Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường ở tỉnh đăk lăk hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.73 KB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HOA MAI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ở TỈNH ĐĂK LĂK HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ HOA MAI

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
Ở TỈNH ĐĂK LĂK HIỆN NAY

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số :60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn. Các số liệu trong luận văn là trung thực,
những kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai cơng bố trên bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2014
Tác giả luận văn


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ, BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG VÀ MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG ................................................................................ 10
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG.........................................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế ............................................... 10
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trƣờng ................................................. 26
1.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG.........................................................................................................................34
1.2.1. Tác động của tăng trƣởng kinh tế đến bảo vệ môi trƣờng .... 42
1.2.2. Tác động của bảo vệ môi trƣờng đến tăng trƣởng kinh tế ....... 50
Kết luận Chƣơng 1 ........................................................................................... 56
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT

MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG Ở TỈNH ĐẮK LẮK HIỆN NAY .................................................. 57
2.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ - TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐẮK LẮK..................................................................................57
2.1.1. Khái quát điều kiện địa lý - tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk ........ 57
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk .......................... 64
2.2. THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK ...............................................................................75
2.2.1. Thành tựu, hạn chế trong việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở tỉnh Đắk Lắk và những nguyên nhân của nó75


2.2.2.Những vấn đề đặt ra trong sự phát triển, tăng trƣởng kinh tế
với bảo vệ môi trƣờng ở Đắk Lắk .................................................. 106
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT MỐI QUAN HỆ GIỮA
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐẮK LẮK111
2.3.1. Nhận thức và thực hiện tốt quan điểm tăng trƣởng kinh tế đi
đôi với bảo vệ mơi trƣờng ............................................................... 111
2.3.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về mơi trƣờng . 113
2.3.3. Khai thác hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên115
2.3.4. Áp dụng đồng bộ các biện pháp phát triển kinh tế kết hợp với
vấn đề quản lý môi trƣờng ............................................................. 116
2.3.5. Nâng cao vai trò của các tổ chức quản lý ............................. 122
Kết luận Chƣơng 2 ......................................................................................... 124
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 128


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ADB: The Asian Development Bank: Ngân hàng Phát triển châu Á.
BOD5: (Biochemical Oxgen Demand ) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu

thụ trong quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước ( Chủ yếu là nước thải )
COD:( Chemical Oxygen Demand ) là lượng oxy cần thiết cho q trình oxy
hố các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O.
CCN: Cụm cơng nghiệp.
Dp: là khấu hao tồn bộ nền kinh tế.
GDP: Gross Domestic Product: Tổng sản phẩm quốc nội .
GNI: Gross national income: Tổng thu nhập quốc dân.
GNP: Gross National Product: Tổng sản phẩm quốc dân .
GO: Tổng giá trị sản xuất.
FDI: Foreign Direct Investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài.
FPI: Foreign Portfolio Investment: Đầu tư gián tiếp nước ngoài.
ISO: International Organization for Standardization: Tổ chức tiêu chuẩn hoá
quốc tế.
IUCN : Red List of Threatened Species: Sách đỏ.
KCN: Khu công nghiệp.
NDI: National Democactic Insitute :Thu nhập quốc dân sử dụng.
NNI: Net National Income :Tổng thu nhập ròng quốc gia.
NNP: Net National Product: Tổng sản phẩm quốc dân ròng.
NGO: non-governmental organization: Tổ chức phi chính phủ.
PPP: Purchasing power parity: Ngang giá sức mua.
ODA : Official Development Assistance: Hỗ trợ phát triển chính thức.
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách phát triển kinh tế - xã hội bền vững của bất kỳ một quốc gia
nào, đều thể hiện rõ phát triển kinh tế gắn với phát triển về mặt xã hội, phát
triển con người, có bao hàm vấn đề bảo vệ môi trường. Môi trường là địa bàn
và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến
đổi môi trường. Một khi kinh tế tăng trưởng và phát triển kéo theo đời sống
văn hóa - tinh thần của nhân dân được chú trọng. Song mặt trái của tăng
trưởng kinh tế càng nhanh lại gây một sức ép mạnh mẽ lên môi trường tự
nhiên, tạo ra những biến đổi lớn như: khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó
dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suy thoái đất, nước, suy giảm nguồn
tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng…Từ đó có thể
khẳng định rằng mơi trường và kinh tế là hai phạm trù khác nhau nhưng lại có
mối quan hệ khăng khít với nhau, đều phục vụ lợi ích của con người. Chúng
là hai mặt của một vấn đề, do vậy chúng ta không chỉ quan tâm đến môi
trường mà thờ ơ với kinh tế và ngược lại, phải phát triển kinh tế kết hợp với
bảo vệ môi trường.
Sau nhiều năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước,
nền kinh tế Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ. Bên cạnh mục tiêu
quan trọng là tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và mục tiêu bảo đảm tiến bộ
cơng bằng xã hội nêu trên thì bảo vệ môi trường sinh thái được đặt ra như một
bộ ba mục tiêu có tầm quan trọng như nhau trong q trình chuyển đổi mơ
hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm tiếp theo. Đó cũng là định
hướng được thể hiện trong Chương trình Nghị sự 21 mà nước ta đã lựa chọn để
phát triển và thực hiện cam kết với quốc tế trong thế kỷ này.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng đã chỉ ra


