Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Lỗi phát âm của người hàn học tiếng việt ở thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ HƯƠNG GIANG

LỖI PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI HÀN HỌC TIẾNG
VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƠN NGỮ HỌC
Mã số: 60.22.02

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ HƯƠNG GIANG

LỖI PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI HÀN HỌC TIẾNG
VIỆT Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƠN NGỮ HỌC

Mã số: 60.22.02
Nguời huớng dẫn khoa học
PGS. TS. Nguyễn Văn Huệ

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.
Nguyễn Văn Huệ . Cảm ơn thầy đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tơi trong
những ngày tháng khó khăn nhất để tơi có thể hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của q thầy
cơ khoa Văn học và Ngôn ngữ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
Văn thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt tri thức và tạo điều kiện cho tơi
hồn thành chương trình cao học.
Sau cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 6 năm 2014
Học Viên
Đào Thị Hương Giang


MỤC LỤC
DẪN NHẬP.................................................................................................................. 1
1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2 Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................ 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ........................................................... 5
5.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 5
5.2 Nguồn ngữ liệu ...................................................................................................6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................6
7 Bố cục của luận văn ..................................................................................................7
CHƯƠNG I.................................................................................................................. 9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................................................9
1.1 Các quan niệm về lỗi.......................................................................................... 9
1.2 Nguyên nhân tạo lỗi ......................................................................................... 11

1.3 Phân loại lỗi...................................................................................................... 13
1.4 Lỗi của người Hàn học tiếng Việt giai đoạn phát âm: .................................... 15
1.5 Nét tương đồng và khác biệt của ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hàn................. 16
1.5.1 Một số đặc điểm ngữ âm tiếng Việt .......................................................... 16
1.5.2 Đặc điểm ngữ âm tiếng Hàn ..................................................................... 21
1.5.3 Nét tương đồng .......................................................................................... 25
1.5.4 Sự khác biệt ............................................................................................... 27
1.6 Tiểu kết: ............................................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: .............................................................................................................. 32
KHẢO SÁT LỖI PHÁT ÂM CỦA NGƯỜI HÀN HỌC TIẾNG VIỆT Ở THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 32
2.1 Lỗi thanh điệu .................................................................................................. 33
2.1.1 Lỗi thanh điệu trên từng âm tiết độc lập.................................................. 34
2.1.2 Lỗi thanh điệu trong chuỗi kết hợp .......................................................... 42
2.2 Lỗi phát âm âm đệm:....................................................................................... 49
2.3 Lỗi phát âm nguyên âm ................................................................................... 51
2.3.1 Nguyên âm đôi........................................................................................... 51
2.3.2 Nguyên âm đơn ......................................................................................... 56
2.4 Lỗi phát âm phụ âm......................................................................................... 61
2.4.1 Phụ âm đầu âm tiết ................................................................................... 61
2.4.2 Phụ âm cuối âm tiết .................................................................................. 70
2.5 Tiểu kết: ............................................................................................................... 72
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................... 74
NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI PHÁT ÂM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC .............. 74
3.1 Các nguyên nhân gây lỗi: ................................................................................ 74
3.1.1 Giao thoa ngôn ngữ và sự chuyển di tiêu cực tiếng mẹ đẻ ....................... 74
3.1.2 Môi trường học tiếng Việt......................................................................... 75
3.1.3 Học viên ..................................................................................................... 76
3.1.4 Giáo trình dạy tiếng Việt .......................................................................... 77
3.1.5 Giáo viên và phương pháp giảng dạy ....................................................... 78



3.2 Giải pháp đề nghị nhằm khắc phục các lỗi phát âm của học viên Hàn: ........ 80
3.2.1 Về vấn đề giao thoa ngôn ngữ và chuyển di tiếng mẹ đẻ ......................... 80
3.2.2 Về phía giáo viên ....................................................................................... 82
3.2.3 Về phương pháp dạy ................................................................................. 83
3.2.4 Bài tập đề nghị cho luyện tập phát âm tiếng Việt .................................... 85
3.2.5 Về phía học viên ........................................................................................ 95
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 99
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 103
Phụ lục 1: Bảng khảo sát phát âm tiếng Việt của học viên ................................ 103
Phụ lục 2: Danh sách cộng tác viên ..................................................................... 108


1

DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Từ khi mở cửa giao lưu hợp tác với thế giới đến nay, Việt Nam đã
đón một số lượng lớn người nước ngồi ở hơn 60 quốc gia trên thế giới vào
làm việc, học tập và sinh sống.
Hàn Quốc là một nước có số lượng lớn kiều dân đến Việt Nam. Theo
thống kê năm 2011 của Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc, số kiều
dân của họ đang sinh sống ở Việt Nam là khoảng 88.120 người, hình thành
nên cộng đồng kiều dân lớn thứ hai, chỉ đứng sau cộng đồng người Đài
Loan ở Việt Nam. Trong số đó có hơn một nửa sinh sống ở TPHCM (theo
Chang Keun Lee đến từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc,
2011)
Với một số lượng lớn như vậy, việc học tiếng Việt như một ngoại

ngữ đối với người Hàn là điều rất cần thiết, đặc biệt là đối với những người
có nhu cầu học tập, nghiên cứu và định cư lâu dài.
Học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Việt nói riêng bao gồm nhiều
giai đoạn. Trong đó, phát âm là giai đoạn đầu tiên và giữ vai trị vơ cùng
quan trọng trong suốt q trình học. Phát âm đúng giúp cho người học có
thể tiếp thu ngôn ngữ mới một cách dễ dàng, đồng thời thuận lợi cho việc
nghe, nói trong giao tiếp với người bản địa. Có thể nói để việc học phát âm
của người học được tốt thì địi hỏi sự cố gắng từ hai phía: người dạy và
người học. Người dạy cần nắm vững những vấn đề cơ bản của ngữ âm học
kết hợp với thủ pháp sư phạm để truyền đạt nội dụng hiệu quả. Còn người
học phải cố gắng tự điều chỉnh bộ máy cấu âm hoạt động sao cho quen với
những phương thức hoàn toàn xa lạ so với tiếng mẹ đẻ. Ở giai đoạn này,
những người nước ngoài học tiếng Việt, đặc biệt là người Hàn sẽ gặp nhiều
khó khăn xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó


2

phát sinh nhiều lỗi phát âm mà nếu không phát hiện kịp thời để điều chỉnh
thì sẽ trở thành thói quen không tốt ảnh hưởng đến những giai đoạn học
tiếng Việt sau này.
Chính vì tầm quan trọng to lớn của giai đoạn phát âm trong q trình
học ngoại ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng mà chúng tơi quyết định
tiến hành nghiên cứu những lỗi mà người Hàn thường mắc phải khi phát
âm tiếng Việt nhằm phát hiện ra lỗi và những nguyên nhân dẫn đến những
lỗi phát âm này, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục những lỗi phát âm
của người Hàn, giúp họ có được nền tảng vững chắc cho quá trình tiếp
nhận tiếng Việt.

2 Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ nhu cầu dạy và học tiếng Việt cho người Hàn ngày càng
tăng, luận văn tiến hành nghiên cứu đề tài này dựa trên nền tảng cơ sở ngơn
ngữ học để tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và tình hình mắc lỗi phát âm
các học viên Hàn Quốc học tiếng Việt trong nhiều độ tuổi khác nhau, đưa
ra giải pháp khắc phục, loại bỏ lỗi kịp thời, giúp người học tiến bộ nhanh
chóng và đạt được hiệu quả tối ưu trong quá trình học tiếng Việt.

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu và phân tích lỗi là một phần của ngơn ngữ học ứng dụng
bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỉ trước với những cơng trình của French
(1949), Weinreich (1953), Robert Lado (1961), S.pit Corder (1967),
Duskova (1969).
Phong trào tập hợp lỗi rồi phân tích bắt đầu nở rộ từ những năm 70
với các cơng trình của các tác giả như William Nemser (1971), Larry
Selinker (1972), Heidi C. Dulay (1972), Jack C. Richards (1974)… Tuy
nhiên việc thu thập dữ liệu để phân tích lỗi giai đoạn này chỉ dừng lại ở


3

việc kiểm tra lỗi trên giấy thơng qua hình thức viết, dịch. Có rất ít nhà
nghiên cứu quan tâm đến việc thu thập để kiểm tra phân tích lỗi trên hội
thoại của người học. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến q trình thu thập và
phân tích để tìm ra lỗi của người học ngoại ngữ, nhất là lỗi phát âm. Tuy
nhiên những cơng trình nghiên cứu này đã chỉ ra được những yếu tố có ảnh
hưởng lớn đến việc mắc lỗi khi học ngoại ngữ thứ hai. Nổi bật hơn hẳn là
hàng loạt cơng trình nghiên cứu về lỗi của Pit Corder. Những cơng trình
của ơng được xem là tiền đề cho việc nghiên cứu lỗi sau này.
Sau đó việc nghiên cứu không phát triển mạnh mẽ do không tìm ra
hướng mới. Từ năm 90 trở lại đây việc nghiên cứu lại có xu hướng phát

triển mạnh với các nghiên cứu lỗi trong q trình thụ đắc ngơn ngữ và q
trình học ngơn ngữ thứ hai.
Trên thế giới có các cơng trình nghiên cứu của ngành Ngơn ngữ học
đối chiếu với các tác giả có tên tuổi như Jackson (1971), Kellerman (1987).
Các cơng trình này đem lại những thơng tin giá trị.
Ở Việt Nam, lỗi và vấn đề phân tích lỗi trong q trình giảng dạy
tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài cũng đã được quan
tâm với loạt bài viết của các nhà nghiên cứu đăng trên tạp chí như “Các lỗi
phát âm thanh điệu của sinh viên nước ngoài” (1974) của Nguyễn Văn Lai.
Bên cạnh đó cịn có một số quan điểm của nhiều tác giả xung quanh vấn đề
chữa lỗi cho học sinh trong giảng dạy ngoại ngữ như Nguyễn Thủy Minh
(1999) với “Một số quan điểm xung quanh vấn đề chữa lỗi cho học sinh
trong giảng dạy ngoại ngữ” hay bài viết “Một vài suy nghĩ về vấn đề lỗi
trong phương pháp dạy học ngoại ngữ” của Lê Thị Thu Thủy (2002).
Về sau này, khi việc giảng dạy tiếng Việt trở thành vấn đề được quan
tâm đặc biệt thì càng có nhiều ý kiến bàn bạc xoay quanh vấn đề giảng dạy
tiếng Việt trên tất cả các bình diện phát âm, sử dụng từ vựng và cấu trúc
ngữ pháp. Có thể điểm qua một số bài viết có tính ứng dụng cao trong quá


