

Quả bưởi da xanh ở Bến Tre.

2


Đồ án tốt nghiệp

-

Quả bưởi năm roi ở Vĩnh Long.

- Quả bưởi lơng cổ cị ở Tiền Giang.
6) Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu về tinh dầu vỏ trái Citrus nhưng ở
Việt Nam mới có một số ít cơng trình nghiên cứu về tinh dầu vỏ trái Citrus:
- Tách chiết tinh dầu và ankaloit từ quả quất- Nguyễn Thị Lý, Lê Thị Đề
Oanh, Phan Thị Bảo Vy. Khoa Cơng nghệ Hóa Học – ĐHBK TP HCM –
2009.
- Khảo sát tinh dầu vỏ trái giống Citrus họ rutaceae - ThS. Nguyễn Minh
Hoàng Đại học Mở Tp HCM -2006. Nội dung của công trình là khảo sát
thành phần hóa học của tinh dầu bưởi da xanh, cam sành, chanh giấy và thử
hoạt tính kháng khuẩn của các loại tinh dầu này.
- Duong Phuoc An, Huynh Thi Bich Tuyen, Nguyen Ngoc Khoi * Y Hoc TP.
Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 1 - 2010: 35-40. Nội dung của
cơng trình là khảo sát thành phần hóa học và thử hoạt tính giải lo âu của tinh
dầu bưởi, cam, chanh, quýt, quất.
- Ly trích tinh dầu vỏ trái và lá tắc - Trịnh Hoàng Hiếu, Nguyễn Thị Bảo Trân,

Lê Ngọc Thạch. Tạp chí phát triển khoa học và cơng nghệ, tập 12, số 10 2009. Nhóm tác giả đã nghiên cứu ly trích tinh dầu từ lá và vỏ quả tắc bằng
hai phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và chưng cát lơi cuốn hơi
nước có sự kết hợp của chiếu xạ vi sóng, thử hoạt tính sinh học của tinh dầu
lá và vỏ tắc thu được từ hai phương pháp chưng cất trên.
- Nghiên cứu trích ly tinh dầu vỏ bưởi Năm Roi (Lương Đức Vỉnh, 2014)
- Khảo sát quy trình chiết xuất tinh dầu vỏ bưởi với nguyên liệu xay và khơng
xay (Phan Như Quỳnh, 2010).
7) Những đóng góp mới của đề tài
-

So sánh hàm lượng tinh dầu 3 loại vỏ bưởi năm roi, da xanh, lơng cổ cị.

-

So sánh hoạt tính kháng khuẩn của 3 loại bưởi.

-

Khảo sát hoạt tính trị mụn của tinh dầu

3


Đồ án tốt nghiệp

-

Bước đầu tạo ra kem trị mụn
Ý nghĩa về mặt kinh tế của đề tài
Tạo ra được sản phẩm trị mụn có thành phần trị mụn từ tinh dầu thiên nhiên.

có giá thành rẻ.
Ý nghĩa về mặt xã hội
Tạo ra sản phẩm trị mụn mới chưa có trên thị trường
Ý nghĩa về mặt sức khỏe
Tác dụng của tinh dầu bưởi giúp giảm cân, trị cảm lạnh, giải độc, giảm
stress, làm mượt tóc, kích thích mọc tóc, sát khuẩn, làm đẹp, chế tạo dược
phẩm, giúp khí huyết lưu thơng tốt làm cho bạn ln có một tinh thần vui vẻ
và thoải mái.
Ý nghĩa về mặt thẫm mỹ
Làm se da, kháng khuẩn giảm thâm trên da khi dùng kem trị mụn từ tinh dầu
bưởi,…
Ý nghĩa trong công nghệ thực phẩm
Là hương liệu làm ngon bánh kẹo, đồ hộp, các loại rượu khai vị, các loại chè,
mứt, các loại nước giải khát,…

8. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
Kết cấu của đồ án tốt nghiệp gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

4


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Tổng quan về Bưởi
1.1.1 Vị trí phân loại

Tên khoa học: Citrus maxima Burm.Merr, Citrus grandis(L.) Osbeck.
Giới (regnum)

: Plamtac

Ngành (divisio)

: Magnoliophyta

Lớp (class)

: Magnoliopsida

Phân lớp (sublass)

: Rosida

Bộ (ordo)

: Sapindales

Họ (familia)

