Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 123 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn thành phố Bắc Giang
ĐỖ MẠNH HÙNG
Ngành Quản lý kinh tế

Giảng viên hướng dẫn:

PGS. TS. Trần Sĩ Lâm

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên
địa bàn thành phố Bắc Giang
ĐỖ MẠNH HÙNG
Ngành Quản lý kinh tế

Giảng viên hướng dẫn:


PGS. TS. Trần Sĩ Lâm

Viện:

Kinh tế và Quản lý

Chữ ký của GVHD

HÀ NỘI, 2020
ii


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Đỗ Mạnh Hùng
Đề tài luận văn: Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra Thuế đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số SV: CB180223
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
03/7/2020 với các nội dung sau:
1. Chỉnh sửa lỗi kỹ thuật, lỗi chính tả trong tồn bộ luận văn.
2. Bổ sung đầy đủ các đơn vị tính trong tất cả các Bảng số liệu.
3. Chuẩn hóa các danh mục chữ viết tắt theo trình tự A, B,C; danh mục tài liệu
tham khảo theo hiệu lực pháp lý của văn bản và trình tự A,C, B tên tác giả
ban hành văn bản.

4. Bổ sung phương pháp nghiên cứu thuộc mục 6 (từ trang 6 đến trang 7) Phần
mở đầu của Luận văn.
- Chuyển vị trí mục 5 “Tổng quan nghiên cứu” (trang 5) lên thành mục 2
(trang 3) thuộc Phần mở đầu của Luận văn.
- Bổ sung vào Mục lục các tiểu mục còn thiếu gồm: tiểu mục 1.1.2 Đặc
điểm của kiểm tra thuế (trang 9) thuộc Chương 1; tiểu mục 1.2.4 Phương pháp
kiểm tra thuế (trang 17) thuộc Chương 1.

Giáo viên hướng dẫn

Ngày tháng năm 2020
Tác giả luận văn

PGS.TS Trần Sỹ Lâm

Đỗ Mạnh Hùng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Đào Thanh Bình
iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu
khảo sát tình hình thực tế và dưới sự dẫn dắt khoa học của Phó giáo sư Tiến sĩ
Trần Sĩ Lâm.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có trích dẫn nguồn
gốc rõ ràng, các giải pháp đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm công tác.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được tác giả công bố dưới bất
kỳ hình thức nào.

Tác giả luận văn

Đỗ Mạnh Hùng

iv


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các thầy cô của
trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô Viện Kinh tế và quản
lý của trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến
thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập ở trường. Và em cũng
xin chân thành cảm ơn thầy Trần Sĩ Lâm đã nhiệt tình hướng dẫn em hồn thành
luận văn tốt nghiệp này.
Trong quá trình làm luận văn, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm
thực tiễn còn hạn chế nên bản luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy, cô để em học thêm được nhiều
kinh nghiệm và kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

HỌC VIÊN

Đỗ Mạnh Hùng

v



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu .............................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ...............................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..........................................................5
5. Kết cấu luận văn ......................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................5
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 5
6.2. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 6
6.3. Phương pháp phân tích ......................................................................................... 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TRA THUẾ TẠI CƠ
QUAN THUẾ .................................................................................................... 8
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm tra thuế.................................................................8
1.1.1. Khái niệm kiểm tra thuế .................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra thuế ............................................................................... 9
1.1.3. Mục tiêu của kiểm tra thuế .............................................................................. 11
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra thuế ................................................................................ 11
1.2. Quy trình, nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD .........................13
1.2.1. Tổ chức kiểm tra thuế ..................................................................................... 13
1.2.2. Các hình thức kiểm tra thuế ............................................................................ 14
1.2.3. Nội dung kiểm tra thuế .................................................................................... 15
1.2.4. Quy trình kiểm tra thuế ................................................................................... 17
1.2.5. Phương pháp kiểm tra thuế ............................................................................. 18
1.3. Kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp ........................................................22
1.3.1. Khái niệm cơ chế tự khai, tự nộp thuế ............................................................ 22
1.3.2. Mục tiêu của cơ chế tự khai, tự nộp ................................................................ 22
1.3.3. Chức năng kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự nộp .................................... 22
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế trong cơ chế tự khai, tự

nộp hiện nay .............................................................................................................. 23
Kết luận chương 1 .................................................................................................... 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH
PHỐ BẮC GIANG .......................................................................................... 30
2.1. Khái quát chung về công tác thuế tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang........30
2.1.1. Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang ....................................... 30
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Thuế ......................................................... 31

