Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Học thuyết chính danh của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 209 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VÕ THỊ THUỶ

HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA
KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS,TS. TRỊNH DỖN CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


VÕ THỊ THUỶ

HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA
KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80



LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS,TS. TRỊNH DỖN CHÍNH

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình tơi nghiên cứu dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS,TS. Trịnh Dỗn Chính. Kết quả nghiên cứu là trung
thực và chƣa đƣợc ai công bố.
Ngƣời thực hiện

VÕ THỊ THUỶ


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................... 3


3.

Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn ................. 10

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ................... 10

5.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................... 11

6.

Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 12

Chương 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH HỌC
THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA KHỔNG TỬ ............................................ 12
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA TRUNG QUỐC TRONG THỜI XUÂN
THU CHIẾN QUỐC VỚI SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA
KHỔNG TỬ .................................................................................................................... 13

1.1.1. Sự biến đổi về chính trị, xã hội của Trung Quốc trong thời Xuân
thu - Chiến quốc với việc hình thành học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử ...................................................................................................................... 13
1.1.2. Sự biến đổi về kinh tế trong xã hội của Trung Quốc thời Xuân
thu - Chiến quốc với việc hình thành học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử ..................................................................................................................... 34
1.2. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ LUÂN LÝ ĐẠO ĐỨC CỦA XÃ HỘT TRUNG QUỐC TRONG
THỜI XUÂN THU CHIẾN QUỐC VỚI SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT “CHÍNH

DANH” CỦA KHỔNG TỬ............................................................................................ 44

1.2.1. Sự băng hoại các mối quan hệ xã hội trong thời Xuân thu - Chiến
quốc với việc hình thành học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử ....... 45


1.2.2. Sự băng hoại trong các chuẩn mực đạo đức với việc hình thành
học thuyết “Chính danh” của KhổngTử ......................................................... 53
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 74
Chương 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN HỌC THUYẾT
“CHÍNH DANH” CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ............. 76
2.1. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA
KHỔNG TỬ .................................................................................................................... 76

2.1.1. Nội dung học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử ......................... 76
2.1.2. Đặc điểm học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử ....................... 136
2.2. Ý NGHĨA HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA KHỔNG TỬ ........................ 141

2.2.1. Giá trị và hạn chế học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử ...... 141
2.2.2. Ý nghĩa học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử ........................... 151
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 188
KẾT LUẬN CHUNG.............................................................................................. 190
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 196



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử nhân loại, vấn đề con ngƣời đặc biệt là việc tổ chức, quản
lý con ngƣời, để con ngƣời thực sự phát huy hết tài năng, trí tuệ của mình,
làm cho xã hội phát triển, đó là vấn đề triết học chính trị hết sức quan trọng;
thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tƣ tƣởng, cả phƣơng Đông
cũng nhƣ phƣơng Tây. Phần lớn các triết gia phƣơng Đơng cổ đại đều cho
rằng để có một xã hội bình n thịnh trị thì nhà cầm quyền phải có cách thức
quản lý xã hội, giáo hoá con ngƣời, và trƣớc hết là lấy dân làm gốc, nhƣ khi
vua Văn Công nƣớc Đằng hỏi về cách trị nƣớc, Mạnh Tử đáp: “Nhà cầm
quyền không nên làm chậm trễ công ăn việc làm của dân” [84, tr.232]. Để ổn
định xã hội, không chỉ cần nhà cầm quyền giỏi, mà ngƣời dân cũng phải tuân
theo luật pháp, nhƣ nhận định của Hàn Phi: “Nói chung, kẻ đƣợc gọi là vị vua
sáng là ngƣời biết chăn dắt bầy tơi của mình, kẻ gọi là bầy tôi hiền là biết soi
sáng pháp luật” [66, tr.574]. Hàn Phi Tử cịn nói đến thuật dùng ngƣời rằng:
“Nếu dùng ngƣời bừa bãi thì cơng việc sẽ hỏng” [66, tr.66]. Do đó, yêu cầu
đầu tiên là phải dùng đúng ngƣời, vì con ngƣời trong xã hội rất đa dạng, có
ngƣời tốt kẻ xấu, ngƣời giỏi kẻ dở, ngƣời thiện kẻ ác. So với phƣơng Đông,
các nhà triết học phƣơng Tây chú ý nghiên cứu nhiều hơn về vũ trụ; tuy nhiên
họ vẫn coi trọng vấn đề con ngƣời. Họ khẳng định con ngƣời là tinh hoa cao
quý nhất của thế giới. Tƣ tƣởng ấy đƣợc thể hiện rõ qua luận điểm nổi tiếng
của Protagras (480 - 410 tr. Công nguyên): “Con ngƣời là thƣớc đo của vạn
vật” [Théet, 152a và Crat 385e - 386a]. Con ngƣời có thể chinh phục tự nhiên
để phục vụ cho lợi ích của mình nhƣng cũng có nhiều trƣờng hợp vì quyền lợi
cá nhân, con ngƣời làm nhiều việc ác, có hại đến cộng đồng, phá huỷ tự
nhiên... Khi đề cập đến con ngƣời và bản chất con ngƣời C. Mác đã viết:
“Trong tính hiện thực của nó bản chất con ngƣời là tổng hoà những mối quan


2

hệ xã hội” [43, tr.11]. Bởi vì, khi hồn thiện các mối quan hệ trong xã hội, sẽ

ảnh hƣởng đến việc hình thành nhân cách của con ngƣời. Cho nên con ngƣời
và cách thức tổ chức quản lý xã hội có liên quan mật thiết với nhau.
Thấm nhuần quan điểm trên, trong quá trình lãnh đạo nhân dân ta đấu
tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc cũng nhƣ trong quá trình xây
dựng đất nƣớc, nhất là trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, Hồ Chí
Minh cũng nhƣ Đảng và Nhà nƣớc ta luôn chú ý đến việc giáo dục con ngƣời.
Hồ Chí Minh nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần có những
con ngƣời xã hội chủ nghĩa” [58, tr.310]. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực,
có tính chun nghiệp cao tận tuỵ phục vụ nhân dân” [24, tr.143]. Đồng thời
phải hoàn thiện bộ máy nhà nƣớc bằng cách: “Tập trung xây dựng nền hành
chính nhà nƣớc trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất thông
suốt, hiệu lực, hiệu quả” [24, tr.142]. Đó là một trong những nhiệm vụ cấp
thiết nhất trong giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nƣớc ở Việt Nam
hiện nay.
Thực tiễn xã hội nƣớc ta trải qua gần 30 năm thực hiện đƣờng lối đổi
mới của Đảng, đã có nhiều biến đổi theo hƣớng tích cực, bên cạnh đó vẫn cịn
một số hạn chế cần phải khắc phục nhƣ: “Nguy cơ tụt hậu hơn về kinh tế so
với nhiều nƣớc trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại tình trạng suy thối
về chính trị, tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ
đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí cịn nghiêm trọng” [24, tr.29].
Từ thực tế ấy đã đặt ra yêu cầu là chúng ta phải chủ động giáo dục, đào tạo
nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chun mơn của con ngƣời,
để đáp ứng yêu cầu cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Đồng thời
phải hoàn thiện cách thức tổ chức quản lý nhà nƣớc, để nhà nƣớc thực sự của


