Tải bản đầy đủ (.pdf) (207 trang)

Căn cứ địa cách mạng ở miền trung nam bộ trong kháng chiến chống đế quốc mỹ (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.98 MB, 207 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÝ KIM CƯƠNG

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở
MIỀN TRUNG NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954-1975)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________
LÝ KIM CƯƠNG

CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở
MIỀN TRUNG NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN
CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954-1975)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Hồ Sơn Đài

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Sơn Đài. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan,
khoa học và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận văn
Lý Kim Cương


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau
đại học, Khoa Sử Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cùng quý Thầy,
Cô tham gia giảng dạy, tạo điều kiện cho tơi hồn thành khố học. Xin chân thành
cảm ơn PGS.TS. Hồ Sơn Đài - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các cơ quan lưu trữ, các Thư viện, các tác giả
đã có những bài viết, những cơng trình nghiên cứu mà chúng tôi đã tham khảo trong
khi thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn hữu đã luôn động viên, ủng hộ, tạo
thuận lợi cho tôi trong q trình học tập và cơng tác để hồn thành luận văn.


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
VÀ PHÁT TRIỂN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở MIỀN TRUNG NAM
BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954 - 1975) ................ 11

1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Miền Trung Nam bộ .............................. 11
1.1.1. Địa lý hành chính và quân sự .............................................................. 11
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên...................................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm địa lý nhân văn ................................................................... 15
1.2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm lịch sử ..................................................... 19
1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 19
1.2.2. Kinh nghiệm lịch sử ........................................................................... 23
1.3. Tình hình miền Nam sau Hiệp định Genève và chủ trương của Đảng
Cộng sản Việt Nam về tái lập căn cứ địa cách mạng ..................................... 28
1.3.1. Công tác tập kết chuyển quân và sự chuẩn bị các tiền đề cho việc
xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ sau Hiệp định
Genève.......................................................................................................... 28
1.3.2. Chiến lược “tố cộng, diệt cộng” của Mỹ – Diệm và tình hình cách
mạng miền Nam sau tháng 7 năm 1954 ......................................................... 30
1.3.3. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng lại căn cứ
địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ ........................................................... 36
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TÁI LẬP, PHÁT TRIỂN VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở MIỀN TRUNG NAM BỘ (1954-1975) .... 39
2.1. Quá trình tái lập căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ (19541960)............................................................................................................. 39
2.1.1. Căn cứ Đồng Tháp mười ..................................................................... 39


2.1.2. Hệ thống lõm căn cứ của các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ
trang.............................................................................................................. 52
2.1.3. Xã, ấp chiến đấu .................................................................................. 60
2.2. Quá trình xây dựng và hoạt động thực hiện chức năng của căn cứ địa
cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong những năm 1961-1968 .................... 63
2.2.1. Giai đoạn 1961-1965 .......................................................................... 63
2.2.1.1. Căn cứ Đồng Tháp Mười .................................................................. 64
2.2.1.2. Các lõm căn cứ của các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ

trang ............................................................................................................. 71
2.2.1.3. Xã, ấp chiến đấu ............................................................................... 77
2.2.2. Giai đoạn 1965-1968 .......................................................................... 86
2.2.2.1. Căn cứ Đồng Tháp Mười ................................................................. 86
2.2.2.2. Các lõm căn cứ của các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ
trang ............................................................................................................. 92
2.2.2.3. Xã, ấp chiến đấu ............................................................................... 96
2.3. Căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong chiến lược Việt
Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ (1969-1975) ....................................... 105
2.3.1. Giai đoạn 1969-1972 ........................................................................... 105
2.3.1.1. Căn cứ Đồng Tháp Mười .................................................................. 105
2.3.1.2. Các lõm căn cứ ................................................................................. 114
2.3.1.3. Xã, ấp chiến đấu ............................................................................... 121
2.3.2. Giai đoạn 1973-1975 ........................................................................... 126
2.3.2.1. Căn cứ Đồng Tháp Mười .................................................................. 126
2.3.2.2. Lõm căn cứ cách mạng ..................................................................... 132


2.3.2.3. Xã, ấp chiến đấu ............................................................................... 137
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM ........................................................................................... 145
3.1. Đặc điểm của căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ........................................................................................ 145
3.2. Vai trò của căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ........................................................................................ 154
3.3. Bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung
Nam bộ .................................................................................................................. 159
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 174
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 185



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Căn cứ địa, hậu phương cách mạng là một trong những nhân tố quyết định
thành bại của mọi cuộc chiến tranh. Từ thuở xa xưa, dân tộc Việt Nam đã biết giữ
đất hiểm, dùng kỳ binh để đánh giặc lớn, dựa vào thế đất, lòng dân để lập đất đứng
chân, tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc. Kế thừa nghệ thuật quân sự truyền
thống, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi xây dựng căn
cứ địa, hậu phương cách mạng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong chiến tranh
cách mạng.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam (1954 1975), nhân dân Việt Nam phải đương đầu với thế lực ngoại xâm là một cường
quốc hàng đầu thế giới về kinh tế, quân sự… Trong điều kiện đó, cách mạng miền
Nam nhất thiết phải tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống căn cứ địa để bảo tồn
và phát triển lực lượng, tiến hành kháng chiến lâu dài nhằm khoét sâu chỗ yếu của
đối phương, phát huy thế mạnh của cách mạng, từng bước tiến công làm thay đổi
dần tương quan lực lượng, tạo và nắm thời cơ tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Miền Trung Nam bộ, trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tuy không phải là
địa bàn có căn cứ địa xuyên suốt của cơ quan chỉ huy kháng chiến tồn miền Nam,
nhưng khơng vì thế mà vai trị của căn cứ địa ở đây bị giảm thiểu, trái lại, việc xây
dựng và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ có tầm quan trọng
riêng. Nơi đây có vùng nơng thôn đồng bằng rộng lớn, là một trong những vùng
đông dân, nhiều của của miền Nam. Do đó, trong thời kỳ xâm lược Việt Nam, đế
quốc Mỹ luôn coi đây là một trong những địa bàn trọng điểm của chiến lược bình
định nơng thơn, nhằm lấn đất, giành dân, vơ vét nhân lực và của cải phục vụ cho
cuộc chiến tranh xâm lược, đẩy lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân để dễ bề tiêu
diệt. Về phía lực lượng cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương đẩy
mạnh tiến công trên cả ba vùng chiến lược, trong đó, nơng thơn đồng bằng là chỗ

dựa chính để xây dựng và phát triển thực lực. Vì vậy, tại đây lực lượng cách mạng
đã tiến hành một cuộc chiến đấu giằng co, quyết liệt nhằm chống lại âm mưu bình


