Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông cửu long (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.32 KB, 14 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học kinh tế qc d©n
----------------

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T QUC DN

Ngi hng dn khoa hc:

MAI ANH BảO

Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh

1. PGS.TS. Đỗ THị HảI Hà
2. PGS.TS.CHU TIếN QUANG

Phn bin 1: PGS.TS. vũ thị minh

đến kết quả hoạt động của các Hợp Tác XÃ trong
lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

Phn biện 2: TS. Hoµng vị quang

Phản biện 3: ts. Ngun ngọc dũng
Chuyên ngành: quản lý kinh tế (khoa học quản lý)
M· sè: 62 34 04 10

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học kinh tế quốc dân
Vào hồi:.......h...... Ngày .......tháng .......năm............
Có thể tìm hiểu luận án tại:


- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế quốc dân
Hµ néi, 2016


1

2

CHƯƠNG I. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
HTX nông nghiệp giúp tăng cường sức mạnh của thành viên hợp tác xã,
những người nông dân (Hồ Văn Vĩnh, 2005). Thành viên hợp tác xã có cơ hội
tiếp cận các sản phẩm đầu vào với giá hợp lý, được hưởng các dịch vụ với chất
lượng cao và giá thành thấp hơn so với thị trường. Mặt khác, các thành viên hợp
tác xã được HTX bao tiêu hoặc trợ giúp tiếp cận thị trường, không bị tư thương
ép giá.
HTX nông nghiệp cịn là tác nhân có vai trị liên kết kinh tế theo cơ chế
vận hành của nền kinh tế thị trường. HTX là đầu mối liên kết giữa cơ quan quản
lý nhà nước, doanh nghiệp, khách hàng và người nơng dân.
Các HTX nơng nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, chưa phát huy được
hết thế mạnh của HTX. Các hoạt động dịch vụ của các HTX nơng nghiệp có quy
mô nhỏ, chưa đáp ứng được về đầu ra cho các thành viên hợp tác xã. Hiệu quả
kinh doanh của HTX nông nghiệp thấp, các HTX nông nghiệp chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường, chưa có sức lơi cuốn, hấp dẫn thành viên hợp tác xã tham
gia và đóng góp xây dựng HTX.
Các nghiên cứu hiện nay về hoạt động của HTX nông nghiệp tại Việt
Nam tập trung nhiều ở việc phân tích tác động từ chính sách nhà nước, các nghiên
cứu mới dừng ở phương pháp định tính, chưa chỉ rõ được đâu là nguyên nhân cốt
lõi, mức độ quan trọng của các yếu tố. Do vậy, nguyên nhân và giải pháp có nhiều

nhưng chưa thật đúng và thật trúng (Bùi Văn Huyền, 2010).
Từ những lý do trên, đề tài: ‘‘Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh
đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp ở đồng bằng
sơng Hồng’’ có ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn. Nghiên cứu nhằm kiểm định
các giả thuyết, tìm ra các yếu tố bên trong tác động đến kết quả hoạt động của các
HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát của luận án: Đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh
đến kết quả hoạt động, đề xuất quan điểm, giải pháp khai thác và phát huy tác
dụng của các yếu tố nội sinh nhằm nâng cao kết quả hoạt động của các HTX
trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.
- Các mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về các yếu tố nội sinh và tác động của
chúng đến kết quả hoạt động của HTX trong lĩnh vực vực nông nghiệp;
+ Nhận diện và đánh giá tác động của các yếu tố nội sinh đến kết quả
hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng

+ Đề xuất quan điểm, giải pháp khai thác và phát huy tác dụng của các
yếu tố nội sinh nhằm nâng cao kết quả hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông
nghiệp ở đồng bằng sông Hồng.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Kết quả hoạt động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng được thể hiện qua các tiêu chí đánh giá nào?
- Các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng như thế nào?
- Đánh giá mức độ quan trọng của mỗi yếu tố nội sinh nói trên đối với kết
quả hoạt động của từng loại hình HTX trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng
sông Hồng?
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các yếu tố nội sinh

thuộc về con người trong HTX tác động đến kết quả hoạt động của HTX trong
lĩnh vực nơng nghiệp, bao gồm hai nhóm: Nhóm yếu tố về năng lực quản trị của
ban chủ nhiệm HTX và nhóm yếu tố về đến từ xã viên HTX. Kết quả hoạt động
của HTX bao gồm các kết quả về kinh tế của HTX và kết quả về kinh tế của
thành viên hợp tác xã do HTX đem lại.
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài có đối tượng nghiên cứu là
các tác động của biến số nội sinh đến kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp
Phạm vi về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện 4 tỉnh,
thành phố ở đồng bằng sông Hồng bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Thái
Bình.
1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.5.1. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi.
Trường phái lý luận về vai trò của các yếu tố nội sinh của HTX tác
động đến hoạt động của các HTX nông nghiệp
Van Der Walt (2005) nghiên cứu về sự thất bại của các hợp tác xã đã đưa
ra các yếu tố nguyên nhân đó là sự quản lý yếu kém, mâu thuẫn giữa các thành
viên hợp tác xã về quyền lợi và nghĩa vụ và sự thiếu hụt về tài chính.
Daman Prakash (2000) đưa ra các yếu tố giúp cho các HTX nông nghiệp
có thể thành cơng đó là (1) Thành viên hợp tác xã là những người chủ thực sự của
HTX, thông qua ban quản trị, ban giám đốc, các thành viên hợp tác xã điều hành
hoạt động của HTX nhằm phục vụ cho nhu cầu của chính thành viên hợp tác xã,
(2) Hợp tác xã được quản lý hiệu quả bởi ban quản trị, ban kiểm soát và ban giám
đốc được bầu cử dân chủ, là những người có kinh nghiệm, được đào tạo (3) Các
HTX cần phải đối thoại về chính sách với chính phủ.


3

4


Machethe (1990) khi nghiên cứu về những hợp tác xã không thành công
tại Nam Phi đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính đó là các thành viên hợp tác xã
khơng hiểu rõ về mục đích của hợp tác xã, quyền và nghĩa vụ của các thành viên
hợp tác xã và cách thức quản lý hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Thành viên
hợp tác xã không hiểu việc tồn tại và phát triển của hợp tác xã là do những đóng
góp của chính xã viên. Rất nhiều thành viên hợp tác xã chỉ quan tâm đến quyền
lợi mà quên đi nghĩa vụ của họ với HTX.
Osterbeg và Nilson (2009) đã chỉ ra rằng sự tham gia của xã viên vào
hoạt động quản trị HTX có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của các HTX.
Sự tham gia của xã viên trong HTX bao gồm việc tham gia các cuộc họp; làm
việc trong ủy ban; tham gia vào việc tuyển chọn các thành viên mới; và quyền bổ
nhiệm. Sự tham gia một cách bình đẳng của các thành viên trong việc quản trị của
HTX là điều tạo nên sự khác biệt của HTX với các tổ chức kinh tế khác, là một
yếu tố mang lại giá trị gia tăng cho HTX (Gray, Kraenzle, 1998).
Trường phái lý luận về vai trị của các yếu tố mơi trường bên ngồi
HTX tác động đến kết quả hoạt động của các HTX nông nghiệp:
Daman Prakash (2000) chỉ ra rằng trong giai đoạn đầu phát triển các
HTX nơng nghiệp, chính phủ cần có các chính sách về vốn, cơng nghệ cho các
HTX. Aimin Chen và Shunfeng Song (2006) đề cập về sự cần thiết hay vai trị
của chính quyền trong việc cung cấp tài chính cho khu vực nơng thơn và các hợp
tác xã nơng nghiệp, các chính sách hỗ trợ lãi suất cho khu vực này.
1.5.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước.
Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái (2005) xây dựng mô hình phát triển
cho HTX nơng nghiệp ở Việt Nam đến năm 2020 ở hai dạng (1) kinh doanh đơn
thuần dịch vụ nông nghiệp cho kinh tế hộ nông dân, (2) HTX nông nghiệp tổng
hợp bao gồm các hoạt động dịch vụ nông nghiệp, hoạt động sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản. Để phát triển hai mơ hình này
nghiên cứu chỉ ra rằng cần thực hiện 5 nhóm giải pháp bao gồm: (1) nhóm giải
pháp về nhận thức, (2) nhóm giải pháp thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển

theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển các ngành nghề phi nơng nghiệp ở nơng
thơn, (3) nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác cán bộ HTX nơng nghiệp,(4)
nhóm giải pháp lựa chọn mơ hình HTX nơng nghiệp phù hợp và (5) nhóm giải
pháp về kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với các HTX nông nghiệp.
Chu Tiến Quang (2012) chỉ ra các yếu tố nội sinh và ngoại sinh tác động
đến hoạt động của từng loại HTX trong lĩnh vực nông nghiệp phân theo ngành
nghề, các yếu tố đó bao gồm năng lực quản trị, kinh doanh của ban chủ nhiệm
HTX, năng lực sản xuất của xã viên HTX, sự cam kết, sự đồng thuận của xã viên,
vốn và vốn xã hội của HTX.

