Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Tài liệu GA LOP 11 NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.39 KB, 134 trang )

VĂN PHƯỚC
PHẦN IV: SINH HỌC CƠ THỂ
Chương I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Bài 1: TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau khi học xong bài này, HS cần:
1.Kiến thức:
- Mô tả được quá trình hấp thụ nước ở rễ và quá trình vận chuyển nước ở thân.
- Trình bày được mối liên hệ giữa cấu trúc của lông hút với quá trình hấp thụ nước của cây.
- Nêu được các con đường vận chuyển nước từ Môi trường qua lông hút vào mạch gỗ của rễ , từ
mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ thân và lên mạch gỗ lá.
- Thấy rõ tính thống nhất giữa cấu trúc và chức năng trong các cơ quan của thực vật.
2. Kỹ năng:
Phân tích, tổng hợp (Phân tích các hình vẽ minh họa, sử dụng chúng kết hợp với kiến thức được học
để hiểu rõ hơn các kiến thức cơ bản của bài).
3. Thái độ: Học sinh vận dụng kiến thức bài học vào thực tiễn trồng trọt.
II. TRỌNG TÂM BÀI HỌC:
- Quá trình hấp thụ nước ở rễ với 2 con dường:
+ Thành tế bào - gian bào.
+ Chất nguyên sinh - không bào.
- Hai con đường đó thực hiện được dựa trên cơ sở chênh lệch áp suất thẩm thấu theo hướng tăng dần
từ đất đến mạch gỗ của rễ.
- Quá trình vận chuyển nước ở thân (Từ rễ lên lá) được thực hiện do sự phối hợp giữa lực hút của lá,
lực đẩy của rễ và lực trung gian (lực liên kết giữa các phân tử nước lực bám giữa các phân tử nước với
thành mạch).
III. PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại.
IV. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ ở SGK và sách G.Viên, các thí nghiệm chứng minh (nếu có thể)
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Giới thiệu tóm tắt nội dung phần IV, mục tiêu chương I.
3. Bài mới:


Mở bài:
GV: Khi các cây trồng bị bón phân quá liều lượng thì chúng sẽ có hiện tượng gì?
HS: Héo rũ và chết.
GV: Phải chăng chúng bị mất nước kéo dài dẫn đến hiện tượng trên?
Để hiểu rõ hơn bản chất của hiện tượng trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài:
TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
Hoạt động 1:
I. VAI TRÒ CỦA NƯỚC VÀ NHU CẦU NƯỚC ĐỐI VỚI THỰC VẬT
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG
CỦA HS
TIỂU KẾT
- Dựa vào kiến thức sinh học 10, hãy
cho biết: Phân tử nước có tính chất đặc
biệt gì?
- Với tính chất đặc biệt đó, nước tồn tại
trong đất và trong cây ở những dạng
nào? Vai trò của những dạng đó đối với
cây?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên dựa trên
kiến thức bài 7 sinh
học 10 và kết hợp với
nội dung SGK
1. Các dạng nước trong cây và
vai trò của nó:
- Nước tự do:
+ Là dung môi hòa tan các chất.
+ Là nguyên liệu của các quá

1
VĂN PHƯỚC
- Với những vai trò quan trọng đó, nhu
cầu nước đối với thực vật như thế nào?
(VD: 1 cây ngô cần 200 Kg nước trong
suốt thời gian sinh trưởng--> 1ha ngô:
8000 tấn H
2
O).
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
trình trao đổi chất.
+ Làm giảm nhiệt độ đồng thời
tạo điều kiện cho khí CO
2
thâm
nhập tốt qua lá khi thoát hơi nước.
+ Đảm bảo độ nhớt của chất
nguyên sinh, giúp cho các quá
trình trao đổi chất diễn ra bình
thường.
- Nước liên kết: Đảm bảo độ bền
vững của hệ thống keo trong chất
nguyên sinh của tế bào, làm tăng
tính chống chịu của cây.
2. Nhu cầu nước đối với cây:
Cây cần một lương nước rất lớn
trong suốt đời sống của nó.
VD: SGK
Hoạt động 2: II. QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NƯỚC Ở RỄ

- Sự khác nhau giữa cơ quan hấp
thụ nước ở thực vật thủy sinh và
thực vật cạn?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Quan sát hình 1.1 và kết hợp
với nội dung SGK, nêu các đặc
điểm của bộ rễ liên quan đến qúa
trình hấp thụ nước?
- Tại sao với 3 đặc điểm cấu trúc
như vậy, lông hút khả năng hút
nước hoàn thiện nhất?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
- Quan sát hình 1.2, cho biết có
bao nhiêu con đường vận chuyển
nước từ đất vào mạch gỗ của rễ?
Cơ chế của các con đường này?
Nếu dùng các kí hiệu về nồng độ
chất tan từ đất (Đ) tế bào lông hút
(LH) đến mạch gỗ (MG) của rễ
như sau:
Đ....LH..C
1
..C
2
......C
n-1
...C
n
...MG
H

2
O
(Tuỳ theo trình độ học sinh, có
thể chỉ sử dụng hai tế bào đầu và
cuối, phần còn để học sinh điền
khuyết hoặc khai thác thêm hình
1.1 sách GV).
Hãy dùng dấu > hoặc < điền
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
* Cơ quan hấp thụ nước:
- Thực vật thủy sinh hấp thụ nước qua
toàn bộ tế bào biểu bì của cây.
- Thực vật cạn hấp thụ nước qua tế bào
biểu bì rễ mà chủ yếu là lông hút.
1. Đặc điểm của bộ rễ liên quan đến
qúa trình hấp thụ nước:
- Bộ rễ tăng lên về mặt số lượng, kích
thước và diện tích rễ.
- Mỗi rễ có hàng trăm lông hút và cấu
trúc của chúng phù hợp với chức năng:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ Cutin.
+ Có 1 không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô
hấp của rễ mạnh.
2. Con đường hấp thụ nước ở rễ:

- Con đường qua thành tế bào -- Gian
bào.
- Con dường qua chất nguyên sinh
--Không bào.
3. Cơ chế để dòng nước 1 chiều từ đất
vào rễ lên thân:
2
VĂN PHƯỚC
khuyết vào chỗ .... và gắn lên đầu
mút của đoạn thẳng trên để hoàn
chỉnh sơ đồ và hãy cho biết sơ đồ
trên minh họa cho con đường hấp
thụ nước nào của rễ cây? Đây là
một trong những nguyên nhân tạo
nên một lực trong rễ cây và lực
đó gọi là gì?
- Củng cố và rút ra tiểu kểt về cơ
chế thẩm thấu và khái niệm áp
suất rễ.
- Thí nghiệm bằng mẫu vật thật
để học sinh quan sát hiện tượng rỉ
nhựa. quan sát hình 1.4
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
- Nước từ đất --->lông hút vào mạch gỗ
của rễ theo cơ chế thẩm thấu, tức là từ nơi
có áp suất thẩm thấu thấp đến nơi có áp
suất thẩm thấu cao.
- Áp suất rễ là lực đẩy nước từ rễ lên thân
(có thể quan sát qua hai hiện tượng rỉ

nhựa và ứ giọt)
Hoạt động 3: III. QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN NƯỚC Ở THÂN
- Dựa vào kiến thức SGK hãy nêu
và giải thích tại sao nước cùng các
chất khoáng hòa tan trong nước
được vận chuyển theo một chiều
như vậy?
- Củng cố và rút ra tiểu kết
(Cây hút nước và các chất khoáng
chủ yếu qua rễ nhưng quá trình
sinh tổng hợp các chất ở cây diễn
ra chủ yếu ở lá).
- Quan sát hình 1.5 hãy:
+ Nêu các con đường vận chuyển
nước ở thân?
+ Giải thích vì sao các chất dinh
dưỡng được vận chuyển ngược từ
lá --> thân hoặc rễ?
- Củng cố và rút ra tiểu kết.
(Đa số cây dự trữ dinh dưỡng ở
thân hoặc rễ hoặc các cơ quan sinh
sản).
- Giảng giải và phân tích thêm cho
HS rõ sự phối hợp của 3 cơ chế.
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
Trả lời theo yêu cầu
của giáo viên
1. Đặc điểm của con đường vận
chuyển nước ở thân:

