Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hoàn thiện công cụ tạo động lực cho cán bộ công nhân viên cục công nghệ thông tin uỷ ban chứng khoán nhà nước (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.7 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
*****

Lê Văn Phương

HOÀN THIỆN CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC
CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỤC CƠNG NGHỆ
THƠNG TIN- ỦY BAN CHỨNG KHỐN NHÀ NƯỚC

Chun ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, năm 2012


I

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.1. Lý do nghiên cứu của đề tài
Cục Cơng nghệ thơng tin - Ủy ban Chứng khốn Nhà nước ra đời năm 2009
với tiền thân là Trung tâm Tin học và Thống kê (thành lập năm 1999). Cục Cơng
nghệ thơng tin có vai trị quản lý, hoạch định kế hoạch phát triển Cơng nghệ thơng
tin của tồn ngành chứng khốn nói chung và Ủy ban Chứng khốn Nhà nước nói
riêng. Bên cạnh đầu tư phát triển hạ tầng CNTT của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
và các đơn vị trực thuộc, Cục CNTT luôn chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ
cán bộ CNTT quản trị, vận hành các hệ thống CNTT và hoạch định chính sách,
chiến lược phát triển CNTT. Hiện tại, số lượng cán bộ của Cục CNTT là 43 cán bộ,
chủ yếu là kỹ sư CNTT. Với đặc thù hoạt động trong lĩnh vực CNTT cho ngành tài
chính, đội ngũ lao động của Cục CNTT địi hỏi vừa thơng thạo kiến thức CNTT lại


vừa phải nắm được kiến thức về tài chính ngân hàng. Việc quản trị, vận hành các hệ
thống CNTT đảm bảo hoạt động liên tục lấy dữ liệu chứng khoán địi hỏi đội ngũ
cán bộ của Cục CNTT ln phải làm việc với cường độ cao, tính chất cơng việc
phức tạp, lao động đầu óc nặng nhọc. Việc tạo động lực làm việc cho cán bộ công
nhân viên của Cục CNTT là hết sức cần thiết, không chỉ tạo động lực về vật chất mà
còn phải tạo động lực về tinh thần.
Vì vậy, việc chọn đề tài “Hồn thiện cơng cụ tạo động lực cho cán bộ công
nhân viên Cục Cơng nghệ thơng tin-Ủy ban Chứng khốn Nhà nước” là một việc
làm ý nghĩa và cần thiết.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
-

-

Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cơng cụ tạo động lực cho người lao
động trong doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng và làm rõ các yếu tố tạo động lực cho người lao động và
phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ
công nhân viên Cục Công nghệ thông tin- Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác tạo động lực cho đội ngũ cán
bộ công nhân viên tại Cục Công nghệ thông tin - Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước.

2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài


II

2.1. Cơ sở lý luận của đề tài

Luận văn đã khái quát về cơ sở lý luận của công cụ tạo động lực lao động, từ
phân tích bản chất, vai trị của cơng cụ tạo động lực lao động cho đến cơ sở khoa
học và các biện pháp sử dụng công cụ tạo động lực lao động trong doanh nghiệp.
Cụ thể:
- Bản chất của động lực lao động: sự khao khát và tự nguyện của mỗi cá nhân
nhằm phát huy mọi nỗ lực để hướng bản thân đạt được những mục tiêu của
-

-

cá nhân và mục tiêu của tổ chức.
Vai trị của việc sử cơng cụ tạo động lực lao động: luận văn đã phân tích vai
trị và tầm quan trọng của công cụ tạo động lực lao động cho cán bộ công
nhân viên Cục Công nghệ thông tin-Ủy ban Chứng khốn Nhà nước và coi
đây là cơng tác rất cần thiết để Cục CNTT có thể phát triển mạnh mẽ.
Cơ sở khoa học của công cụ tạo động lực trong doanh nghiệp: luận văn đã
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Cơ sở đầu tiên đó là
các yếu tố ảnh hưởng đến cơng cụ tạo động lực lao động, bao gồm: các yếu
tố thuộc bản thân người lao động, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và các
yếu tố khác. Cơ sở khoa học thứ hai là mơ hình tạo động lực tổng thể của