1.5.3. Tổng quan về các phương pháp đánh giá tác động trong các nghiên
cứu về HTX trên thế giới và tại Việt Nam
Các nghiên cứu về HTX trên thế giới và Việt Nam đang sử dụng hai
phương pháp đánh giá tác động đó là: Phương pháp định tính; phương pháp định
lượng.
Phương pháp định tính nhằm phát hiện ra các quy luật thông qua việc
nghiên cứu sâu về một số mẫu nghiên cứu có đặc tính nổi trội. Chu Tiến Quang
(2012) sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn và phân tích các số liệu về kết
quả hoạt động kinh doanh của các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp có kết quả
hoạt động tốt để phát hiện ra yếu tố tác động đến sự thành công của các HTX này
như các yếu tố về năng lực của ban giám đốc HTX, sự đồng thuận của thành viên
hợp tác xã.
Phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm chứng minh các quy luật đã
được nghiên cứu định tính phát hiện trước đó trên cơ sở phân tích mẫu nghiên
cứu số lượng lớn, có tính ngẫu nhiến. Các quy luật tác động được chứng minh qua
việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (hypothesis). Ví dụ như Azzeddine
M.Azzam và Michael Turner (1991) sử dụng các 58 biến quan sát để đo lường 10
chỉ tiêu về quản lý như quản lý nhân sự, quản lý marketing, quản lý chiến lược,
quản lý hoạt động,… và đo lường biến phụ thuộc kết quả hoạt động HTX thông

qua chỉ tiêu tài chính như doanh thu, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.Tiếp theo,
nghiên cứu tiền hành sử dụng mơ hình kinh tế lượng, hồi quy để đánh giá tác
động, kiểm nghiệm giả thuyết về năng lực quản lý có tác động như thế nào đến
kết quả hoạt động của HTX.
1.6. Mơ hình nghiên cứu
Đề tài kiểm chứng hai nhóm yếu tố tác động đến kết quả hoạt động của
các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua hai mơ hình nghiên cứu:
Bảng 1: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế của HTX”
Các biến nội sinh độc lập:
(7 biến nghiên cứu- 35 biến quan sát )
1. Năng lực lập kế hoạch ( 4 biến quan sát)
2. Năng lực tổ chức (5 biến quan sát)
3. Kỹ năng lãnh đạo (6 biến quan sát)
4. Năng lực kiểm soát (4 biến quan sát)
5. Sự cam kết cảm xúc của xã viên (6 biến quan sát)
6. Sự cam kết duy trì của xã viên (6 biến quan sát)
7. Sự tham gia vào hoạt động quản trị HTX của xã
viên (4 biến quan sát)

Biến phụ thuộc:
Kết quả kinh tế
của HTX (8 biến
quan sát)


5

6

Bảng 2: Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến “Kết quả kinh tế

của thành viên hợp tác xã do HTX đem lại”
Nhóm biến nội sinh độc lập
(7 biến nghiên cứu- 35 biến quan sát )
1. Năng lực lập kế hoạch ( 4 biến quan sát)
2. Năng lực tổ chức (5 biến quan sát)
3. Kỹ năng lãnh đạo (6 biến quan sát)
4. Năng lực kiểm soát (4 biến quan sát)
5. Sự cam kết cảm xúc của xã viên (6 biến quan sát)
6. Sự cam kết duy trì của xã viên (6 biến quan sát)
7. Sự tham gia vào hoạt động quản trị HTX của xã

Biến phụ
thuộc:
Kết quả kinh tế
của xã viên do
HTX đem lại (6
biến quan sát)

viên (4 biến quan sát)

1.7. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính: Một số HTX tiêu biểu được phỏng vấn sâu để
phát hiện các yếu tố nội sinh giúp các HTX hoạt động tốt. Phương pháp định tính
cũng được sử dụng để phát hiện các biểu hiện để đo lường các biến nghiên cứu.
Phương pháp định lượng: Nghiên cứu tiến hành điều tra mẫu gồm 180
HTX trong lĩnh vực nông nghiệp. Các biến nghiên cứu trong mơ hình được đo
lường bằng các biến quan sát. Các biến quan sát được xây dựng dựa trên cơ sở lý
luận, các lý thuyết, các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trước và nghiên cứu

định tính được thực hiện trước đó. Sau khi thu thập dữ liệu, hệ thống thang đo của
các biến nghiên cứu được đánh giá thơng qua việc phân tích nhân tố khám phá
(Exploratory Factor Analysis - EFA). Biến nghiên cứu (biến tiềm ẩn) được tính
bằng trung bình cộng của các biến quan sát sau khi đã thực hiện phân tích yếu tố
khám phá. Sau đó, nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính với phương
pháp bình phương tối thiểu (OLS) để xem xét tác động của các yếu tố nội sinh tới
kết quả hoạt động của HTX.
Dữ liệu nghiên cứu:
Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu từ Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê, Liên
minh HTX Việt Nam và các nghiên cứu trước được sử dụng để minh họa cho sự
phát triển, thực trạng của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.

Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu sinh hợp tác với Liên minh HTX Việt Nam
(VCA), Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tiến hành điều tra 180 HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp tại đồng bằng sơng Hồng trong đó có 60 HTX sản xuất nơng
nghiệp, 60 HTX dịch vụ nông nghiệp và 60 HTX chế biến và tiêu thụ sản sản
phẩm. Các HTX được điều tra tại 4 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, Hà Nam,
Nam Định, Thái Bình (mỗi tỉnh lựa chọn 45 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp).
Đối tượng được điều tra: Nghiên cứu sinh tiến hành phát bảng hỏi cho 2
nhóm đối tượng. Nhóm đối tượng 1: chủ nhiệm HTX hoặc thành viên ban giám
đốc HTX (mỗi HTX một phiếu hỏi thuộc nhóm 1) và nhóm đối tượng 2: Thành
viên HTX (mỗi HTX phát 01 phiếu hỏi cho thành viên HTX), thành viên hợp tác
xã tham gia điều tra không phải là thành viên ban quản trị, ban giám đốc, ban
kiểm soát hay kế toán trưởng tại HTX.
1.8. Dự kiến những đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án dự kiến có những đóng góp mới về khoa học như sau:
- Nhận diện các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của HTX
trong lĩnh vực nơng nghiệp;
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đánh giá
tác động, tìm ra nhân tố tác động mạnh của các yếu tố nội sinh đến kết quả hoạt

động của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Đề xuất quan điểm, giải pháp phát huy các yếu tố nội sinh có tác động
tới kết quả hoạt động của các HXT trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sơng
Hồng, từ đó thúc đẩy các HTX phát triển.
1.9. Kết cấu của luận án
Đề tài được chia làm 5 chương:
Chương I. Phần mở đầu
Chương II. Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của các yếu tố nội sinh đến kết
quả hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương III. Tổng quan về quá trình phát triển HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp
tại Việt Nam
Chương IV. Thực trạng tác động của các yếu tố nội sinh đến hoạt động và kết quả
hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
Chương V. Một số giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của các HTX trong lĩnh
vực nông nghiệp.


7

8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
CÁC YẾU TỐ NỘI SINH ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP
TÁC XÃ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
2.1. Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
2.1.1. Khái niệm hợp tác xã và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Luật hợp tác xã được ban hành năm 2012 ghi rõ: “Hợp tác xã là tổ chức
kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự

chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã”. HTX
hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là các HTX mà các hoạt động chính là sản
xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nông nghiệp.
2.1.2. Đặc điểm của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
2.1.3. Vai trị của hợp tác xã trong lĩnh vực nơng nghiệp
Thứ nhất, HTX giúp người nông dân khắc phục các rào cản tiếp cận tài
sản, thông tin, dịch vụ, đầu vào, giảm chi phí giao dịch, tăng cường khả năng tiếp
cận thị trường (Holloway, 2000)
Thứ hai, HTX giúp người nông dân tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn
(Kirsten & Sartorius, 2002).
Thứ ba, HTX giúp tăng cường khả năng thương lượng của người nông
dân với đối tác (Onumah, 2007).
Thứ tư, HTX trong lĩnh vực nông nghiệp giúp người nông dân dù có
tham gia hay khơng tham gia HTX bán được hàng hóa với giá cả tốt hơn.
Thứ năm, HTX giúp giảm bất đối xứng thông tin trên thị trường thông
qua việc HTX kiểm soát hoạt động sản xuất của xã viên, đảm bảo chất lượng và
giá cả sản phẩm mà xã viên sản xuất ra.
Thứ sáu, HTX là tác nhân có vai trị liên kết giữa doanh nghiệp và người
nơng dân.
Thứ bảy, HTX là tác nhân có vai trị liên kết giữa cơ quan quản lý nhà
nước và người nông dân.
2.1.4. Nguyên tắc hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) đã đưa ra 7 nguyên tắc hoạt động
của HTX, bao gồm: (1) Tham gia một cách tự nguyện và mở ; (2) Kiểm soát một
cách dân chủ bởi các thành viên; (3) Sự tham gia kinh tế của thành viên hợp tác
xã; (4) Tự chủ và độc lập; (5) Giáo dục, huấn luyện và thông tin ; (6) Hợp tác
giữa các HTX và (7) Chăm lo cộng đồng.

