Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Thành đoàn sài gòn gia định tổ chức thực hiện công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ phong trào đấu tranh đô thị giai đoạn 1967 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

THÀNH ĐỒN SÀI GỊN – GIA ĐỊNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CƠNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 1967 - 1975

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

TP.HỒ CHÍ MINH-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG

THÀNH ĐỒN SÀI GỊN – GIA ĐỊNH TỔ CHỨC
THỰC HIỆN CƠNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ PHONG TRÀO ĐẤU
TRANH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 1967 - 1975
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản việt Nam
Mã số:60.22.56

Người hướng dẫnkhoa học:


TS. DƯƠNG KIỀU LINH

TP.HỒ CHÍ MINH-2013


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 4
2. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 4
3. Tình hình nghiên cứu đề tài .................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài .......................................................... 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 12
6. đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 13
7. Cái mới của đề tài .................................................................................. 14
8. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................. 14
9. Kết cấu của luận văn .............................................................................. 15
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 16
Chương 1: TỔNG QUAN PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA THANH
NIÊN ĐƠ THỊ SÀI GỊN VÀ THÀNH ĐỒN SÀI GỊN - GIA ĐỊNH GIAI
ĐOẠN 1960 – 1975 ........................................................................................ 16
1.1. Phong trào đấu tranh của thanh niên đơ thị Sài Gịn giai đoạn 1960 –
1975 ................................................................................................................. 16
1.1.1. Nguyên nhân bùng nổ ..................................................................... 16
1.1.2. Diễn biến phong trào ....................................................................... 20
1.1.3. Tính quần chúng của phong trào đấu tranh thanh niên đô thị Sài
Gịn và nhu cầu định hướng chính trị........................................................ 22
1.2. Thành Đồn Sài Gịn - Gia Định trong giai đoạn 1960 – 1975 ............... 25
1.2.1. Tên gọi Thành Đoàn ....................................................................... 25
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thành Đồn Sài Gịn – Gia Định ...... 26

1.2.3. Mạng lưới cơ sở bí mật của Thành Đoàn trong nội thành và nhiệm
vụ ............................................................................................................... 28

1


Chương 2: THÀNH ĐỒN SÀI GỊN - GIA ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
CƠNG TÁC GIÁO DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHO CÁN BỘ PHONG
TRÀO ĐẤU TRANH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN 1967 – 1975 ............................ 35
2.1. Công tác giáo dục lý luận chính trị trong thời kỳ các tổ chức tiền thân
Thành Đoàn (giai đoạn 1961 – 1967............................................................... 35
2.1.1. Giai đoạn chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965 .... 35
2.1.2. Giai đoạn chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1967) ..... 41
2.2. Quá trình tổ chức thực hiện cơng tác giáo dục lý luận chính trị của Thành
Đồn Sài Gịn – Gia Định giai đoạn 1967 – 1975 ......................................... 45
2.2.1. Đại cương công tác giáo dục lý luận chính trị của Thành Đồn Sài
Gịn - Gia Định trong giai đoạn 1967 – 1975 ................................................. 45
2.2.2. Quá trình thực hiện.......................................................................... 56
2.2.2.1. Giai đoạn trước và sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu
Thân (1967-1969 ............................................................................................. 56
2.2.2.2. Giai đoạn chống chiến lược chiến tranh “Việt Nam hóa chiến
tranh” (1969 – 1973 ........................................................................................ 61
2.2.2.3. Giai đoạn chuẩn bị giải phóng miền Nam (1973 – 1975)............ 63
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CƠNG GIÁO TÁC DỤC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
CỦA THÀNH ĐỒN SÀI GỊN - GIA ĐỊNH TRONG THỜI KỲ CHỐNG
MỸ: ĐĨNG GĨP VÀ BÀI HỌC ................................................................... 71
3.1. Những đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ................................ 71
3.2. Những bài học đối với cơng tác giáo dục chính trị ở nước ta hiện nay ... 73
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 79

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 85

2


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, hỗ trợ từ nhiều tập thể, cá nhân, tổ chức. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đang hợp tác - công tác – giảng dạy
tại khoa Lịch sử, đang cơng tác tại Phịng Sau đại học của Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM; các anh chị và bạn bè
cùng lớp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, ủng hộ, góp ý cho tơi hồn
thành luận văn thạc sĩ này.
- Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tâm của Ban Tư tưởng Văn hóa,
Phịng Lưu trữ và đặc biệt là các cô chú trong Câu lạc bộ Truyền thống
Thành Đồn. Trong đó xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Trương Mỹ Lệ,
chú Phạm Chánh Trực, chú Nguyễn Chơn Trung, chú Hồng Đơn Nhật
Tân, chú Phan Anh Điền, chú Võ Ngọc An đã dành thời gian quý báu,
nhiều lần nhiều lượt cung cấp thông tin, tư liệu, góp ý giúp tơi định
hướng rõ hơn về đề tài.
- Xin cảm ơn các cô chú, anh chị, bạn bè đồng nghiệp của Viện Khoa
học xã hội vùng Nam Bộ đã chia sẻ những khó khăn, tạo điều kiện cho
tơi tập trung vào việc hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
- Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sĩ Dương Kiều
Linh – người trực tiếp hướng dẫn tôi, suốt 4 năm dài đã kiên nhẫn theo
dõi, chỉ bảo, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
- Xin cảm ơn vợ tôi và những người thân trong gia đình đã ln động
viên tơi, gánh vác mọi việc để tơi có thời gian hồn thành luận văn thạc
sĩ này.