: Rutaceae

Chi (genus)

: Citrus

Loài (species)


: C.maxima

Hình 1.1. Hình ảnh trái bưởi Citrus maxima [24]
1.1.2 Nguồn gốc
Bưởi có nguồn gốc từ Nam Á và Malaysia, mọc tự nhiên theo bờ sông Fiji
(tên một đảo quốc ở Thái Bình Dương) và Friendly. Bưởi đã được đưa vào
Trung Quốc khoảng 100 năm trước công nguyên. Bưởi được trồng nhều ở miền
nam Trung Quốc. Đặc biệt bưởi còn được trồng trên những bờ sông ở miền
Nam Thái Lan, ở Đài Loan, khắp miền nam Nhật Bản, Nam Ấn Độ, bán đảo

5


Đồ án tốt nghiệp

Malaysia, Indonesia, New Guinea và Tahiti. Người ta tin rằng những hạt giống
đầu tiên được thuyền trưởng Shaddock mang đến Châu Mỹ vào cuối thế kỷ 17.
Vì vậy bưởi cịn được gọi là Shaddock [18].
Bưởi có 2 loài: Bưởi (Citrus grandis) và Bưởi chùm (Citrus paradisi).
Bưởi chùm (Citrus paradi Shimaef) hay cịn gọi là bưởi đắng, khơng có hoặc có
rất ít ở các nước vùng châu Á.
Bưởi chùm trái nhỏ (đường kính khoảng 10-15cm), đặt gọn trong lịng bàn tay,
có hình cầu trịn, da trơn láng giống như quả cam, vỏ khi chín có màu vàng hoặc
hồng, có mùi đặc trưng của bưởi, ruột bưởi rất đặc, màu đỏ hồng, các múi bưởi
dính liền nhau, giống hệt múi cam (khác với bưởi ở Việt Nam Citrus maxima
các múi tách rời, tép bưởi mọng nước, xốp), phần vỏ trắng bên trong rất mỏng
như phần trắng của vỏ cam [25].
1.1.3 Đặc điểm thực vật
Cây cao khoảng 5 đến 10m, thường có gai lớn (nhất là trồng bằng hạt),

nhánh non có lơng tơ.
Đặc điểm thực vật:
-

Rễ: Thường là rễ cọc, mọc sâu, nếu đất thoáng nước tốt và tơi xốp rễ có
thể mọc sâu đến 4m.

-

Thân, cành: Bưởi thuộc loại thân gỗ, các cành chính thường mọc ra ở các
vị trí trong khoảng 1m cách mặt đất. Cành có thể có gai, nhất là khi trồng
bằng hạt. Trong một năm cây có thể cho 3 đến 4 đợt cành, tùy theo chức
năng của cành mà chúng có tên khác nhau như: cành mang trái, cành mẹ,
cành dinh dưỡng và cành vượt.

-

Lá: lá bưởi thuộc lá đơn gồm có cuốn lá, cánh lá và phiến lá. Lá lớn, có
cành lá to, phiến lá hình xoan đến bầu dục, dạng trái tim, dài từ 12 đến
15cm, mặt dưới gân lá thường có lông.

-

Hoa: hoa bưởi lớn, mọc đơn hay chùm, cánh hoa màu trắng kem, có từ 20
– 25 nhị đực, bầu nỗn có 11 – 16 ngăn, đường kính rộng từ 2,5 – 4 cm,

6


Đồ án tốt nghiệp


rất thơm, thường là hoa lưỡng tính. Thời gian từ khi ra hoa đến khi hoa
tàn thay đổi tùy giống và điều kiện khí hậu, trung bình là 1 tháng.
-

Trái: bưởi có trái lớn, hình cầu hay hình trái lê, đường kính từ 10 đến
40cm, có màu xanh và vàng nhạt khi chín, vỏ dày, tép lớn màu vàng nhạt
hay hồng. Trái nặng trung bình từ 1 – 2kg. Trái bưởi có 3 phần chính:
ngoại bì, trung bì, nội bì. Thời gian chín của trái thay đổi từ 7 đến 8 tháng
sau khi thụ phấn. Khi trái đạt độ chín thành thục, hàm lượng acid trong
nước giảm dần, trong khi màu sắc của trái từ màu xanh chuyển sang màu
vàng và độ cứng của trái sẽ giảm dần.