2.2. Hoạt động và kết quả hoạt động của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
2.2.1. Hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp

Hoạt động của các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp rất đa dạng có thể
khái quát những hoạt động này thành 4 loại: (1) Hoạt động kinh tế; (2) Hoạt động
xã hội; (3) Hoạt động môi trường và (4) Hoạt động tổ chức.
Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế của HTX là những hoạt động tạo ra giá trị
kinh tế cho HTX và cho thành viên hợp tác xã, bao gồm: Hoạt động sản xuất
nông nghiệp tập trung, Hoạt động cung ứng dịch vụ nông nghiệp, Hoạt động chế
biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp, Hoạt động tín dụng và một số hoạt động
khác
Hoạt động xã hội; HTX thực hiện các hoạt động xã hội nhằm giúp thành viên
hợp tác xã cải thiện đời sống sinh hoạt, năng cao trình độ của mình.
Hoạt động mơi trường: HTX thực hiện các hoạt động bảo vệ, duy trì những điều
kiện mơi trường tự nhiên nhằm duy trì và phát triển sản xuất nơng nghiệp.
Hoạt động tổ chức:Hoạt động tổ chức của HTX là những hoạt động nhằm mục
tiêu nâng cao năng lực quản lý của HTX từ đó giúp HTX đạt hiệu quả trong quá
trình thực hiện các hoạt động của mình.
2.2.2. Kết quả hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Kết quả hoạt động kinh tế của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp bao
gồm 2 chỉ tiêu: (1) Kết quả kinh tế của HTX và (2) kết quả kinh tế mà HTX đem
lại cho xã viên.
2.3. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
HTX trong lĩnh vực nông nghiệp được chia làm 3 loại:
(1) HTX sản xuất nông nghiệp tập trung;
(2) HTX dịch vụ nông nghiệp
(3) HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
HTX sản xuất nông nghiệp tập trung là những HTX mà thành viên hợp
tác xã góp vốn, góp đất để tiến hành sản xuất tập trung sản phẩm nông nghiệp.
HTX dịch vụ nông nghiệp là các HTX cung cấp các đầu vào sản xuất như
giống, phân bón hoặc các dịch vụ như làm đất, tưới tiêu v.v… cho thành viên hợp
tác xã.
HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn được gọi là HTX marketing là các

HTX nhập các sản phẩm của thành viên hợp tác xã để chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
2.4. Các yếu tố nội sinh ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của các hợp tác xã
trong lĩnh vực nơng nghiệp.
- Các yếu tố hữu hình: Cịn được gọi là các yếu tố về quy mơ hợp tác xã
như vốn, tài sản, máy móc trang thiết bị, đất đai của HTX có tác động tới kết quả
hoạt động của các HTX (Ariyaratne và cộng sự, 2000). Tuy nhiên Pretty (2000)


9

10

cũng cho thấy các yếu tố hữu hình của HTX như tài sản, vốn, máy móc trang thiết
bị có tác động khơng lớn nếu xét trên góc độ lợi nhuận trên tổng vốn.
- Năng lực quản lý của ban giám đốc hợp tác xã
Stringfellow (1997) chỉ ra rằng sự hợp tác của nông dân không phải lúc
nào cũng dễ dàng mà ngun nhân chính là trình độ tổ chức và năng lực quản lý
của các HTX hiện tại không phù hợp yêu cầu. Cook (1994) cho rằng ban giám
đốc HTX cần phát triển những kỹ năng tổ chức, kỹ năng phân bổ nguồn lực và
các kỹ năng khác.
Các học giả hiện đại nghiên cứu về quản trị chia việc quản trị thành một
quá trình mà nhà quản trị thực hiện 4 chức năng (1) Lập kế hoạch; (2) Tổ chức;
(3) Lãnh đạo và (4) Kiểm soát. Các nhà quản trị cần có 4 năng lực tương ứng để
giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược hay điều hành tổ chức (Mason
Carpenter, Talya Bauer, and Berrin Erdogan).
- Năng lực của xã viên có tác động đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh
của xã viên và từ đó đem lại lợi ích kinh tế cho xã viên. Hơn thế nữa, xã viên có
năng lực sản xuất tốt sẽ đáp ứng được các quy định về sản xuất của HTX, đem lại
kết quả hoạt động tốt cho HTX.
- Sự cam kết của thành viên hợp tác xã: Fulton (1999) đã đưa ra định

nghĩa “Sự cam kết là sự ưu tiên của những thành viên về sử dụng dịch vụ được
cung cấp bởi HTX chứ không phải là một tổ chức kinh tế nào khác” và “cam kết
thực hiện các quy định của HTX”. Sự cam kết của thành viên hợp tác xã giúp các
HTX giải quyết được các vấn đề khó khăn của HTX trong đó đặc biệt là vấn đề
kẻ hưởng khơng (Free-rider problem), vấn đề chi phí hoạt động của HTX (Cook,
Illiopolous, 1999; Nilsson, 1999). Sự cam kết là một khái niệm đa hướng, bao
gồm: cam kết cảm xúc, cam kết duy trì, và cam kết đạo đức (John Meyer, Natalie
Allen, 1990)
- Sự tham gia của các thành viên hợp tác xã vào hoạt động quản trị
hợp tác xã. Sự tham gia của thành viên hợp tác xã vào hoạt động quản trị HTX
có tác động mạnh đến kết quả hoạt động của HTX (Organ 1988; Organ,
Podsakoff, Graham 1991). Thành viên hợp tác xã tham gia quản trị HTX trực tiếp
khi tham gia ban quản trị, ban giám đốc hoặc ban kiểm soát HTX. Thành viên
hợp tác xã tham gia quản trị HTX một cách gián tiếp thông qua việc tham gia các
đại hội thành viên hợp tác xã hàng năm (Annual General Meetings-AGM).
2.5. Các yếu tố ngoại sinh tác động đến kết quả hoạt động hợp tác xã
Các yếu tố ngoại sinh là một phần không thể thiếu trong sự phát triển bền
vững của hợp tác xã, bao gồm mơi trường địa lý của HTX, thói quen tập qn của
khu vực, khung pháp lý của quốc gia (Nyoro & Ngugi, 2007; Fafchamps 1996),
các chính sách của chính phủ (Hill, 2007)

Đang có nhiều quan điểm về vai trị của các yếu tố ngoại sinh. Một số ý
kiến cho rằng, các HTX là các tổ chức đem lại lợi ích cho người yếu thế, do vậy
rất cần sự hỗ trợ từ chính phủ. Một số quan điểm khác lại cho rằng, các hỗ trợ của
bên ngoài gây ra các tác động xấu đến sự phát triển lành mạnh của các HTX như
hiện tượng ỷ lại, tạo sự cạnh tranh bất bình đẳng với các tổ chức không được hỗ
trợ, tạo ra các hiện tượng gian lận như việc một tổ chức tư nhân đăng ký thành lập
dưới hình thức HTX để được hưởng lợi.
2.6. Mơ hình quản trị hợp tác xã theo truyền thống và theo kiểu mới
2.6.1. Hợp tác xã truyền thống và và những khó khăn tất yếu của hợp tác xã