4

trình giảng dạy tiếng Việt như “Vài nét cơ bản về cách dạy từ vựng và mở
rộng vốn từ cho học viên” của Trần Thị Minh Giới (2003), “Phương pháp
dạy phát âm cho người bắt đầu học tiếng Việt từ lý thuyết đến thực tiễn dạy
tiếng” của Phan Trần Công (2006). Luận văn của Lê Ngọc Diệp (2009)
cũng đã khảo sát “Lỗi ngữ pháp – từ vựng của người Mỹ học tiếng Việt”.
Ngồi ra cịn rất nhiều bài viết đăng trên các táp chí chuyên ngành và kỷ
yếu khoa học bàn về vấn đề giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
Mặc dù việc khảo sát và hệ thống lại những lỗi thường gặp khi học

phát âm của người Hàn tại TPHCM để tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải
pháp khắc phục vẫn chưa được tiến hành một cách đầy đủ và hệ thống
nhưng những cơng trình nghiên cứu về lỗi và lỗi phát âm, từ vựng, ngữ
pháp của các nhà nghiên cứu và các tác giả sẽ là những tư liệu quý giá về
mặt lý luận tạo cơ sở cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu này.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn, người nghiên cứu chỉ tiến hành khảo
sát các lỗi phát âm của người Hàn học tiếng Việt chứ khơng khảo sát tất cả
những người nước ngồi học tiếng Việt hay lỗi qua cách sử dụng từ vựng
và cấu trúc ngữ pháp. Phạm vi nghiên cứu cũng được thu hẹp trong địa bàn
TPHCM với những đặc trưng ngữ âm của tiếng Sài Gòn.
Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tiến hành nghiên cứu lỗi phát âm tiếng Việt của người Hàn,
cụ thể là lỗi phát âm các thành phần của một âm tiết tiếng Việt bao gồm
thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối trong khn khổ
những từ tách rời và trong chuỗi kết hợp.
Khách thể nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành chọn ngẫu nhiên 20 CTV
trong cộng đồng người Hàn Quốc sinh sống tại TPHCM, đã và đang học


5

tiếng Việt tại trường Đại học KHXH&NV, trường Đại học Sư Phạm hoặc
đã từng học tiếng Việt tại nhà. Các CTV được lựa chọn trong hai độ tuổi:
thanh niên và trung niên với thời gian học tiếng Việt khác nhau (trung bình
từ 1 năm đến 3 năm).

5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

5.1 Phương pháp nghiên cứu
Việc khảo sát các lỗi phát âm mà người Hàn mắc phải khi học tiếng
Việt sẽ được tiến hành theo từng bước thu thập ngữ liệu, xác định và phân
tích, giải thích lỗi, phát hiện nguyên nhân mắc lỗi và đề ra phương pháp
sửa lỗi thích hợp cho từng loại lỗi cụ thể, từ đó giúp việc phát âm của
người học được dễ dàng hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Để thực hiện việc khảo sát và phân tích lỗi phát âm tiếng Việt của
người Hàn, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học sau
5.1.1 Phương pháp thống kê và phân loại:
Phương pháp thống kê và phân loại lỗi phát âm tiếng Việt của người
Hàn sẽ được tiến hành thông qua việc sử dụng bảng từ và câu khảo sát lỗi.
5.1.2 Phương pháp so sánh đối chiếu
Sử dụng cứ liệu thu thập được từ việc ghi âm các cộng tác viên để so
sánh với phát âm của người bản địa nhằm tìm sự khác biệt giữa phát âm
tiếng Việt của người Hàn và người Việt. Sự khác biệt chính là lỗi phát âm
của họ.
5.1.3 Phương pháp phân tích và miêu tả:
Sau khi đã thống kê và so sánh để tìm thấy những lỗi hay mắc phải
khi phát âm tiếng Việt của người Hàn, luận văn tiếp tục đi vào phân tích và
miêu tả chi tiết những lỗi ấy, giải thích lỗi và xác định nguyên nhân dẫn
đến việc mắc lỗi sai khi phát âm.
Về phương tiện khảo sát:


6

Trước tiên chúng tôi xây dựng bảng từ và câu. Bảng từ và câu khảo
sát sẽ bao gồm:
- Bảng từ và câu khảo sát lỗi phát âm thanh điệu trong từng từ đơn
và trong chuỗi kết hợp;

- Bảng từ và câu khảo sát lỗi phát lỗi phát âm phụ âm đầu;
- Bảng từ và câu khảo sát lỗi phát âm vần có âm đệm, âm chính và
âm cuối;
- Bảng từ và câu khảo sát lỗi phát âm vần có âm chính và âm cuối;
- Bảng từ và câu khảo sát lỗi phát âm vần chỉ có âm chính;
Sử dụng bảng từ và câu đã xây dựng tiến hành công việc ghi âm
cách phát âm của các CTV đã lựa chọn.
Để đảm bảo chất lượng của dữ liệu ghi âm, chúng tôi sử dụng card
âm thanh Roland Tri – Capture (UA – 33), micro Shure SM58 và tiến hành
ghi âm tại phịng Báo – Tạp chí thuộc Thư viện trường Đại học
KHXH&NV.
Từ dữ liệu thu được chúng tôi tiến hành phân tích bằng phần mềm
phân tích ngữ âm học Praat và ghi nhận những yếu tố ngữ âm cần nghiên
cứu.

5.2 Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu được lấy trực tiếp bằng việc ghi âm cách phát âm
bảng từ và câu khảo sát của cộng tác viên người Hàn và người bản ngữ để
so sánh, phân tích và tìm ra những lỗi thường gặp phải khi phát âm.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn trình bày một số cơ sở lý thuyết về lỗi phát âm, nguyên
nhân gây ra lỗi phát âm giúp cho người Hàn học tiếng Việt nhận thấy tầm
quan trọng của giai đoạn phát âm. Bên cạnh đó luận văn cịn trình bày một
cách hệ thống về đặc điểm ngữ âm tiếng Việt trong sự so sánh với tiếng


7

Hàn để củng cố kiến thức ngữ âm và mang đến cho người học một cái nhìn
tổng thể về các đặc điểm ngữ âm của tiếng Việt.