2

định nơng thơn của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, quyết giữ vững địa bàn
chiến lược quan trọng này. Một hệ thống các căn cứ địa cách mạng với nhiều hình
thức, nhiều cấp độ đã hình thành và phát triển trên khắp các vùng nông thôn Miền
Trung Nam bộ, là nhân tố quyết định đối với việc phát triển lực lượng cách mạng tại
chỗ, cũng như đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ tại đây, góp phần
vào chiến thắng chung của dân tộc. Việc xây dựng, giữ vững và phát triển căn cứ
địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ, thực tế đã trở thành một bộ phận quan trọng
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Ngồi ra, q trình hình thành và phát triển căn cứ địa cách mạng ở Miền
Trung Nam bộ, bên cạnh những đặc điểm chung cịn có những đặc điểm riêng. Do
đó, nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ là một
nội dung khoa học quan trọng, nhằm góp một phần nhỏ vào việc tổng kết ngày càng
đầy đủ và hệ thống lịch sử căn cứ địa cách mạng của cả nước trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Hiện nay, trong điều kiện thời bình, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi người Việt Nam phải luôn cảnh giác chống lại âm
mưu phá hoại của các thế lực thù địch, sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược
nếu có. Do đó, việc đúc kết kinh nghiệm lịch sử kháng chiến là vấn đề cần thiết.
Trong đó, kinh ngiệm xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ có thể
đóng góp một phần nhỏ, phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển kinh tế - quốc
phòng - an ninh, xây dựng nền quốc phịng tồn dân trong điều kiện mới, trước mắt
là phục vụ cho công tác xây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh theo chỉ thị của
Trung ương Đảng về “Xây dựng tỉnh, thành phố thành khu vực vững chắc bảo vệ
Tổ quốc”.

Nhân dân Miền Trung Nam bộ đã cùng nhân dân cả nước thực hiện thắng lợi
cuộc kháng chiến gian khổ và hào hùng của dân tộc, nhưng đến nay, những di tích
lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ đã bị mai một rất nhiều. Vì vậy, nghiên cứu
đề tài về căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ sẽ góp phần bảo tồn các di
tích lịch sử kháng chiến, thiết thực phục vụ cho cơng tác giáo dục truyền thống, góp


3

phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là trong bối cảnh giao lưu,
hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Căn cứ địa cách mạng ở Miền
Trung Nam bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)” làm luận văn
thạc sĩ.
Thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm tới:
- Sưu tầm, hệ thống hóa nguồn tài liệu thành văn và trí nhớ liên quan đến đề
tài nghiên cứu, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giáo dục lịch sử; đặc biệt để giảng
dạy môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong hệ thống các trường Đảng và trường đại học, cao đẳng ở
nước ta hiện nay.
- Góp phần dựng lại một cách hệ thống và đầy đủ lịch sử tái lập, xây dựng,
bảo vệ và hoạt động của căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ
kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975).
- Bước đầu tìm hiểu đặc điểm, vai trị của căn cứ địa cách mạng ở Miền
Trung Nam bộ, rút ra những bài học kinh nghiệm về xây dựng căn cứ địa cách
mạng ở Miền Trung Nam bộ thời kỳ chống Mỹ nhằm phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. Đối tương và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung
Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), bao gồm hoạt

động xây dựng, bảo vệ và thực hiện chức năng của căn cứ địa trong kháng chiến.
Căn cứ địa cách mạng ở đây gồm: căn cứ Đồng Tháp Mười - căn cứ trung tâm của
Miền Trung Nam bộ, các lõm căn cứ của các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ

trang đang đứng chân ở Miền Trung Nam bộ và các xã, ấp chiến đấu trong mối
liên quan mật thiết của hệ thống căn cứ địa cách mạng ở Trung Nam bộ và toàn
miền Nam.
Xã, ấp chiến đấu được luận văn xác định là đối tượng nghiên cứu của đề tài, vì
Miền Trung Nam bộ là vùng nơng thơn đồng bằng, khơng thể có căn cứ địa theo


4

quan niệm truyền thống là vùng “an toàn khu” như ở miền rừng núi. Căn cứ địa ở
đây phải dựa vào dân, vào các xã, ấp đã được xây dựng thành xã, ấp chiến đấu. Vì
vậy, xã, ấp chiến đấu cũng là một biểu hiện, là một hình thức căn cứ địa ở Miền
Trung Nam bộ, cũng như ở đồng bằng sông Cửu Long.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về không gian, là địa bàn Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến
chống đế quốc Mỹ. Theo địa giới hành chính của chính quyền Sài Gịn, Miền Trung
Nam bộ thời kỳ chống Mỹ bao gồm các tỉnh Kiến Tường, Long An, Định Tường,
Gị Cơng, Kiến Hịa, Kiến Phong, Sa Đéc, Châu Đốc, An Giang (nay là các tỉnh
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang) (xem hình 1.1, hình 1.2).
- Về thời gian, là thời kỳ nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền Sài Gịn do đế quốc Mỹ lập nên, cụ thể
là từ sau Hiệp định Genève, 21 tháng 7 năm 1954 đến chiến thắng lịch sử 30 tháng
4 năm 1975.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Căn cứ địa, hậu phương chiến tranh là một trong những điều kiện tiên quyết
của khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Vì vậy, khơng ít cá nhân và tập thể đã dày

công nghiên cứu, đến nay đã cơng bố nhiều cơng trình khoa học liên quan đến vấn
đề này.
3.1. Trước hết là mảng các cơng trình nghiên cứu có tính chất lý luận chung.
Các cơng trình này nêu lên khái niệm, quy luật hình thành và phát triển của căn cứ
địa, hậu phương cách mạng thông qua thực tiễn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
của dân tộc. Các tác phẩm tiêu biểu là:
Các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh gồm Chiến thuật du kích, Phép
dùng binh của ông Tôn Tử, Chiến lược của quân ta và quân Pháp (Toàn tập, t3,
Nxb CTQG, HN-2000). Các tác phẩm này đã giải quyết một số vấn đề lý luận cơ
bản về khái niệm căn cứ địa cách mạng, về sự cần thiết phải xây dựng căn cứ địa
kháng chiến, về các điều kiện, các yêu cầu của một căn cứ địa cách mạng và các
chiến thuật bảo vệ căn cứ địa.