2

những phương hướng, nhiệm vụ về môi trường: “Bảo vệ mơi trường là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, tồn xã hội và của mọi cơng dân. Kết hợp

chặt chẽ giữa kiểm sốt, ngăn ngừa, khắc phục ơ nhiễm với khôi phục và bảo
vệ môi trường sinh thái” [42, tr.78]. Trong mục Định hướng phát triển kinh tế
- xã hội, đổi mới mơ hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Đảng đã nêu rõ: “Phát triển kinh tế - xã
hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện mơi trường, chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu” [42, tr.99]. Đây là chiến lược đúng đắn, khơng chỉ phù hợp
với tình hình hồn cảnh nước ta mà còn phù hợp với xu hướng chung của thế
giới hiện nay là con người sống hòa nhập, thân thiện với mơi trường, giữ gìn
mơi trường cho thế hệ mai sau.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020 và những
thập niên tiếp theo đã được Đảng và Nhà nước định hướng: “Tây Nguyên là
địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về kinh tế - xã hội và an ninh Quốc
phòng, có lợi thế phát triển nơng nghiệp, lâm nghiệp sản xuất hàng hóa lớn
kết hợp với cơng nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp năng lượng và công
nghiệp khai thác khoáng sản. Xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững
mạnh về Quốc phòng, an ninh, tiến tới thành vùng kinh tế động lực khu vực”.
Tỉnh Đắk Lắk với diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2 số dân gần 1.771.800
người (theo điều tra dân số trung bình phân theo địa phương năm 2011 của
Tổng cục thống kê), bao gồm 44 dân tộc anh em cùng chung sống, là tỉnh có
vị thế quan trọng của vùng Tây Nguyên cũng như cả nước về các mặt kinh tế
- xã hội và an ninh quốc phịng, có trường Đại học và một số Viện nghiên cứu
Trung ương đóng trên địa bàn, Ðăk Lăk có lợi thế trong nghiên cứu khoa học,
chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào thực tế cuộc sống. Sau hơn 20 năm kết
thúc chương trình Tây Nguyên 2 “Nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học cho
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên”, Nhà nước đã tập trung


3

nhiều nguồn lực đầu tư góp phần đưa các tỉnh khu vực này, trong đó có Đăk

Lăk đạt mức tăng trưởng kinh tế 9 đến 11% năm. Song nhìn nhận một cách
nghiêm túc, Đăk Lăk đang đối mặt với nhiều thách thức như tốc độ suy thoái
tài nguyên diễn ra nhanh chóng (khai thác và sử dụng đất chưa hợp lý, nguồn
nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt nguy cơ cạn kiệt, nạn phá rừng chưa được
ngăn chặn kịp thời khiến đa dạng sinh học ngày càng suy giảm...), tình trạng
di dân tự do kéo theo các hệ lụy nhưng chưa có biện pháp quản lý hiệu quả...
đã và đang ảnh hưởng đến phát triển bền vững của tỉnh.
Trong những năm gần đây, hòa chung với xu thế của cả nước, tỉnh Đắk
Lắk đã và đang quy hoạch phát triển khu công nghiệp tập trung, hệ thống đô
thị và khu dân cư nơng thơn, chính những hoạt động này đã gây một tác động
không nhỏ đến môi trường, tự nhiên cũng như xã hội. Chính vì vậy địi hỏi cần
có một kế hoạch quản lý và kiểm sốt chặt chẽ các nguồn gây ơ nhiễm phát
sinh trong q trình phát triển kinh tế xã hội phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững, phục vụ tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo an ninh quốc
phịng và nâng cao chất lượng môi trường, chất lượng cuộc sống. Đồng thời tạo
đà thuận lợi cho tỉnh phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.
Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững và đảm bảo việc bảo vệ mơi trường,
Đăk Lăk cần phải có những giải pháp kịp thời, hữu hiệu để giải quyết vấn đề
suy thái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Đây là một nhiệm vụ không chỉ với
mỗi tỉnh Đăk Lăk, mỗi một quốc gia, mà đòi hỏi cả nhân loại đều phải quan
tâm đến. Từ yêu cầu bức thiết về lý luận và thực tiễn, tôi quyết định chọn vấn
đề: “Mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng ở tỉnh
Đắk Lắk hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường là một đề tài có sức ảnh hưởng
lớn, thu hút được sự quan tâm với những nhà nghiên cứu cũng như những nhà


