Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại khu di tích lịch sử cách mạng địa đạo kỳ anh, xã tam thăng, thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 81 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG ĐỊA ĐẠO KỲ ANH, XÃ TAM
THĂNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH
QUẢNG NAM
GVHD

: Th.s Tăng Chánh Tín

SVTH

: Nguyễn Thị Thu Hiền

Chuyên ngành

: Văn hóa – Du lịch

Khoa

: Lịch Sử

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2019
1



LỜI CẢM ƠN
Đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại Khu di tích lịch sử
Cách mạng địa đạo Kỳ Anh, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
được hoàn thành nhờ vào sự nỗ lực của bản thân, sự động viên của gia đình, sự
giúp đỡ của bạn bè và đặc biệt là sự giúp đỡ của q Thầy Cơ Khoa Lịch Sử. Vì
vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Khoa Lịch Sử - Trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến Thầy Tăng Chánh Tín đã tận tình
hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, sữa chữa khóa luận cũng như chỉ dậy kinh nghiệm
cho tơi trong suốt q trình thực hiện khóa luận.
Cảm ơn đến tất cả các du khách, người dân đang sinh sống tại Khu di tích
lịch sử Địa đạo Kỳ Anh đã dành khoảng thời gian quý báu của mình để trả lời câu
hỏi cũng như cung cấp thơng tin giúp tơi hồn chỉnh đề tài khóa luận.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử Địa
đạo Kỳ Anh, Ban lãnh đạo xã Tam Thăng và đặc biệt là chú Huỳnh Kinh Ta hướng
dẫn viên tại điểm đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tài liệu, số liệu, đóng góp ý
kiến cho đề tài khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nỗ lực trong quá trình thực hiện nhưng do
cịn nhiều lý do hạn chế chủ quan và khách quan nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Vì vậy, tơi kính mong nhận được sự góp ý chân thành của q Thầy Cơ,
bạn bè để đề tài của tơi được hồn thiện hơn.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 04 năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thu Hiền
2



Mục Lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 6
1. Lí do chọn đề tài........................................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................... 7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 9
3.1. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................. 9
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 10
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 10
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 11
6.1. Về mặt khoa học ................................................................................................... 11
6.2. Về mặt thực tiễn .................................................................................................... 11
7. Bố cục của khóa luận .............................................................................................. 12
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................... 13
1.1. Khái quát về địa đạo ở Việt Nam ....................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm, phân loại địa đạo ............................................................................ 13
1.1.1.1. Khái niệm địa đạo ........................................................................................... 13
1.1.1.2. Phân loại địa đạo ............................................................................................ 13
1.1.1.3. Quy trình hình thành và phát triển của địa đạo ở Việt Nam ........................... 14
1.1.2 Vai trò của địa đạo.............................................................................................. 16
1.1.3. Một số địa đạo tiêu biểu ở Việt Nam ................................................................. 18
1.1.3.1. Địa đạo Củ Chi ................................................................................................ 18
1.1.3.2. Địa đạo Vịnh Mốc ........................................................................................... 20
1.1.4. Thực trạng phát triển du lịch tại một số địa đạo ở Việt Nam .......................... 21
1.1.4.1. Địa đạo Củ Chi ................................................................................................ 21
1.1.4.2. Địa đạo Vĩnh Mốc ........................................................................................... 23
1.2. Giới thiệu về xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.............. 23

1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 23
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 26
1.2.3.

Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................................. 27

1.2.4. Đặc điểm văn hóa, dân cư ................................................................................. 28
3


1.3. Địa đạo Kỳ Anh xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam ........ 29
1.3.1. Quá trình hình thành địa đạo Kỳ Anh ............................................................. 29
1.3.2. Đặc điểm, vai trò của địa đạo Kỳ Anh .............................................................. 32
1.3.3. Các giá trị của địa đạo Kỳ Anh ......................................................................... 35
1.3.3.1. Giá trị lịch sử, văn hóa .................................................................................... 35
1.3.3.2. Giá trị cảnh quan sinh thái .............................................................................. 37
1.3.3.3. Giá trị giáo dục truyền thống .......................................................................... 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
XÃ TAM THĂNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM .................... 39
2.1. Một số tài nguyên được khai thác phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh ...... 39
2.1.1. Đình cổ Thạch Tân ............................................................................................ 39
2.1.2. Địa đạo Vĩnh Bình ............................................................................................. 41
2.1.3. Địa đạo Thạch Tân ............................................................................................ 41
2.1.4. Nhà liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết................................................................................ 42
2.1.5. Giếng nước nhà ông Hồ Kỳ .............................................................................. 43
2.1.6. Làng nghề dệt chiếu .......................................................................................... 44
2.2. Hiện trạng địa đạo Kỳ Anh hiện nay ................................................................. 45
2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch ............................................ 47
2.4. Chính sách đầu tư cho phát triển du lịch .......................................................... 48
2.5. Số lượng, thành phần khách ............................................................................... 49

2.6. Các hoạt động của du khách tại địa đạo Kỳ Anh ............................................. 50
2.7. Một số tour, tuyến du lịch khai thác địa đạo Kỳ Anh ...................................... 51
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI ĐỊA ĐẠO KỲ ANH XÃ TAM THĂNG, THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH
QUẢNG NAM ............................................................................................................. 53
3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ........................................................................................ 53
3.1.1.

Chính sách quy hoạch, phát triển du lịch của địa phương ......................... 53

3.1.2.

Ý kiến phản hồi của du khách ....................................................................... 54

3.1.3.

Nguyện vọng của người dân địa phương ..................................................... 55

3.2. Một số đề xuất, giải pháp phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh .................... 57
3.2.1.

Giải pháp nghiên cứu tôn vinh giá trị của địa đạo Kỳ Anh ......................... 57

3.2.2.

Giải pháp quy hoạch tổng thể địa đạo Kỳ Anh ............................................. 58

3.2.3.

Giải pháp đầu tư bảo tồn, tôn tạo địa đạo Kỳ Anh ....................................... 58


3.2.4.

Giải pháp phát triển hệ thống, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật .................. 59
4


3.2.5.

Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, xây dựng tour tuyến du lịch ..... 60

3.2.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch.................................................................................................................. 63
3.2.7.

Giải pháp quảng bá tuyên truyền .................................................................. 64

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 66
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................................................... 68

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam hôm nay đang từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới,
chuyển mình bước sang một trang sử mới, trang sử của hạnh phúc, tự do và mơ
ước về một tương lai tốt đẹp. Thế nhưng, trong tim mỗi người Việt Nam hôm nay
vẫn khắc sâu những ký ức hào hùng về một thời đấu tranh gian khổ của dân tộc.