truyền thống
Vấn đề kẻ hưởng không (Free-rider problem)
Vấn đề kẻ hưởng không là việc các thành viên trong tổ chức chỉ mong
hưởng lợi mà khơng phải đóng góp cho tổ chức.Vấn đề này xuất hiện khi quyền
sở hữu tài sản không được xác định một cách rõ ràng, quyền lợi, trách nhiệm của
một cá nhân không được phân công một cách rõ ràng, khoa học, không được
kiểm tra một cách nghiêm ngặt.
Vấn đề về quản trị hợp tác xã dưới góc nhìn của lý thuyết người đại diện
(Agency theory)
Bất kỳ tổ chức nào, khi có sự tách biệt trong đó quyền sở hữu và quyền
quản trị sẽ gặp phải các vấn đề về quản trị tổ chức vì mong muốn của chủ sở hữu
(Thành viên HTX) khác biệt với mong muốn, mục tiêu của nhà quản lý (ban
giám đốc HTX) (Cook, 1995), từ đó dẫn tới động lực làm việc của ban điều hành
HTX không cao, do vậy kết quả hoạt động của HTX là không cao.
Vấn đề chi phí hoạt động (Transaction cost theory)
Chi phí hoạt động là những chi phí liên quan với q trình hoạt động của
HTX. HTX thường có nhiều thành viên, nhu cầu và mong muốn của thành viên
hợp tác xã thường rất đa dạng chứ không chỉ là lợi nhuận trên vốn đầu tư như đối
với các cổ đông của các công ty khác, do vậy chi phí hoạt động của các HTX
thường lớn hơn so với các hình thức tổ chức kinh doanh khác.
2.6.2. Mơ hình hợp tác xã kiểu mới.
Cook (1995) đề xuất hình thành của một thế hệ hợp tác xã kiểu mới để
giải quyết vấn đề mà các HTX truyền thống gặp phải, tập trung vào các hoạt động
tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ của thành viên hợp tác xã (Harris, 1999;
Royer 1999). Vốn chủ sở hữu, cổ phần và quyền giao hàng của thành viên hợp tác
xã trong các hợp tác xã kiểu mới là có thể giao dịch được (tuân thủ theo điều lệ
HTX). Các HTX kiểu mới đòi hỏi ban giám đốc HTX cần có những kỹ năng quản
lý cần thiết trong quá trình điều hành HTX.



11

12

2.7. Phương pháp đánh giá tác động của các yếu tố đến kết quả hoạt động
của các hợp tác xã trong lĩnh vực nơng nghiệp.
2.7.1. Phương pháp định tính
Mục tiêu của phương pháp định tính là phát hiện mối quan hệ tác động
giữa các yếu tố nguyên nhân (biến độc lập) đến yếu tố kết quả (biến phụ thuộc).
Phương pháp định tính sẽ là bước đầu tiên nhằm phát hiện ra sự tác động, sau đó
phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để chứng minh sự tác động đó. Phương
pháp định tính thường sử dụng các tình huống nhằm phát hiện tác động giữa các
khái niệm nghiên cứu (Eisenhardt, 1989).
2.7.2. Phương pháp định lượng.
Phương pháp định lượng nhằm mục đích kiểm định các giả thuyết về sự
tác động của các biến nghiên cứu thông qua việc sử dụng các công cụ thống kê.
Đầu tiên, các biến nghiên cứu cần phải được đo lường thông qua việc sử
dụng một tập hợp các biểu hiện (được gọi là biến quan sát) của biến nghiên cứu.
Các biến quan sát này sau đó sẽ được sử dụng để thu thập thông tin về mức độ
đồng ý của đối tượng được điều tra. Tiếp theo, tác động qua lại giữa các biến
nghiên cứu được chứng minh thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích thống
kê với mẫu nghiên cứu lớn và được lựa chọn ngẫu nhiên.

tập thể mà nòng cốt là HTX được coi là nền tảng của nền kinh tế quốc dân trong
nền kinh tế nhiều thành phần. Giai đoạn này cũng là giai đoạn thực hiện chuyển
đổi hợp tác xã từ mơ hình HTX kiểu cũ (mang nặng tính hành chính, bao cấp)
sang mơ hình hợp tác xã kiểu mới (mang đặc tính tự chủ, hoạt động theo cơ chế
thị trường) Giai đoạn này chứng kiến sự chuyển đổi và thu hẹp của HTX, không
chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn trên phạm vi mọi ngành kinh tế, phản ánh
quá trình chọn lọc của thị trường đối với hệ thống HTX và quá trình thực thi Luật

HTX (2003) theo hướng thực hiện đầy đủ hơn các nguyên tắc cơ bản của HTX.
3.1.4. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2004 đến năm 2013
Luật hợp tác xã năm 2003 đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11
năm 2003, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2004
Giai đoạn này phong trào HTX trong lĩnh vực nông nghiệp thể hiện các
xu hướng phát triển như sau:
- Xu hướng phát triển tổ chức hợp tác xã phục vụ thành viên hợp tác xã:
- Xu hướng phát triển hợp tác xã với bản chất của doanh nghiệp theo
Luật Doanh nghiệp
3.1.5. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 đến nay
Tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật HTX số
23/2012/QH13 (Luật Hợp tác xã 2012), có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 7 năm
2013, thay thế Luật HTX số 18/2003/QH12 (Luật Hợp tác xã 2003). Với mục tiêu
nhằm khuyến khích và phát triển mơ hình HTX kiểu mới, đồng thời định hướng
phát triển các HTX hiện có hoạt động theo đúng bản chất HTX.
Giải quyết khúc mắc về vấn đề bản chất của HTX, Luật HTX 2012 được
xây dựng trên cơ sở coi các HTX là một hình tổ chức khá đặc biệt: vừa là một
doanh nghiệp, hoạt động có lợi nhuận, phục vụ khách hàng bao gồm cả thành
viên hợp tác xã và không phải thành viên hợp tác xã, mặc khác HTX là một tổ
chức phục vụ thành viên hợp tác xã
3.2. Thực trạng các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở đồng bằng sông
Hồng
3.2.1. Thực trạng số lượng và lĩnh vực hoạt động các hợp tác xã trong lĩnh
vực nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sơng Hồng là vùng có số lượng HTX trong lĩnh vực nơng
nghiệp lớn nhất trong cả nước. Tính đến thời điểm 2014, tại đồng bằng sơng
Hồng có tới 3.585 HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, trong tổng số 10.154 HTX
trong lĩnh vực nông nghiệp trên cả nước. Trong số đó có tới 80% HTX thực hiện

dịch vụ thủy lợi, 53% dịch vụ cung ứng giống cây trồng, 30% HTX thực hiện
dịch vụ cung ứng vật tư, phân bón, 20% HTX thực hiện dịch vụ làm đất.

CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ HỢP TÁC XÃ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
VÀ TẠI ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG
3.1. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam qua các giai đoạn
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn trước đổi mới 1955-1988
3.1.2. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 1988-1996
Năm 1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10 “Đổi mới quản lý kinh tế
nơng nghiệp” trong đó xác định phát huy tính tự chủ, tự nguyện của nông dân,
quan hệ HTX – thành viên hợp tác xã tiến tới bình đẳng theo hợp đồng. Từ đó, số
lượng HTX giảm mạnh, tuy nhiên vẫn có những HTX tồn tại, hoạt động với chất
lượng tốt hơn và trình độ quản lý cao hơn, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp thiết
yếu cho thành viên hợp tác xã, một số HTX còn mở rộng sang các nghề mới,
nghề truyền thống.
3.1.3. Sự hình thành và phát triển của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn 1997 đến năm 2004
Ngày 1/1/1997, luật Hợp tác xã có hiệu lực đánh dấu cột mốc mới trong
quá trình phát triển HTX. Giai đoạn 1997-2004, kinh tế nhà nước cùng với kinh tế


13

14

3.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý và học vấn ban giám đốc hợp

tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp tại đồng bằng sông Hồng
Các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp hoạt động theo mơ hình 1 bộ máy,
ban quản trị HTX kiêm nhiệm ban giám đốc HTX chiếm tới 99 % số lượng HTX
nông nghiệp, chỉ có 1% HTX nơng nghiệp hoạt động theo mơ hình 2 bộ máy.
Trình độ được đào tạo của ban giám đốc xã còn chưa cao, phần lớn mới
chỉ tốt nghiệp trung cấp với tỷ lệ 51,7%, tổng số lượng người tốt nghiệp cấp II và
cấp III là 33,1%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học chỉ chiếm 15,2% và khơng có ai tốt
nghiệp thạc sỹ hay tiến sỹ. Trình độ được đào tạo thấp là một nguyên nhân khiến
cho năng lực hoạt động của các chủ nhiệm HTX còn hạn chế.
3.2.3. Thực trạng về doanh thu của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp ở đồng bằng sông Hồng
HTX dịch vụ nơng nghiệp có doanh thu khá cao ở mức 3,07 tỷ đồng/
năm, lợi nhuận tương ứng ở mức gần 241,1 triệu đồng/ năm. Điều này cho thấy
một xu hướng của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp là cung ứng sản phẩm đầu
vào phục vụ sản xuất cho khách hàng, bao gồm cả thành viên hợp tác xã. Nếu
xét về tỷ suất lợi nhuận thì HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp có
tỷ suất lợi nhuận thấp nhấp so với 2 loại hình HTX cịn lại ở mức 5,89% doanh
thu (bảng 3).
Bảng 3. Doanh thu, lợi nhuận HTX phân theo loại hình HTX
Đơn vị: Nghìn đồng

Loại hình HTX

Doanh Thu

Lợi nhuận
sau thuế

HTX sản xuất nông nghiệp


2.218.254

HTX dịch vụ nông nghiệp

3.078.849

241.162

7,83%

1.734.879

102.247

5,89%

2.343.994

176.361

7,52%

HTX chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp
Trung bình tồn mẫu nghiên cứu

185.674

Tỷ suất lợi
nhuận sau

thuế trên
doanh thu
8,37%

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án
3.2.4. Thực trạng về vốn của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp ở
đồng bằng sơng Hồng
Về nguồn vốn, nhìn chung các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp được
điều tra có nguồn vốn lớn, trung bình đạt 3,056 tỷ đồng, trong đó vốn của các
HTX tại Thái Bình là cao nhất với trung bình đạt 3,83 tỷ đồng.