Nước cùng các chất khoáng hòa tan
trong nước được vận chuyển theo một
chiều từ rễ lên lá.
2. Con đường vận chuyển nước ở thân:
- Nước được vận chuyển chủ yếu theo
mạch gỗ từ rễ lên lá.
- Ngoài ra nước còn được vận chuyển
từ trên xuống.
3. Cơ chế đảm bảo sự vận chuyển
nước ở thân:
Do sự phối hợp giữa lực hút của lá
(đóng vai trò chính), lực đẩy của rễ và
lực trung gian (lực liên kết giữa các
phân tử nước lực bám giữa các phân tử
nước với thành mạch).
4. Củng cố:
GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập:
Chọn ý đúng trong các câu sau:
1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây sẽ làm cây héo rũ và chết khi ta bón phân cho cây quá liều
lượng?
A. Phân bón làm cây nóng quá gây nên cháy lá, khô thân.
B. Phân bón làm cây quá thừa dinh dưỡng gây ngộ độc.
C. Phân bón tạo ra áp suất thẩm thấu ngoài đất quá cao.
D. Phân bón làm đen rễ và thối rễ cái lẫn rễ con.
2. Nước từ lông hút vào đến mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
3
VĂN PHƯỚC
A. Không bào - Gian bào và ẩm bào - Thực bào.
B. Nguyên sinh chất - không bào và thành tế bào - Gian bào.
C. Thành tế bào - nội bào và Nguyên sinh chất - thực bào.

D. Ngoại bào - thành tế bào và Lưới nội chất - không bào.
3. Lực chủ yếu vận chuyển nước từ thân lên lá đó là:
A. Lực hút của lá qua quá trình thoát hơi nước.
B. Áp suất rễ được hình thành qua quá trình hút nước của rễ
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước và giữa nước với thành mạch.
D. Cơ chế thẩm thấu được hình thành do sự chênh lệch nồng độ.
5. Dặn dò: GV nhắc học sinh học thuộc bài vừa học trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới: "Trao
đổi nước ở thực vật (TT)".
4
VĂN PHƯỚC
BÀI 2: TRAO ĐỔI NƯỚC Ỏ THỰC VẬT (TT)
I / MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nắm được ý nghĩa quá trình thoát hơi nước.
- Trình bày được 2 con đường thoát hơi nước ở lá cùng với những đặc điểm của nó. Mô tả được các
phản ứng đóng mở của khí khổng.
- Nêu được mối liên quan giữa nhân tố môi trường với quá trình trao đổi nước.
- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lí cho cây trồng.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích. . .
3. Thái độ: Xây dựng ý thức quan tâm và tìm hiểu những vấn đề thực tiễn nông nghiệp.
II / TRỌNG TÂM BÀI DẠY:
- Quá trình thoát hơi nước ở lá:Ý nghĩa quá trình thoát hơi nước, con đường thoát hơi nước ở lá, sự điều
chỉnh quá trình thoát hơi nước.
- Cơ sở khoa học của việc tưới tiêu nước hợp lí.
III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, giảng giải.
IV/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh 2. 1, 2. 2, sơ đồ nhu cầu nước của cây
2. Chuẩn bị của học sinh: xem trước bài
V/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu đặc điểm của lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ?
Câu 2: Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
3.Giảng bài mới: Maximốp-Nhà sinh lí người Nga đã nói “Thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây
”. Vậy tại sao ông ta lại nhận định như vậy về quá trình thoát hơi nước của cây? Để hiểu rõ hơn tại sao
thoát hơi nước lại là "tai hoạ" và "tất yếu" của cây, chúng ta cùng nhau tìm bài: "Trao đổi nước ở thực
vật (TT)".
HOẠT ĐỘNG 1: IV / THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết
-Từ sơ đồ trong sách giáo khoa
sau đó học sinh nhận xét khả năng
sử dụng nước của thực vật khi tổng
hợp chất hữu cơ?
- Cho học sinh sử dụng sách giáo
khoa để tìm
hiểu vai trò của nước.
- Vì sao lá không bị đốt nóng lúc
trưa nắng?
- Lượng nước dùng
nhiều so với lượng chất
hữu cơ tạo ra
- Thấy được vai trò của
thoát nước, đặc biệt qua
câu hỏi phụ.
1. Ý nghĩa của sự thoát hơi
nước:
- Tạo ra một sức hút nước,một sự
chênh lệch về thế nước theo chiều
hướng giảm dần từ rễ đến lá nên

nước chuyển từ rễ lên một cách
dễ dàng.
- Làm cho nhiệt độ bề mặt lá
giảm xuống.
- Khí khổng mở và đồng thời hơi
nước thoát ra,dòng khí CO
2
sẽ đi
từ không khí vào lá đảm bảo cho
quang hợp thực hiện.
-Thoát hơi nước qua lá bằng những
con đường nào, con đường nào là
chủ yếu? vì sao?
-Học sinh sẽ trả lời theo
sách giáo khoa.
2. Con đường thoát hơi nước ở
lá:
a. Con đường qua khí khổng có
đặc điểm:
- Vận tốc lớn
- Điều chỉnh bằng việc đóng, mở
khí khổng.
5
VĂN PHƯỚC
b. Con đường qua bề mặt lá -
qua cu tin: có đặc điểm:
- Vận tốc nhỏ
- Không được điều chỉnh.
GV:
- Giáo viên giới thiệu học sinh tế

bào khí khổng qua tranh H2.1 dụng
cụ mô tả hút nước do thoát hơi
nước ở lá H 2.2, đặc điểm cấu trúc
tế bào khí khổng liên quan đến cơ
chế đóng mở như thế nào? Cho bài
tập 1 (phần phụ lục).
Bài tập 2: (Phần phụ lục)
Bài tập 3: (Phần phụ lục)
HS:
- Học sinh nắm được
nguyên lí hoạt động tế
bào khí khổng
Học sinh hoạt động
theo nhóm để làm bài
tập trên .Sau đó giáo
viên sữa bài tập đó để
trở thành tiểu kết
Học sinh dựa vào tranh
và sách giáo khoa để trả
lời câu hỏi ?
-Phần này phân nhóm để
trả lời câu hỏi trên
3. Cơ chế điều chỉnh thoát hơi
nước:
- Chính là cơ chế điều chỉnh đóng
mở khí khổng. (Nội dung ở bảng
phụ)
a.Cấu tạo khí khổng: (Phần phụ
lục)
b.Các nguyên nhân gây đóng mở

của khí khổng: (Phần phụ lục)

HOẠT ĐỘNG 2: V/ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẾN QUÁ
TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiểu kết
GV: Ánh sáng ảnh hưởng
đến trao đổi nước như thế
nào?
Học sinh dựa vào sách giáo
khoa để trả lời
1. Ánh sáng:
Ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình
thoát hơi nước
GV: Nhiệt độ ảnh hưởng
đến trao đổi nước như thế
nào?
Học sinh dựa vào sách giáo
khoa để trả lời
2. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng
đến hấp thụ
nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
GV: Độ ẩm đất và không khí
ảnh hưởng đến trao đổi nước
như thế nào?
Học sinh dựa vào sách giáo
khoa để trả lời
3. Độ ẩm đất và không khí:
- Độ ẩm đất cao hấp thụ nước mạnh.
- Độ ẩm không khí thấp thoát hơi
nước mạnh.