Chiến tranh đã lùi xa hơn 40 năm, nhưng những bài học kinh nghiệm quý báu về
phát huy sức mạnh toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh
đồn kết tồn dân tộc vẫn có giá trị thời đại sâu sắc. Trong đó, bài học về xây dựng
căn cứ địa cách mạng, xây dựng hậu phương kháng chiến là một trong những bài
học quan trọng cần được giữ gìn và phát huy.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Muốn khởi nghĩa phải có căn cứ
địa, muốn kháng chiến phải có hậu phương” [4; tr.360]. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng, trong hai cuộc trường chinh kháng chiến, chúng ta luôn đặt vấn đề xây dựng
hậu phương là một nhiệm vụ quan trọng, vận dụng được địa hình và sức mạnh của
nhân dân tạo nên sức mạnh hiệp đồng trong đánh giặc. Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, nhiều căn cứ địa đã được hình thành với nhiều hình thức
sáng tạo, độc đáo. Chúng ta đã tận dụng tối đa những ưu thế về địa hình, tự nhiên,
con người để xây dựng nên nhiều căn cứ địa cách mạng với mục đích khơng chỉ
dùng sức mà cịn phải dùng trí để chiến đấu lâu dài với địch.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Quảng Nam là vùng đất chiến
lược quan trọng của cả ta và địch. Với vị trí chiến lược nằm của mình, Quảng Nam
là nơi diễn ra những cuộc đụng độ, giao tranh quyết liệt giữa lực lượng quân giải
phóng và đối phương. Đây cũng chính là mảnh đất diễn ra trận đánh Mỹ đầu tiên
trên chiến trường miền Nam, được Bác Hồ tặng danh hiệu: “Trung dũng kiên
cường, đi đầu diệt Mỹ”.
Để làm nên những thắng lợi trên chiến trường Quảng Nam, khơng thể khơng
nói đến đóng góp của các căn cứ địa cách mạng trên địa bàn tỉnh. Trong đó, địa
đạo Kỳ Anh, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ là một biểu tượng sáng ngời cho

6


sự mưu trí, dũng cảm và sáng tạo của nhân dân Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ
nói riêng.
Là một địa đạo nổi tiếng trong thời kỳ kháng chiến nhưng sau khi đất nước

thống nhất, chiến tranh lùi xa; địa đạo Kỳ Anh dường như bị rơi vào quên lãng. Đã
có một thời gian dài, địa đạo Kỳ Anh thiếu sự quan tâm của chính quyền địa
phương nên bị xuống cấp, hoang phế.
Những năm gần đây, du lịch ngày một phát triển cả trong nước và ngoài
nước, Quảng Nam là một điểm đến với hai di sản văn hóa thế giới, du lịch trở
thành mũi nhọn của nền kinh tế địa phương. Trong khi nhiều địa đạo ở các địa
phương khác như địa đạo Vịnh Mốc ở Quảng Trị, Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí
Minh được khai thác du lịch rất tốt thì địa đạo Kỳ Anh vẫn chưa nhận được nhiều
sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc khai thác vào phát triển du
lịch.
Công tác nghiên cứu tôn vinh giá trị của địa đạo cũng như tun truyền
quảng bá về di tích cịn nhiều hạn chế, thơng tin chưa đến được với nhiều người,
việc tìm hiểu về địa đạo không dễ dàng. Tuy nhiên, với giá trị và tiềm năng vốn có
của mình, trong tương lai khơng xa địa đạo Kỳ Anh hồn tồn có thể trở thành một
địa điểm du lịch hấp dẫn của địa phương, hịa mình vào bức tranh du lịch của tỉnh
nhà, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch và tăng cường giáo dục truyền thống
cho thế hệ trẻ.
Là một người con của quê hương Tam Kỳ, tôi ý thức được giá trị to lớn của
địa đạo Kỳ Anh trong lịch sử cũng như trong thời đại ngày nay. Với mong muốn
tìm hiểu, tơn vinh giá trị của di tích lịch sử này, cũng như nhìn nhận thực trạng, đề
xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh khai thác phát triển du lịch tại đây, tôi đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại Khu di tích lịch
sử Cách mạng địa đạo Kỳ Anh, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trải qua quá trình đấu tranh và giành độc lập lâu dài, các thế hệ cha anh đi
trước để lại rất nhiều bài học lịch sử quý báu cho thế hệ hôm nay. Hệ thống địa đạo
7



là một minh chứng rõ ràng về giá trị lịch sử, sự thơng minh, mưu lược và óc sáng
tạo độc đáo của quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến.
Địa đạo nói chung và địa đạo Kỳ Anh nói riêng là vấn đề nghiên cứu của
nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước. Tuy nhiên những nghiên cứu cịn rải rác,
chưa tập trung và hệ thống lại thành một tác phẩm hồn chỉnh. Một số tác phẩm có
đề cập, nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng, địa đạo có thể nhắc đến như:
Tác phẩm: “Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm tháng
của chiến tranh nhân dân ở nước ta” (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đề cập về căn cứ địa dưới nhiều góc độ như: khái
niệm, hình thức phát triển từ thấp đến cao của căn cứ địa, cơ sở xây dựng, vai trò…
Hay cơng trình của Viện lịch sử qn sự Việt Nam: “Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam (1945 – 1975) (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997).
Bên cạnh đó, cịn có một số bài viết, cơng trình nghiên cứu về địa đạo của
địa phương trong cả nước như: “Địa đạo Củ Chi vào top cơng trình ngầm bậc nhất
thế giới” của Như Bình đăng trên trang mạng www.vnexpress.net, “Di tích lịch sử
địa đạo Củ Chi” của Khắc Đồi trên trang www.diadaocuchi.com.vn, “Cuộc sống
trong lòng đất” của Nam Việt trên trang www.vov.vn...
Những cơng trình nghiên cứu có đề cập trực tiếp đến địa đạo Kỳ Anh có thể
nhắc đến như: “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam”, “Lịch sử Đảng bộ thành phố
Tam Kỳ”(1954 – 1975) NXB Đà Nẵng, năm 2012. Lịch sử đấu tranh cách mạng
của tỉnh Quảng Nam nói chung và Tam Kỳ nói riêng đã khái quát về sự hình thành,
vai trị và đóng góp của địa đạo Kỳ Anh trong cuộc kháng chiến giải phóng dân
tộc.
Cuốn “Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Tam
Thăng” (1930 – 1975) đã ghi lại, tôn vinh công lao và sự hi sinh to lớn của cán bộ,
lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương; trong đó có nhắc đến q trình hình
thành và lịch sử đấu tranh của địa đạo Kỳ Anh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Tác phẩm “Di tích và thắng cảnh Quảng Nam” của giáo sư Trần Quốc
Vượng chủ biên, do Sở Văn hóa và thơng tin tỉnh Quảng Nam xuất bản năm 2002,
có giới thiệu sơ lược về địa đạo Kỳ Anh như lịch sử ra đời và mô tả khái quát về