-

Hạt: hình dạng, kích thước, trọng lượng, số lượng hạt trong trái và mỗi
múi thay đổi nhiều tùy từng giống. Bưởi là loại trái hạt lớn, đơn phơi, có
nhiều hạt, tuy nhiên một số giống bưởi như bưởi Năm Roi, bưởi Biên
Hịa hạt thường mất dần qua q trình phát triển của trái [15].

1.1.4 Thành phần hóa học
Bưởi được tận dụng tất cả các bộ phận, từ hoa (để chế hương liệu), lá, vỏ, cơm
và cả hạt. Nước bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm,
béo, acid tannic, beta-caroten và các chất khoáng phospho sắt, Calci, Kali,
Magie. Ngồi ra, cịn chứa nhiều vitamin (B1, B2, C), trong đó hàm lượng
vitamin C khá cao, gấp khoảng 10 lần so với quả lê [17].
- Vỏ quả: chứa flavonoid như naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin,
hesperitin,…
- Dịch quả: glucid, lipid, các chất khoáng (canxi, kali, phospho), caroten và
các vitamin (B, C).

- Hạt: chứa nhiều limonin, vỏ hạt chứa nhiều pectin, trong hạt có nhiều dầu
béo.
1.1.5 Một số giống bưởi tại Việt Nam
Việt Nam là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đơng Nam Á, có
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Chính vì điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Việt

7


Đồ án tốt nghiệp

Nam được sự đa dạng và phong phú của các loại cây trồng. Trên khắp mọi miền
đất nước có nhiều giống bưởi nổi tiếng thơm ngon, và có tiếng ở trong và ngồi
nước như:
a) Bưởi Phúc Trạch

Hình 1.2. Bưởi Phúc Trạch [26]
Bưởi Phúc Trạch là giống bưởi đặc sản của huyện Hương Khê tỉnh Hà
Tĩnh. Phúc Trạch là tên làng nơi được cho là tạo ra thứ bưởi này ngon nhất.
Bưởi Phúc Trạch có hình cầu trịn, bề ngang và chiều cao gần bằng nhau,
cuống quả không lồi, đế quả hơi lõm, vỏ không trơn không ráp, màu sắc vỏ
quả xanh vàng, màu sắc thịt quả màu hồng nhạt hoặc màu trắng trong, khối
lượng quả đạt từ 1 – 1,5 kg, số múi 14 – 16 múi/quả, tỉ lệ ăn được từ 48,1 –
54,1, số hạt bình quân trong quả 50 – 70 hạt/quả, độ Brix (%) từ 10 – 12,8%,
có mùi thơm nhẹ tự nhiên hơi đặc trưng, có vị ngọt hơi thanh chua, ngọt

8


Đồ án tốt nghiệp


hậu. Tổng diện tích trồng bưởi Phúc Trạch tại huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh hiện nay là khoảng 1.500 ha [26].
b) Bưởi da xanh

Hình 1.3 Bưởi da xanh [35]
Bưởi da xanh là đặc sản của xứ dừa Bến Tre. Giống bưởi quý hiếm
này chỉ thực sự được chú ý đến trong khoảng một thập niên trở lại đây do
chất lượng của nó vượt trội so với nhiều loại bưởi khác. Bưởi da xanh sở
dĩ được tôn vinh là bưởi ‘vua’ vì ăn rất ngọt, ráo nước, khơng hạt (hoặc
rất ít hạt), vỏ mỏng, thịt bưởi đỏ sậm bắt mắt và cho trái quanh năm. Bưởi
có thể bảo quản trong thời gian dài (vài tháng) mà vẫn đảm bảo chất
lượng và cảm quan. Sau khoảng 210 – 216 ngày sau khi đậu quả. Vỏ quả
bên ngồi có biểu hiện: các hạt tinh dầu trên vỏ quả nở to, vỏ quả sần sùi,
dùng tay ấn nhẹ đáy quả sẽ cảm nhận được độ lún nhất định [35].
c) Bưởi Năm Roi

9


Đồ án tốt nghiệp

Hình 1.4. Bưởi Năm Roi [36]
Bưởi Năm Roi là một trong những loại bưởi ngon, được người tiêu
dùng đánh giá cao, và có giá trị kinh tế lớn. Bưởi Năm Roi được công
nhận là giống sạch bệnh, cho năng suất cao và chất lượng tốt, ngon nhất
trong các giống bưởi hiện nay, thích nghi với điều kiện tại các vùng sinh
thái khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên bưởi Năm Roi được trồng nhiều ở
vùng đồng bằng sơng Cửu Long.
Tổng diện tích bưởi Năm Roi là 9,2 ngàn ha, phân bố chính ở tỉnh