Bảng 4. Cơ cấu nguồn vốn của HTX ở đồng bằng sông Hồng năm 2012*
Đơn vị: 1.000 đ
Trung
bình

Hà Nam

Nam
Định

Thái
Bình

3.056.216

3.084.288

2.252.994


3.831.367

Vốn chuyển từ mơ hình cũ

694.871

754.938

528.185

801.489

Vốn đóng góp của thành viên
hợp tác xã

840.246

822.942

660.934

1.036.862

Vốn tích lũy qua các năm

750.387

645.668

528.941


1.076.552

75.026

160.000

36.328

28.750

Vốn vay từ ưu đãi Nhà nước

226.090

331.250

133.333

213.687

Vốn vay từ NHTM

467.544

363.333

365.273

674.027


Chỉ tiêu
Trung bình tổng vốn

Vốn liên doanh, liên kết

Vốn vay từ tổ chức PCP

6.157
6.157
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án
* Số liệu thu được từ các HTX tại Hà Nội về nguồn vốn không đầy đủ nên không
được thể hiện trong bảng.

CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ NỘI SINH
ĐẾN HOẠT ĐỘNG VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP.
4.1. Nghiên cứu định tính về các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt
động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
4.1.1. Đối với các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp
Qua nghiên cứu HTX sản xuất nơng nghiệp tập trung như HTX trồng nấm
Sáng Thiện, Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy các yếu tố tác động tích cực đến hoạt động
sản xuất nơng nghiệp của HTX này là:
Thứ nhất, ban quản trị, ban giám đốc HTX phải có khả năng lựa chọn sản
phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng trên cơ sở những thế mạnh của HTX như vị trí
địa lý, thổ nhưỡng.
Thứ hai, HTX phải có khả năng về vốn tự có và có vốn xã hội. Ban quản
trị năng động, biết khai thác lợi thế của HTX, của địa phương về nguồn lực phát
triển, ngành nghề có lợi thế; có đội ngũ thành viên hợp tác xã và lao động chuyên
nghiệp trong lĩnh vực này



15

16

4.1.2. Đối với các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp
Dịch vụ vật tư nông nghiệp của HTX
Thứ nhất, ban giám đốc HTX cần có khả năng, chủ động nắm bắt đúng nhu
cầu của thành viên hợp tác xã trong HTX về sử dụng loại vật tư.
Thứ hai, HTX có khả năng tìm kiếm, đàm phán với các cơng ty, từ đó mua
được vật tư với giá cả, chất lượng và các điều kiện thanh toán khác là tốt nhất.
Thứ ba, HTX có một lượng vốn tiền mặt đủ lớn hoặc có khả năng huy động
tiền mặt để thanh tốn theo yêu cầu của doanh nghiệp.
Thứ tư, HTX cần có bộ máy nhân sự thực hiện hoạt động dịch vụ vật tư. Các
HTX phải có được một bộ máy chuyên, đủ sức thực hiện các công việc
Dịch vụ làm đất
Từ nghiên cứu HTX nông nghiệp An Mỹ, Mỹ Đức, Hà Nội cho thấy yếu tố
nội sinh tác động đến hoạt động làm đất bao gồm:
Thứ nhất, yếu tố khả năng của HTX trong việc tổ chức, huy động thành viên
trên từng khu vực đồng ruộng cùng nhau tham gia dịch vụ làm đất do HTX tổ chức ra
phù hợp với yêu cầu của thời vụ sản xuất.
Thứ hai, ban giám đốc HTX cần làm đầu mối xây dựng các quy định liên quan
đến hoạt động làm đất, các quy định này cần có sự tham gia dân chủ của thành viên hợp
tác xã, thành viên hợp tác xã xây dựng, thành viên hợp tác xã thảo luận và đi đến quyết
định cuối cùng.
Thứ ba, HTX cần có khả năng kiểm sốt được các chi phí để có được giá dịch
vụ tốt nhất, rẻ nhất cho thành viên hợp tác xã.
Thứ tư, HTX cần có khả năng quản lý, vận hành và bảo dưỡng máy móc, trang
thiết bị làm đất

Dịch vụ bảo vệ cây trồng vật nuôi
Từ nghiên cứu đối với dịch vụ bảo vệ cây trồng,vật nuôi của HTX cho thành
viên hợp tác xã tại HTX Nghĩa Hồng, Nam Định cho thấy các yếu tố nội sinh sau tác
động đến hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ cây trồng, vật ni của HTX:
Thứ nhất, sự đồng lịng của tất cả các thành viên hợp tác xã tác động rất lớn
đến công tác bảo vệ cây trồng, vật nuôi. Chỉ cần một số hộ không tham gia, sâu bệnh,
dịch bệnh sẽ tiếp tục lây lan trong trang trại hoặc ruộng đồng của các thành viên hợp tác
xã khác.
Thứ hai, HTX cần có mối quan hệ chủ động, tích cự đối với các trạm bảo bảo
vệ thực vật huyện để được cung ứng vật tư, thuê máy phun thuốc, tập huấn cho thành
viên hợp tác xã kiến thức bảo vệ thực vật, phòng trừ dịch hại.
4.1.3. Đối với các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
Đối với hoạt động chế biến sản phẩm nông nghiệp

Kinh nghiệm đối với sự thành công của HTX Nghĩa Hồng, xã Nghĩa Hồng,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định cho thấy các HTX các yếu tố nội sinh tác động đến
hoạt động chế biến nơng sản bao gồm:
Thứ nhất, HTX phải có đội ngũ cán bộ HTX có năng lực tổ chức, quản lý, điều
hành HTX.
Thứ hai, yếu tố “Sự đồng thuận của thành viên hợp tác xã” tác động lớn đến
hoạt động chế biến nông sản của HTX Nghĩa Hồng. Các thành viên hợp tác xã phải
đồng thuận về tổ chức chế biến nông sản tập thể do HTX tổ chức; về phương pháp chế
biến, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến và giá cả cho từng loại sản phẩm chế biến
theo chất lượng và kiểu dáng.
Thứ ba, HTX phải có nguồn nhân lực đủ khả năng về chun mơn và năng lực
tổ chức hoạt động chế biến tập trung trong HTX, hiểu rõ các kỹ thuật, quy trình chế biến
đảm bảo tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng đã lựa chọn.
Đối với hoạt động tiêu thụ nông sản
Kinh nghiệm từ HTX tiêu thụ thực phẩm nơng sản Thái Bình, HTX tiêu thụ
rau sạch Lĩnh Nam, Hà Nội cho thấy các yếu tố nội sinh tạo nên sự thành công trong

việc tiêu thụ nông sản của HTX đó là:
Thứ nhất, Ban giám đốc HTX có năng lực nắm bắt nhu cầu khách hàng, tiêu
thụ sản phẩm cho thành viên hợp tác xã.
Thứ hai, HTX có có khả năng tập hợp năng lực sản xuất của thành viên hợp
tác xã, đảm bảo thành viên hợp tác xã tuân thủ các quy định đề ra, từ đó có được các
đầu vào sản xuất có chất lượng.
Thứ ba, HTX thường xuyên nâng cao năng lực sản xuất cho thành viên hợp
tác xã.
4.2. Nghiên cứu định lượng về các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt
động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
4.2.1. Thống kê mô tả về biến nghiên cứu
4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến nghiên cứu
4.2.3. Mơ hình hồi quy tuyến tính với biến phục thuộc là kết quả kinh tế của
HTX
Kết quả đánh giá tác động của các biến năng lực của ban giám đốc HTX,
cam kết và sự tham gia vào quản trị HTX của thành viên hợp tác xã tới kết quả
kinh tế của HTX như sau
KQKT= 0,365*HTXSXNN +0,161* HTXDVNN + 0,249*KNKS + 0,352*CKCX
+ 0,238*CKDT + 0,208*TGQT
Trong đó:
KQKT: Biến số Kết quả kinh tế của HTX
LH_HTX: Biến số Loại hình HTX. Đây là biến định danh, nhận 3 giá trị (1) HTX


17

18

sản xuất nông nghiệp; (2) HTX dịch vụ nông nghiệp và (3) HTX chế biến và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp.