8


địa đạo; hay hồ sơ “Lý lịch di tích địa đạo Kỳ Anh” của sở VHTT tỉnh Quảng Nam
- Đà Nẵng biên soạn năm 1994.
Một số đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên như: “ Đánh giá tiềm năng
và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh” hay: “Bước đầu tìm hiểu
vai trị của địa đạo Kỳ Anh trong kháng chiến chống Mỹ” có nhắc đến những tiềm
năng du lịch mà địa đạo đang có đồng thời cũng đề ra một số giải pháp để đưa địa
đạo trở thành một địa điểm tham quan lịch sử được biết đến nhiều hơn cũng như
khẳng định vai trò lịch sử to lớn của địa đạo Kỳ Anh.
Nhìn chung, các tài liệu và một số cơng trình nghiên cứu trên đây đã phần
nào khái quát hóa và nêu bật được giá trị lịch sử cũng như thực trạng phát triển du
lịch của địa đạo Kỳ Anh hiện nay. Trên cơ sở tham khảo, kế thừa những kết quả
nghiên cứu đi trước, tôi sẽ tập trung đi sâu làm rõ hơn nữa những giá trị của địa
đạo Kỳ Anh; đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du
lịch tại đây.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Qua việc thực hiện đề tài này, tơi muốn tìm hiểu về giá trị của địa đạo Kỳ
Anh, thực trạng phát triển du lịch của địa đạo Kỳ Anh hiện nay và đưa ra một số
giải pháp để đưa địa đạo trở thành một điểm tham quan du lịch được biết đến nhiều
hơn trong tương lai. Tìm ra những hướng đi đúng đắn, kết hợp các điểm di tích
khác trong khu vực địa đạo cũng như đưa nghề làm chiếu vào việc khai thác phát
triển du lịch của địa phương, tạo thêm thu nhập và cơ hội việc làm cho người dân
nơi đây.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Cơng trình tập trung làm rõ giá trị của địa đạo Kỳ Anh, trong đó nhấn mạnh
đến những giá trị có thể khai thác phát triển du lịch. Nêu bật được thực trạng phát
triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh hiện nay, tìm hiểu được nguyên nhân tại sao địa

đạo vẫn chưa được nhiều người biết đến. Từ đó, tìm ra giải pháp giải quyết những
vấn đề tồn đọng và đề ra một số giải pháp đưa du lịch tại khu vực địa đạo Kỳ Anh
phát triển hơn.
9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về địa đạo Kỳ Anh mà chủ yếu là trên địa bàn hai thôn: thôn
Thạch Tân và Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Cùng với một số di tích liên quan trong khu vực địa đạo Kỳ Anh như: đình
cổ Thạch Tân, nhà liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết, giếng ông Kỳ và làng nghề dệt chiếu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Nghiên cứu về hoạt động du lịch tại địa đạo Kỳ Anh trong
khoảng thời gian: từ năm 2013 đến năm 2018
Về không gian: Nghiên cứu địa đạo Kỳ Anh trong phạm vi hai thơn: thơn
Thạch Tân và thơn Vĩnh Bình.
Cơng trình địa đạo dưới mặt đất và một số di tích liên quan đến địa đạo nằm
trên mặt đất như: đình cổ Thạch Tân, nhà liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết, giếng ông Kỳ và
làng nghề dệt chiếu.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch tại di tích lịch sử địa đạo Kỳ
Anh là một vấn đề khá phức tạp, cần nghiên cứu một cách cẩn thận và có chọn lọc
nên phải lựa chọn nhiều nguồn tư liệu và nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau.
5.1. Nguồn tư liệu
Thực hiện đề tài này, tơi thu thập, khai thác các nguồn tư liệu có liên quan
đến địa đạo Kỳ Anh như: Tác phẩm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Giáo sư Trần
Quốc Vượng như cuốn: “Di tích và thắng cảnh Quảng Nam” hay những cơng trình
lịch sử địa phương như “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam”, “ Lịch sử Đảng bộ

thành phố Tam Kỳ”, thành quả các cơng trình nghiên cứu của các bậc tiền bối, học
giả đi trước, các bài báo trên phương tiên truyền thông, các trang báo mạng, công
tác điền dã thực tế ở địa phương.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng
phương pháp lịch sử và phương pháp logic…
10


Các phương pháp chuyên ngành đề tài vận dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp tổng hợp tài liệu: sau khi tìm kiếm và thu thập tài liệu tơi
tiến hành tổng hợp lại tất cả tài liệu có được phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
của mình.
- Phương pháp lịch sử: là phương pháp dựa trên các sự kiện lịch sử phản
ánh những hoạt động của con người cũng như tác động qua lại của những hoạt
động đó trên những lĩnh vực khác nhau và mô tả, khôi phục lại quá khứ gần như
giống xưa kia nó từng diễn tả, từng tồn tại.
- Phương pháp logic: là phương pháp xem xét các sự kiện lịch sử trên những
nét khái quát, không nhằm vẽ lại bức tranh lịch sử cụ thể mà hướng tới việc rút ra
những kết luận khoa học có tính tổng qt, những nhận xét, đánh giá chung khách
quan hướng tới việc tìm tịi bản chất, cái tất yếu của lịch sử.
- Phương pháp điền dã (thực địa): là phương pháp nghiên cứu rất cơ bản, sử
dụng để thu thập số liệu, thơng tin chính xác, khách quan về đối tượng nghiên cứu.
- Phương pháp phỏng vấn: tôi tiến hành đến địa điểm nghiên cứu và phỏng
vấn một số lão thành cách mạng tại địa phương về địa đạo Kỳ Anh, cũng như
phỏng vấn một số nghệ nhân tại làng dệt chiếu và gia đình liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết.
Ngồi ra, khóa luận cịn sử dụng một số phương pháp khác để hỗ trợ trong
quá trình thực hiện khóa luận.
6. Đóng góp của đề tài
6.1. Về mặt khoa học