GV: Dinh dưỡng khoáng
ảnh hưởng đến trao đổi nước
như thế nào?
Học sinh dựa vào sách giáo
khoa để trả lời
4. Dinh dưỡng khoáng:
Ảnh hưởng sinh trưởng hệ rễ và áp
suất thẩm thấu nên ảnh hưởng đến
hấp thu nước và khoáng.
HOẠT ĐỘNG 3: VI/ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TƯỚI NƯỚC HỢP LÍ CHO CÂY
TRỒNG:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiểu kết
Gv: Thế nào là cân bằng
nước của cây trồng?
Hs;phần này đi nhanh 1. Cân bằng nước của cây trồng:
Tương quan giữa hấp thụ nước và
thoát hơi nước
GV: Tưới nước hợp lí cho
cây trồng dựa vào đâu?
HS:học sinh trả lời và phân
tích 3 vấn đề sau đó giáo
viên tiểu kết lại
2. Tưới nước hợp lí cho cây trồng:
- Căn cứ vào các chỉ tiêu sinh lí về
chế độ nước.
- Căn cứ vào nhu cầu lượng nước
từng loại cây
- Cách tưới phụ thuộc váo các nhóm
cây trồng khác nhau.
4. Củng cố: Học sinh chọn ý đúng nhất trong các câu sau:

1. Chất nào sau đây tăng lên ở lá thì có tác dụng gây đóng khí khổng?
6
VĂN PHƯỚC
A. A.Piruvic B. Axit Abxixic
C. A.Axêtic D. A.Phosphoric
2. Trong hoạt động của cây, dạng nước nào sau đây chiếm tỉ lệ cao nhất?
A. Lượng nước thoát qua lá dưới dạng hơi.
B. Lượng nước tham gia vào thành phần của NSC.
C. Nước tham gia tạo chất khô ở cây.
D. Nước tham gia tổng hợp chất hữu cơ do quang hợp tạo ra.
3. Đặc điểm của cây xương rồng là:
A. Khí khổng đóng vào ban ngày và cả ban đêm để tiết kiệm nước.
B. Khí khổng đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày.
C. Khí khổng đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm.
D. Không có khí khổng.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài làm các bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và xem trước bài 3
7
VĂN PHƯỚC
PHỤ LỤC
Bài tập 1: Xác định điều kiện để khí khổng đóng mở chủ động và nguyên nhân cơ bản của hiện tượng
này?
Loại cây Điều kiện Hiện tượng khí khổng Nguyên nhân
Bình thường, đủ
nước
- Tối ra sáng.
- Sáng vào tối
- .......................................
- .......................................
.............................

......................
- Thiếu ánh sáng
Bị hạn Thiếu nước
nhưng vẫn có
ánh sáng đầy
đủ.
Đóng. AAB tăng lên.
Chịu hạn Khô cằn và có
ánh sáng
Đóng vào ban ngày và mở vào
ban đêm.
Thiếu nước thường xuyên.
Đáp án của bài tập 1:
Loại cây Điều kiện Hiện tượng khí khổng Nguyên nhân
Bình thường, đủ
nước
- Tối ra sáng.
- Sáng vào tối
- Mở.
- Đóng
Ánh sáng tác động.
- Thiếu ánh sáng
Bị hạn Thiếu nước
nhưng vẫn có
ánh sáng đầy
đủ.
Đóng. AAB tăng lên.
Chịu hạn Khô cằn và có
ánh sáng
Đóng vào ban ngày và mở vào

ban đêm.
Thiếu nước thường xuyên.
Bài tập 2 : Khí khổng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với sự đóng mở trong quá trình thoát hơi nước
của cây?
....................................................................................................................
....................................................................................................................
Đáp án của bài tập 2:
- Khí khổng gồm 2 tế bào hạt đậu ghép lại ,mép trong tế bào rất dày ,mép ngoài mỏng .Do đó khi
trương nước tế khí khổng mở rất nhanh ,Khi mất nước tế bào đóng lại cũng rất nhanh.
Bài tập 3: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng trương nước và mất nước?
- Khi cây được chiếu sáng: .........................................................................
- Khi thay đổi áp suất tế bào của khí khổng.................................................
- Trường hợp bị hạn thiếu nước...................................................................
Đáp án bài tập 3:
- Khi cây được chiếu sáng, quang hợp làm thay đổi nồng độ CO
2
, pH, làm tăng lượng đường, tăng áp
suất thẩm thấu. Tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở .
- Hoạt động bơm ion tế bào khí khổng làm tăng hoặc giảm hàm lượng ion làm thay đổi áp suất thẩm
thấu và sức trương nước
- Khi cây bị hạn hàm lượng AAB tăng, các ion rút khỏi tế bào khí khổng làm tế bào giảm áp suất
thẩm thấu ,giảm sức trương nước và khí khổng đóng .
8
VĂN PHƯỚC
Bài 3
TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT
I- Mục tiêu bài học:
1- Kiến thức: Qua bài học hs phải
- Phân biệt được hai cách hấp thụ các chất khoáng ở rễ: Chủ động và thụ động.
- Xác định được vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây.

2- Kỹ năng:
-Rèn kĩ năng phân tích và so sánh các nội dung của bài học
3- Thái độ:
Tạo niềm tin khoa học, biết vận dụng kiến thức trong bài học để giải thích cơ sở khoa học của
việc bón phân hợp lí cho cây trồng.
II.Trọng tâm bài học:
-Cơ chế hấp thu các nguyên tố khoáng của rễ
-Vai trò các nguyên tố khoáng đối với cây trồng
III- Phương pháp:
- Đàm thoại, tìm tòi.
- Học sinh làm việc với SGK, thảo luận nhóm
IV- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1- Chuẩn bị của giáo viên:
- Hoá chất: Xanh mêtylen, CaCl
2
.
- Tranh vẽ: H 3.1, H 3a.b, H 3.3(SGK), bảng phụ.,phiếu học tập
2- Chuẩn bị của học sinh:
- Cây có bộ rễ nguyên vẹn
- Xem bài cũ ở lớp 10 liên quan đến sự hấp thụ thụ động và hấp thụ chủ động.
IV- Tiến trình tổ chức bài dạy.
NỘI DUNG 1: Kiểm tra bài cũ
HĐ CỦA GV H Đ CỦA HS TIỂU KẾT
- GV: Ổn định lớp
- GV: Cơ chế đóng, mở của khí khổng để điều chỉnh sự
thoát hơi nước?
- GV: Cơ sở khoa học của việc tưới nước cho cây?
- Trả lời bài cũ Nhận xét,đánh
giá
* NỘI DUNG 2: Giới thiệu bài mới: Thực vật để tồn tại và phát triển cần trao đổi chất khoáng và nitơ

với môi trường. Tìm hiểu về vai trò, sự trao đổi khoáng và nitơ ở thực vật như thế nào ta nghiên cứu bài
học:
TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT.
* NỘI DUNG 3:
I- SỰ HẤP THỤ NGUYÊN TỐ KHOÁNG
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS TIỂU KẾT
GV:Cho HS nghiên cứu phần I
SGK,đặt câu hỏi:
-? Các nguyên tố khoáng thường tồn
tại trong đất dưới dạng nào?
-GV : cho ví dụ?
GV:Nêu vấn đề:vậy các nguyên tố
khoáng trong đất được hấp thu vào
cây bằng cách nào?
- GV: Nêu lại thí nghiệm SGK (giáo
viên có thể thực hiện tại lớp)
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu
HS nghiên cứu SGK
trả lời câu hỏi
Học sinh cho ví dụ:
Anion: NO
-
3
, Cl
-
Cation: Na
+
, Ca
2+
HS nghiên cứu thí

nghiệm (SGK) để trả
lời
I- Sự hấp thụ các nguyên tố
khoáng
Các nguyên tố khoáng thường tồn tại
trong đất dạng hoà tan và phân li
thành ion mang điện tích dương và
ion mang điện tích âm
9
VĂN PHƯỚC
hỏi
- ? Nước có vai trò gì trong sự trao
đổi khoáng?
- ? Thực vật hấp thụ dung dịch
khoáng chủ yếu bằng cơ quan nào?
- ? Sự hút bám và tính thấm chọn
lọc của màng tế bào thể hiện như
thế nào qua kết quả thí nghiệm trên?