Vĩnh Long (diên tích 4,5 ngàn ha cho sản lượng 31,3 ngàn tấn, chiếm
48,6% về diện tích và 54,3% về sản lượng bưởi Năm Roi của cả nước),
trong đó tập trung ở huyện Bình Minh 3,4 ngàn ha đạt sản lượng gần 30
ngàn tấn. Tiếp theo là tỉnh Hậu Giang (1,3 ngàn ha). Với một hecta, nhà
vườn thu hoạch cả trăm triệu đồng trong một năm.
Cây cao trung bình từ 7 – 8 m, cao nhất có thể lên đến 15 m, có gai
dài khoảng 2,5 cm có khi tới 4 cm nếu sinh sản bằng hạt, hoặc có gai hay
gai rất ngắn nếu sinh sản sinh dưỡng, khi cịn non thì gai có lông tơ.
Thời gian trồng từ tháng tư cho đến tháng giêng. Đặc điểm của Bưởi
năm roi là: hình quả lê, trọng lượng trung bình từ 1 – 1,4 kg, trái có núm,
khi quả chín có màu vàng xanh, vỏ mỏng, ráo nước, thịt quả màu xanh

10


Đồ án tốt nghiệp

vàng, mịn đồng nhất. Múi và vách múi rất dễ tách, ăn dịn, ngọt, thơm, vị
hơi dơn dốt chua, đặc biệt là khơng có hạt mấy, chỉ có hạt lép nhỏ li ti.
Tỷ lệ phần ăn được trên 55%, độ brix từ 9 – 12%. Phù hợp ăn tươi, chế
biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu nhiều nước. Thời vụ thu hoạch bắt đầu
từ tháng 9 dương lịch [36].
d) Bưởi lơng cổ cị

Hình 1.5. Bưởi lơng cổ cị [37]
Vùng chun canh: xã An Thái Đơng, Mỹ Lương, An Thái Trung, Mỹ
Đúc Tây, Thiện Trí (Huyện Cái Bè) có diện tích trồng là 45 ha, sản lương
là 1125 tấn/ha. Bưởi lơng cổ cị là một đặc sản của huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang. Cây có đặc tính sinh trưởng khá mạnh, phiến lá hình elip,
màu xanh đậm và trên bề mặt có lớp lơng tơ mịn, có khả năng chống chịu

tốt đối với bệnh vàng lá thối rễ. Quả bưởi có dạng hình quả lê, bên ngoải
có lớp lông trắng mịn, lớp lông này sẽ rụng dần. Khi chín vỏ quả có màu
xanh vàng có phủ lơng tơ mỏng bên ngoài vỏ. Vỏ quả khá mỏng, trong
quả bì màu trắng hồng, thịt quả màu vàng đỏ, dễ tách, vị ngọt đến ngọt
chua nhẹ, độ Brix từ 10 – 11, khá nhiều nước, múi thơm, mỗi trái từ 5 –
30 hạt. Trọng lượng từ 0,9 – 1,4 kg/trái, cá biệt có trái nặng đến 2kg.
Bưởi lơng cổ cị có thể tồn trữ đến 20 ngày nếu được bảo quản trong điều
kiện nhiệt độ phòng [37].
e) Bưởi đường lá cam
Bưởi đường lá cam ở Biên Hòa là giống bưởi được trồng phổ biến ở
huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Trái bưởi có hình quả lê thấp, láng nhẵn
11


Đồ án tốt nghiệp

khác hẳn với các giống bưởi khác như bưởi Ổi, bưởi Năm Roi, bưởi Da
Xanh. Khi chín vỏ bưởi có màu xanh vàng. Vỏ quả dễ bóc, tép bó chặt, vị
ngon, ngọt. Trái bưởi Đường Lá Cam có kích thước nhỏ hơn bưởi Năm
Roi, bưởi Da Xanh, thường từ 0,7 – 1,4 kg/quả và lớn hơi bưởi Ổi.