4


chức trách, địi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành khoa học xã hội
- nhân văn, mà trong đó triết học đóng vai trị làm sáng rõ mối quan hệ này và
tìm ra giải pháp tối ưu nhất trên cơ sở khách quan, khoa học. Hiện nay có rất
nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, tạp chí, sách báo bàn về mối quan hệ
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường được đăng tải trong cả nước và ra
ngồi quốc tế trong vịng 20 năm trở lại đây. Các cơng trình này được nghiên
cứu theo các hướng sau:
Thứ nhất, những cơng trình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế được bàn
rất nhiều từ trong các tác phẩm của các nhà kinh tế học như Adam Smith,
David Ricardo cùng với nhiều nhà kinh tế học hiện đại như A. Gélédan (1996),
Lịch sử các tư tưởng kinh tế, Nxb. Khoa học xã hội Hà Nội; Dwight H.Perkins,
Steven Radelet, David Lindauer (2010), Kinh tế học phát triển, Nxb. Thống kê
Tác giả của những cơng trình này đã lý giải một số vấn đề lý luận về tăng
trưởng kinh tế, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc giải
quyết vấn đề này, những thành tựu và hạn chế về tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam và vạch ra các giải pháp nhằm nâng cao tốc độ và chất lượng tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam…Tiêu biểu có những cơng trình của các tác giả
Trần Thọ Đạt (2008), Các mơ hình tăng trưởng kinh tế, Nxb. Thống kê, Hà
Nội; PGS.TS. Nguyễn Văn Hậu (2012) Mơ hình tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam từ năm 2001 đến nay lý luận và thực tiễn. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn (chủ biên) (2011), Chất lượng tăng trưởng
kinh tế Việt Nam mười năm nhìn lại và định hướng tương lai, Nxb. Giao
thông vận tải, Hà Nội; Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam: những rào cản kinh tế cần phải vượt qua, Nxb. Lý luận chính trị, Hà
Nội; PGS.TS.Võ Văn Đức (2009), Huy động và sử dụng các nguồn lực chủ
yếu nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội; Cù Chí Lợi (2009), Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế


5


tại Việt Nam, Nxb. Từ điển Bách khoa; Vũ Đình Bách với cơng trình Các giải
pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội năm 1998…
Thứ hai, những cơng trình nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ
môi trường và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế những cơng trình
này chủ yếu bàn về khái niệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ mơi trường, mối
quan hệ gắn bó mật thiết giữa con người và tự nhiên cũng như chỉ ra những lợi
ích to lớn của tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống vật chất của con người từ
đó các cơng trình này đi đến những kết luận mang tính nhấn mạnh: phát triển
nền kinh tế bền vững cần sự hài hòa giữa con người với tự nhiên và đề ra
những giải pháp, phương hướng sử dụng sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ tài ngun, mơi trường trong q trình phát triển
kinh tế - xã hội đất nước, tiêu biểu là Hà Huy Thành (2001), Một số vấn đề xã
hội và nhân văn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ mơi trường
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Tài nguyên môi trường và phát
triển bền vững của Lê Huy Bá (2002), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội và
Nguyễn Đình Hịa (3/2007), Phát triển bền vững trên nền tảng sự đồng tiến
hóa giữa con người và tự nhiên, Tạp chí Triết học số 3( 190) ; Hồ Sỹ Quý chủ
biên (2001), Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong sự phát triển xã
hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội; PGS.TS. Phạm Ngọc Trầm (1997) Môi
trường sinh thái vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. TS.
Nguyễn Văn Ngừng (2004), Một số vấn đề bảo vệ môi trường với phát triển
kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Mơi trường và con
người của Văn Thái (1998), Nxb. TP. HCM, tác giả đi từ nghiên cứu những
khái niệm môi trường cho đến những vấn đề đặt ra về môi trường, mối quan hệ
giữa con người với môi trường; Phạm Văn Boong (2002) với Ý thức sinh thái
và vấn đề phát triển bền lâu,Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Đồn Cảnh



6

(1980), Những vấn đề sinh thái và môi trường ở Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, Cơng trình Hiện trạng môi trường Việt Nam(1996) của Bộ Khoa học Công nghệ và Mơi trường, Hà Nội, đây là một cơng trình khá đồ sộ tập trung
khai thác thực trạng môi trường ở nước ta, nguyên nhân thực trạng và đề ra
giải pháp; Trần Văn Chữ (2004), Tài nguyên thiên nhiên môi trường với tăng
trưởng và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Thứ ba, nghiên cứu về vấn đề mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường ở tại khu vực Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk có nhiều tác giả cũng
như những cơng trình khoa học đã cơng bố hoặc cịn trong giai đoạn nghiên
cứu, những đề án của Chính phủ đưa ra cái nhìn tổng quan nhất, đánh giá sâu
sắc tình hình thực trạng kinh tế - xã hội - văn hóa, cải cách hành chính, bảo vệ
mơi trường sinh thái trong quá trình đổi mới của Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk,
đánh giá vai trò của các khu bảo tồn tự nhiên, rừng, đa dạng sinh học, các
nguồn tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế, nghiên cứu về cơ chế chính
sách lâm nghiệp tồn diện gắn với phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên: Lê
Hải Đường (2003), Khảo sát, nghiên cứu tình hình thực hiện luật bảo vệ môi
trương và đề xuất giải pháp bảo vệ mơi trường tại Tây Ngun, Hà Nội.
Chương trình nghiên cứu của Bộ kế hoạch và đầu tư do TS. Hoàng Ngọc
Phong, TS. Nguyễn Văn Phú (đồng chủ biên) (2006), Giải pháp tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường vùng Tây nguyên trong tình hình
mới; Nguyễn Thành Chính (chủ biên) 2000, Dak Lak trước ngưỡng cửa năm
2000, Nxb. Văn Nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. Cục Xúc tiến thương mại,
Phát triển Tây Nguyên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đề án Phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường đến năm 2020 tại tỉnh Đăk Lăk vừa được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1660/QĐ - TTg nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính
sách và giải pháp nhằm thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công