-? Vậy thí nghiệm đã chứng minh
được điều gì?
GV:Vậy rễ hấp thu các ion khoáng
bằng những cơ chế nào?
GVtreo tranh3.2a;3.2b(SGK), giới
thiệu tranh,cho hs quan sát, đặt câu
hỏi:
-Nêu sự khác nhau giữa cơ chế hấp
thu thụ động và cơ chế hấp thu chủ
động.
?Tại sao hấp thụ chủ động là hình

thức hấp thụ chủ yếu.
? Hấp thu chủ động cần đến ATP và
chất mang, vậy quá trình nào ảnh
hưởng lớn đến sự hấp thu chất
khoáng?
Vận dụng điều này vào thực tiễn sản
xuất như thế nào để tăng khả năng
hấp thu chất khoáng của cây?
Đối với thực vật sống ở vùng ngập
mặn, vận chuyển khoáng bằng cách
nào?
- HS: dung dịch xanh
mêtylen hút bám trên
bề mặt rễ dừng lại ở
đó
- ion Ca
2+
, Cl
-
bị hút
vào rễ và đẩy xanh
mêtylen vào dung
dịch (dung dịch có
màu xanh).
-TN đã chứng
minh được:
-Cơ chế hút bám trao
đổi của rễhấp thu
thụ động
-Tính thấm chọn lọc

của màng sinh
chấthấp thu chủ
động
-HS nghiên cứu
tranh,vận dụng kiến
thức lớp 10 để trả lời
Hấp thụ chủ động
đảm bảo thành phần
các nguyên tố cần
thiết cho cây loại bỏ
những phân tử không
cần thiết
-Tạo điều kiện cho
cây trồng hô hấp tốt:
làm đất, bón phân,
tưới nước hợp lí...
-Nước là dung môi hoà tan chất
khoáng
-Phần lớn các nguyên tố khoáng
được hấp thu qua hệ rễ
*Các hình thức hấp thụ các ion
khoáng ở rễ
-Hấp thụ thụ động:
-Các ion khuếch tán theo sự chênh
lệch nồng độ.
-Các ion khoáng hút bám trên bề mặt
các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi
với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ
và dung dịch đất
-Không cần ATP

-Hấp thụ chủ động:
-Có tính chọn lọc và theo ngược
gradien nồng độ
-Cần ATP và chất mang
-Là hình thức hấp thu chủ yếu
NỘI DUNG 4:
II- VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ KHOÁNG ĐỐI VỚI THỰC VẬT
HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS TIỂU KẾT
GV chia nhóm cho hs thảo luận
và hoàn thành thành phiếu học
tập
Nhóm 1&2 : Hoàn thành phần
nguyên tố đa lượng (phần này
kiến thức nhiều nên 2 nhóm cùng
10
VĂN PHƯỚC
làm)
Nhóm 3 : Hoàn thành phần
nguyên tố vi lượng .
Nhóm 4 : Hoàn thành phần
nguyên tố siêu vi lượng .
Nội dung phiếu học tập
Gọi đại diện nhóm lên bảng trình
bày các nhóm khác bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá và bổ
sung.
- GV :Tại sao nguyên tố vi
lượng chiếm thành phần ít nhưng
không thể thiếu ở cơ thể thực
vật?

HS nghiên cứu
SGK phần II, thảo
luận và hoàn thành
phiếu học tập
Đại diện HS lên
bảng trình bày
- Hoạt hoá Enzim
để thực hiện các
quá trình trao đổi
chất
II. Vai trò của các nguyên tố khoáng đối
với thực vật
1.Vai trò các nguyên tố khoáng đại
lượng
-Cấu trúc trong tế bào.
-Thành phần của các đại phân tử sinh học.
-Ảnh hưởng đến hệ keo trong chất nguyên
sinh
Ví dụ N, P :
+Thành phần của axit nuclêic,ATP
+K giữ cân bằng nước và ion trong trong
tế bào
2.Vai trò các nguyên tố vi lượng
-Thành phần không thể thiếu của enzim.
-Hoạt hoá cho các enzim trong quá trình
trao đổi chất .
-Liên kết chất hữu cơ ->hợp chất hữu cơ -
kim loại
Ví dụ :
-Co có trong vitaminB

12
-Fe,Cu là thành phần củaxitôcrôm
3. Vai trò các nguyên tố siêu vi lượng
-Chưa biết chắc vai trò tuy nhiên trong
nuôi cấy mô tế bào vẫn đưa vào.
Ví dụ : Ag, Au, Platin...
Giáo viên kết thúc phần II bằng câu hỏi H3.3
Giải thích hình H3.3: Đưa vào gốc hoặc phun lên lá, ion nào trong 3 loại ion Ca
2+
, Fe
3+
, Mg
2+
để
lá cây vàng  xanh lại?
* NỘI DUNG 5:
4. Củng cố:
GV : yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4, 6 (SGK)
-Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần với một lượng rất nhỏ đối với thực vật ?
-Nồng độ Ca
2+
trong cây là 0.3%, trong đất là 0.1%. Cây sẽ nhận Ca
2+
bằng cơ chế nào ?
A. Hấp thu thụ động B.Hấp thu chủ động
C.Khuếch tán D.Thẩm thấu
-Bón phân như thế nào được gọi là hợp lí?
5.Dặn dò:
+Trả lời các câu hỏi SGK trang 21
+Đọc trước bài 4 SGK

Phiếu học tập
Các nguyên tố Vai trò Ví dụ
Đa lượng
11
VĂN PHƯỚC
Vi lượng
Siêu vi lượng
Bài 4. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT( TT )
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Trình bày được vai trò của Nitơ đối với đời sống thực vật
- Mô tả được quá trình cố định Nitơ khí quyển
- Minh họa các quá trình biến đổi Nitơ trong cây trồng bằng hình vẽ và các phản ứng hóa học
2. Kĩ năng: Phân tích quá trình biến đổi ni tơ trong tự nhiên và trong cây trồng, vận dụng vào việc
giải quyết các vấn đề thực tiễn sản xuất
3. Thái độ: Giáo dục ý thức vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
II. Trọng tâm:
- Vai trò của ni tơ đối với cây trồng
- Nguồn cung cấp ni tơ cho cây
- Quá trình biến đổi ni tơ trong cây
III. Phương pháp:
- Trực quan bằng thí nghiệm + Vấn đáp
- Sử dụng phiếu học tập + đàm thoại
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ phóng to hình 4 SGK và các sơ đồ trong SGK
- Phiếu học tập
- 2 chậu thí nghiệm
2. Học sinh : Học bài cũ, tìm hiểu trước bài mới
V. Tiến trình tổ chức bài giảng:

1. Ổn định lớp
2. Bài cũ: Các nguyên tố khoáng giữ vai trò gì trong cấu trúc và các quá trình sinh lí của cây?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: III. Vai trò của ni tơ đối với thực vật:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết
Sử dụng 2 chậu trồng lúa: 1
chậu có phân urê, 1 chậu
không có. Thông báo đầy đủ
thông tin về 2 chậu TN
(?) Quan sát, nhận xét và giải
thích sự khác nhau giữa 2
chậu trên.
(?) Từ đó hãy nêu vai trò của
ni tơ đối với thực vật
(?)Ni tơ tồn tại trong tự nhiên
ở những dạng nào? Dạng nitơ
nào cây có thể hấp thụ được?
Giới thiệu sơ đồ hình 4 sgk,
quan sát sơ đồ các em hãy cho
biết có những nguồn cung
cấp ni tơ chính nào cho cây?
(?) tại sao sau cơn mưa giông
có sấm sét, cây cối thường
xanh tốt
Gv giảng giải thêm về sự ô xi
hóa ni tơ tự do trong khí
quyển thành NO
3
-
khi có sấm

sét
Hs quan sát và nhận xét:
- Chậu có phân urê : lúa tốt,
xanh
- Chậu không có phân urê: lúa
cằn cỗi
Hs nghiên cứu sgk trả lời
được vai trò của ni tơ đối với
cây trồng
2 dạng N
2
: tự do và hợp chất
trong đất, cây chỉ hấp thụ
được dạng trong đất NO
3
-

