Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Pháp môn khất thực của hệ phái khất sĩ tại nam bộ trong bối cảnh xã hội đương đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI TRẦN CA DAO

PHÁP MÔN KHẤT THỰC CỦA HỆ PHÁI KHẤT SĨ TẠI
NAM BỘ TRONG BỐI CẢNH XÃ HỘI ĐƯƠNG ĐẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: DÂN TỘC HỌC
MÃ SỐ: 60.22.70

Người hướng dẫn khoa học:
TS. TRƯƠNG THỊ THU HẰNG

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014


i

LỜI CẢM ƠN

Trong q trình thực hiện luận văn, tơi đã được những sự quan tâm, hỗ trợ và
động viên rất nhiều từ quý thầy cô, bạn bè và cộng đồng nghiên cứu. Trước hết, xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn của tôi là TS. Trương Thị Thu Hằng
vì đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên tơi trong q trình thực hiện luận văn, đã góp ý,
chỉnh sửa cho luận văn được hồn chỉnh.
Xin cảm ơn quý thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết và tinh
thần đam mê học hỏi trong quãng thời gian học đại học và sau đại học.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban quản trị giáo đồn 1, q trụ trì, tăng, ni,


Phật tử của tịnh xá Ngọc Tường – thành phố Mỹ Tho, tịnh xá Ngọc Viên – thành phố
Vĩnh Long, tịnh xá Ngọc Vân – thành phố Trà Vinh và chính quyền địa phương của
các địa bàn khảo sát vì đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện đề tài, đã cung cấp nhiều
tư liệu và thông tin quý giá để tơi có thể hồn thành luận văn.
Sau cùng, tơi xin gửi lời tri ân đến gia đình và tất cả bạn bè vì đã hỗ trợ, động
viên rất nhiều khi tôi thực hiện luận văn này.
Trân trọng!
Bùi Trần Ca Dao


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng: các thông tin, tư liệu được sử dụng trong luận văn thạc
sĩ: “Pháp môn khất thực của hệ phái Khất sĩ tại Nam Bộ trong bối cảnh xã hội
đương đại” là do tôi đã tiến hành điền dã thực tế, đảm bảo tính trung thực. Nội dung
luận văn chưa từng công bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Bùi Trần Ca Dao


1

MỤC LỤC
Các thuật ngữ tôn giáo sử dụng trong luận văn ......................................................... 4
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 8
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ................................................. 8

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 9
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .................................................................... 11
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 11
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 12
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 14
7. Bố cục của luận văn .................................................................................... 18
Chương 1: Vấn đề lý thuyết và tổng quan về hệ phái Khất sĩ ........................... 20
1.1. Tiếp cận nhân học biểu tượng .................................................................... 20
1.1.1. Biểu tượng là gì?............................................................................. 20
1.1.2. Nhân học biểu tượng và diễn giải ................................................... 21
1.2. Tổng quan về hệ phái Khất sĩ ở Nam Bộ ................................................... 25
1.2.1. Bối cảnh ra đời ................................................................................ 26
1.2.1.1. Về địa lý, dân cư và đặc điểm tâm lý của người Nam Bộ .. 26
1.2.1.2. Về kinh tế - chính trị - xã hội .............................................. 31
1.2.1.3. Về tơn giáo .......................................................................... 38
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển hệ phái Khất sĩ ....................... 44
1.2.2.1. Tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang ....................................... 44
1.2.2.2. Những đặc điểm chính của hệ phái Khất sĩ ........................ 48


2

Chương 2: Pháp môn khất thực truyền thống và ý nghĩa biểu tượng khất
thực đối với hệ phái Khất sĩ ....................................................................................... 56
2.1. Nguồn gốc và cách thực hành pháp môn khất thực theo truyền thống .... 56
2.1.1. Nguồn gốc của pháp môn khất thực ............................................. 56
2.1.2. Y bát khất sĩ.................................................................................. 59
2.1.3. Quy định đi khất thực ................................................................... 65
2.2. Ý nghĩa biểu tượng của pháp môn khất thực ........................................... 70
2.2.1. Khất thực như một pháp môn tự độ ............................................. 72

2.2.2. Khất thực như một pháp môn độ tha ............................................ 78
Chương 3: Những biến đổi của pháp môn khất thực trong bối cảnh xã hội
đương đại .................................................................................................................... 84
3.1. Khái quát về bối cảnh xã hội đương đại và chính sách tơn giáo ở
Việt Nam ......................................................................................................... 84
3.2. Bối cảnh của các địa bàn nghiên cứu ....................................................... 88
3.3. Thực hành pháp môn khất thực trong bối cảnh xã hội đương đại ở
ba điểm nghiên cứu ......................................................................................... 90
3.3.1. Trường hợp 1: tịnh xá Ngọc Tường ............................................. 91
3.3.2. Trường hợp 2: tịnh xá Ngọc Viên ................................................ 91
3.3.3. Trường hợp 3: tịnh xá Ngọc Vân ................................................. 92
3.4. Lý giải các xu hướng thực hành pháp môn khất thực .............................. 93
3.4.1. Xu hướng giảm dần và đi đến chấm dứt thực hành pháp môn
khất thực ở tịnh xá Ngọc Tường............................................................. 93


3

3.4.2. Xu hướng duy trì thực hành nhưng khơng bắt buộc ở tịnh xá
Ngọc Viên ............................................................................................... 98
3.4.3. Xu hướng thực hành pháp môn khất thực một cách nghiêm
ngặt và bắt buộc ở tịnh xá Ngọc Vân ..................................................... 107
3.4.4. Đánh giá những yếu tố tác động đến việc thực hành pháp
môn khất thực ......................................................................................... 113
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 124
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... 132
PHỤ LỤC 2: Trích biên bản phỏng vấn ............................................................ 137
PHỤ LỤC 3: Một số hình ảnh ........................................................................... 148