Từ quá trình phân tích ngữ âm học từ dữ liệu ghi âm, luận văn chỉ ra
thực trạng lỗi phát âm của người Hàn học tiếng Việt tại TPHCM một cách
bao quát và hệ thống, sau đó đưa ra giải pháp khắc phục nhằm giúp cho
người học tránh được tối đa lỗi phát âm.
Ngoài ra luận văn còn đề xuất những bài tập thực hành, những
phương pháp giảng dạy và học tập thiết thực để khắc phục lỗi và nâng cao
năng lực phát âm tiếng Việt cho người học.

7 Bố cục của luận văn
Luận văn chia làm ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận. Ngoài
phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của luận văn gồm có ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Ở chương này chúng tôi đưa ra những cơ sở lý thuyết làm nền tảng
cho quá trình thực hiện luận văn. Đó là những quan niệm về lỗi, phân lọai
lỗi và nguyên nhân gây lỗi cho người học ngoại ngữ. Đồng thời chúng tơi
cịn giới thiệu một cách khái quát hệ thống ngữ âm của tiếng Việt và tiếng
Hàn dựa theo một số tài liệu, rút ra những nét tương đồng và khác biệt,
giúp việc phân tích lỗi được dễ dàng hơn.
Chương 2: Khảo sát những lỗi cơ bản của người Hàn khi học tiếng
Việt ở TPHCM
Những lỗi cơ bản của người Hàn khi phát âm mà chúng tôi tiến hành
khảo sát ở chương này là lỗi phát âm thanh điệu, phụ âm đầu, âm đệm, âm
chính và âm cuối. Ngữ liệu thu thập được từ việc ghi âm cộng tác viên
thông qua bảng từ và câu khảo sát, chúng tơi sử dụng phần mềm phân tích
ngữ âm học để phân tích và tìm ra lỗi của cộng tác viên.


8


Chương 3: Một số giải pháp khắc phục lỗi phát âm của người Hàn
khi học tiếng Việt
Sau khi thống kê phân tích lỗi, nhận thấy những lỗi thường gặp của
người Hàn khi phát âm tiếng Việt và tìm hiểu nguyên nhân gây lỗi, chúng
tơi đề nghị những giải pháp thích hợp hạn chế lỗi phát âm cho người Hàn
học tiếng Việt.


9

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Các quan niệm về lỗi
Lỗi và các vấn đề liên quan đến lỗi trong quá trình học ngoại ngữ đã
được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, dựa trên kết quả
nghiên cứu của các ngành tâm lý học, tâm lý học ngôn ngữ, ngôn ngữ học,
ngôn ngữ học ứng dụng, ngôn ngữ học đối chiếu… Chính vì vậy mà đã có
rất nhiều quan niệm khác nhau về lỗi khác nhau khi nhìn nhận dưới những
góc độ khác nhau.
Các nhà nghiên cứu theo thuyết hành vi và cấu trúc luận dựa trên cơ
sở lí thuyết của các nhà tâm lý học nổi tiếng như Thorndike (1932), Skinner
(1957). Theo đó, hành vi của con người diễn ra theo trình tự: kích thích để
tạo ra hành vi, phản ứng và củng cố nhằm khẳng định sự phù hợp (hay
không phù hợp) của phản ứng, khuyến khích sự lặp lại (hoặc làm mất đi)
phản ứng trong tương lai để hình thành thói quen. Việc học ngoại ngữ cũng
là một sự hình thành thói quen theo trình tự như trên. Kết quả nghiên cứu
thuyết hành vi của các nhà nghiên cứu tâm lý học theo thuyết hành vi cùng
với các nhà ngôn ngữ học cấu trúc trở thành cơ sở lí thuyết cho sự hình
thành hướng dạy học theo khuynh hướng cấu trúc – coi việc học ngoại ngữ

là một q trình hình thành thói quen một cách máy móc. Và dưới cái nhìn
của các nhà nghiên cứu theo hướng cấu trúc thì lỗi trong quá trình học tiếng
là không được chấp nhận và phải được ngăn chặn bằng mọi giá bởi vì lỗi là
những biểu hiện khơng tốt cho việc học tiếng một cách có hiệu quả và là
những nhân tố ngăn cản việc hình thành thói quen sử dụng đúng ngơn ngữ
đích.
Cịn đối với các nhà ngơn ngữ học chức năng, họ có xu hướng đề cao
chức năng giao tiếp của ngôn ngữ, phát triển năng lực giao tiếp cần thiết