KNLKH: Biến số Kỹ năng lập kế hoạch; KNTC: Biến số Kỹ năng tổ chức
KNLĐ: Biến số kỹ năng lãnh đạo;KNKS: Biến số kỹ năng kiểm soát
CKCX: Biến số Cam kết cảm xúc; CKDT: Biến số Cam kết duy trì
TGQT: Biến số Tham gia quản trị HTX
Kết quả nghiên cứu cho thấy
- Các biến số: Loại hình HTX, năng lực kiểm soát của ban giám đốc HTX, cam
kết cảm xúc, cam kết duy trì và tham gia vào quản trị HTX của thành viên hợp tác
xã có tác động thuận chiều đến kết quả kinh tế của HTX trong lĩnh vực nơng
nghiệp. Các biến số này có thể giải thích được 56,7% sự thay đổi của biến số Kết
quả kinh tế của HTX (R bình phương điều chỉnh bằng 0,560)
- Biến số cam kết cảm xúc của thành viên HTX có mức độ tác động lớn nhất đến
kết quả kinh tế của HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, với hệ số tác động là 0,352.
Các biến số có mức độ tác động xếp theo thứ tự mức độ tác động giảm dần là biến
số năng lực kiểm soát của ban giám đốc HTX, năng lực, cam kết duy trì và tham
gia vào quản trị HTX của thành viên hợp tác xã với hệ số tác động lần lượt là
0,249; 0,238 và 0,208
- Biến số loại hình HTX có tác động đến kết quả kinh tế của HTX trong lĩnh vực
nông nghiệp, các HTX chế biến và tiêu thụ nông sản hiện đang có kết quả kinh tế
là thấp nhất trong 3 loại hình HTX. HTX dịch vụ nơng nghiệp có kết quả kinh tế
lớn hơn HTX chế biến và tiêu thụ ở mức 0,161 đơn vị. HTX sản xuất nông nghiệp
có kết quả kinh tế lớn nhất trong 3 loại hình HTX, lớn hơn HTX chế biến và tiêu
thụ ở mức 0,365 đơn vị.

của thành viên HTX. Các biến số này giải thích 53,8% sự thay đổi của biến phục
thuộc (R bình phương điều chỉnh bằng 53,8%).
- Biến số cam kết cảm xúc của thành viên HTX tiếp tục là biến số có mức độ tác
động lớn nhất đến kết quả kinh tế thành viên hợp tác xã do HTX đem lại, với hệ
số tác động là 0,338. Các biến số có mức độ tác động xếp theo thứ tự mức độ tác
động giảm dần là biến số năng lực lãnh đạo của ban giám đốc HTX, cam kết duy
trì, tham gia vào quản trị HTX của thành viên HTX và cuối cùng là năng lực lập

kế hoạch của ban giám đốc HTX, hệ số tác động của các biến nói trên lần lượt là
0,249; 0,247; 0,212 và 0,111
- Biến số loại hình HTX có tác động đến kết quả kinh tế của thành viên hợp tác xã
mà HTX đem lại, các HTX dịch vụ nông nghiệp hiện đem lại lợi ích về kinh tế
cho thành viên hợp tác xã lớn hơn HTX sản xuất và HTX chế biến và tiêu thụ
nông sản, mức độ lớn hơn là 0,326 đơn vị. Kết quả này cùng với nhận định của
thành viên hợp tác xã về lợi ích mà HTX đem lại cho họ ở mức thấp cho thấy vai
trò của các HTX sản xuất và HTX chế biến tiêu thụ trong việc đem lại lợi ích kinh
tế cho thành viên hợp tác xã còn khá hạn chế.
Từ kết quả nghiên cứu định lượng của hai mơ hình có thể thấy rằng:
- Yếu tố cam kết của thành viên hợp tác xã là rất quan trọng tới kết quả hoạt động
của HTX, lý giải điều này từ lý thuyết đến thực tế cho thấy sự cam kết của thành
viên hợp tác xã giúp HTX giảm được các chi phí hoạt động (VD: chi phí kiểm tra,
giám sát), giúp HTX dễ dàng có được khách hàng và sau cùng là dễ dàng huy
động được nguồn lực. Trong bối cảnh hiện nay yếu tố cam kết cảm xúc của thành
viên hợp tác xã đóng vai trò rất quan trọng tới kết quả hoạt động của HTX. Cam
kết duy trì của thành viên hợp tác xã có tác động tuy nhiên mức độ tác động cịn ở
mức trung bình, điều này cho thấy lợi ích mà HTX đem lại cho thành viên hợp tác
xã còn chưa cao, khiến cho mức độ cam kết duy trì của thành viên hợp tác xã còn
chưa lớn.
- Các biến số đến từ phía thành viên HTX như sự cam kết, sự tham gia vào quản
trị có tác động lớn, thuận chiều đến kết quả kinh tế của HTX và của thành viên
hợp tác xã. Các yếu tố đến từ năng lực quản trị của ban giám đốc có mức tác động
nhỏ hơn và theo từng năng lực khác nhau đối với từng yếu tố kết quả kinh tế cho
HTX hay cho thành viên hợp tác xã. Tuy nhiên cũng khơng thể phủ nhận vai trị
của các yếu tố từ năng lực quản trị của ban giám đốc, vì ngồi tác động trực tiếp
như trong mơ hình nghiên cứu, năng lực quản trị cịn có tác động gián tiếp tới kết
quả kinh tế của HTX và của thành viên hợp tác xã thông qua việc tác động vào
các yếu tố đến từ thành viên hợp tác xã.


4.2.4. Hồi quy với biến phụ thuộc là “Kết quả kinh tế của xã viên do HTX đem lại”
Kết quả đánh giá tác động của các biến năng lực của ban giám đốc HTX,
cam kết và sự tham gia vào quản trị HTX của thành viên hợp tác xã tới kết quả
kinh tế xã thành viên hợp tác xã do HTX đem lại, ta có mơ hình phân tích như
sau:
KQKTXV = 0.326*HTXDVNN + 0,111*KNLKH + 0,249*KNLĐ +
0,338*CKCX + 0,247*CKDT + 0,212*TGQT
KQKTXV: Kết quả kinh tế thành viên hợp tác xã do HTX đem lại
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Các biến số: Loại hình HTX nông nghiệp, năng lực lập kế hoạch, năng lực lãnh
đạo của ban giám đốc HTX, cam kết cảm xúc, cam kết duy trì và tham gia vào
quản trị HTX của thành viên HTX có tác động thuận chiều đến kết quả kinh tế


19

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HTX
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
5.1. Quan điểm tiếp cận trong phát triển các hợp tác xã trong lĩnh vực nông
nghiệp ở Việt Nam
Thứ nhất, HTX nông nghiệp là một tổ chức kinh tế đặc biệt, không mâu
thuẫn với cơ chế kinh tế thị trường, có thể phát huy lợi thế và tiềm năng của xã
viên và bổ khuyết cho cơ chế thị trường.
Thứ hai, HTX mang lại nhiều lợi ích cho xã viên bao gồm lợi ích về kinh tế, lợi
ích xã hội, văn hóa thơng qua hiện thực hóa các giá trị và nguyên tắc hợp tác cao đẹp.
Thứ ba, HTX nông nghiệp là sự kết hợp giữa người sở hữu và người sử dụng
sản phẩm, dịch vụ của HTX, giữa người chủ và người làm công, giữa người bán và
người mua trong nền kinh tế thị trường theo nguyên tắc “HTX là nhà, xã viên là chủ”.