4

CÁC THUẬT NGỮ TÔN GIÁO SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN1
Bố thí: Nghĩa là cho, gồm tài thí (cho tiền bạc), pháp thí (ban cho giáo pháp của
Phật). Bố thí là hạnh lớn, đứng đầu trong Lục độ, bao gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục,
tinh tấn, thiền định, trí huệ.
Chánh pháp: Đạo pháp chân chánh, trong sạch, là những điều Đức Phật đã dạy.
Chúng sanh (sinh): Dịch nghĩa từ chữ Sattva, nghĩa là những lồi có sinh ra.
Chúng sanh có sinh ắt có tử, triền miên trong vịng ln hồi sanh tử, chưa tự thức tỉnh.
Chư Phật ba đời (Chư Phật mười phương ba đời): nghĩa là Phật của ba
thời: quá khứ, hiện tại và vị lai, chỉ tất cả các vị Phật trong ba đời và mười phương thế
giới (phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc, phương dưới, phương trên,
phương tây nam, phương đông nam, phương tây bắc, phương đơng bắc). Ý nghĩa của
thuật ngữ này là nói đến chư Phật ở mọi thời gian và không gian, ở khắp mọi nơi trong
càn khôn vũ trụ.
Cụ túc giới: Là giới hạnh đầy đủ của tỳ kheo hoặc tỳ kheo ni. Vị tỳ kheo của
Phật giáo Khất sĩ giữ cụ túc giới gồm 250 giới như Bắc tông.
Cúng dường: Cung cấp vật thực, tiền tài, hương, đèn, hoa quả, v.v… Cúng
dường có hai dạng là cúng dường trước Phật và cúng dường tăng. Nếu đến chùa cúng
dường chung Phật, pháp, tăng thì gọi là cúng dường tam bảo.
Đi bát, trì bình: Đồng nghĩa với pháp mơn khất thực
Độ ngọ: Độ nghĩa là phương pháp, đại hạnh (chẳng hạn lục độ) đưa đến Niết
bàn. Ngọ là trước giờ trưa. Độ ngọ là ăn một bữa trước giờ trưa như một phương pháp
tu hành.

1

Tham khảo một phần theo Đồn Trung Cịn 1992



5

Du tăng, du phương: Là vị sư du hành khắp bốn phương để học đạo và truyền
đạo.
Giáo hóa (khuyến hóa): Dạy dỗ cho người ta tu tập, làm lành lánh dữ.
Giới luật: Giới là những điều luật để phòng ngừa và tránh cho thân thể, lời nói
và tâm ý khỏi phạm điều sai quấy. Giới luật là những điều cấm trong Phật giáo. Gồm
có 5 giới (cho Phật tử), 10 giới (với sadi), 250 giới (với tỳ kheo), 348 giới (với tỳ kheo
ni).
Hóa duyên: Vị sư đi nơi này, nơi khác khuyến hóa, tạo điều kiện cho chúng
sinh cúng dường.
Kiêu căng, ngã mạn (kiêu mạn): Tự cao, khinh khi. Đây là điều trói buộc con
người vào vịng ln hồi khổ não
Nhân (nhơn) duyên: Sự dính líu, níu kéo, nương vịn giữa người với người.
Niết bàn: Phiên âm từ chữ Nirvana. Niết (nir) nghĩa là ra khỏi, bàn (vana) nghĩa
là rừng. Niết bàn là ra khỏi rừng mê tối, phiền não, là cảnh trí dứt hết phiền não và
luyến ái.
Pháp mơn: Cửa pháp, cách tu học. Các giáo lý mà Đức Phật truyền dạy, được
xem là phép tắc, thì gọi là pháp. Pháp đó là nơi thơng đạt cho chúng sinh, nhờ đó mà
vào đạo hay đắc đạo, nên gọi là môn.
Phật sự: Công việc của Phật, những việc Phật thường làm như: thuyết pháp,
giáo hóa, tế độ chúng sanh. Phật sự cịn có nghĩa rộng là tất cả những cơng việc tu hành
và hoằng pháp của nhà sư, như: tu lục độ, in kinh, xây chùa, v.v…
Phật tử: Con của Phật về mặt giáo pháp, đệ tử, tín đồ Phật giáo.
Quy y: Là sự phát nguyện theo đạo của tín đồ theo Phật giáo, nghĩa là quay về
để nương theo. Quy y bao gồm tam quy (quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng) và ngũ


6


giới (5 giới, bao gồm: cấm sát sanh, cấm trộm cắp, cấm tà dâm, cấm nói dối, cấm uống
rượu).
Sadi: Phiên âm từ chữ Sramanera. Sadi là người xuất gia giữ đủ 10 giới nhưng
chưa đủ tuổi hoặc chưa đủ điều kiện để lên tỳ kheo. Sadi phải theo một vị thầy lớn tuổi
đạo để được răn dạy.
Sư: Người xuất gia theo hệ phái Khất sĩ hoặc Nam tông được gọi là sư.
Tăng già: Phiên âm từ chữ Sangha, nghĩa là Chúng hòa hội, Giáo hội những vị
tỳ kheo.
Tập sự: Người có nguyện vọng xuất gia, được xuống tóc, ở tịnh xá một thời
gian để tìm hiểu. Hết thời gian tìm hiểu và bổn sư cho phép thì sẽ được thọ giới sadi.
Tham, sân, si: Tức là tam độc, một khái niệm được dùng trong Phật giáo.
Tham, sân, si nghĩa là tham dục, sân hận và ngu si. Theo đạo Phật tham, sân, si nguyên
nhân của cuộc sống đau khổ, cần phải tiêu diệt. Để tiêu diệt tam độc, Đức Phật dạy cho
đệ tử ba pháp: vô tham, vô sân, vô si. Đó là những yếu tố tâm lý cần nên phát triển để
xây dựng cuộc sống an lành. Muốn phát triển ba pháp thiện này chúng ta phải tu dưỡng
theo chánh đạo gồm Giới, Ðịnh và Tuệ.
Thầy: Người xuất gia theo hệ phái Bắc tông được gọi là thầy.
Thọ thực, thọ trai: Thọ nghĩa là nhận lãnh cái được cho, trai nghĩa là chay, cịn
có nghĩa là cúng dường, đãi nhà sư bữa ăn. Thọ trai là nhận lãnh bữa ăn chay mà người
cúng cho. Thọ thực là nhận lãnh đồ ăn được cúng dường.
Tịnh xá: Dịch từ chữ Vihāra. Tịnh là thanh tịnh, tinh khiết, trong sạch, xá là nơi
trú ngụ, nghĩa là trú xứ thanh tịnh, u tịch, nơi các vị sa mơn tu tập để giải thốt.
Trung đạo: Đạo trung hịa, khơng thái q cũng khơng bất cập.
Tứ sự: Bốn việc lớn nhất của con người, bao gồm: ăn, mặc, ở, bệnh.


