Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thông số mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ lý của vải Denim chun dùng trong may mặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 94 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Nghiên cứu ảnh hƣởng của thông số
mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ lý
của vải Denim chun dùng trong may mặc
VŨ THỊ VÂN


TS. Giần Thị Thu Hường

Ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may (KH)
Chuyên ngành Công nghệ Vật liệu Dệt may

Giảng viên hƣớng dẫn:

Công nghệ dệt
Dệt may – Da giày và Thời trang

Chữ ký của GVHD

Bộ môn:
Viện:

HÀ NỘI, 6/2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ


Họ và tên tác giả luận văn: Vũ Thị Vân
Đề tài luận văn: Nghiên cứu ảnh hưởng của thơng số mật độ sợi ngang
đến một số tính chất cơ lý của vải Denim chun dùng trong may mặc
Chuyên ngành: Công nghệ Vật liệu Dệt may
Mã số SV: CA 180156
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn
xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày 19/6/2020 với các nội dung sau:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

năm

Bổ sung kiểu dệt cho vải Denim “ ...đôi khi cũng sử dụng kiểu dệt vân
điểm, vân đoạn...” trang 3.
Sửa lại độ ẩm tiêu chuẩn của xơ bông từ “85%” thành “8,5%” trang 6
Thống nhất thuật ngữ “Cenlulose” thành “Xenlulo” trang 6,7
Chỉnh sửa “sợi chun (spandex)” thành “Sợi Spandex” trang 7
Bỏ tài liệu tham khảo số 5 (trùng với tài liệu tham khảo số 2) trang 69
Sửa lại mật độ sợi ngang cài đặt mẫu M3 từ “217” thành “216” trang 32
Các mẫu vải thử nghiệm là mẫu sau cơng đoạn rũ hồ trong quy trình xử lý
hoàn tất vải Denim được nêu ở trang 21, 22.
tháng

Tác giả luận văn


Ngày
Giáo viên hướng dẫn

Vũ Thị Vân

TS. Lê Phúc Bình

Ban hành lần 1 ngày 11/11/2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TS. Giần Thị Thu Hường

SĐH.QT9.BM11


Vũ Thị Vân

Người thực hiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Giần Thị Thu Hường,
người thầy đã tận tâm hướng dẫn, động viên và khuyến khích tơi hồn thành luận
văn.
Lời cảm ơn thứ hai tơi xin chân thành gửi tới các Thầy giáo, Cô giáo công
tác tại Viện sau Đại Học, Viện Dệt may – Da giày và Thời trang Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tơi có thể hồn

thành tốt chương trình học và nghiên cứu, hồn thành bài luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị ở Trung tâm thí nghiệm Dệt may
thuộc Công ty Cổ phần – Viện nghiên cứu Dệt may đã giúp đỡ tạo điều kiện cho
tôi nghiên cứu, thực hiện các thí nghiệm của đề tài.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị và Ban giám đốc nhà
máy dệt – Công ty Cổ phần TCE Vina Denim, đã giúp đỡ tôi trong việc tìm
nguyên liệu và dệt vải phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tơi và những người đã cùng
chia sẻ những khó khăn, động viên và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập và
nghiên cứu.

i


Vũ Thị Vân

Hà Nội, Ngày 1 tháng 6 năm 2020
Ngƣời thực hiện

Lời cam đoan
Tơi xin cam đoan, tồn bộ nội dung được trình bày trong luận văn đều do
tác giả tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Giần Thị Thu Hường. Kết quả
nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm thí nghiệm Dệt may, thuộc Cơng ty cổ
Phần – Viện Nghiên cứu Dệt may và Phịng thí nghiệm Công nghệ Dệt, Trường
Đại Học Bách Khoa Hà Nội.
Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn khơng có sự sao
chép từ những luận văn khác

ii



MỤC LỤC

2.

1.
Các kết quả đạt được .................................................................................. xi

Mục đích nghiên cứu của luận văn............................................................. xi

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... x

LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... x

3.

1.1.1
Ứng dụng của vải denim ............................................................. 4

Lịch sử phát triển của vải Denim ................................................ 1

1.2.2

1.2.1
Sợi Slub (Sợi đốt tre) ................................................................ 12

Sợi bọc lõi chun (core spun yarn) ............................................... 7

Xơ, sợi bông ................................................................................ 5


1.3.2

1.3.1

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vải denim chun .... 23

Đặc tính co giãn của vải denim chun ........................................ 22

Dây chuyền công nghệ sản xuất vải denim chun ...................... 15

Kết luận chương 1 ..................................................................................... 29

1.3.3

Đặc tính cơng nghệ của vải denim chun ................................................... 15

1.2.3.

Các nguyên liệu chính sản xuất vải Denim chun ........................................ 5

1.1.3.

Vải Denim ................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẢI DENIM CHUN ..................................... 1
1.1

1.2

1.3


1.4

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..................................................................................................................... 31

2.3.2

2.3.1

Phương pháp xác định độ bền kéo đứt, độ giãn đứt tương đối . 34

Phương pháp xác định tỷ lệ thành phần sợi chun trong vải ...... 33

Phương pháp xác định mật độ sợi dọc, mật độ sợi ngang của vải
................................................................................................... 32

Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 31

2.3.3

Phương pháp xác định sự thay đổi kích thước sau giặt ............ 36

2.1

2.3.4

Phương pháp xác định độ bền xé rách ...................................... 38

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 31


2.3.5

Phương pháp xác định độ co giãn của vải ................................ 40

2.2

2.3.6

Phương pháp xác định độ thống khí........................................ 42

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 32

2.3.7

Phương pháp xử lý số liệu [10] ................................................. 43
Kết luận chương 2 ..................................................................................... 45

2.3.8

2.3

2.4

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................ 47
iii


3.8


3.7

3.6

3.5

3.4

3.3

3.2

3.1

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ co giãn của vải......................... 61

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ thay đổi kích thước sau giặt của
vải denim chun .......................................................................................... 58