5

Từ thực tiễn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của nhân dân Việt Nam,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã tổng kết nhiều kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực
tiễn sâu sắc về căn cứ địa cách mạng. Cuốn Mấy vấn đề về đường lối quân sự của
Đảng ta (Nxb Sự Thật, HN-1970) với mục “Đảng ta đã lãnh đạo thành công công
cuộc xây dựng căn cứ địa cách mạng và hậu phương của chiến tranh cách mạng”,
cuốn Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Sự Thật,
HN-1979) với bài “Xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa, hậu phương của
chiến tranh nhân dân”. Các tác phẩm nói trên đã nêu và giải quyết các vấn đề lý
luận và thực tiễn về khái niệm, vai trò của căn cứ địa, về nội dung xây dựng căn cứ
địa cách mạng trong chiến tranh giải phóng dân tộc gắn với thực tiễn kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, giành và bảo vệ độc lập dân tộc.
Từ sau năm 1975 đến nay, các nhà khoa học quân sự và nghiên cứu lịch sử có
điều kiện về thời gian và tư liệu để tổng kết lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam
ngày càng đầy đủ hơn. Các tác giả đã công bố nhiều cơng trình nghiên cứu về căn

cứ địa và hậu phương cách mạng, trong đó có cuốn Hậu phương chiến tranh nhân
dân Việt Nam (1945-1975) (Bộ Quốc phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb
QĐND, HN-1997), Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, t.6
(Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, HN-1993) với chương “Xây dựng
hậu phương, căn cứ địa của chiến tranh nhân dân”; bài Bàn về kinh nghiệm xây
dựng căn cứ địa cách mạng ở nước ta (Chu Văn Tấn, Tạp chí Học Tập, số 4-1967),
bài Vấn đề hậu phương trong chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nguyễn Hoài, TC
NCLS, số 117 (12-1968)), bài Về xây dựng căn cứ địa, hậu phương trong kháng
chiến chống Pháp (Ngô Vi Thiện, TC LSQS, số 18 (6-1987)), bài Tìm hiểu về khái
niệm căn cứ địa (Hồng Xn Lâm, Tập san nghiên cứu nghệ thuật quân sự, số 19),
bài Vài suy nghĩ về hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (Trần Bạch Đằng,
TC LSQS, số 3-1993)…
Các công trình nêu trên tiếp tục làm rõ khái niệm về căn cứ địa, phân tích các
vấn đề về cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của căn cứ địa cách mạng và chủ trương


6

xây dựng căn cứ kháng chiến của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các tri thức đó là cơ sở
lý luận quan trọng giúp chúng tôi xác định đúng đắn phương hướng nghiên cứu đề tài.

3.2. Bên cạnh đó, có nhiều cơng trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng của
từng miền hoặc từng địa phương. Các cơng trình này nêu lên những tiền đề hình
thành và phát triển căn cứ địa, hoạt động và bài học kinh nghiệm của từng căn cứ
địa cụ thể. Các tác phẩm tiêu biểu là: Căn cứ địa Việt Bắc (trong cuộc Cách mạng
tháng 8-1945) (Nxb Việt Bắc - 1976), Chiến khu Quang Trung (NXB QĐND, HN1993), Lịch sử chiến khu Đ (Nxb Đồng Nai - Sông Bé, 1987), Chiến khu Rừng Sát
(Lương Văn Nho, Nxb Đồng Nai-1983), Căn cứ địa cách mạng ở Tây Ninh trong
chiến tranh giải phóng 1945-1975 (Bộ Tư lệnh quân khu 7 - Tỉnh ủy Tây Ninh, Nxb
QĐND, HN-2002). Các cơng trình trên đã phân tích q trình hình thành và phát
triển của các căn cứ địa cách mạng ở các địa phương trong hai cuộc kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ, qua đó khái quát các đặc điểm và kinh nghiệm xây dựng
căn cứ địa cách mạng tại từng địa phương, khu vực cụ thể.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu chun
sâu về căn cứ địa, hậu phương cách mạng trên từng khu vực đã được công bố, nổi
bật là các tập luận án khoa học lịch sử như: Hậu phương Thanh Nghệ Tĩnh trong
kháng chiến chống Pháp 1946-1954, luận án tiến sĩ KHLS của Ngô Đăng Tri; Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công cuộc xây dựng các vùng tự do lớn trong thời kỳ
kháng chiến chống Pháp, luận án tiến sĩ KHLS của Đào Trọng Cảng; Quá trình
hình thành và phát triển của căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc vận động cách mạng
tháng 8 -1945, luận án tiến sĩ KHLS của Hoàng Ngọc La; Căn cứ địa kháng chiến
chống thực dân Pháp ở Miền Đông Nam bộ (1945-1954), luận án tiến sĩ KHLS của
Hồ Sơn Đài; Căn cứ địa ở Miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
(1954-1975), luận án tiến sĩ KHLS của Trần Thị Nhung; Căn cứ địa kháng chiến
chống Pháp ở Miền Tây 1945-1954, luận án tiến sĩ KHLS của Lê Song Toàn; Căn
cứ địa U Minh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
xâm lược (1945-1975), luận án tiến sĩ KHLS của Trần Ngọc Long. Các cơng trình
trên đã phác họa được bức tranh toàn cảnh về lịch sử căn cứ địa trên toàn chiến