7

Từ, bi, hỷ, xả: Bốn đức mà người Phật tử phải tu và hành. Từ: lòng lành giúp

người; Bi: lòng thương xót, cứu khổ cho người; Hỷ: lịng vui vẻ, vui cho người mới
được điều thiện; Xả: lịng thí xả mọi vật của mình cho tất cả chúng sanh, khơng phân
biệt.
Tự tứ: Là ngày lễ diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Trong lễ này, chư tăng
tụ họp về một nơi để kiểm tra lại giới luật, thay y mới và được tính thêm tuổi đạo.
Tỳ kheo (tỳ khưu, tỷ kheo): Phiên âm từ chữ Bhiksu trong tiếng Sankrit và
Bhikkhu trong tiếng Pali, nghĩa là thầy tu giữ hạnh thanh tịnh. Tỳ kheo phải trên 20
tuổi, trước khi lên tỳ kheo phải làm tập sự và sadi, tỳ kheo là người giữ 250 giới.


8

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Đất nước Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, phát triển cùng với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh những chuyển biến về mặt kinh tế, văn hóa, xã
hội, khoa học, giáo dục, v.v... thì tơn giáo cũng có những biến đổi khơng nhỏ. Tôn giáo
thực sự là một bức tranh đa màu sắc và ngày càng trở nên phức tạp. Phật giáo là một
trong những tơn giáo lớn có nhiều đóng góp trong bức tranh đa màu sắc đó, và cũng
mang tính chất đa dạng, phong phú, với ba hệ phái chính khác nhau đó là Nam tơng,
Bắc tơng và Khất sĩ.
Phật giáo Khất sĩ là một hệ phái Phật giáo mới, là nét riêng biệt và độc đáo của
Việt Nam nói chung và Nam Bộ nói riêng. Hệ phái Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng
Quang thành lập năm 1944 với chủ trương dung hợp giữa hai hệ phái Bắc truyền và
Nam truyền, Khất sĩ “vừa mang màu sắc của Phật giáo Bắc tông qua giáo lý, tuy đã
được cải biên thành bộ kinh Chơn lý, vừa phản ánh đường nét Nam tơng qua trang
phục…” [Trần Hồng Liên 2005: 333]. Hình ảnh gắn liền với hệ phái này là du tăng
Khất sĩ với bộ y vàng, không mang theo tiền bạc, tay bưng bình bát đi khắp nơi hành
đạo.
Minh Đăng Quang đề ra phương châm: “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, do

đó ông chủ trương bảo lưu nhiều pháp môn tu tập từ thời ngun thủy, trong đó có
pháp mơn khất thực, một pháp môn quan trọng do Đức Phật đề ra và thực hành, pháp
môn này được các đệ tử thuộc hai hệ phái Nam tơng và Khất sĩ duy trì cho đến ngày
nay. Đây được xem là pháp môn hàng đầu của hệ phái Khất sĩ. Do đó việc tìm hiểu ý
nghĩa của pháp môn khất thực trong tâm thức tu sĩ và tín đồ hệ phái Khất sĩ giúp làm
rõ nhiều vấn đề về cách hành đạo và phát triển đạo, nhất là trong giai đoạn khởi thủy
của hệ phái, với tâm nguyện chấn hưng Phật giáo của Tổ sư Minh Đăng Quang.


9

Cùng với những tôn giáo khác, Phật giáo Khất sĩ chịu những ảnh hưởng và tác
động của của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự biến đổi về hồn cảnh xã hội. Có
lần chúng tơi trị chuyện với một vị sư trẻ tuổi ở một tịnh xá tại thành phố Hồ Chí
Minh. Vị sư này từ Vĩnh Long lên thành phố theo học Học viện Phật giáo. Vị sư nói
rằng pháp mơn khất thực rất quan trọng, bổn phận của một vị khất sĩ là phải đi khất
thực. Nhưng khi chúng tôi hỏi rằng vậy giữa việc học và đi khất thực, sư sẽ chọn việc
nào, thì vị sư chỉ im lặng. Qua trường hợp đó, có thể thấy rằng do nhiều tác động khác
nhau, pháp môn khất thực hiện nay có nhiều biểu hiện biến đổi so với truyền thống
Phật giáo Khất sĩ. Vấn đề dễ thấy nhất là hiện tượng sư giả đi khất thực làm nhiều
người có thể hiểu lầm về pháp mơn khất thực, làm suy giảm niềm tin của người dân với
Phật giáo, gây ảnh hưởng đến việc thực hành pháp môn này.
Ở Việt Nam đã có một số tác phẩm nghiên cứu về vấn đề khất thực, của Phật giáo
Theravada và Phật giáo Khất sĩ, nhưng đa số là do các tăng sinh thực hiện và dựa trên
góc độ tơn giáo để phân tích vấn đề. Chưa có nhiều tác giả xem xét vấn đề dựa trên
khía cạnh xã hội. Do đó chúng tôi thấy rằng nghiên cứu pháp môn khất thực dưới góc
độ Nhân học là một đề tài thú vị và cần thiết.
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn nghiên cứu Pháp môn khất thực của hệ phái
Khất sĩ tại Nam Bộ trong bối cảnh xã hội đương đại làm đề tài luận văn Thạc sĩ Lịch
sử, chuyên ngành Dân tộc học. Đề tài này hướng đến giải quyết các mục tiêu sau:

- Tìm hiểu pháp mơn khất thực và ý nghĩa của nó đối với hệ phái Khất sĩ.
- Làm rõ những biến đổi trong việc thực hành pháp môn khất thực hiện nay.
- Đối chiếu các trường hợp để có được cái nhìn bao qt về pháp mơn khất thực
và ý nghĩa của nó đối với hệ phái Khất sĩ trong bối cảnh xã hội đương đại.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