7

nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhiệm vụ thực hiện. Đề án
bao gồm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng cơng nghệ sinh học trong phịng
ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu của
Đề tài: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững về các lĩnh vực
kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh Tây Nguyên (Mã số TN3/T08) xây
dựng danh sách các chỉ tiêu phát triển bền vững phù hợp với điều kiện cụ thể
của Tây Nguyên; Đánh giá những biến động môi trường trong các vùng trồng
cây công nghiệp lâu năm và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường ở tỉnh Đăk
Lăk, thực hiện theo yêu cầu của Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt
Nam (2002), đề tài này có những đánh giá khách quan trung thực về biến
động môi trường trong vùng trồng cây công nghiệp lâu năm, chỉ ra nguyên
nhân, từ những đánh giá đó, đề ra giải pháp để khắc phục và bảo vệ môi
trường cho vùng trồng cây cơng nghiệp của tỉnh nhà.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng quan hệ biện chứng giữa
tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường ở tỉnh Đăk Lăk hiện nay, từ đó đề
xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm góp phần tạo sự cân
bằng trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường tại
tỉnh Đăk Lăk.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết một số nhiệm
vụ sau:
Thứ nhất, phân tích làm rõ nội dung khái niệm “Tăng trưởng kinh tế”,
“Bảo vệ môi trường”. Đánh giá và phân tích thực trạng kết hợp tăng trưởng
kinh tế với bảo vệ môi trường ở tỉnh Đăk Lăk dựa trên việc sử dụng và phân



8

tích các báo cáo tổng kết thực tiễn, các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát ở các
xã, các huyện của tỉnh.
Thứ hai, trên cơ sở thực trạng mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo
vệ môi trường ở tỉnh Đăk Lăk thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng
và giải pháp góp phần tạo sự cân bằng trong mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường tại tỉnh Đăk Lăk.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về mối quan hệ tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ mơi trường.
Bên cạnh đó luận văn cịn sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp,
logic - lịch sử, phương pháp thống kê, so sánh, quy nạp - diễn dịch và khái
quát hóa
5. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mơi trường
là một vấn đề có nội dung phong phú và vẫn đang là một vấn đề bức thiết của
toàn cầu cũng như của đất nước trong cơng cuộc đổi mới của tồn Đảng tồn
dân ta. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, tác giả giới hạn nghiên cứu
mối quan hệ này ở một địa phương cụ thể ở Tây Nguyên là tỉnh Đăk Lăk
trong khoảng thời gian hơn 10 năm từ năm 2000 - 2013.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng rõ những lý luận chung: quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về môi
trường tự nhiên, mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường.



9

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp chính quyền
tỉnh Đăk Lăk trong việc hoạch định chiến lược bảo vệ môi trường, khai thác
tài nguyên hợp lý. Bên cạnh đó có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những
ai có quan tâm tới vấn đề này.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành 2 chương, 5 tiết.


10

Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ,
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ MỐI QUAN HỆ TĂNG TRƢỞNG
KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ, BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Khái niệm tăng trƣởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định phúc lợi kinh tế
của người dân mỗi quốc gia, rõ ràng duy trì mức tăng trưởng hợp lý chính là
mục tiêu quan trọng nhất mà mỗi quốc gia trên thế giới đều vươn tới. Một khi
có nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế, các nguồn tăng trưởng kinh tế,
sẽ có những hoạch định được chính sách tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, có
chất lượng quan trọng. Vậy phải hiểu như thế nào về khái niệm tăng trưởng
kinh tế, và thực chất nó là gì. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự tăng
trưởng kinh tế, mỗi một nhà kinh tế, một trường phái kinh tế đều có một lập
luận riêng về vấn đề này. Nguyên nhân dẫn đến những quan niệm khác biệt ấy
chính là sự nhìn nhận đánh giá kinh tế ở thời điểm khác nhau, những hoàn

cảnh lịch sử và những mối quan hệ trong xã hội khác nhau. Quan niệm về
tăng trưởng kinh tế lần đầu tiên được xuất hiện trong tác phẩm Bàn về bản
chất và nguồn gốc giàu có của các dân tộc của Adam Smith xuất bản năm
1776, nhưng trước đó những nền móng đầu tiên của khái niệm này đã xuất
hiện ở trường phái trọng thương dưới hình thái sơ khai nhất là sự gia tăng của
cải các quốc gia thông qua hoạt động ngoại thương và trường phái trọng nông
khi cho rằng nguồn gốc thuần túy của sự giàu có của mỗi quốc gia là từ sản
xuất nông nghiệp. Mãi đến năm 1956, trong bài viết “Một đóng góp cho lý
thuyết tăng trưởng kinh tế” của nhà kinh tế học Robert Solow mới lý giải đầy