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền xé của vải denim chun ...... 56

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ giãn đứt của vải denim chun ... 55

Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang đến độ bền kéo đứt của vải denim chun .
.................................................................................................................. 53

Xác định mối quan hệ giữa mật độ sợi ngang và tỷ lệ thành phần sợi chun
trong vải..................................................................................................... 51

Ảnh hưởng của sự thay đổi mật độ sợi ngang cài đặt trên máy dệt đến mật

độ sợi của vải sau tiền xử lý ...................................................................... 48

Xác định kích thước của vải denim chun sau tiền xử lý ........................... 47

KẾT LUẬN CHUNG ......................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 68
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 69

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT
CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific
Partnership): Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ Xun Thái Bình Dương.
FTA (Free trade agreement): Hiệp định thương mại tự do.
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc
tế.
ASTM (American Society for Testing and Material): Tổ chức nghiên cứu đánh
giá
vật liệu Hoa Kỳ.
PES: Polyester
Ne: Chi số Anh
Pđd, Pđn: Độ bền kéo đứt theo chiều dọc, độ bền kéo đứt theo chiều ngang
Pxd, Pxn: Độ bền xé theo chiều dọc, độ bền xé theo chiều ngang
En, Ed: Độ giãn đứt tương đối theo chiều ngang, độ giãn đứt tương đối theo chiều
dọc
Pns, Pds: Mật độ sợi ngang, mật độ sợi dọc sau tiền xử lý
εd, εn: Độ giãn căng theo chiều dọc, độ giãn căng theo chiều ngang

v



DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Một số sản phẩm từ vải denim ................................................................ 1
Hình 1.2 Vải denim có hiệu ứng sọc dọc và sọc ngang ......................................... 2
Hình 1.3 Các kiểu dệt thường sử dụng và hình ảnh lóng chéo của vải denim ....... 3
Hình 1.4 Một số mẫu vải và mặt hàng denim của cơng ty TCE ViNa .................. 4
Hình 1.5 Một số ứng dụng của vải Denim trong may mặc .................................... 4
Hình 1.6 Ứng dụng của vải Denim trong nội thất .................................................. 5
Hình 1.7 Cấu trúc phân tử của xơ bơng ................................................................. 6
Hình 1.8 Cấu trúc phân tử của sợi spandex............................................................ 8
Hình 1.9 Sợi spandex ............................................................................................. 9
Hình 1.10 Sơ đồ công nghệ kéo sợi bao trên máy kéo sợi nồi cọc ...................... 10
Hình 1.11 Sợi bao đơn ......................................................................................... 11
Hình 1.12 Sợi bao đơi .......................................................................................... 11
Hình 1.13 Sợi bọc lõi chun (core spun yarn) ....................................................... 11
Hình 1.14 Vải Denim dệt từ sợi dọc là sợi Slub .................................................. 13
Hình 1.15 Hình ảnh sợi đốt tre ............................................................................. 13
Hình 1.16 Cấu trúc sợi đốt tre .............................................................................. 14
Hình 1.17 Các kiểu sợi đốt tre.............................................................................. 14
Hình 1.18 Các loại vải denim dệt từ sợi kiểu ....................................................... 15
Hình 1.19 Dây chuyền cơng nghệ sản xuất vải Denim tại Cơng ty TCE ............ 16
Hình 1.20 Sơ đồ cơng nghệ mắc sợi .................................................................... 17
Hình 1.21 Sơ đồ cơng nghệ nhuộm sợi ................................................................ 18
Hình 1.22 Các loại màu nhuộm cho vải Denim ................................................... 18
Hình 1.23 Sơ đồ cơng nghệ tở cuốn sợi ............................................................... 19
Hình 1.24 Sơ đồ cơng nghệ hồ hai bể hồ, nhiều thùng sấy .................................. 19
Hình 1.25 Hình ảnh máy dệt vải Denim Picanol GTM-AS ................................. 20
Hình 1.26 Các phương pháp gia cơng trong xử lý hồn tất của........................... 21
Hình 1.27 Ảnh hưởng của hàm lượng Lycra đến độ cứng uốn của vải denim .... 24

Hình 1.28 Ảnh hưởng của hàm lượng Lycra đến độ bền của vải denim ............. 24
Hình 1.29 Ảnh hưởng của hàm lượng Lycra đến tính chất co giãn của vải denim
............................................................................................................... 25
Hình 1.30 Ảnh hưởng của hàm lượng Lycra đến tính thống khí của vải denim 25
Hình 1.31 Độ bền kéo đứt theo chiều ngang giảm khi tỷ lệ thành phần sợi chun
trong vải denim tăng ............................................................................. 26
Hình 1.32 Độ bền xé theo chiều ngang giảm khi tỷ lệ thành phần sợi chun trong
vải denim tăng ....................................................................................... 26
Hình 1.33 Độ cứng uốn tăng khi tỷ lệ thành phần sợi chun trong vải denim tăng
............................................................................................................... 26
vi


Hình 1.34 Độ giãn và độ phục hồi giãn tăng khi tỷ lệ thành phần sợi chun trong
vải denim tăng ....................................................................................... 27
Hình 1.35. Giá trị độ cứng uốn của mẫu vải denim ............................................. 28
Hình 1.36 Giá trị độ giãn đứt tương đối và độ giãn của các mẫu vải denim ....... 28
Hình 1.37 Độ co của vải theo hướng dọc và ngang của các mẫu vải .................. 29
Hình 1.38 Giá tri tăng trưởng của các mẫu vải denim ......................................... 29
Hình 2.1 Dụng cụ soi mật độ vải.......................................................................... 33
Hình 2.2 Cân Ohaus – Explorer ........................................................................... 34
Hình 2.3 Cách lấy mẫu thử độ bền kéo đứt, độ giãn đứt ..................................... 35
Hình 2.4 Máy kéo đứt Titan10 ............................................................................. 35
Hình 2.5 Dưỡng đo chuyên dùng ......................................................................... 37
Hình 2.6 Máy giặt mẫu......................................................................................... 37
Hình 2.7 Máy sấy khơ .......................................................................................... 37
Hình 2.8 Kích thước mẫu thử độ bền xé rách ...................................................... 39
Hình 2.9 Cách lấy mẫu thử độ bền xé rách .......................................................... 39
Hình 2.10 Máy thử độ bền xé ELMATEAR (Anh) ............................................. 39
Hình 2.11 Dụng cụ xác định độ giãn của mẫu vải Relaxometer .......................... 40