i


2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ Đội kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố Bắc
Giang (Căn cứ Quyết định số 245/QĐ-TCT ngày 25/3/2019 của Tổng cục Thuế) . 32
2.1.4. Tổng quan về tình hình quản lý thu thuế ở Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang35
2.1.5. Tình hình sử dụng công chức trong quản lý thuế ........................................... 39
2.2. Phân tích thực trạng cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD tại Chi
cục Thuế thành phố Bắc Giang ................................................................................. 46
2.2.1. Công tác lập kế hoạch kiểm tra thuế ............................................................... 46
2.2.2. Tổ chức thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế các doanh nghiệp NQD ............. 51
2.2.3. Nhận thức chung của doanh nghiệp về kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp60
2.2.4. Nhận thức của công chức thuế về sự cần thiết của công tác kiểm tra thuế tại
trụ sở doanh nghiệp ................................................................................................... 62
2.3. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang
................................................................................................................................... 64
2.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................................ 64
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế .................................................................................... 66
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế .................................................................. 71
Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 75


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM TRA THUẾ
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NQD TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ
BẮC GIANG ................................................................................................... 77
3.1. Định hướng công tác quản lý thuế, công tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế
thành phố Bắc Giang ................................................................................................. 77
3.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Bắc Giang năm 2019 ..................... 77
3.1.2. Mục tiêu của Chi cục Thuế thành phố về quản lý thu Ngân sách Nhà nước và
kiểm tra thuế giai đoạn 2016 - 2020 ......................................................................... 78
3.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế thành phố
Bắc Giang.................................................................................................................. 79
3.2.1. Giải pháp về con người ................................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp về xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu người nộp thuế trong hệ
thống thông tin quản lý thuế phục vụ hiệu quả cho công tác kiểm tra ..................... 83
3.2.3. Giải pháp về sự phối kết hợp giữa Chi cục Thuế với cơ quan liên quan ........ 87
3.2.4. Một số giải pháp khác ..................................................................................... 89
3.3. Khuyến nghị ....................................................................................................... 91
3.3.1. Với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế .................................................................. 91
3.3.2. Khuyến nghị với chính quyền địa phương...................................................... 93

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 95

ii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT


Ký hiệu

Diễn giải

1

CC-NLĐ

Công chức, người lao động

2

CNTT

Công nghệ thông tin

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

HĐND- UBND

Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân

5


HC-QT-TV-AC

Hành chính- Nhân sự - Quản trị - tài vụ - ấn chỉ

6

HSKT

Hồ sơ khai thuế

7

KK-DT-PC

8

LPX

Liên phường xã

9

NQD

Ngoài quốc doanh

10

NSNN


Ngân sách Nhà nước

11

NNT

Người nộp thuế

12

QLT

Quản lý thuế

13

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

14

TNCN

Thu nhập cá nhân

15

TTĐB


Tiêu thụ đặc biệt

16

TT-TB-TK

17

TH - NV-DT

Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

18

VPHC

Vi phạm hành chính

Đội Kê khai- Kế tốn thuế - Tin học- Nghiệp vụ Dự toán -Pháp chế

Truyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế - Trước
bạ và thu khác

iii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam.................................................... 25
Hình 2. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang năm 2019 ..... 31
Hình 2. 2: Biểu đồ kết quả thu NSNN giai đoạn 2016-2019 .................................... 39

Hình 2. 3: Biểu đồ kết quả thu NSNN từ khu vực NQD giai đoạn 2016-2019 ........ 39
Hình 2. 4: Biểu đồ cơ cấu trình độ CC-NLĐ thuế ở Chi cục Thuế thành phố Bắc
Giang ......................................................................................................................... 41
Hình 2. 5: Biểu đồ cơ cấu độ tuổi CC-NLĐ tại Chi cục Thuế thành phố Bắc
Giang năm 2019 ........................................................................................................ 41
Hình 2. 6: Biểu đồ công chức phân theo Đội chức năng, nhiệm vụ ......................... 43
Hình 2. 7: Biểu đồ cơ cấu chất lượng, trình độ cơng chức Đội kiểm tra Thuế......... 44

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Kết quả thu NSNN giai đoạn 2016- 2019 ................................................37
Bảng 2.2: Kết quả thu từ khu vực doanh nghiệp NQD giai đoạn 2016-2019. ..........38
Bảng 2.3: Biên chế công chức thuộc Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang giai
đoạn 2016-2019 phân theo trình độ đào tạo ..............................................................40
Bảng 2.4: Biên chế công chức Đội thuế thuộc Chi cục Thuế thành phố Bắc
Giang giai đoạn 2016-2019 .......................................................................................42
Bảng 2. 5: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan Thuế thuộc Chi cục Thuế
thành phố Bắc Giang .................................................................................................53
Bảng 2. 6: Kết quả kiểm tra thuế tại doanh nghiệp NQD từ năm 2016-2019. .........55

v



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, góp phần to lớn vào
sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước, xây dựng phát triển và bảo