3


dân do dân và vì dân. Do đó việc phát triển con ngƣời, cải cách bộ máy hành
chính nhà nƣớc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu ở Việt Nam hiện nay.
Vì vậy, vấn đề đào tạo giáo dục con ngƣời vừa hồng vừa chuyên, phát huy tài
đức của con ngƣời ở mọi lĩnh vực, sử dụng hiệu quả bộ máy nhà nƣớc trong
mọi hoạt động, đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặt biệt quan tâm. Muốn làm đƣợc
điều đó, một mặt chúng ta phải tiếp thu những tri thức và các thành tựu của xã
hội hiện đại, từ giáo dục đào tạo con ngƣời đến xây dựng thể chế chính trị;
mặt khác, phải kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hố của nhân loại nói chung
và tƣ tƣởng chính trị, đạo đức nói riêng ở các thời đại trƣớc, cả phƣơng Tây
lẫn phƣơng Đông. Một trong những tinh hoa nhân loại đó là học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử.
Nhận định, đánh giá về học thuyết “Chính danh” của ơng, Hồ Thích
viết: “Học thuyết đó mới xem chúng ta có cảm tƣởng nó rất ấu trĩ, nhƣng
chúng ta nên biết, trên phƣơng diện học thuật tƣ tƣởng Trung Quốc, nó có
một ảnh hƣởng rất lớn” [77, tr.170]. Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê cũng đã đƣa
ra nhận định của mình về học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử rằng: “Về
mặt chính trị là một loại tƣ tƣởng bảo thủ chống lại quy luật phát triển khách
quan của xã hội” [8, tr.29]. Bỏ qua những mặt hạn chế do điều kiện lịch sử và
do quan điểm giai cấp chi phối, học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử là
một trong những đóng góp quý báu vào kho tàng lý luận giáo dục con ngƣời
và xây dựng bộ máy nhà nƣớc của nhân loại. Đó là lý do mà tác giả chọn
“Học thuyết Chính danh của Khổng Tử và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài
luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử nói riêng, Nho giáo nói
chung du nhập vào Việt Nam có những nét đặc sắc riêng biệt, ảnh hƣởng và
ghi dấu ấn nhất định trong lịch sử phát triển lâu dài của dân tộc Việt Nam, nó


4


đã thu hút đông đảo các nhà khoa học, trên nhiều lĩnh vực lịch sử, văn hóa, tƣ
tƣởng, chính trị, xã hội quan tâm nghiên cứu và có nhiều ý kiến tranh luận rất
đặc sắc khác nhau. Có thể khái qt các cơng trình nghiên cứu về Khổng Tử
nói chung và tƣ tƣởng “Chính danh” của ơng dƣới các chủ đề sau:
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử ở góc độ lịch sử.
Về chủ đề này, tiêu biểu có các cơng trình nhƣ: Lịch sử thế giới cổ đại,
do Lƣơng Ninh chủ biên, Nxb. Giáo dục Việt Nam, xuất bản năm 2010, gồm
7 chƣơng, 272 trang, ở chƣơng 5 tác giả nói đến tiền đề kinh tế, chính trị xã
hội hình thành học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử; Lịch sử thế giới cổ
trung đại, do Đỗ Văn Nhung biên soạn, tủ sách đại học Khoa học xã hội và
nhân văn, xuất bản năm 1998. Cơng trình này nghiên cứu lịch sử thế giới ở
thời cổ trung đại, trong đó có một phần nói về Trung Quốc cổ đại, tác giả đã
đề cập đến tình hình kinh tế, các giai cấp trong thời kỳ Xuân thu (770 trƣớc
Công nguyên đến thế kỷ V trƣớc Cơng ngun), đây là cơ sở cho học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử ra đời. Cơng trình thứ ba là Lịch sử thế giới cổ
đại (tập1) của Chiêm Tế, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, xuất bản năm 2000;
Liên quan đến chủ đề này cịn có tác phẩm Sơ lược lịch sử Trung Quốc của
Đổng Tập Minh, Nxb. Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, xuất bản năm 2002.
Cơng trình này gồm 70 chƣơng, 454 trang, nói đến lịch sử Trung Quốc qua
các thời kỳ, thời kỳ Xuân thu đƣợc trình bày ở chƣơng 4, tác giả nhấn mạnh
con ngƣời đã biết dùng đồ sắt, các nƣớc lớn tranh bá với nhau, văn hoá thời
kỳ Xuân thu đang vào giai đoạn phát triển. Các tác phẩm trên đều đề cập
đến hoàn cảnh kinh tế, xã hội, điều kiện ra đời học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử. Khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, các tác giả đã nghiên cứu
một cách tổng hợp nhất, tiêu biểu nhất về xã hội của Trung Quốc thời kỳ
Xuân thu - Chiến quốc.