10

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về pháp môn Khất thực như một biểu
tượng của Hệ phái Khất sĩ và sự biến đổi của pháp môn này, đặt trong bối cảnh văn hóa
– kinh tế - xã hội hiện nay. Khách thể nghiên cứu của đề tài là tu sĩ, tín đồ theo Phật
giáo Khất sĩ.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi hệ phái Khất
sĩ tại Nam Bộ, trường hợp đại diện là giáo đoàn 1, hệ phái Khất sĩ. Trong đó, chúng tơi
chọn ra ba tịnh xá tăng thuộc giáo đồn này để khảo sát vì có những đặc điểm khác
nhau trong cách thực hành pháp môn khất thực.
1. Tịnh xá Ngọc Viên (thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long)
2. Tịnh xá Ngọc Tường (thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang)
3. Tịnh xá Ngọc Vân (thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh)
Giáo đoàn 1 là giáo đoàn nguyên thủy mà Tổ sư Minh Đăng Quang lập ra, các
giáo đoàn khác được thành lập sau khi Tổ sư vắng bóng. Vì thế, giáo đoàn 1 nổi tiếng
với việc các vị lãnh đạo giáo đồn ln cố gắng giữ ngun vẹn những tôn chỉ Tổ sư
Minh Đăng Quang đã đề ra. Tuy nhiên, việc thực hành pháp môn Khất thực trong nội
bộ giáo đoàn này cũng biến đổi rất nhiều. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, trong
ba trường hợp chọn ra, có một tịnh xá vẫn thực hành pháp mơn này một cách nghiêm
ngặt (tịnh xá Ngọc Vân), một tịnh xá khơng cịn thực hành (tịnh xá Ngọc Tường) và
một tịnh xá vẫn còn thực hành nhưng đã biến đổi ít nhiều (tịnh xá Ngọc Viên). Ba tịnh
xá nói trên đều nằm ở khu vực đô thị nên chịu ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập đương
thời. Chúng tôi chọn những trường hợp này để có cái nhìn so sánh, đối chiếu nhằm làm

rõ những biến đổi của pháp môn khất thực trong bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội
hiện nay.
Giới hạn thời gian


11

Về thời gian nghiên cứu: mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu ý nghĩa biểu
tượng của pháp môn khất thực theo truyền thống và những biến đổi của nó trong bối
cảnh hiện đại nên thời gian nghiên cứu của đề tài sẽ là từ năm 1944 đến 2013 (Năm
1944 là năm Đạo Phật Khất sĩ ra đời và năm 2013 là mốc thời gian tạm giới hạn của đề
tài nghiên cứu).
Về thời gian khảo sát: Đề tài được thực hiện trong thời gian 1 năm, từ năm 2012
đến năm 2013.
Do chỉ tiếp cận theo nghiên cứu trường hợp nên kết quả nghiên cứu của chúng tơi
chỉ có giá trị trong khơng gian khảo sát, khơng có giá trị khái quát cho cả Nam Bộ. Tuy
nhiên, với cách chọn điểm nghiên cứu như trên, chúng tôi hy vọng kết quả nghiên cứu
có thể có giá trị tham khảo về pháp môn khất thực của Phật giáo Khất sĩ trên phạm vi
không gian rộng lớn hơn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học của đề tài luận văn là bổ sung thêm nguồn tư liệu điền dã về ý
nghĩa của pháp môn khất thực và sự biến đổi của pháp môn khất thực trong bối cảnh xã
hội đương đại; góp phần bổ sung tư liệu cho nghiên cứu nhân học biểu tượng và nhân
học tôn giáo.
Ý nghĩa thực tiễn: từ kết quả nghiên cứu, luận văn hy vọng sẽ đóng góp một cách
đánh giá về pháp mơn khất thực và việc hoạch định chính sách về tơn giáo. Vì phải
thơng hiểu đời sống tơn giáo, nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, tình cảm và niềm tin của
tu sĩ, tín đồ thì mới có thể hoạch định tốt công tác tôn giáo.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Với việc vai trò của pháp môn khất thực được nhấn mạnh trong kinh sách và đời

sống sinh hoạt thường nhật của các tăng sĩ hệ phái Khất sĩ, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất


12

chúng tơi đặt ra là: Pháp mơn khất thực có ý nghĩa như thế nào đối với Hệ phái Khất
sĩ?
Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, từ cách tiếp cận nhân học diễn giải,
có thể đưa ra giả thuyết là pháp mơn khất thực đóng vai trị là một trong những biểu
tượng quan trọng nhất của hệ phái Khất sĩ, phù hợp với bối cảnh xã hội đặc trưng của
Nam Bộ, đóng vai trị to lớn trong q trình cải cách Phật giáo Việt Nam - khai mở và
truyền bá hệ phái Khất sĩ - của Tổ sư Minh Đăng Quang.
Trước hiện tượng việc thực hành pháp môn khất thực biến đổi khác nhau trong
bối cảnh hiện đại, câu hỏi nghiên cứu thứ hai chúng tôi đặt ra là: Những yếu tố nào
trong xã hội đương đại tác động đến việc thực hành pháp môn khất thực? Liệu bối
cảnh xã hội khác nhau có dẫn đến việc thực hành pháp mơn này khác nhau khơng? Và
nếu có thì pháp môn này biến đổi theo xu hướng nào?
Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tôi cho rằng việc thực hành
pháp môn khất thực đang dần biến đổi và đa dạng hóa do sự tác động của những yếu tố
chính sách, kinh tế và nhu cầu của cộng đồng tôn giáo. Việc thực hành pháp môn này
đang phân ly thành những xu hướng khác nhau: giữ nguyên, biến đổi hoặc chấm dứt
thực hành tùy theo bối cảnh xã hội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp Quan sát – tham dự,
Phỏng vấn sâu, So sánh đối chiếu, Thu thập và xử lý thơng tin bằng hình ảnh, Nghiên
cứu tài liệu.
Quan sát – tham dự là phương pháp đặc thù của ngành Nhân học, đòi hỏi người
nghiên cứu phải thâm nhập, quan sát và khảo sát cộng đồng nghiên cứu trong khoảng
thời gian tương đối. Mục đích khi sử dụng phương pháp này là tự mình quan sát, cảm
nhận và nắm bắt các thông tin trực tiếp từ các buổi khất thực, các nghi lễ của cộng