vệ Tổ quốc. Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô
nền kinh tế và là công cụ thực hiện các mục tiêu khác. Quản lý thuế là hoạt động
quản lý theo chuyên ngành, là hoạt động tác động và điều hành tới việc đóng
thuế của người nộp thuế. Để quản lý thuế đạt hiệu quả mà trong đó cơng tác kiểm
tra giám sát thuế là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý thuế, một
trong những nhân tố quyết định bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước,
đảm bảo sự cơng bằng xã hội, góp phần hồn thiện chính sách, pháp luật thuế và
thực hiện kiểm soát đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh
nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ
thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm
chỉnh trong đời sống kinh tế - xã hội, điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ
chức, cá nhân trong xã hội.
Từ khi Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ra đời và có hiệu lực từ ngày
01/7/2007, cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế được
áp dụng thì vai trị của người nộp thuế đã được đề cao hơn. Theo đó, người nộp
thuế tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, cơ quan
Thuế tập trung vào thực hiện các chức năng tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp các
vướng mắc khó khăn trong q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ thuế, quản lý
nợ và cưỡng chế nợ thuế, kiểm tra, giám sát người nộp thuế. Công tác quản lý
thuế ngày càng được hồn thiện, hiện đại hố theo các chương trình cải cách hệ
thống thuế qua các giai đoạn như chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn
2001-2010; Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu
tổng quát là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, cơng bằng,
hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng Ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; minh bạch, chuyên
nghiệp, công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực
hiện, Ngành thuế luôn coi trọng xây dựng và gìn giữ các giá trị “Chuyên nghiệpMinh bạch- Liêm chính - Đổi mới”... Kết thúc giai đoạn đầu tiên thực hiện chiến

1



lược cải cách hiện đại Ngành thuế Việt Nam nói chung và Ngành thuế Bắc Giang
nói riêng đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Ngành Thuế Bắc Giang
ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên của Bộ
Tài chính, Tổng cục Thuế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bắc Giang;
Sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả của các ngành, các cấp có liên quan trong
cơng tác thuế; Nhìn chung người nộp thuế ln phấn đấu vượt qua khó khăn,
thách thức trong những năm vừa qua do ảnh hưởng bởi suy thoái của kinh tế tồn
cầu Việt Nam là nước khơng nằm ngoại lệ, để duy trì tồn tại và phát triển kinh
doanh, chấp hành tốt pháp luật thuế thì người nộp thuế rất cần sự hỗ trợ hướng
dẫn về chính sách của cơ quan Thuế các cấp; đặc biệt với sự cố gắng nỗ lực của
tập thể công chức, công chức Ngành thuế Bắc Giang đã đề ra và triển khai đồng
bộ, có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm những biện pháp cơng tác
có chiều sâu, do vậy kết quả thu ngân sách hàng năm ln hồn thành vượt mức
dự toán được giao, đạt tốc độ tăng trưởng cao, năm sau ln cao hơn năm trước.
Trong đó có thể khẳng định sự đóng góp khơng nhỏ của cơng tác kiểm tra thuế
trong việc hồn thành dự tốn hàng năm.
Kiểm tra thuế là một trong những chức năng quan trọng nhất của quản lý
thuế, bởi vì kiểm tra thuế là cách thức cơ bản để cơ quan Thuế cảnh báo, ngăn ngừa,
phát hiện và xử lý những gian lận thuế. Kiểm tra thuế cũng giúp phát hiện những bất
hợp lý trong chính sách thuế và pháp luật thuế để nghiên cứu bổ sung, sửa đổi kịp
thời nhằm phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong việc đảm bảo số thu cho Ngân
sách Nhà nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Bởi vậy, muốn nâng cao hiệu quả
quản lý thuế, một trong những việc mà cơ quan Thuế các cấp phải làm là thường
xuyên hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế.
Trong những năm qua, Ngành thuế tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành tốt nhiệm
vụ thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong kết
quả chung của ngành Thuế tỉnh Bắc Giang có phần đóng góp khơng nhỏ của Chi
cục Thuế thành phố Bắc Giang (chiếm 30% dự tốn thu hàng năm tồn tỉnh)
trong đó có số thu NSNN qua công tác kiểm tra thuế. Đặc biệt, theo quy định về

phân cấp quản lý đối với doanh nghiệp, Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang được
Cục Thuế giao quản lý các doanh nghiệp NQD có quy mơ vừa, nhỏ và siêu nhỏ
với số vốn điều lệ là dưới 10 tỷ đồng đối với doanh nghiệp kinh doanh thương