3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngay từ những năm đầu khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới
ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thanh niên là chủ tương lai của nước
nhà”. Người khẳng định rằng sự phát triển tương lai của đất nước, nguồn kế
tục phát huy thành quả cách mạng lên tầm cao mới và tiền đồ vẻ vang của dân
tộc nằm trong tay thanh thiếu nhi. Chính vì thế khi bước vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ, dù thấy trước những mất mát hy sinh mà cả dân tộc sẽ phải
gánh chịu khi đương đầu với một kẻ thù hùng mạnh bậc nhất thế giới tư bản,
Người vẫn gửi gắm niềm tin tuyệt đối vào thanh niên: “Với một thế hệ thanh
niên hăng hái, kiên cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp
bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”.
Thực tiễn 20 năm chiến tranh chống Mỹ cho thấy tuổi trẻ cả nước đã
xứng đáng với những kỳ vọng của Bác. Hàng triệu thanh niên miền Bắc đã
“lên đường” vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và để đáp lại, đã có hàng triệu
lượt thanh niên miền Nam bền bỉ “xuống đường” đấu tranh cho mục tiêu hịa
bình, thống nhất đất nước. Mặt trận nào cũng đầy thử thách, chiến trường nào
cũng có đổ máu, hy sinh và dù “lên đường” hay “xuống đường” thì đều cho
thấy khát vọng dấn thân, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ Việt Nam.
Hơn ở đâu hết trên khắp miền Nam tuổi trẻ Sài Gòn đã xuống đường với
tinh thần hăng hái nhất bởi vì họ sống ngay giữa trung tâm bộ máy chiến
tranh. Và cịn vì đây là một cuộc chiến khơng cân sức, trong đó Mỹ - chính
quyền Sài Gòn thường chiếm ưu thế về hậu cần, vũ khí, lực lượng huy động
trên chiến trường nên sự tồn tại của một phong trào đấu tranh chính trị trực
diện, mạnh mẽ như phong trào đấu tranh của thanh niên đơ thị Sài Gịn đã trở
thành nguồn cảm hứng sưởi ấm niềm tin chiến thắng cho cả dân tộc. Đến tận
hôm nay phong trào vẫn sống động trong những ký ức về chiến tranh và là đối


4


tượng nghiên cứu quan trọng để các cơng trình lịch sử, văn hóa, giáo dục dựa
vào đó tìm hiểu, phác họa, khẳng định tính cách anh hùng, giầu nhiệt huyết
của thế hệ thanh niên thời chống Mỹ.
Nhưng chính sự tập trung quá mức vào bề nổi của phong trào khiến việc
trả lời các câu hỏi: Tại sao phong trào yêu nước lại được duy trì lâu dài, liên
tục như vậy trước sự ngăn chặn vừa gian xảo, vừa tàn bạo của kẻ thù? Cơ chế
nào dẫn đến sự xác lập vai trị lãnh đạo của Đảng đối với nó? Làm thế nào để
tập hợp sự phản kháng riêng lẻ của mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội thành một
khối sức mạnh chính trị lớn đủ làm rung chuyển chế độ như thế... vẫn ít được
quan tâm. Tìm hiểu q trình tổ chức thực hiện cơng tác giáo dục lý luận
chính trị của Thành Đoàn trong giai đoạn 1967 – 1975 và của các tổ chức tiền
thân Thành Đoàn ở những giai đoạn trước đó sẽ góp phần giải đáp những câu
hỏi trên.
Đồng thời, đề tài còn đề cập đến câu chuyện quá khứ của một trong
những vấn đề đang được quan tâm nhất hiện nay của Đảng, Nhà nước và của
tồn xã hội. Đó là vấn để giáo dục chính trị và lý tưởng sống cho giới trẻ như
thế nào cho hiệu quả. Ngày 15.4.2009, Bộ chính trị ra thơng báo kết luận về
việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, phương hướng
phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2020. Theo đó, Bộ chính trị giao Ban
cán sự Đảng - Chính phủ thực hiện chủ trương về cải cách giáo dục trong các
nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 4, 7, 9 (khóa X), xây
dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 phù hợp với chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn này, trình Đại hội Đảng tồn quốc
lần thứ XI (năm 2011). Trong bảy nhiệm vụ lớn mà thông báo đề ra nhằm
thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo, Bộ chính trị đã dành tồn
bộ mục thứ tư để đề cập đến cơng tác giáo dục chính trị trong hệ thống các


5


trường học trên cả nước. Cụ thể thông báo nêu: Các cấp quản lý giáo dục cần
phải “cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình các mơn khoa học xã hội
nhân văn, nhất là các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bãi
bỏ tình trạng độc quyền xuất bản và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất
bản Giáo dục. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục cơ bản
lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo,
hợp tác, giảm thời gian giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho
học sinh – sinh viên. Gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, đào
tạo gắn với nghiên cứu khoa học, sản xuất và đời sống”.
Cải cách về nội dung và phương pháp giáo dục các mơn chính trị hiện
nay là cần thiết song bước đi, cách làm như thế nào lại là vấn đề lớn. Chắc
chắn giải pháp sẽ chỉ đóng khung trong việc xác định vai trị, giải quyết mối
quan hệ giữa 3 chủ thể: nhà quản lý giáo dục - người dạy - người học với 2
yếu tố: nội dung và phương pháp dạy học. Thông qua việc mơ tả, tái lập lại
khơng gian dạy và học chính trị trong các căn cứ bí mật của Thành Đồn Sài
Gòn – Gia Định từ giai đoạn 1960 - 1975 và những giai đoạn thực hiện của
các tổ chức tiền thân trước đó, chúng tơi sẽ cung cấp một cơ sở đối chiếu,
tham khảo hữu ích cho vấn đề kể trên.
Ngoài ra, lịch sử Thành Đoàn và Phong trào học sinh – sinh viên là hai
đối tượng mà riêng cá nhân tơi, trong q trình học tập từ bậc đại học đã có
nhiều dịp nghiên cứu tìm hiểu. Đề tài này là sự tiếp nối giúp tơi có thêm
những hiểu biết về Thành Đồn. Qua những sản phẩm cịn khiêm tốn về mặt
giá trị khoa học của mình tơi muốn bày tỏ tình cảm khâm phục, biết ơn đối
với những cống hiến, hy sinh mà các thế hệ đi trước đã dành cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.