5

Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử ở góc độ văn hố.
Ở lĩnh vực văn hố, có nhiều cơng trình nghiên cứu về tƣ tƣởng của
Khổng Tử nói chung và học thuyết “Chính danh” của ơng nói riêng, trong đó
phải kể đến tác phẩm Nho giáo của Trần Trọng Kim, Nxb. Văn hoá - Thông
tin, xuất bản năm 2008; gồm 2 quyển (quyển thƣợng và quyển hạ) trong đó có
20 thiên, 755 trang; tƣ tƣởng của Khổng Tử đƣợc nhấn mạnh ở thiên 2 đến
thiên 7. Tác phẩm Nho gia pháp tư tưởng thông luận của Du Vinh Căn, Nxb.
Văn hố - Thơng tin, xuất bản năm 2008 (PGS. Nguyễn Đức Sâm, TS. Lê
Văn Toan dịch); gồm 9 chƣơng, 872 trang, ở chƣơng IV tác giả phân tích rất
kỹ về tƣ tƣởng pháp luật của Khổng Tử, từ trang 171 đến trang 331. Nho giáo
Trung Quốc của Nguyễn Tơn Nhan, Nxb. Văn hố - Thông tin, xuất bản năm
2005; Đây là tác phẩm khá công phu bao gồm chữ Trung Quốc và chữ Việt,
dày 1.613 trang, 13 chƣơng và chƣơng phụ lục, trong đó tác giả phân tích ảnh
hƣởng của Nho giáo qua các thời đại, Khổng Tử và Nho gia đƣợc trình bày ở
phần IV chƣơng một. Ngồi ra cịn nhiều tác phẩm nhƣ: Nhân học tản mặc
của Cừu Bái Nhiên, Nxb. Tổng hợp, Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
2011 (Vũ Thị Ngọc Bích dịch). Nho giáo với văn hố Việt Nam, do Nguyễn
Đăng Duy biên soạn, Nxb. Hà Nội, xuất bản năm 1998; Cơng trình này gồm
10 chƣơng, bao gồm cả chƣơng mở đầu, 376 trang, chƣơng mở đầu nói về tƣ
tƣởng của Khổng Tử. Lịch sử văn hoá Trung Quốc của Đàm Gia Kiện chủ
biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 1999 (Trƣơng Chính,
Nguyễn Thạch Giang, Phạm Văn Các dịch); Đạo Nho và văn hoá phương
Đông của Hà Thúc Minh, Nxb. Giáo dục, xuất bản năm 2001; gồm 171 trang,
32 chủ đề trong đó có nhiều chủ đề liên quan tới tƣ tƣởng và học thuyết của
Khổng Tử nhƣ: Đạo Khổng và vấn đề gia đình, Khổng Tử và chủ nghĩa nhân
đạo. Kinh điển văn hoá 5000 năm Trung Hoa (tập 4) của Dƣơng Lực, Nxb.



6

Văn hố - Thơng tin, xuất bản năm 2002; trong tác phẩm này nhân là cốt lõi
của hệ tƣ tƣởng nho học, lễ tƣợng trƣng cho văn minh văn hoá nho gia, hiếu
là gốc rễ của nho học, trung dung là thƣớc đo của tƣ tƣởng nho gia. Tác phẩm
được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh của GS.Vũ Khiêu, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, xuất bản năm 2003; Vấn đề con người trong Nho học sơ kỳ của
Nguyễn Tài Thƣ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2005; Hiếu
hạnh xưa và nay của Cao Văn Cang, Nxb. Văn hoá dân tộc, xuất bản năm
2006; Nho giáo và khía cạnh tơn giáo của Nho giáo, do PGS. Nguyễn Đức
Sự biên soạn, Nxb. Văn hố - Thơng tin và viện văn hố, xuất bản năm 2011;
Các cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung giới thiệu thân thế, sự nghiệp của
Khổng Tử và ảnh hƣởng của Nho giáo nói chung, tƣ tƣởng của Khổng Tử
trong đó có học thuyết “Chính danh” nói riêng vào đời sống nhân loại.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu học thuyết “Chính danh” của Khổng
Tử ở góc độ triết học. Về chủ đề và hƣớng nghiên cứu này, tiêu biểu có các
cơng trình sau:
Tác phẩm thứ nhất phải kể đến là cuốn Trung Quốc Triết học sử đại
cương của Hồ Thích, Nxb. Văn hố - Thơng tin, Hà Nội, xuất bản năm 2004
(Minh Đức dịch); gồm 12 thiên, 574 trang trong đó thiên 4 nói về tƣ tƣởng
của Khổng Tử và học thuyết “Chính danh” đƣợc đề cập ở chƣơng 4, tác giả
phân tích ba phƣơng pháp của sách Xuân thu: “Chính danh tự, định danh
phận, ngụ bao biếm” đều là phƣơng pháp thực hành “chính danh” “chính từ”
của Khổng Tử. Lịch sử triết học Trung Quốc (tập 1) của Phùng Hữu Lan,
Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2006 (Lê Anh Minh dịch); đây là tác
phẩm hết sức công phu gồm 16 chƣơng, 559 trang, học thuyết “Chính danh”
đƣợc trình bày ở mục 3 chƣơng 4. Lược sử triết học Trung Quốc của Phùng
Hữu Lan, Nxb. Đại học sƣ phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
2010 (Lê Anh Minh dịch); Khổng Tử của Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Văn hoá -



7

Thông tin, xuất bản năm 2006; gồm 7 chƣơng 265 trang, học thuyết “Chính
danh” của Khổng Tử đƣợc viết ở chƣơng V. Đại cương triết học Trung Quốc
(tập 1, 2) của Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê, Nxb. Thanh niên, xuất bản năm
2004; Tư tưởng Khổng Tử của Du Vinh Căn, Nxb. Đồng Nai, xuất bản năm
2010 (Hoàng Ngọc Cƣơng dịch). Các cơng trình này đƣợc tác giả bàn rất
nhiều về nội dung lịch sử triết học Trung Quốc. Trong đó có học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử. Đại cương lịch sử triết học phương Đơng cổ
đại, do Dỗn Chính và các tác giả khác biên soạn, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, xuất bản năm 1998. Tác phẩm này gồm 3 phần, 6 chƣơng, 357 trang.
Ở chƣơng 5, phần 3 có phân tích rất kỹ những đặc điểm về kinh tế, chính trị,
xã hội và sự phát triển của khoa học ở Trung Quốc cổ đại, trong chƣơng 6
phần 3 các tác giả đã phân tích khá sâu sắc quá trình hình thành và phát triển
của tƣ tƣởng triết học Trung Quốc cổ đại, trong đó có nội dung học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử. Trong các cơng trình nghiên cứu lịch sử triết
học Trung Quốc không thể không kể đến tác phẩm Đại cương lịch sử triết
học Trung Quốc do Dỗn Chính chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
xuất bản năm 2009. Cơng trình gồm 8 chƣơng, 591 trang, nghiên cứu lịch sử
triết học Trung Quốc khá hệ thống, nhất là thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc.
Các tác giả bàn nhiều về nội dung lịch sử triết học Trung Quốc, từ thế kỷ
XVIII trƣớc công nguyên đến những năm đầu của thế kỷ XX. Trong đó cơng
trình tập trung bàn kỹ bối cảnh xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc. Tác phẩm
không chỉ dừng lại phân tích sâu sắc những tƣ tƣởng của các nhà triết học
Trung Quốc thời kỳ cổ đại nói chung mà cịn có những đánh giá hết sức xác
đáng có giá trị về tƣ tƣởng chính trị. Liên quan tới chủ đề này phải kể tới tác
phẩm Từ điển Triết học Trung Quốc của Dỗn Chính, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, xuất bản năm 2009. Gồm 952 trang, có bảng tra chữ Việt - Hán