NH
4
+
Hs đọc sgk nêu được 4 nguồn
chính cung cấp NO
3
-
và NH
4
+

cho cây.
Hs vận dụng kiến thức đã học

và liên hệ thực tế trả lời
1. Vai trò:
Ni tơ tham gia cấu trúc tế bào,
các quá trình chuyển hóa, quyết
định năng suất và chất lượng thu
hoạch cây trồng.
2. Nguồn ni tơ cho cây:
4 nguồn chính ( SGK)
12
VĂN PHƯỚC
Hoạt động 2 : VI. Quá trình cố định nitơ khí quyển:
Hoạt động của thầy ( cô) Hoạt động của HS Tiểu kết
GV phát phiếu học tập số 1: yêu
cầu hs nghiên cứu sgk hoàn
thành phiếu học tập
Nghiên cứu sgk hoàn thành
phiếu học tập
Đáp án phiếu học tập 1: phụ
lục
Hoạt động 3 : V. Quá trình biến đổi ni tơ trong cây:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết
Cây có thể hấp thụ cả NO
3
-

NH
4
+
, tại sao trong cây lại xảy ra
quá trình chuyển hóa NO

3
-


NH
4
+
?
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk viết
2 phương trình chuyển hóa NO
3
-

NH
4
+
?
Nhắc lại công thức cấu tạo
chung của các axit amin?
Các a. a trong cơ thể được tổng
hợp như thế nào?
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk viết
các phươngtrình khử amin hóa từ
các axit hữu cơ là sản phẩm của
hô hấp nội bào?
Trong thực tế sản xuất việc bón
quá nhiều phân đạm cho cây
trồng sẽ dẫn đến hậu quả gì?
Vì cây cần nhiều NH
4

+


NH
2
+
để tổng hợp axit amin và
quá trình này diễn ra liên tục.
Hs lên bảng viết 2 phương
trình, các em khác bổ sung.
Hs nhớ lại kiến thức cũ, nêu
được CTCT chung của các axit
amin
Từ đó dể dàng thấy các a. a
được tổng hợp từ các axit hữu
cơ .
Hs tham khảo sgk viết các
phương trình khử amin hóa tạo
thành các a. a
Cây cao vống dể ngã đổ, dẽ bị
bệnh, hoặc ngộ độc NH
3
1. Quá trình khử nitrat :

Enzim
NO
3
-
+ NAD(P)H +H
+

+2e
-
----
>

NO
2
-
+NAD(P)
+
+ H
2
O
NO
2
-
+ 6Feređoxin khử + 8H
+

Enzim
+6e
-
----> NH
4
+
+ 2H
2
O
2. Qúa trình đồng hóa NH
3

trong cây:
-Axit piruvic + NH
3
+ 2H
+



alanin + H
2
O
-Axit
α
xêtoglutaric + NH
3
+
2H
+


Glutamin + H
2
O
-Axit fumaric + NH
3


Aspatic
-Axit ôxalo axêtic +NH
3

+ 2H
+

Aspatic + H
2
O
Từ các a. a

prôtêin và các
hợp chất khác

4. Củng cố : Dùng các bài tập trong SGK
Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Ni tơ có vai trò gì trong đời sống của cây?
A. Tham gia cấu trúc prôtêin, các bào quan
B. Có trong thành phần của Axit nuclêic, ADP, ATP
C. Cấu tạo prôtêin, các sắc tố quang hợp, các chất điều hòa sinh trưởng
D. Cả A, B và C
Câu 2. Quá trình khử NO
3
( NO
3
-

NH
4
+
) :
A. thực hiện ở trong cây
B. là quá trình ôxi hóa ni tơ trong không khí

C. thực hịên nhờ enzim nitrôgenaza
D. bao gồm phản ứng khử NO
2
-
thành NO
3
-
Câu 3: Thực vật có khả năng hấp thụ 2 dạng nitơ trong đất: NO
3
-
và NH
4
+
. Tại sao trong cây lại có
quá trình biến đổi dạng NO
3
-
thành dạng NH
4
+
?
A. NO
3
-
có thể bị mất đi do quá trình biến đổi thành N
2
.
B. Do nitơ trong các HCHC cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng ôxi hoá.
C. Do nitơ trong các HCHC cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng khử.
D. Do nitơ trong các HCHC cấu thành cơ thể thực vật tồn tại cả 2 dạng: khử và ôxi hoá.

Câu 4: thực vật sử dụng dạng Nitơ nào để trực tiếp tổng hợp cấc axit amin?
13
VĂN PHƯỚC
A. Nitrat (NO
3
-
) B. Amoni (NH
4
+
)
C. Nitơ tự do (N
2
) D. Nitrat (NO
3
-
) và Amoni (NH
4
+
)
5. Hướng dẫn về nhà :
Yêu cầu hs học bài cũ, chỉnh sửa phiếu học tập dán vào vở
Làm bài tập 1,2,3,4 trang 24 sgk sh 11 nâng cao
Nghiên cứu trước bài 5
PHIẾU HỌC TẬP
1. Khái niệm quá trình cố định ni tơ khí
quyển
2. Vi khuẩn tham gia và vai trò của chúng
3. Sơ đồ
4. Điều kiện để quá trình xảy ra
TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP

1. Khái niệm quá trình cố định ni tơ
khí quyển
Là qtrình khử ni tơ tự do (N
2
) thành dạng ni tơ cây sử dụng
được (NO
3
-
và NH
4
+
)
2. Vi khuẩn tham gia và vai trò của
chúng
Vi khuẩn Azotobacter, Clostridium, Rhizobium, Anabaena
azollae . . . các vi khuẩn này hàng năm cố định hàng chục,
hàng trăm kg NH
4
+
/ha/năm
3. Sơ đồ 2H 2H 2H

N≡N NH=NH NH
2
-

NH
2
2NH
3

4. Điều kiện để quá trình xảy ra - Có lực khử mạnh
- Được cung cấp năng lượng ATP
- Có sự tham gia của enzim nitrôgenaza
- Thực hiện trong điều kiện kị khí
14
VĂN PHƯỚC
BÀI 5. TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ Ở THỰC VẬT
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- trình bày được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hấp thụ, trao đổi khoáng và
nitơ ở thực vật
- Biết được cách bón phân hợp lý
2. Kỹ năng:
- Quan sát, tư duy, phân tích và sử dụng sách giáo khoa
3. Thái độ:
- Ý thức được việc chăm sóc và bón phân hợp lý cho cây trồng
II. Trọng tâm:
- Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng và nitơ
- Cách bón phân hợp lý cho cây trồng
III. Phương pháp: Thí nghiệm, vấn đáp
IV. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hình vẽ H5.1 và H5.2(SGK)
- Học sinh: nghiên cứu bài mới và hoàn thành bài thí nghiệm ở tuần trước
V. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài cũ:
*Câu hỏi:
1/ Nêu vai trò của nitơ trong đời sống thực vật?
2/ Trình bày quá trình cố định nitơ trong khí quyển của thực vật và nêu vai trò của nó?
3/ Nêu các quá trình đồng hoá nitơ trong cơ thể thực vật?
* GV gọi lần lượt 3 HS trả lời

* 3 HS lần lượt trả lời
* GV nhận xét và đánh giá
2. Mở bài:
Để đem lại năng suất cao trong trồng trọt, con người đã chú ý đến những vấn đề nào? Vì sao người ta
lại chú ý đến những vấn đề đó? Các em sẽ hiểu rõ nội dung này trong bài học mới...
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình trao đổi khoáng
và nitơ:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Tiểu kết
- Từ thí nghiệm cho HS làm ở nhà,
Tổ 1 và Tổ 2 nhận xét kết quả TN1
- Nhận xét kết quả của học sinh và
nêu rõ vai trò của ánh sáng
Đại diện tổ 1 báo cáo
kết quả TN1, tổ 2 nhận
xét và bổ sung
IV. Ảnh hưởng của các nhân tố
môi trường đến quá trình trao
đổi khoáng và nitơ:
1. Ánh sáng:
Ảnh hưởng đến quá trình hấp
thụ khoáng thông qua quá trình
quang hợp và trao đổi nước của
cây