7

trường Việt Nam; nêu được hoạt động cụ thể của từng căn cứ địa ở những địa bàn
khác nhau trên cả nước. Trong đó có những căn cứ địa rất gần với căn cứ địa ở
Miền Trung Nam bộ như các căn cứ U Minh, Dương Minh Châu, chiến khu C,
chiến khu D… Các kết quả nghiên cứu này hỗ trợ rất lớn cả về nội dung và phương
pháp nghiên cứu của luận văn.
3.3. Riêng ở Miền Trung Nam bộ, cho đến nay, hầu hết các tỉnh đều có những
cơng trình nghiên cứu lịch sử kháng chiến của địa phương, trong đó có đề cập đến
vấn đề xây dựng căn cứ địa. Ban Tổng kết lịch sử chiến tranh của Phịng khoa học
qn sự Qn khu 9 đã cơng bố nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử chiến tranh

của Quân khu, trong đó có quyển Quân khu 8 ba mươi năm kháng chiến (19451975) (Nxb QĐND- 1998); Ban chỉ đạo viết sử Khu 8 xuất bản cuốn Khu 8 - Trung
Nam bộ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975 (Nxb CTQG, HN-2001)…
trình bày khá đậm nét hoạt động chiến đấu của quân dân Việt Nam trên vùng Đồng
Tháp Mười và một số căn cứ địa của các tỉnh trên địa bàn Miền Trung Nam bộ. Bên
cạnh đó, cuốn Lịch sử Đồng Tháp Mười (Nxb TP.HCM-1993) đã mô tả khá chi tiết
lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân Đồng Tháp Mười, trong đó có nói đến
hoạt động chính trị, quân sự để xây dựng và phát triển căn cứ địa… Các cơng trình
trên đã nêu được bối cảnh lịch sử, các nội dung kháng chiến, một số trận đánh và
những sự kiện liên quan trực tiếp đến lịch sử căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ. Qua
đó, cung cấp nhiều tư liệu quý giá cho đề tài luận văn.
Như vậy, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về căn cứ địa cách mạng hoặc
liên quan đến căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ. Tuy nhiên, cho đến nay,
chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, có tính chun khảo
về căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trên cơ
sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ ba khu vực trên, chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục
nghiên cứu, khảo sát để hoàn thành luận văn cao học với đề tài “Căn cứ địa cách
mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)”.
4. Các nguồn tư liệu sử dụng khi thực hiện đề tài
4.1. Tài liệu tham khảo và sử dụng


8

- Các tác phẩm kinh điển và lý luận về chiến tranh, về xây dựng căn cứ địa,
hậu phương cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và các nhà quân sự trong nước
và thế giới. Các tác phẩm đã được xuất bản trong và ngoài nước viết về cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có liên quan đến đề tài.
- Các tài liệu thành văn lưu trữ, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị... của Trung
ương, Trung ương cục và các Khu uỷ về việc xây dựng và phát triển căn cứ địa cách
mạng; các báo cáo tình hình hoạt động của các địa phương trong thời kỳ chiến tranh

có liên quan đến vấn đề căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
- Các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
- Tư liệu điền dã và các tư liệu khai thác từ các nhân chứng lịch sử (tác giả
luận văn thực hiện)
4.2. Các nguồn tư liệu đã khai thác
- Kho tư liệu của Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, Phòng Khoa học quân
sự Quân khu 9.
- Các Ban nghiên cứu lịch sử Đảng thuộc các Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Ban
khoa học lịch sử thuộc Bộ chỉ huy quân sự của các tỉnh thuộc Quân khu 8 trước đây.
- Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng.
- Trung tâm lưu trữ quốc gia II, Thư viện khoa học xã hội và Thư viện tổng
hợp TP Hồ Chí Minh; Kho tư liệu của Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Các nhân chứng lịch sử của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ ở miền
Nam Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài trên là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử với các yêu cầu có tính ngun tắc phương pháp
luận như ngun tắc tính khách quan, quan điểm toàn diện và hệ thống, quan điểm
lịch sử cụ thể…


9

Về phương pháp nghiên cứu, để làm rõ lịch sử hình thành và phát triển của các
loại hình căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ,
phương pháp lịch sử và logique là phương pháp chủ yếu cho phép trình bày tồn bộ
tiến trình lịch sử của vấn đề trong sự khái quát, nhằm vạch ra bản chất, quy luật,
khuynh hướng chung của nó.

Bên cạnh phương pháp lịch sử và logique, người viết còn sử dụng phương
pháp so sánh, đối chiếu khi liên hệ với việc xây dựng và phát triển căn cứ địa ở
Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; hoặc cùng vấn đề đó ở
các địa bàn khác trên toàn quốc, để làm rõ khuynh hướng chung, cũng như những
nét đặc thù của các căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
Tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình, hệ thống hóa tư liệu văn
bản, kết hợp với điền dã và khai thác nhân chứng lịch sử ở những khu vực điển hình
được chọn. Phương pháp khu vực học được chú trọng nhằm giúp tìm kiếm những
đặc điểm riêng của căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ.
Ngồi ra, đề tài nói về các loại hình căn cứ địa, trong đó bao hàm các hoạt
động qn sự, kinh tế, chính trị, văn hóa... cho nên các phương pháp liên ngành
cũng được sử dụng trong khi thực hiện đề tài: phương pháp thống kê, bản đồ, kế
thừa thành quả của các khoa học về địa lý, quân sự, xã hội...
6. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới
6.1. Sưu tầm, hệ thống hóa, giới thiệu những tư liệu (trong đó có những tư liệu
mới) về căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ.
6.2. Trên cơ sở những tư liệu thu thập được và sự kế thừa có chọn lọc những
cơng trình nghiên cứu trước, người viết sẽ trình bày một cách hệ thống quá trình
hình thành và hoạt động của các căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ trong kháng
chiến chống đế quốc Mỹ.
6.3. Nêu và phân tích đặc điểm, vai trị căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung
Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ.