rõ ràng theo thứ tự a, b, c. Với cơng trình này, tác giả đã nghiên cứu một cách


8

khá cơng phu, tập trung giải thích các nội dung tƣ tƣởng nhƣ: Các trào lƣu
triết học, các triết gia, các tác phẩm, các quan điểm tƣ tƣởng qua hệ thống các
thuật ngữ, khái niệm và phạm trù triết học Trung Quốc theo trình tự. Mặc dù
đây là một cơng trình dƣới dạng từ điển nhƣng tác giả đã nghiên cứu đầy đủ
và khái quát nhất, nhất là mục “Chính danh” và mục “Khổng Tử”, “Nho
giáo”. Trong các tác phẩm đánh giá về triết học Khổng Tử thì Triết lý phương
Đông - giá trị và bài học lịch sử, do Trịnh Dỗn Chính biên soạn, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, xuất bản năm 2005, là một cơng trình nghiên cứu triết
học phƣơng Đơng với hai nội dung, đó là tƣ tƣởng triết lý và bài học lịch sử.
Ở nội dung những bài học lịch sử trong triết học Trung Quốc cổ đại thì đây là
tác phẩm đƣợc tác giả nghiên cứu, nhận định, đánh giá khá nghiêm túc, và
khoa học. Ngồi ra cịn phải kể đến các cơng trình nhƣ: Tuyển tập triết học
Trung Quốc cổ đại, do Doãn Chính chủ biên, Nxb.Trẻ, xuất bản năm 1999;
Lịch sử triết học (tập 1) Triết học cổ đại của Nguyễn Thế Nghĩa - Dỗn
Chính chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, xuất bản năm 2002; Lịch sử triết học
Trung Quốc của Hà Thúc Minh, Nxb. Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
1996; Đại cương lịch sử tư tưởng Trung Quốc của Lê Văn Quán, Nxb. Giáo
dục, xuất bản năm 1997; Tính thiện trong tư tưởng phương Đơng của Hồng
Thu Phong, Nxb. Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm
2000; Lịch sử triết học do Nguyễn Hữu Vui chủ biên, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, xuất bản năm 2002; Khổng Tử tư tưởng và sách lược của Trí
Tuệ, Nxb. Mũi Cà Mau, xuất bản năm 2003; Tứ thư do Hồng Văn Thƣ biên
soạn, Nxb. Văn hố - Thông tin, xuất bản năm 2003; Tứ thư của Dƣơng Hồng
và các cộng tác viên, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, xuất bản năm 2003;
Những tư tưởng gia vĩ đại phương Đông của Ian P.Mc Greal, Nxb. Lao động,

Hà Nội, xuất bản năm 2005 (Phạm Khải dịch); Lược sử triết học phương
Đơng của Hồng Xn Việt, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, xuất


9

bản năm 2004; Đông phương triết học cương yếu của Lý Minh Tuấn, Nxb.
Thuận Hoá, xuất bản năm 2005; Lịch sử triết học là một khoa học của Đại
học y dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh,
xuất bản năm 2005; Khổng Tử cùng học trò đối thoại về giáo dục, do Đỗ Anh
Thơ biên soạn, Nxb. Hà Nội, xuất bản năm 2006; Lịch sử triết học từ cổ đại
đến cận hiện đại của Dagobert D.Runes, Nxb. Văn hố - Thơng tin, xuất bản
năm 2009 (Phạm Văn Liễn dịch); Khổng Tử từ bình dị đến siêu phàm, của Lê
Đình Khẩn, Nxb. Đại học cơng nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, xuất bản
năm 2010; Trí tuệ Khổng Tử của Tạ Ngọc Ái, Nxb. Văn hoá - Thơng tin, xuất
bản năm 2011; Trí tuệ Khổng Tử, do Đỗ Anh Thơ biên soạn Nxb. Lao động
xã hội, xuất bản năm 2011; Khổng Tử với luận ngữ do Dƣơng Thu Ái Nguyễn Kim Hanh sƣu tầm và biên soạn, Nxb. Cơng An nhân dân, xuất bản
năm 2011; Trị chuyện với Khổng Tử, của Hồ Phi do Luyện Xuân Thu biên
soạn, Nxb. Công An nhân dân, xuất bản năm 2011; Khổng Tử tinh hoa của
Yu Dan, Nxb. Trẻ, xuất bản năm 2011 (Hoàng Phú Phƣơng và Mai Sơn
dịch)… Các cơng trình trên chủ yếu đề cập đến những nội dung học thuyết
“Chính danh” và phƣơng pháp thực hành chính danh của Khổng Tử, bên cạnh
đó tác giả của các cơng trình này cịn có những nhận định và đánh giá tƣ
tƣởng của Khổng Tử trong việc giáo dục con ngƣời và cách thức tổ chức quản
lý xã hội. Những tác phẩm này là tài liệu rất quan trọng hỗ trợ trực tiếp cho
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn của tác giả.
Nhƣ vậy, các cơng trình trên đã đem lại một cái nhìn khái quát về học
thuyết “Chính danh” của Khổng Tử. Các tác giả đã đề cập đến những nội
dung cơ bản của học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử và những ảnh
hƣởng của học thuyết “Chính danh” với đời sống xã hội phƣơng Đơng nói

chung và Việt Nam nói riêng, trong đó có vấn đề giáo dục con ngƣời và cách
thức tổ chức quản lý nhà nƣớc, đồng thời cũng đƣa ra những ý kiến khác nhau


