Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tài liệu giáo án Mĩ thuật 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 78 trang )

Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
Tiết: 01 – Vẽ trang trí.


I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm, công dụng và phương pháp trang trí quạt
giấy.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn kiểu dáng, biết cách chọn họa tiết,
màu sắc phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của quạt. Sắp xếp bố cục hài hòa.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu vẻ đẹp của các đồ vật trong cuộc sống, phát
huy khả năng sáng tạo và tư duy trừu tượng.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một số mẫu quạt, bài vẽ của HS năm trước.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm họa tiết, chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Quạt giấy là vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống, nó có nhiều tiện ích rất
thiết thực. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí quạt giấy, hôm nay
thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí quạt giấy”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
6
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và
nhận xét.


- GV cho HS quan sát một số
mẫu quạt giấy có hình dáng và
cách trang trí khác nhau.
- Cho HS thảo luận và nêu
nhận xét về: Hình dáng, công
dụng, chất liệu và họa tiết
trang trí.
- GV cho HS quan sát một số
bài vẽ của HS năm trước và
phát biểu cảm nhận.
- GV tóm lại những đặc điểm
cơ bản của quạt giấy.
- HS quan sát một số
mẫu quạt giấy.
- HS thảo luận và nêu
nhận xét về: Hình
dáng, công dụng, chất
liệu và họa tiết trang trí
- HS quan sát bài vẽ và
nêu cảm nhận.
I/. Quan sát – nhận xét
- Quạt giấy là vật dụng quen
thuộc trong đời sống hàng ngày.
Quạt dùng để quạt mát, trang trí
nhà cửa hoặc dùng để biểu diễn
nghệ thuật. Quạt giấy có nhiều
hình dáng khác nhau, họa tiết
trang trí thường là hoa, lá, chim,
thú, phong cảnh… được sắp xếp
đối xứng hoặc sắp xếp tự do.

8
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS trang trí
quạt giấy.
* Hướng dẫn HS tạo dáng
quạt.
- GV cho HS xem một số mẫu
- HS xem một số mẫu
II/. Cách trang trí
1. Tạo dáng.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
1
TRANG TRÍ QUẠT GIẤY
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
quạt và gợi ý để HS lựa chọn
hình dáng quạt theo ý thích.
- GV vẽ minh họa. Nhắc nhở
HS chú ý đến tỷ lệ để quạt có
hình dáng thanh mảnh, nhẹ
nhàng.
* Hướng dẫn HS trang trí
quạt.
+ Hướng dẫn HS vẽ mảng.
- GV cho HS quan sát mẫu
quạt, yêu cầu HS nêu nhận xét
cụ thể về cách sắp xếp các
hình mảng trên quạt.

- GV vẽ minh họa, nhắc nhở
HS khi vẽ mảng cần phải có
mảng to, nhỏ, mảng chính,
phụ. Có thể sử dụng đường
diềm để trang trí cho quạt.
+ Hướng dẫn HS vẽ họa
tiết.
- GV cho HS quan sát và nêu
nhận xét về họa tiết trên các
mẫu quạt.
- GV gợi mở để HS lựa chọn
cách sắp xếp và họa tiết trang
trí cho quạt của mình.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét về màu
sắc ở một số mẫu quạt. Nhắc
nhở HS nên lựa chọn gam
màu nhẹ nhàng hay rực rỡ
phải tùy thuộc vào mục đích
sử dụng của quạt.
quạt và và lựa chọn
hình dáng quạt theo ý
thích.
- HS quan sát GV vẽ
minh họa.
- HS quan sát mẫu quạt
và nêu nhận xét cụ thể
về cách sắp xếp các
hình mảng trên quạt.

- Quan sát GV vẽ minh
họa.
- HS quan sát và nêu
nhận xét về họa tiết
trên các mẫu quạt.
- HS lựa chọn cách sắp
xếp và họa tiết trang trí
cho quạt của mình.
- HS quan sát và nêu
nhận xét về màu sắc ở
một số mẫu quạt.
2. Trang trí.
a. Vẽ mảng .
b. Vẽ họa tiết.

c. Vẽ màu.
26
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập
theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn
- HS làm bài tập.
III/. Bài tập.
- Tạo dáng và trang trí quạt giấy
theo ý thích.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
2

Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
thêm về bố cục, cách chọn và
sắp xếp họa tiết.
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của
học sinh ở nhiều mức độ khác
nhau và cho HS nêu nhận xét
và xếp loại theo cảm nhận của
mình.
- GV biểu dương những bài
vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho
những bài vẽ chưa hoàn
chỉnh.
- HS nêu nhận xét và
xếp loại bài vẽ theo
cảm nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Sơ luợc về MT thời Lê”, sưu tầm tranh ảnh về
MT thời Lê.
Tiết: 02 - Thường thức mĩ thuật.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được bối cảnh lịch sử và vài nét khái quát về mỹ thuật thời
Lê thông qua các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, chạm khắc trang trí, đồ gốm.

2/. Kỹ năng: Học sinh củng cố kiến thức về lịch sử, nhận biết được đặc điểm của mỹ thuật
Việt Nam qua từng triều đại phong kiến. Nâng cao kỹ năng đánh giá và cảm nhận tác phẩm.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái
độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lê.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Trang trí quạt giấy.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
3
SƠ LƯỢC VỀ MỸ THUẬT THỜI LÊ
(TK XV ĐẾN ĐẦU TK XVIII)
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã để
lại không ít những di tích, công trình mỹ thuật có giá trị. Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa dân tộc đó chúng ta cần phải biết được đặc điểm, giá trị nghệ thuật để có biện pháp giữ gìn,
bảo quản tốt hơn. Do đó hôm nay thầy cùng các em nghiên cứu bài “Sơ lược về mỹ thuật thời Lê từ
TK XV đến đầu TK XVIII”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
7

/
30
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
vài nét về bối cảnh lịch sử
- GV cho HS thảo luận và
nhắc lại kiến thức lịch sử
về: Lê Lợi đánh tan quân
Minh lập nên nhà Lê.
- GV phân tích những yếu
tố dẫn đến sự sụp đổ của
nhà Lê.
- GV cho HS nêu những
hiểu biết của mình về triều
đại nhà Lê
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS tìm hiểu
sơ lược về mỹ thuật thời
Lê.
- GV chia nhóm học tập và
giao nhiệm vụ.
Nhóm 1: Nêu đặc điểm cơ
bản và những công trình
kiến trúc thời Lê?
Nhóm 2: Nghệ thuật điêu
khắc thời Lê có gì nổi bật?
Nhóm3: Nêu những thành
tựu về chạm khắc trang trí
thời Lê?