10

6.4. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và
giảng dạy các môn lý luận, khoa học xã hội và nhân văn có liên quan, đặc biệt là các
môn Lịch sử Việt Nam, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Đường lối cách mạng

của Đảng Cộng sản Việt Nam.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn gồm 172 trang với các phần sau:
- Dẫn luận: 10 trang
- Nội dung: 163 trang (không kể phụ lục), chia làm ba chương:
Chương 1: Những yếu tố chi phối quá trình hình thành và phát triển căn cứ
địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (19541975) (28 trang).
Chương 2: Quá trình tái lập, phát triển và hoạt động của căn cứ địa cách
mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)
(105 trang)
Chương 3: Đặc điểm, vai trò của căn cứ địa cách mạng và kinh nghiệm
trong xây dựng căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ trong kháng chiến
chống đế quốc Mỹ (1954-1975) (22 trang).
- Kết luận: 8 trang
- Tài liệu tham khảo: 176 tài liệu.
- Phần phụ lục: 19 trang, gồm bản đồ, hình ảnh và các tài liệu lưu trữ có liên
quan đến đề tài.


11

Chương 1
NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở MIỀN TRUNG NAM BỘ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG ĐẾ QUỐC MỸ (1954 - 1975)
1.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội của Miền Trung Nam bộ
1.1.1. Địa lý hành chính và quân sự
Miền Trung Nam bộ là vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa
Miền Đông và Miền Tây Nam bộ. Tồn vùng đất này có diện tích chung khoảng
19.000 km2. Trong những năm 1954 - 1975, theo sự phân chia địa giới hành chính

của chính quyền Sài Gịn, Miền Trung Nam bộ gồm các tỉnh Long An, Gị Cơng,
Kiến Tường, Định Tường, Kiến Phong, Kiến Hòa, Sa Đéc, An Giang, Châu Đốc
(xem hình 1.1). Về phía cách mạng, sau Hiệp định Genève năm 1954, nhằm bảo
đảm tổ chức lãnh đạo của Đảng vững chắc, gọn gàng, bí mật, Trung ương Đảng chủ
trương giải thể Trung ương cục miền Nam, lập Xứ ủy Nam bộ và các Khu ủy. Trên
phạm vi lãnh đạo của Xứ ủy Nam bộ có Liên Tỉnh ủy Miền Đông, Liên Tỉnh ủy
Miền Trung, Liên Tỉnh ủy Miền Tây và Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn1. Liên Tỉnh ủy
Miền Trung Nam bộ phụ trách chỉ đạo các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Sa Đéc, Bến Tre,
Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Kiến Phong, Kiến Tường, [49, tr.38, tr.45]. Phía
bắc, Miền Trung Nam bộ giáp Sài Gịn, Tây Ninh của Miền Đông và các tỉnh
Svayrieng, Preyveng, Kamđan của Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài
hơn 300km; phía nam giáp các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh của
Liên tỉnh Miền Tây; phía đơng giáp nam Sài Gịn và biển Đơng với bờ biển dài gần
200 km.
Về phân chia địa giới quân sự, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ năm
1960, chiến trường Nam bộ và cực nam Trung bộ được gọi là B2, gồm bốn khu,
trong đó Khu 8 là các tỉnh Miền Trung Nam bộ. Các khu khác là Khu 6 gồm các
1

Thực hiện Chỉ thị ngày 5 tháng 9 năm 1954 của Bộ Chính trị về tình hình và nhiệm vụ công tác mới của
cách mạng miền Nam, Hội nghị Trung ương cục miền Nam tổ chức tại Vĩnh Thuận (Cà Mau) vào tháng 10
năm 1954 đã chính thức giải thể Trung ương cục, lập Xứ ủy Nam bộ và các Khu ủy; Nam bộ giải thể các
Phân liên khu, thành lập các Liên tỉnh ủy Miền Đông, Miền Trung, Miền Tây và Khu ủy Sài Gòn-Chợ Lớn
[49, tr. 45].


12

tỉnh cực nam Trung bộ, Khu 7 gồm các tỉnh Miền Đông, Khu 9 là các tỉnh Miền
Tây Nam bộ. Để giữ bí mật, địa danh Khu 8, Miền Trung Nam bộ gồm các tỉnh như

đã nêu ở trên, trong kháng chiến chống Mỹ cịn có nhiều tên gọi khác như Khu 2,
T2 [102, tr.672]. Về phía chính quyền Sài Gịn, trong thời kỳ 1954 - 1975 cũng có
nhiều lần thay đổi phân vùng chiến thuật. Tháng 4 năm 1961, miền Nam Việt Nam
được chia thành ba vùng chiến thuật (I,II,III) và biệt khu thủ đơ, trong đó các tỉnh
Nam bộ thuộc vùng III chiến thuật. Đầu năm 1963, các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long được tách khỏi vùng III để thành lập một vùng chiến thuật riêng: vùng IV
chiến thuật. Từ đây, Miền Trung Nam bộ thuộc vùng IV chiến thuật, do Bộ Tư lệnh
quân sự khu IV kiêm Quân đoàn IV phụ trách [31, tr. 399].
1.1.2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Nhìn chung, Miền Trung Nam bộ có địa hình bằng phẳng, chủ yếu là đồng
bằng sơng nước, trong đó, phần lớn là đất canh tác nơng nghiệp cùng một phần
đồng trũng ở khu vực Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên. Tuy nhiên, dọc
biên giới Việt Nam - Campuchia, trên hai huyện Tri Tôn, Tịnh Biên thuộc An
Giang cịn có địa hình đồi núi thấp với một số núi và gò đồi nằm trong quần thể
Thất Sơn, có độ cao từ vài chục mét đến 700 mét. Tuy khơng rộng lớn, nhưng vùng
núi Thất Sơn có vị trí chiến lược quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ ở Miền Trung Nam bộ, tạo thành tuyến phòng thủ cánh cung bảo vệ
hành lang chiến lược dọc biên giới, đồng thời là một trong những căn cứ địa quan
trọng của tỉnh An Giang và nhiều lúc của cả Miền Trung và Miền Tây Nam bộ.
Miền Trung Nam bộ có bờ biển dài khoảng 200km. Dọc bờ biển là những
cánh rừng ngập mặn nằm trên các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre với các loại cây đặc
trưng như tràm, đước, sú, vẹt, trâm bầu, mắm.... Các tỉnh khác thường có rừng chồi,
rừng dừa nước ven sơng. Rừng và những vườn cây rậm rạp tạo thành các vùng địa
hình tương đối kín đáo, là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng và phát
triển hệ thống căn cứ địa, hậu phương tại chỗ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ. Rừng ngập mặn tiến gần sát biển tạo thuận lợi cho việc phát triển hệ
thống liên lạc, vận chuyển và xây dựng các bến tiếp nhận hàng chi viện từ miền Bắc