10

về vấn đề này. Tuy nhiên, chƣa có cơng trình chuyên khảo cụ thể về học
thuyết “Chính danh” của Khổng Tử và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục
con ngƣời cũng nhƣ cách thức tổ chức quản lý xã hội ở nƣớc ta hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt đƣợc từ những ngƣời đi
trƣớc, trong khuôn khổ luận văn này, tác giả cố gắng trình bày một cách tồn
diện hơn học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử và ý nghĩa lịch sử của nó.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
* Mục đích của luận văn: Chỉ rõ các tiền đề hình thành học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử, từ đó trình bày, phân tích những nội dung, đặc
điểm cơ bản học thuyết “Chính danh” của ông. Trên cơ sở đó, đánh giá và
rút ra ý nghĩa lịch sử của học thuyết này đối với việc giáo dục con ngƣời ở
Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt mục đích trên, luận văn cần phải
thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Trình bày, phân tích đặc điểm điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị xã
hội và văn hố của Trung Quốc thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc chỉ ra cơ sở
và tiền đề hình thành học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử.
- Trình bày, phân tích và làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản học thuyết
“Chính danh” của Khổng Tử; thơng qua đó, đánh giá mặt tích cực cũng nhƣ
mặt hạn chế của nó và rút ra ý nghĩa lịch sử của học thuyết “Chính danh”
đối với việc giáo dục đạo đức, luân lý con ngƣời Việt Nam hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn khơng tìm hiểu tồn bộ tƣ tƣởng của Khổng Tử, mà chỉ giới
hạn nội dung nghiên cứu ở học thuyết “Chính danh” của ơng.

4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu luận văn
* Cơ sở lí luận của luận văn


11

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nêu trên, tác giả dựa trên thế giới
quan và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy
vật lịch sử. Cách tiếp cận của đề tài là triết học chính trị và triết học văn hố.
* Phương pháp nghiên cứu luận văn
Tác giả sử dụng tổng hợp phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ:
Phƣơng pháp thống nhất giữa logic và lịch sử, phƣơng pháp phân tích và
tổng hợp, phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch, so sánh, đối chiếu... để nghiên
cứu và trình bày luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn trình bày một cách có hệ thống những
tƣ tƣởng cơ bản học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử, góp phần giúp
ngƣời đọc hiểu rõ hơn nội dung, đặc điểm học thuyết “Chính danh” của
Khổng Tử và ý nghĩa của học thuyết đó đối với việc giáo dục con ngƣời,
quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay.
Về ý nghĩa th c tiễn, một số phƣơng hƣớng và giải pháp mang tính
định hƣớng giáo dục con ngƣời và tổ chức quản lý nhà nƣớc mà tác giả đề
xuất trong luận văn, khi nghiên cứu tƣ tƣởng “Chính danh” của Khổng Tử
có thể góp phần vào việc giáo dục đào tạo, hoàn thiện con ngƣời và hệ thống
tổ chức quản lý xã hội Việt Nam hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy triết học, lịch sử triết học, văn hoá
trong các trƣờng Cao đẳng và Đại học.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục, luận
văn đƣợc chia làm 2 chƣơng, 4 tiết.



12

Chương 1
NHỮNG ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH
HỌC THUYẾT “CHÍNH DANH” CỦA KHỔNG TỬ
1.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ XÃ HỘI TRUNG QUỐC TRONG
THỜI XUÂN THU - CHIẾN QUỐC VỚI SỰ HÌNH THÀNH HỌC THUYẾT
“CHÍNH DANH” CỦA KHỔNG TỬ

Trong tƣ tƣởng triết lý đạo đức nhân sinh của Nho giáo nói chung và
của Khổng Tử nói riêng, vấn đề chính trị - xã hội là một trong những chủ đề
đƣợc các nhà triết học Trung Quốc cổ đại quan tâm. Vì sao vấn đề chính trị
xã hội, đạo đức luân lý lại đƣợc các nhà triết học Trung Quốc chú ý, quan
tâm? Để giải đáp câu hỏi ấy, chúng ta không thể không nghiên cứu những
đặc điểm của lịch sử xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại - cơ sở thực tiễn lịch
sử xã hội làm nảy sinh những tƣ tƣởng triết học hết sức phong phú đa dạng
và có giá trị lớn ở Trung Quốc.
Là một hình thái ý thức xã hội, quá trình phát sinh và phát triển của tƣ
tƣởng triết học Trung Quốc cổ đại tất yếu phải phản ánh và bị chi phối bởi
những điều kiện lịch sử của xã hội Trung Quốc cổ đại. Triết học Trung
Quốc hình thành và phát triển trong thời kỳ xã hội phong kiến đang có sự
chuyển biến hết sức cơ bản và lớn lao, thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu
nô lệ và chế độ phong kiến sơ kỳ đang lên, thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc.
Đây là thời kỳ chuyển biến từ chế độ tông tộc sang chế độ gia trƣởng.
Những giá trị tƣ tƣởng đạo đức đƣợc xác lập trên nền tảng chế độ chiếm hữu
nô lệ đã bị băng hoại, nhƣng những giá trị tƣ tƣởng mới còn đang manh nha,
đang trong quá trình hình thành, thời kỳ này diễn ra một sự biến đổi hết sức
sâu sắc trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội tạo điều kiện

cho sự giải phóng tƣ tƣởng của con ngƣời thốt khỏi thế giới quan mang tính
chất thần bí, ảnh hƣởng sâu sắc đến sự phát triển của tƣ tƣởng triết học. Thời


13

kỳ Xuân thu - Chiến quốc đƣợc đánh dấu bằng sự kiện Chu Bình Vƣơng
(năm 771 trƣớc Cơng ngun) dời đơ về phía Đơng đến Lạc Ấp (Lạc Dƣơng
tỉnh Hà Nam bây giờ), đến 221 trƣớc Công nguyên, khi Tần diệt đƣợc Tề
thống nhất Trung Quốc. Thời kỳ này chế độ chính trị và kinh tế xã hội có
nhiều thay đổi làm ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ tƣởng của những nhà triết
học đƣơng thời. Đầu tiên là sự biến đổi về chính trị, xã hội.
1.1.1. Sự biến đổi về chính trị, xã hội của Trung Quốc trong thời
Xuân thu - Chiến quốc với việc hình thành học thuyết “Chính danh”
của Khổng Tử
Xã hội Trung Hoa cổ đại vào những năm đầu của nhà Chu, có trật tự
trên dƣới, thứ bậc từ Thiên tử cho đến dân thƣờng. Đây có thể coi là thời đại
yên ổn, xã hội có trật tự, có quy tắc. Thứ dân phục tùng sĩ, sĩ phục tùng
khanh đại phu, khanh đại phu phục tùng chƣ hầu, chƣ hầu phục tùng Thiên
tử (vua). Chế độ phân phong hình thành và tồn tại từ thời nhà Chu. Nhà Chu
thực hiện việc phong đất đai cho ngƣời thân hoặc ngƣời có cơng trong chiến
trận, từ đó lập nên các nƣớc chƣ hầu. Thiên tử nhà Chu là chủ của các nƣớc
chƣ hầu và nhận cống phẩm từ các nƣớc ấy. Sang thời Xuân thu các nƣớc
chƣ hầu bỏ hẳn việc cống nạp và tranh giành nhau làm bá chủ thiên hạ kéo
theo sự thay đổi về chính trị.
Sự biến đổi về chính trị của Trung Quốc trong thời Xuân thu Chiến quốc với việc hình thành học thuyết “Chính danh” của Khổng Tử
Đến thời Xuân thu - Chiến quốc do s biến đổi sâu sắc toàn diện về
lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội, Thiên tử nhà Chu khơng cịn uy quyền, bị
chư hầu tiếm vị. Ở thời kỳ này các nƣớc chƣ hầu khơng cịn giữ nguyên tắc
quan hệ ban đầu, Thiên tử nhà Chu khơng cịn khả năng nắm giữ quyền