Nhóm 4: Em biết gì về
nghệ thuật gốm thời Lê?
- GV cho các nhóm trình
bày kết quả thảo luận và
tóm lại nội dung bài học.
+ Nghệ thuật Kiến trúc:
- GV cho HS nêu những
công trình kiến trúc thời Lê
mà mình biết.
- Cho HS phát biểu cảm
- HS thảo luận và nhắc lại
kiến thức lịch sử về: Lê Lợi
đánh tan quân Minh lập nên
nhà Lê.
- HS nêu những hiểu biết
của mình về lịch sử thời
Lê.
- HS nhận nhiệm vụ thảo
luận nhóm.
- Các nhóm trình bày kết
quả thảo luận.
- HS nêu những công trình
kiến trúc thời Lê mà mình
biết.
- HS phát biểu cảm nhận về
I/. Vài nét về bối cảnh lịch
sử:
- Sau 10 năm kháng chiến
chống quân Minh thắng lợi, nhà
Lê đã xây dựng một nhà nước

phong kiến hoàn thiện với
nhiều chính sách tiến bộ, tạo
nên một xã hội thái bình, thịnh
trị.
- Tuy chế độ phong kiến tập
quyền được củng cố nhưng
cuối thời Lê nạn cát cứ vẫn xảy
ra trầm trọng làm triều Lê huy
hoàng bị sụp đổ.
II/. Sơ lược về mỹ thuật thời
Lê.
1. Nghệ thuật kiến trúc
a. Kiến trúc cung đình.
- Nhà Lê cho tu sửa lại kinh
thành Thăng Long. Bên trong
Hoàng Thành cho xây dựng và
sửa chữa nhiều công trình to
lớn như: Điện Kính Thiên, Cần
Chánh, Vạn Thọ… ngoài ra
Vua nhà Lê còn cho xây dựng
tại quê hương mình một cung
điện có quy mô to lớn với tên
gọi Lam Kinh.
b. Kiến trúc tôn giáo.
- Nhà Lê đề cao Nho giáo nên
cho xây dựng nhiều miếu thờ
Khổng Tử và trường dạy Nho
học. Đến thời Lê Trung Hưng
nhiều ngôi chùa được sửa chữa
và xây dựng mới như: chùa

Keo, chùa Thiên Mụ, chùa Mía,
chùa Thầy…

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
4
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
nhận về 1 công trình cụ thể.
- GV giới thiệu tổng quát
về kiến trúc thời Lê.
+ Nghệ thuật điêu khắc
và chạm khắc trang trí.
- GV cho HS nêu những tác
phẩm điêu khắc thời Lê
mình biết. Phát biểu cảm
nhận về tác phẩm đó.
- GV phân tích trên tranh
và tóm lại những đặc điểm
cơ bản của nghệ thuật điêu
khắc thời Lê.
- GV cho HS quan sát
những tác phẩm chạm khắc
trang trí. Yêu cầu HS nhận
xét về họa tiết trên các tác
phẩm đó. GV dựa vào tranh
ảnh phân tích đặc điểm và
giá trị nghệ thuật của các
bức chạm khắc gỗ đình
làng.
+ Nghệ thuật Gốm.

- GV cho HS nhắc lại đặc
điểm của gốm thời Lý,
Trần.
1 công trình cụ thể.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
- HS nêu những tác phẩm
điêu khắc thời Lê mình
biết. Phát biểu cảm nhận về
tác phẩm đó.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
- HS quan sát những tác
phẩm chạm khắc trang trí
và nhận xét về họa tiết trên
các tác phẩm đó.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
- HS nhắc lại đặc điểm của
2. Nghệ thuật điêu khắc và
chạm khắc trang trí.
a. Nghệ thuật điêu khắc.
- Tượng đá tạc người, thú vật
được tạc nhiều và gần với nghệ
thuật dân gian. Tượng rồng tạc
nhiều ở các thành, bậc điện, các
bia đá.
- Tượng Phật bằng gỗ được tạc
rất tinh tế đạt đến chuẩn mực
như: Quan Âm nghìn mắt nghìn

tay, Phật nhập nát bàn...
b. Chạm khắc trang trí.
- Thời Lê có nhiều chạm khắc
trên đá ở các bậc cửa, bia đá
với nét uyển chuyển, rõ ràng.
- Ở các đình làng có nhiều bức
chạm khắc gỗ miêu tả cảnh sinh
hoạt của nhân dân rất đẹp về
nghệ thuật.
3. Nghệ thuật Gốm.
- Gốm thời Lê kế thừa những
tinh hoa của Gốm thời Lý,

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
5
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- Dựa vào tranh ảnh GV
phân tích nét đặc sắc của
gốm thời Lê, nhấn mạnh về
nét dân gian của gốm.
+ Đặc điểm của mỹ thuật
thời Lê.
- GV yêu cầu HS nhắc lại
những đặc điểm chính của
các loại hình nghệ thuật.
- GV tổng hợp và nêu đặc
điểm chính của mỹ thuật
thời Lê.
gốm thời Lý, Trần.

- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
- HS nhắc lại những hính
của các loại hình nghệ
thuật.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
Trần. Phát triển được nhiều loại
men quý hiếm như: Men ngọc,
hoa nâu, men trắng, men
xanh… đề tài trang trí rất
phong phú mang đậm nét dân
gian hơn nét cung đình.
4. Đặc điểm của mỹ thuật thời
Lê.
- Mỹ thuật thời Lê kế thừa
những tinh hoa của mỹ thuật
thời Lý, Trần, vừa mang tính
dân gian đậm đà bản sắc dân
tộc, đạt đến đỉnh cao về nội
dung lẫn hình thức thể hiện.
3
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nhắc lại kiến
thức bài học, đồng thời
tuyên dương những cá nhân
có tinh thần học tập tốt,
những nhóm thảo luận tích

cực và sôi nổi.
HS nhắc lại kiến thức bài
học
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi trong SGK.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “VTĐT: Phong cảnh”, sưu tầm tranh ảnh về phong
cảnh mùa hè ở các vùng miền trong đất nước ta.
Tiết: 03 – Vẽ tranh.

I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của cảnh vật mùa hè. Biết cách vẽ tranh
phong cảnh.
2/. Kỹ năng: Học sinh linh hoạt trong việc nhận xét và sử dụng hình tượng. Hoàn thiện kỹ
năng bố cục tranh, sử dụng màu sắc có tình cảm, phù hợp với chủ đề.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, rèn luyện thói quan quan sát,
khám phá thiên nhiên, hình thành phong cách làm việc khoa học, lôgích.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về phong cảnh mùa hè và các mùa khác, bài vẽ của HS năm trước,
tác phẩm của một số họa sĩ.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh phong cảnh, chì tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
6
ĐỀ TÀI: PHONG CẢNH MÙA HÈ
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
1/. Ổn định tổ chức: (1

/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV cho HS nêu một số đặc điểm của MT Thời Lê.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Thiên nhiên có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Cảnh vật thiên nhiên luôn thay đổi
theo từng mùa, để giúp các em nhận biết được đặc điểm và nắm bắt được phương pháp vẽ tranh về
phong cảnh mùa hè, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài” Phong cảnh mùa hè”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
5
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm và chọn
nội dung đề tài.
- GV cho HS xem một số
tranh về phong cảnh từng
mùa. Yêu cầu HS nêu được sự
khác nhau giữa phong cảnh
từng mùa đó.
- GV phân tích về cảnh vật
của từng vùng, miền khác
nhau để HS tránh nhầm lẫn
khi sắp xếp hình tượng.
- GV gợi ý và yêu cầu HS nêu
lên góc độ vẽ tranh mình yêu
thích.
- HS quan sát một số tranh
về phong cảnh từng mùa và

nêu sự khác nhau giữa
phong cảnh từng mùa đó.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
-HS nêu lên góc độ vẽ tranh
mình yêu thíc
I/. Tìm và chọn nội dung
đề tài
- Phong cảnh mùa hè vô
cùng tươi sáng và rực rỡ sắc
màu. Ta có thể vẽ được
nhiều tranh về đề tài này
như: Tắm biển, mùa hè trên
thảo nguyên, thả diều trên
cánh đồng, sắc hồng của
cảnh vật vào hạ…
8
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Hướng dẫn HS phân
mảng chính phụ.
- Cho HS quan sát bài vẽ mẫu
và yêu cầu các em nêu nhận
xét về cách sắp xếp các hình
mảng trong tranh.
- GV chốt lại ý kiến của HS
và nhắc nhở lại cho HS một
số cách bố cục và sự hợp lý
của hình mảng trong tranh.

- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ hình
tượng.
- Cho HS nhận xét về hình
tượng trong bài vẽ mẫu.
- Nhắc nhở HS khi chọn hình
tượng cần chú ý đến sự ăn ý,
bổ sung lẫn nhau làm nội bật
chủ đề của hình tượng chính
và phụ.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và
nêu nhận xét về cách sắp
xếp các hình mảng trong
tranh.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS nhận xét về hình tượng
trong bài vẽ mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
II/. Cách vẽ
1. Phân mảng chính phụ.
2. Vẽ hình tượng.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
7
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- Cho HS nêu vài ví dụ về

hình tượng chính phụ mà
mình chọn.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS quan sát bài vẽ
mẫu.
- GV cho HS thảo luận, nêu
nhận xét cụ thể về màu sắc
đặc trưng của mùa hè.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ màu
cần vẽ theo cảm xúc, chú ý
đến sắc độ chung của toàn bài.
- HS nêu vài ví dụ về hình
tượng chính phụ mà mình
chọn.
- Quan sát GV vẽ minh họa.
- HS quan sát bài vẽ mẫu.
- HS thảo luận và nêu nhận
xét cụ thể về màu sắc đặc
trưng của mùa hè.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
3. Vẽ màu.
24
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập
theo đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn

thêm về cách bố cục và cách
diễn tả hình tượng.
- Học sinh làm bài tập theo
nhóm.
III/. Bài tập.
- Vẽ tranh – Đề tài: Phong
cảnh mùa hè.
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của
học sinh ở nhiều mức độ khác
nhau và cho HS nêu nhận xét
và xếp loại theo cảm nhận của
mình.
- GV biểu dương những bài
vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho
những bài vẽ chưa hoàn
chỉnh.
- HS nêu nhận xét và xếp
loại bài vẽ theo cảm nhận
của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Tạo dáng và trang trí chậu cảnh”, sưu tầm tranh
ảnh về chậu cảnh, chì, tẩy, màu, vở bài tập.


Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
8
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
:
Tiết: 04 – Vẽ trang trí.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm và phương pháp tiến hành tạo dáng và
trang trí chậu cảnh
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận xét và chọn kiểu dáng, tạo được chậu
cảnh có kiểu dáng mềm mại, sử dụng họa tiết và màu sắc hài hòa.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật thông dụng
trong cuộc sống.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Ảnh chụp một số chậu cảnh, bài vẽ của HS năm trước.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm ảnh chụp chậu cảnh. Chì, tẩy, màu, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Vẽ tranh Phong cảnh mùa hè.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Chậu cảnh là vật dụng rất quen thuộc trong cuộc sống, nó có nhiều tiện ích rất
thiết thực. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và phương pháp trang trí chậu cảnh, hôm nay
thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Trang trí chậu cảnh”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS

NỘI DUNG
6
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và
nhận xét.
- GV cho HS xem hình ảnh về
một số mẫu chậu cảnh và yêu
cầu HS thảo luận nhóm: “Nêu
đặc điểm, họa tiết, cách trang
trí, màu sắc, công dụng và sự
cần thiết của chậu cảnh trong
trang trí nhà cửa”.
- Cho HS trình bày kết quả thảo
luận.
- GV tổng kết ý kiến của HS và
nhấn mạnh một số đặc điểm
chính của chậu cảnh.
- HS quan sát tranh ảnh
và tiến hành thảo luận
nhóm.
- HS trình bày kết quả
thảo luận.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
I/. Quan sát – nhận xét
- Chậu cảnh là vật dụng trang
trí nhà cửa quen thuộc. Chậu
cảnh rất đa dạng và phong phú
về hình dáng, họa tiết trang trì

thường là hoa, lá, chim, thú,
phong cảnh, cảnh sinh hoạt…
được trang trí một phần hoặc
khắp lượt, màu sắc thường
trang nhã,

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
9
TẠO DÁNG
VÀ TRANG TRÍ CHẬU CẢNH
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
10
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS tạo dáng và
trang trí chậu cảnh.
* Hướng dẫn HS tạo dáng.
+ Hướng dẫn HS vẽ khung
hình.
- GV cho HS nhận xét về hình
dáng chung của một số chậu
cảnh. Qua đó gợi ý để các em
thấy được hình dáng của chậu
tùy thuộc vào sở thích của mình
nhưng phải đảm bảo tính cân
đối, trang nhã, nhẹ nhàng.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS xác định tỷ
lệ.

- GV cho HS nêu nhận xét về tỷ
lệ các bộ phận trên chậu cảnh.
Nhắc nhở HS khi vẽ cần chú ý
đến tỷ lệ các phần để bài vẽ cân
đối, nhẹ nhàng.
- GV vẽ minh họa một số hình
về xác định tỷ lệ chuẩn và chưa
chuẩn. Cho HS nhận xét.
+ Hướng dẫn HS hoàn chỉnh
hình.
- Cho HS nhận xét về hình
dáng chung của chậu cảnh
(Miệng, thân, đế).
- GV vẽ minh họa, nhắc nhở
HS chú ý đến các nét cong,
đường lượn của miệng chậu,
thân chậu để bài vẽ có hình
dáng đẹp.
* Hướng dẫn HS trang trí
chậu cảnh.
+ Hướng dẫn HS vẽ mảng.
- GV cho HS quan sát một số
bài vẽ mẫu và yêu cầu các em
nêu nhận xét của mình về cách
sắp xếp hình mảng trên bài vẽ
mẫu.
- GV cho HS xem một số cách
sắp xếp mảng khác nhau để HS
chọn lựa kiểu bố cục yêu thích.
GV vẽ minh họa.

+ Hướng dẫn HS vẽ họa tiết.
- HS nhận xét về hình
dáng chung của một số
chậu cảnh để thấy được
hình dáng của chậu tùy
thuộc vào sở thích của
mình.
- Quan sát GV vẽ minh
họa.
- HS nêu nhận xét về tỉ
lệ các bộ phận trên chậu
cảnh.
- Quan sát GV vẽ minh
họa. Nhận xét về những
hình vẽ của GV
- HS nhận xét về hình
dáng chung của chậu
cảnh (Miệng, thân, đế).
- Quan sát GV vẽ minh
họa.
- HS quan sát một số bài
vẽ mẫu và nêu nhận xét
về cách sắp xếp hình
mảng trên bài vẽ mẫu.
- HS xem một số cách
sắp xếp mảng khác nhau
và chọn lựa kiểu bố cục
yêu thích.
II/. Cách tạo dáng và trang
trí chậu cảnh.