- Cho tổ 3 và tô 4 nhận xét kết quả
TN2
- Nhận xét kết quả của học sinh và
nêu rõ vai trò độ ẩm của đất
- ?1. Vì sao khi nhiệt độ tăng trong
một giới hạn nhất định, thì quá trình

hấp thu các chất tăng?
Đại diện tổ 3 báo cáo
kết quả TN1, tổ 4 nhận
xét và bổ sung
Hs trả lời: Ảnh hưởng
đến hoạt động của
enzim
2. Độ ẩm của đất:
- Nước tự do trong đất giúp hoà
tan ion khoáng
- Hệ rễ sinh trưởng tốt, tăng diện
tích tiếp xúc và hút bám của rễ
3. Nhiệt độ:
Khi tăng nhiệt độ trong một giới
15
VĂN PHƯỚC
- ?2. Ở đất phèn làm cây trồng phát
triển kém, vậy làm thế nào để cải tạo
đất phèn?
( Bón vôi làm thay đổi độ pH của
đất)
-?3. Tại sao khi chăm sóc cây người
ta thường xới đất?
( Làm thoáng khí)
-?4. Đất tơi xốp và thoáng khí có
ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh
trưởng và phát triển của TV?
( Nhiều khí cacbonic, oxy...)
- Trên cơ sở HS hiểu được ảnh
hưởng của các yếu tố môi trường

đến dinh dưỡng khoáng và nitơ.
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
hạn nhất định, thì quá trình hấp
thụ chất khoáng và nitơ tăng
4. Độ pH của đất:
- pH ảnh hưởng đến sự hoà tan
khoáng
- pH ảnh hưởng đến sự hấp thụ
chất khoáng của rễ
- pH phù hợp nhất từ 6 - 6,5
5. Độ thoáng khí:
- Cacbonic: Ảnh hưởng đến trao
đổi ion khoáng bám trên bề mặt
keo đất.
- Oxy: Ảnh hưởng đến hô hấp và
áp suất thẩm thấu nên ảnh hưởng
đến tiếp nhận nước và các chất
dinh dưỡng
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu quá trình bón phân hợp lý
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Tiểu kết
- Trên cơ sở học sinh hiểu được ảnh
hưởng của các nhân tố môi trường
đến sự trao đổi khoáng và nitơ ở
TV.
- ?5. Bón phân như thế nào để cây
trồng sinh trưởng và phát triển tốt?
( Loại phân, lượng phân, thời kỳ bón
và cách bón)

- Yêu cầu HS giải quyết câu lệnh
SGK
- ?6. Thời kỳ bón phân ở mỗi loại
cây như thế nào?
- ?7. Bón phân cho cây có những
cách nào?
- ?8. Nhu cầu phân bón ở mỗi loại
cây, mỗi giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của cây như thế nào?
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs trả lời
II. Bón phân hợp lý:

1. Lượng phân bón:(SGK)
2. Thời kỳ bón phân:(SGK)

3. Cách bón phân: (SGK)
4. loại phân bón:(SGK)

VI. Củng cố:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trao đổi khoáng và
nitơ ở TV.
- Nhu cầu dinh dưỡng khác với nhu cầu phân bón như thế nào?
VII. Dặn dò:
- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài thực hành: Bài 6
16
VĂN PHƯỚC

PHIẾU BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Nội dung nghiên cứu Biểu hiện ở cây trồng
( Thân, lá, rễ)
Nhận xét sự sinh trưởng và
phát triển ở TV
1. Ánh sáng ảnh hưởng đến sự trao
đổi khoáng và ni tơ:(Tổ 1 và tổ 2)
- Chậu A. Bón phân buổi sáng
- Chậu B. Bón phân buổi trưa
- Chậu C. Bón phân buổi tối
2. Độ ẩm ảnh hưởng đến trao đổi
khoáng và nitơ:(Tổ 3 và tổ 4)
- Chậu A: Bón phân với chế độ
nước nhiều
- Chậu B: Bón phân với chế độ
nước ít
- Chậu C: Bón phân và không tưới
nước(đất khô)
17
VĂN PHƯỚC
Bài 7: QUANG HỢP
I. Mục tiêu bài học:
Sau khi học xong bài này học sinh phải:
- Nhận thức rõ hơn về quang hợp ở cấp độ cơ thể thực vật trên cơ sở so với quang hợp ở cấp độ
tế bào.
- Trình bày được vai trò của quá trình quang hợp.
- Nêu được mối liên quan giữa hình thái, giải phẩu lá, lục lạp với chức năng quang hợp.
- Phân biệt được các sắc tố quang hợp về thành phần, cấu trúc hóa học và chức năng.
- Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích hình ảnh.
- Giáo dục ý thức bảo vệ và trồng cây trên cơ sở hiểu được vai trò của quang hợp.

II. Trọng tâm:
Quang hợp và vai trò của nó. Mối liên quan chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năng của bộ máy quang hợp:
Lá, lục lạp, sắc tố.
III. Phương pháp:
- Đàm thoại tìm tòi
- Đàm thoại tái hiện.
- Thảo luận nhóm.
IV. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: - Hình vẽ phóng to 7.1, 7.2, 7.3 sách giáo khoa nâng cao.
- Hình vẽ phóng to 8.1, 8.2 sách giáo khoa chuẩn.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh: Sách giáo khoa và đọc bài trước.
V. Tiến trình bài giảng:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hành không kiểm tra.
3. Giảng bài mới:
Mỗi cơ thể sống đều dùng năng lương để thúc đẩy quá trình sống. Một phương thức lấy năng
lượng của sinh vật tự dưỡng, đó là quang hợp.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiểu kết
Hoạt động 1: Vai trò của Quang hợp.
GV: Treo hình 8.1 SGK chuẩn.
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở
lớp 6 và lớp 10. Quan sát hình vẽ
trên bảng. Hãy cho biết: Quang
hợp là gì?
GV: Viết phương trình tổng quát
về quang hợp?
GV: Gọi HS khác nhận xét.
GV: Viết hai phương trình về
quang hợp của thực vật và phân

tích khác nhau giữa 2 phương trình
Hs: Quan sát tranh tái hiện 
trả lời:
Hs trả lời
6CO
2
+ 6H
2
O  C
6
H
12
O
6

+ 6O
2

Hs bổ sung.
6CO
2
+12H
2
O  C
6
H
12
O
6


+6O
2
+ 6H
2
O
I. Vai trò của quang hợp:
1. Khái niệm:
- Quang hợp là quá trình
tổng hợp chất hữu cơ (đường
glucôzơ) từ các chất vô cơ
(CO
2
, H
2
O) nhờ năng lưọng
ánh sáng được hấp thụ bởi
hệ sắc tố quang hợp.
* Phương trình tổng quát,
đầy đủ:
6CO
2
+12H
2
OC
6
H
12
O
6


+6O
2
+
6H
2
O
18
VĂN PHƯỚC
đó.
GV: Viết phương trình quang hợp
ở vi khuẩn (ví dụ vi khuẩn S)
CO
2
+ 2H
2
S  CH
2
O + 2S + H
2
S
GV: Nêu sự khác nhau giữa quang
hợp của vi khuẩn và quang hợp
của thực vật?
GV: Toàn bộ sự sống trong hành
tinh của chúng ta đều phụ thuộc
vào quang hợp. Vậy quang hợp có
vai trò như thế nào?
GV: Cho ví dụ các chuỗi thức ăn
Cỏ  Thỏ  Cáo  VSV.
Lúa Châu chấu Ếch VSV.