6


10. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thành Đồn Sài Gịn – Gia Định là tên gọi được sử dụng từ cuối năm
1967 để chỉ tổ chức trung kiên của tuổi trẻ Thành phố thời chống Mỹ. Kinh
qua những năm tháng kháng chiến lâu dài và anh dũng cùng dân tộc, Thành
Đồn đã thể hiện được vai trị là một bộ phận tiêu biểu của Đoàn Thanh niên
nhân dân cách mạng Miền Nam nói riêng và Đồn Thanh niên Lao động Việt
Nam nói chung (từ tháng 2.1970 – 11.1976 đổi thành Đồn Thanh niên lao
động Hồ Chí Minh, hiện nay là Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) cánh tay đắc lực và đội hậu bị của Đảng. Phong trào thanh niên Sài Gòn – Gia
Định dưới sự phụ trách của Thành Đồn đã “sáng tạo vơ số tấm gương gần
như huyền thoại, trên đường phố, trong xóm, trong nhà tù và ngay trước tòa
án, tại pháp trường” làm huyền thoại muôn đời cho các thế hệ tiếp bước noi
gương sống và cống hiến. Thời chưa xa người chưa cũ, ký ức hào hùng chưa
phai mờ trong những con người đã từng gắn bó máu thịt với Thành Đồn là
điều kiện thuận lợi cho các cơng trình khoa học, lịch sử, văn hóa nghiên cứu
tìm hiểu nó. Riêng về hoạt động tổ chức dạy chính trị của Thành Đồn đến
nay có thể thấy được đề cập trong một số sách và cơng trình nghiên cứu sau:
- Trong phạm vi tìm hiểu của chúng tôi, tài liệu đề cập trực tiếp nhất đến
cơng tác giáo dục lý luận chính trị của Thành Đoàn lại chưa từng được xuất
bản hay phổ biến rộng rãi ra ngồi cơng chúng. “Hồi ức một đời người” của
cựu trưởng ban Huấn học Trần Hưng Đoàn chỉ là một bản đánh máy bọc bìa
đơn giản mà ơng dành gửi tặng những anh em, đồng chí cịn đang sinh hoạt
trong Câu lạc bộ Truyền thống Thành Đoàn. Ngoài những kỷ niệm, những trải
nghiệm trong thời gian tác giả “vơ cứ”, tài liệu cịn trình bày một số vấn đề có
tính chất đại cương liên quan đến cơng tác huấn học như: công tác hậu cần
cho học viên, đối tượng thực hiện dạy và học, phương pháp lên lớp, nội dung

7



giảng dạy, nguồn tài liệu học tập. Tuy nhiên những chia sẻ cịn ở mức chung
chung, tác giả khơng đi vào chi tiết diễn tiễn trong khoảng 6 năm ông đảm
nhận nhiệm vụ này. Mặt khác Thành Đoàn trước năm 1975 gồm nhiều cánh,
mỗi cánh thường được bố trí địa điểm đứng chân riêng và tự thực hiện những
nhiệm vụ của mình; Trần Hưng Đồn phụ trách huấn học cho bộ phận thanh
niên nơng thơn nên những gì ơng cung cấp chưa thể bao qt hết tồn bộ q
trình triển khai công tác của cả tổ chức.
- Nếu bức tranh tồn cảnh về cơng tác giáo dục lý luận chính trị chúng
tơi khơng thể tìm thấy trong “Hồi ức một đời người” thì trong cuốn hồi ký
“Căn cứ Thành Đồn Sài Gòn - Gia Định 1960 - 1975” bức tranh này được
pha loãng giữa một tập hợp đồ sộ những câu chuyện đa sắc, đậm chất hồi cố
của các cựu cán bộ Thành Đoàn và Phong trào thanh niên Thành phố. Hồi ký
do Nhà xuất bản (Nxb) Trẻ ấn hành năm 2009, gồm 668 trang sách tái hiện
hình ảnh của Thành Đoàn ở vùng B, nơi nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, đảng
viên, đoàn viên thanh niên cùng đồng bào địa phương đã lần lượt xây dựng
hơn 40 căn cứ trên vùng giải phóng thuộc các tỉnh miền Đơng, miền Tây Nam
Bộ, có lúc đứng chân trên đất Campuchia. Trên những địa bàn này, cuộc sống
đã diễn ra hàng ngàn ngày đêm với biết bao gian khổ ác liệt. Hình ảnh vùng
căn cứ khơng chỉ là nơi khắc ghi những kỷ niệm vui buồn mà hơn thế nữa,
chính là vùng đất Thánh trui rèn lý tưởng cách mạng, lý luận chính trị cho
những chàng trai cơ gái nội thành. Trong hồi ký, bài viết đề cập trực tiếp nhất
đến cơng tác giáo dục lý luận chính trị vẫn là của “thầy giáo kháng chiến”
Trần Hưng Đoàn. Bài viết giữ cái cốt căn bản song cũng có những chi tiết
khác, trình bày khác so với tài liệu hồi ức chưa xuất bản của ơng. Bên cạnh
đó, bằng việc lần theo dấu con đường Thành Đoàn đi mở mũi, đứng chân, xây
dựng, di dời qua lại các vùng căn cứ, chúng tơi cịn thu thập được một khối

8



lượng tư liệu cơ bản có thể giúp làm sáng tỏ hơn, phong phú hơn vấn đề cần
nghiên cứu. Tuy nhiên, tất cả những chi tiết dẫu cụ thể đến đâu trong cơng
trình này cũng mới chỉ dừng lại ở dạng hồi ức: rời rạc và cần đối chiếu, minh
xác. Mọi yêu cầu về sàng lọc cứ liệu, thẩm định tính chính xác để đi đến hệ
thống hóa thành một vấn đề trọn vẹn chỉ có thể được thỏa mãn bởi một sản
phẩm nghiên cứu căn cơ hơn.
- Vào Ngày hội truyền thống sinh viên học sinh toàn quốc 9.1.1993, báo
Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ và Nxb Trẻ (TP.HCM) liên kết ra mắt cuốn Tiếng
hát những người đi tới; giới thiệu sáng tác thơ - văn, nhạc - hoạ, hoạt động
báo chí trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh Miền Nam (giai
đoạn 1960 - 1975). Sách chủ biên bởi các tác giả Lê Hồng, Nguyễn Cơng
Khế, Lê Văn Nuôi, với sự cộng tác của các nhà nghiên cứu như Trần Bạch
Đằng, Vũ Hạnh, Trần Hữu Tá. Với những gì đã thể hiện, các tác giả có tên
trong “Tiếng hát những người đi tới” đã cho thấy họ thực sự là những chiến sĩ
trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng. Ngòi bút của họ sắc như gươm, tiếng hát của
họ vang như đạn pháo giữa đô thành Sài Gòn thể hiện một sự lĩnh hội nhất
định triết thuyết và quan điểm của người cộng sản đối với cuộc chiến. Những
biến chuyển trong thơ của Trần Quang Long, Trần Triệu Luật; những bài báo
của Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn, Huỳnh Tấn Mẫm, Dương Văn Đầy, Ngô
Kha… minh chứng cho điều đó. Tuy nhiên cơng trình chỉ là một bộ sưu tập có
chức năng giới thiệu và gợi mở. Tất cả những giá trị vơ hình của nó cần phải
được chắt lọc, so sánh, đánh giá, tổng kết thông qua các thao tác nghiên cứu
khoa học.
- “Lược sử Đoàn và Phong trào thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh
(1954 – 1975)” là một trong những cuốn sách không thể nào bỏ qua với bất
kỳ cơng trình nghiên cứu nào liên quan đến Thành Đoàn. Sách do tập thể tác