Đề tài này là cơng trình nghiên cứu khoa học có tính chất hệ thống cụ thể,
nêu lên được thực trạng phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh hiện nay, đề ra giải
pháp phục vụ cho việc phát triển du lịch tại địa phương trong tương lai. Từ đó, sẽ
đóng góp vào những chủ trương, chính sách pháp triển du lịch tại địa phương được
hoàn thiện hơn.
6.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả cơng trình nghiên cứu này, giúp cho chúng tôi bổ sung thêm lượng
kiến thức cịn thiếu. Ngồi ra, cịn giúp cho những đối tượng muốn nghiên cứu ,
tìm hiểu về thực trạng phát triển du lịch tại địa đạo Kỳ Anh hiện nay. Có ý nghĩa
11


trong việc đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và thúc đẩy sự
tăng trưởng về kinh tế của địa phương. Đồng thời, đóng góp vào nguồn tư liệu về
lịch sử - văn hóa – kinh tế của tỉnh nhà nói chung.
7. Bố cục của khóa luận
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, cấu
trúc đề tài bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG I: Tổng Quan Về Địa Đạo Kỳ Anh, Xã Tam Thăng, Thành Phố
Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
CHƯƠNG II: Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Tại Địa Đạo Kỳ Anh Xã Tam
Thăng, Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam
CHƯƠNG III: Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Phát Triển Du Lịch Tại Địa
Đạo Kỳ Anh Xã Tam Thăng, Thành Phố Tam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam

12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐẠO KỲ ANH, XÃ TAM THĂNG,

THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Khái quát về địa đạo ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm, phân loại địa đạo
1.1.1.1. Khái niệm địa đạo
Địa đạo là cơng trình qn – dân sự trong chiến tranh Việt Nam, của phía
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,
và là đường hầm bí mật, đào ngầm sâu dưới đất; hào ngầm. Hệ thống địa đạo này
dùng để trú ẩn, cơ động chiến đấu và được đào ở một số địa điểm chiến đấu khác
nhau tùy vào vùng chiến sự. Địa đạo làm nơi trú ngụ của lực lượng du kích, cách
mạng nhằm chống lại các cuộc tấn cơng của phía quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng
hòa.
Trong cuốn “Từ điển Tiếng Việt” có nêu khái niệm về địa đạo: “Địa đạo là
đường hầm bí mật, đào ngầm sâu dưới đất, hào ngầm [10, tr.314].
Theo tác phẩm “Từ điển bách khoa Quân sự Việt Nam” thì “Địa đạo là
đường hầm quân sự ở những nơi đất cứng và ổn định mực nước ngầm thấp, có
khẩu độ hẹp, nhưng rất dài và có nhiều nhánh, có thể nhiều tầng, thường khơng lát
nóc, lát vách. Địa đạo vừa có tác dụng phịng tránh, che giấu lực lượng, cất giấu
phương tiện vật chất, vừa giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ trong cơ động lực lượng
đánh địch, nên nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương thường dùng để bám
trụ lâu dài và hoạt động chiến đấu trong vùng địch chiếm hoặc vùng sát địch”
[26].
Tóm lại, có thể hiểu địa đạo là hệ thống đường hầm đào sâu trong lòng đất,
dùng để trú ẩn và cơ động chiến đấu, cũng như cất giữ lương thực, cứu thương. Địa
đạo là sản phẩm của chiến tranh nhân dân, là kết quả của óc sáng tạo và sức lao
động biền bỉ của quân và dân ta trong kháng chiến.
1.1.1.2. Phân loại địa đạo

13



Hiện nay, trên cơ sở khảo cứu một số tài liệu, hiện vẫn chưa có một phân
loại cụ thể nào đối với địa đạo. Trong phạm vi khóa luận này, em mạnh dạn phân
loại theo một số tiêu chí sau:
Theo đặc điểm tự nhiên, địa hình: có thể phân thành địa đạo ở vùng núi,
trung du, đồng bằng hay địa đạo ở vùng ven biển...
Theo cách xây dựng địa đạo: địa đạo nằm sâu trong lòng đất, địa đạo theo
dạng hầm ngầm, giao thông hào...
Theo địa điểm xây dựng địa đạo: địa đạo ở vùng địch tạm chiếm, địa đạo ở
vùng ven các đô thị hay địa đạo ở các căn cứ cách mạng...
Nhìn chung, dù phân loại theo tiêu chí nào thì địa đạo cũng có những vai trị
và tầm quan trọng nhất định đối với việc du kích trong chiến đấu, và trú ẩn của
nhân dân và bộ đội ta.
1.1.1.3. Quy trình hình thành và phát triển của địa đạo ở Việt Nam
Trong quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước của dân tộc, đất nước ta
đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh anh dũng và kiên cường. Trong quá trình chiến
đấu và đấu tranh anh dũng đó đã để lại cho thế hệ mai sau vơ vàn những di tích,
cơng trình kiến trúc độc đáo mang nét văn hóa dân tộc và thể hiện được sự sáng
tạo, linh hoạt của lớp cha anh đi trước.
Chạy dọc theo lãnh thổ đất nước ta có rất nhiều di tích lịch sử liên quan đến
q trình đấu tranh của dân tộc trong đó có thể kể đến những căn cứ cách mạng
trong núi sâu, dưới lịng đất, những ngơi chùa,... đó là những cơ sở cách mạng, nơi
ni giấu cán bộ hoạt động ngày đêm, du kích trong các cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ cứu nước. Một trong số những cơng trình vơ cùng độc đáo đó là
hệ thống địa đạo tại Việt Nam.
Cách mạng tháng Tám thành cơng (1945), nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
hịa vừa ra đời đã phải đương đầu với vơ vàn khó khăn trước mắt. Đất nước nằm
trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh
chóng đề ra nhiều giải pháp để cứu vãn và giải quyết tình thế trước mắt. Ngày
19/12/1946 theo lời kêu gọi của Bác nhân dân bước vào cuộc kháng chiến trường
kỳ với thực dân Pháp. So về trang bị quân sự và số lượng quân ta thua hẳn, để đảm