13


vào chiến trường Nam bộ bằng đường biển. Tuy nhiên, rừng ngập mặn cũng gây
nhiều khó khăn cho lực lượng cách mạng trong việc xây dựng kho tàng, tồn trữ và
bảo quản vũ khí.
Bên cạnh đó, Miền Trung Nam bộ cịn có vùng đồng trũng Đồng Tháp Mười
mênh mơng, cỏ cây rậm rạp. Vào mùa mưa, Đồng Tháp Mười hầu như chìm trong
nước lũ. Vì vậy, về điều kiện tự nhiên, nơi đây được coi là vùng đất hiểm, gây khó
khăn cho việc hành quân, chiếm đóng của quân đội Mỹ và qn đội Sài Gịn. Đồng
thời, nó cũng đem lại những khó khăn rất lớn cho lực lượng cách mạng trong việc
bám trụ, xây dựng căn cứ địa. Tuy nhiên, với vị trí là trung tâm của ba tỉnh đồng
bằng phì nhiêu, dân cư sầm uất tiếp giáp Sài Gòn, lại là vùng tiếp giáp biên giới
Việt Nam - Campuchia, Đồng Tháp Mười có vị trí chiến lược quan trọng, vì vậy,
nhân dân Việt Nam đã khắc phục khó khăn, xây dựng Đồng Tháp Mười thành chỗ
đứng chân của các lực lượng yêu nước và cách mạng từ khi thực dân Pháp bắt đầu
xâm lược Việt Nam cho đến trước cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Đặc điểm bao trùm Miền Trung Nam bộ là đồng bằng bao la với sơng ngịi,
kênh rạch chằng chịt. Trong đó, có những con sông lớn như Vàm Cỏ Đông, Vàm
Cỏ Tây, sông Tiền và rất nhiều kênh, rạch… Hệ thống sông rạch tạo điều kiện thuận
lợi cho giao thông thủy đặc biệt phát triển ở Miền Trung Nam bộ. Tuy nhiên, đặc
điểm này cũng gây cho lực lượng cách mạng nhiều khó khăn trong việc vận chuyển,
tiếp tế cho các tỉnh trong khu vực, cũng như trong việc bảo vệ căn cứ địa và bảo
đảm liên lạc giữa các vùng căn cứ. Sông Hậu, sông Tiền là hai con sông lớn chia cắt
địa hình Miền Trung và Miền Tây Nam bộ. Hơn nữa với lực lượng hải quân hiện
đại, quân đội Mỹ và qn đội Sài Gịn ln tăng cường khống chế các đường thủy
quan trọng, cho nên việc liên lạc giữa căn cứ Đồng Tháp Mười và các tỉnh Miền
Trung Nam bộ với căn cứ U Minh - Năm Căn và các tỉnh Miền Tây Nam bộ, hoặc
với Xứ ủy thường gặp nhiều trở ngại. Ngồi ra, hệ thống sơng rạch chằng chịt làm
cho các căn cứ địa ở Miền Trung Nam bộ, nhất là trong thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ không có tính ổn định cao. Căn cứ địa cách mạng ở đây khơng phải là an tồn



14

khu như căn cứ địa Việt Bắc hoặc các căn cứ địa ở Miền Đông Nam bộ trong kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đối phương với các phương tiện chiến tranh hiện
đại dễ thực hiện bao vây, chia cắt chiến trường, thọc sâu vào các vùng căn cứ cách
mạng. Thêm nữa, vùng đồng bằng với đa phần là đất canh tác nông nghiệp lúa nước
tạo thành một vùng địa hình nhìn chung trống trải, khơng thuận lợi cho việc bảo vệ
và phát triển căn cứ địa, nhất là trước một đối phương có phương tiện kỹ thuật hiện
đại như đế quốc Mỹ.
Tuy nhiên, điều kiện tự nhiên cũng tạo lợi thế riêng cho Miền Trung Nam bộ
trong xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đây là vùng đồng bằng châu thổ lớn nhất
Việt Nam. Ở đây, đất phù sa phì nhiêu, màu mỡ cộng với nguồn nước dồi dào và
khí hậu tương đối điều hịa, ít bị ảnh hưởng của bão, tạo điều kiện cho Miền Trung
Nam bộ trở thành vùng đất có tiềm năng nơng nghiệp to lớn, nhất là nông nghiệp
trồng lúa nước và cây ăn trái, hoa màu. Đây là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất
Nam bộ và cả nước. Trong thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, sản lượng lúa
hằng năm của đồng bằng sông Cửu Long (bao gồm Miền Trung và Miền Tây Nam
bộ) thường xuyên chiếm khoảng 90% sản lượng lúa Nam bộ và hơn 70% tổng sản
lượng lúa toàn miền Nam. Ngồi ra, đồng bằng sơng Cửu Long cịn cung cấp hơn
60% tổng sản lượng trái cây, gần 35% sản lượng thuỷ sản và hơn 65% sản lượng gia
súc, gia cầm cho tồn miền Nam. Trong đó, sản lượng lúa của Miền Trung Nam bộ
chiếm 45% sản lượng lúa đồng bằng sơng Cửu Long và 40% sản lượng tồn Nam
bộ [123, tr.96], [124, tr.31, 33, 82, 83]. Những nguồn lợi kinh tế đó tạo điều kiện
thuận lợi cho lực lượng cách mạng Miền Trung Nam bộ trong việc xây dựng và
phát triển căn cứ địa. Trong điều kiện chiến trường xa Trung ương, địa hình bị chia
cắt, hệ thống giao thơng thuỷ bộ chính yếu bị đối phương kiểm soát gắt gao, mọi
việc vận chuyển, tiếp tế giữa các vùng đều rất khó khăn thì khả năng tự cấp, tự túc
lương thực, thực phẩm của các căn cứ kháng chiến là vấn đề hết sức quan trọng và

cần thiết. Các căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung Nam bộ hồn tồn có khả năng
tự giải quyết nhu cầu về lương thực, thực phẩm và còn hỗ trợ một phần cho các
chiến trường Miền Đông Nam bộ. Đây là thuận lợi và cũng là nét khác biệt của các