13

đồng tôn giáo này. Ở trường hợp tịnh xá Ngọc Vân, chúng tôi đã trực tiếp quan sát các
buổi khất thực trong địa bàn thành phố Trà Vinh. Trong cả ba trường hợp, chúng tôi
đều tham gia các buổi cúng hội tại tịnh xá, quan sát các hoạt động của Phật tử trong
nhà bếp của các tịnh xá: nấu ăn, phân chia lịch cúng dường theo tháng, sớt bát cho các
sư. Ngồi ra, chúng tơi cịn quan sát và tham dự các hoạt động diễn ra trong dịp lễ Tự
tứ - Vu lan bồn vào rằm tháng 7 năm 2012 tại điểm nghiên cứu tịnh xá Ngọc Tường,
Tiền Giang. Các hoạt động quan sát này giúp kiểm chứng các thông tin phỏng vấn thu
thập được và gợi ra vấn đề cho các cuộc phỏng vấn về sau.
Phỏng vấn sâu là phương pháp thu thập thông tin qua các cuộc phỏng vấn được
sắp xếp trước. Phương pháp này được dùng để phỏng vấn các tăng sĩ và Phật tử có liên
quan đến q trình khất thực. Chúng tơi đã thực hiện tổng cộng 22 cuộc phỏng vấn sâu
và các cuộc trò chuyện phi chính thức với các tăng sĩ và Phật tử ở nhiều vị thế khác
nhau tại ba điểm nghiên cứu. Đối với tăng sĩ, chúng tôi chú ý đến yếu tố độ tuổi, chức
vụ trong tịnh xá. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng quan tâm đến các tăng sĩ nào có cách
thực hành pháp mơn khất thực khác biệt so với xu hướng chung của tịnh xá. Đối với
Phật tử, chúng tôi chú ý đến yếu tố tuổi tác và đặc biệt quan tâm đến các trường hợp đã
từng sống qua thời kỳ mở đạo hoặc trực tiếp tiếp xúc với Tổ sư Minh Đăng Quang.
Thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tơi hy vọng có thể hiểu được nguyên tắc
thực hành, các suy nghĩ, cảm nhận, niềm tin và những yếu tố ảnh hưởng đến pháp môn
khất thực. Thơng tin có được từ các cuộc phỏng vấn này sẽ được dùng khi phân tích và
trích dẫn để tăng tính khách quan cho đề tài, bên cạnh những nhận định của người viết.
So sánh đối chiếu được dùng để so sánh các hoạt động khất thực giữa ba điểm
nghiên cứu nhằm làm rõ những nét tương đồng và dị biệt, những yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hành pháp môn khất thực cũng như ý nghĩa của pháp mơn này.
Thu thập và xử lý thơng tin hình ảnh là phương pháp thu thập thông tin bằng các
thiết bị như máy chụp ảnh, máy quay phim, v.v… Do đối tượng nghiên cứu của đề tài



14

là biểu tượng của tôn giáo, nên chúng tôi chú trọng chụp lại những động tác, cử chỉ, nét
biểu cảm nhằm làm rõ tính biểu tượng trong hoạt động này. Chúng tơi cũng ghi hình lại
một số buổi khất thực tại tịnh xá Ngọc Vân. Những thơng tin bằng hình ảnh này được
dùng để lý giải và chứng minh cho các phân tích và nhận định trong bài.
Nghiên cứu tài liệu: Qua nghiên cứu tài liệu, người viết có thể trang bị cho mình
những vấn đề lý luận cần thiết để thực hiện đề tài. Có những định hướng cơ bản, nhìn
và giải quyết vấn đề tồn diện hơn. Cụ thể là chúng tơi nghiên cứu các tài liệu có liên
quan đến bối cảnh lịch sử trong giai đoạn hình thành hệ phái Khất sĩ (giai đoạn trước
năm 1944), các tài liệu viết về hệ phái Khất sĩ, kinh sách riêng của hệ phái và kinh sách
của Phật giáo nói chung có liên quan đến pháp mơn khất thực để tìm hiểu ý nghĩa của
pháp mơn này, cũng như các tài liệu, bài viết về pháp môn khất thực trong bối cảnh
hiện đại để định hướng cho nghiên cứu.
6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, số lượng tác phẩm nghiên cứu về Phật giáo Nam Bộ thuộc lĩnh vực
dân tộc học khá nhiều, nhưng chưa có nhiều tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về Hệ
phái Khất sĩ, một hệ phái Phật giáo “sinh sau đẻ muộn”. Phần lớn những nghiên cứu về
hệ phái này thường do các tăng sĩ thực hiện như: Tìm hiểu Phật giáo Khất sĩ ở Nam Bộ
Việt Nam (trong thế kỷ XX) (Thích Hạnh Thành 2007), Sự hình thành và phát triển của
hệ phái Khất sĩ (Thích Giác Trí 2001), Tìm hiểu về Hệ phái Khất sĩ (Thích Giác Duyên
2011), Minh Đăng Quang giáo pháp (Hàn Ôn 1960), Sinh hoạt giới luật của Phật giáo
Việt Nam trong ba hệ phái (Nam tông, Bắc tông, Khất sĩ) (Thích Nữ Liên Chương
2001), v.v…. do đó thường thiên về mặt giáo lý, giáo luật, giải thích vấn đề theo quan
điểm tơn giáo.
Luận văn tốt nghiệp “Sự hình thành và phát triển của hệ phái Khất sĩ” năm 2001
của Thích Giác Trí là một trong những tác phẩm đầu tiên nghiên cứu tổng quan về quá
trình hình thành hệ phái Khất sĩ dưới góc độ sử học. Nội dung được chia thành hai