14


bảo được lực lượng chiến đấu lâu dài và cơ động trong chiến đấu buộc bộ đội ta
phải có chiến lược hoạt động trong lòng địch. Do vậy, nhân dân, cán bộ, du kích đã
nghĩ ra việc đào các hầm bí mật để trú ẩn, cất dấu vũ khí, và cơ động khi địch ném
bom hay càn quét.
Hầm bí mật được nhân dân đào có nhiều sáng tạo và phát triển theo thời gian
để phù hợp với việc chiến dấu, ẩn nấp, sau đó là cất giấu lương thực, vũ khí, rồi
cứu thương,... hầm phổ biến nhất là đào trong lịng đất, độ dài từ 3 mét đến 5 mét,
có nắp đậy bí mật, có lỗ thơng hơi, nắp hầm được ngụy trang kỹ lưỡng sao cho
giống với mặt đất nơi hầm được đào nhất. Miệng hầm được đào nhỏ phù hợp với
vóc dáng nhỏ, linh hoạt của người Châu Á. Bình thường cán bộ, du kích trong
vùng địch tạm chiếm sẽ được dân che chở, nhưng khi có đợt càn quét phải nhanh
chóng di chuyển xuống hầm để tránh bị phát hiện. Điều bất tiện của hầm bí mật là
khi bị phát hiện quân ta sẽ bị bao vay và nhanh chóng bị cơ lập, khơng lối thốt,
nên việc hi sinh là điều khó tránh khỏi.
Do đó, nhân dân và bộ đội ta sáng tạo ra việc kéo dài căn hầm bí mật cho
phép cơ động khi bị bao vây. Khơng chỉ có một miệng hầm lên xuống mà có nhiều
miệng hầm để lên xuống, từ đó địa đạo ra đời để phục vụ, đáp ứng nhu cầu của
cách mạng lúc bấy giờ. Đây là sự đòi hỏi của chiến tranh, mở đầu cho những nghệ
thuật ấn tượng, độc đáo của quân và dân ta. Không chỉ tránh được thế cô lập khi
địch càng quét, phát huy sự linh hoạt cho lực lượng còn tránh việc phụ thuộc gây
nguy hiểm cho nhân dân. Bộ đội và du kích có thể sinh sống một cách bình thường
dưới địa đạo, nấu ăn, ngủ nghỉ...
Trên lãnh thổ Việc Nam có rất nhiều địa đạo ra đời trong thời gian kháng
chiến chống Pháp như: địa đạo Đám Toái (1945 – 1954) ở Quảng Ngãi, hệ thống
địa đạo huyện Phú Ninh (1946 – 1954) ở Quảng Nam, địa đạo Củ Chi (1946 –
1948)…
Đã có tiền đề từ thời chống Pháp nên đến thời kỳ chống Mỹ địa đạo càng

phát triển và được hình thành nhiều hơn như: địa đạo Căn cứ khu Ủy miền Đông
(1960), địa đạo Kim Long (1962 – 1964) ở Bà Rịa – Vũng Tàu, địa đạo Tam
Phước (1962 – 1968) ở tỉnh Đồng Nai, địa đạo Vĩnh Mốc (1965) ở Quảng Trị, địa
15


đạo Khe Trái (1967) ở tỉnh Thừa Thiên Huế, địa đạo Kỳ Anh (1965 – 1967), địa
đạo Bùng Binh (1974) ở tỉnh Đồng Nai,...
Những địa đạo được hình thành và sử dụng trong những giai đoạn khác nhau
từ thời kỳ chống Pháp đến chống Mỹ. Nhờ có hệ thống địa đạo mà bộ đội ta có thể
vượt qua nhiều khó khăn, kiên cường bám trụ chiến đấu đưa dân ta tới ngày độc
lập, tồn thắng.
1.1.2 Vai trị của địa đạo
Năm 1965 trước những dòng thác ngày càng lớn mạnh, vùng giải phóng ở
miền Nam ngày càng được mở rộng, nguy cơ phá sản của chiến dịch “ chiến tranh
đặc biệt” ngày càng đến gần; đế quốc Mỹ vội vã đưa quân vào miền Nam Việt
Nam. Với 18 vạn quân viễn chinh và chư hầu với ý đồ mở rộng cục diện chiến
tranh xâm lược “chiến tranh cục bộ” được thay thế bằng hình thức hai gọng kìm
“tìm diệt và bình định” Mỹ - Ngụy hi vọng rằng sẽ bình định được chiến trường
miền Nam trong một thời gian ngắn nên chúng tiến hành nhiều cuộc càng quét và
đánh phá trên khắp các chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trong tình hình thực tế và yêu cầu cách mạng để giữ vững căn cứ đồng thời
tạo mối liên hoàn giữa các vùng và thành quả quân và dân ta đã đạt được. Thực
hiện chủ trương chung của Đảng “ta kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm
lược của Đế quốc Mỹ dù ở bất kỳ tình huống nào”. Theo lời kêu gọi của Ban chấp
hành Trung ương Đảng “chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của dân tộc
từ Nam chí Bắc” (Nghị quyết hội nghị lần thứ 12 của ban chấp hành TW Đảng).
Quân và dân ta đã bắt tay xây dựng nhiều địa đạo trên khắp chiến trường
miền Nam với vai trò như:
Thứ nhất, đào hầm chiến đấu, cất giữ lương thực, cung cấp tiếp tế lương

thực cho các vùng lân cận.
Mới đầu địa đạo được hình thành với vai trò hỗ trợ quân và dân chiến đấu tại
các điểm chiến đấu, và cất giữ lương thực trong quá trình chiến đấu lâu dài vì sự
càng quét của định rất mạnh mẻ. Chúng lùng sục khắp nơi, bắt dân ta đi phát
hoang, với vũ khí hiện đại chúng nhất quyết đánh chiếm cho bằng được chiến
trường miền Nam và cũng để “tìm diệt và bình định” nên quá trình chiến đấu gặp
16


nhiều khó khăn. Cộng với đó, trong thời gian 1965 – 1967 chúng gây nhiều cuộc
thảm sát người dân vô tội nên việc giữ bí mật và cung cấp lương thực trong quá
trình chiến đấu được đặt lên cao.
Khi địa đạo được được hoàn thành việc cất giấu lương thực và tiếp tế cho
các vùng chiến dẫn được thuận lợi và an tồn hơn, góp phần ổn định đời sống tinh
thần cũng như vật chất cho bộ đội ta trong quá trình chiến đấu lâu dài.
Đa số các cuộc vận chuyển lương thực đều diễn ra ban đêm và đa số bằng
đường sông để tiện cho việc ngụy trang và che giấu bộ đội. Trong suốt q trình đó
qn ta được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình từ nhân dân.
Thứ hai, là nơi tiếp nhận cán bộ, bộ đội, du kích về trú ngụ sau những cuộc
càng quét của địch.
Những cuộc càng quét của địch trong suốt từ những năm 1965 ngày càng
gây gắt và quyết liệt hơn ở chiến trường miền Nam địi hỏi phải có những nơi trú
ẩn an toàn cho cán bộ cách mạng và các chiến sĩ, các hầm quân sự chỉ là nơi trú ẩn
tạm thời, nếu xảy ra đánh bóm quân ta sẽ khó cơ động kịp và thương vong sẽ rất
lớn. Địi hỏi phải có nơi an tồn hơn và cũng kịp thời cơ động trong trường hợp
khẩn cấp nên địa đạo là nơi đáp ứng được tình hình thực tế lúc bấy giờ.
Từ năm 1967 – 1968 Mỹ cho quân đóng ở một số vùng rìa và cho quân lùng
sục, càng quét để tiêu diệt Việt cộng và bộ đội ta tại đây. Nhưng nhờ có địa đạo mà
mọi hoạt động của cách mạng diễn ra bình thường trong lịng đất.
Thứ ba, nơi cứu chữa thương binh và dự trữ thuốc men hỗ trợ hoặc kịp thời