9



giả gồm các cựu cán bộ của Thành Đoàn biên soạn, Nxb Trẻ phát hành năm
2001. Tác phẩm mô tả song song hai quá trình phát triển của phong trào thanh
niên đơ thị và của Thành Đồn, nhưng trong một mối liên hệ biện chứng, chặt
chẽ giữa tổ chức lãnh đạo và quần chúng đấu tranh. Điểm đáng lưu ý ở tác
phẩm là đã lý giải được nguyên nhân tại sao phải định hướng chính trị cho
phong trào đấu tranh của thanh niên đơ thị và vì sao phải thực hiện giáo dục
lý luận chính trị cho các cán bộ, đoàn viên hoạt động lèo lái phong trào. Tiếc
rằng việc trả lời Thành Đồn thực hiện cơng tác đó ra sao khơng thuộc phạm
vi tìm hiểu của tác phẩm này nên đây vẫn còn là một vấn đề bỏ ngỏ.
- Có một thế hệ “lớn lên trong thời cả nước xẻ dọc Trường Sơn lên
đường chống Mỹ và hào hứng nhập cuộc bằng tất cả niềm tin và khát vọng về
một tương lai tươi sáng của Tổ quốc” [33, tr.1]. Chân dung 14 gương mặt ưu
tú tiêu biểu cho thế hệ ấy được phác họa trong tập hồi ký “Hồ sơ một thế hệ
viết nên huyền thoại” do Nxb Trẻ ấn hành tháng 5.2004. Trong trang tiểu sử
của các đoàn viên thanh niên, cán bộ Thành Đồn có đề cập đến câu chuyện
tổ chức trang bị lý luận chính trị, lập trường tư tưởng và phương pháp hoạt
động cách mạng cho họ như thế nào, trước khi được tung trở lại nội thành phụ
trách các phong trào đấu tranh trực diện với chính quyền Sài Gịn.
- Vấn đề dạy và học chính trị tại các căn cứ của Thành Đồn cịn được đề
cập ít nhiều qua các tác phẩm: “Thế hệ anh hùng chiến thắng vẻ vang”, tác giả
Phan Minh Tánh (chủ biên), Nxb Trẻ ấn hành năm 2005; “Trui rèn trong lửa
đỏ” (1985), nhiều tác giả, Nxb Trẻ; Tuyển tập phim “Thành Đoàn thời chống
Mỹ”, Hãng phim Trẻ sản xuất năm 2010; “Từ xếp bút nghiên lên đàng đến
xuống đường dậy mà đi” (2010), nhiều tác giả, Nxb Trẻ…

10



Nhìn chung, từ khía cạnh mơ tả q trình tiến hành cơng tác giáo dục lý
luận chính trị tại căn cứ bí mật của thành Đồn, các cơng trình trên đã có
những đề cập chi tiết ở mặt này hay mặt khác. Tuy nhiên việc nghiên cứu một
cách toàn diện và hệ thống; phân tích hiệu quả của các lớp học này đối với
hoạt động cách mạng của người học nói riêng, q trình thực thi những nhiệm
vụ cách mạng nói chung thì đến nay vẫn cịn để ngỏ. Hơn nữa tiếp cận vấn đề
trên cơ sở xem xét nó là một lĩnh vực thuộc nghề nghiệp sư phạm nhằm rút ra
những bài học cho cơng tác giáo dục chính trị hiện nay cũng chưa có cơng
trình nào thực hiện. Do đó, tơi làm đề tài “Thành Đồn Sài Gịn – Gia Định tổ
chức thực hiện công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ phong trào đấu
tranh đô thị giai đoạn 1967 – 1975” là nhằm đáp ứng những yêu cầu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục đích:
Làm rõ cách thức, qui mơ, thực tế triển khai của một mặt công tác cơ bản
là cơng tác giáo dục lý luận chính trị (hay huấn học) của Thành Đoàn ở vùng
căn cứ trong giai đoạn 1967 – 1975; qua đó giải thích cơ chế mối liên hệ giữa
sự lãnh đạo của Đảng với phong trào thanh niên đơ thị Sài Gịn.
b. Nhiệm vụ:
Để thực hiện được mục đích trên đề tài xác định phải hoàn thành các
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ bối cảnh bùng nổ, diễn biến qua đó xác định tính chất nổi bật
đặt ra nhu cầu phải được định hướng chính trị của phong trào đấu tranh thanh
niên đơ thị Sài Gịn – Gia Định trong giai đoạn từ khi Mỹ đẩy mạnh Chiến
tranh cục bộ cho đến khi chiến tranh kết thúc.

11


- Giới thiệu tổng quan q trình kiện tồn tổ chức, chức năng nhiệm vụ,
mạng lưới cơ sở bí mật để xác định rằng tổ chức giáo dục lý luận chính trị là

yêu cầu khách quan, tất yếu, quan trọng trong tồn bộ các mặt cơng tác của
các tổ chức Đoàn Thành phố từ 1960 – 1967 và trong giai đoạn Thành Đồn
Sài Gịn – Gia Định kế tục thực hiện từ cuối 1967 đến năm 1975.
- Phác hoạ những vấn đề cơ bản trong công tác giáo dục lý luận chính trị
như vấn đề người dạy và người học, nội dung và phương pháp, địa điểm học
tập.
- Làm rõ sự biến đổi các yếu tố kể trên trong suốt q trình Thành Đồn
Sài Gịn – Gia Định thực hiện cơng tác giáo dục chính trị: theo thời gian, dưới
tác động của tình hình chiến tranh, sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, và điều
kiện hoạt động của Thành Đoàn cũng như nhu cầu cụ thể của phong trào
thanh niên đô thị.
- Đánh giá công tác giáo dục lý luận chính trị của Thành Đồn ở các khía
cạnh cơ bản: đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây và những
bài học để lại cho công tác giáo dục thế hệ trẻ ngày nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Đề tài được xây dựng dựa trên thế giới quan của chủ nghĩa duy vật lịch
sử để nhận diện, lý giải mối liên hệ biện chứng giữa hoàn cảnh xã hội vơi
phong trào đấu tranh đô thị, giữa phong trào đấu tranh đô thị với sự lãnh đạo
chỉ đạo của Thành Đoàn và các cấp uỷ Đảng. Đề tài cũng đứng trên quan
điểm, những nhận thức tiếp thu được từ tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng Cộng sản Việt Nam về đánh giá và giải thích các hiện tượng, sự
kiện, q trình lịch sử có liên quan đến đề tại.