Hình 2.12 Biểu đồ thay đổi kích thước (biến dạng) của mẫu vải theo thời gian khi
chịu lực và khi bỏ lực tác dụng. ............................................................ 41
Hình 2.13 Máy đo độ thống khí ......................................................................... 42
Hình 3.1 Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang Pn đến tỷ lệ thay đổi khổ rộng vải
denim chun trước và sau tiền xử lý ....................................................... 48
Hình 3.2 Biểu đồ so sánh mật độ sợi vải mộc (Pd, Pn) với mật độ sợi sau tiền xử
lý (Pds, Pns) của vải Denim chun ......................................................... 50
Hình 3.3 Ảnh hưởng của mật độ sợi ngang Pn đến tỷ lệ thay đổi mật độ sợi dọc
KPd và mật độ sợi ngang KPn của vải denim chun. ............................... 50
Hình 3.4 Mối quan hệ giữa mật độ sợi ngang và tỷ lệ sợi chun trong vải denim
chun ....................................................................................................... 52
Hình 3.5 Mối quan hệ giữa độ bền kéo đứt theo chiều dọc Pđd, độ bền kéo đứt
theo chiều ngang Pđn và mật độ sợi ngang Pn của vải denim chun ........ 54
Hình 3.6 Mối quan hệ giữa độ giãn đứt theo chiều dọc Ed (%), độ giãn đứt theo
chiều ngang En(%) và mật độ sợi ngang Pn của vải denim chun .......... 56
Hình 3.7 Mối quan hệ giữa độ bền xé theo chiều dọc Pxd, độ bền xé theo chiều
ngang Pxn và mật độ sợi ngang Pns của vải ........................................... 57
Hình 3.8 Mối quan hệ giữa mật độ sợi ngang Pns và tỷ lệ thay đổi kích thước vải
theo chiều dọc ad (%), theo chiều ngang an (%).................................... 60
Hình 3.9 Biểu đồ so sánh độ giãn của mẫu vải denim chun khi mật độ sợi ngang
thay đổi.................................................................................................. 62
Hình 3.10 Biểu đồ quan hệ giữa độ giãn căng với mật độ sợi ngang thay đổi .... 62
vii


Hình 3.11 Biểu đồ so sánh độ phục hồi giãn dư theo hai chiều khii mật độ sợi
ngang thay đổi của mẫu vải Denim chun .............................................. 63
Hình 3.12 Mối quan hệ giữa độ thống khí Kp với mật độ ngang Pns của vải
denim chun ............................................................................................ 65


viii


DANH MỤC BẢNG BIỄU
Bảng 1.1 Phân loại vải denim với cùng khổ rộng 150cm ...................................... 3
Bảng 1.2 Một số loại sợi bọc lõi chun trong lĩnh vực dệt thoi ............................. 12
Bảng 1.3 Thông số kỹ thuật của các mẫu sợi ngang ............................................ 27
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của sợi ................................................................. 31
Bảng 2.2 Các thông số kỹ thuật của vải denim chun ........................................... 32
Bảng 3.1 Kết quả kiểm tra khổ rộng vải sau tiền xử lý........................................ 47
Bảng 3.2 Mật độ sợi dọc Pds và mật độ sợi ngang Pns và tỷ lệ thay đổi mật độ sợi
KP(%) của vải denim chun .................................................................... 49
Bảng 3.3 Kết quả xác định tỷ lệ sợi chun trong mẫu vải denim co giãn 2 chiều . 52
Bảng 3.4 Độ bền kéo đứt theo chiều dọc và chiều ngang của vải denim chun .... 53
Bảng 3.5 Độ giãn đứt tương đối theo chiều dọc và ngang của vải denim chun .. 55
Bảng 3.6 Độ bền xé rách theo chiều dọc và ngang của vải denim chun .............. 57
Bảng 3.7 Kết quả sự thay đổi kích thước sau giặt của mẫu vải ........................... 59
Bảng 3.8 Kết quả xác định độ giãn và phục hồi giãn của mẫu vải Denim chun . 61
Bảng 3.9 Kết quả đo và xác định độ thống khí của vải denim chun .................. 64

ix


1. Lý do chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Dệt May là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành
có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai với giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10- 15%
vào GDP. Trong những năm gần đây, ngành Dệt May liên tục phát triển với tốc
độ bình quân 17% một năm.