11

đủ khái niệm này. Ngày nay, khái niệm vẫn đang được phát triển và ngày
càng bổ sung hoàn thiện.
Quan điểm của Adam Smith (1723 - 1790), cho rằng tăng trưởng kinh tế
là tăng đầu ra theo đầu người hoặc tăng sản phẩm lao động, ông công nhận
động thái tăng trưởng có thể được tạo ra từ cả khu vực cơng nghiệp lẫn nông
nghiệp. Theo ông nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là tích lũy tư bản bao
gồm lao động, vốn, đất đai và tiến bộ kỹ thuật, trong đó lao động là yếu tố căn
bản, ở điểm này ông được C.Mác đánh giá rất cao vì đã “nêu được nguồn gốc
thực sự của giá trị thặng dư, đẻ ra lao động”. Theo Adam Smith, khi chạy
theo tư lợi thì con người kinh tế còn chịu tác động của bàn tay vơ hình tức là
nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự do kinh tế, phải có tự do sản
xuất, tự do liên doanh, liên kết, tự do mậu dịch. Từ cơ sở đó hình thành mối
quan hệ giữa người với người phụ thuộc vào nhau, bởi lẽ xã hội với sự phát
triển và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa, con người ln phải quan hệ kinh tế
với nhau. Cho nên ông cho rằng Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế,
một hoạt động mà vốn có cuộc sống riêng của nó. Theo ơng vai trò kinh tế
của Nhà nước được thể hiện khi những nhiệm vụ kinh tế vượt quá sức của các

doanh nghiệp như nhiệm vụ xây dựng đường sá, đào sông, đắp đê hay nhiệm
vụ xây dựng những cơng trình kinh tế lớn. A.Smith viết: “Bạn nghĩ rằng bạn
đang giúp cho hệ thống kinh tế bằng những quản lý đầy ý định tốt đẹp và
bằng những hoạt động can thiệp của mình. Khơng phải như vậy đâu. Hãy để
mặc, hãy để mọi sự việc diễn ra, đừng nhúng tay vào. Dầu nhờn của lợi ích cá
nhân sẽ làm cho bánh xe kinh tế hoạt động một cách diệu kỳ. Không ai cần kế
hoạch, không cần quy tắc, thị trường sẽ giải quyết tất cả [122, tr. 52].
Thế giới quan của ông về cơ bản là duy vật, ơng có những bước tiến xa
với những người đi trước về tìm hiểu các quy luật kinh tế. Nhưng chủ nghĩa
duy vật của ông cịn tự phát, máy móc và cịn xa lạ với phép biện chứng.


12

Phương pháp luận mâu thuẫn của A.Smith một mặt đi sâu vào mối liên hệ bên
trong của chế độ tư bản, mặt khác chỉ là mô tả, liệt kê, thuật lại bằng những
khái niệm có tính chất biểu hiện bề ngoài đời sống kinh tế. Đây là một
phương pháp vừa khoa học vừa tầm thường nhưng có sức ảnh hưởng lớn đến
kinh tế học sau này và vẫn được các nhà kinh tế học chấp nhận cho đến thế kỷ
XX, khi mà sự phát triển lý luận kinh tế đã làm thay đổi quan niệm truyền
thống và đưa các nhà kinh tế học đến chỗ ủng hộ kế hoạch hóa tập trung và sự
kiểm sốt của chính phủ, coi đó là cách tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Quan điểm tăng trưởng kinh tế của David Ricardo (1772 - 1823) trong
tác phẩm “Principles of Political Economy and Taxation” (Những nguyên lý
của kinh tế chính trị và thuế khóa) được viết vào năm 1817 cho rằng các yếu
tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong ba yếu tố
đó, đất đai sản xuất nơng nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế và quan
trọng nhất. Nhưng do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi
nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến

tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết Ricardo dự báo rằng với nguồn tài nguyên
thiên nhiên cho trước, cụ thể với diện tích đất đai mỗi nhóm có hạn, thì việc
tăng giá lương thực, thực phẩm do dân số tăng sẽ đẩy nền kinh tế tới một
“trạng thái dừng”, vì khi mà tỷ suất lợi nhuận thấp, nhà tư bản sẽ khơng có
động cơ để đầu tư vào, cịn giới địa chủ thì nhận được phần lợi nhuận lớn từ
địa tơ. Ơng cũng như những nhà kinh tế cổ điển phủ nhận vai trò của Chính
phủ trong việc điều tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ricardo đứng trên lập trường duy vật máy móc để tìm ra quy luật kinh tế,
nhất qn với lý luận giá trị lao động làm cơ sở cho học thuyết của mình.Có
thể nói trường phái kinh tế chính trị học cổ điển của Ricardo được coi là
nguồn gốc ra đời của chủ nghĩa Mác, bản thân ông được Mác đánh giá cao và


13

kính trọng và được tơn vinh là: “cha đẻ của kinh tế chính trị học cổ điển”. Tuy
nhiên, ngồi những lập trường giai cấp khác nhau, thì trong lĩnh vực kinh tế
Ricardo còn rất nhiều điểm chưa giải quyết được, mà phải nhờ tới Mác mới
giải quyết được
Quan điểm về tăng trưởng của C. Mác (1818 - 1883) ra đời giữa thế kỷ
XIX đưa ra cách giải thích tăng trưởng khá giống lý thuyết cổ điển về tăng
trưởng. Lý thuyết của ơng đóng vai trị đặc biệt trong lịch sử về lý thuyết tăng
trưởng kinh tế với bộ Tư bản nổi tiếng. Theo Mác, nguồn lực của tăng trưởng
kinh tế là sự tích lũy tư bản, trong đó các yếu tố tác động đến quá trình này là
đất đai, lao động, vốn và kỹ thuật. Mặc dù có điểm gần gũi, nhưng lý thuyết
của Mác khác biệt so với lý thuyết cổ điển. Theo C. Mác việc sử dụng tư bản
bất biến không tạo ra giá trị thặng dư bởi vì nhà tư bản phải mua máy móc và
ngun vật liệu với giá bằng giá trị mà tư bản bất biến đó sẽ tạo ra, nhà tư bản
cũng có thể áp đặt mức tiền lương thấp hơn giá trị mà người lao động làm ra.
Do vậy chỉ có tư bản khả biến mới đem lại giá trị thặng dư trong quá trình sản