ứng cứu cho quân và dân tại các vùng chiến sự.
Sau các cuộc tấn công “tìm diệt và bình định” của Mỹ, thương vong của
quân và dân nhiều vơ kể, nhưng vẫn có những nơi để chạy chữa dưới các địa đạo,
để kịp thời chửi trị cho các chiến sĩ. Nhờ đó mà các cuộc tấn công và càn quét của
Mỹ thất bại, kế hoạch lấn chiếm lại 50% nông thôn trong năm 1967 của chúng
khơng thành cơng.
Thêm vào đó cuộc tổng tấn cơng và nổi dậy vào Tết Mậu Thân 1968 của
quân và dân ta làm cho nguy cơ của chiến dịch “chiến tranh cục bộ” Mỹ thật sự
thất bại và tìm mọi cách để cứu vãn. Đặc biệt, sau tết Mậu Thân 1968, Mỹ - Ngụy
17


mở cuộc hành quân càn quét lớn hơn vào những nơi chúng nghi ngờ là có bộ đội ta
ẩn náu, tiến hành cho máy bay ném bom, những nhờ có nơi cứu thương và thuốc
men dưới địa đạo nên phần nào chạy chữa kịp thời cho quân ta.
Thứ tư, là pháo đài tạo nên những trận đánh bất ngờ vào ót của kẻ thù góp
phần làm tiêu hao sinh lực địch.
Khi địch định mai phục và mở rộng càng quét để tiêu diệt bộ đội ta thì
những đường địa đạo cũng như những miệng địa đạo là nơi quân đội ta tổ chứng
mai phục và tấn công bất ngờ. Gây nên khơng ít khó khăn và hoảng sợ cho qn
đội Mỹ lúc bấy giờ.
Trong suốt những năm chống Mỹ cứu nước, địa đạo khơng chỉ đóng vai trị
là nơi trú ngụ của bộ đội, nơi chứa lương thực, thuốc men đạn dược, pháo đài kiên
cố mà còn là nơi chứa đựng biết bao tình thương yêu của nhân dân dành cho các
chiến sĩ và kịp thời cứu chữa biết bao thương binh thoát khỏi bàn tay tử thần.
1.1.3. Một số địa đạo tiêu biểu ở Việt Nam
1.1.3.1. Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Việt
Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời

kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm
bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm
dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 250 km và có các hệ thống thơng hơi
tại vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh
là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết
Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã sử dụng hệ
thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gịn.
Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng
Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo.
Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận
Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

18


Địa đạo Củ Chi là cách gọi chung của các hệ thống địa đạo khác nhau, được
hình thành từ khoảng thời gian 1946-1948, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương.
Cũng có ý kiến cho rằng việc đào địa đạo khởi đầu do dân cư khu vực này tự phát
thực hiện vào năm 1948.
Cư dân khu vực đã đào các hầm, địa đạo riêng lẻ để tránh các cuộc bố ráp
càn quét của quân đội Pháp và để cung cấp nơi trú ẩn cho quân Việt Minh. Mỗi
làng xây một địa đạo riêng, sau đó do nhu cầu đi lại giữa địa đạo các làng xã, hệ
thống địa đạo đã được nối liền nhau tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn,
phức tạp, về sau phát triển rộng ra nhiều nơi, nhất là 6 xã phía Bắc Củ Chi và cấu
trúc các đoạn hầm, địa đạo được cải tiến trở thành nơi che giấu lực lượng, khi
chiến đấu có thể liên lạc, hỗ trợ nhau.
Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hồn thành tuyến địa
đạo trục gọi là "xương sống", sau đó các đồn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa
đạo nhánh ăn thông với tuyến trục hình thành những địa đạo liên hồn giữa các ấp,
các xã và các vùng.

Đến năm 1965, có khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ
thống địa đạo có tổng chiều dài tồn tuyến là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác
nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt đất khoảng 6 m, tầng
dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo khơng chỉ cịn là nơi trú ẩn mà đã trở
thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí,...
Quân đội Mỹ và Quân lực Việt Nam Cộng hịa đã liên tục tấn cơng vào hệ
thống địa đạo bằng đủ phương tiện: bom, bơm nước vào địa đạo, phun hơi ngạt vào
các miệng hầm... nhưng do hệ thống địa đạo được thiết kế có thể cô lập từng phần
nên bị hư hại không nhiều.
Quân đội Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp để phát hiện các cửa vào (được
ngụy trang) và phát hiện các cửa thơng gió (thường được đặt giữa các bụi cây)
nhưng thường không hiệu quả.
Biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng chó nghiệp vụ. Ban đầu có một số cửa
vào và lỗ thơng gió bị chó nghiệp vụ phát hiện do chó ngửi được hơi người. Tuy

19


nhiên, sau đó, những người ở dưới địa đạo đã dùng xà phòng của Mỹ đặt ở cửa
hầm và cửa thơng gió nên chó nghiệp vụ khơng thể phát hiện ra.
1.1.3.2. Địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh,
tỉnh Quảng Trị) là một cơng trình qn - dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của
phía Việt Nam Dân chủ Cộng hịa nhằm chống lại các cuộc tấn cơng của phía Việt
Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía
Bắc sơng Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.
Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hịa của Ngơ Đình
Diệm khơng tơn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển
cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền
Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam dân chủ cộng

hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc
Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng khơng lực, trong
đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu.
Trong suốt những năm 1965 - 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng
cộng hơn nửa triệu tấn bom đạn các loại. Tính bình qn, mỗi người dân ở đây đã
phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ
Theo thống kê, có đến 18.000 ngày cơng được huy động để đào địa đạo
Vịnh Mốc trong hai năm. Địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ bazan từ
năm 1965 và hồn thành 2 năm sau đó, năm 1967 với tổng chiều dài trục chính hơn
2.000 m. Cứ 4 m có 1 căn hộ gia đình, rộng 0,8 m, sâu 1,8 m, dùng cho 4 người ở.
Không khí làm cho đất sét trong lịng địa đạo càng ngày càng cứng chắc hơn nên
nó vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Hệ thống địa đạo
gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12 m, dùng để cơ động chiến đấu và trú ẩn, tầng
thứ hai cách mặt đất 15 m, được dùng làm nơi ở và sinh hoạt của nhân dân và tầng
cuối cùng sâu 23 m, được dùng để cất giấu lương thực và vũ khí. Ngay cả tầng sâu
nhất, 23 m vẫn còn cao hơn mực nước biển đến 3 m, nên mọi sịnh hoạt trong địa
đạo vẫn diễn ra bình thường vào mùa mưa. Tồn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có
13 cửa thơng ra ngồi, trong đó có bảy cửa thơng ra biển, sáu cửa thơng lên đồi,
20


mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ
chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở. Cư dân địa đạo ít khi ra
ngồi. Họ chỉ ra ngồi lúc cần thiết, lúc khơng nguy hiểm.
Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt vào mùa đông, nóng bức
vào mùa hạ, điều kiện vệ sinh khơng đảm bảo nên hầu như đa số cư dân địa đạo
đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương, mắt. Cuộc sống đưới lịng đất
khơng phù hợp với con người, luôn thiếu ánh sáng. Hầu hết các làng hầm đều tiết
kiệm các chất liệu thắp sáng như dầu hoả, mỡ, chỉ những lúc cần thiết như hội họp,
cấp cứu bệnh nhân, chăm sóc trẻ sơ sinh... mới dùng đèn. Ngoài ra, thiếu

thốn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất đối với
cư dân địa đạo.
Cuộc sống bình thường đã tồn tại suốt nhiều năm trong lòng đất với đầy đủ
khái niệm của sự sống như học hành, vui chơi, giải trí, yêu thương, sinh con...
trong một khoảng không gian 1,8 m của đường hầm.
Để an tồn duy trì nịi giống, để có người nối dõi, các gia đình, họ tộc, cư
dân địa đạo Vịnh Mốc phải chia ra sống ở nhiều hầm khác nhau. Trong thời gian
sống trong địa đạo ở Vĩnh Linh nói chung, đã có 60 đứa trẻ được sinh ra, riêng địa
đạo Vịnh Mốc đã có 17 đứa trẻ ra đời trong lòng địa đạo. Ðịa đạo là nơi ở của nhân
dân trong những năm chiến tranh ác liệt, lúc đơng nhất có khoảng 1.200 người sinh
sống. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, trong lòng địa đạo khơng một người nào
bị thương và đã có 17 em bé chào đời, đủ nói lên giá trị và ý nghĩa của địa đạo
Vịnh Mốc. Có nhiều căn hầm được tạo ra để làm phịng hộ sinh và nhà ni dạy
trẻ.
1.1.4. Thực trạng phát triển du lịch tại một số địa đạo ở Việt Nam
1.1.4.1. Địa đạo Củ Chi
Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành
một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du
khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm tham quan này khi đến
thăm Thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo

21


như những cư dân thực thụ trước đây (được tham quan, ăn uống những món ăn của
cư dân địa đạo trước đây).
Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và
ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu.
Lượng khách tham quan: khách du lịch được coi là yếu tố trọng tâm của
hoạt động du lịch nói chung và Củ Chi nói riêng. Lượng khách qua các năm đều

tăng bao gồm cả khách nước ngoài và khách Việt Nam. Điều đó thể hiện sự hấp
dẫn và thu hút của địa đạo Củ Chi đối với mọi đối tượng khách – nhất là khách
quốc tế.
Về doanh thu: khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đã phục vụ và tổ chức kinh
doanh các loại hình du lịch dịch vụ khá thành cơng, vì vậy doanh thu đơn vị ngày
càng tăng đáp ứng nhu cầu về chi phí thường xuyên và nâng cao đời sống của cán
bộ nhân viên, có tích lũy về đầu tư xây dựng, tơn tạo và tu bổ di tích.
Về chính sách marketing để thu hút khách du lịch: nhìn chung lượng khách
đến với khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi hàng năm đều tăng tuy không đồng đều
nhưng địa đạo Củ Chi cũng đã cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ,
nâng cao phong cách phục vụ và tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo nhằm thu
hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch trong nước.
Về cơng tác nghiên cứu thị trường: khu di tích Địa đạo Củ Chi có 02 khu
cực Bến Đình và Bến Dược, khách có thể tùy thích chọn địa điểm để tham quan.
Trong tổng số khách nước ngoài đến Địa đạo Củ Chi thì có khoảng 90% đến Bến
Đình và 95% đến Bến Dược.
Khách nội địa thường đi du lịch vào các ngày lễ tết và đông nhất vào mùa
hè, chính vì vậy khu di tích ngồi việc khai thác nguồn khách nội địa từ các công
ty lữ hành, khu di tích đã khơng ngừng tìm kiếm nguồn khách mới từ các sở ban
ngành trên địa bàn thành phố và các tỉnh khác.
Bên cạnh đó khu di tích cịn tiến hành nghiên cứu thị trường thông qua các
tư liệu như: Báo, tạp chí du lich để kịp thời nắm bắt tình hình du lich, nhu cầu của
du khách, tình hình các công ty lữ hành. Các báo cáo, quy định, quyết định của Sở
Văn hóa, thể thao và du lịch Tp. Hồ Chí Minh.
22


Ngồi ra, khu di tích cịn tổ chức phát phiếu điều tra cho khách để tìm hiểu
thơng tin, nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách.
1.1.4.2. Địa đạo Vĩnh Mốc

Là một địa điểm nổi tiếng trong tour du lịch hồi niệm (DMZ) thu hút đơng
đảo du khách trong và ngồi nước đến tham quan, hàng năm Khu di tích địa đạo
Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) thu hút từ 6-7 vạn
người đến chiêm ngưỡng “huyền thoại trong lịng đất,” thế nhưng hiện nay cơng
tác phục vụ du khách cịn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Sau chiến tranh, khu di tích địa đạo Vịnh Mốc tồn tại như một nhân chứng
lịch sử. Bắt đầu mở cửa đón khách du lịch từ năm 1983, hiện nay địa đạo Vịnh
Mốc là một trong những điểm hấp dẫn của tuyến du lịch nổi tiếng DMZ thu hút
nhiều du khách đặc biệt là những cựu chiến binh Mỹ.
Họ đến để chiêm ngưỡng pháo đài kiên cố, tác phẩm của máu và nước mắt
cùng ý chí kiên cường của người dân Vịnh Mốc. Mùa cao điểm du lịch tập trung từ
tháng Ba đến tháng Tám, song từ đầu năm đến nay, địa đạo Vịnh Mốc đã đón gần
20.000 lượt khách trong và ngồi nước, ngày cao điểm đón trên 1.500 lượt khách.
Một niềm tự hào, vinh dự lớn đến với người dân Vĩnh Linh trong dịp lễ 30/4
– kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, địa đạo Vịnh Mốc và
làng hầm Vĩnh Linh được đón nhận bằng Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Cùng với di tích đơi bờ Hiền Lương-Bến Hải, di tích Thành Cổ Quảng Trị
và 6 di tích trên tuyến đường Trường Sơn thuộc địa bàn Quảng Trị… đây là hệ
thống Di tích quốc gia đặc biệt thu hút mạnh mẽ du khách đến với đất thép Quảng
Trị.
1.2. Giới thiệu về xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển
Tam Thăng là một xã đồng bằng thuộc thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam, Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Đơng
Bắc. Là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng.
Phía Bắc giáp xã Bình Nam; phía Tây Bắc giáp xã Bình An, huyện Thăng
Bình; phía Nam giáp phường An Phú, thành phố Tam Kỳ; phía Tây giáp xã Tam
23