Hình 1.6. Bưởi đường lá cam [38]
Cịn nhiều loại bưởi khác có giá trị kinh tế cao và được thị trường nước
ngoài ưa chuộng 38.
1.2 Tổng quan về tinh dầu
1.2.1 Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là hỗn hợp nhiều hợp chất dễ bay hơi, có mùi đặc trưng tùy thuộc vào
nguồn gốc nguyên liệu cung cấp tinh dầu. Tinh dầu có mùi thơm và thành phần
hóa học, tính chất, điểm chảy, điểm sôi, độ tan nhất định trong nước (tan ít hoặc
rất ít trong nước), tan nhiều trong dung mơi hữu cơ: chloroform, ete, este,...

Tinh dầu có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế ra các chất thơm khác đáp ứng các
nhu cầu xã hội (thuốc, mỹ phẩm, chất thơm thực phẩm, nước hoa...) [3].
1.2.2 Các thành phần hóa học của tinh dầu
Vỏ quả ngoài rất giàu chất nagrin – gosid, do có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ
0,8 – 0.84%, quả chứa 0,5% tinh dầu. Tinh dầu bưởi chứa trên 90% d – limonene,
ngoài ra cịn có a – pinen , linalool, geraniol, citral,… [1]

12


Đồ án tốt nghiệp

1-metyl-4-(prop-1-en-2-yl)cyclohex-1-ene
Cấu trúc Limonen (tinh dầu vỏ Cam, Quýt, Bưởi) [23]
1.2.3 Ảnh hưởng của những nhân tố khác nhau đến thành phần và tính chất của
tinh dầu bưởi
Tinh dầu chứa trong thực vật có thành phần khơng cố định mà luôn thay đổi
theo hướng phát triển của cây cũng như ảnh hưởng của những yếu tố khác.
a) Nguyên liệu chế biến và bộ phận dùng để chế biến
Mỗi loại cây tinh dầu, ở mỗi bộ phận chứa tinh dầu, có thành phần nhất
định trong những điều kiện nhất định, các giống khác nhau thì thành phần
tinh dầu cũng khác nhau. Trong cùng 1 cây nhưng lượng tinh dầu ở các bộ
phận khác, hàm lượng và thành phần cũng khác nhau [3].
b) Phương pháp chế biến
Tùy thuộc vào phương pháp chế biến mà hàm lượng và thành phần cũng
khác nhau. Tinh dầu nhận được bằng phương pháp chưng cất lơi cuốn hơi
nước ít bị tạp hơn so với tinh dầu trích ly bằng dung mơi bay hơi vì các thành
phần tạp khác sẽ hòa tan vào nước [3].
c) Hướng phát triển của cây
Trong thời gian cây sinh trưởng thành phần tinh dầu chịu hàng loạt các

biến đổi và những chuyển hóa này có thể xác định thời kỳ mà cây tích tụ
được nhiều tinh dầu nhất và có chất lượng cao nhất để thu hoạch và chế biến.

13


Đồ án tốt nghiệp

Tinh dầu tạo thành trong cây không phải có 1 lượng cố định mà biến đổi
liên tục theo hướng phát triển của cây. Sự biến đổi này có xu hướng là càng
ngày càng tích tụ nhiều những hợp chất có chứa oxi
Trong các bộ phận khác nhau của cây, tinh dầu tạo thành và tích lũy
khơng giống nhau mà ln ln chuyển hóa lẫn nhau [3].
1.2.4 Ứng dụng của tinh dầu bưởi trong các ngành công nghiệp
a) Ứng dụng trong sản xuất nước uống
Nước quả cô đặc: Nước quả cô đặc thường bị mất mùi sau quá trình
chế biến. Người ta đã cho thêm hương của vỏ quả và phần hương thu hồi
trong nước quả để tăng thêm vị hấp dẫn của nước quả. Nước uống khơng
có rượu: Hiện nay các nước trên thế giới đã sử dụng tinh dầu citrus như
cam, chanh, bưởi trong công nghiệp nước uống soda, limonad, xiro.
Rượu: Tinh dầu chi citrus đã được dùng phổ biến trong công nghiệp sản
xuất rượu như rượu cam, rượu chanh, rượu quýt, rượu bưởi nhằm kích
thích khẩu vị [22].
b) Ứng dụng trong các ngành thực phẩm
Kẹo, bánh: Có thể dùng tinh dầu cam, chanh, bưởi trong sản xuất kẹo,
bánh làm cho kẹo, bánh có hương vị đặc trưng và hấp dẫn. Kem, chè:
Trong công nghiệp sản xuất kem người ta thường dùng hương của tinh
dầu citrus làm tăng hương vị kem, chè bưởi [22].
c) Ứng dụng trong công nghiệp dược phẩm
Trong tinh dầu vỏ citrus chiếm tỉ lệ cao là d-limonen, chất này có tác

