Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Sự thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ LÝ

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA
HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN VĂN” TRONG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Mã số: 60.22.80

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


LÊ THỊ LÝ

SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC”
VÀ “TÍNH NHÂN VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: TRIẾT HỌC

Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. VŨ VĂN GẦU


1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Vũ Văn Gầu. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về
kết quả nghiên cứu của cơng trình này.

Tác giả

Lê Thị Lý


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………01
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “TÍNH KHOA HỌC”, “TÍNH NHÂN
VĂN” VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CHÚNG
TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH…………………………………………12
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN VĂN”……………12
1.1.1.Tính khoa học……………………………………………………………….12

1.1.2.Tính nhân văn……………………………………………………………….14
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH
NHÂN VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH……………………………………….16

1.2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin ……………………………………….16
1.2.2. Tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam..20

1.2.3. Thực tiễn cách mạng phong phú và năng lực, phẩm chất, bản lĩnh, trí tuệ Hồ
Chí Minh ………………………………………………………….………….…. 41
Chương 2: NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA CỦA SỰ THỐNG NHẤT
GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH………………………………………………………………….57
2.1. NỘI DUNG CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN
VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ……………………………………………. 57

2.1.1. Mục tiêu của các cuộc cách mạng là giải phóng con người, giải phóng giai
cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại……………………………………57
2.1.2. Con người là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng………………..67
2.1.3. Con đường giải phóng dân tộc chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản..73
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN
VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ………………………………………………81

2.2.1. “Tính khoa học” và “tính nhân văn” khơng tách rời nhau…………………81
2.2.2. “Tính khoa học” càng cao thì “tính nhân văn” càng sâu sắc………………86


2.3. Ý NGHĨA CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN
VĂN” TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ………………………………………………92
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………..97
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………………100


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân văn là giá trị phổ quát, là tổ hợp các yếu tố chân - thiện - mỹ, là

hiện thân của thiên hướng vươn lên và hồn thiện khơng ngừng của chính con
người. Vì vậy nhân văn bao giờ cũng là lý tưởng và mục tiêu mà lồi người
hằng vươn tới, nó tồn tại, phát triển và ngày càng thể hiện sức sống mãnh liệt
của mình trong suốt tiến trình phát triển xã hội. Khát vọng nhân văn ở con
người, dù là phương Đông hay phương Tây, cũng đều cháy bỏng và lớn lao. Ở
đâu có điều kiện thuận lợi thì ở đó tư tưởng nhân văn nảy nở và phát triển. Việt
Nam với lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng, gây dựng truyền thống yêu
nước và đạo lý làm người của mình, là mảnh đất ươm sẵn những hạt giống nhân
văn, để từ đó bừng lên những mầm xanh tư tưởng nhân văn.
Hồ Chí Minh (1890 – 1969) - một nhà cách mạng, một trong những
người đặt nền móng và lãnh đạo cơng cuộc đấu tranh giành độc lập, tồn vẹn
lãnh thổ cho Việt Nam – là một người rất quan tâm đến vấn đề nhân văn. Tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được hình thành từ hồn cảnh sống và chiến đấu
của bản thân Người và từ sự kế thừa một cách sáng tạo những truyền thống
nhân văn của dân tộc và nhân loại. Đó là sự kết hợp, hịa quyện từ truyền thống
giàu lịng nhân ái, gắn bó chặt chẽ với cộng đồng trên tinh thần “thương người
như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” của dân tộc; từ lòng từ
bi của đạo Phật, đạo nhân nghĩa của Nho giáo, tinh thần bác ái của Công giáo;
đặc biệt là từ chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Trong quá trình tìm hiểu các phương pháp và con đường cứu nước, Hồ
Chí Minh rất khâm phục tinh thần yêu nước và cứu nước của các bậc tiền bối
như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh...nhưng Người không đồng tình với họ về