10

hơn là chỉ nắm vững các cấu trúc, năng lực giao tiếp trở thành một mục tiêu
chính của việc dạy và học tiếng. Chính vì vậy mà dưới cái nhìn của các nhà
ngôn ngữ học chức năng, việc người học tiếng mắc lỗi được coi là đương
nhiên và có thể bỏ qua trong quá trình giao tiếp, miễn là người nói diễn đạt
được điều họ muốn nói.
Các nhà tâm lý và tâm lí học ngơn ngữ cũng có cái nhìn khác về lỗi
trong quá trình học tiếng. Quá trình học tiếng khơng đơn giản là bắt chước,
có kích thích là có phản ứng mà nó cịn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
bên trong và bên ngồi, có thể là tâm lý, độ tuổi, môi trường học. Bằng
chứng là khi nghiên cứu q trình thụ đắc ngơn ngữ của trẻ em trước tuổi
dậy thì, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rất nhiều lỗi sáng tạo. Sự xuất hiện
của những lỗi này là đương nhiên và nó sẽ mất đi trong q trình thụ đắc
ngơn ngữ của trẻ.
Các nhà ngơn ngữ học đối chiếu thì quan tâm đến việc so sánh đối
chiếu giữa ngơn ngữ và văn hóa của tiếng mẹ đẻ với ngơn ngữ và văn hóa
của ngơn ngữ đích nhằm tìm ra sự khác biệt giữa hai hệ thống, từ đó đưa ra
những dự báo về khó khăn và những lỗi người học có thể mắc phải trong
quá trình học ngoại ngữ. Đối với họ, việc phân tích đối chiếu này là cần

thiết nhằm giúp cho người học đạt hiệu quả cao trong quá trình học và sử
dụng ngơn ngữ đích.
Dưới góc độ giao tiếp liên văn hóa thì kiến thức ngơn ngữ là yếu tố
làm nền tảng cho việc đạt được hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, đối tượng giao
tiếp còn phải đạt được kỹ năng giao tiếp và những hiểu biết văn hóa của
ngơn ngữ đích để có thể hiểu được ý nghĩa của những thơng tin tiếp nhận
một cách chính xác. Nếu yếu kém về một trong ba yếu tố này thì quá trình
giao tiếp sẽ không đuợc xem là hiệu quả.
Các quan niệm trên của các nhà nghiên cứu đã cho chúng ta một cái
nhìn tổng thể về lỗi và sự khác biệt trong cách đánh giá lỗi. Đây là một điều


11

vô cùng cần thiết trước khi xác định và phân loại lỗi để tìm ra biện pháp
hữu hiệu xử lí lỗi hiệu quả và triệt để.

1.2 Nguyên nhân tạo lỗi
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận sự có mặt của lỗi trong quá trình
học ngoại ngữ, xuất phát từ những ngun nhân khác nhau.
Xét trên bình diện ngơn ngữ học, nguyên nhân sâu xa của lỗi chính là
sự khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngơn ngữ đích trên nhiều bình diện: văn
tự, ngữ âm, ngữ pháp… Sự khác nhau này là một rào cản lớn đối với người
học. Nó được xem là nguyên nhân chủ chốt gây ra lỗi ở người học ngoại
ngữ.
Q trình nghiên cứu và phân tích lỗi đã chứng minh được rằng
người học ngoại ngữ mắc phải lỗi không chỉ là do sự khác nhau giữa ngơn
ngữ của người học và ngơn ngữ đích mà cịn đến từ nhiều nguyên nhân
khác.
Xét trên bình diện tâm lý học, khi học ngoại ngữ, người học thường

có thói quen chuyển di tiếng mẹ đẻ theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực.
Nghĩa là trong quá trình tiếp thu ngơn ngữ thứ hai, người học có xu hướng
áp dụng những nguyên tắc trong ngôn ngữ mẹ đẻ vào ngôn ngữ đích. Nói
cách khác, đây chính là sự chuyển di kiến thức mà người học đã biết được
từ tiếng mẹ đẻ sang ngơn ngữ đích.
Sự chuyển di tiêu cực gây ra những lỗi khơng nhỏ, thậm chí rất khó
sửa vì người học áp dụng nguyên tắc của ngôn ngữ mẹ đẻ mà mình hiểu
biết vào ngơn ngữ đích, trong khi những ngun tắc ấy khơng phù hợp với
ngơn ngữ đích.
Bên cạnh đó, yếu tố văn hóa cũng có sự ảnh hưởng không nhỏ đến
việc tiếp nhận và thấu hiểu vấn đề của người học. Sự chi phối và thói quen
văn hóa dân tộc khiến người học có những cách học và cách nhìn nhận vấn


12

đề khác nhau. Sự bất đồng văn hóa – nghĩa là sự khác nhau về cách tri nhận
vấn đề, đặc trưng tâm lý, phong tục tập quán, cách diễn đạt một sự vật, hiện
tượng… sẽ tạo ra những cản trở và khó khăn nhất định cho người học trong
việc nắm bắt vấn đề khi học. Thực tế cho thấy những học viên đến từ
những nền văn hóa gần với văn hóa của ngơn ngữ đích hiểu vấn đề nhanh
hơn do có những sự tương đồng nào đó trong văn hóa.
Ngồi ra cịn có một số ngun nhân chủ quan từ người học trực tiếp
tác động đến việc hình thành lỗi như độ tuổi, kiến thức về ngôn ngữ của
người học, mục đích học…
Độ tuổi của người học có ảnh hưởng khơng nhỏ đến q trình thụ
đắc ngoại ngữ. Thực tế cho thấy người học có độ tuổi càng lớn thì khả năng
tiếp thu ngôn ngữ càng giảm. Như vậy người lớn tuổi hơn sẽ gặp khó khăn
hơn và có nguy cơ mắc nhiều lỗi hơn khi học ngôn ngữ thứ hai, nhất là ở
giai đoạn phát âm, khi mà các cơ quan phát âm đã quen thuộc với cấu âm