Nhu cầu lao động trong ngành dệt may hàng năm là rất lớn. Theo số liệu
của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) hiện nay, ngành này đang tạo công ăn
việc làm cho 2,65 triệu người, chiếm 4,69% tổng lực lượng lao động toàn quốc.
Theo số liệu của Trade Map và Tổng Cục Hải quan Việt Nam, năm 2019 với
doanh thu đạt mốc 39 tỷ USD, sản xuất và tăng trưởng xuất khẩu ổn định, ngành
công nghiệp dệt may Việt Nam xếp thứ ba trong tốp các nước xuất khẩu hàng dệt
may trên thế giới, đứng sau Trung Quốc và Bangladesh. Xuất khẩu sản phẩm dệt
may sang những thị trường trọng điểm như Mỹ, EU, đặc biệt Hàn Quốc, Trung
Quốc, ASEAN đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, thách thức
lớn nhất của ngành là đang đứng trước việc nhập khẩu trên 50% nguyên phụ liệu
từ nước ngoài. Trong khi đó, các hiệp định thương mại tự do như EVFTA,
CPTPP yêu cầu phải đảm bảo qui tắc xuất xứ. Theo số liệu của VITAS, nhập
khẩu nguyên phụ liệu năm 2019 tăng 2,3% lên 22,3 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam
nhập khẩu tới 80% vải cho xuất khẩu.
Trên thế giới và ở Việt Nam, nhu cầu sử dụng các sản phẩm may mặc từ vải
denim co giãn dệt từ sợi bông có bọc lõi chun (spandex) là rất lớn, nhờ các đặc
tính như khả năng kéo giãn cao, khả năng ổn định kích thước, độ phục hồi cao,
tính tiện nghi cao [1]... Với sự phát triển của công nghệ thiết kế sản phẩm may và
thời trang, vải denim chun đã và đang được sử dụng để tạo ra những sản phẩm
may mặc đạt độ thẩm mỹ và tiện nghi cho người sử dụng. Việc sử dụng vải
denim chun (stretch denim fabric) trong may mặc, đã kết hợp các đặc tính ưu
điểm của từng loại sợi tạo cho sản phẩm có tính chất co giãn, tạo cảm giác thoải
mái, dễ chịu và vẻ đẹp khi sử dụng nên các sản phẩm này đang rất được ưa
chuộng như quần áo mặc dùng trong lao động, quần áo mặc ôm sát người và các
sản phẩm thời trang...
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, vải và sản phẩm denim chun còn tồn
tại nhược điểm lớn là khó ổn định về hình dạng và kích thước. Nhiều sản phẩm bị
thay đổi kích thước và biến dạng chỉ sau một thời gian sử dụng ngắn [2].
Với đòi hỏi về chất lượng sản phẩm dệt may ngày càng cao, những sản
phẩm may mặc từ loại vải có tính năng và có chất lượng tốt như độ bền, độ co

giãn, tính ổn định, độ thơng thống và hợp vệ sinh giúp cho người mặc thoải mái,
tự tin hơn là một thách thức đối với các đơn vị sản xuất. Mỗi loại vải có những
đặc điểm riêng về cấu trúc, quyết định bởi thành phần cấu tạo, sự bố trí của các
thành phần trong vải và hình thức liên kết của các thành phần đó, phụ thuộc vào
quy trình cơng nghệ sản xuất cũng như quá trình sản xuất của từng công đoạn.
Đặc điểm cấu trúc kéo theo các đặc điểm và sự khác biệt của các loại vải về hình
dạng bên ngồi, về các tính chất cơ lý và phạm vi ứng dụng. Đề tài đã nghiên
cứu ảnh hưởng của thông số mật độ sợi ngang đến một số tính chất cơ lý của
vải Denim chun dùng trong may mặc.
x


2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định sự ảnh hưởng của cấu
trúc vải denim chun dệt từ sợi bơng có bọc lõi chun khi thay đổi mật độ sợi
ngang đến một số tính chất cơ lý của vải, giúp cho việc thiết kế các thông số công
nghệ dệt phù hợp với công nghệ tiền xử lý và thiết kế các sản phẩm từ vải denim
chun.
3. Các kết quả đạt đƣợc
Luận văn nghiên cứu gồm:
Chương 1: Tổng quan về vải denim chun
Chương 2: Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận của luận văn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

xi



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẢI DENIM CHUN

Lịch sử phát triển của vải Denim

1.1 Vải Denim
1.1.1
Từ “denim” xuất phát từ vải “serge de Nimes” có nguồn gốc từ thành phố
Nimes của Pháp nơi nó lần đầu tiên được sản xuất. Nó đã được sử dụng ở Mỹ từ cuối
thế kỷ 18, có màu xanh lam của thuốc nhuộm chàm để tạo ra quần jeans màu xanh
thẫm, một loại sản phẩm có thành phần sợi 100% bơng.
Việc sử dụng vải denim có niên đại từ thế kỷ 17. Vào những năm 1800, nhu
cầu về một loại vải bền chắc dùng cho công nhân khai thác mỏ đã dẫn đến nguồn gốc
của loại vải này. Levi Strauss (một doanh nhân) và Jacob Davis (một thợ may) cùng
bắt tay nhau hợp tác để tạo ra quần Jeans, được làm từ loại vải 100% cotton dệt chéo
rất bền và được gia cố bằng đinh tán ở các điểm quan trọng để kéo dài tuổi thọ của sản
phẩm [3]. Vào những năm 30 của thế kỷ 19, Hollywood đã đưa lên màn ảnh các bộ
phim cao bồi với những trang phục từ vải denim bụi bặm và đầy cá tính. Những năm
50 của thế kỷ 20, denim trở thành một biểu tượng thời trang, một điều tượng trưng cho
sự nổi tiếng và nổi loạn của thế hệ trẻ. Hiện nay, vải denim khơng chỉ cịn là một biểu
tượng, nó trở thành một phần cần thiết trong trang phục của mỗi người.

Hình 1.1 Một số sản phẩm từ vải denim

Denim, loại vải yêu thích của các bạn trẻ thực sự đã đi một chặng đường
dài. Sự lựa chọn của người tiêu dùng, mặc dù không ổn định và khơng thể đốn trước,
nhưng nó vẫn gần như giữ nguyên trong khi chọn denim cho mặt hàng thời trang của
họ. Phạm vi mặc sản phẩm từ vải denim đang tăng lên rất nhiều mỗi năm và thị phần
trên tồn thế giới của nó đã tăng lên một cách mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua. Gần