2


mại, đối với lĩnh vực kinh doanh khác như xây dựng, may mặc, sản xuất cơ
khí....đa số là doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 500 triệu đến 3 tỷ đồng; số doanh
nghiệp NQD hiện tại Chi cục đang quản lý là trên 1.800 DN, trong đó số doanh
nghiệp hoạt động thường xuyên, có hiệu quả và có phát sinh thuế dao động hàng
quý khoảng 400- 450 doanh nghiệp, còn lại là các doanh nghiệp hoạt động kém
hiệu quả, hoạt động cầm chừng do đó nhận thức cũng như ý thức chấp hành
chính sách thuế, kê khai nộp thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp đối với số lượng
doanh nghiệp này chưa đồng đều, cịn có doanh nghiệp vi phạm, chưa tự giác kê
khai đầy đủ, chính xác doanh thu, chi phí do đó ảnh hưởng đến số nộp NSNN.
Cơng tác kiểm tra thuế tuy đã có nhiều cố gắng song vẫn còn những bất cập,
chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, công tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp NQD tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang vẫn còn những hạn chế nhất
định, cần nghiên cứu hồn thiện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế.
Xuất phát từ những hạn chế trong công tác kiểm tra thuế, đề tài luận văn
“Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang” được nghiên cứu nhằm
đánhgiá thực trạng và đưa ra các giải pháp phù hợp hồn thiện cơng tác kiểm tra
thuế tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.
2. Tổng quan nghiên cứu
Ngô Đông Vui (2014), Luận văn Thạc sỹ Quản trị kinh doanh:“Giải pháp
hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của Chi cục
Thuế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” Đề tài hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn
về cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); đánh giá

thực trạng về công tác kiểm tra thuế đối với DNNVV của Chi cục Thuế thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua và đề xuất các giải pháp hồn thiện cơng
tác kiểm tra thuế đối với DNNVV và ứng dụng thực tế tại Chi cục Thuế thị xã Từ
Sơn.
Mai Việt Dũng (2017), Luận văn Thạc sỹ tài chính- Ngân hàng: “ Hồn
thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang”. Đề tài đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thanh tra, kiểm tra thuế
tại các Chi cục Thuế’ phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm
tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Vị Xuyên; khái quát mục tiêu đối với hoạt động

3


thanh tra, kiểm tra thuế Chi cục Thuế huyện Vị Xuyên, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với
người nộp thuế là các doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục Thuế huyện Vị
Xuyên quản lý.
Nguyễn Thị Lộc (2017), Luận văn Thạc sỹ Tài chính - Ngân hàng: “Hồn
thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk”.
Đề tài đưa ra cơ sở luận về hoạt động kiểm tra thuế; phân tích,đánh giá thực trạng
cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk; đối
chiếu giữa cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra một số giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục Thuế
tỉnh Đắk Lắk.
Do đặc thù địa lý, Doanh nghiệp và mơ hình SXKD, ngành nghề kinh
doanh của doanh nghiệp được đánh giá, phân tích tập trung vào nhóm doanh
nghiệp SXKD nơng, lâm sản, quy mơ doanh nghiệp thuộc phạm vi Cục Thuế
quản lý; đối tượng thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có quy mơ tương đối lớn,
nội dung thanh tra, kiểm tra gồm nhiều sắc thuế, bao gồm kiểm tra hoàn thuế;
Chức năng, nhiệm vụ của Phịng thuộc Cục Thuế chỉ có nhiệm vụ tập chung quản

lý doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp không phải thực hiện nhiều
nhiệm vụ khác như Đội kiểm tra thuế theo chức năng nhiệm vụ của các Chi cục
Thuế.
Điểm qua các nghiên cứu về công tác quản lý thuế cho thấy có rất nhiều
đề tài nghiên cứu đến lĩnh vực quản lý thuế, trong đó có nhiều đề tài nghiên cứu
đưa ra các giải pháp để hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế. Tuy nhiên đề
tài nghiên cứu giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
NQD trên địa bàn thành phố Bắc Giang về cách tiếp cận để phân tích, đánh giá
về thực trạng cơng tác kiểm tra thuế có nhiều khía cạnh khác và phạm vi nghiên
cứu không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó. Vì vậy nghiên cứu cơ sở
lý thuyết kết hợp đánh giá các kết quả đạt được, nguyên nhân tồn tại, hạn chế của
kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Băc Giang là
cần thiết để đưa ra giải pháp hữu ích nhằm hồn thiện hơn cơng tác kiểm tra thuế
tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.