2

cách làm và lộ trình giải phóng dân tộc của họ. Đây là một tầm nhìn mới, sáng
suốt của Hồ Chí Minh đã được thực tế chứng minh.
Việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là một
bước ngoặt mang tính chiến lược của Người. Trên thế giới có rất nhiều cách đấu

tranh để giải phóng dân tộc, nhưng Người đã chọn cách làm của Lênin, điều này
thể hiện tính khoa học, sự sáng suốt trong quyết sách của Người. Người cũng đã
xác định chìa khóa của việc giải phóng dân tộc đó là: Phải có một tổ chức đứng
ra lãnh đạo gắn kết mọi tầng lớp trong xã hội cùng nhau đánh đuổi kẻ thù. Chân
lý này đã được chứng minh từ thời nhà Trần với 3 lần chiến thắng quân Nguyên
Mông. Tuy nhiên, tư tưởng của Hồ Chí Minh tiến bộ ở chỗ: Tổ chức đứng ra
lãnh đạo là tổ chức của nhân dân chứ không phải tổ chức của tầng lớp cai trị.
Với tầm nhìn sắc bén và trí tuệ mẫn tiệp, Hồ Chí Minh đã khéo léo kết
hợp giữa tính khoa học, cách mạng và tính nhân văn trong tồn bộ hệ thống tư
tưởng của Người. Sau nhiều năm bôn ba, Người đã tìm ra con đường giải phóng
dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh
muốn lãnh đạo cách mạng thành cơng thì phải có một tổ chức đứng ra lãnh đạo
và gắn kết các tầng lớp nhân dân lại với nhau, để cùng nhau đánh giặc. Vì thế,
trong tác phẩm Đường kách mệnh Người nêu rõ điều cốt yếu đầu tiên là phải có
đảng cách mệnh để trong thì vận động, tổ chức dân chúng, ngồi thì liên lạc với
các tổ chức bị áp bức và vô sản mọi nơi. Như một tất yếu khách quan, ngày 3
tháng 2 năm 1930, Người thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một chính đảng
của giai cấp cơng nhân Việt Nam, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh và
gắn bó mật thiết với nhân dân.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản
Việt Nam luôn nêu cao vai trị tiên phong của mình, ln thể hiện là một đảng


3

của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam,
luôn kiên định giữ vững lập trường của giai cấp vô sản, lấy lý luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nịng cốt.
Ngày nay, đứng trước sự chuyển mình lớn lao của thế giới, Việt Nam
khơng thể khơng thay đổi. Tuy nhiên, trước nhiều làn sóng văn hố mới, nhiều

giá trị nhân văn đang dần bị lu mờ, một bộ phận cán bộ, nhân dân lung lay trong
lập trường, hoài nghi con đường đi lên của dân tộc. Chủ nghĩa cá nhân, chủ
nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa xét lại có nhiều cơ hội trỗi dậy. Trước thực tế đó,
vấn đề kết hợp giữa tính khoa học và tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh
lại đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Nó khẳng định con đường chúng ta đã và
đang lựa chọn là đúng đắn, là khoa học, là cách mạng - con đường giải phóng
dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chúng ta là giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân và cuối cùng là giải phóng tồn nhân
loại.
Với suy nghĩ đó, tác giả luận văn lựa chọn đề tài “Sự thống nhất giữa tính
khoa học và tính nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh” với mong muốn tìm
hiểu kĩ hơn về tồn bộ hệ thống tư tưởng của Người, tìm hiểu sự kết hợp tuyệt
vời giữa tính khoa học và tính nhân văn mà Người đã vận dụng để củng cố
thêm niềm tin vào con đường mà Đảng và nhân dân ta đang chọn lựa, để bồi
đắp thêm tình yêu thương giữa con người với con người mà nhân loại đang
hướng tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hồ Chí Minh khơng chỉ là một lãnh tụ vĩ đại mà còn là một danh nhân
văn hố thế giới. Vì thế trong nhiều thập kỉ qua đã có nhiều nhà khoa học đã tập


4

trung tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh dưới nhiều góc độ khác nhau.
Liên quan đến đề tài trên đây có thể chia thành hai hướng:
Hướng thứ nhất là các cơng trình khoa học, các bài báo, bài tiểu luận bàn
về bản chất khoa học và cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các cơng
trình này hầu hết đều nêu được vai trò, ảnh hưởng của triết học Mác-Lênin đến
quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, ở phần
đầu mỗi bài báo, bài tham luận…, các tác giả đều đánh giá vai trị to lớn khơng

thể chối cãi của Mác-Lênin, những đóng góp vĩ đại của các ơng cũng như tầm
ảnh hưởng thời đại. Ở phần sau, các tác giả tập trung khai thác quá trình tìm
đường cứu nước đầy gian khổ, những năm tháng bôn ba nơi đất khách của Hồ
Chí Minh, để cuối cùng Người tiếp cận được với học thuyết Mác-Lênin mà
Người cho rằng là “chân chính nhất’, “khoa học nhất”. Có thể kể đến một số
cơng trình tiêu biểu là:
+“Hồ Chí Minh phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện
cụ thể ở Việt Nam” của Nguyễn Hùng Hậu đăng trên tạp chí Lý luận chính trị,
số 1/2005; Ở bài viết này, tác giả khẳng định Hồ Chí Minh khơng chỉ truyền bá,
vận dụng, mà còn phát triển sáng tạo, nâng chủ nghĩa Mác - Lê-nin lên tầm cao
mới trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, góp phần quan trọng cho cách mạng
nước ta giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