đây xu hướng thời trang đang chuyển các sản phẩm may từ vải denim 100% bông
sang vải denim co giãn (sợi dệt bơng có bọc lõi chun). Denim co giãn hay Denim chun
(Stretch denim) thường được dệt từ sợi bông, ngày nay đã sử dụng thêm sợi pha bông,
kết hợp với sợi đàn hồi (sợi elastane, spandex hay lycra), tạo cho sản phẩm dệt may có
khả năng đàn hồi tốt. Denim là một loại vải dệt thường có khối lượng g/m2 tương đối
cao (vải nặng), được làm từ sợi chải thô, sợi dọc được nhuộm màu chàm và sợi ngang
mộc. Vải denim truyền thống là loại vải khá cứng và mật độ cao, độ bền cao và tương
đối dày dặn. Sản phẩm may mặc từ vải denim tạo cảm giác thoải mái, thời trang, giá
cả rất phải chăng mà nó còn phù hợp với mọi lứa tuổi và mọi tầng lớp trong xã hội.
1.1.2. Phân loại vải Denim
a) Căn cứ theo thành phần nguyên liệu:
- Mặt hàng Denim truyền thống: Với thành phần sợi 100% bông chải thô bằng
các phương pháp kéo sợi khác nhau như kéo sợi nồi cọc, kéo sợi OE, kéo sợi
compact… màu chủ đạo là xanh chàm (Indigo) hoặc xanh đen, sợi dọc được nhuộm
màu trước khi dệt, sợi ngang để nguyên màu trắng mộc.
- Mặt hàng vải Denim cách điệu: Có nhiều thành phần nguyên liệu hay cấu trúc
sợi thay đổi.
+ Sợi dọc: được phối hợp bởi sợi bông thông thường (Normal yarn) với sợi
bông đốt tre (Slub yarn) theo tỷ lệ nhất định, hoặc 100% sợi dọc là sợi đốt tre để tạo
hiệu ứng sọc dọc trên mặt vải, hoặc sợi dọc là sợi pha giữa Cotton với Rayon, Cotton
với Tencel. Sợi dọc cũng có thể là sợi bơng bọc lõi chun Spandex (Corespun yarn).
Sợi dọc cịn có thể được kết hợp với nhiều loại sợi có chi số khác nhau để tạo hiệu
ứng dọc trên bề mặt sản phẩm.
+ Sợi ngang: kết hợp các loại sợi bông thông thường với sợi Polyester
Filament, hay sợi 100% PES, sợi cotton pha Rayon, sợi cotton pha Tencel, sợi 100%
Rayon, sợi 100% Tencel, Sợi Cotton/Spandex (Cover spun yarn hoặc Core spun yam),
Polyester Filament Spandex…về chi số có thể kết hợp nhiều loại chi số khác nhau để
tạo hiệu ứng ngang trên bề mặt vải.

Hình 1.2 Vải denim có hiệu ứng sọc dọc và sọc ngang


2


b) Căn cứ theo hình thức liên kết (kiểu dệt)
Vải denim là vải dệt thoi và hiện nay thường sử dụng kiểu dệt hiệu ứng dọc vân
chéo 2/1 hoặc 3/1, đôi khi cũng sử dụng kiểu dệt vân điểm, vân đoạn, Hình 1.3 dưới
đây là hình vẽ kiểu dệt của một số cấu trúc vải denim. Vải có kiểu dệt vân chéo
thường nặng, bền, giữ nhiệt và tạo dáng sản phẩm tốt, được dùng để may quần áo mặc
ngoài như áo vest, quần tây, đồ bảo hộ lao động, vỏ chăn …

Hình 1.3 Các kiểu dệt thường sử dụng và hình ảnh lóng chéo của vải denim

Độ bền của vải denim là do sự kết hợp giữa cấu trúc sợi và cấu trúc vải.
c) Căn cứ vào khối lượng g/m2 của vải

136 đến 237

Rất nhẹ

356 đến 560

237 đến 373

Nhẹ

560 đến 713

373 đến 475


Trung bình

713 đến 813

475 đến 542

Nặng

Bảng 1.1 Phân loại vải denim với cùng khổ rộng 150cm

Khối lượng g/m2
204 đến 356

Vải Denim

Khối lượng g/m

Ngoài yếu tố về thành phần ngun liệu và hình thức liên kết cịn có một yếu tố
nữa đó là mật độ sợi dọc và mật độ sợi ngang hay độ chứa đầy của vải. Tất cả các yếu
tố đó đều ảnh hưởng đến các tính chất cơ lý của vải như độ bền kéo đứt; độ giãn đứt;
độ bền xé; độ bền nén thủng; độ nhàu; độ bền mài mòn; độ cứng uốn; độ co giãn và độ
phục hồi giãn...
d) Căn cứ vào công nghệ xử lý hoàn tất:
Tùy theo vải Denim thường hay Denim chun, vải mộc sẽ được đưa qua các
công đoạn xử lý hồn tất như cơng đoạn đốt lơng (Singeging), rũ hồ (Desizing), làm

3


bóng (Mercerizing), sấy văng (Stentering), phịng co (Sanforing) để ra vải thành phẩm

cuối cùng đưa sang cắt may.

Hình 1.4 Một số mẫu vải và mặt hàng denim của công ty TCE ViNa

1.1.3. Ứng dụng của vải denim
Hiện nay vải denim được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Bên
cạnh đó loại vải này cịn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như phụ kiện trong
sản xuất ô tơ, trong nội thất... Trong đó:
 Ở lĩnh vực may mặc
- Vải denim được ứng dụng để may quần jeans, áo khoác, các loại áo sơ mi, quần
sooc, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy, đầm…
- Trong sản xuất phụ kiện thì vải denim được dùng để tạo ra các loại thắt lưng,
túi xách hoặc các loại túi…

Hình 1.5 Một số ứng dụng của vải Denim trong may mặc

4


 Ở lĩnh vực nội thất
- Trong sản xuất các đồ nội thất thì vải Denim được sử dụng để sản xuất các vật
dụng như chụp đèn, bọc ghế sofa hay các loại ghế…

Hình 1.6 Ứng dụng của vải Denim trong nội thất

 Ứng dụng khác
- Hiện nay vải denim được sử dụng để trang trí nội thất và phụ kiện trong các
loại xe hơi, vải bạt làm lều trại hay cánh buồm…
Chất liệu này còn được sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.
Xơ, sợi bơng