15

phần chính là sự hình thành hệ phái Khất sĩ và sự phát triển của hệ phái Khất sĩ. Tác
giả chia sự phát triển của hệ phái thành ba giai đoạn: hình thành (1944 – 1954), thành
lập các giáo đồn và hợp nhất về pháp lý (1954 – 1975), trụ xứ và hòa hợp (1975 –
2000). Tác phẩm cũng tổng hợp những thành tựu đặc trưng về mặt tổ chức, hoằng
pháp, giáo lý, kiến trúc của Phật giáo Khất sĩ và những đóng góp của hệ phái cho dân
tộc, đạo pháp. Tác phẩm cung cấp nhiều nguồn sử liệu thành văn và qua lời kể của các
nhân chứng, có giá trị tham khảo.
Tác phẩm “Tìm hiểu về hệ phái Khất sĩ” của Thích Giác Dun, năm 2014 tái
bản có sửa chữa, bổ sung với tên gọi “Hệ phái Khất sĩ – 70 năm hình thành và phát
triển” là tác phẩm nghiên cứu tổng quan khá đầy đủ về hệ phái Khất sĩ. Tác giả đã tổng
hợp nhiều tài liệu, văn bản của hệ phái và các giáo đoàn, tập hợp nhiều tư liệu nghiên
cứu lịch sử qua lời kể và nghiên cứu thực địa để khái quát về mọi khía cạnh của hệ phái
Khất sĩ một cách có hệ thống, bao gồm: sự hình thành hệ phái Khất sĩ, sự hình thành và
phát triển của các giáo đồn và hệ phái Khất sĩ, giáo lý tư tưởng, những nét đặc thù,
những hoạt động tiêu biểu của hệ phái Khất sĩ trong giai đoạn hiện nay, định hướng
trong tương lai. Không chỉ nghiên cứu về lịch sử hệ phái, giáo lý tư tưởng, nét đặc
trưng, mà tác giả cịn tìm hiểu chi tiết về các hoạt động hiện đại của hệ phái các cơng
trình xây dựng lớn, tổ chức các khóa tu, giới đàn, đại lễ, các phương tiện truyền đạo
hiện đại bằng báo chí hay internet. Nhìn chung, đây là một cơng trình nghiên cứu chi
tiết, khá đầy đủ về mặt số liệu. Tuy nhiên, do chỉ là một công trình nghiên cứu tổng
quan nên chưa thể đi sâu vào từng khía cạnh. Bên cạnh đó, tác giả là một tu sĩ, do đó
những cách lý giải, nhận xét mang tính tơn giáo hơn là lý giải về mặt xã hội.
Về pháp môn khất thực, từ năm 1989, nhà dân tộc học Trần Hồng Liên đã viết bài
“‘Khất thực thật và khất thực giả’, khía cạnh tơn giáo, khía cạnh xã hội” đăng trên tạp
chí Khoa học xã hội, số 1/1989 nói về những trường hợp khất thực giả trong giai đoạn
manh nha xuất hiện, trường hợp thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo các sư ngưng đi



16

khất thực một thời gian để ngăn chặn tình trạng này. Tác giả Trần Hồng Liên cũng có
một số bài viết khác liên quan đến chủ đề này như “Chuyển đổi sinh hoạt tu sĩ Phật
giáo Nam Bộ Việt Nam thời hội nhập” ( 2008), “Phật giáo trong người Khmer Sóc
Trăng – Hiện trạng và giải pháp” ( 2002), v.v... Trong những bài viết này, Trần Hồng
Liên phân tích những biến đổi trong đời sống của các tu sĩ Phật giáo tại Nam Bộ dưới
tác động của quá trình hội nhập quốc tế, cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa. Các bài viết
nói đến sự biến đổi trong các lĩnh vực sinh hoạt, học tập, công tác hoằng pháp và từ
thiện, v.v… Nhưng do giới hạn về thời lượng nên tác giả chưa phân tích sâu biến đổi
của pháp mơn khất thực.
Bên cạnh đó cịn có nhiều bài viết về pháp môn Khất thực đăng trên các trang
web của Phật giáo Việt Nam, như: “Truyền thống khất thực” (Hạnh Chơn,
20/04/2010) đăng trên trang www.daophatngaynay.com , bài Phát thanh số 29, “Khất
thực” (Ban Biên Tập Thư viện Hoa Sen, 15/10/2010), đăng trên trang
www.thuvienhoasen.org, bài viết “Ý nghĩa Khất thực của Hệ phái Khất sĩ” (Mây
Lành) đăng trên trang website: www.daophatkhatsi.net, “Trì bình khất thực: Đâu là sư
thật – sư giả” (Giác Minh Luật, Hoài Lương, 28/02/2012) đăng trên
www.kienthuc.net.vn, “Pháp Khất thực của người Khất sĩ” (Ngọc Trí, 25/07/2011)
đăng trên www.daophatngaynay.com, v.v…. Những bài viết này chủ yếu nói về nguồn
gốc, ý nghĩa của pháp môn khất thực theo lời Phật dạy, cách thực hành pháp mơn khất
thực và tình trạng khất thực giả. Hầu hết đều tiếp cận theo hướng tôn giáo, chú trọng
giải thích theo giáo lý, giáo luật nhưng bỏ qua khía cạnh xã hội.
Tháng 2/2004, Viện nghiên cứu Tơn giáo, Viện nghiên cứu Phật học cùng với hệ
phái Khất sĩ đã tổ chức hội thảo khoa học đầu tiên về hệ phái Phật giáo mới này, với
chủ đề “Hệ phái Khất sĩ: Quá trình hình thành, phát triển và hội nhập”. Hội thảo đã tập
hợp những bài viết, bài nghiên cứu của tăng, ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu tơn giáo
trong và ngồi nước. Nội dung được chia thành bốn chủ đề chính: Tổ sư Minh Đăng