+“Bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ
nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” (); Bài
báo khẳng định: Bất chấp thăng trầm của lịch sử, từ khi ra đời đến nay, chủ
nghĩa Mác-Lênin luôn luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt của mình. Thực tiễn thành
cơng và thất bại của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng như


5

trên thế giới đã minh chứng hùng hồn: bản chất khoa học, cách mạng là nguồn
gốc sức mạnh của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ khi ra đời cho đến nay, nhờ nắm
vững và vận dụng sáng tạo bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa MácLênin mà Đảng ta đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng
lợi khác. Chủ nghĩa xã hội đổi mới Việt Nam đã chứng tỏ sức sống mãnh liệt
của mình và ngày càng thu được những thành tựu to lớn. Điều đó trước hết bắt
nguồn từ bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trung
thành với bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất định
Đảng ta sẽ lãnh đạo nhân dân ta xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của thời

kỳ đổi mới gắn với dân giàu nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều tham luận, báo cáo liên quan đến đề tài, có thể
kể đến như:
+“Bước chuyển tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến
chủ nghĩa Mác – Lênin” -Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tấn Hưng.
+“Rèn luyện tính cách, đạo đức cách mạng theo Tư tưởng Hồ Chí Minh”
đăng trên báo Thái Bình ngày 24/10/2013 ( />+“Sự thống nhất giữa truyền thống và hiện đại trong tư tưởng Hồ Chí
Minh” của Trương Hồi Phương đăng trên Tạp chí Nhân lực (được đăng lại
trên />+Bài tiểu luận về “tính khoa học và tính cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh” đăng trên Thư viện trực tuyến Việt Nam ().


6

+“Tư tưởng Hồ chí Minh về sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn” của
tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuỷ..vv..
- Hướng thứ hai là các cơng trình khoa học, các bài báo, bài tiểu luận bàn
về tính nhân văn hay bản chất nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Các cơng
trình này đã nêu lên sự tiếp thu có chọn lọc của Hồ Chí Minh đối với triết học
Mác, đồng thời nêu được sự sáng tạo của Người trong việc vận dụng học thuyết
của Mác trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đặc biệt, các cơng trình này nhấn
mạnh tính nhân văn sâu sắc trong tư tưởng của Người. Có thể nói, đó là những
cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về giá trị nhân văn - một trong những vấn đề cốt
lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Mỗi bài báo, mỗi bài tham luận hay mỗi nhận
định đều thể hiện sự ngưỡng mộ, sự tâm huyết của tác giả đối với tài năng, đạo
đức của Người. Có thể kể đến là:
+“Nghĩ về nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh” đăng trên Webside
của Đại học Sài Gòn ( Bài tham luận bàn về một trong
ba bộ phận hợp thành tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là đạo đức Hồ Chí Minh. Tác
giả khẳng định đây là nét độc đáo nhất trong hệ tư tưởng của Người. Bởi lẽ bộ

phận đạo đức trong hệ tư tưởng nói trên được thể hiện là đặc trưng kết hợp giữa
tinh hoa dân tộc với tinh hoa thời đại, trong đó bao trùm là tính nhân văn được
diễn đạt một cách khái quát: độc lập và thống nhất cho Tổ quốc, tự do và dân
chủ cho nhân dân, công bằng và hạnh phúc cho mọi người; hịa bình và hữu
nghị cho các dân tộc, sự phát triển các quan hệ văn hóa và nhân dân cho thời
đại. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh đã đóng góp làm phong phú thêm tư
tưởng đạo đức cách mạng của đạo đức học Mác-Lênin, được biểu hiện vận
dụng nhuần nhuyễn giữa tính nhân văn của các dân tộc Việt Nam với đạo đức
cách mạng của giai cấp công nhân.