1.2 Các ngun liệu chính sản xuất vải Denim chun
1.2.1

Bông là xơ thiên nhiên được hình thành trong điều kiện thiên nhiên dưới dạng
xơ cơ bản, xơ khá mảnh, có độ quăn tự nhiên, mềm và xốp. Thành phần chính của xơ
bơng là xenlulo chiếm 94÷96%, cịn lại các tạp chất thiên nhiên khác như: sáp bông,
tro, hợp chất chứa nitơ, chất pectin và một vài chất khác. Tùy theo độ chín của bơng,
điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của miền trồng bơng, phương pháp thu hoạch (bằng tay
hay bằng máy) ... mà tạp chất sẽ nhiều hay ít. Thành phần chủ yếu của xơ bơng là
xenlulo chiếm 94%, cịn lại là sáp bơng 0,6%, Axit hữu cơ 0,8%, Pectin 0,9%, Hợp
chất nitơ 1,3%, Tro1,2%, Đường 0,3%, Chất khác 0,9%...
a) Thành phần cấu tạo
Xenlulo là hợp chất cao phân tử, tạo cho xơ bơng có độ bền cơ học nhất định.
Nó thuộc về lớp hydrat cabon, cấu tạo ba nguyên tố: cacbon 44,4%, hydro 6,2% và
oxy 49,4% khối lượng chung.
Công thức cấu tạo chung của xenlulo là (C6H10O5)n hoặc (C6H7(OH)3)n có
dạng tổng quát như sau:

5


Hình 1.7 Cấu trúc phân tử của xơ bơng

- Xơ bơng là một tế bào thực vật có rãnh, xơ có dạng ống, dẹt.
- Chiều dài trung bình của xơ: 20ữ50 mm
- Chiu ngang ca x: 18ữ25àm
- Khi lng riờng: 1,52 ÷ 1,56 g/cm3
b) Các tính chất của xơ bơng
 Tính chất cơ học

- Độ bền tương đối (g/tex): ở trạng thái khơ, độ bền tương đối của xơ bơng
25÷40 g/tex, khi ướt độ bền tương đối tăng 10÷20% so với trạng thái khô.
- Độ giãn đứt: độ giãn đứt khi khơ từ 6÷8%, khi ướt độ giãn đứt 7÷10%
- Độ bền kéo đứt: 3÷5 cN
 Tính chất vật lý
- Xenlulo dễ hấp thu hơi nước và khí.
- Độ ẩm tiêu chuẩn: 8,5%
- Nhiệt độ biến vàng: 120÷150oC
- Nhiệt độ phân hủy: từ 180oC
- Nhiệt độ tự cháy: 400oC
Xenlulo không bền nhiệt, độ bền của nó giảm nhiều hay ít cịn tùy thuộc vào
nhiệt độ, thời gian gia cơng và sự có mặt đồng thời của các tác nhân khác nữa. Vì
xenlulo kém bền nhiệt như vậy nên khi gia cơng phải chọn các chế độ và thời gian
thích hợp để tránh cho nó khỏi bị nhiệt hủy.
Độ giảm bền khi tác dụng nhiệt độ 120oC (hơi hoặc khí nóng) sau 1 giờ: từ
0÷20%; sau 100 giờ: từ 40÷60%.
 Tính chất hóa học
- Tác dụng của nước và dung mơi hữu cơ: mặc dù chứa nhiều nhóm hydroxyl,
nhưng xenlulo khơng hịa tan trong nước theo cơ chế hịa tan thơng thường mà chỉ bị
trương nở, vì các phân tử của nó liên kết chặt chẽ với nhau bằng liên kết hidro và
vandecvan. Khi bị trương nở, tiết diện ngang của xơ tăng lên đến 45÷50%, trong khi
đó chiều dài của xơ chỉ tăng 1÷2%.
- Tác dụng của axit: Xenlulo kém bền với tác dụng của axit. Dưới tác dụng của
axit, mối liên kết glucozit sẽ bị thủy phân làm cho mạch xenlulo bị đứt. Trong công
nghiệp dệt, axit được dùng trong quá trình làm sạch cũng như khi in nhuộm vật liệu

6


dệt. Chỉ nên dùng axit lỗng, gia cơng ở nhiệt độ thấp, trong thời gian ngắn. Đối với

axit hữu cơ, vải từ xơ bông chỉ bị tác dụng tương đối yếu, thường là giảm bền chứ
không phân hủy. Axit hữu cơ thường được sử dụng làm chất trung hòa trong các cơng
đoạn xử lý kiềm, hồn tất vải bơng.
- Tác dụng của muối: Dung dịch muối axit phá hủy xenlulo trong tự nhiên như
các axit, nhưng tốc độ chậm hơn. Dung môi riêng của xenlulo là dung dịch đồng
ammoniac (CuNH3)n(OH)2.
- Tác dụng của kiềm: dung dịch kiềm lỗng khơng gây tác hại lên bông ngay cả
ở nhiệt độ sôi. Tuy nhiên chúng làm tan các tạp chất không phải xenlulo có trong
bơng. Do đó, trong q trình xử lý hồn tất vải bông, đầu tiên người ta thường sử dụng
công đoạn nấu kiềm. Ở nồng độ cao và nhiệt độ cao, chất kiềm phá hủy nhanh bông.
Tuy nhiên, ở nhiệt dộ thấp dưới 25oC NaOH đậm đặc lại chuyển hóa xenlulo thành
xenlulo kiềm, xơ sợi nở ra, co rút lại, bề mặt bóng và hút nước hay chất lỏng mạnh.
Tính chất này được ứng dụng trong q trình làm bóng hay kiềm co vải bông.
- Tác dụng của chất khử và chất oxi hóa: Các chất khử hầu như khơng có tác
dụng đối với xenlulo. Cịn đối với các chất oxy hóa, ở nồng độ thấp sẽ phá hủy chất
màu trong bơng nên người ta có thể giặt, tẩy vải bằng dung dịch clo như NaCLO,
NaCLO2, H2O2. Tuy nhiên ở nồng độ cao chúng sẽ phá hủy bông để tạo thành oxyxenlulo.
 Tính chất khác
- Tác dụng của ánh sáng và khí quyển: Dưới tác dụng của ánh sáng, xenlulo bị
oxi hóa bởi oxi của khơng khí tạo thành oxit của xenlulo làm cho chúng bị giảm độ
bền cơ học. Sau 900 giờ chiếu sáng độ bền cơ học của xơ giảm 50%.