15

căn cứ địa cách mạng ở Miền Trung và Miền Tây Nam bộ so với các căn cứ địa ở
Miền Đơng dân cư thưa thớt, đất nơng nghiệp ít ỏi, thường xuyên gặp khó khăn về
lương thực, thực phẩm. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho đế quốc Mỹ và chính
quyền Sài Gịn ln xác định Miền Trung Nam bộ là trọng điểm bình định nơng
thơn, nhằm tranh giành ảnh hưởng với lực lượng cách mạng ở vùng đồng bằng đông
dân, nhiều của, vơ vét sức người, sức của phục vụ ý đồ “dùng người Việt đánh
người Việt”, “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Cũng với lý do trên, đế quốc Mỹ và
chính quyền Sài Gịn thường xun phong tỏa kinh tế, phá hoại sản xuất của các

vùng nông thôn căn cứ kháng chiến, nhằm đẩy nhân dân Miền Trung Nam bộ
vào thế bần cùng, làm cạn kiệt nguồn bổ sung nhân lực và vật chất của lực lượng
cách mạng.
Như vậy, điều kiện tự nhiên của Miền Trung Nam bộ vừa có những khó
khăn, vừa có những thuận lợi nhất định cho việc xây dựng và phát triển căn cứ địa
cách mạng. Trong quá trình kháng chiến, lực lượng cách mạng phải khơng ngừng
khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi của điều kiện tự nhiên, đồng thời phát huy
cao độ yếu tố nhân hòa để xây dựng căn cứ địa tại chỗ ở Miền Trung Nam bộ, đưa
cuộc kháng chiến chống Mỹ tại địa phương tiến kịp với các chiến trường khác trên
tồn miền Nam, góp phần cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
1.1.3. Đặc điểm địa lý nhân văn
1.1.3.1. Đặc điểm dân cư
Năm 1954, khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành xâm lược miền Nam, dân số khu
vực Miền Trung Nam bộ có khoảng hai triệu người; đến năm 1975, tăng lên hơn

bốn triệu. Nhân dân Miền Trung Nam bộ đại bộ phận là người Kinh, chiếm 89,7%
dân số tồn khu vực; một số ít người Khmer, chiếm 7,6%; còn lại là người Chăm
sống tập trung ở An Giang, người Hoa ở các thị xã, thị trấn và lẻ tẻ một số ít người
thuộc các sắc tộc khác.
Người Kinh là lực lượng kinh tế - xã hội lớn nhất Miền Trung Nam bộ, cũng
là lực lượng cách mạng chủ yếu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ. Bên cạnh đó, nhờ chính sách dân tộc đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam


16

và cũng do truyền thống đoàn kết, đùm bọc giữa những người lao động, một bộ
phận khá lớn cư dân người Khmer, người Hoa, người Chăm đã tích cực tham gia,
ủng hộ lực lượng cách mạng, sát cánh cùng người Kinh trong cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm của toàn dân tộc, phá vỡ âm mưu chia rẽ của thực dân, đế quốc. Các thế
lực xâm lược cũng thường xuyên lợi dụng tôn giáo để xuyên tạc cách mạng, gây
tâm lý hồi nghi, chia rẽ của bộ phận tín đồ đối với lực lượng kháng chiến, vì Miền
Trung Nam bộ là vùng tập trung nhiều hệ phái tôn giáo lớn như Phật giáo Hòa
Hảo2, Cao đài, Tin lành, Thiên chúa giáo… Nhờ chính sách tơn giáo đúng đắn và
đạo đức trong sáng của đại bộ phận bộ đội, du kích, đảng viên thời kỳ kháng chiến
mà nhân dân Miền Trung Nam bộ đã vượt qua được âm mưu chia rẽ của đối
phương, cùng đoàn kết kháng chiến giành độc lập.
Như hầu hết các khu vực dân cư trên toàn quốc, dân cư Miền Trung Nam bộ
phân bố không đồng đều, thường tập trung ở những nơi đô thị sầm uất, hoặc các
vùng đất nơng nghiệp phì nhiêu, màu mỡ. Nhiều vùng đồng trũng, đất nhiễm phèn,
mặn hoặc các vùng đất hoang, các dải đất rộng lớn ven rừng... dân cư vẫn cịn thưa
thớt. Đặc biệt, làng xóm ở Miền Trung Nam bộ thường trải dài theo sông rạch và
các trục giao thông, nhà cửa cách xa nhau, lẻ tẻ, phân tán và rải rác tận các vùng
nông thôn hẻo lánh. Do đó, địa bàn hành chính xã, ấp thường rất rộng lớn, khơng co
cụm, khép kín như kiểu làng truyền thống Việt Nam ở miền Bắc, miền Trung. Đây

cũng là nét đặc trưng của thôn ấp Miền Trung Nam bộ. Đặc điểm này làm cho việc
kiểm sốt về mặt hành chính ở xã, ấp của chính quyền Sài Gịn gặp nhiều khó khăn.
Ngược lại, đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng trong việc
bám trụ, gây dựng cơ sở trong nhân dân. Chính vì vậy, một trong những nỗ lực của
đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn là đưa ra những biện pháp nhằm tập trung dân
chúng để “tát nước, bắt cá”, tiêu diệt lực lượng và căn cứ địa cách mạng.
Tuy nhiên, sự tồn tại của lực lượng cách mạng đâu chỉ nhờ vào tình trạng
phân bố dân cư, mà chính nhờ vào truyền thống ngàn đời của dân tộc đã thấm đượm
trong lòng người dân ở đất này, được phát huy cao độ và bổ sung thêm bằng những
2

Tín đồ Phật giáo Hịa hảo chiếm ¼ dân số tồn khu.