Thứ tư, HTX nông nghiệp là tổ chức phù hợp kết hợp hài hòa giữa sự tự lực
của người nông dân với sự trợ giúp của nhà nước, kết hợp giữa nhà nước và thị
trường
5.2.2. Một số giải pháp tác động vào các nhân tố tác động đến kết quả hoạt
động của hợp tác xã
Để khắc phục được vấn đề này, nghiên cứu sinh đưa ra các giải pháp sau:
5.2.2.1. Giải pháp về công tác tuyển dụng cán bộ
Các HTX trong lĩnh vực nơng nghiệp có thể tuyển dụng ban giám đốc có
phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý kinh doanh tốt, được sự tín nhiệm của
thành viên hợp tác xã để điều hành HTX. Tuy nhiên phần lớn các HTX khó có thể
thực hiện được giải pháp tuyển dụng cán bộ có đầy đủ các yêu cầu, đây có thể là
một giải pháp mang tính chất định hướng, lâu dài cho HTX.
Nguyên nhân khiến các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp gặp khó khăn
trong việc tuyển dụng cán bộ đạt yêu cầu là do hợp tác xã khơng có đủ nguồn lực
chi trả một mức đãi ngộ tốt, phù hợp với năng lực và đóng góp của ban giám đốc.
Mặt khác cơ chế đãi ngộ không rõ ràng, không được sự đồng ý của thành viên
hợp tác xã cũng khiến cho những ứng viên có năng lực khơng tha thiết với các vị
trí quản lý cấp cao của HTX.
5.2.2.2. Giải pháp về công tác đào tạo nâng cao năng lực quản trị cho chủ
nhiệm HTX, năng lực, nhận thức của thành viên hợp tác xã
Giải pháp thứ hai mà các HTX có thể thực hiện được ngay, đồng thời đây
là giải pháp đem lại hiệu quả cao đó là giải pháp về đào tạo nâng cao năng lực cán
bộ. Với những cán bộ hiện có, được sự hỗ trợ của liên minh HTX Việt Nam, các
tổ chức phi chính phủ, các HTX nơng nghiệp có thể tăng cường năng lực cán bộ
của mình thơng qua các khóa đào tạo với chi phí rất thấp hoặc thậm chí khơng

20

mất phí
Dựa trên nghiên cứu của luận án, có thể đưa ra các nội dung tập huấn để

nâng cao năng lực của ban giám đốc HTX như sau:
Nâng cao năng lực lập kế hoạch của ban giám đốc Hợp tác xã
Ban giám đốc HTX cần xác định được điểm mạnh, điểm yếu của HTX,
cơ hội và thách thức từ mơi trường bên ngồi. Từ đó, trong bản chiến lược của
HTX cần trả lời được 3 câu hỏi chiến lược:
- Hợp tác xã sẽ sản xuất, kinh doanh sản phẩm gì?
- Hợp tác xã sẽ nhắm tới đối tượng khách hàng nào: Khách hàng cá nhân,
hay khách hàng tổ chức, khách hàng tiêu dùng hay các công ty sản xuất và thương
mại, khách hàng thu nhập cao hay khách hàng bình dân?
- Sản phẩm,dịch vụ của HTX sẽ có những đặc tính chất lượng, giá cả như
thế nào: Sản phẩm chất lượng tốt, giá cả tương xứng hay sản phẩm chất lượng
bình dân, giá cả hợp lý?
Bảng 5.1. Phân tích SWOT đối với các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
Điểm mạnh
Điểm yếu
- So với hộ kinh doanh cá thể, HTX có đơng đảo - So với các đối thủ cạnh tranh,
thành viên hợp tác xã, từ đó có nguồn nhân lực lớn HTX có số lượng thành viên
phục vụ cho sản xuất
hợp tác xã lớn, quản lý dân chủ
- So với hộ kinh doanh cá thể, HTX, thành viên hợp do vậy việc ra quyết định sẽ
tác xã sở hữu số lượng lớn đất nông nghiệp phục vụ khó khăn và mất thời gian hơn.
sản xuất
- So với các hộ kinh doanh cá
- So với các cơng ty kinh doanh, HTX có mối quan hệ thể, HTX gặp khó khăn trong
gần gũi, sâu sát giữa HTX và thành viên hợp tác xã
việc duy trì chất lượng sản
- Là tổ chức của thành viên hợp tác xã, bảo vệ thành phẩm từ nhiều thành viên hợp
viên hợp tác xã, do vậy được thành viên hợp tác xã tác xã sản xuất khác nhau
“ưu tiên” khi giao dịch.
Cơ hội

Thách thức
- Nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ nông - Cạnh tranh trực tiếp các công
nghiệp lớn: Các công ty sản xuất, thương mại, ty sản xuất, thương mại:
khách hàng tiêu dùng, thành viên hợp tác xã
- Cạnh tranh trực tiếp với các
- Được sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức quốc tế, hộ kinh doanh cá thể
tổ chức phi chính phủ
Gợi ý lựa chọn chiến lược kinh doanh
- Đảm nhận công tác sản xuất cho các công ty sản xuất, thương mại sản phẩm nông
nghiệp
- Xem xét khả năng kinh doanh trực tiếp sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiêu dùng
- Sản xuất sản phẩm nơng nghiệp có chất lượng tốt trên thị trường hướng tới phục vụ
khách hàng có khả năng chi trả
Nguồn: Đề xuất của nghiên cứu sinh


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.

“Vai trị của Mơ hình kinh tế hợp tác (hợp tác xã) trong xóa đói giảm
nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Số 186 (II0, tháng
12/2012, trang 60-69.

2.

“Phát triển các hợp tác xã kiểu mới (Developing New Generation
Cooperatives)”, Kỷ yếu: Hội nghị giao ban liên minh HTX các tỉnh,
thành phố khu vực Miền trung - Tây Nguyên, Lần thứ 21, Quảng
Nam tháng 4/2013, trang 36-51.


3.

“Sự cam kết, sự tham gia vào quản trị hợp tác xã và kết quả hoạt
động của các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Quản trị doanh nghiệp trong
bối cảnh nền kinh tế phục hồi, NXB Đại hội Kinh tế Quốc dân,
tháng 10/2014, trang 415-431.

4.

“Tác động của năng lực quản lý, kinh doanh tới kết quả hoạt động
của các hợp tác xã chế biến và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp”, Tạp
chí Kinh tế & Phát triển, Số 209 (II), tháng 11/2014, trang 37-45.


21

22

Nâng cao năng lực lãnh đạo của ban giám đốc Hợp tác xã
Năng lực lãnh đạo của ban giám đốc HTX được thể hiện qua các thành tố
chính như khả năng tạo động lực cho thành viên hợp tác xã trong việc thực hiện
công việc và đặc biệt là khả năng giải quyết mâu thuẫn của thành viên hợp tác xã.
Luận án đã chỉ ra rằng các thành tố này của các HTX nơng nghiệp tại VN cịn khá
hạn chế. Chính vì vậy ban giám đốc HTX cần tích cực học hỏi, rèn luyện để tăng
cường năng lực lãnh đạo.
Trong các hợp tác xã, với nhu cầu đa dạng của xã viên, ban giám đốc
HTX cần tăng cường khả năng thuyết phục các thành viên hợp tác xã đạt tới sự
đồng thuận và sau đó thơng qua quyết định của cả hợp tác xã. Hơn nữa, các chủ

nhiệm HTX cần tăng cường khả năng thuyết phục xã viên, lắng nghe và chỉ ra
những điểm chưa đúng trong hoạt động của xã viên, thuyết phục xã viên tuân thủ
các quy định trong q trình sản xuất, hịa giải các mâu thuẫn giữa các xã viên
trong quá trình hợp tác xã mua hàng của hợp tác xã.
Nâng cao năng lực kiểm soát của ban giám đốc Hợp tác xã
Ban giám đốc HTX có thể xây dựng mơ hình kiểm sốt dựa trên quá trình
sản xuất của thành viên hợp tác xã như sau:

qua những buổi sinh hoạt, buổi họp hay các buổi đào tạo, ban giám đốc HTX cần nâng
cao nhận thức của thành viên hợp tác xã về các giá trị tốt đẹp của HTX.
Các giá trị của HTX cần được thể hiện bằng các hoạt động như giúp đỡ, tương
thân tương ái, hoạt động xã hội đối với xã viên. HTX cần trở thành người bạn, chỗ dựa
về tinh thần với xã viên, từ đó thành viên hợp tác xã sẽ coi HTX như là một mái nhà thứ
hai, nơi các thành viên quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Mặc khác, ban giám đốc HTX cần nêu cao vai trò đạo đức, phẩm chất trong
sạch, tuân thủ đúng điều lệ HTX để làm tấm gương sáng cho thành viên hợp tác xã.
Nâng cao sự cam kết duy trì của xã viên hợp tác xã
Ban giám đốc HTX phải xây dựng được cơ chế quản lý thành viên hợp
tác xã khiến người nơng dân thấy có lợi ích khi làm thành viên HTX. Cơ chế này
phải khoa học, công bằng và minh bạch, nếu không sẽ chỉ thu hút được những
thành viên hợp tác xã “cơ hội” hoặc những thành viên hợp tác xã “đánh trống ghi
tên” để hưởng lợi ích.
Cơ chế quản lý nhằm tăng cường sự cam kết duy trì của thành viên hợp
tác xã bao gồm:
- Thành viên hợp tác xã được tham gia một cách đầy đủ, nghiêm túc
trong hoạt động của HTX, bao gồm hoạt động quản trị HTX
- Thành viên hợp tác xã có thể phải đóng phí hàng năm cho HTX, có như
vậy thành viên hợp tác xã mới nhận thấy HTX là của chính bản thân thành viên
hợp tác xã, có trách nhiệm với HTX.
- Thành viên HTX có thể được hưởng ưu đãi về giá so với những khách