của tiếng mẹ đẻ.
Lỗi có thể do trình độ, kiến thức về ngôn ngữ chung của người học
gây ra. Trong quá trình dạy tiếng, chúng ta có thể thấy rằng mặc dù ở độ
tuổi tương đương nhau nhưng những người có kiến thức tốt về ngơn ngữ,
đồng thời có khả năng bắt chước ngữ âm tốt sẽ ít chịu ảnh hưởng về mặt
ngữ âm và âm vị trong tiếng mẹ đẻ của họ hơn khi học phát âm. Vì vậy
những người này sẽ ít mắc lỗi phát âm hơn. Đồng thời những người đã sử
dụng thành thạo một ngoại ngữ nào đó thì khi học tiếp một ngoại ngữ nữa
chắc chắn sẽ học nhanh hơn và ít mắc lỗi hơn những người mới học ngoại
ngữ lần đầu.
Ngồi ra, mục đích học rõ ràng cũng sẽ góp phần quan trọng trong
việc tạo ra thái độ tích cực cho người học, nhờ đó mà giảm thiểu lỗi và giúp
họ học tốt hơn và nhanh hơn những người khơng có mục đích.


13

Việc dạy ngoại ngữ không phải là việc đơn giản, nhất là ở giai đoạn
phát âm. Sự hạn chế về kiến thức của ngôn ngữ giảng dạy hay sự yếu kém
về phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng đều là những nguyên nhân
gây ra lỗi cho người học.
Ngoài ra, yếu tố tiếng địa phương của người dạy cũng gây ra nhiều
khó khăn cho người học trong q trình học phát âm.

1.3 Phân loại lỗi
S. Pit Corder (1974) xem xét vấn đề lỗi từ nhiều góc độ khác nhau.
Ơng khơng những là người đầu tiên phân loại lỗi dựa vào năng lực ngôn
ngữ và việc thể hiện các năng lực ngơn ngữ đó qua việc sử dụng ngơn ngữ
của người học mà ơng cịn chỉ ra những khó khăn trong việc xác định
những lỗi tiếp nhận và lỗi sản sinh trong q trình giao tiếp.

Nhìn từ góc độ ngơn ngữ, ông chia thành lỗi hiển thị và lỗi ẩn. Lỗi
hiển thị có thể dễ dàng nhận ra qua hình thức bên ngồi của cấu trúc phát
ngơn cịn lỗi ẩn thì khó phát hiện hơn, bởi lỗi nằm ở sự khơng phù hợp với
ngữ cảnh hoặc vi phạm quy tắc nói.
Ngồi ra ơng cịn quan tâm đến lỗi ở các giai đoạn khác nhau của
q trình học ngoại ngữ. Chính vì vậy ông chia lỗi thành lỗi trước hệ thống,
lỗi hệ thống và lỗi sau hệ thống. Lỗi trước hệ thống xuất hiện khi người học
chưa ý thức được sự tồn tại của một quy tắc nào đó trong ngơn ngữ đích và
xảy ra khơng theo quy luật. Lỗi hệ thống xảy ra khi người học đã nhận ra
quy tắc của ngơn ngữ đích nhưng đó là quy tắc sai. Lỗi sau hệ thống xuất
hiện khi người học đã nhận biết được chính xác các quy tắc của ngơn ngữ
đích nhưng lại vận dụng không nhất quán [9; 15].
Dựa vào biểu hiện tính chất lỗi, M. P. Jain (1969) phân làm 2 loại là
lỗi hệ thống và lỗi bất hệ thống. Lỗi hệ thống được xem là những lỗi mà
người học thường xun mắc phải trong q trình sử dụng ngơn ngữ thứ


14

hai. Lỗi bất hệ thống thể hiện mức độ mắc phải lỗi của người học là không
thường xuyên và tùy thuộc vào hoàn cảnh mới xuất hiện [22; 62].
Richards (1971b) cho lỗi là kết quả của sự chuyển di. Ông và các
đồng tác giả phân biệt 3 loại lỗi chính: lỗi giao thoa, lỗi tự ngữ đích và lỗi
phát triển [9; 14].
Dựa vào nguyên nhân phạm lỗi, L. Selinker (1884) chia thành 5 loại
cụ thể: lỗi chuyển di ngôn ngữ, lỗi chuyển di môi trường học (do tác động
của người dạy và môi trường học), lỗi áp dụng thái quá quy tắc ngơn ngữ
đích, lỗi do chiến lược học ngơn ngữ đích, lỗi do chiến lược giao tiếp ngơn
ngữ đích [22; 59]
Theo cách của H. D. Brown (1987), lỗi của người học ngoại ngữ

trong suốt qua trình đắc thụ ngoại ngữ gồm 4 giai đoạn lỗi: lỗi ngẫu nhiên,
lỗi hình thành hệ thống, lỗi hệ thống và lỗi cố định. Trong đó những sai
phạm ngữ âm thuộc giai đọan lỗi ngẫu nhiên [22; 37].
Ở trong nước, các nhà nghiên cứu cũng đã quan tâm và có những
cách phân chia lỗi khác nhau:
Lê Thị Thu Thủy (2002) thì căn cứ vào nguyên nhân mắc lỗi của
người học mà phân biệt lỗi do nguyên nhân chung và lỗi do nguyên nhân
riêng. Theo tác giả thì nguyên nhân chung nhất ảnh hưởng đến tất cả mọi
người học ngoại ngữ chính là sự chuyển di của tiếng mẹ đẻ.
Phạm Đăng Bình (2002) đã dựa vào mục đích tìm một cách nhìn bao
qt về lỗi mà phân chia lỗi thành hai loại chính, là lỗi phổ biến và lỗi đặc
trưng.
Lỗi phổ biến là lỗi mà tất cả mọi người học ngoại ngữ đều mắc phải,
không phân biệt ngôn ngữ của người học là ngôn ngữ nào và đặc trưng văn
hóa dân tộc thế nào. Lỗi phổ biến thường xuất hiện ở giai đoạn đầu của q
trình học, do nắm khơng vững những kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp để người học hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ sau này.