12


- Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic để trình bày,
mơ tả đối tượng nghiên cứu; sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học

cơ bản như so sánh, phân tích, tổng hợp để khai thác nguồn tư liệu, khái quát
công tác giáo dục lý luận chính trị thành các vấn đề, xếp vào từng giai đoạn
cụ thể và rút ra những bài học, ý nghĩa lý luận, ý nghĩa thực tiễn từ việc tìm
hiểu vấn đề.
Cơng tác giáo dục lý luận chính trị tuy là một mảng hoạt động cơ bản của
Thành Đoàn nhưng do hoàn cảnh chiến tranh, do những nguyên tắc bí mật
trong hoạt động cách mạng nên những tư liệu thành văn cho thấy hay phản
ảnh trực tiếp về nó là rất ít. Hiên nay chỉ có một số tác phẩm dưới dạng hồi ký
của ácc cựu cán bộ Thành Đồn là có gián tiếp đề cập tới. Chính vì vậy
phương pháp viết lịch sử qua lời kể (Oral History) có vị trí đặc biệt quan
trong trong việc xây dựng đề tài. Khách thể nghiên cứu là một lớp thế hệ “thời
chưa xa, người chưa cũ” mà nhiều cán bộ, thủ lĩnh phong trào tiêu biểu cho
thế hệ đó cịn đang tập hợp và sinh hoạt trong Câu lạc bộ Truyền thống Thành
Đoàn nên việc áp dụng phương pháp này là khả thi.
5. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Q trình thực hiện cơng tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ phong
trào đấu tranh đơ thị của Thành Đồn Sài Gịn – Gia Định giai đoạn 1967 –
1975.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung tìm hiểu cơng tác giáo dục lý
luận chính trị tại các căn cứ của Thành Đoàn từ năm 1967 đến khi chiến tranh
kết thúc năm 1975.

13


- Khơng gian nghiên cứu: Đề tài có khơng gian nghiên cứu trải rộng trên
40 căn cứ của Thành Đoàn lần lượt bố trí tại 12 tỉnh miền Đơng, miền Tây
Nam Bộ và vùng biên giới Cămphuchia.

6. Cái mới của đề tài
Đề tài này sẽ là cơng trình đầu tiên tập trung trình bày những vấn đề liên
quan đến cơng tác giáo dục chính trị của Thành Đồn như là một cách thức
duy trì và tăng cường vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với phong trào
thanh niên đơ thị Sài Gịn từ giai đoạn đấu tranh mạnh mẽ nhất (1967 - 1971)
cho tới ngày toàn thắng. Bên cạnh đó, khi tiến hành đánh giá, đề tài khơng chỉ
xem xét cơng tác giáo dục lý luận chính trị ở hiệu quả cách mạng mà cịn xem
xét nó dưới góc độ nghiệp vụ sư phạm để đưa ra những bài học có tính liên hệ
sát đối với những chủ thể, những vấn đề giáo dục trong nước hiện nay.
7. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt lý luận, Đề tài sẽ là tài liệu bổ sung vào những cơng trình nghiên
cứu về Thành Đoàn; phác hoạ, làm rõ ở một trong những mảng hoạt động cơ
bản nhất của tổ chức này trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đề tài có thể
trở thành tài liệu tham khảo cho những cán bộ đồn trong cơng tác tập hợp,
vận động thanh niên.
Về mặt thực tiễn, đề tài có thể giải đáp một số vấn đề lâu nay cịn ít được
đề cập tới như phong trào đấu tranh của thanh niên đô thị với động lực ban
đầu là tinh thần yêu nước tại sao lại có thể diễn ra liên tục, giữ được cảm
hứng cũng như độ gắn kết chặt chẽ như vậy về mặt tổ chức. Nếu khẳng định
rằng đó là nhờ sự chỉ đạo lãnh đạo của Đảng từ trong phong trào thì sự chỉ
đạo ấy được tiến hành như thế nào, những con người của phong trào xác lập
lập trường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vơ sản ra sao? Qua
việc trả lời những câu hỏi đó, đề tài cịn chỉ ra ngun nhân có tính chất lịch

14


sử khiến một bộ phận cán bộ, đoàn viên, thủ lĩnh phong trào năm xưa nay đã
chuyển hoá về mặt tư tưởng.
8. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần phụ lục; luận văn
gồm 3 chương, 6 mục, 12 tiểu mục. Trong đó: chương 1 nêu tổng quan về
phong trào đấu tranh của thanh niên đơ thị Sài Gịn và tổ chức Thành Đồn
Sài Gịn – Gia Định. Chương 2 trình bày một số vấn đề đại cương trong cơng
tác giáo dục chính trị và q trình Thành Đồn tổ chức thực hiện cơng tác đó
từ 1967 – 1975. Chương 3 sẽ thể hiện những đánh giá của người viết về mặt
công tác này với ý nghĩa vừa là một hoạt động cách mạng, vừa là một lĩnh
vực sư phạm.

15


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA THANH NIÊN ĐƠ
THỊ SÀI GỊN VÀ THÀNH ĐỒN SÀI GỊN - GIA ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 1960 - 1975
1.1. Phong trào đấu tranh của thanh niên đơ thị Sài Gịn giai đoạn
1960 - 1975
1.1.1. Nguyên nhân bùng nổ
Lịch sử 20 năm tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hịa diễn ra
khoảng 10 cuộc đảo chính với nhiều tính chất, mức độ khác nhau. Trong đó
sự kiện Ngày 1.11.1963 là biến cố chính trị quyết liệt và đẫm máu nhất, ảnh
hưởng mạnh đến số phận bản thân chính thể này và chiều hướng leo thang của
chiến tranh. Trên nhật báo Công Luận số đặc biệt ngày 1.11.1970 cựu Trung
tướng Trần Văn Đôn qua bài “Những cơ hội đã mất” viết: “Ngày 1.11.1963
rút lại chỉ cịn là một ngày đảo chính mở ra một giai đoạn lịch sử đầy hỗn
loạn với bao nhiêu là bấp bênh: hết chỉnh lý lại đến đảo chánh, quyền hành
chuyển từ tay nọ qua tay kia và xã hội càng ngày càng thiếu ổn định” [11].
Thực tế cho thấy giới lãnh đạo chính quyền Sài Gịn sau này chẳng những nội

bộ khơng thống nhất mà cịn ngày càng trở nên ngụy tín, phụ thuộc nặng nề
vào Mỹ, trở thành công cụ để Mỹ tăng cường và mở rộng chiến tranh.
Trên đường phố chính quyền Sài Gịn cho treo các khẩu hiệu “Muốn có
hịa bình phải tận diệt Cộng sản” [37, tr.552]. Nghĩa là họ chỉ trông vào giải
pháp quân sự: muốn chấm dứt chiến tranh thì phải tăng cường và mở rộng
chiến tranh. Nhưng chiến tranh càng mở rộng thì xã hội biến dạng càng nhiều.
Dân Sài Gịn thời đó thường truyền tai nhau câu: “nhất Mỹ, nhì lô, tam cô, tứ
tướng” để chỉ sự đảo lộn các nấc thang giá trị truyền thống trong xã hội. Báo
Pháp Le Monde số ra ngày 7.4.1967 viết: “Sài Gòn ngập ngụa trong một làn