Rau  Sâu  Chim  VSV.
Tại sao các chuỗi thức ăn trên bắt
đầu bằng thực vật?
GV: Năng lượng ánh sáng mặt trời
cây xanh hấp thụ sau phản ứng của
quang hợp tồn tại ở dạng nào?
GV: Cho ví dụ về 01 môi trường
có nhiều cây xanh và 01môi
trường không có cây xanh. Em hãy
cho biết nhận xét của mình về 02
môi trường đó?
Hs trả lời: Quang hợp thực
vật thải O
2
, còn quang hợp ở
vi khuẩn không thải O
2
.
Hs trả lời: Cây xanh tạo chất
hữu cơ.
Hs trả lời: Năng lượng hóa
học tích lũy trong các hợp
chất hữu cơ.
Hs trả lời: Môi trường có cây
xanh không khí trong lành.
2. Vai trò của quang hợp:
- Tạo nguồn chất hữu cơ cho
sự sống trên trái đất.
- Tích lũy năng lượng. Biến
đổi năng lượng vật lý (ánh

sáng) thành năng lượng hóa
học dự trữ trong các hợp
chất hữu cơ.
- Quang hợp giữ sạch bầu
khí quyển, cân bằng nồng độ
CO
2
, O
2
trong khí quyển.
Hoạt động 2: Bộ máy quang hợp.
GV: Quá trình quang hợp thực
hiện được nhờ bộ máy quang hợp.
GV: Quang hợp diễn ra chủ yếu ở
cơ quan nào của cây? Tại sao?
GV: Treo hình vẽ 7.1 SGK nâng
cao . Yêu cầu học sinh quan sát
hình vẽ.
GV: Phát phiếu học tập. Yêu cầu
các nhóm thảo luận hoàn thành bài
tập 1.
GV: Gọi đại diện 01 nhóm trình
bày.
GV: Gọi các nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá, tổng kết (Bảng
phụ).
GV: Trong lá có nhiều tế bào chứa
những hạt màu lục có thể dễ dàng
thấy được dưới kính hiển vi quang
học. Các hạt này được gọi là Lục

lạp.
GV: Treo hình vẽ 7.2 SGK nâng
cao, yêu cầu HS nghiên cứu SGK
Hs: Chủ yếu là ở lá vì lá có
những đặc điểm đặc biệt về
hình thái, giải phẩu thích hợp
với chức năng quang hợp.
Hs: Quan sát
Hs thảo luận theo nhóm và
hoàn thành bảng.
Hs trình bày.
Hs bổ sung.
Hs nghiên cứu SGK, quan sát
hình 7.2.
II. Bộ máy quang hợp:
1. Lá - Cơ quan quang
hợp:
(Mỗi học sinh hoàn thành
kiến thức bài tập1 vào phiếu
học tập giống như phần phụ
lục)
2. Lục lạp - Bào quan thực
hiện chức năng Quang
hợp:
19
Tên cơ quan Đặc điểm
cấu tạo
Chức
năng
D.tích bề mặt lá

Phiến lá
Lớp biểu bì dưới
Lớp Cutin
Lớp tế bào mô Giậu
Lớp tế bào mô khuyết
VĂN PHƯỚC
mục II
2
, quan sát hình 7.2 SGK và
thảo luận hoàn thành bài tập 2.
GV: Hướng dẫn Hs thảo luận theo
nhóm.
GV: Gọi đại diện 01 nhóm trình
bày.
GV: Gọi các nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá, tổng kết (Bảng
phụ).
GV: Yêu cầu Hs nghiên cứu SGK
mục III
3
, quan sát hình 7.3 SGK và
thảo luận hoàn thành bài tập 3.
GV: Hướng dẫn Hs thảo luận theo
nhóm.
GV: Gọi đại diện 01 nhóm trình
bày.
GV: Gọi các nhóm khác bổ sung.
GV: Đánh giá, tổng kết (Bảng
phụ).
HS thảo luận

Hs trình bày.
Hs bổ sung.
Hs nghiên cứu SGK, quan sát
hình 7.2, thảo luận.
Hs trình bày.
Hs bổ sung.
(Mỗi học sinh hoàn thành
kiến thức bài tập2 vào phiếu
học tập giống như phần phụ
lục)
3. Hệ sắc tố Quang hợp:
(Mỗi học sinh hoàn thành
kiến thức bài tập 2 vào phiếu
học tập giống như phần phụ
lục)
4. Củng cố:
1. Cho phương trình tổng quát sau:
6CO
2
+ 12H
2
O  C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
+ 6H

2
O
Quá trình liên quan với phản ứng trên xảy ra ở:
A.Trung thể.
B.Ty thể.
C.Bộ máy Gôngi.
D.Lục lạp.
2. Sắc tố tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm
quang hợp ở cây xanh là:
A.Diệp lục a.
B.Diệp lục b.
C.Diệp lục a, b.
D.Diệp lục a, b và carôtenoit.
3. Cấu tạo ngoài của lá có những đặc điểm nào thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh
sáng:
A.Có cuống lá.
B.Có diện tích bề mặt lá lớn.
C.Có phiến lá mỏng.
D.Có khí khổng tập trung chủ yếu ở mặt dưới của lá nên không chiếm mất diện tích hấp thụ ánh
sáng.
5. Dặn dò:
- Trả lời câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc trước bài mới.
20
VĂN PHƯỚC
PHIẾU HỌC TẬP .
Họ tên: .............................................. Lớp: ..........................
Bài tập 1: Nghiên cứu sách giáo khoa muc I.1, quan sát hình vẽ 7.2 SGK và hình 8.2 SGK chuẩn, hoàn
thành bảng sau:
Lá Cấu tạo Chức năng

I. Hình thái
Diện tích bề mặt lá
Phiến lá
Lớp biểu bì dưới
II. Giải phẫu
Hệ gân lá
Lớp Cutin
Lớp tế bào mô giậu
Lớp tế bào mô khuyết
Bài tập 2: Nghiên cứu sách giáo khoa muc II.2 và quan sát hình vẽ 7.2 SGK hoàn thành bảng sau:
Các bộ phận của Lục lạp Cấu tạo Chức năng
Màng
Các hạt (Grana)
Chất nền (Strôma)
Bài tập 3:
a. Nghiên cứu sách giáo khoa muc II.3 để hoàn thành bảng sau:
Nhóm sắc tố Loại sắc tố Thành phần hóa học Chức năng
Chính (Diệp lục)
Phụ (Carôtênôit)

b. Quan sát và phân tích hình 7.3 SGK để giải thích tại sai lá cây có màu xanh lục?
Đáp án phiếu học tập
Bài tập 1:
Lá Cấu tạo Chức năng
I. Hình thái
Diện tích bề mặt lá Lớn Hấp thụ các tia sáng
Phiến lá Mỏng Thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra dễ
dàng
Lớp biểu bì dưới Có nhiều khí khổng Thuận lợi cho khí CO
2

khuếch tán vào
dễ dàng
21
VĂN PHƯỚC
II. Giải phẫu
Hệ gân lá Vận chuyển nước và muối khoáng đến
tận từng tế bào
Lớp Cutin Ánh sáng xuyên qua dễ dàng
Lớp tế bào mô giậu Xếp sít nhau chứa các hạt
màu lục
Nhận được nhiều áng sáng
Lớp tế bào mô khuyết Có nhiều khoảng trống Thuận lợi cho khí khuếch tán vào dễ
dàng
Bài tập 2:
Các bộ phận của Lục lạp Cấu tạo Chức năng
Màng Kép Bao bọc tạo nên không gian giữa hai
màng
Các hạt (Grana) Gồm các hạt Tilacôit
chứa hệ sắc tố, các chất
truyền điện tử và trung
tâm phản ứng
Thực hiện pha sáng trong quang hợp
Chất nền (Strôma) Là thể keo nhớt, trong
suốt
Thực hiện pha tối trong quang hợp
Bài tập 3:
Nhóm sắc tố Loại sắc tố T.phần hóa học Chức năng
Chính (Diệp lục)
Diệp lục a C
55

H
72
O
5
N
4
Mg Hấp thụ áng sáng vàng, đỏ, xanh,
tím chuyển hóa thành năng lượng
Diệp lục b C
55
H
70
O
6
N
4
Mg
Phụ (Carôtênôit)
Carôten C
40
H
56
Hấp thụ ánh sáng, chuyển năng
lượng thu được cho diệp lục
Xantophyl C
40
H
56
O
n