xuất tư bản chủ nghĩa. C. Mác chỉ ra rằng nhà như bản muốn ngăn chặn sự suy
giảm của tỷ suất lợi nhuận phải tăng tỷ lệ bóc lột thông qua thời gian làm việc
của công nhân, giảm tiền lương công nhân hoặc nâng cao năng suất lao động
bằng tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên tăng thời gian làm và giảm tiền lương công
nhân không được khả quan vì cơng nhân đã phải mất 10 giờ/ngày để làm việc
và chỉ nhận được mức lương tối thiểu. Còn tiến bộ cơng nghệ dưới dạng máy
móc cũng khơng phải là cách thúc đẩy tăng trưởng hồn tồn có lợi. Vì khi
máy móc thay thế lao động dẫn đến tình trạng mất cân đối, tốc độ sa thải công
nhân cao hơn tái sử dụng số công nhân bị sa thải, dẫn đến xu hướng công nghệ
không được sử dụng hết công suất của nó và tiền lương cho cơng nhân cũng
giảm. Mà theo mơ hình các nhà kinh tế cổ điển, những cách thức nhằm hạn chế
sự suy giảm tỷ suất lợi nhuận đều tạo nên quy mô kinh tế lớn hơn, do đó mà


14

làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và làm giảm tỷ suất lợi nhuận nhanh.
Nhưng C. Mác không chỉ ra được rằng tỷ suất lợi nhuận giảm dần làm giảm
tích lũy vốn và cuối cùng dẫn đến trạng thái ngừng tăng trưởng kinh tế, vì theo
ơng, tỷ suất lợi nhuận giảm dần sẽ khuyến khích các nhà tư bản tiếp tục giảm
tiền lương công nhân và đẩy công nhân tới cuộc sống khốn khó hơn.
Quan điểm tăng trưởng trường phái Keynes, người đại diện tiêu biểu
nhất cho sự chuyển biến từ tư duy kinh tế thị trường tự do sang tư duy kinh tế
thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với lý thuyết kinh tế “Chủ nghĩa tư
bản có điều tiết” ra đời, mà người sáng lập nó chính là John Maynard Keynes
(1883 - 1946) với tác phẩm The General Theory of Employment, Interest and
Money (Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ). Mơ hình tăng trưởng
của Keynes cũng giống như tồn bộ lý thuyết của ơng dựa trên vai trị chủ đạo
của cầu trong đảm bảo cân bằng kinh tế vĩ mô. Theo Keynes, khi mức thu
nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết, có thể xuất hiện tình trạng chi tiêu

vượt quá thu nhập, nhưng khi mức thu nhập tăng cao lại gây chênh lệch giữa
tiêu dùng và thu nhập. Ông cho rằng sự giảm sút tương đối cầu tiêu dùng là
xu hướng của mọi xã hội tiên tiến, đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng
nền kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, khi nghiên cứu
tiêu dùng cho đầu tư doanh nghiệp, ông cho rằng đầu tư là yếu tố quyết định
đến quy mô việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đồng thời chính nhờ đầu tư có
được là nhờ sự tăng trưởng của lợi nhuận. Khái quát quá trình này: tăng đầu
tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới; tăng đầu tư mới làm
tăng thu nhập mới kéo theo đó là nền kinh tế tăng trưởng. Vốn đầu tư tăng,
hiệu quả giới hạn tư bản sẽ giảm dần. Sự giảm sút ấy vì những nguyên do:
đầu tư tăng lên kéo theo khối lượng hàng hóa cung ra thị trường tăng lên, lúc
đó giá cả hàng hóa giảm xuống và lợi nhuận cũng giảm bên cạnh đó hàng hóa
tăng lên sẽ làm tăng chi phí tư bản thay thế.


15

Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp,
khủng hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì khơng thể nào duy trì cơ chế
thị trường tự điều tiết mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh
tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để
đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Nhà nước có thể can thiệp vào nền kinh tế
nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông qua biện pháp: đầu tư nhà nước; hệ thống
tài chính tín dụng và lưu thơng tiền tệ; các hình thức khuyến khích tiêu dùng;
mở rộng việc làm bằng cách mở rộng đầu tư. Như vậy sự tham gia của nhà
nước vào kinh tế giữ một vai trị quan trọng trong việc kích thích các nhà kinh
doanh mở rộng đầu tư.
Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Harrod - Domar, vào những năm
1940, với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy F.
Harrod (1900 - 1978) ở Anh và Evesey Domar (1914 - 1997) ở Mỹ đã đồng