hành và cai quản đất nƣớc, các chƣ hầu khơng cịn theo mệnh lệnh của
Thiên tử, thậm chí cịn bị phản kháng, chống cự lại. Các chƣ hầu lần lƣợt tự


14

mình quyết định mọi việc lớn, nhỏ khơng theo sự phân cấp của nhà Chu. Cụ
thể là năm thứ 31 thời Hy Công, nƣớc Lỗ tiếm tế của Thiên tử nhà Chu:
“Mùa hạ, tháng tƣ, bốn lần bói về việc tế Giao” [92, tr.192]. Tế Giao là tế
trời, chỉ có Thiên tử mới tế trời, vì Thiên tử đƣợc coi là con của trời, có bổn
phận trơng coi tất cả các nƣớc chƣ hầu, cịn chƣ hầu thì tế xã tắc, cai quản ở
khu vực nƣớc mình, vì vậy chƣ hầu không cần phải biết núi sông của thiên
hạ, cho nên không đƣợc tế Giao.
Không chỉ Thiên tử bị tiếm tế, mà các vua chƣ hầu cũng mất quyền
vào tay của đại phu: “Tháng ba, Lỗ công hội tại Cức Lƣơng, với Tấn hầu,
Tống công, Vệ hầu, Trịnh bá, Tào bá, Cử tử, Châu tử, Tiết bá, Kỷ bá, Tiểu
Châu tử ngày mậu dần, các đại phu thề - Tam nguyệt, công hội Tấn hầu,
Tống công, Vệ hầu, Trịnh bá, Tào bá, Cử tử, Châu tử, Tiết bá, Kỷ bá, Tiểu
Châu tử vu Cức Lƣơng, mậu dần, đại phu minh” [94, tr.104]. Các vua chƣ
hầu đều có mặt nhƣng chỉ đứng trên danh nghĩa, còn quyền hành đã lọt vào
tay các đại phu cho nên phải để các đại phu thề. Ở nƣớc Lỗ các đại phu tiếm
quyền vua chƣ hầu công khai, lâu dài hơn các chƣ hầu khác, vì thế Khổng
Tử nói: “Các món thuế của nƣớc Lỗ chẳng vào kho thất của vua, lại lọt vào
tay mấy nhà đại phu quyền thế, đã năm đời vua rồi - Lộc chi khử công thất,
ngũ thế hỹ” [41, tr.260 - 261]. Vào năm 609 trƣớc Dƣơng lịch, vua Văn
công nƣớc Lỗ mất. Cơng tử Xích đƣợc chọn lên ngơi, nhƣng bị giết. Các
công tử bèn lập ông Tuyên công. Nhƣng ơng Tun cơng lên nối ngơi cho
có, tất cả quyền hành do ơng Q Võ tử nắm. Rồi đến những đời vua sau;
Thành công, Tƣơng công, Chiêu công, Định cơng, đều bị họ Q, họ Thúc
và họ Mạnh lấn quyền, thâu thuế của nhà vua cho vào tƣ thất của mình:

“Tuy trong nƣớc có vua, nhƣng chính quyền nƣớc Lỗ đã vào tay hàng đại
phu đƣợc bốn đời rồi - Chính đải ƣ đại phu, tứ thế hỹ. Cố phù tam hồn chi
tử tơn vi hỹ” [41, tr.260 - 261]. Trƣớc hết là ơng Q Võ tử lấn quyền vua,


15

rồi truyền lại cho cho dịng họ mình: Q Điện tử, Q Bình tử, Q Hồn tử,
tất cả là bốn đời. Họ thay nhau lấn quyền hạn nhà vua. Hàng đại phu chiếm
quyền, ít ai giữ đƣợc năm đời. Vì vậy cho nên thế lực của ba nhà đại phu
Quí, Thúc, Mạnh là con cháu của vua Hồn cơng, nay đến lúc suy vi. Việc
tiếm vị của quan đại phu cịn thể hiện ở chỗ: “Họ Q tế Lữ ở núi Thái Sơn Quí thị Lữ ƣ Thái Sơn -

” [41, tr.32 - 33]. Núi Thái Sơn ở ngoài

biên giới nƣớc Lỗ, Thiên tử có lệ phái vua chƣ hầu thay mặt mình đến đó tế
thần, ấy là lễ Lữ. Nay ơng Q Khƣơng tử chỉ ở chức đại phu mà vƣợt quyền
đi tế. Chính vì vậy Khổng Tử bất bình mà hỏi ơng Nhiễm Hữu rằng: “Nhà
ngƣơi khơng cản đƣợc sự lạm quyền ấy sao? - Tử vị Nhiễm Hữu viết: Nhữ
phất năng cứu dƣ? -

” [41, tr.32 - 33].