17

nét tính cách độc đáo, hình thành trong q trình mở cõi, chinh phục vùng đất
phương nam.
1.1.3.2. Truyền thống đấu tranh yêu nước
So với chiều dài lịch sử dân tộc, Miền Trung Nam bộ là vùng đất mới. Vào
đầu thế kỷ thứ XVII, lưu dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung do khơng chịu
nổi ách áp bức bóc lột của bọn cường hào, ác bá và do ảnh hưởng của những cuộc
chiến tranh kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, đã tìm về phương
nam khẩn hoang, mở đất, lần lượt đến với những vùng đất hoang vu, hiểm trở của
Miền Trung Nam bộ. Cuối thế kỷ XVII, bộ phận người Hoa do không tuân phục
triều đình Mãn Thanh, di cư đến Nam bộ, được chúa Nguyễn chấp thuận, cũng định
cư ở nhiều nơi thuộc Miền Trung và Miền Tây Nam bộ. Cùng thời gian đó, một số
ít người Khmer đã đến sinh sống, định cư vùng ven biên giới Việt Nam- Campuchia
thuộc Miền Trung Nam bộ và một số tỉnh Miền Tây Nam bộ. Như vậy, người Miền
Trung Nam bộ vốn có nguồn gốc từ tứ xứ họp về, bởi vậy, phong tục tập quán ở đây

rất phong phú, đa dạng với những nét riêng của từng vùng đất, từng sắc tộc. Tuy
nhiên, những giá trị truyền thống lâu đời của người Việt như chủ nghĩa yêu nước,
tinh thần bất khuất chống ngoại xâm, tinh thần nhân ái, đoàn kết, cần cù, sáng tạo
trong lao động.... cùng những nét tính cách độc đáo hình thành trong quá trình đấu
tranh để chinh phục và bảo vệ miền đất này đã trở thành bản sắc văn hóa chung của
người dân Miền Trung Nam bộ.
Thuở ấy, miền Trung Nam bộ hoang vu và bí hiểm xiết bao đối với những
người đi khai mở vùng đất mới. Tuy thiên nhiên hoang dã có sẵn nhiều sản vật có
thể ni sống con người và hứa hẹn một tiềm năng ở ngày mai, nhưng nó cũng chứa
đầy những khó khăn, khắc nghiệt của rừng rậm, với thú dữ và lam sơn chướng khí.
Để chinh phục nó, những người đi mở đất đã đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả xương
máu nữa. Cho nên, họ gắn bó và yêu quý miếng ruộng, miếng vườn và làng quê của
họ. Cuộc sống chiến đấu đó buộc những người lao động phải kề vai sát cánh với
nhau trong lao động sản xuất, cũng như trong cuộc đấu tranh với các thế lực cường
quyền âm mưu cướp đoạt thành quả lao động của họ. Truyền thống đoàn kết, nhân


18

ái, lối sống cộng đồng của người Việt được tiếp nối và phát huy ở người dân Miền
Trung Nam bộ, mà đỉnh cao là tinh thần yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm,
chống lại những thế lực phản bội quyền lợi của quốc gia dân tộc.
Từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược đất Gia Định, Định Tường,
cuộc kháng chiến của nhân dân Miền Trung Nam bộ đã nổ ra quyết liệt, làm cho
giặc Pháp không lúc nào n. Nhiều nhóm nghĩa qn u nước hình thành, lập căn
cứ chống giặc ở hầu khắp các tỉnh Miền Trung Nam bộ, lôi kéo đông đảo nhân dân
tham gia. Tiêu biểu nhất là hoạt động của các đội nghĩa quân dưới quyền chỉ huy
của Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Võ Duy Dương, Đốc binh Kiều, Đỗ
Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự…
Năm 1861, Nguyễn Trung Trực tập hợp nghĩa quân, hoạt động vùng sông Bến

Lức, gây tiếng vang lớn với trận đánh cháy tàu giặc trên sông Nhật Tảo. Khi triều
đình Huế dâng ba tỉnh Miền Đơng cho Pháp, ơng về trấn nhậm Hà Tiên. Thực dân
Pháp đánh chiếm ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ, ông tiếp tục chiêu mộ nghĩa qn, lập
căn cứ chống Pháp ở Hịn Chơng - Kiên Giang suốt mấy năm liền. Nổi bật nhất là

trận đánh đồn Kiên Giang, giết chết tên chủ tỉnh người Pháp, làm chủ Rạch Giá
sáu ngày.
Cùng thời kỳ này, nghĩa quân Trương Định lập căn cứ tại Tân Hòa - Gị
Cơng với lực lượng hơn 6.000 qn, hoạt động mạnh trên suốt tuyến Mỹ Tho - Chợ
Lớn, làm cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn khi đánh chiếm tỉnh Định Tường.
Triều đình đầu hàng giặc Pháp, nghĩa quân tiếp tục hoạt động đến năm 1864, khi
quân Pháp được tăng viện và do có sự phản bội của một thuộc cấp, trong trận quyết
chiến tại căn cứ Tân Hòa, chủ tướng Trương Định bị trọng thương và tuẫn tiết. Bộ
phận còn lại của nghĩa quân rút về hoạt động vùng sâu Đồng Tháp Mười.
Tại vùng Đồng Tháp Mười, nổi bật nhất là phong trào kháng chiến của Thiên
Hộ Dương và Đốc binh Kiều, lấy Gị Tháp làm căn cứ chính. Trong trận tấn cơng
của qn Pháp vào Gị Tháp, nghĩa qn đã anh dũng chiến đấu bảo vệ căn cứ, tiêu
hao nhiều sinh lực của đối phương; sau đó, rút về An Giang, lập căn cứ để tiếp tục


×