thời đưa ra mơ hình lượng hóa mối quan hệ giữa tăng trưởng và nhu cầu về
vốn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong thời gian dài. Trong mơ hình này
đã chứng minh sự tồn tại của trạng thái cân bằng tăng trưởng, chỉ ra vai trị
của tiết kiệm và tích lũy vốn đối với tăng trưởng. Lôgic kinh tế của phương
trình tăng trưởng của mơ hình Harrod - Domar rất đơn giản. Các nước muốn
nền kinh tế tăng trưởng cần phải tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập của
mình. Tiết kiệm và đầu tư càng nhiều thì nền kinh tế tăng trưởng càng nhanh.
Ưu điểm cơ bản của mơ hình này chính là tính đơn giản và tập trung chủ yếu
vào vai trò cốt lõi của tiết kiệm, vì tiết kiệm là yếu tố quan trọng để tăng
trưởng thu nhập theo thời gian.
Tuy nhiên, sự chú trọng vào tiết kiệm của mơ hình này cũng là một trong
những nhược điểm chính. Mơ hình tăng trưởng này khơng bền vững, bởi để
duy trì quá trình sản xuất, các nhân tố lao động phải được đưa vào quá trình
với tỷ lệ khơng đổi. Vì vậy sự can thiệp của Nhà nước là không thể thiếu với


16

q trình tăng trưởng. Và cuối cùng là mơ hình này khơng đánh giá được vai
trị của tiến bộ cơng nghệ, vì đây chính là một yếu tố then chốt trong tăng
trưởng kinh tế dài hạn.
Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Robert Solow, đến cuối những năm
50 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại bắt đầu phát
triển mạnh mẽ. Mơ hình tăng trưởng tân cổ điển do Robert Solow( 1956) và
Trevor Swan (1956) cịn được gọi là mơ hình Solow - Swam, gọi tắt là mơ
hình Solow. Mơ hình này chỉ ra rằng trong dài hạn, tỷ lệ tiết kiệm của nền
kinh tế là yếu tố quyết định khối lượng tư bản và quy mô sản xuất. Tỷ lệ tiết
kiệm càng cao, khối lượng tư bản càng lớn và sản lượng càng cao. Mơ hình
này tập trung vào bốn biến số: sản lượng, vốn, lao động, và hiệu quả lao động,
trong đó nhấn mạnh vai trị của tiến bộ khoa học cơng nghệ đối với tăng

trưởng kinh tế. Mơ hình này cịn khẳng định việc mở cửa nền kinh tế sẽ mang
lại sự tăng trưởng kinh tế về đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời thúc đẩy
tích lũy vốn, ơng bổ sung thực tế thực nghiệm rằng việc hạn chế đầu tư nước
ngoài sẽ làm cho khả năng tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển
chậm lại. Có thể đánh giá mơ hình Tân cổ điển đã thu hút được nhiều sự quan
tâm, tranh luận của nhiều nhà kinh tế. Nhưng vì nó cịn hạn chế vì mang tính
giản đơn chưa phản ánh thực tế phức tạp nền kinh tế đang phát triển.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử với các mơ hình tăng trưởng kinh tế từ
những tư tưởng đầu tiên của các nhà kinh tế học cổ điển, đến các mơ hình
tăng trưởng kinh tế hiện đại vơ cùng đa dạng, phong phú ngày nay, lý thuyết
và mơ hình tăng trưởng kinh tế đã trải qua những bước tiến lớn lao: quan
điểm và nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế thay đổi theo thời gian, với xu
hướng ngày càng xét đầy đủ và rõ ràng hơn về những lực lượng chi phối tăng
trưởng kinh tế. Ngày nay trên thế giới mặc dù có những quan điểm khác nhau
trong đường lối chính trị - xã hội nhưng nhìn chung nhìn nhận sự tiến bộ của


17

một nước tương đối thống nhất, thường được đánh giá trên hai mặt: tăng
trưởng về kinh tế và sự tiến bộ về mặt xã hội - môi trường. Trước đây người
ta thường dùng hai thuật ngữ “tăng trưởng” và “phát triển” để phản ánh sự
tiến bộ đó, vào những năm cuối thế kỷ XX, thuật ngữ “phát triển bền vững”
được bổ sung đánh dấu sự phát triển đó. Sự phát triển nền kinh tế của một đất
nước cần được tiếp cận với tư cách là một quá trình chịu tác động của hệ
thống đa yếu tố, có tính năng động, cần được xem xét ở cấp độ trung và dài
hạn. Tăng trưởng kinh tế luôn là một vấn đề kinh tế trung tâm của mỗi quốc
gia, theo động thái tăng trưởng có thể đánh giá được sự phát triển của nền
kinh tế quốc gia, mức sống của dân cư, về việc giải quyết vấn đề khan hiếm
của các nguồn lực. Nhìn chung lại có rất nhiều quan niệm khác nhau về tăng

trưởng kinh tế nhưng đa số đều thống nhất: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng
tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định thu nhập hay sản lượng
thực tế được tính cho tồn bộ nền kinh tế (của một quốc gia, một vùng hay
một ngành) trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm [49, tr.19]. Tăng
trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số
tương đối (tỷ lệ tăng trưởng). Trong phân tích kinh tế để phản ánh mức độ
tăng trưởng kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng.
Như vậy có thể hiểu tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thêm về mặt quy mô,
sản lượng sản phẩm vật chất và dịch vụ được sang tạo ra trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm) và không phân biệt chủ sở hữu.
Tăng trưởng kinh tế được xem dưới góc độ số lượng và chất lượng. Mặt
số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài tăng trưởng, thể hiện
ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng và được phản ánh thông qua chỉ tiêu
đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập. Nếu quy mô và tốc độ tăng
của các chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập và thu nhập bình qn đầu người cao,
có thể nói biểu hiện tích cực về mặt lượng của tăng trưởng kinh tế. Tăng