16


sóng bán dâm, làn sóng tham ơ và nạn chợ đen rất ghê tởm, không thể tưởng
tượng nổi” [13, tr.389 - 390]. Riêng trong địa bàn quận I đã có khoảng 20.000
cô gái làm nghề “bán phấn buôn hương” [19]. Khơng chỉ có nạn mại dâm mà
ở Sài Gịn “nạn du đãng cũng ghê” [13, tr.390]. Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ
(1965 - 1967) được cho là có dính líu đến hoạt động cung ứng ma túy và,
ngoài xã hội, nạn hút chích gần như được cơng khai cho phép: “Khơng thiếu
gì những cảnh thiếu niên mới nứt mắt... mà cả gan hút đến 7 liều thuốc phiện,
thậm chí có cả một số em học sinh mới 14, 15 tuổi cả trai lẫn gái biết chích
móc-phin vào người cho đỡ cơn nghiện. Thật là ghê sợ kinh người!” [13,
tr.390]. Rộng ra trên khắp miền Nam, cảnh quân đội Mỹ bắn giết đồng bào,
coi thường nhân phẩm phụ nữ; cảnh binh lính Sài Gịn đốt làng, phá xóm...
xuất hiện hàng ngày trên mặt báo và các phương tiện truyền thông. Mâu thuẫn
xã hội vì thế mà ngày càng trở nên sâu sắc, trong đó mâu thuẫn bao trùm giữa
quần chúng nhân dân với ngoại bang và chính quyền tiếp tay cho chiến tranh
đã đẩy đến giới hạn khơng thể điều hịa.
Thanh niên Sài Gịn trước thảm cảnh chung của dân tộc “khơng thể khơng
cảm thấy thế hệ mình đang phân hóa đến cùng cực, cũng trở thành những

mảnh vỡ, những cánh bèo trơi dạt dật dờ theo dịng lũ chiến tranh” [50,
tr.20]. Cuộc sống của con em đại bộ phận trí thức nghèo và cơng chức cấp
thấp rất khó khăn; tình trạng học phí tăng, gia đình ly tán, chính quyền khủng
bố, bắt bớ trong học đường... là những bức bách thường trực của thế hệ này.
Một trong những áp lực đè nặng nhất lên tâm lý thanh niên Sài Gòn là tình
trạng đơn qn, bắt lính. Chế độ Qn dịch lúc bấy giờ chưa qui định trình độ
học vấn của thanh niên, ngay cả những thanh niên có bằng Tú tài tồn phần
hoặc cao hơn vẫn bị gọi đi lính. “Luật động viên cứ theo đà chiến tranh leo
thang. Từ tuổi 19 – 30 đã đổi thành 18 – 33, rồi khi phải “Việt Nam hóa chiến
tranh” thì độ tuổi ấy càng tăng đến mức khắc nghiệt: từ 17 đến 43 tuổi” [50,

17


tr.90]. Người thanh niên cũng như cha mẹ họ đều lo lắng và bị ám ảnh bởi hai
từ “đi lính” nếu thi rớt tú tài: “Trên quê hương này đời đã đến với tuổi trẻ
khơng hẹn tuổi vì tuổi trẻ hơm nay vào đời sớm hay muộn cịn tùy thuộc vào
những số trên thơng cáo của bộ Quốc phịng... Nhưng đến bao giờ ta thấy cả
đời ta trong sự học? Đến bao giờ ta khơng cịn lẩm bẩm tính xem mình sẽ
chết cịn xác hay mất xác trước tấm bảng kết quả của những kỳ thi?” [37,
tr.551]. Hằng năm khoảng 60% trên tổng số sinh viên, học sinh rời ghế nhà
trường phải tham gia quân đội Sài Gòn. Và kết thúc chiến tranh có khoảng
316.000 (con số ước tính của Sử gia R.J.Rummel) người lính nằm trong đội
quân này tử trận. Như vậy những lo lắng là có đó và rất nhiều trường hợp đã
thành ra hiện thực rồi đó. Ý thức về sự rẻ rúng của sinh mạng bản thân chắc
chắn phải có trong thế hệ thanh niên này.
Chẳng những là thành phần xã hội chịu mất mát, thiệt thịi lớn nhất trong
tình cảnh đất nước có chiến tranh, thanh niên Sài Gòn, từ rất sớm, còn là đối
tượng chính để bộ máy tâm lý chiến tiến hành các chính sách đầu độc về văn
hóa, tinh thần, nhận thức: "Hiện nay, tại những vùng tạm bị (Pháp) chiếm ở

nước ta, Mỹ đang ra sức xâm lược vǎn hoá để hủ hoá và gieo rắc bệnh phục
Mỹ, thân Mỹ, sợ Mỹ vào nhân dân, nhất là vào thanh niên ở những vùng ấy”
[25].
Đến giữa những năm 1960, song song với việc quyết liệt thực hiện “chiến
tranh cục bộ” trên chiến trường, ở mặt trận tư tưởng Mỹ cũng tăng cường
cuộc chiến “giành giật trái tim khối óc” về cả thế và lực. Nha Chiến tranh tâm
lý được tổ chức thành Tổng cục Chiến tranh chính trị trực thuộc Bộ Tổng
tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Bộ máy của nó rất lớn, gồm đài phát
sóng riêng, cơ sở in truyền đơn, báo chí và tài liệu chiến tranh tâm lý, các cục
nghiệp vụ, 2 trường đào tạo cán bộ chiến tranh tâm lý, Trường đại học Chiến
tranh chính trị Đà Lạt, Trung tâm Huấn luyện cán bộ tâm lý chiến, các Nha