hàng không phải thành viên HTX trong việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ do
HTX, hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho HTX.
- Thành viên hợp tác xã được phân phối lãi của HTX theo tỷ lệ vốn góp
và mức độ sử dụng hoặc cung cấp sản phẩm cho HTX; được hưởng các phúc lợi
xã hội của HTX.
- Thành viên hợp tác xã được tham gia các buổi đào tạo, sinh hoạt nhóm
nhằm nâng cao năng lực về hoạt động sản xuất.
- Các thành viên hợp tác xã không tuân thủ các quy định của HTX, vi
phạm điều lệ hoạt động của HTX cần phải bị xem xét kỷ luật ở các mức độ khác
nhau, ở mức nặng HTX có thể tước quyền thành viên hợp tác xã, yêu cầu đền bù
các thiết hại gây ra cho HTX
Nâng cao sự tham gia vào quản trị hợp tác xã của xã viên
Để nâng cao sự tham gia vào quản trị HTX của xã viên, có một số nội
dung mà HTX cần phải thực hiện, bao gồm:
Thứ nhất, việc lựa chọn ban quản trị, ban chủ nhiệm, ban kiểm soát HTX
cần phải thật sự dân chủ. Tất cả các xã viên đều có quyền ứng cử hoặc đề cử xã

Hình 1. Mơ hình kiểm soát chất lượng sản phẩm của thành viên hợp tác xã
Nguồn: Đề xuất của nghiên cứu sinh
Nâng cao sự cam kết cảm xúc của xã viên hợp tác xã
Ban giám đốc HTX cần cho thành viên hợp tác xã cảm thấy HTX như
một phần gia đình hoặc HTX có ý nghĩa lớn lao với thành viên hợp tác xã, thông


23

viên nắm giữ các trọng trách trên. Việc quyết định lựa chọn phải thông qua bầu
cử, dựa trên nguyên tắc “mỗi xã viên một phiếu bầu”.
Thứ hai, các HTX cần củng cố và duy trì tính nghiêm túc, dân chủ và
quyền lực tối cao của Đại hội thành viên hợp tác xã. HTX cần tổ chức đều đặn

các cuộc đại hội hoặc họp thường niên, trước khi tham gia cuộc họp, các xã viên
cần được cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp. Trong các
cuộc họp, ý kiến của xã viên cần được tôn trọng, lắng nghe, ban quản trị, ban chủ
nhiệm HTX có thể phân tích sự đúng, sai trong các ý kiến của xã viên nhưng
không được sử dụng quyền lực để áp đặt ý muốn chủ quan của mình. Trong các
trường hợp khơng thống nhất được với xã viên, cần có biểu quyết để lấy ý kiến
của tập thể xã viên trước khi ra quyết định cuối cùng.
Thứ ba, các HTX có thể cân nhắc việc tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm giữa
nhiệm kỳ với các thành viên BQT và có thể miễn nhiệm (trước nhiệm kỳ) đối với
các thành viên BQT kém năng lực, thiếu gương mẫu hoặc vi phạm Điều lệ HTX
5.2.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
5.2.4.1. Đối với các thành viên Hợp tác xã
Các thành viên hợp tác xã cần phải thay đổi nhận thức về HTX, thành
viên hợp tác xã cần phải hiểu rằng sự thành cơng hay thất bại của HTX một phần
đến từ chính bản thân thành viên hợp tác xã. Thành viên hợp tác xã khơng cam
kết, cung cấp hàng hóa dịch vụ đúng chất lượng, gây mất uy tín cho HTX, khiến
cho HTX hoạt động không tốt. Thành viên hợp tác xã khơng chủ động, tích cực
tham gia vào quản trị HTX, bầu chọn ra người có uy tín, trách nhiệm, trình độ để
quản lý HTX thì HTX cũng khơng thể hoạt động tốt.
Thành viên hợp tác xã cũng cần có ý thức tự giác nâng cao năng lực của
bản thân trong q trình sản xuất kinh doanh, tích cực chủ động học hỏi, tham gia
các khóa đào tạo do liên minh HTX, HTX tổ chức, có như vậy, thành viên hợp tác
xã mới có thể lĩnh hội được các kiến thức cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh
doanh của họ.
5.2.4.2. Đối với các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp
Thứ nhất, HTX cần phải xác định HTX kinh doanh phải có lợi nhuận,
Thứ hai, HTX cần xác định rõ vai trị của mình đối với xã viên, bao gồm
hai vai trị chính có quan hệ tác động qua lại: Vai trị đem lại lợi ích kinh tế cho
thành viên hợp tác xã và vai trị đồn kết thành viên hợp tác xã từ đó bảo vệ
quyền lợi, đem lại sức mạnh cho thành viên hợp tác xã.

Thứ ba, các HTX cần độc lập, tự chủ, đặc biệt là độc lập với nhà nước.
Thứ tư, HTX cần chủ động trong việc trao đổi về công tác hỗ trợ của nhà
nước, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ, trong đó đặc biệt chú trọng đến
cơng tác đào tạo, tăng cường năng lực.

24

5.2.4.3. Đối với Nhà nước
Đổi mới mạnh mẽ chính sách hỗ trợ cho HTX
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, Nhà nước chỉ nên tập trung hỗ trợ sự
phát triển các HTX thơng qua chính sách đào tạo cho HTX. Các chính sách khác rất dễ
tạo mơi trường cạnh tranh khơng hồn hảo giữa HTX và các loại hình kinh doanh khác.
PHẦN KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã cho thấy nhiều HTX nếu biết sử dụng tốt nguồn lực về xã viên
của mình, thu hút được sự cam kết của xã viên, lôi cuốn xã viên vào hoạt động quản trị
HTX lúc đó các HTX sẽ có cơ hội thành cơng. Để làm được điều đó, ban chủ nhiệm
HTX cần phải có những năng lực quản trị phù hợp với từng loại hình HTX để có thể
đưa HTX phát triển.
Nghiên cứu định tính cho thấy với mỗi hoạt động khác nhau của HTX,
các yếu tố nội sinh tác động đến kết quả hoạt động của HTX là khác nhau. Tuy
nhiên có một số yếu tố chung tác động, đó là năng lực định hướng kinh doanh,
năng lực quản lý bao gồm các năng lực lập kế hoạch, năng lực tổ chức, năng lực
lãnh đạo và năng lực kiểm soát của ban giám đốc HTX, các thành viên HTX phải
có sự đồng lịng, nhất trí trong hoạt động của HTX.
Nghiên cứu định lượng từ 2 mơ hình nghiên cứu cho thấy việc cam kết
của thành viên hợp tác xã tác động rất lớn tới kết quả hoạt động của HTX. Trong
bối cảnh hiện nay yếu tố cam kết cảm xúc của thành viên hợp tác xã đóng vai trị
rất quan trọng tới kết quả hoạt động của HTX. Các yếu tố đến từ năng lực quản trị
của ban giám đốc có mức tác động nhỏ hơn và theo từng năng lực khác nhau đối
với từng yếu tố kết quả kinh tế cho HTX hay cho thành viên hợp tác xã. Tuy

nhiên cũng khơng thể phủ nhận vai trị của các yếu tố từ năng lực quản trị của ban
giám đốc, vì ngồi tác động trực tiếp như trong mơ hình nghiên cứu, năng lực
quản trị cịn có tác động gián tiếp tới kết quả kinh tế của HTX và của thành viên
hợp tác xã thông qua việc tác động vào các yếu tố đến từ thành viên hợp tác xã.
Từ kết quả nghiên cứu này, giải pháp đào tạo trong đó nhấn mạnh đến
các nội dung đào tạo được nghiên cứu sinh phân tích sâu nhằm tăng cường năng
lực cho ban giám đốc HTX. Đây là giải pháp quan trọng nhất, phù hợp nhất trong
bối cảnh của các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam hiện nay.



×