-

-

Lyman W. Porter và Edward E. Lawler.
Cơ sở lý luận về cơng cụ kích thích về mặt vật chất: luận văn đã trình bày về
tạo động lực lao động qua công cụ tiền lương, tiền thưởng và công cụ tạo
động lực vật chất khác.
Cơ sở lý luận về công cụ kích thích về mặt tinh thần: luận văn đã trình bày

về các công cụ tạo động lực qua bản mô tả công việc, đánh giá kết quả thực
hiện công việc và một số yếu tố tinh thần khác tác động đến động lực lao
động .

2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
-

Phương pháp thu thập số liệu:

 Số liệu thứ cấp:
+ Thống kê và thu thập số liệu từ các nguồn báo cáo, tạp chí, internet, các cơng
trình nghiên cứu liên quan đã được cơng bố;
+ Tìm hiểu các quy định hiện tại thông qua các báo cáo, các quy chế và tài liệu
hiện hành của Cục Công nghệ thông tin-Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
 Số liệu sơ cấp:


III

+ Hình thức thu thập số liệu: thơng qua bảng câu hỏi (gửi qua thư điện tử) và
phỏng vấn trực tiếp cán bộ công nhân viên.
+ Đối tượng: cán bộ trong Cục CNTT-UBCKNN, trong đó có:
 Cán bộ quản lý cấp cao (Cục trưởng, Phó Cục trưởng): 3 người;

-

 Cán bộ quản lý cấp trung (Trưởng phịng, phó trưởng phịng): 5 người;
Cán bộ trực tiếp (chuyên viên): 35 người;
Phương pháp phân tích số liệu:
Để thực hiện nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở các số liệu thu nhập được sử


dụng các phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp thống kê: Trong luận văn, tác giả đã sử dụng các
bảng thống kê lương, thưởng của cán bộ công nhân viên Cục CNTT giai đoạn từ
năm 2008 đến năm 2012.
Phương pháp thống kê mô tả: được tác giả sử dụng để đánh giá kết quả công
tác sử dụng công cụ tạo động lực cho cán bộ công nhân viên Cục CNTT-Ủy ban
Chứng khoán Nhà nước.
Phương pháp lựa chọn tối ưu: được tác giả sử dụng để xử lý các số liệu điều
tra đánh giá việc sử dụng công cụ tạo động lực tại Cục CNTT-Ủy ban Chứng khoán
Nhà nước.

3. Những kết quả đạt được
3.1. Về việc sử dụng công cụ tạo động lực vật chất
Công cụ lương: Với việc sử dụng công cụ tiền lương thì theo những nghiên
cứu của tác giả cũng như theo đánh giá của CBNV Cục CNTT-Ủy ban Chứng
khốn Nhà nước thì chưa phù hợp hơn về mức lương, tính cơng bằng đối với đóng
góp của từng cán bộ cơng nhân viên. Do đó, Cục CNTT cần phải tiến hành rà soát
tổng hợp lại quy chế trả lương của mình, xác định lại mức lương tại các vị trí, cần
có cơ chế trả lương mới nhằm đảm bảo công bằng, phù hợp cống hiến của mọi
thành phần.
Công cụ thưởng: Cục CNTT chưa đảm bảo công bằng ở tất cả các vị trí. Và
mức thưởng chưa hợp lý để có thể động viên, khuyến khích người lao động. Cục
CNTT cần xây dựng và quy định thống nhất các hình thức khen thưởng và mức
thưởng của riêng mình; đảm bảo việc khen thưởng được thực hiện chính xác, cơng
bằng, đúng người, đúng việc; nghiên cứu và hoàn thiện hơn mức trích thưởng.


IV


Các cơng cụ khuyến khích vật chất khác: Cục CNTT đã sử dụng những cơng
cụ khuyến khích tài chính thơng qua công cụ phúc lợi và phụ cấp cho CBNV. Tuy
nhiên, mức độ hài lòng của người lao động giảm dần theo vị trí cơng tác. Do đó để
sử dụng các cơng cụ này có hiệu quả thì Cục CNTT cần phải xem xét, nghiên cứu
và hoàn thiện hơn.