1. Tạo dáng.
a. Vẽ khung hình – kẻ trục
b. Xác định tỷ lệ
c. Hoàn chỉnh hình.
2. Trang trí.
a. Vẽ mảng
b. Vẽ họa tiết.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
10
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- GV cho HS quan sát một số
bài vẽ mẫu và yêu cầu các em
nêu nhận xét của mình về họa
tiết trên bài vẽ mẫu.
- GV phân tích về cách vẽ họa
tiết để HS thấy được việc vẽ
họa tiết cần phải chú ý đến
đường nét và độ to nhỏ của họa
tiết nhằm tạo cho bài vẽ có
phong cách riêng. GV vẽ minh
họa.
- Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS xem tranh và yêu
cầu HS nêu nhận xét về màu
sắc trong chậu cảnh.
- GV dựa vào tranh ảnh phân
tích cho HS thấy được đặc
trưng về màu sắc trong trang trí

chậu cảnh để từ đó HS chọn lựa
gam màu theo ý thích. Nhắc
nhở HS nên lựa chọn gam màu
tươi sáng, nhẹ nhàng.
- HS quan sát một số bài
vẽ mẫu và nhận xét về
họa tiết trên bài vẽ mẫu.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài và vẽ minh họa.
- HS xem tranh và nhận
xét về màu sắc trong
chậu cảnh.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
c. Vẽ màu
21
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV cho HS làm bài tập theo
nhóm (Xé dán giấy). Nhắc nhở
HS làm bài tập theo đúng
phương pháp. Quan sát và
hướng dẫn thêm về cách bố cục
và cách vẽ hình.
- HS làm bài tập theo
nhóm (Xé dán giấy).
III/. Bài tập.
- Tạo dáng và trang trí chậu
cảnh theo ý thích.

3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của
học sinh ở nhiều mức độ khác
nhau và cho HS nêu nhận xét
và xếp loại theo cảm nhận của
mình.
- GV biểu dương những bài vẽ
đẹp, nhắc nhở, góp ý cho
những bài vẽ chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu nhận xét và xếp
loại bài tập theo cảm
nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
11
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Một số công trình MT thời Lê”, sưu tầm tranh
ảnh về MT thời Lê.

Tiết: 05 – Thường thức mĩ thuật.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của một số công trình

mỹ thuật thời Lê.
2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua
từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và cảm nhận tác phẩm.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái
độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về các tác phẩm mỹ thuật thời Lê.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tìm hiểu khái quát về MT thời Lê, để hiểu sâu sắc hơn
về các tác phẩm MT giai đoạn này, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Một số
công trình MT thời Lê”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
15
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu về
nghệ thuật kiến trúc.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu về
Chùa Keo (Thái Bình)

- GV cho HS quan sát ảnh
chụp về chùa Keo. Cho HS nêu
những hiểu biết của mình về
ngôi chùa này.
- GV phân tích trên tranh ảnh
làm nổi bật về đặc điểm, quy
mô, cách sắp xếp các công trình
kiến trúc của chùa Keo.
- GV cho HS quan sát ảnh chụp
về gác chuông chùa Keo. Yêu
cầu HS nêu cảm nhận của mình
về công trình này.
- HS quan sát ảnh
chụp về chùa Keo và
nêu những hiểu biết
của mình về ngôi
chùa này.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
- HS quan sát ảnh
chụp về gác chuông
chùa Keo và nêu cảm
nhận của mình về
I/. Kiến trúc.
* Chùa Keo (Thái Bình)
- Được xây dựng từ thời Lý, sau
đó được tu sửa lớn vào thế kỷ
XVII. Chùa Keo gồm 154 gian
(hiện còn 128 gian) được xây
dựng theo thứ tự nối tiếp nhau:

Tam quan nội, Khu tam bảo thờ
Phật, khu điện thờ Thánh và cuối
cùng là gác chuông. Các công
trình luôn thay đổi độ cao tạo
nên nhịp điệu uyển chuyển của
các độ gấp mái trong không gian.
- Gác chuông chùa Keo gồm 4
tầng, cao 12m là công trình kiến
trúc bằng gỗ tiêu biểu, chính xác
về kết cấu, đẹp về hình dáng,
xứng đáng là niềm tự hào của

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
12
MỘT SỐ CÔNG TRÌNH
MỸ THUẬT THỜI LÊ
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- GV tổng kết ý kiến và nhấn
mạnh về sự thanh thoát của
hình dáng chung và các tầng
mái là tiêu biểu của gác chuông
chùa Keo.
công trình này.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
kiến trúc cổ Việt Nam.
22
/
HOẠT ĐỘNG 2:

Hướng dẫn HS tìm hiểu về
nghệ thuật điêu khắc và chạm
khắc trang trí.
- GV cho HS xem ảnh chụp về
pho tượng. Yêu cầu HS nêu
nhận xét của mình về pho
tượng. Nêu những hiểu biết của
mình về pho tượng này đồng
thời nêu những pho tượng khác
mà mình biết.
- GV gợi ý cho HS phân tích
giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật
của pho tượng.
- Dựa trên tranh ảnh, GV tập
trung phân tích về hình dáng,
cách sắp xếp các chi tiết để HS
thấy được sự tài tình của các
nghệ nhân xưa
- GV cho HS quan sát tranh ảnh
về hình tượng con Rồng.
- Cho HS nhắc lại những đặc
điểm chính của con Rồng thời
Lý, Trần. Qua đó hướng HS đi
đến so sánh hình Rồng thời Lý,
Trần so với Rồng thời Lê.
- GV tóm lại và nhấn mạnh một
số đặc điểm tiêu biểu của hình
Rồng thời Lê.
- HS xem ảnh chụp về
pho tượng và nêu

nhận xét của mình về
pho tượng.
- HS nêu những pho
tượng khác mà mình
biết.
- HS tập phân tích giá
trị thẩm mỹ và nghệ
thuật của pho tượng.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
- HS quan sát tranh
ảnh về hình tượng con
Rồng.
- HS nhắc lại những
đặc điểm chính của
con Rồng thời Lý,
Trần và đi đến so
sánh hình Rồng thời
Lý, Trần so với Rồng
thời Lê.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
II/. Điêu khắc và chạm khắc
trang trí.
1. Điêu khắc
* Tượng Phật bà Quan Âm nghìn
mắt nghìn tay (Chùa Bút Tháp –
Bắc Ninh)
- Tượng được tạc vào năm 1656,
toàn bộ pho tượng cao 3.7m gồm

2 phần: phần tượng và bệ tượng.
- Tượng được diễn tả ngồi xếp
bằng với 42 tay lớn và 952 tay
nhỏ. Các cánh tay lớn đưa lên
như đóa sen nở, các cánh tay nhỏ
tạo thành những vòng hào quang.
Toàn bộ pho tượng là một thể
thống nhất trông rất thuận mắt,
mang vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa.
2. Hình Rồng trên các bia đá.
- Hình Rồng thời Lê xuất hiện
nhiều trên các bia đá, nằm cạnh
các họa tiết như: Sóng nước, hoa
lá…Rồng thời Lê trông dáng vẻ
mạnh mẽ, có phần tái hiện của
Rồng thời Lý, Trần.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
13
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
3
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV cho HS nêu cảm nhận về
các công trình mỹ thuật thời Lê,
nêu trách nhiệm của mình trong
việc giữ gìn và phát huy các giá
trị nghệ thuật của dân tộc.