Sợi bọc lõi chun (core spun yarn)

- Tác dụng của vi sinh vật: Trong môi trường ẩm ướt, nhất là khi độ ẩm khơng
khí cao hơn 75÷85% và hàm ẩm của xơ lớn hơn 9% thì xenlulo có thể bị phá hủy bởi
một số vi sinh vật và nấm mốc.
1.2.2
a. Sợi Spandex
Sợi Spandex là một loại sợi tổng hợp được đặc trưng bởi độ giãn dài cao (vượt

quá 100% và thường là 500 đến 800%) và tỷ lệ hồi phục kéo dài cao lên đến 100%
(thường từ khoảng 95% trở lên). Khả năng đàn hồi và độ bền của nó tốt hơn cao su tự
nhiên. Nó được tạo nên từ hợp chất đồng vị polymer polyester-polyurethane bởi nhà
hóa học Joseph Shivers tại Viện nghiên cứu DuPont ở Waynesboro, Virginia vào năm
1958. Khi nó được cơng bố vào năm 1962, Spandex đã tạo nên cuộc cách mạng cho
ngành công nghiệp trang phục.
Các sợi Spandex có khả năng chống được thủy phân rất cao, giữ được 100% độ
bền sau khi đun sôi trong 1 giờ ở môi trường pH từ 3 đến 11. Ngồi ra các sợi spandex
có khả năng chống lại bức xạ cực tím, oxy, nhiệt và dầu.

7


Thành phần cấu tạo

Spandex không bị biến chất trong điều kiện axit hoặc kiềm thơng thường và nó
thường khơng bị ảnh hưởng.
Spandex cũng thường được kết hợp với sợi tổng hợp hoặc tự nhiên, như nylon,
polyester, bông, len, viscose, rayon... và chiếm một tỷ lệ phần trăm rất ít trong thành
phần vải dệt thoi (1÷5%), do đó vải vẫn giữ lại hầu hết đặc tính và cảm nhận của các
sợi chính mà nó được pha trộn.


Hình 1.8 Cấu trúc phân tử của sợi spandex

Sợi Spandex là một sợi đơn, liên tục. Nó bao gồm các đoạn phân tử mềm dẻo,
có liên kết với các đoạn phân tử cứng nhắc. Điều này cho cấu trúc xơ của nó có được
độ đàn hồi theo chiều dài rất cao.

 Ƣu điểm

- Co giãn tốt: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của spandex. Sợi spandex có thể được kéo
giãn căng gấp nhiều lần chiều dài ban đầu, mà sau đó vẫn có thể phục hồi nguyên vẹn
chiều dài và hình dạng ban đầu của nó. Thực tế chứng minh rằng sợi spandex có thể
kéo dài hơn 500% chiều dài ban đầu của nó mà khơng ảnh hưởng gì.
- Độ bền nhiệt cao: Spandex có thể chịu được nhiệt độ cao, khi bị nhăn nó có thể chịu
được sự định hình của nhiệt độ để trở về phẳng phiu.
- Spandex nhẹ, trơn, mềm và cực dễ nhuộm màu.
- Chất liệu spandex khơng tích điện.
- Khả năng chịu mài mịn tốt.
- Spandex khơng hề tạo xơ hay thắt nút trên bề mặt vải.
 Nhƣợc điểm
- Khả năng hút ẩm kém
- Khi sử dụng thuốc tẩy vải sẽ khơng bền và nhanh hỏng.
b. Các tính chất của sợi Spandex
 Tính chất cơ lý
Trong q trình gia công, sử dụng cũng như bảo quản, vải và sản phẩm may từ
vải chịu nhiều tác động cơ học khác nhau. Lực tác động lên vải có thể theo nhiều
hướng, diễn biến trong khoảng thời gian với cường độ và số lần tác dụng khác nhau
nên xảy ra nhiều kiểu biến dạng như biến dạng uốn, biến dạng nén, biến dạng trượt …

8


làm cho vải bị giảm độ bền hoặc phá huỷ mẫu. Khả năng chống lại những tác động
này của vải được thể hiện thơng qua các đặc trưng cơ học.
Tính chất quan trọng nhất của spandex là khả năng kéo giãn và đàn hồi cực tốt.
Nó có thể giãn tới 500÷800% mà khơng đứt.
 Tính chất lý hóa

Hình 1.9 Sợi spandex


- Độ hút ẩm: Mặc dù độ hút ẩm của spandex rất thấp (< 1.0%), nước vẫn có thể
xâm nhập vào xơ.
- Tính chất nhiệt, khả năng cháy: Spandex có thể cháy. Xơ nóng chảy ở nhiệt độ
khoảng 450ºF và sẽ bị nhiệt dẻo ở nhiệt độ khoảng 340ºF. Spandex có thể chịu được
nhiệt và có thể sấy an tồn trong máy sấy tự động.
- Khả năng phản ứng hóa học: Khả năng kháng hóa chất của xơ spandex tương đối
tốt. Các hợp chất Clo đậm đặc sẽ làm giảm tính chất và gây ố vàng, nhưng các xơ
được sản xuất với tính chất đặc biệt có thể chống chịu được các hợp chất Clo đậm đặc
như trong các bể bơi. Tuy nhiên nên tránh các chất tẩy trắng.