3.2. Về việc sử dụng cơng cụ tạo động lực qua kích thích mặt tinh thần
Bản mơ tả cơng việc: Qua nghiên cứu trên thực tế của tác giả và qua kết
quả khảo sát thì bản mơ tả cịn thiếu tính rõ ràng, chưa phù hợp với công việc
thực tế, mức độ cập nhật thường xuyên các công việc mới cũng chưa được tốt ở
một số vị trí và việc ứng dụng vào việc bố trí nhân viên chưa phù hợp. Cục
CNTT cần đánh giá thực tiễn công việc hiện tại; phân tích cơng việc và thiết kế
lại cơng việc một cách chi tiết, cụ thể hơn. Từ đó, Cục CNTT sẽ có những ứng
dụng thực tế vào việc bố trí nhân lực phù hợp với năng lực cũng như sở trường
của từng cán bộ công nhân viên.
Công cụ đánh giá kết quả cơng việc: Tác giả cũng tìm hiểu được rằng
những tiêu chí, tiêu chuẩn để xếp loại đánh giá CBNV vẫn mang tính chất hình
thức, thiếu tính thực tế, độ chính xác khơng cao, khơng phản ánh được đúng tình
hình, rất dễ dẫn đến tình trạng cào bằng. Cục CNTTcần thành lập tổ công tác xây
dựng bản đánh giá kết quả thực hiện công việc; nghiêm túc thực hiện quy định về
tần suất đánh giá; phương pháp đánh giá cần sự đánh giá của những người làm việc
cùng nhóm, cùng tổ hoặc chương trình.

3.3. Những đóng góp mới và hạn chế của luận văn
3.3.1. Những đóng góp của luận văn
-

Luận văn đã tiến hành tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi
nước về cơng tác tạo động lực cho người lao động từ đó làm rõ các vấn đề đã
được nghiên cứu và những vấn cần làm sáng tỏ.


-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tạo động lực lao động.
Từ những vấn đề lý luận được nghiên cứu và hệ thống hóa, luận văn đã áp
dụng vào thực tiễn công tác tạo động lực cho cán bộ công nhân viên tại Cục
CNTT-Ủy ban Chứng khốn Nhà nước, phân tích đánh giá hiệu quả việc sử
dụng các cơng cụ tạo động lực đó, những mặt đạt được và những mặt chưa
đạt được, những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác tạo động lực với một
số nhóm cơng cụ chính là: cơng cụ vật chất gồm lương, thưởng, các công cụ


V

tạo động lực vật chất khác và công cụ tinh thần gồm bản mô tả công việc,
đánh giá kết quả thực hiện cơng việc và một số yếu tố kích thích tinh thần.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, cũng cịn có những hạn chế cần giải
quyết.
-

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn đã kiến nghị một số giải pháp
mang tính khả thi với điều kiện hiện nay của Cục CNTT để hồn thiện các
nhóm cơng cụ đã phân tích ở phần thực trạng.
3.3.2. Hạn chế của luận văn
-

-

-


Luận văn mới chỉ tiến hành phân tích một số các cơng cụ tạo động lực tiêu
biểu của nhóm cơng cụ tạo động lực vật chất và nhóm cơng cụ tạo động lực
qua kích thích mặt tinh thần. Nên chưa khái quát được hết các công cụ tạo
động lực cho người lao động tại DN.
Luận văn mới chỉ tiến hành nghiên cứu việc sử dụng các công cụ tạo động
lực tại Cục CNTT nên nghiên cứu chỉ mới mang tính điển hình chứ chưa
nghiên cứu được cho hầu hết các loại hình DN.
Luận văn cịn nặng việc trình bày cách tính lương, thưởng, chưa đi vào phân
tích sâu những ảnh hưởng của công cụ tạo động lực hiện đang được sử dụng
tại Cục CNTT.

Do thời gian và khả năng nghiên cứu của tác giả còn hạn chế nên luận văn của tác
giả không tránh khỏi những thiếu sót.



×