17

Quang: cuộc đời và đạo nghiệp; Tư tưởng Phật học của Tổ sư Minh Đăng Quang trong
bộ Chơn Lý; Hệ phái Khất sĩ và sự nghiệp xây dựng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện
nay. Trong đó có nhiều bài viết liên quan đến nghiên cứu này, như các bài viết về bối
cảnh ra đời của Phật giáo Khất sĩ, tiểu sử Tổ sư Minh Đăng Quang, những nét độc đáo
của hệ phái Khất sĩ, giới luật và phương pháp hành trì của hệ phái Khất sĩ. Đặc biệt có
những bài viết về pháp môn khất thực như “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam với truyền
thống khất thực” của tác giả Phương Liên; “Phục hoạt hạnh khất sĩ tại Việt Nam” của
tác giả Nguyên Cấn.
Bài tham luận “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam với truyền thống khất thực” của tác
giả Phương Liên, cũng tương tự như các bài viết đã nêu ở trên, trình bày ý nghĩa của
pháp mơn khất thực trong truyền thống Phật giáo nói chung và hệ phái Khất sĩ nói
riêng, dẫn giải bằng các luận cứ từ kinh điển của Bắc tơng và Khất sĩ. Vì thế đây chỉ
đơn thuần là một bài viết về pháp mơn khất thực dưới góc độ tơn giáo.
Bài tham luận “Phục hoạt hạnh khất sĩ tại Việt Nam” của tác giả Nguyên Cấn lại
nêu ra các lý do nên phục hoạt lại pháp môn khất thực của hệ phái Khất sĩ ở Việt Nam
như lời dạy của Tổ sư Minh Đăng Quang. Từ trải nghiệm về pháp môn khất thực ở
Myanmar, một đất nước mà Phật giáo là quốc giáo, tác giả nêu lên ý kiến cá nhân về
việc phục hoạt hạnh khất thực dựa trên các phương diện quản lý của nhà nước (khơng
thể cấm chỉ vì có người giả danh sư đi khất thực), phương diện lịch sử (hiện tượng sư
giả đã có từ thời Đức Phật chứ khơng phải bây giờ mới có, khất thực là bản sắc riêng
của hệ phái Khất sĩ, phương tiện giáo hóa của đoàn du tăng trong giai đoạn khởi thủy)
và phương diện tăng hạnh (khất thực là pháp môn tu tập quan trọng để thực hành hạnh
giải thoát, an định nội tâm, phương tiện nuôi thân chánh mạng của tu sĩ). Tác giả cũng
đề xuất những biện pháp để đẩy mạnh việc thực hành khất thực và ngăn chặn nạn sư
giả như tổ chức các đoàn tăng, ni khất thực nhiều hơn, vào ngày rằm hay mùng một,
cho hướng đạo sinh Phật tử đi kèm với sư khất thực. Tất nhiên, vì những ý kiến và



18

quan điểm nêu trong bài chỉ đơn thuần mang tính chất cá nhân nên chưa đạt được độ
khách quan nhất định của một tác phẩm nghiên cứu.
Nhìn chung, có nhiều cơng trình nghiên cứu về lịch sử, giáo luật quy định pháp
môn khất thực, nhưng nghiên cứu dưới giác độ nhân học thì vẫn là một lãnh địa chưa
được khai thác nhiều. Hầu như rất ít nghiên cứu xem xét pháp mơn khất thực dưới góc
độ một biểu tượng tơn giáo của hệ phái Khất sĩ và tìm hiểu những biến đổi của pháp
mơn này trong cái nhìn so sánh. Do đó, chúng tơi một mặt kế thừa những nghiên cứu
trước, nhưng đồng thời cũng phải tự đi nghiên cứu điền dã, tìm hiểu, quan sát, phỏng
vấn để có thêm nguồn tư liệu mới nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận văn gồm có ba chương với nội dung như
sau:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết và tổng quan về Hệ phái Khất sĩ
Trong chương này, chúng tôi sẽ thảo luận về những khái niệm biểu tượng, nhân
học biểu tượng, trình bày khái quát về bối cảnh ra đời và quá trình hình thành hệ phái
Khất sĩ, làm tiền đề cho việc phân tích ý nghĩa của pháp môn khất thực.
Chương 2: Pháp môn khất thực truyền thống và ý nghĩa của pháp môn khất thực
đối với hệ phái Khất sĩ
Trong chương này chúng tôi sẽ nêu những đặc điểm của pháp môn khất thực theo
truyền thống, phân tích ý nghĩa của nó như một biểu tượng của hệ phái Khất sĩ. Trên cơ
sở đó, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất.
Chương 3: Những biến đổi của pháp môn khất thực trong bối cảnh xã hội đương
đại


19


Trong chương này chúng tôi sẽ phác họa việc thực hành pháp môn khất thực
trong bối cảnh xã hội hiện nay, nhất là trong xu hướng nhập thế của các tôn giáo. Trên
cơ sở trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tơi sẽ tìm hiểu những biến đổi của
pháp mơn này và những yếu tố góp phần tạo nên sự biến đổi ấy. Từ đó, chúng tơi sẽ
nhận diện xu hướng biến đổi của pháp môn khất thực trên nền tảng kinh tế - xã hội –
văn hóa - chính trị hiện nay.


20

Chương 1
VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HỆ PHÁI KHẤT SĨ
1.1.

Tiếp cận nhân học biểu tượng

Để khảo sát vấn đề nghiên cứu tập trung vào việc diễn giải ý nghĩa của pháp mơn
khất thực trong q trình hình thành, truyền bá hệ phái Khất sĩ, cũng như sự biến đổi
của pháp môn Khất thực trong xã hội hiện nay, chúng tôi tập trung vào hướng tiếp cận
pháp môn khất thực như một biểu tượng tôn giáo.
1.1.1. Biểu tượng là gì?
Về mặt thuật ngữ, biểu tượng (symbol) là một từ bắt nguồn từ thuật ngữ sumbolos
trong tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là đặt cùng nhau những thứ gì đó đã bị phân chia, ví dụ
một vật lưu niệm bị đập vỡ chia cho một số người để làm dấu hiệu nhận diện khi gặp
lại [Raymond Firth 1973]. Theo nghĩa Hán Việt, biểu có nghĩa là “bày ra”, “trình bày”,
“dấu hiệu” để nhận biết một điều gì đó; cịn tượng có nghĩa là “hình tượng”. Biểu
tượng là hình tượng được phô bày ra để trở thành một ký hiệu diễn đạt một ý nghĩa nào
đó. Chu Hy, nhà triết học đời Tống của Trung Quốc, giải thích: “tượng là lấy hình này
để tỏ nghĩa kia”, tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói lên điều “khó có thể hiểu