18

trưởng kinh tế khi được xem xét dưới góc độ chất lượng, thể hiện ở sự phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế thể hiện qua một số đặc
điểm: tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài; nền kinh
tế phát triển có hiệu quả, thể hiện năng suất lao động, năng suất tài sản cao và
ổn định, hệ số, hiệu quả sử dụng vốn phù hợp; cơ cấu kinh tế chuyển dịch
theo hướng nâng cao hiệu quả; nền kinh tế có tính cạnh tranh cao; tăng trưởng
kinh tế gắn liền với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội, và tăng trưởng kinh tế đi
đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
Khi bàn về bản chất khái niệm “tăng trưởng kinh tế” V.V. Bulatov
(2007) cho rằng điểm khác biệt giữa khái niệm này với các khái niệm khác là

nó được mọi người công nhận và không gây ra các tranh luận về thuật ngữ.
Tuy nhiên vẫn có rất nhiều học giả khơng đồng tình với quan niệm này, có thể
thấy một cách khái quát rằng có ba phương án lý giải bản chất của khái niệm
đang xét.
Phương án thứ nhất chính là cách lý giải của A.G.Aganbengjan (2004);
T.G. Brodskaja (2008); T.V. Chechelevaja (2005) cho rằng bản chất tăng
trưởng kinh tế chính là giải quyết và tái hiện cấp độ mới, mâu thuẫn cơ bản
của nền kinh tế: mâu thuẫn giữa nguồn lực sản xuất khan hiếm và nhu cầu
tiêu thụ vô hạn của xã hội, việc giải quyết mâu thuẫn này được đảm bảo bằng
sự kế tiếp nhau của các trạng thái cân bằng kinh tế ngắn hạn khi khối lượng
các yếu tố sản xuất và tiến bộ kỹ thuật tăng lên. Ở phương án này, khi phân
tích khái niệm “tăng trưởng kinh tế” A.G.Aganbengjan nhấn mạnh việc đảm
bảo nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trong nước như một yếu
tố giải quyết mâu thuẫn giữa nguồn lực sản xuất khan hiếm với nhu cầu tiêu
thụ vô hạn của xã hội trong điều kiện chuyển đổi nền kinh tế.
Phương án thứ hai, khái niệm tăng trưởng kinh tế được W.D. Nordhaus
và P.A. Samuelson (2000) trong tác phẩm Kinh tế học; S.N. Ivashkovsky với


19

Kinh tế vi mô (2002) và V.J.Yokhin với Lý luận kinh tế (2000) luận giải với tư
cách sự tăng thêm của các năng lực tiềm năng của sản xuất trong điều kiện
làm việc đầy đủ. Diễn giải trực quan này thể hiện mối quan hệ giữa năng lực
kinh tế và sản lượng nền kinh tế. Hai phương án trên rút ra được kết luận chủ
yếu dựa vào phương pháp tiếp cận chuẩn tắc.
Phương án thứ ba, sử dụng phương pháp tiếp cận thực chứng để nghiên
cứu về tăng trưởng kinh tế. Lúc này khái niệm này được hiểu là xu hướng dài
hạn của sự tăng thêm của tổng khối lượng hàng năm của sản phẩm quốc gia
trong tính tốn thực tế. Phương án này được thể hiện rõ trong Kinh tế vĩ mô

(1997) của Rudiger Dornbusch và Stanley Fischer; tác phẩm Kinh tế vĩ mô
(1994) của Nicholas Greygory Mankiw; Kinh tế vĩ mô phiên bản châu Âu
(1997) của M. Burda và Ch. Viplosh.
Khái niệm tăng trưởng kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tăng
trưởng kinh tế là “mức tăng sản lượng thực tế (sản phẩm hàng hóa, dịch vụ)
của một quốc gia trong một thời gian nhất định”; có ý kiến cho rằng tăng
trưởng kinh tế là “mức tăng thu nhập quốc dân tính theo đầu người”; lại có
quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế là “mức tăng quy mô và tốc độ sản
phẩm”. Và cuối cùng, tăng trưởng theo cách hiểu hiện đại, đó là “mở rộng
quy mô sản xuất quốc gia, tiềm năng của một nước, tiềm năng hiện thực: việc
mở rộng khả năng kinh tế để sản xuất”. Từ những quan điểm khác nhau về
tăng trưởng kinh tế có thể rút ra điểm chung - đó là mức tăng sản lượng thực
tế, nghĩa là so sánh giữa quy mô sản lượng năm này với sản lượng năm khác.
Chúng ta có thể thấy rằng bên cạnh việc chỉ ra những điểm khác nhau
trong các quan niệm về tăng trưởng kinh tế, cần phải làm rõ thêm mối liên hệ
thể hiện điểm chung những quan niệm đó. Tăng trưởng kinh tế là khái niệm
thể hiện sự gia tăng giàu có của các dân tộc, vì vậy cần được đo lường bằng
các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh tế hàng năm của nền kinh tế,


×