Trong xã hội thời Xuân thu - Chiến quốc, cùng với sự tiếm quyền vua
chƣ hầu, các đại phu còn tiếm lễ của Thiên tử. Quí Khƣơng tử làm quan đại
phu nƣớc Lỗ là một nƣớc chƣ hầu đã dùng lễ bát dật là lễ của bậc Thiên tử
mà tế tổ tiên mình, thấy khơng đúng lễ nên Khổng Tử trách họ Quí rằng:
“Ngƣời ấy dám dùng lễ bát dật mà múa ở miếu đình nhà mình, việc đó mà
ngƣời nhẫn tâm làm đƣợc, thì việc gì mà ngƣời chẳng nhẫn tâm làm? Khổng Tử vị Quí thị: Bát dật vũ ƣ đình, thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn
dã? -


?” [41, tr.30 - 31]. Bát dật là

tám hàng học trị lễ. Đời xƣa, chỉ có bậc Thiên tử Trung Hoa mới có quyền
dùng lễ bát dật để múa cúng tổ tiên (Tám hàng ngƣời múa, mỗi hàng tám
ngƣời, bát dật là 64 ngƣời). Vua chƣ hầu là vua nhỏ, nhƣ vua nƣớc Lỗ, thì
có quyền dùng lục dật (6 hàng ngƣời múa, mỗi hàng 6 ngƣời, là 36 ngƣời).
Quan đại phu phải dùng tứ dật (4 hàng, mỗi hàng 4 ngƣời là 16 ngƣời múa).
Quan chức cấp dƣới (quan sĩ) phải dùng nhị dật (2 hàng, mỗi hàng 2 ngƣời,
là 4 ngƣời học trò lễ). Quan đại phu họ Quí chỉ đƣợc quyền dùng tứ dật (16


16

ngƣời) thế mà dám dùng tới bát dật (64 ngƣời) để múa cúng tổ tiên, vậy là
họ Quí đã vi phạm lễ chế. Khổng Tử trách họ Quí tiếm lễ là đúng. Khơng
riêng họ Q, nhiều họ khác cũng đua nhau tiếm vị Thiên tử, nhƣ các nhà
quyền thế làm quan đại phu nƣớc Lỗ là họ Mạnh tôn và họ Thúc tôn khi tế
ông bà ở nhà thờ xong, bèn tụng Thi Ung để triệt đồ cúng. Thi Ung là để
tụng khi bậc Thiên tử tế xong. Việc tụng Thi Ung này vua chƣ hầu cũng
chẳng có quyền dùng, huống chi bậc đại phu ở nƣớc Lỗ vì thế Khổng Tử chê
ba nhà đại phu ấy vì cho rằng họ là ngƣời tiếm vị. Khơng đồng tình với
những việc làm tiếm vị nên Khổng Tử đọc lên hai câu đầu trong Thi Ung:
“Trợ tế chỉ có hàng tích cơng tức là vua chƣ hầu; Chủ tế là bực Thiên tử,
phƣớc đức sâu rộng thay! Nay ba nhà ấy chẳng phải là ngôi Thiên tử, cũng
chẳng phải là bực chƣ hầu, vậy lấy danh nghĩa gì mà dùng tụng Thi Ung nơi
miếu đƣờng? - Tam gia giả dĩ Ung triệt. Tử viết: Tƣớng duy tích cơng;
Thiên

tử


mục

mục!

Hề

thủ

ƣ

tam

gia

chi

đƣờng

-

?” [41, tr.30 - 31].
Cùng với việc đại phu lấn quyền vua chƣ hầu, trong giai đoạn này
còn thấy gia thần tiếm quyền đại phu, cụ thể là khi họ Quí lấn vua đã
đƣợc bốn đời, đến lúc suy yếu gia thần của mình là Dƣơng Hổ đứng ra
nắm hết quyền hành: “Dƣơng Hổ vốn chỉ là một vị quan nhà họ Q,
nhƣng vì biết lôi kéo bè cánh, giành tƣ lợi nên sau này đã thâu tóm đƣợc
trong tay quyền hành nhà họ Q” [2, tr.11]. Khổng Tử sống vào thời
loạn, vua Chƣ hầu lấn quyền Thiên tử, quan đại phu đoạt quyền vua chƣ
hầu, lại còn tiếm tới quyền Thiên tử cho nên Khổng Tử than phiền rằng:

“Những đoàn rợ Nam Di Bắc Địch ngồi cõi biên thùy, họ cịn có vua,
chẳng nhƣ những dân tộc trong cõi Trung Quốc hiện nay chẳng có vua
chúa chi cả - Tử viết: Di Địch chi hữu quân, bất nhƣ chƣ Hạ chi vô dã ” [41, tr.32 - 33].


17

Nhìn chung, thời Xuân thu - Chiến quốc, Thiên tử khơng cịn uy
quyền, bị chƣ hầu tiếm vị, các nƣớc chƣ hầu bị đại phu chiếm quyền, các đại
phu bị gia thần khống chế, vua không ra vua tôi không ra tơi lễ nghĩa bị xáo
trộn. Vì vậy, xã hội rối loạn, các nƣớc chƣ hầu gây hấn, chiến tranh triền
miên, cƣớp đoạt xảy ra không dứt.
Thời Xuân thu - Chiến quốc, các nước chư hầu thơn tính lẫn nhau,
chiến tranh cướp đoạt diễn ra không ngớt, trật t thể chế xã hội suy loạn,
danh phận đảo lộn. Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc đã tồn tại và phát
triển từ nhà Hạ, qua nhà Thƣơng: “Đến cuối thời Tây Chu thì bắt đầu bƣớc
vào giai đoạn khủng hoảng và ngày càng đi tới suy tàn” [14, tr.26].
Thời Tây Chu, khi nhà Chu cịn thịnh, chế độ tơng pháp và trật tự lễ
nghĩa nhà Chu còn đƣợc duy trì. Từ thời Chu Lệ Vƣơng đến Chu U Vƣơng,
mâu thuẫn nội bộ nhà Chu ngày càng trở nên gay gắt. Hơn nữa, do phải
thƣờng xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh đàn áp sự nổi dậy của chƣ hầu
và chống lại sự xâm lăng của các bộ lạc khác, nhất là giặc Hiểm Doãn, Tây
Nhung, cùng với nạn hạn hán liên tiếp xảy ra, nạn đói lan tràn, làm cho nhà
Chu càng lao nhanh tới bƣớc suy vong. Vị trí, quyền lợi của các tầng lớp,
giai cấp trong xã hội bị đảo lộn.
Năm 781 trƣớc Công nguyên, nhân vua Chu là U Vƣơng phế hoàng
hậu họ Thân và thái tử Nghi Câu, phong Bao Tự làm hoàng hậu, cha Thân
hậu là Thân hầu liên kết với giặc Tây Nhung, tấn công Hạo Kinh, thiêu hủy
kinh đô nhà Chu, giết chết U Vƣơng dƣới chân Ly Sơn, lập thái tử Nghi Câu
lên làm vua, lấy hiệu là Chu Bình Vƣơng (năm 771 trƣớc Cơng ngun).