- GV nhận xét về tinh thần học
tập của lớp,đồng thời tuyên
dương những cá nhân có tinh
thần học tập tốt, nhóm thảo
luận tích cực và sôi nổi.
- HS nêu cảm nhận và
trách nhiệm của mình
trong việc giữ gìn và
phát huy các giá trị
nghệ thuật của dân
tộc.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà học bài theo câu hỏi SGK.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Trình bày khẩu hiệu”, chuẩn bị một số mẫu chữ
đẹp, chì, tẩy, màu, vở bài tập.

Tiết: 06 – Vẽ trang trí.

I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được ý nghĩa, nội dung, kiểu chữ và cách trình bày một
câu khẩu hiệu.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc lựa chọn nội dung, sắp xếp dòng chữ, thể hiện
bài vẽ có bố cục chặt chẽ, hoàn thiện kỹ năng kẻ chữ và sắp xếp chữ thành hàng.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, hiểu rõ những giá trị mà mỹ thuật đem lại cho đời
sống hàng ngày.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một số mẫu khẩu hiệu, một số kiểu chữ.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm kiểu chữ, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.

III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV cho HS xem tranh và trình bày đặc điểm của các tác phẩm MT
thời Lê.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Khẩu hiệu là một hình thức trang trí quen thuộc trong cuộc sống, có nhiệm vụ cổ
động, động viên mọi người thực hiện một nhiệm vụ, mục tiêu nào đó. Để giúp các em nắm bắt
được đặc điểm và phương pháp trang trí một câu khẩu hiệu, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau
nghiên cứu bài “Trình bày khẩu hiệu”.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
14
TRÌNH BÀY KHẨU HIỆU
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận
xét.
- GV cho HS quan sát một số mẫu
khẩu hiệu có nội dung và cách

trang trí khác nhau.
- Cho HS nêu nhận xét về: Kích
thước, nội dung, cách trình bày,
kiểu chữ.
- GV tóm lại những đặc điểm
chính của khẩu hiệu.
- GV cho HS quan sát một số câu
khẩu hiệu trình bày đẹp và chưa
đẹp để các em nhận xét.
- HS quan sát một số
mẫu khẩu hiệu có nội
dung và cách trang trí
khác nhau.
- HS nêu nhận xét về:
Kích thước, nội dung,
cách trình bày, kiểu chữ.
- HS quan sát một số câu
khẩu hiệu trình bày đẹp
và chưa đẹp và nêu nhận
xét.
I/. Quan sát – nhận xét.
- Khẩu hiệu thường được
trình bày trên vải, giấy,
tường… mang nội dung
ngắn gọn nhằm tuyên
truyền, cổ vũ mọi người
thực hiện một mục tiêu,
nhiệm vụ nào đó. Khẩu
hiệu thường được trình bày
trên băng dài hoặc hình chữ

nhật đứng… và phù hợp
với vị trí đặt nó.
10
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách trình bày
khẩu hiệu.
+ Hướng dẫn HS sắp xếp chữ
thành dòng.
- GV cho HS xem một số cách xếp
chữ trong dòng hợp lý và không
hợp lý để HS nhận ra việc xếp
chữ thành dòng phải đảm bảo nội
dung rõ ràng và thẩm mỹ.
- GV phân tích đặc điểm và ý
nghĩa của khẩu hiệu để HS hình
dung ra việc chọn kiểu chữ và
tách dòng, tách đoạn cho hợp lý,
có nội dung rõ ràng.
+ Hướng dẫn HS sắp xếp mảng
chữ, mảng hình.
- GV cho HS xem một số cách xếp
mảng chữ và hình đẹp và chưa
đẹp. Yêu cầu HS nhận ra cách xếp
đẹp và chưa đẹp.
- GV vẽ minh họa cách xếp mảng
hợp lý.
+ Hướng dẫn HS vẽ khoảng
cách các chữ.
- GV hướng dẫn trên bảng về cách

chia chữ cho kích thước của khẩu
hiệu. Nhắc nhở HS khi vẽ cần chú
ý đến độ to, nhỏ của các chữ để vẽ
khoảng cách cho phù hợp.
- HS xem một số cách
xếp chữ trong dòng và
nêu nhận xét về cách xếp
chữ hợp lý và không hợp
lý.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
- HS xem một số cách
xếp mảng chữ và hình
đẹp và chưa đẹp và nêu
nhận xét cụ thể.
- Quan sát GV vẽ minh
họa.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
II/. Cách trình bày khẩu
hiệu.
1. Chọn kiểu chữ và sắp
xếp chữ thành dòng.
2. Sắp xếp mảng chữ,
mảng hình.
3. Vẽ khoảng cách các
chữ.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
15

Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- Cho HS quan sát tranh ảnh về
một số cách vẽ khoảng cách giữa
các chữ hợp lý và chưa hợp lý.
Yêu cầu HS nhận ra chỗ đúng và
chỗ sai.
+ Hướng dẫn HS vẽ chữ, vẽ
hình.
- Cho HS xem tranh và yêu cầu
HS nhận xét về kiểu chữ và hình
ảnh minh họa.
- GV vẽ minh họa cách vẽ chữ và
vẽ hình vào mảng đã chia. Nhắc
nhở HS khi vẽ cần chú ý đến sự
thống nhất của chữ và kích thước
của các chữ có thể to, nhỏ khác
nhau làm cho khẩu hiệu có bố cục
chặt chẽ và sinh động.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nhận xét màu sắc ở
một số mẫu khẩu hiệu.
- GV phân tích cách chọn màu phù
hợp với nội dung và đặc điểm của
khẩu hiệu.
- HS quan sát tranh ảnh
về một số cách vẽ
khoảng cách giữa các
chữ hợp lý và chưa hợp
lý và nhận ra chỗ đúng,

chỗ sai.
- HS xem tranh nhận xét
về kiểu chữ và hình ảnh
minh họa.
- Quan sát GV vẽ minh
họa.
- HS nhận xét màu sắc ở
một số mẫu khẩu hiệu.
- Quan sát GV hướng
dẫn bài.
4. Vẽ chữ, vẽ hình.
5. Vẽ màu.
21
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nhắc nhở HS làm bài tập
theo đúng phương pháp. Quan sát
và hướng dẫn thêm về cách bố
cục, cách chia chữ và cách vẽ chữ.
- HS làm bài tập.
Bài tập : Em hãy trình bày
câu khẩu hiệu : “ Tiên học
lễ , hậu học văn”
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học
sinh ở nhiều mức độ khác nhau và

cho HS nêu nhận xét và xếp loại
theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ
đẹp, nhắc nhở, góp ý cho những
bài vẽ chưa hoàn chỉnh
- HS nêu nhận xét và xếp
loại bài vẽ theo cảm
nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
16
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Tĩnh vật (Lọ hoa và quả – Tiết 1: Vẽ hình)”, sưu
tầm tranh Tĩnh vật, chuẩn bị vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.


Tiết: 07 – Vẽ theo mẫu.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của tranh Tĩnh vật và phương pháp vẽ Tĩnh
vật.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc sắp xếp vật mẫu, nhận xét tinh tế, thể hiện bài
vẽ có tình cảm, có phong cách riêng.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thích vẻ đẹp của tự nhiên và vẻ đẹp của tranh
tĩnh vật. Hình thành lề lối làm việc khoa học, phát huy khả năng sáng tạo.