4


3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh (NQD) trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp
NQD trên địa bàn thành phố Bắc Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại địa bàn thành phố Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian: Các số liệu nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi được thu
thập từ những tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay và
các giải pháp xem xét đến 2020.
5. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm tra thuế tại cơ quan Thuế
Chương 2: Phân tích thực trạng cơng tác kiểm tra doanh nghiệp NQD tại
Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với
doanh nghiệp NQD tại Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
6.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
* Thông tin thu thập
- Thông tin, dữ liệu liên quan đến tính tuân thủ Pháp luật thuế của doanh
nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Bắc Giang để hệ thống hóa cơ sở lý luận và
thực tiễn của đề tài.
- Thông tin cơ bản về Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang như: bộ máy tổ
chức, các chính sách nhân sự, số lượng, chất lượng công chức, số liệu về công tác
thu NSNN, số liệu về kết quả kiểm tra doanh nghiệp NQD.
- Dữ liệu, thông tin phản ánh thực trạng tuân thủ Pháp luật thuế của các
doanh nghiệp NQD trên địa bàn thành phố Bắc Giang thuộc Chi cục Thuế thành
phố Bắc Giang quản lý, thực trạng và thực hiện các giải pháp của Chi cục Thuế
nhằm nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế.

5


* Nguồn thu thập
Thông tin được thu thập thông qua các báo cáo, ứng dụng QLT, tài liệu
của Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Các số liệu thứ cấp khác
được thu thập từ các bài báo, website của Ngành thuế, Tạp chí Thuế, Tạp chí Tài
chính đã xuất bản trong nước.
6.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp sử dụng trong đề tài chủ yếu nhằm nghiên cứu, phân
tích, phản ánh thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm tra thuế
đối với các doanh nghiệp NQD của Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang.
Tiến hành đối chiếu thực trạng công tác kiểm tra thuế để thấy được vấn đề
cịn tồn tại, hạn chế. Phân tích sâu để tìm ra ngun nhân qua đó đề xuất một số
giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD
trong những năm tới.
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra các đối tượng là các doanh nghiệp
NQD tại thành phố Bắc Giang và một số cán bộ công chức của Chi cục Thuế.
- Cụ thể chọn 100 DN để phỏng vấn tương ứng với cơ cấu các DN theo
lĩnh vực hoạt động SXKD như sau:
+ Thương mại, dịch vụ: 60 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 60%;
+ Sản xuất: 30 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 30%;
+ Xây dựng: 10 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 10%.
- Tổng số mẫu điều tra với công chức Chi cục Thuế thành phố là 50 phiếu,
trong đó lấy mẫu phiếu điều tra đối với 18 công chức thuộc đội Kiểm tra thuế
trực tiếp quản lý các doanh nghiệp (chiếm 36%); cịn lại là cơng chức thuộc các
Đội KK-TH-DT-PC-TH, Đội TT-TB&TK (chiếm 64%).
Thực hiện điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và
phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để
đáp ứng được mục tiêu của đề tài.
6.2. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel.
6.3. Phương pháp phân tích
* Phương pháp thống kê mô tả

6


Phương pháp thống kê, mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến

động của các hiện tượng kinh tế xã hội trong một thời gian và không gian nhất
định, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của Chi cục Thuế
thành phố Bắc Giang cụ thể là công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp tính tốn và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mối
quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữa kết quả thực hiện
với kế hoạch… Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống
kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo
khơng gian, từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt.
Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra
được các nhận xét về thực trạng hoạt động, từ đó thấy được những ưu, khuyết
điểm, khó khăn, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD làm cơ sở để đề xuất những giải pháp
hồn thiện cơng tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD thuộc Chi cục Thuế
thành phố Bắc Giang quản lý.

7


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TRA
THUẾ TẠI CƠ QUAN THUẾ
1.1. Những vấn đề cơ bản về kiểm tra thuế
1.1.1. Khái niệm kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lý thuế nói chung
và việc đảm bảo tính tn thủ pháp luật thuế của người nộp thuế. Kiểm tra thuế
được hiểu là hoạt động do cơ quan Thuế tiến hành nhằm xác định tình hình tuân
thủ pháp luật thuế của người nộp thuế.
“Kiểm tra thuế là hoạt động của cơ quan Thuế trong việc xem xét tình
hình thực tế của đối tượng kiểm tra, từ đó đối chiếu với chức năng, nhiệm vụ,
yêu cầu đặt ra đối với đối tượng kiểm tra để có những nhận xét, đánh giá về tình

hình chấp hành nghĩa vụ thuế của đối tượng kiểm tra” (Phan Ngọc Chính và các
cộng sự. 2010).
Qua quan niệm nêu trên có thể hiểu: Kiểm tra thuế là kiểm tra việc chấp
hành pháp luật thuế, thông qua các phương pháp phân tích, đánh giá tình hình
thực tế của đối tượng kiểm tra, hoạt động kiểm tra giúp phát hiện, ngăn ngừa, xử
lý những vi phạm pháp luật thuế, góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân hoàn
thành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Từ đó, cơng tác quản lý thuế được hoàn
thiện, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơng
dân.
- Về mục đích:
Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (được sửa
đổi bổ sung bởi Luật số 21/2012/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và Luật số
106/2016/QH13) tại Điều 77 quy định Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý
thuế; Điều 78 quy định Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
“Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường
xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thơng
tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.
Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế khơng
giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của cơ quan thuế; khơng khai
bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng

8


minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn
định số thuế phải nộp…….Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá
việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm
pháp luật” (Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11).
Kiểm tra thuế là nội dung quan trọng của quản lý thuế. Mục đích phát
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm về thuế, chống thất thu thuế;

nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế trong việc thực hiện
kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, từ đó góp phần thúc đẩy các tổ chức, cá nhân có
ý thức trong việc chấp hành pháp luật thuế và hoàn thành tốt nghĩa vụ của người
nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời
sống kinh tế - xã hội.
- Về chủ thể: Chủ thể kiểm tra thuế là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật, là cơ quan Thuế các cấp.
- Về đối tượng: Đối tượng kiểm tra thuế là các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan đến nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước.
- Về nội dung: Kiểm tra thuế là kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của
người nộp thuế.
- Về phương pháp: Thường sử dụng các phương pháp phân tích để phát
hiện và nhận dạng rủi ro từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phân tích theo
chiều ngang, phân tích theo chiều dọc, phân tích tỷ suất, ngồi ra cịn sử dụng
phương pháp phân tích đồ thị (đồ thị hình sin, đồ thị hình khối, đồ thị hình trịn).
Từ đó phân tích và nhận dạng rủi ro, xếp hạng mức độ rủi ro của người nộp thuế
để lựa chọn trường hợp người nộp thuế cần phải kiểm tra tại trụ sở NNT, lập kế
hoạch kiểm tra xong tiến hành kiểm tra làm rõ đúng, sai, khơng bỏ sót, chỉ rõ
ngun nhân để có biện pháp khắc phục, xử lý vi phạm.
Ngồi ra, hoạt động kiểm tra thuế không chỉ được thực hiện ở một giai
đoạn trong hoạt động quản lý thuế mà nó được thực hiện ở tất cả các giai đoạn
của quản lý thuế. Do vậy công tác kiểm tra thuế là hoạt động không thể thiếu
trong công tác quản lý thuế nhất là trong nền kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập.
1.1.2. Đặc điểm của kiểm tra thuế
Thứ nhất, đối tượng và nội dung kiểm tra thuế rất rộng về đối tượng, phạm
vi và lĩnh vực đa ngành nghề. Hoạt động kiểm tra có phạm vi rộng hơn, diễn ra ở

9



tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội và được thực hiện một cách thường xuyên
liên tục.
Thứ hai, kiểm tra thuế là cơng tác khó khăn, phức tạp, nhạy cảm vì đụng
chạm trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người nộp thuế. Chính vì thế để bảo vệ lợi
ích vật chất của mình, che giấu các hành vi trốn thuế ở mức độ tinh vi, người nộp
thuế thường tìm mọi hình thức cản trở, kể cả mua chuộc, cám dỗ, cạm bẫy, dùng
mọi thủ đoạn để đối đầu tạo sức ép, áp lực gây khó khăn cho công tác kiểm tra
của cơ quan Thuế.
Thứ ba, công tác kiểm tra thuế trong cơ chế thị trường đòi hỏi cao về
năng lực trình độ chuyên sâu, chuyên nghiệp của công chức thuế làm công tác
kiểm tra, kỹ năng kiểm tra phân tích nguyên nhân và phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp, văn hố ứng xử của cơng chức thuế làm cơng tác kiểm tra.
Người cơng chức thuế ngồi việc phải nắm chắc, hiểu sâu các luật thuế,
cập nhật thường xuyên các văn bản hướng dẫn có điều chỉnh bổ sung trong q
trình thực hiện, cịn phải am hiểu chế độ kế tốn để đọc và phân tích báo cáo tài
chính, các chuẩn mực kế toán, pháp luật thuế, kỹ năng tin học, kỹ năng đánh giá
rủi ro và phải nắm bắt được bản chất các hoạt động kinh tế của đối tượng kiểm
tra và các mối liên hệ liên quan ràng buộc đến các hoạt động kinh tế phát sinh.
Đối với ngành Thuế, Công nghệ thông tin (CNTT) luôn là công cụ hỗ
trợ đắc lực không thể thiếu để Ngành thuế thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình. Cùng với cơng cuộc cải cách và hiện đại hóa ngành thuế, mục tiêu ứng
dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 hướng tới ngành Thuế hiện đại, hiệu lực, hiệu
quả thì cơng chức thuế cịn phải đảm bảo có nguồn nhân lực về CNTT chuyên
sâu, chuyên nghiệp…phù hợp với mục tiêu ứng dụng CNTT trong quản lý thuế
thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.
Thứ tư, hoạt động kiểm tra được thực hiện theo một quy trình cụ thể,
Quy trình hóa hoạt động kiểm tra thuế được hiểu là việc xây dựng và chuẩn hóa
trình tự thực hiện các bước cơng việc trong hoạt động kiểm tra thuế và trách
nhiệm thực hiện các bước cơng việc đó của từng bộ phận, từng cơng chức tham
gia quy trình.