dụng làm tan sỏi mật, người ta đã đưa ra một chế phẩm mà trong thành
phần chế phẩm dùng để tiêm có 77 – 99,8% limonen. Chế phẩm có 94%
limonen, 1% monoleat sorbit và 5% cồn đã được tiến hành thử nghiệm và
cho kết quả tốt.

14


Đồ án tốt nghiệp

d) Ứng dụng trong lĩnh vực môi trường
D-limonen chiếm trên 90% trong hầu hết tinh dầu vỏ quả citrus, người
ta đã ứng dụng trong việc xử lý rác là bao xốp. Ngồi ra có 1 nghiên cứu
về việc ứng dụng limone trong lĩnh vực môi trường, dùng limone để sản
xuất ra thuốc diệt côn trùng [7], [11].
1.2.5 Các phương pháp trích ly tinh dầu
a) Phương pháp chưng cất cổ điển

Hình 1.7. Hệ thống chưng cất hơi nước
Hơi nước tạo ra từ nồi hơi, thường có áp suất cao hơn khơng khí, được đưa thẳng
vào bình chưng cất. Ngày nay thường dùng phương pháp này để chung cất tinh đầu
từ các nguyên liệu thực vật. Điểm ưu việt của phương pháp này là người ta có thể
điều chỉnh áp suất, nhiệt độ như mong muốn để tận thu sản phẩm nhưng phải giữ
nhiệt độ ở mức giới hạn để tinh dầu không bị phân hủy.
Việc sử dụng phương pháp cũng lệ thuộc vào những điều kiện hạn chế, u cầu hơi
nước khơng q nóng và q ẩm. Nếu quá nóng nó có thể phân hủy nhưng cấu phần
có độ sôi thấp, hoặc làm chất nạp khô quăn khiến hiện tượng thẩm thấu khơng xảy
ra. Nếu dịng chảy của tinh dầu ngưng lại sớm quá, người ta phải chưng cất tiếp
bằng hơi nước bão hòa trong một thời gian cho đến khi sự khuếch tán hơi nước
được tái lập lại, khi đó mới tiếp tục dùng lại hơi nước quá nhiệt. Nếu hơi nước quá

ẩm sẽ dẫn đến hiện tượng hơi nước ngưng tụ, phần chất nạp phía dưới sẽ bị ướt,
trong trường hợp này người ta phải tháo nước ra bằng một van xả dưới đáy nồi.
15


Đồ án tốt nghiệp

Trong công nghiệp, hơi nước trước khi vào bình chưng cất phải đi ngang một bộ
phận tách nước.
Với hơi nước có áp suất cao thường gây ra sự phân hủy quan trọng, nên tốt
nhất là bắt đầu chưng cất với hơi nước ở áp suất thấp và cao dần cho đến khi kết
thúc. Khơng có một quy tắc chung nào cho mọi nguyên liệu vì mỗi chất nạp đòi hỏi
một kinh nghiệm và yêu cầu khác nhau. Hiệu suất và chất lượng tinh dầu phụ vào
đặc tính của tinh dầu và cách chọn phương pháp chưng cất.
Trong phịng thí nghiệm, để chưng cất hơi nước tinh dầu người ta thường dùng
bộ dụng cụ thủy tinh Clevenger
Ưu điểm:
✓ Quy trình kỹ thuật tương đối đơn giản
✓ Thiết bị gọn, dễ chế tạo
✓ Khơng địi hỏi vật liệu phụ như các phương pháp tẩm trích, hấp thụ.
✓ Thời gian tương đối nhanh
Nhược điểm:
✓ Khơng có lợi đối với những nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp.
✓ Chất lượng tinh dầu có thể bị ảnh hưởng nếu trong tinh dầu có những
cấu phần dễ bị phân hủy.
✓ Trong nước chưng ln ln có một lượng tinh dầu tương đối lớn.
✓ Những tinh dầu có độ sơi cao thường cho hiệu suất rất kém [2].

16



×