II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Một số tranh tĩnh vật của họa sĩ và bài vẽ của học sinh, vật mẫu vẽ theo
nhóm.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh tĩnh vật. Chì tẩy, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Trình bày khẩu hiệu.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tĩnh vật là một loại tranh diễn tả rất rõ nét tình cảm của người vẽ thông qua các
đồ vật quen thuộc trong cuộc sống. Để giúp các em hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này và nắm
bắt phương pháp vẽ tranh Tĩnh vật, hôm nay thầy trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “VTM:
Tĩnh vật (Lọ hoa và quả – Tiết 1: Vẽ hình)”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
6
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và
nhận xét.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và tiến
hành sắp xếp một vài cách khác
nhau để HS chọn ra cách sắp xếp
đẹp nhất.
- GV phát mẫu cho các nhóm và
hướng dẫn HS xếp mẫu sao cho
có độ đậm nhạt giữa lọ và quả,

có vật trước, vật sau để tạo
không gian, có phần che khuất
hay hở ra sao cho hợp lý.
- GV gợi ý để HS quan sát và
nhận xét về: Hình dáng, vị trí, tỷ
lệ, độ đậm nhạt.
- HS quan sát GV giới thiệu
và xếp mẫu. Nêu nhận xét về
cách xếp mẫu của GV.
- HS nhận mẫu và tiến hành
thảo luận trong nhóm để
thống nhất cách trình bày hợp
lý nhất.
- HS quan sát và nhận xét về:
Hình dáng, vị trí, tỷ lệ, độ
đậm nhạt.
I/. Quan sát và nhận
xét.
- Hình dáng của lọ và
quả (Vật mẫu có đặc
điểm gì)
- Vị trí của vật mẫu.
- Tỷ lệ của vật mẫu.
- Độ đậm nhạt chính
của vật mẫu.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
17
TĨNH VẬT (LỌ VÀ QUẢ)
Tiết 1: Vẽ hình

Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
- GV cho HS nêu nhận xét về
mẫu vẽ ở nhóm mình.
- HS nêu nhận xét về mẫu vẽ
ở nhóm mình.
8
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ.
+ Hướng dẫn HS vẽ khung
hình.
- GV cho HS nêu hình dáng của
khung hình chung ở mẫu vẽ của
nhóm mình.
- GV nhắc nhở HS khi vẽ cần
chú ý đến tỷ lệ giữa chiều cao và
chiều ngang để vẽ hình cho
đúng. GV gợi ý để HS tiếp tục so
sánh tỷ lệ của lọ và quả để tìm ra
tỷ lệ khung hình riêng cho từng
vật.
- GV vẽ minh họa.
+ Hướng dẫn HS xác định tỷ
lệ và vẽ nét cơ bản.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ vật
mẫu rồi so sánh tỷ lệ các bộ phận
với nhau để tìm ra tỷ lệ đúng
nhất và giống với mẫu vẽ. Đồng
thời so sánh tỷ lệ các bộ phận

giữa lọ và quả để có tỷ lệ chung
của toàn bài vẽ chính xác.
- GV gợi ý để HS nêu nhận xét
về đường nét tạo dáng của vật
mẫu. GV vẽ minh họa hướng
dẫn HS nối các tỷ lệ lại với nhau
bằng nét thẳng mờ để tạo ra hình
dáng cơ bản của mẫu. Nhắc HS
khi vẽ luôn quan sát mẫu để vừa
vẽ vừa điều chỉnh tỷ lệ cho chính
xác.
+ Hướng dẫn HS vẽ chi tiết.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ
mẫu và để vẽ nét chi tiết giống
với mẫu. Nhắc nhở HS luôn
quan sát để chỉnh sửa lại hình, tỷ
lệ làm cho bài vẽ giống với mẫu
hơn và có bố cục chặt chẽ. - GV
vẽ minh họa hướng dẫn thêm
cho HS về việc diễn tả đường nét
có đậm có nhạt làm cho bài vẽ
có tình cảm và trông nhẹ nhàng.
- HS nêu hình dáng của khung
hình chung ở mẫu vẽ của
nhóm mình.
- HS quan sát GV hướng dẫn
bài và quan sát mẫu để xác
định tỷ lệ của khung hình
riêng từng vật mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa.

- HS quan sát kỹ vật mẫu, so
sánh tỷ lệ các bộ phận với
nhau để tìm ra tỷ lệ đúng nhất.
So sánh tỷ lệ các bộ phận giữa
lọ và quả để có tỷ lệ chung
của toàn bài vẽ.
- HS nêu nhận xét về đường
nét tạo dáng của vật mẫu.
- Quan sát GV vẽ minh họa và
hướng dẫn bài.
- HS quan sát kỹ mẫu và nhận
xét chi tiết về đường nét tạo
dáng của mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ
nét chi tiết có đậm, có nhạt.
II/. Cách vẽ.
1. Vẽ khung hình.
2. Xác định tỷ lệ và vẽ
nét cơ bản.
3. Vẽ chi tiết.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
18
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
23
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nhắc nhở HS làm bài tập

theo đúng phương pháp. Quan
sát và hướng dẫn thêm về cách
bố cục, cách xác định tỷ lệ, cách
vẽ nét, vẽ hình, vẽ đường nét có
đậm có nhạt.
- Nhắc nhở HS luôn quan sát
mẫu để vẽ hình cho chính xác.
- HS làm bài tập theo nhóm.
III/. Bài tập.
Vẽ Tĩnh vật (Lọ và
quả) Tiết 1 - Vẽ hình.
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học
sinh ở nhiều mức độ khác nhau
và cho HS nêu nhận xét về bố
cục, cách vẽ hình và diễn tả
đường nét. Yêu cầu HS xếp loại
bài vẽ theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài
vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho
những bài vẽ chưa hoàn
chỉnh.
- HS nêu nhận xét bài tập về
bố cục, cách vẽ hình và diễn
tả đường nét. Xếp loại bài vẽ
theo cảm nhận của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1

/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà vẽ Tĩnh vật theo ý thích.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Tĩnh vật (Lọ hoa và quả – Tiết 2: Vẽ đậm nhạt)”,
sưu tầm tranh Tĩnh vật, chuẩn bị vật mẫu, chì, tẩy, vở bài tập.