7

+“Quán triệt tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh để thực hiện tốt Nghị quyết
Đại hội XI” của Thiếu tướng, PGS Lê Hồng Quang (tạp chí Quốc phịng tồn
dân ngày 7/11/2011); Bài viết khẳng định: Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là
tình thương u sâu sắc đối với con người, thực sự quan tâm đến quyền lợi, nhu
cầu, nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Việt Nam. Đồng thời, tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh cịn nhìn thấu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu sống
và hoạt động của những con người trong các thành phần xã hội, tổ chức cách
mạng khác nhau nhằm quan tâm giải quyết chu đáo, thiết thực, cụ thể, tốt nhất
theo điều kiện, khả năng cho phép, phát huy tốt nhất ý chí và năng lực sáng tạo
đóng góp vào sự nghiệp chung của dân tộc. Trước lúc đi xa, Người cũng nhấn
mạnh đến công việc đối với con người, Người xác định thái độ, trách nhiệm của
Đảng, Nhà nước đối với các lớp người, như những người đã có cơng, dũng cảm
hy sinh cho sự nghiệp kháng chiến, cha mẹ vợ con của thương binh, liệt sĩ,
những chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, những phụ
nữ đảm việc nước, giỏi việc nhà, bà con nông dân, đồng bào dân tộc thiểu
số,v.v.
+ “Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tư tưởng nhân văn - Đạo đức” của tác giả

Thục Nguyên đăng trên báo Yên Bái (www.yenbai.gov.vn). Ở bài báo này tác
giả khẳng định: Tư tưởng vì con người, vì nhân dân, và vì nhân loại của Người
là chủ nghĩa nhân văn của thời đại mới. Đặc trưng nổi bật trong tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh là đấu tranh giành tự do cho từng cá nhân để từ đó mỗi cá
nhân tự khẳng định mình bằng hành động thực tế và tự quyết định vận mệnh
của mình trong độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
+“Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh – tư tưởng bất diệt” PGS.TS Lê Dỗn
Tá đăng trên Cổng thơng tin tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Qua bài viết tác


8

giả khẳng định: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong lịng một dân tộc có
truyền thống nhân ái lại tiếp nhận được những tinh hoa văn hoá phương Đông
và phương Tây, về "đạo làm người" của Nho giáo, về "cứu khổ cứu nạn", nhân
ái, khoan dung của Phật giáo; về lý tưởng nhân văn thời cách mạng tư sản đang
lên, chống phong kiến, giải phóng xã hội… Từ khi đến với chủ nghĩa Mác
Lênin, thấm nhuần học thuyết nhân đạo hiện thực của chủ nghĩa Mác, tư tưởng
nhân văn ở Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến bước ngoặt mang tính tổng
hợp từ nhiều giá trị tinh hoa của nhân loại. Tình yêu thương con người ở Hồ
Chí Minh đã trở thành lẽ sống của Người, yêu thương con người gắn với lòng
tin ở con người, dùng sức của con người để giải phóng con người, trọng nhân
tài, vì con người và phục vụ con người với chữ Người viết hoa.
+“Giá trị nhân văn cao quí trong sự nghiệp văn hố Hồ Chí Minh”của GS.
Song Thành - Học viện Hành chính quốc gia – đăng trên Cổng thơng tin điện tử
về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả đúc kết được: Hồ Chí Minh là biểu tượng của
sự kết hợp hài hịa tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa nhân loại, Đơng và Tây.
Từ nhỏ, Người đã được hấp thụ một nền văn hóa dân tộc và văn hóa phương
Đơng sâu sắc. Trên đường học tập và nghiên cứu, Người đã từng bước hấp thụ
văn hóa nhân đạo và dân chủ của phương Tây, đặc biệt là tinh thần tự do, bình

đẳng, bác ái của truyền thống văn hóa cách mạng Pháp. Chính trí tuệ siêu việt,
vốn sống thực tế phong phú và vốn văn hóa rộng lớn đã dẫn Người đến với chủ
nghĩa Mác-Lênin, kết tinh thành tựu văn hóa của lồi người. Người đã làm chủ
được nhiều ngôn ngữ khác nhau, sử dụng một cách thành thạo trong viết văn,
viết báo, làm thơ, viết kịch...; khi xuất hiện như một nhà báo phương Tây sành
sỏi, khi lại trầm tĩnh, hàm súc như một thi sĩ cổ điển phương Đông. Trải qua
mấy chục năm học tập và rèn luyện, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng bước vươn