15

Lỗi đặc trưng là lỗi riêng của các nhóm người học có cùng chung
một thứ tiếng mẹ đẻ và có cùng một nền văn hóa. Hai loại lỗi lớn này được
thể hiện qua năng lực ngôn ngữ của nguời học với những lỗi cụ thể như sơ
đồ sau:
Lỗi

Lỗi phổ biến

Lỗi đặc trưng


Lỗi ngữ năng

Lỗi ngữ thi

Lỗi dụng học giao
thoa văn hóa

Ngữ âm

Lỗi tự đích

Lỗi trong chiến
lược giao tiếp

Từ vựng

Lỗi giao thoa
ngơn ngữ

Ngữ pháp

Lỗi chuyển di văn
hóa
Lỗi trong việc sử
dụng các hiện
tượng kèm ngôn

1.4 Lỗi của người Hàn học tiếng Việt giai đoạn phát âm:
Dù học bất kì ngơn ngữ nào thì phát âm cũng là giai đoạn đầu và có

vai trị quan trọng trong suốt q trình học ngoại ngữ. Sự khác biệt về hệ
thống ngữ âm của ngôn ngữ mẹ đẻ và ngơn ngữ đích càng nhiều thì giai
đọan học phát âm càng khó khăn.
Hiện nay, đối tượng học tiếng Việt như một ngoại ngữ không chỉ là
những học viên đến từ các quốc gia Âu, Mỹ mà còn có một số lượng lớn


16

các học viên là người Châu Á, đa số đến từ các quốc gia Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan… Và có thể thấy rằng, việc học ngoại ngữ nói chung và
học tiếng Việt nói riêng của học viên phải được đầu tư thật chắc chắn ngay
từ giai đoạn phát âm này.
Cho dù xuất phát từ nhiều mục đích học khác nhau, những quốc gia
với những nền văn hóa khác nhau thì phát âm vẫn ln là một giai đoạn
quan trọng. Nó là nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng cịn lại như
nghe, nói, đọc… Nhưng thực tế đã cho thấy dù người học có thể đạt được
những thành tích rõ rệt về mặt ngữ pháp, cấu tạo từ, song nhìn chung là
thường có những sai phạm đáng kể trong lĩnh vực phát âm.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà số lượng người Hàn
Quốc đến Việt Nam ngày càng tăng. Do nhu cầu học tập cũng như làm việc
mà việc học tiếng Việt của người Hàn cũng tăng đáng kể. Mặc dù xuất phát
từ một quốc gia Châu Á, có được những thuận lợi trong việc học tiếng Việt
từ sự tương đồng về văn hóa, nhưng cũng như những học viên đến từ các
nước Âu – Mỹ, đa số học viên Hàn Quốc cũng vấp phải những khó khăn
nhất định, trong đó giai đoạn phát âm thường mắc phải nhiều lỗi.
Nhu cầu học tiếng Việt của người Hàn Quốc tại Việt Nam gần đây
đang tăng mạnh, vì vậy việc tìm ra lỗi và nguyên nhân gây lỗi nói chung và
lỗi khi phát âm nói riêng của người Hàn Quốc khi học tiếng Việt, đưa ra
hướng giải quyết để sửa lỗi và hạn chế lỗi là điều vô cùng cần thiết.


1.5 Nét tương đồng và khác biệt của ngữ âm tiếng Việt và tiếng Hàn
1.5.1 Một số đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
Tiếng Việt là ngôn ngữ cộng đồng của dân tộc Việt, đồng thời là
công cụ giao tiếp chung của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
Đã có nhiều ý kiến chưa thống nhất của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước về vấn đề dòng họ của tiếng Việt.


17

Có ý kiến cho rằng phải xếp tiếng Việt vào cùng dịng họ với tiếng
Thái (H. Maxpêrơ, 1912). Một số nhà nghiên cứu khác thì lại khẳng định
mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt với các ngôn ngữ họ Nam Á.
Việc nghiên cứu về nguồn gốc tiếng Việt vẫn còn tiếp tục, song rất
nhiều người đã thừa nhận tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập thuộc họ Nam Á
với một số đặc trưng sau:
- Ranh giới của âm tiết trùng với ranh giới của hình vị.
- Mỗi âm tiết đều mang một ý nghĩa từ vựng hoặc ý nghĩa ngữ pháp.
- Từ trong tiếng Việt khơng biến đổi hình thái
- Hư từ và trật tự từ là yếu tố thể hiện ý nghĩa ngữ pháp.
Âm tiết tiếng Việt hình thành từ sự kết hợp giữa thanh điệu, âm đầu
và vần. Theo giáo trình “Ngữ âm tiếng Việt” (Đồn Thiện Thuật, 1999),
cấu trúc của âm tiết tiếng Việt thể hiện như sau:

Thanh điệu
Vần
Âm đầu

Âm đệm


Âm chính

Âm cuối

Từ sơ đồ cấu tạo âm tiết này, có thể thấy âm tiết trong tiếng Việt do
thanh điệu, âm đầu và vần tạo thành. Trong tiếng Việt, một âm tiết có thể
có đầy đủ các thành phần trên nhưng cũng có những trường hợp âm tiết
khơng có âm đầu hoặc khơng có âm đệm, âm cuối, nó chỉ do âm chính và
thanh điệu tạo thành. Âm chính và thanh điệu chính là hai thành phần quan
trọng trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
1.5.1.1 Hệ thống âm đầu:
Đây là thành phần mở đầu âm tiết, độc lập với phần vần (bao gồm
âm đệm, âm chính và âm cuối) và do phụ âm đảm nhiệm