Quy trình hóa hoạt động kiểm tra là một trong những nhiệm vụ trọng
tâm, hàng đầu của cơ quan Thuế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, đáp

10


ứng những yêu cầu trong điều kiện thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp nói riêng và
thực hiện đổi mới quản lý thuế nói chung.
1.1.3. Mục tiêu của kiểm tra thuế
Mục tiêu của kiểm tra thuế là nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời
các trường hợp vi phạm pháp luật thuế đảm bảo công bằng xã hội và hiệu lực
quản lý thuế.
Hoạt động kiểm tra thuế nhằm giúp người nộp thuế và cơ quan Thuế
thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật về công tác quản lý thu ngân sách
đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành thuế.
Thơng qua cơng tác kiểm tra thuế nhằm đánh giá việc chấp hành các luật
thuế của người nộp thuế nhằm phát huy nhân tố tích cực, đấu tranh ngăn ngừa và
xử lý những mặt tiêu cực.
Căn cứ vào những kiến nghị của kết quả kiểm tra thuế, cơ quan Thuế các
cấp có thể đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, đưa luật thuế vào cuộc sống
thực tế, đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện luật thuế.
Thông qua công tác kiểm tra thuế nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ
người nộp thuế nắm được nghĩa vụ và quyền hạn của đơn vị mình khi thực hiện
luật quản lý thuế.
1.1.4. Nguyên tắc kiểm tra thuế
Nguyên tắc kiểm tra là tập hợp các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn
hành động mà các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, công chức, kiểm tra
viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động kiểm tra.
Các nguyên tắc hoạt động kiểm tra chỉ đạo và chi phối mối quan hệ trong
kiểm tra nhằm đảm bảo cho hoạt động kiểm tra đạt được mục đích đề ra.

Mục tiêu của kiểm tra thuế là phát huy nhân tố tích cực, ngăn ngừa, xử lý
những sai phạm gây tổn thất tới lợi ích của Nhà nước.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì hoạt động kiểm tra thuế cần tuân thủ
những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tuân thủ pháp luật.
Nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan quản lý thuế, công chức, công chức làm
công tác kiểm tra thuế phải thực hiện đúng chức năng, trách nhiệm, quyền hạn
mà pháp luật quy định.

11


Đây là nguyên tắc cần thiết để đề cao trách nhiệm của chủ thể kiểm tra;
nâng cao hiệu lực của cơng tác kiểm tra thuế; ngăn ngừa tình trạng làm trái pháp
luật, vơ hiệu hóa hoạt động kiểm tra thuế.
Thứ hai, nguyên tắc trung thực, chính xác, khách quan.
Nguyên tắc trung thực đòi hỏi hoạt động kiểm tra thuế phải tuân thủ các
quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, phản ánh đúng thực tế phát sinh của nghiệp vụ
kinh tế, khơng được sai lệch, bóp méo sự việc dẫn đến kết luận khơng đúng thực
tế phát sinh.
Ngun tắc chính xác đòi hỏi chủ thể kiểm tra phải nhận thức đúng đắn
vấn đề, nội dung kiểm tra; xác định, đánh giá chính xác bản chất của sự việc để
kết luận, giúp cho việc xử lý sai phạm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Nguyên tắc khách quan yêu cầu chủ thể kiểm tra thuế phải phản ánh
đúng sự vật, hiện tượng vốn có, tơn trọng sự thật.
Đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan là vấn đề có tính ngun
tắc cao trong cơng tác kiểm tra thuế. Có trung thực, chính xác, khách quan trong
cơng tác kiểm tra thuế thì mới cho phép đánh giá đúng thực trạng của đối tượng
kiểm tra, xử lý đúng người, đứng bản chất sự việc, đúng pháp luật.
Thứ ba, nguyên tắc công khai, dân chủ.