 Các tính chất khác
- Ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời.
- Không bị ảnh hưởng bởi tác dụng của vi sinh vật.
- Có tính giãn và đàn hồi tốt, nhẹ, mềm mại, dùng kết hợp với sợi khác để sản xuất vải
dùng trong may mặc được ưa chuộng.
c. Công nghệ sản xuất sợi bọc lõi chun
Về công nghệ sản xuất sợi kết hợp có thể chia thành hai phương pháp chính
dựa theo cấu trúc hình học và cách tạo sợi:
- Sợi kết hợp bằng cách xoắn sợi
- Sợi kết hợp bằng cách dùng dịng khí bao phủ
 Sợi kết hợp bằng cách xoắn sợi: gồm sợi bao (coverd yarns) và sợi lõi (core
spun yarns; core twisted yarns).

9


 Sợi bao (coverd yarns):
Chất liệu bọc bên ngoài sợi chun có thể là sợi xơ ngắn (stapen) hoặc sợi xơ dài
(filament), có thể là một hoặc hai lớp bao bên ngồi, khi có hai lớp bao bên ngồi

ngược chiều nhau sẽ tạo nên sợi kết hợp được cân bằng xoắn tốt hơn.
Sợi bao bên ngồi (polyester, nylon, bơng, acrylic, rayon...) sẽ quấn xung
quanh các sợi chun nhân tạo dạng filament. Trong quá trình này, sợi chun được kéo
bởi một lực không đổi, được cấp thông qua một một trục đàn hồi và được quấn xung
quanh bởi sợi thô được cấp từ ống sợi. Dựa vào các thông số được lựa chọn trong q
trình bọc sợi như là số vịng sợi thơ trên một mét sẽ hình thành đặc tính của sợi bọc
sau khi sản xuất như là độ kéo dãn, độ đàn hồi, ngoại quan.

Hình 1.10 Sơ đồ cơng nghệ kéo sợi bao trên máy kéo sợi nồi cọc

 Sợi bao đơn
Sợi bao đơn thông thường được bao bởi một sợi đơn khơng đàn hồi (Hình
1.11). Sợi thường có hai dạng xoắn là hướng xoắn S (ngược chiều kim đồng hồ) hoặc
hướng xoắn Z (theo chiều kim đồng hồ).

10


 Sợi bao đơi

Hình 1.11 Sợi bao đơn

Sợi bao đơi thông thường được quấn bởi hai sợi thô theo hướng ngược nhau
(Hình 1.12). Một sợi xoắn theo hướng S và một sợi xoắn theo hướng Z (bọc ngồi và
bọc trong).

Hình 1.12 Sợi bao đôi

 Sợi bọc lõi (core spun yarns; core twisted yarns)
Là loại sợi trong đó lõi giữa là sợi chun (spandex), lớp bao phủ bên ngồi có

thể là bông, len, lông cừu, xơ cắt ngắn acrylic, polyester…dạng xơ cắt ngắn. Có thể
dùng các loại máy kéo sợi nồi - cọc khác nhau để sản xuất sợi bọc lõi. Chỉ sử dụng
một tỷ lệ thấp sợi lõi là sợi chun khoảng từ 1 ÷ 5% trong thành phần hỗn hợp, tùy theo
yêu cầu sử dụng của sản phẩm sẽ quyết định tỷ lệ sợi chun này (Hình 1.13).

Hình 1.13 Sợi bọc lõi chun (core spun yarn)

11


Sự kết hợp giữa cotton (bông) và spandex tạo ra loại vải được gọi là cotton
spandex hay cotton chun. Loại vải này có những ưu điểm, đặc tính của cả 2 chất liệu
này như: khả năng co giãn, thấm hút nhanh, mềm mại. Vải cotton spandex thường
được sử dùng để may quần, áo phông, áo sơ mi co giãn. Chất vải này rất ít bám bẩn và
có thể dễ dàng được giặt sạch.
Đối với vải denim giàu cotton (cotton chứa> 96%), spandex thông thường hoặc
spandex Heat-Set được sử dụng để kết hợp. Spandex thơng thường có thể cung cấp độ
kéo giãn tốt nhất. Spandex Heat-Set là loại spandex mới cung cấp độ giãn tốt hơn
ngay cả khi được đặt ở nhiệt độ thấp hơn 200C so với spandex thông thường và tốc độ
định hình nhanh hơn từ 20% đến 50%.
Sự lựa chọn sợi Spandex phù hợp phải dựa trên khối lượng vải cuối cùng.
Spandex 70D thường được chọn cho hầu hết các loại vải denim. Tuy nhiên, đối với
một số vải trọng lượng nhẹ hơn, spandex 40D cũng có thể được sử dụng.
Các loại sợi bọc lõi chun được sử dụng trong lĩnh vực dệt thoi thể hiện trên
Bảng 1.2

Tỷ lệ kéo giãn (%)
1,8-2,2
2,0-2,5
2,2-2,8

3,2-3,5
3,5-3,8
3,8-4,0

Phạm vi chi số
sợi bọc lõi (Ne)
60-100
40-60
30-60
20-50
10-20
6

Bảng 1.2 Một số loại sợi bọc lõi chun trong lĩnh vực dệt thoi

Độ dầy sợi Spandex
(Denier)
10
20
30
40
70
140
1.2.3. Sợi Slub (Sợi đốt tre)

Ngồi các sợi thơng thường sợi có độ đều cao, thì hiện nay để tạo ra loại vải
kiểu trên mặt vải có hiệu ứng sọc mưa, người ta sử dụng sợi kiểu có độ khơng đều cao
hay cịn gọi là sợi slub (sợi đốt tre). Sợi Slub là dạng sợi kiểu, thân sợi khơng đều, vải
dệt từ sợi slub nhìn thô hơn so với vải thông thường. Tùy theo, sợi slub được dùng
làm sợi dọc hay sợi ngang mà sọc trên vải theo chiều dọc hay chiều ngang hoặc cả hai

chiều.

12


×