9

lên tầm cao của trí tuệ thời đại, để từ đó vận dụng và phát triển, sáng tạo và đổi
mới, đóng góp vào kho tàng văn hóa thế giới những giá trị đặc sắc, in đậm dấu
ấn Việt Nam - Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, cịn có nhiều tham luận, báo cáo liên quan đến đề tài, có thể
kể đến như:
+ “Tư tưởng nhân văn trong di chúc của Bác Hồ” của tác giả Hồ Đình
Kiếm đăng trên báo Quỳnh Lưu ();
+“Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ” đăng trên báo
Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam số 81 (tháng 3/2010);
+“Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong Tun ngơn độc lập” của tác giả
Hồng Ngọc Vĩnh, Lê Thị Kim Phương (Bài báo khoa học - ĐHKH Huế)
();
+“Một số lời dạy của Bác Hồ về đạo đức, lối sống” đăng trên cổng thông
tin điện tử về Hồ Chí Minh
+“Chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn trong Di Chúc của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh” đăng trên báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày
12/12/2004;
Có thể thấy rằng các cơng trình nghiên cứu về tính khoa học, cách mạng,
nhân văn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh đã ít nhiều được đề cập nhưng chưa

có hệ thống, đồng thời, gần như chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
hoàn chỉnh về sự thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn trong tư tưởng


10

của Người. Điều đó thơi thúc tác giả luận văn nghiên cứu đề tài để có cái nhìn
sâu sắc hơn về các giá trị trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là tìm hiểu lý luận chung về tính khoa học, tính
nhân văn và sự thống nhất giữa chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ đó tìm
hiểu về đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của sự thống nhất đó trong tư tưởng của
Người.
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra một số nhiệm vụ cơ bản
là:
 Tìm hiểu lý luận chung về tính khoa học và tính nhân văn cũng
như sự thống nhất giữa chúng trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
 Những đặc điểm và nội dung cơ bản của sự thống nhất giữa tính
khoa học, tính nhân văn trong tư tưởng của Hồ Chí Minh.
 Đánh giá ý nghĩa to lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua sự thống
nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn.
Từ mục đích và nhiệm vụ trên, trong khn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả
tìm đọc tư tưởng của Hồ Chí Minh về các vấn đề liên quan đến đề tài, để qua đó
tìm hiểu về sự thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn mà Người đã vận
dụng một cách sáng tạo trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của mình.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tính khoa học và nhân văn.



11

Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả dựa trên thế giới quan duy vật biện
chứng và phương pháp biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng
thời, trong q trình thực hiện, tác giả cịn sử dụng một số phương pháp khác
như so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp…
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm rõ sự thống nhất giữa tính khoa học và tính nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh, qua đó đánh giá các giá trị của nó đối với cơng
cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Phần mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo thì nội
dung luận văn được kết cấu làm 2 chương, 5 tiết và 7 tiểu tiết.


12

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ “TÍNH KHOA HỌC”, “TÍNH NHÂN
VĂN” VÀ CƠ SỞ CỦA SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CHÚNG TRONG TƢ
TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ “TÍNH KHOA HỌC” VÀ “TÍNH NHÂN VĂN”

1.1.1.Tính khoa học
Khái niệm “khoa học” được dùng rất nhiều và từ rất lâu rồi. “Khoa học”
với nghĩa được sử dụng ngày nay lúc đầu chỉ là một phương hướng nghiên cứu
triết lý tự nhiên (natural philosophy) trong triết học. Đến thập niên đầu tiên của
thế kỉ XIX, phương hướng triết lí tự nhiên mới thực sự tách khỏi triết học để
hình thành khái niệm tương tự khái niệm “khoa học” ngày nay. Sở dĩ nói tương
tự là vì, khi đó khái niệm “khoa học” mới chỉ bao gồm khoa học tự nhiên.
Trong giai đoạn tiếp sau mới xuất hiện những lĩnh vực khác nhau về khoa học

xã hội và triết học. Từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm về “khoa học” đã xuất
hiện. Có thể điểm qua một vài tư liệu khác nhau khi nói về khái niệm này:
Từ điển Triết học định nghĩa: “Khoa học là lĩnh vực hoạt động nghiên
cứu nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới về tự nhiên, xã hội và tư duy
và bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố của sự sản xuất này: những
nhà khoa học với những tri thức và những năng lực, trình độ và kinh nghiệm
của họ…” [82; tr.376]
Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển học định nghĩa: “Khoa học là
hệ thống tri thức tích lũy trong q trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh,
phản ánh những quy luật khách quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động
của tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện
thực”. [79; tr.441]