18

Âm đầu gồm 22 âm vị, biểu hiện trên chữ viết của các âm vị thuộc
phụ âm đầu trong tiếng Việt như sau:

Âm vị

Chữ viết

Âm vị

Chữ viết

/b/


b

/m/

m

/f/

ph

/v/

v

/t/

t

/th/

th

/d/

đ

/n/

n


/z/

d, gi

/ʐ/

r

/s/

x

/ş/

s

/c/

ch

/ʈ/

tr

/ɲ/

nh

/ŋ/


ng, ngh

/k/

c, k, q

/ɣ/

g, gh

/χ/

kh

/l/

l

/h/

h

/ʔ/

zero

Về vị trí cấu âm, các phụ âm tiếng Việt phân biệt nhau theo tiêu chí
tương liên mơi/ lưỡi/ thanh hầu. Có thể khái quát sự phân biệt các phụ âm
dựa trên vị trí cấu âm và tính chất âm học như sau [34; 69].

Định vị

Môi

Phương thức

Ồn

Vang

Lưỡi trước
Đầu lưỡi

Tắc - bật hơi

/tʰ/

Tắc - vô thanh - không bật hơi

/t/

Luỡi

Lưỡi

Thanh

Cong lưỡi

giữa


sau

hầu

/ʈ-/

/c/

/k/

Tắc- hữu thanh

/b/

/d/

Xát - vô thanh

/f/

/s/

/ʂ/

/χ/

Xát - hữu thanh

/v/


/z/

/ʐ/

/ɣ/

Tắc (mũi)

/m/

/n/

Xát (không mũi)

/l/

Bảng phân biệt các phụ âm đầu trong tiếng Việt

/ɲ/

/ŋ/

/h/


19

4.5.1.2 Âm đệm
Trong tiếng Việt có 1 âm đệm /w/ có tác dụng trầm hóa âm sắc của

âm tiết. Âm đệm này biểu thị trong chữ viết là u, o.
Âm đệm có sự phân bố sau hầu hết các phụ âm trong tiếng Việt, chỉ
trừ phụ âm môi. Âm đệm này cũng khơng xuất hiện trước các ngun âm
trịn mơi u, uô, ô, o. Hai quy luật trong sự phân bố âm đệm cũng đã phần
nào nói lên quy luật “các âm có cấu âm giống nhau hoặc gần gũi nhau
không được phân bố cạnh nhau của ngữ âm tiếng Việt” [34; 88].
1.5.1.3 Âm chính
Thành phần quan trọng nhất và khơng thể thiếu của âm tiết tiếng Việt
là âm chính. Âm chính trong âm tiết tiếng Việt do nguyên âm đảm nhiệm,
bao gồm 13 nguyên âm đơn và 3 nguyên âm đôi. Các nguyên âm này thể
hiện trên chữ viết như sau:
Âm vị

Chữ viết

Âm vị

Chữ viết

/i/

I

/e/

ê

/ε/

e


/ɤ/

ơ

/ɤˇ/

â

/a/

a

/ɯ/

ư

/ă/

ă, a (ay, au)

/u/

u

/o/

ô

/ɔ/


o

/ɔˇ/

o (ong, oc)

/εˇ/

a (anh, ach)

/ie/

iê, ia, ye, ya

/ɯɤ/

ươ, ưa

/uo/

uô, ua

Ba nguyên âm đôi đều biểu hiện thành hai dạng trên chữ viết và biểu
hiện ở dạng nào còn tùy thuộc vào vị trí của các ngun âm đơi này. Các
ngun âm đơi ia, ưa, ua thường xuất hiện ở các âm tiết khơng có phụ âm
cuối, cịn các ngun âm đơi iê, ươ, thì ln có phụ âm cuối đi kèm.


20


Các nhà nghiên cứu đã dựa vào vị trí cũa lưỡi, hình dáng của mơi để phân
biệt các ngun âm đơn trong tiếng Việt [34; 94]

Vị trí lưỡi, hình Trước

Sau

dáng mơi Khơng trịn
Độ mở

Khơng

mơi

Trịn mơi

trịn mơi
Hẹp

/i/

/ɯ/

/u/

Hẹp vừa

/ie/


/ɯɤ/

/uo/

Trung bình

/e/

/ɤ/, / ɤˇ/

/o/

Rộng

/ε/, /εˇ/

/a/, /ă/

/ɔ/, /ɔˇ/

Bảng phân biệt hệ thống nguyên âm trong tiếng Việt

1.5.1.4 Hệ thống âm cuối
Âm cuối trong tiếng Việt có vai trị kết thúc âm tiết, gồm 8 phụ âm,
trong đó có 6 phụ âm /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /t/,/ k/ và hai bán nguyên âm /-w/, /j/. 6 phụ âm cuối cũng được phân biệt nhau theo vị trí cấu âm và phương
thức phát âm. Hai bán nguyên âm phân bố cũng theo quy luật các âm có
cấu âm giống nhau không phân bố gần nhau. Âm cuối được thể hiện trên
chữ viết như sau:

Âm vị


Chữ viết

Âm vị

Chữ viết

/-m/

m

/-p/

p

/-n/

n

/-t/

t

/-ŋ/

ng, nh

/-k/

c, ch


/-u/

u, o

/-i/

i, y


×