18


tun úy Cơng giáo, các tiểu đồn chiến tranh chính trị, các đại đội Dân sự vệ,
Biệt đoàn văn nghệ trung ương.
Nhiệm vụ chính của Bộ máy này là “phản tuyên truyền hạ uy thế cộng
sản, tranh thủ nhân dân... tách rời tâm hồn và tư tưởng của nhân dân ra khỏi
cách mạng” [45]. Phương thức thực hiện thường thông qua những buổi truyền
thanh (ví dụ: chương trình Dạ Lan, Nhạc Thời Chinh Chiến, Tiếng Ca Gửi
Người Tiền Tuyến), truyền hình (ví dụ: chương trình Thép Súng), hoạt động
xuất bản (ví dụ: báo Chánh Đạo, báo Tiền Tuyến), chiếu phim (ví dụ: phim
Chúng Tơi Muốn Sống do người Mỹ dàn dựng và sản xuất), văn nghệ (ví dụ:
Biệt đồn văn nghệ Trung ương).
Nhưng có lẽ phương thức quan trọng nhất để Mỹ và chính quyền Sài Gịn
tiến hành chiến tranh tâm lý là nồng các nội dung “chống cộng” vào chương
trình giáo dục của giới học đường. Có thể thấy vấn đề này qua lời phát biểu
của nữ sĩ Tuệ Mai ở buổi lễ trao giải thưởng văn học diễn ra ngày 8.11.1966
tại tịa thị chính Sài Gịn. Được nhận giải nhưng lời phát biểu của bà không

phải để cảm ơn mà để nhằm phê phán chính sách giáo dục của chính quyền
Sài Gịn: “10 năm qua, nguồn gốc học thuật tư tưởng miền Nam hầu như bị
khô đen, niềm tin tưởng bị vặn mòn, giá trị nhân bản bị chà đạp, thế hệ thanh
niên và nhi đồng không được bảo vệ trước những ảnh hưởng ác hại làm thui
chột khả năng...” [13, tr.392].
Thanh niên, đặc biệt là thanh niên học sinh sinh viên là bộ phận “đáng chú
ý về sức mạnh và số lượng” [42, tr.253] trong xã hội. Ngồi ra thanh niên cịn
có đặc điểm rất nhạy bén với thời cuộc; thường hay quan tâm, can dự vào các
vấn đề chính trị xã hội. Nên trước những tệ đoan, đớn hèn và áp bức, những
sự phê phán của họ sẽ thổi bùng lên thành các phong trào đấu tranh có sức lơi
cuốn lớn.

19


1.1.2. Diễn biến phong trào
Cách thức phổ biến mà thế hệ thanh niên Sài Gòn thời chống Mỹ lựa chọn
để giải tỏa những bức bách xã hội là “tham gia vào các tổ chức, đoàn thể xã
hội, như phong trào hướng đạo, các thi văn đoàn, các tổ chức Thanh sinh
công, học sinh – sinh viên Phật tử, Hưng đạo đồn,… Thậm chí, có khi đó là
việc tụ họp để cùng nhau mở một quán café (như quán Văn Khoa, quán Mù
U)” [36, tr.341]. Điều kiện tiếp xúc tập thể trở thành môi trường thuận lợi để
họ chia sẻ các quan điểm và hành động phản kháng lại những lực lượng đang
hủy hoại quê hương, đồng bào, đất nước. Và một trong những hành động
phản kháng được đông đảo thanh niên hưởng ứng, tham gia là hành động
“xuống đường” đấu tranh.
Truyền thống xuống đường của thanh niên Sài Gòn đã hình thành từ thời
kỳ tiền kháng Pháp. Năm 1920 học sinh trường Chasseloup Laubat đã bãi
khóa để ủng hộ cuộc bãi cơng địi tăng lương (nhưng thực chất là để chống
nhà cầm quyền Pháp đưa lính tập Việt Nam sang chiến trường Syria) của 226

thủy thủ trên 8 tầu nước ngoài. Từ Chaseseloub Laubat, phong trào đấu tranh
đã lan rộng ra các trường cơng lập, tư thục trong tồn thành phố. Hình thức
ban đầu là bãi khóa, biểu tình, sau đó hình thành các hoạt động phong phú
hơn như kiến nghị, địi cải cách giáo dục, phản đối những chính sách giáo dục
bất lợi cho giới học đường, đòi chuyển ngữ, tự trị đại học, phản đối nhà cầm
quyền đàn áp. Đỉnh cao của phong trào là sự kiện đưa tang học sinh trường
Petrus Ký Trần Văn Ơn ngày 9.1.1950 thu hút đơng đảo đồng bào các giới Sài
Gịn – Chợ Lớn tham gia ủng hộ.
Tình hình cách mạng và bối cảnh xã hội miền Nam sau 1954 đã làm sống
động lại phong trào đấu tranh của thanh niên yêu nước. Thanh niên lao động
là bộ phận tích cực hơn cả trong các cuộc xuống đường đấu tranh diễn ra ở
vài ba năm đầu, từ hưởng ứng “phong trào hòa bình” của giới trí thức đến các

20


cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc tế Lao động 1.5.1955/1956/1957. Đến đầu những
năm 1960 trở đi, phong trào đấu tranh của thanh niên thành phố có sự bố trí
lại lực lượng và nhiệm vụ. Vai trò động lực trong các cuộc xuống đường được
giao cho bộ phận thanh niên học sinh sinh viên đảm đương: “Nếu tham gia
các phong trào chính trị thường xuyên như học sinh sinh viên, anh em công
nhân lao động sẽ bị giới chủ cúp phạt hay đuổi việc nên họ chỉ đấu tranh
xoay quanh những vấn đề nảy sinh trực tiếp, liên quan đến quyền lợi thiết
thân của người lao động như tăng lương, giảm giờ làm, chống bắt lính, cải
thiện điều kiện lao động” [56].
Lĩnh ngọn cờ tiên phong trong tay, phong trào đấu tranh của thanh niên
học sinh sinh viên đã phát huy tính xung kích mạnh mẽ. Đặc biệt kể từ sau
năm 1965. Trước sự leo thang chiến tranh của Mỹ, Hội nghị lần thứ II Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam tháng 3.1965 đã phân tích khả năng phát triển
của tình hình và nêu lên phương hướng phấn đấu là “kềm chế và thắng địch