Tính cơng khai trong kiểm tra thuế thể hiện ở việc chủ thể kiểm tra thuế
phải thông báo đầy đủ, công khai từ nội dung, kế hoạch, quyết định kiểm tra, tiếp
xúc công khai với các đối tượng liên quan và công bố công khai kết luận kiểm
tra.
Dân chủ trong hoạt động kiểm tra là thể hiện sự tôn trọng khách quan,
tôn trọng quần chúng, lấy dân làm gốc. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải
coi trọng việc tiếp nhận, thu thập thông tin, ý kiến của đối tượng có liên quan, tạo
điều kiện cho đối tượng kiểm tra được trình bày ý kiến, tâm tư quan điểm của
mình.
Thứ tư, khơng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối tượng
kiểm tra.
Việc cơ quan chức năng tổ chức tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh
là cần thiết nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm

12


tra. Nguyên tắc này đòi hỏi phải hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng để tạo điều
kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ bí mật.
Trong q trình kiểm tra, người làm cơng tác này tiếp cận với nhiều vấn
đề, nhiều tài liệu liên quan đến bí mật, bí quyết kinh doanh của doanh nghiệp, bí
mật quốc gia. Nếu để lộ cho những đối tượng khơng được phép biết sẽ làm thiệt
hại lợi ích của quốc gia và doanh nghiệp. Họ chỉ được báo cáo cho những người
có thẩm quyền được biết.
Thứ sáu, nguyên tắc hiệu quả.
Trong lĩnh vực thuế, hiệu quả của công tác kiểm tra không chỉ xét đơn
thuần theo giá trị bằng tiền mà cịn thể hiện thơng qua hiệu quả thực hiện các
chính sách thuế, phát huy các tác dụng vốn có của mỗi loại thuế đối với sản xuất
và đời sống xã hội, phục vụ công tác quản lý người nộp thuế. Hiệu quả công tác

kiểm tra phải được xem xét trên góc độ hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả chính trị.
Hiệu quả kinh tế: Chi phí kiểm tra là tối thiểu, khơng ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của đối tượng kiểm tra, thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời
các khoản thu vào Ngân sách Nhà nước theo quy định.
Hiệu quả xã hội: Đề phịng ngăn chặn những thiếu sót, vi phạm, hạn chế
thấp nhất thất thu về thuế, đảm bảo giúp các đối tượng kiểm tra thực hiện đúng
chính sách thuế theo quy định.
Hiệu quả chính trị: Nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về thuế, phát hiện
những nội dung khơng cịn phù hợp, thiếu tính thực tiễn trong q trình triển khai
thực hiện, tính đồng bộ khơng cao trong các văn bản pháp luật về thuế, điều đó
dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp phải khó khăn, kiến nghị cơ quan chức
năng sửa đổi, bổ sung kịp thời để khơng ngừng hồn thiện chính sách thuế.
1.2. Quy trình, nội dung kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp NQD
1.2.1. Tổ chức kiểm tra thuế
* Phân công nhiệm vụ kiểm tra thuế: Bộ phận kiểm tra thuế (thuộc Đội
kiểm tra thuế) là bộ phận được giao nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm tra thuế;
trực tiếp kiểm tra hồ sơ khai thuế; kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế, bao

13


gồm: Bộ phận kiểm tra thuế; bộ phận quản lý thuế thu nhập cá nhân các cấp của
Cơ quan Thuế.
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế là công chức thuộc biên chế cơ
quan thuế các cấp được giao thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thuế, kiểm tra hồ sơ
khai thuế, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
* Trách nhiệm của công chức tham gia kiểm tra thuế:
- Áp dụng các phần mềm tin học để hỗ trợ kiểm tra các loại hồ sơ khai
thuế được giao mà người nộp thuế gửi đến cơ quan Thuế. Trong trường hợp ứng

dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng công tác kiểm tra thuế thì cơ quan thuế
bố trí cơng chức trực tiếp kiểm tra thuế theo quy định tại Điều 60 Thông tư số
156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
- Chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục và kết quả kiểm tra đối với các
trường hợp được giao.
- Nắm bắt kịp thời và triển khai áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin
của ngành vào công tác kiểm tra thuế.
- Giữ bí mật thơng tin về kết quả kiểm tra thuế trừ các trường hợp công
khai thông tin vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế theo quy định tại
Điều 73, Điều 74 Luật Quản lý thuế và Điều 72 Luật xử lý vi phạm hành chính
số 15/2012/QH13 ngày 20/6/2012.
* Trách nhiệm và sự phối hợp của các Đội Thuế có liên quan đến cơng tác
kiểm tra thuế
Đội kiểm tra thuế là đơn vị chủ trì, tham mưu và tổ chức kiểm tra thuế;
các Đội Thuế có liên quan chịu trách nhiệm cập nhật cơ sở dữ liệu của người nộp
thuế vào các ứng dụng Quản lý thuế để bộ phận kiểm tra thuế có dữ liệu khai
thác, thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm tra và thực hiện kiểm tra. Đội Thuế
chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm cung cấp thơng tin, hồ
sơ có liên quan đến người nộp thuế khi Bộ phận kiểm tra thuế có yêu cầu phối
hợp (Bằng phiếu đề nghị cung cấp thơng tin).
1.2.2. Các hình thức kiểm tra thuế
- Theo tính kế hoạch: Nếu xét theo tính kế hoạch, hoạt động kiểm tra
thuế có hai hình thức là kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

14


×