Sau đó một năm, vì đất Thiểm Tây ln bị giặc Hiểm Dỗn, Tây Nhung đe
dọa, nên Chu Bình Vƣơng phải dời đơ về phía Đơng (giai đoạn Đông Chu
bắt đầu), đến Lạc Ấp (Lạc Dƣơng, tỉnh Hà Nam bây giờ), nhƣờng căn cứ


18

Quan Trung cho Tần Tƣơng công. Xã hội Trung Quốc bƣớc vào thời kỳ đặc
biệt, đó là thời Xuân thu.
Sau khi Bình Vƣơng dời đơ sang Lạc Ấp, trong cung đình xảy ra việc
tranh nhau ngơi vua làm cho thế lực ngày càng suy yếu. Đã vậy, vƣơng kỳ
(lãnh địa trực tiếp) của Đông Chu, tức Lạc Ấp, là một vùng nhỏ hẹp nhƣng
phần thì phải cắt bớt để phong cho cơng thần làm thái ấp, phần thì bị một số
nƣớc chƣ hầu lấn chiếm nên đất đai còn lại rất ít. Mặt khác, do uy thế chính
trị bị giảm sút, nhiều nƣớc chƣ hầu không chịu triều cống cho vua Chu. Về
danh nghĩa, vua Chu vẫn là vua chung, nhƣng thực tế thì khơng cịn đủ sức
để điều khiển các nƣớc chƣ hầu nữa.
Thời Xuân thu - Chiến quốc, là thời nhà Chu ngày càng suy yếu, bị
các nƣớc chƣ hầu chèn lấn. Một số nƣớc chƣ hầu, ngày càng lớn mạnh, do
đó giữa các nƣớc chƣ hầu, đã diễn ra những cuộc chiến tranh để dành bá
chủ, thực hiện tham vọng của mình thống nhất Trung Quốc. Lúc đó, trên
lãnh thổ Trung Quốc có nhiều nƣớc nhỏ, hầu hết những quốc gia này đƣợc
hình thành do chính sách phân phong thời Tây Chu. Mục đích của việc phân
phong chƣ hầu trƣớc kia là để các nƣớc này làm phên giậu bảo vệ nhà Chu.
Nay thế lực nhà Chu suy yếu, một số nƣớc không những không tuân theo
mệnh lệnh của Thiên tử mà còn xâm phạm lãnh địa của nhà Chu. Hơn nữa,
họ còn muốn khống chế Thiên tử để chỉ huy các nƣớc chƣ hầu. Thời Tây
Chu chế độ tơng pháp, “phong hầu kiến địa” vừa có ý nghĩa ràng buộc về
kinh tế, vừa có ý nghĩa về chính trị, ràng buộc về huyết thống, có tác dụng
tích cực làm cho nhà Chu hƣng thịnh một thời gian dài. Đến thời Xuân thu,

chế độ tông pháp nhà Chu khơng cịn đƣợc tơn trọng, sự ràng buộc giữa
Thiên tử và các nƣớc chƣ hầu ngày càng lỏng lẻo, huyết thống ngày càng xa,
trật tự lễ nghĩa nhà Chu khơng cịn đƣợc xem là chuẩn mực nhƣ trƣớc. Thiên
tử nhà Chu bây giờ chỉ là hình thức. Thiên tử khơng cịn xét xử đƣợc những


19

cuộc tranh chấp giữa các nƣớc chƣ hầu. Các lãnh chúa nhỏ và vừa, xƣa nay
vẫn dựa vào quyền uy của Thiên tử, giờ đây trở nên thất vọng. Nhiều nƣớc
chƣ hầu, mƣợn danh Thiên tử để thơn tính lẫn nhau, để mƣu cầu lợi ích cho
riêng mình, họ đề ra khẩu hiệu “tôn vƣơng bài di”, đua nhau động binh mở
rộng thế lực và đất đai, thơn tính các nƣớc nhỏ, tranh giành địa vị bá chủ
thiên hạ. Ở thời kỳ này chính trị bị băng hoại, chế độ phân phong sụp đổ,
các nƣớc Di, Địch tấn công. Chiến tranh thơn tính lẫn nhau giữa các nƣớc
vùng Trung ngun đã làm cho xã hội Trung Hoa trở nên hỗn loạn. Các chƣ
hầu đánh nhau liên miên, năm thứ hai của Ẩn công: “Ngƣời Trịnh phạt Vệ Trịnh nhân phạt Vệ” [90, tr.59]. Năm thứ tƣ của Ẩn công: “Mùa Xuân,
Vƣơng, tháng hai, ngƣời Cử phạt nƣớc Kỷ, chiếm đất Mâu Lâu - Xuân,
Vƣơng nhị nguyệt Cử nhân phạt Kỷ thủ Mâu Lâu” [91, tr.70]. Không chỉ
đánh mà chiếm luôn cả đất, việc này đã chứng minh các nƣớc chƣ hầu vì
ham lợi mà đánh nhau làm cho dân chúng rơi vào cảnh lầm than, vì ngƣời
dân: “Ngày nào mà chẳng đi chinh chiến? - Hà thảo bất huyền?” [35,
tr.1318]. Các nƣớc chƣ hầu còn liên kết với nhau thành đảng phái chinh phạt
lẫn nhau: “Tống công, Trần hầu, Sái nhân, Vệ nhân phạt Trịnh - Tống công,
Trần hầu, ngƣời Sái, ngƣời Vệ phạt nƣớc Trịnh” [91, tr.73]. Những cuộc
chiến tranh, tranh giành, xâu xé lẫn nhau ở trên đã làm cho ngƣời dân rơi
vào cảnh hết sức thê lƣơng, con mất cha, vợ lìa chồng, mẹ xa con, xã hội
đảo lộn, ngƣời ngƣời sống trong cảnh nƣớc sôi lửa bỏng.
Thời Xuân thu - Chiến quốc, xã hội Trung Hoa diễn ra sự phân hoá
sâu sắc, trật tự cũ biến đổi mạnh mẽ. Đầu thời Tây Chu có hàng ngàn nƣớc,

đến cuối thời Xuân thu chỉ còn hơn một trăm nƣớc. Trong đó có những nƣớc
hùng mạnh nhất thời bấy giờ thay nhau làm bá thiên hạ nhƣ Tề, Tấn, Sở,
Tống, Ngô, Việt, Tần. Những quốc gia này hùng mạnh và làm minh chủ các
nƣớc khác là do các vua trị vì dùng cách cai trị theo chính sách “bá đạo” dựa


×