biết”, hay dùng cái cụ thể để nói lên cái trừu tượng, dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng
cái hữu hình để nói cái vơ hình, v.v… [Nguyễn Văn Hậu: 55]
Trong cuộc sống, dù vô ý hay hữu ý, con người đều sử dụng và sáng tạo ra các
biểu tượng trong từng ngôn ngữ, hành vi để thể hiện những gì vơ hình, khơng xác định
được. Chẳng hạn hành động hơn lá cờ của một người lính thể hiện lịng trung thành với
đất nước và việc một người lính hi sinh để bảo vệ lá cờ được xem là hành động thể
hiện lịng u nước. Khi đó, lá cờ được biểu tượng hóa, mang một ý nghĩa quy ước là
hình ảnh tượng trưng cho Tổ quốc. Vì vậy mà C.G.Jung viết rằng: “Cái mà chúng ta
gọi là biểu tượng là một từ ngữ, một danh từ hay một hình ảnh, ngay cả khi chúng quen


21

thuộc trong đời sống hàng ngày, vẫn chứa đựng những mối quan hệ liên can, cộng
thêm vào cái ý nghĩa quy ước và hiển nhiên của chúng. Trong biểu tượng có bao hàm
một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che giấu đối với chúng ta… Chính vì có vơ số
điều nằm ngồi những phạm vi hiểu biết của con người nên chúng ta thường xuyên
dùng những từ ngữ biểu tượng để thể hiện những khái niệm mà chúng ta không thể xác
định được, cũng chẳng hiểu được trọn vẹn… Nhưng việc ta sử dụng một cách có ý
thức các biểu tượng đó chỉ là một khía cạnh của một sự kiện tâm lý hết sức quan trọng;
bởi vì con người cũng sáng tạo ra các biểu tượng một cách vô thức và tự phát.” [dẫn
theo Jean Chevalier và Alain Gheerbrant 2002: XXX].
Có thể nói biểu tượng là đơn vị tạo nên văn hóa, như Lévi–Strauss đã viết: “Mọi
nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở
hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học,
tôn giáo.” [dẫn theo Jean Chevalier và Alain Gheerbrant 2002: XXIII]. Trong đó, tơn
giáo là một trong những thiết chế mà tính biểu tượng được thể hiện một cách đậm đặc.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi xác định biểu tượng là một dạng sự vật,
ngơn ngữ hay hình ảnh, được sử dụng để bày tỏ một ý nghĩa, giá trị trừu tượng nào đó.
Biểu tượng là đơn vị tạo nên văn hóa. Nó quy định một kiểu ứng xử và liên kết những

thành viên của một cộng đồng với nhau.
1.1.2. Nhân học biểu tượng và diễn giải
Biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, tôn
giáo học, ngôn ngữ học, tâm lý học, xã hội học, ký hiệu học, văn hóa học, nhân học,
v.v… Trong đó, nhân học, với tư cách là một ngành khoa học nghiên cứu về con
người, tiếp cận biểu tượng ở khía cạnh “quan sát xem những biểu tượng gì được con
người sử dụng thực sự, họ nói gì về những biểu tượng ấy, trong tình huống nào những
biểu tượng sẽ bộc lộ ra và sự phản ứng với chúng” [Raymond Firth 1973].


22

Khởi đầu từ thập niên 1960 và phát triển mạnh trong thập niên 1970, nhân học
biểu tượng và diễn giải (symbolic and interpretive anthropology) được xem là một
phần trong việc đánh giá khái quát lại ngành nhân học văn hóa với tư cách là một
ngành khoa học [R. Jon Mcgee và Richard L. Warms 2009: 670]. Nhân học biểu tượng
nghiên cứu cách con người hiểu những gì quanh họ, cũng như những hành động và lời
nói của những người trong cộng đồng họ sống. Những sự diễn giải đó định hình nên
một hệ thống ý nghĩa văn hóa mà những người trong một cộng đồng cùng chia sẻ ở
những mức độ khác nhau [Des Chene 1996: 1274]. Nhân học biểu tượng nghiên cứu
các biểu tượng và quá trình, chẳng hạn huyền thoại hay nghi lễ, mà thơng qua đó con
người gán ý nghĩa cho những biểu tượng này để diễn đạt những vấn đề cơ bản trong
đời sống xã hội của con người [Spencer 1996: 535].
Nhân học biểu tượng xem văn hóa như một hệ thống các ý nghĩa độc lập được
giải mã bằng cách diễn giải những biểu tượng và nghi lễ then chốt [Spencer 1996:
535]. Clifford Geertz (1926 – 2006) và Victor W. Turner (1920 – 1983) được xem là
hai “ông tổ” của nhân học biểu tượng. Theo Geertz thì văn hóa khơng phải là những
nhận thức có sẵn mà nó được thể hiện qua biểu tượng và hoạt động của cộng đồng, con
người cần có “các nguồn soi rọi” (sources of illumination) biểu tượng để tự định hướng
bản thân đối với hệ thống ý nghĩa là một văn hóa cụ thể nào đó [Geertz 1973: 45].

Trong khi đó, Turner cho rằng các biểu tượng là khởi đầu cho hành động xã hội và là
“những ảnh hưởng có tính chất quyết định khiến con người và các nhóm hành động”
[Turner 1967: 36]. Theo ông, các biểu tượng trong lễ nghi là những công cụ cơ bản để
sắp xếp và duy trì một trật tự xã hội thích hợp. Như vậy, có thể thấy rằng quan điểm
của Geertz lý giải ý nghĩa biểu tượng dưới góc độ văn hóa, cịn Turner lại lý giải biểu
tượng dưới góc độ xã hội.
Theo truyền thống, nhân học biểu tượng thường tập trung vào các lĩnh vực tôn
giáo, vũ trụ học, hành vi nghi lễ và các phong tục, thần thoại và các loại hình nghệ


×