An, Tam Đàn, huyện Phú Ninh; phía Đơng giáp xã Tam Thanh và Tam Phú, thành
phố Tam Kỳ.
Nói về quá trình hình thành xã Tam Thăng theo sách “Dư địa chí” của
Nguyễn Trãi và “Phủ biên tạp lục” của Lê Q Đơn có ghi chép một số dữ liệu,
vào đầu thế kỷ XV (1402) dưới thời Hồ Hán Thương, các tỉnh Nam Trung Bộ
thuộc đất Chiêm Động, được gọi là Nam giới – biên giới phía Nam của nước Đại
Việt. Phần lớn vùng đất Tam Thăng còn hoang vu, dân cư thưa thớt.
Năm 1471, sau khi bình định xong vùng đất Nam giới, vua Lê Thánh Tông
cho di dân vào khai phá và lập ra đạo Thừa Tuyên Quảng Nam, gồm 3 phủ: Thăng
Hoa( Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Hồi Nhơn( Bình Định). Vùng đất
Tam Thăng ngày nay thuộc huyện Hà Đơng, phủ Thăng Hoa; cũng từ đó trên vùng
đất này, ngày càng có nhiều người Việt đến định cư, khai hoang, lập nên làng, xã.
Thời vua Thiệu Trị (1841), huyện Hà Đơng thuộc phủ Thăng Hoa. Sau đó,
phủ Thăng Hoa đổi thành phủ Thăng Bình.
Năm 1906, huyện Hà Đơng tách khỏi phủ Thăng Bình và nâng lên thành phủ
Hà Đông, sau đổi thành phủ Tam Kỳ. Năm 1916, sau khi tách phần phía Tây thành
lập huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ còn lại 7 tổng với 178 xã ( bao gồm thành phố
Tam Kỳ, huyện Núi Thành và huyện Phú Ninh ngày nay). Xã Tam Thăng ngày nay
gồm các làng Thạch Tân, Tân Thái thuộc tổng Phú Quý, phủ Tam Kỳ và các làng
Mỹ Cang, Vĩnh Bình, Thăng Tân thuộc tổng Hưng Thạnh, phủ Thăng Bình.
Tháng 02 năm 1946, chuẩn bị cho đợt bầu cử hội đồng nhân dân cấp xã,
chính quyền cách mạng chủ trương bỏ cấp Tổng; huyện, phủ thống nhất tên gọi
chung là huyện và tiến hành hợp xã lần thứ nhất. Phủ Tam Kỳ đổi tên thành huyện
Tam Kỳ, 169 làng được xác lập thành 52 xã; xã Quý Thạnh bao gồm tên các xã
(làng) cũ: Thạch Tân, Tân Thái, Mỹ Cang, Vĩnh Bình, Thăng Tân.
Năm 1949, thực hiện chủ trương của Ủy ban Kháng chiến – Hành chính tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng, huyện Tam Kỳ tiến hành hợp xã lần thứ hai, từ 52 xã còn
15 xã. Xã xã Tam Thăng được hợp nhất từ xã Quý Thạnh và các làng: Vịnh Giang,
Phương Tân (vùng biển), Xuân Quý thuộc huyện Tam Kỳ; Du Nghĩa (xóm vạn


24


ghe), Đông Tác ( Đông An, Tây An), Thái Đông, Tịch Yên, Thái Nam thuộc huyện
Thăng Bình. Số dân của xã lúc này là 13.590 người (1949).
Trong thời kháng chiến chống Mỹ, địa bàn xã Tam Thăng được mở rộng.
Cuối năm 1954, trước khi chính quyền Trung ương của Ngơ Đình Diệm đổi tên xã
Tam Thăng thành xã Kỳ Anh, ngụy quyền tại chỗ đã có bước đi ban đầu: cắt 3 thôn
Thạch Tân, Xuân Quý, Mỹ Cang thành xã Tân Xn; cắt 3 thơn Vĩnh Bình, Tân
Thái, Thăng Tân thành xã Tân Bình. Sau đó chúng sáp nhập 2 xã này thành xã Kỳ
Thái.
Đầu năm 1956, ngụy quyền Sài Gịn sáp nhập một số thơn thuộc xã Kỳ Kim,
Kỳ Hòa vào xã Kỳ Thái và đổi tên thành xã Kỳ Anh. Địa giới xã Kỳ Anh gồm 11
thôn ( ấp): Tân Thái, Thạch Tân, Tĩnh Thủy, Quý Thượng, Ngọc Mỹ, Kim Đới,
Thăng Tân, Vĩnh Bình, Mỹ Cang, Xuân Quý, Ấp Nam. Tháng 7 năm 1962, chính
quyền Sài Gịn lập tỉnh Quảng Tín trên cơ sở phần đất phía Nam của tỉnh Quảng
Nam. Xã Kỳ Anh thuộc quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín.
Tháng 4 năm 1963, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Quảng Nam huyện
Tam Kỳ được chia thành ba đơn vị: huyện Bắc Tam Kỳ, Nam Tam Kỳ và Thị xã
Tam Kỳ, xã Kỳ Anh thuộc huyện Bắc Tam Kỳ. Đến tháng 10 năm 1964 sáp nhập
thôn Thái Nam của xã Bình Nam, huyện Thăng Bình vào xã Kỳ Anh, lúc này xã
kỲ Anh gồm 12 thôn. Tháng 5 năm 1968, để thuận lợi trong việc chỉ đạo phong
trào cách mạng theo yêu cầu chỉ đọa của cấp trên xã Kỳ Anh tách thành 2 xã là Kỳ
Anh Đông và Kỳ Anh Tây.
Kỳ Anh Đông gồm các thôn : Tĩnh Thủy, Kim Đới, Quý Thượng, Ngọc Mỹ,
Ấp Nam.
Kỳ Anh Tây gồm các thôn: Thạch Tân, Mỹ Cang, Xuân Quý, Vĩnh Bình,
Thăng Tân, Tân Thái, Thái Nam.
Tháng 12 năm 1974 Huyện ủy chỉ đạo sáp nhập 2 xã Kỳ Anh Đông và Kỳ
Anh Tây thành xã Kỳ Anh. Tháng 4 năm 1975 đất nước hồn tồn giải phóng

chính quyền cách mạng đổi tên xã Kỳ Anh thành xã Tam Thăng gồm các thôn:
Thạch Tân, Mỹ Cang, Xuân Quý, Vĩnh Bình, Tân Thái, Thăng Tân, Kim Đới, Tĩnh
Thủy, Ngọc Mỹ, Quý Thượng, Ấp Nam, Thái Nam.
25


×