trong chiến tranh đặc biệt đồng thời chuẩn bị sẵn sàng đánh địch trong
trường hợp chúng tiến hành chiến tranh cục bộ” [35, tr.70]. Tháng 4.1965,
Khu ủy Sài Gịn đã mở hội nghị nghiên cứu tình hình và nhiệm vụ của quân
khu trong giai đoạn mới. Đầu năm 1966, Khu ủy lại mở hội nghị thảo luận và
đi đến kết luận: “Trong điều kiện Mỹ vào, ta vẫn quyết tâm đẩy mạnh đấu
tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, tích lũy lực lượng chuẩn bị tiến tới tổng
khởi nghĩa. Mỹ vào là thời cơ để phát động tinh thần dân tộc, Mỹ gây ra
chiến tranh cục bộ, ta chuyển tồn lực sang tiến cơng chúng mạnh mẽ liên
tục, ta phải đưa chiến tranh vào thành phố, vào vùng ven và ở nơng thơn”
[35, tr.70].
Tình hình và chủ trương mới đã đẩy phong trào đấu tranh của thanh niên
nội đơ Sài Gịn lên mức cao trào. Phong trào dần tranh thủ và đi đến dựa chắc
vào các tổ chức cơng khai, bán cơng khai có sức khuấy động và tập hợp lực

21


lượng rộng lớn. Tổ chức cơng khai như Tổng Đồn học sinh Sài Gòn các
nhiệm kỳ 1964 – 1965, 1970 - 1971, Tổng hội Sinh viên Sài Gòn các nhiệm
kỳ 1966 – 1967, 1968 – 1969, 1970 - 1971; Lực lượng Thanh niên Phụng sự
Lao động năm 1966. Tổ chức bán công khai như Ủy ban Học sinh Sinh viên
chống đàn áp, Ủy ban Sinh viên Học sinh chống độc tài phát xít, Đội tự vệ,
Đội Sao Băng, Sao Xẹt. Nhờ thế đứng hợp pháp này và sự kết nối chắc với
các mục tiêu, đường lối lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của thanh
niên đơ thị Sài Gịn đã gây tiếng vang mạnh mẽ. Nhiều hình thức đấu tranh đã
được sáng tạo, áp dụng vào thực tiễn đấu tranh như bãi khóa, chống tăng học
phí, địi chuyển ngữ bậc đại học; cứu trợ đồng bào nạn nhân chiến tranh, làm
văn nghệ cổ vũ tinh thần dân tộc, ủng hộ kháng chiến... Từ Phong trào chân
dung một thế hệ anh hùng đã được khắc họa với những cái tên tiêu biểu như
Quách Thị Trang, Lê Văn Ngọc, Hồ Hữu Nhật, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Văn

Ni...
1.1.3. Tính quần chúng của phong trào đấu tranh thanh niên đơ thị
Sài Gịn và nhu cầu định hướng chính trị
Tính quần chúng
Phong trào đấu tranh của thanh niên Thành phố thời chống Mỹ đã thể hiện
nhiều tính chất độc đáo, trong đó đáng chú ý nhất là tính quần chúng rộng rãi.
Phong trào được hưởng ứng, tiếp sức bởi nhiều giới như thanh niên học sinh
sinh viên, thanh niên lao động trong các nhà máy xí nghiệp, thanh niên lao
động ở các khu phố. Các giới này lại bao gồm nhiều thành phần xã hội khác
nhau mà đa dạng nhất về nguồn gốc xuất thân phải kể đến giới học sinh sinh
viên: “Học sinh, sinh viên là con em của mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, của
mọi giới đồng bào, kể cả con em trong ngụy quân ngụy quyền. Do đó, khi
phong trào học sinh – sinh viên được phát động thì mọi gia đình đều liên
quan” [35, tr.254]. Ngồi Nguyễn Chơn Trung, Phạm Chánh Trực, Trương

22


Mỹ Lệ, Hồng Đơn Nhật Tân, Lê Văn Ni, Võ Ngọc An... xuất thân từ tầng
lớp lao động và trí thức nghèo, phong trào cịn có sự tham gia của những
thanh niên Công giáo như Trần Triệu Luật1 và con em thuộc tầng lớp trên của
xã hội như Lê Mỹ Lệ2.
Phong trào cũng góp phần làm phân hóa hàng ngũ qn đội và chính
quyền Sài Gịn từ dao động tư tưởng, tình cảm đến đồng tình, ủng hộ và
hưởng ứng theo. Khơng ít trường hợp cha - anh là quan chức cao cấp, đại biểu
Quốc hội lập hiến Sài Gòn nhưng lại có con em tham gia tích cực trong phong
trào đấu tranh chống Mỹ. “Đoàn học sinh Petrus Ký thời kỳ 1950 đã từng sử
dụng nhà của Thủ hiến Trần Văn Hữu làm cơ sở hoạt động, hoặc trường hợp
đồng chí Võ Ngọc An cán bộ phong trào sinh viên ra vào nhà Nguyễn Ân
Kiểu, Nguyễn Văn Thiệu (bấy giờ là đại tá, sau đó là tổng thống), nhờ bạn bè

là con cháu họ, hoặc như đồng chí Lê Quang Lộc cán bộ thành đoàn cũng là
em tỉnh trưởng Gia Định Lê Quang Hiền” [9, tr.14].
Như vậy không chỉ thể hiện tính quần chúng trong bản thân lực lượng
tham gia, phong trào đấu tranh của thanh niên thành phố, tiêu biểu nhất là
phong trào của học sinh sinh viên cịn thể hiện tính quần chúng ở “sức lan tỏa
rộng, bám rễ sâu và bền chặt trong nhân dân, có tác dụng động viên và huy
động nhân dân tham gia đấu tranh” [35, tr.254].
Nhu cầu định hướng chính trị
Chính tính quần chúng rộng rãi đã tạo ra sức mạnh khó lường cho phong
trào song nó cũng có những mặt trái. Mặt trái lớn nhất là vấn đề thống nhất tư
tưởng. Vì phong trào qui tụ đa dạng thành phần, đa dạng giới xã hội, “chịu
1

Trần Triệu Luật là cựu sinh viên Đại học Luật khoa Sài Gòn và là một cây bút chính luận sắc bén
trong làng báo sinh viên; hy sinh năm 1967 trong một đợt ném bom của quân đội Mỹ vào căn cứ
Thành Đoàn ở Tây Ninh.
2
Lê Mỹ Lệ - ngun Phó Bí thư Thành Đồn, ủy viên phụ trách cánh thanh niên lao động giai đoạn
trước 1975 - từng là nữ sinh trường Gia Long, con của một gia đình tư sản giầu có, nổi tiếng với
cách rải truyền đơn “rất sang” bằng xe jeep.

23


×