Tiết: 08 – Vẽ theo mẫu.
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm màu sắc của mẫu và màu sắc trong tranh
Tĩnh vật. Nắm bắt phương pháp vẽ màu trong tranh Tĩnh vật.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc nhận biết màu sắc, biết lựa chọn màu hợp lý,
hài hòa, thể hiện bài vẽ có phong cách và sắc thái tình cảm riêng.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
19
TĨNH VẬT (LỌ VÀ QUẢ)
Tiết 2: Vẽ màu
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu thiên nhiên, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh
Tĩnh vật.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh Tĩnh vật của họa sĩ và bài vẽ của HS năm trước, hình gợi ý cách vẽ
màu, vật mẫu để HS vẽ theo nhóm.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh Tĩnh vật. Chì , tẩy, màu vẽ, vở bài tập.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh

2/. Kiểm tra bài cũ:
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã tiến hành vẽ hình lọ hoa và quả. Để tiếp tục hoàn thiện
bài vẽ này và nắm bắt được đặc điểm về màu sắc trong tranh tĩnh vật, hôm nay thầy, trò chúng ta
lại tiếp tục cùng nhau nghiên cứu bài ”Tĩnh vật (Lọ hoa và quả) Tiết 2: Vẽ màu”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
6
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS quan sát và nhận
xét.
- GV giới thiệu một số tranh Tĩnh
vật để HS quan sát và nêu cảm
nhận vẻ đẹp về: Bố cục, hình ảnh,
màu sắc trong tranh Tĩnh vật.
- GV phân tích trên tranh để HS
nhận ra việc dùng màu trong tranh
Tĩnh vật cần có cảm xúc, không
nên quá lệ thuộc vào màu sắc thật
của vật mẫu.
- GV giới thiệu mẫu vẽ và hướng
dẫn HS sắp xếp mẫu giống với tiết
học trước.
- GV yêu cầu HS quan sát kỹ vật
mẫu và nêu nhận xét về: Vị trí đặt
mẫu, hướng ánh sáng, màu sắc, độ
đậm nhạt, sự ảnh hưởng qua lại
giữa các mảng màu nằm cạnh nhau
và màu sắc bóng đổ của vật mẫu.

- GV giới thiệu tổng quát về vật
mẫu. Nhấn mạnh đến màu sắc có sự
khác nhau giữa mảng sáng và mảng
tối và màu sắc ở các mảng nằm
cạnh nhau.
-HS quan sát và nêu cảm
nhận vẻ đẹp của tranh
Tĩnh vật về: Bố cục, hình
ảnh, màu sắc.
- Quan sát GV phân tích
tranh.
- HS sắp xếp mẫu giống
với tiết học trước.
- HS quan sát kỹ vật mẫu
và nêu nhận xét về: Vị trí
đặt mẫu, hướng ánh sáng,
màu sắc, độ đậm nhạt, sự
ảnh hưởng qua lại giữa
các mảng màu nằm cạnh
nhau và màu sắc bóng đổ
của vật mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
I/. Quan sát – nhận
xét.
- Vị trí đặt mẫu.
- Ánh sáng tác động lên
vật mẫu.
- Màu sắc của mẫu.
- Đậm nhạt của mẫu.

- Sự ảnh hưởng qua lại
giữa các màu nằm cạnh
nhau.
- Màu sắc bóng đổ và
màu sắc của nền.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
20
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
5
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ màu.
- GV hướng dẫn HS quan sát vật
mẫu và điều chỉnh lại bài vẽ hình
của mình cho giống mẫu.
- GV nhắc lại trình tự các bước vẽ
màu đã học ở lớp 7.
+ Hướng dẫn HS xác định ranh
giới các mảng màu.
- GV dựa trên hình gợi ý cách vẽ
màu hướng dẫn HS xác định ranh
giới các mảng màu.
- Cho HS nêu nhận xét về ranh giới
các mảng màu ở mẫu vẽ nhóm
mình.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu đậm
trước, màu nhạt vẽ sau. Vẽ từ
bao quát đến chi tiết.

- GV dựa trên hình gợi ý cách vẽ
màu hướng dẫn HS vẽ màu đậm
trước, từ đó tìm màu trung gian và
màu sáng. Nhắc nhở HS luôn vẽ từ
bao quát đến chi tiết nhằm làm cho
bài vẽ phong phú về màu sắc và có
độ đậm nhạt hợp lý, rõ ràng, tránh
được tình trạng bài vẽ bị đều nhau
về sắc độ.
+ Hướng dẫn HS vẽ màu nền.
- GV hướng dẫn HS quan sát một
số tranh Tĩnh vật của họa sĩ và của
HS năm trước để các em nhận ra
cách vẽ màu nền trong tranh Tĩnh
vật. GV nhắc nhở HS khi vẽ màu
nền cũng cần phải diễn tả đậm nhạt
để bài vẽ nổi bật được trọng tâm.
Nên suy nghĩ và lồng cảm xúc của
mình vào việc sử dụng màu sắc
trong vẽ tranh Tĩnh vật.
- GV hướng dẫn cách sử dụng một
số chất liệu màu thông thường.
- HS quan sát vật mẫu và
điều chỉnh lại bài vẽ hình
của mình cho giống mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn
xác định ranh giới các
mảng màu.
- HS nêu nhận xét về ranh
giới các mảng màu ở mẫu

vẽ nhóm mình.
- Quan sát GV hướng dẫn
vẽ màu.
- HS quan sát một số tranh
Tĩnh vật của họa sĩ và của
HS năm trước để nhận xét
cách vẽ màu nền trong
tranh Tĩnh vật.
II/. Cách vẽ màu.
1. Xác định ranh giới
các mảng màu.
2. Vẽ màu đậm trước,
màu nhạt vẽ sau. Vẽ từ
bao quát đến chi tiết.
3. Vẽ màu nền.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
21
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
29
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV nhắc nhở HS làm bài tập theo
đúng phương pháp. Quan sát và
hướng dẫn thêm về cách bố cục,
cách xác định ranh giới các mảng
màu, cách chọn màu và vẽ màu ở
những mảng nằm cạnh nhau.

- Nhắc nhở HS luôn quan sát màu
sắc ở mẫu để vẽ màu cho phong
phú.
- HS làm bài tập theo
nhóm.
III/. Bài tập.
Vẽ Tĩnh vật (Lọ và quả)
Tiết 2 – Vẽ màu.
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ và cho HS
nêu nhận xét về bố cục, cách vẽ
hình và màu sắc và xếp loại bài vẽ
theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài vẽ đẹp,
nhắc nhở, góp ý cho những bài vẽ
chưa hoàn chỉnh.
- HS nêu nhận xét bài tập
về bố cục, màu sắc, độ
đậm nhạt của màu. Xếp
loại bài vẽ theo cảm nhận
của mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “VTĐT: Ngày nhà giáo Việt Nam”, sưu tầm tranh
ảnh về hoạt động nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chuẩn bị chì, tẩy, màu, vở bài tập.

Tiết: 09 – Vẽ tranh.

I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được đặc điểm của đề tài và phương pháp vẽ tranh về đề
tài này.
2/. Kỹ năng: Học sinh nhanh nhẹn trong việc xác định góc độ vẽ tranh, lựa chọn hình tượng
phù hợp với nội dung, thể hiện bố cục chặt chẽ, màu sắc hài hòa, có tình cảm riêng.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, yêu mến thầy cô giáo, cảm nhận được vẻ đẹp của
hình tượng người giáo viên thông qua tranh vẽ.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh hoạt động Ngày Nhà Giáo Việt Nam, bài vẽ HS năm trước.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Vẽ Tĩnh Vật.
3/. Bài mới:

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
22
ĐỀ TÀI: NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
+ Giới thiệu bài: Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các em tỏ lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo.
Để thể hiện lòng tri ân của mình thông qua tranh vẽ, hôm nay thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên
cứu bài “VTĐT: Ngày nhà giáo Việt Nam”.
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG

5
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm và chọn nội
dung đề tài.
- GV cho HS quan sát tranh ảnh
về những hoạt động trong ngày
kỷ niệm 20.11.
- GV cho HS nêu những hoạt
động khác mà mình biết nhân
ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- GV cho HS quan sát tranh mẫu
và yêu cầu HS nêu cảm nhận của
mình.
- GV gợi ý một số góc độ vẽ
tranh và yêu cầu HS chọn lựa
góc độ vẽ tranh theo ý thích.
- GV tóm lại đặc điểm chính của
đề tài.
- HS quan sát tranh ảnh về
những hoạt động trong ngày
kỷ niệm 20.11.
- HS nêu những hoạt động
khác mà mình biết nhân
ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- HS quan sát tranh mẫu và
nêu cảm nhận của mình.
- HS chọn lựa góc độ vẽ
tranh theo ý thích và nêu
nhận xét cụ thể về góc độ vẽ

tranh mà mình chọn.
- Quan sát GV hướng dẫn
bài.
I/. Tìm và chọn nội
dung đề tài
- Ta có thể vẽ được
nhiều tranh về đề tài này
như: Tặng hoa cho thầy,
cô giáo, mít tinh kỷ
niệm, sinh hoạt văn
nghệ, thể thao, ca múa
hát tập thể…
5
/
HOẠT ĐỘNG 2:
Hướng dẫn HS cách vẽ.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức
vẽ tranh đề tài.
+ GV hướng dẫn HS tìm bố
cục.
- GV cho HS quan sát bài vẽ
mẫu và yêu cầu HS nhận xét về
cách xếp mảng.
- GV tóm lại những cách bố cục
cơ bản để HS hình dung ra việc
xếp mảng có chính, phụ, to, nhỏ
hợp lý tạo cho tranh vẽ có bố cục
chặt chẽ nổi bật trọng tâm.
- GV hướng dẫn HS vẽ mảng
trên bảng các bước tiến hành.

+ GV hướng dẫn HS vẽ hình
tượng.
- GV cho HS nêu nhận xét về
cách chọn hình tượng ở bài vẽ
mẫu.
- GV phân tích cách chọn hình
tượng để bức tranh có nội dung
- HS nhắc lại kiến thức vẽ
tranh đề tài.
- HS quan sát bài vẽ mẫu và
nhận xét về cách xếp mảng.
- Quan sát GV hướng dẫn
cách bố cục tranh.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ
mảng.
- HS nêu nhận xét về cách
chọn hình tượng ở bài vẽ
mẫu.
- Quan sát GV phân tích
cách chọn hình tượng.
II/. Cách vẽ.
1. Tìm bố cục.
2. Vẽ hình tượng.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
23
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -
2011
trong sáng và làm nổi bật hình
tượng người giáo viên.

+ GV hướng dẫn HS vẽ màu.
- GV cho HS nêu nhận xét màu
sắc ở bài vẽ mẫu.
- GV nhắc lại kiến thức vẽ màu
trong tranh đề tài. Gợi ý và phân
tích trên tranh để HS thấy được
việc dùng màu cần thiết phải có
sự sắp xếp các mảng màu nằm
cạnh nhau một cách hợp lý và có
tình cảm. Tránh lệ thuộc vào
màu sắc của tự nhiên.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ
hình tượng.
- HS nêu nhận xét màu sắc ở
bài vẽ mẫu.
- Quan sát GV hướng dẫn vẽ
màu.
3. Vẽ màu.
27
/
HOẠT ĐỘNG 3:
Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Nhắc nhở HS làm bài tập theo
đúng phương pháp.
- GV quan sát và hướng dẫn
thêm về cách bố cục và cách
diễn tả hình tượng.
- HS làm bài tập theo nhóm.
III/. Bài tập.
Vẽ tranh – đề tài: Ngày

Nhà Giáo Việt Nam
20.11
3
/
HOẠT ĐỘNG 4:
Đánh giá kết quả học tập.
- GV chọn một số bài vẽ của học
sinh ở nhiều mức độ khác nhau
và cho HS nêu nhận xét và xếp
loại theo cảm nhận của mình.
- GV biểu dương những bài
vẽ đẹp, nhắc nhở, góp ý cho
những bài vẽ chưa hoàn
chỉnh.
- HS nhận xét và xếp loại bài
tập theo cảm nhận riêng của
mình.
4/. Dặn dò học sinh cho tiết học tiếp theo: (1
/
)
+ Bài tập về nhà: Học sinh về nhà hoàn thành bài tập.
+ Chuẩn bị bài mới: Đọc trước bài mới “Mỹ thuật Việt Nam từ 1954 đến 1975”, sưu tầm
tác phẩm của MT Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975.
Tiết: 10 – Thường thức mĩ thuật.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8
24
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT
VIỆT NAM TỪ 1954 ĐẾN 1975
Trường THCS Gia Huynh  Năm học 2010 -

2011
I/. MỤC TIÊU:
1/. Kiến thức: Học sinh nắm bắt được khái quát về bối cảnh lịch sử và những thành tựucủa
Mỹ Thuật cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
2/. Kỹ năng: Học sinh phân biệt được những đặc điểm của mỹ thuật Việt Nam thông qua
từng giai đoạn lịch sử. Nâng cao khả năng phân tích và đánh giá tác phẩm.
3/. Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, nhận thức đúng đắn về nghệ thuật dân tộc, có thái
độ trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa của dân tộc.
II/. CHUẨN BỊ:
1/. Giáo viên: Tranh ảnh về tác phẩm MT cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954-1975.
2/. Học sinh: Đọc trước bài, sưu tầm tranh ảnh.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/. Ổn định tổ chức: (1
/
) Giáo viên kiểm tra sĩ số và sự chuẩn bị của học sinh
2/. Kiểm tra bài cũ: (3
/
) GV kiểm tra bài tập: Vẽ tranh: Ngày Nhà Giáo Việt Nam.
3/. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Mỹ thuật hiện đại Việt Nam gắn liền với cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc.
Nó như một vũ khí cực kỳ lợi hại đâm thẳng vào ngực quân thù và để lại trong lòng người dân Việt
Nam ta bao nhiêu là cảm xúc. Để giúp các em nắm bắt được những nét đặc trưng tiêu biểu của MT
Việt Nam giai đoạn này, hôm nay, thầy, trò chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Sơ lược về MT
Việt Nam giai đoạn 1954-1975”.
T
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG
7
/
HOẠT ĐỘNG 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét

về bối cảnh lịch sử.
- GV cho HS nhắc lại kiến thức
lịch sử đã học.
- Dựa vào tài liệu tham khảo GV
phân tích một số sự kiện nổi bật
của lịch sử Việt Nam giai đoạn
này.
- GV tập trung nhấn mạnh khí
thế, tinh thần của các họa sĩ Việt
Nam đối với công cuộc giải
phóng dân tộc.
- HS nhắc lại kiến thức lịch
sử đã học.
- Quan sát GV phân tích
những sự kiện lịch sử nổi
bật trong giai đoạn này.
I/. Vài nét về bối cảnh
lịch sử:
- Giai đoạn này đất nước
ta tạm thời bị chia cắt
thành 2 miền. Đế quốc
Mỹ mở rộng chiến tranh
phá hoại miền Bắc. Cùng
với khí thế đấu tranh của
toàn dân tộc, các họa sĩ
cũng hăng hái tham gia
kháng chiến và có mặt
hầu hết ở các mặt trận.

Nguyễn Ngọc Quân Giáo án Mỹ Thuật 8

25

×