13

Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản khoa học xã hội định nghĩa: “Khoa
học là hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội và tư tưởng tích lũy trong q trình
lịch sử, có mục đích phát hiện những quy luật khách quan của các hiện tượng và
giải thích các hiện tượng đó” [82; tr.378]
Cịn trong hệ thống từ điển thế giới, khái niệm “khoa học” cũng được tiếp
cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Chẳng hạn, từ điển Larousse (2002) của Pháp
định nghĩa : “Khoa học là một tập hợp tri thức đã được kiểm chứng bằng thực
nghiệm về các sự kiện, sự vật và hiện tượng tuân theo một quy luật xác định”
[84; tr.299]. Từ điển Triết học của Liên Xô (bản tiếng Việt, 1975) định nghĩa:
“Khoa học là lĩnh vực hoạt động nhằm mục đích sản xuất ra những tri thức mới
về tự nhiên, xã hội và tư duy bao gồm tất cả những điều kiện và những yếu tố
của sự sản xuất này” [82; tr.335]. Từ điển Bách khoa tồn thư của Liên Xơ
(1986) định nghĩa: “Khoa học là lĩnh vực hoạt động của con người, có chức
năng xử lý và hệ thống hóa về mặt lý thuyết các tri thức khách quan, …là một

trong những hình thái ý thức xã hội, bao gồm trong đó cả những hoạt động
nhằm thu nhận các kiến thức mới, và cả những kết quả của các hoạt động đó ”
[83; tr.281]
Qua các từ điển được tra cứu, chúng ta thấy, về cơ bản các định nghĩa về
khoa học dựa trên một số cách tiếp cận sau:
1. Khoa học là một hệ thống tri thức
2. Khoa học là một lĩnh vực hoạt động sản xuất tri thức
3. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Như vậy, khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến
thức mới, học thuyết mới, nó bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật
chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy.


14

Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên
cơ sở thực tiễn xã hội.
“Tính khoa học” trong một tác phẩm hay trong một hệ thống tác phẩm
cũng phải dựa trên các tiêu chí trên. Hồ Chí Minh, nhà tư tưởng lỗi lạc, đã
chứng tỏ là một nhà khoa học xuất sắc khi các tác phẩm của Người thể hiện rất
rõ đặc tính này, đó là một hệ thống tri thức về sự sáng tạo, sự hiểu biết sâu rộng
và sự vận dụng linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh; là sự thức thời trong tư duy
và tầm nhìn xa trơng rộng về thời cuộc, về các vấn đề liên quan đến thời thế,
nhân sinh….
1.1.2.Tính nhân văn
So với khái niệm “khoa học” thì khái niệm “nhân văn” dễ hiểu hơn, đơn
giản hơn. Hầu hết các tư liệu đều định nghĩa “nhân văn là văn hóa của lồi
người” hay “nhân văn là thuộc về văn hóa lồi người, thuộc về con người” [80;
tr.412]. Có thể nói đây là một từ ghép từ hai từ “nhân” và “văn”. Đại từ điển
Tiếng Việt của Nxb Văn hóa –Thơng tin (1999) định nghĩa: “Nhân là lịng

thương u con người”, cịn “văn là văn hóa”. Một số từ có liên quan đến “nhân
văn” cũng có nghĩa tương tự. Chẳng hạn: nhân ái là yêu thương con người;
Nhân hậu, Nhân nghĩa…
Từ điển trên trang Wikipedia cũng phân tích rất rõ: Nhân = người. Ý nói
mang các đặc trưng con người, bản chất con người.Văn là văn hóa, văn minh…
Nhân văn: là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của con người kết
hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh.
Trên trang Wikipedia cịn đặt ra câu hỏi: Những đức tính nào được kể là
thuộc tính của nhân văn? Đó là:


15

+ Có trí tuệ, có tri thức và khát vọng vươn lên về tri thức, trí tuệ;
+ Có tình u thương đồng loại, hiểu biết và quý trọng tự nhiên. Tình u
thương đó có khi có lúc trở nên sâu sắc, rộng khắp đến vô giới hạn - biểu hiện
của từ bi, bác ái;
+ Có văn hóa, biết tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển chúng để trở
thành văn minh;
“Tính nhân văn” là những phẩm chất tốt đẹp, đạo đức, sáng tạo của con
người; là tấm lòng hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho con người. Những tư
tưởng, những tác phẩm có “tính nhân văn” ln là những tác phẩm hướng đến
mục tiêu vì con người, giải phóng con người.
“Tính nhân văn” hay “phẩm chất nhân văn” trong tư tưởng, trong con
người Hồ Chí Minh chính là sự thống nhất giữa lòng yêu thương con người với
lòng tin, sự tơn trọng và ý chí cùng hành động triệt để giải phóng dân tộc, giải
phóng xã hội, giải phóng con người.
Tiếp thu có chọn lọc văn hố Đơng – Tây và đặc biệt là cái nôi truyền
thống cách mạng nước nhà cũng như tấm lòng yêu nước thương dân, Hồ Chí
Minh đã xây dựng cho mình một hệ thống các quan điểm thể hiện tư tưởng

nhân văn cao đẹp của Người mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là tồn bộ những quan điểm, đạo đức và
chính trị bắt nguồn từ con người với nhu cầu được giải phóng đất nước, được
độc lập, con người được tự do, hạnh phúc.
Di sản tư tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh để lại là hết sức phong
phú, sâu sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn hết sức lớn lao. Những nội dung cơ
bản của tư tưởng nhân văn đạo đức Hồ Chí Minh đang được Đảng ta vận dụng
và phát triển trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vì mục


16

tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vì hạnh phúc con
người.
1.2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH SỰ THỐNG NHẤT GIỮA “TÍNH KHOA HỌC” VÀ
“TÍNH NHÂN VĂN” TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH

1.2.1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về “tính khoa học” và “tính nhân
văn”
Tính khoa học của một hệ thống là do nội dung của lý luận đó, là chân lý
khách quan và sự hoàn thiện về mặt logic quyết định. Qua bao thăng trầm của
lịch sử, chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn đứng vững và phát triển, điều đó chứng
minh rằng chủ nghĩa Mác – Lênin là chân lý khách quan, có tính khoa học sâu
sắc. Tính khoa học đó được thể hiện qua việc chủ nghĩa Mác – Lênin nhận thức
thế giới khách quan dựa trên cơ sở thực tiễn, từ đó phát hiện ra những qui luật
của đời sống xã hội, qui luật của xã hội tư bản để từ đó xây dựng lý luận về chủ
nghĩa xã hội khoa học. Tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện ở sự
thống nhất giữa nội dung của chân lý khách quan và hình thức là hệ thống logic
chặt chẽ, hồn thiện. Giữa chúng có sự tác động, phối hợp với nhau. Nội dung
chân lý của chủ nghĩa Mác – Lênin địi hỏi và tạo điều kiện có một hình thức,

một hệ thống logic kết cấu chặt chẽ để thể hiện. Mặt khác, hệ thống logic giúp
cho việc có thể hiểu được một cách rõ ràng, sâu sắc những nội dung chân lý đó.
Tính khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin còn thể hiện ở chỗ chứng
minh những khuynh hướng sai lầm khi hiểu về triết học Mác – Lênin. Chẳng
hạn, trước đây từng có khuynh hướng giáo điều dùng triết học Mác – Lênin
thay thế những kết quả nghiên cứu của khoa học tự nhiên; ngày nay trong tình
hình mới lại có khuynh hướng ngược lại là dùng những thành tựu mới của khoa
học tự nhiên để thay thế cho triết học Mác – Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác –
Lênin đã lỗi thời. Trên thực tế, những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên


17

không những chứng minh sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin mà chủ
nghĩa Mác – Lênin đã khái quát tổng kết những thành tựu đó để bổ sung và phát
triển, làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng phong phú hơn, bền vững hơn.
Học thuyết khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác đã ra đời trên cơ
sở kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy nhân loại mà trực
tiếp nhất là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh và chủ nghĩa xã
hội không tưởng Pháp; đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa
học đương thời, của thực tiễn nhân loại. Chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu
lịch sử không những vì nó là sự phản ánh thực tiễn xã hội mà còn là sự phát
triển hợp logic của lịch sử tư tưởng nhân loại.
Chủ nghĩa Mác, triết học Mác trước hết là thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng khoa học loài người, là khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận
động và phát triển của tự nhiên, của xã hội lồi người, của tư duy. Vì thế nó trở
thành một hình thức tư duy cao nhất, thích hợp nhất đối với sự phát triển khoa
học. Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác, triết học Mác không chỉ thể hiện ở
hệ thống quy luật chung nhất của thế giới mà nó phản ánh, mà cịn thể hiện ở
chức năng thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong mọi hoạt động

nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Là một học thuyết khoa học lý
luận – đỉnh cao của trí tuệ lồi người, chủ nghĩa Mác, triết học Mác đã đem lại
cơ sở khoa học đúng đắn cho việc luận chứng và giải thích những hiện tượng
của đời sống xã hội và quá trình lịch sử, nhất là cho việc cải tạo thế giới hiện
thực, đúng như C.Mác đã từng khẳng định: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích
thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [6; tr.175].
Là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân – giai cấp tiến bộ và cách
mạng nhất, giữ vai trò trung tâm của thời đại, chủ nghĩa Mác, triết học Mác đã


18

trở thành vũ khí lý luận của giai cấp cơng nhân trong cuộc đấu tranh cách mạng
nhằm giải phóng mình, đồng thời giải phong tồn thể nhân loại.
Nói một cách khái quát, học thuyết Mác đã trang bị cho chúng ta hệ
thống quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, phát triển và thực tiễn
trong mọi hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm cải biến cách mạng
thế giới hiện tồn. Bất chấp thực tiễn thăng trầm của thời đại, chúng ta vẫn có thể
khẳng định rằng, trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác, với những luận điểm,
quan điểm và tư tưởng cơ bản thực sự khoa học và cách mạng vẫn giữ nguyên
giá trị, vẫn là lý tưởng cao đẹp nhất của loài người, là cách thức thay đổi và cải
tạo thế giới vì mục tiêu giải phóng con người, giải phóng xã hội.
Chủ nghĩa Mác, triết học Mác là một hệ thống mở. Bản thân những người
sáng lập ra đã khẳng định rõ học thuyết của các ông không phải là giáo điều, mà
liên tục phát triển cùng với sự phát triển của thực tiễn xã hội. Cách đặt vấn đề
của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh trong việc phát triển học thuyết Mác cho chúng
ta một hình mẫu có ý nghĩa phương pháp luận. V.I.Lênin khẳng định: “Chúng
ta không hề coi lý luận của Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả
xâm phạm; trái lại, chúng ta tin rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng của môn khoa
học mà những người xã hội chủ nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt,

nếu họ không muốn trở thành lạc hậu đối với cuộc sống” [6; tr.179]. Tiếp nối
tinh thần của V.I.Lênin, Hồ Chí Minh, từ rất sớm, đã nêu ra vấn đề cần bổ sung
“cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào những tư liệu mà ở
thời kỳ đó, C.Mác khơng thể có được. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mác đã xây
dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử
nào? Lịch sử châu Âu. Mà châu Âu là gì? Đó chưa phải là tồn thể nhân loại”.
Từ đó, Người u cầu “xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng
cố nó bằng dân tộc học phương Đông”. [41; tr.19]


19

Hồ Chí Minh đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác – Lênin. Đối
với Người, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin cũng có nghĩa là đến với con đường
cách mạng vô sản. Từ đây, Người thực sự tìm thấy con đường cứu nước chân
chính, triệt để: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, khơng có con đường nào
khác con đường cách mạng vô sản" và "chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì
mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp
của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới" [41; tr.476-477]. Đến với
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh có bước nhảy
vọt lớn: kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản, kết hợp dân
tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; nâng chủ nghĩa yêu nước
lên một trình độ mới trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong suốt
cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh luôn khẳng định: Chủ nghĩa Mác –
Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, khoa học nhất, cách mạng nhất, "muốn
cách mạng thành công, phải đi theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và chủ nghĩa Lênin" [42; tr.357]. Đối với Người, chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở thế giới quan,
phương pháp luận khoa học để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Người không bao giờ xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời kiên quyết
chống chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa xét lại. Như vậy, chủ nghĩa Mác –
Lênin là một nguồn gốc – nguồn gốc chủ yếu nhất, của tư tưởng Hồ Chí Minh,

là một bộ phận hữu cơ – bộ phận cơ sở, nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Khơng thể đặt tư tưởng Hồ Chí Minh ra ngồi hệ tư tưởng Mác – Lênin, hay nói
cách khác, khơng thể tách tư tưởng Hồ Chí Minh khỏi nền tảng của nó là chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Có thể nói, chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động
quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó
là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí


×