(n: 1- 6)
22
VĂN PHƯỚC
Bài 8: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
I.Mục tiêu: Học xong bài này học sinh phải:
-Nêu được khái niệm hai pha của quang hợp.
-Trình bày được nội dung pha sáng với các phản ứng kích thích hệ sắc tố, phản ứng quang phân
ly nước, phản ứng quang hóa sơ cấp.
-Trình bày được bản chất của pha tối và vẽ được chu trình cố định CO
2
ở 3 nhóm thực vật C
3
, C
4
,
CAM.
-Phân biệt được các con đường cố định CO
2
của ba nhóm thực vật.
-Nhận thức được sự thích nghi kỳ diệu của thực vật với điều kiện môi trường.
II.Nội dung trọng tâm:
-Khái niệm hai pha của quang hợp.
-Pha sáng với quá trình oxy hóa nước.
-Pha tối với quá trình cố định CO
2
ở các nhóm thực vật C
3
, C
4

và CAM
III.Phương pháp dạy học: Quan sát, vấn đáp và thảo luận nhóm.
IV.Phương tiện dạy học: Sử dụng tranh vẽ, các sơ đồ, phiếu học tập.
V.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định tổ chức lớp.
2.Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Nêu vai trò của quá trình quang hợp và viết phương trình tổng quát?
Câu hỏi 2: Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
3.Bài mới:
Quang hợp là quá trình sinh lý có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của thực vật cũng như
toàn bộ sinh giới .Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta đi vào nghiên cứu bài 8: Quang hợp ở các
nhóm thực vật.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Tiểu kết
- GV: Treo tranh hình 8.1 ở SGK và cho học
sinh quan sát.
?1: Em hãy cho biết quá trình quang hợp
gồm mấy pha.
- GV: Nhận xét và bổ sung
?2: Vì sao quá trình quang hợp là quá trình
oxy hóa – khử.
- GV: Nhận xét và giải thích: Đây là quá
trình oxy hóa APG thành AlPG. Quá trình
này phải cung cấp lực khử, và năng lượng
(ATP, NADPH) từ pha sáng .
- GV: Cho học sinh quan sát hình 8.1 và kết
hợp nghiên cứu mục II.1 ở SGK.
?3: Nêu khái niệm pha sáng của quá trình
quang hợp.
- GV: Nhận xét và bổ sung  Khái niệm
?4: Pha sáng được thực hiện như thế nào.

- GV: Nhận xét và bổ sung.
- HS: Quan sát tranh vẽ.
- HS1: trả lời.
- HS2: trả lời.
-HS3: Nghiên cứu và trả
lời.
- HS4: Trả lời
- HS5: Lên bảng viết
I. Khái niệm về 2 pha của
quang hợp.
QH là một quá trình oxy
hóa - khử gồm hai pha: pha
sáng và pha tối.
II. Quang hợp ở các nhóm
thực vật:
1. Pha sáng:
- Khái niệm : (SGK)
- Các phản ứng của pha sáng:
+ Giai đoạn quang lý
23
VĂN PHƯỚC
- GV: Yêu cầu học sinh lên bảng viết
phương trình tổng quát của pha sáng.
?5: Sản phẩm của pha sáng sử dụng cho pha
tối là gì.
- GV: Qua phương trình pha sáng giải
phóng ATP, NADPH để làm nguyên liệu
cho pha tối.
- GV: Học sinh quan sát tranh hình 8.1 và
mục II.2 ở SGK.

?6: Nêu khái niệm pha tối của quá trình
quang hợp.
- GV: Nhận xét, bổ sung và hoàn chỉnh.
- GV: Pha sáng xảy ra giống nhau ở tất cả
các nhóm thực vật, còn pha tối khác nhau cơ
bản ở 3 nhóm thực vật (C
3
, C
4
, CAM)
- GV: Treo tranh hình 8.2, 8.3, 8.4 và giải
thích các chu trình cố định CO
2
của thực vật
C
3
, C
4
, CAM thông qua sơ đồ.
- GV: Cho HS quan sát tranh và kết hợp với
SGK để hoàn thành phiếu học tập.
- GV: Phát phiếu và chia nhóm.
+ Nhóm 1: Hoàn thành 1 và 2
+ Nhóm 2: Hoàn thành 3 và 4
+ Nhóm 3: Hoàn thành 5 và 6
- GV: Gọi đại diện nhóm lên hoàn thiện
từng phần.
- GV: Treo bảng phụ.
- GV: Chỉnh sửa và hoàn thiện kiến thức
theo bảng phụ

- GV: Qua hai pha đã học của quá trình
quang hợp.
?7: Hãy nêu mối liên hệ giữa hai pha.
- GV: Nhận xét và bổ sung: Pha tối và pha
sáng có mối quan hệ mật thiết với nhau vì
sản phẩm của pha sáng chính là nguyên liệu
của pha tối.
- GV: HS nghiên cứu bảng 8 ở SGK để biết
sự khác biệt giữa TV C
3
, C
4
, CAM
phương trình
- HS6: ATP và NADPH
- HS7: Trả lời.
- HS: Lắng nghe và tổng
hợp kiến thức.
- HS: Hoàn thành báo
cáo
- HS: Trả lời.
- HS: Nghiên cứu, so
sánh, tổng hợp.
+ Giai đoạn quang hóa
PTTQ:
12H
2
O + 18ADP + 18 Pvô cơ
+ 24NADP+ 18ATP +
24NADPH + 6O

2
2. Pha tối:
- Khái niệm: (SGK)
- Xảy ra:
+ Diễn ra ở chất nền của lục
lạp.
+ Pha này khác nhau cơ bản ở
các nhóm TV C
3
, C
4
, CAM
Phiếu học tập
Bảng phụ
III. Một số đặc điểm phân
biệt các nhóm thực vật C
3
,
C
4
, CAM
4.Củng cố:
Hãy chọn phương án đúng:
Câu 1: Sản phẩm của pha sáng là : Câu 2: Ti thể và lục lạp đều:
A) H
2
O, O
2
, ATP A) Tổng hợp ATP.
B) H

2
O, ATP, NADPH. B) Lấy electron từ H
2
O
C) O
2
, ATP, NADPH C) Khử NAD
+
thành NADH
D) ATP, NADPH, APG D) Giải phóng O
2
5.Dặn dò:
HS làm các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 6 trong SGK
Nghiên cứu trước bài mới.
24
VĂN PHƯỚC
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: ……………
Học sinh nghiên cứu hình 8.2, hình 8.3, hình 8.4 và mục II.2 ở SGK để trả lời vào phiếu sau:
Chỉ số so sánh QH ở TV C
3
QH ở TV C
4
QH ở TV CAM
1. Nhóm TV
2. Chất nhận CO
2
3. Sản phẩm đầu tiên
4. Thời gian cố định CO
2

5. Các tế bào QH của lá
6. Sự phân bố của lục lạp
BẢNG PHỤ
Chỉ số so sánh QH ở TV C
3
QH ở TV C
4
QH ở TV CAM
1. Nhóm TV
Đa số các loại TV
chủ yếu ở vùng ôn
đới và á nhiệt đới
như lúa, khoai,
sắn …
Một số TV nhiệt đới và
cận nhiệt đới như ngô,
mía, cỏ gấu …
Gồm các TV ở vùng sa
mạc như dứa, xương
rồng …
2. Chất nhận CO
2
RiDP (Ribôlôzơ
1-5 diP)
PEP
(Photphoenolpiruvat)
PEP
(Photphoenolpiruvat)
3. Sản phẩm đầu tiên APG (H/chất 3C) AOA (H/chất 4C) AOA (H/chất 4C)
4. Thời gian cố định

CO
2
Chỉ 1 giai đoạn
vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn đều vào
ban ngày
Giai đoạn 1 vào ban
đêm, giai đoạn 2 vào
ban ngày
5. Các tế bào QH của lá Tế bào nhu mô
Tế bào nhu mô và tế bào
bao bó mạch
Tế bào nhu mô
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×